VỀ THĂM CỤ TRẠNG TRÌNH - NGUYỄN BỈNH KHIÊM . BÀI 1.
dienbatn
" Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng) .
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585. Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số. Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm được thầy học có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi khác nào như rồng gặp mây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và sau này, tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học, đã đem sách Thái ất thần kinh ra dạy cho học trò, nhưng có những điều trong sách ấy Lương Đắc Bằng cũng không hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông.
Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đố kỵ, chém giết lẫn nhau. Năm 1572, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới. Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535, lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi thi. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ Trạng nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều, nhà Mạc phong chức Tả thị lang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình). Triều đình nhà Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông hy vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng lại đất nước. Lúc này, Mạc Đăng Dung đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và rút về làm Thái thượng hoàng. Doanh là người tỏ ra có chí khí đảm lược. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà học giả uyên thâm, một trí thức dân tộc đã nhìn thấy điều đó. Và ông hy vọng: với nhân vật này, triều đại mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren mà vua tôi nhà Lê và các tập đoàn phong kiến trước đó gây ra.
Nhưng niềm tin đó bị thất vọng. Là một học giả, học rộng biết nhiều, trong thơ ông hay nhắc tới sự thăng trầm "thương hải biến vi tang điền" (biển xanh biến thành nương dâu) của trời đất, tạo vật và cuộc đời trôi nổi như "phù vân". Ông thương xót cho "vận mệnh" quốc gia và cảm thông sâu sắc tình cảnh của "dân đen", "con đỏ". Ông thật sự mong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình. Tương truyền, hình như để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìn thấy trước thời cuộc, "vận mệnh" của đất nước trong hoàn cảnh ấy chưa thể có những lực lượng đảm đương được việc thống nhất, nên khi các tập đoàn phong kiến đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế "chân vạc". Năm 1568, Nguyễn Hoàng thấy anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm sát hại, lo cho "số phận" nên đã ngầm cho người hỏi kế an thân, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (ngụ ý nói: Dựa vào một dải Hoành sơn có thể lập nghiệp được lâu dài). Thế là Nguyễn Hoàng tức tốc xin anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ Đèo Ngang trở vào).
Tại Thăng Long, thời ấy chúa Trịnh cũng ra sức ức hiếp vua Lê và muốn phế bỏ, liền cho người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không trả lời và lẳng lặng dẫn sứ giả ra thăm chùa và nói với nhà sư: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản", ngụ ý muốn khuyên chúa Trịnh cứ tôn phò nhà Lê thì quyền hành tất giữ được. Nếu tự ý phế lập sẽ dẫn đến binh đao. Còn đối với nhà Mạc, sau những cuộc chiến tranh liên miên, phải bỏ chạy lên Cao Bằng thế thủ, vua Mạc cho người về hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã trả lời: "Cao Bằng tuy thiển, khả diên sổ thể" (Cao Bằng tuy đất hẹp, nhưng có thể giữ được vài đời). Quả nhiên, mãi đến năm 1688, sau ba đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc mới bị diệt. Các truyền thuyết trên đây muốn chứng tỏ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có tài tiên đoán, đo nắm được bí truyền của sách Thái ất thần kinh. Vả lại còn truyền thuyết nữa về Trạng Trình với tập Trình quốc công sấm ký. Tương truyền trong tập sách đó, ông đã tiên tri và biết trước các sự việc nhân tình thế thái, thời cuộc xảy ra "năm trăm năm sau". Thực, hư thế nào, còn là vấn đề cần phải nghiên cứu khẳng định hay phủ định của các nhà học giả Việt Nam sau này để trả lại giá trị xứng đáng cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đương nhiên, một điều cần khẳng định: Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự là nhà học giả "thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự" (trên trời hiểu thiên văn, dưới đất tường địa lý, ở giữa hiểu con người).
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như: Tập thơ Bạch Vân (gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán còn lưu lại) và hai tập: Trình quốc công Bạch vân thi tập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Ông phê phán gay gắt bọn tham quan ô lại hút máu, hút mủ của dân. Thơ ông còn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân xử thế, đạo vua tôi, cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng. Đọc thơ ông là thấy cả một tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu phi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Vì thế khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng "kinh bang tế thế". Học trò của ông cũng có người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền...
Có thể nói ở thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt Nam. Tư tưởng triết học của ông "không bận tâm đi vào xu hướng duy lý..." đi tìm khái niệm bản thể luận như Lão Tử, như triết học Phật giáo hay cái phóng nhiệm nhiều lúc đến ngụy biện của Trang Tử. Ông hiểu sâu sắc triết học Tống Nho nhưng không đi vào sự câu nệ vụn vặt, không lý giải quá sâu cái lý, có khi rắc rối, hoặc chẻ sợi tóc làm tư để tìm hiểu, biện giải nhiều thứ mơ hồ rối rắm trong những khái niệm hỗn tạp đó. Với sự uyên thâm vốn có, ông được triều đình nhà Mạc và sĩ phu đương thời phong là Trình tuyền hầu, tức là một vị Hầu tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ Trình (tức Trình Di, Trình Hiện - hai nhà triết học khai phá ra phái Lạc Dương của Tống Nho), hoặc đời còn gọi ông là cụ Trạng Trình. Tuy vậy, triết học của ông là triết học đã được sống dậy, biểu hiện trong thơ như sự gợi ý mách bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức triết học mà mình thu lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngoài có vẻ như thô sơ để giải đáp nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội nảy sinh ở quanh mình. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh, nổi bật lên những suy ngẫm chiêm nghiệm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát "luật" đời bằng những phạm trù triết học. Vì lẽ đó, ông rất hay dùng đến những cặp phạm trù đối lập như: đen - trắng, tốt - xấu, đầy - vơi, sinh - diệt, vuông - tròn, để giãi bày quan niệm triết lý nhân sinh của mình.
Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử và con người thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là "cây đại thụ", nhà học giả, nhà triết gia của thế kỷ."
( Trích trong TẠP CHÍ QUÊ HƯƠNG ) .
Vừa rồi nhân lúc đi Ta bà , dienbatn có về thăm quê nội , quê ngoại của cụ Trạng , thấy có nhiều điều thú vị nên xin kể lại để các bạn tham khảo .
Từ Thành phố Hải phòng , theo con đường về Thái bình qua dãy núi Con voi , đi thêm ít cây số nữa rẻ trái là bạn về đến đất Tiên lãng . Đi dọc theo con đường nhựa nhỏ vào thẳng xã Kiến thiết - Huyện Tiên lãng - TP.HẢI PHÒNG là chúng ta đã về tới quê ngoại của Trạng Trình NGUYỄN BỈNH KHIÊM . Tới gần chùa Thái bình , rẽ bên tay trái , chúng ta thấy một khu đất khoảng 3 mẫu ta có ba ngôi mộ xây . Nơi đây chính là khu vực lăng mộ của cụ ông , cụ bà Quan Thượng thư NHỮ VĂN LAN ( là ông bà ngoại của cụ Trạng Trình ) và của bà NHỮ THỊ THỤC là mẹ của cụ .
" Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số. Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm được thầy học có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi khác nào như rồng gặp mây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và sau này, tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học, đã đem sách Thái ất thần kinh ra dạy cho học trò, nhưng có những điều trong sách ấy Lương Đắc Bằng cũng không hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông."
Đây là một khu Địa Huyệt có địa thế rất đẹp . Nằm ở trên một cái gò thấp , giữa cánh đồng lúa bát ngát , con Long này chạy dài , thoai thoải trên cánh đồng . Có lẽ đây là một khu vực hiếm hoi của Hải phòng , Long mạch dù chạy nổi trên mặt đất , nhưng cũng rất ít bị tác động của con người nhất . Toàn bộ khu vực khoảng 3 mẫu ta , chỉ có 3 ngôi mộ của bên ngoại cụ Trạng , đây là một điều hiếm hoi khi mà nhu cầu làm nghĩa trang của dân khu vực này rất lớn , nhưng không ai dám đặt mộ của dòng họ nhà mình vào khu đất cấm địa này . Tương truyền rằng , đã có nhiều gia đình ngấp nghé muốn đặt mộ vào để ăn theo hơi hướng của cụ Quan Thượng thư nhưng đất đều dậy lên , khiến họ phải từ bỏ ý định . Người ta kể lại rằng , có một anh chàng táo gan , lên trên mộ của cụ nghịch , dùng búa gõ sứt mất một mẩu gạch , ngay trên đường về nhà , anh này bị nguyên một xe gạch đè chết tươi . Cũng có nhiều người , có ý đồ không tốt , hoặc vì vô Thần , vô Thánh , muốn thử xem có phải chuyện Mê tín dị đoan hay không , ngay lập tức có hậu quả xấu xẩy ra nhãn tiền . Tuy có nhiều gia thoại về sự Linh ứng của Huyệt mộ , nhưng điều dẽ thấy nhất là tại khu đất đẽp nhất của cánh đồng này , gần 500 năm qua , chưa có ai dám đặt mộ phần nhà mình vào đây cả . Qua khảo sát , dienbatn phát hiện một điều là các cụ ngày xưa đã dùng thuật Xích Long và sai Long Thần , Thổ địa trấn giữ khu vực này . Hiện nay , Trường khí của Trận đồ này còn tương đối mạnh .
VÀI HÌNH ẢNH KHU MỘ .
dienbatn tại khu mộ Quan thượng thư NHỮ VĂN LAN
BIA MỘ VỢ CẢ CỤ TRẠNG .
BIA MỘ CỤ BÀ VỢ QUAN THƯỢNG THƯ NHỮ VĂN LAN
BIA MỘ CỤ THƯỢNG THƯ
HƯỚNG MỘ
TOÀN CẢNH KHU LĂNG MỘ .
Nhìn hình trên là toàn cảnh của khu lăng mộ cụ Thượng thư NHỮ VĂN LAN , địa hình rất đẹp mà không nhà nào dám táng vào , thậm chí trồng rau màu trên khu vực này cũng không dám . Hình thế toàn khu vực này rất bằng phẳng , lác đác trên cánh đồng có một vài gò đất nổi lên theo đường Long mạch chạy . Đoạn đầu Long nằm ngay sau khu vực Lăng mộ .
Quê nội của cụ Trạng Trình cách bên quê ngoại bởi con sông Hàn hay còn gọi là Tuyết giang . Chính vì vậy cụ có tên hiệu Là Tuyết Giang Phu tử . Con sông này còn có gắn theo giai thoại về một câu sấm truyền của Nguyện Bỉnh Khiêm .Tại quê nội và ngoại của Trạng, khách đi thăm còn được nghe một giai thoại về những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà các vị cao niên coi là rất đúng như câu:
Bao giờ Tiên Lãng chia đôi,
Sông Hàn nối lại thì tôi lại về.
Quả là Tiên Lãng có con sông đào cắt đôi huyện mới được khơi lại, và năm 1985 cũng là năm kỷ niệm 400 năm ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cầu phao được bắc qua sông Hàn để các đại biểu toàn quốc về thăm quê hương Trạng. Khi đó, đền Nguyễn Bỉnh Khiêm được trùng tu, một hội nghị khoa học lớn về Nguyễn Bỉnh Khiêm được tổ chức. Tên tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm được đánh giá lại (Tôi lại về!).
TUYẾT GIANG VÀ CÂY CẦU PHAO BẮC NGANG QUA .
Theo con đường về quê nội cụ Trạng , con đường nhựa nhỏ chạy dọc theo con sông đào , hai bên có hàng dừa xanh ngút ngàn , ta có cảm giác như đang đi vào một làng quê nào đó của Nam bộ . Trường cấp 3 NGUYỄN BỈNH KHIÊM cũng nằm trên con đường này . Vừa rồi trong cuộc thi " Đường lên đỉnh Olempia " , học trò trường này cũng đã giành được giải cao nhất . Qua một cây cầu xi măng bắc qua dòng sông , chúng ta vào đến đất xã Lý học ( Trước có tên là Trung Am ) , là quê nội của cụ Trạng Trình .
CẢNH ĐƯỜNG VỀ QUÊ NỘI CỤ TRẠNG :
CÂY CẦU BẮC QUA SÔNG ĐÀO .
ĐÂY LÀ GÒ ĐẤT HÌNH TRỐNG PHÍA TRƯỚC KHU DI TÍCH TRẠNG TRÌNH
ĐÂY LÀ SA .
MỘT CÁI GÒ TUYỆT ĐẸP Ở GẦN TRỐNG .
GÒ ĐẤT NỔI TRƯỚC CỬA KHU DÍCH TÍCH CÓ MIẾU THỜ CỔ KÍNH .
Theo các cụ trong làng truyền lại thì tại làng Lý học ( Trung Am ) này có tới 4 con Rồng ( Long mạch ) chầu vào . Trong 4 con Long đó có một chú còn non , mới bò được hai chân lên bờ .Trong làng còn truyền lại câu sấm nói về khu vực này : " Đất Sa ra 13 Tiến sĩ - Thầy Địa lý nào có con mắt tinh thông mới nhìn ra " . Tuy là câu sấm đó có từ rất lâu đời rồi , nhưng cho đến nay , chưa ai tìm ra đúng chính Huyệt cả . Chính vì vậy , cụ Trạng còn truyền lại câu này : " Dân làng này bé đi học , lớn đi cày " . Câu đố về Long Huyệt Sa ra vẫn còn bỏ ngỏ , chưa ai trả lời được cho tới tận ngày nay . Chính bởi lý do đó mà người dân Trung Am từ xưa tới nay , chẳng có người nào học cao cả , bé thì cũng đi học đó , nhưng học chả đâu vào đâu nên lớn lên vẫn phải đi cày . Theo nhận xét của người viết , Long mạch đất này rất đẹp , quả thực có đủ cả 4 con Long chầu về , mặt khác , phía trước Long Huyệt có đủ cả Trống , chiêng , cờ biển , quả là một Long Huyệt lớn , đủ sức phát nhiều đời . Tại khu vực cạnh chùa , ngày trước là một bãi đất trống , được gọi là " Khu cấm địa " . Khu vực này dân sở tại cũng không được táng mộ vào đó . Qua bao nhiêu đời , cho đến gần đây người ta mới vô tình tìm được tấm thẻ bài trong một nấm mộ ( Tương truyền là mộ cha cụ Trạng ) , trên đó có khắc rằng đó không phải mộ cụ , đồng thời chỉ chỗ mộ ở gần đó . Điều đặc biệt gây kinh ngạc , trên tấm thẻ bài còn hgi tên của người tìm ra tấm thẻ đó ( Người đó tên là Tư - Trên tấm thẻ bài ghi là Bốn ) . Người ta cũng để tâm tìm kiếm mộ của cụ Trạng , nhưng chưa có kết quả . Gần đây , nhà Ngoại cảm PHAN THỊ BÍCH HẰNG cũng được chính quyền TP . HẢI PHÒNG mời về , dùng Ngoại cảm tìm mộ cụ , nhưng vẫn chưa có kết quả . dienbatn dùng cảm xạ cũng đã xác định là tại khu vực này ( Khu di tích ) cũng không hề có tín hiệu nào báo loà có mộ cả . Tuy nhiên , ngay tại gò đất trước khu Di tích ( Nơi có Miếu thờ ) , tại đây có Trường Khí phát ra rất mạnh .
Khu di tích thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có diện tích khoảng vài Ha , nằm giữa khu vực , một bên là ngôi chùa cổ , tương truyền là do vợ ba cụ Trạng xây dựng , một bên là Đền thờ Nguyễn bỉnh Khiêm , mới được tôn tạo lại trên mảnh đất tương truyền là chỗ ngày xưa cụ dạy học . Tượng đài cụ Trạng được làm khá công phu , trên một bệ dỡ cao , nhìn ra khoảng hồ trước mặt . Nghe nói gương mặt cụ , được làm theo hình ảnh còn giữ được theo bản vẽ tại nhà thờ Phát diệm ở Ninh bình . Đằng sau tượng cụ , người ta cho đắp 5 ngọn giả Sơn làm Huyền vũ . Theo cảm nhận của người viết , hình tượng cụ còn trẻ và non quá , chưa xứng với tầm hiểu biết của cụ . Người viết thích bức tượng của KTS. PHẠM VŨ HỘI để ở phòng làm việc hơn . Ít ra cũng phản ánh được cái Thần của cụ .
dienbatn bên tượng đài cụ Trạng .
TƯỢNG ĐÀI CỤ TRẠNG TRÌNH .
Tượng trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm do KTS. PHẠM VŨ HỘI thể hiện .
Năm ngọn giả sơn đằng sau tượng đài .
Khu vực đặt ngôi mộ cổ có tấm thẻ bài ghi lời tiên đoán của cụ Trạng .
CỬA KHỔNG - SÂN TRÌNH .
Nhìn toàn cảnh khu đất , ta nhận rất rõ một con Long lớn đi dọc theo mặt tiền của khu Di tích bây giờ ( Hoàn toàn không phải theo hướng của Di tích đã đặt ) . Con Long này có nguồn gốc xuất phát từ đãy núi bên Tiên lãng sau khi vượt qua sông Hàn đã kết phát tại nơi chiếc gò có cái Tháp nghiêng ( Tương truyền là am thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm ) . Đây là một cái gò rất đẹp , có dáng tròn trịa ( Hiện nay người ta đã quây xung quanh bằng đá ) . Trước gò đất có Long Huyệt này là các Sa có hình trống chiêng , kéo dài ra tận bờ sông Hà , nơi ngày xưa là Bạch vân Am . Như vậy ta nhận thấy , khu Di tích ngày nay không đặt trúng vào khu vực có Long Huyệt và nằm trên nhánh Thanh Long của Long Huyệt . Chả trách gì mà dân vùng này " Bé đi học - Lớn đi cày " , từ xa xưa ở khu vực đó chẳng có ai đỗ cao cả . Ngay cả người dân ở nơi đây lâu dài cũng chỉ nghe " Đất Sa ra mười ba Tiến sĩ " , và có 4 con Rồng ( Long mạch ) tại cánh đông này , nhưng oái a9m thay lại không hiểu được hướng của Long nhập thủ nên có của ngay trên đất mà vẫn phải nhịn thèm . Tuy nhiên , theo sử sách chúng ta vẫn biết rằng , khu vực này không phải là nơi phát tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm . Từ trước các đời cha ông của cụ Trạng đề sinh sống tại Làng Cổ Am , cách đó chừng 3 Km . Nói tới Cổ am , không một người nghiên cứu Địa lý nào là không biết , đó là một vùng Địa Huyệt , phát tích nhiều bậc anh tài .
Theo KTS. PHẠM VŨ HỘI : " Cổ Am nổi tiếng vì vùng đất này sinh nhiều bậc tài danh ở mọi thời. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, người mà khi ra đời, theo giai thoại, quan chiêm bốc chuyên theo dõi thiên tượng của triều đình Bắc phương đã dâng biểu tấu: ''Có ngôi sao lạ to bằng cái đấu xuất hiện ở phương Nam, ứng với một chân nhân đã ra đời''. Sau này, Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong tước Trình Tuyền hầu (nên mới gọi là Trạng Trình), Chu Sán, danh sĩ đời nhà Minh nhận xét: ''An Nam Lý học hữu Trình Tuyền'' - Nước Nam có Trình Tuyền hầu thông hiểu Lý số. Có lẽ vì thế mà đất Trung Am, nơi có Đền Trạng bây giờ được gọi là Lý học.
Cổ Am trước khi Trạng Trình xuất thế, có nhiều địa danh mang những tên nôm na để quy ước, chỉ dùng cho mỗi việc định vị địa điểm, như ở nhiều các làng quê khác. Vậy mà khi Trạng Trình về quê ở ẩn thì xuất hiện những tên văn chương: quán Trung Tân, Am Bạch Vân, sông Tuyết Giang, gò Bút Kình Thiên, Nghiên Long Đồ, bãi Lý Ngý Quần Ngọc, cầu Trường Xuân... Về cây cầu Trường Xuân, Phạm Vũ Hội kể: Trước khi phong Trạng nguyên cho thí sinh đỗ đầu khoa thi Đình, vua Tự Đức sát hạch thêm; Ngài hỏi về cầu Trường Xuân. Thí sinh này quê đất Vĩnh Lại, Đông Hải, kinh sử thuộc làu làu, nhưng lại không biết gì về cầu Trường Xuân. Vua hỏi thí sinh đỗ thứ hai quê ở miền Trung. Người này thưa rằng cây cầu đá ấy ở Cổ Am do Trạng Trình cho xây cất để dân đi làm đồng áng đỡ vất vả, trên thân cầu có chữ ''Thường Xuân Kiều'' do chính tay Trạng viết. Sĩ tử đỗ đệ nhất khoa bị giáng xuống thứ ba vì không thâm hiểu về bản quán của mình và về Trạng Trình, phải nhường lại danh khôi nguyên cho anh chàng miền Trung nọ. Vua không vui, cho rằng làm quan mà không thấu hiểu quê hương đất nước thì trị dân sao được. (Phiến đá khắc chữ 'Trường Xuân Kiều'' nay vẫn còn). Cả vùng đất này xưa là Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Lại tỉnh Hải Dương. Thập bát trang Am, có mười tám trang mang tên Am. Thượng Am, Hạ Am, Trung Am, Đông Am, Nam Am, Lạng Am, Tiền Am, Liên Am, Ngãi Am, Hội Am v.v... Trạng Trình về quê ở ẩn, xây quán Trung Tân ở bến Trung Lệ bên bờ Tuyết Giang, dựng Am Bạch Vân. Người làm hàng nghìn bài thơ Hán, Nôm và Bạch Vân thí tập, Trình Quốc công thi tập... Người còn chủ trương xây chùa tôn thờ các danh nhân; bắc cầu giúp dân. Cổ Am khi ấy rất nghèo. Trạng mở trường dạy học. Người đọc sách thánh hiền đều biết: Kiệt, Trụ ác vương vô đạo ngược đãi trung thần, chí sĩ; chà đạp lễ nghĩa khiến trăm họ ngu hèn để dễ bề cai trị, muôn đời sau còn oán hận. Nghiêu, Thuấn khuyến nông, huấn học làm cho thiên hạ được sống trong thái bình thịnh trị, tiếng thơm ngàn nãm. Nhân tài chẳng tự nhiên mà có như hoa dại bên đường. Để khuyến học, Trạng Trình cho dựng một trụ đá cao trên đỉnh cái gò đầu làng, đặt tên là Bút Kình Thiên.
Những cái tên ở Cổ Am thoạt nghe thấy có vẻ chữ nghĩa quá; không nôm na cụ thể như những vùng quê khác để dân quê dễ nhớ. Nhưng ngẫm ra Trạng đâu phải là người khoe chữ. Cổ Am đáng được đặt những tên như thế lắm vì đất này có không ít các bậc khoa bảng đỗ đạt cao ở mọi thời. Trần Lương Bật đỗ tiến sĩ năm 1664, đời Hậu Lê, làm đến chức Hữu thị lang bộ Binh, khi mất còn được truy phong chức Tả thị lang. Trần Công Hân đỗ tiến sĩ năm 1733, thời Hậu Lê; giữ chức Đãi chế Viện Hàn lâm; đi dẹp giặc bị tử trận, được truy phong Đông Các Đại học sĩ. Lê Huy Thái đỗ Phó bảng năm 1846, đời nhà Nguyễn.. .
Sau này Cổ Am còn có hai nhà văn nổi tiếng trên vãn đàn Việt Nam một thời, đó là hai anh em Trần Tiêu, Trần Khánh Dư (tức Khái Hưng trong Tự Lực văn đoàn). Chùa Đông A ở đây do Trần Mỹ, phụ thân của hai nhà văn bỏ công tạo dựng.
Theo các thần phả, thần tích và Từ đĩển Bách khoa Địa danh Hải Phòng thì, cùng với những làng xã thuộc Vĩnh Bảo, Cổ Am thờ nhiều vị thần làm thành hoàng vì có công chống giặc ngoại xâm trong các cuộc bình Chiêm, chinh Man, cự Nam Hán, phá Tống, diệt Nguyên - Mông. Dân Cổ Am dù nghèo nhưng cũng lập đền miếu khang trang để tôn thờ những người bảo hộ dân, những vị quan thương dân như con. Đình, miếu Cổ Am thờ bốn vị thành hoàng trong đó có Không Hoàng đại vương, một vị quan đời Lý, bỏ của riêng phát chẩn cho dân vào năm mất mùa. Nam Hải đại vương tức quan Thái uý Tô Hiến Thành đời Lý, đi tuần qua làng đã ban ơn cho dân chúng. Cổ Am có chùa Mét là công trình kiến trúc đẹp do Trần Khắc Trang chủ xưởng xây cất Hai nhà văn Trần Tiêu và Khái Hýng đều là di duệ của Trần Khắc Trang.
Cổ Am có những dòng họ nổi tiếng. Ngoài họ Nguyễn với Trạng Trình Lưỡng quốc anh hùng không đối thủ, như các môn đệ tôn vinh ông sau này; còn có họ Trần, một họ lớn vốn ở Tức Mạc (Nam Hà) di đến đây khai hoang lập ấp. Theo gia phả họ Trần ở Cổ Am, một vọng tộc có nhiều nhà khoa bảng, thì thủy tổ họ Trần là một vị tướng chỉ huy cánh quân phía Bắc trong trận Hàm Tử nổi tiếng năm 1407, bị trọng thương, được đưa về Cổ Am dưỡng thương rồi sinh cơ lập nghiệp ở đây.
Cổ Am vào thời nào cũng có hào kiệt. Vương Quốc Chính, đời nhà Nguyễn năm 1879 lập Tín nghĩa Hội, chủ trương bình Tây phục quốc, từng đem nghĩa quân đến tận thành Hà Nội tiến công tập kích quân Pháp. Đầu năm 1930, Trần Quang Diệu, Đào Vãn Thê khởi nghĩa chống Pháp, giết tri phủ, đánh chiếm huyện lỵ, khí thế ngùn ngụt. Robin, thống sứ Bắc Kỳ đã cho máy bay ném xuống Cổ Am đến nãm mươi bảy quả bom (một con số đáng kinh hoàng vào thời đó), rồi dàn quân càn quét, đốt phá; nhưng đã không khuất phục được vùng đất phát tích những bậc kiệt hiệt song toàn văn võ. "
Như vậy ta cũng đã biết được rất rõ xuất xứ của đất phát tích cụ Trạng và tại sao vùng đất thôn Nam Am từ xưa đến nay lại không có người đỗ đạt .
Theo như tài liệu còn để lại : " Ông sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Ðức thứ 22, tại thôn Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm quận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.
Ông khôi ngô, tuấn tú, tư chất khác thường, một tuổi ông đã nói sõi, lên năm tuổi được mẹ dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào.
Lớn lên ông theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá (Thanh Hoá). Ông sáng dạ, thông minh lại nết na, chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen ngợi."Tuy nhiên có một điều lạ là cụ Trạng Trình có tới ba bà vợ và có nhiều con trai , vì tình thế nhiễu nhương nên cụ đã khiến cho cả dòng họ của mình mai danh ẩn tích một mạch gần 500 năm nay , mà không thấy có dòng họ nào phục hồi lại gia phả , nhận là con cháu cụ Trạng .
Việc nữa là bà mẹ cụ Trạng là bà NHỮ THỊ ĐỊNH ( Theo tương truyền là mẹ của cụ Trạng Bùng , hoặc có giai thoại là liên Quan tới MẠC ĐĂNG DUNG , khi chết không chôn theo chồng mà lại táng ở bên ngoại . Điều đó là một bí ẩn , vì từ xưa " Thuyền theo lái - Gái theo chồng , sống làm dâu , chết làm ma nhà người . Có lẽ đây là hai điều bí ẩn lớn nhất mà chưa có lời giải đáp .
Ta thử tìm lại một chút về giai thoại Trạng Bùng :"Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613) đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ, tức là Hoàng giáp vào năm Quang Hưng thứ 3 (1580). Quê ông ở làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Ông có học vấn uyên thâm, khi đi sứ Trung Quốc, ứng đối xuất sắc, nên được vua nhà Minh đặc cách phong làm Trạng nguyên. Mặc dù ông chỉ đỗ Hoàng giáp nhưng người đời quen gọi ông là trạng Bùng.
Ngày xưa, vào đời Nhà Lê, ở làng Phùng Xá, đất Sơn Tây có một thư sinh tên là Phùng Khắc Khoan. Tương truyền rằng Khoan là anh em cùng mẹ khác cha với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Phùng Khắc Khoan lớn lên, được mẹ cho đi Hải Dương theo học anh là Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về sau đổ tiến sĩ, giúp nhà Lê trung hưng, làm được nhiều việc lớn. Ðến khi Nhà Nguyễn khôi phục được kinh thành Thăng Long, thì Phùng Khắc Khoan được cử đi sứ triều Minh bên Tầu. Khi đi sứ, vua Tầu phục tài văn thơ của ông làm cả một lúc 36 bài thơ. Vua Tầu phong Phùng Khắc Khoan làm Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. "
Và một vài giai thoại về bà NHỮ THỊ LAN , mẹ của Trạng Trình : " Tương truyền mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn tinh thông tướng số và có ước vọng ngông cuồng là lấy chồng làm vua hoặc có con làm vua. Do đó trong quá trình dạy dỗ, bà đã truyền cho ông mơ ước ấy rồi.
Một hôm khi bà đi vắng, ông Định ở nhà với con và tình cờ hát: "Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung".
Không ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh nhảu ứng đối lại ngay: "Vịn tay tiên, nhè nhẹ rung".
Khi bà về đến nhà, ông rất tâm đắc kể lại chuyện ấy thì bị bà trách nuôi con mong làm vua làm chúa cớ sao lại mong làm bầy tôi (nguyệt chỉ bầy tôi).
Lại một lần khác bà dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm câu hát "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con tựa ngai vàng".
Ông Định hoảng sợ vì nếu triều đình hay được sẽ mất đầu về tội khi quân nên sửa lại: "Bống bống bang bang, ngày sau con lớn con vịn ngai vàng".
Nhiều lần như vậy, bà rất bất bình nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ được ở cạnh bố.
Bà Nhữ sau này tình cờ gặp một trang nam nhi mà bà tiếc nuối vì cho rằng người này có số làm vua. Người đó chính là Mạc Đăng Dung. "
.
Như vậy , ta thấy rằng , Long Huyệt nhà bên ngoại của Trạng Trình cực kỳ là phát đạt . Riêng Long Huyệt bên nội , nằm trên đất Cổ Am lại là một nơi Thánh Địa . Chính vì thế ta lại có câu hỏi , sau 500 năm , dòng họ của Trạng Trình NGUYỄN BỈNH KHIÊM đã đi về đâu và phát đạt như thế nào ? Mộ phần thực tế của ông hiện nằm ở đâu ? Gần đây Nhà Ngoại cảm PHAN THỊ BÍCH HẰNG đã phối hợp cùng Chính quyền Thành phố Hải phòng đi tìm mộ của cụ Trạng nhưng không có kết quả . Theo người viết nhận định , tại khu vực khu Di tích hiện nay hoàn toàn không có hài cốt của cụ Trạng . Theo ý kiến của một số cụ bô lão am tường Địa lý , có lẽ mộ của cụ Trạng được an tại một ngôi chùa cách khu vực đó hơn chục Km . Vẫn biết cụ Trạng hiểu được tình thế đảo điên , lòng người nham hiểm nên đã làm cho toàn bộ họ hàng nhà mình biến mất , mai danh ẩn tích , nhưng không lẽ đã gần 500 năm rồi mà cụ chưa cho hé lộ ??
MỘT VÀI HÌNH ẢNH ĐỀN THỜ NGUYỄN BỈNH KHIÊM MỚI ĐƯỢC TÔN TẠO
Về Hải phòng lần này , dienbatn có duyên được tiếp xúc với KTS . PHẠM VŨ HỘI - Hiện đang là Giám đốc Xưởng Kiến trúc - Tạo hình - Hải phòng . Phạm Vũ Hội là một con người đầy tài năng : Vẽ tranh , sáng tác nhạc , là Kiến trúc sư và đặc biệt nghiên cứu rất thâm sâu về Thái Ất và lý giải những câu Sấm Trạng Trình rất lý thú . Tại bàn làm việc của ông , có một bức tượng của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm do chính tay ông sáng tác ( dienbatn đã đăng ở trên ) . Theo người viết , bức tượng này có hồn và đúng phong thái của cụ Trạng hơn cả bức tượng để ở Khu Di tích . KTS.PHẠM VŨ HỘI có tặng dienbatn một tác phẩm của mình nhan đề : " HƯ THỰC MUÔN ĐỜI - Hay là kể chuyện về Sấm Trạng Trình " . dienbatn xin chép lại để các bạn thưởng thức .
dienbatn và KTS. Phạm Vũ Hội .
HƯ THỰC MUÔN ĐỜI - Hay chuyện kể về Sấm Trạng Trình .
KTS.PHẠM VŨ HỘI .
[i]...Lầu hán trăng lên ngẫm sự đời .
....
Bí truyền con cháu
Giành Hậu Thế xem chơi ....[/i]TRẠNG TRÌNH
1491 - 1586 .
Hư thực muôn đời ...
Tôi đến nhiều lần và lần này tôi ngoan ngoãn như một con chó cún , ngồi xuống chiếc ghế cạnh ông , nghe kể chuyện về Trạng Trình . Với tôi , ông là người thực , lại cũng là ông già Thần thọai , bằng những chuyện Huyền thọai về một bậc Tiên tri kỳ tài ...bây giờ tôi chỉ nhắc lại câu chuyện mà ông đã kể ....
...Từ thời các cụ còn sống , chỉ nhớ lúc nhỏ , thường được nghe mẹ ru một bài ru rất dài " Lời mẹ dạy con ở ngay thẳng - Hỡi con ơi cố gắng con làm ..." tôi mang máng đó là một bài thơ rất cổ . Sáu , bảy tuổi lại được nghe ông nội , cùng các cụ già trong xóm thợ kể về các bậc Khoa cử , đại danh Nho nức tiếng , những nhân vật như Trạng Quỳnh , Nguyễn Khuyến , Hồ Xuân Hương ...Thích nhất vẫn là chuyện Trạng Trình người có tài tiên tri ...Các cụ thường tâm đắc với nòi giống con Rồng - Cháu Tiên , những câu : " Nước non từ thủơ Hồng Bàng - Bể dâu cuộc thế giang san đổi vần ...Nước Nam thường có Thánh tài - Sơn hà vững đặt mấy ai tỏ tường " , các cụ bảo đấy là Sấm dạy ...Bây giờ , sống ngay trên quê hương Trạng Trình , đọc thêm những tài liệu trong dân gian , tôi đã cố khái quát , tìm hiểu về người ...
...Trước mặt tôi là đứa cháu đích tôn đang đòi ông kể chuyện Trạng Trình . Tôi đã ở tuổi như ông tôi ngày xưa , mái đầu đã bạc như ông tôi ngày xưa , những câu chuyện tôi kể , cháu tôi cũng thích nghe như ngày xưa tôi thích . Làm thế nào mà Trạng lại giỏi thế hả ông , bây giờ còn có Trạng không ông ?
...Còn nhớ các cụ đã kể rằng để nước Nam ta mãi mãi có Trạng , lúc lâm chung Trạng dặn người nhà khi đặt ông vào quan tài phải đặt nàm sấp , đậy nắp quan tài lại rồi cứ thế mà an táng . Sao lại phải làm thế ạ ? Tôi cũng đã hỏi ông tôi ngày xưa như vậy .." Ừ , để nhỡ có bọn Phù thủy - Địa lý nào muốn triệt hạ ngước Nam , trấn yểm Long mạch mà quan tài bị xoay ...thì nước Nam ta mới không bị mất hết người tài " . " Nhưng có còn Trạng không ạ ? ..Dĩ nhiên còn Trạng chứ " - " Nước Nam thường có Thánh tài , mỗi Đời có một tôi ngoan " ...mà cháu . Bây giờ tôi cũng trả lời cháu tôi như ông tôi trả lời tôi ngày xưa .
...Lịch sử nước Nam trải qua bao thay đổi thăng trầm từ thuở Hồng Bàng có đến 4.000 năm để lại nhiều dấu ấn của con Rồng - Cháu Tiên . Câu chuyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ đẻ ra một cái bọc Trăm trứng , nở ra một trăm người con trai , rồi chia nhau lên rừng , xuống biển trấn giữ bờ cõi , người Việt nam già trẻ ai cũng thuộc làu . Cháu vẫn nhớ bọc trứng ấy . Đấy là Truyền thuyết cháu ạ , Phong thủy nước Nam , một vùng khí hậu khắc nghiệt thuộc Quý phương . Quý phương là gì ạ ? Ừ thì là Can cuối của Thập Thiên Can , theo Ngũ hành là nằm ở cung Tốn , nên nước ta lắm tai ách lắm . Sao lại thế ? Thì các cụ vẫn dạy thế . Ông nói gì cháu chẳng hiểu . Hượm , từ từ nào , nhưng đã sản sinh ra nhiều bậc anh tài hào kiệt như Chu Văn An , Trần Hưng Đạo , Nguyễn Trãi ...Có cả Trạng Lợn và cụ Tả Ao nữa . Ừ , có , có , có nhiều lắm , một trong những bậc Đại danh hào ấy ở vào thế kỷ thứ 16 , là Tuyết Giang Phu tử Trạng Trình .Ngài học rộng , tài cao , xuất khẩu thành chương , thông thạo Thư thi , Lý số mà vẫn như người xưa nói có tài Kinh Bang Tế Thế , tá túc Quân Vương . Cháu cũng thích Xuất khẩu thành chương . Thì phải cố học , mà học như Trạng Trình ấy , lại gồm đủ Đức , Hạnh thông Thiền . Đương thời tiếng tăm Trạng trình lừng lẫy khắp Thiên hạ , vượt xa ngoài cõi , người Bắc phương còn phải kính phục . Học trò bốn phương theo rất đông , theo Ngài học chữ Thánh hiền để ra giúp dân , giúp nước . Chẳng cứ hạng bạch đinh , tức là những người nghèo , mà ngay cả Quan gia quyền thế tận bên Tàu cũng thường xin cầu kiến Ngài , để được thụ giáo vấn đáp về họa phúc tương lai mà biết đường khu xử . Đặc biệt Ngài có tài Tiên tri . Giá cháu cũng biết Tiên tri ông nhỉ . Hừ , phải là người Trời . Theo truyền thuyết , Ngài viết quyển Sấm ký , mà người đời gọi là " Sấm ký Trạng Trình " , nêu những biến cố Lịch sử sẽ xảy ra sau Ngài tới 500 năm . Khiếp thật , cứ như là ông Khổng Minh ấy . Thì có khác gì , chưa có và cũng rất khó có tài liệu gọi là Khoa học nào giải thích , cháu hiểu chưa . Ngài trước tác " Thái Ất Thần Kinh " dùng để xem vận số của Trời - Đất và mệnh hệ con người , có chút hư ảo như mục lý Hô phong hoán vũ dùng trong Bát trận . Quyển này được xuất bản năm 2001 do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc ấn hành . Cháu biết ông đã mua một quyển , ước gì cháu hiểu được quyển sách ấy . Cháu chưa hiểu được đâu , trong dân gian vẫn kháo nhau nhiều sự việc diễn ra đúng như lời Sấm . Điều này được Trạng Trình ciết bằng mấy câu : " Trên Trời cũng đã có bia , bởi học chẳng biết hóa suy chẳng tường ... Kể từ nhân doãn mà đi , số chưa gặp thì biết hóa chép ra ..." là Ngài nói mọi việc ở trên đời đã có ghi ở sách Trời , đạo Âm - Dương xoay chuyển , người ta học mà không rõ về cái sự : " Hoá " , " Biết " thì chẳng rành mạch vậy . Đối với Đức Trạng kể từ khi nhận thức được nguyên nhân , kết quả - " Nhân doãn " , biết suy hóa nên Ngài chép ra , ấy là Ngài chép theo sự thâm hiểu , theo khả năng thông Thiên hiếm có , trong điều kiện Ngài không gặp Thời phải về ở ẩn tại quê nhà . Trạng giỏi thế mà sao lại ở ẩn ông nhỉ ? ..Thì các cụ theo Đạo Quân tử cháu ạ , tức là người có hiểu biết , thương người " Đắc thời thì đi xe , không đắc thời thì đội nón lá , chân đất . " Là ông Lão tử dạy . Thế nào là đắc thời hả ông ? Chà , thế này nhé , cái Thời thế do Trời định đoạt là một này , còn cái đạo đức chủ quan của con người là hai này , phù hợp với nhau thì người có tài được tôn trọng , mang lại nhiều điều tốt đẹp cho dân là đắc thời , bằng không là không đắc thời , cháu hiểu chưa ?
Làm thế nào biết được ạ ? Thế mới phải học , sau này cháu sẽ hiểu .
...Ngài ưa nhàn dật , bởi thời Ngài là thời loạn , muốn đem tài ra giúp nước mà chẳng được . Thế nào là loạn hả ông ? Cứ đánh nhau liên miên , nhũng nhiễu ức hiếp dân là loạn cháu ạ . Sau này , người đời hiểu theo cách truyền thống , đánh giá Ông là bậc tôi hiền nhưng không gặp được Minh chủ . Như ông Khổng Minh giỏi thế phò Lưu Thiện là chúa ngu đần sao không về ở ẩn ông nhỉ ? Ừ , vì ông Khổng Minh đã hứa với ông Lưu bị , chứ ông này biết thừa chẳng thể nào khôi phục lại nhà Hán , đem lại thái bình được , nên ống ấy có than " ..Vô lực hồi Thiên , cúc cung tận tụy .." đất thôi . Thế Thái bình là gì ạ ? Thái bình là xã hội Thái bình , không đánh đấm , giết chóc nhau , đất nước êm đềm , yên ả , diều hòa như cỗ máy thêu dệt , không phải cứ hò hét thay đổi xoành xoạch , cẫng lên cả ngày , sao gọi là Thái bình , cháu hiểu chưa . Đức Trạng Trình cũng biết , sau Ngài loạn lạc kéo dài và Ngài đã viết " Lẽ sinh ra Thánh nghìn tài , lại sinh toàn lũ Quỷ , ma nhà Trời ..." Sao Trạng Trình biết toàn Quỷ , ma ông nhỉ , khiếp thật đấy . Ừ hẳn , Ngài là người Trời , là Ngài chiêm thấy Thời mà con người ưa bạo lực , không tin có Hoạ , Phúc , Thánh , Thần , nên Ngài viết thế . Còn theo Chu dịch cổ thư các cụ dạy thì là Âm Thịnh - Dương suy , vật chất , Kỹ nghê cứ đua nhau là Âm thịnh đấy , thành thử chiến tranh cứ liên miên . Vì vậy mà Trạng ở ẩn để đọc sách ông nhỉ . Thế là cháu hiểu đấy , có lẽ Ngài còn chịu ảnh hưởng của triết học Lão tử , chủ trương không can thiệp vào vạn vật của Thế gian , bản thân con người phải biết nhường , biết đủ , không duy ý chí " Đa ngôn sổ cùng - Bất như thủ trung " , tạm hiểu là nói mãi cũng không hết , thà để sự việc tự nó thi hành - Đạo trung đứng ngoài , hoặc ảnh hưởng của Trang tử theo tự nhiên , tự do , tự tại giữ Đạo " Vạn vật thù lý . Đạo bất tử " , tạm hiểu là Lý theo vật . Đạo chỉ một , mà bản thân Trạng thì chí Thiện , không muốn tham gia phe phái để tranh giành . Cho nên chỉ làm Quan 8 năm là Ngài xin về ở ẩn . Chuyện kể rằng Trạng dâng sớ xin chém 18 lộng thần không được Vua mạc chấp nhận mà Ngài về , hẳn cũng là một cái cớ để quy nhàn . Nhưng nhiều khi Vua Mạc mời Trạng lên Kinh đô , theo truyền thọai , Ngài vẫn đi đấy thôi . Thì cưỡng sao được hả cháu , cũng còn quan sát tượng Trời , tượng Đất , làm rõ cái sở học của mình cháu ạ . Ngài viết " Thanh nhàn vô sự là Tiên . Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi . Cơ Tạo hóa , phép đổi đời , đầu non mây khói phủ , mặt nước cánh buồm trôi . Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi . Lầu Hán trông lên ngẫm mệnh Trời . Tuổi già thua kém bạn , Văn chương gửi lại Đời . Dở hay nên tự lòng người cả . Bút nghiên soi hoa chép mấy lời . Bí truyền cho con cháu , dành Hậu thế để xem chơi " Đó là cảm đề trong tập " Sấm ký " giúp cho mọi người hiểu Nhân sinh quan , Thế giới quan của Ngài . Với ý tứ rất tự tin, Ngài viết cốt chỉ để " Bí truyền " , nghĩa là không công khai . Vậy thì chỉ ai đó biết mà chiêm nghiệm , cụ thể là con cháu trong nhà . Rộng ra đời sau , các thế hệ con cháu bởi hiểu từ câu " dành hậu thế " . Ngài cũng viết : " ...so mấy lời để tàng kim quỹ chờ hậu lai có chí sẽ cho ..." Nghĩa là bí truyền cho hậu thế , người thích học tập năng động suy nghĩ về thời cuộc " có chí " giúp dân , giúp nước . Nhưng Ngài cũng nói rõ là " đề tàng " , đó là " bí truyền " . Tại sao lại chỉ là bí truyền thì Ngài cũng giải thích luôn " ...nói ra thì lộ cơ Trời , trái tai phải luỵ , tài trai khôn luồn ...Nói ra thì vạ đến thân , đang thời người trị xoay vần được đâu ..." Ở vào Thời đại Ngài Thiên cơ bất khả lậu là thế . Ôi giá mà mọi người đều biết Sấm Trạng ông nhỉ , tránh được bao nhiêu tai họa . Tránh làm sao được hả cháu , Thiên cơ bất kỳ như ý mà lại ...Ừ , giá biết cũng tốt hơn , trong Sấm Ngài cũng dặn đấy .." Hậu sinh thuộc lấy làm lòng , đến khi ngộ biến đường trong giữ mình ...", nhưng vẫn cứ học nhiều , hiểu rộng mới may ra , cháu hiểu chưa ?...
Như vậy Sấn ký viết ra theo chính tác giả phải bí truyền , để tàng , chờ hậu lai có chí , không nên phổ biến . Nhưng tại sao Trạng lại viết chỉ để " xem chơi " . Thì ta thấy sau khi Ngài qua đời Lịch sử nước Việt nam cho đến nay biết bao nhiêu thăng trầm . Tất cả các sự việc sau Ngài 500 năm mà Ngài đã nhìn thấy " Vũng nọ nghe khi thành bãi cát , doi kia có thuở lút hòn thai ..." Sự thể là khi con tạo biến hóa , việc Đời đắp đổi , những điều Ngài Tiên tri mách bảo mới vỡ lẽ , nghiệm chung , thì Ngài đã viết " Cơ Tạo hóa phép màu khôn tỏ , tàn cuộc rồi mới rõ thấp cao " đấy thôi . Cuộc tàn rồi thì còn gì để nói . Điều Ngài Tiên tri chẳng giúp gì cho dân chúng hay Quan lại quyền chính , chỉ ngã ngũ mới bình phẩm , mà hiểu ra cơ Trời Vận nước , cũng chỉ tấm tắc phục tài Trạng chứ phỏng có ích gì , cho nên Ngài mới viết " dành hậu Thế để xem chơi .." là vậy . Còn ví rằng có ai đó hiểu được sự mách bảo Thiên cơ như lời Sấm , liệu có thể lo trước được việc gì chăng ? Bởi Thiên cơ hành động ngoài ý muốn của con người , theo như thời nay . ai biết trước , thì chẳng khác gì cầm đèn chạy trước ô tô , như mọi người vẫn cảnh cáo . Và Trạng đã viết " Khéo chẳng sai tơ hào cũng vậy , Truyền Hậu thế ai nấy xem cho . Những người nghiệm được khôn lo " . ( Đúng là khôn lo thật ) .
Lại nữa , những người giữ Đạo trung , quan niệm Đời như dòng chảy , có biểu lý Âm - Dương , tuần hoàn bát quái , Nhân , Quả , Hoạ , Phúc , khắc , sinh , thọ , yểu là lẽ thường , mệnh người như cát bụi , giầu sang phú quý tựa chiêm bao ..." Thiên sinh , Thiên sát , Đạo chi lý dã " , Trời sinh , Trời diệt , Đạo lý muôn đời vậy , hiểu lẽ ấy mà chẳng giúp được gì , nhìn con người , xã hội cứ đi theo cái lý riêng của nó , vì vậy Ngài mới viết " dành Hậu Thế để xem chơi " , phải vậy chăng ? Đúng quá đi chứ , càng nghe , cháu càng thích ông ạ , cứ như cổ tích ấy . Cháu chỉ nghĩ , người nghiệm biết nói ra , người khác chưa chắc đã tin , chẳng có cơ sở nào để tin .
...Vậy đấy , ngày trước , các cụ rất hay đàm đạo về Sấm ký , vừa thấy hay , vừa thấy lo , những câu " Quân hùng binh nhuệ đầy khe , kẻ khoe cứu nước , người khoe trị đời ..." hoặc " Cây bay lá lửa dội ngàn , một làng còn thấy chim đàn bay ra ...", không biết có còn yên ổn mà làm ăn , hay chỉ lo chạy loạn , chao ôi , có người còn bảo rồi sẽ có 10 cô gái vuốt râu ông già kia đấy . Sao lạ thế ạ ? Là ông Tiên hả ông ? Ôi cháu , các cụ ngỡ chiến tranh thì đàn ông đi đánh nhau hết , quê nhà chỉ còn ông già , các cô phải lấy ông già cháu hiểu chưa ? mà 10 cô lấy một ông . Úi giời ông nói hay thế . Ừ đấy , thấm thoắt dân số nước Nam đã có gần trăm triệu , Thế giới đã có gần chục tỷ người , có phải ngược lại là " Thiên sát , Thiên sinh , lý chi vãng phục " ấy chứ . Bây giờ ông cháu mình là hậu sinh , đọc Sấm , suy ngẫm nhiều đoạn chẳng thấy trật đi đấu cả . Ví như " cửu củu Càn Khôn dĩ định , thanh minh thời tiết hoa tàn , trực đáo Dương đầu Mã vĩ Hồ binh bát vạn nhập Tràng an " là số Âm Dương đã định là 81 , tiết Thanh minh , cuối năm Ngọ , đầu năm Dê , 8 vạn Hồ binh vào Tràng an tức Hà nội . Theo dòng thời sự , giai đoạn 1954 - 1955 , tám Sư đoàn bộ đội Việt minh , theo Hồ chủ tịch về giải phóng Thủ đô 10/1954, tháng 5/1955 Pháp rút khỏi miền Bắc Việt nam , trên tinh thần Hiệp định Jerneiv , nhẩm tính Pháp nổ súng xâm lược nước ta từ 1874 đến năm 1955 đúng là 81 năm . Cái hay ở đây là hai chữ " Trực đáo " , đới lại bằng hai sự kiện kết nối theo thời gain cuối năm Ngọ , đầu năm Mùi " Mã vĩ , Dương đầu , cũng là Vận khí đáo vận , mà khoảng thời gian , không gian khá rộng và dài . Thế nào là Vận khí hả ông ? Hừ , xem nào , là sự chuyển vận của Trời Đất mà ta gọi là Thiên cơ , máy Trời ấy mà , các cụ ngày xưa quan niệm máy Trời đóng mở qua cửu cung , quấy đảo động tĩnh qua cửu khiếu ( chín lỗ ) , thì Phục . Cũng theo nghiệm số Càn Khôn ta thấy Gia Long lên ngôi năm 1802 thì đấn năm 1883 hoàn toàn mất quyền về tay giặc Pháp . Liên xô thành lập năm 1917 đến năm 1989 xảy ra biến động sụp đổ , trở lại 15 nước truyền thống , tất cả đều đúng số 81 - Số Trời định . Nhưng có nhiều trường hợp không phải là số 81 thì ông bảo sao ? Hừ , các cụ ngày xưa giảng thì đó là phép thông biến cháu ạ . Khảm lưu, Cấn chỉ trong Chu dịch đấy . Đến đây ta suy nghĩ phục tài Trạng , cũng là để xem chơ ( ? ). Lại có câu " Phân phân tòng Bắc khởi , nhiễu nhiễu xuất Đông chinh , Phá Điền Thiên tử xuất , bất chiến tự nhiên thành " . Mô tả mảng Vận khí đầy kịch tính suốt từ ( 1914 - 1918 ) đến ( 1940 - 1947 ) . Đó là những biến động của Đại chiến Thế giới lần thứ nhất , dẫn tới việc tranh chấp thuộc địa tại Hội nghị Vesailles tháng 6/1919..." Một góc thành làm 8 chúng Quỷ , đua một vòng ích kỷ hại nhân ..." Tại hội nghị 8 cường quốc này ( Áo Hung , Đức , Nga , Pháp , Anh , Thổ , Nhật , Hoa kỳ ) đúng là số 8 , đã không thể thỏa hiệp dẫn tới hình thành Trục Phát xít .Sao Trạng biết là 8 chúng Quỷ ông nhỉ , ôi tài thật . Đó là " Đoài phương ong khởi lần lần , muông sinh 3 góc cầm quân dấy loàn .." đúng là 3 nước Phát xít ( Đức - Ý - Nhật ) dấy loàn gây nên Đại chiến Thế giới thứ hai . kết quả làm 40 triệu người chết hoặc mất tích , 29 triệu người bị thương , gấp rưỡi Đại chiến trước . Ấy là chưa kể biết bao Đô thị , Nhà máy , cầu cống , đường xá , làng mạc bị tàn phá . Cháu thấy chưa , lời tiên tri linh diệu về con số lại trùng khít phạm vi không gian , thời gian . Mở màn Đức tiêu diệt Ba lan 1939 những nguyên nhân rải rác " phân phân " từ phương bắc cứ thế tiếp diễn , bắt đầu từ chiến trường Châu Âu 1940 -1944 sang chiến trường châu Á 1944- 1945 , tức là sau khi Hít le thất thủ , Đồng minh mới tập trung tấn công phát xít Nhật ở phía Đông , các nước Châu Á thừa cơ chống Phát xít , giành độc lập , chẳng phải " nhiễu nhiễu xuất Đông chinh " là gì . Đúng quá đi chứ lỵ . Úi , sao tài thế hả ông ? Ừ , nhiều nước , Chính phủ mới , lâm thời chia ruộng cho dân , thay đổi bờ vùng bờ thửa , ấy gọi là " phá điền " , thời thế thay đổi , ấy gọi là " Thiên tử xuất " , việc giành Chính quyền bấy giờ như trở bàn tay , ít nổ súng đánh nhau , ấy mới gọi là " bất chiến tự nhiên thành " Vậy là lời Sấm có quy mô cả Thế giới , gắn liền các sự kiện trong nước , hậu sinh người người " xem chơi " một cách thú vị .
Ông ơi , cháu còn nghe nói Trạng biết cả tiếng bom Nguyên tử nữa đấy , sợ thật đất . Trạng biết hết cháu ạ , Ông viết " Thần Kinh Thái Ất suy ra , để dành con cháu gần xa nghiệm bàn .." , giờ thì tha hồ mà bàn cháu nhé . Biết rằng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 , Mỹ đã ném 2 quả bom Nguyên tử xuống đất Nhật , một quả xuống Hỉosima ngày 6/8/1945 , một quả xuống NaKaZaKi ngày 9/8/1945 , thì Ngài viết " ..Quốc trung kinh dụng cao không , giữa năm vả lại hiểm hung mùa màng . Gà đâu gáy sơm bên tường chẳng yêu thì cũng bất tường chẳng không " , ấy là giữa khoảng Trời bao la của một đất nước , một tiếng nổ như sấm sét " Quốc trung kinh dụng cao không .." đấy . Địa cầu giữa năm ấy , mùa màng " hiểm hung .." . Nước Nam ta thì 2 triệu người chết đói , " gà đâu gáy sớm .." , tức là năm Ất dậu , sớm báo hiệu chiến tranh kết thúc , niềm vui thật to lớn đấy , nhưng trước hoàn cảnh hoang tàn bởi cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít , hay là sự khủng khiếp không thể ngờ của hai Thành phố bị hủy diệt , ngay cả người ném bom cũng không lường trước cho được . Cho nên "..chẳng yêu .." , chẳng tán thành ném bom Nguyên tử , mà cũng bất tường , không tỏ rõ ý phản đối ...Kỳ lạ thay , chính xác thay , Trạng tiên tri sự việc , sự kiện , không gian , thời gian , giữa năm theo lịch Âm ngày 6/8/1945 chính là ngày 29/6/ Ất Dậu , mà còn biết trước cả dư luận , tâm lý , trạng thái của con người , thật chỉ có nhà Trời mới biết vanh vách như thế chứ ? ...Ôi , lạy Trời , Sấm ký kinh hoàng khủng khiếp quá ông nhỉ ...Thế mới gọi là Trạng chứ cháu .
MỘT VÀI TÁC PHẨM VÀ HÌNH ẢNH KTS. PHẠM VŨ HỘI .
Mở màn
Đại chiến Thế giới lần thứ 2 , chẳng những Ngài tiên tri một cách chính xác " Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh - Can qua xứ xứ khổ đao binh .." , mà chính xác cả thời gian kết thúc "..Thân , Dâu niên lai kiến Thái bình .." Thú vị hơn nữa là Trạng thái kết thúc , cháu nghe đây , ngày 8/5/1945 Đức Quốc xã ký đầu hàng không điều kiện các nước Đồng minh , kết thúc Mặt trận Châu Âu , Liên xô chuyển hướng tấn công về phía Đông , cùng khi Mỹ ném 2 quả bom Nguyên tử có sức công phá ghê gớm , thì ngày 2/9/1945 Nhật phải ký đầu hàng lập tức trên chiến hạm Hoa kỳ Missouri , ấy là " ..Đoài cung một sớm đổi thay . Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn ..." Đoài cung là phương Tây , nước Đức . Chấn cung là phương Đông , nước Nhật , thế thì Đức bị gục thì Nhật cũng "..sa ngay .." , thua ngay , đúng và hay ngoài sức tưởng tượng của con người .
Lại đọc " .. Đầu Can Võ tướng ra binh - Chắc là Thiên hạ Thái bình âu ca ..." , liên hệ tới việc năm Giáp Thân thành lập Quân đội . Chữ Giáp đứng đầu Thập Thiên Can , chữ Võ ám chỉ về võ bị cũng là VÕ đại tướng . Lại đọc : " Xem tượng Trời biết đường đời trị , ngẫm về sau họ Lý xua nên , dòng nhà dễ thấy dấu truyền , ngẫm xem bốn biển còn in đời đời .." Ấy là thời kỳ Đất nước ta thi hành chính sách bao cấp , kéo dài suốt cả chặng đường quen gọi là " Thời kỳ quá độ " . Đói kém , cấm chợ , ngăn sông , trong một nước mà Thái bình , Hải hưng có gạo ăn , còn dân Thành phố Hải phòng lại chịu đói không mua được , nạn tem phiếu , chui lủi , hàng hóa bị cấm lưu thông . Năm 1983 -1989 nhiều nơi nông dân đã bỏ cả mùa màng chẳng gặt hái , nhiều gia đình di tản ra nước ngoài . Thế giới thì Liên xô đang biến động , cải tổ , cải cách dân chủ đa nguyên . Năm 1990 -1991 cơ chế khoán nông nghiệp ra đời , bấy giờ Tổng bí thư NGUYỄN VĂN LINH chủ trương chuyển hướng sang kinh tế thị trường " nói và làm " , " đổi mới tư duy " , mở ra con đường thoát cho xã hội , bây giờ ai cũng nhớ ơn . Duy có một lần , ông của cháu giúp một bà lão ở Hàng kênh sửa lại ngôi Từ đường dòng họ Nguyễn Xuân ở Bần ( Hưng Yên ) , mới biết ông Linh cũng là người họ này , mà gốc lại là Lý Công . Thật là kỳ ngộ , ông nghĩ ngay đến mấy câu Sấm trên ...Thế là ông Linh đã xua cả mọi người sang một hướng mới , nền Kinh tế Thị trường thông thoáng , phát triển mãi đến ngày nay , mà hai chữ " xua nên .." , tưởng câm và vô nghĩa , thì bây giờ sáng rõ biết nhường nào , liên tưởng càng hiểu thêm những câu Sấm khác " Dê đi Dê lại tuồn luồn , đàn đi nó cũng một muôn phù trì .." Ui , cha cha , đọc Sấm Trạng biết bao kỳ lạ , bí hiểm ông nhỉ , bàn mãi không hết ấy chứ . Thì Trạng đã viết " ..Giành cho con cháu nghiệm bàn .." , mình là hậu sinh , nghiệm được thì bàn , bàn được để mà nghiệm ...Ôi , cái gì cháu cũng thấy nghiệm hết ...Thì Ngài viết " ..Thấy Sấm từ nay chép vào , một may tơ hào chẳng dám sai ngoa .." đấy thôi , chẳng có điều gì ngoa ngoắt cả , cháu thấy chưa . Hệt như Thần toại , thích thật , ông kể tiếp đi . Ừ , bây giờ ông kể một đoạn ứng với thời nay để xem chơi nhé . Đó là năm Tân Tỵ 2001 , một sự kiện kinh hoàng xảy ra tại nước Mỹ . Ngày 11/9 , hai tòa tháp Trụ sở Thương mại Thế giới ở New York bị đánh sập , nhớ lại Sấm có đoạn " Bò men lên núi Vu sơn , thừa cơ mới nổi một phen phục thù . Ấy là những binh phù thui thủi , lòng Trời xui ai dễ biết đâu .." Theo dòng Thời sự , năm 1989 sau khi Liên xô rút hết quân đội ra khỏi Afganistan , chính thể Cộng hòa Dân chủ do Braxcacman đứng đầu sụp đổ , phe Taliban thắng thế , họ là những người Hồi giáo , dựa vào vũ khí , viện trợ của Mỹ giải phóng Afganistan . Sau khi thành lập chính quyền Taliban , tập hợp phe cánh và kêu gọi " ..Hỡi Thần dân đạo Hồi , hãy trở về quê nhà cùng nhau xây dựng một đạo Hồi chính thống ..." , thế là rất nhiều tín đồ Hồi giáo trên khắp Thế giới lần lượt quay về . Những kẻ Hồi giáo cực đoan thẳng tay tiêu diệt các Tôn giáo khác như Phật giáo , Thiên chúa giáo . Mặc cho Liên hiệp Quốc phản đối , Taliban đã bắn đại bác phá hủy Thánh đường đạo Phật ở Baiyanmi , có bức tượng Phật lớn nhất , ngàn năm tuổi , được xem là Di sản Văn hóa , một bảo vật lừng danh . Taliban cũng tiêu diệt không thương tiếc những người Thiên chúa , phái này coi Mỹ là kẻ thù chính trong việc chia rẽ đạo Hồi thành nhiều Quốc gia , dân tộc , bởi độc lập dân tộc , dân chủ , đa nguyên dân quyền là cốt lõi nền Chính trị nước Mỹ . Trước kia họ đã lợi dụng Mỹ để nắm quyền , còn bây giờ họ quay sang khủng bố nước Mỹ . Đạo quân " cảm tử " , mà Sấm gọi là " binh phù thui thủi .." đã làm cái việc ghê gớm ấy . Vu sơn ở lưng chừng dãy Hymalaya , bốn mùa mây phủ , các cụ ta vẫn coi nơi ấy là nơi Tiên , Thánh ở hay chính là Baiyanmi , nơi bức tượng Phật ngàn năm tọa lạc mà Taliban phá hủy vào tháng 3/2001 . Ôi đúng qua ông nhỉ , nhưng tại sao gọi là " ..Binh phù thui thủi .." hả ông ? Thì cháu xem , quân khủng bố là những kẻ : " Tử vì Đạo " , được huấn luyện tự chế được mìn , họ trà trộn đi khắp nơi , rất khó bị phát hiện , bất ngờ " nổ cái đùng " , và cùng chết luôn , không để lại dấu vết gì , thật là nguy hiểm , thật là thui thủi chưa . Nhưng Sấm Trạng bảo lòng Trời xiu nên , thì Huyền bí , kỳ lạ biết chừng nào . Có điều tài giỏi và thú vị bất ngờ là hai chữ " Bò men " . Rất ít người biết nền sản xuất Nông nghiệpcủa những người Hồi giáo Afganistan là dựa vào chăn nuôi , mà nuôi bò là chủ yếu . Họ di tản khắp Thế giới , thì nay họ về cũng từ khắp Thế giới , đất nước của họ ở lưng chừng Trời , trở về Quê hương phải vượt núi băng rừng , men theo các dãy núi cao ngất .. Không thể hiểu nổi Trạng đã mô tả thật tài tình hình ảnh ấy . "..Bò men lên núi .." . Vậy là hình ảnh của những kẻ khủng bố đã được Trạng Trình nhìn thấy được cách ngày nay hàng mấy trăm năm . Địa điểm , sự kiện , hình ảnh , trạng thái , nguồn gốc một thời kỳ mà quân khủng bố xuất phát , cho đến nay vẫn còn đang khủng bố đấy . Ông kể nghe không khác gì chuyện cổ tích , đúng là gành Hậu thế để xem chơi ...nếu không nghe ông thì cháu đọc chẳng hiểu gì cả ông ạ ...hay thật ....Đêm đã về khuya , nhưng đứa cháunhỏ vẫn không thèm buồn ngủ , nó vẫn mở mắt thao láo nhìn tôi đòi kể nữa . Thời gian là cái gì xa lắc hay gần gũi , với tôi và đứa cháu nhỏ thì chỉ như mới hôm qua , hôm nay , và Trạng Trình như đang khuyến khích , xem chơi đi , một mảy may tơ hào chẳng dám sai ngoa...cánh cửa Tạo hóa đóng rồi lại mở đấy , cuộc đời tàn rồi khắc biết ...dở hay bởi tự lòng người cả , kia này dắt cháu , đám hậu sinh của ta ...
Nghĩ đi là thế , nghĩ lại thì tất cả những người dân Việt đều đã là hậu sinh của Trạng Trình rồi , phục tài Ngài , tôn vinh Ngài , mà chưa chắc đã tin tưởng ở điều Ngài nói ra hay Ngài viết ra , nhớ lời Ngài cũng cứ xem chơi ...Nhưng càng xem chơi , càng cảm thấy hình như mình bỏ sót mất quá nhiều trí thức của Ông , Cha để lại , hoặc điều gì đó ta chưa hiểu ra , và cũng chưa hiểu hết tài của Trạng .
Trạng Trình là bậc kỳ tài , có thể ví như Trương Tử Phòng ở thời Tây Hán ; Khổng Minh ở thời Tam Quốc : Thiệu Nghiêu Phu thời Tống , Lưu Bá Ôn thời Minh bên Tàu , đó là những bậc anh kiệt , rực rỡ vào thời Khí Dương sinh chất ngất . Trạng Trình gồm đủ , mặt khác Ngài còn cả Tuệ giác thông Thiên , hiểu theo các cụ ngày xưa là giao tiếp được với cả Thánh , Thần . Những bậc thức giả các thời cũng không rõ nhờ đâu mà Ngài có tài lạ vậy . Theo cách hiểu thông thường thì Trạng Trình từ nhỏ đã là tuyệt giác thông minh . Rằng làng Trung Am - Cổ Am có Thần đồng Nguyễn Tất Đạt , một tuổi đã biết nói , ba , bốn tuổi đã đọc làu làu Kinh Thư , Kinh Thi , lớn lên theo học thày Bảng Nhã Lương Đắc Bằng , một Trung Thần phụ Quốc cương trực triều Lê , đã có lần đi Sứ sang Trung Quốc , được biếu sách lạ của Tiên ông , rồi truyền sang cho Trạng .
Trong dân gian vẫn lưu truyền như Thần thoại về trí tuệ tài năng của Ngài . các cụ xưa kể lại , sách lạ mà Thày Lương cho , sau khi đọc xong , có thể hiểu biết hết mọi lẽ Huyền thông của Trời Đất , song còn không ít băn khoăn , nên hàng ngày , Ngài lặng lẽ buông câu tại Điếu Ngư lầu , bên dòng Tuyết giang , còn có tên gọi là Bến Hàn , bến đò Tăng Thịnh . Cũng có khi Trạng ngồi trên chiếc thuyền câu ngao du trên dòng sông lạnh , xa dần ra cửa Nam Hải dăm ba bữa , nửa tháng mới thấy Ngài trở về ...có người nói Ngài được các bậc Đại Tiên mời đi uống rượu ở vườn đào ngoài bể khơi Long phủ để đàm luận việc đời trên bốn cõi Thế gian .
Ngày qua tháng lại , vào một đêm trăng sáng , tiết Đông chí , Trạng ngồi buông câu như thường lệ , mặt sông lấp lánh ánh bạc . Từ ngoài khơi bể nam Hải , có một chiếc thuyền câu giăng buồm nhẹ lướt , nhằm Điếu Ngư lầu hướng tới . Bấy giờ , khắp cả vùng Trấn Dương đều mênh mông là biển cả . Khi thuyền ghé mạn , nhìn thấy dưới thuyền có hai Tiểu đồng , tóc để trái đào , đồng phục áo cổ bồng , cầm chèo . Một ông già tóc bạc phơ , áo cánh Hạc thụng màu xám , đai chàm thô , tay cầm gậy trúc Trường Thiên đầu Rồng , nạm bạc , khoan thai bước lên . Trông nhận ra ông già trong giấc mộng , Trạng Trình vội đứng lên ra khỏi lầu tiếp đón . Hai ông già thi lễ mỗi người xá
nhau một lần , rồi tươi cười , hình như đã quen biết nhau từ lâu , dắt nhau vào Điếu Ngư lầu . Trạng mời ông già cùng ngồi xuống chiếu cói mộc dải sẵn trên nền đất , vuông vức , xung quanh còn vương mấy đám cỏ gà thâm thẫm nhưng sạch sẽ . Giũa chiếc chiếu đã có sẵn một tích nước trà xanh hãm theo lối cổ truyền , ủ trong cái giành tre nhỏ được đan rất khéo . Trạng rất vui , rót trà mời khách bằng những chiếc bát sành màu nâu thô . Hai ông già râu tóc đều bạc phơ, ngồi nói chuyện trong Điếu Ngư lầu , dưới ánh trăng chênh chếch như hai vị Thần Tiên . Bốn mặt trông ra là sóng nước và ánh trăng huyền ảo với hương trà hương biển , thoảng chút thơm ngầm . Chiếc đèn lồng nhỏ chịu gió , đốt bằng dầu lạc , treo một góc lầu cũng đủ sáng mọi vật , sách , bút và cái tráp đựng . Trò chuyện hàn huyên một hồi , sau vài tuần trà , thấy Trạng cầm bút viết cái gì đó rồi đặt bút xuống , hai tay chắp lại Ngài nói : " Thưa Lão Đại Tiên , hôm nay tại hạ có may mắn được chỉ giáo vài điều gì chăng ? " . Lão Đại Tiên nói " Kẻ ẩn này được biết đại nhân có đôi điều băn khoăn ...lại tiện đường ghé thăm , nên có mang theo cuốn " Quái Luận Kỳ Ngôn " từ thời Hiên Viên Hoàng Đế , đại nhân đọc xong khắc rõ , chính là " Thiên Luân Pháp Đồ quyết đoán " , người xem phải luôn luôn thu mình về Thái cực để nhận rõ trục Thiên trụ , lại phải tung mình ra như mù , như mây , như không còn Tuệ thức giác tha mà chỉ có hóa suy ...khắc nghe rõ những âm thanh của chín tầng Trời , khắc nhìn rõ bóng đen của mười tầng Địa ngục ...chớ nệ vào thuyết ngôn , mong giải tỏa những điều băn khoăn ấy . Trạng Trình vội chắp tay phục bái nói " Thật cảm phiền Lão Đại Tiên ..." . Lão Đại Tiên vội xua tay " Không cần đa lễ " Dương Minh Vận Thuyết " trong Đạo gia cả mà . Ôi một cõi Nam phương đầy lửa khói ...Thấy Đại Tiên ghé tai Trạng nói điều gì đó rồi vẫy gọi Tiểu đồng bưng lên một cái tráp gỗ mộc cũ kỹ đặt trước mặt hai người , đoạn đứng dậy từ biệt . Trạng Trình tươi cười đứng lên theo , tiễn bạn xuống tận mạn thuyền . Khi chiếc thuyền quay quay mấy vòng , làm ánh trăng tung tóe , hai người còn nghiêng mình xá nhau hai lần nữa . mãi tới lúc cánh buồm giương lên , thuận gió , chiếc thuyền câu nhỏ xíu , như con cá bạc vút đi , lẫn dần vào đêm trăng lạnh , Trạng mới quay lại Điếu Ngư lầu . Ngài mở tráp lấy sách ra đọc cho đến tận sáng .
Đêm ấy , dân làng Trung Am - Cổ Am ngạc nhiên khi nhìn ra bến đò Tăng Thịnh , thấy một dải Tuyết giang đầy hào quang chụm lại như cái tháp lớn tại Điếu Ngư lầu , sừng sững vươn tận không trung . Từ ấy , ánh đèn dầu lạc ở Bạch Vân Am đêm đêm thắp sáng , và Trạng Trình cặm cụi ngồi viết quyển Sấm ký nổi tiếng cho đến tận ngày nay .
Hải phòng 11/2003 .
Phạm Vũ Hội .
BÀI TÍNH THÁI ẤT NĂM ĐINH HỢI của KTS .PHẠM VŨ HỘI ĐINH HỢI DIỄN NGHĨA -2007.
THIÊN TƯỢNG :
Địa cầu ám khí chửa tan .
Bởi chưng Địa hỏa vẫn đang xoáy ngầm .
Lại từ " tòng bắc phân phân ",
Mà sinh " nhiễu nhiễu " Trời gần Trời xa .
" Tam thập niên mới gọi là .
" Đông chinh " đại Đạo thành ra tam quyền .
Chữ rằng Lục thất thì nên ,
Bảo giang " Hùm " đã ngóng bên cửa rừng .
" Quá xuyên mã độ trùng hưng ".
Can qua lại nẩy anh hùng một phen .
Bảy ngày ra khỏi đêm đen ,
Thế gian mới biết nhân quyền tự do .
NHÂN SỰ :
Là phường " Đạo trích quần gian ".
Từng quen hống hách nhiễu tham hại đời .
Lửa than gắp bỏ tay người ,
Giêng , hai , ba ,bốn dậy mùi khởi tranh .
Khảm phương súng nổ đoành đoành .
" Lợn kêu " xin hỏi yên bình được chăng ?
Đoài cung vốn đã giập giằng .
Chấn cung hiển hiện mây chăng mịt mù .
Chín , mười bụi khói trời thu .
Can qua Đông Bắc thâm thù lại gieo .
THIÊN TẶC :
Than rằng Trời Đất đổi thay ,
Liên miên dịch bệnh khô gày khốn sao .
Nửa năm mong hạt mưa rào .
Tây Đông đại hạn khác nào hỏa thiêu .
Khảm phương tuyết lở càng nhiều .
Biển dâng bão dội bao điều tai ương .
Chấn Đoài lạnh vẫn thấu xương .
Đất rung một chập khôn lường hiểm nguy .
Thế gian nhân nghĩa một khi ,
Quỷ ma , bá đạo được thì múa may .
5/4/2006 .
PHẠM VŨ HỘI .
Xin xem tiếp bài 2 - dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét