Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 3.
PHẦN I.
PHÁC HỌA CHÂN DUNG MỘT VÙNG ĐẤT.
III. ĐỒNG BẰNG.
Đồng bằng chiếm 25 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh (
1660 km2). Địa hình rất phức tạp, nhiều tầng , nhiều bậc , độ dốc lớn,lại bị đồi
núi, sông hói chia cắt manh múm. Những thung lũng Ngàn Sâu, Ngàn Phố do sự vận
động tạo sơn ở Đại tân sinh làm đứt gãy, để lại nhiều lớp đá núi to nhỏ khác
nhau, địa thế gồ ghề, bị nước xói mòn và do quá trình cải tạo đất nhiều đời mà
trở nên tương đối bằng phẳng.Đất ba Huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, ruộng
đồng nằm trong thung lũng ven núi và các bãi bồi hẹp ven sông, chỉ có vùng tam
giác từ núi Mồng Gà đến ngã ba Tam Soa, nơi hợp lưu 2 sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố
là rộng một chút. Vùng núi Trà Sơn từ Thượng Đức Thọ, Thượng Can Lộc và Tây Thạch
Hà , Cẩm Xuyên, Kỳ Anh cũng đều là những đồng điền hẹp, nhiều nơi là những mảnh
“rọng rú “( ruộng núi ) rất hẹp. Cánh đồng phía Đông Bắc Kỳ Anh , rộng nhất Huyện,
cũng chỉ là một thung lũng bốn bề là núi, có con sông Kinh Hạ đổ qua. Nghi Xuân
có cánh đồng rìa Đông dãy Hồng Lĩnh là rộng và tốt, còn mé biển từ Cửa Hội trở
vào cho đến Lộc Hà , Thạch Hà , Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, trừ những nơi núi lấn ra biển
chỉ là bãi cát biển hẹp cằn cỗi mà thôi.
Dải đồng bằng quan trọng nhất từ Hạ Đức Thọ kéo qua Hạ
Can Lộc , Thạch Hà,Cẩm Xuyên. Phần đầu từ mé Đông Tây Thiên Nhẫn tới mé Đông Bắc
dãy Trà Sơn, thuộc đất La Sơn cũ , nay là đất Đức Thọ và một phần Can Lộc, nằm
trong lưu vực sông La, sông Lam, do phù sa các sông lớn bồi đắp nên ruộng đất tốt.
Phần giữa và cuối , nằm lọt giữa Trà Sơn và các núi lẻ ven biển từ Thị xã Hồng Lĩnh vào tận Cẩm Xuyên. Thời xa xưa
đây là “ Vịnh Vinh , “Vịnh Hà Tĩnh “, thời kỳ biển Kỷ Đệ tứ , khi biển lùi để
lại lớp trầm tích biển, chứa nhiều vỏ sò điệp. Các dãy núi 2 bên bị xâm thực ,
bào mòn, chuồi xuống , phủ lên trên, bồi tích dần mà thành.
Do tình hình cấu tạo như trên, nên đất đai ít màu mỡ,
gần núi thì đất khô, cứng, gần biển thì chua mặn, bạc màu. Lại thêm thời tiết rất
khắc nhiệt, mùa Hạ thì gió Nam Lào gây hạn hán, mùa Thu thì mưa, lũ lụt bão,
mùa màng thường thất bát. Để có được những cánh đồng như ngày nay, phải qua
hàng trăm hàng nghìn năm cải tạo, đặc biệt là do nước tưới….
Đồng bằng là nơi dân cư đông đúc. Ở Đức Thọ, mật độ
dân số lên đến 598 người/km2, có làng phải ăn ở chen chúc, thiếu đất ruộng cày
cấy. Dần dần người ta lên vùng núi khai khẩn đất đai. ( Hà Tĩnh – Đất văn vật Hồng Lam – Thái Kim Đỉnh).
IV.BỜ BIỂN.
Bờ biển Hà Tĩnh dài 137 km , vùng lãnh hải rộng 18400
km2. Trừ một số nơi núi mọc lấn ra, và các cửa sông chia cắt, còn là bãi bằng
phẳng do cát biển từ dòng chảy trong vịnh Bắc bộ bồi tích.GS.Hle Breton qua
nghiên cứu gia phả các họ Nguyễn ở Thượng Xá ( Nghi Lộc ) đã viết trong “An
Tĩnh cổ lục “ Bờ biển ở thế kỷ XIV cách bờ biển ngày nay ( đầu thế kỷ XX –
TKD chú ) 2 km về phía Tây. Đoạn bờ biển
Nghi Xuân và Lộc Hà ( Một phần các Huyện Can Lộc và Thạch Hà cũ ), từ Cửa Hội đến
Cửa Sót dài khoảng 38 km ),trừ một quãng ngắn ở Cửa Gián, nơi mút cuối Hồng
Lĩnh mọc lấn ra , còn là bãi bằng phẳng. Phía Nam Cửa Sót, mỏm Bắc núi Nam Giới
phóng ra biển thành mũi Lố, có nhiều đá ngầm hiểm trở, thuyền bè qua lại rất
khó khăn, nên có câu “Đi qua Mũi Lố mà kinh “. Đoạn từ cuối núi Nam Giới- Huyện
Thạch Hà đến Cửa Nhượng Bạn, cuối Huyện Cẩm Xuyên, khoảng trên 20 km cũng là
bãi cát bằng phẳng, chỉ ở mé Đông núi Thiên Cầm có một bãi đá.Trước Cửa Nhượng
có hòn Boớc ( Đại Trập, Tiểu Trập ) là bãi đá cao chỉ khoảng 5-6 m, kéo dài khoảng
800m. “ Ngoài khơi có đám rạn và..” là câu vè nói về dải đá ây. Xa hơn , phía
ngoài Hòn Én ( Yến Đảo ). Phía Nam Cửa Nhượng là núi Tượng Tỵ, trông giống như
con voi vươn vòi ra biển. Từ đây vao tới Mũi Độc, cuối dãy Hoành Sơn là bờ biển
Huyện Kỳ Anh, dài tới 63 km. Đoạn này có Núi Dẫn, Núi Bàn Độ, núi Cao Vọng và
núi Hoành Sơn mọc lấn ra biển tạo thành Mũi Dung, Mũi Dòn, Mũi Đao, Mũi Độc, đá
lô nhô , lởm chởm, chỉ có từng đoạn ngắn là bãi cát bằng. Tuy nhiên cảnh quan ở
nơi đây lại rất đẹp. Đặc biệt mé Nam Cửa Khẩu, ngọn Đỉnh Chùa cuối dãy Cao Vọng
vươn xa ra biển theo hướng Đông Bắc gọi là Mũi Dòn, tạo thành 2 vùng biển sâu
và kín. Phía Bắc núi là Vũng Áng ở làng Vĩnh Áng, phía Nam núi là vũng Yên Ao, cũng gọi là vũng Đình Chùa, ở
làng Phác Môn ( Nay đều thuộc Xã Kỳ Lợi ). Ngoài Mũi Dòn không xa là đảo Sơn
Dương ( Hòn Con Dê ), xa hơn là Hòn Con Chim.
Bờ biển Hà Tĩnh có 6 cửa biển lớn nhỏ .
1/ Phía Bắc là Cửa Hội : Nằm giữa hai huyện Nghi Lộc ( Nghệ An ) và Nghi Xuân ( Hà Tĩnh ) , nơi sông Ngàn Cả ( Lam Giang ) đổ ra biển . hàng năm , sông đưa một khối lượng nước khổng lồ qua đây nên dòng chảy rất mạnh . Do đó có câu “ Cửa Hội khó vào – Cửa Trào khó ra “ . Sách xưa chép tên là Cửa Đơn Hay hoặc Cửa Đan Nhai . Khoảng thế kỷ XVI , có xã Hội Thống nên gọi là Cửa Hội ( Thống ). Cửa Hội là cửa biển lớn ở Hà Tĩnh , thuyền bè qua đây ngược lên Phố Phù Thạch , chợ Sa Nam xưa , và các cảng Bến Thủy , Xuân Hải ngày nay .
2/ CỬA ĐỘNG GIÁN : Cuối Huyện Nghi Xuân ở Xã Động Gián có cửa lạch nhỏ, gọi là Lạch Kèn (Đồng Kèn), từ Rào Mỹ Dương xuống đổ ra biển, thường gọi là Cửa Động Gián nay đã bị bồi lấp.
3/CỬA SÓT : Nằm giữa hai huyện Thiên Lộc và Can Lộc và Thạch Hà . Từ năm 1921 là đất
Thạch Hà , và hiện nay nằm giữa hai huyện Lộc Hà và Thạch Hà , do nước hai con
sông Hoàng Hà và Rào Cái hợp lưu ở ngã ba Sơn , đổ vào sông Sót ( Sót giang hay
Luật giang ) mà ra biển . Hơn 200 năm trước , cửa biển ở trên Xã Dương Luật (
sách cổ chép là Cửa Dương Luật ), phía Nam dãy Nam Giới , giữa hai xã Thạch Kim
( Kim Đôi cũ ) và Thạch Bàn . Cửa Sót là đường thủy quan trọng vào thành phố Hà
Tĩnh .
4/CỬA NHƯỢNG : Nằm trên đất xã Cẩm Nhượng ( Nhượng Bạn cũ ) , Huyện Cẩm Xuyên , do
nước sông Hội , sông Quèn, sông Rác hợp lưu ở cuối xã Cẩm Lộc mà đổ ra biển .
Xưa kia , cửa biển ở mé Bắc núi Thiên Cầm , trên đất xã Kỳ La , gọi là cửa Kỳ
La , cuối đời Lê , mới chuyển xuống phía Nam , qua làng Nhượng Bạn.
5/CỬA KHẨU: Chính là Hà Hoa hải khẩu đời Trần được gọi tắt lâu ngày thành quen , nằm
trên đất Xã Hải Khẩu , nay là Xã Kỳ Ninh Huyện Kỳ Anh , do nước sông Kinh nối
với sông Rác và sông Quèn ( Quyền giang ) cùng nhiều khe suối hợp ở sông Vịnh
mà chảy ra biển . Cửa Khẩu là cửa ngõ cuối cùng con đường thủy của Nam Đại Việt
xưa thông ra biển , từng là quân cảng chốt trước Trấn lỵ Dinh Cầu thời Lê .
Ngày nay là đường thủy thông lên thị trấn Kỳ Anh , và qua đường biển nối với
cảng Vũng Áng .
6/CỬA NƯỚC MẶN: Cuối Huyện Kỳ Anh xưa còn có cửa Nước Mặn ( Xích Mộ hay Xích
Lỗ ) , do nước khe Du , khe Di , khe Bò …từ Đèo Ngang đổ xuống chảy ra phía Bắc
Hoành Sơn , nay thuộc đất xã Kỳ Nam . Vào thế kỷ XV , đoàn thuyền chiến của Vua
Lê Thánh Tông từng lưu trú tại đây , nhưng nay cửa biển đã bị bồi lấp .
Bến đò Hộ Độ. Ảnh Sỹ Ngọ.
( Hà Tĩnh – Đất văn vật Hồng Lam – Thái Kim Đỉnh).
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét