3.Chuyên gia khảo cổ nói về việc 'tìm thấy mộ Trạng Trình
Một thông tin đang được dư luận quan tâm đặc biệt: có khả năng, ngôi mộ cổ được phát hiện tại Vĩnh Bảo (Hải Phòng) chính là nơi an táng danh nhân Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử.
Đặc biệt, một trong những luận điểm quan trọng cho giả thiết này nằm ở việc PGS - TS Nguyễn Lân Cường (Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam) và cộng sự phát hiện ra chiếc thẻ tre khắc tên húy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nằm ở phần quách gỗ thuộc ngôi mộ, trong ngày 7/1 vừa qua.
Thể thao & Văn hóa (TTXVN) giới thiệu bài viết của PGS - TS Nguyễn Lân Cường về vấn đề này.
1. Đầu tháng 6/2014, nhà báo - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha gọi điện nhắn cho tôi lên số 59 Tràng Thi (Công ty TNHH Hòa Hợp TKK mà anh làm giám đốc) để... “xem một hiện vật khảo cổ thú vị lắm...”. Tôi vội thu xếp để sáng hôm sau lên ngay.
PGS Cường và cộng sự cạo lớp sơn ta tại quách .
Trước mặt tôi là một chiếc quách gỗ, chiếc quách này được tìm thấy trong ngôi mộ cổ phát lộ tại thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Chiếc quách hình chữ nhật, nắp đã bị vỡ - có kích thước: dài 92,5cm; rộng 26cm, cao 26cm; dày thành từ 5,4 đến 5,5cm.
Anh Kha hỏi tôi:
- Anh Cường có nhìn thấy gì trên ván quách không? Họ nói là có người đọc được chữ trên đó. Tôi mang kính lúp ra soi, căng mắt ra nhưng không nhìn thấy chữ gì.
Tôi bàn với nhạc sĩ Thụy Kha: muốn biết quách gỗ này là cổ hay không thì chỉ có làm xác định niên đại bằng phương pháp C14. Tôi tách thành của quách ra một đoạn khoảng 300 gam và đưa vào túi nilon gửi cho bạn tôi, kỹ sư Nguyễn Kiên Chinh công tác tại Trung tâm hạt nhân TP.HCM. Một tháng sau, anh Chinh gửi ra cho tôi kết quả có niên đại là 1700 BP ± 75 (tức là khoảng 1.700 năm trước - TT&VH)
Lẽ dĩ nhiên gỗ này có niên đại rất sớm và không đồng nhất với thời gian của người được mai táng.
Lúc đó, tôi không hề biết quách này đựng di hài của ai, công việc lại bù đầu nên tôi cũng quên đi câu chuyện trên. Sau đó một thời gian, chiếc quách được đưa về Bảo tàng Hải Phòng để cất giữ. Mọi việc bẵng đi một thời gian dài khoảng 2 năm rưỡi.
Chiếc thẻ tre được tìm thấy tại quách gỗ .
2. Ngày 5/1/2017, PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đề nghị tôi về để đo đạc, chụp ảnh, nghiên cứu quách hiện đặt tại Bảo tàng Hải Phòng. Tôi được biết, qua một số thông tin từ nhiều nguồn, ngôi mộ có chiếc quách gỗ này được đặt giả thiết là mộ của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585).
Ngày 7/1/2017, Đoàn nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, Hội Khảo cổ học và của địa phương về Bảo tàng Hải Phòng.
Có 20 người thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, Hội Khảo cổ học, đại diện Bảo tàng Hải Phòng, nhóm nghiên cứu địa phương cùng Đài Truyền hình VTV2 chứng kiến công việc của chúng tôi. Qua các thông tin được tiếp cận, chúng tôi được biết mình cần tìm kiếm một chiếc thẻ tre trong phần quách gỗ.
10h07 ngày 7/1, chúng tôi bắt đầu khấn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và mong cụ giúp chúng tôi tìm được chiếc thẻ tre.
Chúng tôi cạy lớp sơn đỏ nâu ở đầu tấm địa. Tôi và họa sĩ Đào Ngọc Hân cạy hết lớp sơn thứ nhất, thì lộ ra lớp sơn bó có trộn cả đất sét ở bên trong… Vài phút sau, tôi như không tin vào mắt mình nữa, chiếc thẻ tre lộ dần, lộ dần… Tôi vung tay lên kêu to sung sướng...
Sáng 16/1/2017, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người phối hợp với Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học tại Hà Nội với tiêu đề “Về ngôi mộ cổ mới phát tích tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng”.
11 báo cáo được trình bày tại Hội thảo trước gần 200 đại biểu của Hà Nội và Hải Phòng. Đặc biệt, có báo cáo của nhà Thư pháp Lê Thiên Lý: “Quá trình đọc chữ Hán trên quách và trên thẻ tre” hay bài của Thạc sĩ Nguyễn Đình Minh: “Sự đồng nhất giữa truyền thuyết - tâm linh và khoa học trong việc xác định ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
Chiếc thẻ tre nằm theo thớ dọc nên rất khó lấy ra. Chúng tôi phải khoét dần 2 rãnh dọc theo thẻ với chiều rộng khoảng 5mm. Gần 2 tiếng sau, chúng tôi mới lấy được chiếc thẻ bằng tre ngà ra khỏi tấm địa. Chiếc thẻ dẹt, dài 265mm, rộng 9,76mm, dày 3,79mm. Ngay lúc đó, tôi dùng kính lúp soi trên thẻ thì thấy lờ mờ có những ô chữ. Chúng tôi tiến hành chụp ảnh ngay vì sợ ra không khí có thể chữ bị mờ đi.
Thật mừng, trên thẻ tre chúng tôi đã đọc được chữ “ĐẠT”.
Cũng cần nhắc lại, theo lịch sử, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) có tên húy là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ. Nhân dân thường biết tới cụ qua cái tên Trạng Trình. Chiếc thẻ đã được đưa vào một hộp riêng để Bảo tàng Hải Phòng tạm lưu giữ. Tôi liếc nhìn đồng hồ đã gần 1h chiều… Tất cả mọi người trong phòng đều quên cái đói, cái mệt vì niềm vui ập đến, vì đây là một bằng chứng vô cùng quan trọng để ngành khảo cổ và sử học lật lại những trang sử của cha ông ta còn giấu kín trong lòng đất…
Hiện nay, công việc nghiên cứu cũng như bảo quản quách, thẻ tre vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục các bước tiếp theo. Trong thời gian tới, nếu khẳng định được đây là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chắc chắn chúng ta cần có những biện pháp hợp lý để bảo tồn phần hiện vật này, cũng như tôn vinh xứng đáng một danh nhân của dân tộc.
Giả thiết về ngôi mộ Trạng Trình được đặt ra thế nào?
Tháng 4/2014, ngôi mộ cổ phát lộ trong vườn một nhà dân tại Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Trong ngôi mộ là quách gỗ ở độ sâu 2m, phía trong còn nguyên hài cốt. Sau đó, hài cốt được an táng tại nghĩa trang xã.
Tiếp sau đó, một số chữ Hán khắc trên tấm quách được các chuyên gia giải mã và cho thấy sự trùng hợp với nhiều dữ liệu quan trọng về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Một số chuyên gia khảo cổ cũng cho biết: bộ quách được đóng bằng gỗ quý, có cách ghép ván và chất liệu sơn mang dấu ấn thời Mạc.
Sau khi PGS-TS Nguyễn Lân Cường tìm thấy thẻ tre trong tấm quách, một số nhà thư pháp đã tiếp tục nghiên cứu thẻ tre này. Bên cạnh chữ “Đạt» (tên húy của Trạng Trình), các chuyên gia còn đọc được 2 chữ «Cù Xuyên» (đạo hiệu của cụ thân sinh ra Trạng Trình).
PGS - TS Nguyễn Lân Cường
Thể thao & Văn hoa.
4.Liệu có trò đem cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ra kiếm chác?
Năm 2014, có tin đồn tìm thấy mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, mình định phi về Hải Phòng. Thế nhưng, khi biết do một nhà ngoại cảm tìm thấy, thì mình tiu nghỉu, đếch về nữa, vì chả tin.
Bỗng nhiên, đợt này thông tin lại xới lên ầm ĩ.
Cơ quan "nghiên cứu ma quỷ" cùng các nhà khoa học tâm linh, các nhà ngoại cảm nghiên cứu thì mình chẳng thèm để ý. Nhưng, mình lại quan tâm là bởi có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Lân Cường, chuyên gia khảo cổ có tiếng ở Việt Nam, mà mình đã được theo chân không ít lần trong những chuyến khai quật mộ.
Điều đáng chú ý nhất, là vừa mới đây TS. Cường đã tuyên bố lấy được chiếc thẻ tre ẩn trong quách gỗ và một nhà Hán Nôm đọc được 4 chữ: Mạc Triều Trạng Nguyên.
Với những thông tin từ chiếc thẻ tre, thì đúng là chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng, mình thì luôn đặt ra nghi vấn, nhất là với ngoại cảm tìm mộ.
1. Quách dài 80cm, rộng 15cm, cao 15cm. Bà Hiền ngoại cảm kể khi cụ Khiêm hiện hồn về chỉ chỗ, bà đào lên, đã đem xương và sọ đi táng ở nghĩa địa, giữ lại quách. Chi tiết này khá khó tin, bởi cái quách bé tý như thế nhét sao vừa hộp sọ, cùng bao nhiêu là xương?
Thời Lê - Mạc quan lại, người giàu thường táng cả người kiểu ướp xác trong mộ trong quan ngoài quách và ko bới lên. Chẳng lẽ con cháu bới lên rồi chuyển vào cái quách bé tý xíu thế? Bé đến nỗi chắc phải đập hộp sọ ra nhét vào.
Điều vô lý nhất là chính quyền nhiều lần yêu cầu bà Hiền cung cấp chỗ bà này táng cốt cụ, lấy cốt đi xét nghiệm ADN, nhưng bà này cứ loanh quanh bảo ko nhớ chỗ chôn. Mộ người ta chôn hơn 400 năm trước bà ấy tìm đc, còn bà ấy vừa đem chôn thì quên luôn chỗ. Đám ngoại cảm sợ nhất xét nghiệm ADN.
Mình dám chắc đây là cái hộp gỗ chôn di vật hoặc gì đó, chứ ko phải chứa cốt.
2. Sau khi đào được quách gỗ năm 2014, nhà nhạy cảm này ko báo cáo chính quyền, các nhà khoa học, mà lại đưa cho một ông nhà văn, nhạc sĩ chả có chuyên môn gì cất giữ mãi HN.
Sau 2 năm im ắng, thì đùng một cái, các nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu quách gỗ. Giám định gỗ ngọc am có tuổi 1.700 năm. Điều kinh ngạc nhất là dưới sự chỉ đạo của nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang, các nhà nghiên cứu, trong đó có TS. Cường vào cuộc tìm kiếm chiếc thẻ tre. Thậm chí, trước khi tìm thẻ tre trong quách, TS Cường còn chắp tay khấn cụ Khiêm phù hộ cho tìm thấy thẻ tre. Và, khi ông cạy lớp sơn trên thành tấm quách, thì thấy ngay thẻ tre và đúng là có 4 chữ Mạc Triều Trạng Nguyên, y hệt như nhà nhạy cảm Trần Lệ Giang phán trước.
Chi tiết này thật kinh ngạc. Sau 2 năm chiếc quách được giấu đi mãi HN, trong nhà một ông nhạc sĩ, thì đột nhiên nó được đem ra nghiên cứu và xuất hiện chiếc thẻ tre.
Càng kinh ngạc hơn, là: Ông Nguyễn Văn Phương – Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng cho hay: "Thẻ tre tìm được trong quách gỗ là có thật – trước sự chứng kiến của khoảng 30 người, tuy nhiên trên thẻ tre đó không hề có chữ!".
Giờ tin TS. Cường hay tin ông Phương, giám đốc bảo tàng Hải Phòng, nơi đang lưu giữ các hiện vật?
Mình tin TS. Cường, nhưng lại tin cả ông Phương. Mình chỉ ko tin đám ngoại cảm và nhóm lợi ích đằng sau. Đến mồ mả liệt sĩ chúng còn làm giả bằng xương chó, xương lợn thì có gì chẳng dám.
Chỉ biết rằng, nhà nhạy cảm Hiền quyết tâm chống đối chính quyền. Thậm chí, có mấy chục người bảo vệ như yếu nhân. Bà chỉ làm việc với các nhà nửa khoa học nửa tâm linh.
Cái nhìn thấy rõ nhất, là sau 2 năm tuyên bố tìm đc mộ Trạng và đc các nhà nghiên cứu tâm linh tung hô, thì bà đã xây nhà to, sắm ô tô bạc tỷ. Hàng ngày, người dân vẫn đổ xô đến nhà bà xem bói, tìm mộ, cúng tiền...( Phạm Ngọc Dương ).
Vài mẫu chữ MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN do dienbatn thực hiện .
KTS Phạm Vũ Hội cho dienbatn biết được nơi đặt mộ của cụ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM như sau :
"Bến Hàn tay Hổ - bến Cổ tay Ngai.
Ba Ra ấp lại - Voi đồng chầu sang."
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét