Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 33.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
I.NÚI NAM GIỚI.
Từ bến cảng Cửa Sót (huyện Thạch Hà) đi thuyền máy chưa đầy mười phút, du
khách đã đặt chân lên dãy núi Nam Giới. Đây là một dãy núi dài, từ bao đời sừng
sững uy nghi, dù nắng hay mưa vẫn ngút ngàn màu xanh bất tận. Núi Nam Giới
không chỉ có chim thú, hoa thơm cỏ lạ mà còn có cả những ngôi chùa cổ kính.
Dưới chân núi rì rào sóng vỗ, mơn man bờ cát trắng càng tô thêm vẻ đẹp biển và
núi. Thích nhất là vào những sớm bình minh, mặt trời rải nắng hồng vào cây vào
sóng, vào những con thuyền cưỡi sóng xa khơi...
Theo nhận định của học giả Bùi Dương Lịch, cách đây 2
thế kỷ, “Sông Hoàng Hà đi qua các xã Hoa Mộc và Dương Luật rồi chảy ra biển”.
Một nguồn tư liệu cũ khác chép lại: “Ngày xưa, núi Mộc Sơn (Hòn Mốc) tức là hữu
Nam Giới. Cửa bể phía Nam núi nhưng về sau, sông bể đổi dời, dòng nước lấn lên
phía Bắc”. Còn các bậc cao niên thường truyền ngôn cho con cháu nơi đây rằng:
Ngày xưa, đó là một lạch sông chảy qua các xã Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Thạch Hải.
Hiện nay, còn có khe nước cũ chảy qua xã Thạch Bàn, đây là chứng tích của dòng
sông cũ.
Vẻ đẹp của núi Nam Giới đã khiến bao tao nhân, mặc
khách tìm đến ngâm thơ, thưởng nguyệt. Những áng văn sáng rỡ như ánh trăng đêm
rằm của cử nhân Lưu Công Đạo thuở xưa, cho tới nay, người đời đọc lại vẫn thấy
lung linh: “Bên hữu cửa bể là núi đất Kim Đôi, một dãy cát vàng từ núi Côn
Bằng chảy ngang qua cửa bể. Trên khúc sông ấy có đồn binh, chợ, thuyền bè san
sát, bến thuyền bốc khói, tỏa mờ mặt sông. Chiều hôm, mặt trời sắp xuống khỏi
núi đằng Tây, mặt sông đèn lửa nổi lên lập lòe. Chập tối, thuyền đánh cá dong
buồm về bến, nhìn qua cảnh ấy, kẻ có tâm hồn thường ứng họa, trong lòng cảm
thấy thư thái, phiêu bồng”.
Nhà vua Lê Thánh Tông ham thích du sơn, du thủy và có
tâm hồn thi sĩ thường ứng tác đề thơ nhiều danh thắng. Tại vùng biển núi Nam
Giới, hai câu thơ của vua Lê Thánh Tông vẫn còn được lưu truyền:
"Sáng qua tỉnh mộng giang hồ,
Cưỡi bè những muốn lên xô cửa trời".
Người xưa đã ví núi Nam Giới như một bức bình phong,
trong bức bình phong tưởng chừng như trầm tịch, cô liêu lại chẳng bao giờ ngưng
lặng âm thanh. Từ thuở hồng hoang, khi bình minh lên đã nghe ríu rít chim gọi
đàn, trong chiều tà đã nghe tiếng vượn hú gọi con. Chim và thú được núi Nam
Giới nuôi dưỡng và núi cũng đẹp hơn, lãng mạn hơn, khi được góp thêm làn nhạc
của muôn loài. Dường như đã sinh ra núi lớn thường có nhiều hang động. Núi Nam
Giới cũng vậy. Trời đất đã ban cho dãy núi dài nhiều hang đá kỳ vĩ. Suốt bốn
mùa xuân, hạ, thu, đông, tiếng suối chảy róc rách hòa nhịp với tiếng sóng ngoài
khơi vỗ bờ, khiến bao cảnh vật bị thôi miên trong một thế giới tiên cảnh.
Phía Tây ngọn Long Ngâm là đền Chiêu Trưng, phía Đông đỉnh núi có hai nền đất bằng phẳng, hình chữ nhật. Theo truyền thuyết, đời Hùng Vương, chàng Chử Đồng Tử và nàng Tiên Dung, sau những lần đi vãn cảnh đã mê đắm chốn này, bèn chọn làm nơi tu tiên, đắc đạo và đặt tên cho ngọn núi là Quỳnh Viên.
Thực ra, gọi Quỳnh Viên hay Quỳnh Sơn thì cũng là tên cũ của núi Nam Giới. Núi Nam Giới càng dài bao nhiêu càng vẽ nên những bờ cát mơ mộng bấy nhiêu, không ít những bãi cát trong nay mai sẽ là điểm dừng chân dài ngày cho du khách. Gần cuối mỏm núi, giáp đất Dương Luật (xã Thạch Hải) hiện vẫn còn một miếu thờ nhỏ gọi là đền thờ Đức Thánh Mẫu. Những ngày lễ, tết, dân chúng vẫn thường đến ngôi đền thiêng này dâng lễ vật và cầu phúc, cầu tài, cầu lộc.
Tiếp giáp với ngọn Long Ngâm là ngọn Nam Sơn, trên cũng có một ngôi đền Thánh Mẫu. Dân bản xứ ở đây thường quen gọi là đền Nam Sơn. Ngôi đền tuy nhỏ, nhưng cảnh quan thật diệu vợi. Ngọn Hỏa Hiệu thấp, nhỏ nhưng ít ai biết rằng đây là cứ địa “đốt lửa trại” của tướng sĩ khi quân giặc đến. Tại núi này còn có một ngôi miếu khác, người ta dành riêng để thờ thần Cá Voi. Theo quan niệm của ngư dân vùng biển, họ ngàn đời tôn quý cá voi, với những ngôn từ xưng hô rất trịnh trọng là “Ông” hay “Ngài”. Không ít ngư dân khi gặp hoạn nạn, đắm thuyền đã được cá voi cứu vớt.
Từ ngọn Nam Sơn, thế núi thấp dần. Tận cùng cánh núi này là vùng đất Thạch Bàn, Thạch Hải. Dưới chân núi có những địa danh nghe rất ngộ như: Áng Gát, Áng Vôi, gành Trôốc Men, đá Rùa…, với nhiều ngọn “tiểu khê” được gọi là: khe Su, khe Máng, Hau Hau. Trong các dòng “tiểu khê” quen thuộc ấy, dân ở đây vẫn rất quý khe Hau Hau, bởi nước trong vắt, được lọc từ trong khe đá. Dòng nước khe này ít khi cạn, xanh như mắt ngọc, uống mát và ngọt. Một lần, có ông vua đi qua, dân đưa cung tiến bầu nước này, được vua tấm tắc khen.(Phan Thế Cải ).
Lễ hội đền Chiêu Trương Đại
Vương núi Nam Giới
Nam Giới còn là
danh từ chung chỉ cả một vùng rộng lớn
từ làng Kim Đôi, Mai Phụ, Vĩnh Tuy, Kiều Mộc, Đạm Thủy, Dương Luật đến Long
Tường... (Gồm các xã Thạch Kim, Thạch Bắc huyện Lộc Hà; Thạch Đỉnh, Thạch Bàn,
Thạch Hải và một phần Thạch Khê thuộc huyện Thạch Hà ngày nay).
Ngọn hải đăng trên dãy Nam
Giới. Ảnh NGUYỄN NGỌC VƯỢNG.
Chạy theo hướng Đông - Đông Bắc, từ
đất liền phóng xuống bể sâu, Nam Giới như một bức thành chắn ngang bãi biển,
tạp thành một bán đảo hùng vĩ trấn trước Cửa Sót. Dân gian gọi nó là rú Bể. Văn
nghệ Hà Tĩnh hân hạnh giới thiệu bài viết "Rú Bể (Nam Giới) một danh sơn
kỳ vĩ" của Nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy được rút từ tuyển sách
"Biển đảo yêu thương".
Rú Bầng, rú Bể, rú Bin
Ba rú nhập lại, rú mô gin (gần) em về
(Ca dao Nghệ Tĩnh)
Hẳn do tình
cờ, tên ba ngọn núi cùng mang chung một phụ âm, được kiến tạo tại ba góc trên
một địa bàn tam giác, trong đó, rú Bể và rú Bầng chiếm vị trí hai góc trên cùng
cạnh nằm dọc theo ven biển. Phần lớn nham thạch các khối núi ấy là đá mac ma
xâm nhập, nên đá rất cứng. Đó là những “kho dự trữ” giàu có đá hoa cương của
quê hương, đất nước ta.
Chạy theo hướng Đông - Đông Bắc, từ đất liền phóng xuống bể sâu, Nam Giới như một bức thành chắn ngang bãi biển, tạp thành một bán đảo hùng vĩ trấn trước Cửa Sót. Dân gian gọi nó là rú Bể. Dãy núi có năm ngọn dắt nối liền nhau: từ ngọn Cụp Cờ cao 373m(1) , đến ngọn Long Ngâm, ngọn Quỳnh Viên, ngọn Hoả Hiệu. Đến đây, núi hạ thấp, kết thúc ở ngọn Mũi Sót nhô ra như đầu con bò mộng khổng lồ, dương đôi sừng, húc đẩy sóng gió, chống chọi với biển khơi. Hẳn là vì thế nên nó còn có tên Mũi Lố. Trên đỉnh Mũi Lố được xây cất một tháp hải đăng, ngày, đêm cần mẫn cầm canh, báo giữ yên bình cho các tàu thuyền vào, ra, qua, lại.( V.H.H).
Theo tài liệu của Thiền sư Lê Mạnh
Thát về truyền thuyết nhà sư Phật Quang như sau :
" Sư Phật Quang & di tích đầu tiên của Phật Giáo VN.
Trả lời
câu hỏi này, ta may mắn có một tài liệu viết gần cùng thời với Thiện Uyển Tập
Anh là Lĩnh Nam Trích Quái. Truyện Nhất Dạ Trạch của Lĩnh Nam Trích Quái ghi
lại việc Chữ Đồng Tử đã được nhà sư Phật Quang tại núi Quỳnh Viên (cũng có bản
viết là Quỳnh Vi) truyền dạy giáo lý Phật giáo. Xưa nay Lĩnh Nam Trích Quái
thường được xếp vào loại truyện thần thoại hay huyền sử. Thậm chí bộ Việt
Nam Hán văn Tiểu Thuyết Tùng san_1, tập I, mới xuất bản gần đây cũng làm
thế. Tuy nhiên, khi đi sâu vào nghiên cứu nội dung của Lĩnh Nam Trích Quái,
ta mới thấy rõ Lĩnh Nam Trích Quái không chỉ đơn thuần là tập hợp những
chuyện thần thoại, thậm chí những chuyện thần thoại hoang đường. Trái lại, nó
chứa đựng nhiều sự kiện có thực, mà trường hợp núi Quỳnh Viên của chúng ta đây
là một thí dụ cụ thể. Núi Quỳnh Viên này, những người chủ biên Thơ văn
Lý Trần đã chú thích là: "Một quả núi trong truyện thần thoại".
Dẫu thế, nếu chịu khó đọc Minh lương cẩm tú do Lê Thánh Tông viết về 13
cửa biển của đất nước ta trong khi tiến quân chinh phạt Chiêm Thành vào năm
1470, thì ta gặp bài thơ thứ 7, nói về Nam giới hải môn lữ thứ, trong đó có 2
câu:
Di
miếu man truyền kim Vũ Mục
Danh sơn do thuyết cổ Quỳnh Viên.
Dịch: Di miếu còn
truyền nay Vũ Mục.
Danh sơn vẫn nhắc cổ Quỳnh Viên
Vũ Mục đây tức chỉ tướng Lê Khôi, cháu ruột của Lê Lợi. Năm Thái Hòa thứ 2
(1444) đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Bí Cai, khi trở về đến cửa
biển Nam Giới thì mất. Dân thương nhớ, lập đền thờ tại cửa biển này. Cửa biển
này còn được gọi nôm na là cửa Sót. Còn núi Quỳnh Viên thì nằm ở phía Nam cửa
bể này và từ thời Lê Thánh Tôn đã được xác nhận là một danh sơn, tức một hòn
núi có tiếng tăm của đất nước. Và tiếng tăm này là có từ xưa, chứ không phải
đợi đến thời Lê Thánh Tôn, tức từ năm 1460 trở đi mới có. Ngay cả khi ta đồng ý
với Lê Quí Tôn trong Toàn Việt thi lục và Bùi Huy Bích trong Hoàng
Việt thi tuyển và xếp các bài thơ về 13 cửa biển này vào loại "vô danh
thị", thì việc nói "ông Vũ Mục ngày nay" (kim Vũ Mục) và
"núi Quỳnh Viên thưở xưa" (cổ Quỳnh Viên) vẫn không đánh mất ý nghĩa
thời điểm của bài thơ. Lý do nằm ở chỗ nếu đã nói Lê Khôi là ông Vũ Mục thời
nay, và Lê Khôi mất vào năm 1444, thì rõ ràng tác giả nó cũng phải sống vào
thời của Lê Khôi này, tức khoảng từ 1444 trở đi hay không lâu sau đó. Nói
thẳng ra, vào thế kỷ thứ XV, khi Kiều Phú và Vũ Quỳnh hiệu đính và cho ra đời
hai bản Lĩnh Nam Trích Quái khác nhau, Quỳnh Viên đã thật sự là một danh
sơn, một ngọn núi nổi tiếng đối với dân ta thời đó và trước kia. Nó dứt khoát
không phải là một ngọn núi thần thoại, càng không phải là một ngọn núi không có
địa điểm cụ thể tại đất nước ta. Nó quả là một ngọn núi nằm tại cửa Sót. Và
trên núi Quỳnh Viên này còn có ngôi chùa cổ. Bản Lĩnh Nam Trích Quái mà
ta có ngày nay thì hoặc do Kiều Phú kiểu chính lại vào năm 1490, hoặc do Vũ
Quỳnh san định vài năm sau đó, vào năm 1493, từ một bản Lĩnh Nam Trích Quái
của Trần Thế Pháp đời Trần. Như vậy, nếu Lĩnh Nam Trích Quái mà ta có
ngày nay nói tới núi Quỳnh Viên, thì dứt khoát núi Quỳnh Viên này phải có một
địa chỉ cụ thể. Vì thế, khi Chữ Đồng Tử đã được nhà sư Phật Quang truyền dạy
đạo Phật tại núi Quỳnh Viên, ta có thể chắc chắn sự việc này đã xảy ra tại cửa
biển Nam Giới hay cửa Sót. Ta có thể đặt vấn đề là nếu quả có ngọn núi
Quỳnh Viên tại cửa Sót, thì việc truyền dạy giáo lý của nhà sư Phật Quang cho
Chữ Đồng Tử chắc gì đã xảy ra ở đó, bởi vì việc truyền dạy đó xảy ra quá xa
cách thời điểm nó ghi lại trong Lĩnh Nam Trích Quái. Nói cụ thể ra, Lĩnh
Nam Trích Quái đã ghi lại một sự việc xảy ra cách nó gần tới cả ngàn rưỡi
năm. Tất nhiên, trừ phi ta thực hiện một cuộc khai quật khảo cổ học tại núi
Quỳnh Viên ở cửa Sót và tìm thấy di vật liên hệ với Chữ Đồng Tử, thì vấn đề mới
được giải quyết một cách dứt điểm. Nhưng trước mắt, nếu chưa làm được, song qua
phân tích những truyện khác trong Lĩnh Nam Trích Quái, ta thấy dù Lĩnh
Nam Trích Quái có được Trần Thế Pháp biên tập lại vào hậu bán thế kỷ thứ
14, thì những dữ kiện trong đó vẫn có một tính cổ sơ đáng muốn. Chẳng hạn,
khi nghiên cứu về truyền thuyết Trăm ứng trong truyện họ Hồng Bàng, ta thấy
truyền thuyết này đã xuất hiện trong Lục độ tập kinh 3 ĐTK152 tờ 14a26-cl8
truỵện 23 do Khương Tăng Hội dịch ra chữ Hán vào khoảng những năm 220-250_1.
Cũng một cách, truyện Tây Qua của Lĩnh Nam Trích Quái là một dị
bản của truyện 7 trong Cựu Tạp Thí Dụ Kinh, ĐTK206 tờ 512a16-b7, cũng do
Khương Tăng Hội phiên dịch v.v... Nói khác đi, dù những truyện do Trần Thế Pháp
tập hợp lại trong Lĩnh Nam Trích Quái xảy ra tương đối muộn, nhưng có
những dữ kiện đã được chứng minh là xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học
nước ta. Do thế, truyền thuyết về Chữ Đồng Tử được nhà sư Phật Quang dạy đạo
Phật cũng có khả năng xảy ra rất sớm trong lịch sử dân tộc, chứ không phải vì
sự xuất hiện muộn màng trong Lĩnh Nam Trích Quái mà mất đi tính chân
thực và cổ sơ của nó. Vậy nhà sư Phật Quang này xuất hiện ở cửa Sót vào
thời nào? Qua những chứng cớ ngoại tại, gián tiếp vừa kể trên, tối thiểu ta
biết là những gì Lĩnh Nam Trích Quái ghi lại chưa hẳn là không xảy ra,
hay không có từ xưa. Cụ thể là truyện về truyền thuyết Trăm Trứng. Không kể các
dã sử hay những thông tin bên ngoài, cứ theo chính sử Trung Quốc cũng đã ghi là
có các chính quyền phương Nam đi thông qua nước
ta để đến phương Bắc, đó là chính quyền nước Hoàng Chi. Bình Đế Ký trong Tiền
Hán thư 12 tờ 3a3 ghi: "Nguyên thủy thứ 2 (năm thứ 2 sdl), mùa xuân,
nước Hoàng Chi dâng tê giác và bò". Rồi đến quyển 28 hạ, Tiền Hán Thư
tờ 32b2-3, nơi chuyện Vương Mãng, cũng ghi: "Trong khoảng Nguyên thủy
(1-6sdl) của Bình đế, Vương Măng phụ chính, muốn làm rạng rỡ uy đức của mình đã
gửi biếu hậu hỷ vua Hoànt Chi khiến cho gửi sứ cống tê giác và bò sống".
Nước Hoàng Chi này, cứ Tiên Hán thư 28 hạ, tờ 32b5-5, còn ghi tiếp:
"Từ Hoàng Chi đi thuyền có thể tám tháng đến Bì Tôn, rồi đi thuyền hai
tháng có thể đến biên giới Tượng Lâm của Nhật Nam. Phía Nam Hoàng Chi có nước
Dĩ Trình Phất. Dịch sứ của Hàn từ đó về" Thế rõ ràng Hoàng Chi là một
nước rất xa nước Hán, đi thuyền đến mười tháng mới đến. Ghi nhận đầu tiên của
chính sử Trung Quốc về sự liên hệ giữa chính quyền Trung Quốc và chính quyền
Hoàng Chi là Hoàng Chi ở phía Tây nước ta và phải đi thông qua nước ta mới đến
Trung Quốc được. Hoàng Chi là nước nào? Có khả năng Hoàng Chi đây là một trong
những nước ở Ấn Độ. Cho nên, nói cách khác, từ những năm đầu Dương lịch, quan
hệ chính thức giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã có vè đường biển và đã được chính sử
Trung Quốc ghi lại. Sau đó, từ thế kỷ thứ hai trở đi thì quan hệ giữa Ấn Độ và
Trung Quốc đã được ghi rất rõ, cho nên khả năng trước khi có quan hệ chính thức
trên bình diện chính quyền thì phải có quan hệ nhân dân; tức quan hệ giữa hai
dân tộc phải đi với nhau rồi hai chính quyền mới đi theo, hoặc để bảo trợ quyền
lợi của dân tộc mình hoặc để thiết lập quan hệ liên lạc ngoại giao. Cho nên khả
năng những thương thuyền buôn bán của người Ấn Dộ đã đến Trung Quốc trước thời
Vương Mãng từ lâu là một sự thật. Thực tế thì ngay trong Sử ký ta
đã tìm thấy những từ tiếng Phạn được phiên âm ra tiếng Trung Quốc, cụ thể là từ
lưu ly, vaidurya. Tức là nước Trung Quốc đã biết nước Ấn Độ từ lâu. Nói cách
khác, từ những thế kỷ đầu Dương lịch, quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã thiết
lập và có quan hệ buôn bán giữa thương nhân hai nước. Tiền Hàn thứ 9, tờ
3a3-6 (truyện Tây nam di, lưỡng Việt Triều tiên đã nói tới việc thương nhân
đất Thục đem vải và gậy trúc Thân độc về Trung Quốc bán vào năm Nguyên thú thứ
nhất (120tdl). Và chuyện Vương Mãng ghi vì "Muốn làm rạng rỡ uy đức của
mình, [ông] đã hậu hỹ vua nước Hoàng Chi và khiến dâng tê giác và bò
sống", có nghĩa là hai chính quyền đã có quan hệ bang giao từ lâu. Mà
trước khi Vương Mãng biết đến nước này thì người nước này đã có quan hệ với
Trung Quốc rồi, cho nên Vương Mãng mới biết để khiến dâng vật cống với nhau.
Nói cách khác là vào những thế kỷ trước và sau Dương Lịch, đã có những quan hệ
giữa Trung Quốc và các nước khác về đường biển thông qua Việt Nam. Cho nên giả
thiết sự tồn tại của nhà sư Phật Quang giữa thế kỷ thứ III hay thứ II tdl có
thể chứng thực được. Về nhà sư Phật Quang :
Truyện Nhất Dạ
Trạch trong Lĩnh Nam Trích Quái kể lại việc Chữ Đồng Tử học được đạo
Phật như sau: "Thương nhân nước ngoài tới lui buôn bán kính thờ Tiên
Dung (và) Đồng Tử làm chúa. Có một khách buôn lớn đến bảo Tiên Dung rằng:
"Quí nhân hãy bỏ ra một dật vàng năm nay cùng thương nhân ra nước ngoài
mua vật quí, đến sang năm được lãi mười dật". Tiên Dung vui mừng bảo Đồng
Tử: "Vợ chồng ta là bởi Trời mà nên. Nhưng cái ăn cái mặc là do người làm
lấy. Nay nên đem một dật vàng cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quí để
sinh sống". Đồng Tử bèn cùng thương nhân đi buôn án lênh đênh ra khắp nước
ngoài. Có núi Quỳnh Viên trên núi có am nhỏ. Thương nhân ghé thuyền vào lấy
nước. Đồng Tử lên am dạo chơi. Trong am có một tiểu Tăng tên Phật Quang truyền
pháp cho Đồng Tử. Đồng Tử ở lại để nghe pháp, đưa vàng cho thương nhân đi mua
hàng. Đến lúc thương nhân trở về lại tới am đó chở Đồng Tử trở về nhà. Nhà sư
bèn tặng cho Đồng Tử một cây gậy và một cái nón, vừa bảo: "Các việc linh
thông đều ở đó rồi!. Đồng Tử trở về, đem đạo Phật nói hết với Tiên Dung. Tiên
Dung giác ngộ, bèn bỏ cả quán chợ nghề buôn để cùng Đồng Tử du phương tìm thấy
học đạo". Việc Chữ Đồng Tử và Tiên Dung, những người Việt Nam đầu
tiên mà ta biết tên tiếp thu đạo Phật là như thế. Có hai đặc điểm mà ta cần lưu
ý. Thứ nhất, việc tiếp thu này đã xảy ra tại núi Quỳnh Viên. Núi Quỳnh Viên từ
thời Lê Thánh Tôn ta đã biết là nằm tại cửa Nam Giới, hay cửa Sót. Ngày nay,
tại bờ Nam của cửa Sót, còn
có một hòn núi gọi là Nam Giới sơn. Phải chăng đây là địa điểm cần tìm hiểu
khảo cổ học để khai quật xem có vết tích gì của Chữ Đồng Tử và Phật Quang
chăng? Trước mắt, ít nhất ta đã xác định được là Quỳnh Viên không phải là một
ngọn núi thần thoại, mà thật sự là một hòn núi có tên tuổi tại cửa Sót. Do
những dấu vết của Chiêm Thành còn tồn tại đến ngày nay, ta cũng hiểu thêm từ
cửa Sót về Nam là miền đất thuộc
vương quốc Chiêm Thành. Như thế, đất nước Việt Nam thời Hùng Vương phải chăng
đã lấy cửa Sót làm một địa điểm ở miền Nam của tổ quốc
ta? Cần lưu ý, từ vùng cửa Sót, trở ra miền Bắc, ta không tìm thấy có bất
cứ di chỉ nào liên hệ với nền văn hóa của Chiêm Thành. Ngược lại, từ cửa Sót
trở về Nam, cụ thể là các
vùng phía Nam tỉnh Nghệ An, tức
từ Vinh trở về Nam và các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên,
cho đến ngày nay, vẫn còn những vết tích của nền văn hóa Chiêm Thành. Nói thế,
tức là muốn nói Phật giáo truyền vào nước ta căn cứ vào Lĩnh Nam Trích Quái
là từ phía Nam, qua trung gian nhà sư Phật Quang ở núi Quỳnh Viên, tại Nam Giới
hay cửa Sót, giáp giới với Chiêm Thành. Nhà sư này chắc hẳn không phải là ngưòi
Việt, vì rằng truyện Chữ Đồng Tử nói: "Đồng Tử linh đinh ra khắp nước
ngoài (phù du xuất hải ngoại)". Vùng núi Quỳnh Viên này có khả năng vào
thời Chữ Đồng Tử chưa thuộc vào bản đồ của nước ta. Nhà sư Phật Quang này có
thể là một người Chiêm Thành, hoặc là người Ấn Độ, đang tìm cách truyền bá Phật
giáo vào Việt Nam. Và Chữ Đồng Tử là ngưòi Việt Nam đầu tiên đã đến tiếp xúc
với ông, để rồi sau đó, trở thành người Phật Sư Việt Nam đầu tiên có tên tuổi.
Truyện Chữ Đồng Tử này sau đó được Thiên Nam Vân Lục của một tác giả vô
danh chép lại. Thế thì Chữ Đồng Tử đã tiếp thu đạo Phật như thế nào? Đây
là đặc điểm thứ hai mà ta cần lưu ý. Truyện Chữ Đồng Tử chỉ nói khi Đồng Tử trở
về quê "Nhà sư bèn tặng cho Đồng Tử một cây gậy và một cái nón, vừa bảo:
mọi việc linh thông đều đã ở đấy cả". Nói vậy, Lĩnh Nam Trích Quái
báo cho ta biết là truyền thống Phật Giáo mà Chữ Đồng Tử tiếp thu là một truyền
thống Phật giáo quyền năng, đề cập đến những vấn đề linh dị và thần thông (linh
thông). Truyền thống Phật giáo này, như ta sẽ thấy, xuất hiện trong Mâu Tử cũng
như trong Khương Tăng Hội, và tồn tại cho đến thời một truyền thống Phật giáo
mới ra đời, đó là truyền thống Phật giáo Thiền của Pháp Vân. Cần nhấn mạnh
truyền thống Phật giáo quyền năng này cho đến thế kỷ thứ VI được bổ sung bởi
truyền hưởng cơ bản của nó. Nó vẫn tồn tại như một lớp truyền thống Phật giáo
mới, bổ sung cho nó qua lịch sử phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Nhận thức
điều này, ta sẽ dễ dàng hiểu được những hiện tượng đặc thù của những truyền
thống khác nhau của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử. ( http://quangduc.com/.../03lspgvn1.html ).
GIỚI THIỆU VỀ NÚI NAM GIỚI .
Núi Nam Giới ở trên bờ biển xã Dương Luật ,
Huyện Thạch Hà . Ngày trước phía Nam nước ta giáp giới nước Chiêm Thành , nên
đặt núi là Núi Nam Giới ( Dân địa phương còn gọi là Núi Bể ) . Mạch đi từ núi
Nhật Lệ lại , cao lớn , đẹp đẽ . Nơi cao nhất của núi phía Đông Bắc như trán
Rồng . Liền ở dưới có một dải sống núi như mũi Rồng . Hai bên tả hữu có hai
tảng đá tròn như mắt Rồng . Dưới mũi đột ngột nổi lên một ngọn núi tròn như
hình mũi Rồng ( Long chuẩn ) . Dưới đầu mũi có một cái ao Trời rộng độ vài mẫu
như miệng Rồng , sâu thăm thẳm . Bốn bên ao nước , cỏ lầy lội không thể vào
được . Hai bên ao có hai ngọn nhánh ôm lại như râu Rồng Nước ao chảy quanh co
trong đó ra phía Bắc , ra biển rồi đổ xuống . Nhánh núi bên trái thấp xuống
chạy ra đến bể thì đột ngột nổi lên một ngọn chắn ngang , sóng gió đánh vào như
muôn tiếng sấm , gọi là ngọn Long Ngâm ( Cũng gọi là Núi Sót hoặc mũi Sót .
Lịch Triều hiến chương loại chí gọi là núi Thù Sơn ) . Trên bờ ao có hai nên
nhà . Tục truyền vào thời Hùng Vương , Chử Đồng Tử và Tiên Dung tu Đạo ở đấy ,
gọi là núi Quỳnh Viên . Lê Thánh Tông Hoàng Đế đi tuần du phương Nam có câu thơ
: " Danh Sơn do thuyết cổ Quỳnh Viên " ( Kể về núi danh tiếng ,
còn nói đến núi Quỳnh Viên xưa " . Nhưng sự việc hoang đường ấy không
đáng tin , nên nhà lại không phải là vật ngàn , vạn năm gì . Xét Sử Ký Toàn Thư
: Năm Thuận Thiên thứ 6 [ 1025] Lý Thái Tổ xuống chiếu , lập ra trại Định Phiên
ở biên giới phía Nam , lấy quản Giáp Lý Thai Giai làm trại chủ , thì hai nền
nhà ấy có thể là nền trại . Ngọn núi phía Tây còn có miếu thờ Vũ Mục công Lê
Khôi ( Lê Khôi , con người anh thứ hai của Lê Lợi , làm đến chức Kiểm hiệu tư
không bình chương sự , đi đánh Chiêm Thành về , chết tại Nghệ An , tên thụy là
Vũ Mục ) . Thám Hoa Nguyễn Như Đổ , người Huyện Thanh Đàm ( Thanh Trì - Hà Nội
) soạn bài ký khắc vào đá ở miếu . Về phía Nam vài dặm có suối Hau Hau , nước
rất ngon ngọt . Trong những tháng mùa hè , dân quanh vùng ghé thuyền vào chân
núi bắc máng tre dẫn nước vào thuyền chở đi bán . Những người quanh vùng đều
lấy làm quý . Sách Ốc lâu Thoại có bài thơ vịnh núi Nam Giới :
Phiên âm : Hồng Đức Nam tuần nhật
. Linh trường ngự chế thi .Thùy chi Nam Giới hải .Diệc hữu thạch Long nhi
.Tị bàng tình khai giáp ,Tu phân khẩu hối trì . Như Long nguyên bất thiểu
,Tao ngộ tự nam kỳ . Dịch nghĩa :Ngày Vua Hồng Đức đi tuần du ở
phương Nam , Vua đề thơ ở Linh Trường .Mói biết biển Nam Giới ,Cũng có con
Rồng đá .Mũi ngăn đôi con người theo hiểm núi , Râu Rồng chia ra nơi miệng
Rồng thành ao . Hình tượng đá giống Rồng không hiếm , Nhưng gặp gỡ
như thế này cũng là khó .
Dịch thơ : Thủa Vua Hồng Đức Nam chinh
,Ngự thi còn dấu tại Linh Trường này . Cửa Nam Giới chính là đây
, Men theo cửa bể , núi xây hình Rồng . Kia là chiếc mũi cong cong
,Râu Rồng ôm lấy miệng Rồng là ao .Núi Rồng thiên hạ cũng nhiều ,Nhân duyên gặp
gỡ là điều khó thay .( Mai Xuân hải dịch ) . ( Trích trong NGHỆ AN KÝ của
BÙI DƯƠNG LỊCH ).
Ghi chú : Mặc dù Bùi Dương Lịch cho truyền
thuyết nền nhà của Chử Đồng Tử và Kim Dung là hoang đường , nhưng theo dienbatn
, biết đâu trại của Lý Thái Giai cũng làm trên nền cũ nơi Chử Đồng Tử và Kim
Dung học Đạo . Mặt khác chi tiết về thuyền của Chử Đồng tử khi đi buôn có ghé
qua lấy nước , có khả năng là lấy nước tại suối Hau Hau chăng ???
GIỚI THIỆU VỀ CỬA SÓT .
Cửa Sót ( Nam Giới)
, tại nơi giáp giới hai Huyện Thiên Lộc và Thạch Hà , nước sông Hà Hoàng chảy
ra . Nguồn sông gần và nông , nước triều mặn dâng ngược rất xa . Cửa biển sâu
rông . Ngày trước các thuyền buôn của người tàu sang ta đều vào cửa ấy . Lê
Thánh Tông tuần thú phương Nam , có thơ vịnh cửa Nam Giới rằng :
Nam Giới triều đầu tuyết loạn phiên ,
Đình châu bả lãm vận vân căn
. Kiểu biên thương bạc Long Tê hỏa ,
Châu ngoại nhân cao độc ty côn .
Di miếu mạn truyền kim Vũ Mục ,
Danh sơn do thuyết cổ Quỳnh Viên .
Xạ lai ngẫu tỉnh giang hồ mộng
Chuẩn nghĩ thùa xà khấu đế hôn .
Dịch nghĩa :
Sóng đầu Cửa Sót như ntuyết bay tán loạn ,
Dừng thuyền và buộc dây vào mây .
Bến cầu các thuyền buôn đốt lửa ở Long Tê .
Ngoài bãi người dân phơi những chiếc quần cộc .
Miếu còn lại ngày nay truyền rằng thờ Vũ Mục ,
Kể núi có danh tiếng , còn gọi là Vườn Quỳnh xưa
,
Vừa đến nơi thì chợt tỉnh mộng giang hồ ,
Nghĩ mình đang cưỡi bè lên gõ cửa Thượng Đế .
Dịch thơ :
Nam Giới triều dâng , tuyết rộn bay,
Dừng chèo , dây gấm buộc chân mây .
Bên cầu , thuyền Khách " cao Rồng"
thắp,
Ngoài bãi ven rào " mũi nghé " phơi .
Vũ Mục đời nay , tòa miếu dựng .
Quỳnh Viên chuyện cũ núi Tiên ngồi .
Mộng giang hồ bỗng tàn đâu hết ,
Tưởng cưỡi bè lên gõ cửa Trời .
( Ngô Ngọc Linh dịch )
[ Trích từ NGHỆ AN KÝ của Bùi Dương Lịch ] .
Bài thơ Lê Thánh Tông khắc tại đền thờ Lê Khôi ( Ảnh dienbatn chụp )
TỪ CỬA SÓT VỚI CHỬ
ĐỒNG TỬ - TIÊN DUNG ĐẾN NGUỒN GỐC PHẬT GIÁO VIỆT NAM .
Trong phần này , dienbatn chỉ tổng hợp lại những ý kiến của các tác giả đã
nêu ở phần trên và có những suy luận riêng của mình . Không dám cho là đúng ,
chỉ mong sao tìm lại những gì của ông cha từ ngàn xưa . Xin Tổ tiên anh linh
chứng dám .
A / VỀ TRUYỀN THUYẾT CHỬ ĐỒNG TỬ - TIÊN
DUNG .
1/Truyện Nhất Dạ trạch : ( Lĩnh
Nam chích quái ).
“ Hùng Vương truyền tới đời thứ III (Truyền thuyết Hùng Vương – thần thoại
Vĩnh Phú, sách đã dẫn và truyền thuyết còn lưu truyền trong dân gian nói: Vào
đời Hùng Vương thứ XVIII) thì hạ sinh được con gái tên là Tiên Dung – Mỵ Nương
đến tuổi 18 dung mạo đẹp đẽ, không muốn lấy chồng, chỉ mải vui chơi chu du khắp
thiên hạ. Vua cũng không cấm. Mỗi năm vào khoảng tháng hai, tháng ba lại sắm
sửa thuyền bè chèo chơi ở ngoài bể vui quên trở về.
Hồi đó, ở làng Chử Xá cạnh sông lớn có người dân tên là Chử Vi Vân sinh hạ được
Chử Đồng Tử (có nghĩa là người con trai ở bến sông), cha từ con hiếu. Nhà gặp
hỏa hoạn, của cải sạch không, còn một khố vải cha con ra vào thay nhau mà mặc.
Kịp tới lúc cha già ốm, bảo con rằng: “Cha chết cứ để trần mà chôn, giữ khố lại
cho con”. Con không nỡ làm theo, dùng khố mà liệm bố.
Đồng Tử thân thể trần truồng đói rét khổ sở, đứng ở bên sông, hễ nhìn thấy
thuyền buôn qua lại thì đứng dưới nước mà ăn xin, rồi lại câu cá độ thân. Không
ngờ thuyền Tiên Dung tới, chiêng trống đàn sáo, kẻ hầu người hạ rất đông. Đồng
Tử rất kinh sợ.
Trên bãi cát có khóm lau sậy, lưa thưa dăm ba cây. Đồng Tử bèn nấp trong đó,
bới cát thành lỗ nằm xuống mà phủ cát lên mình. Thoắt sau, Tiên Dung cắm thuyền
dạo chơi trên bãi cát, ra lệnh vây màn trướng ở khóm lau mà tắm. Tiên Dung vào
màn cởi áo dội nước, cát trôi mất, trông thấy Đồng Tử. Tiên Dung kinh sợ hồi
lâu, thấy con trai bèn nói: “Ta vốn không muốn lấy chồng, nay lại gặp người
này, cùng ở trần với nhau trong một hố, đó chính là trời xui nên vậy. Người hãy
đứng dậy tắm rửa, ta ban cho quần áo mặc rồi cùng ta xuống thuyền mở tiệc ăn
mừng”. Người trong thuyền đều cho đó là cuộc giai ngộ xưa nay chưa từng có.
Đồng Tử nói là tại sao mà lại nấp ở đấy. Tiên Dung ta thán rồi ép làm vợ chồng.
Đồng Tử cố từ, Tiên Dung nói: “Đây là do trời chắp nối, sao cứ chối từ?”.
Người theo hầu vội về tâu lại với vua. Hùng Vương nói: “Tiên Dung không thiết
danh tiết, không màng của cải của ta, ngao du bên ngoài, hạ mình lấy kẻ bần
nhân, còn mặt mũi nào trông thấy ta nữa”.
Tiên Dung nghe thấy, sợ không dám về, bèn cùng Đồng Tử mở bến chợ, lập phố xá,
cùng dân buôn bán, dần dần trở thành cái chợ lớn (nay là chợ Thám, còn gọi là chợ
Hà Lương). Phú thương ngoại quốc tới buôn bán, thờ Tiên Dung, Đồng Tử làm chúa.
Có người lái buôn giàu nói rằng: “Quí nhân bỏ một dật vàng ra ngoài biển mua
vật quí, sang năm có thể thành mười dật”. Tiên Dung cả mừng bảo Đồng Tử: “Vợ
chồng chúng ta do trời tác thành, đồ ăn thức mặc do trời phú cho, hãy đem vàng
cùng phú thương ra hải ngoại buôn bán”.
Có núi Quỳnh Viên, trên núi có am nhỏ, bọn lái buôn thường ghé thuyền ở đó lấy
nước ngọt. Đồng Tử lên am chơi, có tiểu tăng tên gọi là Ngưỡng Quang truyền phép
cho Đồng Tử. Đồng Tử lưu học ở đó, giao hàng cho lái buôn mua hàng. Sau lái
buôn quay lại am chở Đồng Tử về. Sư tặng Đồng Tử một cây trượng và một chiếc
nón (Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam thì là “cây gậy và chiếc nón” - người
viết.) mà nói rằng: “Linh thiêng ở những vật này đây”.
Đồng Tử trở về, giảng lại đạo Phật, Tiên Dung giác ngộ, bỏ phố phường, cơ
nghiệp, rồi cả hai tìm thầy học đạo. Trên đường viễn hành, trời tối mà chưa
thấy thôn xá, hai người tạm nghỉ ở giữa đường, cắm trượng, che nón mà trú thân.
Đến canh ba thấy hiện ra thành quách, lầu ngọc, điện vàng, đền đài dinh thự,
phủ kho miếu xã, vàng bạc châu báu, giường chiếu chăn màn, tiên đồng ngọc nữ,
tướng sĩ thị vệ la liệt trước mắt. Sáng hôm sau ai trông cũng kinh lạ, đem
hương hoa, thức ăn quý tới mà xin làm bầy tôi. Có văn võ bá quan chia túc quân
vệ, lập thành nước riêng.
Hùng Vương nghe tin cho rằng con gái làm loạn, bèn sai quân tới đánh. Quần thần
xin đem quân ra phân nhau chống giữ. Tiên Dung cười mà bảo: “Điều đó ta không
muốn làm, do trời định đó thôi, sinh tử tại trời, há đâu dám chống lại cha, chỉ
xin nhận theo lẽ chính, mặc cho đao kiếm chém giết”.
Lúc đó dân mới đến đều kinh sợ tản đi, chỉ có dân cũ ở lại. Quan quân tới, đóng
trại ở châu Tự Nhiên, còn cách sông lớn thì trời tối không kịp tiến quân.
Nửa đêm gió thổi bay cát nhổ cây, quan quân hỗn loạn. Tiên Dung cùng thủ hạ,
thành quách phút chốc bay tản lên trời, chỗ đất đó tuột xuống thành cái chằm
lớn. Dân bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, gọi chằm là chằm Nhất Dạ Trạch
(nghĩa là chằm một đêm), gọi bãi là bãi Mạn Trù (bãi Màn Trướng), gọi chợ là
chợ Thám còn gọi là chợ Hà Lương.
Sau vua Hậu Lương là Diễn sai Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược phương Nam.
Lý Nam Đế sai Triệu Quang Phục làm tướng cự địch. Quang Phục sai quân nấp ở
chằm. Chằm sâu mà rộng, lầy lội, tiến binh rất khó, Quang Phục dùng thuyền độc
mộc đột xuất ra đánh cướp lương thực, cầm cự lâu ngày làm cho quân giặc mệt
mỏi, trong ba bốn năm không hề đối diện chiến đấu. Bá Tiên than rằng: “Ngày xưa
đây là chằm một đêm bay về trời, nay lại là chằm một đêm cướp một người”.
Nhân gặp loạn Hầu Cảnh vua nhà Lương bèn gọi Bá Tiên về, ủy cho tùy tướng là
Dương Sằn thống lĩnh sĩ tốt. Quang Phục ăn chay lập đàn ở giữa đầm, đốt hương
mà cầu đảo, bỗng thấy thần nhân cưỡi rồng bay vào trong đàn mà bảo Quang Phục
rằng: “Hiển linh còn đó, người có thể cầu tới cứu trợ để dẹp bằng họa loạn”.
Dứt lời, tháo vuốt rồng cho Quang Phục, bảo: “Đem vật này đeo lên mũ đâu mâu có
thể khiến giặc bị diệt”. Đoạn bay lên trời mà đi.
Quang Phục được vật đó, reo mừng vang động, xông ra đột chiến, quân Lương thua
to. Chém Dương Sằn trước trận, giặc Lương phải lùi. Quang Phục nghe tin Nam Đế
mất, bèn tự lập làm Việt Vương, xây thành ở Trâu Sơn, huyện Vũ Ninh. (Có chỗ
viết là Châu Quỳnh Viên Sơn tức Kim Mộc Sơn ở cửa Nam Giới, huyện Thạch Hà).
2/“Thương nhân nước ngoài tới lui buôn bán kính thờ Tiên Dung (và) Đồng Tử
làm chúa. Có một khách buôn lớn đến bảo Tiên Dung rằng: “Quí nhân hãy bỏ ra một
dật vàng năm nay cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quí, đến sang năm được
lãi mười dật”. Tiên Dung vui mừng bảo Đồng Tử: “Vợ chồng ta là bởi Trời mà nên.
Nhưng cái ăn cái mặc là do người làm lấy. Nay nên đem một dật vàng cùng thương
nhân ra nước ngoài mua vật quí để sinh sống”. Đồng Tử bèn cùng thương nhân đi
buôn bán lênh đênh ra khắp nước ngoài. Có núi Quỳnh Viên trên núi có am nhỏ.
Thương nhân ghé thuyền vào lấy nước. Đồng Tử lên am dạo chơi. Trong am có một
tiểu Tăng tên Phật Quang truyền pháp cho Đồng Tử. Đồng Tử ở lại để nghe pháp,
đưa vàng cho thương nhân đi mua hàng. Đến lúc thương nhân trở về lại tới am đó
chở Đồng Tử trở về nhà. Nhà sư bèn tặng cho Đồng Tử một cây gậy và một cái nón,
vừa bảo: “Các việc linh thông đều ở đó rồi”. Đồng Tử trở về, đem đạo Phật nói
hết với Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, bèn bỏ cả quán chợ nghề buôn để cùng
Đồng Tử du phương tìm thầy học đạo”.
3/“Thời Hùng Vương, núi Quỳnh Vĩ, có Đồng Tử lên thảo am. Trong am có nhà sư
tên Phật Quang. Đó là người Thiên Trúc, tuổi hơn 40, truyền pháp cho Đồng Tử
một cái nón và một cây gậy, nói rằng: “Linh dị và thần không có đây cả”. Đồng
Tử đem đạo Phật truyền cho Tiên Dung. Vợ chồng Tiên Dung bèn học đạo. Đến buổi
chiều ngày trở về, giữa đường cần làm nơi tá túc, bèn dựng gậy che nón, đến
canh ba thì thành quách lâu đài, màn gấm màn the, kim đồng ngọc nữ, tướng sĩ
thị vệ đầy cả sân chầu…”.
3/Chử Đồng Tử.
Vũ Ngọc Phan kể :
“Thời xưa, ở làng Chử Xá (1), có hai cha con Chử Cù Vân và Chử Đồng Tử, nhà
nghèo đến nỗi phải chung nhau một cái khố, hễ ai đi đâu thì đóng.
Cù Vân bị ốm nặng, khi sắp chết, dặn lại con rằng:
- Bố chết, con cứ táng trần cho bố, còn cái khố con giữ lấy mà dùng.
Cù Vân chết, Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng, lấy khố đóng cho cha, rồi
mới chôn.
Ở một túp lều nhỏ ven sông, ngày ngày Chử Đồng Tử xuống đánh cá, rồi đổi lấy
gạo ở các thuyền qua lại.
Thời bấy giờ vua Hùng Vương thứ mười tám có một nàng công chúa tên là Tiên
Dung, nhan sắc tuyệt trần, tuổi đã mười bảy mười tám mà không chịu lấy chồng,
chỉ thích chèo thuyền đi xem sông núi. Vua chiều con, cấp cho con thuyền và đủ
mọi người hầu hạ, mặc cho con muốn đi chơi đâu thì đi.
Một hôm, Tiên Dung đi chơi thuyền trên sông, thuyền của Tiên Dung đi giữa, còn
trước sau là thuyền của binh lính và thị nữ. Khi đến khúc sông thuộc làng Chử
Xá, đám thuyền làm rợp cả mặt nước.
Chử Đồng Tử trông thấy, vội vứt vó vào bụi, chạy lên bãi, bới cát vùi mình
xuống, rồi lấy cát phủ lên.
Thấy bãi sông rộng rãi, lại có lác đác từng bụi cây lớn tỏa bóng mát êm dịu,
Tiên Dung lấy làm ưa thích, ra lệnh cho thuyền ghé vào bãi, rồi chọn một chỗ có
bóng mát, sai thị nữ giăng màn tứ vi để tắm. Tiên Dung vào màn, cởi áo xiêm,
dội thỏa thích. Không ngờ chỗ Tiên Dung giăng màn tắm lại chính là chỗ Chử Đồng
Tử náu mình. Tiên Dung dội nước một lúc thì bỗng nhiên Chử Đồng Tử trồi lên. Tiên
Dung trông thấy giật mình, hỏi duyên cớ thì Đồng Tử nói vì không có quần áo
thấy thuyền quân quan thì sợ, nên phải vùi mình xuống cát để ẩn.
Tiên Dung bảo Đồng Tử rằng:
- Tôi đã nguyện không lấy chồng, nay duyên trời run rủi, lại gặp chàng ở chốn
này, mới biết cưỡng không được với trời.
Nàng bảo Đồng Tử tắm sạch sẽ, lấy quần áo cho mặc, đưa xuống thuyền và sai thị
nữ sửa soạn tiệc hoa. Thấy thế, Chử Đồng Tử ngỏ ý chối từ, Tiên Dung bảo chàng
rằng:
- Thiếp với chàng là tự trời xe duyên, việc gì mà từ chối!
Đồng Tử đành phải nghe theo.
Từ hôm ấy, hai người thành vợ chồng.
Vua được tin nổi giận, gọi hết binh lính và người hầu của Tiên Dung về. Tiên
Dung sợ cha, đành cùng chồng ở lại với nhân dân, tìm kế sinh nhai. Nàng làm ăn
ngày một thịnh vượng, dần dần lập thành một xóm. Sau có người khuyên nàng cho
người ra biển tìm những vật lạ đem về đổi lấy các thứ khác. Nàng nghe theo, để
chồng đi.
Đồng Tử đi qua một nơi phong cảnh tuyệt đẹp, trông lên núi thấy có cái am nhỏ.
Đồng Tử trèo lên núi gặp một nhà sư xưng tên là Phật Quang. Thấy Đồng Tử là
người chân thật, Phật Quang muốn truyền phép cho Đồng Tử. Đồng Tử không nghĩ
đến việc ra biển nữa, liền ở luôn đó. Đồng Tử học được hơn một năm thì Phật
Quang cho chàng một cái gậy và một cái nón, cho phép chàng xuống núi và dặn
rằng:
- Phép biến hóa ở cả cái gậy và cái nón này.
Đồng Tử về nhà, đem phép mầu truyền lại cho Tiên Dung, rồi hai vợ chồng rời bỏ
xóm làng, đi tìm nơi thanh vắng để ở. Một hôm đang đi đường, trời tối mà chưa
đến chỗ dân cư, hai vợ chồng chống cái gậy xuống đất và lấy cái nón úp lên đầu
gậy để che sương, rồi hai người ngồi tựa vào nhau dưới nón mà ngủ. Đến quá nửa
đêm, hai vợ chồng tỉnh dậy thì thấy mình ở trong một cung điện lộng lẫy có đủ
các thứ giường sập, màn trướng, lại có cả tiểu đồng, thị nữ và binh lính đi lại
rộn rịp ngoài hành lang.
Sáng hôm sau, hai vợ chồng ra ngoài xem thì thấy có thành cao bao bọc cung điện
và có tướng sĩ canh gác rất đông, chẳng khác nào một tòa thành lớn.
Tin lạ ấy đến tai vua. Vua cho là Đồng Tử và Tiên Dung làm loạn, liền sai quan
quân đến đánh. Quân nhà vua đến gần nơi Tiên Dung và Đồng Tử ở thì trời vừa
tối, không sang sông được. Đến nửa đêm, trời nổi cơn dông, cát bay, cây đổ, rồi
toàn khu Đồng Tử và Tiên Dung ở bay cả lên trời, chỉ còn lại bãi đất không ở
giữa đầm. Bãi ấy về sau gọi là bãi Tự nhiên (2), còn đầm ấy gọi là đầm Nhất Dạ
(3). Thấy có sự lạ lùng như vậy, nhân dân lập miếu thờ ngay trên bãi.
Đời sau, Triệu Việt Vương đóng quân trong đầm để chống lại quân xâm lược nhà
Lương. Lúc bị quân giặc vây nguy cấp, Triệu Việt Vương thiết đàn, cầu thần giúp
mình tiêu diệt quân địch để cứu nạn nước, bỗng thấy một vị thần cưỡi rồng xuống
đàn cho Triệu Việt Vương một cái vuốt rồng và dặn: "Ngươi cắm cái vuốt này
lên chỏm mũ đầu mâu thì đi đến đâu, giặc sẽ tan đến đấy". Nói xong, thần
cưỡi rồng bay vụt lên trời.
Theo lời thần dạy, Triệu Việt Vương cắm vuốt rồng lên chỏm mũ, thấy sức khỏe
tăng lên bội phần, trí óc cũng sáng suốt, thanh thế ngày một lớn, mới đem quân
phá vòng vây, chém được tướng giặc là Dương Sàn. Quân xâm lược nhà Lương bị tan
vỡ, phải rút khỏi đất nước Việt Nam . “
Vũ Ngọc Phan kể :
4/ “ Trên bờ ao có hai nên nhà . Tục truyền vào thời Hùng Vương , Chử Đồng Tử và
Tiên Dung tu Đạo ở đấy , gọi là núi Quỳnh Viên . Lê Thánh Tông Hoàng Đế đi tuần
du phương Nam có câu thơ :
" Danh Sơn do thuyết cổ Quỳnh Viên "
( Kể về núi danh tiếng , còn nói đến núi Quỳnh Viên
xưa " .
…Về phía Nam vài dặm có suối Hau Hau , nước rất ngon ngọt . Trong những tháng
mùa hè , dân quanh vùng ghé thuyền vào chân núi bắc máng tre dẫn nước vào
thuyền chở đi bán . Những người quanh vùng đều lấy làm quý .”
Như vậy ta thấy rằng tuy có nhiều dị bản nhưng việc Chử Đồng Tử và Tiên dung
được nhà sư Phật Quang truyền Đạo ( Ta chưa bàn đến Đạo gì ) là có sự thống
nhất giữa các tài liệu . Việc nữa là tại Cửa Sót và núi Nam Giới vẫn còn di
tích và truyền thuyết từ xưa về việc này . Thứ hai là núi Nam Giới chính là nơi
biên ải ngày xưa của nước Việt . Cửa Sót ( Nam Giới) , tại nơi giáp giới hai Huyện Thiên Lộc và Thạch Hà ,
nước sông Hà Hoàng chảy ra . Nguồn sông gần và nông , nước triều mặn dâng ngược
rất xa . Cửa biển sâu rộng . Ngày trước các thuyền buôn của người Tàu sang ta
đều vào cửa ấy . Nơi đây chính là một cửa khẩu quan trọng của nước ta vào thủa
ấy để thông thương với bên ngoài , và rất có thể là nơi Phật giáo Ấn Độ được
truyền vào nhờ nhà sư Phật Quang . Thứ 3 các dị bản đều nhắc đến việc thuyền
buôn của Chử Đồng Tử vào núi Nam Giới lấy nước , chi tiết này có thật trong sử
(Về phía Nam vài dặm có suối Hau Hau , nước rất ngon ngọt . Trong những tháng
mùa hè , dân quanh vùng ghé thuyền vào chân núi bắc máng tre dẫn nước vào
thuyền chở đi bán . Những người quanh vùng đều lấy làm quý . Đây cũng là một
bằng chứng quan trọng vì những ngọn núi ngoài biển không phải nơi đâu cũng có
sẵn nước ngọt .
Từ sự thống nhất giữa các dị bản về Chử Đồng Tử - Tiên
Dung tại Quỳnh Viên – Nam Giới , và cũng cần lưu ý đây chính là nơi biên ải
ngày xưa thì vấn đề Chử Đồng Tử học Đạo tại đây là việc có thể tin cậy được .
Còn nơi đây chỉ là nơi Chử Đồng Tử học Đạo , và là di tích đầu tiên về người
Việt tu hành tại đó , do vậy không phải là nơi không được chú ý đến như Nguyễn
Vũ Tuấn Anh đã viết . Ta cũng cần nhớ là Đạo Phật còn có thêm một con đường vào
Việt Nam nữa về sau này tại vùng Luy Lâu do Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi
(Vinitaruci) (? - 594) (Tổ khai sáng dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi ở Việt Nam ) .
Và nếu ai có đi qua Chùa Tổ thờ Phật Mẫu man nương ở
vùng Luy Lâu thì cũng thấy rằng , tuy là ngôi chùa Tổ , nhưng lại được công
nhận sau cùng , sau cả chùa Dâu , chùa Keo và hầu như ít được chú ý của giới
nghiên cứu nước nhà . dienbatn có viết bài giới thiệu về chùa Tổ trong bài Những chú Độc nhãn Long .
Chử Đồng Tử - Người Phật tử Việt Nam đầu tiên.
Trước mắt, nếu Chử Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam
đầu tiên, thì vấn đề người Phật tử đầu tiên này đã sống vào lúc nào? Truyện
Nhất Dạ Trạch chỉ viết một câu hết sức mơ hồ, là: “Vua Hùng truyền đến cháu đời
thứ 3” (Hùng Vương truyền chí tam thế tôn). Ta biết lịch sử nước ta, tên hiệu
Hùng Vương được dùng để gọi cho nhiều đời vua thời cổ đại.
Đại Việt sử ký toàn thư ngoại kỷ I, tờ 2b9 – 5b, ghi nhận Hùng Vương là triệu đại đầu tiên của họ Hồng Bàng, và bảo: “Họ
Hồng Bàng từ Kinh Dương Vương năm Nhâm Tuất thụ phong cùng với Đế Nghi cùng
thời, truyền đến đời Hùng Vương cuối cùng gặp năm 257 tdl của Noãn Vương nhà
Chu, là năm Quí Mão thì chấm dứt, gồm 2622 năm”. Nhưng trong phần phàm lệ, tờ
2a1 – 2, Ngô Sĩ Liên đã nhận xét: “hoặc có người nói (Hùng Vương) có 18 đời, sợ
chưa phải là thế”.
Đi sâu vào vấn đề này, ta biết hiện có 3 bản ngọc phả
khác nhau liên hệ đến triều đại Hùng Vương. Bản thứ nhất là một bản chép của
thời Lê Hồng Đức bắt đầu từ năm 1470, rồi được chép lại vào thời Lê Kính Tôn (ở
ngôi 1600 – 1618), niên đại Hoằng Định. Bản thứ hai là bản chép tay đời Khải
Định được bảo là chép lại từ một bản thuộc niên đại Thiên Phúc (980 – 988) của
Lê Đại Hành (ở ngôi 980 – 1005). Cả hai bản này hiện tàng trữ tại đền Hùng ở
Vĩnh Phú, Phú Thọ. Bản thứ ba hiện tàng trự tại chùa Tây Thiên trên núi Tam
Đảo, không có ghi ngày tháng. Vấn đề văn bản học của các ngọc phả này ta chưa
cần đề cập tới ở đây. Chỉ cứ vào chúng, ta biết tối thiểu mỗi triều đại Hùng
Vương có cùng mang một tên hiệu. Chẳng hạn, đời Hùng Vương cuối cùng là Hùng
Duệ Vương thì ta có Duệ Vương thứ nhất, thứ hai, thứ ba, v.v… Vì thế, mười tám
đời Hùng Vương trải dài trên hai ngàn năm là có thể hiểu được. Riêng đối với
vấn đề quan tâm của chúng ta ở đây là cháu đời thứ ba của Hùng Vương là cháu
của Hùng Vương đời nào?
Nếu Phật giáo xuất hiện vào năm 528 (hoặc 529?) tdl ở
Ấn Độ và bắt đầu truyền bá qua các nước xung quanh vào những năm 247 – 232 tdl
vào thời của vua A Dục khi vua này lịnh cho các phải đoàn Tăng lữ đi khắp nơi
để truyền bá đạo Phật, trong đó đặc biệt là phái đoàn của Sona đi về vùng Đất
vàng (Suvanabhumi). Vùng Đất này có phải là vùng Đông Nam Á hay không, có phải
là vùng Đông Dương hay không? Đây là một vấn đề đang còn tranh cãi. Tuy nhiên
cứ vào những sử liệu cổ sơ của Trung Quốc, cụ thể là Sử Ký và Tiền Hán thư cùng
Hậu Hán thư cũng như các di liệu khảo cổ học, như di liệu khảo cổ học Óc Eo,
thì vào những thế kỷ đầu dl, vùng biển phía nam nước ta đã rộn rịp những thương
thuyền không những của các quốc gia thuộc nền văn minh Ấn Độ, mà cả những quốc
gia xa xôi của nền văn minh La – mã. Cho nên, truyền bá Phật giáo vào những
vùng đất này là một sự kiện chắc chắn đã xảy ra.
Hơn nữa, vùng đất miền nam nước ta từ phía nam cửa Sót
trở vào đã mang nặng những vết tích của nền văn hóa Ấn Độ. Chiếc bia Võ cảnh
tìm thấy tại làng Võ Cảnh ở Nha Trang, thường được các nhà nghiên cứu xác định
là xuất hiện vào thế kỷ II sdl viết bằng Phạn văn. Để cho Phạn văn trở thành
một ngôn ngữ được khắc trên đá vào thế kỷ ấy, nền văn minh Ấn Độ vào thời điểm
ấy chủ đạo là Phật giáo, phải truyền bá tại vùng đất này qua một thơi gian
tương đối dài, tối thiểu cũng phải mất một vài ba trăm năm. Nói thẳng ra, văn
minh Ấn Độ phải tồn tại ở phía nam nước ta vào những thế kỷ trước và sau Dương
lịch. Cho nên, vị Hùng Vương của thời Chử Đồng Tử ta cũng có thể xác định vào
những thế kỷ tdl, có khả năng là Hùng Nghị Vương thứ nhất hoặc thứ hai, tức
khoảng thế kỷ II –III tdl.Đoán định này của ta về niên đại của việc Chử Đồng Tử
tiếp thu Phật giáo là hoàn toàn phù hợp với quan điểm của thiền sư Chân Nguyên
(1647 – 1728) trong Thiên Nam Ngữ Lục (1). Sau khi kể chuyện Lữ Gia bị quân của
Hán Vũ Đế đánh bại, Chân Nguyên viết:
(1)Lê Mạnh Thát, Chân Nguyên thiền sư toàn tập III, Thiên Nam Ngữ Lục Tu thư
Phật học Vạn Hạnh, 1983.
“Gia bỏ cửa mốc nhà rêu
Hang thần trật lối, hồn phiêu đường nào
Nước nên thấy những đồng dao
Cõi bờ tất đất vào chầu Hán gia
Non Sài tuyệt chẳng vào ra
Thấy còn một dấu vườn là Trúc Viên
Đìu hiu ngoài cảnh thiền thiên
Thuở trưa quyên khóc, thuở đêm hạc sầu”
Viết thế, Chân Nguyên
muốn nói rằng ngôi chùa Trúc Viên đã có từ\ thời Lữ Gia, tức khoảng năm 110 tdl
tại núi Thầy (Sài Sơn), ở Sơn Tây. Điều này cũng có nghĩa Phật giáo đã tồn tại
ở nước ta vào thế kỷ thứ II tdl. Đây là một điểm khá lôi cuốn. Bởi vì nó
cho thấy đã từ lâu lưu hành quan điểm cho rằng Phật giáo đã du nhập vào nước ta
từ rất sớm. Đến thời An Thiền viết Đạo Giáo Nguyên Lưu (1) vào năm 1845, ở
quyển thượng, tờ 9a11 – b5 dưới mục Đại Nam thiền học sơ khởi, ông đã kể lại
truyện tích Chử Đồng Tử như đã ghi lại trong Lĩnh Nam trích quái:
(1) Lê Mạnh Thát, An Thiền thiền sư toàn tập:
Đạo giáo nguyên lưu, 3 quyển. Cảo bản.
“Thời Hùng Vương, núi Quỳnh Vĩ, có Đồng Tử lên thảo
am. Trong am có nhà sư tên Phật Quang. Đó là người Thiên Trúc, tuổi hơn 40,
truyền pháp cho Đồng Tử một cái nón và một cây gậy, nói rằng: “Linh dị và thần
không có đây cả”. Đồng Tử đem đạo Phật truyền cho Tiên Dung. Vợ chồng Tiên Dung
bèn học đạo. Đến buổi chiều ngày trở về, giữa đường cần làm nơi tá túc, bèn
dựng gậy che nón, đến canh ba thì thành quách lâu đài, màn gấm màn the, kim
đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ đầy cả sân chầu…”.
An Thiền cũng đề ra mục Hùng Vương Phạn Tăng, tức các nhà sư Ấn Độ thời Hùng
Vương, ở tờ 9b6 – 9, và kể tên nhà sư Khâu Đà La đến thành Luy Lâu của Sĩ Nhiếp
vào thời cuối của Hán Linh đế (168 – 189 sdl).Xác định Khâu Đà La vào thời Hán
Linh đế, dĩ nhiên không thể xếp Khâu Đà La vào loại các nhà sư vào thời Hùng
Vương được.Ngoài ra, trong các loai thần tích của các xã, ta biết trong số các
tướng tá của Hai Bà Trưng, sau khi bị Mã Viện đánh bại, một số đã mai danh ẩn
tích trong các giáo đoàn Phật giáo. Một trong những vị này được biết tên là Bát
Nàn phu nhơn đã xuất gia. Như sẽ thấy, chính những vị này cùng người kế nghiệp
họ đã tập họp những văn bản kinh điển Phật giáo lưu hành lúc ấy, những bộ kinh
đầu tiên hiện còn và được biết mà sau này Khương Tăng Hội đã dịch thành Hán văn
dưới nhan đề Lục độ tập kinh và Cựu Tạp Thí Dụ Kinh.”
Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã viết :
Chính trong đoạn trích dẫn trên đã nói rõ rằng:
“…vào những năm 247 – 232 tdl vào thời của
vua A Dục, khi vua này lệnh cho các phái đoàn Tăng lữ đi khắp nơi để truyền bá
đạo Phật, trong đó đặc biệt là phái đoàn của Sona đi về vùng Đất vàng
(Suvanabhumi). Vùng đất vàng này có phải là vùng Đông Nam Á không, có phải vùng
Đông Dương không? Đây là một vấn đề còn đang tranh cãi…”
Người viết đặt một giả thiết thuận lợi nhất cho
nhận định của ông Lê Mạnh Thát là vùng đất vàng chính là Việt Nam. Và giả
thiết thuận lợi nhất cho niên đại chấm dứt thời đại Hùng Vương – theo quan điểm
mới – là 208 tr.CN thì nó chỉ cách thời điểm xa nhất của việc truyền bá đạo
Phật của tăng đoàn Sonna là 39 năm, gần nhất là 24 năm. Với những điều kiện
trên và cho rằng ngài Chử Đồng Tử đã tiếp xúc ngay được với giáo lý của Phật
vào thời điểm này ( thuận lợi nhất là 39 năm trước khi kết thúc thời đại Hùng
Vương) thì:
Theo như truyền thuyết thì ngài Chử Đồng Tử đã tạo được một khối lượng tín đồ
đông đảo và đứng đầu giáo hội này trở thành một hiện tượng xã hội, khiến vua
Hùng phải quan tâm tới. Nhưng chính tư liệu của ông Lê Mạnh Thác lại chứng
tỏ: “bấy giờ Tôn Quyền xưng đế Giang Tả (năm 222 sdl) mà Phật giáo chưa
lưu hành”. Điều này một sự phủ định gián tiếp cho nhận định của ông Lê Mạnh
Thác. Bởi vì:
Nếu Phật giáo được truyền vào Việt Nam qua ngài Chử Đồng Tử vào thời điểm cuối
cùng của thời Hùng Vương (208 tr.CN theo quan điểm lịch sử mới, tức là điều
kiện thuận lợi nhất cho nhận định trên), kéo dài đến 400 năm sau đó đến thời
Tôn Quyền nhà Ngô (tức Giang Đông); không lẽ Phật giáo không thể phát triển
trong vòng 400 năm đó, trong phạm vi một quốc gia và sau này là chính Giang
Đông? Hay nói một cách khác: không lẽ trong vòng 400 năm không có sự giao lưu
văn hoá trong một quốc gia; để rồi đến đời Đường, Phật giáo lại từ Trung Quốc
qua chính vùng Giang Đông trở lại vào Giao Châu? Do đó, sự không phổ biến của
Phật giáo ở Giang Đông vào thời điểm 200 năm sau CN, đã chứng minh sự mâu thuẫn
trong nhận định của ông Lê Mạnh Thác.
Chưa nói đến việc theo quan điểm lịch sử cũ thì thời Hùng Vương kết thúc vào
năm 257 tr.CN; tức là trước khi phái đoàn của Sona xuất hành truyền bá đạo Phật
8 năm và vấn đề Đất Vàng có phải là Việt Nam không. Bởi vậy, có thể khẳng định
rằng: Phật giáo chưa thể truyền vào Việt Nam vào thời điểm ngài Chử Đồng Tử
hành đạo. Còn một vấn đề đặc biệt quan trọng nữa là: Thời điểm hành đạo
của ngài Chử Đồng tử vào đầu thời Hùng Vương thứ 18. Nếu theo quan
niệm mới thì đó là một đời vua và ngài Chử Đồng Tử chỉ hành đạo vào khoảng 230
năm tr.CN. Nhưng với quan niệm cho rằng thời Hùng Vương tồn tại 2622 năm và căn
cứ vào Hùng triều Ngọc phả ( trong sách đã dẫn, ông Lê Manh Thác cũng nói đến
điều này và không phản bác) thì đầu thời Hùng Vương thứ 18 sẽ vào thời điểm từ
năm 408 tr.CN. Lúc này Phật giáo chưa thể truyền vào Việt Nam. Vấn đề này sẽ
được trình bầy ngay sau đây.
Thời điểm hành đạo của ngài Chử Đồng Tử
Với cách nói và cái nhìn quen thuộc về 18
“đời” Hùng Vương. Đã dẫn đến cái nhìn cho là thời Hùng Vương chỉ có 18 vị vua.
Và đời Hùng Vương thứ 18 chỉ là một vị, đã dẫn đến nhiều mâu thuẫn không thể lý
giải. Một trong những mâu thuẫn khó hiểu nhất chính là việc chia 2622 năm tồn
tại của thời Hùng Vương cho 18 vị vua (theo quan niệm mới) ra con số khoảng gần
150 năm cho tuổi thọ của một con người và khẳng định tính phi lý về niên đại
gần 3000 văn hiến Văn Lang. Bởi vì, truyền thuyết Con Rồng – Cháu Tiên mang nội
dung huyền thoại: Rồng lấy Tiên, đẻ ra một trăm trứng nở thành 100 người con …
Do đó, con số 18 cũng chỉ mang tính biểu tượng. Cho nên không thể lấy một đại
lượng cụ thể (2622 năm được ghi trong chính sử cũ) chia cho một đại lượng trừu
tượng. Đây là một sai lầm sơ đẳng về toán học. Nó giống như việc lấy tri thức
trong một cuốn sách chia cho số học sinh, để tìm xem trung bình một học sinh
tiếp thu được bao nhiêu phần của cuốn sách.
Nếu không căn cứ vào Hùng triều Ngọc phả, thì ngay truyền thuyết thời Hùng
Vương cũng đủ chứng tỏ “18 đời Hùng Vương” mà truyền thuyết
nói tới không thể là 18 vị vua, bởi vì:
Vào thời Hùng Vương thứ 18 có đến 3 truyền thuyết mà nội dung không liên quan
đến nhau. Đó là: truyền thuyết về ngài Chử Đồng Tử, vào đầu thời Hùng Vương thứ
18; truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, vào cuối thời Hùng Vương thứ 18; truyền
thuyết về ngài Tản viên Sơn Thánh cũng vào cuối thời Hùng Vương thứ 18. Trong
đó: Truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh khẳng định vua Hùng cuối đời thứ 18 chỉ
có một người con gái duy nhất là Mỵ Nương. Với truyền thuyết Đầm Nhất Dạ – vào
đầu thời Hùng Vương thứ 18 – lại có công chúa Tiên Dung? Rồi truyền thuyết về
ngài Tản Viên Sơn Thánh, cũng cuối đời Hùng Vương thứ 18 lại có công chúa Ngọc
Hoa. Để giải quyết mâu thuẫn này, với quan điểm mới chỉ còn cách ghép hai vị
công chúa này thành hai chị em ruột và bắt buộc phải sửa lại truyền thuyết Sơn
tinh – Thủy tinh là“Vua Hùng thứ 18 có hai công chúa, một người gả cho Chử
Đồng Tử, còn lại chỉ có một người là Mỵ Nương, tên là Ngọc Hoa”; cuối
cùng là ghép ngài Tản Viên Sơn Thánh – Nguyễn Tuấn – chính là Sơn Tinh? Sự gán
ghép này tất nhiên là rất phi lý! Trước hết là nội dung các truyền thuyết này
không liên quan đến nhau.
Nội dung trực tiếp của truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh đầy màu sắc huyền
thoại trong suốt nội dung của nó. Sự liên hệ duy nhất với các truyền thuyết
khác chỉ có ở câu mở đầu: “Vào cuối đời Hùng Vương thứ 18”.Nội dung
trực tiếp của “Sự tích Đầm Nhất Dạ” cũng mang màu sắc huyền
thoại về một con người là ngài Chử Đồng Tử. Sự liên hệ duy nhất với 3 truyền
thuyết cùng thời là câu: “Vào đầu đời Hùng Vương thứ 18”.Nội dung
trực tiếp của truyền thuyết về ngài Tản Viên Sơn Thánh cũng mang ít nhiều màu
sắc huyền thoại về một con người. Sự liên hệ với các truyền thuyết khác là “Vào
cuối đời Hùng Vương thứ 18” và cũng là con rể vua Hùng. Đây là một truyền
thuyết lịch sử về một danh nhân được khẳng định tính thực tế tồn tại vào cuối
thời Hùng Vương thứ 18, mặc dù có chất huyền thoại về con người được xưng tụng.
Do đó, khi ghép ngài Tản Viên được khẳng định sự tồn tại trên thực tế theo nội
dung truyền thuyết với nhân vật Sơn Tinh huyền thoại mang tính hư cấu hoàn toàn
sẽ mang tính khiên cưỡng, phi lý hoàn toàn. Bởi vì nội dung hai truyền thuyết
này không hề liên quan với hau. Như vậy, sự phân tích với tính hợp lý nhất –
tính hợp lý là một ếu tố cần của một giả thuyết nhân danh khoa học – phải là sự
khẳng ịnh tính độc lập giữa hai truyền thuyết này. Hệ quả của tính hợp lý iếp
theo là: Khi giữa ngài Tản Viên Sơn Thánh với hình tượng Sơn Tinh không liên quan đến nhau thì sẽ phải khẳng
định rằng: truyền huyết này nhằm chuyển tải một nội dung lịch sử khác (sẽ được
trình bày ở chương VIII trong sách này). Khi khẳng định tính độc lập của truyền
thuyết này thì sự hợp lý tiếp theo là truyền thuyết “Đầm Nhất Dạ” cũng độc lập
với nội dung của nó. Tức là: Đầu thời Hùng Vương thứ 18 của “Sự tích
đầm Nhất Dạ” và cuối đời Hùng Vương thứ 18 của truyền thuyết ngài Tản
Viên Sơn Thánh và Sơn tinh – Thuỷ tinh, không thể là khoảng thời gian của một
vị vua. Hay nói một cách khác: đầu thời Hùng Vương thứ 18 với công chúa Tiên
Dung và Chử Đồng Tử; cuối thời Hùng Vương thứ 18 với công chúa Ngọc Hoa và ngài
Tản Viên Sơn Thánh Nguyễn Tuấn ít nhất là hai đời vua trong thời Hùng Vương thứ
18. Như vậy tính chặt chẽ nhất của lập luận tiếp theo sẽ là phải coi cái nhìn
quen thuộc về cụm từ “18 đời Hùng Vương” là sự sailệch; mà
phải là “18 thời Hùng Vương”. Như vậy, việc tồn tại 2622 năm mà cổ
sử Đại Việt nhắc tới hoàn toàn có cơ sở. Còn nếu như coi các truyền thuyết về
thời Hùng Vương là mơ hồ, thì có thể khẳng định rằng: sẽ không thể có một lập
luận nào, nhân danh bất cứ một giá trị tri thức nào của nhân loại – từ tri thức
siêu hình nhất cho đến tri thức khoa học nhất – được toàn thể nhân loại tích
luỹ trong quá trình lịch sử của loài người, giải thích được hiện tượng ăn trầu
phổ biến hàng ngàn năm ở miền nam sông Dương Tử, cho đến tận ngày nay ở Đài
Loan và ở Việt nam, cũng như sự hiện diện của chiếc bánh chưng, bánh dầy trong
truyền thống văn hoá của người Việt còn đến tận bây giờ.
Hơn nữa và cũng là điều quan trọng là: sự xuất hiện với danh xưng “sư
Phật Quang” trong truyền thuyết “Đầm Nhất Dạ” ở “Lĩnh
Nam chích quái” chỉ là một hiện tượng không có sự liên hệ nhất quán và
hợp lý trong toàn bộ nội dung câu truyện. Bạn đọc có thể nhận thấy điều này
trong suốt cuộc đời hành đạo của ngài Chử Đồng Tử. Ngài hoàn toàn sử dụng thần
thông để tác động vào cuộc đời. Hay nói một cách khác – theo ngôn ngữ Phật giáo
– là Ngài vẫn tác nghiệp dưới một hình thức khác và việc này không phải là mục
đích tu tập theo giáo lý Phật là không tác nghiệp dưới bất cứ hình thức nào, để
tránh nghiệp quả và đạt đến sự giải thoát hoàn toàn. Hình tượng thể hiện rõ nét
nhất chính là khi đắc đạo, ngài đã tạo dựng vương quốc riêng với lối sống của
bậc đế vương nơi trần thế. Bạn đọc xem lại đoạn trích dẫn sau đây, trong truyền
thuyết Đầm Nhất Dạ thể hiện điều này:
“Trên đường viễn hành, trời tối mà chưa thấy
thôn xá, hai người tạm nghỉ giữa đường, cắm trượng, che nón mà trú thân. Đến
canh ba thấy hiện ra thành quách, lầu ngọc, điện vàng, đền đài dinh thự, phủ
kho miếu xã, vàng bạc châu báu, giường chiếu chăn màn, tiên đồng ngọc nữ, tướng
sĩ thị vệ la liệt trước mắt. Sáng hôm sau ai trông cũng kinh lạ, đem hương hoa,
thức ăn quí tới mà xin làm bầy tôi. Có văn võ bá quan chia quân túc vệ lập
thành nước riêng.”
Cho dù đây chỉ là hình ảnh biểu tượng phản ánh
một vương quốc tâm linh của một tín ngưỡng được tạo dựng trong nền văn minh Lạc
Việt, thì đó cũng không phải là lối sống và sự tu tập theo Phật pháp. Điều này
chứng tỏ rằng ngài Chử Đồng Tử là một chân nhân – đẳng cấp cao nhất của sự tu
tập theo Đạo giáo – chứ không phải là một Phật tử theo đạo Phật; đồng thời cũng
chứng tỏ rằng ngài là người đã sáng lập ra Đạo giáo thuộc về nền văn minh Lạc
Việt. Điều này đã giải thích vì sao ngài là một trong bốn vị thần bất tử hộ
quốc của người Lạc Việt.
Từ những tiền đề phân tích ở trên về tính hợp lý và sự chặt chẽ trong cấu trúc
của hệ thống truyền thuyết và huyền thoại thời Hùng Vương – ngoài việc chứng
minh một trí tuệ siêu đẳng của tổ tiên người Lạc Việt – còn chứng tỏ thời điểm
hành đạo của ngài Chử Đồng Tử vào đầu thời Hùng Vương thứ 18 tức là khoảng 400
năm trước CN. Tất nhiên, vào thời điểm này Phật giáo mới vào giai đoạn kiết tập
để hoàn chỉnh kinh sách qua những lời giảng của Đức Thích Ca, chưa thể truyền
đến Việt Nam. Do đó, tôn giáo mà ngài Chử Đồng Tử sáng lập không thể là Phật
giáo, mà chính là Đạo giáo như đã trình bày ở trên.
Những lập luận trong sách này, nhằm chứng tỏ ngài Chử Đồng Tử là người sáng lập
Đạo giáo của nền văn minh Lạc Việt, không phủ nhận việc Phật giáo du nhập vào
nền văn minh này vào cuối thời Hùng Vương thứ 18, trên cơ sở thời Hùng Vương
thứ 18 kéo dài gần 400 năm.
Theo sách vở cũ, các đời vua Hùng bắt đầu từ năm
2879 và kết thúc vào 258 TCN. Tổng cộng 2622 năm . Nếu theo Tây lich hiện nay
là năm 2008 thì Thế đại các Vương Triều Vua Hùng từ khi kết thúc đến nay là
2266 năm . Còn theo Việt lich thì năm nay là năm 4887. dienbatn đồng
ý với những lập luận của Nguyễn Vũ Tuấn Anh về các Thế Đại Vương Triều Hùng
Vương . Cụ thể trong 2622 năm tồn tại của các Thế Đại Vương Triều Hùng Vương ,
không phải chỉ tồn tại 18 ông Vua có tên là Hùng Vương mà thực ra là 18 giai
đoạn trị vì của các Vương triều . Chỉ như vậy ta mới có thể lý giải được những
mâu thuẫn về 3 truyền thuyết quan trọng về thời Hùng Vương thứ 18 :"Vào
thời Hùng Vương thứ 18 có đến 3 truyền thuyết mà nội dung không liên quan đến
nhau. Đó là: truyền thuyết về ngài Chử Đồng Tử, vào đầu thời Hùng Vương thứ 18;
truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, vào cuối thời Hùng Vương thứ 18; truyền
thuyết về ngài Tản viên Sơn Thánh cũng vào cuối thời Hùng Vương thứ 18. Trong
đó: Truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh khẳng định vua Hùng cuối đời thứ 18 chỉ có
một người con gái duy nhất là Mỵ Nương. Với truyền thuyết Đầm Nhất Dạ – vào đầu
thời Hùng Vương thứ 18 – lại có công chúa Tiên Dung? Rồi truyền thuyết về ngài
Tản Viên Sơn Thánh, cũng cuối đời Hùng Vương thứ 18 lại có công chúa Ngọc Hoa.
" Đây chính là một việc chứng tỏ trong Thời của các Vua Hùng Vương
thứ 18 có nhiều vị Vua tương ứng với các truyền thuyết nêu trên . Như vậy , nếu
muộn nhất thì sự tích của nhà sư Phật Quang truyền Đạo cho Chử Đồng Tử cũng
phải vào những năm cuối của thời Hùng Vương thứ 18 , cụ thể là phải trước năm
258 TCN .Thiền sư Lê Mạnh Thát đã viết : " Nếu Phật giáo xuất
hiện vào năm 528 (hoặc 529?) tdl ở Ấn Độ và bắt đầu truyền bá qua các nước xung
quanh vào những năm 247 – 232 tdl vào thời của vua A Dục khi vua này lịnh cho
các phải đoàn Tăng lữ đi khắp nơi để truyền bá đạo Phật, trong đó đặc biệt là
phái đoàn của Sona đi về vùng Đất vàng (Suvanabhumi). Vùng Đất này có phải là
vùng Đông Nam Á hay không, có phải là vùng Đông Dương hay không? Đây là một vấn
đề đang còn tranh cãi. Tuy nhiên cứ vào những sử liệu cổ sơ của Trung Quốc, cụ
thể là Sử Ký và Tiền Hán thư cùng Hậu Hán thư cũng như các di liệu khảo cổ học,
như di liệu khảo cổ học Óc Eo, thì vào những thế kỷ đầu dl, vùng biển phía nam
nước ta đã rộn rịp những thương thuyền không những của các quốc gia thuộc nền
văn minh Ấn Độ, mà cả những quốc gia xa xôi của nền văn minh La – mã. Cho nên,
truyền bá Phật giáo vào những vùng đất này là một sự kiện chắc chắn đã xảy ra.
Hơn nữa, vùng đất miền nam nước ta từ phía nam cửa Sót trở vào đã mang nặng
những vết tích của nền văn hóa Ấn Độ. Chiếc bia Võ cảnh tìm thấy tại làng Võ
Cảnh ở Nha Trang, thường được các nhà nghiên cứu xác định là xuất hiện vào thế
kỷ II sdl viết bằng Phạn văn. Để cho Phạn văn trở thành một ngôn ngữ được khắc
trên đá vào thế kỷ ấy, nền văn minh Ấn Độ vào thời điểm ấy chủ đạo là Phật
giáo, phải truyền bá tại vùng đất này qua một thơi gian tương đối dài, tối
thiểu cũng phải mất một vài ba trăm năm. Nói thẳng ra, văn minh Ấn Độ phải tồn
tại ở phía nam nước ta vào những thế kỷ trước và sau Dương lịch. Cho nên, vị
Hùng Vương của thời Chử Đồng Tử ta cũng có thể xác định vào những thế kỷ tdl,
có khả năng là Hùng Nghị Vương thứ nhất hoặc thứ hai, tức khoảng thế kỷ II –III
tdl.
Đoán định này của ta về niên đại của việc Chử Đồng Tử tiếp thu Phật giáo là
hoàn toàn phù hợp với quan điểm của thiền sư Chân Nguyên (1647 – 1728) trong
Thiên Nam Ngữ Lục (1). Sau khi kể chuyện Lữ Gia bị quân của Hán Vũ Đế đánh bại,
Chân Nguyên viết: (1) Lê Mạnh Thát, Chân Nguyên thiền sư toàn tập
III, Thiên Nam Ngữ Lục Tu thư Phật học Vạn Hạnh, 1983.
“Gia
bỏ cửa mốc nhà rêu
Hang thần trật lối, hồn phiêu đường nào
Nước nên thấy những đồng dao
Cõi bờ tất đất vào chầu Hán gia
Non Sài tuyệt chẳng vào ra
Thấy còn một dấu vườn là Trúc Viên
Đìu hiu ngoài cảnh thiền thiên
Thuở trưa quyên khóc, thuở đêm hạc sầu”
Viết thế, Chân Nguyên muốn nói rằng
ngôi chùa Trúc Viên đã có từ\ thời Lữ Gia, tức khoảng năm 110 tdl tại núi Thầy
(Sài Sơn), ở Sơn Tây. Điều này cũng có nghĩa Phật giáo đã tồn tại ở nước ta vào
thế kỷ thứ II tdl. Đây là một điểm khá lôi cuốn. Bởi vì nó cho thấy đã từ lâu
lưu hành quan điểm cho rằng Phật giáo đã du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đến
thời An Thiền viết Đạo Giáo Nguyên Lưu (1) vào năm 1845, ở quyển thượng, tờ
9a11 – b5 dưới mục Đại Nam thiền học sơ khởi, ông đã kể lại truyện tích Chử
Đồng Tử như đã ghi lại trong Lĩnh Nam trích quái:
(1) Lê Mạnh Thát, An Thiền thiền sư toàn tập: Đạo giáo nguyên lưu, 3 quyển.
Cảo bản.
“Thời Hùng Vương, núi Quỳnh Vĩ,
có Đồng Tử lên thảo am. Trong am có nhà sư tên Phật Quang. Đó là người Thiên
Trúc, tuổi hơn 40, truyền pháp cho Đồng Tử một cái nón và một cây gậy, nói
rằng: “Linh dị và thần không có đây cả”. Đồng Tử đem đạo Phật truyền cho Tiên
Dung. Vợ chồng Tiên Dung bèn học đạo. Đến buổi chiều ngày trở về, giữa đường
cần làm nơi tá túc, bèn dựng gậy che nón, đến canh ba thì thành quách lâu đài,
màn gấm màn the, kim đồng ngọc nữ, tướng sĩ thị vệ đầy cả sân chầu…”.
An Thiền cũng đề ra mục Hùng Vương Phạn Tăng, tức các nhà sư Ấn Độ thời Hùng
Vương, ở tờ 9b6 – 9, và kể tên nhà sư Khâu Đà La đến thành Luy Lâu của Sĩ Nhiếp
vào thời cuối của Hán Linh đế (168 – 189 sdl). Xác định Khâu Đà La vào thời Hán
Linh đế, dĩ nhiên không thể xếp Khâu Đà La vào loại các nhà sư vào thời Hùng
Vương được.
Ngoài ra, trong các loai thần tích của các xã, ta biết trong số các tướng tá
của Hai Bà Trưng, sau khi bị Mã Viện đánh bại, một số đã mai danh ẩn tích trong
các giáo đoàn Phật giáo. Một trong những vị này được biết tên là Bát Nàn phu
nhơn đã xuất gia. Như sẽ thấy, chính những vị này cùng người kế nghiệp họ đã
tập họp những văn bản kinh điển Phật giáo lưu hành lúc ấy, những bộ kinh đầu
tiên hiện còn và được biết mà sau này Khương Tăng Hội đã dịch thành Hán văn
dưới nhan đề Lục độ tập kinh và Cựu Tạp Thí Dụ Kinh.
Như vậy , Phật giáo xuất hiện vào năm 528- 529 TCN và nếu có phái đoàn truyền
Đạo của Phật giáo ( 247-232 TCN ) , thì thời điểm này cũng gần như trùng lặp
với thời của Chử Đồng Tử ( nếu lấy giả thiết lúc đó là những năm cuối thời Đại
Hùng Vương thứ 18 - trước những năm 258 TCN ). Đây chính là lần đầu tiên Phật
giáo được truyền vào Việt Nam và cũng là một bằng chứng Chử Đồng Tử là một Phật
tử đầu tiên của Việt Nam .
Lần truyền Đạo thứ hai vào Việt Nam lại do nhà sư Tỳ ni Đa Lưu Chi truyền vào
vùng Luy Lâu khoảng năm 580 , tức là sau khoảng gần 900 năm .
NHÀ SƯ PHẬT QUANG TRUYỀN CHO CHỬ ĐỒNG TỬ PHẬT
GIÁO HAY ĐẠO GIÁO CỦA LÃO TỬ .
Nguyễn Vũ
Tuấn Anh đã viết :
“Chử Đồng Tử là một trong bốn vị thần hộ quốc thuộc hàng bất tử trong tín
ngưỡng dân gian Việt Nam, đương nhiên không phải vì lấy công chúa Tiên Dung và
làm phò mã của vua. Ông xuất thân từ địa vị một người nghèo và đạt đến đỉnh cao
của sự phú quý, nhưng vẫn sẵn sàng bỏ hết để tầm sư học đạo. Chỉ cần như vậy,
cũng đủ để ông có sự tín nhiệm của người đương thời với những giá trị tinh thần
mà ông hướng tới. “
Qua cuộc đời của ông cho thấy ít nhất căn bản quan niệm nhân sinh quan của Chử
Đồng Tử là: của cải thế nhân và sự thăng trầm của cuộc đời chỉ là phù du. Trong
truyền thuyết Đầm Nhất Dạ nói tới sự kiện Chử Đồng Tử, Tiên
Dung đắc đạo và tạo dựng một vương quốc hư ảo cho mình bằng quyền năng của thần
thánh. Đây là hình ảnh của một thế giới tâm linh tạo nên tín ngưỡng của người
dân Lạc Việt thời Hùng.
Hình ảnh cuối cùng của truyền thuyết này là lâu đài, cung điện nguy nga biến
mất chỉ trong một đêm, để lại cho thế nhân một đầm nước long lanh, phản chiếu
những hình ảnh hư ảo của cuộc đời qua hàng thiên niên kỷ.
Như những chương trên đã trình bày: thuyết Âm Dương Ngũ hành là hệ tư tưởng vũ
trụ quan chính thống của thời Hùng Vương, giải thích từ bản nguyên vũ trụ là
Thái Cực đến sự vận động của nó là Âm Dương Ngũ hành. Tính bao trùm về mọi mặt
và sự ứng dụng rộng rãi trên thực tế đã chứng tỏ sự thuyết phục của học thuyết
này. Do đó, không thể có cơ sở từ ngay trong tâm lý để phát sinh và tồn tại một
hệ tư tưởng tôn giáo vượt ra ngoài giá trị của nó. Nhưng về nhân sinh quan,
xuất phát từ những giá trị đạo lý đề cao tình người và tính nhân bản, cộng với
tri thức sâu sắc trong thiên văn qua sự vận động của những tinh tú ảnh hưởng
đến chu kỳ sinh học của con người – tức là sự chi phối của sức mạnh thiên
nhiên. Đồng thời nền văn minh đó cũng thừa nhận khả năng của con người trong sự
tương tác giữa con người với thiên nhiên (Sự tích Dưa Hấu). Do đó, tín ngưỡng
mà ngài Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung tạo dựng, chỉ có thể hướng con người
vươn tới sự hòa nhập với thiên nhiên hoặc đạt tới những quyền năng của thiên
nhiên trong sự vận động của Âm Dương Ngũ hành. Trên thực tế, truyền thuyết về
các thánh thần ở Việt Nam cho thấy: mỗi thần đều có chức năng riêng trong việc
chi phối vận động của tự nhiên. Như: Thiên Lôi làm sấm sét, Long vương làm
mưa…Sự khác biệt so sánh với hệ thống đa thần của các nền văn minh cổ đại khác
như Ai Cập, Hy Lạp là:
1/ Các thần của hệ thống đa thần trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian Việt Nam
không có quyền, hoặc quyền năng rất hạn chế, trong việc quyết định thay đổi
định mệnh con người. Ngược lại, trong thần thoại Ai Cập , Hy Lạp hầu như mỗi vị
thần đều có quyền năng thay đổi số phận con người.
2/ Tổ chức trong hệ thống bách thần ở Việt Nam rất chặt chẽ, có thứ bậc;
trong đó Ngọc Hoàng Thượng đế có quyền năng tối cao. Ngược lại, trong thần
thoại Hy Lạp quyền năng của thần Dớt rất hạn chế với các vị thần dưới quyền.
Hoặc trong thần thoại Ai Cập, quyền năng của các vi thần thượng đẳng như : thần
Rê, thần Tho… gần ngang nhau.
Điều này là cơ sở để chứng tỏ hệ thống thần thoại Việt Nam đã ra đời rất lâu
sau khi hình thành một quốc gia có tổ chức chặt chẽ. Từ đó, trên cơ sở của
những giá trị tư tưởng chính thống chi phối toàn bộ xã hội Văn Lang là thuyết
Âm dương Ngũ hành và cuộc đời của ngài Chử Đồng Tử, thì hoàn toàn có cơ sở để
đặt giả thuyết về khả năng hình thành một tín ngưỡng đa thần vào cuối thời Hùng
Vương mà vị khởi xướng là ngài Chử Đồng Tử. Tín ngưỡng này phản ảnh thực trạng
xã hội Văn Lang ở tính tổ chức và quyền năng hạn chế của các vị thần, hướng giá
trị tâm linh con người trở về với Thái Cực, hoặc đạt tới Thái Cực để thoát ly
khỏi cuộc sống đầy vướng bận trần gian.
Hình tượng vua Hùng đem quân tới mà không có sự trấn áp, đã chứng tỏ vua Hùng
không thừa nhận những giá trị tín ngưỡng được hình thành từ chính những giá trị
tư tưởng chính thống của Văn Lang, nhưng cũng không phản ứng mạnh mẽ. Mặc dù
như vậy, nhưng sự hiện diện của công chúa Tiên Dung - con vua Hùng - bên cạnh
Chử Đồng Tử, vị sáng lập ra một hệ thống tín ngưỡng của người Lạc Việt cũng
chứng tỏ khả năng phát triển sâu rộng của nó trong xã hội Văn Lang .
....Vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII về thời gian tương đương với sự xuất
hiện “Đạo Đức Kinh” của Lão tử, đồng thời có sự tương đồng về
tư tưởng của Lão – Chử với những hiện tượng liên quan đến văn minh Văn Lang đã
trình bày ở trên. Trong truyền thuyết Việt Nam, Chử Đồng tử và công chúa Tiên
Dung biến mất khi kết thúc câu chuyện và sự xuất hiện huyền ảo của Lão tư, ở
cùng một khoảng thời gian và trong không gian của hai quốc gia láng giềng với
những giá trị tư tưởng gần như hoàn toàn trùng hợp. Do đó, hoàn toàn có cơ sở
để đặt vấn đề về tác giả của Đạo Đức Kinh – nếu do Lão tử viết – thì Lão tử và
Chử Đồng tử chỉ là một người duy nhất. Đây cũng là một vấn đề đã được nhiều học
giả nghi vấn.
Đoạn dưới đây được trích lại trong Tìm về
bản sắc văn hóa Việt Nam nhận xét của giáo sư Trần Văn Giàu để bạn đọc tham
khảo: Giáo sư Trần Văn Giàu có viết: “Tư tưởng tín ngưỡng Đạo giáo ...
sẵn có từng phần lớn trong nhân dân Việt Nam từ nguyên thủy và trong cả quá
trình lịch sử, người Việt chưa có lúc nào chế tạo được cái tên chung để đặt cho
loại tín ngưỡng đó, riêng những người nghiên cứu nhận thấy tư tưởng tín ngưỡng
đó cùng bản chất với Đạo giáo nên xếp vào một loại vậy thôi”.
Những luận điểm này giải thích vì sao Chử Đồng tử được coi là một trong bốn vị
thần hộ quốc của người Lạc Việt.
Thiền sư Lê mạnh Thát đã viết :
" Thế thì Chử Đồng Tử đã tiếp thu đạo Phật như thế nào? Đây là đặc điểm
thứ hai mà ta cần lưu ý. Truyện Chử Đồng Tử chỉ nói khi Đồng Tử trở về quê “nhà
sư bèn tặng cho Đồng Tử một cây gậy và một cái nón, vừa bảo: “Mọi việc linh
thông đều đã ở đây cả”. Nói vậy, Lĩnh Nam trích quái báo ta biết là truyền
thống Phật giáo mà Chử Đồng Tử tiếp thu là một truyền thống Phật giáo quyền
năng, đề cập đến những vấn đề linh dị và thần thông (linh thông). Truyền thống
Phật giáo này như ta sẽ thấy, xuất hiện trong Mâu Tử cũng như trong Khương Tăng
Hội, và tồn tại cho đến một thời truyền thống Phật giáo mới ra đời, đó là
truyền thống Phật giáo Thiền của Pháp Vân. Cần nhấn mạnh Phật giáo quyền năng
này cho đến thế kỷ thứ VI được bổ sung bởi truyền thống Phật giáo Thiền, nhưng
không vì thế mà mất đi ảnh hưởng cơ bản của nó. Nó vẫn tồn tại như một lớp
truyền thống Phật giáo đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, một lớp cơ bản để từ đó
xây dựng nên những truyền thống Phật giáo mới, bổ sung cho nó qua lịch sử phát
triển của Phật giáo ở Việt Nam. Nhận thức điều này, ta sẽ dễ dàng hiểu được những
hiện tượng đặc thù của những truyền thống khác nhau của Phật giáo Việt Nam
trong lịch sử. Ta sẽ đi sâu về vấn đề này dưới đây."
Nhận xét riêng của dienbatn : các bạn xem thử những hình ảnh dưới đây :
Có một hình ảnh nhất quán mà
trong Phật giáo Việt Nam luôn xuất hiện , nhất là trong các ngày lễ hội , trong
các chùa là hình ảnh của Đại Bạch Tán Cái ( Sitatapatra ).
Đây là một tư liệu dienbatn tìm được từ Nguồn http://www.thienlybuutoa.org cũng rất đáng quan tâm “ Phật giáo
được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ
tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là
trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các
truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự
giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189.
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên
âm trực tiếp thành "Bụt", từ "Bụt" được dùng nhiều trong
các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt
được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này,
vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ
"Bụt" bị mất đi và được thay thế bởi từ "Phật". Trong tiếng
Hán, từ Buddha được phiên âm thành "Phật đà", "Phật đồ" rồi
được rút gọn thành "Phật".
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật
giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn
đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và
Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 17, vua Quang Trung cố
gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này
không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu
hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam
với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu .
....Trên bước đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn cố gắng thực
hiện hai điều đó là khế lý và khế cơ. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố này
Phật giáo sẽ chẳng còn là Phật giáo nữa. Duy trì và phát triển hai yếu tố này,
Phật giáo được truyền vào Việt Nam và các nước khác.
Khế lý là nói về mặt tư tưởng nhờ khế lý nên dù ở thời gian và không gian nào,
giáo lý Phật-đà vẫn hợp với chân lý, tư tưởng vẫn luôn luôn phong phú, sâu sắc
mà vẫn giữ được bản chất của mình và chỉ có một vị đó là vị giải thoát.
Khế cơ thiên trọng về mặt lịch sử nhờ khế cơ nên dù trong hoàn cảnh và quốc độ
nào thì sự sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt cũng luôn luôn đa dạng[12]. Tùy theo
phong tục tập quán của mỗi quốc gia mà vẫn không hề mất gốc (Phật giáo). Nói
một cách khác thì có thể tùy nghi phương tiện theo từng vùng miền để truyền bá
giáo lý Phật-đà nhưng không làm mất đi bản sắc của Phật giáo là ứng hợp với mọi
tầng lớp và căn cơ chúng sanh.
Tên gọi tuy có khác nhưng giáo lý vẫn là một nên gọi là khế lý, dù một mà không
phải một, nên có lắm tên Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Thái
Lan, v.v. tất cả đều có tên chung là Phật giáo, bảo rằng giống cũng được nhưng
bảo rằng không thì là sai. Đây gọi là khế cơ là bản địa hóa, hay sắc thái Phật
giáo của từng vùng miền.
Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản
địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc
biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc. Điểm này dễ
dàng nhận thấy trong những thời đại hưng thịnh của đất nước như Đinh, Lê, Lý
Trần đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có
vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Dù được bản địa hóa để quyện mình vào
lòng dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn được truyền thừa
trong suốt hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam. "
Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ thần
trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp:
Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên bốn vị thần này đã được "Phật hóa". Các
pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi
và Phật Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu
chuẩn của một pho tượng Phật. Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẽ đẹp, mà
một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế, những khế ấn, và khuôn
mặt đầy lòng từ mẫn v.v. Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các
ngôi chùa "tiền Phật, hậu thần" hay "tiền Phật, hậu Mẫu".
Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân
tộc... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các
linh hồn đã khuất....
...Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với
nhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo. Nhiều vị thiền sư đời
Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,... đều giỏi pháp thuật và có
tài thần thông biến hóa. Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc
tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát.
Các điện thờ ở chùa miền Bắc có vô cùng phong phú các loại tượng Phật, bồ tát,
la hán của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp
Tiểu thừa với Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca
Mâu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca
Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam.
.....Phật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, mà nhà Phật thường
gọi là "tùy duyên bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyên" nghĩa
là tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người ta có thể tu, giải thích Phật giáo
theo các cách khác nhau. Nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật. Ví
dụ: Các vị bồ tát, các vị hòa thượng đều được gọi chung là Phật, Phật Bà Quan
Âm (vốn là bồ tát), Phật Di Lặc (vốn là hòa thượng),... Ngoài ra Phật ở Việt
Nam mang dáng dấp hiền hòa và dân dã: ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn), ông Nhịn
ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết Sơn),... Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọn
tóc đuôi gà rất truyền thống của phụ nữ Việt Nam. "
Theo dienbatn , những nhận xét trên của Thienlybuutoa vô cùng chính xác . Phật
giáo do nhà sư Phật Quang truyền cho Chử Đồng Tử , là một Phật giáo chính thống
đã được các nhà sư Việt Nam bản địa hóa , trải qua các thăng trầm của thời gian
Phật giáo đã thấm nhuần vào cách suy tư và sinh hoạt của người Việt nên dấu vết
Phật giáo trong văn hóa Việt khá đậm nét.
Ta có thể thấy Phật giáo Việt Nam hòa trộn với Đạo giáo qua việc tại Xã Đa Hòa
- Huyện Đông Yên ( nay thuộc Xã Bình Minh - Huyện Khoái Châu- Tỉnh Hưng Yên )
có đền thờ Chử Đồng Tử với bài vị là : Chử Đồng Tử Đế Quân và Tiên Dung tả
Hoàng Hậu . Riêng tình tiết Chử Đồng Tử lấy vợ hai là Hữu Hoàng Hậu thì trong
Phật giáo không có được . Đây chính là người dân đã Phong Thánh hóa nhà sư Chử
Đồng Tử mà thôi .
Một câu chuyện khác về Phật mẫu Man Nương cũng có những chi tiết tương tự :
" Truyền thuyết kể rằng Phật Mẫu Man Nương là người con gái rất sùng đạo,
năm 12 tuổi đến theo học đạo ở chùa Linh Quang, Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tại
chùa có thiền sư Khâu Đà La là một vị cao tăng đầu tiên sang Việt Nam truyền
đạo tại đây.
Một hôm Man Nương ngủ ở thềm, Khâu Đà La bước qua người, sau đó bà thụ thai.
Cha mẹ Man Nương trách cứ thì Khâu Đà La dặn rằng đó là con Phật, không phải lo
phiền.
Mười bốn tháng sau, Man Nương sinh hạ một người con vào ngày 8 tháng 4, đem đến
chùa trả lại Thiền sư, ông gõ gậy tích trượng vào cây dung thụ (cây đa) ở cạnh
chùa, cây đa tách ra, thiền sư để đứa trẻ vào trong, cây lại khép lại. Khâu Đà
La trao cho Man Nương cây gậy và dặn khi nào hạn hán thì đem gậy cắm xuống đất
để cứu nhân dân. Khi vùng Dâu bị hạn hán ba năm liền, nhớ đến lời dặn của ông,
Man Nương đã đem cây gậy thần cắm xuống đất. Ngay lập tức nước phun lên, cây
cối, ruộng đồng lại tươi tốt và chúng sinh thoát nạn hạn hán.
Tiếp đó có trận mưa to, cây dung thụ bị gió bão quật đổ xuống sông Thiên Đức -
sông Dâu rồi trôi về Luy Lâu. Khi đó, Thái thú Sĩ Nhiếp cho quân lính vớt lên
đã để làm nóc điện Kính Thiên, nhưng không ai lay chuyển nổi. Man Nương đi qua
liền xuống sông, buộc dải yếm vào thì kéo cây lên dễ dàng. Sĩ Nhiếp thấy thế
kính sợ, tuyển mười người họ Đào tạc tượng Tứ pháp là Pháp Vân - Pháp Vũ - Pháp
Lôi - Pháp Điện tượng trưng cho Mây, Mưa, Sấm, Chớp để thờ. Khi thợ tạc tượng
gặp trong thân cây một khối đá bèn vứt xuống sông. Đến đêm thấy lòng sông rực
sáng, Sĩ Nhiếp cho người vớt nhưng không tài nào vớt được. Man Nương liền đi
thuyền ra giữa sông thì khì khối đá tự nhiên nhảy vào lòng. Khối đá ấy được gọi
là Thạch Quang Phật (Phật đá tỏa sáng).
Bốn pho tượng Tứ Pháp được thờ ở bốn chùa Dâu, Đậu, Tướng, Dàn ở Thuận Thành,
Bắc Ninh. Làng Mãn Xá lập chùa Phúc Nghiêm thờ Man Nương, gọi là Phật Mẫu, nên
gọi chùa này là chùa Tổ. Hàng năm vào ngày hội chùa Dâu, thì ba làng Đậu,
Tướng, Dàn rước tượng Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện về chùa Dâu gặp Pháp Vân rồi
bốn chị em về chùa Tổ thăm Mẹ. Thời Pháp, chùa Đậu bị phá nên tượng Pháp Vũ để
ở chùa Dâu. Thạch Quang Phật cũng được thờ ở đây. " Trong câu chuyện này
ta cũng thấy xuất hiện cây gậy và việc hóa phép Thần thông của Phật Mẫu Man
nương cứu dân khỏi bị khô hạn .
PHẬT MẪU MAN NƯƠNG .
Xin theo dõi tiếp BÀI 34, Thân ái. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét