Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 24.
PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
Nếu vùng Thạch Hà xưa có hai dòng họ võ tướng nổi tiếng được người
đương thời mệnh danh là “Thạch Hà thế tướng”: họ Ngô (Trảo Nha)'1) và họ Võ Tá
( Hạ Hoàng) thì cũng vùng nam Nghệ An xưa từ Hồng Lĩnh đến Hoành Sơn có bạ dòng
họ nổi tiếng cả đất Bắc Hà. Về Văn học, có họ Nguyễn (Tiên Điền), Nguyễn Huy
(Tràng Lưu) và Phan Huy (Thu Hoạch).
Ông nguyên tổ Phan Huy (không rõ tên) được phong tước Quận công là
Đôn DZụ công. Đời thứ 2, thứ 3, thứ 4 và đời thứ 7 đều được phong tước Quận
công. Con Đôn DZụ công được phong tước Trang Chiêu công. Con Trang Chiêu công
được phong tước Thuần Mục công. Con Thuần Mục công được phong Thiều Quân công
(thường gọi là cụ Thiều Quang). Cháu đời thứ 7 của Đôn DZụ công là Phan Huy Tịnh
được phong tước Tăng Quận công. Họ Phan Huy cũng có nhiều người được phong tước
hầu: Tài Lương hầu (đời thứ 5), Vinh Lộc hầu (đời thứ 6), Phúc Nhạc hầu (đời thứ
8).
II. HỌ PHAN HUY THU HOẠCH .
Theo “Phan gia công phả” (Gia phả họ Phan Huy ở làng Gia Thiện, xã Thạch
Châu) thì họ này nguyên là Phan Văn xã Ngọc
Điền, huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa, xứ Nghệ An (nay thuộc Thị trấn huyện lỵ Thạch
Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vào thời Lê sơ, đầu thế kỷ XV. Đến đời vua Lê Thánh Tông
(1460-1497) họ này mới dời về thôn Chi Bông, sau đổi là thôn Hữu Phương, xã Thu
Hoạch, huyện Thiên / Can Lộc, từ 1921 chuyển về Thạch Hà. Đời thứ 7, tổ dòng
trưởng Phan Văn Canh lại từ thôn Hữu
Phương chuyển sang ở thôn Gia Thiện cùng xã (nay là xã Thạch Châu, huyện Thạch
Hà). Đời thứ 8, từ Tiến sĩ Phan Huy Cận, họ Phan Văn mới đổi thành
họ Phan Huy. Nguyên tổ đời thứ 6 là Đô đốc Vinh Lộc hầu Phan Văn Kính có hai người con gái làm
cung tần các chúa Trịnh. Hai bà này đã về xã Thụy Khuê, phủ Quốc Oai, xứ Sơn
Tây (nay là thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây), tu sửa
các chùa Hoa Phát, Bối Am và ngôi đền Một Mái thờ cha, gọi là “Phan Đô đốc từ.
Trong đền có tượng thờ, chuông, xung quanh mở vườn ao...
Cũng theo gia phả, thì các vị Tổ bốn
đời đầu họ Phan Văn là các ông Đôn Dụ,
Trang Chiêu, Thuần Mục, Thiều Quang . Các đời sau đều có người được phong
tước: Tài lương hầu (đời thứ 5), Vinh Lộc
hầu Phan Văn Kính (đời thứ 6), Tăng Quận công Phan Văn Tĩnh (đời thứ 7) (thân
sinh Tiến sĩ Phan Huy Cận)... Phúc Nhạc hầu (đời thứ 8)...
“. Dòng họ lúc đầu có truyền thống
âm nhạc, nhiều đời làm nghề xướng ca, nhất là hát ả đào, một loại hình ca nhạc
dân gian. Đội xướng ca của dòng họ thường đi trình diễn tại các làng, các nhà
quyền quý và ra tận kinh thành Thăng Long. Nhưng cũng vì thế, theo luật đời Lê,
coi “xướng ca vô loại”, cấm con em nhà xướng ca không được đi thi, không được
làm quan, không được lấy con nhà quan chức. Đến thời Lê-Trịnh, trong họ có 5 cô
gái có nhan sắc và giỏi ca hát, được tuyển làm cung tần chúa Trịnh. Nhờ thế lực
của 5 cung tần này, vào thế kỷ XVIII, con cháu dòng họ mới được giải phóng sự
phân biệt đối xử với gia đình xướng ca, và từ đó mới được đi thi. Người đỗ tiến
sĩ đầu tiên là Phan Huy Cận
(1722-1789) được coi là vị tổ khai hoa của dòng họ ” (“Phan Huy Chú (1782-1840), cuộc đời và sự nghiệp”. Tìm về cội nguồn”
(Tập II) của GS Phan Huy Lê, NXB Thế giới. H.1999).
Như vậy, họ Phan Văn Ngọc Điền -
Chi Bông là dòng họ hát ả đào đầu tiên ở Hà Tĩnh mà đến nay ta được biết Các
đào nương họ Phan không chỉ hát ở nông thôn, mà còn đi hát “ở các nhà quyền
quý, ra tận Thăng Long”, nhiều người có nhan sắc và hát hay, được các chúa Trịnh
tuyển làm cung tần,“Phan tộc công phả” (bản Sài Sơn) chép 5 cung tần phủ Trịnh
chúa là:
1. Phan Thị Nẫm, con gái Phan
Văn Kính (tổ đời thứ 6), cung tần Tây Đô vương Trinh Tạc (1657-1682).
2. Phan Thị Lĩnh, con gái Phan
Văn Kính, cung tần Định vương Trịnh Căn (1682-1709).
3. Phan Thị Ái, con gái Phan
Văn Canh (tổ đời thứ 7), cung tần một chúa Trịnh chưa xác định rõ.
4. Phan Thị Diệm, con gái Phan
Văn Tĩnh (tổ đời thứ 7), cung tần An Đô vương Trịnh Cương (1709-1729) được
phong Tiệp dư rồi Tu nghi.
5. Phan Thị Chỉnh, con gái Phan
Văn Tĩnh, cũng là cung tần Án Độ vương Trịnh Cương. Về sau, một số bà cung
tần trên đây và nhiều người họ Phan Thu Hoạch được phụ tế tại đền Tổ sư nghề
hát Ả đào Phú Lạp (Cổ Đạm, Nghi Xuân, thường gọi đến Xứ) (1).
Chính nhờ địa vị và thế lực của
các đào nương này mà cha ông được cất nhắc, phong chức tước to, con cháu được
giải thoát khỏi cái luật lệ vô lý “con nhà ca xướng bị phân biệt đối xử”, được
đi thi, đỗ đạt, họ Phan Thu Hoạch trở thành dòng họ văn học đời Lê - Nguyễn.
CHÚ THÍCH.
(1) Bản “Nghệ An, Hà Tĩnh
giáo phường ty đệ niên kỳ phúc lễ văn thức” ghi các vị người họ Phan sau đây
vào phần “phối hưởng”: Các bà đào nương hiệu Diệu Duyên (chưa rõ bà Nẫm hay bà
Lĩnh); hiệu Diệu Thông (bà Diệm) và các ông Phan Văn Kính, Phan Văn tĩnh, Phan
Huy Cận, Phan Huy Ích, Phan Huy Ôn, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh.
Người khai khoa trong dòng họ là Phan Huy Cận!, sau đổi là Phan Huy Anh, hiệu Thận Trại
(1722-1789). Ông là bạn đồng song với Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, lúc nhỏ cùng học
với thân sinh ông Thám là Hương giải, Tham chính Thái Nguyên Nguyễn Huy Tựu,
sau lại cùng thụ giáo với ông Đông các họ Võ, ông Thám hoa họ Đỗ (2). Là một học
trò xuất sắc, ông đỗ Giải nguyên khoa Đinh mão, năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747) lúc
26 tuổi, rồi đỗ Hội nguyên, Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Giáp tuất, Cảnh Hưng thứ
15 (1754). Hai con trai ông đều học giỏi, đỗ sớm. Phan Công Huệ, vì kiêng húy vợ chúa Trịnh Sâm nên đối là Phan Huy Ích, tự Khiêm Thụ Phủ, Chí
Hòa, hiệu Dụ Am, Đức Hiền (1751-1822), 22 tuổi đỗ Giải nguyên khoa Tân mão, đời
Cảnh Hưng (1771), đỗ Hội nguyên tam giáp đồng tiến sĩ khoa Bính thân (1775), lại
đỗ đầu ứng chế. Ông là con rể Hội nguyền Hoàng giáp Ngô Thì Sỹ (1726-1780) và
là em rể Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm (1746-1803) ở Tả Thanh Oai. Phan
Huy Ôn, lúc nhỏ tên là Khuông, lớn lên đổi là Uông, thi đỗ mới đổi là Ôn, tự
Trọng Dương, hiệu Nhã Hiên, lại tự Hòa Phủ, hiệu Chỉ Am (17551786). Năm Giáp tý
(1774), 20 tuổi, thị trường Giáo (Phủ), trường Đốc (Trấn) và thi hương đều đỗ đầu.
Năm 25 tuổi, đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ khoa Kỷ hợi đời Cảnh Hưng (1779).
Trong nhiều bài thơ, Phan Huy Ích
tỏ niềm tự hào về nền nếp học hành của nhà mình: “Áo gấm về làng đây là lần thứ
ba” (ba cha con cùng đỗ tiến sĩ); “nhà có khoán ước thi đỗ..” (Cha con, anh em
đều đỗ đạt); “Dòng văn để lại đủ cửu nguyên” (Người bên nội bên ngoại chín lần
đỗ đầu).
CHÚ THÍCH.
(1) Phan Huy Cận là tên ghi trong “Đăng khoa lục” còn trong một văn bản
chính tay ông viết, bài tựa bộ “Ngũ kinh toàn yếu đại toàn” (của Nguyễn Huy
Oánh), là Phan Cận.
(2) Cũng trong bài tựa trên, ông
viết: “Dư, ấu thụ nghiệp vụ Lai Thạch Lam chính Nguyễn tiên sinh... dự (Thám
hoa công) đồng chiên trường, hưu đồng du vụ Võ Động các, Đỗ Thám hoa lưỡng tiên
sinh môn...”.
Ba cha con đầu làm quan dưới triều
Lê Hiển Huy Cận giữ chức ở các trấn
Hải Dương, Cao Bằng và đồn Động Hải (Đồng Hới), về triều làm Nhập nội Bồi tụng
Hữu thị lang bộ Công kiêm Thị giảng Quốc tử giám, đến năm Bính ngọ, được phong
tước Khuê Phong bá, trí sĩ. Ít lâu sau, khởi dụng, lĩnh chức Bình chương sự, Nhập
thị kinh diện, Nhập thị Bồi tụng, tước Khuê Phong hầu và lần lượt làm Thị lang
bộ Binh, bộ Hình, bộ Lễ, kiêm Tổng tài Quốc sử quán. Ít lâu sau, ông lấy cớ tuổi
già, xin về, nhập cư làng Thụy Khuê, phủ Quốc Oai, xứ Sơn Tây (nay là xã Sài
Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây - nơi xưa kia hai bà cô về lập đền thờ Phan Đô
đốc), trở thành tổ chi họ Phan Huy ở đây.
Hoan lộ của Phan Huy Ích bước đầu khá thuận, năm 1776 bổ Hàn lâm thừa chỉ, năm
sau ra Đốc đồng Thanh Hoa, về làm Thiêm sai tri hình phiên ở phủ chúa Trịnh.
Nhưng sau vụ án Canh Tý (2), vì là con rể Ngô Thì Sỹ, em rể Ngô Thì Nhậm, nên bị
thất sủng. Ông chán nản xin về không được, lại buộc phải vào Thanh Hóa.
Năm Bính Ngọ (1786) Nguyễn Huệ ra
Bắc diệt Trinh, rồi về Nam. Phan Huy Ích lại được Án Đô vương Trinh Bồng, rồi
Lê Chiêu Thống triệu ra làm quan, cho đến cuối năm Đinh tị (1787) Vũ Văn Nhậm
ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh, Chiêu Thống chạy sang cầu viện nhà Thanh, ông mới
về ở Sài Sơn.
CHÚ THÍCH.
(1) Nguyên chú của Phan Huy Ích trong “Du Am ngâm lục”; “Phụ thân
tôi thị Hương, thi Hội hai lần đỗ đầu (lưỡng nguyên); bố vợ tôi thì Hội, thi
Đình hai lần đỗ đầu (lưỡng nguyên); tôi thi Hương, thị Hội, thi ứng chế ba lần
đỗ đầu (tam nguyên); cậu Hy Doãn (Ngô Thì Nhậm) và chú Nhã Hiên (Phan Huy Ôn) đỗ
đầu thi Hương. Tất cả cộng lại được chín lần đỗ đầu, gọi là “Cửu nguyên”. (2)
Năm Canh tý (1780) chúa Trịnh Sâm bỏ con trưởng Trịnh Tông, lập con thứ Trịnh
Cán. Phe Trịnh Tông chống lại, nhưng yếu thế, phe Đặng Thị Huệ, mẹ Trịnh Cán thắng,
nhiều người bị giết, Ngô Thì Sỹ tự tử, Ngô Thì Nhậm phải bỏ trốn
Năm Mậu Thân (1788) Nguyễn Huệ ra
Bắc, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích cùng một số văn thận hưởng ứng lời kêu gọi cầu
hiền, được triệu vào Phú Xuân, Ngô và Phan bị đục tên trên bia Tiến sĩ ở Thăng
Long. Nhưng từ đây, ông được tân chúa trọng dụng, phong làm Tả thị lang bộ Hộ,
Thị lang bộ Binh, tước Thụy Nham hầu. Sau chiến thắng năm Kỷ Dậu (1789), ông được
cử vào sứ bộ của vua Quang Trung (giả) sang chúc thọ vua Càn Long với cương vị
là trọng thần hàng văn. Trở về, ông được phong chức Thị trung Ngự sử ở tòa Nội
các. Vua Quang Trung mất, tuy thấy tình thế không thể cứu vãn, nhưng Ngô Thì Nhậm
vẫn bàn ông ở lại giúp Quang Toản, cho đến lúc nhà Tây Sơn mất. Ngô và Phan đều
bị bắt rồi bị đánh thị nhục ở Văn Miếu. Cuối 1803 ông về ẩn ở Sài Sơn. Từ 1814
đến 1819, ông về quê Thiên Lộc dạy học, rồi lại ra ở Sài Sơn cho đến lúc mất.
Phan Huy Ôn sau khi đỗ,
làm Đốc đồng Sơn Tây và Thái Nguyên, về làm Thiêm sai tri công phiên một thời
gian rồi mất tại chức ở tuổi 32, được tặng chức Thị giảng, tước Mỹ Xuyên bá.
Người con thứ năm là Phan Huy Trấn (?-1793), khác với hai
anh, đã dấy quân chống lại nhà Tây Sơn (1791), sau trốn vào rừng đến mùa hè năm
Quý Sửu (1793) bị quan trấn Nghệ An bắt đem về xử chém. Phan Huy Ích lúc về quê
thăm mộ ông, làm bài thơ, có câu, Hoàng Tạo dịch:
“Bởi lời giáo hối lâu xa cách
Nên khí hiên ngang bụng giữ giàng.”
Dưới triều Nguyễn, họ Phan Huy chi
Hữu Phương – Gia Thiện ở Thạch Hà, Hà Tĩnh chỉ có Phan Huy Tùng (1878-?) đỗ Cử nhân khoa Bính ngọ năm Thành Thái thứ
18 (1906) ở trường Nghệ An và đỗ Đồng tiến sĩ khoa Quý Sửu năm Duy Tân thứ 7
(1913), làm đến Lang trung bộ Hình, thăng hàm Thượng thư, trí sự . Chi Sài Sơn
có nhiều người thành đạt đếu là con cháu Phan Huy Ich.
Dòng họ Phan Huy Thu Hoạch vốn có
tiếng về khoa hoạn lại nổi bật về văn chương. Phan Huy Cận và con cháu ông nhiều người là danh sĩ đương thời. Phan Huy Ích để lại rất nhiều tác phẩm
thơ văn Hán-Nôm (khoảng 600 bài thơ và 400 bài văn) được tập hợp trong hai bộ
“Dụ Am ngâm lục” và “Du Am lăn tập”. Ông còn là người diễn âm cuốn “Chinh phụ
ngâm” của Đặng Trần Côn mà nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng cho là bản hiện
hành. Sách “Năm thế kỷ văn Nôm người Nghệ” xếp Phan Huy Ích là một trong sáu
nhà viết văn Nôm người Nghệ tiêu biểu nhất, làm nên diện mạo văn Nôm xứ Nghệ
(1). Phan Huy Ôn có “Khoa bảng tiêu kỳ”, “Thiên Nam lịch triều liệt truyện đăng
khoa bị khảo” (Phan Huy Sáng chỉnh lý bổ sung), “Nghệ An tạp ký”, “Chỉ Am thi tập”.
Ông còn được coi là nhà toán học với “Chỉ minh tập thành toán pháp”. Phan Huy
Quýnh tự Viễn Khanh, hiệu Tổ Am (1775-1844), con trưởng Phan Huy Ích, “nổi tiếng
văn chương, không ra làm quan, ở nhà dạy học chuyên tóm lược gọn các sách Kinh,
Truyện, Lịch sử làm thành sách riêng nhà họ Phan” (“Từ điển nhân vật lịch sử Việt
Nam”). Ông là người biên soạn “Lịch đại điển yếu”,
CHÚ THÍCH.
(1) Thái Kim Đỉnh biên soạn, NXB Nghệ An - 1994. Sách xếp Nguyễn
Huy Tự, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Hữu Chỉnh, Phan Huy Ích, Nguyễn Công
Trứ là 6 nhà thơ Nôm người Nghệ tiêu biểu nhất.
“Kinh sử toát yếu”, “Phan gia thế
tự lục” (soạn tại Sài Sơn năm 1826). Phan Huy Dũng là tác giả sách “Phan tộc
công phả” có bài dẫn viết năm Canh Dần đời Thành Thái (1890) và bài tựa tân
biên viết năm đầu Duy Tân (1907) (“Từ điển nhân vật lịch sử...”, SĐD, chép:
“Phan tộc công phả”, cũng gọi “Phan gia thế phả” là sách “hợp soạn” của Phan
Huy Quýnh và Phan Huy Dũng). Phan Huy Thực có “Hoa thiều hợp vịnh”, “Khuê Nhạc
thi văn tập” (Hán), “Tỳ bà hành diễn âm”, “Nhân ảnh vấn đáp”, “Bần nữ thần”
(Nôm). Ông còn được vua Minh Mệnh sai làm Tổng tài soạn bộ “Thực lục” phần “Liệt
Thánh”. Vua thường nói: “Văn học không ai bằng (Hà Tông) Quyền, chính sự không
ai bằng (Hà Duy) Phiên, Điển lệ quốc gia không có Phan Huy Thực thì không được”.
Con ông, Phan Huy Vịnh viết không nhiều, chỉ có hai tập “Như Thanh sứ trình” và
“Nhân trình tùy bút thi tập”... lời thơ nhẹ nhàng thanh thoát, một số bài tả cảnh
đạt đến trình độ những bức họa sinh động” (Trần Thị Băng Thanh).
Tiếng tăm nhất là Phan Huy Chú. Tác phẩm của ông có “Hoa
thiều ngâm lục” (2 quyển), “Hoa trình tục ngâm”, “Hải trình chí lược” (còn có
tên “Dương trình ký biến”, “Hoàng Việt địa dư chí” (?), “Điền trần tứ sự tấu sớ”,
“Bình định quy trang” (chưa tìm thấy sách). Quan trọng hơn cả là bộ “Lịch triều
hiến chương loại chí” 49 quyển, biên soạn trong 10 năm, là một công trình biên khảo
công phu và có giá trị. “Chỉ một bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” cũng đã đủ
nâng ông lên hàng nhà bác học” (“Từ điển nhân vật lịch sử”, SĐD). Bộ sách dâng
lên, ông được vua Minh Mệnh ban thưởng 1 cặp áo sa, 30 lạng bạc. Nhưng do sách
được biên soạn với thái độ khách quan nên bị vua chê: “Sách này soạn thuật dẫu
khéo, nhưng lập ngôn thường thường bênh vực họ Trịnh, thì kiến thức cũng quê”
(!). Phan Huy Chú là một nhà thơ, nhà văn nhưng trước hết, ông là một nhà khảo
cứu, một nhà bác học.
Thời hiện đại, hai chị họ Phan Huy
Thu Hoạch (Gia Thiện - Thạch Châu), Thụy Khuê (Sài Sơn) vẫn có nhiều người học
hành thành đạt, tiêu biểu hiện nay là Giáo sư sử học Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Họ Phan Văn Chi Bông vào thế kỷ XV
là dòng họ bình dân, nổi tiếng trong giới ca công xứ Nghệ, từ thế kỷ XVIII trở
thành họ Phan Huy Thu Hoạch lại nổi tiếng cả nước là dòng họ khoa bảng - văn
chương suốt hơn hai thế kỷ. Đây cũng là một dòng họ văn hóa tiêu biểu ở Hà Tĩnh
trong lịch sử.
( Hà Tĩnh – Đất văn vật Hồng Lam – Thái Kim Đỉnh).
III. Danh nhân
mang họ Phan Huy.
Phan Huy Cẩn (1722 - 1789) - Bình Chương Đô đốc - Quốc
sứ quán tổng tài (chi Hà Tĩnh).
Phan Huy Ích (1750 - 1822) - Thị lang Bộ Hộ tước Thụy
Nham hầu (chi Hà Tĩnh).
Phan Huy Ôn (1754 - 1786) - Hàn lâm thị giảng tước Mỹ
Xuyên hầu (chi Hà Tĩnh).
Phan Huy Thực (1778 - 1844) - Thượng thư bộ Lễ (chi Hà
Tĩnh).
Phan Huy Chú (1782- 1840) - Nhà bác học (chi Hà Tây).
Phan Huy Vịnh (1800 - 1870) - Thượng thư bộ Lễ (chi Hà
Tây).
Phan Huy Tùng - Tiến sĩ (1913) (chi Hà Tĩnh).
Phan Huy Quát (1911 - 1979) - Thủ tướng Việt Nam Cộng
hòa (chi Hà Tĩnh).
Phan Huy Lê (1934 - 2018) Giáo sư sử học (chi Hà
Tĩnh).
Vị trí:
Nhà thờ họ Phan Huy thuộc xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, xưa là làng Thu Hoạch, tống
Canh Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An.
Cổng vào
nhà thờ của họ Phan Huy.
Nhà thờ
Phan Huy Chú hiện toạ lạc tại quê nhà Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
Nhà thờ
Phan Huy Chú, nơi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về thăm vào chiều 23/5. Ảnh: Phương
Hòa.
Nhà thờ thọ Phan Huy thuộc xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà, xưa là làng
Thu Hoạch, tổng Canh Hoạch, huyện Thiên Lộc. Nhân dân ở đây từ xưa đã nổi tiếng
hiếu học, mặc dù đời sống gặp nhiều khó khăn nhưng lúc nào cũng có người học
hành đỗ đạt cao. Tiêu biểu nhất là dòng họ Phan Huy có bề dày lịch sử và truyền
thống hiếu học có nhiều ngưòi cống hiến xuất sắc cho đất nước qua các thời kỳ lịch
sử.
Nhà thờ họ Phan Huy được xây dựng vào năm 1779, gồm 3 toà Hạ, Trung và
Thượng điện, cấu trúc theo kiểu chữ Tam (º),ngoảnh hướng Tây Namn, xung quanh
có tường bao và một khuôn viên rộng có trồng các loại cây cảnh và cây ăn quả.
Nhà Hạ điện gồm 3 gian bằng gỗ lim, 4 vì kèo, lợp ngói âm dương, trong
đó có treo bức đại tự “Diệc thế tải đức” (tích thiện thành đứct) và nhiều câu đối
có ý nghĩa như câu:
“Tích thiện tư gia cơ sở đặc
Đồng hưu giữ quốc cổ kim vinh”
Nhà Trung điện được kết cấu đơn giản gồm 3 gian nhà gỗ lim lợp ngói âm
dương, tại đây có đặt bàn thờ kích thước lớn sơn thon thiếp vàng chạm khắc công
phu.
Nhà Thượng điện cũng gồm 3 gian 4 vì kèo bằng gỗ lim lợp ngói âm dương
trên có bàn thờ và di ảnh truyền thần của 2 ông Phan Huy Cẩn và Phan Huy Ích.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét