Thành Cổ loa có nhiều tên gọi khác nhau : Thành CÔN LÔN ( Theo AN NAM CHÍ NGUYỆN ) ; Thành TƯ LONG, Thành VIỆT VƯƠNG ( Theo Tùy thư ); Thành KHẢ LŨ ( Theo AN NAM CHÍ LƯỢC );CỔ LOA THÀNH ( Theo AN NAM CHÍ NGUYỆN,VIỆT KIỆN TOÀN THƯ , LĨNH NAM CHÍCH QUÁI ) .
Lần giở lại những trang sử của nước nhà ta đọc thấy :
* Theo AN NAM CHÍ NGUYỆN của Cao Hùng Trưng :" Loa thành ở Huyện Đông ngàn, xoáy trôn ốc chín vòng như trôn ốc, kiểu do An Dương Vương sáng tạo gọi là Thành KHẢ LŨ . Trong Thành còn nền cung An Dương Vương xưa " .( Chú thích : Hiện nay Cổ loa thuộc Huyện Đông anh - HÀ NỘI ). Trong sách còn viết thêm : " Chỗ đóng Đô của An Dương Vương vốn là đất Việt , nên ngày sau gọi là Việt Vương Thành " .
* Theo KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC : " Vua Thục đắp Loa thành Ở Phong châu , rộng đến nghìn trượng, xoáy tròn như trôn ốc nên gọi là Loa thành , lại gọi là Thành Tư Long ".
Cổ loa là một mảnh đất cuối cùng của miền Trung du , là mảnh đất đầu tiên của đồng bằng , nối liền giữa miền xuôi và miền ngược , và là trung tâm của Đất nước thời bấy giờ . Đây là một cuộc đất theo Phong thủy có đầy đủ Địa linh , Nhân kiệt , Thiên Linh hoành tráng, có Ngựa quỳ, Voi phục, Cửu long tranh châu, bán Sơn bán Địa, Thủy Thổ hài hòa . Cổ Loa Thành có con sông Thiếp ( Ngày nay gọi là Hoàng giang hay sông Ngũ Huyện khê )chảy bao quanh . Hoàng giang chảy qua năm Huyện , ba Tỉnh ( Phúc yên, Hà nội , Bắc ninh ) ,sau đó nhập vào sông Cầu đổ ra biển .
Trong lòng đất Cổ loa còn rất nhiều vết tích của người Việt cổ từ buổi bình minh Lịch sử , những khu Khai quật như ở Đồng Vông- Xuân kiều và Bãi Mèn , có kho cất dấu hàng ngàn mũi tên đồng ở Cầu Vực đường Mây . Năm 1982 tại khu vực Mả Tre đào được Trống đồng Cổ loa . Trong lòng trống có rất nhiều đồ tạo tác của người xưa như :Rìu đồng ,lưỡi cày, hàng ngàn mũi tên đồng , tiền đồng .
TRUYỀN THUYẾT VỀ MỘT SỐ ĐỊA DANH TẠI CỔ LOA THÀNH :
" Đất nước Âu lạc đã mở rộng xuống đồng bằng và miền biển . Kinh đô Phong châu Triều Hùng ở bạch hạc ( Việt trì )không còn là trung tâm Đất nước nữa .
Vua An Dương Vương họp Ngũ Hổ Tướng quân trụ cột Quốc gia . Cao lỗ hầu , Lý ông Trọng , Nồi hầu , Ông Đống , Ông Vực , cùng bá quan văn võ họp bàn quyết định dời Đô , tìm nơi trung tâm Đất nước .
Đoàn thuyền Vua An Dương Vương xuôi sông Nhị hà , đến đầu con sông Thiếp , con sông này còn có tên là Hoàng giang hay sông Ngũ Huyện Khê , chảy qua năm Huyện ( Kim Anh , Đông ngàn , Yên Phong , Tiên du , Từ Sơn - NV ) và qua ba Tỉnh : Phúc yên , Hà nội , Bắc ninh .
Đoàn thuyền An Dương Vương rẽ vào sông Thiếp , đến địa phận làng Tó ( Nay thuộc xã Uy nỗ - Đông anh )thì dừng lại . Vua An Dương Vương cùng Triều thần lên bờ , tìm đất dựng Đô .Trong Truyền thuyết kể chợ Tó là chợ Vua An Dương Vương cho mở để Quân - Dân trao đổi , mua bán hàng hóa đầu tiên ở đất Đông anh ngày nay .Nhà Vua có một con chó rất khôn , hàng ngày chó đi theo quân , thần tìm đất dựng Đô . Bỗng một hôm con chó đi đâu mất , nhà Vua sai quân lính đi tìm thì thấy nó đẻ trên một gò cao ở chạ Cổ loa . Vua An Dương Vương cho là điềm tốt " Khuyểm mã chi tình " liền quyết định dời Đô xuống đất chạ Cổ loa . Nhân dân là Tó tiễn đưa , Vua An Dương Vương dừng chân trên một gò đất cao, cảm ơn nhân dân làng Tó . Gò đất đó nay có tên là gò Vua ở phía bắc Thành Cổ loa .
Người dân sống bao đời trên mảnh đất chạ Cổ loa chính là tổ tiên làng Châu phong , Hà vĩ ( xã Liên hà - Huyện Đông anh - HÀ NỘI hiện nay ) . Nhân dân trong khu đất dựng thành hội tụ lại gọi là Đống dân . Làng Châu phong - Hà vĩ còn có tên là "làng cuội - Cả quẫy " do sự tích Vua bảo "giải phóng mặt bằng lấy đất làm Kinh đô " mà không chịu . Vua ném một hòn cuội xuống sông , tự nhiên hiện lên một bãi cát phù sa - Nơi đó chính là làng Châu phong - Hà vĩ bây giở .
Truyền thuyết còn kể rằng : Làng Tiên hội - Xã Đông hội - Huyện Đông anh - Hà nội hiện nay , ở phía Nam thành Ốc , theo đường chim bay một cây số là nơi xưa kia các Tiên nữ trên Trời cứ đêm xuống tập trung , phân công gánh đất giúp Vua An Dương Vương xây thành .Đất được đào ở Thất Diệu Sơn phía Bắc Thành , theo đường chim bay độ năm cây số . Thất Diệu Sơn nay thuộc Huyện Yên Phong - Bắc ninh .Xung quanh Thành Ốc hiện nay còn có nhiều gò đất mà các cụ ở Cổ loa bảo rằng đó là các sọt đất của các Tiên nữ sợ Trời sáng bỏ lại vội vàng bay về Trời .
Theo Thần Kim quy giảng nghĩa cho An Dương Vương thì : Thất Diệu Sơn như một Kim Quy mẹ và sáu Kim Quy con . Ngày xưa , nhân dân phía Bắc Thất Diệu Sơn muốn sang phía Nam Thất Diệu Sơn , họ phải chờ đông người mới dám cùng đi qua . Nơi chờ đợi đó nay gọi là chợ Chờ thuộc Huyện Yên phong - Tỉnh Bắc ninh .
Phía Nam Thất Diệu Sơn có con sông Cà lồ , chẩy qua địa phận xã Thụy lâm - Huyện Đông anh - Hà nội . ( Các bạn có thể tham khảo thêm trong bài SỰ HỒI SINH CỦA MỘT VÙNG ĐẤT BỊ TRẤN YỂM ) . Trong quãng sông qua xã Thụy lâm có bến đò Lo Lủ là nơi mà Kê tinh trong lốt con bà lái đò , phá hoại công trình xây dựng Cổ loa thành của An Dương Vương .
Để ghi nhớ công ơn của Thần Kim Quy , Vua An Dương Vương cho xây dựng đền thờ : " Sứ Thanh giang - Rùa vàng - Thần Kim Quy - Huyền Thiên trấn vũ " trên núi Sái , gần Thất Diệu Sơn , nay thuộc xã Thụy lâm - Huyện Đông anh - Hà nội . Về cuối đời , An Dương Vương ban chiếu chỉ cho làng Nhội , thuộc xã Thụy lâm - Huyện Đông anh được thay mặt Vua , hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng lên Đền làm lễ sái tế đức " Sứ Thanh giang - Rùa vàng - Thần Kim Quy - Huyền Thiên trấn vũ " .
Theo Truyền thuyết kể lại rằng : Thành Ốc được xây thành chín lớp , sáu lớp bố trí về Quân sự đơn giản , có các vọng gác tiền tiêu . Ba vòng trong như ba con Rồng đất khổng lồ cuốn xoáy trôn Thành Ốc .Phía Bắc có nhiều vọng gác hơn phía Nam vì phía Nam đã có Hoàng giang làm lá chắn Thiên nhiên bảo vệ .Phía Đông Thành có cảng Hải quân chúa được bốn , năm trăm chiến thuyền do tướng Cao lỗ chỉ huy .Trên lưng Thành còn có một lớp tường Thành cao hơn một mét . Ba vòng Thành đất , trên mặt có 72 Hỏa hồi để đốt lửa làm hiệu khi có quân giặc tới .Vòng trong cùng có mười tám gò Hỏa hồi chìa ra ngoài mặt Thành từ 20 - 30 m , cách nhau đúng một tầm tên bắn .
Thành ngoại chu vi 8000 m .
Thành trung chu vi 6500 m .
Thành nội chu vi 1650 m .
Thành ngoại có các cửa Đông , Tây , Nam ,Bắc .
Thành trung có các cửa so le với Thành ngoại .
Thành nội chỉ có một cửa ở phía Nam .
Chân Thành rộng từ 25 - 30 m . Mặt Thành rộng 10 - 20 m . Chiều cao của Thành từ 5 - 10 m .
Trong Thành Cổ loa nay còn một đôi câu đố như sau : " Loa Thành hình hiểm cổ Thiên nhược hoặc chủ chi , kỷ Triều đại , kỷ tang thương , Âu lạc thần trung bất cải .
Quy trảo linh quang kim vô phục kiến hĩ , thử nhân dân , thủ thành quách , Phong khê Vương liệt hoảng Thiên tồn ."
Có nghĩa là : Hình thể Loa thành vững bền , hiểm yếu hoặc là thời chủ trương như thế, nên đã mấy lần triều đại hưng vong , mấy lần cuộc đời bể dâu , mà Kinh đô Âu lạc vẫn không thay đổi.
Vẻ linh thiêng của móng Rùa nay không thấy nữa , nhưng với Nhân dân này , Thành quách này , công nghiệp của nhà Vua phảng phất vẫn còn .
Cao Biền thời nhà Dường có bài thơ như sau :
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét