CHUYỆN XƯA TÍCH CŨ . BÁU VẬT CHÙA MIÊN . TÁC GIẢ - DAI HONG CAT . BÀI 1.
LỜI NGỎ : dienbatn sẽ đăng lại một số bài viết hay của các ACE thế hệ trước từng làm mưa làm gió trên các diễn đàn Huyền thuật. Việc này nhằm ôn lại những kỷ niệm xưa cũ , và cũng thầm nhớ lại và tri ân những đóng góp của họ vào tri thức Huyền thuật của nước nhà. dienbatn chỉ chỉnh sửa một số lỗi chính tả ,còn để nguyên chất giọng vùng miền của họ.Xin chân thành cảm ơn các tác giả.
GIỚI THIỆU : ĐẠI HỒNG CÁT là một người khá hiểu biết về Huyền môn, nhất là về các chuyện về mộ cổ . Trong trang Thegioibuangai.com ( Sau này là Thegioivo hinh.com ) do anh Hùng Sơn chủ xướng khoảng gần 20 năm trước , thì tác giả ĐẠI HỒNG CÁT có nhiều đóng góp quan trọng về những kiến thức Huyền môn . dienbatn ngày xưa cũng có quan hệ thân thiết với tác giả ĐẠI HỒNG CÁT từ đầu những năm 2000. Thấm thoắt đã gần 20 năm. Xin tri ân những đóng góp trong Huyền môn của tác giả ĐẠI HỒNG CÁT.
Từ trái sang : dienbatn - A Xà Lê của dienbatn - Thuận Thiên Ẩn sĩ - Đại Hồng Cát trong 1 chuyến về TỔ ĐÌNH THẤT TỔ LONG AN.
BÁU VẬT CHÙA MIÊN - DAI HONG CAT
Những ngôi chùa Miên thường có rất nhiều báu vật. Ví như Chùa Tháp,
Chùa Vàng, Chùa Bạc…..nổi tiếng vì hàng trăm tượng Phật bằng Vàng, bạc, kim
cương, ngọc bích.v.v… Sự quý giá của các bảo vật đó được ca tụng trong hàng ngàn
trang sách báo, các tour du lịch tham quan mang về cho đất nước sở tại hàng
triệu triệu đô…..Thế nhưng, những ngôi chùa đó chưa bao giờ có được Báu vật phi
thường…..
ĐHC còn nhớ lúc đó đang ở Miền Đông, trong một trang trại
của Đại gia N.K. Trang trại của ông ta hầu như có tất cả, núi non, sông suối,
rừng cây, chim thú quý như Công, Hạc, Trĩ sao, Hổ, Gấu, Hươu nai, Kỳ đà, Cá
sấu….Ông ta còn xây cả một trạm thủy điện riêng để tự cung cấp điện cho trang
trại. “Oách” như vậy chưa đủ, đại gia N.K còn xuống tận Miền Tây “rinh” nguyên
một căn nhà cổ 3 gian cực to hàng trăm năm tuổi về “trồng” tại trang trại để
lâu lâu tổ chức cúng giỗ ông bà cho thật trang trọng. Từ khi đại phát tài, đại
gia N.K càng tin tưởng vào địa lý phong thủy, ông ta cùng ĐHC xuống Miền Tây
cải táng các ngôi mộ của ông bà tổ tiên trong dòng họ, thu thập tất cả mang về
trang trại, cho xây một khu lăng thật to, thật hoành tráng để “có ông bà bên
cạnh phù hộ con cháu làm ăn phát đạt đời đời”. Đại gia N.K không ngần ngại chi
hàng tỉ đồng để làm việc này và sau hơn một năm công việc đã gần như hoàn tất.
Hôm đó ĐHC đang ở trong ngôi nhà cổ 3 gian với những hoa
văn được điêu khắc cực kỳ công phu sắc sảo, thiếp bằng vàng thật nên lâu ngày
vẫn còn rực rỡ. Ngồi trên bộ “tràng kỷ” xưa còn hơn trái đất, ung dung uống ly
nước dừa quê hương mát rượi thì Mã Trường Lạc ở đâu lù lù xuất hiện…
Mã Trường Lạc có cái tên cúng cơm rất đẹp nhưng giới “đào
mồ cuốc mả” chỉ gọi y đơn giản là Lạc “mả”. Y dáng người thấp lùn, cái bụng
tròn vo, tướng đi lặc lè. Điểm đại quý của y là cái đầu to, trên đó gắn cái mũi
y như mũi kỳ lân, mắt rất sâu, hai hàng lông mày mọc rất dài, rất đậm. Lạc “mả”
khá có tiếng trong giới buôn đồ cổ, nổi tiếng liều lĩnh, sẵn sàng đào trộm
những ngôi mộ cổ nếu biết trong đó có đồ quý. Thành tích cộm nhất của y là dám
vào một bảo tàng nổi tiếng cắt phăng cái đầu của một pho tượng quí để mang đi
bán cho một thương gia người Thái. Y từng lên tận Sơn La, Lai Châu… qua tận
Lào, Miên để tìm trống đồng cổ…. Có nhiều tiền, lại có cái tài ăn nói siêu
hạng, y lấy được một cô hoa khôi người Tuyên Quang da trắng, chân dài, cao hơn
y cả cái đầu. Sau này vì có xích mích gì đó với giang hồ đất Bắc nên y vọt vào
Sài Gòn lấy thêm một cô vợ vừa trẻ, vừa đẹp, vừa nổi tiếng theo đúng típ “ăn 5
sao, ở 5 sao, lấy vợ siêu sao”. Được một thời gian thì tiền bạc hết nhẵn, lại
đẻ thêm một đống nợ. Lạc “mả” đánh liều “khua môi múa mỏ” với đại ca T.B để
người này đưa tiền cho y xuống đất An Giang tìm “cái cục nho nhỏ nhưng bán được
hàng mấy triệu đô”.
Đại ca T.B là dân quận tư, giám đốc cả mấy công ty chuyên
về xây dựng và san lấp mặt bằng, có xe ben, xe cuốc đủ cả. Nhưng nghề chính của
ông ta là cho vay nặng lãi và đòi nợ mướn…Có trong tay những hợp đồng xây dựng
và san lấp cỡ lớn, đại ca T.B mượn ngân hàng được tiền tỉ tỉ. Ông ta dùng tiền
đó cho vay nóng và giúp giải ngân cho những công ty đang nợ để lấy hoa hồng.
Tiền đẻ ra tiền, chẳng mấy chốc đại ca T.B trở thành đại gia T.B. Nhưng ông ta
rất khôn ngoan, không bao giờ kinh doanh vũ trường và cờ bạc, mảnh đất độc quyền
của “anh Năm”. Bất hợp pháp trong cái vỏ bọc vô cùng hợp pháp nên đại ca T.B
ngày càng trở nên giàu có, đàn em theo về đông như kiến.
Đi lên đi xuống đất An Giang suốt mấy năm, tiêu hết “mấy
cân thóc” của đại ca T.B mà chỉ mang về được mấy cục sắt gỉ, Lạc “mả” cảm thấy
sắp bị chui xuống mả nên lo sốt vó…..
Lạc “mả” không đi một mình mà
y dẫn theo một người, người này còn khá trẻ nhưng hình dung tiều tụy mà thần
sắc lại rất u ám. Sau vài câu xã giao thông thường, Lạc “mả” đi ngay vào chuyện
chính “nói thật với bác, nhà em xuống An Giang để tìm đồng đen cho đại ca T.B,
nhưng chỉ toàn gặp quân lừa đảo với đồng đen giả” – “sao nghe đồn chú tìm được
một pho tượng nữ thần đẹp lắm” – Lạc “mả” lật đật nói tiếp “chuyện này thật
không dám giấu, tìm mãi không được đồng đen, em gặp một bọn ở Tri Tôn nói là
trong lúc đào ao thấy một pho tượng đẹp lắm nên nghĩ là nếu mang pho tượng này
về bán thì cũng gỡ gạc được chút đỉnh, có tiền trả cho đại ca T.B” – y ngừng
lại, uống một hớp nước, thở phì phò rồi nói tiếp “bọn chúng dẫn em đến nơi,
thấy pho tượng còn ngập dưới sình liền kêu một thằng nhảy xuống lấy búa đục một
miếng ở bệ của pho tượng mang lên xem thì thấy đúng là mảnh gạch của Phù Nam,
liền đưa cho tụi nó 2 cây vàng, móc pho tượng lên. Pho tượng dính sình đen thui,
lật đật cho vào bao bố chở đi ngay vì sợ công an xã đến làm khó dễ. Không dè về
đến khách sạn, mang ra rửa thì thấy chỉ có cái bệ là tụi nó lấy gạch Phù Nam
dán lại, còn pho tượng thì bằng đất nung mới làm. Em tức quá đập bể pho tượng
luôn…” ĐHC cười thầm “gian hùng như Lạc “mả” mà còn có lúc bị lừa, đúng là y bị
con ma đồng đen nó ám nên mới thành ra như vậy”.
Lạc “mả” nói tiếp: “trong lúc đi lang thang ở Chợ Mới, vô
tình gặp được người này, nói chuyện với anh ta thấy câu chuyện cũng có vẻ rất
thật nên dẫn về đây xem nhà bác có giúp gì được không”. Xem ra Lạc “mả” cùng
đường nên tìm cách lôi ĐHC vào, nếu may thì tìm được đồng đen cho y, còn không
thì cũng có cái để nói với đại ca T.B hòng thoát nạn. Người mà Lạc “mả” dẫn tới
không phải người Việt mà là một nhà sư người Cao Miên, anh ta khoảng 23 – 24
tuổi, gốc là người Việt nên nói được tiếng Việt lõm bõm. Theo như lời kể thì
vào khoảng năm 79, khi bộ đội Việt Nam tiến qua giải phóng Campuchia thoát khỏi
bọn diệt chủng PônPốt thì có một số người đi theo sau, thừa khi nước đục thả
câu …..Ngôi chùa của anh ta lúc đó chỉ còn có mỗi sư trụ trì cũng đã già lắm
rồi. Chùa chỉ là một ngôi chùa nhỏ nên chẳng có cái gì quý cả, chỉ có một pho
tượng Phật nhỏ bằng vàng. Sư trụ trì cất giữ rất kỹ nhưng không hiểu vì sao bọn
người kia biết được, chúng tìm được pho tượng, bắn chết sư trụ trì, mang pho
tượng chạy đi trước khi dân làng và bộ đội Việt nam kịp đến. Pho tượng được mua
đi bán lại,…. cuối cùng lọt vào tay bà Chín V, một bà trùm buôn bán vàng ở Châu
Đốc. Bà Chín V là người Việt gốc Miên, là một phật tử rất sùng đạo, bà hay qua
lại bên Miên nên thấy pho tượng thì nhận ra đây chính là pho tượng bị cướp ở
ngôi chùa nhỏ, liền mang qua Miên, cúng dường trả lại cho chùa. Các sư ở chùa
nhận lại được pho tượng thì mừng lắm. Sau bao nhiêu năm lưu lạc pho tượng linh
thiêng lại trở về nơi đất Phật. Đúng là có Phật Tổ phù hộ. Nào ngờ Hia (Sư
huynh) xem kỹ lại thì nói pho tượng tuy là đúng nhưng cái ruột bên trong đã bị
mất rồi. Hia không chịu nói đó là cái gì, mà nói cần phải qua Việt Nam để
tìm lại vật đó. Hia không biết nói tiếng Việt nên dẫn anh ta theo. Hai nguời
nhờ một “Pi-âm”(cảnh sát Miên) dẫn đường qua Việt Nam. Sau đó lên Châu Đốc tìm bà
Chín V nhưng bà ta đã đi Trung Quốc, phải mấy tháng nữa mới về. Hia (Sư huynh)
nói anh ta tạm ở lại nhà bà Chín V, Hia đi khoảng vài ngày sẽ về, anh ta chờ
mãi, chờ mãi….cả mấy tháng trời mà Hia cũng không về. Anh ta quyết định ra đi
tìm Hia (Sư huynh), lang thang khắp nơi, hết vùng Châu Đốc,Tịnh Biên, Tri Tôn,
Bảy núi….rồi tới Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Bác Đai,…. qua tận Hồng Ngự, Sa
Đéc .v.v….cả hơn hai năm nay mà cũng chẳng tìm thấy Hia đâu, muốn trình báo
công an Việt Nam thì lại sợ không ai tin, sẽ bị trục xuất về nước vì lúc qua
hai người đi theo đường của những người đi buôn nên chẳng có giấy tờ gì. Lạc
“mả” nói “nhà sư này kể rằng Hia của anh ta võ nghệ, pháp thuật rất cao, tại
sao lại biến mất như vậy mà không nhắn nhủ gì lại ? Anh ta nhớ lúc còn nhỏ,
thấy pho tượng có oai lực phi thường, những người bị trúng phải tà ma, bùa ngải
mê man gì thì chỉ cần đến gần pho tượng là hết liền. Pho tượng để trong chùa
thì không bao giờ có ma quỷ, âm hồn, chuột bọ, rắn rít dám bén mảng tới. Nhiều
tay tà sư bùa ngải cao thâm thấy pho tượng thì rất sợ hãi, cao bay xa chạy.
Lạc “mả” nghi ngờ cái “cục nhưn” của pho tượng chính là
đồng đen nên mới dẫn nhà sư theo. Y nói “Theo nhà em biết thì đồng đen khắc tà
rất mạnh nên người xưa mới cho vào bên trong ruột tượng Phật, người nào bị
trúng phải tà khí, bùa ngải, ma nhập v.v…chỉ cần đứng cạnh là hết liền chứ chưa
cần phải cúng kiếng gì cả - đồng đen cứng vô cùng, lửa đến gần nó thì dạt ra,
dùng búa tạ đập nó cũng không để lại dấu vết, nó chỉ to bằng đầu ngón tay cái
nhưng nặng đến hàng mấy ký lô. Người xưa cho vào trong ruột tượng, pho tượng
nhiều khi lại sơn đen nên nhiều người không biết nói là tượng đồng đen chứ thực
ra chỉ có viên đồng đen nhỏ bên trong ruột thôi, nó cứng phi thường như vậy nên
không thể khắc, đúc gì được”. Lạc “mả” kết luận nếu câu chuyện của nhà sư là
thật thì có thể truy theo tung tích những kẻ cướp tượng ngày xưa biết đâu có
thể tìm ra nó.ĐHC không mặn mà gì cái
chuyện đi tìm đồng đen ở An Giang của Lạc “mả”, chuyện này thật quá nguy hiểm.
Vùng đất này rất nhiều pháp sư bùa ngải người Việt hoặc người Miên thuộc hàng
cao thủ, lỡ gây thù chuốc oán với họ thì kể như tàn đời. Còn giáo phái Hòa Hảo
có những vùng thuộc lãnh địa riêng của họ, người ngoài bất khả xâm phạm…. Các
băng buôn lậu hàng hóa, vàng, vũ khí, ma túy đang hoành hành ở An Giang. Do đó
công an hình sự và bộ đội biên phòng cũng càn quét rất rát, đi xuống vào thời
điểm này e rằng “ An Giang đi dễ khó về”.
Tuy nhiên một sự việc bất ngờ ngoài ý muốn đã làm thay đổi
mọi sự. Thấy nhà sư người Miên thần sắc rất u ám nên ĐHC khuyên anh ở đây nghỉ
ngơi một thời gian. Dẫn anh ta đi xem trang trại, anh tỏ ra rất thích thú nhưng
không nói gì nhiều. Được khoảng ba ngày thì chiều hôm đó, sau khi tắm xong, nhà
sư lên tấm phản nằm rồi anh ta không bao giờ tỉnh dậy nữa. Cái chết đột tử của
nhà sư người Miên đúng là một tai họa, anh ta chẳng có giấy tờ gì trong người,
chỉ biết anh ta tên là Chau-Bona-Rutsa ….Ngôi chùa anh ta ở thuộc tỉnh Tà-keo.
Đồ đạc của anh để lại cũng chỉ mấy bộ đồ cũ, bình bát và một cái xà-rông... May
mà Đại gia N.K “tiền nhiều như nước trong nguồn chảy ra” lo liệu nên sau hơn
một tháng mọi việc cũng êm xuôi, tạm thời chôn nhà sư trong trang trại, bao giờ
tìm được ngôi chùa sẽ cải táng sau.
Cái chết kỳ bí của nhà sư người Miên cần phải để tâm suy
nghĩ, lúc chết miệng anh ta hơi rỉ nước đen, lòng bàn tay, bàn chân có ánh xanh
xanh…..Khi ĐHC nói với Lạc “mả” rằng nhà sư bị trúng phải ngải độc mà chết thì
thấy Lạc “mả” “mặt xanh nhớt như tàu lá chuối”, rõ ràng y có chuyện còn giấu,
quan hệ của y và nhà sư không hẳn giản đơn như vậy. Nhưng nhà sư chết rồi, anh
ta không thể nói ra được nữa. Bị trúng ngải độc thường là phải chết liền, nhà
sư này còn sống được thêm cả năm mười ngày nữa chứng tỏ kẻ ra tay pháp thuật
phải rất cao cường, đã đạt đến trình độ muốn người ta chết lúc nào là chết lúc
đó. Phen này Lạc “mả” cõng rắn về nhà, không đi với y về An Giang thì cũng
không được.
Chiều hôm đó, sau khi uống tuần rượu tạm biệt Đại gia N.K,
ĐHC và Lạc “mả” lên đường. Đại gia N.K rất nhiệt tình, cho tài xế lấy “con”
Camry đời mới đưa ĐHC và Lạc “mả” xuống An Giang. Trên đường đi, xe ghé ngang
qua Sài Gòn hoa lệ, đường phố thật đông đúc và náo nhiệt, đến nhà hàng Bát Đạt
tại Chợ Lớn vào khoảng 8h tối, ăn món “Súp bát bửu” để phục hồi khí lực. Từ khi
nghe lý do cái chết của nhà sư, thần sắc Lạc “mả” xem ra “xuống màu” trông
thấy. Y đi đứng nói năng không còn tự tin như trước, hai con mắt lúc nào cũng
dáo dác, ngó trước ngó sau. Ngồi ăn tối mà Lạc “mả” cứ suy nghĩ đâu đâu, không
còn họat bát như trước.
Đến bắc Vàm Cống thì đã hơn 2h sáng. Trên chuyến phà chỉ
có xe của ĐHC và một vài người buôn gánh bán bưng nữa. Đêm trên dòng sông Hậu
thật thanh bình, phẳng lặng. Làn gió thổi nhẹ nhàng, mát rượi, sóng nước lăn
tăn như gợi nhớ về những ngày quá khứ……
Ở thế kỷ trước, An Giang có
một nhân vật rất nổi tiếng ở vùng núi Cấm, đó là ông “Bảy Hổ”. Bảy Hổ là một
pháp sư nổi tiếng “dao chém không đứt, đạn bắn không thủng, đi nhanh như chớp
giật”. Lúc nhỏ anh ta chỉ là một thanh niên bình thường, nhưng rất đam mê võ
thuật. Anh Bảy qua bên Miên tầm sư học đạo, sau vài năm đã trở thành cao thủ.
Võ Miên nhìn chung cũng như tất cả các môn võ thuật khác, có đòn tay, đòn chân,
đòn công, đòn thủ……Nhưng cái đặc biệt của võ Miên là cú đá bằng ống quyển. Dùng
ống quyển có thể đá tan bia vỡ đá, gãy bứt ngang thân cây chuối lớn. Cao thủ võ
Miên đá gãy xương sườn đối thủ là chuyện bình thường. Nếu dùng tay mà đỡ cú đá
“ống quyển” thì gãy tay như bỡn. Học võ Miên xong, anh Bảy còn qua Thái lan học
thêm võ Thái. Võ Thái Lan tương tự võ Miên nhưng chú trọng đánh cận chiến và cú
đá đầu gối. Cú lên gối mạnh đến mức có thể làm chết cả một con trâu. Cao thủ võ
Thái khi đánh thường “nhập nội”, dùng tay khóa đòn đối thủ, sau đó lên gối,
chấn vào chớn thủy làm đối thủ vỡ tim,ná thở. Còn nếu bạt ngang vào be sườn sẽ
làm giập gan, vỡ lách, gãy xương sườn. Lên gối trúng hạ bộ thì đối phương chết
là cái chắc. Học xong võ Thái, anh Bảy còn qua Miến Điện,….tuy gần Miên, Thái
nhưng võ Miến Điện lại khác hẳn, nhiều chỗ dị biệt hơn nhiều. Võ Miến chú trọng
dùng đòn tay, cạnh bàn tay, mũi bàn tay. Có thể dùng mũi bàn tay đâm thủng thân
cây cây chuối lớn. Lúc đánh thì xòe bàn tay như cánh quạt vậy. Lối đánh của võ
Miến Điện rất nhẹ nhàng, không ào ạt, bão táp nhưng độc hiểm vô cùng.
Sau khi gồm thâu tuyệt học, anh Bảy trở về đất Việt. Những
tưởng sau bao nhiêu năm luyện tập sẽ trở thành cao thủ vô địch, nào ngờ trúng
phải độc thủ của một pháp sư, biến thành dở điên dở dại….chỉ còn chờ chết. May
được thầy Kheng-sivan thương tình cứu chữa mới sống lại. Anh Bảy theo thầy
Kheng-sivan học nghề thuốc chữa bệnh, bùa chú, phép thuật hơn chín năm thì
thành tài. Trong lúc học, cô con gái của thầy Kheng thấy anh Bảy đẹp trai, chịu
thương chịu khó thì thầm thương trộm nhớ…..
Vùng Bảy núi lúc bấy giờ còn hoang sơ lắm, các cao nhân về
đó quy ẩn rất nhiều. Bỏ biết bao nhiêu năm tầm sư học nghệ như vậy mà xem ra
anh Bảy cũng còn quá nhiều đối thủ. Đúng là núi cao thì có núi cao hơn. Tham
vọng của anh Bảy là phải vô địch thiên hạ….miễn là bằng bất cứ giá nào. Cuối
cùng anh nghĩ phải luyện bằng được bùa “Thiên Linh, Thiên Nhãn” thì mới mong
đánh bại được tất cả cao thủ trong thiên hạ. Bùa “Thiên Linh, Thiên Nhãn” chính
là tầm tối cao của Thiên Linh Cái. Một thứ bùa cực độc, cực ác, vì thế thầy
Kheng-sivan đâu chịu dạy cho đệ tử. Anh Bảy đành phải giở đến chiêu mà thiên hạ
thường vẫn làm nhưng vô cùng đắc dụng….đó là cô con gái rượu của thầy Kheng….
Sau khi chôm được y bát, anh Bảy trốn về núi Côtô …Cách
luyện “Thiên Linh, Thiên Nhãn” vô cùng tàn độc. Phải dùng hai cái bào thai một
nam một nữ đúng 79 ngày tuổi – lúc đó bào thai vừa tượng hình giới tính – mà
phải lấy bằng cách mổ bụng người đàn bà khi họ còn sống thì cái uất khí của họ
mới nhập vào bào thai làm cho bào thai trở nên tàn độc vô cùng. Sau đó phải
luyện trong bảy năm, mỗi năm dùng máu của đồng nam, đồng nữ tắm cho nó để nó có
thêm “linh khí”. Đến năm thứ bảy thì hai cái bào thai khô quắt lại, nhỏ chỉ
bằng hai lóng tay, luôn ở trong tư thế ôm nhau. Lúc đó phải làm lễ cưới cho nó
thì nó mới chịu theo phò. Anh Bảy luyện thêm một sợi Càtha bằng vàng nặng đúng
10 lượng 9 phân để đeo cặp bùa “Thiên Linh, Thiên Nhãn” ở ngực. Có cặp bùa này
thì đao thương bất nhập, đạn bắn không thủng, ra tay nhanh như chớp giật không
ai có thể đỡ nổi. “Thiên Linh, Thiên Nhãn” còn có thể báo trước được mọi tai
họa, tiêu diệt hết các lọai phù chú, bùa ngải khác. Sau khi luyện thành công
“Thiên Linh, Thiên Nhãn”, việc đầu tiên của anh Bảy là tìm đến thầy Kheng-sivan
và ra tay giết hại, độc chiếm vùng núi Cấm.
Anh Bảy trở thành Bảy Hổ từ đó, là con hổ dữ của vùng Bảy
núi. Cặp “Thiên Linh, Thiên Nhãn” ám linh hồn của Bảy Hổ, làm cho y càng ngày
càng trở nên hung dữ tàn bạo hơn bao giờ hết. Trở thành một tên trùm cướp hùng
cứ ở vùng núi Cấm. Nhà nào giàu có, ghe chài nào đi qua đều phải nộp lệ phí cho
Ông Bảy Hổ. Thấy con gái nào đẹp, vừa mắt là Bảy Hổ bắt về cưỡng hiếp. Cái lối
bắt gái của Bảy Hổ rất độc, y chỉ cần cho người xuống nhà cô gái mà y chấm, nói
với cha mẹ hoặc chồng cô ta một tiếng thì tối hôm đó gia đình phải mang cô gái
đến nộp, trái ý là Bảy Hổ giết sạch không tha. Nhiều cao tăng, pháp sư muốn trừ
diệt Bảy Hổ, nhưng chưa đến nơi thì y đã biết rồi. Bảy Hổ giết họ rồi chặt đầu,
đóng cọc để trong hang đá tu luyện bùa phép. Không còn ai có thể là đối thủ của
Bảy Hổ được nữa.
Từ trái sang : dienbatn - A Xà Lê của dienbatn - Thuận Thiên Ẩn sĩ - Đại Hồng Cát trong 1 chuyến về TỔ ĐÌNH THẤT TỔ LONG AN.
Lúc bấy giờ đã bước sang thời người Mỹ đổ bộ vào Miền Nam,
lúc đó Thiếu tá “Nam” là tư lệnh lực Lượng QĐVNCH cả một vùng Tri Tôn, Tịnh
Biên, Chợ Mới…..Nghe rất nhiều chuyện về Tướng cướp Bảy Hổ, Thiếu tá “Nam” muốn
dùng sức mạnh vũ khí của người Mỹ để tiêu diệt Bảy Hổ. Cuối cùng thì Bảy Hổ
cũng lọt vào ổ phục kích. Lính VNCH đầu đội mũ sắt, mình mặc áo giáp, tay cầm
súng Cacbin hỏa lực kinh người. Hàng trăm lọat đạn chĩa vào người Bảy Hổ bắn mà
chẳng ăn thua gì. Bảy Hổ phóng băng băng như chỗ không người, giết lính của
Thiếu tá “Nam”
như ngả rạ…. Lính VNCH cuối cùng phải rút lui trong thảm bại.
Quân du kích của MTDTGPMNVN lúc bấy giờ họat động rất
mạnh, nên Thiếu tá “Nam” tạm dẹp ý định tiêu diệt Bảy Hổ, mà quay ra đối phó
với VC. Bỗng một hôm đang ngồi trong tư dinh thì cánh cửa mở toang, Bảy Hổ từ
ngoài đi vào, uy phong lừng lững……
Bảy Hổ bước vào, nhìn Thiếu
tá “Nam” cười gằn gặn, y nói
“Vĩnh Nam,
hôm nay tao cho mày biết thế nào là sức mạnh của Bảy Hổ”. Nói xong, Bảy Hổ móc
trong người ra một quả lựu đạn mini, đi ra ngoài sân “ nếu mày có bản lãnh thì
cưa đôi với tao trái lựu đạn này”. Thiếu tá “Nam” như chết đứng, còn binh lính
cũng bao vây xung quanh, súng đạn sẵn sàng nhưng ruột thì run như cầy sấy. Bảy
Hổ giật chốt trái lựu đạn, đám lính hoảng vía nằm rạp hết xuống. Một tiếng nổ
đinh tai nhức óc, qua cơn khói bụi mù mịt, mọi người thấy Bảy Hổ vẫn đứng sừng
sững, cười ha hả…. Sau chuyện này, danh tiếng của Bảy Hổ trở nên như huyền
thọai, đâu đâu cũng khiếp sợ và thán phục. Còn Thiếu tá “Nam” thì nhục
nhã ê chề. Nhưng ông ta cũng chưa chịu thua, âm thầm vạch kế họach để đối phó
với Bảy Hổ.
Sau bao cuộc tìm kiếm, cuối cùng Thiếu tá “Nam” cũng mời
được một Đạo sĩ tu mấy chục năm trên núi Thất sơn xuống để trừ Bảy Hổ. Đạo sĩ
là người Hán, vì bất đồng với nhà Thanh nên mới bỏ qua Việt Nam. Ông ta tu theo
phái Côn Luân, lúc nhỏ luyện “Đồng tử công” nên thân thể cứng như sắt thép, đao
thương bất nhập. Lại có thể tùy ý “xúc cốt” thu nhỏ người lại theo ý muốn. Sau
này đạo sĩ luyện thành “Tiên thiên hỗn nguyên khí công” nên có thể ngưng tụ hơi
thở, tạo thành sức mạnh phá tan tường đồng vách sắt….Đạo sĩ đồng ý xuất sơn
tiêu diệt Bảy Hổ để trừ hại cho dân lành. Cuộc chiến của hai người đúng là trời
long đất lở, cát bay đá chạy, suốt từ buổi sáng đến đêm khuya cũng chưa dứt.
Sáng hôm sau trời quang mây tạnh, Thiếu tá “Nam” cho người lên núi thì thấy xác
đạo sĩ mềm như bột nhão, cái đầu thì đã bị Bảy Hổ cắt mang đi rồi. Sau chuyện
này, Thiếu tá “Nam”
không bao giờ còn có ý tiêu diệt Bảy Hổ nữa mà để mặc y tung hoành ngang dọc.
Không việc gì mà Bảy Hổ không dám làm, không tội ác nào Bảy Hổ không dám nhúng.
Một hôm khi đang ngồi bên bàn làm việc, bỗng có tên lính
vào đưa cho Thiếu tá “Nam”
một cái bọc nhỏ. Tên lính nói “có một nhà sư gửi cái này cho thiếu tá”. Thiếu
tá “Nam”
mở ra xem thì thấy đó là một pho tượng la-hán nhỏ, bằng đất nung bán đầy ngoài
chợ. Tên lính nói tiếp “nhà sư đó nói là pho tượng này có thể giết được Bảy
Hổ”. Nhìn pho tượng, Thiếu tá “Nam” bất giác bật cười ha hả - Súng đạn Huê kỳ
hùng mạnh như vậy, tài nghệ Đạo sĩ phi thường như vậy mà còn không giết được
Bảy Hổ, huống hồ là cái pho tượng tầm thường này - Thiếu tá “Nam” tiện tay để
luôn pho tượng bên bàn làm việc, mọi việc rồi cũng quên bẵng đi, không ai còn
nhắc đến nữa.
Bảy Hổ sau cuộc đại chiến với đạo sĩ phái Côn Luân, mặc dù
chiến thắng nhưng cũng bị thương trầm trọng. Bị đạo sĩ đánh mù hết một mắt, Bảy
Hổ trở thành Hổ chột càng trở nên ác độc vô cùng. Dưỡng thương phải hơn nửa năm
mới lành, Bảy Hổ nghĩ không phải ngẫu nhiên mà đạo sĩ tới tìm mình, cuối cùng y
cũng biết là do Thiếu tá “Nam”
mời tới thì vô cùng căm tức. Y nghĩ nếu giết thiếu tá “Nam” thì cũng không hả
được mối thù mà như vậy thì dễ cho ông ta quá nên Bảy Hổ rình rập chờ cơ hội để
ra tay một cách tàn độc nhất.
Cái ngày ấy rồi cũng đến,đó là cái ngày mà con gái Thiếu
tá “Nam”trên
Sài Gòn xuống thăm cha….
Tuy rất bận nhưng thiếu tá
“Nam”
cũng dành cả một buổi tối để hai cha con có dịp ngồi tâm sự. Đang nói chuyện
thì Bảy Hổ lù lù xuất hiện, hiển nhiên đám lính bảo vệ đã bị đập chết hết rồi.
Là một quân nhân nên Thiếu tá “Nam” lúc nào cũng mang theo súng, ông móc khẩu
Rulô bắn liền 5 phát, đạn trúng vào người Bảy Hổ chẳng ăn thua gì, y chỉ cần
gạt nhẹ một cái là Thiếu tá “Nam” văng tuốt ra xa, đầu đập vào tường choáng
váng. Bảy Hổ chụp lấy cô con gái của Thiếu tá “Nam”, xé toạc quần áo. Y muốn hãm
hiếp và giết chết cô gái trước mặt thiếu tá để ông ta đau khổ tột cùng. Bất lực
trước cảnh tượng đó, Thiếu tá “Nam” ráng sức đưa khẩu Rulô bắn phát đạn cuối
cùng, viên đạn trúng vào người Bảy Hổ, bật văng vào vách tường rồi lại dội ra
trúng luôn vào pho tượng La-hán để trên bàn, đổi hướng bay xuyên luôn vào con
mắt chột của Bảy Hổ, chui tuốt vào trong đầu.
Bảy Hổ ráng phóng được về núi Cấm, trao lại tấm bùa “Thiên
Linh, Thiên Nhãn” cho một trong mấy người vợ của y rồi mới chịu chết. Người đàn
bà này sau đó trốn qua Miên……
ĐHC ngồi trong một cái am nhỏ
trên núi Thất sơn, hỏi Thạch Holk “Ông thấy Mười Hổ so với Bảy Hổ thì như thế
nào?” - Thạch Holk nói “Mười Hổ có năm điều hơn Bảy Hổ”- “Ông có thể nói cho
tôi nghe được không” - “Ông nghe rồi thì nhớ là phải quên đi, có như vậy may ra
ông mới dám đứng trước Mười Hổ”
-Thứ nhất : cặp “Thiên Linh, Thiên Nhãn” bây giờ mạnh hơn
lúc trước nhiều vì nó được tắm thêm máu của Bảy Hổ.
-Thứ hai : Bảy Hổ là tên thất học, ngu dốt – còn Mười Hổ
tốt nghiệp đại học, có bằng bác sĩ do Pháp cấp đàng hoàng. Y nói được 4 thứ
tiếng Anh, Pháp,Việt, Miên . Tầm suy nghĩ sâu xa hơn Bảy Hổ nhiều.
-Thứ ba : Bảy Hổ chỉ là tên cướp núi bị chính quyền truy
nã. Còn Mười Hổ nay là Giám đốc Công ty XNK nông thủy hải sản, lúa gạo. Giữ
chức Chủ tịch hội đồng quản trị, mặc áo Veston, xách cặp táp, đi xe Mercedes,
lên xuống Sài Gòn hội họp, ra nước ngoài như đi chợ. Nhiều khi còn lên tivi báo
cáo điển hình nữa.
-Thứ tư : Bảy Hổ là kẻ Đại ác, mở miệng ra là nói chuyện
tàn ác như giết, cướp, hãm hiếp nên mọi người biết mà tránh xa – Còn Mười Hổ
thì ngược lại, mở miệng toàn nói chuyện nhân nghĩa đạo đức. Sau lưng thì giết
người nhưng trước mặt thì toàn làm chuyện từ thiện. Thâm chí còn được chính
quyền tặng bằng khen nên nhiều người tìm đến kết thân với y.
-Thứ năm : Bảy Hổ kiêu căng, ngạo nghễ đi đâu cũng chỉ
hành sự một mình nên rất bất lợi – Còn Mười Hổ đàn em rất nhiều, ngoài cả trăm
nhân viên trong công ty, Mười Hổ còn có nhiều đệ tử giang hồ sẵn sàng vì y liều
chết.
ĐHC hỏi “Mười Hổ có phải là con của Bảy Hổ không ?” –
Thạch Holk cười nói “việc này chỉ có mẹ của y mới biết được chính xác. Nhưng
Mười Hổ giống Bảy Hổ ở sự tàn bạo, độc ác, hơn Bảy Hổ ở chỗ nham hiểm, thâm
độc, vì thế nhân gian mới có câu “Mười Hổ độc hơn rắn hổ” là như vậy.
Trời bắt đầu chuyển về chiều, những đàn két về tổ bắt đầu
kêu vang rừng núi. ĐHC nhìn ra xa xa, một cảnh trời mây sông núi thật là tuyệt
đẹp. Ôi chao, ước gì rũ bỏ hết mọi bụi trần, được bình yên mà tu tâm trên núi
như ông Thạch Holk này…..
Đêm xuống thật nhanh, Thạch Holk nấu một nồi cơm gạo trắng
mời ĐHC. Ông ta quanh năm suốt tháng ăn cơm với muối, hôm nay đặc biệt có khách
nên nấu thêm một tô canh đậu hủ trần. Bữa cơm đạm bạc nhưng thật ngon miệng,
ĐHC hỏi “những đệ tử của Mười Hổ thì như thế nào ?” Thạch Holk nói “Có 4 người
là quan trọng nhất” - Đó là “Lâm Dơi, Sơn Cẩu, Huyền Hòm”, ba người này khét
tiếng ở Long Xuyên và Châu Đốc. – “thế còn người thứ tư ?” – “người này không ở
đây, bà ta ở bên Miên” – “đó là một người đàn bà ?” – “đúng, là kẻ ghê gớm nhất
trong số những đệ tử của Mười Hổ ”.
“Lâm Dơi thì như thế nào ?” – “ Y tên thật là Lưu Đại Lâm,
trùm vùng Châu Đốc, ngày ngày chỉ ngồi thâu tiền bến bãi, tiền nhang đèn cúng
kiếng cũng đủ có bạc tỷ,…..Sở dĩ y có biệt hiệu là Lâm Dơi vì trên ngực có xăm
hình một con dơi cực lớn đang hút máu. Lâm Dơi không biết chữ nhưng bù lại liều
lĩnh và tàn bạo không thua gì Mười Hổ”.
“còn Sơn Cẩu thì như thế nào ?” – “nghe đồn y là em cùng
cha khác mẹ với Mười Hổ, Sơn Cẩu chuyên tổ chức các vụ cướp đường thủy, buôn
người qua biên giới. Cái tài đặc biệt của Sơn Cẩu là lặn nước như rái và phóng
dao nhanh như chớp”.
“thế còn Huyền Hòm ?” - Thạch Holk không nói gì, ông cởi
áo ra, ĐHC kinh ngạc vì là một nhà tu mà trên ngực ông ta lại có xăm hình, mà
lại là hình một cái hòm….
Thạch Holk nói “Huyền Hòm
cũng có một cái hình y hệt như thế này” – ĐHC nhìn cái hình trên ngực Thạch
Holk, một cái hòm đen sì sì nhìn từ phía trước, trên có một ngọn đèn cầy leo
lét, xung quanh mờ mờ như có 6 người đàn bà tóc xõa, có một hàng chữ Miên phía
dưới nhưng đã bị người dùng lửa xóa bỏ. Thạch Holk nói tiếp “nhìn kỹ thì mới
thấy cái hình của Huyền Hòm ngọn đèn cầy nằm ở phía bên phải, còn của tôi nằm ở
phía bên trái” – “Thì ra hai người là tả hữu hộ pháp ?” – Thạch Holk thở dài
nói “phải, hai mươi năm trước tôi và Huyền Hòm cùng theo phò Mười Hổ” – Thảo
nào mà Thạch Holk biết rành về Mười Hổ như vậy, bây giờ ông ta đã từ bỏ Mười
Hổ, trốn lên núi tu hành, cũng là một điều may cho ông. – “Hồi đó tôi và Huyền
Hòm chuyên qua bên Miên chở gỗ lậu về cho Mười Hổ, mỗi chuyến chở bằng ghe chài
hàng trăm xích-te gỗ quý, ông ta giàu lên là nhờ chuyện này. Mười Hổ cho xăm
đạo bùa này vào ngực tôi và Huyền Hòm là để khi đi vào rừng cọp beo rắn độc
thấy thì sẽ bỏ đi, còn nếu bị lạc hay bị nạn trong rừng thì Mười Hổ sẽ biết mà
tới cứu”. – Thạch Holk nói tiếp “Mười Hổ gọi đạo bùa này là Lục Linh, ý chỉ 6
người đàn bà mờ mờ đang khiêng hòm. Còn cái hòm tượng trưng cho lòng trung
thành tuyệt đối với Mười Hổ cho đến lúc chết. Khi tôi từ bỏ Mười Hổ, tôi phải
vào chùa sám hối và dùng một thanh sắt nung đỏ xóa đi những dòng chữ này vì nếu
dòng chữ còn thì tôi sẽ không bao giờ thoát khỏi ông ta. Sau khi xóa chữ, tôi
bị ốm tưởng chết, may có một đạo sĩ cứu. Từ đó tôi nguyện tu ở trên núi này,
mười mấy năm nay chưa hề bước xuống chân núi”.
“Nếu muốn tiếp cận với Mười Hổ thì ông cần phải gặp Huyền
Hòm trước – Thạch Holk nói – Huyền Hòm hiện là chủ công trường khai thác đá.
Tôi có thằng cháu tên Thạch Nguôn, hiện đang làm nghề vác đá thuê, nó sẽ dẫn
ông đi”.
Mấy hôm sau, ĐHC và Lạc “mả” cùng lên Châu Đốc để tìm bà
Chín V, nếu gặp được bà ta sẽ biết được ngôi chùa Miên ở đâu, có khi may mắn
còn biết được người bán pho tượng là ai…. Không dè tiệm vàng của bà ta đã đóng
cửa từ lâu, hỏi loanh quanh cánh xe ôm thì được biết bà Chín V hình như “dính”
vào một vụ buôn lậu vàng lớn lắm nên đã bị CA An Giang “lượm”, hiện đang ở
“Khám Lớn”. Hy vọng tìm được bà Chín V tắt ngóm, bà ta đang bị tạm giam thì còn
lâu mới gặp mặt được. Đành phải đi núi Cấm để tìm gặp Huyền Hòm. Nghe đến tên
người này, Lạc “mả” xanh mặt, y từ chối khéo “ để em qua bên Ba Chúc nghe ngóng
tin tức xem sao”.
Công trường khai thác đá thật ồn ào, tiếng giựt mìn, tiếng
xe ben, tiếng đập đá, tiếng chửi thề……hòa trộn tạo thành một thứ âm thanh đinh
tai nhức óc. Thạch Nguôn dẫn ĐHC đến khu lán của Huyền Hòm, y đang nằm trên
chiếc võng, xung quanh có ba đệ tử. Nghe nói có người của Thạch Holk đến, Huyền
Hòm tỏ ra rất niềm nở, y mời ĐHC ngồi xuống, cùng uống rượu. “Lâu lắm rồi đệ
không nghe tin của huynh ấy, anh em hồi xưa lúc nào cũng sống chết có nhau”.
Trời nắng chói chang, Huyền Hòm đứng lên, cao sừng sững,
dễ phải đến 1m9. Y cởi trần, da đỏ như màu đồng hun, trên ngực có xăm hình cái
hòm y như hình trên ngực Thạch Holk thật, nhưng dòng chữ Miên thì vẫn còn
nguyên như minh chứng Huyền Hòm vẫn là đệ tử trung thành cho đến chết với Mười
Hổ. Huyền Hòm đầu vuông, mặt vuông, vai vuông, tay vuông, chân vuông, cả người
y cái gì cũng cho người ta cái cảm giác là vuông chằn chặn. Y đi chân đất, bàn
chân y to và dày khủng khiếp, nhìn là biết “đã dẫm nát bao cát đá”. Còn bàn tay
của y chắc còn lớn hơn cả bàn chân……nó gân guốc, sần sùi, chai sạn, chắc là cả
núi đá “đã đi qua” bàn tay này. Huyền Hòm đi ra ngoài, sau đó y quay lại ngay,
tay xách một cái can to sụ “hôm nay anh em mình phải uống hết can rượu này để
mừng huynh Thạch Holk vẫn còn sống khỏe”.
Cuộc nhậu đến gần xế chiều mà khí thế vẫn còn bừng bừng,
ba tên đệ tử của Huyền Hòm uống cứ như hũ chìm. Một đứa tên “Bình ngố” cất
giọng - “…Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi, đường dài mịt mù em chưa đến nơi, mây
nước còn cơn lửa binh, khóc than chi chuyện chúng mình, nói nữa cho thêm tội
tình,…. trời ơi bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn….nên Võ Đông Sơ đành chia
tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà…Bạn tình ơi đừng có hoài công mòn mỏi đợi chờ……”-
tiếng vỗ tay, tiếng gõ ly rầm rập - Huyền Hòm hứng chí chỉ cái bao xi măng 50kg
dựng phía trước lều nói “mấy thằng vác đá thuê ở đây thằng nào cũng phải dùng
một tay nhấc được cái bao kia thì đệ mới cho làm”. Y quay ra nói với đàn em
“tụi bay chạy kêu thằng Ngác lại đây coi” – một lát sau có một chú bé đen đủi
chạy tới – Huyền Hòm nói “ thằng nhóc này vừa câm vừa điếc, lúc nào cũng ngơ
ngơ ngác ngác nên gọi nó là thằng Ngác, nó tuy nhỏ con nhưng cũng dùng một tay
vác nổi bao xi măng này”. Chú bé xem ra khỏe thật, cậu ta nghiêng vai, dùng một
tay bợ lấy bao xi măng nhấc lên cái rụp. Huyền Hòm khoe “mỗi ngày đệ cho thằng
Ngác năm chục ngàn để nó mang về nuôi mẹ già”. Y xem ra rất vui vẻ, lừng lững
đi đến bao xi măng, nhấc bổng nó lên một cách nhẹ nhàng nhưng không phải dùng
tay mà là dùng….hai hàm răng cắn lại.
Nhìn bề ngoài, An Giang
thật trù phú và thanh bình, cây cối, ruộng vườn xanh bát ngát. ĐHC ở tại nhà
của anh Năm Ai, một người quen biết cũng đã lâu. Anh Năm Ai trước đây làm rất
nhiều nghề, nhưng nay anh chạy xe ôm cũng tạm đắp đổi qua ngày. Còn Lạc “mả”
thì ở nhà trọ tại Long Xuyên, y ở đây đã lâu nên hành tung luôn bất định. Thỏa
thuận là Lạc “mả” và ĐHC sẽ chỉ gặp nhau lúc nào thật cần thiết và phải thay
đổi chỗ liên tục để tránh bị theo dõi. Lúc ấy mỗi lần muốn nhắn tin nhanh là
phải viết giấy rồi thuê cánh xe ôm “chạy như ma đuổi” chứ chưa có cái “cục gọi”
như bây giờ. Đã hơn hai tháng mà chẳng được việc gì…. Buổi sáng, thường ĐHC
cùng anh Năm Ai chạy xe quanh quẩn vùng Thoại Sơn, Ba Thê, núi Sập….hay qua gò
Cây Thị, nhiều khi không tìm được đồng đen mà may mắn tìm được pho tượng hay
cái bình đất nung nào đó. Nhưng những vùng này hầu như đã bị người dân đào phá
tan hoang cả…
Chiều chiều, ĐHC hay cùng Năm Ai và vài người trong xóm
“lai rai 3 xị”. Mồi ở đây thật vô cùng phong phú, nhưng ngon nhất là món cá lóc
đồng nướng đất sét cuốn với rau sống, bánh tráng, vừa thơm vừa ngọt. Nhiều khi
có mớ cá kèo nấu lẩu chua lá giang cũng ngon tuyệt. Lâu lâu thằng nhỏ con anh
Năm Ai đi đào được mấy con lươn, mà lươn ở An Giang rất đặc biệt, vàng ươm, dài
sọc, to cỡ bằng cổ tay là chuyện thường. Lúc đó làm món lươn nấu với bắp chuối
non thì nhậu quên thôi. Nơi đây đúng là xứ sở của cải lương, hầu như ai cũng
biết ca cổ. Anh Năm Ai ngà ngà là lại xách cây đờn kìm ra “làm” vài bản. Anh
khoái nhất là bài “Lòng dạ đàn bà”, “Tướng cướp Bạch Hải Đường”, “A tiên”, “Căn
nhà màu tím”…..Giọng anh Năm Ai ca cũng mùi lắm, mỗi khi anh xuống xề là bà con
vỗ tay đôm đốp. Lúc đó anh vớ lấy ly rượu uống cạn queo rồi khà một tiếng….Phụ
nữ ở đây là dân “gạo trắng nước trong” nên nước da ai cũng trắng ngần, tóc đen
mun, răng đều như bắp. Cô con gái lớn của anh Năm Ai khoảng mười bảy mười tám
tuổi, ban ngày thì đi học, hôm nào được nghỉ ở nhà thì anh Năm Ai kêu cô bé
lại, lúc đó đúng là “cha đàn con hát”. Cô bé đẹp tuyệt trần, cô vén mái tóc
lên, hai gò má ửng hồng, khóe miệng tươi như hoa nở, cất tiếng ca :
“Cái chợ có có hồi nào và bao nhiêu tuổi,
mà ai cũng gọi là Chợ Mới quê tôi,
ở nơi đó tôi có một người thương,
chiều chiều nàng ra bờ sông giặt áo……
Ra bờ sông như hẹn lứa đôi ,
mang áo phơi cho anh nhìn mà tình em mong người ơi,
sao nước trôi xuôi dòng sông lững lờ.
Trông bờ sông anh hẹn với em,
mai mốt đây đem cau trầu nhờ người se duyên tình ta,
em chớ lo thêm buồn anh đã thưa cùng mẹ cha.
Duyên chúng ta muôn đời,
như nước trên dòng đầy vơi…….
Chúng tôi yêu nhau đã sáu năm rồi mà chưa thành chồng
thành vợ, cha thì gật đầu, mẹ lại quay ngang rồi bảo, thằng Tâm nó có cái tánh
cọc cằn sợ sau này con Hồng bị nó ăn hiếp, Nên bà con dùng dằng chưa chịu cho
hai đứa cùng nhau kết nghĩa châu……trần. Hàng xóm bàn tới bàn lui làm em buồn
thiệt là buồn……”
Cái nắng chiều vàng nhạt chiếu lung linh lên gương mặt của
người thiếu nữ trong căn nhà lá nhỏ. Gió bên ngoài thổi về mát rượi, thoang
thoảng mùi hương lúa mới, mùi đất ẩm, mùi cỏ dại…...làm tâm hồn trở nên ngây
ngất…!
Một hôm, trong lúc đang ngồi bù khú thì Lạc “mả” đến, y
ghé tai ĐHC thì thầm “tối nay Đại ca T.B xuống đây, hẹn gặp tại Long Xuyên có
việc gấp lắm, nhà bác nhất định phải đến đó”. Lạc “mả” đi rồi, trong lúc say
sưa, bất ngờ anh Năm Ai nói “cái tay hồi nãy đến tìm anh thường hay đi chung
với một nhà sư trẻ người Miên, sao lúc này chỉ còn đi một mình ?” – “Bộ y hay
đi chung với nhà sư lắm hả ?” – “Hầu như mỗi ngày, trước đây có lần tôi còn chở
nhà sư đi vòng vòng khắp Long Xuyên, Chợ Mới, Tri Tôn…..nghe ông ta kể là đi
tìm “hia” gì đó…”. Qua lời anh Năm Ai kể thì ra Lạc “mả” còn giấu rất nhiều
chuyện, y đã từng gặp Mười Hổ, thậm chí còn dắt nhà sư người Miên đến gặp Mười
Hổ….. ĐHC đã lờ mờ nhận ra kẻ đã ra tay giết nhà sư này….Bỗng nghe anh Năm Ai
nói tiếp “nhà sư trẻ rất tội nghiệp, ông ta không có một xu trong túi, vừa đi
tìm “hia”, vừa phải làm thuê để sống. Có lần chở ông ta đi tìm “hia”, ông ta
không có tiền, đành phải chở không, tôi còn mời ông ta vào quán, ăn bún, uống
nước”. Anh Năm Ai tuy nghèo nhưng quả là người rất tốt, anh Năm Ai lại nói “có
lần nhà sư nói “hia” của ông ta trước khi ra đi có để lại cho ông một cái khăn
ấn phòng trừ tà gì đó…..Ông ta còn mang ra cho tôi xem, chiếc khăn màu đỏ, bên
trong vẽ hình chi chít, thêu chỉ vàng rất đẹp”. ĐHC giật mình, nhớ lúc khâm
liệm nhà sư đâu có thấy cái khăn ấn này…? – Vậy cái khăn đã đi đâu mất ?
Hiển nhiên Lạc “mả” tỏ ra sáng giá nhất trong vụ này. Tấm khăn ấn
của người Miên nhiều khi được họ thêu viền bằng những sợi vàng thật nên nó có
độ bền với thời gian rất lâu. Nhưng cái quý của nó là ở chỗ vị thầy phù phép
vào có công năng như thế nào. Cái khả năng Lạc “mả” lấy chiếc khăn để đem bán
cho…. Mười Hổ là rất nhiều. Y nổi tiếng là liều mạng, bất chấp hậu quả từ trước
đến giờ. Phải rất cẩn thận với Mã Trường Lạc vì y sẽ mang ĐHC ra đánh ván cờ
“thí chốt bắt xe” sắp tới.
ĐHC nhờ anh Năm Ai chở ra núi Thất Sơn tìm gặp Thạch Holk một lần nữa. Từ khi
gặp ĐHC ông Thạch Holk lại bị duyên trần níu kéo trở lại. Nghe kể về câu chuyện
đồng đen, Thạch Holk suy nghĩ một hồi rồi nói “ Cặp bùa “Thiên Linh, Thiên
Nhãn” tuy tàn độc và mạnh vô địch như vậy nhưng cũng có một vật khắc chế được nó,
chính là viên đồng đen giấu trong ruột pho tượng này. Nếu gặp pho tượng, cặp
bùa sẽ bị đốt cháy tiêu. Cái khả năng Mười Hổ đứng sau lưng vụ này là rất nhiều
vì y từ nhỏ sống ở bên Miên, đi nhiều nơi, quen biết rất nhiều” – Ông ta suy
nghĩ một hồi rồi nói tiếp –“trước đây, ngoài ông ta với Huyền Hòm, còn có mấy
người nữa theo phò Mười Hổ” – “họ là ai, hiện giờ ở đâu?” – “Có một tay anh chị
là “Hoàng Búa”, người này không phải dân An Giang mà là ở Bình Dương xuống,
nghe nói sau này đã bị kết án tử hình. Ngoài ra còn có “Hà Sang” và “Ngọc Cần
Thơ”. Hai người này một đã bị chết, một hình như qua bên trường gà “Hai Dương
Tử” thì phải” - Thạch Holk hồi còn buôn gỗ ở bên Miên cũng có nghe nhiều về
đồng đen, ông ta nói “ đồng đen rất hiếm gặp, chỉ có một vài ngôi chùa bên Miên
mới có. Trước đây, một ngôi chùa ở tận Bat-Tam-Poong có một pho tượng cũng có
một viên đồng đen trong ruột nhưng chỉ bằng đầu ngón tay út. Có một tên trộm đã
đánh cắp được pho tượng, mang giấu lên ngọn cây dừa nhưng chỉ qua một ngày là
cây dừa bị vàng từ gốc đến ngọn nên mọi người đã tìm lại được. đồng đen rất đặc
biệt, muốn cầm giữ được nó thì phải ngậm ngải và đọc chú, nếu không sẽ bị nó
làm bại xụi toàn thân, mắt mờ, bạc tóc, thậm chí bị chết……mang thả nó xuống bể
nước, nó sẽ lọc bể nước trong veo và mát lạnh như nước mưa vậy. Nước này uống
vào sẽ làm tinh thần sảng khoái vô cùng. Nghe nói có một tấm bùa cần đến viên
đồng đen để làm trung tâm, tấm bùa này hình tròn, khắc bát quái và chữ phạn,
hình người rắn và con thú hai đầu. Nếu Mười Hổ có được tấm bùa này thì y sẽ
quyết chí tìm bằng được đồng đen để luyện nhằm thực hiện âm mưu độc tôn của
mình”.
Câu chuyện xem ra đã gần rõ ràng, một tên cáo già như Mười Hổ hẳn là đã nhận ra
thời điểm tốt nhất để ra tay cướp pho tượng là lúc nào. Lạc “mả” mang nhà sư
người Miên đến giới thiệu với Mười Hổ thì chẳng khác nào giao trứng cho ác. Chỉ
tội nghiệp nhà sư, đã phải trả một cái giá quá đắt cho sự tin người của mình.
Lạc “mả” hẹn gặp với Đại ca T.B tại khách sạn Hàng Châu, một trong những khách
sạn “hàng hiệu” của An Giang. Trong căn phòng có để sẵn bộ salon, Lạc “mả” xem
xét rất kỹ, y sợ CA An Giang đặt máy ghi âm. Từ ban công có thể nhìn xuống
đường và quan sát xung quanh.
Khoảng gần nửa đêm thì một chiếc Land Cruise sáng chói đậu xịch trước cửa. Đại
ca T.B cùng với hai người nữa đi vào khách sạn. Đại ca T.B tuy đã trở thành Đại
gia nhưng cách ăn mặc vẫn đượm chất “giang hồ mã thượng”. Ông ta mặc một cái
quần rằn ri sáu túi, đi giày lính theo kiểu “thủy quân lục chiến”, khoác một cái
áo màu ….cháo lòng dày cộm. Ông ta lại còn búi tóc đuôi gà, làm cái mặt đen
thui, vằn vện, dấu vết của những ngày làm đại bàng ở “Z30D”, “Kênh làng thứ
bảy”, “Đồng Tháp K3”, “Tử địa Cồn cát” hiện lên càng rõ. Hai kẻ đi cùng thoáng
thấy là đã rùng mình ớn lạnh. “Cường Rỗ” có cái mặt vàng khè như nghệ, hai mắt
đỏ ké, nổi những nốt sần sùi do nhiễm độc thủy ngân, dấu vết của những ngày lăn
lộn trên khắp các bãi đào vàng từ Nam chí Bắc. Còn tên đi bên cạnh, nếu lấy cục
nước đá đặt vào thay thì e rằng nó còn nóng hơn cái mặt của “Dũng Bắc”.
Đại ca T.B không nói tiếng nào, móc trong túi ra khẩu K59 đen sì, kê ngay vào
đầu Lạc “mả”.
Lạc “mả” sợ quýu người, lắp
bắp nói “….đại ca….đại ca…xin cho thêm một thời gian nữa….tìm được đồng đen
thật khó lắm…..có anh ĐHC đây làm chứng….”. Đại ca T.B nhìn lướt qua ĐHC một
cái rồi ông ta thu súng lại, đút vào túi, hầm hầm hỏi Lạc “mả” “thế tiền đi đâu
hết rồi ?” – Thấy Đại ca T.B thu súng về, Lạc “mả” yên tâm phần nào, nhưng cũng
còn nói lắp bắp “….còn….vẫn còn nhiều…đại ca yên tâm, nếu không có đồng đen em
sẽ ráng tìm mấy pho tượng hoặc vàng về cho đại ca, ở đất An Giang này
vàng….vàng…….. nhiều lắm…..lắm….”.
Đại ca T.B chỉ ra oai với đàn em vậy thôi chứ “nổ” ở khách
sạn Hàng Châu này thì có mà “lên dĩa” sớm. “Mấy cân thóc” đưa cho Lạc “mả” đối
với ông ta có đáng gì, ông ta xuống đây là vì một việc quan trọng hơn nhiều, đó
là thiết lập một đường dây liên tỉnh từ An Giang lên Sài Gòn.
“Dũng Bắc” rất ngạc nhiên khi thấy ĐHC cùng ngồi với Lạc
“mả” ở khách sạn Hàng Châu, nhưng y còn ngạc nhiên hơn nữa khi thấy ĐHC ngồi
chung với Sơn Cẩu và Huyền Hòm, cặp mắt của y chỉ lóe lên một cái là lại lạnh
lẽo như cũ. Xem ra thể hiện tình cảm là một cái gì đó vô cùng xa xỉ với con
người này.
Đại ca T.B đã về từ sớm, ông ta rất cẩn thận, không bao
giờ lộ diện trong những cuộc làm ăn có phần nguy hiểm, “Cường Rỗ” và “Dũng Bắc”
luôn là đại diện cho ông ta. Mười Hổ cũng vậy, ông ta cũng không xuất hiện,
thay thế là Sơn Cẩu và Huyền Hòm. Huyền Hòm mời thêm ĐHC chẳng qua là muốn thể
hiện với đám Sài Gòn là bọn y quan hệ rất rộng, luôn luôn “chiêu hiền đãi
sĩ”…….
Sơn Cẩu có biệt danh là “Cẩu” có lẽ do y là em Mười Hổ.
Anh là Hổ thì em là Chó……một con chó dữ, một con chó săn mồi nhanh nhẹn và tàn
bạo. Khác với tướng mạo thô kệch của Huyền Hòm, Sơn Cẩu mặt trắng, môi đỏ,
tướng mảnh mai nho nhã, ăn nói nhỏ nhẹ. Nhìn Sơn Cẩu, khó ai có thể tưởng được
y lại là một trùm cướp đường thủy khét tiếng, một kẻ buôn người có tài lặn nước
như rái và phóng dao nhanh như chớp. Sơn Cẩu không bao giờ đi một mình hay hành
sự một mình, luôn luôn có một đám đệ tử đi cùng như Danh Đừng, Danh Sooc, Tám
điên, Bảy Hốt, Hai Ngang, Thạch Thôi…..
Bàn tiệc được dọn ra có phần quá thịnh soạn, cả chục chai
XO để lủ khủ trên bàn, hải sản bày la liệt toàn Tôm hùm, Cua biển, Tôm càng cỡ
bự…..nhưng bọn “Cường Rỗ”, “Dũng Bắc” chắc có nghe về chuyện bùa ngải của Mười
Hổ nên móc nước suối mang theo ra uống, bàn xong công việc là hai tên lập tức
đi liền.
Hôm sau, ĐHC nhờ anh Năm Ai
chở xuống Bến Tre, tìm mua một con gà đá thật chiến. Anh Năm Ai trước đây cũng
đã từng chơi đá gà nên anh biết những lò luyện gà nổi tiếng. Anh chở đi xuống
tuốt tận Mỹ Hương, lòng vòng trong cả chục con đường nhỏ, đến nhà của Ba Gà Mổ,
một trong những thầy luyện gà nổi tiếng. Cò kè mãi, sau cùng thì Ba Gà Mổ cũng
chịu để lại một con gà “độ” cực đẹp với giá “ba chai” có sắc lông đỏ nhưng đuôi
lại đen tuyền gọi là con “Tước Ô Vỹ”. Anh Năm Ai nói con gà này bảo đảm dân đá
gà nhìn thấy là phải mê liền. ĐHC và anh Năm Ai chạy thẳng về Cần Thơ, tìm đến
trường gà của Ông “Hai Dương Tử”. Thăm dò mãi cũng không tìm được ai tên là
“Ngọc Cần Thơ” cả, có thể tên này đã thay tên đổi họ. Cuối cùng phải tốn thêm
“năm xị” nữa thì mới có người chỉ ra “Ngọc Cần Thơ” bây giờ đã đổi tên là Tư
Gà, chuyên làm nghề “đá biện”.
“Đá biện” là một nghề chỉ dành cho những cao thủ trong
làng đá gà, nó đòi hỏi người này phải thật rành nghề, biết nhìn gà và tất cả
các mánh lới trong nghề đá gà. Ngoài ra còn phải là dân anh chị có số má để
không bị dân chơi quỵt nợ, xù độ. Trường gà HDT lúc nào cũng náo nhiệt, nơi đây
tập trung hầu hết những dân đá gà có máu mặt. Sau một độ gà thì nghỉ khoảng nửa
tiếng, ĐHC tìm gặp được Tư Gà. Nhìn xa xa Tư Gà nom giống hệt….con gà, hai con
mắt nhỏ xíu, tròn vo, cặp lưỡng quyền nhô cao với hai má hóp lại. Cái cổ y cao
và nổi gân đỏ lựng, cái dáng đi chúi chúi…..chắc kiếp trước y là…..gà nên kiếp
này mới có cái nhân tướng giống gà kỳ lạ như vậy. Tư Gà không thèm nói chuyện,
thời gian của những tay “đá biện” luôn luôn là vàng là ngọc. Nhưng khi nhìn
thấy con “Tước Ô Vỹ” thì cái máu gà trong người y nổi lên. Nhìn sơ là Tư Gà
biết ngay đây là con gà độ tuyệt hảo, y vuốt ve con gà một cách trìu mến còn
hơn là vuốt tình nhân. Tự nhiên lại có tài lộc đến, Tư Gà nở một nụ cười móm
xọm, tay vỗ vỗ vào vai ĐHC, tình cảm hai người bỗng chốc trở nên thân thiết
như….anh em ruột thịt. Tư Gà đã không nói chuyện thì cạy miệng cũng không mở,
nhưng đã mở ra rồi thì lại nói không ngừng. Y chẳng thèm giấu giếm gì cả, cứ
nói ào ào.Theo Tư Gà thì lúc đó Hoàng Búa được Mười Hổ thuê cùng Hà Sang và
Ngọc Cần Thơ ( chính là y) theo chân bộ đội VN qua Miên, đến một ngôi chùa để
tìm một pho tượng quý. Cả bọn đi đến Cồn Tiên thì Hoàng Búa quay lại Long
Xuyên, dẫn thêm một người nữa là Bạch “cô ba”, một tay trộm khét tiếng cả hơn
hai chục năm nay. Bạch “cô ba” rất rành đường đi bên Miên và rất giỏi tìm đồ
cất giấu. Cả bọn bốn tên tìm được đến ngôi chùa Miên, lúc đó chỉ có sư trụ trì,
Bạch “cô ba” nhanh chóng tìm được pho tượng, trong lúc đôi co, Hà Sang bắn chết
nhà sư, sau đó cả bọn rút về VN ngay. Trên đường về, lúc vượt sông thì bị Biên
phòng phát hiện, Hà Sang bị bắn chết, Bạch “cô ba” bị bắt còn Hoàng Búa chạy
thóat, Ngọc Cần Thơ quá sợ liền chạy một mạch về đến tận…..Cần Thơ, thay tên
đổi họ, làm đủ thứ nghề, sau này vào trường gà làm nghề “đá biện”. “thế còn pho
tượng ?” – “Hoàng Búa lúc chạy thoát đã mang theo” – “sau này ông có gặp lại y
không” – “có gặp một lần”.
Hoàng Búa chạy tuốt về được đến bìa rừng, đánh tiếng cho
Mười Hổ ra lấy pho tượng. Mười Hổ mừng quá, công trình bao nhiêu năm sắp đặt
bây giờ mới hoàn thành. Trước tiên y tháo cặp bùa “Thiên Linh, Thiên Nhãn” cất
vào một cái hộp gỗ trầm, rồi mang giấu thật kỹ, sợ có hơi đồng đen là cặp bùa
bị đốt cháy tiêu. Những bùa ngải khác y cũng cất hết, sau đó cởi hết quần áo,
lấy mỡ bò thoa lên người cho chắc ăn rồi mới đi ra gặp Hoàng Búa. Hoàng Búa
thấy Mười Hổ đi ra trong hình dong như vậy thì rất kinh ngạc, nhưng y cũng
chẳng thèm hỏi, chỉ đưa pho tượng cho Mười Hổ rồi chờ lấy tiền. Mười Hổ cầm pho
tượng lên thấy nhẹ bỗng, xem bên trong không thấy cục đồng đen đâu cả thì nghĩ
là Hoàng Búa đã chơi qua mặt, chặn lấy riêng cục đồng đen rồi. Y nổi điên cầm
luôn pho tượng nện thẳng vào đầu Hoàng Búa. Bất ngờ bị đánh một cú choáng váng,
Hoàng Búa móc cây súng định nổ thì Mười Hổ phóng tới đánh bay khẩu súng đồng
thời bồi luôn một cú đá “ống quyển” làm Hoàng Búa văng tuốt ra xa, gãy luôn mấy
cái xương sườn. Nhưng Hoàng Búa cũng đâu phải tay vừa, y đã từng vào sinh ra tử
nên đâu chịu thua dễ dàng. Chỉ thấy lóe lên một cái - Mười Hổ đã tháo gỡ hết
bùa ngải nên không đỡ được nhát dao - bị cái lê Mỹ đâm trúng ngay ngực máu phun
xối xả. Trúng phải cú đâm trí mạng, Mười Hổ cảm thấy đánh tay đôi nữa có phần
bất lợi nên phóng chạy luôn vào rừng mất dạng. Hoàng Búa cũng loạng quạng bò
dậy chạy đi, không quên ôm theo pho tượng. Y mang pho tượng lên Châu Đốc bán,
sau đó ghé về Cần Thơ, chia cho Ngọc Cần Thơ một ít rồi trốn lên Miền Đông, sau
này y tham gia một vụ cướp rồi bị kết án tử hình. Xem ra Tư Gà cũng không hề
biết gì về bí mật của pho tượng nên ĐHC cũng không hỏi y thêm gì nhiều nữa.
Sự việc xem ra đến hồi bế
tắc, còn lại một tên là Bạch “cô ba” thì nghe nói sau này đã bị sốc ma túy chết
từ lâu. Viên đồng đen không biết giờ đã đến phương trời nào?! Mấy ngày liền ĐHC
lang thang ở vùng Thọai Sơn, Chợ Mới…. Một hôm đi đến một cái chợ ven sông, leo
lên một cái ghe chài đang bán dưa, ngồi chơi với vài người dân sông nước. Nhìn
qua bên kia đường xa xa thì thấy một nhà máy xay xát gạo rất lớn, ghe thuyền,
xe cộ tấp nập, tò mò hỏi thì được biết đó là của Mười Hổ. Đang ngồi suy nghĩ
thì tự nhiên thấy mơ mơ màng màng, cảm giác như có người nhập vào mình……Bỗng
như thấy Sư huynh cũng đang ngồi ngay tại chỗ này…..Sau mấy ngày lặn lội tìm
kiếm, với pháp thuật cao cường, Sư huynh cũng dường như đã linh cảm được kẻ cần
tìm….Trong lúc đang ngồi trên chiếc ghe chài nhìn qua nhà máy xay xát, ông bỗng
thấy một chiếc xe hơi dừng lại, trên xe bước xuống hai người, một đàn ông, một
đàn bà. Hai người này trông quen lắm, thì ra người đàn ông không phải ai xa lạ,
chính là ông bác sĩ vẫn thường hay ghé thăm chùa nói chuyện tâm tình với sư trụ
trì. Còn người đàn bà thì chính là bà Chín V chứ còn ai vào đây nữa…..Mười Hổ
lúc đó mặc cái áo thun trắng, quần soọc trắng nom rất sang trọng, hình như y
đang vui vẻ lắm. Cũng vì mặc bộ đồ đó mà Sư huynh nhìn thấy sợi Càtha trên cổ
y, thấy cặp bùa “Thiên Linh, Thiên Nhãn” đang đeo trên cổ. Trong thoáng chốc Sư
huynh dường như đã hiểu ra tất cả…
Mười Hổ đang đi vào thì bỗng thấy cặp bùa “Thiên Linh,
Thiên Nhãn” máy động dữ dội rồi nóng lên đỏ rực. Y biết rằng kẻ thù đã đến…..đã
đến rất gần….rất gần…..đã vào trong tầm sát của cặp bùa cực độc. Kẻ thù này
chưa đáng sợ …chưa thể là đối thủ của y được….
Sư huynh lấy làm tiếc phải chi còn pho tượng phật vàng thì
đã tiêu diệt được Mười Hổ. Nhưng không còn thời gian suy nghĩ gì nữa, máu từ
tai, mũi, miệng của ông đã trào ra ngoài….. Sư huynh chỉ còn kịp nhảy xuống
dòng sông, phút cuối cùng ông chỉ mong dòng sông sẽ mang xác của ông đi thật
xa…thật xa, để sư đệ đừng tìm thấy xác, bởi vì người nào đến bên xác ông mà cất
tiếng khóc thì cặp bùa “Thiên Linh, Thiên Nhãn” cũng sẽ không tha.
Có người lắc vai rất mạnh, ĐHC giật mình chợt tỉnh, thấy
bà chủ ghe đang đứng trước mặt nói “bộ ông trúng gió hay sao mà người xanh mướt
vậy, lúc nãy tôi thấy ông lắc lư lắc lư bộ dạng coi kỳ lắm. Ông có muốn cạo gió
giác hơi không tôi kêu người cho ?” – ĐHC vội nói “không sao, tôi khỏe lại rồi,
chắc lúc nãy tại buồn ngủ quá…..mấy năm trước bà nhớ có nhà sư nào ngồi ở đây
không?” – Bà chủ ghe lắc đầu quầy quậy “chuyện mấy năm trước thì làm sao nhớ
được”.
Không lẽ bà Chín V lại chính là người đàn bà - đệ tử của
Mười Hổ như lời Thạch Holk nói ? nếu vậy thì bà ta thật khéo che dấu. Bà ta
hiện giờ đang ở “Khám lớn”, không có cách nào có thể gặp bà ta được. ĐHC thẫn
thờ đi xuống ghe chài thì bỗng có một chú bé đến đưa một tấm giấy, mở ra xem
thì chỉ ghi có một dòng chữ ngắn
ngủi “Lốc ngay, có lệnh cáp-duồn”. ĐHC đã biết quá nhiều nên Mười Hổ cảm thấy
cần phải lọai trừ mối nguy hiểm tiềm tàng này. Phải đi ngay vì bọn Sơn Cẩu sẽ
đến liền tức khắc.
ĐHC không dám đi đường lộ vì chắc chắn bọn Sơn Cẩu đã phục
sẵn, đành phải lội tắt đường ruộng. Đi mãi, đi mãi….đến lúc trời tối thui rồi
mà cũng chưa ra khỏi cánh đồng, đồng ruộng đất An Giang này mênh mông thật. Mệt
quá, ĐHC leo lên một bờ đất ngồi thì bọn Sơn Cẩu từ đâu kéo đến. Xem ra ĐHC đã
sai lầm vì đi đường ruộng thì sao lại cái đám “giang hồ đất ruộng” này. Bọn
Danh Đừng, Danh Sooc, Tám điên, Bảy Hốt, Hai Ngang, Thạch Thôi…đến đầy đủ cả,
Sơn Cẩu hơn hớn cái mặt, phen này thì ĐHC còn thoát đi đâu được nữa, cả bọn mà
xúm lại “cáp-duồn” thì ĐHC sẽ thành miếng thịt băm mất…..Bất ngờ từ xa có một
đám người “đi đai” xuất hiện (họ là những người dân nghèo chuyên vác đồ thuê
cho đám buôn lậu), đám người này đi rất nhanh, thoáng cái là đã đến ngay cạnh.
ĐHC chen ngay vào giữa rồi bất ngờ vùng chạy, dân “đi đai” thấy có người tự
nhiên bỏ chạy thì cũng rùng rùng chạy theo. Bộ đội biên phòng đang mai phục gần
đó thấy vậy cũng ào ra, bắn chỉ thiên đùng đùng. Bọn Sơn Cẩu thấy có Bộ đội
biên phòng thì cũng mạnh ai nấy chạy làm náo lọan cả một vùng. ĐHC chạy mãi,
chạy mãi đến mệt đứt cả hơi, nhìn qua bên cạnh thì quá kinh ngạc,…đai nguyên cả
cái tủ lạnh khổng lồ trên lưng mà anh ta phóng nhanh như gió…..
Đang chạy thì bỗng nghe ầm
một cái, tay đai cái tủ lạnh đã vấp ngã đứng dậy không nổi. ĐHC đến đỡ dậy thì
thấy người này đã trúng phải bẫy cài của du kích xã, một mũi chông nhỏ đâm
trúng bàn chân, chảy máu đầm đìa. ĐHC xé vạt áo cột vết thương, dìu anh ta đứng
dậy chạy tiếp, còn cái tủ lạnh đành phải chịu bỏ lại. Cả hai chạy được một hồi
thì may sao thấy có một cái vách tường, bèn cố gắng leo qua. Thì ra đây là một
cái vườn chuối rất rộng, ĐHC dìu anh ta loạng choạng đi mãi cũng chưa hết vườn
chuối, mệt quá, cả hai dừng lại tạm nghỉ….nằm một hồi ngủ thiếp đi mất. Đang
ngủ thì bỗng nghe có tiếng chân chạy rầm rập, tiếng người hô xung phong, ĐHC
giật mình tỉnh dậy, toan chạy nữa bỗng nghe bên tai có tiếng thì thầm “đừng
chạy, đừng chạy”. Nguyên một đoàn quân lướt qua bên cạnh, họ chạy ào ào, ào
ào…..nghe có tiếng súng nổ đì đoàng, tiếng hô xung phong, tiếng gọi nhau í ới.
Phen này gặp phải “ma đoàn binh” rồi, gặp phải “đoàn binh” mà bỏ chạy sẽ bị họ
rượt mãi cho đến khi chết…. ĐHC ngồi một hồi cho không gian yên tĩnh trở lại,
rồi mới nằm xuống ngủ tiếp. Chưa ngủ được năm phút thì lại nghe tiếng chân chạy
rầm rập, rồi lại nghe tiếng hô xung phong….đoàn quân lúc nãy đã quay trở lại……
Sáng hôm sau, ĐHC cùng với tay đai hàng lần mò ra khỏi
vườn chuối, gặp mấy người dân họ kinh ngạc nói “vườn chuối này nổi tiếng có ma,
rất nhiều người lạc vô trong này đã bị chết, sau này đâu còn ai dám vô đây
nữa.” ĐHC theo tay đai hàng tên Tư Bổn về nhà anh ta tuốt ở tận bên Vàm sáng…..
Nhà Tư Bổn chỉ là một cái lều trơ trọi giữa cánh đồng
hoang vu, xung quanh không một bóng người. Trong nhà chỉ có mỗi một chiếc chõng
vừa để nằm ngủ, vừa làm chỗ ăn cơm. Ban ngày thì nắng và nóng như đổ lửa, Ban
đêm thì lạnh, nằm ngủ gió thổi lồng lộng. Vùng đất này dường như chưa mấy ai
khai phá. Trong lúc Tư Bổn ở nhà dưỡng thương, ĐHC đi lang thang khắp nơi, phát
hiện ra nơi đây thuộc dạng đất gò, có nhiều mảnh gốm cổ nằm rải rác. Trong một
bụi gai um tùm, thấy lấp ló một vài tảng đá ong, ĐHC chặt bớt cây ra xem thì
thấy những tảng đá này khá vuông vức, giống như đã qua bàn tay chế tác của con
người. nếu suy đoán không lầm thì đây có thể là cái bệ của những cái cột nào
đấy…..nếu có nhân lực đào rộng xung quanh có khi tìm được những mảnh vỡ của
những chiếc cột. Vùng này có lẽ xa xôi, đường đi lại còn quá khó khăn, dân cư lại
thưa thớt nên giới khảo cổ chưa biết tới…..hoặc chưa có kinh phí để thăm dò,
đào tìm.
Tối hôm đó trong giấc ngủ mơ, hiện ra những ảo giác chập
chờn hình ảnh của một kinh thành hoang tàn rộng mênh mông đang ngập chìm trong
biển lửa, chắc nơi này hàng ngàn năm trước có lẽ là một kinh đô của một vương
triều nào đó, sau gặp chiến tranh nên đã bị tàn phá….Sáng hôm sau, ĐHC quyết
định đào thử, vết thương của anh Tư Bổn cầu cả tháng may ra mới lành được, nên
anh đành phải ở nhà nấu cơm vậy….
Chẳng có bất cứ một dụng cụ dò tìm gì cả… ĐHC đào bằng
trực giác và suy đoán theo những hình ảnh thấy trong giấc mơ. Căn cứ vào vị trí
của những cái bệ đá ong, bắt đầu đào những đường dài để dò tìm dấu vết….chỉ có
một mình nên đào rất chậm, hơn nữa đất rất cứng, thật ra đất càng cứng thì càng
hy vọng nhiều hơn là đất tơi xốp. Đào một hồi thì gặp gốm rất nhiều, toàn là
gốm Miên, đào xuyên qua lớp gốm Miên thì bắt đầu gặp gốm cổ Phù Nam, đủ các
loại mảnh vụn của chén, đĩa, bình, cà ràng v.v…Đào thêm nữa thì gặp một lớp gạch
được xếp hàng ngay ngắn. Gạch Phù Nam rất to và cứng, dò theo những đường gạch
nếu may mắn thì nó sẽ dẫn đến một khu bệ thờ hay phòng ốc nào đó….đào liên tục
hai ngày hai đêm cũng chưa thấy gì cả,…nhưng thấy khá nhiều tro than, đến trưa
hôm thứ ba thì gặp một lớp cát mịn và đá thạch anh, lần tìm trong lớp cát thì
thấy một vật dài dài, lấy lên xem thì dường như là cái dây đai, trên có gắn bảy
viên đá, chắc là của một chức sắc gì đó trong vương triều. Chất vàng trải qua
hàng ngàn năm dưới lòng đất mà hầu như không bị ảnh hưởng gì cả, chỉ cần lau
sạch là vẫn ngời sáng. Còn bảy viên đá thì mỗi viên một màu lấp la lấp lánh.
Sợi dây đai này hẳn có giá trị liên thành….đúng là Tư Bổn ngồi trên đống vàng
mà không biết. Chuyến đi này cũng không đến nỗi uổng phí. ĐHC chưa kịp mừng lâu
thì thấy Thạch Nguôn đến, không hiểu tại sao chú bé này lại tìm đến đây được.
Thạch Nguôn thì thầm “Ông Huyền Hòm bảo cháu dẫn ông đi ngay, bọn Sơn Cẩu sắp
kéo đến đó”…. ĐHC chỉ kịp lấp đất sơ lại, chạy vào chào anh Tư Bổn, nói với anh
là bao giờ có tiền sẽ gửi xuống…rồi theo Thạch Nguôn chạy đi liền. Lòng thầm
tiếc vùng đất này nếu đào kỹ lưỡng thì còn biết bao nhiêu báu vật nữa…..
Thạch Nguôn dẫn ĐHC chạy đến một cái đầm sen rộng mênh
mông, nó nói “Ông phải cố mà bơi qua cái đầm này, đến bên kia là địa phận tỉnh
Đồng Tháp thì mới mong thoát khỏi tay Mười Hổ.” – “thế có thể kiếm chiếc ghe
nào được không” – “không được, nếu lấy ghe bọn Sơn Cẩu sẽ biết ngay” – “cái đầm
này rộng cỡ nào?” – “khoảng chừng mười mấy cây số” – Nói xong, Thạch Nguôn cũng
lật đật chạy biến mất. Tình thế nguy ngập lắm rồi, đã thấy thấp thoáng bóng của
bọn Sơn Cẩu, ĐHC cột chặt chiếc Đai vào lưng rồi đánh liều nhào đại xuống đầm
sen bơi thẳng ra xa.
Bơi mãi, bơi mãi….bơi từ trưa đến gần nửa đêm mà vẫn thấy
đầm sen mênh mông phía trước. Cũng may là cái đầm này nông sâu không đều, có
chỗ rất sâu, nhưng cũng có chỗ rất cạn, chỉ tới ngang lưng, có thể đứng nghỉ xả
hơi được. Bọn Sơn Cẩu giờ này chắc không còn đuổi tới, có thể an tâm được rồi.
ĐHC thong thả bơi từ từ, qua một cái lá sen to thì bỗng thấy sát ngay cạnh một
cái bóng đen sì, có hai con mắt sáng rực đang nhìn mình. Cái bóng đen to lớn
với hai con mắt đỏ lòe nhìn ĐHC chằm chằm….. chắc đây là Lưu Đại Lâm, tức Lâm
Dơi, đại đệ tử khét tiếng tàn ác của Mười Hổ chứ còn ai vào đây nữa. Xem ra có
thể thoát khỏi tay Sơn Cẩu, nhưng không thể thoát khỏi tay Lâm Dơi được. Trời
tối quá, không thể nhìn thấy hình dạng Lâm Dơi như thế nào, chỉ thấy một cái
bóng đen to xù với hai con mắt ma quái, Lâm Dơi đúng là con ma dơi, là con quỷ
hút máu. Hai con mắt của y đúng là hai con mắt của thần chết, trong đó lấp
loáng ánh lửa của địa ngục…. không dè lại gặp Lâm Dơi trong tình trạng “cá nằm
trong rọ” như thế này. Y đứng sát ngay cạnh, chỉ cần giơ tay lên đập một cái là
ĐHC chết tức khắc. Chết ở cái đầm này thì phải hàng tháng mới nổi lên được, lúc
đó cá, lươn…đã rỉa hết thịt rồi, chỉ còn bộ xương trắng phếu không ai còn nhận
dạng được. Lâm Dơi nhìn ĐHC chằm chằm, cặp mắt của y vằn lên từng tia đỏ, bỗng
Lâm Dơi giở tay lên thật……
Lâm Dơi giơ tay….ngắt một đóa
sen đã rụng gần hết lá, đài hoa chín vàng tỏa hương thơm ngào ngạt đưa lên mũi
hít hít ngửi ngửi. Bộ điệu của y lúc đó giống hệt con dơi vàng đang hít nhụy
hoa….hai con mắt của y bỗng trở nên trống rỗng. ĐHC bơi lướt nhẹ qua người y, chợt
hiểu “ Lâm Dơi cả một đời vào sinh ra tử, đánh bao nhiêu trận mới có được cái
địa vị trùm vùng Châu Đốc, hàng ngày thu về tiền tỉ phải nộp cho Mười Hổ hết
bảy phần thì y căm hận không gì tả nổi. Lòng căm hận này lớn đến mức khi nhìn
ĐHC một hồi y đâm ra lại thấy có….cảm tình. Sở dĩ y chưa dám chống lại là vì
thế lực Mười Hổ còn đang rất mạnh, y giết ĐHC cũng chẳng được gì mà lại bớt đi
cho Mười Hổ một kẻ thù…” ĐHC bơi riết ra thật xa mới quay đầu lại nhìn thì Lâm
Dơi đã biến mất từ lúc nào.
Bơi liên tục cả ngày nữa mà vẫn thấy xung quanh là đầm
nước mênh mông, chân tay đã vọp bẻ hai lần, toàn thân gần như rệu rã…lúc này
chỉ sợ nhất là bị vọp bẻ cơ bụng, lúc đó bụng sẽ cứng ngắc, chân tay cũng không
cử động được, người sẽ từ từ chìm xuống nước và chết ngạt, vì vậy cần phải giữ
hơi thở thật chậm, thật đều….Tuy nhiên, cứ bơi vô định kiểu này nếu không chết
đuối thì cũng chết đói, hoặc chết vì kiệt sức… Đang trong lúc tuyệt vọng thì
bỗng nghe tiếng mái chèo khua nước rào rạt, chiếc xuồng của cô gái Đồng Tháp
Mười hái sen từ từ đi tới. ĐHC giơ tay lên, cố gắng la nhưng không còn ra hơi
được, may sao chiếc xuồng cũng đến, cô gái lấy hết sức cũng kéo ĐHC lên được.
Lúc này mới thấy mệt mỏi rã rời, ĐHC không còn nói gì được, xuôi tay nằm dài
trên thuyền, từ từ chìm vào giấc ngủ….trong cơn mơ màng, dường như một đoạn
phim của quá khứ bỗng hiện rõ ràng lên trước mắt….
Đó là lúc bọn Hoàng Búa xông vào trong chùa, lúc đó chỉ
còn mỗi sư trụ trì. Bạch “cô ba” với bản lãnh ăn trộm hơn hai mươi năm nhanh
chóng tìm được pho tượng phật vàng. “Báu vật phi thường nếu lọt vào tay những
kẻ đại ác thì có khác gì cho chúng như hổ thêm cánh”… không hiểu bằng sức mạnh
nào đã khiến nhà sư già giựt được pho tượng từ tay tên cướp chạy ra tuốt ngoài
sân. Hà Sang bị bất ngờ, vội đưa khẩu tiểu liên lên bắn luôn một loạt.
Chạy ra đến giữa sân thì bị trúng phải loạt đạn, nhưng sư
trụ trì đã lấy được viên đồng đen ra, những giây cuối cùng ông chỉ kịp ném luôn
xuống giếng…pho tượng phật vàng văng ra bên ngoài, những tên cướp chỉ cần có
vậy, phóng tới lấy pho tượng mang đi mất…..Sư trụ trì đã chết, Sư huynh cũng đã
chết, Sư đệ cũng đã chết, bí mật của pho tượng phật vàng không còn ai biết
nữa…. Chỉ có cái giếng chùa sau này nước bỗng trở nên trong vắt và mát lạnh hơn
bất cứ một cái giếng nào khác. Dân làng chỉ nghĩ có lẽ linh hồn của sư trụ trì
đã làm nên điều kỳ diệu đó….họ gọi đó là cái “Giếng Ngọc”…./.
DIENBATN GIỚI THIỆU.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét