Dùng tiểu huyền không để nạp thủy thì phải nạp thủy từ sơn Sinh, Vượng và khứ thủy tại sơn Mộ:
• Hỏa (Bính Đinh Dậu Ất): nạp thủy tại Dần, Ngọ và khứ thủy tại Tuất
• Kim (Càn Khôn Mão Ngọ): nạp thủy tại Tị, Dậu và khứ thủy tại Sửu
• Mộc (Hợi Giáp Cấn Quý): nạp thủy tại Hợi, Mão và khứ thủy tại Mùi
• Thổ và Thủy: nạp thủy tại Thân, Tý và khứ thủy tại Thìn.
Công thức Sinh - Vượng - Mộ của tam hợp cục nằm ở pháp thức "Thập nhị thần".
Ví dụ 1: Ngôi mộ tọa Nhâm hướng Bính, hướng Bính theo Tiểu huyền không thuộc hành hỏa, nên khi tiếp nhận thủy lai phải ở các sơn Hỏa, Mộc:
• Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (chọn vượng khí: vì thủy lai hành hỏa đồng hành với hướng mộ)
• Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (chọn tướng khí: vì thủy lai hành mộc sinh xuất cho hướng mộ hành hỏa)
Khứ thủy phải từ các sơn có hành sinh xuất: hành thổ, hoặc hành khắc nhập: hành thủy:
• Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (hưu khí)
• Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (tử khí)
Ví dụ 2: Ngôi mộ tọa Tý hướng Ngọ, theo Tiểu huyền không thì Ngọ hành kim, nên khi tiếp nhận thủy lai phải ở các sơn vượng (hành kim) tướng (hành thổ):
• Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (vượng khí)
• Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (tướng khí)
Khứ thủy phải từ các sơn có hành sinh xuất (thủy) hoặc khắc nhập (hỏa):
• Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (hưu khí)
• Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (tử khí)
Ví dụ 3: Ngôi mộ tọa Khôn hướng Cấn, theo Tiểu huyền không thì thuộc mộc, nên khi tiếp nhận thủy lai phải từ các sơn vượng (mộc), tướng (thủy):
• Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (vượng khí)
• Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (tướng khí)
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (hỏa), tử khí (kim):
• Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (hưu khí)
• Kim: CÀn Khôn Mão Ngọ (tử khí)
Ví dụ 4: Ngôi mộ tọa Giáp hướng Canh, theo tiểu huyền không thì Canh hành thổ, nên khi tiếp nhận thủy lai phải từ các sơn vượng (hỏa), tướng (thổ):
• Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (vượng khí)
• Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (tướng khí)
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (kim), tử khí (mộc)
• Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (hưu khí)
• Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (tử khí)
Ví dụ 5: Ngôi mộ tọa Càn hướng Tốn, theo tiểu huyền không thì sơn Tốn hành thủy, nên khi tiếp nhận thủy lai phải từ các sơn vượng khí (kim), tướng khí (thủy)
• Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (tướng khí)
• Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (vượng khí)
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (mộc), tử khí (thổ):
• Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (hưu khí)
• Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (tử khí)
Ví dụ 6: Ngôi mộ tọa Mão hướng Dậu, theo tiểu huyền không thì Dậu hành hỏa, nên tiếp nhận thủy lai từ các sơn vượng khí (hỏa), tướng khí (mộc):
• Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (vượng khí)
• Mộc: Hợi Giáp Cấn Quý (tướng khí
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (thổ), tử khí (thủy):
• Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (hưu khí)
• Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (tử khí)
Ví dụ 7: Ngôi mộ tọa Cấn hướng Khôn, theo tiểu huyền không thì Khôn hành kim, nên tiếp nhận thủy lai từ các sơn vượng khí (kim), tướng khí (thổ):
• Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (vượng khí)
• Thổ: Tuất Canh Sửu Mùi (tướng khí)
Khứ thủy từ các sơn hưu khí (thủy), tử khí (hỏa)
• Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (hưu khí)
• Hỏa: Bính Đinh Dậu Ất (tử khí)
5. ĐẠI HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH .
Pháp thức này được hình thành và ghi lại từ "tứ kinh" thuộc "Thiên ngọc kinh":
• Thiên bảo kinh: thuộc công vị thứ nhất, hành kim
• Long tử kinh: thuộc công vị thứ hai, hành mộc
• Huyền nữ kinh: thuộc công vị thứ ba, hành Thủy - Thổ
• Bảo chiếu kinh: thuộc công vị thứ tư, hành hỏa
Nguyên tắc của nó là khởi từ tứ hành gia nhập, khi xác nhập các sơn Can và Chi, nó trở thành tứ hành liên châu. Xét 6 sơn trong mỗi công vị, ta thấy có 3 sơn thuộc địa chi và 3 sơn thuộc Can/Duy. Ta thấy rằng cứ 3 sơn thuộc địa chi đều cách nhau 4 vị, và 3 can/duy đều cách nhau 4 vị, gọi là "tứ hành". Lấy 3 sơn/duy và 3 chi kết hợp với nhau trong một công vị đại diện cho ngũ hành gọi là "Tứ hành liên châu".
CÔNG THỨC VẬN DỤNG .
Người ta dùng Đại huyền không ngũ hành để nạp thủy và phóng thủy, tất yếu phải dùng sơn và hướng của ngôi mộ để xét theo các nguyên tắc sau đây:
1. Dùng Chi thần làm "chính", Can thần làm "Linh": tức là tọa/hướng phải dụng địa chi của sơn.
2. Thủy lai phải đáo sơn thiên can/tứ duy
3. Hướng và Thủy phải đồng một công vị (gọi là "đồng hành") hoặc tương sinh.
Ví dụ: lập một ngôi mộ phải chọn tọa Mão hướng Dậu; tọa Thìn hướng Tuất; tọa Tý hướng Ngọ; tọa Dần hướng Thân...vv; Tức là lập tọa hướng cho một ngôi mộ chỉ được phép lập vào những sơn địa chi. Khi tiếp nhận thủy lai (tới) đáo phải là các sơn thuộc Can/Duy như: Càn khôn cấn tốn giáp ất bính đinh tân nhâm quý.
Sau đó, dựa vào ngũ hành Đại huyền không để xem xét chọn ba quan hệ:
• a) đồng hành (vượng khí),
• b/ tương sinh (tướng khí);
• c) trường sinh cục, tức là dựa vào tam hợp cục để tiếp nhận thủy lai
QUAN HỆ ĐỒNG HÀNH .
QUAN HỆ TƯƠNG SINH .
TRƯỜNG SINH CỤC .
Nguyên tắc dùng trường sinh cục là phải nạp thủy tại Sinh, Vượng và khứ thủy tại Mộ:
• Kim cục tràng sinh tại Tốn - Tị, vượng tại Canh - Dậu, mộ tại Quý - Sửu
• Mộc cục tràng sinh tại Càn - Hợi, vượng tại Giáp - Mão, mộ tại Đinh - Mùi
• Thủy/thổ cục tràng sinh tại Khôn - Thân, vượng tại Nhâm - Tý, mộ tại Ất - Thìn
• Hỏa cục tràng sinh tại Cấn - Dần, vượng tại Bính - Ngọ, mộ tại Tân - Tuất
ỨNG DỤNG: SỬ DỤNG KẾT HỢP TIỂU HUYỀN KHÔNG VÀ ĐẠI HUYỀN KHÔNG
Khi muốn lập hướng mộ phần ở các nơi có thủy lai tùy theo địa thế của cuộc đất, ta có thể kết hợp hai pháp Tiểu/Đại huyền không hợp nhất như các ví dụ sau:
Ví dụ 1: khi đứng trên thế đất dự định xây mộ phần, nhìn thấy có thủy lưu (đến) đáo sơn Càn. Ta sẽ có hai cách lập hướng theo huyền không như sau:
• Tiểu huyền không: thủy lai đáo sơn Càn, mà Càn theo tiểu huyền không là thuộc kim nên ta chọn hướng của mộ phần theo vượng khí (kim) hoặc tướng khí (thủy):
* Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (hướng thủy lai hành kim gặp hướng mộ hành kim nên tướng khí)
* Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (thủy lai hành kim sinh cho hướng mộ hành thủy nên tướng khí).
• Đại huyền không: thủy lai sơn Càn thuộc tam long hành Thủy/thổ, xét theo:
* đồng hành: Mão - Tị - Sửu (hành thủy/thổ)
* tương sinh: Tý - Dần - Thìn - Cấn - Bính - Ất (hành kim)
Kết hợp cả hai pháp thức lại, ta có kết quả như sau: Tọa Ngọ hướng Tý; Tọa Thân hướng Dần; Tọa Tuất hướng Thìn; Tọa Hợi hướng Tị
Ví dụ 2: thế đất có thủy lai đáo sơn Giáp:
qua phân tích tiểu/đại huyền không, ta thấy có hưởng Hợi, Dậu cả hai pháp thức tương đồng, vì vậy ta lập mộ tọa Tị hướng Hợi và tọa Mão hướng Dậu là đại cát. Tọa Canh hướng Giáp, tọa Đinh hướng Quý là thứ cát.
Ví dụ 3: Thế đất có thủy lai đáo sơn Dậu:
qua phân tích và so sánh hai pháp thức đại/tiểu huyền không, ta có thể lập mộ: tọa Mão hướng Dậu, tọa Sửu hướng Mùi.
Ví dụ 4: thế đất có thủy đáo sơn Ngọ:
Ta có thể thấy sự tương đồng giữa hai pháp quyết: tọa Tý hướng Ngọ; tọa Dần hướng Thân; là đại cát; tọa Cấn hướng Khôn, tọa Bính hướng Nhâm, tọa Ất hướng Tân là thứ cát.
dienbatn giới thiệu -Xin xem tiếp phần 2 .
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét