Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 8.
PHẦN I. PHÁC HỌA CHÂN DUNG MỘT VÙNG ĐẤT.
PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH. ( Tiếp theo bài 7 ).
Đôi bờ sông La - Ảnh Huy Tùng.
2. LONG MẠCH VÀ DANH NHÂN 3 HUYỆN PHÍA TÂY HÀ TĨNH ( HƯƠNG KHÊ – VŨ QUANG VÀ HƯƠNG SƠN).
Ba Huyện HƯƠNG
KHÊ – VŨ QUANG VÀ HƯƠNG SƠN cùng nằm ở phía Tây Hà Tĩnh và có biên giới chung với
nước Lào. Long mạch vùng này đều bắt nguồn từ dãy Bắc Trường Sơn và nhánh vào
Hà Tĩnh là hệ núi Giăng Màn. Triều Đông dải Trường Sơn Bắc ( Trường Sơn Bắc là Sơn hệ nằm trên biên
giới Việt – Lào), phía Tây Hà Tĩnh, bắt đầu từ ngọn Pu Lai Leng – 2286 m tại
Hương Khê, kéo dài tời vùng Quy Đạt – Quảng Bình, do vậy cũng được gọi là Pu
Lai Leng – Rào Cỏ , xưa còn gọi là vùng núi Na Pê),từ biên giới Việt – Lào, tỏa
xuống địa bàn 3 tỉnh phía Tây Hà Tĩnh , bao phủ một thảm rừng già, dưới xuôi
nhìn lên như một tấm màn xanh thẳm nên gọi là Rú Giăng Mản ( Khai Trướng Sơn ).
Đồng hành
cùng các dãy núi cao hùng vĩ của Giăng Màn, có các hệ thống sông luôn cùng sát
cánh là các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi cùng hàng trăm khe suối nhỏ tiếp
nước vào các dòng sông lớn.
Ta hãy nhìn vào phác đồ sau :
Hình trên
là một phác đồ kết Huyệt của các Long mạch.
Giai đoạn 1 : Ở phần bên trái là Tổ Sơn hay Thiếu Tổ sơn, đa phần các đỉnh núi đều nhọn hoắt, Khí lực Long mạch hùng mạnh , song hành cùng với núi là hệ thống sông ngòi có địa hình hiểm trở. Phần này là Long đang xuất phát và thường là không có Huyệt kết hoặc chỉ có những Huyệt kết nhỏ ở các khe núi.
Giai đoạn 3 : Long mạch tiếp tục hành Long nhưng tốc độ chậm dần lại. Các dãy núi bắt
đầu tròn đầu dần như hình bát úp, sông suối to hơn và ít hiểm trở hơn. Lúc này
là Long mạch đã muốn dừng. Khu vực này bắt đầu có kết Huyệt khá nhiều nhưng
chưa lớn và lâu dài.
Giai đoạn 4 : Khi long mạch bắt đầu chuyển thành bình dương và lặn qua từ 1 tưới 2
con sông hay là nơi giao hội của 2 hay nhiều con sông thì bắt đầu Long mạch dừng
lại và kết Huyệt rất nhiều. Thường thì khu vực này có nhiều Huyệt Lớn và lâu dài.
Trong thực tế tại Hà Tĩnh: Bắt đầu từ Giai đoạn 2.
Giai đoạn 2 : Vùng núi
cao nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình dốc bị chia cắt mạnh, tạo nên
thành những thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông lớn của hệ thống
sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu và Rào Trổ.
Dãy
Pulaileng – Rào Cỏ , một phần của Trường Sơn Bắc, chạy dọc biên giới Việt –Lào
suốt 143 km, giữa hà Tĩnh và Khăm Muộn với những đỉnh cao phía Tây : Toóc nác
léc ( 1041 m ),Bà Mụ ( 1367 m), Giang màn ( 936 m). Rú Bành ( 646 m) ở Hương
Sơn ; Cẩm Lĩnh ( 973 m ) ở Vũ Quang; Rú Hóp ( 936 m ), và cao nhất là ngọn Rào
Cỏ (2286 m) ở Hương Khê. Núi trải rộng và thấp dần về phía Đông, đến tận Tả ngạn
sông Ngàn Sâu, kết thúc ở mút cuối dãy Đại Hàm , có độ cao trung bình 400-500
m. Phủ lên núi đồi là thảm rừng già bốn mùa xanh thẳm nên được gọi là núi Giang
Màn ( Khai trướng Sơn ).
Từ Giăng
Màn đổ ra hàng nghìn khe suối ,đầu nguồn của các Rào,các nậm, của các sông Ngàn
Phối, Ngàn Trươi,Ngàn Sâu.Thiên nhiên Giang Màn hùng vĩ và là kho tài nguyên vô
giá. Khu vực này thuộc về Giai đoạn 2. Long mạch ( Sơn và Thủy ) tiếp tục hành
Long một khoảng cách xa nữa, các dãy núi thấp dần, các dòng chảy lớn dần nhưng
vẫn còn khá hiểm trở . Trong khu vực này cũng chỉ đâu có có kết Huyệt nhưng
không lớn và lâu dài.
Giai đoạn 3 :Là phần Thượng nguồn sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu. Long mạch ( Sơn và Thủy
) tiếp tục hành Long một khoảng cách xa nữa, các dãy núi thấp dần, các dòng chảy
lớn dần nhưng vẫn còn khá hiểm trở .
Trong khu vực này cũng chỉ đâu có có kết Huyệt
nhưng không lớn và lâu dài. Trong khu vực này chú ý nhất là khu vực Phố Châu.
Phường Ngàn Phố ( Nay là thị trấn Phố Châu
), khu căn cứ Đỗ Gia của Nghĩa quân Lam Sơn ( TK XV ), quê hương của Đại danh y
Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Bên nhánh
sông Ngàn Sâu : Sông La bắt nguồn từ núi Giăng Màn. Các khe suối đổ vào Rào Săn
ở Bản Giàng, chảy theo hướng Nam, rồi quanh co chuyển sang Đông, gọi là Thâm
Nguyên ( Ngàn Sâu ). Đến Phúc Lộc ( Nay là Xã Phúc Trạch ), sông chuyển sang hướng
Bắc, có Rào Cháy bên Hữu ngạn, Rào Tiêm, Rào Trúc ( Hay Rào Nổ ) bên Tả ngạn đổ
vào. Tiếp đó, sông chảy theo triền núi, uốn mình 9 lần, dân gian gọi là “ Chín
khúc Huội Nai “ . Các sách có chép “ Cửu khúc Hội lai “ hay “ Cửu khúc Giang “,
lại có tên “ Thanh Long Giang , vì dòng chảy lượn như con rồng xanh. Đến cuối
Xã Bảo Khê , có sông Ác ( Ngàn Trươi ) từ tả ngạn đổ vào. Sông chảy tiếp lên hướng
Bắc, hội với sông Ngàn Phố ở ngã ba Phủ ( Tam Soa ). Long mạch tiếp tục hành Long nhưng tốc độ
chậm dần lại. Các dãy núi bắt đầu tròn đầu dần như hình bát úp, sông suối to
hơn và ít hiểm trở hơn. Lúc này là Long mạch đã muốn dừng. Khu vực này bắt đầu
có kết Huyệt khá nhiều nhưng chưa lớn và lâu dài.
Long mạch
đi theo sông Ngàn Phố có hướng Tây Bắc – Đông Nam. Tọa Càn
– Hướng Tốn.
1/ Tại Huyện Hương Sơn xưa kia thuộc phủ Đức Quang (gồm Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi
Xuân, Thanh Chương, Nghi Lộc) được xem là vùng đất học của xứ Nghệ. Trong thời
kỳ phong kiến, Hương Sơn có khoảng 20 vị đỗ đại khoa (từ phó bảng, tiến sĩ, tạo
sĩ trở lên) với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: Đinh Nho, Tống Trần, Hà
Huy, Lê Khánh, Nguyễn Khắc, Đào Duy, Lê Xuân, Văn Đình, Đặng Đình, Trần Đình …
và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Hữu Bằng, Tuần Lễ, Gôi Mỹ, Thịnh
Xá... Ngày nay có nhiều người thành đạt ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nước
ngoài.
Hương Sơn
là quê hương của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Hiến sát sứ Nguyễn Kính
Hài (1448-?), Đô Ngự sử Nguyễn Tử Trọng (1485-?); Hoàng giáp, Thượng thư Nguyễn
Văn Lễ (1604-?); Hiến sát sứ, Tiến sĩ Nguyễn Thủ Xứng (1642-?) ; Hiến sát sứ,
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Vịnh (1679-1750?); Tiến sĩ Đinh Nho Công; Hoàng giáp, Phó Sứ
Đinh Nho Hoàn; Tiến sĩ, Thượng thư, Nghĩa quận công Tống Tất Thắng; Tổng binh đồng
tri Đinh Nho Côn; Tiến sĩ Đinh Nho Điển; Hoàng giáp Phạm Huy ((1811 - ?)); danh
sĩ Lê Hầu Tạo; Thượng thư Đào Hữu Ích; Đốc học Nguyễn Xuân Đản; Hoàng giáp Nguyễn
Khắc Niêm; Phó bảng Lê Kim Thiển; Cử nhân Lê Khánh Lam (Tham tri bộ Lễ); nhà
văn hóa Nguyễn Khắc Viện, nhà báo- liệt sĩ Trần Kim Xuyến, nhà cách mạng Hà Huy
Giáp; Lê Xuân Đồng, Lý Chính Thắng, Lê Bình...; các danh tướng Nguyễn Tuấn Thiện,
Nguyễn Lỗi, Văn Đình Dận, Cao Thắng, Lương Hiển...
Hà Huy
Giáp (1908–1995) là nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Phó Trưởng ban Ban Tuyên
giáo Trung ương ĐCSVN, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa II (dự khuyết), khóa III,
Lê Xuân
Tùng: nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Giáo sư Kinh tế-Chính
trị học, quê quán: xã Sơn Lễ;
Lê Minh
Hương (1936-2004): nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công
an, quê quán: xã Tân Mỹ Hà;
Trần Cẩm
Tú: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng
CSVN, Tiến sĩ Kinh tế, quê quán: xã Sơn Bằng, sinh quán: xã Sơn Ninh;
Lê Minh
Hưng: Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam khoá XII, khóa XIII, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng CSVN, nguyên Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quê Tân Mỹ Hà
Đoàn Minh
Huấn: PGS., TS., Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá
XII (dự khuyết), khóa XIII, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Việt Nam, quê Sơn
Ninh.
Phạm Song:
nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Giáo sư, Viện sĩ y học, quê quán: xã Sơn Long;
Lê Đức
Thúy: nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quê quán: xã An Hòa Thịnh;
Đinh Nho
Liêm: nguyên Ủy viên Trung ương Đảng CSVN, nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại
giao, quê quán: xã An Hòa Thịnh;
Hà Học Hợi:
nguyên Phó Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa TW, quê quán: xã An Hòa Thịnh;
Đặng Quang
Phương: Tiến sĩ luật học, Phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, quê quán: xã An
Hòa Thịnh;
Tống Trần
Đào: nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, quê quán: xã An Hòa Thịnh;
Phan Tâm:
nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, quê Tân Mỹ Hà
Trần Việt Thanh:
Tiến sĩ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, quê An Hòa Thịnh
Lê Xuân Lựu:
Giáo sư, trung tướng, cựu giám đốc Học viện Chính trị Quân sự, quê quán: xã Sơn
Lễ;
Nguyễn Đường:
Trung tướng, nguyên Cục trưởng Cục Tài chính/ Bộ Quốc phòng, nguyên Ủy viên Ủy
ban Kế hoạch Nhà nước, quê quán: xã An Hòa Thịnh;
Lê Minh
Hùng: Trung tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giam, tạm giữ và thi
hành án hình sự tại cộng đồng, Bộ Công an, quê Sơn Long
Trần Xanh:
Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng
không-Không quân (Việt Nam).
Tống Trần
Thuật: Thiếu tướng tình báo quốc phòng, quê quán: xã An Hòa Thịnh;
Lê Viết
Anh: Thiếu tướng, nguyên Phó Chính uỷ Trường Sỹ quan Lục quân 1
Hà Tân Tiến:
Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 4, quê An Hòa Thịnh
Phạm Xuân
Thuyết: Thiếu tướng -Tư lệnh Quân đoàn 4, quê Sơn Ninh
Hồ Quang
Tuấn: Thiếu tướng, Phó Chủ nhiệm kiêm Tham mưu trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc
phòng Việt Nam, quê Sơn Bằng
Lương Việt
Hùng: Chuẩn đô đốc, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam, quê Sơn Bằng
Thiếu tướng
Thái Vinh Tú, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã, Ban Cơ yếu
Chính phủ
Thiếu tướng
Nguyễn Xuân Lý: nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công an
Thiếu tướng
Nguyễn Khắc Ngọ, nguyên Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị
QĐNDVN, quê Sơn Trà
Đinh Xuân
Lâm: Giáo sư sử học, quê quán: xã Tân Mỹ Hà;
Lê Kinh Duệ:
Giáo sư y học, quê xã An Hòa Thịnh;
Lê Khả Kế:
Giáo sư, nhà ngôn ngữ học, quê quán: xã Sơn Bằng
Hà Huy
Khoái: Giáo sư, viện sĩ toán học, cựu viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, quê
quán: xã An Hòa Thịnh;
Lê Xuân
Anh: Giáo sư, TSKH Toán Cơ học, giảng viên Trường Đại học Bách khoa Saint
Petersburg - Liên bang Nga, quê quán: xã An Hòa Thịnh;
Lê Khánh
Châu: Giáo sư, TSKH Cơ học, giảng viên trường Ruhr-Univesity Bochum, Cộng hòa
Liên bang Đức;
Nguyễn
Quang Đỗ Thống: Giáo sư, TSKH Toán học, giảng viên Trường Đại học
Franche-Comté, Bretagne-Pháp
Cù Xuân Dần:
Giáo sư, TSKH Nông nghiệp, Nhà giáo Nhân dân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học
Nông nghiệp 1 Hà Nội;
Đinh Quang
Báo: Giáo sư, TS Sinh học, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
Hà Huy
Cương: Giáo sư, TSKH Cầu đường, nguyên Trưởng Khoa Công trình Quân sự, Học viện
Kỹ thuật Quân sự, quê An Hòa Thịnh
Nguyễn Khắc
Phi: Giáo sư Văn học, Nguyên giảng viên trường Đại học Hà Nội, Nguyên Tổng biên
tập nhà xuất bản giáo dục Việt Nam quê quán: xã An Hòa Thịnh
Nguyễn Hữu
Dư: Giáo sư TSKH Toán học, nguyên Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp Về
Toán, quê quán: Xã Sơn Ninh
Đinh Nho
Hào: Giáo sư, TSKH Toán học, Trưởng phòng tại Viện Toán học Việt Nam, quê An
Hòa Thịnh;
Nguyễn Huy
Bằng: Giáo sư, Tiến sĩ Vật lý, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh, quê Sơn Tiến
Nguyễn Huy
Thông, Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Đinh Xuân
Việt, Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Nguyễn
Thanh Việt: Chủ tịch HĐQT kiểm TGĐ Intracom Group, quê xã...
Phạm Lê
Hùng: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Khai thác khoáng sản
Thăng Long,quê quán Sơn Tiến
Nguyễn Chí
Linh (Nguyễn Khắc Linh) chủ tịch Tập đoàn Lioa quê quán xã An Hòa Thịnh.
Phan Nhật
Duy: Huy chương Vàng Toán quốc tế dành cho học sinh phổ thông năm 2017, quê Sơn
Tiến
2/ Tại Huyện Vũ Quang .
Bốn trạng
nguyên là: Sử Hy Nhan, Sử Đức Huy, Trần Thành Đốn, Trần Tiết Việt đang được thờ
ở xã Ân Phú. Mộ và gia phổ của cha con trạng Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy đang
ở trên Ân Phú và do hậu duệ của các ông bảo quản và thờ tự.
Binh bộ
thượng thư Cù Ngọc Xán: Ông quê xã Ân Phú. Ông là Binh bộ thượng thư đời nhà
Lê, là phu quân của bà Ngô Thị Ngọc Điệp, Nhà Lê ban quốc tính họ Lê, đời Khải
Định có sắc phong thần hiệu là "Tiền Lê Đô chỉ huy sứ Lê Ngọc Xán"
Nhà thơ
Huy Cận: Tên thật là Cù Huy Cận (Sinh 31/5/1919, mất 19/2/2005), quê xã Ân Phú,
dòng dõi Binh bộ thượng thư Cù Ngọc Xán. Ông là Nhà thơ nổi tiếng, Nhà hoạt động
Văn hóa xuất sắc. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Canh nông đầu tiên của Chính phủ
Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Bộ trưởng đặc
trách văn hóa nghệ thuật, Chủ tịch ủy ban toàn quốc Hội liên hiệp văn học nghệ
thuật Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội nhiều khóa. Ông là Nhà thơ Việt Nam đầu
tiên vinh dự được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm Thơ thế giới (được bầu năm
2001). Ông được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ
thuật (đợt 1), Huân Chương Sao Vàng và nhiều Huân chương cao quý khác...
Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ 2011-2016, Nguyễn Minh
Quang: người xã Đức Lĩnh.
Tiến sỹ Trần
Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam - Bộ Khoa học và Công
nghệ
3/ Tại Huyện Hương Khê .
Địa hình của
huyện có nhiều đồi núi, cao nhất là núi Rào Cỏ (2.235 m). Có sông Ngàn Trươi chảy
qua đổ vào sông Ngàn Sâu. Đất phần lớn là feralit núi. Khoáng sản chủ yếu là
than đá.
Khoảng
17h45 ngày 14/10/2016, nhà máy thủy điện Hố Hô (giáp ranh giữa Quảng Bình và Hà
Tĩnh) bất ngờ xả lũ ồ ạt khiến hàng nghìn hộ dân huyện Hương Khê ngập sâu trong
biển nước. Việc xả lũ ồ ạt với lưu lượng 1.800 m3/s trong 4 giờ kèm theo mưa lớn
khiến mực nước lên rất nhanh. Nhiều người dân không kịp trở tay, nước dâng ngập
lút nóc nhà, nhấn chìm nhiều tài sản.
Các danh
nhân.
Nguyễn Thị
Kim Lai (Quê quán: xã Phú Phong, Hương Khê, Hà Tĩnh): Được mệnh danh là O Du
kích nhỏ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Phan Xuân
Biên (Quê quán: xã Hòa Hải, Hương Khê, Hà Tĩnh): Phó Giáo sư - Tiến sĩ – Giám đốc
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Thành ủy viên – Phó Trưởng ban Thường
trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Thành ủy giữ chức vụ Trưởng ban Ban Tư tưởng – Văn
hóa Thành ủy.
Vũ Khoan
(Khoan Vũ) (Quê quán: xã Hương Bình, Hương Khê, Hà Tĩnh): Nhà sáng lập Viefox
Inc. , lập trình viên, nổi tiếng với phần mềm: Viefox Book, Viefox Morse,
Viefox Pro,...
Ngô Đăng
Minh (Quê quán: xã Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh): một danh nhân lịch sử dưới thời
Lê Trung Hưng. Ông là một vị tướng cầm quân đi đánh Bồn Man ở biên cương.
Trần Phúc
Hoàn (Quê quán: xã Hương Vĩnh, Hương Khê, Hà Tĩnh): Đã có công phủ dụ một địa
bàn hành chính rất rộng lớn ở miền núi có nhiều bộ tộc khác nhau quy một mối về
triều đình nhà Lê. Khai thông, nâng cấp con đường Trìm - Trẹo từ chỗ là đường
mòn trong rừng rậm, trở thành một đường giao thông quân sự và kinh tế giữa Việt
Nam và Lào thời Trung đại.
Hồ Tế:
nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam (1992-1996);
Trong 3
Huyện này ta cần trừ đi các danh nhân trong Huyện Hương Sơn như Đức Thọ, Can Lộc,
Nghi Xuân, Thanh Chương, Nghi Lộc vì địa giới hành chính ngày xưa ghép cả vào.
Thực tế chỉ còn Huyện Hương Sơn hiện nay.
2. LONG MẠCH VÀ DANH NHÂN HUYỆN ĐỨC THỌ. ( Thuộc Giai đoạn 4 ).
Phía Đông
giáp Huyện Can Lộc và Thị xã Hồng Lĩnh
Phía Tây
giáp Huyện Hương Sơn và Huyện Vũ Quang
Phía Nam
giáp Huyện Hương Khê
Phía Bắc
giáp Huyện Nam Đàn và Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An.
Huyện Đức
Thọ có diện tích 20.904 ha, dân số năm 2009 là 104.536 người. 11% dân số theo đạo
Thiên Chúa.
Đây cũng
là địa phương có dự án Đường cao tốc Thanh Hóa – Hà Tĩnh và dự án Đường cao tốc
Hà Tĩnh – Quảng Bình đang được xây dựng đi qua.
Huyện Đức
Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh cách Thủ đô Hà nội khoảng hơn 300 Km về phía Tây Nam. Nếu bạn
xuất phát từ Hà Nội bằng xe hơi thì sau khoảng 5 tiếng là tới. Qua Thành phố
Vinh và đi qua sông Lam , đi thêm chừng 30 Km rẽ phải là đến Đức Thọ. Đi tiếp
khoảng 10 Km nữa là tới Bãi Vọt và Thị trấn Đức Thọ. Thị trấn Đức Thọ mới được
xây dựng thời gian gần đây. Tại ngã tư trước khi vào Thị trấn Đức Thọ , có một
con đường từ Hà Nội lên và đi thẳng lên cửa khẩu Cầu Treo sang nước bạn Lào. Một
đường vào Thị trấn và một con đường mới làm rất đẹp dẫn vào Linh Cảm. Con đường
này có từ khi mộ của Tổng Bí thư Trần Phú được khánh thành. Huyện Đức thọ - Tỉnh
Hà Tĩnh là một vùng đồng bằng rộng lớn , tuy nhiên dân cư trong khu vực này còn
thưa thớt. Toàn bộ Huyện Đức Thọ được ôm bởi dãy Thiên Nhọn , có xuất phát từ
dãy Trường Sơn và con sông La hiền hòa hình vòng cung bao bọc. Cũng theo
khảo cứu này, thì quá trình hình thành vùng dân cư ở Tùng Ảnh muộn nhất cũng phải
vào khoảng cuối thời Trần, đầu thời Lê, tương ứng với khoảng cuối thế kỷ XIV, đầu
thế kỷ XV, tức là cách đây khoảng 600 năm. Căn cứ vào gia phả các dòng họ lâu đời
nhất của làng thì ông Thủy tổ đều thuộc thời Trần hoặc đầu thời hậu Lê. Ví dụ
như thủy tổ Phan Hách của dòng họ Phan Tùng Mai từng giữ chức Vương Phó sư thời
Trần. Các ông Phan Đán, Lê Bôi, Nguyễn Lộng, Bùi Bị đều là các tướng lĩnh của
Khởi nghĩa Lam Sơn, cho đến nay con cháu trong làng vẫn giữ được mộ tổ, lập nhà
thờ họ, quanh năm hương khói.
Trong chuyến
đi điền dã của mình , dienbatn đã phát hiện và khảo sát một vùng quê hẻo lánh
nhưng đã là khởi nguồn của nhiều vị Vua , Công hầu , Khanh tướng , các vị Đại
Thần thuộc loại Tứ trụ Triều đình. Vùng này là một tập hợp nhiều Long mạch lớn
đã - đang và sẽ kết phát lên nhiều vị Hoàng đế , nguyên thủ Quốc gia. Đây là một
tập hợp những Long mạch điển hình của Việt Nam , hiện nay Khí vận còn đang rất
mạnh. Nơi mà dienbatn muốn nói đến chính là vùng quê xung quanh xã LINH CẢM -
HUYÊN ĐỨC THỌ - TỈNH HÀ TĨNH.
Con sông
La và một nhánh của nó ôm vòng lấy một cánh đồng rất rộng - Trong đó có khu địa
Huyệt . Sông La và nhánh của nó chảy tới đây lững lờ như quyến luyến không muốn
đi . Nhánh của sông La chảy nghịch Thủy , tạo thêm sinh khí rất mạnh cho toàn
khu vực . Đây là một Long mạch rất lớn , bắt đầu từ dãy Trường sơn , có chi
Long chạy về khu vực Đức Thọ - Hà Tĩnh ( Trong đó có đỉnh 30/4 ) .
Con sông
La bắt đầu từ hai con sông Ngàn Sâu , Ngàn Phố từ dãy Trường Sơn , gặp nhau tại
Linh Cảm bến Tam Soa , chạy thêm chừng
20 km nữa lại đổ vào sông Lam tại chợ Tràng ( Gần chợ Củi - Nơi có Đền thờ ông
Hoàng Mười ) . Khu vực này là một vùng có Long Khí rất mạnh , nơi phát tích nhiều
đời Vua , Quan thuộc loại Tứ trụ Triều đình . Nơi đây đặc biệt Phụ Nữ rất đẹp
và có tài , từng giúp cho các đức ông chồng thành đạt , thăng tiến trên đường
công danh. Phụ nữ ở đây đa phần mình dây , da trắng , tóc dài , nói tiếng rất dễ
nghe , dễ cảm. Ở đây có câu : " Vợ ngoan lo Quan cho chồng ". Đằng
sau sự thành công của các danh nhân xuất phát từ đất này , đều có công không nhỏ
của những người phụ nữ Đức Thọ.
Trong các
làng thuộc Huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh , làng Đồng Thái là làng được xem là có nhiều
người thành đạt nhất từ xưa cho đến nay. Làng này có khoảng 200 hộ dân , với
khoảng 600 khẩu. Trong làng nổi lên nhiều dòng họ đã cung cấp nhiều bậc vĩ nhân
cho đất ngước như : Họ Phan ( Có PHAN ĐÌNH PHÙNG , PHAN TRỌNG TUỆ , PHAN ANH ,
PHAN MỸ... ) ; Họ Mai ( MAI THÚC LOAN ) , Họ Hoàng ( HOÀNG CAO KHẢI.. ); Họ Bùi
( BÙI DƯƠNG LỊCH ) , họ Trần ( TRẦN PHÚ...); Họ Kiều ( KIỀU CÔNG TIỄN ) ; Họ
Đinh ( ĐINH LIỆT , ĐINH LỄ ) , Họ Lê ( LÊ BÔI ) ; Họ Nguyễn ( NGUYỄN BIỂU )
......
Còn như tiến
sĩ, khoa bảng, danh nhân chí sĩ thời nào cũng có, kể không hết được. Một cách
hình tượng, về Tùng Ảnh, nhà thờ họ còn nhiều hơn nhà dân! Là bởi họ nào cũng lớn,
cũng bề thế, uy nghi. Ở vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa như thế, địa linh
sinh nhân kiệt cũng là phải.
Xã Tùng Ảnh
- Chính từ hình ảnh bóng cây tùng soi xuống dòng sông La mà thành địa danh Tùng
Ảnh. Xa nữa là dãy núi Thiên Nhẫn, nơi ẩn cư của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (Đức
Thọ xưa cũng thuộc phủ La Sơn). Ngay tại bến Tam Soa này đã diễn ra nhiều trận
đánh ác liệt của cả thủy quân lẫn bộ quân của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc
Minh xâm lược. Đến thời thực
dân Pháp xâm lược, đóng đồn tại Linh Cảm kiểm soát cả một vùng rộng lớn. Tuy
nhiên, ở giai đoạn này, Đức Thọ nói chung và Tùng Ảnh nói riêng ít bị bom đạn
tàn phá bởi triều đình cho rằng đây là vùng thuần nông, đất đai trù phú, tiện
cho việc truyền đạo. Có lẽ vì thế mà người dân nơi đây được yên ổn làm ăn, học
hành? Đích thân vua Bảo Đại đã từng "Bắc tuần" đến Đức Thọ. Chuyện rằng hồi
ấy các cô gái theo đạo được chọn làm người tặng hoa. Còn trai tráng khỏe mạnh
không theo đạo thì được lựa chọn và phải luyện tập nghi thức trước hàng tháng,
rất vất vả. Lại nữa, vì chen lấn, xô đẩy để xem vua đến dự lễ khánh thành sân vận
động Đức Thọ, tường bị đổ, một em học sinh chết và nhiều người khác bị thương.
Đến nay vẫn
còn những vần thơ chế giễu (Phan Điện?): "Xiếc trò Đức Thọ có hay
không?/ Ếch nhái phen ni thấy được rồng/ Gái đạo phát tài cười tủm tỉm/ Trai
lương phải tội chạy long đong/ Mề đay xiết kể ơn Hoàng đế/ Tường đổ thương ôi
lũ tiểu đồng".
Địa danh Quần Hội nghe đâu cũng bắt nguồn từ đấy,
trước kia là làng YÊN VIỆT ; sau đổi thành Châu Phong , rồi Đức Phong và cuối
cùng là Tùng Ảnh. Từ thời xa xưa cho đến ngày nay , Xã Tùng Ảnh luôn có người học
giỏi , thi đậu cao , rất nhiều người có bằng cấp Tiến sĩ. Làng Đồng Thái - Xã
Tùng Ảnh - Huyện Đức Thọ , trước kia là Phủ Đức Thọ - Tổng Việt Yên. Đứng trên đồi Quần Hội có thể bao quát
toàn bộ bến Tam Soa, nơi hội tụ của con sông Ngàn Sâu chảy qua Hương Khê, Vũ
Quang và nhập với Ngàn Phố từ Hương Sơn đổ về thành dòng sông La thơ mộng. Tam
Soa từ nghĩa địa phương tức là 3 dải lụa. Xuống dưới nữa, sông La lại nhập với
sông Cả thành dòng sông Lam. Đứng từ nơi an táng Tổng Bí thư Trần Phú nhìn ra,
chếch bên tay phải là ngọn Tùng Lĩnh.
Làng này
tuy ở một vùng quê hẻo lánh song rất trù phú , đường là được lát bê tông , nhà
cửa khang trang , đẹp đẽ.
Bên cạnh
làng Đồng Thái có một làng nhỏ tục tên gọi là làng Nồi. Địa hình của làng này
như một cái nồi úp trên mặt nước vì bốn phía là sông và cánh đồng . Làng này từ
xưa đã truyền tụng câu : " Đầu làng là Tụng , Giữa làng là Họa , cuối làng
là bần ". Bởi vì những hộ của phần đầu làng có truyền thống kiện tụng lâu
dài , giữa làng thì xẩy ra rất nhiều tai họa quái gở , cuối làng vì cờ bạc nên
nghèo mạt rệp. Hai xóm Yên hội Đông và Yên Hội Tây chuyên sống bằng nghề cờ bạc.
Tuy nhiên
, rất ít người , kể cả người của làng Đồng Thái biết rằng : Những dòng họ của Đồng
Thái phát mạnh mẽ và lâu dài đến như vậy không phải do đất Đồng Thái.
Xã Tùng Ảnh
( là hình bóng của cây thông in trên núi ) , trước kia là làng YÊN VIỆT ; sau đổi
thành Châu Phong , rồi Đức Phong và cuối cùng là Tùng Ảnh. Từ thời xa xưa cho đến
ngày nay , xã Tùng ảnh luôn có người học giỏi , thi đậu cao , rất nhiều người
có bằng cấp Tiến sĩ. Làng Đồng Thái - Xã Tùng Ảnh - Huyện Đức Thọ , trước kia
là Phủ Đức Thọ - Tổng Việt Yên.
Làng này
tuy ở một vùng quê hẻo lánh song rất trù phú , đường là được lát bê tông , nhà
cửa khang trang , đẹp đẽ.
Trở lại với vùng quê Đức Thọ. Xung quanh các dãy núi
của Linh Cảm , hiện nay Nhà nước đã đầu tư kinh phí rất lớn để xây dựng và tôn
tạo lại mộ của PHAN ĐÌNH PHÙNG và của TRẦN PHÚ. Một con đường rất đẹp được hoàn
thành từ ngã tư Đức Thọ vào Linh Cảm. Mộ của PHAN ĐÌNH PHÙNG được đặt trên một
quả núi đất ( Nhánh Thanh Long ) , có địa thế rất đẹp. Đồng thời với mộ của
PHAN ĐÌNH PHÙNG , mộ của Cao Tăng và mộ của vợ PHAN ĐÌNH PHÙNG cũng đang được
tôn tạo ( Các bạn coi hình ở trên ). Mộ của TRẦN PHÚ cũng được xây dựng rất
đẹp.
Trong khu Từ đường của dòng họ Kiều , tại làng Đồng
Thái , có một ngôi mộ của con trai Quan Đại thần HOÀNG CAO KHẢI là HOÀNG TÍCH
TRÍ. Hiện nay ngôi mộ này đang bị sụp lở nghiêm trọng , không người thờ cúng.
Chỉ đôi khi dòng họ Kiều tế lễ , họ mới thắp cho vài nén nhang. Hiện nay ,
không biết thân nhân của họ Hoàng ly tán đi đâu , nếu đọc được những dòng này ,
xin liên hệ với dienbatn để tìm cách tôn tạo lại.
Mộ Hoàng Tích Trí.
Vùng đất này còn sản sinh ra nhiều nhân tài cho Đất
nước về sau này. Vì lý do giữ những Huyệt vị kết phát cho Đất nước , người viết
xin không phân tích cụ thể hình thế và vị trí cụ thể của Long Huyệt này , chỉ
biết rằng Long Huyệt này sẽ còn kết phát lâu dài và sản sinh ra nhiều Nhân tài
cho nước Việt.
Cổng làng khoa bảng Đông Thái, xã Tùng Ảnh.
Ảnh: Đức Hùng.
Ở làng Đông Thái và một số làng khác, đường
bê tông được con em thành đạt góp sức xây mới, cây cối luôn được cắt tỉa gọn
gàng. Ảnh: Đức Hùng.
Ở thôn Châu Nội, nhiều gia đình không xây bờ rào bê tông mà trồng
cây giới và cây chè mạn hảo, cắt tỉa công phu. Đây là nét độc đáo rất khó gặp ở
các làng, xã ngày nay.
Tùng Ảnh.
Mỗ Phan Đình Phùng.
Tuy nhiên
, rất ít người , kể cả người của làng Đồng Thái biết rằng : Những dòng họ của Đồng
Thái phát mạnh mẽ và lâu dài đến như vậy không phải do đất Đồng Thái.
Thực chất , đất của làng quê Đồng Thái chỉ là được
hưởng những khí chất tốt đẹp của một vùng đất gần núi , nơi là nghĩa trang
chung của cả làng. Vùng đó chính là làng TRINH NGUYÊN , nơi đã hội tụ tất cả
những Linh khí của cả vùng Đức Thọ. Nơi đây cũng là nơi có phần mộ của Tổng Bí
thư Trần Phú. Nhìn chung Long mạch của vùng này , là nơi dùng chân của hành
Long , xuất phát từ Tây Tạng của Trung Quốc , vượt miền Tây Bắc , theo dọc dãy
Trường Sơn , một chi Long theo hai con sông Ngàn Sâu , Ngàn Phố về hợp lưu tại
bến Tam Soa - Linh Cảm. Nhìn chung địa hình vùng này , tất cả các núi đều đã
tròn đầu , có hình dáng xinh tươi , đẹp đẽ ( Thường các bạn cứ để ý sẽ nhận
biết được rằng : Khi mà các dãy núi đang hành Long thì có dạng nhấp nhô liên
tục , đỉnh thường nhọn . Khi mà núi thưa dần và tròn đầu , hình dáng đẹp , cây
cối xanh tốt là nơi mà Long mạch sắp dừng và kết Huyệt ). Long mạch vùng Linh
Cảm cũng vậy , tất cả các núi đều tròn và cách quãng theo từng đốt ( Mỗi đốt sẽ
kết phát cho một Đời ). Phía Thanh Long có rất nhiều vòng ôm vào cuộc đất kết
phát Long Huyệt. Tuy nhiên đầu Thanh Long lại có chiều hướng duỗi ra xa , nên
đàn ông ( Thanh Long là Dương , chủ về đàn ông ) phải ly Quê mới có thể thành
tựu công danh được , những người ở lại tuy học vấn uyên thâm , nhưng bất quá
chỉ là một anh Đồ làng. Nhánh Thanh Long có tới chín đốt , nên Long Huyệt này
có thể kết phát tới 9 đời.Tuy nhiên , hiện nay vì tình trạng khai thác đất làm
đường ( đất đỏ ) , quá tràn lan mà vô tình người ta đang tàn phá Long mạch này
một cách trầm trọng.
Nhánh Bạch Hổ bao gồm nhiều quả núi đất hình dáng tròn
trịa như những trái Châu , lại có xu hướng ôm cuộn vào Long Huyệt . Bạch Hổ là
tượng Âm , tượng trưng cho phái nữ. Do vậy , Phụ nữ ở vùng Linh cảm - Đức thọ ,
vừa đẹp , vừa giỏi lại rất đảm đang.
Chính giữa của Tiểu Minh đường có một hồ nước rộng và
rất đẹp ( Các bạn xem hình ở trên ). Trung Minh đường và Ngoại Minh đường là
một vùng đất rộng lớn , xanh ngát màu của những ruộng lúa. Phía ngoài lại có nhiều
sông lớn bao bọc hình vòng cung , chảy nghịch thủy , đem lại nhiểu Linh khí cho
Long Huyệt.
Dienbatn
xin chép thêm một bài nói về Phong thủy của Đức Thọ sưu tầm được Tuy chưa chính
xác hoàn toàn và không nhớ nguồn:
“Đức Thọ
sinh lắm nhân tài. Long mạch phát nguyên từ tổ sơn Hymalaya kẹp giữa biển Đông
và sông Mekông chạy qua Trung Quốc, Lào đi vào Việt Nam. Tổ sơn Long Lâu Bảo Điện,
Thiếu tổ có dạng Thuỷ Tinh dẫn mạch chạy xuống phía nam bắt đầu phân nhánh.
Nhánh Thứ nhất uốn lượn chạy về cuối tỉnh Thanh Hoá rồi vào Nghệ an phân nhánh
kết tại Quỳnh lưu, Thanh Chương và Nam Đàn. Nhánh chính tiếp tục chạy xuống
phía nam rồi phân nhánh lần thứ hai, long mạch của dãy Trường sơn phân nhánh chạy
ra biển ở khu vực đèo Ngang bác hoán chạy ngược theo sông Ngàn Sâu về Tùng ảnh
Đức Thọ kết huyệt. Huyệt này nằm bên Tả ngạn của sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và
sông La. Tại đây các con sông hợp lưu uốn lượn đẹp như bức tranh thuỷ mạc, nước
sông trong vắt hữu tình nên phụ nữ nơi đây nổi tiếng xinh đẹp với nước da trắng
và mái tóc dài. Xét trên phương diện phong thuỷ đất này có những cách hay sau:
1- Long mạch
quí Long Lâu Bảo Điện bác hoán sinh chi cước song nghênh song tống. Long dẫn mạch
ra tận mép sông Ngàn sâu nên đạt tiêu chuẩn quân bình âm dương.
2- Phía
bên kia sông có một dãy núi đồn khí chầu về tác án
3- Sông
Ngàn Phố uốn khúc chạy từ Hương Sơn về hoà với sông Ngàn Sâu nên đắc cách nghịch
thuỷ uốn khúc chiều đường.
Dãy Trà
Sơn của Hà Tĩnh khởi đầu từ ngọn Tùng Lĩnh - Ngã ba sông Linh Cảm, đi theo hướng
Đông Nam - Tây Bắc, kéo dài trên địa phận 5 huyện: từ Đức Thọ, Can Lộc, Thạch
Hà đến Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và nối với Đèo Ngang. Theo hướng ấy, Trà Sơn bắt đầu từ
đồi núi thấp, càng đi vào núi cao dần, chạy thành nhiều mạch song song. Đến
vùng Truông Bát, dãy núi hạ thấp và qua đoạn ấy, núi lại cao dần. Nếu như ở Đức
Thọ, ngọn Bò Đực chỉ cao khoảng 200m thì núi Bạc ở Cẩm Xuyên, núi Mộc Lèn ở Kỳ
Anh cao đến gần 500m.
Trong dãy
Trà Sơn có rất nhiều danh lam thắng cảnh được sử sách ghi chép, lưu truyền.
Tiêu biểu phải kể đến núi Tàng, núi Vua, núi Am. Bởi ở đây, có những câu chuyện
về sự tích Hoàng hậu Bạch Ngọc rồi 2 cha con Trạng nguyên họ Sử đến khai hoang,
mở đất lập nên làng Huệ Ốc, Phụng Công xưa.
Chữ Đức
trong từ Đức Thọ có nguồn gốc từ Cửu Chân, Cửu Đức, Đức Châu, Đức quang, Đức Thọ.
Huyện Đức Thọ nay đông bắc giáp huyện Hưng Nguyên ngăn cách bởi sông Lam và Huyện
Nam Đàn, Đông giáp huyện Nghi xuân và Huyện Can Lộc, Nam giáp huyện Hương Khê,
Tây giáp huyện Hương Sơn. Huyện có sông La chảy ở phía Bắc huyện ra sông Cả
(sông Lam) ở phía thượng lưu chợ Tràng. Huyện lị trước ở Yên Hồ, nay dời về chỗ
cũ ở cạnh sông La và đường xe lửa. Nay ở Linh Cảm trước có đường quốc lộ 8 chạy
qua nối liền Vinh với nước Lào. Linh Cảm hồi thuộc Pháp là địa lý hành chính của
Tỉnh Hà Tĩnh, nằm ở ngã ba sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu và Sông La. Ngày xưa có đền
thờ Đinh Lễ, đóng quân ở đó hồi kháng chiến chống Minh. Hai xã Vân Tràng và
Trung Lương có nghề rèn được huy động đúc súng kiểu 1874 cho nghĩa quân Hương
Khê. Tại Linh Cảm sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng, Nguyễn Thân
cho dựng bia kỷ công, năm 1918 bị nhân dân đánh đổ. Linh Cảm bị Pháp ném bom
năm 1949 phá trụi đồi thông, làm chết hàng trăm người...
Các nhân vật
sinh ra tại Đức Thọ xưa có: Phan Anh, Phan Điện, Nguyễn Biểu, Đoàn Tử Quang,
Hoàng xuân Hãn, Lê Huân, Lê Thước, Bùi Thúc Kiên, Bùi Dương Lịch, Hoàng Cao Khải,
Phan Trọng Mưu, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Lê Văn Quyên, Đào Tiêu, Phan Tam
Tĩnh, Phan Đình Tuyển, Hoàng Trừng, Hoàng Ngọc Phách, Phạm văn Huyến, Thái can,
Phạm khắc Hoè. Trong số những người nổi tiếng hiện nay, từ huyện Đức Thọ có:
Giáo sư, TSKH, Viện sĩ Vật lý Đào Vọng Đức; Nữ luật sư Ngô Bá Thành; Giáo sư
văn học Hoàng Xuân Nhị; Giáo sư văn học, nhà giáo nhân dân Nguyễn Kim Đính;
Giáo sư- nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến; Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần
Vĩnh Diệu (anh hùng lao động); Giáo sư, nhà sinh học Võ Quý; Giáo sư lâm nghiệp
Lê Đình Khả; Giáo sư toán học Đinh Văn Huỳnh (Đại học Ohio, Ohio, Hoa Kỳ); nhà
văn hóa Hà Xuân Trường; Giáo sư- nhà Đông Nam Á học Phạm Đức Dương; Võ Hồng
Phúc (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Giáo sư Hà Học Trạc, (Chủ tịch Liên hiệp
các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn
Từ điển bách khoa Việt Nam); Tiến sĩ Hà Học Hợi (Phó Trưởng ban Tư tưởng Văn
hóa Trung ương), Đạo diễn sân khấu Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Thị Thành, Nhà báo Phạm
Khắc Lãm (nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam);luật sư Trịnh Hồng
Dương (nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam) Giáo sư, bác sĩ, Anh
hùng Lao động Trần Quỵ (Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai); Giáo sư Mai Trọng Nhuận
(Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội); Giáo sư, Tiến sĩ, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà
giáo nhân dân, Anh hùng lao động Trần Bạch Thu Hà (Nguyên Giám đốc Nhạc viện Hà
Nội), nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị; Nhà nhiếp ảnh Phan Thoan (tác giả bức ảnh O
du kích nhỏ)... và rất nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa, chính khách và doanh
nhân nổi tiếng khác.
Đức Thọ có
đặc điểm Phong thuỷ gì mà sinh lắm nhân tài như vây? Long mạch phát nguyên từ tổ
sơn Hymalaya kẹp giữa biển Đông và sông Mekông chạy qua Trung Quốc, Lào đi vào
Việt Nam. Tổ sơn Long Lâu Bảo Điện, Thiếu tổ có dạng Thuỷ Tinh dẫn mạch chạy xuống
phía nam bắt đầu phân nhánh. Nhánh Thứ nhất uốn lượn chạy về cuối tỉnh Thanh
Hoá rồi vào Nghệ an phân nhánh kết tại Quỳnh lưu, Thanh Chương và Nam Đàn.
Nhánh chính tiếp tục chạy xuống phía nam rồi phân nhánh lần thứ hai, long mạch
của dãy Trường sơn phân nhánh chạy ra biển ở khu vực đèo Ngang bác hoán chạy
ngược theo sông Ngàn Sâu về Tùng ảnh Đức Thọ kết huyệt. Huyệt này nằm bên Tả ngạn
của sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và sông La. Tại đây các con sông hợp lưu uốn lượn đẹp
như bức tranh thuỷ mạc, nước sông trong vắt hữu tình nên phụ nữ nơi đây nổi tiếng
xinh đẹp với nước da trắng và mái tóc dài. Xét trên phương diện phong thuỷ đất
này có những cách hay sau:
1- Long mạch quí Long Lâu Bảo Điện bác hoán
sinh chi cước song nghênh song tống
2- Long dẫn mạch ra tận mép sông Ngàn sâu nên
đạt tiêu chuẩn quân bình âm dương.
3- Phía bên kia sông có một dãy núi đồn khí chầu
về tác án
4- Sông Ngàn Phố uốn khúc chạy từ Hương sơn về
hoà với sông Ngàn Sâu nên đắc cách nghịch thuỷ uốn khúc chiều đường.
5- La tinh đột khởi giữa dòng hãn khí
6- Nội thuỷ là sông Linh Cảm dẫn mạch nhập
dòng hãn khí
7- Sông cắt ngang ôm lấy long mạch khuất khúc
mấy vòng nước trong và sâu hợp với sông La chạy ra biển.
8- Cửa khẩu ngoài có La tinh chấn giữ còn có
Thuỷ Khẩu Sa là núi Hồng lĩnh án ngữ.
9- Dư khí Hồng Lĩnh của long mạch còn kết bàng
huyệt ở làng Tiên Điền chứng tỏ cho sự xung mãn của long mạch. Hòn Ngư ngoài của
biển là chốt chặt cuối cùng minh chứng cho một quí long dù chỉ là hình tượng
Đây là một
cuộc đất rất hoàn mỹ về mặt Phong Thuỷ dù chỉ là một “tiểu tụ” trên dãy Trường
Sơn hùng vĩ. Một chứng nghiệm Phong Thuỷ không thể bàn cãi về cuộc đất nơi sơn
cốc.
Một khu vực
nữa của Huyện Đức Thọ cũng có njhiều Huyệt kết lớn là Xã Đức Hòa – Đức Thọ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét