Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 13.
PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
Sau hơn một trăm năm,
kể từ khi Nam Dương công Nguyễn Nhiệm về lánh nạn ở đất Tiên Điền, huyện Nghi
Xuân, đến giữa Thế kỷ XVIII, họ Nguyễn nổi tiếng trong nước là một cự tộc khoa
hoạn và văn chương. Trong “Hoan Châu Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả” do ông khởi
thảo, để tránh sự hiềm nghi, Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm không chép tên của vị tổ
khai cơ chi họ mình, nhưng lại cho biết Nam Dương công là hậu duệ của Trạng
nguyên Nguyễn Thiện đời Mạc.
Ngược dòng lịch sử, ta
biết Nguyễn Thiện (1495-1557) là con ông bà Nguyễn Doãn Toại – Nguyễn Thị Hiền,
cháu nội Thám hoa Nguyễn Doãn Địch (nguyên quán xã Cảo Dương, nay là thôn Tảo Dương, xã Hồng Dương, Thanh
Oai, Hà Tây, trú quán xã Cổ Hoạch, nay là thôn Canh Hoạch, xã Dân Hòa cùng
huyện), và là cháu ngoại Tiến sĩ Phạm Bá Kỳ (cùng quê Canh Hoạch), Bá
Kỳ vốn dòng dõi Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, ở làng Nhị Khê, Sau vụ án Lệ chí
viên đổi ra họ Phạm, đến đời con, cháu ông là Trạng nguyên Nguyễn Đức Lương,
Tiến sĩ Nguyễn Khuông Lễ mới lấy lại họ Nguyễn. Theo tộc phả họ Nguyễn Nhị Khê,
do Dương Bá Cung soạn lại năm Minh Mệnh thứ ba (1822) thì gốc gác họ này ở làng
Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương). Hai anh em họ Nguyễn lên làm thuê ở đây, đem mộ cha đến táng ở cánh
đồng Giữa, rồi người anh ngụ tại Nhị Khê, sinh Thái học sinh Nguyễn Phi
Khanh. Người em đến ngụ tại làng Cổ (Canh) Hoạch, trở thành tổ dòng họ Nguyễn
Canh Hoạch. Như vậy, họ
Nguyễn Nhị Khê là cánh anh, họ Nguyễn Canh Hoạch - Tiên Điền là cánh em).
Nguyễn Thiến đỗ Trạng
nguyên khoa Nhâm Thìn năm Đại chính thứ ba đời Mạc Đăng Doanh (1532) làm đến
Lại bộ Thượng thư, tước Thư Quận công. Mạc Phúc Nguyên nghe lời gièm pha, nghi
ông làm phản. Năm 1550, ông phải đưa hai con là Thạch Quận công Nguyễn Quyền,
Phù Hưng hầu Nguyễn Miễn và gia nhân vào Thanh Hóa theo nhà Lê, được ban thưởng
và giữ nguyên chức tước. Sau khi ông mất (1557), theo thư khuyên của Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi ông trước đó, Nguyễn Quyền lại cùng con em về với
nhà Mạc. Nguyễn Quyện là một danh tướng, được phong đến Thái bảo, Thường Quốc
công. Năm 1592, ông bị quân nhà Lê bắt và chết trong ngục năm 1593. Để trả thù,
nhà Lê tàn sát con cháu họ Mạc và những người theo giúp nhà Mạc. Nhuệ Quận công
Nguyễn Tín (con trưởng Nguyễn Quyện), Đỗ Mỹ hầu, Vân Bảng hầu, Nhân Trí hầu
(con Nguyễn Miễn) đều bị giết. Thọ nham hầu Nguyễn Trù (con Nguyễn Quyện), Nam
Dương hầu Nguyễn Nhiệm, An Nghĩa hầu (con Nguyễn Miễn) tiếp tục theo giúp nhà
Mạc( 1). Nhưng sau một trận đại bại, Nam Dương hầu may mắn thoát chết, bèn tìm
đường trốn vào Nghệ An, đến ẩn tích trên “một dải đất cát pha do sông Lam mới bồi đắp lên... thời
ấy hãy còn hẻo lánh, hoang vu...”, mặc dầu lúc đó đã có tên mới Phú Điền, ngày
nay là xã Tiên Điền.
Đền thờ
và mộ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, thân phụ Đại thi hào Nguyễn Du ở thôn Minh
Quang.
Tượng đá mang phong cách kiến trúc thời hậu Lê đặt ở khu lăng mộ Xuân
Quận công Nguyễn Nghiễm.
Mộ cụ Nguyễn Nhiễm
(cha Nguyễn Du)
Mộ cụ Nguyễn Nhiễm
(cha Nguyễn Du) .
Mộ cụ Nguyễn Nhiễm (cha Nguyễn Du) .
Từ đời thứ sáu, tộc
phả họ Nguyễn Tiên Điền mở ra một trang mới. Khoa cũng như hoạn, con cháu ở
Tiên Điền có thể xứng với tổ tiên ở Cảo (Tảo) Dương Cổ (Canh) Hoạch.
(1) Theo tài liệu nghiên cứu của GS Lê Thước và bài của cụ Ứng Hòe
Nguyễn Văn Tố.
(1) Theo “Đại Việt sử
ký toàn thư” Bản kỷ, tục biến, Q XVII.
Trong bài thơ La Sơn
phu tử Nguyễn Thiếp “viết không gửi” cho Tiến sĩ Nguyễn Khản, có câu:
“.. Hồng sơn dĩ bắc, Nghi Xuân địa Cổ lai khoa
để công gia dinh...” Về mé bắc núi Hồng là đất Nghi Xuân. Xưa nay khoa bảng
nhà ông hiển đạt nhất).
Học giỏi, học rộng là
nét nổi bật của nhiều người họ Nguyễn. Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh (1675-?) “các môn thiên văn,
địa lý, y học, bói toán, thuật nào cũng tinh thông” (“Nghi Xuân huyện
thông chí”). Nguyễn Nghiêm (1708-1776) lúc bé được gọi là “Thần đồng”. Khi mới
đi học, có người đến nhà uống nước, thốt lên: “Tảo thời ẩm trà nhất bất” (Buổi sớm uống một bát nước chè), ông ứng
khẩu đọc: “Lai niên thự lộc thiên chung”
(Sang năm hưởng lộc nghìn chung). Ai cũng lấy làm lạ. Lại khi anh em ông thụ
giáo với Hồ công ở xã Hoa Viên, thầy ra vế đối: “Nguyễn Huệ, Nguyễn Nghiêm huynh đệ cập đệ” (Nguyễn Huệ Nguyễn
Nghiễm anh em đều thi đỗ). Ông lấy tích chú cháu họ Sơ đời Hán, xin đối: “Sơ Quảng, Sơ Thụ phụ tử đồng triều” (Sơ
Quảng sơ Thụ cha con (chú cũng như cha) cùng làm quan một triều). Mười ba tuổi,
dự hạch ở huyện, ông đứng đầu... Và những lời của “Thần đồng”, về sau đều đúng.
Con cháu của Nguyễn Nghiễm nhiều người học giỏi, đỗ sớm.
Nói chung, Tiên Điền
là đất học, đất quan, nhưng cao khoa hiển hoạn chỉ có họ Nguyễn Khoa thì có 5
tiến sĩ, hàng chục hương cống : Cử nhân, sinh đồ tú tài; Hoạn thì chức đến Thượng
thư, thăng Tư đổ, Tham tụng, Bồi tụng , Đô chỉ huy lính Trấn thủ, tước thảy
công hầu, cha on , anh em đứng đầu trong Triều, ngoài quan thời Lê - Trịnh. Làm
quan có người cũng cò chính tích tốt: Nguyễn Nghiễm thực hiện lập hộ tích trong
toàn cõi, tổ chức hệ thống dịch trạm. Nguyễn Khản khi làm việc ở Nghệ An, đã tầu
xin dời dân Nghệ An ra Thanh Hoa khẩn hoang, mở cửa bể cho thuyền buôn ngoài
vào bản lúa gạo, mở đường Quy Hợp lên Trấn Ninh, , mở xưởng đúc tiền ở Vĩnh Sơn, đời Nguyễn, anh em Nguyễn Nễ, công đi sứ
Trung Quốc...
Tương truyền, lúc về
Tiên Điển, Nam Dương Công Nguyễn Nhiệm, vốn sành y dược, đã lấy nghề này làm kế
sinh nhai. Cuối đời, ông đã để lại bộ sách “Nam Dương tập yếu kinh nguyện”. Con
cháu ông nhiều người nối nghiệp nhà, trở thành danh y. Trong bài “Truyền thống
tốt đẹp của họ Nguyễn Tiên Điền về mặt y học”, Giáo sư Lê Thước viết: “Họ
Nguyễn Tiên Điền có nhiều quan to và nhiều thầy thuốc giỏi. Theo học thuyết cũ,
“lương y” và “lương tướng” chỉ là một, chỉ khác một bên chữa bệnh cho người,
một bên chữa bệnh cho nước. Sách cổ có câu: “Lương y y quốc, kỳ thú y nhân”.
Khá nhiều người con cháu họ Nguyễn Tiên Điền đã chọn nghề “y nhân” và kế nghiệp
nhau làm nghề ấy, tạo nên một truyền thống y học lâu đời, với một quan niệm tốt
đẹp “suy rộng các đức hiếu sinh của trời đất giúp dân chúng ở nơi không có lợi
lộc gì” được ghi chép trong bài tựa đầu cuốn Nam Dương tập yêu kinh nguyên...”.
Tự gia tố định quân thân phận,
Vô vị nhi tham tạo hóa quyền.
Nghĩa là: Ngồi ở trong
nhà cũng định rõ phận của tôi (Do trong đơn thuốc bao giờ cũng có các vị thuốc
đóng vai trò Quân, Thần, Tá, Sứ) - Không ngôi vị mà vẫn thay quyền tạo hóa (do
thầy thuốc có thể cải tử hoàn sinh hoặc làm bệnh nhân chết oan)1). Đến thế kỷ XX,
nhiều người họ Nguyễn vẫn là thầy thuốc.
Dạy học cũng là một
“nghề” truyền thống của họ Nguyễn. Cũng như mọi nho sĩ khác, hầu hết các nhà
khoa bảng, học trò thi... người họ Nguyễn đều có ít nhiều thời gian dạy học.
Đặc biệt, Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm là nhà giáo dục nổi tiếng, đào tạo hàng chục
nhà khoa bảng, trong đó có Tiến sĩ Ngô Phúc Lâm, Hương cống Nguyễn Thiếp. Ông
lại giữ chức Nhập nội kinh diện và con trai Nguyễn Khản làm Tả tư giảng, thầy
học của vua Lê, chúa Trịnh.
(1) Bài của GS
Lê Thước do ông Nguyễn Khắc Bảo công bố trên THC Văn hóa Nghệ An số 71
(25/2/2006) trả lời mấy ý thắc mắc của tôi về Thánh y Nguyễn Cảnh – Nhân đây
xin có lời cảm ơn ông Nguyễn Khắc Bảo.
Cũng cần biết thêm, về
địa lý thì vị tổ đời thứ 5 Nguyễn Quỳnh, mới là người nổi tiếng. Ông đi chơi, cứu một Bắc khách
thoát nạn khi thuyền ông ta bị bão. Người này vốn thuộc một dòng họ có thuật
địa lý bí huyền... triều nhà Tống xưa, tên là Ngô Cảnh Phượng. Nhà địa lý này
cảm công ơn của ông, bèn truyền thụ cho ông mọi phép bí truyền về thuật phong
thủy của dòng họ mình. Do đó, ông càng tinh thông địa thuật. Mồ mả phát tích
của họ Nguyễn hầu hết đều tự ông chọn đất, lập hướng. Ông lại viết thành quyển
“Đại hiếu chân kinh” phát minh rõ hơn những cái uẩn áo của họ Ngô” (Nghi Xuân
huyện thông chí” - SĐD)
Nhưng đóng góp lớn
nhất cho văn hóa dân tộc là những trước tác của người họ Nguyễn. Đó là bộ sách
thuốc “Nam Dương tập yếu kinh nguyện” 1 của vị sơ tổ Nguyễn Nhiệm. Lĩnh Nam
công Nguyễn Quỳnh, ngoài bộ “Đại hiếu chân kinh”, còn có “Từ ấu chân thuyền”
(4) và “Dịch binh quyết nghị” gồm 15 quyển, soạn lúc 60 tuổi (1734). Nguyễn
Nghiêm là nhà văn lại là nhà sử học uyên bác. Bộ “Việt sử bị lãm” 7 quyển của
ông được Phan Huy Chú đánh giá “bình luận tinh khiết, gọn đúng, được khen là
danh bút” (Lịch triều tiến chương - Văn tịch chí).
(1) Về sau,
Nguyễn Nhưng để tựa bộ “Nam Dương tập yếu kinh nguyên” và tham khảo bộ “Từ ấu
chân thuyên” hợp thành một quyề dem bá.
Ông còn có “Lạng Sơn
đoàn thành đồ chí”. Loại sách ghi chép về nhiều môn còn có “Huyền cơ đạo thuật
bí thư” (triết học, của Nguyễn Thiện), “Tiên địa nhân vật sự” (của Nguyễn Hành)
v... Họ Nguyễn còn có Nguyễn Ức tinh thông nghề kiến trúc, được cử làm Thiềm tự
bộ Công, giám đốc việc xây dựng cung điện ở Huế; Nguyễn Thảng có tài viết chữ
(thư). Hầu hết các liên đội trong cung điện Huế và nhiều đền miếu đều là chữ
viết của ông.
Đặc biệt, họ Nguyễn có
nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng trong nước, để lại những tác phẩm được người
đời truyền tụng: Nguyễn Nghiễm có “Cổ lễ nhạc chương thi văn tập”, “Quân trung
liên vịnh”, “Khổng tử mộng Chu công” (phú); Nguyễn Khản có “Diễn Âm Chinh phụ
ngâm”, “Tự tình khúc”. Ông là người giỏi quốc âm, viết nhiều bài hát ca trù,
lưu truyền ở kinh thành Thăng Long; Nguyễn Nỗ (Đề) cũng là nhà thơ có tiếng với
“Quyến Hiện giáp ất tập” và “Hoa trình tiêu khiển tập”; Nguyễn Nghi để lại
“Châu Kiều di cảo”. Anh em Nguyễn Thiện, Nguyễn Hành (con Nguyễn Điều) là hai
nhà thơ lớn. Nguyễn Thiện là tác giả “Đông Phủ thi tập” và là người nhuận sắc
“Truyện Hoa tiên” của Nguyễn Huy Tự (bản hiện lưu hành). Nguyễn Hành với “Minh
Tuyên phổ” và “Quan hải tập” (hay “Quan Đông hải”) cùng chú ruột, Nguyễn Du là
hai trong “An Nam ngũ tuyệt” đương thời. Và người làm rạng rỡ nhất cho họ
Nguyễn Tiên Điền, cho cả dân tộc Việt Nam, là Nguyễn Du, với “Thanh Hiên tiến,
hậu tập”, “Bắc hành tạp lục”, “Nam Trung tạp ngâm”, với “Sinh tế Tràng Lưu nhi
nữ văn”, “Văn tế Thập loại chúng sinh” (“Văn chiêu hồn”) và truyện Nôm “Đoạn
trường tân thanh”, tức “Truyện Kiều” bất hủ.
Toàn cảnh mộ vọng cụ Nguyễn Du (dựng ở mộ đã cải táng).Hướng mộ Tọa Cấn hướng Khôn (Tọa Đông-Bắc, Hướng Tây-Nam, nghiêng Nam 45 0). Về mặt địa lý phong thủy cổ thì ngôi mộ nhỏ được đặt rất đúng. Tả Long là dải đất có Hậu Thôn, An Ninh Hạ, An Ninh Thượng. Hữu Hổ là Cồn Môn, Hậu chẩm là Cồn Kê, Cồn Ma Lại, Minh đường là những mẫu ruộng xưa của ngài Mai Khắc Đôn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét