Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 7.
PHẦN I. PHÁC HỌA CHÂN DUNG MỘT VÙNG ĐẤT.
PHẦN II. PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH. ( Tiếp theo bài 6 ).
Sông Ngàn Sâu.
Theo sách
cổ ( Nghệ An ký,Yên Hội thôn chí,Đại Nam nhất thống chí ) là thượng nguồn Sông
La. Các sách ấy đều chép đại lược ; Sông La bắt nguồn từ núi Giăng Màn. Các khe
suối đổ vào Rào Săn ở Bản Giàng, chảy theo hướng Nam, rồi quanh co chuyển sang Đông,
gọi là Thâm Nguyên ( Ngàn Sâu ). Đến Phúc Lộc ( Nay là Xã Phúc Trạch ), sông
chuyển sang hướng Bắc, có Rào Cháy bên Hữu ngạn, Rào Tiêm, Rào Trúc ( Hay Rào Nổ
) bên Tả ngạn đổ vào. Tiếp đó, sông chảy theo triền núi, uốn mình 9 lần, dân
gian gọi là “ Chín khúc Huổi Nai “ . Các sách có chép “ Cửu khúc Hội lai “ hay “
Cửu khúc Giang “, lại có tên “ Thanh Long Giang , vì dòng chảy lượn như con rồng
xanh. Đến cuối Xã Bảo Khê , có sông Ác ( Ngàn Trươi ) từ tả ngạn đổ vào. Sông
chảy tiếp lên hướng Bắc, hội với sông Ngàn Phố ở ngã ba Phủ ( Tam Soa ).
Sách Đại
Nam nhất thống chí chép là “ Ác Giang “ vì sông này khí lam chướng rất nặng.
Theo tài liệu của Xã Hương Quang , sông Ngàn Trươi bắt nguồn từ Rào Ngang, Rào
Bần ở biên giới, chảy qua cụp Lim Cà Tỏ, Thác Làng , qua các xóm Kim Quang, Kim
Thọ, Tân Quang , có chiều dài 45 km , rồi chảy qua Xã Hương Điền . Lại có Sông
Con từ Khe Công , Khe Sáp qua Rú Mọn Dừa xuống Đá Chông , Đượng Cao , ra Cửa
Trui , nhập vào sông Ngàn Trươi , dài 34 km . Theo bản đồ và tài liệu khác thì
các Khe Sa Vang, Dáo Đồng chảy qua núi Cẩm Lĩnh ( Xã Hương Quang ) có thên là Rào
Rồng , Rào Vực là đầu nguồn sông Ngàn Trươi.
Vào Kỷ đệ
tứ, Hà Tĩnh bấy giờ đã là đất liền, nhưng vùng Hương Khê vẫn là một thung lũng
, một hồ nước bao la. Sau đó khi Lục địa khởi chuyển, tạo nên một đường đứt gãy,
nước hồ chảy qua đây đổ xuống sông Ngàn Cả. Đường thoát nước này chính là sông
Ngàn Sâu. Dấu vết của dãy hồ xưa là Ao Mặn ( Hàm Trì ) ở Bình Bản ( Hòa Hải ),
và lớp than bùn được phát hiên , có nơi khai thác như ở mỏ than Đồng Đỏ. Một phần
của lưu vực sông Ngàn Sâu xưa là đất Tồn Bồn Man của Ai Lao, mới xin phụ thuộc
vào nước ta từ đời Lê Nhân Tông ( 1448 ) , gồm 12 Sách, Động, được đổi thành Châu
Quỳ Hợp.. Đời Nguyễn là Tổng Quỳ Hợp, nay là đất các Xã Hương Lâm, Hương Liên,
Hương Vĩnh, một phần Xã Phú Gia, Hòa Hải ( Huyện Hương Khê ), và Xã Hương Quang
( Huyện Vũ Quang ). Hiện nay còn có các Tộc người Chứt, người Mã Liềng ( Hay A
lem, Cọi, Mày ) ở Bản Giàng I, Bản Giàng II ( Hương Lâm, Hương Vịnh), bản Rào
Tre ( Hương Liên ) và nhiều người Lào ở Xã Hương Quang. Ở Xã Sơn Kim Huyện Hương
Sơn cũng có một nhóm người Cọi, thường gọi là “ Cọi Nác Ngang “, và nhiều nhóm
người Lào. Theo các nhà nghiên cứu thì nhóm người Chút , người Mã Liềng ( Cọi
), có gốc gác từ người cổ Việt – Mường , sống cách ly lâu đời thành người : Thiểu
số “.
Trong các
lưu vực của sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, dưới rừng Giăng Màn xưa là “ Đường Thượng Đạo
“- mạng đường mòn xuyên rừng thời chống Mỹ , đã trở thành đường mòn Hồ Chí Minh
, hiện tại là đường xuyên Việt Hồ Chí Minh. Sang lào, ngoài đường Đèo Keo Nưa (
Cầu Treo ), ngày trước còn có con đường từ thượng nguồn Rào Tiêm, qua Trìm, Trẹo,
do Vinh Quận công Trần Phúc Hoàn mở đời Lê Cảnh Hưng . Dây là con đường thông
hiếu và buôn bán quan trọng giữ Quy Hợp và Lạc Hoàn trong nhiều thế kỷ, nhưng rất
hiểm trở . “ Động Trìm, Động Trẹo thì cao – Nác Săn, Mòi Thì nậy biết làm sao hỡi
chàng “. ( Ca dao ).
Vùng Ngàn Trươi
có chiến khu Vụ Quang , nổi tiếng cuối thế kỷ XIX, là “ An toàn khu “- Nơi in
giấy bạc cụ Hồ và sản xuất vũ khí thời kháng chiến chống Pháp ( 1947-1952 ). Ngày
nay , dự án xay dựng công trình thủy lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang đang bắt đầu thực
hiện .
Một kỳ
quan trong dãy Giăng màn là Khe Vũ Môn , hay Thác Vũ Môn, còn gọi là Khe Bộc Bố
, vì từ xa trông như tấm vải giăng, Trong vùng núi cao Trại Trụ , gần biên giới
Việt – Lào, mé Tây Bắc Xã Phú Gia ( Hương Khê ), có một nơi gọi là “ Rào 3 ngọn
“. Đó là nơi hợp lưu của 3 con khe ( Hay Rào ), Khe Trình, Khe Trửa, Khe Cam ,
chảy vào Rào Trụ , tức là thượng nguồn Rào Tiêm. Khe Rình, Khe Cam , một từ ngọn
Đỉnh Trụt ( 1146 m ), một từ ngọn Bắc Thang ( 1295 m ) đổ ra, còn Khe Trửa ( Rào
Trửa ) lần ngược lên Rú Động Cơn Bộp là Thác Vũ Môn.
Thác Vũ Môn. Ảnh: Trần Quốc Bảo
Tên gọi Vũ
Môn ( Cửa Vũ ) và cả truyền thuyết “ Cá hóa Rồng “ đều là điển tích Trung Hoa ,
không rõ được vận dụng vào đây từ bao giờ, mà các sách viết từ thế kỷ XVIII.
XIX đều thấy đã chép “ Thác Vũ Môn 3 cấp nước vọt , đồn rằng chốn ấy bến Rồng “
( Hoan Châu phong thổ ký ), “ Trong vùng cây cối xanh tốt ,có một dải trắng dài
độ vài ba trăm trượng , tục truyền là chộ cá hóa Rồng ” ( Nghệ An Ký ); “ Suối
Vũ Môn ở Huyện Hương Sơn , tương truyền cá lên đây thì hóa Rồng “ ( Lịch triều
hiến chương loại chí ); “ Trên núi có thác ba bậc , mỗi bậc đến vài ba trượng ,
đứng ngoài mấy trăm dặm , trông như một làn khói đứng sững trong núi xanh “ ( Đại
Nam nhất thống chí ); “ Từ ngoài trăm dặm , nhìn lên thấy một dải khói đặc , dựng
đứng giữa sườn núi xanh , màu thẫm. Tương truyền đến ngày 4/4, cà Gáy nhẩy lên
hóa Rồng” ( Đồng Khánh địa dư chí ).
Đầu Thế kỷ
XX, người Pháp đã chú ý đến nguồn lợi kinh tế của Thác Vũ Môn . Đó là nguồn “vàng
trắng “( Huille blanche ), cung cấp điện lực và là nơi khu nghỉ mát chung cho các
tỉnh phía Bắc xứ Trung kỳ.
Ngày nay
Thác Vũ Môn , được coi là một kỳ quan , một danh thắng. Thác ở độ cao 1300 m , đường
lên hiểm trở ,lắm sên, vắt,mòng mòng ,sách cổ cho là “ chưa hề có dấu chân người
“. Thật ra từ lâu , những thổ dân đi tìm Trầm, đi lấy mật ong đã đến đây. Sau này
những công nhân lâm trường Trại Trụ , các chiến sĩ công an Biên phòng ,và cả những
nhà nghiên cứu Trần Văn Quý , Nghiêm Sĩ Sành …đều đã đến đây . Nhà giáo Trần Văn
Quý có những ghi chép khá kỹ về Thác Vũ Môn.
Lần theo
ngọn Khe ( Rào ) Trửa , chảy ngoằn nghèo giữa hai triền núi đá Cù Liên bên trái
Đá Diệp bên phải , ngược lên thì chạm đến bậc 3, bậc cuối của Thác Vũ Môn . Nước
chảy ầm ầm, vách đá dựng đứng không thể bám vào đâu mà leo lên được nữa. Muốn
chiêm ngưỡng toành cảnh , phải vượt qua ngọn Trửa , trèo lên mái Đình Trụt ở độ
cao 700 m trở lên. Khoảng từ 500 m trở xuống , lối đi cỏ ngập đến đầu gối, thấy
có dầu chân nai, hoẵng, khỉ , lợn rừng …nhưng đáng sợ nhất là vắt đen và ruồi
trâu ( Mòng mòng ). Ở độ cao 800 m trở lên ở đỉnh Trụt , nhìn sang tay phải bên
kia ngọn Trửa , khoảng trên 1 km , đã thấy nước thác ở bậc 1 “ Chảy chậm và nặng
như chì “. Lên tới Hác Cạn ( 1000 m ), thấy rõ bậc 2. Xa xa đã thấy hiện ra toàn cảnh Vũ Môn “ Hùng
vĩ như một thành cổ nằm giữa rừng xanh bao la”. Ở đây , cây cối thưa thớt , hầu
như rất ít cây to, không còn rừng tre, nứa, bãi cỏ, mặt đất phủ một lớp rêu và
lá mục …nhưng lại rất nhiều vắt xanh và ong vàng. Đặc biệt ở đây rất mát mẻ, giữa
Tiết Hạ chí , nhiệt độ cũng chỉ 20 độ C. Từ Hác Cạn , men theo sườn Rú Bắc Thang,
đi về hướng Nam thì tới đầu thác . Khu vực này toàn núi đá chập chùng , cao chất
ngất. Hai dòng Khe từ Đỉnh Trụt và Rú Bắc Thang , chảy đổ xuống một vực đá không
sâu rộng lắm. bám vách đá leo xuống bậc 1 . Liền dưới vách đá là một khoảng rộng
khá bằng phẳng, không cây cối , nhưng rợp bóng râm của vách núi , mát rượi. Một
tảng đá rộng như một cái sân, mặt hơi gồ ghề , phủ đầy rêu xanh và một loại cây
người bản xứ gọi là “ Nành Anh “, mọc từng khóm theo các kẽ nút , trông như những
khòm trúc trồng làm cảnh. Tảng đá này có tên là “ Bàn cờ Tiên “. Không gian thoáng
đãng, cỏ cây chen đá, u tịch như sân chùa cổ. Từ bậc 1 này , nước đổ vào lòng máng
, do các tảng đá lớn chồng ghép thành cái ống khổng lồ , vọt mạnh ra đổ vào không
trung xuống bậc 2, rồi lại phóng xuống bậc 3. Đây là hình ảnh mà sách xưa mô tả
“ Như một làn khói sừng sững giữa núi xanh “, “ Như tấm vải treo lơ lửng “ ( Bộc
Bố ). Bậc 3 không còn là thác , mà là dòng khe chảy ngoằn nghèo giữa những tảng
đá nằm ngổn ngang. Đứng ở “ Bàn cờ Tiên “ – Chân bậc 1, hoặc chân bậc 2 nhìng
sang trái , thấy dãy Bắc Thang dựng đứng
, cao ngất, với mái đá nặng nề…trấn ngự toàn cảnh khu Vũ Môn. Dưới mái đá treo
lơ lửng những vệt đốm đốm. Đó là những tổ ong mật rộng như những chiếc chiếu,
nhưng từ bậc 2 nhìn lên chỉ thấy bằng bàn tay. Dân đi mật , nối dâi song ( Mây
rừng ) , thòng từ đỉnh núi , theo dây leo xuống đánh đu , bám vào tổ ong lấy mật.
Xin theo dõi tiếp BÀI 8. Thân ái. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét