GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 23.
Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 23.
I.NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN. II.LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA NGUYỄN TẠI HUẾ. 1.LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG. 2. HIẾU LĂNG CỦA VUA MINH MẠNG. 3. XƯƠNG LĂNG(昌陵) - LĂNG CỦA VUA THIỆU TRỊ. 4. KHIÊM LĂNG – Lăng Tự Đức (chữ Hán: 嗣德陵) 5. LĂNG VUA KHẢI ĐỊNH. 6.CUỘC CHIẾN TÂM LINH RÙNG RỢN GIỮA NHÀ NGUYỄN GIA LONG VÀ NGUYỄN HUỆ - TÂY SƠN. 7. NHỮNG CUỘC TÀN PHÁ VÀ THẢM SÁT CỦA NHÀ TÂY SƠN. ( Bài đọc thêm phần tư liệu ). 8.ĐƯỜNG TOẠI ĐẠO Ở LĂNG VUA CHÚA TRIỀU NGUYỄN. 9.ĐÀN NAM GIAO TẠI VIỆT NAM . I.ĐÀN NAM GIAO Ở THĂNG LONG. 1. Đàn Nam Giao Thăng Long Thời Lý - Trần- Lê: 2.ĐÀN NAM GIAO TẠI THÀNH NHÀ HỒ - THANH HÓA. 3. ĐÀN NAM GIAO TẠI THỌ XUÂN - THANH HÓA. 4. ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN Ở BÌNH ĐỊNH. 5. ĐÀN TẾ NAM GIAO TẠI HUẾ. 1/ ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN TẠI NÚI BÂN – HUẾ. 2/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI PHỦ DƯƠNG XUÂN THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN: 3/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI KINH THÀNH HUẾ.( Tiếp theo ). TƯ LIỆU 1 : LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO TẠI HUẾ NĂM 1935. Những hình ảnh về lễ tế Đàn Nam Giao được diễn ra vào năm 1935 cho chính vua Bảo Đại đích thân chủ trì. TƯ LIỆU 2 : LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO TẠI HUẾ NĂM 1924. Ảnh quý về Lễ tế đàn Nam Giao của vua Khải Đinh năm 1924 tại Huế. 10.ĐÀN XÃ TẮC Ở VIỆT NAM. ĐÀN XÃ TẮC Ở VIỆT NAM. 1.ĐỊNH NGHĨA ĐÀN XÃ TẮC. 社 xã 1.Đền thờ thổ địa. Như xã tắc 社稷, xã là thần đất, tắc là thần lúa. 2.Xã tắc cũng chỉ nơi thờ cúng thần đất và thần lúa, do đó còn có nghĩa là đất nước. 稷 tắc Lúa tắc, thứ lúa cao, cây dài đến hơn một trượng, là một giống lúa chín sớm nhất, ngày xưa cho là thứ lúa quý nhất trong trăm giống lúa, cho nên chức quan coi về việc làm ruộng gọi là tắc. Thần lúa cũng gọi là tắc. Như xã tắc 社稷, xã là thần đất, tắc là thần lúa. Theo Chu lễ - Khảo công kí 周礼 - 考工记: Xã tắc đàn thiết vu vương cung chi hữu, dữ thiết vu vương cung chi tả đích tông miếu tương đối, tiền giả đại biểu thổ địa, hậu giả đại biểu huyết duyên, đồng vi quốc gia đích tượng trưng. 社稷坛设于王宫之右, 与设于王宫之左的宗庙相对, 前者代表土地, 后者代表血缘, 同为国家的象征. (Đàn Xã tắc được lập bên phải của vương cung, đối lập với tông miếu được lập bên trái của vương cung, đàn Xã tắc đại biểu cho đất đai, tông miếu đại biểu cho huyết thống, đều là tượng trưng cho đất nước.) .Huỳnh Chương Hưng. Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh viết: “Xã tắc : Thủa xưa dựng nước tất quí trọng nhân- dân. Dân cần có đất ở nên lập nền Xã để tế thần Hậu-thổ, dân cần có lúa ăn nên lập nền Tắc để tế Thần-nông. Mất nước thì mất xã-tắc, nên xã-tắc cũng có nghĩa là quốc-gia. Xã tắc đàn : Chỗ vua tế thổ-thần và cốc-thần. Xã tắc thần Thần đất và thần lúa – Vị thần giữ gìn cho nước nhà được yên ổn. Xã tế Tế thần đất”. Trong BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO viết : 社 稷 以 之 奠安, 山 川 以 之 改 觀 。 Phiên âm. Xã tắc dĩ chi điện an, Sơn xuyên dĩ chi cải quán. Dịch nghĩa : Xã tắc từ đây vững bền. Giang sơn từ đây đổi mới. Đàn Xã Tắc là một trong các loại đàn tế cổ, được các vị Vua cho lập để tế Xã thần (Thần Đất, 社) và Tắc thần (tức Thần Nông, 稷) - hai vị thần của nền văn minh lúa nước. Theo tác giả Đào Duy Anh trong quyển Từ điển Hán Việt, "Xã tắc" có nghĩa là: "Thuở xưa dựng nước (....). Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế thần nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia". Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết: "Từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô VN và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc". Tuy khởi đầu chữ Xã tắc có nhiều nghĩa , song trong lịch sử nước ta , Xã tắc chỉ hai vị thần của nền văn minh lúa nước , của dân tộc làm lúa nước tức là non sông Lạc Việt. Lễ tế Xã Tắc tôn vinh nền nông nghiệp Việt . Các nghi lễ cầu mùa nước ta xuất hiện từ rất sớm và luôn chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống nhân dân. Lễ tế của triều đình phong kiến xưa được chia làm 3 bậc: đại tự, trung tự và quần tự. Đàn Xã Tắc là nơi nhà Vua cúng tế Xã (thần Đất) và Tắc (thần Lúa). Người xưa quan niệm, Xã là thần lớn nhất trong năm vị thần, Tắc là loại quí nhất trong ngũ cốc. Tắc mà không có Xã sẽ không sinh trưởng được. Xã mà không có Tắc sẽ hoang vu. Do vậy, hiệp tế Xã-Tắc là công lợi ngang nhau. Lễ tế Xã Tắc vì thế, từ thời Nguyễn luôn được xếp vào hàng Đại tự (chỉ đứng sau lễ tế Nam Giao). Thông thường, tế Xã Tắc đa số là quan cúng, vì Xã Tắc là ngang thần, ông Thái Xã và ông Thái Tắc chỉ ngang vua phong. Dịp nào đặc biệt lắm vua mới lên đàn tế. Tuy nhiên, lễ tế đàn Xã Tắc Huế thuộc hàng đại tự, nên thông thường, nhà vua sẽ trực tiếp làm chủ tế. 2. NHỮNG ĐÀN XÃ TẮC TẠI VIỆT NAM. Việt Nam từng tồn tại ba Đàn Xã Tắc. Theo thời gian và những biến động của lịch sử, các Đàn Xã Tắc gần như đã mất dấu hoàn toàn. Các nhà sử học cho biết, Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc. Một là Đàn Xã Tắc nhà Đinh tại Hoa Lư. Sách Đại Việt sơ lược chép về việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi và định đô có đoạn: “Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, vương xưng Hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế”. Hai là Đàn Xã Tắc nhà Lý tại Thủ đô Hà Nội. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đàn Xã Tắc được coi là một trong những di tích quan trọng vào bậc nhất của Thăng Long xưa, được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm Mậu Tý 1048) tại ngõ Xã Đàn 1, phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Và, ba là Đàn Xã Tắc nhà Nguyễn tại Huế được dựng vào năm Gia Long thứ 5 (tức năm 1806) bên trong Kinh thành Huế (trước đây thuộc xã Hữu Niên, sau là phường Ngưng Tích), thuộc địa phận phường Thuận Hòa (TP Huế ngày nay). 1/Một là Đàn Xã Tắc nhà Đinh tại Hoa Lư :Thuở xưa, bất cứ một triều đại nào, trước khi tạo dựng cơ đồ, việc đầu tiên là lập Đàn Xã Tắc. Đinh Tiên Hoàng khi dựng lên nước Đại Việt, đã thực hiện cả hai việc gần như đồng thời "lập Xã Tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế". Vua Lý Thái Tông cũng lập Đàn Xã Tắc vào năm Mậu Tý (1048). Về mặt niên đại, Đàn Xã Tắc ở Hoa Lư được xem là cổ nhất vì được xây dựng năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì phần lớn các di tích cung điện thế kỷ X tại Hoa Lư vẫn chưa được phát hiện. 2/ Hai là Đàn Xã Tắc nhà Lý, Lê tại Hà Nội. Trong Kiến Văn Tiểu Lục, Lê Quý Đôn chép: "Triều nhà Lý, lập đàn Phong vân để cầu mưa; đàn Xã tắc để cầu quanh năm được mùa; dùng ngày lập xuân làm lễ nghinh xuân". Cũng trong sách này, Lê Quý Đôn mô tả đàn Xã tắc theo thể chế định trong đời Hồng Đức nhà Hậu Lê, có "nền đàn một khu, nội nghi môn 3 gian, cửa nhỏ 2 gian, bốn xung quanh đắp tường, điện Canh y 1 gian 1 chái, nhà Túc yết 5 gian 2 chái, kho tế khí và phòng bếp đều 3 gian, ngoại nghi môn 3 gian, bốn xung quanh đắp tường." Tại Hà Nội, theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đàn Xã Tắc được coi là một trong những di tích quan trọng vào bậc nhất của Thăng Long xưa, được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm Mậu Tý 1048) tại ngõ Xã Đàn 1 (phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội), đến sau thời Vua Lê Chiêu Thống (1788) thì mất dấu. Sau hơn hai trăm năm mất dấu, tình cờ được tìm thấy lại vào tháng 11 năm 2006, khi thi công đường vành đai 1 thuộc dự án cải tạo đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa. Cũng chính vì lẽ đó, Đàn Xã Tắc ở Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) ngày nay được đánh giá là công trình kiến trúc cổ nhất của nước ta, không có công trình cổ nào trên cả nước có thể sánh được về ý nghĩa và độ dài lịch sử... Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc thì đàn Xã Tắc được lập từ thời vua Lý Thái Tông (1048), đến thời vua Lê Chiêu Thống (1788) thì mất dấu. Vào tháng 11/2006, khi khảo sát để mở rộng tuyến đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, các nhà khoa học đã phát hiện di tích này ở khu vực đầu phố Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Sách Đại Việt sử kí toàn thư có chép lại sự kiện năm 1048 như sau: "Lập đàn Xã Tắc ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo cho mùa màng". Đây là một nghi lễ phong kiến phổ biến của các triều đại phong kiến, vốn có nguồn gốc từ thời cổ đại Trung Hoa. Dấu tích về đàn Xã Tắc hiện nay vẫn còn được lưu giữ trong dân gian bởi địa danh ngõ Xã Đàn (đơn vị hành chính lập trên khu vực đàn Xã Tắc) vẫn được truyền tụng và sử dụng đến ngày nay. Theo các tài liệu, hình minh hoạ còn lưu lại đến ngày nay thì đàn Xã Tắc xây dựng từ thời Lý được đắp lộ thiên, gồm hai tầng, hình vuông, mặt chính diện quay về hướng Bắc. Cả 2 tầng đều có lan can gạch chạy xung quanh, chính giữa bốn mặt đều xây dựng hệ thống bậc cấp. Cạnh đài cao khoảng 28m, tầng trên cùng cao khoảng 1,6m, là nơi vua quan lên làm lễ tế. Trên nền đàn dựng 32 bệ đá để cắm tàn. Khuôn viên Đàn Xã Tắc được giới hạn bằng một vòng tường gạch hình chữ nhật. Mặt hướng Bắc được trổ 3 cửa, còn lại chỉ được trổ một cửa. Bên ngoài vòng thành ở phía Nam được dựng một bức bình phong. “Đền Kim Liên còn được gọi là đình do kiến trúc ban đầu nơi đây là một ngôi đình. Sau này, đình được sử dụng làm đền thờ thần Cao Sơn nên gọi là đền Cao Sơn. Trước kia, đền thuộc phường Kim Hoa rồi phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức. Trong đó, phía Tây của đền là đàn Xã Tắc, phía Bắc là đàn Thiên Văn, phía trước là đê của thành Đại La (nay là khu vực đê La Thành ). Tên gọi chính thức của đền hiện nay là đền đình Kim Liên.”( http://mobile.coviet.vn/_) Ngay sau khi phát hiện ra di tích Đàn Xã Tắc, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định dành 1000m2 để bảo tồn di tích này. Cùng lúc đó, các nhà khoa học tiến hành mở ba hố thám sát rộng 100m2 trên đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa. Các hiện vật lộ thiên cho phép xác nhận đây là khu vực vua nhà Lý dựng đàn Xã Tắc. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học chỉ xác định được đây là khu vực đàn Xã Tắc Thăng Long được xây vào đời vua Lý Thái Tông, chứ chưa xác định được chính xác nơi lập đàn.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư (chính sử thời Lê), Việt sử thông giám mục bộ (chính sử thời Nguyễn), Đại nam nhất thống chí (Địa chí về các tỉnh trong cả nước của thời Nguyễn), đàn Xã Tắc được lập từ năm Mậu Tý đời Vua Lý Thái Tông (năm 1048). Đàn được dùng để tế Xã Tắc tức là tế Hậu Thổ (thần Đất) và Thần Nông (thần Ngũ cốc), - hai vị thần được coi là quan trọng nhất của xã hội nông nghiệp, cầu cho quốc thái dân an, nước nhà bình yên, mưa thuận gió hòa, nông nghiệp được mùa, người dân no ấm, sung túc, con cái đông đủ. Đây là một trong hai nghi thức tế lễ quan trọng nhất của vua: Tế tiên tổ và tế xã tắc. Vì thế, bốn mùa Vua đều thân chinh chủ trì tế lễ xã tắc tại đàn Xã Tắc.
Đối chiếu nền Xã Đàn là một dải đất vuông, cao, trước đây có hai cây gạo lớn ở phía Bắc làng Xã Đàn (đã bị phá năm 1930) với địa chí xưa là địa dư làng Xã Đàn với phía Bắc là đường Khâm Thiên, phía Nam là Cống Đá - nơi dòng sông Lừ chảy qua phố Nam Đồng, phía Đông là Cống Trẹm (hay Cống Đá Tàu Bay) - nơi sông Kim Ngưu chảy qua đường Tàu Bay (đường Trường Chinh) thì trùng khớp với di chỉ khai quật đàn Xã Tắc vừa khai quật. Đàn tế Xã Tắc này là nơi tế lễ của các vị vua các đời Lý, Trần, Lê. Đến thời nhà Hồ, vua Hồ Quý Ly dời đô vào Thanh Hoá, đàn tế Nam Giao, Xã Tắc cũng đồng thời được xây dựng ở đây. Đến triều Nguyễn, đàn tế Nam Giao, Xã Tắc lại được dời vào Phú Xuân (Huế). 3/ Ba là Đàn Xã Tắc nhà Nguyễn tại Huế : Được dựng vào năm Gia Long thứ 5 (tức năm 1806) bên trong Kinh thành Huế (trước đây thuộc xã Hữu Niên, sau là phường Ngưng Tích), thuộc địa phận phường Thuận Hòa (TP Huế ngày nay).
Sơ đồ tổng thể đàn Xã Tắc
Đàn Xã Tắc được xây dưới thời vua Gia Long vào tháng 4 năm 1806 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc). Lúc xây đàn, triều đình nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống nạp đất sạch để đắp. Trước đây, đàn được tổ chức tế lễ mỗi năm hai lần, vào mùa xuân và mùa thu, và lễ tế đàn Xã tắc được xếp vào hàng "đại tự", cách ba năm (vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu) đích thân nhà Vua đến làm lễ. Ví trí Đàn Xã Tắc nằm tại phường Thuận Hòa, thành nội Huế, trong ô phố giới hạn bởi 4 mặt: mặt Bắc - đường: Ngô Thời Nhiệm, mặt Nam - đường Trần Nguyên Hãn, mặt Đông - đường Trần Nguyên Đán, mặt Tây - đường Nguyễn Cư Trinh. Theo sách Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn, đàn Xã Tắc được xây dựng dưới thời Gia Long tháng 4-1806 để tế cúng thần đất và thần ngũ cốc. Triều đình huy động tất cả dinh trấn trong cả nước đều phải cống đất sạch để đắp đàn. Sau khi đàn Xã Tắc được xây dựng xong, triều đình nhà Nguyễn rất chú trọng việc cúng tế ở đàn này. Ý nghĩa của việc tế lễ đàn Xã Tắc cũng quan trọng không kém việc tế ở đàn Nam Giao và cùng được xếp ở bậc đại tự (trong ba bậc đại tự, trung tự và quần tự). Theo quy định của triều Nguyễn, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Vua "ngự giá" làm lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này. Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Cả 13 đời vua Nguyễn nói chung đều thân hành đến làm chủ lễ ở đàn Xã Tắc. Như vậy xét về mặt kiến trúc, Đàn Xã Tắc và Đàn Nam Giao có cùng kiến trúc nhưng xét về chức năng, nhiệm vụ, chúng khác nhau hoàn toàn. Đàn Xã Tắc và Đàn Nam Giao nắm giữ một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong triều đình nhà Nguyễn - là cầu nối giữa Vua, quan với Thánh Thần, giữa dân chúng với Vua của mình.
Đàn xã tắc trong ảnh xưa.
Đàn Xã Tắc đã được đắp dựng với quy mô tương đối lớn. Đàn gồm hai tầng, đều hình vuông, tầng trên cao 1,6m, mỗi cạnh dài gần 30m, mặt nền tô năm màu theo ngũ phương (chính giữa màu vàng, Nam màu đỏ, Bắc màu đen, Tây màu trắng, Đông màu xanh). Tầng dưới cao 1,23m, mỗi cạnh dài 73m. Cả hai tầng đều có xây lan can gạch, cao hơn 90 cm; lan can tầng trên tô màu vàng, tầng dưới tô màu đỏ. Xung quanh đàn có tường thấp bao quanh. Mở cửa ở ba mặt: Bắc, Tây và Đông. Trước đàn có đào hồ vuông làm Minh đường. Tầng đàn chính, làm bằng gạch vồ dày 0,8m, hình vuông mỗi cạnh dài 30m, giữa bốn cạnh là bốn bậc cấp đi lên. Kết cấu của hệ thống gia cố móng bó tầng một được xác định gồm khoảng 12 lớp đất sét, vôi, cát và gạch ngói vỡ nén chặt. Nền tầng một được cấu tạo bằng nhiều lớp đất khác nhau được đầm một cách rất công phu, mỗi lớp dày khoảng 15 cm, phần đất sạch này là phần đất trên nhiều miền của Tổ quốc đóng góp về đây để lập nên đàn. Tầng hai cũng hình vuông mỗi cạnh dài 74m, phần bó tạo bởi lớp đá gan gà chồng lên nhau dày 1,7-1,8m. Nền tầng hai gồm sáu tầng đất khác loại nằm chồng lên nhau theo chiều ngang. Cùng với bia "Thái xã chi thần" đang tồn tại, một chân bia đá thanh lớn cũng được phát hiện kèm theo rất nhiều hiện vật là chân tảng đá thanh và đá gan gà dùng để cắm tàn, lọng, cờ... nằm rải rác trong khu vực... Sau năm 1945: Đàn Xã Tắc không còn được sử dụng đúng như chức năng vốn có. Đến những năm 1970-1974, toàn bộ phần đất khu vực đền chính và khu vực la thành được giao cho quân lực Việt Nam Cộng hòa nắm giữ và được trưng dụng làm nhà ở, số người sinh sống ở khu vực này lúc bấy giờ có khi lên đến 500 người. Từ sau năm 1975 đến nay: Đàn hoàn toàn biến mất và chỉ còn sót lại chỉ còn tấm biển "Thái Xã Chi Thần".
Hiện trạng đàn Xã Tắc chỉ còn vùng “lõi” nhỏ với tấm bia “Thái Xã Chi Thần”
MỘT SỐ ẢNH ĐẸP VỀ ĐÀN XÃ TẮC TẠI HUẾ.
Nằm ở phía Tây của Hoàng thành Huế, đàn Xã Tắc của nhà Nguyễn được xây dựng năm 1908, dưới triều vua Gia Long 5 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc).
Đàn được đắp lộ thiên, kiến trúc nguyên bản gồm hai tầng, hình vuông, mặt chính nhìn về hướng Bắc. Tầng dưới của đàn cao 1,20m, cạnh dài 73m, tầng trên cao 1,60m, cạnh dài 28m.
Xung quanh đàn có tường thấp bao quanh. Cửa được mở ở ba mặt: Bắc, Tây và Đông.
Xưa kia, mặt đàn nền tô 5 màu theo nguyên tắc của ngũ hành: Giữa màu vàng, phía Đông màu xanh, phía Tây màu trắng, phía Nam màu đỏ, phía Bắc màu đen. Trên nền còn đặt 32 bệ đá để cắm tàn.
Lúc xây đàn, triều đình nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống nạp đất sạch để đắp. Bởi vậy, có thể coi đàn Xã Tắc là tượng trưng cho đất đai cả tổ quốc.
So với đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc và có sự tương đồng về kiến trúc nhưng khác nhau về chức năng, nhiệm vụ. Cả đàn Xã Tắc và đàn Nam Giao đều là cầu nối giữa vua, quan với thánh thần, giữa dân chúng với vua của mình, nhưng theo các cách thức khác nhau.
Sau khi đàn Xã Tắc được xây dựng xong, triều đình nhà Nguyễn rất chú trọng việc cúng tế ở đàn này. Ý nghĩa của việc tế lễ đàn Xã Tắc cũng quan trọng không kém việc tế ở đàn Nam Giao và cùng được xếp ở bậc đại tự (trong ba bậc đại tự, trung tự và quần tự).
Theo quy định của triều Nguyễn, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, vua "ngự giá" làm lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này. Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 Âm lịch.
Sau năm 1945, đàn Xã Tắc bị bỏ hoang. Đến những năm 1970-1974, toàn bộ phần đất khu vực đàn tế và la thành xung quanh được giao cho quân lực Sài Gòn nắm giữ và được trưng dụng làm nhà ở. Số người sinh sống ở khu vực này lúc bấy giờ có khi lên đến 500 người.
Sau năm 1975, đàn gần như hoàn toàn biến mất, chỉ còn là một gò đất có dạng hình thoi và nhiều gạch đá nằm rải rác xung quanh.
Dựa trên các tư liệu, hình ảnh lịch sử còn được lưu giữ cùng với sự tham khảo từ kiến trúc đàn Nam Giao, trong những năm gần đây đàn diện mạo của Xã Tắc đã được phục hồi một phần.
kienthuc.net.vn
Video do dienbatn quay trong lần điền dã vừa qua. Xin theo dõi tiếp BÀI 24.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét