Nếu theo như các bậc tiền nhân nhận xét
ở trên : “ Long nhập thủ từ phương Cấn, thủy tụ là Khôn sơn, chảy tiêu ở thủy khẩu Tuất
phương “. Thì không thể đặt mộ theo Quý Sơn –
Đinh Hướng được. Ta kiểm tra thủy theo LẬP HƯỚNG
THEO THỦY.(Trích từ Địa lý chính tông và Ngũ quyết ) điều các vị tiền bối tính
toán:
PHÒNG
PHẬN VÀ 12 CUNG TRƯỜNG SINH.
Ở
phương pháp này dùng Địa bàn chính châm để xem Long nhập thủ vào chữ gì , sau
đó dùng 12 cung Trường sinh để định các ngành theo bảng ở dưới.
1/
Thủy Thổ Long nhập thủ - Khởi Trường sinh ở Thân.
( Hợi-
Nhâm – Tý – Quý ) là 4 Thủy Long nhập thủ .
( Khôn
– Cấn – Thìn – Tuất – Sửu – Mùi ) là 6 Thổ Long nhập thủ.
Dùng
vòng trường sinh để định Long, Huyệt, Hướng (cho cả âm trạch và dương trạch)
HỎA CỤC.
Thủy ra 6 chữ : Tân – Tuất, Càn – Hợi, Nhâm – Tý.
Thì các phương Ất – Thìn , Tốn – Tị, Bính – Ngọ cao nên là Hỏa cục. Khởi Trường
sinh tại Dần để luận Thủy.
1/ THỦY RA TÂN – TUẤT.
Là Hỏa cục. Thủy ra Mộ phương. Lập được 4 Hướng : Sinh –
Vượng – Tử - Tuyệt.
Hữu Thủy đảo tả.
Lập Hướng Trường sinh.
Tọa Khôn – Hướng Cấn.
Tọa Thân – Hướng Dần.
Phú quý song toàn , mọi ngành đều phát.
Lập Hướng Tuyệt.
Tọa Tốn – Hướng Càn.
Tọa Tị - Hướng Hợi.
Bỗng nhiên phát lớn.
Tả Thủy đảo hữu.
Lập Hướng Đế vượng.
Tọa Nhâm – Hướng Bính.
Tọa Tý – Hướng Ngọ.
Đinh tài đều vượng, mọi ngành đều phát.
Lập Hướng Tử.
Tọa Giáp – Hướng Canh.
Tọa Mão – Hướng Dậu.
Phú quý , thọ cao, đinh tài lưỡng vượng, nam thanh nữ tú.
Như vậy không thể đặt hướng mộ theo
Quý Sơn – Đinh Hướng được.
Theo khảo sát của dienbatn vẫn có
Long nhập thủ từ phương Cấn , nhưng hồ Dài nước trước Minh đường Hữu Thủy đảo
Tả ra Tốn Tị .
LẬP HƯỚNG THEO THỦY.(Trích từ Địa lý
chính tông và Ngũ quyết ).
THỦY CỤC.
Thủy khẩu ra 6 chữ Ất – Thìn , Tốn –
Tị , Bính – Ngọ thì các phương Tân – Tuất, Càn – Hợi , Nhâm – Tý cao nên là
Thủy cục, khởi Trường sinh tại Thân để luận thủy.
THỦY RA TỐN - TỊ.
Là Thủy cục. Thủy quy Tuyệt. Lập
được 3 Hướng : Mộ - Dưỡng – Tuyệt.
1/Hữu Thủy đảo Tả.
Lập Dưỡng Hướng :
Tọa Quý – Hướng Đinh.
Tọa Sửu – Hướng Mùi.
Đinh tài đều vượng, công danh mọi
nhà rất thịnh và phát đạt.
Tả Thủy đảo hữu:
Lập Hướng Mộ .
Tọa Tân – Hướng Ất.
Tọa Tuất – Hướng Thìn.
Đại phú đại quý , nhân đinh hưng
vượng.
Lập Hướng Tuyệt .
Tọa Hợi – Hướng Tị.
Tọa Càn – Hướng Tốn.
Hay phát lớn.
Như vậy là chính xác.
KẾT LUẬN :
Lăng và mộ của Vua Gia Long và Hoàng hậu Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên
thật là Tống Thị Lan . Trục Thần Đạo có hướng 191 độ . Tọa Quý – Hướng Đinh .Hữu
Thủy đảo Tả. THỦY RA TỐN - TỊ. Là Thủy cục. Thủy quy Tuyệt. Lập
được Dưỡng Hướng : Đinh tài đều vượng, công danh mọi nhà rất thịnh và phát đạt.
Tọa Quý – Hướng Đinh có 3 Huyệt.
Mai táng từ tháng 1-4 thuộc Cấn Long , Tụ khí tại Mậu
Dần.
Mai táng từ tháng 5-8 thuộc Mão Long , Tụ khí tại
Quý Mão.
Mai táng từ tháng 9-12 thuộc Hợi Long, Tụ khí tại
Tân Hợi.
CẤN LONG : Cấn long thuộc Thổ là Âm long . Loại
long tốt hay sinh ra người hiền lành , tuấn tú , thông minh , có khoa cử hanh
thông , con nhiều cháu lắm , nhiều lộc , nhiều của cải , ruộng vườn . Cấn long
phát cho người tuổi Sửu – Dần – Hợi và lập Hướng nào sẽ phát cho người tuổi đó
.Cấn long thường phát rất lớn và rất bền . Cấn long mà lập Canh hướng , mà
phương Canh lại có gò cao triều Huyệt thì trước phát văn sau phát võ .
CẤN LONG NHẬP THỦ .
Cấn Long là Long mạch tốt, lập được nhiều hướng nhất gồm
8 Hướng.
1/ Quý Sơn – Đinh Hướng.
2/ Nhâm Sơn – Bính Hướng.
3/ Giáp Sơn – Canh Hướng.
4/ Ất Sơn – Tân Hướng.
5/ Mão Sơn - Dậu hướng.
6/ Càn Sơn – Tốn Hướng.
7/ Hợi Sơn – Tị Hướng.
8/ Sửu Sơn – Mùi Hướng.
1/ Quý Sơn – Đinh Hướng.
Cấn Long nhập thủ. Lạc mạch sang tả , Huyệt tọa Quý –
Hướng Đinh, nhích quan tài sang bên hữu chút ít , lấy Mậu Dần làm chính Khí, để
Khí chạy xuyên sang tai tả.
Thôi quan Thiên có thơ :
Thôi Quan đệ nhất huyệt nghi Quý.
Thiên Thị chính Khí xung tả nhĩ.
Huyệt niêm Tây thú vi gia Dần.
Y cẩm vinh hoa diêu lư lý.
Nghĩa : Thôi Quan thứ nhất Huyệt hợp Quý Sơn . Chính Khí
Thiên Thị ( Cấn ) xung vào bên tai tả. Huyệt niêm ( Giám sát ) nên gia vào Dần
. Con cháu vinh hoa , bận áo gấm về làng.
· Phân
kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm
Tý Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 191 độ )
- Kiêm
Sửu Mùi : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ. ( 197,5 độ )
· Phân
kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm
Tý Ngọ : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
- Kiêm
Sửu Mùi : Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi.
TÓM LẠI : Lăng và mộ của Vua Gia Long và
Hoàng hậu Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên
thật là Tống Thị Lan . Trục Thần Đạo có hướng 191 độ . Tọa Quý – Hướng Đinh
.Hữu Thủy đảo Tả -
THỦY
RA TỐN - TỊ. Là Thủy cục. Thủy quy Tuyệt. Lập được Dưỡng Hướng : Đinh tài đều
vượng, công danh mọi nhà rất thịnh và phát đạt.
·
Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
-
Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 191 độ )
·
Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
-
Kiêm Tý Ngọ : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
2 2 /
PHẢN BIỆN CỦA TÁC GIẢ HOÀNG DIỆP BÁCH – HUẾ.
Chú thích : dienbatn chưa bao giờ gặp và tiếp xúc
với anh . HOÀNG DIỆP BÁCH – HUẾ theo sự tham khảo trang fecebook của anh (https://www.facebook.com/diep.hoangbach),
anh là một Họa sĩ và theo bạn bè của anh gọi anh là : “ … theo kiến nghị và đề
xuất của đại sư Diep Hoang Bach rằng..”
“Anh ở trung
tâm tư vấn văn hóa phương .đông mỹ đình hà nội"
Dienbatn xin
đăng nguyên văn những nhận xét của HOÀNG DIỆP BÁCH – HUẾ như
sau không chỉnh sửa 1 chữ nào.
“Diep Hoang Bach
Xem ra ông hùng rất thuộc thủy pháp tràng sinh ?! Nhưng
ông không biết rằng thuỷ pháp đề cập trong địa lý ngũ quyết còn thiếu rất nhiều
để tạo phúc.! Ông lại dám nói tiền nhân đặt không đúng ?! Ông cần học thêm rồi
lại đi tạo phúc tiếp, bởi những gì sách đã viết ra thì không còn là bí truyền
nữa.... học trong sách vở mà thành thầy giỏi k có đâu nhé?! Bởi chỉ ra hiệu
sách mua mấy quyển dạy võ về học liệu sau thành võ sư không?Lại nữa mua sách về
học để trở thành lương y , bác sỹ... chắc ông cũng đồng ý nhận xét như thế chứ?
Nên địa lý âm cực khó phải học truyền khẩu thậm chí mật truyền,,, nên mấy cuốn
địa lý bán trong hiệu sách thì chỉ đáng tham khảo thôi ông. Chúc ông bình an.”
“Bui Hung
Cảm ơn bạn. Thực ra tôi không phải chỉ nghiên cứu sách cổ
mà còn có nhiều vị Sư phụ chỉ dẫn.Hơn 40 năm cũng tự mình lăn lộn điền dã khắp
nơi. Nhiều khi làm đúng theo sách lại thấy sai. Nhưng đã là Học thuật thì không
có gì phải dấu diếm hay bí truyền cả. Cứ bình tĩnh thảo luận nhiều khi học được
ở người đối lập những điều thú vị mà trăn trở nhiều năm không hiểu. Cứ 3 người
quanh ta sẽ có 1 người là Thày ta. ĐỊA LÝ ÂM TRẠCH phải có hàng vạn giờ điền dã
ngoài đồng hay rừng núi mới hiểu được một chút cỏn con. Lúc biết được chút xíu
thì đã già hết đi được rồi. Kiến thức mênh mông như biển cả. Cuộc Đời thì hữu hạn . Thật buồn
phải không ?”
” Diep Hoang Bach
Anh nói đúng !thực ra thời gian đến với tâm linh thời
gian cũng tương đương với anh đấy. Tôi đồng quan điểm với anh! Địa lý âm cực
khó nếu k đc chân truyền thực sự thì dù cả đời nghiên cứu thì kết quả cũng k
bao giờ được như mong đợi!”
“Diep Hoang Bach
Lắm thầy nhiều ma đấy thầy hùng ạ “
“Bui Hung
Tôi lại không nghĩ như bạn nói. Chúng ta có thể ăn nhiều
món ngon vật lạ ở mọi miền, hay là đặc sản của từng vùng , miền . Tuy nhiên,
nếu ta tiêu hóa được những món ngon đó và biến đổi nó thành máu thịt của mình
mới là mani châu , tức đồ quý. Còn nếu không tiêu hóa được chúng , mà lại ói ra
thì các món ngon vật lạ đó chỉ là những bãi ói kinh tởm mà thôi. Sự học cũng
vậy , nếu biết tiếp thu kiến thức của các Thày , của sách vở và nghiền ngẫm ,
phân tích , điền dã thực địa, biến thành hiểu biết của riêng mình mới quý báu.
Chứ nếu chỉ nhớ lời Thày truyền , kể cả mật truyền mà không nghiền ngẫm , phân
tích , điền dã thực địa, biến thành hiểu biết của riêng mình thì kiến thức đó
cũng chẳng khác gì bãi ói kia mà thôi. Thày là Thày , Quách Phác , Quản Lộ,
Dương Quân Tùng.... cũng chỉ là họ, còn ta phải là ta. Địa lý âm trạch còn phải
dựa theo dòng thời gian , theo Tý Ngọ lưu chú , Linh quy bát pháp...mà dịch
giải và áp dụng. Mỗi thời , mỗi vùng một khác mà ta phải thêm , bớt hay bổ tả
vào trong phép tính của mình. Và cũng không có cái nào tối cao hơn cái nào, tất
cả đều là những thành tố tạo nên môn Địa lý Phong thủy mà thôi, các thành phần
của nó bao gồm Hình - Lý - Khí - Số đều ngang vai phải lứa với nhau và như từng
bộ phận của chiếc đồng hồ , chẳng cái nào hơn cũng chẳng có cái nào kém. Mặt
khác Bát quái định Thiên đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở
người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa -Nhân.
THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.
ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.
NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.
Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo,mỗi thành
phần đều sống động.
THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên
hệ,Tinh tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.
ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa
và nuôi dưỡng vạn vật.
NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh khí tươi
nhuận thì Thần mới minh.
Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại
,là diệt.Trước khi Tầm Long,trích Huyệt thì Phong thủy sư phải học hỏi để hiểu
biết nhân thân là một TIỂU VŨ TRỤ.Trong thân thể con người có 365 đại huyệt và
gần 1.000 huyệt nhỏ khác,cũng có Khí,có Thủy,có Hỏa,kinh lạc như Đại Vũ trụ bên
ngoài.Phải biết kết nối các mạch cùng vận hành thuận hòa trong bản thể,tức là
phần tu luyện Pháp Đạo,Đạo Thuật để đạt được đức Nhân.Có Đức Nhân rồi mới tìm
hiểu biết về Đại Vũ trụ,tầm Long,tróc mạch những nơi "Tàng Phong tụ Thủy
",là những nơi có Huyền lực của Thiên Địa làm ảnh hưởng thăng hoa vật chất
và nhân thể.
Điểm Huyệt trên Nhân thì ảnh hưởng đến tính mạng,còn điểm
Huyệt trên đất,nước,âm,dương trạch thì ảnh hưởng đến dòng tộc ,con cháu nhiều
đời.Do vậy,các Phong thủy sư phải rèn luyện Đạo thuật,nhằm khai mở Tâm
năng,khiếu Cảm xạ,Thấu thị là chính yếu,còn tri thức kinh nghiệm của các bậc
Tiền nhân là căn bản cho sự nhận định và luận chứng Huyệt mạch Phong thủy mà
thôi,chứ việc Tầm Long ,trích Huyệt rất phức tạp và đa dạng.
Tâm năng của con người gần như bất tận nếu biết rèn
luyện,khai thác đúng mức những khả năng để khám phá Đại Vũ trụ .
Địa vận có sự dịch chuyển để sinh hóa thì Thiên vận tùy
theo nó.Thiên vận có sự biến đổi thì Địa khí tương ứng với nó.Thiên khí vận
động ở trên thì Nhân khí tương ứng với nó;Nhân vận động ở dưới thì ở trên Thiên
khí sẽ ứng theo.Sách có câu :"Tiên tu nhân lập âm chất,nhi hậu tầm Long
".
Người người đều muốn có được một Địa trạch tốt tươi,nhằm
thăng hoa cuộc sống vật chất đầy đủ,công danh hiển hách,vợ đẹp con ngoan,Gia
đình hạnh phúc.Sách THÔI QUAN THIÊN viết :"Trong nhà có người đức hạnh cao
thượng thì đất đá trên núi gần đó nhất định có Linh khí ".Qua câu nói trên
tức là con người làm chủ Linh khí vạn vật do phần Tâm khí của chính mình.Các
Phong Thủy Sư không hiểu điều này thì dù có Trích Huyệt Tầm Long được Bảo địa
cũng chẳng linh nghiệm.
Những việc Tầm Long Địa Huyệt còn phải hội thêm phần cảm
ứng tức là Thiên Đạo (Đạo Trời ); Sự ứng nghiệm của việc hành thiện lập âm
chất,tạo nhân quả tốt.Tục ngữ có câu :"Âm địa tốt không bằng Tâm địa tốt
".Do vậy,tìm kiếm chọn lọc được Địa mạch Huyệt vị,Phong Thủy Sư phải tích
đức hành thiện làm căn bản.Nếu kẻ nào có phẩm chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ
sẽ ứng,Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt lành cho con cháu đời sau hưởng
Phúc.Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với Địa mạch cát lợi ,vận Trời ứng
cho,chứ chẳng phải chủ quan tâm về hình thức mà quên đi nội dung,cứ tưởng rằng
tầm được Long huyệt rồi,con cháu đời sau sẽ được hưởng Phúc,cái gốc chúng ta
chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ là ta chẳng biết gì cả.Nếu như các Phong Thủy
Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ phải giành những huyệt Đế Vương,Công Hầu,Khanh
tướng cho con cháu họ,chứ dại gì mà họ chỉ cho ai ?
Quách Phác nói :"Cát hung cùng cảm ứng lẫn nhau,họa
phúc cũng tự nhiên theo Tâm khí chiêu cảm mà đến ".
Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt
thật tốt mà an táng,song song với việc trên ,người tại tiền phải nỗ lực tu
dưỡng thân,tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo.Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa
huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược,làm tổn hại đến con cháu đời sau.
Kinh Thư có viết :"Tinh tú trên Trời và Địa thế dưới
đất luôn tương hỗ với nhau,Phong thủy Bảo địa tự nhiên sẽ thành...Dương đức sẽ
hình thành từ thân thể của ta và Âm đức sẽ hình thành từ vị trí ăn ở cư xử
thiện hạnh của ta ".Theo ÐỊA LÝ ÐẠI TOÀN TẬP YẾU :"Phong thủy Ðịa lấy
Sinh khí làm chủ,lấy Long Huyệt làm nền tảng,Sa,Thủy làm bổ trợ.Xem Phong thủy
chính là quan sát sự thuận ứng nghịch phản của Sơn và Thủy,Khí cứng rắn nhu hòa
của Âm Dương,lý Phân ly,hội hợp của tụ và tán. Do vậy Địa lý âm trạch thật khó
lắm thay, đời này , kiếp này chúng ta hội tụ được bao nhiêu mà đã dám nói là
đúng hay sai. Tôi lại dài dòng mất rồi. dienbatn.”
” Diep Hoang Bach
xem ra anh thật chí lý tôi đồng ý hoàn toàn với nhận xét
của anh .”
“Diep Hoang Bach
Ông nói “họ cần phá vô minh?” Cao đạo thế? Tôi có dám coi
mình là gì đâu nên có dám mở “kênh keo” gì đâu? Vẫn nương náu nơi thôn dã,,,
thấy ông gan to dám phỉ báng cả tiền nhân đặt mộ Lăng Gia Long thì lương tâm
tôi phải lên tiếng bảo vệ chính nghĩa.. Ông tự đọc sách thành thầy hay đc chính
tông chân truyền hay không tự ông biết( xin thưa có dạng chân truyền nhưng k
chính tông) nên đừng nghĩ cứ đc ai đó “ mách” vài câu đc vài cuốn sách cổ đã tự
nghĩ mình có chân truyền hoặc có chính thư thì là một việc thiểm khuyết.! Cụ Tả
ai nói:” Học Thầy khẩu thụ tâm truyền...” Và tôi xin khẳng định với ông một lần
nữa là: nhiều môn tâm linh khác có thể tự học cũng đạt chút ít thành tịu , (
nghĩa là cũng gọi là thầy đc,nhưng riêng âm phần thì đúng như câu của các cụ:”
không Thầy đố mày làm nên” do đó dù thông ninh đến đâu , dù có tài liệu đến đâu
,nếu loay hoay tự nghiên cứu có những cả đời tưởng đã nắm đc huyền cơ nhưng
thực chất vẫn k hiểu mà cứ tưởng hiểu, đấy chính là bi kịch của không ít
thầy.Có điều ít thầy Dũng cảm dám nhận mình k biết. Mình sai,bởi sau thầy còn
biết bao khách hàng , biết bao tín đồ....”
“Bui Hung
Bạn nói phải. Ai là ai thì tôi chưa biết. Nhưng tôi biết
chắc tôi là tôi. Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành hóa hư
không. Cảm ơn bạn đã giúp tôi hiểu được một nét rất Huế xưa còn lưu lại.”
“Bui Hung
Nói gì đi nữa tôi vẫn xin cảm ơn anh và những điều anh
nói giúp tôi càng quyết tâm nghiên cứu hơn
Chuyện này có lẽ nên kết thúc tại đây nhé. Xin cảm ơn.
Dienbatn. “
Sở dĩ
dienbatn viết “ Cảm ơn bạn đã giúp tôi hiểu được một nét rất
Huế xưa còn lưu lại.” là vì dienbatn rất yêu Huế, nhiều lần lang thang điền dã
tại Huế, yêu cái trầm lắng , tĩnh tại của Huế . Ở Huế, bước ra đường là
thấy chùa. Nơi đây được mệnh danh là "kinh đô Phật giáo" của Việt
Nam, với hơn 300 ngôi chùa và niệm Phật đường lớn nhỏ. Do đó, mỗi mùa Phật Đản,
đường phố Huế được trang trí lộng lẫy với những lễ rước hoành tráng bậc nhất.
Huế là nơi bảo tồn các di tích cung đình toàn vẹn nhất
Việt Nam, tuy đã bị tàn phá ít nhiều. Đặc biệt trong quá khứ, cố đô Huế từng
mất đến phân nửa các kiến trúc vốn có. Hiện nay, nơi đây còn bảo tồn được 7
lăng vua và 9 lăng chúa Nguyễn. Ngoài Đại Nội, 3 lăng của vua Minh Mạng, Tự Đức
và Khải Định là các khu di sản được bảo tồn tốt nhất và cũng hút khách nhiều
nhất.
Mưa dầm xứ Huế cũng là một thương hiệu nổi tiếng đất cố
đô. Mưa không ào ạt, xối xả mà dầm dề, kéo dài từ tháng này sang tháng kia, có
khi 43 ngày không dứt (năm 2007). Kết hợp với khí lạnh phương Bắc, mùa đông ở
Huế lạnh, rét buốt dù nhiệt độ không thấp như ở Hà Nội. Khung cảnh mưa buồn trứ
danh của Huế từ lâu đã được đề cập rất nhiều trong thi ca, văn học, điển hình là
bài hát "Mưa trên xứ Huế" nổi tiếng của nhạc sĩ Minh Kỳ.
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều yếu tố để tạo nên một
sắc thái văn hóa Huế riêng. Đó có thể là những giá trị văn hóa lịch sử, những
danh thắng thiên nhiên kỳ thú, những công trình kiến trúc nhuốm màu thời gian ,…Tính cách người Huế cũng góp một phần tạo nên sắc thái văn hóa Huế riêng
đó.
Tính cách kín đáo trầm lặng và nề nếp gia phong đã ăn sâu
vào máu của những con người nơi đất Cố đô. Họ ít nói, sống luôn giữ kẽ và hết
sức kín đáo trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày, họ thường giấu kín những khó
khăn riêng của mình trước bạn bè, không để điều to tiếng, chuyện buồn đối với
khách khứa láng giềng.
Người Huế sống hoài cổ và thủ cựu. Điều này thể hiện ở
cái cách mà người Huế tiếp nhận cái mới, cái lạ, tất cả những gì mới và lạ du
nhập vào Huế đều cần phải có một thời gian dài, phải nói là rất lâu mới có thể
bám rễ và phát triển ở Huế, phải trải qua một quá trình thẩm thấu, chọn lọc
thật kĩ thì những cái đó mới được người Huế đón nhận, từ nghệ thuật cho đến văn
hóa, thể thao và nhiều cái khác nữa.
Nói như vậy , bởi dienbatn biết những cái gì đã ăn sâu
trong tâm thức người Huế, xứ Huế khó lòng thay đổi được. Khi họ đã tin vào điều
gì thì rất khó thay đổi được.
Tuy nhiên trong việc nghiên cứu nói chung , nói riêng về
Phong thủy , thì dienbatn luôn tuân thủ theo nguyên tắc về lý tính, tức là phải
nghiên cứu thật kỹ lưỡng, công phu những gì mọi người coi là hiển nhiên. Dienbatn
luôn đi ngược lại chân lý “ Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai “. Tuy nhiên ,
với tư cách của người nghiên cứu Văn hóa Phương Đông , dienbatn không bao giờ giấu
dốt hay cố chấp. Nếu như nhận thấy mình
sai thì dienbatn không ngần ngại nói mình đã sai. Trong việc tranh luận luôn
tìm được những ý kiến xác đáng từ những phản biện trái chiều. Cái đó cũng giúp
dienbatn thêm tập trung thời gian , công
sức để tự hoàn thiện mình. Cuộc đời luôn có đúng sai , có thành công và thất
bại. Chỉ khác sau những lần thất bại mình đã lớn lên như thế nào.
Mặt khác trong nghiên cứu Địa lý Phong thủy Âm trạch thì
thật là khó như với sao trên trời.Trong BÀI 5 khi tính phần Thủy pháp Trường
sinh Lăng vua Gia Long , dienbatn đã dựa vào cách tính Thủy pháp Trường sinh
của Dương Quân Tùng.
Nguyên tắc lập hướng theo Thủy khẩu ta có công thức nhất
định là :
1/ Tùy theo Thủy đảo Tả hay đảo Hữu mà ta lập hướng.
2/ Tùy theo xuất ra : Mộ, Tuyệt hay Thai.
Công thức sau áp dụng cho cả tứ đại Thủy cục : Kim – Mộc
– Thủy – Hỏa cục.
Tuy nhiên : “Luận 12 cung Trường sinh tùy thuộc hoàn toàn
vào Thủy khẩu, xê dịch Thủy khẩu là hoàn toàn thay đổi dự đoán cát hung.
Thủy pháp Lý khí rất đa đoan , công phu nghiên cứu học
tập cũng lắm vất vả , nhưng khi khảo sát các ngôi mộ cổ , không thấy theo một
phương pháp nào nhất định . Bởi vậy người học và hành Phong thủy phải đọc thật
nhiều sách , biết hết các Pháp môn , để quyền biến với thực tế.
Thời nhà Thanh ,
Thập nhị Trường sinh Thủy pháp được thày trò Triệu Cửu Phong quy về một mối ,
thực nghiệm các ngôi mộ cổ , thấy có hiệu nghiệm , lại ít rối rắm hơn . Nên đa
số các sách vở từ thời nhà Thanh trở về sau đều dùng Thủy pháp này .
Địa lý Phong thủy lấy Sơn tĩnh làm Âm, khởi Trường sinh
nghịch để luận sa sơn hung cát . Lấy Thủy động làm Dương , khởi thuận , để luận
cát hung.
Nói đến Pháp môn , cổ nhân đặt ra rất nhiều Pháp để dự
đón cát hung . Theo La kinh thấu giải ( Tầng 5 ) , lấy phương Tọa Sơn dùng phép
Địa mẫu quái , để luận sa sơn hung cát . Dùng đầu Hướng lấy Cửu tinh Hoán tinh
Pháp để luận Thủy cát hung . Điều này có nhiều lợi thế hơn là luận 12 cung
Trường sinh. . Lấy Tọa luận Sơn , Lấy Hướng luận Thủy , là điểm cố định nên
vòng Cửu tinh không thay đổi.
Luận 12 cung Trường sinh tùy thuộc hoàn toàn vào Thủy
khẩu. Xê dịch Thủy khẩu là thay đổi hoàn toàn dự đoán cát hung. Pháp nào cũng
có ưu điểm về mặt nào đó , chứ không hoàn toàn chính xác tuyệt đối.
Cái chủ yếu của Địa lý Phong thủy là dụng Tâm và dụng Thần
, mới phát huy hết điều hay của sách vở.
BÀI QUYẾT :
Nội
quản Sa , ngoại quản Thủy.
Sơn
chủ quý , Thủy chủ Phú.
Sơn
triều Thủy tụ kiêm vinh
Sơn
tỉnh Thủy bình kiêm mỹ.
Nhược
nhi, Sơn phi Thủy tẩu .
Tùy
ngũ cung nhi bại hoại gia lâm.”
Đây chính là lý do có thêm BÀI 26 trong loạt bài viết của
dienbatn về GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH
THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN.
BÀI 26
.SAI LẦM CỦA DIENBATN KHI TÍNH THEO THỦY PHÁP LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.
3/ TÌM
LẠI CỔ THƯ.
Do có sự phản biện của Diep Hoang Bach, dienbatn đã giành
gần 1 tháng đọc lại những sách xưa còn truyền lại như :
·
Bộ “Hồng Đức bản đồ”.
Nhất thống dư địa chí” (Hoàng Việt nhất thống Dư địa chí - 皇越一統輿地志) dưới thời Hoàng đế Gia Long, tác phẩm này
không có bản đồ vẽ kèm.
·
Giao Châu dư địa đồ (交州輿地圖).
·
“Gia Định thành thông chí” (嘉定城通志).
·
Đại Nam nhất thống toàn đồ - 大南ー統全圖).
·
Đại Nam nhất thống dư đồ” (大南一統輿圖) .
·
“Đại Nam nhất thống chí” (大南一統志) .
·
“Đồng Khánh địa dư chí” (同慶地輿志) .
·
“Đại Nam quốc biên giới vị (vựng) biên” (大南國疆界彙編) .
·
Bản đồ lăng tẩm hoàng gia triều Nguyễn, trích
từ “Les Tombeaux de Hue: Cia-Long” của Charles Patris và L. Cadiere.
·
Những người bạn cố đô Huế B.A.V.H . ( Nhà
xuất bản Thuận Hóa ) .
·
ĐẠI NAM THỰC LỤC.(Tái bản lần thứ nhất).Nhà
Xuất Bản Giáo Dục .Phiên dịch : Nguyễn Ngọc Tỉnh.Hiệu đính : Đào Duy Anh.
·
LĂNG MỘ HOÀNG GIA THỜI NGUYỄN TẠI HUẾ - TS.
Phan Thanh Hải .
· Và nhiều nguồn tư liệu liên quan.
Và cuối cùng dienbatn cũng đã tìm ra được đáp án đúng về
việc Phân kim Điểm hướng lăng mộ vua Gia Long qua các tài liệu cổ nói trên. Xin
tri ân những người đã bảo tồn và dịch các cuốn sách nói trên và cũng tự nhận
những sai sót trong chuyến điền dã tại Huế vừa qua. Mặt khác xin cảm ơn Họa sĩ Diep
Hoang Bach đã phản biện trái chiều. dienbatn.
Xin theo dõi tiếp BÀI 27. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét