CHUYỆN HỒN MA THÀY LUYỆN NGẢI. CHƯƠNG 14.
MỘT VÀI LOẠI NGẢI THÔNG DỤNG.
Vì không có thời gian nên tôi chỉ giới thiệu sơ qua đặc tính của một vài loại Ngải thông dụng mà tôi đang trồng. Ngày 21 tháng 8 tới là tôi đi xa đủ 49 ngày. 49 ngày qua nằm ở Thân Trung Ấm nên còn có sự bình an. Sau 49 ngày là đến NGÀY PHÁN XỬ CUỐI CÙNG.Chúng ta thường được thánh thư cho biết rằng sẽ tới ngày chúng ta đứng trước mặt Thượng Đế và chịu sự phán xét. Chúng ta cần phải hiểu cách thức mà sự phán xét sẽ xảy ra để chúng ta có thể chuẩn bị kỹ hơn cho sự kiện quan trọng này.Thánh thư dạy rằng tất cả chúng ta sẽ được phán xét tùy theo công việc mình làm: “Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn lẫn nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy theo công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy” .
Nơi đây trên thế gian, chúng ta thường được xét đoán về sự xứng đáng của chúng ta để nhận được các cơ hội ở trong vương quốc của Thượng Đế. Khi chịu phép báp têm, chúng ta được xét xem có xứng đáng để tiếp nhận giáo lễ này không. Khi chúng ta được kêu gọi phục vụ trong Giáo Hội hay được phỏng vấn để được thăng tiến vào một chức tư tế hay một giấy giới thiệu đi đền thờ, thì chúng ta đã chịu sự xét đoán.An Ma đã dạy rằng khi chúng ta chết thì linh hồn của chúng ta được chỉ định vào một trạng thái hạnh phúc hay khốn khổ .Tiên tri An Ma đã làm chứng rằng: “Lời nói của chúng ta sẽ kết tội chúng ta, phải, tất cả những việc làm của chúng ta sẽ kết tội chúng ta; … và tư tưởng của chúng ta cũng sẽ kết tội chúng ta” .Chúa đã phán: “Đến ngày phán xét, người ta sẽ khải ra mọi lời hư không mà mình đã nói; vì bởi lời nói mà ngươi sẽ được xưng là công bình, cũng bởi lời nói mà ngươi sẽ bị phạt” (Ma Thi Ơ 12:36–37).“Tất cả loài người… phải ra trước ‘ghế phán xét của Đấng Thánh của Y Sơ Ra Ên … và … phải bị xét xử theo sự phán xét thánh thiện của Thượng Đế.’ (II Nê Phi 9:15.) Và theo như khải tượng của Giăng: ‘Các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm.’ (Khải Huyền 20:12.) Các ‘sách’ được nói đến ở đây ám chỉ ‘những điều ghi chép [về công việc của các anh chị em] mà đã được lưu giữ trên thế gian. … Sách sự sống là điều ghi chép được lưu giữ trên trời.’ (Giáo Lý và Giao Ước 128:7.)” (Teachings of Presidents of the Church: Harold B. Lee [2000], 226–27). Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày phán xử cuối cùng đó. Và tới ngày đó , tôi sẽ không còn có thể nói chuyện cùng các bạn được .Vào Ngày Phán Xét Sau Cùng, chúng ta sẽ được chỉ định đến một chỗ trong vương quốc mà chúng ta đã chuẩn bị đón nhận. Thánh thư dạy về ba vương quốc vinh quang—thượng thiên giới, trung thiên giới và hạ thiên giới . Tôi chưa biết sẽ về đâu nên cố gắng tiết kiệm thời gian để sau này không còn ân hận. Xin các bạn hiểu cho tôi.
I – Giới thiệu về cây
ngải nàng thăm:
Theo những lời truyền tụng lại có khoảng 800 loài cây cỏ mọc
trên khắp mọi nơi trên thế giới nhưng chủ yếu mọc ở vùng nhiệt đới gió mùa, vừa
có tác dụng là cây thuốc chữa một số bệnh thông thường trong dân gian nhưng lại
có tính linh trong huyền môn. Sau đây
tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cây ngải Nàng Thăm và một số cây có họ hàng gần
với cây Nàng Thăm.
(Cây Nàng Thăm)
Cây ngải Nàng Thăm là một loại cỏ hay còn gọi là cây Ngải
Tím thường mọc ở vùng Tây Nam Bộ, Thất Sơn, Campuchia và Thái Lan.
Hiện nay cây Nàng Thăm được trồng ở miền Bắc nước ta, cây
Nàng Thăm thường cao khoảng 30-45cm lá hình trái xoan nhọn ở đầu lá và tròn bầu
ở cuống lá . Cuống lá có bẹ ôm vào thân cây ở phía dưới, mặt trên lá nhẵn
có màu xanh lục hơi sẫm, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn, xung quanh viền lá có
1 đường chỉ rất nhỏ màu tía, thân rễ thành củ nhỏ bám vào nhau hình trứng.
(Củ Nàng Thăm)
Vỏ củ có màu vàng sẫm có vẻ hơi khô và nhỏ, khi bẻ hay cắt
ngang củ, củ Nàng thăm có màu tím, vành ngoài có màu tím sẫm hơn, củ Nàng Thăm
khi bẻ ra ta thấy mùi thơm hăng hắc nhẹ, có vị đăng đắng và cay he he. Ngoài củ
chính ra còn có những củ phụ phát triển từ rễ có hình trứng hay hình quả lê, những
củ phụ này chủ yếu dùng để tích trữ nước.
Vào cuối tháng 2 âm lịch củ Nàng Thăm bắt đầu mọc ra một lá
và một đài hoa hình ống phễu trong đó có chứa khoảng 20-40 bông hoa, hàng ngày
đài hoa sẽ mọc lên từ 1 đến 2 bông, hoa Nàng Thăm có 3 cánh, 2 cánh trên màu trắng,
1 cánh dưới to màu tím đậm và nhạt dần ra phía ngoài.
( Hoa Nàng Thăm)
Khoảng cuối tháng 4 âm lịch thì cây Nàng Thăm mới bắt đầu trồi
lên những mầm non và phát triển thành cây củ sau này, cây Nàng Thăm trồng ở miền
Bắc thường lụi vào mùa đông nên lúc này thu hoạch củ là tốt nhất.
Họ hàng gần của cây nàng thăm cũng có rất nhiều loại, ở đây
tôi chỉ xin giới thiệu bốn loại:
- a: Nàng thăm tía.
(Cây nàng thăm tía)
Lá hình mát nhọn hai đầu, cuống lá có bẹ ôm vào thân cây.
Hoa nàng thăm tía được mọc ra ở đầu ngọn, không có đài hoa nên số lượng hoa
không nhiều chỉ khoảng bốn đến sáu bông và nở cách một ngày ra một bông. Cây
nàng thăm tía thân rễ phát triển thành củ, cây thường mọc nhiều ở Núi Tô thuộc
tỉnh An Giang.
- b: Nàng thăm hoa vàng:
(Cây nàng thăm hoa vàng)
Lá hình trái xoan nhọn ở đầu lá, cuống lá có bẹ ôm vào thân
cây. Cũng giống như cây nàng thăm, hoa của cây nàng thăm hoa vàng được nở từ
đài hoa mọc ra ở lách lá gần ngọn, mỗi đài hoa chỉ có 4 đến 5 bông. Mỗi bông
hoa có một bẹ lòng mo ôm lấy nụ. Thân cây nàng thăm hoa vàng là thân rễ củ nhỏ
và dài, cây nàng thăm hoa vàng được mọc chủ yếu ở vùng núi Bắc Bộ.
- c: Cây Địa Liền:
(Cây Địa Liền)
Lá cây địa liền hình trái xoan, nhọn ở đầu. Lá mọc sát đất,
cuống lá dài độ 1cm đến 2cm, mặt trên lá màu xanh lục và nhẵn. Cụm hoa mọc ở giữa
không có cuống, hoa mầu trắng có 4 cánh to và 2 cánh nhỏ, hai cánh to điểm đúng
tím liền nhau. Thân rễ hình củ nhỏ bám vào nhau hình trứng. Cây địa liền mọc ở
khắp mọi nơi trong cả nước, có mọc ở Campuchia, Trung quốc, Ấn độ…
Trong dân gian củ Nàng Thăm là một vị thuốc Nam dùng kết hợp
với một số vị thuốc Nam khác để chữa một số bệnh về đường ruột, như: đau bụng,
lạnh bụng. Thường được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, làm cho ăn ngon chóng
tiêu và còn làm thuốc xông. Ngâm rượu dùng xoa bóp chống tê thấp, tê phù, nhức
đầu. Có tác dụng chữa, ho, kinh nguyệt bế không đều, ngoài ra còn có tính chất
bổ và kích thích.
Cũng giống như những loại ngải khác , trong họ ngải Hổ cũng
có rất loại khác . Có thể nói các nàng ngải Hổ đều thuộc họ Gừng , Nghệ . ngoài
công dụng là những vị thuốc trong vườn thuốc nam của đông y Việt Nam , dung kết
hợp với những vị thuốc khác để chữa 1 số bệnh về đường tiêu hóa , xương khớp, bổ
huyết, kích thích và bổ dưỡng. Trong huyền môn từ xa xưa các thầy đã chia làm
ngũ Hổ gồm : Thanh Hổ, bạch Hổ, huỳnh Hổ , hắc Hổ và xích Hổ . Trong bạch Hổ
hay huỳnh Hổ … còn có nhiều cây khác nhau nhưng có chung 1 điểm là mầu của củ
ngải thì giống nhau nhưng mùi vị lại khác nhau.
1- Ngải thanh Hổ .
( Cây ngải thanh Hổ )
Lá thanh Hổ có hình mác nhọn 2 đầu , giữa lá có sống nổi ở
phía mặt dưới .dọc thoe đường sống lá có 1 đoạn mầu đỏ tím ở phía đầu lá, cuống
lá dài khoảng 10-15cm, có bẹ ôm lấy thân cây , thân cây mầu xanh . cây ngải cao
khoảng 60-80cm thân rễ củ hình nón, củ mọc tỏa theo hình chân vịt. cắt ngang củ
ta thấy giống 2 hình tròn lồng vào nhau và có mầu xanh nhạt .
( Ảnh củ thanh Hổ )
Thanh Hổ cũng có mấy loại mọc ở bắc trung nam và còn tùy
theo các thầy đặt tên nhưng công dụng và cách luyện cũng có nhiều điểm giống
nhau .
2- Ngải hắc Hổ (khalamao) .
( Ảnh cây ngải hắc Hổ )
Lá cây hắc Hổ có hình mác nhọn ở 2 đầu , giữa lá có sống nổi
ở bên dưới chạy dọc theo sống lá. Mặt trên lá được chia làm 2 phần, 2 mầu rõ dệt
hình răng cưa , phía trong có mầu xanh lục đậm , đối xứng qua sống lá phía
ngoài có mầu xanh lục bạc . mặt dưới lá có mầu tím. Cuống lá hắc Hổ ngắn chừng
5cm có bẹ ôm lấy thân cây. Củ hắc Hổ .
(Ảnh- củ hắc Hổ )
Thân củ nhỏ tròn hình nón có nhiều củ phụ phát triển từ rễ
có hình trứng hay hình quả lê. Cắt ngang củ hắc Hổ ta thấy có 2 vòng tròn, vòng
ngoài có chiều dầy từ 1-2mm mầu tím nhạt còn phía trong thì có mầu ngà ngà vàng.
( Ảnh củ cắt đôi )
Củ hắc Hổ có mùi hăng hăng giống mùi củ nghệ và có vị
đắng hơi he he cay . hoa của cây hắc hổ .
(Ảnh hoa hắc hổ )
Thường mọc trước khi ra lá ,đài hoa hắc hổ có cuống rất ngắn
mỗi đài hoa chứa khoảng 10-15 bông hoa , cứ cách 1 hay 2 ngày từ đài hoa lại mọc
lên 1-2 bông hoa . hoa của cây hắc hổ có 4 cánh , 2 cánh trên có mầu trắng phớt
tím, 2 cánh dưới có mầu tím và nhạt dần ra ngoài cánh hoa . có điều rất đặt biệt
là dù được trồng dưới đất hay được đào lên để trên đĩa thì củ vẫn nở hoa . theo
1 số vùng và cách chữa của dân gian thì lá và củ hắc hổ giã ra cầm máu rất tốt
.
3- Ngải trắng
( Ảnh- cây ngải trắng )
Lá cây ngải trắng có hình mác nhọn 2 đầu , lá có sống ở giữa
và nổi xuống phía dưới . cuống lá là bẹ ôm vào thân . mặt trên lá có mầu xanh lục
có hình răng cưa rất mờ, đối xứng qua cuống lá , mặt dưới có mầu xanh nhạt . củ
cây ngải trắng .
( Ảnh- củ cây ngải trắng )
Củ cây ngải trắng thân dễ củ nhỏ bám vào nhau hình
trúng , có nhiều củ phụ được phát triển từ dễ . mùi của củ ngải trắng
cũng giống mùi của củ hắc hổ , khi căt ngang củ ta cũng có mặt cắt có 2
vòng tròn mầu hơi sẫm , vị củ ngải trắng đắng hơn vị của củ ngải hắc hổ . hoa
cây ngải trắng có 4 cánh, 2 cánh trên mầu trắng , 2 cánh dưới thì mầu phớt tím
. hoa của cây ngải trắng cũng nở trước khi ra mầm cây , số lượng hoa khoảnh từ
8-15 bông .
( Ảnh- hoa ngải trắng )
4- Ngải bạch hổ .
( Ảnh- cây bạch hổ )
Cây bạch hổ mọc cao tới hơn 1m mầm của cây bạch hổ khi mới mọc
có mầu đỏ tía .
( Ảnh- cây bạch hổ mới mọc )
Lá cây bạch hổ nhọn 2 đầu , có sống lá mầu đỏ tía . cuống lá
là bejoom lấy nhau thành thân cây.
(Ảnh củ bạch hổ)
Củ bạch hổ mọc tỏa theo hình chân vịt, vỏ củ mầu vàng
nhạt , ngoài củ chính ra còn có nhiều củ phụ có hình trứng hay hình quả lê .
cây bạch hổ mọc hoang dã nở rất nhiều hoa , tôi có 1 chậu ngải bạch hổ của Thầy
Thục cho còn được gọi là ngải tối do trồng trong chậu nên không thấy ra hoa gì
cả .
5- Ngải huỳnh hổ ( hoàng hổ)
(Ảnh- cây hoàng hổ )
Cây hoàng hổ cũng giống cây bạch hổ là cao tới hơn 1m khi nẩy
mầm thì mầm cây là mầu xanh lục sáng .
(Ảnh- mầm cây hoàng hổ )
Củ của cây hoàng hổ cũng to và có những củ phụ hình quả lê
hay hình quả trứng , khi cắt ra thì có mầu vàng nhạt . cây hoàng hổ trên Thầy
Thục gọi là ngải sáng .
6- Ngải gừng gió .
( Ảnh- cây gừng gió )
Cây gừng gió còn được gọi là cây bông cương ( An Giang )cây
cũng cao tới 1,5m . thân rễ củ phân nhánh . củ có mầu đỏ nhạt , cắt củ ra thì
bên trong có mầu vàng nhạt .
( Ảnh- củ gừng gió )
Lá mọc sít gần như không có cuống, lá thuôn dài đầu nhọn
phía trên lá có mầu xanh sẫm và có lông tơ mịn , phía dưới lá có mầu xanh nhạt
.đài hoa dài 20-30cm , đài hoa có hình quả thong phủ đầy vẩy, hoa gừng gió có mầu
vàng .
( Ảnh- củ và đài hoa cây gừng gió )
Có rất nhiều loại ngải thuộc họ gừng hay còn gọi là ngải hổ
được các thầy ngải thường luyện dung để trông nhà chống trộm , hay dung khi đi
thương thuyết làm ăn ngậm 1 lát ngải thì nói chuyện ngoại giao đều được thuận lợi
. củ ngỉa hổ sau khi luyện đem phơi khô tán nhỏ thành bột dung trong lĩnh vực
tình cảm cũng rất hiệu nghiệm, cũng được dùng tôm vào dầu thơm để xử dụng .
ngoài ra ngải hổ cũng là quân binh đắc lực của các thầy trong việc chiến đấu trị
tà ma và đấu phép giữa các thầy với nhau .
Cũng như các loại ngải khác ngải hổ có các mặt mạnh mẽ nhưng
cũng có những mặt hạn chế trong huyền môn .
Không phải cây ngải nào cũng có củ giống như củ gừng , củ giềng
( họ gừng ) , giống như củ hành (họ hành ) mà có những cây không có lá chỉ có
hoa giống như cây nấm thuộc họ gió đất . Ngải thuộc rất nhiều họ có những cây
được đã được các nhà khoa học , y học nghiên cứu về các thành phần hóa học có ở
trong cây để phục vụ chữa bệnh cứu người và người ta đã đặt tên khoa học cho họ
, cây đó .Ở đây tôi muốn nói tới một loại cỏ 3 lá có tên gọi là “ bướm đêm “
thuộc họ Chua Me đất ( Oxalidaceac ) .
( Ảnh 1 : Cây ngải Bướm đêm )
Ngải Bướm đêm có thân ngầm , bẹ lá phồng lên , thân có nhiều
bẹ xếp như một lớp vẩy , lá có cuống dài cấu tạo bởi 3 lá có hình trái tim ngược
, trong mỗi lá có những vệt loang mầu tím đỏ còn toàn bộ lá có mầu tím sẫm .Đài
hoa của cây ngải bướm đêm cũng có cuống dài như cuống lá . Hoa ra thành chùm ,
bông hoa có 5 cánh , hoa mầu phơn phớt tím . Vòi nhụy xếp thành 2 vòng tròn ,
vòng ngoài của nhụy hoa thấp hơn vòng trong , mỗi vòng có 5 vòi dời nhau . Thân
, cuống và lá của cây Bướm đêm có vị chua chua hơi chát một chút . Có thể nói
là hoa của cây Bướm đêm nở gần như quanh năm , chỉ hạn chế nở ít vào cuối thu đầu
đông thôi . Một đặc tính nữa của cây ngải Bướm đêm là “ ngủ “ . Mỗi khi trời Mặt
trời lặn thì cây ngải Bướm đêm lại cụp các lá xuống ôm lấy cuống lá , các cánh
hoa cũng cuộn lại và rủ xuống . Khi Mặt trời lên thì 3 chiếc lá lại giang rộng
vươn lên để đón lấy ánh nắng ban mai còn những bông hoa thì chỉ khi nào có ánh
nắng chiếu vào thì các cánh hoa mới nở bung ra , mỗi bông hoa tồn tại được 2 ,3
ngày . Hoa của cây Bướm đêm không có mùi hương gì cả . Không biết có phải do đặc
tính này mà nó có tên là “ Bướm đêm “ hay không ?
( Ảnh 2 : Ngải Bướm đêm ngủ về đêm )
( Ảnh 3 : Hoa của cây ngải Bướm đêm )
Về mặt y học theo dân gian thường dùng cây cỏ 3
lá ( Chua me đất ) để làm thuốc giải nhiệt , chữa xích bạch đới , sao vàng sắc
nước uống chữa sốt , chữa lỵ và đôi khi còn làm nước uống cho mát và thông tiểu
do loại cây này có vị chua chua .
Cây ngải Bướm đêm cũng có cây đực (chàng) và cây cái
(nàng) nhưng sự phân biệt không có gì là khác nhau rõ cả . Về mặt tâm linh huyền
thuật thì cây ngải Bướm đêm là một cây ngải rất lành tính ( tôi chưa nghe thấy
Thầy nào nói là dùng cây ngải Bướm đêm luyện để đấu pháp giữa các Thầy với nhau
cả và cũng không nghe thấy nói tới là dùng ngải Bướm đêm để làm hại ai cả )
( Ảnh 4 : Chàng Bướm đêm ) .
( Ảnh 5 : Nàng Bướm đêm ) .
Nhưng có một điều mà nhiều người thường nhắc đến đó là sử dụng
ngải Bướm đêm trong lĩnh vực tình cảm . Tôi được nghe kể rằng sau khi dùng chậu
ngải Bướm đêm để luyện 21 ngày Thầy ngải thu hoạch hoa cho vào nước hoa ngâm .
Thân lá mang rửa chè , rượu rồi đem phơi sương , phơi nắng cho khô sau đó
tiếp tục luyện 7 ngày nữa rồi đem ngâm chung với hoa đã ngâm trước đó , thế là ta
đã có một lọ nước hoa . Mỗi khi cấp cho khách hàng thì Thầy chỉ sêu tên tuổi của
khách vào . Khi đem dùng đối phương ngửi thấy mùi nước hoa đó thì sẽ để lại một
tâm trạng nhớ nhung mơ hồ tới mùi thơm đó . Với những chiêu trò này thì rất nhiều
những cô gái … hay sử dụng để giữ chân khách hàng của mình .
Còn một chuyện nữa cũng liên quan tới tên của cây ngải
Bướm đêm là có thể do về đêm cây ngải này phát ra một mùi hương đặc biệt mà mũi
của con người không ngửi thấy được và những mùi hương đặc biệt này chỉ có một số
loại côn trùng , Bươm Bướm sống về đêm mới phát hiện được ra mùi hương đặc biệt
này , chắc rằng mùi hương này rất hấp dẫn chúng , đã lôi kéo chúng bay tới những
chậu ngải này để làm tổ đẻ những ấu trùng , những loại ấu trùng này chắc không
có lợi cho sức khỏe của con người lắm . nắm được đặc điểm này mà một số Thầy
luyện kết hợp cả hoa , lá , thân và ấu trùng của Bươm Bướm tạo nên một loại ngải
rất mạnh … Ngoài ra ngải Bướm đêm cũng có tác dụng mời chào khách cho chủ nhân
trong lĩnh vực kinh doanh , khi để 2 chậu cây ngải Bướm đêm ở 2 bên cửa ra vào
phía ngoài hè như 2 chậu cây cảnh vì hoa của ngải Bướm đêm có thời gian nở kéo
dài nhiều tháng trong năm .
( Ảnh 6 : ngải Bướm đên )
( Cây Ngải Tổ )
Nghe tên Ngải Tổ , mọi người có thể nghĩ rằng đó là một
loại cây Ngải là tổ của các cây Ngải , điều đó không đúng . Do hình thức cua
cây Ngải này từ tháng 5 tới tháng 12 hàng năm lá của cây Ngải Tổ - Ngải Ấn quấn
lấy nhau , lá ngoài chưa kịp mở ra thì lá trong đã mọc vươn đẩy lên , vì vậy cứ
như thế các lá ngoài giữ lấy đầu lá trong tạo thành một dẫy lá quấn vào nhau
như bàn tay bắt ấn
( Cây Ngải Tổ khi các lá quấn vào nhau)
Có lẽ vì căn cứ vào đặc điểm này nên cây mới có tên
là Ngải Ấn – Ngải Tổ . Nhưng khi thời tiết vào cuối mùa Xuân , đầu Hạ thì các
lá lại bung ra không ôm lấy nhau nữa nhìn không khác gì cây lá Náng hoa trắng
nhỏ .
( Khi cuối mùa xuân cây Ngải Tổ lá bung hết ra )
Cây Ngải Tổ do xuất xứ
từ Thái Lan có ngoại hình giống cây lá Náng hoa trắng ( họ Thủy Tiên ) . Trong
những bài thuốc chữa bệnh dân gian , lá của cây Ngải Tổ cũng dùng để xoa bóp những
chỗ bị va đập , sưng tấy sẽ nhanh khỏi và làm mát chỗ đau sưng . Nhưng có một đặc
tính là cây rất chậm đẻ cây con và khi đẻ con thì cũng rất lạ . Các lớp bẹ bên
ngoài nức ra và các mầm cây con chồi ra từ đó . Còn một điểm đặc biệt là hoa của
cây Ngải Tổ thì có thể nói là rất người được nhìn thấy hoa của cây này . Tôi có
một người bạn thỉnh 2 chậu Ngải Tổ về để phục vụ mục đích kinh doanh của mình .
Sau một thời gian trồng , chăm 2 chậu Ngải Tổ này , cây đã đẻ ra rất nhiều cây
con nhưng ngặt một nỗi là đã gần 2 năm mà cây không ra hoa . Sốt ruột , người bạn
hàng ngày chăm tưới và thắp nhang cho cây đều tâm sự cầu mong cây ra hoa để được
biết và ngắm hoa của cây Ngải Tổ xem hoa như thế nào . Thật kỳ diệu sau một thời
gian thủ thỉ với 2 chậu Ngải , không phụ lòng người 2 chậu ngải đã ra bông .
(Cây Ngải Tổ bắt đầu ra bẹ hoa)
( Cây ngải Tổ nở hoa )
Giống như hoa của cây Náng , hoa của cây Ngải Tổ có mầu trắng
, đầu nhụy hoa có mầu vàng . Hoa có mùi thơm về chiều tối , một mùi thơm nhè nhẹ
rất dễ chịu . Thật là tuyệt vời và linh ứng khi những lời tâm sự ,cầu khẩn của
người bạn đã tác dụng tới cây Ngải Tổ . Đúng là trong thế giới tâm linh đầy bí ẩn
và không giải thích được .
Đối với tôi thật là một điều tuyệt vời , một niềm vui và hạnh
phúc khi mà năm 2014 vừa trôi qua , năm 2015 vừa tới được mấy ngày thì chậu cây
Ngải Tổ của Tôi trổ bông , nở những bông hoa trắng tinh trong điều kiện khí hậu
lạnh giá của gió mùa đông bắc liên tục tràn về miền bắc . Dù vậy vẫn không ngăn
được những bông hoa của cây Ngải Tổ .
Cây Ngải Tổ là một cây rất lâu phát triển cây con , một chậu
Ngải Tổ trồng trong một thời gian mấy năm thì mới phát sinh ra được một số cây
nhỏ với điều kiện chủ nhân phải chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng . Còn trổ bông
thì lại càng khó và rất lâu , cây mới nở bông được . Theo một số những người trồng
và luyện Ngải thì khi cây ngải Tổ trổ bông sẽ báo hiệu một số điều mang lại niềm
vui , sự may mắn cho chủ nhân của chậu Ngải .
1 – Điều đầu tiên khi cây Ngải Tổ nở bông
sẽ báo hiệu có niềm vui chuẩn bị tới với chủ nhân .
2 – Với những người trồng , luyện
hay sưu tầm Ngải thì khi chậu Ngải Tổ trong vườn trổ bông , nở hoa sẽ báo hiệu
là có một số loại Ngải mới hội nhập về vườn Ngải của mình ( điều này có thể sự
báo hiệu đó đến trước hoặc sau môt thời gian ngắn ) .
3 – Khi cây Ngải Tổ trổ bông nở hoa
cũng dự báo tài lộc sẽ mang tới những điều bất ngờ cho chủ nhân của chậu Ngải Tổ
, hoặc là báo trước chủ nhân sẽ gặp được một vị quí nhân phù trợ trong công việc
làm ăn sẽ đạt được kết quả , may mắn và sẽ đắc tài đắc lộc .
4 – Đối với những người trồng và
luyện Ngải thì khi chậu Ngải Tổ trong vườn Ngải trổ bông thì đó là sự may mắn lớn
của người trồng luyện Ngải . Đó là sự báo trước cho chủ nhân biết được là trong
thời gian tới sẽ gặp được một người Thầy hay một vị cao nhân nào đó để có điều
kiện học hỏi .
Một điều đặc biệt , có thể nói là “ có duyên “ nếu thân chủ nào gặp đúng
dịp khi mình tới cầu làm một việc gì đó như cầu tài , cầu lộc trong kinh doanh
buôn bán hay cầu duyên thì có thể nói đó là “ có duyên “ đúng vào thời điểm cây
Ngải Tổ nở bông , Thầy Ngải sẽ hái lấy bông hoa đó đem ngâm vào nước hoa rồi
luyện cho thân chủ . Có lẽ điểm mạnh của cây Ngải Tổ là cầu tài cầu lộc , thật
may mắn khi ai gặp được đúng dịp cây Ngải Tổ - Ngải Ấn nở bông !!!
Về công năng – huyền thuật của
cây Ngải Tổ , cũng như những cây Ngải khác . Cây Ngải Tổ do được du nhập từ
Thái lan vào Việt Nam nên đặc tính huyền thuật của cây Ngải Tổ cũng có những đặc
điểm khá khác biệt , chẳng hạn cây Ngải Tổ nên trồng vào chậu sành sứ có hình
vuông , có mầu men xanh sẽ tốt hơn khi trồng vào chậu sứ hình tròn và phát huy
hết tính năng huyền thuật của cây .
( Cây Ngải Tổ thích hợp với chậu sứ vuông mầu xanh )
Khi trồng bất cứ một cây Ngải nào ( không cứ cây Ngải Tổ ) để
có tính tâm linh cao thì người trồng phải có tâm huyết và am hiểu về Ngải Nghệ
đều biết rằng đất trồng Ngải cũng là một phần cũng rất quan trọng . Các Ngải sư
đều biết rằng đất trồng Ngải phải mang yếu tố của Ngũ hành Kim – Mộc - Thủy
– Hỏa – Thổ ( đất núi – diêm sinh – kim loại sắt hay chì – gỗ mục – vỏ sò huyết
biển ) . Cộng với sự luyện công phu của Ngải Sư sẽ mang lại những công năng huyền
thuật được tích tụ lại trong cây Ngải rất cao . Cây Ngải Tổ là loại cây ưa ẩm
và ưa nắng buổi sáng vì thế nên tưới nước thường xuyên cho cây vào mỗi buổi
sáng khi mặt trời mọc . nước tưới cho cây nên dùng nước giếng khơi , nước ao ,
nước sông , hồ , suối ( không bị ô nhiễm trong tự nhiên ) tránh tưới nước máy
dùng trong sinh hoạt dân sinh , trong nước máy đã được khử trùng nên có nhiều
hóa chất tốt cho con người nhưng không tốt cho cây Ngải Tổ . Ngoài việc tưới tắm
cho cây ra thì hàng ngày phải thắp nhang cắm vào chậu . trong một tháng có 2
ngày là ngày mồng 2 và ngày 16 âm lịch thì người trồng ngải phải cho cây Ngải
ăn bỏng Bắp hay bỏng thóc Nếp . Cứ cách 2 tháng thì nên cho cây ăn trứng gà ta
một lần . Cách thức cho cây ăn cũng rất đơn giản , nếu cho cây ăn bỏng bắp hay
bỏng thóc thì ta dắc bỏng vào xung qung chậu Ngải . Còn cho ăn trứng gà ,
quả trứng gà ta đục lỗ nhỏ như đầu tăm ở 2 đầu sau đó đào gần gốc cây ngải rồi
vùi lấp 1/2 quả trứng gà vào đó , chỗ gần gốc cây .
( Cho cây Ngải Tổ ăn trứng Gà ta )
Một điều khác biệt ,
các Ngải Sư không luyện Ngải Tổ cho mình sử dụng mà chỉ luyện để cấp cho những
khách hàng muốn thỉnh Ngải Tổ về dùng theo mục đích riêng của mình . Lúc này Thầy
Ngải mới lập đàn luyện Ngải , Ngải Sư phải luyện liên tục trong vòng 49 ngày .
Thời gian luyện tốt nhất là từ ngày mồng 2 âm lịch , hàng ngày bắt đầu lên
nhang , đọc chú luyện ngải vào giờ Dậu . kết thúc 49 ngày hội , luyện , Ngải Sư
cấp Ngải cho khách hàng . Khi mang chậu Ngải Tổ về ( thường thường người ta hay
thỉnh 2 chậu Ngải Tổ ) để 2 bên phía trước cửa nhà . Hàng ngày tưới tắm cho cây
ra , gia chủ phải thắp nhang đủ bách nhật liên tục cho cây ngải thì cây Ngải sẽ
phát huy được hết tác dụng . Cây Ngải Tổ rất mạnh về việc cầu tài lộc trong
thương mại . Cũng vẫn người bạn của Tôi ở TN trước đây làm ăn không được thuận
buồm xuôi gió cho lắm , khách khứa ra vào mua bán cũng lèo tèo vắng vẻ . Đã thỉnh
2 chậu Ngải Tổ về để 2 bên cửa ra vào của cửa hàng . Sau một thời gian khoảng 6
tháng , công việc làm ăn đã có sự thay đổi khác biệt rõ dệt . Tuy khách ra vào
mua hàng chưa được tấp nập nhưng đã có rất nhiều đơn đặt hàng với số lượng nhiều
. Thường xuyên phải làm từ sáng tới muộn để kịp giao hàng cho khách .
Về những vấn đề khác như trục
người , tình cảm , giao tiếp ngoại giao , thăng quan tiến chức … Thì Tôi chưa
được nghe thấy các bậc tiền bối nói về sự linh nghiệm của cây Ngải Tổ trong các
lĩnh vực đó . Cũng có thể các Ngải Sư người Thái Lan quê hương của cây Ngải Tổ
này sẽ luyện được cho cây có những công năng huyền thuật như thế . Ngoài ra cây
Ngải Tổ là cây Ngải rất lành , không kiêng kỵ trẻ con và phụ nữ . Cây Ngải Tổ
cũng không gây khó dễ cho ai , khi thỉnh cây về nhưng vì một lý do nào đó không
chăm sóc cây được tới nơi tới chốn . Khi thỉnh cây Ngải Tổ về để sử dụng cho mục
đích kinh doanh , thương mại nếu thỉnh được cả câu chú của cây Ngải tổ thì càng
tuyệt vời giúp cho cây phát huy hết khả năng tâm linh , hộ độ cho gia chủ được
mạnh nhất . Dù có thỉnh được chú hay không thì gia chủ vẫn phải thường xuyên
chăm sóc cho cây , kết quả trong công việc cũng sẽ chuyển biến tốt mà mình
không lường hết được .
Xin theo dõi tiếp CHƯƠNG 15. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét