5/ MỘ ÔNG NỘI CỤ VI VĂN ĐỊNH.
"KIỂU ĐẤT LƯỠNG NGƯU ẨM THỦY.
Dù không được quyền khuynh thiên hạ thì họ Vi cũng là anh hùng một cõi, đúng với lời dân chúng sở tại vẫn còn truyền tụng cho đến bây giờ những lời đồng giao về kiểu đất quý báu, hiếm lạ này :
" Lưỡng Ngưu ẩm thủy,
Bột phát Công Khanh,
Huynh đệ hiển danh,
Anh hùng nhất Khoảnh..."
Nếu đây là chánh huyệt, thì ngôi mả này trông thẳng ra trái Cao Sơn, một hòn núi cao ngất tới trời xanh mà thiên hạ đồn đải là có một làng Mèo sống biệt lập ở trên núi cao ấy từ đời nhà Trần, khi Chiêu văn Vương Trần Nhật Duật đem quân triều đình đến điều phạt mấy động chúa ở vùng Lĩnh Nam. Ngôi mả tổ của họ Vi trông thẳng ra ngọn núi Cao Sơn kia, tựa lưng vào dãy Trường Sơn, tay long, tay hổ là hai dãy đồi thoai thoải chạy dài theo dòng sông Cả, tạo thành một kiểu đất kỳ thú vô cùng quý báu, mà theo lời thuật lại của các bô lão sở tại thì hình như Bà chúa Rừng đã cố ý để dành riêng cho dòng họ Vi vậy. Ý nghĩa cũng vẫn là ca ngợi kiểu đất " lưỡng ngưu ẩm thủy".
Thì ra Núi Rồng là ngọn núi chỉ cách dãi Cao Sơn chừng hai dặm. Còn Cầu Vồng là cái đồi uốn cong đối diện với dãy Cao Sơn ở phía sau Bản Tỵ, chỗ nọ cách chỗ kia hàng vài ba chục dặm.
Khác hẳn sự an táng hài cốt ở những mộ phần của thiên hạ, trong khu linh địa "Lưỡng Ngưu ẩm thủy", huyệt chôn hài cốt ở hai bên bờ Sông Cả là huyệt bằng, còn chính huyệt thì lại nằm giữa lòng sâu, trên một hòn núi cao, phải trấn yêm bằng con rùa và chiếc lọ đậy kín, không biết bên trong chứa đựng những gì, cùng lá cờ bát quái vẻ chi chít những hình thù quái đản.
Đặc biệt hơn hết, là sau khi an táng cả hài cốt ở hai bên huyệt bằng, lúc ấy mới được khởi sự trấn yểm huyệt chánh bằng cách đọc bài chú, ghi ở trang cuối cùng cuốn gia phả, chờ cho nước sông đang lên mới được thả những lễ vật xuống vào đúng nửa đêm thanh vắng.
Nếu đúng phương hướng và cách thức trấn yểm, thì nội bách nhật, hòn núi giữa lòng sông sẽ biến mất, sau một cơn bão tố ngất trời.
GỀNH ĐÁ CÓ BỊ CHÌM SÂU DƯỚI NƯỚC THÌ MẢ MỚI BẮT ĐẦU KẾT PHÁT…
Tóm lại, thầy địa lý nào, xem kiểu đất của mình mà phân kim, án hướng, mai táng hài cốt theo lề lối thông thường của khoa phong thủy thì nhất định sẽ bị thần linh trừng phạt tức khắc, sự kết phát trong trường họp ấy đã hiển nhiên hõng hết, mà thầy địa lý cũng khó lòng giữ gìn được cho vô sự.
Nhưng so sánh hai ngôi mộ ở tả hữu ngọn sông Cả trong vùng Ngòi Xảo, thì mả của họ Lương đắc dịa hơn nhiều.
Cứ nhìn qua bề ngoài của hai ngôi mộ, người không biết gì về khoa địa lý cũng có thể phân biệt được sự hơn kém : mả tổ phụ họ Lương không cần trông coi, bồi đắp mà quanh năm, lúc nào cũng to lớn, nổi cao lên như một cái đồi nhỏ, cỏ mọc xanh rờn, dây leo chằng chịt, trông xa như một tấm thảm nhung biếc, đẹp mắt vô cùng.
Còn mả tổ họ Vi, dù thường xuyên vẫn có gia nhân, canh gác, đắp đất, rẩy cỏ rất cẩn thận mà cỏ vẫn kém tươi, mộ phần cũng chỉ bằng tám phần mười ngôi mả của họ Lương, mặc dù phong cảnh cũng xinh đẹp lạ lùng. Sở dĩ có sự khác biệt ấy, theo sự nhận xét của nhà phong thủy họ Triệu, thì nguyên do chỉ là vì con hỏa nằm án ngữ cách minh đường ngôi mộ chừng nữa dậm.
Đó là một gò đất nổi lên, nằm trơ vơ phía trái miếu sơn thần, chạy thoai thoải đến gần mộ phần, trong giống như một mủi dùi nhọn đâm thẳng vào ngôi mả.
Vì thế, sự kết phát bị giảm sút mất một phần nhỏ.
Không những thế, nó còn là điềm bất đắc kỳ tử cho nhiều người trong họ nữa.
Vi Văn Định lo sợ, vội năn nỉ tha thiết yêu cầu thầy địa lý tìm cách trấn yểm giúp cho con Hỏa không nổi dậy, tác quái, nhiểu hại cho con cháu trong dòng họ, nhưng họ Triệu khăng khăng từ chối và cho biết : con Hoả ấy nằm sát long mạch, không có phương thế chi để diệt trừ, hay trấn áp được hết, vì chỉ hơi động đến là long mạch bị thương tổn ngay tức khắc , chẳng những không có lợi chi mà còn có thể gây thêm nguy hại cho sự kết phát sau này, uổng phí cả tâm cơ của tổ tiên ngày trước.
Vả lại, cứ như sự suy luận của họ Triệu thì các kiểu đất quý, phần nhiều đều có một vài nét khuyết điểm, nhẹ nặng tuỳ theo phước trạch của ông cha, đó là luật thừa trừ rất nhiệm mầu kỳ bí của Hoá công, chứ chẳng mấy khi được toàn mỹ, chỉ có kết mà không có đọng trê bao giờ
Chỉ cốt sao cho sự kết phát được nhiều hơn sự nguy hại, cũng đã là một điều đại hạnh cho gia chủ lắm rồi !
Ta không nên đòi hỏi quá nhiều mà vô tình cưỡng lại mệnh trời, tạo thêm sự thất đức, làm giảm bớt cả tính cách linh ứng của kiểu đất hiếm có, mà dám chắc, trên cỏi đời này, chưa chắc đã tìm được một kiểu đất tương tự thứ hai !
Nhưng sự tác hại của con Hỏa nằm trước mộ phần, quả cũng vô cùng ghê gớm.
Nếu không trấn áp được gò đất ấy, thì cứ 15 năm trong dòng họ Vi, thế nào cũng lại có một người bị bất đắc kỳ tử mới thôi.
Đấy kìa, quan lớn thử trông : con Hoả nằm án ngữ minh đường, chỉa thẳng mủi nhọn vào chánh huyệt, nào có khác gì một người cầm dao sắt, đâm vào cổ người nằm ở trong ngôi mộ này ! Nhu thế, hỏi con cháu mà làm sao sống yên ổn được.
Một gò đất dài, như một mũi giáo nhọn, đâm vào cổ người nằm trong mả, nếu không trừ được, cứ 15 năm, lại có một người trong họ bị bất đắc kỳ tử. ( Trích từ TỪ CUỐN GIA PHẢ DẤU KÍN TRONG HANG CHÚA...ĐẾN KIỂU ĐẤT LƯỠNG NGƯU ẨM THỦY...MẢ TỔ VI-VĂN-ĐỊNH Ở ĐÂU ?)
Mộ ông nội Vi văn Định trên đỉnh Khau Loáng .
Từ đằng xa , nhìn về dãy Khau Láng giống như một người đàn bà nằm ngửa , hai chân dang ra và cả hai khu mộ đều được kẹp ở giữa. Riêng mộ của ông nội VI VĂN ĐỊNH , nằm đúng chính Huyệt trên lưng chừng dãy Khao Láng người viết sẽ đề cập sau. Xung quanh khu vực Huyệt mộ được con sông Kỳ cùng và một nhánh của nó ôm vào lòng.
Mộ gia đình họ Vi tại Phiêng Phai.
Tại khu vực phía sau Bản Chu có hai gò đất khá lớn , một là nghĩa trang của họ Vi , một là nghĩa trang của họ Lường ( hay Lương ) . Nếu xét về mặt hình thể thì mộ của họ Lường có hình thế đẹp hơn , gò đất tròn trịa , cây cối xanh rờn , gò đất còn gần như trinh nguyên , ít bị tác động của con người . Hiện nay con chau họ Lường đã tổ chức tu tạo phần lăng mộ rất đẹp và theo mọi người nói , con cháu họ Lường đang ăn nên làm ra , bột phát công danh . Từ ngày xưa cho đến nay , dòng họ Lường không lúc nào quá phát và cũng không lúc nào quá khó khăn , cuộc sống sung túc , bình an luôn đến với mọi người trong họ . Ngược lại , gò đất của dòng họ Vi thì thấp hơn , nơi đây cũng rất đẹp , nhưng vì bàn tay của con người tác động quá nhiều nên mất đi vẻ trinh nguyên hoang sơ ban đầu . Mộ của dòng họ Vi quy tụ vài chục cái , nằm thẳng hàng , trắng xóa cả gò đất . Theo người bản địa cho biết , ngày xưa có một gờ đất nhỏ hình mũi dùi chĩa vào khu mộ ( Không rõ có phải con Hỏa mà thày địa lý xứ Nghệ phải bó tay hay không ?? ) . Hiện nay , qua nhiều năm làm nương rẫy , người ta đã san bằng con Hỏa đó rồi .
Người viết đã đi mộ vòng xung quanh hai khu mộ của họ Vi và họ Lường , đồng thời đã trèo lên đỉnh một ngòn núi gần đó quan sát thì thấy về Phong thủy khu đất này thật độc đáo .
Khu mộ dòng họ Lương.
Khu vực mộ dòng họ Vi được gọi theo tiếng dân tộc Tày là Mả Phiêng Phai. Cả hai khu mộ của họ Vi và họ Lường đều có Long tay Hổ cân phân , được cấu tạo bởi dãy Khao Láng. Từ đằng xa , nhìn về dãy Khao Láng giống như một người đàn bà nằm ngửa , hai chần dang ra và cả hai khu mộ đều được kẹp ở giữa. Riêng mộ của ông nội VI VĂN ĐỊNH , nằm đúng chính Huyệt trên lưng chừng dãy Khao Láng người viết sẽ đề cập sau. Xung quanh khu vực Huyệt mộ được con sông Kỳ cùng và một nhánh của nó ôm vào lòng.
Tận lưng chừng của dãy núi Khao Láng , điểm giữa của tay Long - Tay Hổ là mộ ông nội cụ VI VĂN ĐỊNH . Từ Bản Chu lên được đến đây phải đi mất " vài con dao quăng " như người dân tộc thường nói . Đường lên Khao láng không dốc lắm như các dãy núi đá ở Tây Bắc Việt nam mà thường dọc theo các triền núi có lớp đất vỏ rất dày ( có lẽ là đặc trưng của các ngọn núi vùng Lạng sơn ) . Hai bên đường lên là những rừng thông cổ thụ ngút ngàn tầm mắt , cái hơi se lạnh cuối thu làm cho những người lữ hành càng thêm phấn chấn bước tới . Vượt qua khoảng ba ngọn núi thật cao , chúng tôi xuống tới một thung lũng nhỏ và ngẩng lên , trong những bụi cây rậm rì , xanh biếc , mộ ông nội cụ VI VĂN ĐỊNH hiện ra trắng xóa .
Dãy núi Khau Loáng.
Trên đỉnh Khau Loáng.
Trên lưng chừng đỉnh Khau láng , từ hơn 100 năm nay đã tồn tại một cái mộ có hình dáng khá kỳ lạ . Đây chính là mộ của ông nội cụ VI VĂN ĐỊNH . Mộ có hình mộ con Rùa nằm theo hướng Tọa Thìn - Hướng Tuất . Trên đỉnh mộ là mộ khối đá hình nửa quả trứng trông khá kỳ lạ . Huyệt mộ này được đặt đúng vào tâm điểm Âm Huyệt của Long mạch . Chúng ta cứ hình dung một người đàn bà nằm ngửa , hai chân dang ra và Huyệt mộ đặt chính xác vào Âm Huyệt . Minh đường của Mộ là cả một cánh đồng bát ngát ở phía dưới , thoải thấp dần về tới khu Phiêng Phai . Hai bên tay Long , tay hổ rất cân phân , ôm trọn cả khu Long Huyệt vào lòng . Con sồng Kỳ cùng chẩy quanh co , lững lờ từ phía Thanh long qua phía bạch hổ . Hai qua đồi đất tại khu Phiêng Phai như 2 chiếc Án , tọa trước Long huyệt . Theo sự khảo cứu bằng cảm xạ của người viết , kết hợp với khả năng ngoại cảm từ xa của 2 Nhà Ngoại cảm Minh Nguyệt và chị Mai ( Thái bình ) , chúng tôi đồng thời có kết luận giống nhau là dưới Huyệt mộ không có cốt . Sau này khi về đến bản Chu , chúng tôi được nghe câu chuyện về ngôi mộ này như sau . Trước kia , đúng là Ông nội cụ VI VĂN ĐỊNH được táng ở Huyệt mộ này . Sau này , không biết vì lý do gì mà người Tàu đào lên mang về Trung quốc mất . Triều đình Việt nam lúc bấy giờ đã phải xuất cho bố cụ ĐỊNH 200 quan tiền để sang Trung quốc chuộc về . Về sau này nghe truyền lại là táng bí mật ở trong núi nhưng không ai tìm thấy cả . Về hình dáng kỳ bí của Huyệt mộ , người viết xin phân tích kỹ ở phần sau .
HƯỚNG MỘ : 297 độ 5 - Tọa Thìn - Hướng Tuất thuộc cung Càn - Tây Bắc - Phân kim : Giáp Thìn - Canh Tuất là huyệt khí bảo châu . Canh Tuất khí ở chính Tuất long, thì được giàu sang, sung sướng,ăn mặc phong lưu, những năm Tị, Dậu, Sửu thấy tin vui mừng, 36 năm sẽ sanh ra người thông minh xuất chúng.
Nếu thấy Ngọ, Đinh thủy xung vào thì hung bại.
VĂN BIA TRÊN ĐỈNH KHAU LOÁNG .
Tại ngôi mộ hình con rùa của ông nội cụ Vi Văn Định trên đỉnh Khau Loáng có một tấm bia cổ , nét chữ còn tương đối rõ . dienbatn đã chụp được toàn bộ văn bia như sau :
Trải qua nhiều khó khăn , được sự trợ giúp nhiệt tình của con cháu dòng họ VI và nhất là được sự giúp đỡ hiệu quả của ThS. NGUYỄN XUÂN DIỆN - Phó Giám đốc Thư viện Hán nôm . Ngày hôm nay , người viết đã có được bản dịch văn bia của ngôi mộ dòng họ VI trên đỉnh Khau Loáng , một ngôi mộ có nhiều bí ẩn . Người viết xin chia sẻ cùng các bạn .
諒 山 省 祿 平 州 屈 舍 總 馬 祿 村 韋 家 誌 墓
先 封 公 太 夫人 卜吉 于 丘 浪 山 前 後 四 十 六 年 始 非 敢 也 蓋 有 待 也 我 家 本 歡 州 自 始 祖 都 督 桓 郡 公 奉平吳 創 業 舉 …準往諒 山 處 為 國 … 平 食 祿于本 州 遂 館 焉.先 封 公 的 派 也.
公 以 嘉 隆朝 乙 卯 年 九 月 二 十 三 日 辰 時 生 .明 命 十 二 年 承 鎮 官 保公 為 本 州 知 州 十 四 年 … 雲 進 為 省 城 於 時 七 州 . 惟 公 前 來 保 護 身 手 轉 輪 射 宛 匯 將 名 中匯 … 隋 皆 無 解 以 公 知 府 衙 仍 嶺 嗣 德 七 年 致 士 . 八 年 七 月十 二 日 酉 時 終 于 嘉 壽 六 十 一歲 .
先 太 夫 人 姓 何 翻 臣 一 貴 族 也 …… 以 乙 丑 年 四月十 二 日 丑 時 生 ; 以 癸 亥 年 二月 十 九 日 戊 辰 壽 終享 年五 十 有 九 癸 日. 先 封 公 太夫 人 在 于 仕 歷 蒞 州 縣 垂 三十 年 自 升 翻 羽 加 督 府 金 御 昭 列 始 蒙 封 贈 先 公 太 夫 人 以 不 及見 矣 .
同 慶 三 年 二 月 日 太 夫 人 為 五 品 宜 人 , 金 上 臨 御 之 五 年 三月 日 慶 太 夫 人 從 三 品 淑 人 ; 十 一 年 十 一 月 日 累 贈 …… 公 加 … 寺 卿 , 太 夫 人 正 三 品 淑 人 . 於 是 理 拜 …… 事 親 而 言 曰 忠 孝 矣. 先 封 公 精 忠 一 片 日 月 爭 光 , 歷 朝 …… 命先 蔭 之 福 . 生 有 機 足 以 表 …… 後 世 而 庇 賴 … 子 孫 矣 …… 列 …… 先 封 太 夫 人 之 隆 … 並 壽 于 碑 … 子 … 之 …… 而 能 全 大 節 無 … 所 生 其 來 有 … .
諒 平 等 處 地 方 提 督 軍 務 場 派南 小 子
TÀI LIỆU HỌ VI .
Phiên âm:
LẠNG SƠN TỈNH - LỘC BÌNH CHÂU - KHUẤT XÁ TỔNG - MÃ LỘC THÔN
VI GIA CHÍ MỘ
Tiên Phong công, Tiên thái phu nhân bốc cát vu Khâu Lãng sơn, tiền hậu tứ thập lục niên thủy phi cảm tuy dã, cái hữu đãi dã. Ngã gia bản Hoan Châu, tự thủy tổ Đô Đốc Hoàn Quận công phụng bình Ngô sáng nghiệp cử [..]1 chuẩn vãng Lạng Sơn xứ, vi quốc [..] bình thực lộc vu bản châu toại quán yên. Tiên Phong công đích phái dã.
Công dĩ Hoàng triều Gia Long, Ất Mão niên cửu nguyệt, nhị thập tam nhật, Thìn thời sinh. Minh Mệnh thập nhị niên thừa trấn quan bảo công vi bản châu Tri châu. Thập tứ niên [..] vân tiến vi tỉnh thành ư thất châu.
Duy công tiền lai bảo hộ thân thủ chuyển luân xạ Uyển Hối tướng danh Trung Hối [..] tùy giai vô giải dĩ công. Tri phủ nha nhưng lĩnh Tự Đức thất niên chí sĩ; bát niên thất nguyệt, thập nhị nhật, Dậu thời chung vu gia, thọ lục thập nhất tuế.
Tiên thái phu nhân tính Hà, phiên thần trung nhất quý tộc dã [..], dĩ ất Sửu niên, tứ nguyệt, thập nhị nhật, Sửu thời sinh; dĩ Quý Hợi niên, nhị nguyệt, thập cửu nhật, Mậu Thìn thọ chung. Hưởng niên ngũ thập hữu cửu quý nhật.
Tiên Phong công thái phu nhân tại vu sĩ lịch lỵ châu huyện thùy tam thập niên tự thăng phiên vũ gia đốc phủ kim ngự chiêu liệt thủy mông phong tặng Tiên công thái phu nhân dĩ bất cập kiến hĩ. Đồng Khánh tam niên, nhị nguyệt nhật, thái phu nhân vi ngũ phẩm Nghi nhân. Kim Thượng lâm ngự chi ngũ niên, tam nguyệt nhật khanh thái phu nhân Tòng tam phẩm Thục nhân; Thập nhất niên, thập nhất nguyệt nhật lũy tặng [..] công gia [..] Tự khanh, Thái phu nhân Chánh tam phẩm Thục nhân. Ư thị lý bái [..] sự thân nhi ngôn viết Trung Hiếu hĩ.
Tiên Phong công tinh trung nhất phiến, Nhật nguyệt tranh quang. Lịch triều [..] [..] mệnh tiên ấm chi phúc. Sinh hữu cơ túc dĩ biểu [..][..] hậu thế nhi tý lại [..] tử tôn hĩ [..] liệt [..] [..]. Tiên Phong thái phu nhân chi long [..] tịnh thọ vu bi […] tử [...] chi […] nhi năng toàn đại tiết vô [..] sở sinh ký lai hữu [..].
Lạng - Bình đẳng xứ địa phương Đề đốc quân vụ
Tràng Phái nam tiểu tử.
1 Dấu ngoặc vuông [..] biểu thị một chữ hoặc vài chữ trong nguyên bản bị mất.TÀI LIỆU HỌ VI
Dịch nghĩa:
GHI CHÉP VỀ MỘ PHẦN HỌ VI TẠI THÔN MÃ LỘC, TỔNG KHUẤT XÁ,
CHÂU LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN .
Cụ Tiên Phong cùng cụ bà bói được đất tốt ở núi Khâu Lãng, sớm kết phát trong khoảng trên dưới 46 năm cũng có ý ngầm đợi.
Nhà ta vốn ở Hoan Châu1, tự cụ Thủy tổ Đô Đốc Hoàn Quận công vâng mệnh đi bình dẹp giặc Ngô, dựng nghiệp nhà Lê, được cho đến hưởng lộc ở châu này mà ở lại đó. Cụ Tiên Phong là con cháu dòng đích.
Cụ Tiên Phong công sinh giờ Thìn, ngày 23 tháng 9 năm Ất Mão, niên hiệu Gia Long (?)2. Năm Minh Mệnh 12 (1831) cụ vâng mệnh làm Tri châu châu Lộc Bình. Đến năm thứ 14 (1833) vây tỉnh thành và thất châu. Cụ trước đây đã có công bảo vệ thân hữu tay chân của tướng Trung Hối, đã giải vây được, nên rất có công. Năm Tự Đức 7 (1854) về nghỉ hưu. Năm Tự Đức 8 (1855) tháng Bảy, ngày 12, giờ Dậu, cụ mất tại nhà, thọ 61 tuổi.
Cụ bà người họ Hà, là dòng họ phiên thần quý tộc danh giá. Cụ sinh giờ Sửu, ngày 12 tháng 4 năm Ất Sửu (1805). Mất giờ Mậu Thìn, ngày 19 tháng Hai năm Quý Hợi (1863) hưởng thọ 59 tuổi. Cụ theo cụ ông tại các nơi cụ ông làm quan ở các châu huyện có đến 30 năm, nhưng những vinh dự mà nhà vua phong tặng cho cụ thì cụ đều không kịp thấy.
Năm Đồng Khánh 3 (1888), tháng Hai, cụ được ban Ngũ phẩm Nghi nhân. Đến năm Thành Thái 5 (1893), tháng Ba, cụ được ban Tam phẩm Thục nhân; năm thứ 11 (1899) tháng 11 cụ ông được liên tiếp (truy) tặng là [..], lại thêm […] Tự khanh, nên cụ bà lại được ban Tam phẩm Thục nhân. Bấy giờ […] gọi là Trung hiếu vậy!
Cụ Tiên Phong là một bậc trung nghĩa ở đời, lòng trung sáng cùng nhật nguyệt. Trải các triều đều […], lại cho con cháu được hưởng ấm. Khi cụ còn sống thì chí khí sắt son làm gương cho hậu thế; khi cụ mất đi thì phúc lớn để lại cho cháu con mãi muôn sau. Vì thế xin được kể ra đây công đức của cụ Tiên Phong và cụ bà, khắc lên bia đá, truyền mãi muôn đời, để cho hậu thế giữ trọn danh tiết.
Đề đốc quân vụ các địa phương Lạng - Bình
Con trai Tràng Phái Nam kính đề1.
1 Hoan Châu: Nghệ An ngày nay.
2 Thực ra bia viết nhầm. Trong niên hiệu Gia Long không có năm Ất Mão. Năm Ất Mão gần nhất trước đó là 1795.
1 Căn cứ theo niên đại nêu trong bia và gia phả họ Vi, thì bài văn bia này được cụ Tràng Phái nam viết trong khoảng từ năm 1899 đến năm 1905.
Bản dịch của ThS. NGUYỄN XUÂN DIỆN - Phó Giám đốc Thư viện Hán nôm
Bài này đã được đăng tại đây : http://hannom.vass.gov.vn/noidung/thongbao/Pages/baiviet.aspx?ItemID=854
Giai thoại về dòng hộ vi, chúng ta nên nghiên cứu lịch sử hình thành để rồi ôn lại cho con cháu được biết.
Trả lờiXóa