Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 23.
PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
I. ĐỊA CHÍ CAN LỘC HÀ TĨNH.
II. CÁC VỊ TỔ ĐẦU TIÊN CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN TRÀNG LƯU.
III. HỌ NGÔ - TRẢO NHA – CAN LỘC – HÀ TĨNH.
IV. HỌ NGUYỄN ĐỨC - NGUYỄN CHI - Ích Hậu, Can Lộc, Hà Tĩnh.
I. Đất và người Ích Hậu - Can Lộc - Hà Tĩnh.
Trước 2007, xã có thời gian gọi là Ích Hậu, sau đổi thành xã Hậu Lộc thuộc
huyện Can Lộc.
Sau 2007 ,Thành lập huyện Lộc Hà, xã chuyển từ Can Lộc sang huyện Lộc Hà,
gọi là xã Ích Hậu.
Trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, làng cổ Ba Xã (nay là
xã Ích Hậu – Lộc Hà) đã khắc phục những khó khăn của một địa danh "5 nắng,
10 mưa", phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tạo nên một vùng đất
"địa linh nhân kiệt". Ích Hậu ngày nay với những danh nhân và các giá
trị văn...
Trải dài từ Chân Tiên (điểm cuối cùng của dãy núi Hồng Lĩnh) đến núi Nam
Giới, phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và phía Nam giáp các huyện Can Lộc,
Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh, phía Đông là biển, Lộc Hà không chỉ được biết đến
là một vùng non nước hữu tình mà còn là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn
hóa, cách mạng. Với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa như đền
thờ Mai Thúc Loan, đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, chùa Chân Tiên, chùa
Kim Dung, đình Đỉnh Lự, núi Bằng Sơn,… mỗi tên đất, tên người đã mang trong đó
niềm tự hào. Chính vì thế, việc hình thành huyện mới Lộc Hà là cơ sở để phát
huy tiềm năng của vùng đất này.
Một góc
con đường liên xã Ích Hậu ngày nay.
Làng Ích Hậu vốn chỉ là vùng đất cát pha, bốn phía sông ngòi bao bọc, từ
xưa vốn nổi tiếng là một miền quê nghèo. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đất
và người nơi đây đã có nhiều thay đổi. Từ chỗ hoang sơ, đói nghèo, nhờ bàn tay,
khối óc của con người, Ích Hậu dần trở nên nhộn nhịp, sầm uất. Có lẽ chính từ sự
khó khăn trong sản xuất nông nghiệp nên người dân làng Ba Xã xưa đã sớm nuôi dưỡng
ý chí hiếu học. Vùng đất được bao bọc bởi thổ nhưỡng của các con sông ấy đã sớm
sản sinh cho đất nước những anh hùng tuấn kiệt.
Xã Ích Hậu giống như một hòn đảo thu nhỏ được bao quanh bởi mạng lưới
sông ngòi dày đặc, nằm ở vùng thấp trũng; sản xuất nông nghiệp, trồng mía, rau
màu các loại, nuôi trồng thủy sản… mất mùa triền miên do đất đai, ruộng đồng,
ao hồ đều bị nhiễm nước mặn nặng từ biển tràn vào. Hệ thống cơ sở hạ tầng không
có, đường sá lầy lội, đi lại khó khăn… đẩy nhiều người dân trong xã lâm vào cảnh
đói nghèo, nhà cửa xác xơ. Một số người lớn tuổi ở xã Ích Hậu cho biết,
mấy chục năm trước, do mất mùa liên tục nên người dân phải gửi con lại rồi đi bộ
hàng trăm cây số ra các tỉnh - thành: Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình,
Hà Nội… để hành nghề ăn xin. Cũng vì có quá nhiều người trong xã đi ăn xin nên
mới có những biệt danh "xã ăn mày", "Hậu đùm", “làng ăn
xin", "làng cái bang"…
Hậu Lộc thuộc vùng đất vùng chiêm trũng nhưng hệ thống thủy lợi không được
chú trọng nên đồng chua nước mặn, đất nông nghiệp không sản xuất được, đói kém
xảy ra liên miên. Trong làng không còn một thứ gì để ăn được, đến rau má người
dân cũng đào ăn hết, số người chết đói trong xã rất nhiều.
“Năm 1978 đó là trận đói lịch sử khiến cả xã đói rụng rời, nhà ai cũng dắt
nhau đi ăn xin, đến nỗi số dân trong xã chỉ còn trên đầu ngón tay”. Người dân Hậu Lộc kéo nhau đi hành khất chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như:
Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nội… Quá khứ lùi xa, dân Hậu Lộc đã có cuộc sống
no đủ, một thời đói khổ đó không ai còn muốn nhắc lại.
Ngày nay, Ích Hậu luôn tự hào là quê hương của Hoàng giáp Đông các hiệu
thư Trần Đức Mậu đời Lê Thánh Tông, Tam nguyên Hoàng giáp, Tể tướng Nguyễn Văn
Giai là công thần "khai quốc" thời Lê Trung Hưng, nổi tiếng chính trực
và biết giữ nghiêm pháp luật triều đình, có công bình định nhà Mạc đồng thời
cũng là một nhà thơ thời Lê -Trịnh. Đặc biệt, đây còn là quê hương của dòng họ
Nguyễn Chi nổi tiếng về truyền thống yêu nước, văn chương và khoa bảng. Dòng họ
Nguyễn Chi dã sinh ra những tên tuổi lớn như: nhà giáo và chí sĩ Nguyễn Hiệt
Chi người đồng sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh theo tinh thần
Duy Tân ở Phan Thiết, lãnh tụ phong trào chống thuế Nghệ Tĩnh Nguyễn Hàng Chi,
Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi - Thứ trưởng Bộ Y tế thời kháng chiến chống Pháp, Giáo
sư nhà văn hóa học Nguyễn Đổng Chi, Giáo sư dân tộc học Nguyễn Từ Chi, Giáo sư
cổ văn học Nguyễn Huệ Chi, Phó giáo sư chuyên gia mỹ thuật cổ Nguyễn Du Chi...
Ngoài ra, cũng ở Ích Hậu còn có nhà cách mạng tiếng tăm Lê Viết Lượng thời
kỳ tiền khởi nghĩa. Về sau, trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu
nước, phát huy truyền thống cách mạng, tiết khí quả cảm, yêu nước của người Hà
Tĩnh, bao lớp gái trai Ích Hậu đã xông pha ra trận, chiến đấu và hy sinh vì sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc…
Dường như cũng chính thổ nhưỡng của các dòng sông đã kiến tạo nên những
giá trị văn hóa đặc sắc của người Ích Hậu. Những ngôi đền lớn như đền Cả, đền
thờ Nguyễn Văn Giai… với lối kiến trúc chạm trổ tinh vi, thể hiện sự phát triển
sớm về văn hóa tâm linh của vùng đất này. Đền Cả được xây dựng năm 1475 thờ 3 vị
Lý Nhật Quang (hoàng tử thứ 8 của vua Lý Thái Tổ) và 2 vương hầu là Lý Đạo
Thành và Lý Thái Giai là 3 vị đã có công hướng dẫn nhân dân vùng Tây nam Hồng
Lĩnh khai lập nên một số làng trong đó có làng Kẻ Ngật (thuộc Ích Hậu). Về sau
đền còn thờ thêm 2 vị công thần nhà Trần là Trần Quang Khải và Trần Khánh Dư.
Đất Nghệ Tĩnh có nhiều dòng họ nổi
tiếng về cao khoa hiển hoạn, về võ lược văn tài... nhưng hiếm thấy các họ có
nét độc đáo như họ Nguyễn Đức - Nguyễn Chí ở Ích Hậu, Can Lộc, Hà Tĩnh.
Vị tổ của dòng họ Nguyễn Đức lục
chi Nguyễn Đức Tạo là cháu 9 đời của
Hoàng giáp Trần Đức Mậu thời Lê. Trần Đức Mậu lại là cháu trực hệ 5 đời
của Chiêu Minh vương Trần Quang Khải
thời Trần. Như vậy, họ này vốn gốc hoàng tộc, đời Lê vẫn là quý tộc khoa bảng,
đến đời Nguyễn đã trở thành một dòng họ bình dân.
Hiện nay, không có tài liệu nào
cho biết người vào đất Hà Bạc (Ích Hậu) đầu tiên có phải là Trần Đức Mậu không, và vì sao một số
chi hậu duệ của ông lại đổi sang họ Nguyễn.
Vị viễn tổ Trần Quang Khải (1241-1294), Hoàng tử thứ ba của vua Trần Thái Tông, em Thánh Tông, chú Nhân Tông là
nhà chính trị, nhà quân sự, nhà thơ Việt Nam. Ông giữ chức Tướng quốc, Thái úy,
Thượng tướng quân dưới triều Thánh Tông, cùng với Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là hai • trụ cột của triều
đình trong và sau cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba
(1284-1288).
Về vị tổ khai cơ ở Ích Hậu, (1442-?), sách Đăng khoa lục chỉ chép sơ lược:
ông “người xã Ích Hậu, huyện Thiên Lộc, 32 tuổi đỗ nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng
giáp) khoa Nhâm thìn niên hiệu Hồng Đức thứ ba (1472) đời Lê Thánh Tông, làm
quan đến chức Đông các hiệu thư. Gia phả cho biết thêm: ông là người khai sáng
nên vùng đất Ích Hậu, bấy giờ còn mang tên Hà Bạc. Về già, ông cũng tư cơ của
mình cho xã để dựng ngôi chùa Trường Xuân (tức chùa Ba Làng), nên sau được phối
tự ở gian bên tây chùa. Làng còn lập đền thờ ông làm phúc thần, nhiều triều đại
có sắc phong (Chùa bị phá năm 1948, đền cũng chỉ còn cổng). Hiện con cháu trực
hệ ở tại đền cũ còn giữ được Cờ và Biển “Ấn tứ vinh quy” cùng một số đạo sắc và
tấm bia ghi tiểu sử, hành trạng của ông. Gia phả cũng sao chép lại được hai bài
văn ông làm khi thi Hội, thi Đình.
Vị tổ dòng Nguyễn Đức lục chi
húy Đức Tạo, tự Đoan Trai, thường gọi Can
Dũng (1788-1856) là con của lưu binh Đức
Thạc công. Nghĩ mình con nhà võ biền, ông không ham học hành mà chỉ chăm lo
vườn ruộng. Nhưng biết rằng tiểu nông khó mà gây dựng nên sản nghiệp lớn, ông
bèn học buôn bán. Bà vợ ông, Nguyễn Thị Hoa, hiệu Ngọc Liên (1796-1862) vốn
dòng dõi Hoàng giáp Lễ Quận công Nguyễn Văn Giai, là người khéo lo toan, cùng
ông trù tính việc làm ăn. Sau một thời gian buôn bán các hàng bông vải, tơ lụa,
cau khô, cá mắm phát đạt, ông bà tậu thêm ruộng đất, mở mang cả nghề nông,
không đầy mười năm, đã thành một nhà cự phú. Nhưng ông không chỉ biết làm giàu
mà còn biết đưa của cải mình làm ra dùng vào việc thiện, việc nghĩa. Văn bia ở
nhà thờ chép rằng: “Ông chủ trương chủ nghĩa lợi quần”. Phàm việc công ích (đắp
đường, bắc cầu, mở chợ...), ông quyên góp nhiều nhất, sớm nhất. Năm 1818 đời
Gia Long, ông xuất 10 lạng bạc cho đoàn đại biểu huyện Thiên Lộc vào kinh đô
Thuận Hóa trần tình về việc dân phiêu tán. Triều đình liền cho giảm thuế, và
giao cho ông xuất của nhà chiêu tập lưu dân trở về an cư lạc nghiệp, khiến cho
cả một vùng lại hồi sinh. Do công tích này, năm 1829 đời Minh Mệnh, ông được
Triều đình cấp bằng khen. Thời gian này, trộm cướp nổi lên nhiều nơi, ông được
cử làm Tuần thám Hà Tĩnh, chuyên trách ba huyện Nghi Xuân, Thiên Lộc, Thạch Hà.
Ông khéo tổ chức việc tuần phòng, chiêu dụ, trong vùng yên ổn, nên năm 1834,
ông được ban thưởng 60 quan tiền. Đến năm Tự Đức thứ 5 (1852), cả vùng hạ Thiên
Lộc đói to. Ông mở kho thóc nhà mình, cùng quan An tỉnh phái về, đứng ra phát
chẩn suốt cả tháng, giúp dân nghèo hai tổng Nội Ngoại và Phù Lưu thoát nạn. Việc
tâu lên, ông được triều đình ân thưởng tấm biển “Nghĩa dân” và 6 đồng tiền “Phi
long”. Khi ông mất, dân trong huyện nhớ ơn, kéo đến đưa đám rất đông.
Theo lời dặn của ông, bà vợ đem gia sản xây nhà thờ, đặt ruộng hương hỏa,
lại đặt ruộng Thánh, ruộng chùa, ruộng thần, ruộng học, ruộng bình cho làng, và
mời thầy về dạy học cho con em.
Sáu người con trai của ông bà Nguyễn
Đức Tạo là Đức Thống, Đức Xuân, Đức
Hoan, Đức Hạo, Đức Mạo, Đức Huy về sau trở thành tổ của sáu chi Nguyễn Đức.
Chi trưởng, đến đời thứ tư, đích tằng tôn
Nguyễn Đức Thuận đổi tên là Hiệt Chi
và lấy tên lót là Chi. Từ đó chi trưởng dòng họ Nguyễn Đức đổi thành Nguyễn
Chi, đến nay cũng đã bốn, năm đời.
Cổng vào
Khu lăng mộ.
Con cháu dòng họ Nguyễn Đức từ đời thứ hai, thứ ba trở đi đều có học,
nhưng họ chỉ tham dự việc tổng, việc xã, hoặc dạy học, làm thuốc, cày ruộng, đến
đời thứ tư mới có người đỗ đạt. Từ đây, bước vào đường tân học, nhưng nhiều người
vẫn uyên thâm Hán học. Và suốt thế kỷ XX, các thế hệ, dòng họ Nguyễn Đức - Nguyễn
Chi đã có đóng góp lớn cho đất nước, nhất là trong lĩnh vực văn hóa.
Điều dễ nhận thấy là người họ Nguyễn Đức tiếp thụ sâu sắc truyền thống
yêu nước của dân tộc và của tổ tiên, luôn biểu thị lòng nghĩa khí cao đẹp. Lúc
thường họ tính kế làm ăn, nhưng không mê chuyện vinh thân phì gia, mà chăm làm
việc công ích; khi hoạn nạn thì sẵn lòng nghĩa cử, bênh kẻ yếu, giúp người
nghèo. Về mặt này, ông tổ dòng Nguyễn Đức lục chi là người tiêu biểu. Có thể kể
thêm cháu 5 đời của ông, Y sĩ Đông Dương Nguyễn
Kinh Chi, khi làm việc tại Bệnh viện huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) thường một
mình một ngựa xuống tận các làng, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, chạy chữa
cho nhiều con bệnh nghèo, có khi phải chữa cho cả gia súc. Cao hơn, khi đất nước
lâm nguy, người họ Nguyễn Đức không bao giờ thiếu mặt. Thời Cần Vương, lương y Nguyễn Đức Hoan (1827-1903) là thầy thuốc
trong nghĩa quân Phan Đình Phùng. Thời Duy Tân - Đông Du có anh em ông Hiệt, ông Hàng.
Nguyễn Hiệt Chi hiệu Mộng Thương (1870-1935), đỗ Tú tài
năm 1906, vào Phan Thiết cùng với các nhân sĩ Nguyễn Quý Phầu, Hồ Tá Bang...
thành lập Công ty Liên Thành buôn bán, không chỉ để mưu sinh mà còn góp phần mở
mang thương kỹ, chấn hưng đất nước theo chủ trương của Hội Duy Tân, đồng thời mở
Trường Dục Thanh nhằm nâng cao dân trí, truyền bá tư tưởng yêu nước. Nguyễn Tất
Thành từng dạy trường này. Người cháu gọi ông bằng bác, Nguyễn Đức Bỉnh vinh dự là bạn nhà giáo, và con ông, Nguyễn Kinh Chi là học trò của Người.
Nguyễn Hàng Chi, hiệu Đồ Nam và Đồ Tuy (1885-1908), một
thanh niên trí thức hăng hái, là người cầm đầu chống lôi thi cử Hán học cuối
mùa, cổ động phong trào cắt tóc ngắn, và tổ chức lãnh đạo các cuộc chống thuế ở
Hà Tĩnh năm 1908, bị thực dân Pháp kết án tử hình.
Trong số các chiến sĩ cách mạng thời Xô Viết Nghệ Tĩnh Ích Hậu, người họ
Nguyễn Đức có hai đảng viên cộng sản: Nguyễn
Đức Tạo bị giết trong một cuộc địch khủng bố năm 1930 và Nguyễn Đức Hà bị kết án đày vào Quảng
Nam.
Nhiều người của dòng họ Nguyễn Đức tiếp tục có đóng góp quan trọng trong
cuộc cách mạng tháng Tám và xây dựng chính quyền nhân dân: Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Hưng Chi, Nguyễn Hiền... đều
tham gia cách mạng sớm, hoạt động trong Mặt trận Việt Minh thời tiền khởi
nghĩa.
Nguyễn Kinh Chi (1899-1986) là một thầy thuốc tâm huyết với
nghề nhưng không được Nhà nước Bảo hộ tin cậy. Ông đã từng đăng đàn diễn thuyết
ở Hội Trí tri Quảng Bình về đề tài “Bài
thuốc chữa bệnh hối lộ”, viết sách, viết báo để bày tỏ tư tưởng của mình. Về
Huế, ông tham gia nhóm trí thức, lấy tên “Responsable”
(trách nhiệm) cùng với Tạ Quang Bửu, Đào Duy Anh, Thân Trọng Phước, Nguyễn
Lân... trao đổi về văn hóa dân tộc. Năm 1945, ông tham gia nhóm Việt minh bí mật
do Tôn Quang Phiệt lãnh đạo. Sau cách mạng, ông được bầu vào Quốc hội nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, giữ các chức Giám đốc y tế Trung Bộ (1945), Thứ trưởng Bộ
Y tế kiêm Giám đốc y tế Liên khu IV, đến 1953 xin từ chức, chỉ nhận làm Giám đốc
y tế Nghệ An. Ông là người có công chuyển Bệnh viện Huế ra Liên khu IV an toàn
trước ngày kháng chiến bùng nổ và kịp chặt rừng cây canhki-na ở Lâm Đồng để làm
dược liệu trị bệnh sốt rét cho bộ đội, đồng thời có sáng kiến xây dựng các xưởng
chế dụng cụ y tế và thủy tinh làm ống thuốc vốn rất khó khăn, thiếu thốn trong
thời chống Pháp. Sau hòa bình, ông đã lập Bệnh viện phong Quỳnh Lập.
Nguyễn Đổng Chi (1915-1984) em ông, ở tuổi ngoài 20 đã lập
“Tập phúc phường, một hình thức biến tướng của hội kín ở quê, và viết thiên
phóng sự Túp lều nát, bị mật thám làm khó dễ. Năm 1939, ông tham gia cách mạng,
đến 1942, vào Việt Minh ở Hà Nội, được phân công cùng với Nguyễn Chung Anh về
Hà Tĩnh, tổ chức Thanh niên cứu quốc ở Can Lộc mà ông là một trong những người
lãnh đạo chủ chốt. Năm 1945, dưới danh nghĩa “Thanh niên Phan Anh” do ông được
đoàn thể cử làm thủ lĩnh, Nguyễn Đổng Chi và các bạn đồng chí Nguyễn Chung Anh,
Nguyễn Hiền, Đặng Giá, Nguyễn Hưng Chi, Lê Viết Quân, Trần Doãn Hoài, Phan Nhân
Hiếu, Trần Văn Quý, Phan Nhân Đồng, Bùi Nhụy...) thành lập Đội vũ trang khởi
nghĩa trong Mặt trận Việt Minh Bắc Hà (dưới quyền chỉ đạo của ông Nguyễn Tạo),
tổ chức việc cứu đói, diễn kịch, tuyên truyền Việt Minh, luyện tập quân sự, và
kéo lên cướp chính quyền ở huyện Can Lộc vào ngày 16 tháng Tám, sớm nhất trong
tỉnh.
Trong số rất nhiều người họ Nguyễn Đức tham gia quân đội, có Đại tá
Hoàng Minh Phương Nguyễn Đức Sao) từng
là thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở mặt trận Điện Biên Phủ, và tham gia
nhiều chiến dịch quan trọng thời chống Mỹ. Có Đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) là Phó tư lệnh quân khu Sài Gòn - Gia Định.
Về lòng nghĩa hiệp, nghĩa khí, tuy họ Nguyễn Đức có nét đặc sắc, vẫn là
điểm chung của nhiều dòng họ khác. Nét riêng, nổi bật của họ Nguyễn Đức - Nguyễn
Chi là thực học. thực tài, Vị tộc trưởng Nguyễn
Hiệt Chi nêu lên một phương châm để dạy dỗ con cháu: “Học tập, làm lụng ta
ngó lên Ăn mặc ta nhìn xuống”. Học và làm phải nhìn người hơn mình mà theo, mà
vượt lên; còn ăn mặc, hưởng thụ thì đừng đua đòi, phải nhìn vào người kém hơn
mình mà xử cho hợp với hoàn cảnh. Đó là cách nghĩ rất xa và rất mới. Có thể nói
dòng họ này luôn luôn có tư duy mới.
Ông tổ Nguyễn Đức Tạo là một người nông dân sống đầu thế kỷ XIX, đã nghĩ
rằng làm ăn kiểu tiểu nông thì không gây dựng gia sản lớn được. Ông đã học buôn
bán, kết hợp kinh doanh nông - thương và đã thành công mỹ mãn. Cuối đời ông lại
thấy cần có chữ nghĩa nên dặn mời thầy giỏi về dạy dỗ con cháu.
Từ đời thứ hai trở đi, Nguyễn Đức dần dần trở thành dòng họ học thức, và
từ đời thứ năm, con cháu bước vào đường tân học, mà vẫn giữ nền nếp nho gia.
Nhưng khác với giới nho sĩ (và cả không ít người tân học) thường khinh rẻ lao động
chân tay, coi thường thực nghiệp, khinh thi công thương, những người họ Nguyễn
Đức lại tích cực cách tân, Nguyễn Hàng
Chi hăng hái vận động cắt tóc ngắn và chống lối thi cử lỗi thời. Nguyễn Hiệt Chi tham gia mở hội buôn. Nguyễn Kinh Chi giúp nhà doanh nghiệp
Viễn Đệ về kỹ thuật chế dầu tràm (khuynh diệp), và viết hai cuốn sách Du lịch
Quảng Bình và Công nghệ Quảng Bình (giới thiệu mấy chục nghề thủ công) là những
vấn đề rất mới lúc bấy giờ. Nguyễn Đổng
Chi ngoài 20 tuổi cũng đã tập sự kinh doanh, mở Bình An được phòng, chế thuốc
gịt, cải tiến đồ tre... Về sau, ông cùng nhiều người trong họ là cán bộ kinh tế
- tài chính của nhà nước. Gặp lúc hoàn cảnh khó khăn, ông cùng gia đình trở về
quê lao động, làm đủ nghề, thậm chí cả nghề “cu mơ” (tức là góp phần tiêu) mà
không ngượng ngùng gì... Trong thực nghiệp, biết học và làm thực nghiệp cũng là
nét độc đáo.
So với thiện hạ, hơn trăm năm nay, họ Nguyễn Đức không cố thgười đỗ đạt
cao, chức quyền lớn. Thời Hán học chỉ có Nguyễn
Đức Thuận (Nguyễn Hiệt Chi) đỗ Đầu
xứ rồi đỗ Tủ tài, làm giáo chức, được phong hàm Thị giảng học HĨ, Nhưng tiếng Đầu
xứ Thuận hay chữ thì nhiều người biết đến. Ông đã sáng lập Mộng Thương thư
trai, cùng với Thư viện Long Cương của Cao Xuân Dục là hai thư viện gia đình lớn
và quý ở Nghệ Tĩnh đương thời.
Phần mộ Hiển
tổ Đoan Trai công Nguyễn Đức Tạo – người có công cứu tế dân trong nạn đói thời
Tự Đức thứ 5, 1852.
Lớp tận học trước và sau cách mạng, có Nguyễn Kinh Chi đỗ Y SĨ Đông Dương (sau thi lên Bác sĩ); Nguyễn Đức Trà, đỗ Thành chung, chuyển
sang ngạch Nam triều, làm đến Tri phủ; Nguyễn
Hiền, Nguyễn Đức Ràn, Nguyễn Đức Bốn, Nguyễn Đức Sao đều đỗ Thành chung; Nguyễn Từ Chi đỗ Tú tài; còn mấy người
khác học dở dang bậc trung học. Lớp lớn lên sát sau cách mạng, người có học vị
cao nhất cũng chỉ tốt nghiệp đại học. Nhưng trong số họ, không ít người là trí
thức tài năng, là học giả uyên bác. Có người được phong học hàm Giáo sư, Phó
giáo sư, có người được xếp vào hàng Danh nhân văn hóa.
Giáo sư Nguyễn Đổng Chi
(1915-1984) là nhà văn, nhà sử học, nhà folklore học, nhà Hán Nôm học... mà
trong lĩnh vực nào cũng có thành tựu lớn. Giáo sư Nguyễn Từ Chi (1925-1995), con Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi, là nhà dân tộc học xuất sắc, nổi tiếng trong và
ngoài nước. Hai người con của Giáo sư Nguyễn
Đổng Chi là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
và Phó giáo sư Nguyễn Du Chi. Nguyễn Huệ Chi (sinh năm 1937), ngót 50
năm công tác tại Viện Văn học, từng là Trưởng ban nghiên cứu văn học Cổ, cận đại
Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện. Với hàng trăm công trình khoa học,
trong đó có nhiều bộ sách lớn mà ông là chủ biên hoặc là đồng soạn giả đã chứng
minh ông là nhà nghiên cứu văn học có uy tín. Nguyễn Du Chi (1938-2000), 30 năm làm việc tại Viện Mỹ thuật thuộc
Trường Đại học mỹ thuật Hà Nội, là Thư ký khoa học của Viện, ông đã viết trên
100 bài nghiên cứu và là đồng tác giả của nhiều bộ sách nghiên cứu mỹ thuật, kiến
trúc... được mệnh danh là người luôn “trên đường tìm về cái đẹp của cha ông”
như tên cuốn sách vừa được xuất bản sau khi ông mất. Là những nhà nghiên cứu
khoa học, các GS Từ Chi, Huệ Chi và PGS Du Chỉ cũng là nhà giáo, giảng dạy tại
nhiều trường đại học và đào tạo cho đất nước nhiều Tiến sĩ chuyên ngành.
Đến lớp sau các vị trên đây, họ Nguyễn Đức - Nguyễn Chí đã có hàng chục
người đạt học vị cao, là tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư trong nước và ở Pháp, ở
Nhật, ở Mỹ, trong đó có Tiến sĩ Thư viện học Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (1933-2002) từng làm việc tại Thư viện Quốc hội
Hoa Kỳ. Đó là thế hệ nối tiếp làm trạng rỡ thêm dòng họ này. .( Hà Tĩnh – Đất văn vật Hồng Lam
– Thái Kim Đỉnh).
Mộ và đền thờ Trần Đức Mậu hiện nằm tại thôn Thống Nhất, xã Ích Hậu, huyện
Lộc Hà là một di tích lịch sử văn hóa có từ lâu đời, được con cháu trong
dòng họ Trần Đức (về sau đổi là Nguyễn Đức) bảo vệ và phát huy giá trị
nhân văn của di tích.
Trần Đức Mậu là một người văn võ song toàn, học cao, chí lớn, là một
trong số những bậc nhân tài được ghi tên vào bảng vàng Tiến sỹ ở khoa thi Nhân
Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472) đời vua Lê Thánh Tông. Ông còn là một vị
tướng tài đã cùng với vua Lê Thánh Tông, nếm mật nằm gai tham gia chinh phạt
Chiêm Thành mở mang bờ cõi quốc gia Đại Việt trong những năm giữa thế kỷ XV. Với
sự uyên bác về trí tuệ và sự dũng mãnh của một vị tướng tài ba, Ông đã được triều
đình phong kiến nhà Lê tin tưởng trọng dụng và giao giữ nhiều chức vụ quan trọng
như: Hàn lâm viện hiệu lý, Đông các Hiệu thư.
Sau khi Ông mất triều đình nhà Lê thương tiếc vô hạn với một vị quan tài
ba, thanh liêm, đức độ đã ra đi trong sự nghiệp đang còn dang dỡ, về sau để ghi
nhận công lao của ông đối với đất nước, triều đình nhà Lê và sau này nhà Nguyễn
đã phong tặng các đạo sắc phong, xây dựng đền thờ, dựng bia để ghi dnah công trạng
và sự nghiệp của Ông và dòng họ.
Đặc biệt đền thờ hiện nay còn lưu giữ được nhiều hiện vật gốc có giá trị
lịch sử văn hóa như: sắc phong, văn bia, đại tự, hoành phi, câu đối … là nguồn
tư liệu hết sức quý giá, có giá trị nghiên cứu lịch sử khoa học về thân thế và
sự nghiệp của danh thần Trần Đức Mậu, về giai đoạn lịch sử mà Ông đã cống hiến
đóng góp cho đất nước quê hương.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét