LẠM BÀN MỘT CHÚT VỀ PHONG THỦY HONGKONG. BÀI 1.
VÀO ĐỀ : Trong tháng vừa qua, dienbatn được một thân chủ ở TP.Sài Gòn mời qua
HongKong du lịch. Trong thời gian này Hong Kong đang sôi sục biểu tình chống lại
luật dẫn độ .Nhiều người bạn khuyên không nên du lịch Hong Kong trong thời gian
này . Nhưng cho đến lúc ngồi yên vị tại Hà Nội , dienbatn cảm thấy thật may mắn
được có mặt tại Hong Kong trong giai đoạn đó .Nay nhân ngày mưa gió , có thời
gian rảnh nên xin có một chút lạm bàn về Phong thủy của HongKong. Vì cũng là lần
đầu tiên đến đây , chưa đủ thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng nên chỉ xin lạm bàn
theo thiển ý của riêng mình.dienbatn cũng không đi sâu vào những chuyện chính
trị của Hong Kong mà để lạm bàn đến chuyên môn của mình qua góc độ Phong Thủy .Mong
có gì chưa đúng xin các bạn đại xá cho lão già này nhé.Trong bài viết có sử dụng một số tư liệu sưu tầm trên internet.
PHẦN 1. LỊCH SỬ CỦA HONGKONG.
Cờ của Hồng Kông thuộc
Anh, một Phù hiệu Xanh với huy hiệu của thuộc đia.
Hồng Kông
(tiếng Trung: 香港; Hán-Việt: Hương Cảng, tiếng Anh: Hong Kong), là một
Đặc khu hành chính, nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc. Hồng Kông là một
trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (đặc khu còn lại
là Ma Cao). Lãnh thổ này, gồm hơn 260 hòn đảo, nằm về phía Đông của Đồng bằng
châu thổ Châu Giang, giáp với thành phố Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông về phía
Bắc và nhìn ra Biển Đông ở phía Đông, Tây và Nam. Khu vực này bao gồm Đảo Hồng
Kông, được Trung Quốc nhượng lại năm 1841; bán đảo Kowloon nhượng lại năm 1860;
và các vùng lãnh thổ mới, các khu vực bổ sung của lục địa đã được cho thuê 99
năm vào năm 1898. Tất cả đã được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Hồng Kông
đã trở thành một trong những trung tâm tài chính và sản xuất lớn của thế giới.
Hồng Kông từng
là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm
1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997.
Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông
được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 - 50 năm sau khi
chuyển giao chủ quyền. Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền
Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này,
còn Hồng Kông thì duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng
cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất
bản, báo chí, hệ thống giáo dục của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức, đảng
phái, và sự kiện quốc tế.
1/ĐỊA LÝ.
Hồng Kông chủ
yếu bao gồm Đảo Hồng Kông, Đại Nhĩ Sơn, Bán đảo Cửu Long và Tân Giới. Bán đảo Cửu
Long gắn liền với Tân Giới về phía Bắc và Tân Giới nối về phía Bắc và cuối cùng
nối với Trung Hoa Đại Lục qua con sông Thâm Quyến. Tổng cộng, Hồng Kông bao gồm
một tập hợp 262 hòn đảo ở Biển Đông, trong đó Đại Nhĩ Sơn là đảo lớn nhất. Đảo
Hồng Kông là đảo lớn thứ hai và đông dân nhất. Áp Lợi Châu là một trong các đảo
có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Tên gọi
"Hồng Kông" (xuất phát từ "Hương Cảng", tiếng Quảng Đông đọc
là Hướng Coỏng, có nghĩa là "cảng thơm", lấy từ khu vực ngày nay là
Aberdeen nằm trên đảo Hồng Kông, nơi các sản phẩm từ gỗ hương và hương một thời
được buôn bán.Vùng nước hẹp tách đảo Hồng Kông và bán đảo Cửu Long là bến cảng
Victoria, một trong những hải cảng tự nhiên sâu nhất thế giới.
Dù Hồng Kông
đã đô thị hóa cao, lãnh thổ này cũng đã có những nỗ lực tăng cường môi trường
cây xanh. Phần lớn lãnh thổ vẫn giữ không phát triển do các khu vực này phần lớn
là đồi núi với các sườn dốc. Trong 1104 km² của lãnh thổ, chỉ ít hơn 25% là
phát triển. Phần diện tích đất còn lại chủ yếu là không gian cây xanh với khoảng
40% đất được dành cho công viên thôn quê và các khu dự trữ thiên nhiên.Phần lớn
sự phát triển đô thị của lãnh thổ hiện hữu ở bán đảo Cửu Long, dọc theo các bờ
biển phía Bắc của đảo Hồng Kông và ở khu định cư rải rác khắp Tân Giới.
Bờ biển dài
và không thẳng của Hồng Kông đã tạo cho lãnh thổ này nhiều vịnh, sông và bãi biển.
Dù lãnh thổ này có mật độ cây xanh cao và nằm ven biển, ý thức môi trường vẫn tăng
lên khi bầu không khí của Hồng Kông được xếp vào hàng một trong những nơi ô nhiễm
nhất. Khoảng 80% khói của thành phố xuất phát từ các vùng khác của đồng bằng
Châu Giang.
Hồng Kông
cách Ma Cao 60 km về phía Đông, về phía đối diện của Đồng bằng châu thổ Châu
Giang và giáp với thành phố đặc khu Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông về phía Bắc.
Đỉnh cao nhất của lãnh thổ này là Đại Mạo Sơn, với độ cao 958 m trên mực nước
biển. Các vùng đất thấp nằm ở phần Tây Bắc của Tân Giới.
2/DÂN SỐ : Dân số ước lượng (2016): 7.374.900
người (hạng 101).
Dân số Hồng
Kông tăng nhanh chóng trong thập niên 1990, đạt được khoảng 7,409,800 người vào
tháng 12 năm 2017. Khoảng 95% dân Hồng Kông gốc Trung Hoa, đa số người sống tại
Hồng Kông là Quảng Đông hoặc từ các nhóm dân tộc như Người Khách gia và Triều
Châu. Tiếng Quảng Đông, một ngôn ngữ Trung Quốc được sử dụng phổ biến ở phía
Nam Trung Quốc là phương ngữ chính thức của Hồng Kông, 89,5% dân chúng nói tiếng
này so với 1,38% nói tiếng Quan thoại, 4.02% nói các phương ngữ Trung Quốc
khác. Tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ chính thức được sử dụng rộng rãi bởi hơn
1⁄3 dân số. Các bảng hiệu bằng tiếng Anh và tiếng Hoa thường rất phổ biến khắp
lãnh thổ này. Kể từ năm 1997, các nhóm dân nhập cư mới từ Trung Hoa Đại Lục đã
đến đây. Việc sử dụng tiếng Quan Thoại, ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc cũng
đang tăng lên. Việc hội nhập vào nền kinh tế Đại lục đã dẫn đến nhu cầu gia
tăng số người nói tiếng Phổ thông Trung Quốc.
Phần còn lại
5% dân số bao gồm các dân tộc không phải là người Hoa là một nhóm dân cư có thể
thấy rất rõ dù số lượng nhỏ. Một cộng đồng Người Nam Á bao gồm người Ấn Độ,
Nepal. Dân tị nạn người Việt đã trở thành các cư dân thường trú của Hồng Kông.
Khoảng 140.000 Người Philippines làm việc ở Hồng Kông với những công việc như
những người giúp việc nhà. Một số công nhân cũng đến từ Indonesia. Có một số
người châu Âu, người Mỹ, người Úc, người Canada, người Nhật, và người Hàn Quốc
làm việc trong các lĩnh vực tài chính và thương mại.
Nếu được xem
là một xứ phụ thuộc, Hồng Kông là một trong quốc gia/lãnh thổ phụ thuộc có mật
độ dân dày đặc nhất, với mật độ chung hơn 6200 người trên km². Hồng Kông có tỷ
lệ sinh 0,95 trẻ trên một người phụ nữ, một trong những nơi thấp nhất thế giới
và thấp xa so với tỷ lệ 2,1 trẻ em trên một phụ nữ cần để duy trì mức dân số hiện
hữu. Tuy nhiên, dân số của Hồng Kông tiếp tục tăng do làn sóng dân di cư từ
Trung Hoa Đại Lục khoảng 45.000 người mỗi năm. Tuổi thọ trung bình của dân Hồng
Kông là 81,6 năm năm 2006, cao thứ 5 thế giới.
Dân số Hồng
Kông tập trung cao độ vào một khu vực trung tâm bao gồm Cửu Long và phía Bắc đảo
Hồng Kông. Phần còn lại, dân cư thưa thớt với hàng triệu dân rải rác không đều
khắp Tân Giới, phía Nam Đảo Hồng Kông và đảo Đại Nhĩ Sơn. Một số lượng đang
tăng công dân đang sống ở Thâm Quyến và đi lại bằng xe hàng ngày từ Trung Hoa đại
lục.
3/KHÍ HẬU:
Khí hậu Hồng
Kông thuộc kiểu cận nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Vào mùa đông khí hậu
lạnh hơn và khô từ tháng 12 đến đầu tháng 3 dương lịch và nóng, ẩm và mưa vào
mùa xuân đến mùa hè. Vào mùa thu trời nắng và khô. Hồng Kông thường có khí xoáy
tụ nhiệt đới vào mùa hè và mùa thu. Hệ sinh thái của Hồng Kông chịu ảnh hưởng của
sự thay đổi khí hậu này. Khí hậu của Hồng Kông theo mùa là do các hướng gió
thay đổi giữa mùa đông và mùa hè. Về mặt địa chất, Hồng Kông đã ổn định hàng
triệu năm nay, dù các vụ lở đất vẫn thường xảy ra, đặc biệt là sau các cơn mưa
dông lớn. Hệ động thực vật ở Hồng Kông thay đổi theo sự thay đổi của khí hậu, mực
nước biển và ảnh hưởng của con người. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được ở Hồng
Kông là 38°C (98,0°F) còn nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được là -4 °C (25,0 °F).
Nhiệt độ trung bình trong tháng lạnh nhất là tháng một là 16,1 °C (61,0 °F) còn
nhiệt độ trung bình trong tháng nóng nhất là tháng 7 là 28,7 °C (83.7 °F).
Lãnh thổ tọa
lạc về phía Nam của hạ chí tuyến tương đương với vĩ độ của Hawaii. Về mùa Đông,
các cơn gió mạnh và lạnh thổi từ phía Bắc làm thành phố trở nên lạnh; về mùa
hè, hướng gió thay đổi mang theo không khí ẩm và ấm từ phía Tây Nam. Khí hậu
lúc này phù hợp với rừng mưa nhiệt đới.
4/KINH TẾ:
Kinh tế Hồng
Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh
tế thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp kinh tế của chính phủ. Đây là một
trung tâm tài chính, thương mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều đại bản
doanh công ty của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nếu tính về GDP bình quân đầu
người và tổng sản phẩm nội địa, Hồng Kông là trung tâm đô thị giàu nhất ở Trung
Quốc. Tính đến năm 2016, GDP của Hồng Kông đạt 316.070 USD, đứng thứ 34 thế giới
và đứng thứ 11 châu Á.
Trong khi tiếp
tục duy trì những luật lệ và thông lệ của chính quyền Anh trước đây, chính quyền
Hồng Kông nhường quyền điều khiển thị trường cho các lực lượng thị trường và
khu vực tư nhân. Kể từ năm 1980, nhìn chung, chính quyền đã đóng một vai trò thụ
động theo chính sách không can thiệp tích cực. Hồng Kông thường xuyên được xem,
đặc biệt bởi nhà kinh tế Milton Friedman, là một hình mẫu của chủ nghĩa tư bản
tự do kinh doanh về mặt thực tiễn. Hồng Kông được xếp hạng nhất thế giới về tự
do kinh tế trong 13 năm liên tục, kể từ khi có chỉ số này vào năm 1995. Thành
phố này cũng nằm ở vị trí thứ nhất trong Báo cáo Tự do Kinh tế của Thế giới.
Hồng Kông có
ít đất bằng phẳng và ít tài nguyên thiên nhiên, do đó phải nhập khẩu hầu hết thực
phẩm và nguyên liệu. Hồng Kông là vùng lãnh thổ thương mại lớn thứ 11 thế giới,với
tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu vượt quá GDP của mình. Năm 2006, có 114 nước
có lãnh sự quán ở Hồng Kông, hơn bất cứ thành phố nào trên thế giới. Phần lớn
xuất khẩu của Hồng Kông là tái xuất khẩu, là những sản phẩm sản xuất bên ngoài
lãnh thổ Hồng Kông, đặc biệt ở Trung Hoa đại lục và được phân phối thông qua Hồng
Kông. Thậm chí ngay cả trước khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, Hồng Kông đã thiết lập các quan hệ thương mại và đầu tư sâu rộng với
Trung Hoa đại lục. Vị thế tự trị của nó đã giúp Hồng Kông có thể phục vụ như một
điểm cửa ngõ cho đầu tư và các nguồn lực chảy vào Trung Hoa đại lục. Hồng Kông
cũng là một điểm nối cho các chuyến bay từ Trung Hoa Dân Quốc từ trên đảo Đài
Loan vào đại lục.
Đơn vị tiền
tệ của Hồng Kông là Dollar Hồng Kông. Kể từ năm 1983, đồng tiền này đã được neo
chặt vào Dollar Mỹ. Đồng tiền này được phép trao đổi với một dải tỷ giá từ 7,75
và 7,85 dollar Hồng Kông ăn một dollar Mĩ. Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông lớn
thứ 6 thế giới, với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 1.710 tỷ USD. Năm 2006,
giá trị các cuộc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thực hiện ở Hồng Kông
xếp thứ 2 thế giới chỉ sau thị trường chứng khoán Luân Đôn.
Kinh tế Hồng
Kông chủ yếu là dịch vụ. Tỉ trọng của khu vực này trong GDP của Hồng Kông lên đến
92,7% . Trong quá khứ, chế tạo là khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế do Hồng
Kông đã tiến hành công nghiệp hóa sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Với xuất khẩu
làm động lực, kinh tế Hồng Kông đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là
8,9% trong thập niên 1970. Hồng Kông đã trải qua một quá trình chuyển dịch
nhanh sang một nền kinh tế dịch vụ trong những năm 1980, khi tốc độ tăng trưởng
đạt 7,7% bình quân mỗi năm. Phần lớn các hoạt động sản xuất được chuyển qua
Trung Hoa đại lục trong thời kỳ này và công nghiệp hiện nay chỉ còn chiếm 9% nền
kinh tế. Khi Hồng Kông đã lớn mạnh để trở thành một trung tâm tài chính, tăng
trưởng chậm lại xuống còn 2,7% mỗi năm trong những năm 1990. Cùng với
Singapore, Hàn Quốc, và Đài Loan, Hồng Kông được gọi là một trong Bốn con hổ
châu Á do tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh chóng trong thời kỳ từ
thập niên 1960 đến thập niên 1990.
Năm 1998, do
hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nền kinh tế này đã sụt giảm
5,3%. Sau đó, nền kinh tế phục hồi với tốc độ tăng trưởng tới 10% năm 2000 dù
giảm phát vẫn dai dẳng. Năm 2003, kinh tế Hong Kong đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng
của dịch SARS, làm cho tốc độ tăng trưởng chỉ còn 2,3%. Sự hồi sinh của nhu cầu
nội địa và bên ngoài đã dẫn đến một sự hồi sinh mạnh mẽ trong năm sau đó do sự
chi phí giảm đã tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Hồng Kông. Giai đoạn giảm
phát kéo dài 68 tháng đã chấm dứt vào giữa năm 2004 với chỉ số lạm phát theo
giá hàng tiêu dùng xoay quanh mức zero.Từ 2003, chương trình Du lịch cá nhân đã
cho phép những du khách từ một số thành phố Trung Quốc đại lục thăm Hồng Kông
mà không cần đi theo đoàn. Kết quả là, ngành du lịch Hồng Kông đã thu lợi từ sự
gia tăng du khách đại lục, đặc biệt là sự mở cửa của Khu giải trí Hong Kong
Disneyland năm 2005. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm
tiếp theo với sự tin tưởng trở lại của người tiêu dùng và sự gia tăng thương mại.
Hồng Kông đặt
ra mức thuế cá nhân và thuế doanh nghiệp thấp. Lo lắng trước việc thuế thu được
quá ít và việc chi tiêu của chính quyền phụ thuộc quá nặng nề vào nguồn thuế từ
các giao dịch bất động sản, chính quyền đã xem xét đưa ra một chính sách về Thuế
dịch vụ và hàng hóa. Phản ứng ban đầu của người dân là hoàn toàn không hưởng ứng,
vì họ lo rằng việc đánh thuế sẽ đặt gánh nặng quá mức lên người nghèo, và sẽ ảnh
hưởng tới sự thu hút của Hồng Kông trong lĩnh vực du lịch. Vào tháng 1 năm
2007, chính quyền đã rút lại đề xuất này.
Khi Trung Quốc
lục địa tự do hóa nền kinh tế, ngành vận tải biển của Hong Kong phải đối mặt với
sự cạnh tranh gay gắt từ các cảng Trung Quốc khác. Trong khi 50% hàng hóa
thương mại của Trung Quốc được vận chuyển qua Hồng Kông vào năm 1997, con số
này giảm xuống còn khoảng 13% vào năm 2015. Ngược lại, mức thuế thấp, hệ thống
luật và dịch vụ dân sự hiệu quả của Hồng Kông đã thu hút các tập đoàn nước
ngoài tìm cách thiết lập sự hiện diện ở châu Á. Thành phố có số trụ sở công ty
cao thứ hai trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, Hồng Kông là một cửa
ngõ trực tiếp cho đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc.
Năm 2018,
GDP của Hồng Kông xếp thứ 35 thế giới với giá trị 364 tỷ USD . GDP bình quân đầu
người xếp hạng 16 thế giới với mức 48.429 USD.
5/ĐƠN VỊ HÀNH CHÁNH :
18 quận của
Đặc khu hành chính Hồng Kông
Hồng Kông có
18 quận:
Đảo Hương Cảng
(Hong Kong Island)
Quận Trung
Tây (Central and Western)
Quận Đông
(Eastern)
Quận Nam
(Southern)
Loan Tể (Wan
Chai)
Cửu Long
Đông (Kowloon East)
Hoàng Đại
Tiên (Wong Tai Sin)
Quan Đường
(Kwun Tong)
Cửu Long Tây
(Kowloon West)
Cửu Long
Thành (Kowloon City)
Thâm Thủy Bộ
(Sham Shui Po)
Du Tiêm Vượng
(Yau Tsim Mong)
Tân Giới
Đông (New Territories East)
Quận Bắc
(North)
Tây Cống
(Sai Kung)
Sa Điền (Sha
Tin)
Đại Bộ (Tai
Po)
Tân Giới Tây
(New Territories West)
Li Đảo
(Islands) (1)
Quỳ Thanh
(Kwai Tsing)
Thuyền Loan
(Tsuen Wan)
Đồn Môn
(Tuen Mun)
Nguyên Lãng
(Yuen Long)
Ranh giới
hành chính giữa Victoria City, bán đảo Cửu Long, và Tân Cửu Long đã từng được
nêu ra trong luật, nhưng hiện không còn giá trị pháp lý và hành chính nữa.
6/TÔN GIÁO :
Tôn giáo ở Hồng
Kông (2016)
Tôn giáo truyền thống Trung Hoa (82.8%)
Tin lành (6.5%)
Cơ đốc giáo (5.1%)
Hồi giáo (4.1%)
Ấn Độ giáo (1.3%)
Sikh (0.2%)
7/GIÁO DỤC :
Là một thuộc
địa Anh, hệ thống giáo dục của Hồng Kông gần như theo hệ thống giáo dục của
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và đặc biệt là hệ thống giáo dục Anh.
Tại các cấp giáo dục chuyên nghiệp bậc đại học, cả hai hệ thống giáo dục Anh và
Mỹ đều tồn tại. Đại học Hồng Kông (HKU), là trường đại học cổ nhất ở lãnh thổ
này, đã có truyền thống dựa trên kiểu mẫu của Anh nhưng đã áp dụng nhiều yếu tố
của Mỹ trong những năm gần đây. Xếp thứ hai sau HKU về thời gian thành lập là Đại
học Trung Hoa Hồng Kông (CUHK) theo mô hình Mỹ với một hệ thống viện đặc trưng
của Anh. Đại học Bách khoa Hồng Kông có từ năm 1937 và được đổi tên thành Đại học
Bách khoa Hồng Kông vào năm 1994. Đây là một trong những trường đại học công lập
theo luật định do Ủy ban Tài trợ Đại học (UGC) tài trợ. Đại học Khoa học Công
nghệ Hồng Kông (HKUST) được thành lập theo mô hình giáo dục bậc đại học của Mỹ.
Có 9 trường đại học công lập ở Hồng Kông và một số các cơ sở giáo dục bậc đại học
tư thục. Đại học Lĩnh Nam ở Đồn Môn là một ví dụ tốt, đây là trường đại học duy
nhất ở Hồng Kông có đào tạo kiểu giáo dục cơ bản (liberal arts education). Các
trường công của Hồng Kông do Phòng Giáo dục và Nhân lực của Đặc khu Hành chính
Hồng Kông quản lý. Hệ thống giáo dục của Hồng Kông có đặc điểm: 3 năm mẫu giáo
không bắt buộc, tiếp theo là 6 năm phổ thông cơ sở và 3 năm phổ thông trung học
bắt buộc và 2 năm phổ thông cao cấp (senior secondary education) không bắt buộc
để được cấp bằng bằng trung học Hồng Kông (Hong Kong Certificate of Education
Examination) và một khoá 2 năm học chương trình cao đẳng đại học để nhận bằng
giáo dục cao cấp Hồng Kông (Hong Kong Advanced Level Examination). Một hệ thống
giáo dục trung học cao cấp cải cách kiểu "3+3+4", trong đó có ba năm
trung học thông thường, ba năm trung học cao cấp và bốn năm cao đẳng, đại học sẽ
được áp dụng từ năm 2009 trở đi. Ngoài ra cũng có các cơ sở giáo dục bậc đại học
đào tạo và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, chứng chỉ đại học đại cương
(associate degree), cũng như các bằng cấp bậc đại học khác. Phần lớn các trường
phổ thông toàn diện ở Hồng Kông thuộc trong ba dạng sau: trường công (ít), trường
được trợ cấp và trường tư. Các trường được trợ cấp cho đến nay là loại phổ biến
nhất, trong đó có các trường được chính quyền hỗ trợ và phụ cấp
("aids-and-grant"). Các trường tư thường được điều hành bởi các tổ chức
tôn giáo (chủ yếu là Cơ Đốc giáo nhưng cũng có một số thuộc về các tổ chức Phật
giáo, Đạo giáo, Hồi giáo) với kỳ thi đầu vào dựa vào kết quả học tập hơn là khả
năng tài chính. Ngoài hệ thống này là các trường dưới dạng Direct Subsidy
Scheme (chương trình trực tiếp tài trợ) và các trường quốc tế tư thục.
8/GIAO THÔNG :
Giao thông Hồng
Kông Hồng Kông có một mạng lưới giao thông tinh vi và phát triển cao, bao gồm cả
mạng lưới giao thông công cộng lẫn tư nhân. Hệ thống thống thanh toán bằng thẻ
thông minh Octopus card có thể được sử dụng để trả cước phí đi lại cho hầu như
tất cả các tuyến đường sắt, xe buýt và phà ở Hồng Kông. Thẻ Octopus sử dụng
công nghệ RFID (Nhận dạng bằng tần số radio) cho phép người sử dụng có thể quét
thẻ mà không cần lấy nó ra khỏi ví hoặc túi xách. Tất cả những bãi đậu xe có đồng
hồ đếm giờ ở Hồng Kông chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ Octopus và việc thanh
toán bằng thẻ Octupus có thể thực hiện ở nhiều bãi đỗ xe.
Địa hình Hồng
Kông chủ yếu là đồi và dốc và một số phương pháp giao thông không thông thường
đã được sáng chế để dễ dàng di chuyển lên xuống trên các sườn dốc. Ví dụ, tàu
điện Peak Tram nối giữa khu Trung tâm và Đỉnh Victoria từ năm 1888 bằng cách
men theo sườn núi. Ở Trung Tây khu, có một hệ thống thang cuốn lớn và các vỉa
hè di động, bao gồm hệ thống thang cuốn có mái che ngoài trời dài nhất thế giới,
đó là Thang cuốn Mid-levels.
Hồng Kông có
nhiều phương thức vận tải đường sắt công cộng. Hai hệ thống tàu điện ngầm cho
thành phố là MTR (Mass Transit Railway) và KCR có chức năng kết nối giữa Hồng
Kông và Trung Hoa đại lục (KCR cũng vận hành một hệ thống đường sắt nhẹ ở Tây Bắc
Tân Giới). Hệ thống MTR do công ty MTR Corporation Limited vận hành còn
Kowloon-Canton Railway Corporation thì vận hành KCR. Hệ thống xe điện hoạt động
ở các khu vực phía Bắc Hồng Kông và là hệ thống xe điện duy nhất trên thế giới
chỉ chạy loại xe buýt hai tầng. Mass Transit Railway (MTR) là một mạng lưới đường
sắt chở khách rộng lớn, kết nối 93 trạm tàu điện ngầm trên toàn lãnh thổ. Với số
lượng người đi trên 5 triệu người mỗi ngày, hệ thống này phục vụ 41% tổng số
hành khách vận chuyển công cộng trong thành phố và cực kỳ đúng giờ, đạt tỷ lệ
đúng giờ 99,9% vào năm 2013.
Năm công ty
riêng rẽ (KMB, Citybus, NWFB, Long Win và NLB) cung cấp dịch vụ xe buýt công cộng
nhượng quyền ở Hồng Kông. Xe buýt hai tầng được du nhập vào Hồng Kông năm 1949.
Hiện loại xe hai tầng này được sử dụng riêng biệt ở Hồng Kông, Singapore,
Dublin và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Tuy nhiên, xe buýt hai tầng
vẫn được sử dụng cho các tuyến có nhu cầu thấp hoặc các tuyến đường có năng lực
vận tải thấp. Xe buýt một tầng được sử dụng chủ yếu ở Đảo Lạn Đầu và phục vụ
đêm. Phần lớn các tuyến xe buýt nhượng quyền bình thường ở Hồng Kông hoạt động
đến tận 1h đêm. Xe buýt nhẹ công cộng chạy suốt chiều dài và chiều rộng của Hồng
Kông, qua những khu vực nơi các tuyến xe buýt tiêu chuẩn không thể đến hoặc
không thể chạy thường xuyên, nhanh chóng hoặc trực tiếp. Xe taxi cũng được sử dụng
rộng rãi khắp Hồng Kông. 99% xe taxi của Hồng Kông chạy bằng khí hỏa lỏng, phần
còn lại chạy bằng dầu diesel.
Phần lớn dịch
vụ vận tải bằng phà do các công ty vận tải phà có giấy phép, phục vụ các đảo
ngoài khơi, các khu phố mới trong Bến cảng Victoria, Macau và các thành phố ở
Trung Hoa đại lục. Loại phà xưa nhất, Star Ferry huyền thoại hoạt động trong bốn
tuyến giữa bán đảo Cửu Long và Đảo Hồng Kông và đã cung cấp dịch vụ vận chuyển
có hiệu quả về chi phí trong suốt một thế kỷ. Star Ferry phổ thông đối với những
du khách ưu thích ngắm nhìn toàn cảnh bến cảng và đường chân trời, nhiều người
dân Hồng Kông xem Star Ferry à một trong những biểu tượng văn hóa nổi bật nhất
của thành phố. Ngoài ra, các phà 78 "kai-to" được cấp phép phục vụ
cho các khu định cư ven biển xa xôi.
Hồng Kông có
một sân bay quốc tế còn hoạt động có tên gọi Sân bay Quốc tế Hồng Kông tọa lạc
tại đảo Xích Liệp Giác. Năm 1998, sân bay này đã thay thế sân bay quốc tế trước
đây của Hồng Kông là Sân bay Khải Đức nằm ở Cửu Long, một sân bay đã được đóng
cửa vào thời điểm thay thế. Sau một thời gian chậm trễ trong các hệ thống vận
chuyển hàng hóa trong những tháng đầu, sân bay này hiện đang đóng vai trò là
trung tâm vận chuyển cho khu vực Đông Nam Á và là trung tâm hoạt động chính của
các hãng hàng không Cathay Pacific, Dragonair, Air Hong Kong, Hong Kong
Airlines và Hong Kong Express. Ngoài ra, Skytrax đã bầu chọn Sân bay quốc tế Hồng
Kông là sân bay tốt nhất thế giới và hãng hàng không Cathay Pacific đã được bầu
chọn là hãng hàng không tốt nhất thế giới từ năm 2001 đến năm 2005. Sân bay Quốc
tế Hồng Kông đã phục vụ hơn 36 triệu hành khách trong năm 2004 và 59,9 triệu lượt
khách trong năm 2013.
Các phương
tiện đi vào sân bay có 'Airport Express', 'CityFlyers' và 'Airbuses'. Các dịch
vụ vận tải này kết nối sân bay với phần còn lại của Hồng Kông. Thời gian khách
đi bằng Airport Express đến Trung tâm thành phố ở Đảo Hồng Kông chỉ mất 23
phút. Việc mở cửa gần đây của Nhà ga Sunny Bay của MTR cho phép người ta đến
Khu Giải trí Disneyland Hồng Kông dễ dàng hơn.
Trong khi
lưu thông ở Trung Hoa đại lục lái xe bên phải, Hồng Kông vẫn duy trì luật lệ
giao thông riêng của mình với việc lưu thông lái xe bên trái. Có khoảng 517.000
xe cơ giới được đăng ký ở Hồng Kông, 64% số đó là xe hơi tư nhân. Là một đô thị
xa hoa ở châu Á, Hồng Kông nổi tiếng thế giới là nơi có số lượng xe hơi
Rolls-Royce đầu người cao nhất thế giới.
Lưu ý rằng
mã đường quốc lộ Hồng Kông sử dụng một hệ thống báo hiệu như Anh quốc trong khi
hệ thống báo hiệu của Trung Quốc thì khác hẳn.
Giao thông Hồng
Kông có điểm đặc biệt là đi bên trái như ở Anh Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,... mà
không đi bên phải như tất cả các tỉnh, thành phố khác ở Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa.
PHẦN II. NHẬN XÉT VỀ PHONG THỦY CỦA
HONG KONG.
Ta thấy 80 % Hong Kong là núi đá , hầu như không có rừng cây gỗ lớn. dienbatn đi cáp treo vượt qua đỉnh của những ngọn núi , nhìn xuống chỉ thấy đa phần là cây lá kim thấp và có rất nhiều cây sim , cây mua hoa nở tím cả các triền núi.
Nhìn vài chỗ
bị lở đất ta thấy lớp đất bề mặt trên núi rất mỏng , thường chỉ khoảng 20 – 30
cm. Các dãy núi đa phần là đá có tuổi đời 140 triệu năm do phun trào núi lửa
Nhiều thày Phong thủy tại Hong Kong đánh giá về Phong thủy của Hong Kong
như sau : “Ngay cả Hồng Kông được cho là
có phong thủy tự nhiên tuyệt vời. Vị trí địa lý của nó liên quan đến Trung Quốc
đại lục tượng trưng cho một vị trí mà mọi
việc trở thành hiện thực. Những dãy núi khác nhau của miền nam Trung Quốc được
coi là mạch của một con rồng di chuyển dòng chảy vào Hồng Kông, trong khi thành
phố hướng trở về trung tâm cổ xưa. Các ngọn núi của Kowloon xuất hiện cúi đầu
trước đảo Hồng Kông, có nghĩa là Kowloon hướng đến Hồng Kông để bảo vệ và hai địa
điểm này bổ sung cho nhau. Cuối cùng, nước ở Cảng Victoria là sự hòa hợp hình ảnh
với bầu trời, mang lại sự ổn định và thịnh vượng. Nơi tốt nhất để thực hiện tất
cả các hiện tượng huyền bí là từ thời điểm thuận lợi cạnh tranh nhất của Peak.”.
Nhìn trên bản đồ
địa hình ta thấy Khí lực từ các dãy Đại Mạo Sơn ( 大帽山 ) ,Sai Kung East - Tây Cống Đông ( 西貢東), Lion Rock ( 獅子山郊野- Sư tử sơn ), Mã An Sơn (馬鞍山), Bình Sơn (坪山) chảy đổ về Hồng công. Khí lực này khi gặp biển tại
cảng
Victoria sẽ dư Khí và tạo nên những hòn đảo. Vịnh Victoria
là một cảng nước sâu khá kín gió. Cảng Victoria có
diện tích khoảng 41,88 km2 (16,17 dặm vuông, số liệu năm 2004). Bao gồm các hòn
đảo nhỏ thuộc bến cảng như: Green Island, Little Green Island, Kowloon Roc và
Tsing Yi Island.Được hình thành tự nhiên, cảng Victoria nằm giữa đảo Hồng Kông
và bán đảo Cửu Long, trở thành cảng biển quan trọng cả trong vận tải và kinh tế
cửa xứ Cảng thơm.
Với địa hình
tự nhiên, cũng là cảng sâu. Từ lâu cảng Victoria đã trở thành nhịp đập của
thành phố và mắt xích huyết mạch cho sự phát triển kinh tế và du lịch của xứ Cảng
thơm.
Hong Kong nổi
tiếng là nơi có phong thủy lý tưởng. Đây là khu vực có địa thế nằm giữa sông và
núi, các chuyên gia phong thủy tin rằng địa thế này tạo ra dòng dương khí cực
thịnh. Kết quả là, nhiều tòa nhà xây các lỗ vuông bên trong để gió từ các ngọn
núi thổi xuyên qua cảng Victoria. Theo niềm tin trong phong thủy, các lỗ vuông
được tạo ra để những “con rồng” từ trên núi đổ xuống nước. Cho nên, các lỗ
vuông còn được gọi là “cổng rồng”. Rất nhiều người tin rằng, Hong Kong được phồn thịnh như ngày
nay là nhờ vào phong thủy: Cảng Victoria bình yên với phía Đông và Tây đều có
núi bao bọc, khiến cảng giống như một lòng chảo chứa ngọc khổng lồ. Đây chính
là mạch chủ giúp tài khí của Hong Kong luôn thịnh vượng.
Không có cây
cầu nào bắc qua bến cảng, nhưng có ba đường hầm đường phố vắt chéo: Đường hầm
qua Cảng (mở năm 1972), Cảng Đông Cảng (1989), và Cảng qua Cánh Tây (1997). Ba
đường hầm này hoạt động như những mối liên kết quan trọng giữa Hồng Kông và
Kowloon.
Ba Tuyến đường
sắt, Tuyến vận tải Công cộng cũng chạy dưới Cảng. Đó là:
– Tsuen Wan
Line
– Tseung
Kwan O Line (liên kết với Cảng Đông Cáp) -Tung Chung và Airport Express, có
cùng đường ray trong đường hầm
– Phà Star
Ferry là bến phà truyền thống cũng có nhiệm vụ trung chuyển người dân qua cảng.
Và đến nay, Star Ferry đã trở thành một nét đẹp biểu tượng cho Hương Cảng và chắc
chắn rồi, chuyến du lịch Hồng Kồng của bạn sẽ vô cùng thiếu sót nếu chưa
check-in tại khu cảng này.
Theo thuật Phong thủy :
“Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục Hy lập ra Bát quái
định Thiên đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở người,vật,toàn đồ
Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa -Nhân.
THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.
ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.
NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.
Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo,mỗi thành phần
đều sống động.
THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên hệ,Tinh
tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.
ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và
nuôi dưỡng vạn vật.
NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh khí tươi nhuận
thì Thần mới minh.
Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại
,là diệt.
Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho mọi
người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của Đại đạo.Vì
thế ,các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một Cảnh giới
Chân -Thiện -Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa vật,tạo nên nền tảng
Kiến trúc .Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa thế,Nhân sinh
),nên gọi là thuật Phong thủy.Phong thủy cũng dựa vào trên nền tảng Quái đồ,Hà
Lạc.
Do vậy,Phong thủy là một bộ môn học thuật dựa trên Minh triết
của Âm -Dương-Ngũ hành -Bát quái,là một Huyền môn Khoa học cổ xưa đã có quá
trình trải nghiệm trên 5.000 năm.Phong thủy không mê tín mà là một học thuật tối
cổ căn cứ vào HÌNH -LÝ-KHÍ-SỐ mà luận đoán theo một quy luật nhất định.
PHONG THỦY.
Phong : Là Gió.
Thủy :Là nước.
Hỏa :Là Lửa.
Là tinh túy của Đất,sự lưu chuyển của ba thành phần này nhờ
vào Khí.Địa vận có sự dịch chuyển để sinh hóa thì Thiên vận tùy theo nó.Thiên vận
có sự biến đổi thì Địa khí tương ứng với nó.Thiên khí vận động ở trên thì Nhân
khí tương ứng với nó;Nhân vận động ở dưới thì ở trên Thiên khí sẽ ứng theo.Như
vậy chúng ta thấy rằng Tam tài THIÊN ĐỊA NHÂN đều có liên quan lẫn nhau.Hoàng
Thạch Công nói :Một Âm,một Dương là Đạo (Nhất âm nhất dương chi vi Đạo ).Một
tĩnh ,một động là Khí,một Vãng một Lai là Vận.Hà đồ -Lạc thư hợp thành số lẻ;"Cơ
"là Tịnh Dương hay thuần Dương,số chẵn là Ngẫu thì Tịnh Âm hay Thuần âm.
Phong Thủy Sư quan sát Thiên văn,xem tinh tú trên trời.Sao Tử
vi ở phương Bắc;Sao Thiên thị ở phương Đông;Sao Thiếu vi ở phương Nam;Sao Thái
vi ở phương Tây,nhìn địa đại tìm Huyệt Long mạch trong tám phương.Lấy tứ chánh
vị Càn -Khôn -Ly -Khảm làm dương Long,và bốn cung Chấn -Tốn -Đoài -Cấn làm âm
Long (Tiên Thiên ).Một ngọn núi nhô lên đơn độc gần một ngôi làng nào đó,thấy cảnh
vật xung quanh xinh đẹp,trên núi xuất hiện nhiều kỳ hoa ,dị thảo thì phải biết
đó là Long,phải biết phân biệt đầu ,đuôi,Can,Chi,Triền,Giáp,Hộ vệ sơn chạy đến
đâu.Đối chiếu xem vì sao nào chủ chiếu cuộc đất này,xem cục thế lớn,nhỏ,tốt xấu.Sau
cùng quan sát xem tính tình,ăn ở của dân địa phương nơi đây thì ta mới nhận biết
được đó là Chân Long hay giả Long.
Kinh Thư có viết :"Tinh tú trên Trời và Địa thế dưới đất
luôn tương hỗ với nhau,Phong thủy Bảo địa tự nhiên sẽ thành...Dương đức sẽ hình
thành từ thân thể của ta và Âm đức sẽ hình thành từ vị trí ăn ở cư xử thiện hạnh
của ta ".Tóm lại thuật Sư Phong thủy phải tiến hành tính toán,nhìn thấy những
điểm then chốt thỉ việc tầm Long mạch ắt phải sáng tỏ.
Theo ÐỊA LÝ ÐẠI TOÀN TẬP YẾU :"Phong thủy Ðịa lấy Sinh
khí làm chủ,lấy Long Huyệt làm nền tảng,Sa,Thủy làm bổ trợ.Xem Phong thủy chính
là quan sát sự thuận ứng nghịch phản của Sơn và Thủy,Khí cứng rắn nhu hòa của
Âm Dương,lý Phân ly,hội hợp của tụ và tán.
Phong thủy tốt là mạch địa thoạt tiên lên cao,vượt lên,hướng
đi của Ðịa mạch hoạt bát như Long,nhấp nhô khộng ngừng, đứt đoạn rồi lại nối liền.Ðịa
mạch xuất hiện ở giữa,xung quanh có Sa trướng trùng trùng.Sa trướng của nó có gần
có xa,có nghênh có tống,có triền,có hộ vệ.Khi hiệp cốc xuất hiện ,chúng đều thu
giữ Ðịa Khí, tựa Phong yêu (Lưng ong ) và Hạc tính (Gối Hạc ) vậy,có nơi tạo ra
thế cử đỉnh,có chỗ tạo ra hình Giáp hộ,nơi giao tiếp của Ðịa mạch không bị đứt
đoạn,khi Phong suy đi qua hai bên Hiệp cốc ,thì Ðịa mạch lại tựa như hai bên mạn
thuyền song song mà ra.Nơi đỉnh và hai bên của Ðịa mạch sáng sủa lại cùng tương
ứng với Tinh thần,tựa hồ như sắp có Long có Hổ giáng xuống nơi này.Triều sơn ở
xa thì đẹp đẽ,muôn hình vạn trạng.Minh đường rộng rãi bằng phẳng,Thủy khẩu giao
kết ,uốn lượn xung quanh,bốn phương tám hướng không có nơi nào bị khuyết hãm.Ðịa
Huyệt hạ lạc kết Huyệt ở nơi này,khí Âm Dương phân biệt cùng tiếp,chỗ cao chỗ
thấp,lồi lõm rõ ràng, địa hình hai bên như hai cánh tay giang rộng,trên phân
ra,dưới hợp lại,Ðịa thế tròn và nhọn cùng đối ứng với Thiên quan Ðịa quỷ.Thủy
trong ,Thủy ngoài đều ôm ấp,bao quanh nơi này;Sơn trong Sơn ngoài cùng tụ hội.Nơi
được như vậy được xem là đại Phú đại Quý của Phong thủy vậy.
”.
Trong 3 yếu tố Thiên – Địa – Nhân theo dienbatn thì Hong
Kong có yếu tố Nhân Khí là cực mạnh và là yếu tố cơ bản giúp cho Hong Kong phát
triển vượt bực.
Ta thấy rằng, gần như toàn bộ Hong Kong là những khối đá trơ
trụi , xung quanh toàn là biển nước mặn , không phải là nơi cây cối có thể phát
triển ( Tại một số nơi các bạn thấy có cây xanh nhiều như Disneyland Hong Kong
, Vườn Nan Lian,Tsz Shan Monastery thì đều là người ta phải mua đất , mua cây về
trồng tại đó .). Ngay cả nước ngọt là điều mà các bạn vẫn thường gặp ở bất cứ
nơi đâu thì tại Hong Kong , toàn bộ nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt của người
dân lại phải nhập khẩu từ Trung Hoa đại lục. Người Hong Kong mua lại nước ngọt từ
Trung Hoa đại lục về rồi xây dựng trạm xử ly nước để có thể uống tại vòi cung cấp
cho người dân. Riêng tại WC , để tiết kiệm nước người ta vẫn sử dụng nước biển.
Người Hong Kong cũng không thể trồng cây gì ? nuôi con gì ? như ở Việt Nam
chúng ta . Đi suốt Hong Kong dienbatn không hề gặp được một cây ăn trái nào.
Chỉ có 3,7% đất Hong Kong phục vụ việc ăn ở của người dân.
Nhưng không phải vì đồi núi, đó là do chính sách và đây là lý do chính khiến
ngày càng có nhiều người sống trong những chiếc "lồng" – theo đúng
nghĩa đen.
Chính quyền sở hữu đất và họ cho các nhà phát triển thuê lại,
thường là hợp đồng 50 năm, dưới hình thức đấu giá. Ai trả giá cao nhất sẽ có được
đất. Với sự khan hiếm và đắt đỏ của nhà ở, các công ty địa ốc từ Trung Quốc,
mang theo hàng tỷ USD, sẽ giành bằng được phần thắng những thương vụ này. Và hệ
quả của quá trình đấu giá đó, chính là giá đất cao ngất ngưởng.
Một căn chung cư có diện tích khoảng 40 m2 tại Cửu Long cho
thuê một tháng giá khoảng 60 triệu tiền Việt Nam , và nếu bạn muốn mua căn hộ
đó , bạn cần bỏ ra khoảng 20 tỷ tiền Việt. Trên khu vực núi nơi các đại gia làm
biệt thư thì giá đất còn khủng hoảng hơn. Để mua được 1 m2 đất ở đây bạn cần bỏ
ra số tiền lớn hơn 20 tỷ tiền Việt – Tức sấp sỉ 1 triệu USD /1m2.
Chính quyền Hong Kong đã nhiều lần đề nghị dân chúng cho san
bớt núi để lấn biển , tăng diện tích xây dựng, nhưng dân chúng phản đối rất quyết
liệt vì muốn bảo tồn thiên nhiên , môi trường và cảnh quan của Hong Kong.
Hồng Kông tự hào là thành phố có nhiều tòa nhà chọc trời nhất
thế giới . Do đất chật người đông, đại đa số dân Hồng Kông sống trong những tòa
nhà chung cư cao tầng. Những ngôi nhà gia đình đơn lẻ là cực kỳ hiếm và thường
chỉ được tìm thấy ở những khu vực xa xôi hẻo lánh .
Những tòa nhà chọc Trời xấu xí tại Hong Kong.
Thật ra, Hong Kong vẫn còn rất rất nhiều vùng đất chưa hề được
khai thác. 75,6% đất đai ở Hong Kong chưa được phát triển. Phần lớn chúng là địa
hình núi đá, rất khó để xây dựng nhà ở.
Vox đã phỏng vấn hai chuyên gia địa ốc, ông Paul Zimmerman –
CEO Designing Hong Kong và ông John Wright – Chủ tịch Friend of Sai Kung.
"Liệu giá đất ở Hong Kong đắt như vậy có phải vì khan
hiếm đất đai hay không?".
"Không" – cả hai chuyên gia trả lời. "Vấn đề
là việc sử dụng đất. Do đất đai đang được sử dụng, hoặc bảo tồn theo cách phi
hiệu quả", "Vấn đề không phải là thiếu đất mà là quản lý đất không tốt".
"Sử dụng đất", "quản lý đất", những điều
mà các chuyên gia muốn đề cập là:
Hong Kong có mức thuế cực kỳ thấp. Đây là vùng đất tuyệt vời
để làm ăn. Thuế doanh nghiệp rất thấp, không có thuế giá trị gia tăng, không
thuế bán hàng, thị trường tự do. Nếu chính quyền không có doanh thu ngân sách từ
thuế, họ sẽ cần một nguồn thu khác. Và ở Hong Kong, nguồn thu đó là cho thuê đất.
Paul Zimmerman cho biết: "Phần lớn doanh thu ngân sách
của chính quyền Hong Kong đến từ doanh thu đất, chúng chiếm 30% tổng thu tài
chính". Chính quyền Hong Kong cho các nhà phát triển thuê đất với giá cao
ngất ngưởng, thu về một núi tiền khổng lồ mà không cần phải tăng một đồng thuế
cá nhân hay thuế công ty nào. Trong khi đó, theo bảng xếp hàng của Quỹ Di sản
(Heritage Foundation) Hong Kong vẫn tự hào là nền kinh tế tự do nhất hành tinh.
Tuy rằng chiến lược này rất tốt cho doanh thu ngân sách cũng
như cho các nhà đầu tư, thì nó cũng không tốt cho người dân.
Xin theo dõi tiếp bài 2. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét