'Như vậy, phần này giải thích một chút tại sao lại phải sử dụng thuật trạch cát trong phong thủy.
3. NGŨ HÀNH
LỊCH SỬ THUYẾT NGŨ HÀNH
Ngũ hành là một học thuyết rất đa dạng và phức tạp. Theo vũ trụ quan cổ đại Trung Quốc, ngũ hành là 5 thành tố chính để tạo nên vạn vật. Đây là học thuyết được xếp hàng đầu trong danh sách các học thuyết cổ của Trung Hoa. Bất cứ học thuyết nào cũng dựa trên nguyên lý sinh khắc của ngũ hành để phô diễn. Xuất xứ của thuyết ngũ hành từ rất xa xưa, khó lòng biết chính xác gốc xuất xứ. Kể từ vưa nhà Hạ trong "Cửu trù" đã có dùng ngũ hành rồi. Nó được ghi chép rất sớm trong thiên "Hồng phạm" ở sách Kinh thư là rõ ràng nhất, và gần nhất với thuyết ngũ hành ngày nay. Đến đời Chiến Quốc thì học thuyết ngũ hành được phát triển thịnh vượng, người ta đã tổng kết được nguyên lý tương sinh, tương khắc của nó. Mãi tới đời Hán Vũ Đế, Đổng Trọng Thư đã hoàn chỉnh luật ngũ hành, đưa nó vào tư tưởng và soạn sách phân rộng trong quần chúng
CÁC LOẠI THUYẾT NGŨ HÀNH VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Tùy theo kiến thức của từng loại học thuật mà có cách vận dụng thuyết ngũ hành riêng. Trong học thuật phong thủy, thuyết ngũ hành được bố trí và phân thành nhiều phần khác nhau, mỗi phần có công thức xử dụng riêng biệt khác nhau (xem thêm phần "Các pháp quyết ngũ hành"). Ngũ hành của Thiên can có phân biệt anh/em tức là dương và âm (ví dụ can Giáp là dương mộc, can Ất là âm mộc). Ngũ hành của địa chi có sự phân biệt giữa "bổn khí" và "tàng khí" (ví dụ: chi Dần là dương thuộc Giáp mộc là bổn khí, lấy mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ cho nên Dần tàng khí Bính hỏa và Mậu thổ; chi Mùi là âm thuộc Kỷ thổ là bổn khí, lấy thổ sinh kim, kim sinh thủy nên Mùi có tàng Tân kim và Quý thủy). Tương tự như vậy, ta có thể suy luận tàng khí của 12 địa chi.
CÁC NGUYÊN TẮC TRONG THUYẾT NGŨ HÀNH
Ngũ hành bao gồm Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ. Tượng của kim là tròn, tượng của thủy là ngoằn ngoèo; tượng của mộc là thẳng và phân nhánh, tượng của hỏa là hình nhọn; tượng của thổ là hình vuông. Trong từng hành cũng phân biệt âm dương (âm có thiếu âm, thái âm; dương có thiếu dương, thái dương). Ngũ hành có luật sinh khắc:
• Tương sinh: kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim
• Tương khắc: kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim
sinh có sinh xuất (hành ta sinh ra) và sinh nhập (hành sinh ra ta), khắc cũng có khắc xuất (hành bị ta khắc) và khắc nhập (hành khắc ta). Ngoài ra, ngũ hành cũng có 5 trạng thái là: vượng - tướng - hưu - tù - tử:
• vượng: trạng thái thịnh vượng, đương lệnh, đương thể
• tướng: trạng thái thứ vượng, được sinh nhập
• hưu: trạng thái vô sự
• tù: trạng thái bị sa sát (khắc xuất)
• tử: trạng thái bị khắc chế, không có sinh khí (khắc nhập).
Trong học thuật phong thủy có 5 vị trí sinh khắc như sau:
• ta gặp ta là vượng (đồng hành)
• ta được sinh là tướng (sinh nhập)
• ta khắc chế (khắc xuất) là tài
• ta phải sinh là hưu (sinh xuất)
• ta bị khắc là tử (khắc nhập)
Người ta dùng vượng tướng để bổ cho: 1) sơn, 2) hướng, 3) mệnh; và dùng hưu tù để khắc chế sát tinh.
4. ÂM DƯƠNG
GIỚI THIỆU VỀ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Âm dương là một học thuyết tối cổ, đa dạng phức tạp và la một trong cửu lưu (Nho gia, Đạo gia, âm Dương gia, Phật gia, Danh gia và Mặc gia, Tung Hoành gia, Tạp gia, Nông gia) của xã hội Trung Hoa cổ.
Âm dương còn gọi là "lưỡng nghi", "thư hùng", "kỳ ngẫu"..vv. Hình tượng của âm dương được biểu thị trong hình tròn "Thái cực" chia ra làm hai phần đen trắng: trắng là dương, đen là âm. Trong phần đen có 1 chấm trắng và trong phần trắng có 1 chấm đen (biểu thị trong dương có âm, trong âm có dương. có sách cho rằng âm trưởng dương tiêu, dương trưởng âm tiêu, âm dương hòa hợp phối nên vạn vật. Thuần âm hay thuần dương gọi là cô âm và cô dương, không thể tạo nên sự vật).
Theo sử sách, học thuyết âm dương xuất hiện rất xa xưa - từ thời vua Phục Hy thấy con long mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà. Nhìn vào chấm đen chấm trắng trên lưng con vật này mà phân biệt âm dương. Đến đời vua Hạ, âm dương được chép lại bằng vạch liền/vạch đứt: vạch liền là dương, vạch đứt là âm. Và cũng từ hai vạch liền/đứt này phối hình thành tứ tượng, thành bát quái, rồi bát quái hình thành lên bộ dịch - một đạo rất lớn đối với các học thuật cổ Trung Hoa.
NỘI DUNG CỦA ÂM DƯƠNG
Âm dương có thể chuyển hóa lẫn nhau, đồng thời lại dựa vào nhau mà tồn tại phát sinh (theo Lão tử thì âm dương chỉ là trạng thái khác nhau khi 1 khí vận hành, thăng lên là dương, hạ xuống là âm). Quy luật của âm dương là:
• Tiêu, trưởng: âm trưởng thì dương tiêu, dương trưởng thì âm tiêu
• Chuyển hóa: âm chuyển hóa (hay biến) ra dương, dương chuyển hóa (biến) ra âm.
• Biến thông: âm dương khi chuyển hóa thì vận hành, vận hành thì thông (nên gọi là biến thông). Âm dương không thông thì trời đất không tồn tại. Sự biến hóa của âm dương xét về lý thì gọi là "đạo", xét về hình thì gọi là "khí".
VẬN DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG MÔN PHONG THỦY
24 sơn phân biệt âm dương
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét