GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN.
BÀI 3.
Miếu Triệu Tường.
BÀI 3.
I. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA
9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.
1.TƯ LIỆU :
Nguyễn Kim là người đặt nền móng cho các chúa Nguyễn sau này. Sinh thời ông không tự xưng danh chúa nhưng được con cháu chúa Nguyễn sau này tôn miếu hiệu Triệu Tổ và được phong thụy hiệu Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Vĩ Tích Chiêu Huân Tĩnh vương xem như là chúa. Tuy nhiên ông không được xem là vị chúa Nguyễn đầu tiên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Di Mưu Thùy Dụ Khâm Cung Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Khải Vận Nhân Thánh Tĩnh hoàng đế (貽謀垂裕欽恭惠哲顯祐宏休濟世啟運仁聖靖皇帝).
Năm 1545, khi Nguyễn Kim mất được đưa đến án táng tại núi Thiên
Tôn. Năm 1803 vua Gia Long cho xây gần đó một miếu 3 gian 2 chái thờ Nguyễn Kim
và để thờ vọng Nguyễn Hoàng (1558 – 1613). Miếu được đặt tên là Nguyên miếu
(sau còn gọi là miếu Triệu Tường). Cạnh đó còn có miếu thờ Trừng Quốc Công thân
phụ Nguyễn Kim. Năm 1808, Gia Long đặt tên cho khu mộ Nguyễn Kim là lăng Trường
Nguyên (lăng này không có dấu vết rõ ràng nên chỉ xây nên một nền vuông để bái
yết và cúng tế).
Làng Gia Miêu trước kia thuộc huyện Tống Sơn (Hà Trung ngày nay)
là quê hương gốc rể cội nguồn của Hòang tộc Nguyễn ở Thanh Hóa. Vì tính chất
thiêng liêng đặc biệt ấy nên nhà Nguyễn gọi Gia Miêu là đất Quý Hương (tên Nôm
gọi là Bái Đền), gọi huyện Tống Sơn là Quý Huyện.
Lăng Triệu Tường. - Tên lăng chính thức là Trường Nguyên. Lăng tọa lạc tại
vùng núi Triệu Tường nên thường gọi là lăng Triệu Tường, nơi hợp táng ông bà
Nguyễn Kim (tức Triệu Tổ Tĩnh Hòang Đế và Hòang hậu triều Nguyễn - thân sinh và
thân mẫu của chúa Tiên Nguyễn Hòang).
Khu Lăng miếu Triệu Tường (ảnh tư liệu).
Miếu Triệu Tường.- Với các vua nhà Nguyễn, có lăng (nơi chôn) luôn có miếu (nơi
thờ) kèm theo. Đã có lăng Triệu Tường thì phải có Miếu Triệu Tường. Lăng và
miếu thường xây dựng gần nhau, cùng trong một khu vực. Nhưng không hiểu sao,
lăng Trường Nguyên (lăng Triệu Tường) táng trong vùng núi Triệu Tường còn Miếu
Triệu Tường lại xây dựng ở cánh đồng tại thung lũng chân núi, cách khu vực lăng
trên dưới 1 km, sát con đường Thành phố Thanh Hóa đi huyện miền núi Thạch
Thành.
Hình ảnh miếu Triệu Tường trước năm 1945.
Trục Thần đạo Lăng Triệu tường.
Miếu Triệu Tường đã được quy hoạch, phục
dựng lại.
Lăng Trường Nguyên - nơi an táng Chiêu Huân Tĩnh công Nguyễn
Kim.
Trừng Quốc Công miếu (miếu thờ Trừng Quốc Công): Ở ngay phía tả
nguyên miếu. Nhà chính và nhà ngoại đều 3 gian. Gian chính giữa thờ Trừng Quốc
Công (là con của Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế), quay về hướng nam. Gian tả phối (thờ
phụ thêm) Lỵ Nhân Công, quay về hướng tây. Hàng năm tế lễ theo như Nguyên miếu.
Miếu này dựng lên từ năm Gia Long thứ ba"
Như vậy,
Nguyên miếu là nơi thờ Nguyễn Kim (Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế) và Nguyễn Hoàng (con
Nguyễn Kim - tức Gia Dụ Hoàng Đế), còn Trừng Quốc Công miếu là nơi thờ Nguyễn
Hoằng Dụ - thân phụ Nguyễn Kim và Nguyễn Văn Lang - thân phụ Nguyễn Hoằng Dụ
(tức Lỵ Nhân Công).
Di tích Lăng miếu Triệu Tường được vua Gia Long cho xây dựng năm
1803, tại thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, là nơi phát tích của 9
chúa, 13 vua triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc tưởng niệm - miếu thờ của
vương triều Nguyễn, được xây dựng với quy mô lớn, có giá trị đặc biệt về kiến
trúc và nghệ thuật trang trí điêu khắc. Trải qua những biến động của lịch sử,
Lăng miếu Triệu Tường đã bị san phẳng, nay chỉ còn dấu tích nền móng. Qua các
cuộc khai quật thám sát khảo cổ đã cho cái nhìn tổng thể về quy mô, loại hình,
kiểu kiến trúc cũng như diện tích xây dựng của khu di tích. Điều đó giúp công
tác tôn tạo, phục dựng lại di tích có đầy đủ cơ sở khoa học trả lại cho di tích
có được hình hài vốn có của nó.
9 ĐỜI CHÚA NGUYỄN.
Theo lịch sử, triều Nguyễn có 9 đời chúa và 13 đời vua. Chúa
Tiên Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên đặt nền móng cho vương triều
Nguyễn và Bảo Đại là vị vua cuối cùng, trong khoảng thời gian gần 400 năm bắt
đầu từ năm 1558 và kết thúc vào năm 1945.
9 chúa nhà Nguyễn cùng an giấc nghìn
thu ở một xã.
Xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà, Thừa
Thiên Huế) là nơi được người xưa chọn đặt lăng của 9 chúa Nguyễn và 2 vị vua
triều Nguyễn.
1. Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên hay Tiên vương (1525–1613), con út của Triệu Tổ Nguyễn Kim, xưng chúa năm 1558, có 10 con trai và hai con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế. Ông là vị chúa Nguyễn đầu tiên.Lăng của Chúa Nguyễn Hoàng ở làng La Khê – Huyện Hương Trà – HUẾ. Lăng Trường Cơ (chữ Hán: 長基陵), tức lăng của Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế - Nguyễn Hoàng, là vị chúa Nguyễn đầu tiên của 9 đời Chúa Nguyễn. Gia Long hoàng đế đã truy tôn ông và xây dựng lăng tẩm. Lăng thuộc địa phận xã La Khê, huyện Hương Trà (nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Nguyên trước lăng được lập ở núi Thạch Hàn, huyện Vũ Xương, tỉnh Quảng Trị, về sau mới dời đến vị trí này. Lăng nằm bên tả ngạn dòng Tả Trạch, cách bờ sông chừng 300m, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10 km đường chim bay về phía Tây- Nam.
Lăng
Trường Cơ của Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế Nguyễn Hoàng (1525-1613), nằm tại trung
tâm thôn La Khê.Lăng cách bờ sông Hương chừng 300 m, xoay mặt về hướng chính Bắc.
Toàn cảnh công trình
lăng chúa Nguyễn Hoàng được trùng tu - Ảnh: P.T.H
2. Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi, Chúa Bụt hay Sãi vương (1563–1635), con trai thứ sáu của chúa Tiên, kế nghiệp năm 1613 vì các anh đều chết sớm và một anh bị chúa Trịnh giữ tại Đàng Ngoài, có 11 con trai và bốn con gái. Chúa Sãi là người đầu tiên trong dòng họ mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ngài có thai chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ "Phúc". Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hy Tông Hiếu Văn hoàng đế. Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên qua đời năm 1635, ở ngôi chúa 22 năm, hưởng thọ 73 tuổi. Ban đầu, ông được an táng tại Sơn Phận, huyện Quảng Điền, sau được cải táng về vùng núi Hải Cát, Hương Trà, Thừa Thiên (nay thuộc thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Tên lăng là Trường Diễn. Đời vua Gia Long, ông được truy tặng miến hiệu Hy Tông.
Lăng Trường Diễn của Hy Tôn Hiếu Văn
Hoàng Đế - Nguyễn Phúc Nguyên (1563-1635), nằm ở thôn Hải Cát.Lăng ở phía tả
ngạn sông Hương, cách bờ sông khoảng 350m, xoay về phía Tây Nam.
3. Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng hay Thượng vương (1601–1648), con trai thứ hai của chúa Sãi, kế nghiệp năm 1635 vì anh trưởng chết sớm, có ba con trai và một con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế.Cuộc chiến lần thứ 4 với quân Trịnh, Chúa Phúc Lan đã phải tự cầm quân ra hỗ trợ. Sau Chúa thấy trong người không được khỏe, mới trao binh quyền cho con trai là Nguyễn Phúc Tần và tướng Nguyễn Hữu Dật chỉ huy còn mình thì rút về. Ðến phá Tam Giang thì Chúa mất, hưởng thọ 48 tuổi. Lăng mộ táng tại làng Chiêm Sơn, gò Cốc Hùng, Quảng Nam. Tên lăng là Vĩnh Diên.Con trai ông là Nguyễn Phúc Tần lên kế nghiệp, tức Hiền vương.
Lăng
Trường Diên của Thần Tôn Hiếu Chiêu Hoàng Đế Nguyễn Phúc Lan (1601-1648), nằm ở
thôn La Khê Trẹm.Lăng nằm gần phía dòng Hữu Trạch của sông Hương, cách bờ sông
khoảng 300 m, xoay mặt về hướng Bắc. Hiện lăng Trường Diên xuống cấp nghiêm
trọng, bờ thành ngoài bị vỡ, bên trong cây cỏ mọc um tùm.
4. Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền hay Hiền vương (1620–1687), con trai thứ hai của chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648 vì cả anh lẫn em đều chết sớm, có sáu con trai và ba con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế. Lăng được đặt tên là Trường Hưng lăng (長興陵), thụy hiệu của ông là Công Cao Đức Hậu Dũng Triết vương (功高德厚勇哲王). Vào đời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, ông được tặng miếu hiệu là Nghị Tổ (毅祖), thụy hiệu cải thành Tuyên Uy Kiến Vũ Anh Minh Trang Chánh Thánh Đức Thần Công Hiếu Triết vương (宣威建武英明莊正聖德神功孝哲王).
Lăng
Trường Hưng của Thái Tôn Hiếu Triết Hoàng Đế Nguyễn Phúc Tần (1620-1687), dân
gian quen gọi là lăng Chín Chậu, nằm ở thôn Hải Cát.Lăng ở tả ngạn sông Hương,
cách bờ sông khoảng 800 m, xoay mặt về hướng Đông Bắc.
5. Nguyễn Phúc Thái tức Chúa Nghĩa hay Nghĩa vương (1650–1691), con trai thứ hai của chúa Hiền, kế nghiệp năm 1687 vì anh trưởng chết sớm, có năm con trai và năm con gái. (Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì chúa Nghĩa là Nguyễn Phúc Thái, còn Nguyễn Phúc Trăn không có, mà chỉ có Nguyễn Phúc Trân, em kế của chúa tức Cương quận công). Chúa Nghĩa là người dời đô đến Huế. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế. Mùa xuân năm 1691, chúa Nghĩa ốm nặng, ông triệu thế tử là Tộ Trường hầu Nguyễn Phúc Chu đến và căn dặn: "Ta vâng theo mối trước, vẫn mong sao nối theo được chí, làm theo được việc. Con nay kế nghiệp, nên noi công đức của tổ tông, cầu hiền đãi sĩ, yêu dân thương quân, đừng tin lời nói gièm pha, đừng bỏ những người ngay thẳng, để xây dựng nghiệp lớn, đó là điều đại hiếu". Cùng ngày, chúa Nghĩa qua đời, thọ 42 tuổi. Lăng mộ táng tại núi Kim Ngọc (Định Môn, Hương Trà, Thừa Thiên). Tên lăng là Trường Mậu. Thế tử Phúc Chu lên kế nghiệp, tức Chúa Minh.Sau này, Nhà Nguyễn truy tôn ông miếu hiệu là Anh Tông, thụy là Thiệu Hư Toản Nghiệp Khoan Hồng Bác Hậu Ôn Huệ Từ Tường Hiếu Nghĩa hoàng đế.
Lăng Trường Mậu của Anh Tôn Hiếu Nghĩa
Hoàng Đế Nguyễn Phúc Thái (1650-1691), nằm ở thôn Kim Ngọc.Lăng ở phía tả ngạn
dòng Tả Trạch, cách bờ sông chừng 1,5 km, trên một quả đồi cao, xoay mặt về
hướng bắc, trước mặt lăng có hồ rộng.
6. Nguyễn Phúc Chu tức Chúa Minh hay Minh vương (còn gọi là Quốc chúa, chữ Hán: 國主) (1675–1725), con trai trưởng của chúa Nghĩa, kế nghiệp năm 1691, có 38 con trai và bốn con gái. Chúa Minh là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh để xin phong vương nhưng không được công nhận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê của Đàng Ngoài là vua của toàn xứ Việt lúc đó. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế. Lăng mộ táng tại Kim Ngọc, Hương Trà, Thừa Thiên. Tên lăng là Trường Thanh .Về sau, nhà Nguyễn truy tôn ông là Hiển Tông, thụy là Anh Mô Hùng Lược Thánh Minh Tuyên Đạt Khoan Từ Nhân Thứ Hiếu Minh hoàng đế.
Lăng
Trường Thanh của Hiển Tôn Hiếu Minh Hoàng đế Nguyễn Phúc Chu (1675-1725), nằm ở
thôn Kim Ngọc. Lăng ở tả ngạn dòng Tả Trạch, cách bờ sông 800 m, xoay mặt về hướng Đông Nam, trước mặt là đồng
ruộng.
7. Nguyễn Phúc Chú tức Chúa Ninh hay Ninh vương (1697–1738), con trai trưởng của chúa Minh, kế nghiệp năm 1725, có ba con trai và sáu con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Túc Tông Hiếu Ninh hoàng đế. Ở ngôi chúa 13 năm, chúa Nguyễn Phúc Chú qua đời vào ngày 20 tháng 4 năm Mậu Ngọ (7 tháng 6 năm 1738) lúc 42 tuổi.Chúa Ninh được an táng tại lăng Trường Phong nằm trong khu Thiên Thọ Lăng (Lăng Gia Long) ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Triều thần dâng thụy hiệu cho chúa là Đại đô thống Tổng quốc chính Vũ Hiếu Ninh vương. Năm Bính Dần (1806), vua Gia Long lại truy tôn là Hiếu Ninh hoàng đế, miếu hiệu là Túc Tông, đưa long vị vào thờ tại Thái Miếu, án thứ ba bên phải . Chúa Nguyễn Phúc Chú được đánh giá là người đã có công trong việc thiết lập đơn vị hành chính mới, giữ gìn và mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long .
Lăng
Trường Phong của Túc Tôn Hiếu Ninh Hoàng Đế Nguyễn Phúc Chú (Thụ) (1697-1738),
nằm ở thôn Định Môn.Lăng ở bên cạnh khe Trường Phong, cách bờ sông Hương gần 2
km, xoay mặt về hướng chính Đông Bắc.
8. Nguyễn Phúc Khoát tức Chúa Vũ hay Vũ vương (1714–1765), con trai trưởng của chúa Ninh, kế nghiệp năm 1738, có 18 con trai và 12 con gái. Vì năm 1744 vào dịp Tết Nguyên Đán có một cây sung nở hoa và một lời sấm 'Bát thế hoàn trung đô'. Đến lúc này chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng gọi mình là Vũ vương vào năm 1744 và xem Đàng Trong như một nước độc lập. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thế Tông Hiếu Vũ hoàng đế. Ngày 7 tháng 7, năm 1765, Chúa Võ Nguyễn Phúc Khoát qua đời, thọ 51 tuổi. Ông được táng tại Trường Thái lăng ở làng La Khê (Hương Trà, Thừa Thiên). Đến đời Gia Long, Chúa Võ được thờ tại Thái Tổ Miếu (tức Thái Miếu trong Hoàng thành Huế), án thứ tư bên tả.Nguyễn Phúc Thuần, con trai thứ 16 của Chúa Võ lên ngôi, dâng thụy hiệu cho cha là: Trí Hiếu Vũ Vương. Năm Bính Dần (1806), Vua Gia Long truy tôn là: Trí Hiếu Võ Hoàng Đế, miếu hiệu là Thế Tông.
Lăng
Trường Thái của Thế Tôn Hiếu Vũ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), nằm ở
thôn La Khê.Lăng ở núi La Khê, xoay về hướng chính Bắc, trước mặt là đồng
ruộng.
9. Nguyễn Phúc Thuần tức Chúa Định hay Định vương (1754–1777), con trai thứ 16 của Vũ vương, kế nghiệp năm 1765, không có con. Khi còn sống, Vũ vương đã có ý định cho con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi. Sau khi Nguyễn Phúc Hiệu chết, và con ông này hãy còn quá nhỏ, Vũ vương định cho con trai thứ hai của mình là Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn, là cha của Thế Tổ Cao hoàng đế Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ vương chết, một quyền thần trong triều là Trương Phúc Loan đã giết Nguyễn Phúc Luân rồi lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi, lên ngôi để dễ kiềm chế. Năm 1777, ông bị nhà Tây Sơn giết khi ở tuổi 26, chưa có con nối dõi. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế.
Lăng
Trường Thiệu của Duệ Tôn Hiếu Định Hoàng Đế Nguyễn Phúc Thuần (1754-1777), ở
thôn La Khê. Lăng ở tả ngạn dòng Tả Trạch, cách bờ sông chừng 400 m, gần lăng
Trường Cơ.
Mười ba vua .
Nhà Nguyễn được thành
lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị
năm 1945, trải tổng cộng 143 năm, có 13 vị vua thuộc 7 thế hệ.
Quốc hiệu Việt Nam
chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn năm 1804 dưới triều vua Gia Long. Năm
1839 vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam với ngụ ý một nước Nam rộng lớn,
quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945 khi vua Bảo Đại đặt quốc hiệu là Đế quốc
Việt Nam.
Triều Nguyễn là một
triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của
người Pháp giữa thế kỷ 19, trải qua hai giai đoạn chính:
- Từ năm 1802–1858 là
giai đoạn độc lập, từ khi vua Gia Long thống nhất đất nước đến các đời Minh
Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
- Từ năm 1858–1945 là
giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết
thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào tháng 8 năm 1945.
Trong bài có sử dụng tư liệu của Võ Thạnh .
( Còn tiếp - dienbatn ).
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét