TẤM PHẢ HỆ HỌ VI BẰNG ĐỒNG NẠM BẠC RẤT ĐẸP , BỊ NGƯỜI DÂN Ở ĐÂY LẤY LÀM NẮP CHUM . Lần này , dienbatn cùng con cháu họ Vi mới lấy về được và rất nhiều nước mắt đã rơi .
4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON CHÁU CỤ VI VĂN ĐỊNH.
Cụ Vi Văn Định.
Bác Hồ và cụ Vi Văn Định.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử ông Ba Ngọ tới gặp ông Vi Văn Định để chuyển lời mời tham gia các hoạt động của chế độ mới.
Cụ Vi văn Định lúc 13 tuổi và người cha.
Các em gái cụ Vi văn Định ( 1896)- 2 em trai và 1 em gái của cụ: cụ Vi văn Lâm ngồi ghế và cụ Vi Thị Tư đứng còn một ông thì sau này mất trẻ .
Tổng đốc Lạng Sơn Vi Văn Định. Ảnh tư liệu Đông Dương đầu thế kỷ 20. Nguồn: NXB Thế giới.
Từ các thời trước cụ VI VĂN ĐỊNH , dòng họ VI rất phát về Quan trường thuộc phái Võ quan . Sau thời cụ VI , có một điểm khác lạ là lại phát về cánh phụ nữ . Chúng ta có thể điểm qua một số phụ nữ trong dòng họ Vi phát Phúc nhờ chồng như sau :
* Bà VI KIM NGỌC ( Sinh ngày 12/1/Bính Thìn tức ngày 18/6/1916 ) là con thứ 3 của cụ VI VĂN ĐỊNH lấy chồng là NGUYỄN VĂN HUYÊN , Luật khoa Tiến sĩ , quê Hoài Đức - Hà đông .
* Bà VI KIM THÀNH ( Sinh ngày 12/12/ tân Sửu - 1902 )- con gái cả cụ Vi , lấy chồng là DƯƠNG THIỆU CHINH ( TRINH ) . Bố chánh quê tại Vân đình - Phủ Ứng hòa - Hà đông .
* Bà VI KIM YẾN ( Sinh ngày 4/5/Nhâm tý - 1912 ) con gái thứ 2 lấy chồng là PHAN HỮU CƯƠNG - Quê làng Đông Ngạc - Phủ Hoài đức - Hà Đông .
* Con gái út cụ Định là VI KIM PHÚ ( Sinh ngày 10/11/Mậu Ngọ - 1918 ) lấy chồng là HỒ ĐẮC DI , Bác sĩ là con trai thứ cụ HỒ ĐẮC TRUNG ở Huế .
* Bà VI NGUYỆT HỒ ( Con gái ông VI VĂN DIỆM - Là con trai trưởng cụ Định ) - Lấy chồng là Bác sĩ TÔN THẤT TÙNG .
Gia đình Tổng đốc Vi Văn Định trong ngày cưới của con gái Vi Kim Ngọc với tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên.Ảnh: Tư liệu
Cô dâu Vi Kim Ngọc và chú rể Nguyễn Văn Huyên trong ngày cưới (1936). Ảnh: Tư liệu
TS Nguyễn Văn Huyên trong ngày thành hôn với tiểu thư Vi Kim Ngọc.
Giáo sư, Bác sĩ Hồ Đắc Di (bìa trái) hỏi thăm sức khỏe linh mục Phạm Bá Trực (1951). Ảnh tư liệu
GS.BS. Tôn Thất Tùng .
dienbatn với bà Vi Kim Thành.
dienbatn với con cháu dòng họ Vi trong một đám giỗ.
5.DINH QUAN TỔNG ĐỐC VI VĂN ĐỊNH TẠI BẢN CHU.
Từ Thành phố Lạng sơn đi men theo sông Kỳ cùng về phía thượng nguồn ( Sông Kỳ cùng là một con sông duy nhất ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc đổ vào Việt nam tại Bắc Xá - Huyện Đình Lập - TP . Lạng sơn , chẩy vòng vo tam quốc trong Thành phố Lạng sơn rồi lại chẩy về Trung quốc tại Đào viên - Huyện Tràng Định - TP . Lạng sơn ) . Theo một con đường nhựa đã hư hỏng rất nhiều , người viết đến xã Khuất xá - Huyện Lộc Bình . Nơi đây có Bản Chu , là Thủ phủ của Quan Tổng đốc Vi Văn Định khét tiếng một thời của xứ lạng . Nơi đây cách trung tâm Thành phố lạng sơn khoảng gần 50 Km .
Bản Chu là môt ngôi làng khá cổ kính , đã là nơi mà nhiều người ở xứ Lạng và trong nước biết tới . Nơi đây không chỉ là Thủ phủ một thời của xứ Lạng mà còn là một làng quê người dân tộc Tày , có những kiến trúc cổ độc đáo . Một trong những nét tiêu biểu về Kiến trúc của bản Chu là những ngôi nhà hai tầng làm bằng gạch không nung, hoặc tường đất trình , có mái lợp bằng ngói máng kiểu rất xưa . Nhờ kiến trúc như vậy mà những căn nhà đó , mùa hè rất mát , mùa đông lại rất ấm . Nhìn toàn cảnh Bản Chu thật là đẹp , bốn xung quanh có những dặng núi cao bao bọc nhiều lớp . Bản làng nằm men theo con sông Kỳ cũng lững thững nước chẩy, hai bên bờ cây cối xanh um . Một đặc trưng nữa của Bản Chu là hầu hết các ngôi nhà , xung quanh có những lớp tường bằng đất nện trên có trồng xương rồng , vây bọc lấy căn nhà , giống như một lớp thành trì bảo vệ ở cái xứ mà ngày xưa vô số Thổ phỉ , giặc cướp Tàu , ta . Nhìn toàn cảnh Bản Chu như một pháo đài bất khả xâm phạm - Vừa là nhà ở , vừa là Thành trì . Nét nhấn về Kiến trúc của bản Chu chính là những gì còn sót lại của 3 cái cổng làng xây bằng gạch và cổng vào Dinh của Tổng đốc Vi Văn Định . Cổng được xây dựng bằng gạch nung rất kiên cố , còn dấu vết của những cánh cổng bằng sắt dày . Kiến trúc của cổng rất đẹp , vừa cổ kính vừa mang sắc thái tín ngưỡng , những mái vòm cong có những nét điểm là hình rồng bay lên . Hiện nay gần như toàn bộ Dinh đã bị phá hủy , lớp thì thời gian , lớp thì pháo kích của quân Tàu ngày trước , lớp thì bị con người tại chỗ phá hủy . Nhìn nét thê lương , ảm đạm đúng như câu thơ " Nền cũ lâu đài bóng tịch dương " .
Dòng họ Vi làm thổ ty Lạng Sơn 13 đời, đến đời thứ 8 mới dời đến Bản Chu, xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình, lập thái ấp. Trong ảnh là biệt phủ Tổng đốc Vi Văn Định ở thôn Bản Chu.
Tổng đốc Vi Văn Định xây dựng biệt phủ từ đầu thế kỷ XX. Trải qua thăng trầm, hiện nay khu biệt phủ chỉ còn lại hai cổng cách nhau khoảng 30 m.
Cổng chính biệt phủ họ Vi được xây bằng gạch nung, vôi, cát. Theo ông Lộc Văn Chú (nguyên Chủ tịch xã Khuất Xá), sau khi Tổng đốc Vi Văn Định rời khỏi Lạng Sơn, nơi đây không ai coi sóc, từng trở thành căn cứ của bộ đội. Năm 1979, chiến tranh biên giới xảy ra, biệt phủ bị san lấp hoàn toàn bởi đạn pháo TQ.
Mạch tường làm bằng hỗn hợp tro, đường phên và nhựa dây tơ hồng bền chắc, khó bong tróc theo thời gian.
Kiến trúc mái vòm của cổng chính biệt phủ.
Cổng ngoài của biệt phủ. Theo lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, hiện tỉnh đã xây dựng phương án bảo tồn, gìn giữ dấu tích khu biệt phủ. ( dienbatn có sử dụng một số ảnh của Hồng Vân )
Dinh tổng đốc ngày xưa.
Dinh tổng đốc ngày nay.
Cổng bản Chu mang nét phòng thủ.
dienbatn tại UBND xã Khuất Xá - Lộc Bình.
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Có lẽ từ ngày xưa do lý do giặc giã , người dân Bản Chu đã biết thiết kế liên hoàn làng , bản của mình thành một căn cứ quân sự . Các nhà xây dựng liền kề nhau tạo thành một quần thể kiến trúc thống nhất , có hàng rào bằng đất nện cao ngang đầu người , biến mỗi ngôi nhà trở thành một ổ đề kháng . Người dân đã biết trồng những lũy tre làm thành trì và đào nhiều hồ ao bao bọc xung quanh địa phận của mình . Tại xung quanh khu Thủ phủ có ba cái ao tên làn lượt là : Phai Cải , Phai Cầu và Cốc Sung có diện tích khoảng trên dưới 3 Ha . Những cái ao này hẳn ngày xưa rất đẹp vì được quy hoạch rất hợp lý , vừa là cảnh quan vừa để phòng thủ . Hiện nay tại một số đoạn bờ ao còn có những đoạn kè bằng đá xây dựng rất Mỹ thuật .
Đoạn sông Kỳ Cùng chảy qua bản Chu.
Dấu tích ao được kè đá .
Bản Chu là một trong 13 thôn của xã Khuất xá . Xét về mặt Phong thủy thì đấy là một địa hình rất đẹp . Bản nằm chính giữa vùng đồng bằng , nơi giao nhau của hai dãy núi rất lớn . Từ trên cao nhìn xuống , hai dãy núi như hai cái chấn người dang ra hai bên , kẹp Bản Chu vào giữa . Địa hình vùng này có đủ cả Sông ( Kỳ cùng ) , núi và đồng ruộng bao la . Con sông Kỳ cùng mùa này nước xanh ngát lững lờ chảy vòng vung quanh bản . Sông Kỳ cùng một mùa đỏ nặng phù sa , cuồn cuộn chảy , còn mùa này nước lại trong xanh mát cả mắt , thật là lạ . Toàn bộ dân của bản Chu dùng nước tại một cái giếng do đích thân Vi Văn Định bỏ tiền xây dựng . Tên địa phương của giếng nước này là Bó Lìn . Đây là một giếng nước cũng vô cùng thú vị . Ở ngay tại rìa bờ sông Kỳ cùng - Bất kể mùa nước lớn hay nhỏ , mực nước trong giếng đều như nhau .Mạch nước ở đây không phải thẳng đứng từ dưới lên như những cái giếng khác mà là được dẫn từ lòng núi , cho chẩy vào một cái giếng rất lạ được xây kiên cố bằng gạch và xi măng . Niên đại khắc trên thành giếng cho chúng ta biết được nó xây dựng vào năm 1910 . Nước giếng này trong như nước tinh khiết , để cả năm không hề có váng , vị nước rất thanh , ngọt , có thể uống luôn mà không sợ bị đau bụng . Giếng này được đặt hơi xa khu dân cư , xung quanh có nhiều cây cổ thụ tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp . Người dân nơi đây quan niệm rằng uống nước Bó Lìn sẽ mạnh khoẻ , thành đạt và minh mẫn hơn . Con cháu dòng họ Vi vẫn lấy nước này về làm nước thờ hàng năm .
Bó Lìn.
Hiện nay , khu vực Dinh Tổng đốc chỉ còn là một bãi đất hoang tàn . Người ta mới cho xây dựng một nhà trẻ cho các cháu trên nền của sân Ten nít ngày xưa ở khu vực cuối của Dinh . Đã có nhiều hộ dân từng lấn chiếm đất Dinh để làm nhà , nhưng đều xẩy ra những việc khủng khiếp phải bỏ của chạy lấy người . Người viết được một vị chức sắc của Ủy ban xã kể cho biết, đã từng có hai gia đình vào làm nhà tại hai bên sân ngay tại khu vực cổng Dinh . Cả hai gia đình này đều xẩy ra hiện tượng cha con vác dao chém nhau , gây án mạng , có người bị chém tới hàng chục nhát dao . Hiện nay họ đã phải bỏ đi , để lại những mái nhà hoang tàn giá lạnh . Một việc nữa là những nhà xung quanh Dinh , sử dụng những di vật của Dinh như ngói , gổ , các vật bài trí ...đều có cuộc sống nghèo khó dưới mức trung bình . Người viết có trao đổi với ông Bí thư của xã Khuất xá và con cháu của dòng họ Vi về việc bảo tồn và tu tạo một di tích Lịch sử của Bản Chu là Dinh Tổng đốc . Được biết , những người này rất nhiệt tình và UBND xã Khuất cũng ủng hộ và tạo điều kiện để khôi phục một chứng tích Lịch sử .Hiện nay , di vật của Dinh Tổng đốc còn nằm lại trong nhà dân khá nhiều . Người viết trong đợt vừa qua đã cùng con cháu dòng họ Vi thu lại được một hiện vật vô cùng quý giá , đó là một bảng đồng khắc chữ rất đẹp , vừa chữ Hán vừa chữ Việt , ghi rõ phả hệ của dòng họ Vi . Miếng đồng này bị một người dân trong vùng lấy về làm nắp lu đựng nước . Con cháu của dòng họ Vi đã rơi nước mắt và tổ chức ăn mừng khi di sản của dòng họ lại trở về . Hiện nay , trước cửa Dinh còn một bể nước cảnh bằng đá nguyên khối , con cháu dòng họ Vi nên tìm cách bảo quản để sau này có di vật khi trùng tu lại Dinh .
Hiện nay , dân Bản Chu chỉ sống bằng nguồn sản xuất nông nghiệp , thu nhập bình quân một đầu người chỉ khoảng trên một triệu đồng . Đường làng tuy đã được bê tông hóa nhưng chỉ ở một vài đoạn đường chính . Người viết mong mỏi rằng , việc tu tạo sửa chữa lại dinh Tổng đốc xứ Lạng của dòng họ Vi và chính quyền xã Khuất xá sẽ tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch trong nước và Thế giới . Chính việc này sẽ thúc đẩy đời sống của dân Bản Chu được nâng cao lên .
Chúng tôi về thăm mộ dòng họ Vi vào một buổi chiều cuối thu . Không gian Bản Chu hiện lên trong sắc thu thật là đẹp . Ánh nắng rực vàng trên những tàn lá thông cổ thụ ở những dặng núi xung quanh . Con sông Kỳ cùng xanh ngăn ngắt uốn lượn quanh bản như những dải lụa quấn ngang hông những người con gái miền sơn cước .Từng đoàn thiếu nữ ra Bó Lìn gánh nước , dáng đi uyển chuyển theo nhịp đòn gánh tưởng như bày Tiên nữ giáng trần . Không biết cảnh ngày xưa giặc giã , thổ phỉ , cướp bóc ở xứ này như thế nào , bây giờ chỉ thấy một cuộc sống yên bình , êm ả của một vùng sơn cước vào thu .
Xin theo dõi tiếp bài 10. dienbatn.
Con cháu dòng họ rất cảm ơn tác giả và các nho sĩ nghiên cứu để chúng cháu có cơ hội tiếp cận
Trả lờiXóa