4.Ngải Tượng
Ngải Tượng hay củ Bình Vôi !
( Cây Ngải Tượng )
Cây Ngải Tượng là một loại cây họ tiết dê , mọc leo bám vào
vách núi đá hay thân của một cây khác . Phần dưới thân cây phình ra thành củ của
cây Ngải Tượng . Cây Ngải Tượng thường mọc trên núi đá , vì vậy cây Ngải Tượng
chịu được khô hạn , chỉ cần một lượng nước mưa rất nhỏ là cây có thể duy trì sự
sống được . Củ mọc lâu năm phình to có hình dạng không thống nhất giống nhau ,
củ Ngải tượng thường mọc lộ thiên , vỏ của củ Ngải Tượng có mầu nâu , xù xì .
Hình dáng thay đổi , phát triển theo điều kiện môi trường nơi sinh trưởng .
Từ củ Ngải Tượng mọc lên những mầm thân leo có mầu xanh ,
tròn nhỏ .
( Củ Ngải Tượng bắt đầu ra mầm )
Lá của cây Ngải Tượng có hình chiếc khiêm , hình bầu dục ,
hình trái tim hay hình tròn . Đường kính của lá thường to khoảng 8cm đến 10cm nếu
gặp chỗ tốt , âm thì lá có thể to hơn một chút . Hoa nhỏ mọc thành những tán nhỏ
, hoa của cây Ngải Tượng được chia thành hoa đực , hoa cái .
( Hoa của cây Ngải Tượng đực )
Cây Ngải Tượng đực có tán hoa nhỏ và cuông hoa dài khoảng 6cm
– 7cm . Hoa của cây Ngải Tượng cái thì tán hoa to hơn và cuống tán hoa cũng ngắn
hơn , quan trọng là hoa cây ngải Tượng cái sau khi thụ phấn thì kết trái thành
quả , khi quả chín có mầu đỏ tươi và có một hột hình móng ngựa .
( Quả cây Ngải Tượng )
Cây Ngải Tượng – củ bình vôi thường mọc ở các vùng núi phía
Bắc Thanh Hóa , Hòa Bình , Hà Giang , Lạng Sơn ,dẫy Trường Sơn . Đặc biệt ở
vùng núi có nhiệt độ thấp như Sa pa- Lào Cai hay Mẫu Sơn- Lạng Sơn cây Ngải Tượng
vẫn phát triển tốt . Ở phía Tây Nam vùng Thất Sơn cây Ngải Tượng cũng có mọc
nhưng không nhiều như vùng núi miền Trung , miền Bắc .
- Trong dân gian cây Ngải Tượng được gọi
rất nhiều tên : Ngải Tượng , củ Bình vôi , củ Một , củ Mối tròn , củ Tử Nhiên ,
củ Cà Tom … Vì vậy công dụng dùng để chữa bệnh trong đông y cũng rất phong phú
. Trong dân gian cách chữa bệnh bằng củ Bình Vôi chữa trị được rất nhiều bệnh .
Bằng cách thái lát đem phơi khô dùng để sắc nước uống hay ngâm rượu dùng để chữa
hen , ho lao , lỵ , sốt , đau bụng . Ngâm rượu uống thì rất tốt cho những người
kém ngủ được .
- Trong tây y thì trong củ Ngải Tượng có chiết xuất được một
số hóa chất được dùng để điều chế ra một số thuốc chữa bệnh điều hòa tim và bổ
tim nhẹ . Điều hòa hô hấp , ngoài ra có tác dụng an thần , gây buồn ngủ và hạ
huyết áp .
Về mặt huyền thuật cây ngải Tượng
cũng được các Ngải Sư sử dụng rất linh hoạt trong lĩnh vực Ngải thuật do cây Ngải
Tượng sống được nhiều năm ( khác với các củ của cây ngải khác họ gừng , giềng
là chỉ một năm hay nhiều là 2 năm các củ già sẽ thối chết đi , sinh trưởng ra
những củ nonđẻ duy trì giống .) Vì cây Ngải Tượng phát triển và lớn dần theo thời
gian , sống được nhiều năm như vậy nên các ngải Sư cũng luyện những chậu Ngải
Tượng được nhiêu khóa luyện có thể là 21 ngày , 49 ngày hoặc 100 ngày .
- Khi luyện một chậu Ngải Tượng :
( Đàn luyện Ngải cây . )
Qua những khóa luyện
21 ngày , 49 ngày , 100 ngày trước đàn thờ luyện Ngải thì cây Ngải Tượng có thể
sử dụng được trong việc gọi người bỏ nhà đi trở về . Khi muốn gọi một ai đó về
thì các Ngải Sư thường viết họ tên , tuổi của người cần gọi vào một tờ giấy rồi
đem đặt ở dưới đít chậu ngải ( có ảnh của người đó càng tốt ) . Sau đó vào giờ
Dậu hàng ngày Ngải Sư sẽ thắp 1 nén nhang cắm vào chậu ngải Tượng rồi đọc chú
thỉnh Tổ Ngải , chú trục người về . Sau khi đã gọi được người về thì phải lấy tờ
giấy ghi tên , tuổi và ảnh ( nếu có ) của người được gọi về ra khỏi đít chậu ngải
, hủy đi .
-Do cây Ngải Tượng đa phần sống và
phát triển ở vùng núi non sâu , hiểm trở nên có tính linh của Sơn Thần . Càng sống
lâu năm trong núi sâu hiểm trở thì thần tính càng mạnh mẽ và có dáng dấp oai
hùng của Sơn Thần ( vì vậy dáng hình của củ Ngải Tượng cũng đa dạng không giống
nhau , nhiều củ có hình dáng kì dị , cổ quái ) . Trong đêm tối trông rất hung dữ
, vì vậy cây ngải Tượng còn được luyện thành những cây Ngải dùng để trông nhà
giữ của cho gia chủ rất tốt như một số loại ngải Hổ .
-Nếu cây Ngải tượng
được luyện nhiều khóa luyện trong thời gian nhiều năm thì các Ngải Sư có thể
dung chậu Ngải tượng này để gọi các Ông Mãnh ( người chết khi còn quá trẻ ) về
để sai bảo , điều động họ làm một việc gì đó .
-Ngoài ra củ của cây ngải Tượng còn dùng được trong hội Ngải
. Nếu dùng trong hội Ngải thì Ngải Sư phải vào Núi tìm cho được một củ Ngải Tượng
sống lâu năm , càng già càng có công hiệu cao , mang về nhà để dùng . Củ Ngải
Tượng này không phải luyện gì cả , sau khi luyện Ngũ Hành Ngải đủ 100 ngày xong
thì đem kết hợp một số loại Ngải lại để tinh luyện . Tùy theo sự tinh luyện của
Ngải Sư mà sản phẩm Ngải Hội được sử dụng trong lĩnh vực tình cảm yêu đương Nam
Nữ hay chiếm được tình cảm của khách hàng trong lĩnh vực thương mại , buôn bán
làm ăn cũng rất hiệu quả . Ngoài ra trong lĩnh vực ngoại giao , giao tiếp cũng
rất hữu hiệu .
5.NÀNG CHÚA XIÊM - NGẢI NÀNG GÙ
Nàng chúa xiêm là cây có thân là củ , củ như củ hành , dễ
chùm ,Có lẽ thuộc họ Hành . Lá cây chúa xiêm dài nhỏ hình lưỡi mác , có sống lá
lõm xuống ở giữa , cuống lá ngắn . Phát triển , tách cây con cũng giống như cây
hành . Tách nhánh rồi phát triển cây con bên cạnh cây mẹ . Cây chúa xiêm có xuất
xứ từ bên Miên ( Campuchia ) . Cây xanh tốt quanh năm khi được trồng tại vùng
miền có khí hậu nóng ẩm . Tôi được một người bạn sống ở Sa Đéc tặng một chậu
cây chúa xiêm đem ra ngoài Bắc trồng . Trải qua một thời gian trồng , chăm sóc
và theo dõi thấy cây phát triển rất tốt vào mùa xuân , mùa hè và mùa thu còn mùa đông thì cây chậm
phát triển và gần như bị lụi , chắc là do cây sống ở vùng nóng nên gặp khí hậu
ôn đới gió mùa nên cây không phát triển được . Khi mùa xuân về có mưa và thời tiết ấm dần lên thì cây bắt đầu sinh sôi nẩy nở
. Cây chúa xiêm thường ra hoa vào mùa hè ( nếu trồng ở bên Miên hay miền Tây
Nam Bộ thì cây có thể ra hoa tới tháng 8 , tháng 9 ). Hoa của cây chúa xiêm được
mọc lên từ củ theo các kẽ lá mọc ra , nếu tốt thì mỗi kẽ lá sẽ cho một bông hoa
nhưng hoa sẽ mọc lần lượt , bông trước tàn đi thì mấy hôm sau kẽ lá tiếp theo lại
mọc ra một bông hoa mới . Hoa của cây ngải chúa xiêm là loại hoa đơn mỗi một
đài hoa chỉ duy nhất có một bông , một bông hoa chúa xiêm có thời gian nở được 3 ngày thì tàn . Hoa chúa xiêm có mầu trắng tinh kiết , với hình dáng cây chúa
xiêm rất bình thường ít ai lại có thể hình dung ra được rằng những cây chúa
xiêm lại cho ra những bông hoa tuyệt vời như vậy .
(Nàng chúa xiêm)
Về khía cạnh huyền thuật thì cây ngải chúa xiêm có những mặt
mạnh nổi trội so với một số cây ngải khác là chiêu tài , cầu lộc trong kinh doanh
, thu hút khách hàng cho chủ nhân . Trong kinh doanh dịch vụ ở bên Campuchia ,
những cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ ở những vùng sâu , vùng xa cách thành phố thường
thấy người ta trồng những chậu ngải chúa xiêm trước cửa nhà như những chậu cây
cảnh . Hàng ngày dù là chậu ngải đã được luyện qua tay các ngải Sư hay chưa được
luyện thì gia chủ vẫn thắp nhang vào mỗi buổi sang để cầu mong những điêu tốt
lành , may mắn trong công việc kinh doanh, cũng như cầu mong khách hàng tới mua
hàng đông đúc . Ngoài ra trong lĩnh vực tình cảm thì hoa của cây ngải chúa xiêm
thường dùng để ngâm vào dầu thơm ( nước hoa ) luyện thành phép thương giúp cho
những đôi uyên ương hay những cặp vợ chồng hàn gắn những vết rạn nứt tình cảm ,
giúp họ có những niềm vui , hạnh phúc nho nhỏ trong cuộc sống gia đình cũng như
trong công việc hàng ngày .
6.Ngải sậy vùng Thất Sơn
( ảnh 1- cây ngải sậy vàng )
Trong họ Gừng-Nghệ có rất nhiều chi và nhiều loài . Ở Việt
Nam có tới 20 chi , trên 100 loài nằm trong họ Gừng Nghệ . Cây ngải Sậy là một trong số những cây mang họ Gừng Nghệ . Ngải Sậy ở Thất Sơn có 2 loại : Ngải Sậy vàng và ngải Sậy trắng .
( ảnh 2- củ ngải sậy trắng )
( Cây ngải sậy trắng )
Cây ngải Sậy trắng có thân cây dạng củ còn thân cây được tạo
bởi các bẹ cuống lá tạo thành . Lá của cây ngải sậy trắng có hình mác , sống lá
ở giữa , lõm xuống , giống lá cây Gừng , cuống lá ngắn chừng 3cm , lá cây sậy
trắng mọc so le nhau , cây mọc cao độ 0,80 tới 1m . Củ của cây sậy trắng giống
như củ giềng nhưng nhỏ hơn .
( Củ cây sậy vàng )
( Cây sậy vàng )
Cây ngải sậy vàng cũng có thân dạng củ , thân cây được tạo bởi
cuống bẹ của lá . Lá cây có hinh mũi mác nhọn 2 đầu , lá mọc so le và liền với
thân không có cuống lá . Cây ngải sậy vàng mọc cao chừng 1,8m đến 2m , hoa của
cây sậy vàng có dạng hình bắp ngô dài khoảng 10cm , có rất nhiều vẩy quanh đài
hoa như vẩy cá từ đó nở ra những bông hoa có mầu vàng nhạt , đài hoa có cuống
hoa cao chừng 15cm tới 20cm . Thời gian cây sậy vàng ra hoa vào khoảng tháng 6
, tháng 7 .
( Ảnh cây Ngải Sậy ra hoa )
Trong 2 loại ngải sậy thì cây ngải sậy vàng có tác dụng
chữa bệnh tốt hơn , theo cách chữa trong dân gian thì củ của cây sậy vàng được thái
ra đem phơi khô có thể dùng ngâm rượu hay sắc nước để uống trị được các bệnh về
thoái hóa xương khớp , gai khớp ngoài ra còn chữa được bệnh gút hay tiểu đường
. Củ ngải sậy có thể kết hợp với một số củ ngải khác đem giã ra sát dọc theo
xương sống sẽ chữa được bệnh thoái hóa đốt sống hay trà sát vào các khớp chân ,
tay để chữa gai hoăc thoái hóa các khớp chân , tay . Trong tây y các nhà khoa học
đã tìm ra những thành phần hóa chất có trong củ của cây ngải sậy , đã chiết xuất
được các chất từ cây ngải sậy có thể kháng viêm chữa nấm ngoài da rất tốt .
Ngoài ra các nhà khoa học còn hưng cất
được những chất dùng để phòng chống ung thư . Qua kết quả thử nghiệm các nhà khoa học đã tìm được một số chất có chứa
trong tinh dầu của củ ngải sậy , thử nghiệm trên 3 loại ung thư vú , ung thư phổi , ung thư cổ tử cung thì cho thấy
các chất chứa trong tinh dầu của củ ngải sậy có khả năng gây độc với tế bào mạnh
và ưa thế nhất đối với dòng tế bào ung thư phổi NIC-H460 . Do có nhiều công dụng trong chữa bệnh đông y nên cây sậy vàng bị đào lấy củ rất
nhiều , nếu không có sự trồng lại gây giữ giống thi rất có thể tới một lúc nào
đó cây sậy vàng sẽ rất khó kiếm .
Về mặt huyền môn cây ngải sậy vàng được cho là có họ Gừng
Nghệ nên được chia và xem là có họ hàng với ngải Hổ , ngoài củ , hoa thì công dụng
trong huyền môn cũng được cũng được luyện dùng trong một số việc giống các loại
ngải Hổ khác . Cây ngải sậy vàng là một thành phần không thể thiếu được trong
luyện một hỗn hợp gồm nhiều loại ngải lại dùng trong lĩnh vực tình cảm , yêu
thương , trong giao tiếp làm ăn buôn bán cũng như là chiếm được sự cảm mến của
mọi người trong công việc . Sau khi Thầy ngải luyện được 49 ngày kết hợp với 5
loại ngải biểu hiện của ngũ sắc : xanh , đỏ , vàng , trắng và tím . Củ ngải được đào lên
, kết hợp với một số củ ngải khác . Tất cả được đem rửa trà , rượu sạch sẽ
rồi phơi nắng , phơi sương 3 ngày đêm thì giã nhỏ lẫn lộn với nhau rồi đun lên
ta được một hỗn hợp . Sau này khi cần sử dụng thì Thầy chỉ cần trộn hỗn hợp đó
với dầu thơm hay nước hoa để sài trong từng trường hợp cụ thể . Ngoài ra
cây ngải sậy vàng cũng là cây nằm trong hàng Ngũ Hổ xét trên mầu sắc của củ ,
vì củ của cây ngải sậy vàng có mầu vàng tươi như mầu củ Nghệ vậy .
7.CÂY NGẢI HẬU.
( Cây ngải hậu )
Cây ngải Hậu còn có tên là ngải Lục bình hay ngải
cung Hậu . Cây thuộc họ Thủy tiên , có thân ngắn hình củ như củ hành Tây
to , dễ chùm . Cây ngải Hậu mọc nhiều ở một số nước ở Đông Nam Á , ở Việt
Nam người ta thường thấy cây ngải Hậu mọc ở khu vực đông bằng Tây Nam Bộ
. Cây ngải Hậu này Tôi được một vị Sư trụ trì một ngôi chùa trên Núi Tô tặng
tư năm 2010 , đem ra Bắc trồng . Qua thời gian chăm sóc thấy cây cũng phát
triển tốt với điều kiện khí hậu nóng lạnh của miền Bắc , cây phát triển ,
ra hoa và đẻ cây con bình thường . Như vậy cây ngải Hậu có thể trông tốt ở
khí hậu lạnh của miền Bắc .
Cây ngải Hậu có lá vươn cao khoảng 50cm đến 70cm , lá rộng bản có hình
trái tim , cuống lá dài hình máng . Hoa thường mọc ra từ nách lá , tán
hoa có khoảng 10 tới 15 bông hoa trên một nhánh cao vượt trội lên tất cả
các lá , Hao có mầu trắng tinh và nhị vàng nhạt . Hoa nở lần lượt từ bông
to tới hết đài hoa vì vậy mà hoa ngải Hậu rất bền , có thể tồn tại tới 10
ngày mới tàn . sau khi tàn mỗi bông hoa còn để lại một quả tròn nhỏ .
Trong dân gian thì cây ngải Hậu có thể
dùng lá , củ để chữa bệnh . Lá cây thu hoạch rồi đem phơi khô sắc nước uống sẽ
để hạ nhiệt , điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ , giã lá tươi đêm đắp vào mụn nhọt
để hút hết độc tố, tiêu độc …
( ảnh cây ngải Hậu ra hoa)
Về khía cạnh huyền môn thì các Ngải Sư thường dùng ngải
Hậu trong việc cầu tài , tích lộc và duy trì sự vững mạnh và phát triển
khối tài sản có sẵn của gia chủ . Nhằm duy trì , phát triển một cách vững
bền ngày một thịnh vượng cho chủ nhân . vì thế phần lớn những người đã có
nền kinh tế mạnh , giầu có thì mới nên thỉnh ngải Hậu về để trồng như một
chậu cây cảnh . Tất nhiên cũng giống như bất kỳ một cây ngải nào , cây ngải
Hậu đều có những câu chú , bài luyện của riêng loại cây ngải này , có như
vậy mới phát huy được những công năng mạnh nhất của cây ngải hậu .
Còn một điều nữa là không hiểu vì lý do gì mà cây ngải này lại được đặt
tên là ngải Hậu . Có thể là hoa của cây này đẹp và quyến rũ nhưng một nàng
hoàng hậu , cũng có thể do công năng của cây chỉ luôn độ cho những gia đình giầu
có , thể hiện được uy quyền của một hoàng hậu chốn hâu cung và cũng có thể cây
ngải này nổi trội , đẹp về dáng kiểu nên những tiền bối đặt tên cho cây là ngải
Hậu . thật là xứng đáng và phù hợp với cái tên đó "Ngải cung Hậu ".
8. Đại Quả ngải – Cây ngải cầu tài !
( ảnh 1- cây Đại quả ngải)
Cây Đại quả ngải có xuất xứ từ nước ngoài , du
nhập vào Việt Nam thời gian gần đây . Cây Đại quả ngải có hình dáng gần giống
cây Dứa, rễ cây dạng rễ chùm , lá mọc thành hình hoa thị dài khoảng 20cm – 25cm
. Lá cây có mầu xanh thẫm , mền có hình lòng mo thuôn đều , đầu lá nhọn lưỡi
mác không có sống lá . Khi cây tới thời kỳ ra hoa thì chùm lá ở ngọn sẽ ngắn lại
và chuyển dần từ mầu xanh sang mầu vàng rồi mầu đỏ . Từ giữa ngọn mọc lên một
đài hoa cao khoảng 5cm -10cm , từ đài hoa này sẽ nở ra những ống hoa mầu trắng
có nhị vàng nhạt .
Cây Đại quả ngải có cây nàng và cây chàng . Cây nàng có lá to bản hơn và có mầu xanh
thẫm .
(ảnh 2-cây Đại quả ngải nàng )
Cây Đại quả ngải chàng lá có mầu hơi nâu đỏ phía
sau , gần thân cây và lá cũng nhỏ hơn một chút so với lá của cây Đại quả ngải
nàng .
(ảnh 3- cây Đại quả ngải chàng )
Cây Đại quả ngải thường ra hoa vào mùa xuân đúng vào dịp tết
, hoa nở khá lâu kéo dài được gần 1 tháng . Do là cây không có củ nên để bảo tồn
, phát triển những cây con thì cây Đại quả ngải nẩy những mầm cây non ở phần
thân cây chỗ cuối cuống lá . bình thường mỗi một cây sau khi hoa tàn thì nẩy được
từ 1 tới 2 mần cây non cá biệt có gốc cây nẩy được 5 tới 6 cây con . Là cây có
rễ chùm và ít rễ nên có thể trồng cây Đại quả ngải vào chậu sứ mầu trắng nhỏ
cao rất hợp , có thể để nơi
bàn làm việc trong phòng rất đẹp .
Có lẽ cây Đại quả ngải không có chức năng dùng để chữa bệnh
trong dân gian mà chỉ thuần túy là một cây ngải vừa dùng để cầu tài cầu lộc cũng
vừa để bầy làm cây cảnh trong nhà nơi phòng làm việc cũng rất đẹp . Về phần huyền môn thì cây Đại quả ngải là cây cầu tài , cầu lộc vào bậc nhất
nhì . Thường khi luyện cây này các ngải sư hay luyện một đôi gồm một cây nàng
và một cây chàng . Khi luyện Đại quả ngải thì luyện ngoài sân chỗ bàn thờ thiên
, 2 chậu được đặt ở 2 bên phía dưới chân bàn thờ còn Thầy thì ngồi đọc chú luyện
trong bàn thờ Tổ trong nhà . Thời gian luyện kéo dài 21 ngày là xong , khi luyện
được thì có thể để 1 chậu tại bần thờ thần tài và 1 chậu để nơi bàn làm việc hay tủ bàn
hàng trước nhà . Hàng ngày vào mỗi buổi sáng thắp nhang vào mỗi chậu ngải va đọc
chú van vái xin các nàng ngải hộ độ cầu tài , cầu lộc và công việc trôi trẩy
thuận lợi trong ngày . Do cây ít rễ , rễ chùm nên hàng ngày phải phun tưới cho
cây có đủ độ ẩm .
Có một số người thường bị nhầm lẫn cây Đại quả ngải với một loại cây Dứa cảnh .
Lá của cây dứa cảnh này không có mầu xanh thẫm như cây Đại quả ngải , đặc biệt
là hoa thì rất khác nhau . Hoa của cây dứa cảnh thì rất cao có thể cao tới 20cm
– 30cm . loại dứa cảnh này thường được nhập từ Trung Quốc vào dịp cuối năm ,
cũng cho là cây tài lộc nhưng cây đó không phải là cây ngải .
(ảnh 26- cây Dứa cảnh )
9. Ngải nàng Rế - ngải Mẹ bồng con .
( ảnh 1- cây ngải nàng rế )
Cây ngải nàng Rế hay còn được gọi là ngải Mẹ bồng con là một
loại cỏ sống lâu năm có thân rễ hình củ , củ thường to bằng đầu ngón tay . Ngoài
củ chính ra còn có các củ phụ phình ra từ rễ chứa rất nhiều nước để cung cấp nước
nuôi cây khi khô hạn .
( ảnh 2- củ ngải nàng rế )
Cây ngải nàng Rế sẽ nẩy mầm vào mùa xuân . Những thân mầm nẩy
trước sẽ ra được 2 hoặc 3 lá thì dừng lại , từ thì điểm này bắt đầu xuất hiện
những chiếc nụ và cứ mỗi ngày sẽ nở ra nhiều thì 2 bông hoa , thường thì mỗi
ngày sẽ nở 1 bông hoa . Thời gian nở hoa kéo dài khoảng gần 1 tháng .
( ảnh 3- Hoa ngải nàng Rế )
Sau vài ngày nở hoa thì lúc này những chiếc mầm thực sự
của cây nàng Rế mới bắt đầu nhú lên . Lá của cây ngải nàng Rế dài nhất cũng khoảng
25cm – 30cm , mặt lá lõm theo sống lá ở giữa . Cây ngải nàng Rế mọc thành bụi
thấp lan tỏa ở những vùng đất có độ ẩm cao . Lá của cây ngải nàng Rế rất mềm ,
mỏng 2 nép lá hơi xoăn lượn . Mặt trên của lá có mầu xanh đậm , mặt dưới
lá có mầu xanh nhạt , cuống lá rất ngắn không phân định rõ ràng . Hoa của cây nàng
Rế có 2 mầu trắng và tím . Mỗi hoa có 7 cánh hoa , 3 cánh hoa nhỏ dài có mầu trắng
tinh , 2 cánh to phía trên cũng có mầu trắng còn 2 cánh to phía dưới có mầu tím
đậm dần từ ngoài đầu cánh vào tới nhụy hoa . Có một điều đặc biệt thời gian ra
hoa của cây nàng Rế kéo dài từ mùa Xuân tới hết mùa hè tùy thuộc vào thời điểm
bắt đầu cây được trồng .
( Hoa Nàng Rế )
Cây ngải nàng Rế mọc nhiều ở vùng Thất Sơn – Tây Nam Bộ và
bên Campuchia nên cây ngải nàng Rế hay ngải mẹ bồng con được nhân dân trong
vùng dùng để chữa một số bệnh như giã lá , củ để đắp hạ sốt hay tiêu độc , hoặc
giã đắp vào chỗ bị sai khớp hay bong gân chân tay .
Về khía cạnh huyền môm thì cây ngải nàng Rế là một loại ngải rất mạnh trong
lĩnh vực tình cảm , ăn nói giao tiếp . Hoa của cây ngải nàng Rế được dùng ngâm
vào nước hoa để luyện phép thương và giao tiếp . Củ của nàng Rế kết hợp với củ
nàng Thâm sau khi được rửa sạch sẽ với rượu , chè và luyện 21 ngày cũng sẽ được
dùng trong lĩnh vực tình cảm , hàn gắn những đổ vỡ cho những cặp vợ chồng , vợ
chồng bất hòa , chồng có bồ nhí , vợ có người tình .v.v. Có thể kéo 2 vợ chồng
xích lại gần nhau hơn . Ngoài ra còn hóa giải được những bất đồng giữa mẹ chồng
và nàng dâu cũng như xóa tan được những nghi ngờ, đố kị anh em trong gia đình .
Khi kết hợp giữa củ ngải nàng Rế và củ ngải nàng thâm rồi sên vào dầu thơm hay
nước hoa dùng trong buôn bán làm ăn được thuận lợi , suôn sẻ đắt khách .
Có lẽ nếu chỉ sử dụng một loại ngải nàng Rế trong bùa ngải thì hiệu quả không cao
nên các Thầy ngải luôn luôn kết hợp 2 loại nàng Rế và nàng Thâm để luyện , sự kết
hợp giữa 2 loại ngải này rất phổ biến và cũng rất có hiệu quả nhất là về mặt
tình cảm .
Xin theo dõi tiếp CHƯƠNG 16. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét