ĐI TÌM THĂNG LONG THÀNH . BÀI 7.
Bài viết dưới đây đề cập đến vấn đề phong thủy của Hoàng thành Thăng Long, là phần III, trích từ bài viết Một số vấn đề về Hoàng thành Thăng Long qua thư tịch Hán Nôm, gồm 5 phần, của PGS. Trần Nghĩa (Viện Nghiên cứu Hán Nôm).
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG VÀ VẤN ĐỀ PHONG THỦY
PGS. TRẦN NGHĨA
Việc nhận diện Hoàng thành Thăng Long trên thực địa hiện nay thật không dễ dàng chút nào. Để góp phần tháo gỡ khó khăn, mà trước hết là nhằm xác định cho được vị trí và quy mô của Hoàng thành, chúng ta không thể gạt sang một bên tư duy phong thủy của người xưa.
Như chúng ta biết, “phong thủy” là một môn cảnh quan văn hóa được xây dựng trên cơ sở những tư tưởng triết học truyền thống Phương Đông như “khí luận”, “âm dương”, “ngũ hành”, “bát quái”, “thiên nhân hợp nhất” v.v... Phong thủy nhấn mạnh sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, mà thực chất là lựa chọn, thiết kế cho con người một môi trường sống và phát triển lý tưởng. Phong thủy không những trực tiếp chi phối việc chọn địa điểm để tạo lập thôn trang, xây dựng phố chợ, làm nhà, cất mộ... mà còn là chỗ dựa cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng tới vận mệnh của đất nước, dân tộc khi chọn nơi làm quốc đô. Quả tình trong phong thủy có hàm chứa một số thành phần mê tín, phi khoa học, nhưng mục tiêu mà nó nhe nhắm, theo đuổi - giành lấy cho con người một môi trường sống và phát triển lý tưởng – thì lại mang tính vĩnh hằng. Điều này giải thích vì sao ngày nay, trong thời buổi khoa học kỹ thuật phát triển, lại có không ít người Phương Tây cũng như Phương Đông chăm chú tìm hiểu, khai thác một số mặt tích cực nào đó trong thuật phong thủy truyền thống để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống trước mắt. Cho nên, để tìm lại vị trí và quy mô của thành Thăng Long trên thực địa ngày nay, phong thủy cũng là một trong các chìa khóa cần được tận dụng.
Lý Thái Tổ cùng các phụ tá của ông sở dĩ chọn vùng đất Hà Nội làm Kinh kỳ, chính là bởi “muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”(Thiên đô chiếu). Mặt khác, đây còn là di chỉ thành Đại La, Kinh đô cũ của Cao Vương, có các ưu điểm nổi bật như “Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện đường sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”(Thơ văn Lý Trần. I, tr.229-230). Trong bài chiếu dời đô nhan nhản những từ ngữ ngành phong thủy: đại trạch, thiên mệnh, dân chí, đắc long bàn hổ cứ chi thế, thổ cao nhi sảng khải v.v. Từ chuỗi tên gọi như Long Uyên là nơi rồng nằm, Long Biên là nơi rồng dậy, đến Thăng Long là nơi rồng bay, nói theo cách nói ngày nay là “rồng cất cánh”, ta thấy người xưa đã gửi gắm vào vùng đất này biết bao kỳ vọng.
Thuật phong thủy chon đất theo hai cấp: vĩ mô và vi mô. Ở cấp vĩ mô, có cách nhìn theo tầm quốc gia và cách nhìn theo tầm khu vực.
Ở tầm khu vực, ta có thể xem đoạn văn phác thảo về những nếp nhăn lớn trên bề mặt mảng địa cầu Nam Trung Quốc - Bắc Việt Nam sau đây, với con mắt phong thủy: “Đất An Nam nằm về phía Nam Trung Quốc, men theo biển hướng về Đông, hình giống như đai áo, trên rộng, dưới hẹp. Mạch đất khởi phát từ Côn Luân, lấy Hắc Thủy của Vân Nam làm giới tuyến. Khi tới Ngũ Lĩnh, địa mạch tách ra làm ba nhánh đi vào nước ta (...). Nhánh trung tâm đột ngột nhô lên, từ Quảng Tây, Tiểu Côn nhằm hướng Thiếu Tổ băng tới, muôn dặm quanh co, bỗng vươn mình thành dãy Tam Đảo, rồi tỏa rộng ra. Ấy là miền đất Thái Nguyên, Kinh Bắc, tiếp đến là Sơn Nam, Hải Dương. Nhánh bên tả trước hết thu mình lại thành một vùng núi che chắn; ngoằn ngoèo, xoắn xít, rồi cuồn cuộn ruỗi dài đến Khâm Châu, Niệm Châu, khóa trái cửa thành. Chợt một ngọn vút cao tận mây, gọi là “đỉnh sao” chênh vênh, “thành xây” chất ngất. Nào núi Yên Tử, nào đỉnh Khiên Phụ, chạy sang Tây đến núi Cổ Phao và dừng lại ở sông Lục Đầu uốn khúc. Ấy là miền đất Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương. Nhánh bên hữu rẽ qua núi Tháp Thiên của Ai Lao, trùng trùng điệp điệp, thác đổ ầm ầm, nhấp nhô muôn dặm, đến nước Chiêm Thành, trở nên thành quách. Trong nhánh này, các núi Tản Viên, La Tượng xúm xít, nước trăm sông dồn đổ về. Ấy là miền đất Tuyên Quang, Hưng Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Quảng Nam (Lời thuyết minh cho bản đồ Tam chi, trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, An Nam quốc Trung đô tính thập tam thừa tuyên hùynh thế đồ họa).
Ở tầm quốc gia, điều mà thuật phong thủy quan tâm là hình thế sông núi bên trong đất nước đó, bao gồm năm yếu tố: Long (tức là sơn mạch, rặng núi kéo dài. Theo quan niệm phong thủy thì đất là thịt của rồng (núi), đá là xương của rồng, cỏ là lông của rồng); Huyệt (nơi đất tàng phong tụ khí, địa điểm lý tưởng cần chọn); Sa (chỉ những núi nhỏ bên cạnh dãy núi lớn, tức chủ long; hoặc những đồi núi uốn khúc bao quanh các huyệt trường); Thủy (nơi nước tới gọi là phát long (núi), nơi hết nước thì long cũng chấm dứt. Núi (long) và nước thường đi kèm theo nhau); Hướng (điểm huyệt, lập hướng. Huyệt ở đây cũng giống như huyệt trên cơ thể con người, nơi rút được khí đi và thu được khí tới).
Với Hoàng thành Thăng Long, các yếu tố vừa nêu được gói ghém trong đoạn thơ sau đây:
... Tam Giang dẫn hậu mạch
Song Ngư trĩ tiền phong
Tản Lĩnh trấn càn vị
Đảo Sơn án cấn cung
Thiên phong hồi bạch hổ
Vạn phái nhiễu thanh long
Ngọc thế cực trường viễn
Nội khí tối xung dung
Tô Giang nhiễu hậu hữu
Nùng Sơn cư chính trung
Chúng tinh giai củng cực
Vạn phái hợp triều tông...
(... Tam Giang dẫn mạch ở đằng sau
Song Ngư nhô lên ở đằng trước
Tản Viên trấn giữ phía Tây Bắc
Tam Đảo án ngự phía Đông Bắc
Nghìn non quay về hướng Tây
Muôn dòng lượn quanh hướng Đông
Hình thế bên ngoài xa thẳm
Sinh khí bên trong dồi dào
Sông Tô bọc phía sau bên phải
Núi Nùng ở vị trí trung tâm
Các ngôi sao đều chầu ở Bắc cực
Muôn dòng chảy cùng hướng tới biển khơi...)
Còn ở cấp vi mô, điều mà thuật phong thủy quan tâm là bản thân ngôi đất chọn và bố cục không gian bên trong của nó. ở đây có nhiều cạnh khía liên quan tới Âm dương, Ngũ hành, Bát quái cùng mối quan hệ giữa trời, đất, sự sống của con người (Thiên - Địa - Sinh - Nhân). Với Hoàng thành Thăng Long cũng vậy. Có thể nói mỗi một gò đất, một một kiến trúc v.v. bên trong của nó đều xuất phát từ cái nhìn phong thủy. Hãy lấy núi Nùng, một gò đất bên trong Hoàng thành làm thí dụ. Sách Thăng Long cổ tích khảo chép: “Núi ở vào chỗ chính giữa của ngôi thành. Núi không cao mấy, đất đá lẫn lộn. Cao Biền đời Đường gọi núi này là Long Tị, tức cái mũi của con rồng, bèn làm bùa để yểm. Đào vào chỗ này, thấy quả có một lỗ thông khí hình giống như cái hang chuột. Triều Lý xây Chính Điện (điện chính), lấy núi này làm án. Triều Lê xây điện Kính Thiên, lấy núi này làm gối”. Sách Thăng Long cổ tích khảo tính hội đồ chép: “Núi Nùng ở chính giữa Kinh thành, còn có một tên nữa là núi Long Đỗ. Núi hình tròn, đỉnh phẳng, cây cối um tùm tiếp liền với Hồ Tây (...). Lý Thái Tổ định đô ở đây, lấy núi này làm án, dựng Chính Điện ở trên (...). Triều Trần đổi làm hành cung, dựng lầu Vọng Nguyệt đối diện với núi Nùng. Triều Lê là điện Kính Thiên. Triều Nguyễn đặt hành cung, vẫn theo như cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843) đổi làm điện Long Thiên”.
Về Tam Sơn, “cái gối” của Núi Nùng, sách La Thành cổ tích vịnh có lời dẫn: “Núi ở phía bắc Kinh thành, đằng sau núi Nùng, một ngọn vươn cao, đất đá xen lẫn, là nơi gối đầu của núi Nùng. Trên núi có một khóm trúc, tương truyền vua nhà Lý hay đến nơi này, có đề chữ ở một phiến đá nằm chếch trên đầu núi, nay chữ đã mờ hết, không thể đọc được nữa”. Sách Thăng Long cổ tích khảo chép: “Đây là một gò núi đất ở phía bắc Thăng Long. Vào thời cổ, nơi này có hai gò đất nhỏ đối diện với nhau, cách nhau hơn hai trượng. Cao Biền cho đây là râu rồng, bèn đắp thêm một núi đất nữa xen vào giữa hai gò đất trên để cắt đứt long mạch, đặt tên là Tam Sơn”. Sách Thăng Long cổ tích khảo tính hội đồ bổ sung thêm: “Tam Sơn ở bên cạnh cửa Bắc trong thành, nay là núi Đất (...) chu vi đến hơn 30 trượng...”.
Nêu một vài trường hợp như trên để thấy rằng trong việc giải mã vị trí và quy mô Hoàng thành Thăng Long hiện nay, không nên xem nhẹ chiếc chìa khóa phong thủy.
Nguồn: Bài tham luận đã trình bày tại Hội nghị khoa học Tiểu ban 1: Nghiên cứu vị trí, quy hoạch và dấu tích Kiến trúc Hoàng thành Thăng Long, họp tại Viện Khảo cổ học 27-30/7/2004.
Ý KIẾN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRẬN ĐỒ SÔNG TÔ
VỚI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG VÀ CÁC THÀNH KHÁC
GS. TRẦN QUỐC VƯỢNG (1934-2005)
Bằng những kinh nghiệm ở công trường xây dựng Lăng Bác 1973 và khu vực 42 Trần Phú thì chúng tôi có giả thuyết rằng khi xây dựng Hoàng thành ở khu vực phía Tây đã từng diễn ra những lễ hiến sinh người và hiến sinh các loại động vật khác nhau như trâu bò, lợn, chó, mèo…
Nguồn: Phát biểu tại hội thảo khoa học cuối năm 2001. Báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần, số 16, ngày 21-4-2007. Tr. 20.
Như vậy, đây [khu vực xảy ra vụ sông Tô lịch] là cổng thành phía Tây của La Thành.
Nguồn: Phát biểu tại hội thảo khoa học ngày 22/12/2001. Báo Tiền Phong, số 113, ngày 23-4-2007.
Tôi nhất trí với những ý kiến của GS. Trần Quốc Vượng và nói thêm, đây là một trong 6 “ủng môn” còn sót lại duy nhất, khá rõ nét, đáng tin cậy để nghiên cứu về ủng thành khác đã được nhắc và ghi lại trong một số bản đồ cổ. Coi hiện tượng này là một hiện tượng trấn yểm mà bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải có lễ trấn yểm, động thổ đặc biệt là đối với một vị trí quan trọng như cổng phía Tây La Thành.
Nguồn: Phát biểu tại hội thảo khoa học ngày 22//12/2001. Báo Tiền Phong, số 113, ngày 23-4-2007.
Vì vậy, cũng phải ghi nhận những tình tiết đó [chuyện tâm linh] để xem xét, nghiên cứu, nhất là ở khúc sông Tô Lịch đó có liên quan đến không gian, văn hóa lịch sử Hoàng thành Thăng Long.
Nguồn: Báo Tiền Phong, số 114, ngày 24-4-2007.
Ông Mão tâm sự, từ xưa tới nay ông chưa bao giờ gặp hay tin là có chuyện ma quỷ. Mọi sự chỉ là do phong thủy, địa lý mà thôi. Khi được mời, ông đã đến tận nơi xem. Bằng các phương tiện đo đạc của mình, ông thấy đó là một vùng âm dương hỗn khí (khi đặt la bàn để đo thì la bàn quay tít không xác định được phương hướng). Theo các riêng, ông nhận thấy có một trục xuyên thẳng từ vị trí này đến thành Thăng Long - điểm cản trở dương khí về thành. Đoạn sông này chính là điểm người ta đặt “túi khí” để thực hiện điều đó.
Nguồn: Lời thuật chuyện của PV đăng trên báo Khoa học & Đời sống số 34 (1960), ngày 27-29/4/2007.
Một vấn đề cuối cùng chúng tôi muốn nhắc đến trong phần này là việc xác định trục chính của Hoàng thành theo theo các loại tư liệu và theo thuật Phong thủy . Đây cũng là một việc kết sức quan trọng của việc đi tìm Hoàng thành THĂNG LONG . Xin giới thiệu phần 3 bài
TÌM KIẾM NHỮNG VẬT CHUẨN KHI XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ THÀNH THĂNG LONG của BÙI THIẾT 6/2004 .
Sau khi tìm được một số vật chuẩn ( cả thật lẫn giả ) như vừa nêu vấn đề xác định vị trí Cung thành Thăng Long dường như trở thành một bài toán không mấy phức tạp , có khả năng cho đáp số đúng , nếu có cách giải hợp lý .
Vấn đề là ở chỗ bắt đầu từ đâu ? Theo tôi có mấy bước sau đây :
1/ CHỌN TRỤC CHÍNH TÂM CỦA CUNG THÀNH .
Yếu tố Địa lý hay Thuyết Phong thủy phương Đông có vị trí và vai trò cực kỳ quan trọng trong kiến trúc , dù đó là nhà dân hay các công trình tầm cỡ Quốc gia như cung điện , thành quách .Yếu tố Địa lý có rất nhiều cấu phần ; song quan trọng hơn cả là hướng đất , thế đất , là hai biểu hiện dễ nhìn thấy , không thể bị bỏ qua được . Chọn xây dựng thành Thăng Long quay mặt chính Nam , điều này không phải bàn cãi gì nữa " Lấy vợ đàn bà - làm nhà hướng Nam " như tổng kết của dân gian là một chân lý tuyệt đối . Thế đất xây dựng thành Thăng Long cũng là một điều Lý Thái Tổ chọn lựa một cách cẩn trọng . Trong " CHIẾU DỜI ĐÔ " sau khi trình bày lịch sử dời đô của Vua chúa Trung hoa theo tiêu chuẩn thế và phê phán Vương triều Đinh , và tiền Lê , đặt đô ở vị trí bất lợi cho Vương triều , cho xả tắc và cho Thiên hạ , Lý Thái Tổ viết : " Trẫm xót thương không thể không dời đi nơi khác . Hướng chi đô cũ của Cao Vương ở thành Đại La , ở giữa Nam , Bắc , Đông ,Tây , tiện hình thế núi sông sau trước , đất rộng mà bằng phẳng , chỗ cao mà sáng sủa , dân cư không khổ vì ngập lụt , muôn vật rất thịnh và phồn vinh , xem khắp nước Việt chỗ ấy là hơn cả . Thực là chỗ hội họp của bốn phương là nơi thượng đô của Kinh sư muôn đời " ( Chúng tôi xin hoan nghênh ý kiến chính xác của bản dịch : " Nơi Thượng Đô của Kinh sư muôn đời " . Thăng Long chính là nơi Kinh Đô bậc nhất của các Đế đô muôn đời - Dịch như vậy mới thoát chữ Thượng đô . dienbatn - Lâm Khang )
Cao Biền là một người giỏi về lựa chọn thế đất , và thành Đại La đã hội tụ đầy đủ mọi yêu cầu của một Kinh đô khi phải đặt lên bàn cân đo thế đất . Lý Thái Tổ đã có một tổng kết cô đọng và hàm súc mọi ưu điểm của thế đất sẽ được xây dựng thành Thăng Long .
Nói là chọn thế đất , hướng đất để xây dựng thành Thăng Long là một cách nói ở tầm bao quát , nhưng cấu thành Thăng Long thì cũng phải có chính và phụ , nghĩa là có cấu trúc tòa thành nào là quan trọng nhất ? Nơi xây dựng kiến trúc đó phải thỏa mãn cả hướng đất và thế đất . Đó chính là điện Càn Nguyên , làm nơi Vua coi chầu ; Tòa cung điện này nằm ở chính giữa Cung thành ; Từ vị trí điện Càn Nguyên , các tòa điện khác phải phục tùng theo .
Như vậy , chúng ta chọn được tâm điểm của Cung thành Thăng Long , lấy chuẩn là điện Càn Nguyên . Song tòa điện xây từ năm 1010 này , được xây dựng lại năm 1029 và đổi làm điện Thiên An ( các đời sau cho đến thế kỷ XVIII đều xây dựng tòa chính điện Thăng Long ở vị trí này ? ) . Nhưng các tòa điện liên tục xây dựng trên nền điện càn Nguyên đang là một ẩn số , chưa thể trở thành một vật chuẩn tin cậy được , vì vậy tìm giải pháp nào đây để xác định hướng và thế của nó ?
Tại Hội thảo khoa học ngày 3/6/2004 , lần đầu tiên tôi cho công bố phương pháp tìm trục chính tâm cho Cung thành Thăng Long ( xem báo Diễn đàn Doanh nghiệp số 43 ngày 2/6/2004 và báo Khoa học và Đời sống số 45 ngày 4/6/2004 ) . [b]Theo phương pháp này , chỉ cấn một hay hai vật chuẩn chính xác , đặt vật chuẩn theo trục Bắc - Nam hay Nam - Bắc , từ các vật chuẩn đó kẻ đường thẳng Nam - Bắc đi qua Cung thành . Những kiến trúc quan trọng sẽ nằm trên trục Nam - Bắc đó và đường trục này là đường trục chính tâm của Cung thành Thăng Long .
Tôi chọn vật chuẩn Quốc Tử Giám ( thay cho vật chuẩn Đoan Môn chưa được xác định ) , từ Quốc Tử Giám ( có số thứ tự 32 ), kẻ một đường thẳng Nam - Bắc qua Cung thành , kết quả thật không ngờ là trên trục Bắc Nam này được bố trí một hệ thống kiến trúc quan trọng nhất của Cung thành Thăng Long từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII , như Đoan Môn ( số 44 ) , diện Thị Triều ( số 43 ) , điện Chí Kính ( số 42 ) ( Vốn là điện Càn Nguyên hay Thiên An , hay Kính Thiên ) , tiếp theo là cửa Huyền Võ và Trấn Võ Quán . Một phép tính ngược lại , lấy khu vực Trấn Võ Quán , kẻ một đường thẳng Bắc - Nam , thì các địa danh vừa dẫn cũng nằm trên trục này , kể cả Quốc Tử Giám . Đây mới là đường chính tâm Nam - Bắc của Cung thành .
Mục đích quan trọng là tìm trục chính của Cung thành nếu lấy chiều rộng Đông - Tây của Quốc Tử Giám là chuẩn , trục chính tâm của Cung thành có chiều rộng chừng 200m , tương ứng với khoảng cách từ đường Hoàng Diệu ở phía Đông đến phố Chu Văn An ở phía Tây ( nay đều thuộc Quận Ba Đình - Hà Nội ) . Trên trục chính tâm này , Đoan Môn nằm kề phía Bắc Quốc Tử Giám ( khoảng Bảo Tàng Mỹ thuật Việt Nam ) , tiếp theo đó là điện Thị Triều ( số 43 ) ( khoảng đường Trần Phú đến quá ngã tư Hoàng Diệu - Điện Biên Phủ ) , tiếp theo cho đến đường Bắc Sơn là điện Chí Kính .( số 42 ) .
Vì sao lại xác định đây là trục chính tâm của Cung thành Thăng Long ? Theo thuyết Phong thủy , các kiến trúc đều phải đặt trong thế đất an toàn , trước có cái để che chắn , sau có cái để đỡ dựa mà dân gian quen gọi là Tiền Án - Hậu Chẩm . Xét thế đất TRỤC TRUNG TÂM NÀY , phía Nam có gò đất cao rộng nằm trong hồ Chu Tước , gò đất này đến năm 1076 xây Quốc Tử Giám . Rõ ràng đây là một nơi đủ tư cách Tiền Án cho Cung thành , không thể đột nhập vào Cung thành theo đường thẳng ngoài Đoan Môn ( sự đột nhập này mang tính tượng trưng , kể cả người , vật , Thần linh , Ma quái ...) . Phía Bắc cửa Diệu Đức là Trấn Võ Quán , nơi này cũng đủ tư cách là Hậu Chẩm cho Cung thành . Rõ ràng cái thế " Rồng cuộn - Hổ ngồi " như trong Chiếu dời Đô của Lý Thái Tổ được thể hiện một cách cụ thể rõ ràng ở hai phía Nam - Bắc của trục chính tâm .
Tôi không tin có bình phẩm gì về trục của thành Hà Nội thế kỷ XIX , khi lấy Cột cờ - Đoan Môn - Chính điện - Bắc Môn , Hậu Lâu làm chuẩn , nó chỉ là tâm của thành Hà Nội mà thôi , còn sang ngược lên cho Thăng Long trước thế kỷ XIX thì rõ ràng thiếu những tiêu chí cần thiết như Tiền Án ở đâu và nơi nào là Hậu Chẩm ? Đó là chưa tính đến chuyện Cung thành Thăng Long trước thế kỷ XIX bé hơn thành hà Nội đoạn Nam - Bắc là cầm chắc .
BẢN ĐỒ MINH HOẠ TRỤC CHÍNH TÂM -THEO BÙI THIẾT - dienbatn thực hiện .
PHẦN4.
VIỆN DẪN THƯ TỊCH CỔ .
Bài viết dưới đây đề cập đến vấn đề phong thủy của Hoàng thành Thăng Long, là phần IV, trích từ bài viết Một số vấn đề về Hoàng thành Thăng Long qua thư tịch Hán Nôm, gồm 5 phần, của PGS. Trần Nghĩa (Viện Nghiên cứu Hán Nôm).
MỘT SỐ ĐIỂM MỐC GIÚP ĐỊNH VỊ HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
PGS. TRẦN NGHĨA
Để nhận diện Hoàng thành Thăng Long trên thực địa hôm nay, ngoài việc khai thác tư duy phong thủy như đã nói, ta còn có thể dựa vào một số cái mốc, chủ yếu là các danh tích bên trong cũng như bên ngoài Hoàng thành. Ở phương diện này, thư tịch cổ cung cấp cho ta khá nhiều thông tin quan trọng.
Thuộc nội thành, ngoài núi Nùng và gò Tam Sơn đã đề cập, còn có thể kể: Ngũ Lâu Môn, Ngọc Long Trì, Kỳ Đài, chùa Liên Hồ, núi Khán, v.v... mà vị trí cùng lai lịch của chúng từng được ghi chép trong nhiều sách cổ.
Về Ngũ Lâu Môn, sách Thăng Long cổ tích khảo tính hội đồ chép: "Ngũ Lâu Môn ở mặt trước ngôi điện trên núi Nùng, được xây vào triều Lý. Biển đề là Đoan Môn. Theo chuyện cũ đời Trần đời Lê, các cuộc thi Đình tổ chức trước thềm rồng. Sáng sớm ngày yết bảng, mở cửa Ngũ Môn. Trạng nguyên được theo cửa giữa vào ra mắt vua. Bảng nhãn, Thám hoa thì vào bằng cửa thứ hai bên trái. Hoàng giáp vào cửa thứ ba bên trái. Tiến sĩ vào cửa thứ ba bên phải. Nếu không có ai đỗ Tam khôi thì không mở cửa Ngũ Môn. Đến đầu thời Gia Long, cất thêm một tầng lầu trên cửa Ngũ Môn...” (Ngũ Lâu Môn). Sách Thăng Long tam thập vịnh giới thiệu về Ngũ Môn còn cụ thể hơn: “Theo sử chép: Lý Thái Tổ vào năm Thuận Thiên 1 (1010), đóng đô ở thành Thăng Long lập ra các cung điện trong Hoàng thành, lấy núi Nùng làm chính giữa, xây Cấm Điện, Tiền Điện; dùng gạch đá xây năm cửa ống, trên khắc hai chữ Đoan Môn. Bên ngòai Đoan Môn, lại xây các cửa Tam Phượng, Đông Hoa, Tường Phù, Diệu Đức, Đại Hưng, cũng đều cao to như thế. Trải qua các triều Trần, Lê, hai cửa Tường Phù, Diệu Đức đã sớm hư hỏng, cho nên nay không thể khảo cứu được. Riêng các cửa Đoan Môn, Tam Phượng, Đông Hoa thì hiện vẫn còn đó. Nay dư đồ về một mối, năm Quý Hợi (1803) trùng tu ngôi thành, phá bỏ các cửa Tam Phượng, Đông Hoa, Đại Hưng, làm năm cửa thành, quy mô đẹp đẽ.Cửa Đoan Môn thì vẫn để như cũ, dùng làm nơi triều bái vọng cung.
Nùng Sơn long tích lạc bình nguyên,
Cố Lý cung tiền ngũ úng môn.
Đoan lập sâm sam châu khuyết tủng,
Động khai xúc xúc ngọc đài tôn.
Thiên niên thành quách phù vân khứ,
Bát diệp căn cơ phiến thạch tồn.
Môn ngoại Ngũ Môn kim đối trĩ,
Thử gian tỏa thược tráng Hoàng phiên.
(Núi Nùng như lưng rồng nằm trên cánh đồng,
Năm cửa ống ở mặt tiền cung điện xưa nhà Lý.
Cung châu chi chít, sừng sững, trang nghiêm,
Đài ngọc tua tủa, uy nghi, thông thoáng.
Thành quách nghìn năm nay đã qua đi như mây nổi,
Cơ đồ tám đời họ Lý giờ chỉ còn lại những mẩu đá.
Đối mặt với Ngũ Môn, hiện còn năm cửa thành mới,
Nơi đây đã then khóa, giữ vững bờ cõi của nhà vua).
Riêng về các cửa Đoan Môn, Đại Hưng, Đông Hoa, sách Công dư tiệp ký chép: “Vũ Hữu người Mộ Trạch, là cháu tằng tôn của Nghiêu Tá. Ông đỗ Hoàng giáp năm 1463, làm lượt làm Thượng thư năm Bộ. Rất giỏi toán”. Bấy giờ các cửa Đoan Môn, Đại Hưng, Đông Hoa ở trong thành xây từ đời Lý, lâu ngày đổ nát. Vua Thánh Tông sai chữa lại. Ông (chỉ Vũ Hữu – TN) đo chiều cao và chiều rộng các cửa và tính số gạch đem trình vua. Vua sai thợ y số làm gạch và đem xây cửa thì vừa đủ, không sai một tấc. Vua thưởng cho ông 100 mẫu ruộng để biểu dương” (Thượng thư Vũ Hữu ký. Phụ Vũ Dự).
Về điện Kính Thiên, điện Cần Chính, viện Đãi Lâu trong Hoàng thành, sách Tang thương ngẫu lục chép: “Bấy giờ (chỉ năm ất Tị, 1785, đời vua Lê Hiển Tông – TN), việc chầu trong triều đường bỏ bễ từ lâu; nền điện cũ ở núi Nùng bỏ làm điện Kính Thiên, thờ Hiệu Thiên Thượng Đế (giời), Hậu Thổ Địa Kỳ (đất) và phụ phối Đức Thái Tổ Hoàng Đế. Những ngày mồng một và rằm, vua ra coi chầu ở điện Cần Chính. Viện Đãi Lâu ở hai bên điện ấy nối nhau sụp đổ, cỏ mọc lên thềm ngập đến đầu gối, phân ngựa vấy ra bừa bãi. Bấy giờ mới sai viên Đề lĩnh đốc suất bọn vệ sĩ dọn thềm son, chưa viện Đãi Lâu” (Hiển Tông Hoàng Đế. Xem Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập II, Nxb. Thế giới, 1997, tr. 144).
Khán Sơn, một địa điểm thuộc nội hay ngoại thành, hiện đang còn có ý kiến. Sách La Thành cổ tích vịnh chép: “Khán Sơn là một núi đất tại phía Tây Bắc Kinh thành. Lê Đại Hành dựng am Phật trên núi, lợp ngói bằng bạc. Lý Thánh Tông (1054-1072) đi đánh Chiêm Thành, khi ngang qua một hòn núi nọ, thấy có tảng đá hoa nằm ngang trên đỉnh núi, gõ vào thấy phát ra tiếng kêu, liền sai quân sĩ chở về, cho thợ đẽo thành chiếc bảo khánh tiếng vàng. Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) thường đến chơi đây. Khoảng năm Dương Đức (1672-1673) am Phật bị phá đi để xây ngự tọa. Trên ngự tọa có bảo tượng vua Lê Thánh Tông. Về sau cung điện hoang tàn, dân địa phương chuyển tượng về thờ ở chùa Dục Khánh.
Lĩnh thượng thiền am cảnh vật u,
Đài đầu dao ức cựu thần du.
Cố cung bảo tượng kim hà tại?
Thử nhật đăng lâm dịch đắc sầu.
(Chùa Bụt đầu non cảnh thanh u,
Ngước nhìn trạnh nhớ cuộc thần cu.
Cung xưa tượng cũ rày đâu tá?
Du ngoạn đang vui bỗng chuyển sầu!).
Sách Thăng Long cổ tích khảo chép: “Khán Sơn là một quả núi đất trong thành nội, nằm ở phía bắc Hoàng cung. Thời xưa có một ngôi chùa Phật trên núi đất, trong chùa có một chiếc khánh, vỗ vào nghe như tiếng chuông, đây là nơi vua Lê Thánh Tôn du ngoại” (Khán Sơn). Sách Thăng Long cổ tích khảo tính hội đồ khi khảo về núi Khán, cũng viết gần như vậy. Riêng vị trí Khán Sơn, sách chép: “Núi Khán nằm lệch ở phía Tây Bắc trong tỉnh thành” (Khán Sơn tại tỉnh thành nội Tây Bắc thiên) (Khán Sơn).
Thuộc ngoại thành, cũng có những cái mốc khả dĩ giúp ta xác định ranh giới của ngôi Hoàng thành đời Lý: Thăng Long tứ trấn, núi Thái Hòa, sông Tô Lịch, hồ Tú Uyên, hồ Tả Vọng, hồ Tảo Liên, hồ Thiền Quang, đàn Nam Giao, lầu Vọng Tiên, đình Quảng Văn, miếu Lạc Long Quân, miếu Lý Ông Trọng, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Võ Miếu, quán Đồng Thiên, quán Huyền Thiên, đền Bạch Mã, đền Uy Linh Lang, chùa Một Cột, nền cũ nhà Lý Tiến, nền cũ nhà Lý Thường Kiệt v.v.
Về sông Tô Lịch, sách An Nam chí lược chép: “Sông chảy quanh La Thành, trên sông có năm cái cầu, đều rất đẹp. Năm Bính Tí (1276) niên hiệu Chí Nguyên, nhà Tống mất, Tăng Uyên Tử trốn sang An Nam, đi dạo trên cầu sông Tô Lịch, có làm bài thơ như sau:
Bạch đầu Tô lang thiên nhất nhai,
Vũ hoàng tiên khứ, nhạn Nam lai.
Lịch giang kiều thượng vọng thiên Bắc,
Kim kiến thu phong đệ kỷ hồi.
(Đầu bạc chàng Tô một bên trời,
Theo tiên vua Võ, nhạn về Nam.
Trên cầu Tô Lịch trông sang Bắc,
Nay thấy gió thu đã mấy hồi).
Về hồ Hoàn Kiếm, sách La Thành cổ tích vịnh có lời dẫn: “Hồ ở bên trong La Thành. Nửa hồ phía Nam có gò đất nằm chếch gọi là hồ Hữu Vọng. Nửa hồ phía Bắc có gò đất tròn nhô lên, gọi là hồ Tả Vọng. Gò cây lưa thưa, nước hồ xanh biếc. Thời cổ, đây là vùng chảy của sông Nhị, giữa sông và hồ có ngòi nước ăn thông. Vua Lý Thánh Tông (1054-1072) từng dựng hành cung ở phía Nam hồ để làm chỗ hóng mát. Lại sai mở ngòi nước rộng thêm hơn năm trượng để đưa thuyền ngự tới. Đến triều nhà Trần, khi quân Nguyên vào cướp, vua sai làm thuyền chiến để luyện tập thủy quân tại đây, gọi là đầm Thủy Quân. Hồi bấy giờ cứ mỗi lần nước sông lên to, đường đi trong thành đều bị ngập, bèn sai bịt kín ngòi nước. Sang đời Thái Tổ Cao Hoàng Đế nhà Lê, vua từng để rơi chiếc kiếm thần tại đây, nên gọi là hồ Hoàn Kiếm. Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) xây một đài câu ở phía Bắc hồ, mua mấy chục con cá hóa rồng, khoét một lỗ nhỏ trên đuôi cá và đeo vào một chiếc vòng bằng vàng rồi thả xuống hồ, gọi là cá vàng. Hàng tháng, cứ đến độ rằm, tụ họp trăm quan nơi đài câu để vui chơi ăn uống. Tiệc tùng xong, vua cùng trăm quan thả mồi câu cá, ai câu được cá vàng sẽ có giải. Quanh bờ hồ chật ních người xem, coi đây như một trò chơi thú vị giữa chốn đô thành.
Tam xích thần phong khởi tự lam,
Vọng Hồ nhất chỉ bảo quy hàm.
Kiếm quang dĩ cộng kim quang thệ,
Thời kiến kim ngư ký bích đàm.
(Ba thước gươm thần nức kiếm danh,
Vọng Hồ gươm báu trả rùa thiêng.
Ánh vàng, ánh kiếm nay mờ dấu,
Chỉ thấy cá vàng cợt sóng xanh).
Về hồ Tảo Liên, sách La Thành cổ tích vịnh chép: “Hồ tại phía Nam Kinh thành, thuộc địa phận phường Bích Câu, rộng chừng một mẫu. Giữa hồ nhô lên một gò đất rộng khoảng vài trượng. Sóng gợn lăn tăn, nước trong leo lẻo. Trên hồ thả sen, hoa màu trắng, đài hoa màu đỏ, hoa chỉ có tám cánh. Hoa nở sớm, hè chưa đến mà hương sen ngào ngạt cho nên đặt tên hồ là Tảo Liên. Dạo thuyền chơi dưới trăng, gió thơm bát ngát, cảnh hồ thấp thoáng tựa chốn Đào Nguyên. Khi Lý Thái Tổ (1010-1028) được nước, đêm nằm mơ thấy Phật Quan Âm gọi vua lên tòa sen, bẻ tám cánh hoa sen trắng trao cho. Lúc tỉnh dậy, vua đem những điều trong mộng kể lại cho quần thần và đám tăng quan đô sát cùng nghe. Quan tăng tâu rằng tại phường Bích Câu ở cửa phía Nam Kinh thành có một cái hồ tên là Tảo Liên, thường sinh ra thứ sen như vua vừa nói. Vua sai đi lấy, thì đang nhằm dịp sen nở. Hoa mang tới điện tiền, vua thấy đúng như trong mộng, bèn cho dựng chùa trên gò đất giữa hồ đặt tên là hồ Đắc Quốc, lại còn một tên nữa là chùa An Quốc, thờ Phật Quan Âm, sai tăng quan trông coi. Mặt hồ bốn bên đều có lâu thuyền chầu hầu. Hàng năm cứ đến độ hoa sen chớm nở, tăng quan tâu lên. Từ rạng sáng, vua cùng trăm quan xa giá tới bên hồ, xuống lâu thuyền ngắt vài đóa hoa sen trắng đặt trước chùa vái tạ, rồi vào trong chùa nghỉ ngơi, sau đó ban thưởng cho trăm quan. Con trai, con gái Kinh thành đến xem chật bờ hồ, thật là cảnh vui hiếm có. Đến khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Thái Tông (1225-1258), hoa sen trắng liền hóa sen hồng, nhà Lý truyền ngôi tới đây vừa được tám đời, quả đúng như trong mộng.
Hồ trung biệt chiếm nhất Bồng Lai,
Thủy điện liên hoa tối tảo khai.
Tận thị danh châu đa vượng khí,
Cố giao phương thảo độc lưu hình.
(Bồng Lai riêng chiếm chốn này đây,
Sen sớm mặt hồ ngát hương bay.
Chính bởi Kinh thành giàu vượng khí,
Đến loài hoa cỏ cũng thơm lây).
Về lầu Vọng Tiên, sách Thăng Long cổ tích khảo tính hội đồ cho biết: “Ngôi lầu này cách cửa Đại Hưng chừng 100 trượng (tức khoảng 330m) về mặt tiền. Lầu dựng ở giữa đường, lối đi rẽ sang hai bên (...). Khi Gia Long cho xây Bắc Thành, mới triệt bỏ cửa Đại Hưng và lầu này. Nay nền cũ ở cách cửa Đông Nam 20 trượng (tức khoảng 66m) về phía trong (thị Đông Nam Môn nội nhị thập trượng). Nền cũ lầu Vọng Tiên nay ở chỗ thành mang cá trước cửa Đông Nam).
Về Võ Miếu, sách La Thành cổ tích vịnh chép: “Miếu tại phía Nam Kinh thành, mặt tiền nhìn xuống sông Tô Lịch, mặt hậu gối lên một mô đất. Miếu được xây dựng vào năm Chính Hòa 4 (1683) đời vua Lê Hy Tông, thờ Vũ Thành Vương, mười vị hiền triết thời cổ. Các danh tường triều trước cũng được tòng tự tại đây. Tương truyền Lê Thái Tổ sau khi dẹp được giặc Minh, đã đánh rơi chiếc gươm thần xuống hồ Tả Vọng; thôn dân quanh hồ ban đêm thường thấy bóng gươm ánh lên ở giữa hồ. Sau khi dựng Võ Miếu, vào một đêm sao lờ mờ, thấy có vị thần mình khoác nhung phục, lưng đeo bảo kiếm, đi tới đâu gươm sáng lòa tới đó, mọi người nhìn rất rõ. Khi vào đến miếu thì biến mất. Dân địa phương đem việc ấy tâu lên, bèn xây đài Vọng Kiếm ở trước miếu để thờ.
Miếu vũ lâm giang tịch chiếu hồng,
Vọng Đài ẩn ẩn kiếm quang xung.
Lý Trần khuyết điện kim y thủy,
Nhưng liệt trường lưu tự cái trung.
(Trước miếu sông trôi bóng chiều hồng,
Vọng đài thấp thoáng ánh gươm xông.
Lý Trần để khuyết, nay lại dựng,
Tự điển lưu danh bậc võ công).
Về đền Linh Lang Đại vương, sách Thăng Long cổ tích khảo chép: “Đền tại phường Yên Hoa huyện Vĩnh Thuận, bắc giáp hồ Trúc Bạch, nam kề sông Nhị, đông tây dựa vào La Thành, thờ phụng thủy thần hiệu Linh Lang Đại Vương. Vương là Tào thuộc của Thủy Vương. Xưa, Thủy Vương cùng sơn thần Tản Viên Đại Vương có mối hận về việc tranh hôn, nên hàng năm Thủy Vương sai Linh Lang Vương dâng nước lên để đánh nhau với Tản Viên sơn thần, thường gây nạn vỡ đê vào quãng tháng năm, tháng sáu, tháng bảy. Vào năm Vĩnh Thịnh triều Lê, đê của các phường Nhật Chiêu, Quảng Bá, Tây Hồ đều sắp vỡ, quan quân không làm sao bảo vệ đê được, Kinh thành náo động. Khi vào đền khấn cầu, nước tự nhiên rút hết, tòan vùng thoát khỏi thủy tai. Vua bèn cho trùng tu miếu mạo, sắc phong thần làm Hộ đê Đại Vương và cấp cho phường sở tại hai mẫu ruộng để cúng tế vào mùa xuân, mùa thu; xã quan mỗi tháng nhận ở công khố 6 mạch tiền cổ để phụng sự hương đèn. Hàng năm, khi nước sông lên to, vào đền cầu khấn đều có linh nghiệm, năm nào cũng thế (Linh Lang Đại Vương từ)”.
Về chùa Một Cột, sách La Thành cổ tích vịnh có lời dẫn: “Chùa ở thôn Một Cột, huyện Vĩnh Thuận. Thời cổ, đây còn là vùng đất bỏ hoang, chưa có thôn xóm. Khi Cao Biền nhà Đường sang làm An Nam Đô Hộ, cho rằng nơi này long bối (lưng rồng) đi qua, sai xây một cột đồng để cắt đứt long mạch. Sau đó dân chúng đến ở, gọi là thôn Một Cột. Thời Lý Thánh Tông (1054-1072), vua tuổi đã cao mà chưa có con nối nghiệp, đêm nằm mơ thấy mình đến thôn Một Cột, có vị Quan Âm Bồ Tát bảo rằng: “Đất này thiêng lắm, hiềm vì cây cột đồng làm tổn thương long bối đã lâu, cần phá bỏ ngay đi, vận nước may ra còn có thể kéo dài thêm mấy triều đại nữa. Bằng không, vậy là hết”. Nói xong, mời vua lên đài vàng, bế Tiên Đồng trao cho. Tỉnh mộng, vua sai làm chùa ở mé Tây thôn để thờ Quan Âm Bồ Tát, đổi niên hiệu là Diên Hựu, đặt tên chùa là Diên Hựu, phá bỏ cột đồng, lấy lá bùa yểm ở dưới lên. Năm sau, vua liền sinh Hoàng tử.
Thành lý hoa thôn, thôn lý tự,
Lý triều Diên Hựu thủy kinh dinh.
Cung trung doãn hiệp hùng bi mộng,
Bồ Tát Quan Âm quả hữu linh.
(Chùa thôn ở giữa đất Kinh thành,
Diên Hựu khởi đầu việc kinh dinh.
Giấc mộng hùn bi điềm quý tử,
Quan Âm Bồ Tát thiệt là linh).
Sách Thăng Long cổ tích khảo có đoạn chép về chùa Một Cột như sau: “Chùa ở phường Nhất Trụ thuộc huyện Vĩnh Thuận phía Tây thành, do vua Thánh Tôn triều Lý dựng. Trước đó, chùa chỉ có ba gian nhà cỏ, thờ Quan Âm Bồ Tát. Sau vì gió to chùa đổ, nhà cửa không biết bay đi đâu, chỉ còn trơ lại một cái nền. Sư chùa đem việc đó tâu lên. Vua sai sửa lại chùa. Đêm hôm ấy nhà sư mộng thấy thổ thần đến bảo: Nơi này là chỗ lưng rồng đi qua, nên chỗ nền cũ không thể dựng chùa mà phải dựng một cột lớn bên cạnh chùa, dùng bùa để yểm, rồi hãy xây chùa lên trên đầu cột, hình giống như đài sen, mới có thể yên tâm. Nhà sư bèn đem những điều thấy trong mộng tâu lên, vua cho làm y như lời tâu, chọn ngày hưng công. Chùa làm xong, vua tới chùa thắp hương và đặt tên là chùa Một Cột (Nhất Trụ tự)”. Thăng Long tam thập vịnh cũng có những dòng ghi ghép về ngôi chùa này: “Chùa Một Cột ở phía Tây Kinh thành. Chùa có ba gian tiền đường, một gian điện, phía sau có cái ao rộng khoảng một sào, nước sâu hai ba thước, ở giữa dựng một cột đá cao hơn mười thước (khoảng 3,3m), lớn hai sải tay, trên có một cái gác nhỏ, rộng khoảng sáu bảy thước. ở giữa thờ Phật, bên ngoài bắc cầu gỗ, có thang gỗ để lên gồm 9 bậc... (Nhất Trụ thê hà)” v.v.
Phần lớn những cái mốc như thế đều được ghi rõ phương hướng và khoảng cách của nó đối với Hoàng thành mà ta có thể tham khảo để xác định tọa lạc ngôi thành cổ.
Nguồn: Bài tham luận đã trình bày tại Hội nghị khoa học Tiểu ban 1: Nghiên cứu vị trí, quy hoạch và dấu tích Kiến trúc Hoàng thành Thăng Long, họp tại Viện Khảo cổ học 27-30/7/2004.
Chiều nay , 23/5/2007 , dienbatn và Lâm Khang đã có một cuộc tiếp xúc với Nhà Sử học BÙI THIẾT . Cảm nhận của chúng tôi thấy đây là một con người có đầy đủ dũng khí và hết lòng vì công việc . Hiện tại , trong căn nhà chưa tới 20 m2 tại phố LÝ THƯỢNG KIỆT của ông , ngổn ngang những sách và tư liệu của một đời nghiên cứu . Ông tặng cho chúng tôi một bản sao tập CÓ MỘT HỆ THỐNG CÁC BẢN ĐỒ THĂNG LONG THỜI LÊ ( Thế kỷ XV - XVIII ) . Nay xin tặng lại các bạn . ( dienbatn và Lâm Khang ) .
HÌNH dienbatn với NSH BÙI THIẾT .
1/ BẢN ĐỒ 1 KÝ HIỆU A.2531 .
2/ BẢN ĐỒ 2 KÝ HIỆU VHt.41
3/ BẢN ĐỒ 3 KÝ HIỆU A.3034
4/ BẢN ĐỒ 4 KÝ HIỆU A.2499
5/ BẢN ĐỒ 5 KÝ HIỆU A.1081
6/ BẢN ĐỒ 6 KÝ HIỆU A.73
7/ BẢN ĐỒ 7 KÝ HIỆU VHt.30- A.2716
8/ BẢN ĐỒ 8 KÝ HIỆU A.2006
9/ BẢN ĐỒ 9 KÝ HIỆU A.581
CÓ MỘT HỆ THỐNG CÁC BẢN ĐỒ THĂNG LONG THỜI LÊ
(THẾ KỶ XV - XVIII)
BÙI THIẾT
Việc tìm kiếm, nghiên cứu, nhận biết để có thể chỉ định được một cách tương đối chính xác vị trí của thành Thăng long các thời Lý - Trần - Lê (thế kỷ X - XVIII) - vốn ở trung tâm thủ đô Hà Nội hiện nay, không những là trách nhiệm vô cùng khó khăn và quang vinh của các giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa …, mà đó còn là nguyện vọng, là yêu cầu của nhân dân Hà Nội.
Trong gần 30 năm qua, kể từ ngày giải phóng Hà Nội (năm 1954) cho đến nay, công việc sưu tầm tư liệu, tìm tòi để chỉ định vị của tòa thành Thăng long được triển khai trên mọi phương diện với kết quả ngày một khả quan. Bước đầu các giới nghiên cứu, ở góc độ của mình đã lên đwocj sa bàn một vài mô hình vị trí của tòa thành Thăng Long ấy, song đó cũng chỉ là những công việc thử làm, là những phác thảo. Thật ra giới nghiên cứu chưa thể chọn được mô hình nào trong đó ; nhiều ý kiến còn tranh cãi, nhiều khi còn trái ngược nhau. Công việc thật vô cùng khó khăn, bởi vì chúng ta thiếu quá nhiều tư liệu cả về văn bản và cả trên thực địa.
Để góp phần làm sáng tỏ thêm vị trí tòa thành Thăng Long các thời Lý - Trần - Lê, việc tìm kiếm các nguồn tư liệu có liên quan có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và quyết định. Trong các nguồn tư liệu đó thì việc có được những bức họa đồ của tòa thành các thời, thật là điều chúng ta hằng chờ mong. Ấy thế mà trước đây, ngay từ năm 1960 khi Biệt Lam Trần Huy Bá công bố bức họa đồ thành Thăng Long đời Hồng Đức trong sách Lịch sử Thủ đô Hà Nội, vẫn chưa được sự chú ý của các giới nghiên cứu, vả chăng vì chưa tin vào sự chính xác của văn bản hoặc vì chưa quen với lối vẽ thiếu tỉ lệ của người xưa? Hoặc vì chỉ có một bản, là “ngụy thư”?
Gần đây khi soát lại các sác đ ịa ký hòa - lịch sử nước nhà trong kho sách Hán Nôm ở Viện Thông tin khoa học xã hội, chúng tôi đã phát hiện thấy khá nhiều bàn đồ thành Thăng Long thời Lê (thế kỷ XV - XVIII) , theo sự khảo sát bước đầu của chúng tôi thì có cả bản đồ Thăng Long thời Lê Sơ (tức là bản đồ Thăng long được vẽ vào các năm 1469 và 1490, nhất là bản đồ vẽ vào năm 1490) và bản đồ Thăng Long cuối thời Lê (tức là bản đồ Thăng Long năm 1490). Điều đặc biệt lí thú là có đến 9 bản đồ Thăng long thời Lê là bản đồ Hồng Đức như vẫn quen gọi xưa nay. Đây là vốn tư liệu quý giúp ta có thêm các cứ liệu để có thể chỉ định được vị trí thành Thăng Long thời Lê (thế kỷ XV - XVIII) một cách tương đối chính xác: đây là nguồn tư liệu mà chúng ta có thể tin cậy được, dùng để đối chiếu với các ghi chép về thành Thăng Long thời Lê và thủ định điểm trên thực địa hiện nay, để tìm vị trí của tòa thành. Tất nhiên các tấm bản đồ ấy còn cung cấp cho chúng ta nhiều dòng tin chắc có liên quan đến thành Thăng Long thời ấy, không chỉ về mặt vị trí tòa thành.
Để thống nhất với nhau về tên gọi những bản đồ vừa mới tìm thấy, chúng tôi thấy rằng nên dùng khái niệm bản đồ thành Thăng Long thời Lê (thế kỷ XV - XVIII) để chỉ cả chín bản đồ ấy là thích hợp nhất. Chúng tôi gọi bốn bản đồ (a, b, c, d) là bản đồ Thăng Long thời Lê Hồng Đức, gọi như vậy sợ khiên cưỡng, gò ép, tuy rằng phần nào đó có chững cứ và có thể chấp nhận được. Song một công việc phân loại sắp xếp các bản đồ trên, bản đồ nào thuộc đời Hồng Đức và bản đồ nào sau Hồng Đức, đòi hỏi nhiều công phu hơn, nhất là phải có đầy đủ lý do văn bản học của xuất xứ tài liệu, và kiểm tra xác định một cách kỹ lưỡng những dẫn liệu trên từng bản đồ. Chúng tôi đang hướng tới cố gắng để sắp xếp thế hệ của các bản đồ thời Lê. Mục đích của việc giới thiệu những bản đồ này là để có chứng cứ cho việc chỉnh định vị trí thành Thăng Long trước thế kỷ XIX, cho nên chưa cần thiết và cũng chưa thể làm được công việc tỉ mỉ khoa học ấy. Do đó dùng khải niệm Bản đồ thành Thăng Long thời Lê (thế kỷ XV - XVIII) có nội dung bao quát và phạm vi rộng, tiện cho việc giới thiệu và theo dõi nó.
Xác định như vậy, trước khi đi vào giới thiệu năm tấm bản đồ mới tìm thấy, chúng tôi xin được giới thiệu qua về xuất xứ của cả chín bản đồ Thăng Long thời Lê (tuy bốn bản đồ trước đã được nói qua đến xuất xứ). Không có ý định giới thiệu văn bản học, nhưng ở mức độ cho phép chúng tôi xin được nói đến một số yếu tố văn bản để bạn đọc hình dung được, hiểu được những bản đồ công bố ở đây.
1. Bản a: ở các tờ 2b-3a trong sách An Nam quốc Trung Đô tính thập tam thừa tuyên hình thắng đồ họa, Ký hiệu A2531. Bản đồ có tên là Trung Đô đồ, sách viết tay, rách nát nhiều, cỡ 10 x 12 cm. Có khả năng đây là bản đồ Thăng Long thời Lê Hồng Đức (?).
2. Bản b: Ở các tờ 4b-5a, trong sách Hồng Đức bản đồ, Ký hiệu VHt. 41. Bản đồ có tên là Trung Đô nhất phủ nhị huyện hình thắng chi đồ (gọi tắt là Trung Đô chi đồ) [Còn được sao chép lại một bản khác ký hiệu VHd.1]. Bản này được giữ tại một gia đình ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh). Năm 1960 gia đình này giao cho cụ Lê Thước, năm 1965 cụ Lê Thước tặng cho Thư viện Khoa học Trung ương. Sách chép tay, cỡ 24 x 35 cm.
3. Bản c: Ở các tờ 4b-5a, trong sách An Nam hình thắng đồ, ký hiệu A.3034. Bản đồ có tên là Trung Đô nhất phủ nhị huyện hình thắng chi đồ (gọi tắt là Trung Đô chi đồ). Sách viết tay, rách nát nhiều, cỡ 20 x 30 cm.
4. Bản d: Ở các tờ 4b-5a, trong sách Hồng Đức bản đồ, ký hiệu A.2499. Bản đồ có tên là Trung Đô. Sách này cũng viết tay, cỡ 20 x 30cm. Gần đây trong Thư mục Hán Nôm: Phần II, tập II, trang 312, ở mục số 971 nhập hai sách Hồng Đức bản đồ, ký hiệu A.2499 và ký hiệu VHt.41 (VHd.1) vào một để giới thiệu là không hợp lý, vì hai bản này hoàn tòan khác nhau; bản A.2499 ngoài Hồng Đức bản đồ còn có năm loại bản đồ khác nữa, trong khi đo bản VHt.41 chỉ có một.
5. Bản đồ: Ở các tờ 4b - 5a, trong sách Thiên Nam lộ đồ, ký hiệu A.1081. Bản đồ có tên Trung đô sơn xuyên hình thắng chi đồ. Sách làm năm Cảnh Hưng thứ 31 (1770), người làm sách làm Dương Nhữ Ngọc nho sinh trúng thức quê ở Lạc Đạo, Gia Lâm, Kinh Bắc. Sách chép tay, cỡ 22 x 22cm.
6. Bản e: ở các tờ 22b - 23a, trong sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư dẫn, kí hiệu A.73. Bản đồ có tên là Trung Đô Thăng Long thành nhất phủ nhị huyện đồ. Về nguồn gốc của sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ có khả năng được biên soạn vào giữa thế kỷ XVII trở về trước (?). Còn sách A. 73 này có chép là Đại Nam tổng hội đồ lục làm vào đời Minh Mạng (1820-1840). Sách chép tay.
7. Bản f: ở các tờ 13b - 14a, trong sách Giao Châu dư địa chí, ký hiệu VHt.30. Bản đồ có tên là Thăng Long thành, Phụng Thiên phủ nhất phủ nhị huyện, sách do Đàm Nghĩa Am làm vào đầu đời Gia Long, ngay ở tờ 1a - 1b có lời tựa của sách Thiên Tải nhàn đàm viết vào năm Gia Long thứ 9 (1810). Sách viết tay. Cùng với sách VHt.30 này còn có sách Giao Châu dư địa đồ; kí hiệu A.2716 (cũng gọi là Thiên Tải nhàn đàm) có vẽ lại bản đồ trên ở tờ 8b - 9a.
8. Bản g: ở các tờ 9b - 10a, trong sách Thiên Tải nhàn đàm: kí hiệu A.2006. Bản đồ có tên Trung Đô nhất phủ nhị huyện chi hình. Sách có lời tựa viết vào năm Gia Long thứ 9 (1810). Sách viết tay.
9. Bản h: ở các tờ 9a - 10b, trong sách Thiên Tải nhàn đàm, kí hiệu A.584. Bản đồ có tên Thăng Long thành, Phụng Thiên nhất phủ nhị huyện. Sách này có nguồn gốc với hai sách kí hiệu A.2006 và A.2716, có lời tựa viết năm Gia Long thứ 9 (1810). Sách viết tay.
Cùng với 9 tấm bản đồ Thăng Long thời Lê có trong các sách Hán Nôm ở trên, chúng tôi được biết có một số bản khác nữa. Như chúng tôi đã nói ở lần trước, ở Ty Văn hóa tỉnh Nam Định cũ có một sách Hồng Đức bản đồ, trên đại thể giống với bản kí hiệu VHt.31. Bản đồ Hồng Đức được Viện Khảo cổ học Sài Gòn thời Ngụy quyền Sài Gòn in thành sách bằng chữ việt. Tấm bản đồ trong sách này được in lại từ một phim dương bản gửi từ Nhật Bản về. Chúng tôi đã xem xét đối chiếu với các bản đã giới thiệu ở trên, thấy rằng tấm bản đồ này giống hoàn toàn ở bản d ở trong sách kí hiệu A.2499. Gần đây, Giáo sư Phan Huy Lê cho chúng tôi biết là ở kho lưu trữ bản đồ của Pháp, có một tấm bản đồ Thăng Long thời Lê, nhưng tiếc rằng không mang về được bản sao của bản đồ này.
Như vậy, cho đến hiện nay, ít ra đã có 9 tấm bản đồ thành Thăng Long thời Lê khác nhau.
Để bạn đọc nắm được nội dung của 9 bản đồ còn lại này, chúng tôi lần lượt giới thiệu riêng từng bản một cả về hình dáng các vòng thành và chú thích trên bản đồ, và xin nêu ra những khác nhau và giống nhau giữa các bản. Một điều cần nói trước hết là nhìn chung tất cả các tấm bản đồ Thăng Long thời Lê đều thống nhất với nhau về vị trí và duyên cách về hình dáng của vòng thành ngoài cùng (tức thành Đại La). Và sự khác nhau chỉ là chi tiết. Năm bản đồ sẽ được giới thiệu dưới dây tình hình có phần nào khác với bốn bản trước.
Sự khác nhau giữa các bản:
- Khác nhau về chú thích: Mới nhìn cả bốn tấm bản đồ điều phân biệt đầu tiên là sự khác nhau về chú thích trên mỗi bản.
- Bản a: có 38 chú thích (được đánh số thứ tự 1, 2, 3... trên bản đồ).
- Bản b: có 36 chú thích. So với 38 chú thích ở bản a thì thiếu các chú thích số: 8, 17, 21, 24, 29 và 31; Các chú thích 1, 9, 10, 37 và 38 tuy giữ đúng vị trí như bản a, song nội dung khác chút ít. Ngoài ra thêm chú thích 39, 40.
- Bản c: có 43 chú thích, so với 40 chú thích ở hai bản trên, thì các chú thích số 2, 14, 16, 17, 24, 25 và 31 không có trong bản c (trong nguyên bản, bản này bị rách một phần thuộc các chú thích 24, 25); các chú thích 1, 10, 37, 38 khác với chú thích ở bản a. Ngoài ra thêm các chú thích từ 41 đến 50.
- Bản d: có 51 chú thích, so với 50 chú thích ở ba bản trên thì các chú thích số 17, 31, 45, 46 không có trong bản b, các chú thích 1, 24, 37, 38 có khác. Ngoài ra thêm các chú thích từ số 51 đến số 55.
- Bản đ: Vòng thành ngoài có hình dáng như các bản trước (từ b - d), nhưng tỉ lệ giữa hai phần đã có thay đổi phần phía đông lớn hơn, ở phần này chiều nam - bắc được phóng đại. Các kí hiệu phía bắc như Hồ Tây thu bé lại, và phía đông thành tiến gần sát với cửa sông Tô Lịch hơn; Ngã ba sông Thiên Phù với sông Tô Lịch không nằm ở góc tây bắc nữa. Vòng thành giữa (thành Thăng Long) được vẽ khá rõ, đặc biệt có cửa Tây (Tây Môn - số 57) nằm ở góc tây bắc của thành này: Tường thành ở phía tây đóng vị trí thẳng từ Hồ Khẩu xuống (giống với bốn bản trên). Vòng thành không rõ, vì trong đó được vẽ nhiều hình chữ nhật bao quanh mỗi một cung điện như điện Vạn Thọ (số 16), điện Kính Thiên (số 12), điện Thị Triều (số 13), điện Chí Kính (số 54), vậy là ở bản này không có ký hiệu để phân biệt một cấm thành nằm ở trong thành Thăng Long.
Về chú thích thì bản đ có 42 chú thích được đánh số từ số 1 đến số 57, 15 chú thích là: 1, 5, 17, 21, 22, 29, 31, 36, 37, 38, 45, 46, 50, 51 và 55 không có; thêm mới hai chú thích 56 và 57. Trừ chú thích 10 có khác với các bản khác, còn lại khá giống nhau.
Các kí hiệu ở trên bản đ cũng khá rành mạch, rõ ràng giúp chúng ta dễ nhận thấy và dễ phân biệt.
- Bản e: Bản này như ta đã biết là được vẽ vào năm 1770; nhìn chung khá sơ sài.
Vòng thành ngoài thu ngắn tỉ lệ nam - bắc nửa phía đông mà kéo dài tỉ lệ này ở nửa phía tây, đẩy cửa Bảo Khánh (số 30) xuống quá ba phần tư chiều dài của bản vẽ. Hồ Tây cũng bị thu gọn lại. Vòng thành giữa (thành Thăng Long) có vị trí tương tự như năm bản trên, nghĩa là tường thành phía tây không quá Hồ Khẩu. Trong thành Thăng Long có các kí hiệu tường thành chia làm nhiều vùng chẳng hạn Đông Cung (số 15) chiếm một phần ba phía đông, điện Vạn Thọ (số 16)... Không xác định được khu vực nào là cấm thành như sử cũ ghi chép, hoặc có nhiều khu vực đều được gọi là Cấm thành (?).
Về chú thích thì bản e có 27 chú thích được đánh số từ 1 đến 60, tức các chú thích: 3 – 6, 8, 9, 12, 13, 15, 16, 18, 20, 23 – 28, 30, 32 – 36, 42, 47, 48, 50, 58 – 60. Trong đó có một số chú thích có hơi khác như chú thích 10, chú thích 47 là Trịnh Vương phủ, Hồ Hoàn Kiếm (sô 51) trong các bản trước nay chú là Đàm, và bỏ đi khá nhiều chú thích, thêm ba chú thích mới là 58, 59 và 60.
- Bản f: Vòng thành ngoài có phần nhỏ đi và lùi về phía tây để lại khoảng từ cửa Đông (số 14) đến cửa sông Tô Lịch khá rộng, nửa phía đông của thành to hơn nửa phía tây vòng thành Thăng Long lùi về phía tây đến ngã ba sông Thiên Phù và sông Tô Lịch thẳng xuống, và Hồ Khẩu ở các bản trước là biên giới phía tây Thăng Long thì nay ở vào khoảng chính giữa. Cấm thành cũng không rõ là khoảng nào ở trong thành Thăng Long.
Vương phủ được vẽ rõ cửa chính (Chính Môn - số 61) trổ hướng nam và cửa Tuyên Vũ (Tuyên Vũ môn - số 62) trổ hướng Đông.
Bản f có 52 chú thích, đánh số từ 1 đến 66, thiếu 14 chú thích: 5, 11, 17, 29, 31, 36, 45, 46, 50, 51, 53, 54, 56, 57. Trong 52 chú thích có đến 10 chú thích khác các bản trước, ví dụ như: Quốc Tử Giám (chú thích số 32) ở bản này thay bằng Đại Học, Nam Giao điện (chú thích số 35) được thay bằng Giao Miếu (miếu Giao - Miếu Tề Giao), hoặc Đông Môn (số 10) thay là Đông Hoa Môn. Một số chú thích thì không có chẳng hạn Thăng Long thành (chú thích 11)... từ bản f trở đi có thêm các chú thích 63 đến 66.
- Bản g: Trên đại thể gần giống với bản f về cách vẽ và thể hiện vòng thành ngoài cũng như thành Thăng Long. Chúng ta dễ nhận thấy nguồn gốc chung của các bản này.
Song so với bản f, bản này có một ít khác biệt, có 11 chú thích, được đánh số từ 1 đến 66. Thiếu 25 chú thích: 2, 7, 14, 17, 29 - 31, 36 - 41, 43, 45, 46, 49, 51 - 57, 59. Một số chú thích khác với năm bản trên, song giống với bản f. Vị trí của chú thích 42 (Kính Thiên điện) ở các bản trên nằm gần Vạn Thọ điện (số 41) chính giữa phía bắc, riêng ở bản g được vẽ ở góc tây nam thành Thăng Long, chú thích 32 ở bản này ghi là Thái Học, chú thích 44 đây là Ngũ Môn...
- Bản h: Trên đại thể giống với các bản f và bản g. Bản này có 44 chú thích đánh số từ 1 đến 66. Thiếu 12 chú thích: 17, 29, 31, 45, 46, 50, 51, 53, 54, 56, 57 và 59.
- Khác nhau về kí hiệu vẽ.
Một khác biệt giữa bản a, bản b với hai bản sau là các kí hiệu vẽ trên đó; chẳng hạn các lần tường thành ở hai bản đầu được vẽ chen kẽ các khoảng đen và trắng (xem bản vẽ) còn ở hai bản sau trình bày cầu kì hơn, tường thành được vẽ thành nhiều lớp, thì như ở bản d thì người vẽ muốn phân biệt kĩ hơn giữa tường thành ở dưới và tường ở trên. Hoặc các cung điện, cổng thành, chùa, tháp ở các bản c và d về hình phân biệt. Và một số khác biệt về sông, hồ... trên mỗi bản.
- Khác nhau về một số chi tiết khác. Giữa bốn bản có khác nhau ở cách trình bày về hình dáng của các vòng thành, độ cong của các góc thành và các đoạn tường thành, chẳng hạn đoạn thành Đại La phía bắc ở bản a thì thẳng từ quán Trấn Vũ đến Bưởi, nhưng ở ba bản b, c, d thì lại cong. Cả vị trí của một số cung điện giữa các bản cũng khác nhau v.v...
- Một điểm khác nhau nữa là vị trí của vòng thành trong cùng giữa các bản không nhất trí. Ở bản a không có vòng thành này, còn ba bản b, c và d thì dường như có nhưng người vẽ không có ý thức nên không vẽ thành một hình khép kín như hai vòng thành ngoài.
Nhưng dù có dẫn ra những khác biệt giữa các bản thì chún ta vẫn cảm thấy rằng những khác biệt đó là không cơ bản, không làm cho bản nọ đối lập sai biệt với bản kia, sự khác nhau thể hiện ở các bản là có tính chất “kĩ thuật” của việc sao chép, chỉ là sự thêm bớt tùy tiện của người sao vẽ lại. Chính những khác biệt ấy lại như bổ sung cho nhau để chúng ta có khả năng hoàn chỉnh tấm bản đồ Hồng Đức ấy.
Vậy thì sự giống nhau giữa các bản thể hiện ở chỗ nào? Trước hết điều phải hiểu là tất cả cấc bản đồ của nước ta vẽ từ thế kỷ XIX trở về trước [trừ bản đồ phủ Hoài Đức vẽ năm Minh Mạng thứ 12 (1831) ] đều không theo thước tỉ lệ nhất định, các nhà họa bản đồ đi đến đâu vẽ đến đó, quy luật viễn cận trong các họa đồ thể hiện khá rõ. Như vậy chúng ta phải có cách đọc và hiểu đối với các loại bản đồ ấy. Sau đây là những điểm giống nhau giữa các bản:
- Thứ nhất là các bản đều đặt Trung Đô đúng vị trí giới hạn của nó, phía đông giáp sông Hồng, bắc - tây giáp sông Tô Lịch, phía nam là sông Kim Ngưu, tuy chú thích có đôi chỗ sai biệt.
- Thứ hai là vị trí và hình dáng của vòng thành ngoài. Thoạt xem thì chúng ta thấy vị trí và hình dáng vòng thành ngoài (có thể nói đó là thành Đại La) giữa các bản trùng khớp nhau kì lạ. Mặt phía bắc từ quán Trấn Vũ, quán ở phía đông chạy thẳng đến Bưởi ở phía tây (chỗ sông Thiên Phù và sông Tô Lịch gặp nhau). Mặt tây tường thành chạy theo bờ đông sông Tô Lịch từ Bưởi đến Cầu Giấy. Mặt phía nam tường thành được vẽ trên bốn bản hoàn toàn giống nhau. Mặt phía đông của tường thành giữa bốn bản cũng tương tự. Như vậy thành Đại La được vẽ trên cả bốn bản hoàn toàn giống nhau về hình dáng và vị trí. Có khác nhau ở một vài chi tiết như ở bản a mặt thành phía bắc thẳng tuột, hoặc ở một vài chú thích trên tường thành như chú thích 14 ở bản a là Nam Môn, các bản b, c không có, còn ở bản d là Đại Hưng Môn.
- Thứ ba là vị trí của vòng thành giữa. ở các bản hình dáng và vị trí của thành giữa (mà chúng ta có thể gọi là Hoàng thành Thăng Long) dường như là nhất trí. Thành có hình chữ nhật, chiều dài là đông tây, chiều rộng là nam bắc, chiều dài bằng hai chiều rộng. Vị trí và giới hạn của thành trên đại thể như sau:
+ Mặt bắc, tường thành được giới hạn bởi thành Đại La.
+ Mặt nam, tường thành cũng được giới hạn bởi thành Đại La.
Ở cả hai mặt nam, bắc giới hạn dễ nhận thấy.
+ Mặt phía đông, nếu như cho Đông Cung (chú thích số 15 ở các bản) vào thành này, thì tường của nó trùng với tường phía đông của thành Đại La. Như theo bản a thì thành giữa tức Hoàng thành không có Đông Cung (?);
+ Mặt phía đông, ở các bản dường như là nhất trí với nhau, góc tây bắc của Hoàng thành giáp với Hồ Khẩu (chỗ sông Tô Lịch nhận nước Hồ Tây, nay cửa sông đã cạn). Nếu lấy Hồ Khẩu làm giới phía tây, ta vạch trên thực địa trục bắc - nam, và đó là tường thành phía Tây. Một lý do nữa là Hồ Tây nằm ở phía bắc thành này.
Như vậy chúng tôi đã sơ bộ giới thiệu, và bây giờ có thể rút ra một vài nhận xét chung giữa chín bản đồ như sau:
1. Từ bản a cho đến bản e, sáu bản này được sao vẽ lại từ trước thế kỷ XIX, nghĩa là trong thời gian còn tồn tại thành Thăng Long thời Lê, riêng bản e được sao vẽ lại từ thế kỷ XIX, song ít ra có nguồn gốc từ bản Thiên Nam tứ chí lộ dồ cũ nào đó. Vì vậy giữa sáu bản này dường như nhất trí với nhau về:
- Hình dáng và vị trí của thành Đại La.
- Duyên cách của thành Thăng Long, mà cụ thể nhất là tường thành phía tây không quá Hồ Khẩu.
- Giống nhau ở những nội dung các chú thích.
2. Các bản f, g, h xuất hiện từ thế kỷ XIX, nếu có thể nói được thì niên đại là năm Gia Long thứ 9 (1810), nhưng chắc chắn rằng các tác giả đã dựa vào một bản đồ thành Thăng Long nào đó, và bấy giờ thành Thăng Long cũ bị phá hoại, hoặc là các tác giả dựa vào kí ức của mình mà vẽ lại tòa thành đã mai một. Vì vậy mà cả ba bản này nhất trí với nhau về vị trí các vòng thành như chúng tôi đã trình bày và các chú thích trên bản đồ, nổi rõ nhất là:
- Vòng thành ngoài lùi xa về phía đông.
- Tường thành phía tây của thành Thăng Long lùi sang phía tây quá Hồ Khẩu.
- Xuất hiện một số chú thích mới và khác.
- Tây Tràng An (chú thích 21) và Đông Tràng An (chú thích 22) dường như lui hẳn ra ngoài vòng thành, nhất là Đông Tràng An...
Những khác biệt giữa chúng là có, mà nổi rõ nhất là giữa sáu bản đầu với ba bản cuối. Ngay trong cùng một loại vẫn có những khác biệt. Như chúng tôi đã có dịp nói đến là chính những khác biệt đó giúp chúng ta khôi phục được một cách đầy đủ hơn thành Thăng Long trước thế kỷ XIX.
Chúng tôi thấy cần thiết phải lưu ý bạn đọc về cách sử dụng các loại bản đồ cũ vẽ không có thước tỉ lệ; làm thế nào để khắc phục được những trình bày dường như vô lí trên các bản đồ. Chúng ta không thể đặt tất cả cấc mốc trên bản đồ theo kinh độ và vĩ độ như khi sử dụng bản đồ hiện đại, để rồi từ đó mà đoán định tọa độ, vị trí giới hạn của nó. ở trong các bản đồ Thăng Long thời Lê này tình hình cũng tương tự. Chẳng hạn khi xác định vị trí của mặt thành phía bắc của Hoàng thành, ta phải chọn mốc là Hồ Tây, là Trấn Vũ quán, là Hồ Khẩu chứ không thể chọn mốc là Quốc Tử Giám... Quy luật viễn cận ở trong các bản trên cũng khá nổi bật; mục đích của người vẽ là Hoàng thành nên Hoàng thành có vẽ to, còn như thành Đại La phần phía tây không đúng, hay Hồ Tây thì vẽ nhỏ bé, và khoảng cách từ sông Tô Lịch đến sông Thiên Đức (sông Đuống) rất ngắn so sới thực tế...
Nhờ vậy, mà chúng tôi bước đầu thử chỉ định vị trí của tòa thành Thăng Long (tức Hoàng thành, vòng thành thứ hai) như sau so với địa danh hiện nay:
- phía đông, tường thành nằm vào khoảng từ giữa phố Lý Nam Đế và đường Nguyễn Tri Phương (tức là phạm vi thành Hà Nội thời Nguyễn).
- phía tây, lấy Hồ Khẩu làm điểm mốc, từ đó vạch đường thẳng theo trục bắc nam, thì đó là phía tây Hoàng thành; tức là nó bao gồm cả đất các làng Ngọc Hà, Đại Yên, Hữu Tiệp cũ.
- phía bắc không quá sông Tô Lịch.
- phía nam, nếu lấy bến ô tô Kim Mã làm mốc, vạch đường thẳng theo hai phía đông, tây thì có thể đó là tường thành phía nam Hoàng thành.
Những hiểu biết hạn chế của chúng tôi hẳn chưa đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu của bạn đọc. ở đây trước hết xin cung cấp nguyên bản các bản đồ ấy, được sao chụp lại từ các sách gốc mà chúng tôi đã giới thiệu. Rất mong được chỉ ra những sai sót trong suy nghĩ của chúng tôi.
Chú thích các bản đồ Thăng Long thế kỷ XV – XVIII
Kí hiệu:
0 = không có chú thích
+ = Có khác về cách dùng chú thích nhưng có nội dung và vị trí tương tự.
BÙI THIẾT .
( Xin xem tiếp bài 8 ) - dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét