Phật Thày tây An.
"
Nguồn gốc võ dân tộc
Kể từ đầu lịch sử, người Việt luôn phải đấu tranh chống lại nạn ngoại xâm, nhất là những đạo quân của các triều đại Trung Quốc. Hàng lọat cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, đòi lại chủ quyền đất nước từ thời Hai Bà Trưng và Bà Triệu, chống Tống ( năm 981 và 1077) chống Nguyên Mông ( năm 1258, 1285, 1288), chống Minh ( từ 1418-đến 1428) và chống Thanh ( năm 1789). Chính vì những cuộc chiến đấu đó, mà võ Việt và tinh thần thượng võ hình thành. Võ là phương tiện cho người Việt chống các nạn ngoại xâm được mệnh danh là võ ta.
Võ sư Võ Kiểu (nguyên tổng thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung): cho rằng Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp không môn phái nào trên thế giới có được, nó không chỉ là một môn võ phòng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt . Đánh mất tên gọi “võ ta”, là chúng ta đã vô tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này!
Quá trình phát triển võ dân tộc.
Dần dà võ ta mặc lấy cái tên Võ cổ truyền Việt.
Võ cổ truyền Việt được dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt , được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử Việt
Bộ võ khí bằng đồng hiện được trưng bày trong bảo tàng lịch sử Việt có thể giúp ta hiểu thêm về nhiều loại võ khí thuộc lãnh vực Võ cổ truyền Việt . Những thứ vũ khí này gồm dao găm, rùu gươm và giáo. Đó là những thứ võ khí được sử dụng trong khi đánh giáp lá cà. Sử dụng những thứ võ khí này đòi hỏi phải có sự can đảm, sức dẻo dai, sự khéo léo và kỹ thuật thành thạo.. Chính những yếu tố này đòi hỏi người Việt phát triển các hình thức chiến đấu nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả sữ dụng vũ khí
Võ cổ truyền Việt không những nhằm giỏi võ thuật mà còn nhằm tự kiểm soát, hoàn thiện mình và rèn luyện những bí kíp về thần , khí, ý và lực.
Đặc điểm của Võ thuật cổ truyền:
Thường là võ trận, sử dụng trong trận mạc, chiến đấu chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên hoang dã, chống trả và săn bắt hổ, lợn rừng, bảo vệ nhà cửa, làng xóm, chống trộm cướp.
Thích hợp với nhiều loại địa hình.
Thực dụng, linh hoạt.
Dĩ công vi thủ, dĩ nhu chế cương, dĩ đoản chế trường.
Các bài quyền đều có lời thiệu bằng thơ, phú
Muốn luyện thành thạo phải luyện với thiên nhiên nơi có khí trong lành, để tăng khí công trong người, khi đó ra đòn sẽ mạnh hơn.
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, võ thuật tồn tại ở hai cấp độ: bình dân ( tại các lễ hội) và triều đình ( chương trình chuyên rèn luyện và thi võ).....
Nhóm Nam Bộ ở miền nam.
Đức Thày.
Các phái võ Nam Bộ xuất hiện cùng với quá trình định cư của nhóm người Việt ở miền nam trong thế kỷ 18-19. Sau khi đứng chân ở nam Trung Bộ, các chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng lãnh thổ xuống phía nam và di dân từ Quảng nam, Đà nẵng, Quy Nhơn vào khai khẩn đất hoang tại đồng bằng sông Cửu Long. Triều Nguyễn con lưu đầy nhiều tội phạm vào nam. Vì thế, nhiều người Việt ở miền nam xuất thân từ các vùng có truyền thống võ nghệ, và bản thân họ cũng rất thành thạo nghệ thuật chiến đấu.
Cuối thế kỷ 18, bị bại trận trước quân khởi nghĩa Tây Sơn, tàn quân nhà nguyễn bỏ chạy xuống phía nam, rồi quy tụ về vùng Đồng nai. Tại đây, họ tuyển mộ các võ sư để rèn luyện binh sĩ phục thù. Sau khi nhà nguyễn được thành lập năm 1802, nhiều người vùng này vượt qua được các kỳ thi võ của triều đình và theo đuổi binh nghiệp.
Võ nam Bộ có nguồn gốc khác nhau: Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, đồng bằng sông Hồng và trung Quốc. Đó là sự pha trộn của nhiều môn phái với những kỹ thuật được biến cải cho phù hợp với điều kiện cụ thể ờ miền nam, trong đó có nhu cầu tự vệ trước thú dữ và khai khẩn đất canh tác mới. Các phái võ Nam Bộ thường gọi là võ miền rừng hay võ vườn, bao gồm các môn phái sau đây:
Phái võ này duy trì được gần như tất cả những miếng võ cơ bản của phái Tây Sơn:trong đó cò những bài quyền như Ngọc Trản, lão mai, Thần Đồng, các bài tập như Tấn Nhứt, Tứ Môn. Tuy nhiên, các võ sư đã điều chỉnh các kỹ thuật và đòn thế để phù hợp hơn nữa với vùng đất mới. Các kỹ thuật được cải tiến cho nhanh và hiệu quả hơn. Những lời chỉ dẫn có vần điệu nguyên gốc dùng để dạy võ sinh được trau chuốt và cũng có cả những câu mới được bổ sung.
Phái võ Bà Trà đã đóng góp nhiều kỹ thuật mới như Đổng Nhi và Thái Sơn vào kho tàng võ thọc truyền thống của dân tộc.
1/- Tần Khánh-Bà Trà
Sau khi vua Gia Long, được quân Pháp hậu thuẫn đánh bại nhà Tây Sơn ( 1778-1802), nhiều người dân đất Tây Sơn bị buộc phải di cư vào nam để trốn tránh sự thảm sát của vương triều mới. Họ lập ra làng Tân Khánh ( nay là thị trấn Tân-Phước –Khánh, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương) Họ mang theo trong mình truyền thống võ thuật của quê hương Tây Sơn Bình Định tới vùng đất mơí và tiếp tục phát triển nó.
Đến giữa thế kỷ 19, dưới triều vua Tự Đức (1848-1883) một sự kiện diễn ra, phản ảnh rõ tinh thần bất khuất của dân làng Tân Khánh: một cuộc khởi nghĩa nổ ra chống lại đám quan lại thối nát địa phương. Một người phụ nữ tên Trà, vốn giỏi võ Tây Sơn, lãnh đạo cuọc khởi nghĩa suốt 10 năm trời, từ 1850 đến khi người Pháp xâm lược 3 tỉnh miền đông Nam Bộ. Vì vậy, khu vực này được gọi là đất Bà Trà.)
Sau sự kiện lịch sử này, người dân gọi phái võ truyền thống phát triển ở Tân-Khánh là phái võ Bà Trà-Tân Khánh. Thời đó, rất ít phái võ truyền thống Việt có tiếng ở miền nam.
Từ phái võ này đã sản sinh ra nhiều võ sư tiếng tăm của miền nam. Trong số đó có hai anh em Hai Ất và Ba Giá, nổi tiếng dám đánh cọp. Những võ sư nổi tiếng khác là Sáu Trực, Năm Nhị, Bảy Phiên và Năm Quy. Mỗi người đều có phong cách riêng với rất nhiều thành tích. Sáu Trực, một học trò của Hai Ất, tiếp nối truyền thống rực rỡ của thầy đã truyền thụ được cho rất đông môn sinh. Trong số này có hai nhà yêu nước Nguyễn An Ninh và Phan văn Hùm. Năm Nhị làm cho phái võ Bà Trà nổi tiếng khắp Nam Kỳ. Trong khi đó, Bảy Phiên và Năm Quy đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của phái võ Bà Trà bằng cách đào tạo những võ sinh cho các cuộc đấu võ do người Pháp tổ chức vào năm 1930-1940 và còn cho cả các phong trào chống Pháp trong vùng.
Nhưng năm 1950, phái võ Bà Trà bước sang giai đoạn mới. Thời kỳ này, võ sư Hồ văn Lành ( biệt danh Từ Thiện) mọt môn đệ xuất sắc của Bảy Phiên rời làng lên Sàigòn để tham gia Tổng Liên Đoàn Võ Việt. Tại đây, ông đã giúp hòa nhập và phổ biến các kỹ thuật của phái võ Bà trà-TânKhánh vào cộng đồng võ thuật miền nam. Thời thanh niên, ông đã giành chiến thắng tại 7 cuộc thi đấu võ thuật.
Năm 1984, võ sư Hồ văn Lành đã đào tạo được 400 võ sĩ chuyên nghiệp –trong đó có 100 là phụ nữ- và hàng vạn môn sinh khác. Một số người như Từ Thanh Ngữ, Từ trung Tín, Từ Y Vân đã từng thi đấu với các võ sĩ vô danh địch của Thái Lan, Indonêxia, Camphuchia và Trung Quốc. Nhiều người khác đã tham dự các giải đấu võ quốc gia, giành được nhiều giải thưởng. Trong số đó phải kể đến những người gianh huy chương vàng như Từ Thanh Nghĩa, và Hồ ngọc Thọ, huy chương bạc Từ Thanh Tùng, Từ duy Tuấn và Hồ Thanh Phương, huy chương đồng Từ Hoàng Út.
Phái võ Bà Tra- Tân Khánh tiếp tục khẳng định mình trong nền võ học Việt nhờ những cống hiến của các vị võ sư và số lượng môn sinh ngày càng đông trong và ngoài nước. Sự phát triển của phái võ này giúp làm sống mãi ký ức và truyền thống của một thời kỳ oai hùng trong lịch sử Việt-triều Tây Sơn.
Phái võ Bà Tra- Tân Khánh tiếp tục khẳng định mình trong nền võ học Việt nhờ những cống hiến của các vị võ sư và số lượng môn sinh ngày càng đông trong và ngoài nước. Sự phát triển của phái võ này giúp làm sống mãi ký ức và truyền thống của một thời kỳ oai hùng trong lịch sử Việt-triều Tây Sơn.
2/ Thất Sơn quyền.
Đức Bổn sư núi Tượng.
Thất Sơn thần quyền (TSTQ) do võ sư Trần Ngọc Lộ, sáng lập Trần Ngọc Lộ là đệ tử dưới trướng của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Vốn là người giỏi võ, lại đức độ, võ sư Trần Ngọc Lộ không thể lập giáo phái vì sợ mang tiếng phản thầy, phản giáo, nên ông lập võ đạo., lấy tên TSTQ đặt cho võ phái của mình
Đệ tử TSTQ nhập môn ngoài học quyền cước còn được học cả đạo. Võ là để rèn luyện thân thể, sức khỏe dẻo dai, bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ kẻ yếu. Còn đạo là đạo đức, đạo lý sống ở đời. Thêm vào đó, đệ tử TSTQ còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành “thần quyền”, có sức mạnh siêu phàm có thể “hô phong, hoán vũ”, có thể 1 đánh 10, thậm chí vài chục người. Chính đức tin này đã thu hút rất nhiều người tìm đến học TSTQ. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng được học “thần quyền”. Tương truyền, chỉ có người được chọn kế thừa Trưởng môn mới được chân truyền “thần quyền” để trấn môn võ sư Hoàng Bá (tên thật Trần Kim Truyền), nhà ở cầu Tầm Bót, P.Mỹ Phước, TP.Long Xuyên. Ông chính là đệ tử chân truyền cuối cùng của võ phái TSTQ ở An Giang. ông mở võ đường, thu nhận đệ tử tại Long Xuyên, lấy tên là Hoàng Bá.
Những năm từ 1958 đến 1960, lò võ Hoàng Bá nhanh chóng nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam, cả nước và thậm chí khu vực Đông Nam Á qua các cuộc thượng đài. “Hồi đó lên võ đài là phải ký giấy sinh - tử, 2 cái hòm (quan tài) được để sẵn bên hông. Mặc dù người học võ không được phép đánh chết người, nhưng vì quyền cước không có mắt nên phải làm như vậy. võ sư Hoàng Bá lấy tên lò là Thất Sơn Võ Đạo, thu nhận rất nhiều đệ tử. Đệ tử cuối cùng của võ sư Hoàng Bá là anh Phan Thanh Thuận, hiện là huấn luyện viên võ cổ truyền. Anh Thuận theo học tại nhà võ sư Hoàng Bá từ năm 1991-1994. Lúc này, võ sư Hoàng Bá đã đóng cửa võ đường và Thuận là đệ tử cuối cùng. Anh Thuận cho biết, những thế võ anh theo học có rất nhiều bài quyền cận chiến hay như Mãnh hổ tọa sơn, Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Xí mứng, Phá xí mứng, Pha bốc bế...
Thất Sơn thần quyền là một trong những võ phái ra đời rất sớm ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi, An Giang. " ( Trích từ Quá trình phát triển võ dân tộc của Phạm X Khuyến ).
Đức Phật Trùm.
Có rất nhiều tài liệu nói về xuất xứ của phái Thất sơn Thần quyền , nhưng theo dienbatn thì có một số điều chính như sau :
* Thứ nhất : Đây là một võ phái của Việt Nam , tiếp thu và phát triển những tinh hoa về võ học và Huyền môn của nhân loại , nhất là của các hệ phái Huyền môn Nam tông.
* Thứ 2 : Có rất nhiều tài liệu nói phái Thất Sơn Thần quyền xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng theo dienbatn, điều này hoàn toàn không có cơ sở vì tuy võ phái căn bản dựa trên hiện tượng cầu Thần nhập xác, nhưng việc này không chỉ có ở trung Quốc mà còn có ở hầu khắp các phái Huyền môn trên thế giới. Mặt khác các chữ bùa và câu chú của phái Thất Sơn Thần quyền đều là sử dụng tiếng Pali hoặc săngkit , các chữ bùa hầu như không xử dụng chữ Hán mà chủ yếu theo chữ Điển vô vi.
* Thứ 3 : Thất Sơn Thần quyền ngay bản thân tên gọi của nó đã chỉ ra xuất xứ của nó. Đây là một môn phái không chỉ là võ học mà căn bản của nó vẫn là Đạo học. " Đệ tử của Thất Sơn không chỉ được học quyền mà còn học pháp, Quyền chỉ là phương tiện để dẫn pháp, chứ không phải để đi đánh nhau ,Tất nhiên lúc đánh vì mục đích chính nghĩa thì cũng vô cùng huyền diệu, một đòn vào người, dù đối phương không thấy đau lắm, nhưng về nhà cũng đủ thối da thối thịt. Đệ tử nhập môn, bao giờ cũng phải học quyền. Nhiều người học quyền mãi mà chẳng thăng tiến về tâm, về pháp nên cứ tưởng là cứ giỏi quyền là đã thành tựu.
Cao hơn quyền, nhiều đệ tử phát triển về pháp. Pháp trong môn cũng vi diệu là khó tin đối với quảng đại quần chùng. Nếu muốn biết về một người, dù cách cả ngàn cây số, cũng có thể biết người ấy đang nghĩ gì, có gặp sự cố gì không. Pháp của môn có thể cầu nắng thành mưa, có thể cầu người sắp chết được sống.
Có thể xin thần linh thổ địa, đuổi trừ tà ma, chữa người điên thành lành... Tất cả những điều này, người trong môn vẫn đang thực hành. Pháp thì cao, nhưng không phải lúc nào cũng làm. Làm thế có mà loạn. Lúc nào ra tay giúp người, lúc nào không, cái gì đáng làm, cái gì không, mỗi đệ tử trong môn phải tự định đoạt (nói những người có khả năng thôi). Nếu không, đều có thể phải trả giá. Để có pháp. không phải cứ khổ công tu luyện hay đọc chú là được.
Tuỳ vào tâm đức vào kiếp trước của anh đã tinh tiến đến đâu thì khả năng phát triển đến đó. Điều này vô cùng quan trọng. Do đó, đệ tử lâu năm trong môn không có nghĩa là người giỏi. Giỏi hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào tâm đức và sự khai mở từ những kiếp trước. Và vì phụ thuộc nhiều vào tâm đức, nên có những tên tuổi ngày trước đã lẫy lừng, mang tính huyền thoại, thì giờ, do làm nhiều việc phạm, do làm nhiều việc không có tâm đức, đã mất hẳn quyền pháp, trở nên vô dụng. Cái sự khó trong khi tu tập trong môn là như vậy nên tìm được đệ tử chân truyền là cực hiếm.
Người này hôm nay có thể có tâm tốt, ngày mai có thể hỏng. Mà cái khó nhất là nhiều khi sai mà không biết mình sai. Phạm lỗi nhiều mà tự mình ko thể nhận biết mà sửa chữa. Hậu quả nặng nhất mà một đệ tử có thể phải chịu khi phạm lỗi tất nhiên là bị đuổi ra khỏi môn.
Nhẹ hơn thì mất hết quyền, pháp. Khi sư phụ chọn đệ tử, là sư phụ đã biết đệ tử ấy kiếp trước đã tu tập đến đâu, tâm đức đong được mấy thúng. "
Ông Ba Thới.
Thất sơn Thần quyền chính là một môn Võ Đạo của người Việt Nam được hình thành từ thế kỷ 19 , do các Đạo giáo của vùng Thất sơn ( Bửu sơn kỳ hương, Tứ Ân hiếu nghĩa, Cao đài, Hòa hảo...), dựa trên những sở học về Huyền môn của nhân loại , nhất là các phái Huyền môn Nam tông (Phật giáo nguyên thuỷ- Nam tông (Theravada) có bề dày lịch sử rất lâu đời, sự truyền thừa được các sử gia thừa nhận là không bị gián đoạn. Điểm ưu việt của nó là truyền bá đến quốc gia nào vẫn giữ được nét văn hoá Phật giáo đặc thù, mà những truyền thống khác rất hiếm có. Phật giáo nguyên thuỷ hiện nay có mặt ở những quốc gia: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Anh, Mỹ, Ý, Úc, Mã Lai, Indonesia,Nepal, Ấn Độ v.v… Điểm đáng nói là tính thống nhất trong truyền thống Nguyên thuỷ, chư tăng tụng kinh bằng tiếng Pali và tiếng bản ngữ , tu hành y cứ theo thánh điển Pali, Tam y và bình bát là tài sản của bậc xuất gia, chỉ ăn ngày một buổi, không ăn phi thời. ).
Tuy cùng một nguồn là Thất sơn Thần quyền, nhưng do quá trình truyền thụ , tam sao thất bản mà hiện nay tùy theo vùng , miền mà môn phái Thất sơn Thần quyền rất khác nhau . Không chỉ nguồn gốc của môn mà ngay các thủ tục, quy cách trong quá trình tu học cũng bị “tam sao thất bản” rất nhiều nên phổ biến trong nhân gian những thủ tục khá rườm rà khi nhập môn, dẫn đạo và thực hành công năng.
SỰ TRUYỀN THỪA CỦA PHÁI THẤT SƠN THẦN QUYỀN.
Có nhiều tài liệu nói về nguồn gốc của phái Thất sơn Thần quyền tại nhiều nơi như tại vùng Bảy Núi - An Giang, Huế, Bình Định, Quảng Trị , Đà Nẵng ,Thái Nguyên, Hà Nội ....nhưng theo dienbatn tất cả những nơi đó đều có nguồn gốc xuất phát từ khu vực vùng Bảy Núi - An Giang . Môn phái Thất Sơn Thần Quyền tôn Quán Thế Âm Bồ Tát là Tổ sư và thêm 8 vị thần đại diện sư tổ trong công tác dạy các môn đồ. Các môn sinh gia nhập môn phái thì phải: đứng trước bàn thờ tổ (Quan Thế Âm Bồ Tát) xưng tên họ và thề 9 điều ( Tùy theo các vị sư phụ chọn từ 9-55 điều trong các lời thề. Mỗi câu thề là một giềng mối đạo đức giúp tăng năng lực tâm linh rất cao, tác động linh ứng rất mạnh , vì vậy người nào giữ được những lời thề đó sẽ có hiệu quả rất lớn khi thực hiện các phép thần bí ) :
1. Hết lòng hiếu thảo với cha mẹ
2. Không phản thầy
3. Không phản bạn, xem bạn như anh em ruột thịt
4. Không phản lại môn phái Thất Sơn Thần Quyền
5. Không ỷ mạnh hiếp yếu
6. Không ham mê tửu sắc
7. Không cưỡng bách những người đàn bà đã có chồng con
8. Hết lòng làm việc nghĩa
9. Không phản đạo
"Nếu con không làm tròn 9 điều thề trên thì con sẽ bị phanh thây làm muôn mảnh". Ðó là 9 điều tâm niệm của môn đồ Thất Sơn Thần Quyền.
Xin theo dõi tiếp bài 9. dienbatn.
LƯỢC KHẢO VỀ CÁC HỆ PHÁI HUYỀN MÔN NAM TÔNG. BÀI 8. chưa có up nội dung?? xin xem lại dùn.
Trả lờiXóaTrân trọng cảm ơn tác giả.