ĐI TÌM THĂNG LONG THÀNH. BÀI 8.
ĐỊNH VỊ Hoàng thành Thăng Long của thư tịch cổ
Nguyễn Xuân Diện
Ngọn gió của ngàn đời
Chiều nay ùa trở lại
(Lưu Quang Vũ)
1. Vị trí của núi Nùng và điện Kính Thiên:
1.1.Danh sĩ, học giả Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) trong bài “Trả lời các câu hỏi về di tích ở Thăng Long” cho một người bạn, vào tháng Hai, năm Ất Hợi (1815), niên hiệu Gia Long, có viết về núi Nùng, trong mục Danh sơn, sách Châu Phong tạp thảo như sau:
“Núi Nùng: Núi đất ở giữa thành Thăng Long. Khi triều Lý định đô, xây dựng làm chính điện. Triều Lê là điện Kính Thiên, nay là Bắc thành. Hoàng cung ở phía trước điện. Đời truyền, ở trên điện phía sau tòa ngự, núi và đầm thông khí như hình hang chuột, đó là rốn rồng[long tê]”.[tờ 8a].
Phạm Đình Hổ còn cho biết, ngoài núi Nùng, còn có núi Tam Sơn, núi Khán Sơn, núi Thái Hoà. Về núi Tam Sơn, ông viết như sau: “Tam Sơn: Núi đất ở trong thành Thăng Long, nằm về phía Bắc Hoàng cung”[tờ 8a]. Về núi Thái Hoà thì: “Núi đất ở phía Tây, bên ngoài thành Thăng Long” [tờ 8b]. Về núi Khán Sơn, vì văn bản mất chữ nên không còn đọc được những chữ xác định vị trí. (Châu Phong tạp thảo, VHv.1873. Tờ 8a và 8b)
Như vậy: Núi Nùng là núi đất ở giữa thành Thăng Long. Thời Lý là vị trí chính điện. Thời Lê là vị trí của điện Kính Thiên. Và trong thành Thăng Long không chỉ có núi Nùng mà còn có núi Tam Sơn. Khái niệm “Thành Thăng Long” là chỉ một phạm vi rộng, trong đó có “Hoàng cung”(Cấm thành). “Hoàng cung” không trùng với điện Kính Thiên.
1..2. Cụ Đặng Xuân Khanh, sau khi tham khảo sách cổ ở Viễn Đông bác cổ học viện đã viết về núi Nùng như sau:
“Núi Nùng ở chính giữa kinh thành, còn có một tên nữa là núi Long Đỗ. Núi hình tròn, cây cối um tùm, tiếp liền với Tây Hồ; đằng sau có Tam Sơn làm chẩm (...). Lý Thái Tổ định đô ở đây, lấy núi này làm án, dựng chính điện ở trên (...). Triều Trần đổi làm hành cung, dựng lầu Vọng Nguyệt đối diện với núi Nùng. Triều Lê là điện Kính Thiên. Triều Nguyễn đặt hành cung, vẫn theo tên cũ. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đổi làm điện Long Thiên”. (Thăng Long cổ tích khảo tịnh hội đồ, VHv.2471. Tờ 9 a và 9 b)
Như vậy: Núi Nùng có tên gọi là núi Long Đỗ (Chữ Hán viết Long là Rồng, đỗ là bụng. Long đỗ là bụng rồng). Triều Lý dựng nền điện trên núi. Triều Lê dựng điện Kính Thiên trên núi. Triều Nguyễn đặt hành cung ngay trên núi, đến 1843 đổi làm điện Long Thiên.
1.3. Thăng Long cổ tích khảo (không rõ niên đại) chép về núi Nùng như sau:
Núi ở chính giữa thành. Núi không cao lắm, đất đá lẫn lộn. Thời Đường, Cao Biền gọi núi này là Mũi rồng (Long Tỵ) và làm bùa để yểm đi. Đào lên, quả là có một lỗ thông khí, như hình hang chuột. Triều Lý, xây chính điện lấy núi này làm án. Triều Lê xây điện Kính Thiên lấy núi này làm chẩm. (Thăng Long cổ tích khảo, A.1820. Tờ 17b)
Như vậy: Theo tài liệu này thì núi Nùng được Cao Biền gọi là Mũi rồng, không phải là bụng rồng hay rốn rồng như các cách gọi khác từng được thư tịch ghi nhận. Và các triều Lý và Lê đều không xây điện lên trên núi mà chỉ lấy núi là án hoặc chẩm mà thôi. Cũng sách này, khi viết về đền Long Đỗ thần quân, cho biết ngôi đền nằm phía Bắc Long thành, trấn giữ phương Bắc, khi xưa Cao Biền đến yểm mà không được nên phải lập đền [tờ 15b và 16a].
1.4. Từ những ghi chép trên, ta có thể rút ra một vài điều như sau:
- Núi Nùng nằm giữa thành Thăng Long.
- Nhiều tài liệu chép cho đây là Rốn rồng, nhưng lại có tài liệu cho là Mũi rồng, Bụng rồng. Theo thuật phong thủy thì Rốn rồng có khác Mũi rồng và Bụng rồng không? Có khoảng cách giữa Rốn và Mũi như ta thấy trong thực tế không?
- Trên núi Nùng đời Lý dựng chính điện, đời Lê dựng điện Kính Thiên. Có tài liệu chép chỉ lấy núi làm án hay chẩm chứ không xây cất ở trên. Làm án, tức là núi ở phía trước điện; làm chẩm tức là núi ở phía sau điện. Như vậy điện Kính Thiên đời Lê không nằm trên núi.
- Núi Nùng không trùng với nền Hoàng cung. Trong bài “Trả lời các câu hỏi về di tích ở Thăng Long”, sách Châu Phong tạp thảo, viết vào khoảng thời gian từ 1790 đến đầu thời Minh Mệnh (1820), của Phạm Đình Hổ thấy có xuất hiện hai cách gọi này: Thành Thăng Long (có chỗ gọi là Long thành), Hoàng cung. Theo đó, Thành Thăng Long là chỉ một khu vực rất rộng, bên trong là Hoàng thành - tức là khu vực bao quanh nơi Vua ở. Trong Hoàng thành là Hoàng cung (tức Tử Cấm thành) chỉ nơi sinh hoạt và làm việc của nhà Vua.
2. Về ranh giới Thăng Long thành:
Góp phần xác định ranh giới Kinh thành Thăng Long, rút từ Châu Phong tạp thảo như sau:
- Phía Tây Bắc thành có: Quán Trấn Vũ [tờ 14a]
- Phía Tây Nam thành có: Hồ Tú Yên [UYÊN](phường Bích Câu)[tờ 9a]
- Phía Tây thành có: Chùa Một Cột [tờ 11a], Đền Linh Lang [tờ 20a]
- Phía Đông Nam thành có: Hồ Tả Vọng (tức hồ Hoàn Kiếm) [tờ 8b]
- Phía Nam thành có: Văn Miếu [tờ 9a]
3. Vị trí Thăng Long thành qua các đời:
Nhà sử học Đặng Xuân Bảng (1828 - 1910) trong Sử học bị khảo phần Địa lý khảo, có đoạn:
“Xét sách An Nam kỷ yếu chép rằng: “Lý Nguyên Gia đời Đường Mục Tông (820 - 824) làm đô hộ thấy cửa phủ có dòng nước ngược, sợ người Giao Châu làm phản, nên năm Trường Khánh thứ 4 (824), sai thầy địa lý xem đất, chọn được đất ở bờ sông Tô Lịch liền đắp thành nhỏ rồi dời phủ đến đấy ở. Xem thế thì thành Thăng Long bắt đầu từ niên hiệu Trường Khánh (821 - 824) dời đi trong niên hiệu Bảo Lịch (825 - 827), đắp lại trong niên hiệu Hàm Thông (850 - 874). Từ đời Lý, đời Trần về sau, đời nào cũng có sửa đắp. Nay các thành có 16 cửa ô, 36 phố phường là xây dựng trong niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) đời Lê, chứ không phải dấu cũ thành Đại La của Cao Biền. Thành Đại La của Cao Biền lại không phải dấu cũ thành Đại La của Trương Bá Nghi, cũng không phải lỵ sở Giao Chỉ cũ đời Tùy. (Tùy thư chép quận lỵ Giao Chỉ ở Tống Bình, là chưa xét rõ).(Sđd trang 264 - 265).
Trong phần thứ 4 này chúng tôi cũng xin giới thiệu một Chuyên đề của PGS.TS NGÔ ĐỨC THỌ mang tên :
THĂNG LONG QUA TƯ LIỆU CÁC BẢN ĐỒ CỔ - ( HÀ NỘI - 2004) .
1/ TRÍCH DẪN TƯ LIỆU ĐỂ THUYẾT MINH MẤY DANH TỪ GỌI TÊN CÁC NGÔI ( VÒNG) THÀNH :
* Năm 1010 Lý Thái Tổ dời Đô ra đóng tại Thành Đại La , nhân đó đổi gọi thành Đại La là Thăng Long thành 昇 龍 城 ( thành Thăng Long ) .
* Đọc mấy dòng ghi chép trong chính sử , tôi hiểu rằng : Thoạt đầu Vua cho xây dựng ngay một số cung điện làm nơi cho Vua ăn , nghỉ và làm việc với các triều thần , rồi cùng trong năm đó cho : " Dựng kho tàng , đắp thành , đào hào . Bốn mặt thành mở bốn cửa : Phía Đông gọi là cửa Tường Phù , phía Tây gọi là cửa Quảng Phúc, Phía Nam gọi là cửa Đại Hưng , phía bắc gọi là cửa Diệu Đức " ( Toàn Thư , BK2-3B;DVSL.2- 3a) . Cương Mục có lẽ cho rằng cùng trong 1 năm ấy thì không thể xây xong việc đắp thành nên ghi lui lại 1 năm vào năm 1011 ( CM,CB2-12) . Tòa thành ( vòng thành ) có 4 cửa Tường Phù , Quảng Phúc, Đại Hưng, Diệu Đức ấy , sử không ghi rõ là thành nào , nhưng lúc ấy Vua chưa thể cho xây đắp diện rộng lớn trên toàn bộ thành Đại La ( cũ ) được, mà phải tập trung đắp ngay bức thành bảo vệ cho Hoàng gia và triều đình , tức là Hoàng thành nhà Lý . Hơn nữa , tuy sử không ghi rõ là "đắp Hoàng thành "; Nhưng tòa thành có 4 cửa Đại Hưng ...vv thì ngay từ lúc đó qua các triều đại sau như : Trần , Lê sơ , Mạc , Lê Trung Hưng bao giờ cửa Hoàng thành " Tuy môn danh sảo hữu sai dị , nhi thành chỉ tắc chí Lê bất cải dã "/ Tuy tên cửa có phần thay đổi , nhưng nền thành thì đến đời Lê vẫn không đổi ( Phương Đình Nguyễn Văn Siêu . Thăng Long thành trong Đại Việt địa dư toàn biên .Q2, tờ 22b) .
Điều mà Phương Đình nói là " sảo sai dị 稍差異 " đó là để nói đến sự thay đổi tên gọi của một hai cửa trong số đó , như cửa Tường Phù thời Lê đổi là cửa Đông Hoa , Đông Môn ; cửa Quảng Phúc đổi là cửa Bảo Khánh ...vv. Tôi cũng xin nói rõ rằng : Sử tuy không ghi tên thành , nhưng cũng đã cho biết khá rõ cách ghi tên 4 cửa của nó : Đại Hưng , Tường Phù , Diệu Đức , Quảng Phúc . Để tiện liên hệ so sánh xin lấy một ví dụ : Nói đến một sân vận động , tuy không nói rõ là sân nào nhưng biết có các cửa phố Hàng Cháo , phía phố Trịnh Hoài Đức ...vv thì ai cũng hiểu đó là sân Hàng Đẫy .
Điều này , tự so sánh thì thấy ý kiến của tôi khác hẳn ý kiến của GS.LÊ VĂN LAN ( như tôi đã được đọc ở Tham luận của GS trong cuộc Hội thảo trước ) . Giáo sư cho rằng : vào năm 1010 Lý Thái Tổ mới chỉ có một " vòng tường thành duy nhất " chính là Thăng Long thành mà ở các trang trước GS đã nói rõ : " vòng tường thành ( thực chất là lũy đất ) ngoài cùng được bộ Đại Việt sử ký toàn thư gọi thẳng bằng tên " thành Đại La " ; và GS đã nhắc lại : đó chính là Hoàng thành - theo cách gọi về sau và cho đến bấy giờ . Nhờ GS và quý vị quan tâm thẩm tra giúp : Thành Đại La thì làm gì có các cửa Đại Hưng ...vv và làm sao có thể vào thành đó bằng các cửa Đại Hưng , Tường Phù ...vvv ???
Còn ý kiến của tôi , đã dẫn chứng Toàn thư và Phương Đình địa dư chí đã rõ ràng rằng Hoàng thành Thăng Long qua từ đời Lý Thái Tổ , qua đời Trần đến cuối đời Lê Trung Hưng không phải loà vòng thành Đại La , mà là thành Thăng Long - Tức là tòa thành đã tạo nên một ranh giới một vùng đất có hình dáng " khẩu súng lục " như lời của nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Phúc trao đổi với tôi qua điện thoại . Nhưng có lẽ chúng ta dùng một so sánh theo từ của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu là " cái thước cong " ( khúc xích 曲尺 ) . Trong chuyên mục đánh giá tấm bản đồ Thăng Long trong Hồng Đức bản đồ ( A.2499 ) tôi đã phát hiện ra một dấu vết cho thất Hồng Đức bản đồ không phải là một cái tên sách ( hoặc cả nội dung cuốn sách ) do ai đó bịa ra , thật vui mừng và bất ngờ là chính Phương Đình Nguyễn Văn Siêu là người xem đọc và dẫn dụng bản đồ ấy .
Khi nhận xét chung về thông tin lịch sử qua hệ thống bản đồ Thăng Long , tôi sẽ phải dẫn lại ý kiến của Phương Đình . Nhưng để cho rõ ràng tránh nhầm lẫn , ý kiến đó cũng phải được dẫn ra tại đây : Đầu mục Thăng Long thành Phương Đình viết : " Theo bản đồ thành Thăng Long thời Hồng Đức , hình dáng của thành như cái thước cong ( khúc xích 曲尺 ) . Ba mặt Đông - Nam - Bắc vuông thẳng , phía Tây và phía nam thì liên tiếp kéo dài ra một nửa . Cửa Đông Môn khởi từ phía Bắc [hai ] thôn Cựu Đông Môn và thôn Đức Môn tổng Đồng Xuân đến sông Tô Lịch , theo bờ bên trái , qua Bắc Môn mà đi về phía Tây , đến đối diện với [ phường ] Nhật Chiêu thì quanh về phía Nam đến cửa Bảo Khánh ( ) , đi về phía Nam đến bên phải phía trước Văn Miếu , rồi quành ra sau sang bên trái là đến cửa Nam Môn , thẳng hướng Đông . Đó là di tích của thành Thăng Long " .
* Đã có Hoàng thành rồi , nhưng trong Hoàng thành vẫn có những quân nhân , dân chúng lo các công việc phục dịch , hậu cần , xây dựng , trồng hoa , nuôi ngựa ...vv , vì vậy cần phải có thành riêng để bảo vệ , cấm không cho người ngoài vào ...vv ..Cho nên năm 1029 Lý Thái Tổ sau khi cho xây sửa một loạt cung điện : Thiên An , Diên Phúc , Văn Minh , Quảng Vũ ...vv ...lại cho đắp một lớp thành bao quanh khu các cung điện gọi là Long Thành ( Toàn Thư , BK2-20a; DVSL.2-5b; CMCB2-34 ) .
Ở điểm này thì tôi rất hoan nghênh nhận xét của GS,LV LAN nói rằng : lần xây bức thành bảo vệ này là " rút kinh nghiệm xương máu " từ vụ loạn Tam Vương xẩy ra một năm về trước . Chính xác là như vậy .
* Cho nên Long Thành , cũng tức là Cấm Thành . Sử gia Phan Huy Chú viết : " Vào bừa cửa Hoàng thành (4) những cửa Đông Hoa [ba} , Thiên Hựu , Bắc Thần , thì xử trượng hay biếm , vào bừa các cửa cấm ( những ) cửa Đoan Môn Hữu Dực , Tường Huy , Đại Định , Trường Lạc , Đại Khánh , Kiến Bình , Huyền Vũ khảo đinh " ( Lịch triều hiến chương loại chí , Hình luật chí . Bản dịch H.nxb Sử học - 1961 . T3, tr114 ) .* Vì Long thành bao quanh các khu cung điện , cho nên khi chỉ cần nói sự việc mà không cần nói tên riêng thì gọi Long Thành là Cung Thành . Ví dụ : " Hoàng thành , Cung thành tịnh dụng chuyên / Hoàng thành và Cung thành đều xây gạch " ( Phương Đình Nguyễn Văn Siêu . Thăng Long thành trong Đại Việt địa dư toàn biên Q2, tờ 22a ) .
Phương Đình Nguyễn Văn Siêu . Thăng Long thành trong Đại Việt địa dư .
Ở chỗ này thì tôi lại có một chút ý kiến muốn trao đổi với Giáo sư Đỗ Văn Ninh : Việc Lý Thái Tổ xây thành năm 1010, Toàn Thư chép :
" ...toại ư Thăng Long kinh thành chi nội khởi tạo cung điện : tiền khởi Kiền Nguyên điện , dĩ vi thị triều sở , tả trí Tập Hiền điện " nghĩa là : " Lại xây dựng các cung điện trong kinh thành Thăng Long : phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu , bên tả làm điện Tập Hiền " .
"Thăng Long kinh thành chi nội 昇 龍 京 城枝 内" sao Giáo sư lại dịch hoặc nói là " Từ tháng 7 dời đô cho đến cuối năm Vua cho " xây dựng cung điện trong Cung thành Thăng Long " ( tr4 in nghiêng trong nguyên văn , gạch dưới cho rõ do NDT . ) Đồng nhất Kinh thành với Cung thành ? Hóa ra Kinh thành , Cung thành , Long thành ...vv.. gọi thế cũng được ư ?
Toàn Thư
Về đời Vua Lê Tương Dực , tháng 5 Giáp Tuất niên hiệu Hồng Thuận 6 ( 1514 ) chép : " Đắp thành Tô Lịch , làm điện Trường Quang "
Công việc này lúc đó mới khởi làm , sử chỉ ghi tóm tắt như thế . Khoảng 2 năm sau , công việc này hoàn thành . Toàn Thư ( BK15-26a-b) về năm Bính Tý Hồng Thuận 8 ( 1516 ) viết : " Trước đây Vua thích làm nhiều công trình thổ mộc , đắp [26b] thành rộng hơn mấy ngàn trượng bao quanh điện Tường Quang , quán Trấn Vũ , chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ , từ phía Đông đến phía Tây bắc , chắn ngang sông Tô Lịch , trên đắp Hoàng thành , dưới làm cửa cống , dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống , lấy đá phiến và gạch vuông xây lên , lấy sắt xuyên ngang . Lại sai làm thuyền chiến , sai thợ vẽ kiểu , sai bọn nữ sử cởi trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây , Vua cùng chơi , lấy làm vui thích lắm . Người thợ Vũ Như Tô làm điện lớn hơn một trăm nóc , dùng hết tiền của và sức lực của dân trong nước . Lại làm Cửu Trùng đài , trước điện đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước vào , thả thuyền Thiên Quang cho mặc sức du ngoạn . Hồ ấy quanh co khúc khuỷu , mở cửa cống có thể chở thuyền nhẹ ra vào để rong chơi , cực kỳ xa xỉ . Dân chúng đau khổ , binh lính nhọc mệt . Quân đắp Phủ Thành [27a] chưa xong được , đến đây có lệnh bắt các Nha môn ở trong ngoài thành phải làm , tập hợp nhau lấp hồ , khênh đất . Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi , chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng bài bạc . Chỗ nào đã làm xong lại phải làm lại , sửa đổi xây đắp , hết năm này qua năm khác , liên miên không dứt . Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười " .
Đoạn sử này giới nghiên cứu đã từng chú ý , nhưng chủ yếu là về chi tiết " người thợ Vũ Như Tô làm điện lớn hơn trăm nóc , dùng hết tiền của và sức lực của dân trong nước . " , sau đã được Nguyễn Huy Tưởng khai thác viết thành vở kịch lịch sử " Đêm Hội Long Trì " . Còn chi tiết về đắp thành thì chưa chú ý vì cũng chưa có ai nêu vấn đề tìm hiểu đoạn phía Bắc Hoàng thành . Vì sự việc đáng kể là quan trọng cho nên , ngoài trừ chi tiết Vũ Như Tô , cũng được Cương Mục nhắc lại : Đắp thành chặn ngang sông Tô Lịch . "Nhà Vua thích mở mang việc thổ mộc : đắp thành rộng hàng mấy ngàn trượng , bao bọc cả điện Tường Quang , quán Trấn Vũ , chùa Kim cổ Thiên Hoa , thành đắp từ phía Đông đến phía Tây bắc , chắn ngang sông Tô Lịch , trên đắp Hoàng thành , dưới mở cửa cống , xây bằng gạch đá , dùng sắt chắn suốt bề ngang . Lại làm thuyền chiến để đi chơi Hồ Tây , bắt phụ nữ cởi trần bơi chèo để Vua vui chơi thoả thích " . ( Cương Mục CB26-24 a) .
Đọc kỹ 2 đoạn văn dẫn trên của 2 bộ Quốc sử , chúng ta thấy rõ cạnh phía Bắc của Hoàng thành Thăng Long từ trước chỉ có một lớp tường như các cạnh khác , từ năm 1514 Vua Lê Tương Dực sai đắp thêm một lớp từ phía Đông đến phía Tây Bắc , chắn ngang cả dòng sông Tô Lịch , có đoạn đắp chồng lên cả trên tường cũ Hoàng thành , dưới làm cống , dùng ngói vỡ và đất nện xuống , lấy đá phiến và gạch vuông xây lên , lấy sắt xuyên ngang như Toàn thư đã mô tả ( Cương Mục cũng nhắc lại , nhưng mô tả sơ lược hơn một ít ) . Tiếp theo việc đắp thêm bức tường ốp ngoài Bắc thành , sử ghi cùng dịp ấy Lê Tương Dực cho xây Cửu Trùng đài , đào hồ thông với sông Tô Lịch để thả thuyền du ngoạn ... Nhưng đó là việc về sau
còn việc đắp bức tường ốp thì hẳn không ngoài 2 mục đích : đề phòng năm nước to vỡ đê lụt vào Hoàng thành và hai là tăng cường thủ vì những biến loạn đời Lê Uy Mục cách chưa xa , bản thân bị Uy Mục tống giam , cha , anh đều bị giết ..vv ..
Đoạn tường ốp bên ngoài tường phía Bắc , được khởi tạo năm Hồng Thuận 6 ( 1514 ) đời Vua Lê Tương Dực trong tình hình đã nói ở trên đây .
Nhân nói bức tường ốp này , chúng ta đọc tiếp đoạn dưới đây của Dương Bá Cung người đã được giao trách nhiệm soạn thảo Hà Nội địa dư , một tập sơ thảo để gửi Quốc Tử Giám biên soạn Đại Nam nhất thống chí ( nhưng chính đoạn này DNNTC không có ) . Đoạn tường thành đắp lên thời Lê Tương Dực mà chúng tôi dẫn ở trên được Dương Đốc học kể tiếp về tình trạng của nó trải qua các đời mạc và Lê Trung hưng : " Lê Tương Dực đắp thành bao quanh sông Tô Lịch để dựng cung điện , năm sau lại đắp bao quanh Trấn Vũ , các phường Thiên Hoa , Kim Cổ làm thành , dài nghìn trượng , từ phía Đông lên phía Tây bắc , cắt ngang qua sông Tô Lịch , bên trên đắp Hoàng thành , ở dưới là cống nước , đào đất dẫn nước để cho thuyền nhẹ có thể đi lại được . Nhà Mạc khoảng năm Đoan Thái ( 1586 - 1587 ) đắp sửa , xây gạch . Công việc phải mất mấy năm mới xong . Lại đắp sửa tầng thành ở phía ngoài ( ngoại tầng thành ) , sửa sang các đường ngõ , lệnh cho bình dân bốn Trấn đến đắp thêm thành Đại La , bên ngoài đắp ba lớp lũy . Bắt đầu từ Nhật Chiêu , Tây Hồ qua cầu Dừa ( Da Kiều ) đến cầu Dền ( Triền cầu ) , chạy thông đến Thanh Trì ở bờ phía Tây bắc sông Nhị Hà , cao hơn Long thành đến mấy trượng , rộng 25 trượng . Năm thứ 15 đời Lê Thế Tôn ( 1587 0 , mạc Mậu Hợp bỏ thành chạy , phủ Chúa Trịng ra lệnh san bằng các lũy đất , thẳng thông đến mấy nghìn trượng , chặt dọn gai góc , san lấp hào lũy , khiến cho trở lại thành đất bằng . Ba lớp lũy đều trồng tre gai , kéo dài đến mất dặm bao bọc xung quanh thành . Năm Cảnh Hưng Kỷ Tỵ ( 1749 ) thấy Kinh sư là nơi căn bản , trăm quan , sáu quân đều đóng ở đây mà đi , thông năm phương , bốn hướng , không có cái thành lũy nào để làm bằng , bèn sai dân các Huyện gần Kinh kỳ khởi đắp thành , mở 8 cửa , hai bên tả hữu có Ổ môn , chia quân túc trực canh giữ . Cửa Ổ môn , tức là di tích của thành này...Cuối đời Lê phía trong thành sụp đổ , chỉ còn cửa Đại Hưng ở phía Nam , cửa Đông Hoa ở phía Đông thôi " .
Bổ xung một đoạn về chỗ Cảnh Hưng Kỷ Tỵ , Đại Việt sử ký tục biên chép : " Chúa Trịnh Doanh nói ...cổ nhân nói : Đặt chỗ hiểm để giữ nước , thực có` ý sâu . Nước ta từ thời Lý đóng Kinh đô ở Thăng Long , cũng đã đắp thành Đại La , nay ta muốn nhân cũ mà tu bổ lại , để lúc có việc bên ngoài , không phải lo bên trong . các người nghĩ như thế nào ? Tả hữu đều nói rằng : Đó thực là kế nhọc một lần mà yên mãi . Chúa bèn sai xem địa thế trong Kinh kỳ , trù vật liệu , tính nhân công , bắt dân phu 9 Huyện ở gần Kinh kỳ đắp thành Đại Dô ( 9a ) ; mà năm cửa là : An Hòa , Vạn Bảo , Vạn Xuân , Thịnh Quang , Thọ Khang . Mội cửa đặt 2 ô tả hữu , chia lính tuần phòng túc trực "
( Đại Việt sử ký tục biên . Bản dịch nxb KHKT .1991.tr217 ) .
Ngoài mảng sách cổ, bản đồ cổ mà chúng tôi đã giới thiệu; còn một mảng tài liệu nữa rất quan trọng có thể giúp xác định vị trí Thăng Long thành, đó là văn khắc (văn khắc trên bia đá, chuông đồng). Về vấn đề này PGS. TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) vừa gửi cho chúng tôi bài viết Văn khắc Hán Nôm trên đất Thăng Long - Hà Nội. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc đoạn trích có liên quan. Đầu đề là do chúng tôi đặt.
VĂN KHẮC HÁN NÔM ĐỊNH VỊ PHÍA ĐÔNG HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
PGS.TS. Đinh Khắc Thuân
Trước hết về qúa trình xây dựng kinh thành Thăng Long và quy mô Hoàng thành qua các thời kỳ lịch sử. Ngay từ buổi đầu xây dựng, đã có bao cụm dân cư phải nhường đất để xây dựng Kinh thành như dân phường Cơ Xá mà minh chuông chùa An Xá vừa nêu trên đã ghi lại. Các sắc chỉ này cho biết người dân Cơ Xá vốn sống trong nội thành, đã nhường đất để Vua Lý Thái Tổ xây dựng kinh thành Thăng Long, mà dời đến bãi Cơ Xá ở giữa sông, sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm và chở đò. Các đời Vua đều ban sắc miễn trừ sưu thuế và binh dịch cho dân phường Cơ Xá này. Nơi đây cũng chính là quê của Lý Thường Kiệt mà tên thật của ông khi nhỏ là họ Ngô. Người dân Cơ Xá ngay sau khi chuyển đến bãi sông, đã gặp nhiều trở ngại trong các mùa nước lớn, nên thường qua lại sinh sống ở hai bờ Nam, Bắc sông Hồng. Trải nhiều đời, đến thời Lê trở đi người dân Cơ Xá định cư ở phía Bắc sông, mà ngày nay còn có tên gọi Bắc Biên.
Như vậy, ngay sau khi dời đô ra Thăng Long, nhà Lý đã xây dựng Thăng Long thành Kinh đô to lớn và lâu bền cho Đại Việt. Quy mô rộng lớn đó đòi hỏi mặt bằng rộng lớn để quy hoạch kiến thiết. Vì vậy đã có không ít người dân phải di dời ra ven đô để nhường đất cho triều đình xây dựng Kinh thành.
Quy mô Hoàng thành có sự thay đổi trong các thời kì lịch sử, nhất là khu vực cửa Đông Hoàng thành thời Nguyễn đã có nhiều thay đổi so với thời Lê. Điều này được phản ánh khá rõ nét qua các văn bia ở đây.
Văn bia chùa Đông Môn phố Hàng Đường, Hoàn Kiếm, dựng năm Vĩnh Tộ 6 (1624) cho biết: “Chùa Đông Môn là một danh lam cổ tích, có sông Nhị Hà chạy quanh phía trước, thành Thăng Long ở sát phía sau... Cũng ở đây có bài minh trên chuông chùa khắc năm Cảnh Thịnh 8 (1800) cho biết vị trí cụ thể của cửa Đông Hoa “Duy nơi chùa cổ có cầu đá phía đông, sông Tô chảy bên trái, Cửa Hoa bên phải.
Như vậy là cửa Đông tức cửa Đông Hoa không phải vị trí phố Cửa Đông hiện tại mà mở rộng sát tới phố Hàng Vải.
Bia Tối linh từ bi kí dựng ở Hậu cung đình năm Minh Mệnh 21 (1840) cho biết: Bản thôn khi chưa có nhà cửa cũng chỉ là nơi luyện tập của binh lính mà thôi. Mãi đến năm Giáp Tý đời vua Gia Long 3 (1804) muốn xây dựng thành quách Thăng Long, có một dải đất trống chạy dọc theo mạch chính của núi Nùng, dường như có thế núi Phật đặt trúng vào đó. Năm Nhâm Ngọ niên hiệu Minh Mệnh 3 (1822) ấp ta mới bắt đầu đăng ký sổ hộ tịch thuộc tổng Thuận Mỹ huyện Thọ Xương đặt tên thôn Tân Khai và chia làm 5 giáp cho dựng đền Thần ở đấy. Kính cẩn thờ chính giữa là Bạch Mã đại vương Thượng đẳng tối linh từ, hai bên phải trái thờ hai vị thần Thiết Lâm và thần Tô Lịch cùng phối hưởng. Đình mới dựng trên nền cũ, có sông Hà bao quanh phía trái, núi bọc phía trước lấp lánh như đàn cá chầu, lại sông Tô nhấp nhô sóng bạc phía sau.
Bia Thái Cam tự bi dựng năm Minh Mệnh 3 (1822) ghi rõ: Phía ngoài thành xưa có chùa Thái Cam, vốn là bãi bể nương dâu nay biến thành chùa. Vốn là thành Đông quan xưa thời Lê. Vào năm Giáp Tý niên hiệu Gia Long, tổ tiên trong thôn tập hợp dân chúng xây dựng mới cho làng ở ngoài thành Thăng Long, trong làng có đình, bên cạnh đình có chùa Thái Cam. Đất này có núi Nùng bao quanh, sông Nhị Hà uốn quanh phía trước, thật là cảnh đẹp thiên tạo.
Đây là cửa phía Đông thành Thăng Long thời Lê, sang thời Nguyễn, do thu hẹp thành Thăng Long lại, nên khu này bị hoang phế và đến năm 1822 dân thôn Tân Khai được tái lập khẩn hoang và dựng chùa Thái Cam.
Văn bia đền Hỏa Thần ở số 30 Hàng Điếu phường Cửa Đông dựng năm Thiệu Trị Tân Sửu (1841) ghi rõ: Miếu Hỏa Thần đó, trùng tu xong quan lệnh doãn trưng cầu tôi soạn bài văn bia và nói rằng: Cho xây một cái miếu ở ven đường An Nội trong huyện ngoài cửa Đông Thành.
Quán Huyền Thiên có Bia Trùng sáng Huyền Thiên bi minh, ghi: Phía đông gối vào sông Nhị Hà trắng xóa, phía tây nhìn sang non Tản xanh lơ, phía nam có cầu Hà Kiều, phía bắc có chùa Hồng Phúc thật là một thắng tích.
Nguồn: Tham luận tại Hội thảo Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng tiẽu biểu của Thủ đô Hà Nội, ngày 12/5/2007 tại Viện Văn hóa thông tin, Bộ VHTT.
Ngoài những bản tham luận của các học giả đã đăng ở trên , chúng tôi ( Lâm Khang và dienbatn ) cũng xin bổ xung một số tư liệu sưu tập được trong cổ sử và những tài liệu khác thu thập được . Những vấn đề chúng tôi thu thập có thể trùng với những trích dẫn đã đăng của các học giả khác , nhưng chúng tôi cũng xin chép lại và sẽ phân tích theo góc độ của chúng tôi ở phần cuối cùng .
1/ THEO CỔ SỬ :
A/ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ :
* " Vua họ Lý, tên húy là Bí, người Thái Bình [phủ] Long Hưng. Tổ tiên là người Bắc, cuối thời Tây Hán khổ về việc đánh dẹp, mới tránh sang ở đất phương Nam, được 7 đời thì thành người Nam. Vua có tài văn võ, trước làm quan với nhà Lương, gặp loạn, trở về Thái Bình. Bấy giờ bọn thú lệnh tàn bạo hà khắc, Lâm Ấp cướp phá ngoài biên, vua dấy binh đánh đuổi được, xưng là Nam Đế, đặt quốc [15a] hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên3. - Tân Dậu, năm thứ 1 [541],"
* " Giáp Tý, [Thiên Đức] năm thứ 1 [544], (Lương Đại Đồng năm thứ 10). Mùa xuân, tháng giêng, vua nhân thắng giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu, lập trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, ý mong cho xã tắc truyền đến muôn đời vậy. Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. "
* " Khi [quân của Bá Tiên] đến Giao Châu, vua đem 3 vạn quân ra chống cự, bị thua ở Chu Diên, lại thua ở cửa sông Tô Lịch, vua chạy về thành Gia
Ninh. Quân Lương đuổi theo vây đánh. "
* " [22a] Nhâm Tuất, năm thứ 32 [602], (Tùy Văn Đế Dương Kiên, Nhân Thọ năm thứ 1). Vua sai con của anh là [Lý] Đại Quyền giữ thành Long Biên, Biệt súy là Lý Phổ Đỉnh giữ thành Ô Diên (bấy giờ vua đóng đô ở Phong Châu). "
* " Đinh Mùi [767], (Đường Đại Tông Dự, Đại Lích thứ 2). [Người] Côn Lôn, Chà Bà đến cướp, đánh lấy châu thành. Kinh lược sứ Trương Bá Nghi cầu cứu với Đô úy châu Vũ Định là Cao Chính Bình.
Quân cứu viện đến, đánh tan quân Côn Lôn, [5a] Chà Bà ở Chu Diên. Bá Nghi đắp lại La Thành. " .
* " Tân Mùi, [791], (Đường Trinh Nguyên năm thứ 7). Mùa xuân, An Nam đô hộ phủ là Cao Chính Bình làm việc quan bắt dân đóng góp nặng. Mùa hạ, tháng 4, người ở Đường Lâm thuộc Giao Châu (Đường Lâm thuộc huyện Phúc Lộc) là Phùng Hưng dấy binh vây phủ. Chính Bình lo sợ mà chết. Trước đây Phùng Hưng vốn là nhà hào phú, có sức khỏe, có thể vật trâu, đánh hổ. Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-780] đời Đường Đại Tông, nhân Giao Châu có loạn, cùng với em là Hãi hàng phục được các ấp bên
cạnh, Hưng xưng là Đô Quân, Hãi xưng là Đô Bảo, đánh nhau với Chính Bình, lâu ngày không thắng được. Đến đây dùng [6b] kế của người làng là Đỗ Anh Hàn, đem quân vây phủ. Chính Bình lo sợ phẫn uất thành bệnh ở lưng mà chết. Hưng nhân đó vào đóng ở phủ trị, chưa được bao lâu thì chết. Con là An tôn xưng làm Bố Cái Đại Vương (tục gọi cha là Bố, mẹ là Cái, cho nên lấy [Bố Cái] làm hiệu). Vương thường hiển linh, dân cho là thần, mới làm đền thờ ở phía tây phủ đô hộ, tuế thời cúng tế (tức là Phu
hựu chương tín sùng nghĩa Bố Cái Đại Vương. Đền thờ nay ở phường Thịnh Quang, ở phía đông nam ruộng tịch điền).
Tháng 5, ngày Tân Tỵ, nhà Đường đặt quân Nhu Viễn ở phủ trị. Mùa thu, tháng 7, ngày Canh Thìn, nhà Đường lấy Triệu Xương làm đô hộ. Xương vào cõi, lòng dân bèn yên. Xương sai sứ dụ An, An đem quân hàng. Xương đắp thêm La Thành kiên cố hơn trước, ở chức 17 năm, vì đau chân xin về. Vua Đường chuẩn cho, lấy Lang trung bộ Binh là Bùi Thái thay Xương. "
* " Quý Mùi, [803], (Đường Trinh Nguyên năm thứ 19). Đô đốc Bùi Thái sai lấp bỏ những hào rãnh ở trong thành, hợp làm một [7a] thành. " .
* " Mậu Tý, [808], (Đường Hiến Tông Thuần, Nguyên Hòa năm thứ 3). Trương Chu làm Đô hộ Giao Châu (trước Chu làm Kinh lược phán quan, đến nay thăng làm Đô hộ), đắp thêm thành Đại La "
* " Giáp Thìn, [824], (Đường Mục Tông Hằng, Trường Khánh năm thứ 4). Mùa đông, tháng 11, Lý Nguyên Gia thấy trước cửa thành có dòng nước chảy ngược, sợ trong châu nhiều người sinh lòng làm phản, vì thế dời đến đóng ở thành hiện nay. (Bấy giờ Nguyên Gia dời phủ trị đến sông Tô Lịch, mới đắp thành nhỏ thôi, có người thầy tướng bảo rằng: Sức ông không đắp nổi thành lớn, sau 50 năm nữa ắt có người họ Cao đến đây đóng đô dựng phủ. Đến đời Hàm Thông [860-874], Cao Biền đắp thêm La Thành, đúng như lời người ấy. Lại xét: Phủ thành đô hộ trước đó ở ngoài thành Đông Quan ngày nay, gọi là La Thành, sau Cao Biền đắp thành hiện nay, thành bên ngoài cũng gọi là La Thành). "
* " Quý Hợi, [843], (Đường Hội Xương năm thứ 3). Kinh lược sứ Vũ Hồn bắt tướng sĩ đắp sửa thành phủ, tướng sĩ làm loạn, đốt lầu thành, cướp kho phủ. Hồn chạy về Quảng Châu. Giám quân là Đoàn Sĩ Tắc vỗ yên được quân làm loạn. "
* " Quý Mùi, [863], (Đường Hàm Thông năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Ngọ, quân Nam Chiếu đánh chiếm phủ thành, tả hữu của Tập [11b] đều chết hết. Tập chạy bộ, cố sức đánh, người trúng mười mũi tên, muốn xuống thuyền của giám quân nhưng thuyền đã đi xa bờ, bèn nhảy xuống biển chết, cả nhà 70 người. Liêu thuộc là Phàn Xước đem ấn tín binh phù của Tập sang sông trước, được thoát. Tướng sĩ các châu Kinh Nam, Giang Tây, Ngạc, Nhạc, Tương, hơn 4 trăm người chạy
đến phía đông thành giáp sông. Ngu hầu Kinh Nam là bọn Nguyên Duy Đức bảo quân sĩ rằng: "Bọn ta không có thuyền, xuống nước tất chết, chi bằng lại quay về thành đánh nhau với người Man, một người của ta đổi lấy hai người Man, cũng có lợi". Bèn trở lại thành, vào cửa Đông La (tức là cửa đông La Thành An Nam). Người Man không phòng bị, bọn Duy Đức tung quân đánh, giết quân Man hơn 2 nghìn người. Đến đêm, tướng Man là Dương Tư Tấn từ trong tử thành (tức thành nhỏ ở trong thành) đem quân ra cứu, bọn Duy Đức đều chết cả. "
* " Bính Tuất, [866], (Đường Hàm Thông năm thứ 7). ...Cao Biền giữ phủ xưng vương, đắp La Thành vòng quanh 1.982 trượng lẻ 5 thước, thân thành ca::7Ă1::] 2 trượng 6 thước, chân thành rộng 2 trượng 5 thước, bốn mặt thành đắp các nữ tường nhỏ trên bốn mặt thành cao 5 thước 5 tấc, lầu nhìn giặc 55 sở, cửa ống 6 sở, cừ nước 3 sở, đường bộ 34 sở. Lại đắp con đê vòng quanh dài 2.125 trượng 8 thước; cao 1 trượng 5 thước; chân rộng 2 trượng, cùng làm nhà cửa hơn 40 vạn gian. "
* " Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu truyền rằng: "Ngày xưa, nhà Thương đến đời Bàn canh năm lần dời đô, nhà Chu đến Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại [2b] không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương1, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng
tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?"
Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo". Vua cả mừng.
Mùa thu, tháng 7, vua [3a] từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long. Đổi châu Cổ Pháp gọi là phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư gọi là phủ Trường Yên, sông Bắc Giang gọi là sông Thiên Đức. Xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức, tất cả 8 sở, đều dựng bia ghi công. Lõi xây dựng các cung điện trong kinh thành Thăng Long, phía trước dựng điện Càn
Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ. Lại mở cửa Phi Long thông với cung Nghêng Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam dựng điện Cao Minh, đều có3 thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía. Sau điện Càn Nguyên dựng hai điện Long An, Long Thụy làm nơi vua nghỉ. Bên tả xây điện Nhật Quang, bên hữu xây điện Nguyệt Minh, phía sau [3b] dựng hai cung Thúy Hoa, Long Thụy làm chỗ ở cho cung nữ. Dựng kho tàng, đắp thành, đào hào. Bốn mặt thành mở bốn cửa: phía đông gọi là cửa Tường Phù, phía tây gọi là cửa Quảng Phúc, phía nam gọi là cửa Đại Hưng, phía bắc gọi là cửa Diệu Đức. Lại ở trong thành làm
chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm. "
* " Năm ấy, ở trong thành bên tả dựng cung Đại Thanh, bên hữu dựng chùa Vạn Tuế, làm kho Trấn Phúc. Ngoài thành dựng chùa Tứ Đại Thiên Vương và các chùa Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thọ. Dựng điện Hàm Quang ở bến sông Lô. " (Lô Giang là tên gọi sông Nhị (sông Hồng) từ thời thuộc Minh về trước, khác với tên sông Lô từ thời Lê đến nay là sông chảy qua tỉnh Hà Tuyên, tỉnh Vĩnh Phú rồi đổ vào sông Hồng ở ngã ba Bạch Hạc. ) .
* " Bính Thìn, [Thuận Thiên] năm thứ 7 [1016], (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 9). Mùa xuân, tháng 3, lại lập 3 hoàng hậu: Tá Quốc hoàng hậu, Lập Nguyên hoàng hậu, Lập Giáo hoàng hậu6, Độ cho hơn nghìn người ở kinh sư làm tăng đạo. Dựng hai chùa Thiên Quang, Thiên Đức và tô bốn pho tượng Thiên Đế. ".
* " Đinh Tỵ, [Thuận Thiên] năm thứ 8 [1017], (Tống Thiên Hy năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 3, cho Trần Văn Tú làm Thái phó1.
Xuống chiếu xá tô ruộng cho thiên hạ.
Điện Càn Nguyên bị sét đánh, vua coi chầu ở điện phía đông. ".
* " Kỷ Mùi, [Thuận Thiên] năm thứ 10 [1019], (Tống Thiên Hy năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, dựng Thái Miếu ở lăng Thiên Đức. Xuống chiếu độ dân trong nước làm tăng. ".
* " Canh Thân, [Thuận Thiên năm thứ 11 [1020], (Tống Thiên Hy năm thứ 4). ..Năm ấy điện phía đông bị sét đánh, vua coi chầu ở điện phía tây. Dựng ba điện: điện phía trước để coi chầu, hai điện phía sau để nghe chính sự. " .
* " Quý Hợi, [Thuận Thiên] năm thứ 14 [1023], (Tống Nhân Tông, húy Trinh, Thiên Thánh năm thứ 1). Mùa thu, tháng 9, xuống chiếu chép kinh Tam tạng để ở kho Đại Hưng, đổi trấn Triều Dương làm châu Vĩnh An.
Giáp Tý, [Thuận Thiên] năm thứ 15 [1024], (Tống Thiên Thánh năm thứ 2). Mùa xuân, xuống chiếu cho Khai Thiên Vương [Phật Mã] đi đánh Phong Châu, Khai Quốc Vương [Bồ] đi đánh châu Đô Kim.
Sửa chữa kinh thành Thăng Long.
Mùa thu, tháng 9, làm chùa Chân Giáo ở trong thành để vua tiện ngự xem tụng kinh. ".
*" Đến đây xuống chiếu giao cho Hữu ty dựng miếu ở bên hữu thành Đại La sau chùa Thánh Thọ, lấy ngày 25 tháng ấy, đắp đàn ở trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị, đọc lời thề rằng: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết". Các quan từ cửa đông đi vào, đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy làm lệ thường. " .
* " Kỷ Tỵ, niên hiệu Thiên Thành năm thứ 2 [1029], (Tống Thiên Thánh năm thứ 7). Mùa xuân, tháng 2, ngày Nhâm Ngọ, khánh thành miếu Thái Tổ. "
* " Tháng 6, rồng hiện lên ở nền điện Càn Nguyên. Vua nói với tả hữu rằng: "Trẫm phá điện ấy, sang phẳng nền rồi mà rồng thần còn hiện. Có lẽ đó là đất tốt, đức lớn hưng thịnh, ở chỗ chính giữa trời đất chăng?" Bèn sai Hữu ty mở rộng quy mô, nhắm lại phương hướng mà làm lại, đổi tên là điện Thiên An. Bên tả dựng điện Tuyên Đức, bên hữu dựng điện Diên Phúc, thềm trước điện gọi là Long Trì (thềm rồng). Phía đông thềm rồng đặt điện Văn Minh, phía tây đặt điện Quang Vũ, hai bên tả hữu thềm rồng đặt lầu chuông đối nhau để dân chúng ai có việc kiện tụng oan uổng thì đánh chuông lên. Bốn xung quanh thềm rồng đều có hành lang để [20a] tụ họp các quan và sáu quân túc vệ. Phía trước làm điện Phụng Thiên, trên điện dựng lầu Chính Dương làm nơi trông coi tính toán giờ khắc, phía sau làm điện Trường Xuân, trên điện dựng gác Long Đồ làm nơi nghỉ ngơi du ngoạn. Bên ngoài đắp một lần thành bao quanh gọi là Long Thành. " .
* " Mở chợ Tây Nhai và dãy phố dài ở chợ ấy. Xuống chiếu bắc cầu Thái Hòa ở sông Tô Lịch. Tháng 9, cầu bắc xong, vua ngự đến xem, sai các quan hầu làm thơ. "
* " Mậu Tý, [Thiên Cảm Thánh Vũ] năm thứ 5 [1048], (Tống Khánh Lịch năm thứ 8). ..Lập đàn xã tắc ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo cho mùa màng. "
* " Kỷ Sửu, [Thiên Cảm Thánh Vũ] năm thứ 6 [1049]. (Từ tháng 3 về sau, thuộc niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ 1; Tống Hoàng Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, đổi niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo năm thứ 1.
Mùa đông, tháng 10, dựng chùa Diên Hựu. Trước đây vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm tòa sen của Phật Quan Âm đặt trên cột đá như đã thấy trong mộng. Cho các nhà sư đi vòng lượn chung quanh tụng kinh cầu vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu. "
* " Đinh Dậu, [Long Thụy Thái Bình] năm thứ 4 [1057], (Tống Gia Hựu năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, xây bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên cao vài [2a] chục trượng, theo kiểu 12 tầng (tức là tháp Báo Thiên).
Sai sứ đem con thú lạ sang biếu nhà Tống nói là con lân. Tư Mã Quang nói: "Nếu là con lân thực mà đến không phải thời cũng chẳng lấy gì làm điềm tốt, nếu không phải lân, thì làm cho người phương xa chê cười. Xin hậu thưởng rồi bảo đem về".
Mùa đông, tháng 12, làm hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ. Đúc hai pho tượng Phạn Vương và Đế Thích bằng vàng để phụng thờ. (Triều nhà Trần làm lễ yết chùa, tức là ở hai chùa này)."
* " Mậu Tuất, [Long Thụy Thái Bình] năm thứ 5 [1058], (Tống Gia Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, sửa chữa cửa Tường Phù. "
* " Canh Tuất, Thần Vũ năm thứ 2 [1070], (Tống Hy Ninh, năm thứ 3). Mùa xuân, làm điện Tử Thần.
Mùa hạ, tháng 4 đại hạn, phát thóc, và tiền lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo.
Mùa thu, tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối6, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây. "
* "Mậu Ngọ, [Anh Vũ Chiêu Thắng] năm thứ 3 [1078], (Tống Nguyên Phong năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, sửa lại thành Đại La "
* "Canh Thân, [Anh Vũ Chiêu Thắng] năm thứ 5 [1080], (Tống Nguyên Phong năm thứ 31). Mùa xuân, tháng 2, đúc chuông lớn cho chùa Diên Hựu. Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng nó đã thành khí, không nên tiêu hủy, bèn đem bỏ ở Quy Điền [ruộng rùa] của chùa. Ruộng ấy, thấp ướt, có nhiều rùa, người bấy giờ gọi là chuông Quy Điền. "
* " Tân Tỵ, Long Phù năm thứ 1 [1101], (Tống Huy Tông Cát, Kiến Trung Tĩnh Quốc năm thứ 1).
Mùa xuân, tháng giêng, đổi niên hiệu. Cho Thái úy Lý Thường Kiệt kiêm chức Nội thị phán thủ đô áp nha hành điện nội ngoại đô tri sự. Sửa chùa Diên Hựu."
* " Giáp Thân, /Long Phù/ năm thứ 4 [1104], (Tống Sùng Ninh năm thứ 3)...Mùa thu, tháng 9, làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu, ba ngọn tháp chỏm đá ở chùa Lãm Sơn. Bấy giờ vua sửa lại chùa Diên Hựu đẹp hơn cũ, đào hồ Liên Hoa Đài, gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là hồ Bích Trì, đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây bảo tháp. Hàng tháng cứ ngày rằm, mồng một và mùa hạ, ngày mồng 8 tháng 4, xa giá ngự đến, đặt lễ cầu phúc, bày nghi thức tắm Phật, hàng năm lấy làm lệ thường. "
* " Bính Tý, [Đại Định] năm thứ 17 [1156], (Tống Thiệu Hưng năm thứ 26). Mùa xuân, tháng 2,
ngày tân Mùi, trời mưa cát vàng.
Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu làm phủ đệ ở châu Quảng Nguyên.
Mùa đông, tháng 12, ngày đinh Mùi, ban đêm kho ngự cháy.
Làm hành cung Ngự Thiên, điện Thuỵ Quang, gác Ánh vân, cửa Thanh Hòa, thềm Nghi Phượng, [12b] gác Diện Phú, đình Thưởng Hoa, thềm Ngọc Hoa, hồ Kim Liên, cầu Minh Nguyệt và đóng thuyền to bản của ngự trù, thuyền to bản của cung nội.
Thái phó Lý Du Đô dâng sớ xin hưu trí, thăng làm Thái sư, ban cho vàng bạc về quê.
* " Canh Dần, [Chính Long Bảo Ứng] năm thứ 8 [1170], (Tống càn Đạo năm thứ 6). Vua tập bắn và cưỡi ngựa ở phía nam thành Đại La, đặt tên là Xạ Đình, sai các quan võ hàng ngày luyện tập phép công chiến phá trận. "
* " Canh Dần, [Kiến Trung] năm thứ 5 [1230], (Tống Thiệu Đinh năm thứ 3)...Lại mở rộng phía ngoài thành Đại La, bốn cửa thành giao cho quân Tứ sương thay phiên nhau canh giữ. Sửa đổi quan chức các phủ lộ. Đặt 2 viên An phủ sứ và An phủ phó sứ. Trong thành dựng cung, điện, lầu, các và nhà lang vũ ở hai bên phía đông và tây. Bên tả là cung Thánh Từ ( nơi thượng hoàng ở), bên hữu là cung Quan Triều (nơi vua ở). "
* " Tân Sửu, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 10 [1241], (Tống Thuần Hựu năm thứ 1)...Mùa hạ, tháng 4, hạn hán, núi nhiếu nơi bị lở, ở chợ Dừa, đất toác ra. ( 1 CMCB6 chép là phường Thịnh Quang có ô Chợ Dừa ở phía nam Hà Nội nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. )
* " Quý Mão, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 2 [1243], (Tống Thuần Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, lệnh cho quan các lộ làm sổ dân đinh, [14a] hạn trong hai tháng phải xong. Tháng 2, đắp thành nội, gọi là thành Long Phượng và trùng tu Quốc tử giám. Mùa hạ, tháng 6, sai viên ngoại lang Trương Thất xét xử các án ở Đô vệ phủ.
Mùa thu, tháng 8, nước to, vỡ thành Đại La. "
* "Mậu Thân, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ mười bảy [1248], (Tống Thuần Hựu năm thứ 8). ... Sai các nhà phong thủy đi xem khắp núi sông cả nước, chỗ nào có vượng khí đế vương thì dùng phép thuật để trấn yểm, như các việc đào sông Bà Lễ đục núi Chiêu Bạc ở Thanh Hóa; còn lấp các khe ở kênh mở đường ngang dọc thì nhiều không kể xiết. Đó là làm theo lời Trần Thủ Độ.
Sứ thần Ngô Sĩ Liên nói: Từ khi có trời đất này, thì đã có núi sông này, mà khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời, đều có số cả. Khí trời từ bắc chuyển xuống nam, hết nam rối lại quay về bắc. Thánh nhân trăm năm mới sinh, đủ số lại trở lại từ đầu. Thời vận [16b] có lúc chậm lúc chóng, có khi thưa khi mau mà không đều, đại lược là thế, có can gì đến núi sông? Nếu bảo núi sông có thể lấy pháp thuật mà trấn áp, thì khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời có pháp thuật gì trấn áp được không? Ví như Tần Thủy Hoàng biết là phương đông nam có vượng khí thiên tử, đã mấy lần xuống phương ấy để trấn áp, mà rút cuộc Hán Cao vẫn nổi dậy, có trấn áp được đâu. Kỷ Dậu, [ Thiên Ứng Chính bình] năm thứ 18 [1249], (Tống Thuần Hựu năm thứ 9). Mùa xuân, tháng giêng, trùng tu chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ. "
* " Kỷ Dậu, [ Thiên Ứng Chính bình] năm thứ 18 [1249], (Tống Thuần Hựu năm thứ 9). ... Tháng 6, lập Quốc học viện. Đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Á Thánh (Mạnh Tử), vẽ tranh 72 người hiền để thờ.
Muà thu, tháng 8, lập Giảng võ đường. Tháng 9, xuống chiếu vời nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng tứ thư lục kinh. "
*" Ất Mão, [Nguyên Phong] năm thứ 5 [1255], (Tống Bảo Hựu năm thứ 3)...Tháng 5, trồng 500 trượng toàn cây muỗm (suốt từ bến Hồng đến đê quai vạc Cẩu Thần).
..Mùa hạ, tháng 5, sét đánh điện Thiên An, lại đánh cung Thái Thanh, tượng Thiên Tôn gãy mất một ngón tay.
* " Nhâm Tuất, [Thiệu Long] năm thứ 5 [1262], (Tống Cảnh Định năm thứ 3, Nguyên Trung Thống năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, thượng hoàng ngự đến hành cung Tức Mặc, ban tiệc lớn. Các hương lão từ 60 tuổi trở lên, mỗi người được ban tước hai tư3, đàn bà được hai tấm lụa. Đổi hương Tức Mặc làm phủ Thiên Trường, cung gọi là Trùng Quang. Lại xây riêng một khu cung khác cho vua nối ngôi ngự khi về chầu, gọi là cung Trùng Hoa. Lại làm chùa ở phía tây cung Trùng Quang gọi là chùa Phổ Minh. Từ đó về sau, các vua nhường ngôi đều ngự ở cung này. Do đó, đặt sắc dịch hai cung để hầu hạ, lại đặt quan lưu thủ để trông coi. "
* " Quý dậu, Bảo Phù năm thứ 1 [1273], (Tống Hàm Thuần năm thứ 9, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 10). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng 1, đổi niên hiệu. Tháng 3, ngày 19, sét đánh 7 chỗ ngoài cửa Đại Hưng. "
* " Giáp Thân, [Thiệu Bảo] năm thứ 6 [1284], Nguyên Chí Nguyên năm thứ 21). Mùa xuân, tháng giêng, vét sông Tô Lịch.
Tháng 2, đất ở Xã [44a] đàn nứt ra, dài 7 thước, rộng 4 tấc, sâu không thể lường. Mùa thu, tháng 8, Hưng Đạo Vương điều các quân của vương hầu, duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu, chia các quân đóng giữ Bình Than và những nơi xung yếu khác. "
(Xã Đàn: tức Xã tắc đàn là nơi vua chúa phong kiến tế lễ thần đất và thần mùa màng ngày xưa, đắp bằng đất, có 2 bậc, nên gọi là
Đông Bộ Đầu: tức bến sông Hồng phía trên cầu cầu Long Biên gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay. ) .
* " Canh Dần, [Trùng Hưng] năm thứ 6 [1290], (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 27)....Mùa hạ, tháng 4, sông Tô Lịch chảy ngược (sông này hễ có mưa to thì nước rút, tràn và chảy ngược). "
* " Nhâm Tuất, [Đại Khánh] năm thứ 9 [1322], (Nguyên Chí Trị năm thứ 2)...Tháng 3, sét đánh tháp Báo Thiên, sụt mất 2 tầng góc bên đông."
* " Tân Hợi, [Thiệu Khánh] năm thứ 2 [1371], (Minh HồngVũ năm thứ 4)....Tháng 3 nhuận, Chiêm Thành vào cướp, từ cửa biển Đại An tiến thẳng đến kinh sư. Du binh
[của giặc] đến bến Thái Tổ (nay là Phục Cổ). Vua đi thuyền sang Đông Ngàn lánh chúng. Ngày 27, giặc ùa vào thành, đốt phá cung điện, cướp lấy con gái , ngọc lụa đem về. Chiêm Thành sở dĩ sang cướp là vì mạ Nhật Lễ chạy trốn sang nước ấy, xúi giục chúng vào cướp để báo thù cho Nhật Lễ. Bấy giờ thái bình đã lâu ngày, thành quách biên cương không có phòng bị, giặc đến không có quân nào ngăn được. Chúng đốt trụi cung điện, nhà cửa. Thư tịch, sổ sách do vậy sạch không. Nhà nước [37b] từ đó sinh ra nhiều chuyện. "
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Không có nước địch làm mối lo bên ngoài thì nước hay bị mất, đó là điều răn từ xưa đến nay. Chiêm Thành với ta, đời đời là cừu thù, triều Trần chả lẽ lại không biết mà phòng bị trước hay sao? Chỉ vì lòng người sinh biếng trễ, phép nước bị buông lơi, đã qua nhiều năm tháng, việc phòng thủ biên cương bị triệt bỏ, nên đến nỗi ấy. Giặc vào bờ cõi mà biên thành thất thủ, giặc tới kinh đô mà cấm binh chống lại thì còn nước thế nào được! Dụ Tông vốn quen chơi bời, cố nhiên là chẳng đáng kể. Nghệ Tông thì bản thân đã trải nhiều biến cố mà không nghĩ tới việc đó, há chẳng phải là chỉ chăm lo văn nghệ mà không trông nom gì đến võ lược ư?.
* " Đinh Sửu, [Quang Thái] nămthứ 10 [1397], (Minh Hồng Vũ năm thứ 30)....Mùa xuân, tháng giêng, sai Lại bộ thượng thư kiêm Thái sư lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép là Mẫn) đi xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa, đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, mở đường phố, có ý muốn dời kinh đô đến đó, tháng 3 thì công việc hoàn tất. Trước đó, triều đình bàn bạc chưa xong, hành khiển Phạm Cự Luận khuyên nên thôi. Quý Ly nói: "Ý ta đã định từ trước rồi, ngươi còn nói gì nữa!".
Lúc ấy, Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: "Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ có núi Tản Viên, có sông Lô Nhị, núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi. Từ xưa, các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất làm nơi sâu gốc bền rễ. Hãy nên noi theo việc trước: khi ấy quân Nguyên bị giết, giặc Chiêm phải nộp đầu... Xin nghĩ lại điều đó, để làm thế vững vàng cho nước nhà. An [29a] Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị. Cho dù dựa vào thế hiểm trở thì đời xưa đã có câu: "Cốt ở đức chứ không cốt ở hiểm". Quý Ly không nghe. Sau đến kỳ xét công Quý Ly thấy có tên Nhữ Thuyết liền nói:
"Người ngày từng nói cốt ở đức không cốt ở hiểm".
1 Quốc ngữ Thi nghĩa: giải thích Kinh Thi bằng quốc ngữ hay dịch Kinh Thi ra quốc ngữ (chữ Nôm).
2 Chỉ 5 bộ sách kinh điển của nhà Nho là Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lê, Kinh Xuân thu và Kinh Nhạc.
3 Long Đỗ: chỉ Thăng Long. Truyền thuyết kể rằng lúc Cao Biền nhà Đường mới đắp thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên xưng là thần Long Đỗ. Đại La từ đời Lý đổi là Thăng Long. Do đó người ta thường gọi là Thăng Long (Hà Nội ngày nay) là đất Long Đỗ.
4 Sông Lô: hay sông Nhị, là sông Hồng ngày nay.
5 Nguyên văn "Tại đức bất tại hiểm" là câu của Ngô Khởi, một danh tướng đời Chiến Quốc nói với Ngụy Vũ hầu.
Mùa đông, tháng 11, Quý Ly bức vua dời kinh đô đến phủ Thanh Hóa ."
* " Hoàng thái tử An lên ngôi ở cung Bảo Thanh, đổi niên hiệu là Kiến Tân năm thứ 1. Đại xá. Tôn Khâm Thánh hoàng hậu là Hoàng thái hậu.
Khi ấy thái tử mới lên 3 tuổi, nhận truyền ngôi không biết lạy. Quý Ly sai thái hậu lạy trước cho thái tử lạy theo.
Quý Ly tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương. Bản văn thì đề là Trung thư thượng thư sảnh phụng nhiếp chính cai giáo hoàng đế thánh chỉ v.v ..
Ngày hôm ấy, lên ngự điện ở kinh đô mới. Lễ mừng xong, ban yến cho các quan từ ngũ phẩm trở lên, cho phép con trai, con gái dạo xem ở cửa nam thành cả ngày lẫn đêm. "
* " Canh Thìn, [Kiến Tân] năm thứ 3 [1400], (Năm này nhà Trần mất, từ tháng 3 trở đi, Quý Ly cướp ngôi, xưng là Thánh Nguyên năm thứ 1; Minh Kiến Văn năm thứ 2)...Tháng 2, ngày 28, Quý Ly bức vua nhường ngôi và buộc người tôn thất và các quan ba lần dâng biểu khuyên lên ngôi. Quý Ly giả vờ cố tình từ chối nói: "Ta sắp xuống lỗ đến nơi rồi, còn mặt mũi nào
trông thấy tiên đế ở dưới đất nữa?".
Rồi tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu1, đổi thành họ Hồ. "
* " Ất Dậu, [1405], (Hán Thương Khai Đại năm thứ 3, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 3)....Hán Thương nghị bàn việc dời các cung điện ở Đông Đô tới làm ở động Cổ Liệt1. " ( 1 Động Cổ Liệt: theo chú thích của bản dịch cũ thì Cổ Liệt có thể là Kẻ Sét, tức xã Thịnh Liệt sau này, ở gần Hoàng Mai, Hà Nội.)
* " Bính Tuất, [1406], (Hán Thương Khai Đại năm thứ 4, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 4)..Sáng ngày 12, người Minh là Trương Phụ dẫn đô đốc Hoàng Trung, đô chỉ huy Thái Phúc tiến công phía tây bắc thành Đa Bang. Mộc Thạnh dẫn bọn đề đốc Trần Tuấn, tiến công phí đông nam thành.
Xác chết chất cao ngang với thành mà giặc vẫn tiến đánh, không tên nào dám dừng lại. Bọn Nguyễn Tông Đỗ, tướng chỉ huy quân Thiên Trường đào thành cho voi ra. Người Minh dùng hỏa tiễn bắn voi. Voi lui lại, người Minh theo voi đánh vào. Thành liền bị hạ. Các quân ở dọc sông đều tan vỡ, lui giữ Hoàng Giang. Người Minh vào Đông Đô bắt cướp con gái, ngọc lụa, thống kê lương chứa, chia quan làm việc, chiêu tập dân xiêu tán, làm kế ở lâu dài. Chúng thiến hoạn nhiều con trai nhỏ tuổi và thu lấy tiền đồng ở
các xứ, cho chạy trạm đưa về Kim Lăng. "
* " Đinh Hợi, Hưng Khánh năm thứ 1 [1407], (từ tháng 10 trở về trước là Hán Thượng Khai Đại năm thứ 5, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 5)...Trước hai [cha con] họ Hồ đến Kỳ La là định chạy vào Tân Bình. Dân ở đó, có một phụ lão ra bái yết thưa rằng:
"Xứ này tên là Ky Lê1, trên có núi Thiên Cầm là điều không lành. Xin chớ lưu lại".
[Quý Ly] liền chém người ấy. Đến đây, quả nhiên bị bắt trói ở chổ ấy.
Người Minh thống kê những thứ đã thu được: 48 phủ, châu, 168 huyện, 3.129.500 hộ, 112 con voi, 420 con ngựa, 35.750 con trâu bò, 8.865 chiếc thuyền "
* " Mậu Thân, Thuận Thiên năm thứ 1, [1428], (Minh Tuyên Đức năm thứ 3)....Mùa hạ, tháng 4, vua từ điện tranh ở Bồ Đào về đóng ở thành Đông Kinh.
Ngày 15, vua lên ngôi ở Đông Kinh, đại xá, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt, [58a] đóng đô ở Đông Kinh (tức là thành Thăng Long. Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh).
..Vua làm điện Vạn Thọ, lại làm Tả, Hữu điện, điện Kính Thiên, điện Cần Chính. "
* " Canh Tuất, [Thuận Thiên] năm thứ 3 [1430], (Minh Tuyên Đức năm thứ 5). Mùa hạ, tháng 6, ngày mồng 10, quy định các ngạch thuế.
Lại ban luật lệ. Đổi Đông Đô thành Đông Kinh, Tây Đô thành Tây Kinh."
* "Quý Sửu, [Thuận Thiên] năm thứ 6 [1433], (Minh Tuyên Đức năm thứ tám). Mùa xuân, tháng giêng, tuyển chọn con trai các quan và (học trò) ba lộ Quốc Oai, hai lộ Bắc Giang sung vào Quốc tử giám.
...Mùa thu, tháng 8, giáng con trưởng Tư Tề làm Quận vương, lấy con thứ Nguyên Long kế thừa [74b] tông thống.
Vua về Lam Kinh. Tháng 8 nhuận, sao Chổi mọc ở phương tây.
Ngày 22, vua băng ở chính tẩm."
* " Giáp Dần, Thiệu Bình năm thứ 1 [1434], (Minh Tuyên Đức năm thứ 9)....Trước đó, Thái sử Bùi Thì Hanh bí mật tâu rằng, ngày mồng 1, tháng 5 , có tinh vược đen ấy sẽ có nhật thực. Có nhật thực thì trong nước có tai biến. Nếu bắt được vượn sống đem giết để trấn yểm thì có thể chấm dứt được tai biến. Đại tư đồ Lê Sát tin là thực, tâu xin ra lệnh cho quan lại các trấn Tuyên Quang, Thái Nguyên đốc thúc dân chúng bủa lưới săn lùng khắp rừng núi khe hang, bắt vượn khỉ đóng cũi gửi về nườm nợp không ngớt. Đến ngày ấy nghỉ chầu, làm phép trấn yểm trong cung cấm, các quan không một ai được biết. Thì Hanh chỉ tâu cho Lễ bộ thị lang Trình Toàn Dương, trước là đạo sĩ, cùng làm phép với mình. Hai người đều đdược thưởng rất hậu.
Ngày 11, kinh thành bị cháy, lửa lan ra thiêu mất vài trăm nhà, nhiều người chết cháy.
Bấy giờ, điều động thợ ở các cục tất tác làm chùa Báo Thiên. Công việc thổ mộc rất nặng nề, Đại tư đồ Lê Sát dựng xong các chùa Thanh Đàm và Chiêu Độ, có đến hơn 90 gian. "
* " Giáp Thân [Quang Thuận] năm thứ 5 [1464], (Minh Thiên Thuận năm thứ tám)....Xây điện Kính Thiên...
Tháng 11, đại xá, vì hai điện Kính Thiên và Cẩn Đức mới làm xong. "
* " Bính Tuất, [Quang Thuận] năm thứ 7 [1466], (Minh Thành Hóa năm thứ 2)....Tháng 3, ngày 12, vua ngự ra điện Kính Thiên, thân hành ra đề bài văn sách hỏi các đế vương trị thiên hạ...
1. Các quan viên văn võ nếu bất thần cho triệu vào thì đều truyền cho trung quan dẫn vào.Nếu bình thường ra vào cửa cấm, như các chức học sĩ của sáu khoa thì cứ cho vào.
2. Các nơi có dâng voi, ngựa hoặc những thứ khác thì đêu dẫn vào ngoài cửa Đoan Minh để vua xem bản tâu rồi đợi xin lệnh chỉ. "
* " Đinh Hợi, [Quang Thuận] năm thứ 8 [1467], (Minh Thành Hóa năm thứ 3)....Ngày 16, làm lễ Khánh thọ ở điện Cần Chính.
Trước đây, cứ đến đầu mùa xuân thì làm lễ bao phong các thần ở Thái miếu, xong rồi thì làm lễ Khánh thọ. Đến đây, mới làm lễ Khánh thọ ở điện Cần Chính . Sau đó làm lệ thường...
Tháng 2, ngày Đinh Dậu mồng 1, có nhật thực.
Khảo thi và sa thải bọn Đông cung thị giảng là Vũ Nguyên Tiềm và Tạ Bửu ở Phụng Nghi đường. Bấy giờ Nguyên Tiềm cùng Bưu hầu Đông cung học. Vua ngự đến Đông cung, hỏi chữ nghĩa hôm trước thế nào, Thái tử đem những lời Nguyên Tiềm đã dạy để trả lời. Vua bèn sai ra ba đề chế, chiếu,
biểu bắt bọn Tiềm và Bưu thi ở Phụng Nghi đường. Bọn Tiềm đều quên lối làm, cả ba bài đều không thành văn lý. Vua xem xong, phê rằng: "Đáng tởm" và quở trách Lại bộ thượng thư Nguyễn Như Đổ, Đông cung quan Trần Phong và Đô ngự sử đài Trần Xác về tội bảo cử bậy.
...Ngày 15, dựng lan can bằng đá ở điện Kính Thiên và xây điện nhỏ ở sân Giảng Võ.
...Ban lệnh cấp chế cáo cho bọn Đô kiểm điểm Lê Giải, trong lệnh đều ghi là" Hoàng thượng chế cáo chi mệnh".
Vua xưng là" Hoàng thượng bắt đầu từ đây".
..Ra lệnh ngừng việc xây cung thành, vì có nhiều tờ tâu gửi lên, nói là mất mùa, giá gạo cao vọt, cho nên hoãn lại. "
* " Kỷ Sửu, [Quang Thuận] năm thứ 10 [1469], (Minh thành Hóa năm thứ 5)....Ngày 26, vua ngự ở cửa Kính Thiên, thân hành ra đề văn sách, hỏi vềđạo trị nước để lấy hiền sĩ.
...Quy định bản đồ của phủ, châu, huyện, xã, trang, sách thuộc 12 thừa tuyên..
Mùa đông, tháng 11, ngày 16, đại xá. Đổi niên hiệu, lấy năm sau làm Hồng Đức năm thứ 1. "
* " Giáp Ngọ, [Hồng Đức] năm thứ 5 [1474], (Minh Thành Hóa năm thứ 10)....Sửa đắp bức tường phía tây kinh thành..."
* " Ất Mùi, [Hồng Đức] năm thứ 6 (1475), (Minh Thành Hóa năm thứ 11)....Mùa hạ, tháng 5, ngày 11, vua ngự điện Kính Thiên, thân ra đề văn sách, hỏi về đạo vua tôi ngày xưa.
...Mùa thu, tháng 7, nước lũ, vỡ đê sông Tô Lịch ở phường Kim Cổ....Ra sắc chỉ cho cả nước sửa đắp những chỗ đê đập và đường sá. Đặt các chức quan Khuyến nông và Hà đê. "
* " Đinh Dậu, [Hồng Đức] năm thứ 8 (1477), (Minh Thành Hóa năm thứ 13)....Xây thành Đại La... "
* " Mậu Tuất, [Hồng Đức] năm thứ 9 (1478), (Minh Thành Hóa năm thứ 14)....Hạ lệnh cho các quân tập tượng trận ở sân điện Giảng Võ... "
* " Kỷ Hợi, [Hồng Đức] năm thứ 10 [1479], (Minh Thành Hóa). Tháng giêng, ngày mồng 9, dời các tướng Chân Vũ ra ngoài.
Ngày 26, vua ngự giá duyệt võ bị 16 ngày.
Sai Sử quan tu soạn Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt sứ ký toàn thư 15 quyển.
Tháng 2, ngày 20, vua xem bắt cá ở Tây Hồ.
..Ngày hôm ấy đóng đinh ở Phù Liệt. Giờ dậu có hỏa tai, lửa cháy lan đến kho thuốc súng của vệ Thiên Uy ở cửa Đoan Môn. Cháy sạch cả khu nhà túc trực của các vệ Thần tý, Tráng sĩ, Điện tiền ở phía tây.
..Tháng 12, ngày 28, vua về tới kinh sư. "
* " Tân Sửu, [Hồng Đức] năm thứ 2 [1481], (Minh Thành Hóa năm thứ 17)....Ngày 27, vua ngự điện Kính Thiên, thân hành ra đầu bài văn sách hỏi về lý số.
...Đào hồ Hải Trì. Hồ này quanh co đến 100 dặm. Giữa hồ có điện Thúy Ngọc, bên hồ xây điện Giảng Võ để tập luyện binh tượng. "
* " Quý Mão, [Quang Đức] năm thứ 14 [1483], (Minh Thành Hóa năm thứ 19)...Làm điện Đại Thành, đông vu, tây vu ở Văn miếu cùng điện Canh Phục, kho chức ván in, kho chứa đồ tế lễ, đông tây đường nhà Minh Luân. "
* " Giáp Thìn, [Hồng Đức] năm thứ 15 [1484], (Minh Thành Hoá năm thứ 20)....Quy định việc xây dựng hành điện:
Hành điện gồm 5 gian, 2 chái, nhà bếp mỗi dãy 3 gian, một đài Quan canh2 ở giữa, cao 5 thước, rộng 40 thước, làm một khu đàn Tiên nông cao 7 thước, rộng 36 thước, 4 mặt đắp tường đất, cùng đi cửa đi ngựa vào. Đều ở xã Hồng Mai, huyện Thanh Đàm. ( Nay là xã Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. )
Làm điện Đại Thành ở Văn Miếu cùng nhà đông vu, tây vu, điện Canh phục, kho chứa ván in và đồ tế lễ, nhà Minh luân, giảng đường đông tây, nhà bia đông tây, phòng học của sinh viên ba xá, và các cửa, xung quanh xây tường bao....
..Khi các quan vào chầu và khi còn ở trong triều đường, lại viên các nha môn đi theo bản quan đến bên ngoài các cửa Đông Trường An và Nam Huân thôi, không được như trước đây, vào cửa bừa cả cửa Chu Tước. Nếu là lại viên các nha môn Lại bộ, Lục khoa, Thượng bảo tự, Đạc chi thông chính sứ đi và hộ vệ thì không ngăn cấm.
3. Khi tan chầu, lại viên các nha môn năm phủ, sáu bộ, Đông các, Ngự sử đài, sáu tự, sử quan đem sổ vào để kiểm xét, hay vào sáu khoa để tra xét sổ sách thì đều không cấm.
...Tháng 8, ngày mồng 3, định nghi thức vào chầu cho các quan. Nghi thức như sau:
Kể từ nay, vào ngày phiên chầu, hồi trống thứ nhất, quan hộ vệ theo thứ tự tiến vào Đan Trì, hồi trống thứ nhất, quan hộ vệ theo thứ tiến vào Đan Trì, không được đường đột tranh đi trước, chen lấn lộn xộn. Sau khi trống đã đánh hồi thứ ba mà các quan còn ở ngoài cửa Chu Tước và sau khi chuông đã đánh quá 50 tiếng rồi mà còn ở bên tả, ty Xá nhân vệ Cẩm y hặc tâu lên để trừng trị. "
( Xin xem tiếp bài 9 ) - dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét