2. HÌNH THẾ ĐỊA HUYỆT THEO CÁC NHẬN XÉT .
( Lượm lặt trên mạng - Xem bà con chém gió ).
* " Theo TS Phan Viết Dũng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Quảng Bình, Vũng Chùa - Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Trong sách nêu rõ vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển” với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ (dân gian gọi là hòn)...
Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm còn có loài "Cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư.
TS Dũng cho biết quần thể danh thắng này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian, như việc người dân vùng này không dám chặt cây chò trắng vì đây là loại cây tương truyền được long vương dùng xây thủy cung dưới biển. Mà long vương từng nổi sóng lớn giúp dân nhấn chìm chiến thuyền của quân Chiêm khi đến quấy phá dân làng thời Đại Việt.
Dân gian còn truyền miệng chuyện năm vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành, đã dừng lại nơi đây lập đàn xin thần linh phù hộ thắng giặc và chúng sinh an lành.
Sau đại thắng, vua lại trở về lập đàn cáo cùng trời đất.
Thời chống Mỹ, từ tháng 5.1972 đến 15.1.1973, chiến dịch Hòn La đã biến nơi đây thành điểm tiếp nhận hàng hóa viện trợ đường biển để tránh Mỹ đánh phá các cảng biển Hải Phòng, Bến Thủy.
Tuy nhiên chỉ tính riêng năm 1972 Mỹ đã thả vào đây 22.000 quả bom các loại nhưng với tinh thần kiên cường bất khuất, quân dân Quảng Bình đã đưa hàng ngàn tấn gạo vào bờ chi viện cho miền Nam."
* " Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn."
* " Nhìn từ xa, Đảo Yến toát lên dáng vẻ một thế núi uy nghi, nằm trấn giữa đất liền và biển cả. Khi đến gần hơn, chúng tôi không khỏi thích thú ngắm nhìn những vỉa đá xuyên cao tầng tầng lớp lớp, đan xen, cuộn vỗ cùng từng đợt sóng bạc xóa.
Một người dân bản địa dẫn đường cho chúng tôi bảo tên gọi Đảo Yến xuất hiện sau này, khi có một công ty khai thác, nuôi yến đến hoạt động. Chứ trước kia, người dân vẫn gọi đây là Hòn Nồm, theo cách tính phương hướng.
Ngày trước, trên đảo có rất nhiều chim yến, bây giờ thì ít hơn rồi. Anh Đức, người dẫn chúng tôi ra Đảo Yến, lái thuyền lượn một vòng quanh đảo và chỉ cho chúng tôi một hang yến rất lớn. Tấp thuyền vào một gành đá, chúng tôi lên đảo.
Nếu không tính đến sự hiện diện của chúng tôi, thì Đảo Yến chỉ có một nhóm nhân viên của công ty nuôi yến đang làm việc tại đây. Đảo được tạo bởi hai hòn nối liền nhau. Đi lên đỉnh đảo, phóng tầm mắt ra xa, chúng tôi dễ dàng nhìn thấy cảnh tàu thuyền qua lại rất thanh bình, nhìn xuống dưới chân đảo là cảnh sóng vỗ gành đá rì rào.
Vì sao có tên gọi Vũng Chùa? Theo dân địa phương, ngày xưa trên Đảo Yến có dấu tích nền móng một ngôi chùa lớn nên bà con gọi là Vũng Chùa. PV Thanh Niên Online đã thử tìm đến địa điểm đó nhưng không thấy gì. Người dân quanh vùng lý giải, qua thời gian, bị mưa bão, sóng biển bào mòn, dấu vết xưa cũ ấy nay cũng đã mất rồi.
Khu vực biển Vũng Chùa rất kín gió vì được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, vì vậy đó là nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.
Đảo Yến cách đất liền tại thôn Thọ Sơn chừng hơn một cây số. Quang cảnh Vũng Chùa - Đảo Yến mênh mông, thoáng, đẹp. Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát chạy dài, cây cối xanh tươi. Từ Đảo Yến trong ra xa có thể thấy được Hòn La và Hòn Gió. Ba hòn tạo thành một hình tam giác, thế tựa vững chải như kiềng ba chân.
Hỏi về phong thủy của khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, một lão ông trong vùng chép miệng mà rằng: “Rất ít nơi có được vị thế đẹp như ở đó, vừa thanh bình vừa kín gió, lưng tựa núi mặt nhìn ra biển lớn”. "
* "Vũng Chùa – Đảo Yến nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, mạch núi của dải Trường Sơn chạy ngang ra biển, nơi từng là biên giới tự nhiên của hai nước Đại Việt – Chiêm Thành. Vùng đất này đã trải qua nhiều thăng trầm trong mối quan hệ sóng gió giữa hai đế chế hùng mạnh một thời trên bán đảo Đông Dương.
Dân gian quanh vùng biển Vũng Chùa còn truyền miệng chuyện năm xưa vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành, đã dừng lại nơi đây lập đàn xin thần linh phù hộ thắng giặc và chúng sinh an lành. Sau khi đại thắng, vua đã trở về lập đàn cáo cùng trời đất.
Khi đã trở thành một phần của giang sơn nước Việt, Vũng Chùa – Đảo Yến được lịch sử biết đến như một cảnh đẹp hiếm có của trời Nam. Đây là thắng cảnh nằm trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của nhà văn hóa Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn.
Đại Nam dư địa chí ước biên nêu rõ, vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển” với Mũi Rồng che chắn phía tây – bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ…
Vùng biển Hòn La cũng nổi tiếng trong lịch sử vì những hải vật phong phú, độc đáo, được dùng để cung tiến triều đình. Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm còn có loài “Cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư.
Quần thể danh thắng này còn gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian, như việc Long vương từng nổi sóng lớn giúp dân nhấn chìm chiến thuyền của quân Chiêm khi đến quấy phá dân làng thời Đại Việt. Sự tích này khiến người dân trong vùng không bao giờ chặt cây chò trắng vì đây là loại cây tương truyền được Long vương dùng để xây thủy cung dưới biển. "
* " Thực hiện ý đồ chiến lược của Trung ương, quân dân Quảng Bình đã thực hiện kế hoạch tiếp nhận chuyển tải ở khu vực Hòn La – Bắc Gianh, lấy tên là “Chiến dịch Hòn La” vì nơi đây có thể tránh được bão lớn. Theo hiệp đồng, khi tàu bạn vào vịnh, ta sẽ đưa lực lượng vận tải thủy ra nhận hàng đưa vào khu vực Bắc Gianh. Từ đó, hàng được đưa qua Nam Gianh để đi các tuyến.
Chiến dịch diễn ra từ ngày 29/5/1972 trong sự đánh phá quyết liệt của không quân và hải quân Mỹ. Chỉ tính riêng năm 1972, Mỹ đã thả vào đây 22.000 quả bom các loại nhưng với tinh thần kiên cường bất khuất, quân dân Quảng Bình vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trong chiến dịch này, lực lượng chiến đấu bảo vệ chiến dịch của bộ đội, dân quân huyện Quảng Trạch đã bắn tan xác 7 máy bay các loại của địch. Đặc biệt, vào đêm 5/7/1972, lần đầu tiên bộ đội pháo binh tỉnh đã sử dụng pháo 130 ly bắn cháy một tàu chiến Mỹ, làm chúng hoảng sợ không dám vào gần bờ như trước."
* " Ngày nay, vùng vịnh Hòn La đang sở hữu rất nhiều tiềm năng phát triển từ ưu thế của một vịnh biển nước sâu cùng những giá trị cảnh quan, lịch sử to lớn.
Vịnh Hòn La nằm cách bờ biển xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 2,4 km, độ sâu ổn định từ 7 đến 10m, tàu có trọng tải lớn có thể ra vào, trú đậu được. Đặc biệt, phía nam vịnh có luồng thông vào cảng Gianh, một đầu mối tiếp nhận hàng hóa quan trọng số 1 của tỉnh Quảng Bình. Đây là cơ sở để hình thành khu kinh tế Hòn La với các cảng biển, cơ sở hạ tầng cho một khu công nghiệp, mở ra cho Quảng Bình một thế đứng mới, vươn khơi vươn xa trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Cùng với khu kinh tế Hòn La, khu du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến nằm ở trung tâm vịnh Hòn La là một thế mạnh khác để phát triển kinh tế khu vực. Với bãi biển đẹp, cảnh quan hùng vĩ của các núi đá, đặc sản biển phong phú… trong những năm qua, khu du lịch này từng bước được đầu tư để trở thành một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Quảng Bình.
Với việc Mỏm Rồng ở Vũng Chùa được chọn làm nơi an nghỉ ngàn thu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trang sử mới của vùng vịnh Hòn La nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung đã được mở ra…"
* " Hơn nữa vùng Đèo Ngang ( Vũng Áng- Hòn La) là một tử huyệt về quân sự mà bao lâu nay Trung Quốc đã dòm ngó. Nếu chúng xâm lăng Việt Nam thì đây là vị trí bị tấn công đầu tiên để cắt đôi nước Việt Nam. Nên tuyệt đối không nên an táng Đại tướng ở đó. Đừng để ông phải chịu đựng hòn tên mũi đạn một lần nữa. Đời ông khổ với quân thù và khổ với “đồng chí” nhiều rồi. "
* " Sao nhà thơ không nghĩ đại tướng muốn Hòn La trở thành điểm thu hút khách du lịch đến với đất mẹ QB nghèo khó, Hòn La trở thành lũy thép khi quân thù muốn lấn từ khơi vào? "
* " Bác ra đi đã chọn Vũng Chùa rồi
Bác Nghĩ hưỡng Tây Nam Có Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Hướng Đông Bắc còn trống trải chưa có ai, nên Bác đã chọn Hướng Đông Bắc ".
* " Về vùng đất Vũng Chùa - Đảo yến rõ ràng có nhiều yếu tố không hợp lẽ để chọn làm nơi âm phần. Trước hết đây là đây là nơi quá xa Làng An xá quê tổ của cụ Giáp, xa họ tộc để hương khói theo quan niệm truyền thống người Việt. Có thể bằng mắt thường nhìn Vĩng Chùa - Đảo Yến hiện giờ có cảnh trí đẹp vì còn hoang sơ và sát biển. Tủy nhiên quan niệm phong thủy gối sơn hướng thủy không có nghĩa là cứ phải sát mép nước như vậy. Điều quan trọng đững trên khoa học quy hoạch phát triển mà xét thì rất không ổn. Nếu xem lại tài liệu quy hoạch phát triển KT-XH Quảng Bình và các quy hoạch Cảng Hòn La, Quy hoạch Khu công nghiệp Hòn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nay đang hình thành. Với định hướng phát triển cảng và phát triển khu công nghiệp lớn của Quảng Bình thì tương lai đây chắc chắc là một vùng ô nhiễm, đặc biệt sự ồn ào cơ học. Phân mộ mà chọn nơi sẽ bị ô nhiễm ồn ào là không hợp vì như vậy là không hợp về mặt phong thủy. Phần mộ phải đặt nơi yên tĩnh không bị ồn ào quấy động vì nó là động tới sự yên nghỉ của vong linh và làm quấy động long mạch. Rõ ràng đứng trên quan điểm quê quán, gia tộc cũng như trên quan điểm phong thủy và chiều hướng phát triển thì vũng Chùa - Đảo Yến là nơi không hề phù hợp để đặt mộ so với nhiều nơi khác trên quê hương cụ Giáp."
* " Đảo Yến như đảo hoang
Để chứng thực lời kể, chúng tôi theo một ngư dân bản địa ra đảo. Khoảng ba mươi phút, thuyền máy đã cập bờ. Trên hòn đảo này hiện trú ngụ 6 công nhân của Tổng công ty yến sào Khánh Hoà.
Trước thực trạng hàng chục ngàn chim yến rời đảo không về trong hai năm qua, UBND xã có tờ trình và được UBND tỉnh chấp thuận hợp tác với tổng công ty yến sào Khánh Hoà đưa máy móc, thiết bị, kỹ thuật, cũng như kinh nghiệm ra đảo Yến “dụ” yến về lại tổ. Một công nhân nói, đã hai tháng nằm trên đảo Yến, cả tổ chỉ dụ được 6 cá thể yến.
Hòn đảo 32ha từng là thiên đường yến lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ nay chỉ còn vài cá thể yến khiến ai nấy không thể tưởng tượng được bàn tay con người đã làm biến mất hoàn toàn một gia tài quý giá mà ông cha để lại.
Ngư dân tên N.kể: “Thời bao cấp, quá đói, nhiều khi bắt chim non về ăn với khoai thay cơm. Thời đó yến bay đen kịt đảo, chừ ra đảo thấy hoang vắng bóng yến mà thấy mình ác quá, chừ nghe đến công dụng yến sào mà thấy mình ngu, sống gần mỏ “vàng” mà không biết giữ để rồi tiếc cũng không có được như xưa”.
Ông Võ Quang Đạt tiếc nuối: “Phải chi trước đây xã có những ràng buộc bảo vệ bằng định chế từ các xóm thôn thì chắc bây giờ không xót lòng. Nay bằng mọi giá, chúng tôi kêu gọi người dân không hành xử như trước mà tôn trọng yến, cùng chung tay tạo môi trường cho yến về lại với đảo Yến”.
Về Quảng Đông, nói chuyện đảo Yến vắng chim yến, người dân ai cũng cho rằng, một thời nhận thức kém đã dẫn đến sự ra đi gần như bặt tăm một loài chim quý. Họ ngậm ngùi vì chính bàn tay họ đã đẩy một đảo Yến quý giá thành nơi chim yến không thể tự tin bay về.. ".
* " Vũng Chùa- Đảo Yến là vùng đất lưng tựa núi, mặt nhìn ra biển. Có ba hòn đảo nổi làm bình phong. Các nhà phong thủy trứ danh khi đến đây đã bày tỏ sự kinh ngạc.
10 năm trước, anh Võ Điện Biên đã chọn đây để đầu tư làm khu du lịch.
Gọi là Vũng Chùa vì đây từng có một ngôi chùa cổ cực linh nhưng qua thời gian đã thành phế tích.
Hiện vũng Chùa vẫn còn hoang sơ nhưng địa thế rất dễ để phát triển sầm uất, nhất là khi có Bác nằm đây và khu du lịch của anh Võ Điện Biên đầu tư được xây dựng.
Có đến đây mới thấy, chỉ có chỗ này mới xứng để đặt một tượng đài kỳ vĩ của một danh tướng lẫy lừng như Đại tướng.
Tôi thấy bà con Lệ Thủy ta nên nghĩ xa hơn. Bác về quê, quê Bác là ở Quảng Bình và Bác là của nhân loại. Khu Vũng Chùa-Đảo Yến liền kề với Hòn La (Quảng Bình, Vũng Áng (Hà Tĩnh) là vùng đang được đầu tư phát triển mạnh về kinh tế.
Khu An Mã - Lệ Thủy (quê của VNG) là vùng đất phong thủy tốt nhưng đã có một huyệt đạo tốt nhất người nhà Ngô Đình Diệm chọn để táng ông Ngô Đình Khả.
Khu thác Ro có một huyệt đạo tốt nhất đã chọn để táng Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Chưa nói đến chuyện đập An Mã đã chặn dòng Kiến Giang đầu nguồn, đập Hạc Hải chặn Kiến Giang cuối nguồn, mạch đã không thông.
Khu vực Phong Nha thắng cảnh đẹp nhưng không được về phong thủy.
Núi Thần Đinh dân gian gọi là Bất Nghĩa Sơn (bởi nó một mình ngoảnh mặt với dãy Trường Sơn) nên không tốt.
(Babel Thịnh)"
* " Long đi vượt biển quay đầu lại, nơi địa thế này thì từ bờ đi ra chuyển phải rồi chuyển trái mấy lần. Huyệt không ở nơi tận cùng. Minh đường rất đẹp nhưng sợ ít người hiểu được. Mong phúc của Đại tướng mà người làm huyệt không nhầm. Phương Nam rất đẹp, mong Đại tướng nhìn về nơi đó."
* " Vũng Chùa - Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Trong sách nêu rõ vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển” với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ. "
* " Đại tướng Võ Nguyên Giáp không những là một bậc vĩ nhân khi còn sống mà còn là một bậc thánh nhân khi đã qua đời. Việc đánh bại quân đội tối tân của các cường quốc năm châu như Nhật, Pháp và Mỹ, góp phần chia lại trật tự thế giới đã minh chứng hùng hồn ông là một bậc vĩ nhân khi còn sống. Việc chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa nằm trung tâm của Trường Sơn Bắc, nơi có dãy Hoành Sơn hướng ra biển Đông và Thái Bình Dương rộng lớn làm nơi an giấc ngàn thu cho thấy, ông là một bậc thánh nhân khi đã qua đời.
Việc chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa làm nơi an nghỉ vĩnh hằng thể hiện nhân sinh quan hơn người, cái tầm rộng lớn, cái tâm bao la của Đại tướng.
1. Về mặt phong thủy
Xưa nay các bậc đế vương, hiền nhân quân tử đều rất coi trọng thuật phong thủy trong xây nhà, chọn đất đóng đô, xây dựng đền đài, lăng tẩm, chọn đất an nghỉ vĩnh hằng. Theo thuật phong thủy phương Đông, một thủ đô bền vững, một ngôi nhà thịnh vượng, một khu lăng mộ phát lộc cho con cháu đều phải hội đủ 3 yếu tố: bối sơn, diệp thủy, hướng dương. Bối sơn = dựa lưng vào núi, diệp thủy = trước mặt là nước, hướng dương = hướng ra phía mặt trời, hướng ra biển lớn…
- Bối sơn: Việc Đại tướng chọn Mũi Rồng – Vũng Chùa, vùng đất ngọa hổ tàng long, voi chầu hổ phục, đầu dựa vào núi Hoành Sơn, một nhánh đâm ngang của dãy Trường Sơn Bắc hùng vĩ. Phía bắc là dãy nũi cao Tây Nghệ An, ở giữa là các dãy đá vôi Quảng Bình và vùng đồi thấp Quảng Trị, phía Nam là vùng núi Tây TT-Huế.
- Diệp thủy: Trước mặt lăng Đại tướng gần nhất là Vũng Chùa, xa chút nữa là biển Đông rộng 3,477 triệu km2, xa khơi là Thái Bình Dương rộng lớn, là APEC, là năm châu bốn biển. Mộ ông gối đầu vào dãy Trường Sơn Bắc ( đoạn sau sẽ lý giải vì sao ông không chọn Trường Sơn Nam). Chân của Đại tướng đạp lên 3 hòn đảo vững thế kiềng 3 chân: Hòn Yến, Hòn Gió, Hòn La; xa hơn là hai chân ông gác lên 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.
- Hướng dương: Mũi Rồng-Vũng Chùa theo các sách dư địa chí có hướng đông nam, hướng xuống các nước Đông Nam Á biển đảo.
Việc chọn đất đóng đô của Quang Trung-Nguyễn Huệ, của các vua chúa nhà Nguyễn tại Phú Xuân thuận theo thuật phong thủy này.
Như vậy, việc chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa là một lựa chọn tuyệt vời xét về mặt phong thủy.
Mặt khác, cũng theo phong thủy, người người Việt thương quan niệm rằng “tụ thủy tụ nhân”. Vũng Chùa là một vùng biển tụ thủy hiếm có. Việc các vua Hùng chọn đất Phong Châu-Phú Thọ, (ngã ba sông) để đóng đô hay gần đây nhất, tỉnh Hà Tĩnh cũng chọn ngã ba bến Tam Soa để xây khu lăng mộ Trần Phú-TBT đầu tiên của đảng cũng theo thuật phong thủy “ tụ thủy tụ nhân”.
Xét về mặt phong thủy thì việc Đại tướng chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa là việc không phải bàn cãi nữa. Nó quá đẹp, quá chuẩn. Bây giờ, chúng thử bàn đến yếu tố thứ hai, bên cạnh phong thủy, yếu tố quân sự.
2. Về mặt quân sự
Vì sao Đại tướng chọn nơi an nghỉ là dãy Bắc Trường Sơn, chính giữa đất nước mà không phải là Nam Trường Sơn, nơi Trung Quốc đang giúp ta khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên? Vì sao Đại tướng lại chọn ngọn núi Hoành Sơn, một nhánh đâm ngang của dãy Bắc Trường Sơn để an giấc, nơi có hàng vạn người Đài Loan-Trung Quốc (Tập đoàn Fomosa) đang làm việc trong KKT Vũng Áng? Nên nhớ tướng Giáp là một thiên tài quân sự, việc người chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa không thể tách rời nhãn quan chính trị, quân sự lỗi lạc của ông. Có nhà văn Việt Nam cho rằng, vùng Đèo Ngang (Vũng Áng- Hòn La) là một tử huyệt về quân sự mà bao lâu nay Trung Quốc đã dòm ngó. Nếu chúng xâm lăng Việt Nam thì đây là vị trí bị tấn công đầu tiên để cắt đôi nước Việt Nam. Điều này không phải là không có lý. Có khi, Đại tướng ngầm chỉ con cháu lo về canh giữ vùng đất yết hầu này. Bởi vì, phía Bắc, chúng ta có 1400km đường biên giới giáp với Trung Quốc, từ Móng Cái đến A-pa-chải. Phía Nam, hàng vạn người Trung Quốc đang làm việc trong các mỏ Bô-xít Nhân Cơ, Tân Rai (Tây Nguyên). Ở chính giữa Tổ quốc, hàng triệu người Đài Loan-Trung Quốc thuê đất làm việc ở Vũng Áng ( Hà Tĩnh) nghe đâu lên đến thời gian 70 năm.
Tướng Giáp rất hiểu được việc đổi bạn thành thù năm 1979 ở biên giới phía Bắc. Tướng Giáp đã từng can gián chính phủ không được cho Trung Quốc khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên dù trong bất cứ giá nào. Vì vậy, việc ông chọn Hoành Sơn làm nơi an giấc, xét về mặt quân sự là một lựa chọn rất đáng lưu ý.
Lê Quốc Châu " .
* "Một nơi bí ẩn
Quảng Đông, một địa phương hẻo lánh cuối cùng của tỉnh Quảng Bình ở phía biển. Hệ núi Trường Sơn kéo ra biển thành dãy Đèo Ngang hùng vĩ, cấu tạo địa chất ở đây là đất đá khô cằn, nhưng là nơi phát tích rất nhiều huyền thoại về những danh nhân xa xưa.
Dưới chân Hoành Sơn Quan, thôn Minh Sơn đựng trong lòng một loạt di tích người xưa để lại, trong đó đặc biệt linh thiêng là đền thờ mẫu Liễu Hạnh Công Chúa, ngôi đền nhỏ dưới bóng dáng núi non trùng điệp đã có hơn 500 năm hiển linh, được người đời không chỉ trong vùng mà ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…vào viếng hương hằng niên.
Những ngọn núi chạy dài phía thôn Minh Sơn cắt mảnh đất này thành nhiều thung lũng khác nhau, tạo ra các hòn đảo nhỏ như Hòn La, Mũi Ông, Hòn Cỏ, Đảo Yến, Đảo Chim, Hòn Nồm, Hòn Bớc…
Nhưng có một địa danh mà theo người dân địa phương là rất thiêng, chỉ dành cho bậc khai quốc, hoặc hiển đạt khoa bảng mới có thể an nghĩ vĩnh hằng để hộ vệ quốc gia cho con cháu ngàn đời thanh bình. Người trần mắt thịt, không thể an táng ở đây.
Địa danh ấy, không hề tìm thấy trên bản đồ của Google, không thể có trên trang thông tin của cỗ máy tìm kiếm này. Trong các di cảo của người xưa viết về Đèo Ngang, cũng như địa chí Quảng Bình từ mấy trăm năm nay, địa danh ấy không hề biết đến. Nhưng người dân địa phương chỉ những bậc cao niên tinh ý mới biết đó là nơi chốn xứng tầm cho người có công trạng lớn với quê hương. Ấy là Mũi Rồng.
Mũi Rồng thiên thu
Một kỹ sư, nhà khoa học đã nghỉ hưu, nhà phong thủy địa phương dẫn chúng tôi đi thăm đất Mũi Rồng. Một con lộ nhỏ xấu xí dẫn vào một con đường cấp phối đặc trưng ở Đèo Ngang, khá rộng, nền đường lót đầy vỏ thu hoạch tràm của người trồng rừng bên sườn núi. Đường điện và con đường ấy đã khởi công mấy năm trước, người dân nói là khoảng từ năm 2004-2006. Khu đất đó rộng hơn 15ha, và được con trai của Đại tướng, anh Võ Điện Biên làm một khu tâm linh trong đó. Đất đã được làm các thủ tục cần thiết từ nhiều năm trước.
Con đường đi đến gần mép biển đã dừng lại, một tấm biển ghi: “Khu vực dự án, không phận sự miễn vào”. Một lối mòn nhỏ khác dẫn ra hướng Mũi Rồng. Chúng tôi cùng nhà phong thủy lội bộ trên con đường mòn sau bão, nước mưa còn đọng chặt vào đường, có nơi bùn đầy chân, có nơi đá lởm khởm. Nhưng cảnh trí thật điền viên, thảo dã.
Hơn 30 phút lội bộ, chúng tôi vỡ òa với khu đất Mũi Rồng hiện ra giữa chiều thu bãng lãng. Một tháp chuông trong khuôn viên theo phong cách thờ tự đã được dựng lên. Trên đó có in tên của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình cung tiến. Bốn chữ lớn đúc vào chuông: “Vũng Chùa Hồng Chung”, các bức khánh khắc thơ của nhiều sư tổ danh tiếng. Năm đúc chuông hoàn thành vào 2010.
Từ gác chuông này, nhìn về phía đông nam là một phần của biển Đông, phóng tầm mắt ra xa hơn là Đảo Yến án ngữ, sau lưng là núi Mũi Rồng hùng vĩ. Vị phong thủy trước khi đi vào đây nói với chúng tôi, bình đồ ở đây là dương 2,5m, cao hơn 90m ở đỉnh, nhưng nếu là vĩ nhân đã chọn, người trần mắt thịt sẽ không biết, bình độ đẹp nhất không lấy điểm cao nhất mà lấy trên vùng lưng chừng núi, không vượt con số trực 9 mà là 8,7, đó là địa thế lý tưởng, đắc địa.
Dưới núi Mũi Rồng là thung lũng Rồng hết sức nên thơ, ở giữa núi Mũi Rồng cao sừng sững, hai bên chạy theo hướng vòng cung đông nam, địa hướng lý tưởng, không lệch bất cứ một phút, một giây nào khi đưa la bàn ra kiểm chứng.
Bất ngờ chúng tôi đang mải ngắm vùng Mũi Rồng độc đáo thì một ngư ông râu bạc, tóc dài đội chiếc nón cời xuất hiện, dừng lại một lát ông trò chuyện với chúng tôi rằng, đây là đất hiếm, nơi này chỉ có hai ngôi mộ của lương dân trong vùng, nhưng đó là mộ của người công thành với làng, được làng đưa ra đặt dưới chân núi, không đưa lên lưng chừng vì đó còn chờ một thánh nhân khác. Chúng tôi xin ông một kiểu hình, nhưng ông không đồng ý rồi đi ra phía bãi biển. Lát sau không thấy bóng dáng ông ấy đâu.
Chuyên gia phong thủy đi theo chúng tôi giải thích, mạch đất ở đây cực kỳ đẹp, không thể có nơi thứ hai khi hướng đông nam chính trực tuyệt đối, ông nhẩm tính từng đốt ngón tay, nói những câu trong lý dịch, và nói; chắc chắn sẽ có một người công trạng lớn về trấn giữ vùng đất này.
Theo ông, nếu được thế, không chỉ là phúc cho mảnh đất Quảng Đông mà con phúc cho cả nước vì ở đây, sẽ là mạch tụ khí, tụ linh còn hộ vệ quốc gia trước nhiều bất trắc và tai ương khó lường. Ông giải thích thêm, người dân nói Mũi Rồng quá chuẩn, nhìn lên ngọn núi chính diện trung tâm, đỉnh của nó như cái mào rồng, thẳng trục đông nam, biển giữa bãi Rồng với Đảo Yến kín gió, thanh bình, đất này quá thiêng, long mạch rất đẹp.
Giữa thung lũng Rồng, chúng tôi thấy có đến 3 con suối chảy về phía biển, chia đều thung lũng thành ba gian rất đẹp. Người dân cho biết, trong 3 con suối này, có một con suối được xem là suối chính, mùa hè hạn hán nặng vẫn không hề hết nước, mặc dù vùng đất Quảng Đông vào mùa hạ khá khó khăn vấn đề này.
Cỏ lau đã mọc um tùm, dưới chái của mái chuông là một cái miếu nhỏ cổ kính đã được dựng lên từ mấy năm trước. Một nhà thờ khá lớn lợp ngói đỏ cũng đã được dựng lên, nội thất phía trong chỉ mấy bộ bàn ghế. Chách về phía sau là một ngôi nhà sàn bị tốc mái do bão.
Ông Ngô Văn Cảnh ở thôn Minh Sơn nói với chúng tôi: “Đảo Yến nhiều năm trước vắng chim yến, nhưng hai năm nay chim yến về rất nhiều, điềm lành”, nó như hồng phúc địa phương, vị phong thủy nháy mắt.
Bãi biển trước mũi rồng là một cấu tạo địa chất của đá khác hẳn các bãi biển khác, những thớ đá xếp lên nhau như những chiếc vảy của con rồng đang ngơi nghỉ, hằng vạn hằng vạn những chiếc vảy ấy được sóng biển gột rửa mỗi ngày nên chúng sáng láng vô cùng.
Theo một chiếc thuyền ra Đảo Yến, trên đó có một ngôi nhà của mấy người giữ yến, một thung lũng cỏ lau trắng khiết, một ngôi mộ cổ của ai đó từ xưa còn lại. Trên đảo có một cái giếng cổ, mạch nước ngọt duy nhất có ở bức bình phong của Mũi Rồng.
Nếu có người anh hùng yên nghỉ nơi đây thì Mũi Rồng là nơi linh thiêng của đất, trời, nơi sót lại cuối cùng chưa đưa vào dư địa chí, nơi thảo dã cho người anh hùng thanh thản thiên thu.".
Lời bàn của dienbatn : Thấy nhiều vị mà một người bạn của dienbatn làm ở VTV1 khoe là những bậc Đại Phong thủy sư của nước Việt , đi cùng anh Võ Điện Biên tầm Long tróc Huyệt suốt mấy năm nay và kết quả ra vị trí Vũng Chùa - Đảo Yến như hiện nay. Ai cũng ca ngọi nào là " Long cuộn - Hổ nằm - ý quên - Hổ ngồi " , nào là " Minh đường thủy tụ " , nào là " Tàng phong thủy tụ " vv và vv. Nghe xong ai nấy đều mừng rỡ. Hóa ra sở học của các Đại Phong thủy sư của nước Việt giỏi đến thế cơ đấy. Như mà , nghe xong, dienbatn chỉ thở dài. Phen này con cháu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ khó khăn đây . Đọc đi đọc lại hoa cả mắt cuối cùng tìm được những dòng sau - Đây mới chính là thuật Tầm Long - Điểm Huyệt chưa bị tuyệt chủng :
" Trong ba loại : Thường nhân, Thần nhân và Thánh nhân thì cách táng có khác nhau. Thường nhân thì táng lấy phúc cho con cháu dòng họ, Thần nhân thì táng lấy phúc cho địa phương, cho quốc gia, dân tộc. Thánh nhân táng lấy "gương" cho nhân loại hướng tới chân, thiện, mỹ.
Tướng Giáp được xếp vào Thần nhân, uy danh cũng như ảnh hưởng của ông sẽ còn được lưu lại trong lịch sử của Việt Nam mãi mãi. Nơi an nghỉ của ông sau này sẽ là nơi mọi người Việt tới cúng cầu nên sau này sẽ có tính chất như miếu, đền.
Miếu, đền, chùa cần tọa lạc nơi sát khí mạnh thì Thần nhân sẽ dễ hiển linh để hộ quốc. Chọn nơi đây an táng theo nguyện vọng quả hợp ý trời! Đại long còn chưa dừng bước chớ nói tới chuyện kết huyệt. Phá quân hộ sa chi cước sắc nhọn, che chắn nơi gió to sóng cả sát khí của sơn của thủy thật ứng với Thần nhân nhưng con cháu có phần thua thiệt.
Ôi An mã xưa vì một chút hồ đồ mà làm mất đi một nơi linh khí. Người đứng đầu làm việc này đã gặp quả báo rồi. Nhiều người nói sao cụ không đập bàn thì sự thể có đổi khác chăng? Ai biết được do thấu hiểu An Mã xưa đã không vẹn toàn thì đành ôm chữ "nhẫn", đúng là "Thời thế, thế thời phải thế"!
Mấy bác chém gió thành bão! huyệt kết phải thỏa mãn mấy chục điều kiện, nơi đây không thỏa mãn điều kiện nào cả. Nghịch kết ngoài mấy chục điều trên còn thêm năm điều kiện nữa thế nên xưa nay đặt vào "huyệt" nhiều mà kết phát chẳng bao nhiêu.
Thấy các bác đụng tới vấn đề lớn cực chẳng đã phải xuất hiện viết mấy dòng trên. ASVN ".
HAY! HAY ! HAY !
( Xin theo dõi tiếp bài 3. dienbatn ).
Anh phân tích chí lý, chí tình cụ thể không thể hay hơn.rất cám ơn.
Trả lờiXóaBác ơi, có phải dải Hoành sơn này lao ra biển nhằm mục đích cắt đứt mạch khí từ phương Bắc và Đông Bắc ( Đảo Hải Nam) tràn xuống không ah, đây phải chăng là trận chiến Tâm Linh để cắt đứt đường Lưỡi bò ?
Trả lờiXóaBạch Hổ thì phát thời Loạn, thế đất này con nhìn chỉ thấy Hổ, không thấy Long, phải chăng là thành 1 đền thờ Trần Quốc Tảng thứ 2 trấn ải Hoành Sơn ?
Phải chăng chính cánh cung Hải Nam từ phía Bắc chạy xuống lao vào phần đầu của khúc ruột miền Trung này, như 1 tay Long vô tình với Hổ, nên nhiều lần lăm le chia cắt Đại Việt thành 2 nửa, như đã làm với Triều Tiên ?
Bên cạnh 1 vùng sát khí trùng trùng cuộn xoáy, thường sẽ có 1 ranh giới mỏng manh ở đó tận tĩnh, Hy vọng Hồn Thiêng Sông núi, anh linh các bậc tiền nhân sẽ quy tụ về đây trở thành Đại địa của quốc gia phải không bác ?