Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 6.
PHẦN I. PHÁC HỌA CHÂN DUNG MỘT VÙNG ĐẤT.
PHẦN II. PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH.
I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
Sau rất nhiều chuyến điền dã khảo sát Phong thủy âm trạch , dienbatn còn
giữ được một số tư liệu về những ngôi mộ cổ do tiền nhân đặt từ xưa . Nay đăng
lại trong Blog này làm tư liệu và mong rằng những Thày Địa lý của Việt Nam hiện
nay nghiên cứu và hy vọng sẽ rút ra được những điều bổ ích cho mình , ngõ hầu
có thể giúp cho những thân chủ của mình một cuộc sống an vui , hạnh phúc.
Sách có câu :"Tiên tu nhân lập âm chất,nhi hậu tầm Long ".
Người người đều muốn có được một Địa trạch tốt tươi,nhằm thăng hoa cuộc
sống vật chất đầy đủ,công danh hiển hách,vợ đẹp con ngoan,Gia đình hạnh
phúc.Sách THÔI QUAN THIÊN viết :"Trong nhà có người đức hạnh cao thượng
thì đất đá trên núi gần đó nhất định có Linh khí ".Qua câu nói trên tức là
con người làm chủ Linh khí vạn vật do phần Tâm khí của chính mình.Các Phong Thủy
Sư không hiểu điều này thì dủ có Trích Huyệt Tầm Long được Bảo địa cũng chẳng
linh nghiệm.
Những việc Tầm Long Địa Huyệt còn phải hội thêm phần cảm ứng tức là
Thiên Đạo (Đạo Trời );sự ứng nghiệm của việc hành thiện lập âm chất,tạo nhân quả
tốt.Tục ngữ có câu :"Âm địa tốt không bằng Tâm địa tốt ".Do vậy,tìm
kiếm chọn lọc được Địa mạch Huyệt vị,Phong Thủy Sư phải tích đức hành thiện làm
căn bản.Nếu kẻ nào có phẩm chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ sẽ ứng,Địa cơ theo
đó mà tăng thêm sự tốt lành cho con cháu đời sau hưởng Phúc.Bởi Tâm địa thiện
lương thì tương ứng với Địa mạch cát lợi ,vận Trời ứng cho,chứ chẳng phải chủ
quan tâm về hình thức mà quên đi nội dung,cứ tưởng rằng tầm được Long huyệt rồi,con
cháu đời sau sẽ được hưởng Phúc,cái gốc chúng ta chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ
là ta chẳng biết gì cả.Nếu như các Phong Thủy Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ
phải giành những huyệt Đế Vương,Công Hầu,Khanh tướng cho con cháu họ,chứ dại gì
mà họ chỉ cho ai ?
Quách Phác nói :"Cát hung cùng cảm ứng lẫn nhau,họa phúc cũng tự nhiên
theo Tâm khí chiêu cảm mà đến ".
Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an
táng,song song với việc trên ,người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân,tâm cầu
lấy gốc rễ của Đạo.Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa huyệt,sẽ cho kết quả
trái ngược,làm tổn hại đến con cháu đời sau.
Nếu như có Nhân, tất phải có Quả; nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm
khi chiêu lấy họa phúc. Cũng như ngày xưa có người chết được Thiên táng hay Địa
táng một cách ngẫu nhiên,con cháu sau này phát Đế Vương,Công hầu.
Triệu Quang viết cuốn :"PHONG THỦY TUYỂN TRẠCH TỰ ",có nói rằng
:"Vô phước cho ai không có nhân duyên mà được Huyệt tốt ".Dẫu cái tốt,xấu
của Phong thủy Huyệt mộ ảnh hưởng đến cát hung,nhưng Âm đức của con người có thể
cải biến được Vận -Mạng.Đến như các bậc Tiền bối Phong thủy như Cao Biền,Quách
Phác tài giỏi kinh Thiên động Địa ,nhưng khi gặp Huyệt Đế Vương cũng không dám
dành cho mình,bời biết đạt Địa lợi,nhưng Thiên thời và Nhân hội còn khuyết,không
dám nghỉ bàn.Tóm lại việc "TIÊN TÍCH ĐỨC,NHI HẬU TẦM LONG " của người
xưa dạy quả không sai.
PHONG THỦY.
Phong : Là
Gió.
Thủy :Là
nước.
Hỏa :Là Lửa.
Là tinh
túy của Đất,sự lưu chuyển của ba thành phần này nhờ vào Khí.Địa vận có sự dịch
chuyển để sinh hóa thì Thiên vận tùy theo nó.Thiên vận có sự biến đổi thì Địa
khí tương ứng với nó.Thiên khí vận động ở trên thì Nhân khí tương ứng với
nó;Nhân vận động ở dưới thì ở trên Thiên khí sẽ ứng theo.Như vậy chúng ta thấy
rằng Tam tài THIÊN ĐỊA NHÂN đều có liên quan lẫn nhau.Hoàng Thạch Công nói :Một
Âm,một Dương là Đạo (Nhất âm nhất dương chi vi Đạo ).Một tĩnh ,một động là
Khí,một Vãng một Lai là Vận.Hà đồ -Lạc thư hợp thành số lẻ;"Cơ "là Tịnh
Dương hay thuần Dương,số chẵn là Ngẫu thì Tịnh Âm hay Thuần âm.
Sách
"CHÍNH QUYẾT CHƯƠNG HÌNH KHÍ "của Tiên sinh Tử Linh Thành viết
:"Vào thời Phục Hy,Thần nông,Hoàng Đế;sông Hoàng hà dịch chuyển từ Long
môn đến Lã Lương Sơn,Từ Lã Lương Sơn hướng về Thái hành sơn chảy qua Kiệt Thạch
sơn vào biển lớn.Sông Hoàng hà chẩy từ phương Tây chẩy qua phương Nam,rồi từ
Nam chuyển hướng lên Đông Bắc,Dự châu đóng ở giữa.Hoàng hà chính là dải đai các
núi Nhũ nhạc triều bái,thì nơi đây chính là Phong thủy Bảo địa.Cũng là nơi xuất
hiện ra các bậc Thánh nhân như vua Ngiêu,Thuấn,Khổng tử.Phía Bắc Hoàng hà ,còn
phương Nam là Trường giang,Thái sơn (Tỉnh An huy ) kẹp giữa ;như vậy Thái sơn
chính là Can Long từ dải Hoa sơn trở xuống (Vùng đất này ngày xưa là của Việt tộc
).Nhưng rồi Thiên vận hướng Can Long xuôi theo về hướng cực Nam để rồi kết
thành một vùng Bảo địa hay Linh địa.Có Linh Tú khí.Quách Đại Quân viết rằng
:"Ta xem núi non ở Giao châu phần lớn Long mạch đều xuất phát từ Quý
châu,mà Quý châu là phần dư thừa các con sông từ đất Ba Thục;Long mạch chảy qua
cuồn cuộn không dừng thẳng đến đất Giao châu,nên nước ấy có Can Long kết thành
Linh bảo địa".
Nền Phong
thủy của Việt nam chúng ta dựa trên học thuật của Tổ tiên, ông cha truyền khẩu,
bao nhiêu sách vở từ xưa đã bị tiêu hủy trong thời chiến tranh bị đô hộ Bắc thuộc.
TÍCH ĐỨC
HÀNH THIỆN LẬP ÂM CHẤT.
Sách có
câu :"Tiên tu nhân lập âm chất,nhi hậu tầm Long ".
Người người
đều muốn có được một Địa trạch tốt tươi, nhằm thăng hoa cuộc sống vật chất đầy
đủ, công danh hiển hách, vợ đẹp con ngoan, Gia đình hạnh phúc. Sách THÔI QUAN
THIÊN viết :"Trong nhà có người đức hạnh cao thượng thì đất đá trên núi gần
đó nhất định có Linh khí ".Qua câu nói trên tức là con người làm chủ Linh
khí vạn vật do phần Tâm khícủa chính mình.Các Phong Thủy Sư không hiểu điều này
thì dủ có Trích Huyệt Tầm Long được Bảo địa cũng chẳng linh nghiệm.
Những việc
Tầm Long Địa Huyệt còn phải hội thêm phần cảm ứng tức là Thiên Đạo (Đạo Trời
);sự ứng nghiệm của việc hành thiện lập âm chất,tạo nhân quả tốt.Tục ngữ có câu
:"Âm địa tốt không bằng Tâm địa tốt ".Do vậy,tìm kiếm chọn lọc được Địa
mạch Huyệt vị,Phong Thủy Sư phải tích đức hành thiện làm căn bản.Nếu kẻ nào có
phẩm chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ sẽ ứng,Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt
lành cho con cháu đời sau hưởng Phúc.Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với
Địa mạch cát lợi ,vận Trời ứng cho,chứ chẳng phải chủ quan tâm về hình thức mà
quên đi nội dung,cứ tưởng rằng tầm được Long huyệt rồi,con cháu đời sau sẽ được
hưởng Phúc,cái gốc chúng ta chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ là ta chẳng biết
gì cả.Nếu như các Phong Thủy Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ phải giành những
huyệt Đế Vương,Công Hầu,Khanh tướng cho con cháu họ,chứ dại gì mà họ chỉ cho ai
?
Ví như
Phong Thủy Sư Cao Biền thời Thịnh Đường được Vua cử làm An nam Tiết độ sứ đô hộ
nước ta,thấy đất Giao châu kết huyệt Đế Vương rất nhiều nên sai người đắp thành
Đại La trên mạch kết của Can Long,sau đó xưng Vương.Cao Biền còn sợ Tú khí Địa
linh của nước Việt chúng ta,nên thường cưỡi diều giấy bay khắp nơi yểm Long mạch
không cho kết phát ,làm hư hại rất nhiều Long mạch.Nhưng ý người muốn sao bằng
Thiên vận (Ý Trời ).Ít lâu sau Cao Biền bị triệu hồi,phải bỏ thành Đại La.Đất
Việt là Địa Linh thì tất phải có Nhân kiệt,nối tiếp người xưa đứng lên đánh đuổi
ngoại xâm,giành chiến thắng cho dân tộc.
HÌNH
-LÝ-KHÍ-SỐ là một nguyên tắc học thuật mà các nhà Nho,Đạo xem đó là căn bản.Do
vậy mà họ lấy Tâm làm gốc và đó cũng chính là nội dung của Khí.Khí là hình thức
mà cũng chính là sự cảm ứng của Tâm.Trời là Lý mà Lý tự nhiên thì :"Bất
ngôn nhi mặc tuyên đại hóa..."(Trời chẳng nói gì nhưng sanh hóa hết Vũ trụ),luôn
cảm ứng cùng Tâm khí con người.Quách Phác nói :"Cát hung cùng cảm ứng lẫn
nhau,họa phúc cũng tự nhiên theo Tâm khí chiêu cảm mà đến ".
Khi táng
di hài Tổ tiên, chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an táng, song
song với việc trên , người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân,tâm cầu lấy gốc rễ
của Đạo.Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược,làm
tổn hại đến con cháu đời sau.
Nếu như có
Nhân,tất phải có Quả;nhưng Nhân - Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa
phúc.Cũng như ngày xưa có người chết được Thiên táng hay Địa táng một cách ngẫu
nhiên,con cháu sau này phát Đế Vương,Công hầu.Trường hợp như thân Phụ của ông
NGUYỄN KIM (Cao tổ của nhà NGUYỄN GIA LONG ),Âm phần phát được 9 đời Chúa và 9
đời Vua...vv.Đó là phần Âm chất đã tích lũy từ nhiều đời nên chiêu tập được
Nhân -Quả,được Trời -Đất cho hưởng Phúc,đâu phải tầm Long trích Huyệt mới được.
Triệu
Quang viết cuốn :"PHONG THỦY TUYỂN TRẠCH TỰ ",có nói rằng :"Vô
phước cho ai không có nhân duyên mà được Huyệt tốt ".Dẫu cái tốt,xấu của
Phong thủy Huyệt mộ ảnh hưởng đến cát hung,nhưng Âm đức của con người có thể cải
biến được Vận -Mạng.Đến như các bậc Tiền bối Phong thủy như Cao Biền,Quách Phác
tài giỏi kinh Thiên động Địa ,nhưng khi gặp Huyệt Đế Vương cũng không dám dành
cho mình,bời biết đạt Địa lợi,nhưng Thiên thời và Nhân hội còn khuyết,không dám
nghỉ bàn.Tóm lại việc "TIÊN TÍCH ĐỨC,NHI HẬU TẦM LONG " của người xưa
dạy quả không sai.
LONG MẠCH
TỔ :
Trong hình
là một tổ Rồng (Tổ Long ).Long mạch lớn nhất có hình được tô mầu chính là Tổ
Long - Dãy Hymalaya (Còn gọi là Hy Mã Lạp sơn ).Dãy Hymalaya tạo nên một vòng
cung dài trên 2400 Km qua các nước : Pakistan,Kashmir,Ấn độ,Tây tạng,Nepal,Sickim,Bhutan
bao bọc một vùng rộng gần 600.000 Km vuông.Đây chính là Tổ Sơn của cả Thế giới.Nước
Việt Nam ta chỉ nằm ở phía đuôi con Rồng này.Con Rồng tôi đề cập đến trong bài
viết chỉ là một con rồng nhỏ,nằm trong Tổ Rồng đó. Trên bản đồ hình một con rồng
rất đẹp mà đầu thì ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của
thế giới), lưng uốn theo hướng Tây Bắc Đông Nam của dãy núi cao thấp dần và
đuôi xoè ra ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, sau đó đi xuống vùng Vịnh Bắc Bộ và đã
kết thúc ở vùng đại dương sâu nhất thế giới (Vịnh Mindanao ở Philippines sâu
10.800m).
Đó là tấm
sơ đồ Sơn Thuỷ ở phạm vi vĩ mô tầm Thế giới.
Bây giờ
xin các bạn nhìn lên Bản đồ Việt Nam phần Bắc bộ.
Các bạn
hãy đánh dấu vào các địa danh sau :Trước hết là các dãy núi cao vút của các tỉnh
Lai Châu,Sơn La,Hòa Bình,tới dãy Tam Đảo ,dọc theo sông Tô lịch ngày xưa,đi tiếp
tới Cổ loa,kéo dài đến sông Đuống,sông Thái Bình,ra tới Quảng Ninh và chìm xuống
Vịnh Hạ long.Ta nối tất cả các điểm trên thành một đường.Đường cong đó chính là
nhánh Thanh long của đồng bằng Bắc bộ.Theo phân tích ở phần trên ta biết rằng
Thanh long thuộc Dương.Đây cũng chính là một Long mạch có hành Khí Dương .Các
Huyệt nằm trên nhánh Thanh long đều có hành khí Dương.
Bây giờ ta
tiếp tục đánh dấu những địa danh sau : Xuất phát cũng từ những dặng núi cao
chót vót của các tỉnh Lai Châu,Sơn La,Hòa Bình ,đi tới dẵy núi Ba Vì, đi tiếp
qua Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, dọc theo dãy Trường Sơn Nối các địa danh đó
lại thì đường cong đó chính là nhánh Bạch Hổ của Đồng bằng Bắc bộ.Nhánh Bạch hổ
thuộc Âm,do vậy Long mạch này có hành khí Âm.Các Huyệt nằm trên nhánh Bạch hổ đều
có hành khí Âm . Tại Hà Tĩnh Long mạch chính ( Thiếu Long ) đều xuất nguồn từ dãy
Giang Màn . Một nhánh của Trường Sơn.
Đến đây ta
đã có thể hình dung được hai nhành Thanh Long, Bạch Hổ của Đồng bằng Bắc bộ. Nhánh
Thanh long sau sự Trấn yểm của Cao Biền và sau này là sự san ủi của người Pháp
đã bị bế Khí rất nhiều.
Nhánh
Thanh long thuộc Dương khí,đã bị ngăn,bế phần lớn nên từ khi đó cho tới nay chỉ
có rất ít anh hùng hào kiệt được sinh ra ở khu vực dọc theo đường đi của nó.Ngược
lại ,nhánh Bạch Hổ từ xưa cho đến nay ta chưa nghe có vụ trấn yểm nào được thực
hiện,ngòai trường hợp cũng do Cao biền chê là vùng đất Thanh Hóa,Nghệ An có một
con Rồng (Long mạch )nhưng bị què nên không tiến hành trấn yểm.Hai nhánh Thanh Long
và Bạch Hổ có cùng nguồn xuất phát từ Tổ sơn,nay nhánh Thanh Long bị chặn lại một
phần lớn nên gần như toàn bộ Nguyên khí được dẫn theo đường nhánh Bạch Hổ.Theo
nhận xét của người viết,kể từ đó về sau này,Thành Đại La bị mất Dương khí nên
chẳng bao lâu bị xóa bỏ và thay vào đó là Thành Thăng Long được xây dựng dựa
trên khí Âm của nhánh Bạch Hổ.Ta cũng để ý thấy một điều rất rõ ràng rằng :Trải
qua hơn một ngàn năm từ khi có sự Trấn yểm của Cao biền,các vị Vua,tướng tài giỏi,các
bậc hiền tài của Đất nước đều có nguồn gốc từ các vùng đất thuộc nhánh Bạch Hổ
mà ra.Các bạn có thể kiểm chứng điều này qua Lịch sử.
II.LONG MẠCH HÀ TĨNH.
Tại Hà
Tĩnh Long mạch chính ( Thiếu Long ) đều xuất nguồn từ dãy Giang Màn . Một nhánh
của Trường Sơn.
Dãy
Pulaileng – Rào Cỏ , một phần của Trường Sơn Bắc, chạy dọc biên giới Việt –Lào
suốt 143 km, giữa hà Tĩnh và Khăm Muộn với những đỉnh cao phía Tây : Toóc nác
léc ( 1041 m ),Bà Mụ ( 1367 m), Giăng Màn ( 936 m). Rú Bành ( 646 m) ở Hương
Sơn ; Cẩm Lĩnh ( 973 m ) ở Vũ Quang; Rú Hóp ( 936 m ), và cao nhất là ngọn Rào
Cỏ (2286 m) ở Hương Khê. Núi trải rộng và thấp dần về phía Đông, đến tận Tả ngạn
sông Ngàn Sâu, kết thúc ở mút cuối dãy Đại Hàm , có độ cao trung bình 400-500
m. Phủ lên núi đồi là thảm rừng già bốn mùa xanh thẳm nên được gọi là núi Giang
Màn ( Khai trướng Sơn ).
Từ Giăng Màn
đổ ra hàng nghìn khe suối ,đầu nguồn của các Rào,các nậm, của các sông Ngàn Phối,
Ngàn Trươi,Ngàn Sâu.Thiên nhiên Giăng Màn hùng vĩ và là kho tài nguyên vô giá.
Khe Vũ Môn có thác Ba bậc…ngoài trăm dặm trông như một làn khói sừng sững trong
núi xanh, tương truyền hàng năm cứ đến ngày 4/4 cá Gáy vượt qua khe này sẽ được
hóa Rồng.( Đại nam Nhất Tống Chí) ,Ao nước
mặn - Hàm Trì : Chu vi chừng 40 trượng , nước sâu không thể lường,vị nước
rất mặn , là dấu vết của biển từ Đại Cổ sinh . Khe Nước Sốt ( Nậm Chốt ) : “ Nước
hơi đen bốc lên như khói , nóng có thể luộc gà được , là suối khoáng vào loại
nóng nhất (75 độ C), trữ lượng lớn nhất nước ta. Đặc biệt trong vườn Quốc gia Vụ
Quang, còn lại một phần rừng nguyên sinh,cho ta thất cảnh quan đại ngàn thời xa
xưa.
Triều Đông
dải Trường Sơn Bắc ( Trường Sơn Bắc là Sơn hệ nằm trên biên giới Việt – Lào),
phía Tây Hà Tĩnh, bắt đầu từ ngọn Pu Lai Leng – 2286 m tại Hương Khê, kéo dài tời
vùng Quy Đạt – Quảng Bình, do vậy cũng được gọi là Pu Lai Leng – Rào Cỏ , xưa còn
gọi là vùng núi Na Pê),từ biên giới Việt – Lào, tỏa xuống địa bàn 3 tỉnh phía Tây
Hà Tĩnh , bao phủ một thảm rừng già, dưới xuôi nhìn lên như một tấm màn xanh thẳm
nên gọi là Rú Giăng mản ( Khai Trướng Sơn ).
Theo “ Nghê
An ký “ của Bùi Dương Lịch viết về núi Khai Trương : “ Núi này là núi có danh
tiếng ở xứ Nghệ An. Cao lớn ngất trời, trông như một dải màn che …”. Sách “ Đại
Nam nhất thống chí “ cũng viết : “Núi Khai Trướng là danh sơn của tỉnh Nghệ An…núi
non trùng điệp trông như màn chăng nên gọi là Giăng Màn “.
Sách địa lý
hiện đại ghi nhận : “ Núi Giăng Mà ( Khai Trướng ), thuộc đới Trường Sơn, là tên
chung chỉ dãy núi đồ sộ chắn ngang phía Tây, hợp thành khởi điểm của Trường Sơn
Bắc, từ Hữu ngạn sông Lam chạy tới Quảng Bình rồi thấp xuống nối liền với dãy Hoành
Sơn “. (Nghiêm Sĩ Sành – Địa lý Hà Tĩnh ).
Đúng là có
một ngọn núi ở Xã Sơn Kim ( Hương Sơn ), có tên gọi là núi hay động Giăng Màn. “
Nhất cao là động Giăng Màn “. Còn dãy Giăng Màn , xưa nay sách vở cũng như
trong dân gian , đều cho là dãy núi cao ndọc biên giới Việt – Lào, từ Bắc đến
Nam Hà Tĩnh. Có hàng chục ngọn núi chọc trời, với độ cao 900-1800 m. Trong đó có
các ngọn Tốc Nác léc (1041 m ),Bà Mụ ( 1367 m ),Giang Màn ( 931 m), Cẩm Lĩnh
(973 m ),Rú Họp( 936 m ). Có rất nhiều ngọn núi bản đồ không ghi tên cao 1100 –
1780 m. Cao nhất là Rào Cỏ ( 2286 m). Núi hạ thấp dần về phía Đông , với nhiều
ngọn từ 500-800 m, nối với dải núi đồi thấp, kéo ra tận mé Tây sông Ngàn Sâu –
Là đường gianh giớivới dãy Trà Sơn ở bên kia.
Phủ lên lớp
núi đồi xưa kia, là thảm rừng nhiều tầng , nhiều lớp, với hệ thực vật vô cùng
phong phú. Ngày nay ở độ cao 1000 m trở lên trong Vườn Quốc gia Vụ Quang , vẫn
còn những khu rừng nguyên sinh, giữ được một phần quang cảnh xưa. Sinh sống dưới
thảm rừng là một hệ thực động vật vô cùng phong phú. Có nhiều loài được ghi
trong sách đỏ thế giới.
Dưới đại
ngàn Giăng Màn, hệ thống sông suối dày đặc. Riêng ở vùng núi Vũ Quang , cứ 1
km2 đất có 2 km sông suối. Sông Ngàn Phố , Ngàn Sâu đều bắt nguồn từ các dòng
suối trên núi cao hàng ngàn mét đổ xuống.
Thượng nguồn sông Ngàn Phố là Rào Nước Sốt ( Nậm Chốt ) và Khe Nước Sốt trong vùng Động Giăng Màn
và Rú Bành. Dọc đười đi, sông nhận nước của Rào Mắc ( Nậm Mắc ),Rào Qua , Khe
Tre, Khe Thi Lơi, Sông Con,, chi lưu lớn nhất từ vùng núi Tốc Nác Léc, Núi Bà Mụ
và nhiều khe, hói vùng Hương Sơn, rồi đổ ra sông La ở ngã ba Tam Soa.
Đầu nguồn sông Ngàn Phố. Nhìn hao hao giống đầu nguồn sông Tả Trạch ở Huế.
Một địa điểm
đáng chú ý khác là Khe Nước Sốt ( Hay Nước Nóng, Nậm Chốt, sách cổ ghi là Ôn
Tuyền) ở Xã Sơn Kim. “ Suối này từ trong núi chảy ra sông Ngàn Phố, có một quãng
nước đen , hơi bốc lên như khói “ ( Nghệ An ký ). Đây là một con suối khoáng có nhiệt độ 74 độ C, có nguồn phun lên khá sâu
với tốc độ nhanh , thuộc loại suối Sulfuro đơn , có thể dùng chữa bệnh ngoài
da, bệnh về hô hấp, bệnh hen xuyễn. Hiện nay ở đây đã có xí nghiệp sản xuất nước
khoáng “ Sơn Kim “, một sản phẩm được tín nhiệm trên thị trường trong nước.
Xin theo dõi tiếp BÀI 7. Thân ái. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét