Ngoài ra còn rất nhiều anh hùng hào kiệt : Nguyễn Biên ( Hồng Lộc- Can Lộc ) ; Phan Liêu( Thạch Linh – TP. Hà Tĩnh ); Sử Hy Nhan (? – 1421 ) và Sử Đức Huy ( 1360-1430 ) ( TX. Hồng Lĩnh ); Lê Bôi ( 1730 ? ); Phan Đán ( Tùng Ảnh – Đức Thọ ); Võ Lộng ; Bùi Cầm Hồ ( Thiên Lộc );Phan Huân ( 1814 – 1864 )( Thiên Lộc ); Lê Ninh ( 1857- 1887 ) ( Đức Thọ ) ;Phan Cát Xu (Tiu ) ( 1846-1886 ) ( Đồng Thái – Đức Thọ ); Phan Đình Phùng ( 1847-1896 ) ( Đồng Thái – Đức Thọ );Cao Thắng ( 1864-1893 ) ( Hương Sơn ); Ngô Đức kế (1879 – 1992 ) ( Can Lộc ); Lê Văn Huân ( 1876-1992 ) ( Đức Thọ ); Nguyễn Hàng Chi (1886-1908 ) ( Can Lộc )……..
Thông minh , tài năng là đặc điểm nổi bật thứ 2 của con người vùng đất Hồng – Lam. Thật ra thì nghĩa khí và tài năng là hai mặt liên quan chặt chẽ, không thể tách rời . Trên đất hà Tĩnh bây giờ, từ xa xưa, đã có những con người “ truyền thuyết “ mà tài năng được nhiều người biết đến . Một người con gái đất Phổ Minh , hát giỏi mà bạc mệnh , mất tích trong một lần vào Ngàn Hống lấy củi , đã trở thành “ Thần hát ví “ . Một chàng trai bên bờ sông Phố , giỏi nghề thợ dác , đi theo nghĩa quân Lam Sơn , ngày thắng lợi trở về , tiếp tục hành nghề . Khi mất được dân dựng miếu thờ và gọi là “Tiên Dác “ . Một Võ Đức Huyền là “ Thánh Địa lý Tả Ao “ . Một Lê mai ở Kẻ Thượng là “ Thần Y “ . Một Nguyễn Cảnh ở Tiên Điền là “ Thánh Y “ . Một Sáu Ngại – Nguyễn Huy Ngại , được dân thợ mộc Thái Yên gọi là “ Á Thánh “ sau Thánh thợ Lỗ Ban . dân gian còn truyền một “ ông kẻ bề “, có tài vật bách chiến bách thắng , có tên lạ là “ Ông Ồ “ . Một bà mụ người làng Lạc Dị , giỏi nghề hộ sinh , được Khái ( Hổ ) đến cõng vào rừng đỡ đẻ cho Khái mạ ( Hổ mẹ ), nên dân gian trong vùng gọi là “ Mụ Khái “ .Một Trần Hồ , vạn chài , có tài lặn bắt cá dưới nước , được vua lê Thánh Tông ban cho tên “ Thám Hồ “ . và những người có tài khôi hài thì dân xứ Nghệ gọi là “ Trạng “..
Chuyện người tài trong dân gian thì phải kể đến hàng tháng , hàng năm . Ở đây chỉ nói đến một số nhân tài lỗi lạc , tiêu biểu nhất cho tài năng của nhân dân ta .Họ là con em của vùng đất núi Hồng – Sông Lam văn vật , và là những người góp công tạo nên đất văn vật Hồng – Lam. Đó là những ông Trạng, ông bảng , ông Thám , ông Nghè , ông Cử là những trí thức tân học hiện đại.
Thời Lý – Trần , Thăng Long và vùng phụ cận , Nho học đã phát triển mạnh mẽ, thì Thanh , Nghệ còn là đất trại xa xôi .nếu lấy khoa cử làm mốc thì việc học ở đây chậm sau 2 thế kỷ , và Nghệ Tĩnh so với Thăng Long cũng chậm hơn một bước. Nhưng từ cuối thời Trần , nhất là dưới hai triều Lê – Nguyễn , xứ Nghệ nổi tiếng là đất học , có nhiều người chăm học và học giỏi .
NGHI XUÂN BÁT CẢNH : là tám cảnh đẹp ở huyện Nghi Xuân . Theo sách “ Nghi Xuân thông chí – Quyển hạ “ thì nguyên trước kia có 01 cảnh , nhưng Hoàng Giáp Bùi Dương Lịch đã dọn bớt chỉ để lại 8 cảnh .
Tám cảnh được sắp xếp theo thứ tự từng cặp đối với nhau . Mở đầu là hai bức tranh :
* Hồng Sơn liệt chương ( Núi Hồng thành dựng ).
* Đan Nhai quy phàm ( Bờ son buồm về ).
Hồng sơn tức là Hồng Lĩnh , tục gọi là Ngàn Hống , xưa được coi là 1 trong 21 danh sơn nước Việt , cùng với sông lam là biểu tượng xứ Nghê . Núi Hồng 99 ngọn , mỗi ngọn là một thắng tích , từng được ghi vào điển thờ triều Nguyễn và khắc hình lên “ Anh Đỉnh “ ở Kinh đô Huế.
Còn Đan Nhai ( sách cổ chép Đơn hay Đan Thai ) là xã Hội Thống bây giờ . Đan Nhai là hải môn của Cửa Hội , cửa sông Lam ( Ngàn Cả ) chảy giữa Nghi Lộc và Nghi Xuân . Sách “ Nghi Xuân địa chí “ của lê văn Diễn mô tả : “ Những tháng cuối xuân sang hè , trời nắng tạnh , các loại thuyền đánh cá lớn nhỏ , cùng với thuyền buôn từ Bắc đến , vào cửa sông có hàng mấy trăm chiếc . Buồm thuyền no gió , dập dờn qua lại hàng đàn …khác nào như đàn bướm đang vờn hoa , bày cá đang dỡn nước …Thật là một nơi thắng lãm hiếm có “.
Hồng Sơn – Đan Nhai là hai bức tranh toàn cảnh Sơn – Hải ( Thủy ) rộng lớn . Có 2 bức “ Song Ngư hí thủy ( Đôi cá dỡn nước ) – “ Cô độc lâm lưu “ ( Nghé lẻ lội sông ), là trích từ 2 bức tranh lớn đó ra , nói về 2 cảnh sơn – Thủy cụ thể , nhỏ xinh như 2 hòn non bộ.
Song Ngư – Hòn Ngư , là đảo phía ngoài Cửa Hội , cách bờ 5 km , nay thuộc huyện Nghi Lộc – Nghệ An .Đảo dài khoảng 1.500 m , có 2 đỉnh cao 108 m và 128 m. Do đó đứng nhìn xa giống như 2 con cá đùa dỡn giữa sóng nước . Vua Lê Thánh Tôn , trong bài thơ “ Vịnh Đan Nhai hải môn “ ( Cửa Hội ) có câu : Đoạn tục Song Ngư tử thúy điền – Biếc xanh dứt nối ngọn Song Ngư .
Cô Độc là trái núi nhỏ, nằm tách ra riêng ở mé sông Lam , thuộc nhóm Ngữ Mã trong dãy Hồng Lĩnh. Do hình núi nên dân gian tưởng tượng ra là Con nghé lẻ loi sắp lội xuống sông ( Cô độc lâm lưu ) . Núi còn có tên là “ Khu độc “ ( Con nghé đang nhảy ) . dân địa phương xã Xuân Hồng gọi là Núi bà ( có lẽ là Tháp Sơn ở gần đó có đền thờ bà Chúa Liễu ). Trên đỉnh núi có tảng đá lớn , mặt rộng gần trượng , giữa có 1 lỗ sâu gọi là “ Đá Cối “ . Tương truyền đó là dấu tích Ninh quận công Trịnh Toàn giã gạo quân lương.
Cặp đôi thứ 3 là một bến đò , một cái bãi trên sông Lam : Giang đình cổ độ ( bến cổ Giang đình ) – Quần Mộc binh sa ( Bãi bằng Quần mộc ) .
Giang Đình là 1 bến đò có từ xưa , gọi là đồ Tả Ao ( Thuộc làng Tả Ao ) , trên bến là chợ Tả Ao. Hội Xuân quận công Nguyễn Nghiễm , thân sinh ra thi hào Nguyễn Du khi trí sĩ, người ta dựng Giang Đình trên bến đò để đón rước , mở hội ăn mừng . Để ghi lại sự kiện mang lại vinh dự cho địa phương , người ta đổi tên bến đò và khu chợ thành Giang Đình . về sau , Nguyễn Du có nhắc lại việc này qua bài thơ “ Giang Đình hữu cảm “
Ức tích ngô ông tạ lão thì ,
Phiêu phiêu bố trí thử giang nữ .
( Nhớ cụ ta khi cáo lão về ,
Mé sông này rộng ngựa cùng xe.)
Còn Quần Mộc tức là Cồn Mộc , nghĩa là bãi sa bồi , đất tốt , cây rậm .Ngôi làng trên bãi bồi này cũng gọi là Quần Mộc . Sau này đổi thành “ báu Lâm “ ( Rừng cây quý ) , thuộc tổng Xuân Viên , nay là Xuân Giang . Sách “ Nghi Xuân địa chí “ chép : Cồn Mộc , bãi chiến trường ngày xưa …Hồi đó quân Đàng Trong và quân Đàng Ngoài đánh nhau ở đây…Trước đây hàng năm đến kỳ hạch Huyện để tuyển chọn trò đi thi thường đặt thi tại chỗ này.Triều Sơn tây chỗ này được đắp thành lũy …
Cuối cùng là một cảnh chùa và một cảnh chợ . Uyên Trừng danh tự ( Chùa đẹp Uyên Trừng ) và Hoa phẩm thắng triền ( Chợ lớn Hoa Phẩm ).
Uyên Trừng là tên tục của chùa Dằng, trên rú Dằng ( Uyên Trừng sơn ) , trong nhóm Ngũ Mã phía Tây dãy Hồng Lĩnh thuộc xã Tam Đang hạ ( sau là Tam Xuân hạ, nay là Xuân Hồng ) .Uyên Trừng là gọi theo tên núi , tên địa phương , còn tên chính thức là chùa Hoa Tạng, từ đời Thiệu Trị, kiêng húy đổi ra là Ba Tạng. Đây là ngôi chùa lớn dựng từ thời Lý ( nay không còn ) . sách cổ đều chép : Phía trước chùa là sông Lam núi Hồng bao quanh 3 mặt , phong cảnh thanh u , tĩnh mịch . Phía trước chùa có khe , có cầu , có am viện , có ao đá do nước suối chảy vào . Bên chùa là nơi sư ở . Xưa nay du khách đã ngâm vịnh ở chùa này nhiều. Thật là một nơi già lam bậc nhất .
Chợ Hoa Phẩm tức là chợ Chế ở xã Tam Chế , sau đổi thành Hoa Phẩm rồi Quả Phẩm , nay là xã Xuân Lam . Ngày trước chợ sát chân núi . Đời Lê , táng mộ Lý nguyên phi ở núi Na nên dời chợ xuống khu đất sát sông Lam . Vua Lê Thánh Tông có bài thơ Nôm “ Vịnh làng Chế “ như sau :
…Chợ họp bên sông gẵm có chiều,
Thuyền bày trên đất xem nhiều vẻ.
Cảnh vật bằng đây họa có hai …
Các cảnh trên đấy trước , sau Bùi Dương Lịch đều có người ngâm vịnh , nhưng chỉ có ông Bùi là làm đủ 8 bài trong “ Nghi Xuân bát cảnh “. ( SĐD ).
Xin theo dõi tiếp bài 6.
Việt Nam có vùng miền Trung có vẻ phong thủy tốt
Trả lờiXóahttp://mixi.vn