Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT VÀ DI CHUYỂN 2 NGÔI MỘ TẠI THANH CHƯƠNG - NGHỆ AN.
KHẢO SÁT KHU
MỘ DÒNG HỌ VÕ .
TƯ LIỆU.
PHẦN I. KHẢO SÁT CHUNG TOÀN KHU VỰC.
I /BẢN ĐỒ VỆ
TINH KHU ĐẤT.
1/ BẢN ĐỒ VỆ
TINH KHU NHÀ Ở VÀ KHU MỘ MỚI.
ĐỊA CHỈ : RÚ ĐỎ - XÓM 8 – NGỌC SƠN – THANH CHƯƠNG – NGHỆ AN.
MINH ĐƯỜNG KHU MỘ.
HƯỚNG KHU MỘ : 166 Độ.
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG TOÀN KHU VỰC.
Ngọc Sơn là một xã thuộc
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
Trước
những năm 1889 là đất thuộc xã Hoa Lâm, tổng Xuân Lâm, huyện Nam Đường. Sau năm
1889 là đất thuộc xã Hoa Lâm, tổng Xuân Lâm, thuộc huyện Thanh Chương. Tháng 10
năm 1947 là đất thuộc xã Mai Lâm, huyện Thanh Chương Sau năm 1954 theo chủ
trương của Ủy ban Hành chính kháng chiến liên khu IV, đất Ngọc Sơn ngày nay được
chia làm các xã Thanh Lam, Thanh Nam Ngày 24/03/1969 theo quyết định số 159 -
NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc hợp nhất các xã, đất Ngọc Sơn bao gồm: Thanh
Lam và Thanh Nam và ổn định địa giới cho đến tận ngày nay.
Địa giới
xã Ngọc Sơn hiện nay giáp với các xã: Thanh Ngọc, Xuân Tường, Thanh Chi, Võ Liệt
và xã Nam Hưng của huyện Nam Đàn. Xã Ngọc Sơn có các làng:
làng Ngọc
Sơn
làng
Phúc Xá
làng Mục
Muộng
làng Mỹ
Lương
làng
Lam Thắng
làng
Nam Giang
làng
Thượng đình (Nam thượng)
làng
Nguyệt Bổng (Nam hạ)
làng
Phong Nậm (Nam phong)
Danh nhân : Thời phong kiến:
Danh thần,
danh tướng: Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Cảnh Huy, Nguyễn Cảnh
Hoan,...
Các đại
khoa: Tế tửu Quốc tử giám Nguyễn Phùng Thời, Tư nghiệp Quốc tử giám Nguyễn Bá
Quýnh.
Thời hiện đại:
Đảng
viên thời kì 30-45: Lê Cảnh Nhượng, Nguyễn Văn Tiêu, Lê Cảnh Tốn, Lê Cảnh Mười,
Lê Cảnh Xuân, Lê Cảnh Liệu, Lê Cảnh Cải, Lê Văn Địch, Lê Đình Bằng, Lê văn Tềnh,Nguyễn
hữu Chuỷ, Nguyễn Trọng Cừ, Nguyễn Văn Uýnh, Nguyễn Văn Oanh, Nguyễn Yến, Nguyễn
Công Tá, Nguyễn Bá Quế, Nguyễn Sân, Nguyễn Vinh, Phạm Bá Bật, Phạm Tình, Võ Đồng,
Võ Luyến, Trần Trọng Lý, Hoàng Văn Liễn (Hoàng Văn Chính)...
Giáo
sư, Tiến sĩ: Nguyễn Đăng Khôi, Lê Văn Tiềm, Lê Văn Tố, Nguyễn Hữu Bảng; PGS.TS
Đặng Văn Lung, PGS.TS.Nguyễn Đăng Quế, PGS.TS. Trần Thị An...
Tiến
sĩ: Nguyễn Đăng Vị, Nguyễn Đăng Sơn, Nguyễn Văn Sung, Phạm Bá Thanh, Lê Cảnh
Nhuệ, Hoàng Văn Long, Nguyễn Việt Hà.
Tướng lĩnh:
Thiếu tướng Nguyễn Phùng Hồng, Lê Đình Đệ.
Đại tá:
Nguyễn Phùng Quế, Phạm Bá Hảo, Phạm Bá Quy, Nguyễn Đăng Quỳnh, Nguyễn Văn Giáp,
Ngô Đình Sáu, Nguyễn Hồng Luân, Lê Văn Hợi, Nguyễn Văn Quán, Nguyễn Đăng Liêng,
Nguyễn Hữu Na.
Nghệ sĩ
nhân dân: Ngô Xuân Huyền; nhà văn Đặng Văn Ký, nhà báo Lê Minh Nghĩa, Nguyễn
Thúy Hạnh
Nghệ
nhân: Võ Thị Hồng Vân (Nghệ nhân ưu tú); Nguyễn Thị Vinh; Võ Trọng Thìn
Giới
thiệu khái quát huyện Thanh Chương
Huyện
Thanh Chương ở phía tây nam tỉnh Nghệ An, nằm trong toạ độ từ 1834’42” đến
18053’33” vĩ độ bắc, và từ 104°56′07” đến 105°36’06” kinh độ đông; phía bắc
giáp huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn; phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía đông
giáp huyện Nam Đàn; phía tây và tây nam giáp huyện Anh Sơn và tinh Bôlykhămxay
(nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào) với đường biên giới quốc gia dài 53 km.
Diện
tích tự nhiên của Thanh Chương là 1.128,8678 km, xếp thứ năm trong 20 huyện,
thành, thị trong tỉnh.
Địa
hình Thanh Chương rất đa dạng. Tính đa dạng này là kết quả của một quá trình kiến
tạo lâu dài và phức tạp. Núi đồi, trung du là dạng địa hình chiếm phần lớn đất
đai của huyện. Núi non hùng vĩ nhất là dãy Giăng Mãn, có đỉnh cao 1026 m, tạo
thành ranh giới tự nhiên với tỉnh Bôlykhămxay (Lảo), tiếp đến là các đỉnh Nác
Lưa cao 838 m, đỉnh Vũ Trụ cao 987 m, đỉnh Bè Nói cao 509 m, đỉnh Đại Can cao
528 m, đỉnh Thác Muối cao 328 m. Núi đồi tầng tầng lớp lớp, tạo thành những
cánh rừng trùng điệp. Phía hữu ngạn sông Lam đồi núi xen kẽ, có dãy chạy dọc,
có dãy chạy ngang, có dãy chạy ven bờ sông, cắt xẻ địa bản Thanh Chương ra nhiều
mảng, tạo nên những cánh đồng nhỏ hẹp. Chỉ có vùng Thanh Xuân, Võ Liệt, Thanh
Liên là có những cánh đồng tương đối rộng. Phía tả ngạn sông Lam, suốt một giải
từ chân núi Cuối kéo xuống đến rú Dụng, núi đổi liên tiếp như bát úp, nổi lên
có đỉnh Còn Vinh cao 188 m, núi Nguộc (Ngọc Sơn) cao 109 m.
Cũng
như các vùng miền núi khác trong tỉnh, vùng đất Thanh Chương do khai thác lâu đời,
bồi trúc kém nên đất đai trở nên cần cỗi và phong hoá nhanh, trừ vùng đất phủ
sa màu mở ven sông Lam và sông Giăng.
Về thổ
nhưỡng: Thanh Chương có bảy nhóm đất (xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít): Nhiều
nhất là loại đất pheralít đỏ vàng đồi núi thấp rồi đến đất pheralít đỏ vàng
vùng đổi, đất phủ sa, đất pheralít xói mòn trơ sỏi đá, đất pheralit mùa vàng
trên núi, đất lúa.
Về sông
ngòi: Sông Lam (tức sông Cả) bắt nguồn từ Thượng Lào, chạy theo hướng tây bắc –
đông nam, qua các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, chảy
dọc huyện Thanh Chương, chia huyện ra hai vùng: hữu ngạn và tả ngạn. Sông Lam
là một đường giao thông thuỷ quan trọng. Nó bồi đắp phù sa màu mỡ ven sông,
nhưng về mùa mưa, nó trở nên hung dữ, thường gây úng lụt ở vùng thấp. Sông Lam
còn có các phụ lưu trong địa bàn Thanh Chương như sông Giăng, sông Trai, sông Rộ,
sông Nậy, sông Triều và sông Đa Cương (Rào Gang).
Với hệ
thống sông ngòi chăng chịu khắp huyện, ngoài tuyến đò dọc, từ lâu đời, nhân dân
còn mở hàng chục bến đò ngang, tạo điều kiện giao thông vận tải, giao lưu giữa
các vùng trong huyện.
Do địa
thế sông núi hiểm trở nên Thanh Chương có vị trí chiến lược quan trọng về mặt
quân sự. Người xưa đã đánh giá địa thế Thanh Chương là “tứ tắc” (ngăn lấp cả bốn
mặt). Đồng thời, Thanh Chương với cảnh núi non trùng điệp, sông nước lượn
quanh, tạo nên vẻ thơ mộng, “sơn thuỷ hữu tình”, đẹp như những bức tranh thuỷ mặc.
Những thắng cảnh như thác Muối, vực Cối, rú Nguộc, ngọn Tháp Bút, dãy Giăng
Màn... đã làm cho quang cảnh đất trời Thanh Chương thêm bội phần tươi đẹp. Người
xưa đã từng ca ngợi: hình thế Thanh Chương đẹp nhất ở xứ Hữu Kỳ (vùng đất từ Quảng
Trị ra Thanh Hoá).
Khí hậu:
Thanh Chương nằm trong vùng tiểu khí hậu Bắc Trung Bộ (nhiệt đới gió mùa), một
năm có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa hè có gió tây nam (gió Lào) rất nóng
nực. Mùa thu thường mưa nhiều, kéo theo bão lụt. Mùa đông và mùa xuân có gió
mùa đông bắc rét buốt. Khí hậu khắc nghiệt ở Thanh Chương có ảnh hưởng đáng kể
đến sinh hoạt của con người và cây trồng, vật nuôi. Mặc dù thời tiết khí hậu khắc
nghiệt, gây khó khăn trong sản xuất và đời sống nhưng với tính cần cù, nhẫn nại,
nhân dân Thanh Chương đã tạo ra được những sản vật đặc trưng của từng vùng.
Trong
thời chống Mỹ, nhiều người gọi Thanh Chương là vùng đất "ba không, một chống".
Tức là: Không xe, không dép, không dày, còn chống là chống gậy. Đất lụt, đất rú
nó sinh ra thế. Người Thanh Chương mang đầy đủ tính cách người Nghệ như giàu
nghĩa khí, kiên cường, bất khuất, cần cù, chịu khó, thẳng thắn bộc trực… vì thế
mà có người đã đúc kết; Người Nghệ An thật mà người Thanh Chương thì rành chi
là thật, thật đi liền với giản dị, không thích hoa lá, khéo léo bề ngoài.
III. HIỆN TRẠNG KHU MỘ CŨ TẠI NÚI VỰC TÁT – XÓM 8 – NGỌC SƠN – THANH CHƯƠNG – NGHỆ AN.
Cung Ly (Nam) có các sơn:
a. Bính: nằm trong giới hạn từ
157.5 đến 172.4 độ. Chính Bính 165 độ .
b. Ngọ: nằm trong giới hạn từ
172.5 đến 187.4 độ. Chính Ngọ 180 độ .
c. Ðinh: nằm trong giới hạn từ
187.5 đến 202.4 độ. Chính Đinh 195 độ .
Như vậy hướng khu mộ có phân kim là : Tọa
Nhâm – Hướng Bính. Vì chỉ chênh với chính hướng Bính 165 độ là 2,5 độ nên
hướng này không bị Kiêm hướng.
A/ XÉT PHONG THỦY KHU MỘ THEO LOAN ĐẦU.
HƯỚNG KHU MỘ 167,5 độ - Tọa Nhâm – Hướng
Bính.
TẢ THỦY ĐẢO HỮU RA BÍNH NGỌ.
1/ LẬP HƯỚNG THEO THỦY.
(Trích
từ Địa lý chính tông và Ngũ quyết ).
HƯỚNG
KHU MỘ 167,5 độ - Tọa Nhâm – Hướng Bính.TẢ THỦY ĐẢO HỮU RA BÍNH NGỌ.
THỦY CỤC.
Thủy
khẩu ra 6 chữ Ất – Thìn , Tốn – Tị , Bính – Ngọ thì các phương Tân – Tuất, Càn
– Hợi , Nhâm – Tý cao nên là Thủy cục, khởi Trường sinh tại Thân để luận thủy.
THỦY RA BÍNH – NGỌ.
Là
Thủy cục, tức Thủy ra Thai. Lập được 4 hướng ( Mộc dục – Suy – Tuyệt – Thai ).
1/Hữu
Thủy đảo Tả.( ra chữ Bính , không phạm chữ Ngọ )
Lập
Hướng Mộc dục.
Tọa
Giáp – Hướng Canh.
Tọa
Mão – Hướng Dậu.
Phú
quý song toàn.
Tả
Thủy đảo Hữu ( Ra chữ Bính không phạm chữ Ngọ )
Lập
Hướng Tuyệt.
Tọa
Càn – Hướng Tốn.
Tọa
Hợi – Hướng Tị.
Ngoài
ra còn 2 hướng bán cát bán hung.
Tọa
Đinh – Hướng Quý.
Tọa
Mùi – Hướng Sửu.
Lập
Hướng Thai.
Tọa Nhâm – Hướng Bính.
Tọa
Tý – Hướng Ngọ.
Như
vậy mộ hiên nay lập theo Hướng Thai - Tọa Nhâm – Hướng Bính. Là một hướng bán
cát bán hung.
2/ LẬP HƯỚNG THEO LONG NHẬP THỦ.
Phần này luận về 24 Long , mỗi Long lập được bao nhiêu Hướng, để phát phú
quý nhanh. Có nghĩa Long đó lập Hướng theo sách “ Thôi Quan Thiên ” thì phát
phú quý nhanh hơn, chứ không nhất thiết Long đó bắt buộc phải lập Hướng đó. Việc
này nhiều Thày hay lầm.
Lập Hướng dĩ nhiên theo “ Tiền triều
Hậu chẩm ” hoặc “ Trương Sơn thực Thủy ” là phải theo Loan đầu mà lập Hướng : Dựa
lưng vào núi hướng mặt ra nước .
Phàm làm Địa lý phải xem trong Huyệt có Sinh khí hay không ? Sinh khí này
là chung linh tú khí của Trời – Đất ngưng tụ mà thành , còn gọi là “ Nhất điểm
linh quang ”. Như một Huyệt mà Long – Huyệt – Sa – Thủy đủ điều kiện hội tụ
chung linh tú khí của trời đất , từ đó ta dùng Lý khí để bổ xung thêm , để
thăng hoa những điều tốt đẹp . Nếu không có những điểm Linh quang thì dù có
dùng bao nhiêu pháp môn Lý khí cũng vô dụng.
24 Long dưới đây theo sách Thôi quan thiên của Lại Bố Y.
CHÚ THÍCH : Nghi ai tả, Nghi ai hữu : Xê dịch về bên Tả hay xê dịch về bên
Hữu một bên nửa phân hay 1 phân , khoảng hào Ly trong La kinh , đã khắc độ số vị
trí nhất định.
• Khí mạch vào tai bên Tả ,
hông bên Tả ( Thanh long ) thì xê dịch quan tài về bên Hữu ( Bạch hổ ) chút ít.
• Khí mạch vào bên tai Hữu ,
hông bên Hữu ( Bạch hổ ) thì xê dịch quan tài về bên Tả ( Thanh long ) một
chút.
Đây là bí quyết của Lại Bố Y.
Long
mạch là núi phía sau , lấy một đỉnh cao nhất ở các núi xung quanh mà mắt thường
đứng ở Huyệt nhìn thấy, từ đó định vị của Long xuất mạch nhập vào Huyệt nên gọi
là Long nhập thủ. Long nhập thủ nên chuyển vào tai ( Nhĩ ) , vai ( Kiên ) , vào lưng ( yêu ), bụng ( Du
hay Phúc ) chứ không nên cho thẳng vào đỉnh đầu , sợ phạm vào “ Đấy sát mạch ”,
sinh người thông minh mà điên khùng.
Trong
những văn bản cổ Lại Bố Y phân châm theo 120 phân kim của Trung châm nhân bàn ,
nhưng lại ứng dụng theo Chính châm Địa bàn . Vì chính mạch nhập Huyệt theo 60
Long Thấu địa , và lập Hướng , Thủy khẩu đều theo Chính châm Địa bàn , do vậy
Long cũng phải theo vị trí của Địa bàn . Nhưng 120 phân kim của Long thì theo
Trung châm nhân bàn là để nạp Âm Ngũ hành của nó, còn lập Hướng vẫn cứ
theo Chính châm Địa bàn thì không sai.
Trong
phần này ghi cả phân kim của Chính châm Địa bàn là để đối chiếu với các phần
khác , cùng với 120 phân kim theo Trung châm nhân bàn để xem nạp âm , Ngũ hành
sinh khắc .
Sách
Phong Thủy âm trạch có 24 Tọa Sơn nhưng thực tế chỉ có 19 Tọa Sơn là có thể đặt
mộ. 5 Tọa Sơn không có Huyệt mộ là : Thìn – Tuất – Ngọ - Mùi – Thân. Trong 19
Sơn còn lại có 57 Huyệt mộ.Tọa Sơn luôn có ảnh hưởng đến huyết tộc. Tọa Sơn để
định vị Huyệt : Cùng 1 Hướng có thể có 1-5-7 Huyệt. Cái khó là xác định được
Huyệt thuộc Long nhập thủ gì.
Tọa
hướng Huyệt mộ thuộc Long và điểm tụ Khí theo “ Thiên Ngọc Kinh “ do Dương Quân
Tùng sở truyền , cùng với các sách “ Địa lý Tả Ao “ , “ Hồng Vũ Cấm Thư “, “ Âm
Trạch Phật Ấn “.
1.Tọa
Nhâm – Hướng Bính có 3 Huyệt:
Mai táng từ tháng 1- 4 thuộc Sửu Long ,
Tụ khí tại Tân Sửu.
Mai táng từ tháng 5-8 thuộc Cấn Long ,
Tụ khí tại Tân Hợi.
Mai táng từ tháng 9-12 thuộc Hợi Long –
Tụ khí tại Bính Tý.
2.Tọa Tý – Hướng Ngọ có 2 Huyệt.
Mai
táng từ tháng 1- 6 thuộc Nhâm Long , Tụ Khí tại Bính Tý.
Mai
táng từ tháng 7-12 thuộc Quý long, Tụ
khí tại Đinh Sửu.
3.Tọa Quý – Hướng Đinh có 3 Huyệt.
Mai
táng từ tháng 1-4 thuộc Cấn Long , Tụ khí tại Mậu Dần.
Mai
táng từ tháng 5-8 thuộc Mão Long , Tụ
khí tại Quý Mão.
Mai
táng từ tháng 9-12 thuộc Hợi Long, Tụ
khí tại Tân Hợi.
4.Tọa
Sửu – Hướng Mùi có 2 Huyệt.
Mai
táng từ tháng 1- 6 thuộc Cấn Long , Tụ khí tại Mậu Dần.
Mai
táng từ tháng 7-12 thuộc Hợi Long , Tụ
khí tại Tân Hợi.
1/SỬU LONG NHẬP THỦ .
Mai táng từ tháng 1- 4 thuộc Sửu Long
, Tụ khí tại Tân Sửu.
Sửu
Long chỉ có 1 Hướng Thôi Quan duy nhất là Nhâm Sơn – Bính Hướng . Lấy mạch Tân Sửu làm chính
Khí.
Nhâm
Sơn – Bính Hướng.
Sửu
Long nhập thủ , lạc mạch bên Tả , Huyệt Tọa Nhâm – Hướng Bính , nhích sang bên
phải gia Cấn , lấy Tân Sửu làm chính Khí mạch , xuyên suốt vào tai Tả.
Thôi
quan Thiên có thơ :
Ngưu Kim tẩu Hướng Thái Vi Viên.
Khí bôn Tả nhĩ , Long mạch toàn.
Dương Khu vi gia , Huyệt niêm hữu.
Thủy triều cục tỏa đa điền viên.
Nghĩa
: Ngưu Kim chỉ cung Sửu . Tẩu hướng là hướng Long mạch đi . Thái Vi Viên chỉ
cung Cấn. Khí chạy vào tai Tả Long mạch vây bọc quanh. Lập Hướng Cấn ( Gia Khu
) Huyệt dán sát vào bên Hữu. Thủy triều cục khóa kín Thủy khẩu tất sinh ra nhiều
người giầu có ,lắm ruộng vườn.
• Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Hợi Tị : Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh
Tị. ( 162,5 độ )
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị.
( 167,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Hợi Tị : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị.
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính
Ngọ.
2/ CẤN LONG NHẬP THỦ .
Mai táng từ tháng 5-8 thuộc Cấn Long
, Tụ khí tại Tân Hợi.
Cấn
Long là Long mạch tốt, lập được nhiều hướng nhất gồm 8 Hướng.
1/
Quý Sơn – Đinh Hướng.
2/
Nhâm Sơn – Bính Hướng.
3/
Giáp Sơn – Canh Hướng.
4/
Ất Sơn – Tân Hướng.
5/
Mão Sơn - Dậu hướng.
6/
Càn Sơn – Tốn Hướng.
7/
Hợi Sơn – Tị Hướng.
8/
Sửu Sơn – Mùi Hướng.
Nhâm Sơn – Bính
Hướng.
Cấn Long nhập thủ, lạc mạch buông ngang, Tả đến xuất Huyệt bên Hữu. Lập Huyệt
Tọa Nhâm – Hướng Bính , gia về bên Hữu, lấy Mậu Dần làm chí Khí , mạch xuyên suốt
vào lưng Tả.
Thôi quan Thiên có thơ :
Thiên Thị lai
Long , Thái Vi Hướng.
Khí xung yêu du
quan tư vượng.
Âm Dương tương
kiến phước vĩnh trinh.
Nhi Khu phân phối
tương tùy xương.
Nghĩa : Phương Cấn ( Thiên Thị ) Long đến , lập Hướng Bính ( Thái Vi ) .
Khí xung vào lưng bụng ( yêu ) rất đế vượng về đường quan chức , tiền tài. Âm
Dương hội hiệp phát phước bền lâu. Cấn Bính chia đều , hòa thuận với nhau rất tốt
lành ( Vì Bính nạp Cấn nên bảo một nhà hòa thuận ).
• Phân kim theo Chính châm Địa
bàn.
- Kiêm Hợi Tị : Tọa Đinh Hợi –
Hướng Đinh Tị. ( 162,5 độ
)
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Tân Hợi –
Hướng Tân Tị. ( 167,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm Nhân
bàn :
- Kiêm Hợi Tị : Tọa Tân Hợi –
Hướng Tân Tị.
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý –
Hướng Bính Ngọ.
3/ HỢI LONG NHẬP THỦ.
Có
5 Hướng.
1/
Tọa Nhâm – Hướng Bính.
2/
Tọa Càn – Hướng Tốn.
3/
Tọa Quý – Hướng Đinh.
4/
Tọa Sửu – Hướng Mùi.
5/
Tọa Dậu – Hướng Mão.
Lấy
Tân Hợi làm chính khí cho Hợi Long.
1/ Tọa Nhâm – Hướng Bính.
Mai táng từ tháng 9-12 thuộc Hợi Long
– Tụ khí tại Bính Tý.
Hợi
long nhập thủ, lạc mạch bên Hữu. Lập Huyệt Tọa Nhâm – Hướng Bính, hợp xê dịch
quan tài về Thanh long, gia Càn nửa phân. Lấy Tân Hợi làm chính khí cho Hợi
Long , mạch xuyên qua tai Hữu.
Thôi
quan Thiên có thơ .
Thôi quan đệ nhất Thiên phụ huyệt.
Thiên hoàng khí tòng Hữu nhĩ tiếp.
Huyệt nghi ai Tả, vi gia Càn.
Tử thụ kim chương, tại tiền liệt.
Nghĩa
: Thôi quan thứ nhất, Hợi Long Tọa Nhâm( Thiên phụ ) – Hướng Bính. Khí mạch Hợi
( Thiên hoàng ) theo vào bên tai Hữu. Huyệt hợp xê dịch về Tả, gia chút ít Càn.
Sẽ sinh người mang đai tía, quân chương vàng, vật quý bày ra ở trước ( phát quý
cách ).
Phân
kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Hợi Tị : Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh
Tị. ( 162,5 độ )
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị.
( 167,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Hợi Tị : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị.
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính
Ngọ.
3/
PHÂN KIM THEO HƯỚNG PHÁT VI.
( Giảng nghĩa Thủy pháp )
Trong 12 Sơn , 12 Hướng , mỗi Hướng có đủ 12 Thủy khẩu. Hướng nào cát , hướng
nào hung, Trường sinh , Thủy pháp đều biện kỹ càng , xét đoán không sợ sai lầm.
( Triệu Cửu Phong ).
NHÂM SƠN – BÍNH HƯỚNG.
Thủy
ra Bính Ngọ . Thủy cục.
Lập hướng Bính Ngọ, Hữu Thủy đảo Tả, đem nước
Sinh Dường vào Minh đường, theo trên chữ Bính mà ra , lại không phạm vào địa
chi Ngọ, còn có 100 bộ ( 180 m ) ngăn đón. Hợp Thủy pháp Thai hướng, Thai
phương lưu xuất, cũng gọi là xuất Sát , không gọi là xung Thai. Chủ đại phú
quý, nhân đinh hưng vượng, nhưng đoản thọ, có đàn bà trẻ bị ở góa. Nếu không phải
chân Long đích Huyệt thì táng rồi không bại cũng Tuyệt, không nên xem nhẹ.
Biện luận hình đồ 12.
Như Nhâm Sơn Bính Hướng, Tý Sơn Ngọ Hướng. Nếu
lại Tả Thủy đảo Hữu, đem nước Tử , bệnh , Tuyệt vào Minh đường ra phương Bính
Ngọ thì biến Sinh lai phá Vượng , có nhân đinh mà không có tiền tài , nghèo như
Phạm Đan. Không nên lầm Thai Hướng , Thai phương Thủy ra mà luận như trên.
4/ LẬP
HƯỚNG THEO PHÂN CHÂM.
Phần này có 2 phần :
1/Luận cát hung theo 12 cung Trường sinh.
2/ Luận cát hung theo Cửu tinh theo Tọa sơn, lập
đồ hình Địa Quái Mậu, luận cát hung của
Sơn.
Tổng hợp cả hai phần trên thành : BÍ QUYẾT
PHÂN CHÂM.
Lưu ý : Chữ Gia hay Kiêm nghĩa như nhau , chỉ
là nghiêng về bên đó. Ví dụ : Bính sơn – Nhâm hướng Gia ( hay Kiêm ) Hợi là
nghiêng về chữ Hợi.
CỬU TINH PHỐI 12 CUNG.
• Dưỡng
, Trường sinh : Tức sao Tham lang ( Đại cát tinh ) – Thủy nên về , không nên
đi.
• Mộc
dục : Là sao Văn Khúc ( Hung tinh ) – Thủy nên đi , không nên chảy về.
• Quan
đới : Cũng là sao Văn Khúc ( Hung tinh ) – Nhưng Thủy nên về , không nên đi.
• Lâm
Quan , Đế vượng : Thuộc sao Vũ Khúc tinh ( Cát tinh ) – Thủy nên về , không nên
đi.
• Suy
: Tức sao Cự môn tinh ( Cát tinh ) , Thủy đến , đi đều tốt.
• Bệnh
, Tử : Thuộc sao Liêm trinh tinh (Đại hung tinh ), Thủy không nên chảy về.
• Mộ
: Thuộc sao Phá Quân tinh ( Đại hung tinh ), Thủy nên chảy đi không nên chảy về.
• Tuyệt
, Thai : Thuộc sao Lộc Tồn tinh. Thủy nên đi , không nên đến, Thủy đến là phạm
Hoàng tuyền.
LUẬN THỦY PHÁP THEO 12 THỦY KHẨU.
• Mộc
dục ( Văn khúc, tức Đào hoa ), nếu Thủy chảy đến , xuất người dâm loạn , cờ bạc
, ăn chơi phóng đãng.
• Tuyệt
, Thai ( Sao Lộc Tồn ) nếu Thủy chảy về , phụ nữ trụy thai, nuôi con nuôi ,hay
nuôi con người mà tưởng con mình.
• Bệng
, Tử ( Liêm Trinh ) nếu Thủy chảy về , bệnh tật đeo thân, thuốc thang chẳng khỏi.
• Mộ
( Sao Phá quân ) nếu Thủy chảy về ,làm giặc cướp , bị lưu đày, gông cùm , tù tội
vì phạm Hoàng tuyền.
• Trường
sinh , Dưỡng ( Tham lang ) nếu Thủy chảy về , chủ vượng nhân đinh, phúc lộc vẹn
toàn , không tai họa.
• Đế
vượng ( Vũ Khúc ) , nếu Thủy chảy về , chủ về tài lộc, tiền của dồi dào, quan
cao , chức trọng.
• Quan
đới ( Văn Xương ) nếu Thủy chảy về ,xuất người thông minh , văn chương lỗi lạc,
nhưng có tính phong lưu , ham mê cờ bạc .
• Lâm
quan ( Vũ Khúc ) nếu Thủy chảy về , con cháu đỗ cao, phú quý tột bực. Đây là
Quan lộc Thủy rất tốt.
• Suy
( Cự Môn ) nếu Thủy chảy về , Con cháu thông minh, tên là Học đường Thủy, tuổi
trẻ đỗ đạt tài cao, ấm no , phong lưu, tiền của dồi dào.
Bao nhiêu sách vở , bao nhiêu nhà luận Thủy
pháp cũng cứ căn cứ 12 vòng Trường sinh trên để luận cát hung. Khi chúng ta xem
Thủy ra chữ nào, định được cục, khởi được Trường sinh là đã đoán định được vì
Thủy chủ họa phúc.
LƯU Ý : Trong phần Bí quyết phân châm này gồm
72 sơn Hướng. Có 42 Hướng luận Trường sinh thuận, 30 Hướng luận Trường sinh nghịch.
Trong phần này chỉ dùng 42 Hướng luận Trường sinh thuận. Trong phần này Bốc tắc
Ngụy dùng chữ Gia , Dương Quân Tùng dùng chữ
Kiêm . Gia hay Kiêm cùng để chỉ nghiêng về bên đó . ( Gia Hợi là nghiêng
về Hợi ). Muốn biết chính xác một địa cục , ta theo Thủy khẩu vẽ một đồ hình của
12 cung Trường sinh của Sơn và 12 cung Trường sinh của Thủy pháp để luận . Vì
Thủy chủ tài lộc họa phúc nhân đinh , quý tiện .
NHÂM
SƠN BÍNH HƯỚNG.
• Nhâm sơn Bính Hướng gia Hợi ( 161,5 độ ) :
Dùng cho Tọa Đinh Hợi - Hướng Đinh Tị ( 120 phân kim ), Tọa sao Thất 2 hay 3 độ, ấy
là Bính Tý Hỏa độ, Bình phân ( La kinh bình phân 60 ) Giáp Tý. Ngành 2,3 phú
quý. Người có mạng Kim , mạng Thổ phát đạt. Người mạng Mộc tuy có phú quý nhưng
không bền.
•
Nhâm sơn Bính hướng gia Tý ( 167 độ ).
Dùng Tọa Tân Hợi - Hướng Tân Tị ( 120
phân kim ) , tọa sao Nguy 11 , 12 độ, ấy là Mậu Tuất Thủy độ, bình phân ( La
kinh bình phân 60 ) Bính Tý. Chủ phú quý, các ngành đều quý hiển, dễ có danh vị,
dễ phát đạt. Nhưng về lâu dài sinh bệnh về mắt, ngành trưởng chẳng lành, sau
sinh tà dâm , loạn gia nhanh, ngành 3 cô quả. Bán hung bán cát.
• Nhâm sơn Bính hướng chính châm . Dùng Tọa
Đinh Hợi – Hướng Đinh Tị phân kim, Tọa sao Nguy 15,5 độ - Hướng Sao Trương 18 độ.
Nếu là Hỏa cục , thì đây là Vượng hướng . Cục
này hợp phương Cấn ( Phương Sinh ) có sơn phong cao sẽ xuất văn nhân, như trước
mặt cao vừa , mọi ngành đều phát . Phương Sửu Sơn ( Dưỡng ), Thìn Sơn ( Quan đới
) cao, trưởng phòng đắc tài . Nếu tả Thủy chảy đảo qua hữu , xuất ra Tân Tuất
phương Mộ Hỏa cục là chính Vượng Hướng tên là Tam hợp liên châu, chủ đại phú
quý , các phòng đều phát .
Trường hợp nếu Thủy xuất Đinh Mùi phương , là
Mộc cục , là Tử hướng , còn gọi là Tự vượng hướng . Chủ phú quý , tuổi thọ cao,
nhân đinh vượng.
Nếu Hữu Thủy đảo Tả xuất qua Giáp phương ,
không phạm vào chữ Dần, là Kim cục Thủy xuất Thai phương thành Hướng Mộc dục,
là cách Lộc tồn lưu tận bội kim ngư , phú quý song toàn, nhân đinh hưng vượng.
Nhưng nếu xuất thủy ra gặp chữ Dần – Mão thì không dâm cũng tuyệt .
Nếu Hữu
Thủy đảo Tả , xuất ra chữ Bính là xuất đầu của Thủy cục Ấy
là phân kim chẳng vào Thai luận ( Thủy ra Thai , Lập Hướng Thai ) , chủ ít phú
quý nhưng nhân đinh hưng vượng .
Phản cục : ( Luận cho Hỏa cục ). Tị Sơn phong
triều xung , phạm quan phi khẩu thiệt, huynh đệ bất hòa . Tị sơn phong khuyết
lõm, chủ đao thương thổ huyết. Nhâm sơn phong ( Thai ) chẳng khởi cao , ngành
giữa chẳng lợi . Khôn phương ( Bệnh ) cao lớn , chủ người đổi vợ . Hợi phong (
Tuyệt ) độc cao , nhân đinh chẳng vượng , chủ tuyệt tự nuôi rể .
Nếu phương Ngọ thấy Thủy triều là Dương nhận
thủy , đảo Âm phá Dương , chủ nam nữ tham sắc mà mất mạng . Nếu Hữu thủy lưu đến
Tả , xuất Tốn Tị phương , là xung phá hướng thượng Lâm quan , phạm sát nhân
Hoàng tuyền , chủ bại tuyệt , phạm hỏa tai , huyết chứng.
Nếy Thủy xuất Cấn Dần làm Vượng Khứ xung Sinh
, tuy có chút tài phú mà con nhỏ khó nuôi , 10 cái có đến 9 cái tuyệt tự .
Chính cục phóng Đinh Khôn Canh thủy chính là Mộc cục .
( Trên đây luận Hỏa cục , khởi Trường sinh tại
Dần , trong thực tế , cục địa gì ta cứ căn cứ vào cung Trường sinh mà luận ).
• Nhâm Sơn – Bính Hướng kiêm Tý Ngọ .
Dùng Tân Hợi - Tân Tị mà phân kim . Tọa sao
Nguy 11 độ , Hướng sao Trương 14 độ, làm Dương Thủy kiếp sát hậu. Tý vi Tổ mẫu
, Nhâm vi Tôn , phu phụ thất ngẫu chẳng phối hiệp . Âm Dương thác loạn lại tạp
. Năm Dần – Ngọ - Tuất phòng Hỏa tai , đinh tài thối bại . Nếu được Tá Khố tiêu
Thủy , phương Suy và Vượng có sơn phong cáo , cùng có Thủy triều lai ,là dẫn
Quý lai triều Đường , chủ hậu nhân thông minh , thiếu niên đắc chí . Các phòng
đều đặng tài đinh đều vượng.
• Nhâm Sơn – Bính Hướng kiêm Hợi Tị .
Dụng Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh Tị phân kim . Tọa
sao Thất 2 độ - Hướng sao Dực 2 độ làm tiểu cục . Tạm luận Thủy cục .
Ấy là Thiếu nam ( Bính nạp Cấn ) phối với Thiếu
nữ ( Tị nạp Đoài ) , Âm Dương chính phối , phòng phòng đều phát . Các năm Tị -
Dậu – Sửu đinh , tài đều vượng . Hướng Bính Lộc tại Tị , vốn dùng Hỏa Lộc phân
kim , con cháu danh thành , lợi đến .
Nếu như Bính phong khởi cũng là núi Lộc còn có
tên là Thiên Xá , không có hung họa , là cát địa , chủ người sau phú quý , lợi
về khoa giáp , xuất tú tài cử nhân , hoặc làm ngành giáo .
Nếu tại Hợi – Nhâm – Tý – Quý ( Phương Vượng )
có sơn phong nhọn đẹp là Lộc – Mã Quý nhân . Nếu Mùi , Khôn , Thân ( phương Trường
sinh ) có sơn phong lại có Thủy lai , làm Trường sinh Thủy , nếu hội hiệp Thìn
, Tốn phương là đẹp , hay Thôi quan phát phước rất nhanh , lại sanh quý tử . Hiệp
với Tiên thiên , hậu Thiên bát quái , con cháu thông minh hơn người , văn nhã ,
tú lệ , định xuất đại khoa quan cao.
Nếu Bính phương Thủy chảy đi làm Lộc Tồn Thủy
. Lộc Tồn khứ tận phú quý khai Thái . Nếu Long nhỏ thấp xuất quý. Cục này hợp
Thủy xuất ra Bính là cát vì Thai Hướng – Thai phương.
Phản cục : Nếu Thanh Long sơn cao lớn , Giáp –
Mão ( Tử ), Ất Thìn ( Mộ ) Thủy chảy lại , đến Khôn Thân đi ra là đại sát trạch
địa , bên nữ bất lợi vì lập Hướng Tử , Thủy chảy ra Tuyệt ( Mộc cục – Trường
sinh tại Hợi ) , là Đoản mạng Thủy , cô thân quả tú – Giao như bất cập . Giáp
Mão ( Tử của Thủy cục ) sơn phong cao lớn , xuất đàm hỏa huyết chứng , xuất người
chinh chiến .
Nếu Tị Bính Thủy lai ( Tuyệt ) . Xuất người du
đãng , bại gia , chết trẻ , bất lợi khoa giáp , quan đương vị cũng bị giáng chức
. Nếu Thủy theo hướng Mùi Khôn xuất khứ , lưu phá Trường sinh , chung cuộc bị
tuyệt tự , lệ chảy ròng ròng , thiếu niên quả phụ phòng không.
( Trên đây tạm luận Thủy cục Trường sinh tại
Thân – Thủy cục. Các cách cục khác theo Trường sinh Thủy mà luận ).
5/ PHÂN
KIM – KHAI MÔN – PHÓNG THỦY – TẠO TÁNG.
( Theo Địa lý Đại toàn ).
LƯU Ý: Độ số của Nhị thập bát tú có thể không
khớp với phần trên vì ngày xưa có nhiều loại La kinh . Ta chỉ cần sử dụng đúng
120 phân kim là được .
NHÂM
SƠN – BÍNH HƯỚNG .
1/
Kiêm Hợi Tị .
Vòng địa bàn chính châm 120 phân kim : Tọa
Đinh Tị - Hướng Đinh Hợi. ( 162,5 độ ).
Vòng Thiên bàn Phùng châm 120 phân kim : Tọa
Tân Hợi – Hướng Tân Tị.
Tú độ : Tọa sao Thất 2 độ - Hướng sao Dực 3 độ.
Xuyên sơn 72 Long : Quý Hợi – Đinh Tị.
Thấu địa 60 Long : Tọa Giáp Tý – Hướng Canh Ngọ, nạp âm thuộc Kim.
Độ tọa Huyệt : Bình phân Hỏa độ.
Quẻ : Long thấu địa thuộc quẻ : Trạch Thủy Khốn.
Dùng Cục : Hợi – Mão – Mùi , Mộc cục – Bình.
Cục : Thân – Tý – Thìn : Thủy cục , tốt .
Cục : Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa cục ) : tọa Tam
sát hung.
Cục : Tị - Dậu – Sửu , Kim cục , tốt .
2/Kiêm
Tý Ngọ.
Vòng địa bàn chính châm 120 phân kim : Tọa Tân
Hợi – Hướng Tân Tị. ( 167,5 độ ).
Vòng Thiên bàn Phùng châm 120 phân kim : Tọa
Đinh Hợi – Hướng Đinh Tị.
Tú độ : Tọa sao Nguy 10 độ - Hướng sao Trương
14 độ.
Xuyên sơn 72 Long : Tọa Giáp Tý – Hướng Canh
Ngọ.
Thấu địa 60 Long : Tọa Bính Tý – Hướng Nhâm Ngọ
,nạp âm thuộc Thủy.
Độ tọa Huyệt : Bình phân Thủy độ.
Quẻ : Long thấu địa thuộc quẻ : Địa Thủy Sư.
Dùng Cục : Thân – Tý – Thìn : Thủy vượng cục ,
tốt .
Cục : Hợi – Mão – Mùi , Mộc cục – Tiết cục ,
kém.
Cục : Tị - Dậu – Sửu , Kim cục , Ấn cục tốt .
Cục : Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa cục ) : Tọa Tam
sát hung.
3/ Chân lịch số .
Tiết Vũ Thủy Thái dương đáo Nhâm , cùng Khôn ,
Ất Tốt .
Tiết Xử thử : Thái dương đáo Bính , chiếu Nhâm
Tốt .
Tiết Đại Tuyết , Thiên đế đáo Nhâm Tột .
Khai Môn :
• Nên
Tị phương , Kim chất Khố.
• Đinh
phương hợp hoạng tài.
• Bính
phương , Thiên cơ Mộc tốt .
Phóng Thủy : Đại lợi Đinh phương .
Hoàng Tuyền : Sát tại Tốn , Khôn và Thìn , Ngọ
phương .
Bốn vị ấy không nên khai môn, phóng thủy đều xấu.
Tạo táng : Nhâm sơn , không nên dùng năm tháng
ngày giờ Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa ) là phạm Tam sát hung.
Nên dùng : Canh Tý , Tân Hợi , Bính Thân ,
Bính Thìn hợp với Thủy cục rất tốt.
3/ Chọn năm tháng ngày giờ cho cục tọa Nhâm –
Hướng Bính .
Tháng Giêng ( Dần ) : Tọa Tam sát hung.
Tháng 2 ( Mão ) : Ngày Giáp, Bính , Canh ,
Nhâm – Thân ; Kỷ , Đinh , Tân , Quý – Mùi . 8 ngày tốt.
Tháng 3 ( Thìn ) : Ngày Giáp, Bính , Canh –
Thân. Bính , Canh – Tý. Ất ,Tân , Quý – Dậu tốt.
Tháng 4 ( Tị ) : Phạm Kiếm phong sát an táng bất
lợi.
Tháng 5 ( Ngọ ) : Tọa Tam sát hung.
Tháng 6 ( Mùi ) : Ngày Giáp, Bính , Canh –
Thân, Tân Mão , Ất, Tân , Quý- Dậu tốt.
Tháng 7 ( Thân ) : Bính Tý. Bính,Mậu - Thân. Ất , Kỷ , Tân , Quý – dậu
tốt.
Tháng 8 ( Dậu ) : Ngày Giáp, Bính , Canh –
Thân , Quý Sửu , Bính Thìn ,Kỷ , Quý – Dậu tốt.
Tháng 9 ( Tuất ) : Tọa Tam sát an táng bất lợi.
Tháng 10 ( Hợi ) : Phạm Kiếm phong sát an táng
bất lợi.
Tháng 11 ( Tý ) : Ngày Giáp, Bính , Mậu,Canh –
Thân tốt. Giáp , Bính , Mậu – Thìn tốt.
Tháng 12 ( Sửu ) : Giáp , Mậu , Canh – Thân. Ất,
Tân , Quý- Dậu tốt.
4/ Khảo chính giờ cát hung định cục .
Tý – Tốt , Sửu – Tốt , Dần – Tọa sát Hung, Mão
– Bình . Thìn – Tốt , Tị - Tốt , Ngọ - Tọa sát Hung . Mùi – Bình. Thân – Tốt ,
Dậu – Tốt . Tuất – Tọa sát Hung . Hợi – Bình .
6/ PHÂN KIM
THEO 72 LONG HƯỚNG CÁT HUNG.
( Trích dịch từ sách THẬP NHỊ TRƯỢNG – Dương
Quân Tùng).
Trong phần dưới đây , căn cứ vào Lục thập Hoa
Giáp để định Ngũ hành cho Long. Ngũ hành cho Long xem trong Trạch nhật . Ví dụ
Giáp Thìn , Giáp Tuất thì Hỏa, Thủy , Thổ , Kim, Mộc – Tức là nạp Âm Ngũ hành tất
biết năm đó phát cát hay hung . Ví dụ Mộc Long , Mộc Hướng tất phát vào các năm
Hợi – Mão – Mùi …Vì căn cứ vào 60 Hoa Giáp , nên hướng Mộc Long thì Long Mộc ;
Hướng Hỏa Long thì Long Hỏa, phần này Âm Dương không quan trọng , chỉ nêu để biết
mà thôi.
1.NHÂM
SƠN – BÍNH HƯỚNG.
1. Nhâm Sơn – Bính Hướng :
Kiêm Tý Ngọ 3 phân có tên là Thiên Khôi Long.
Thiên Khôi Long tinh, rất hợp với trung nam,
được vinh hoa trên đời ít gặp. Táng đặng chân Long, chân Cục, người nhà đặng giầu
có , con cháu hanh thông. Long này hợp với Cát Thủy . Chủ người mạng Thủy phú
quý. Người mạng Mộc Thực Lộc , người mạng Kim bình .
Như hạ đặng 7 phân Nhâm Sơn , đầu Long tọa
Giáp Tý – Hướng Giáp Ngọ; Kim Long , Kim Hướng . Dương lai – Dương Thụ, như Cấn
, Giáp triều Thủy lưu, Đinh Thủy đi ra thì hợp quý cách cát tường của Mộc Cục (
Hóa Tử vi Vượng Hướng , Thủy ra Mộ ).
Tốn , Ất Thủy – Tên là Kinh Vân Thiên Thượng
Tham Lang của Kim Cục đại cát .Tử tôn hưng thịnh , lắm ruộng vườn , 3 năm phát
tài , 12 năm giầu lớn . Năm Tị - Dậu – Sửu sinh quý tử , 18 năm , 24 năm khoa
giáp liền liền , một đời quý hiển , về sau dần suy thoái .
Như Ngọ và Khôn làm Văn Khúc Thủy lai triều ,
chủ nam yêu Hoa , Nữ háo sắc . Đàn bà
tranh tụng lôi thôi, bại sản gia nghiệp. Nếu Thủy đảo ra phá Tham Lang, làm nghịch
Thủy chi Long thì tha phương chết trẻ.
2/
Nhâm Sơn – Bính Hướng :
Kiêm
Hợi Tị 3 phân – Tên là Thiên Phủ Long.
Thiên Phủ Long , cung quý có dư, quý lại càng
quý, nhất là con giữa, lại được Cửu tinh lai nhập miếu, càng về sau càng vinh
hoa tấn phát. Long này bát ly hậu hiển quý, đời đời nhân nghĩa mãn môn. Trưởng
và trung nam có mạng Hỏa, phú quý song toàn , người mạng Kim bại tuyệt.
Như hạ 7 phân Nhâm Sơn , đầu Long tọa Quý Hợi
– Hướng hợp Quý Tị , Thủy Long , Thủy Hướng , Dương lai – Dương Thụ,năm đầu có
hao . Như Canh Khôn ( Vũ Khúc ) Thủy lai triều nhập Bính , lưu Giáp là Kim Cục
Mộc dục Hướng , Thủy theo phương Thai mà ra , thời làm tín Thần , trùng trùng
phúc lộc , hưng Long , đại cát xướng. Năm Thân – Tý – Thìn sinh quý tử , 12 năm
đại vượng , được chân Long , đích Huyệt, 9 đời con cháu làm đến Tam công.
Thủy đảo
nội dương hữu thời hung , nội dương đảo tả thời cát , cẩn thận đó. ( Nước Sinh
, Vượng, Quan , Lâm vào Minh đường cát . Nước Bệnh , Tử , Mộ , Tuyệt vào Minh
đường là hung ). Hướng này nước ra Tốn Tị là phạm sát nhân Hoàng Tuyền là đại
hung . Nếu xuất Đinh Mùi là Hóa Tử vi Vượng đại cát .
3/
Nhâm Sơn – Bính Hướng :
Chính
Hướng tên là Tử Nhân Long.
Tử Nhân Long vị, khó kham nổi nhập miếu , biết
rằng giầu đó lại nghèo đó . Một đời đã thấy ứng nghiệm , cháu con lâu dài tuyệt
tự , tuyệt tông. Long ấy xuất quý thì đời sau cũng bại tuyệt, Huyệt tốt cũng chỉ
bình bình , một hai đời tốt, ngành trưởng gặp hung họa trước , trung nam tạm
yên. Như hạ chính Nhâm Sơn , đầu tọa Tử nhập hướng đài là cải Thủy long Hỏa hướng
không biến .
Như Tốn Thủy xuất đi quan hệ Bính Hướng Hoàng
Tuyền ( Thai Hướng , Tuyệt Thủy lưu )- Lại gặp Nhâm Sơn tuyệt địa , sách rằng :
Ất , Bính Hoàng tuyền Tốn mạc du . Sát ngành trưởng nặng nhất. Khôn Thân Thủy
triều ( Sinh ) quy Bính khứ - Là Thai Hướng , Thai Phương , cũng được vài đời
phú quý , phát tài .Năm Thân – Tý – Thìn sinh quý tử, 3 đời sau sẽ bại .Dần –
Ngọ - Tuất niên ứng hung họa, bệnh tật khởi , không nên khinh thường.
TÓM LẠI
: Phân
kim của hướng mộ hiện nay HƯỚNG KHU MỘ 167,5 độ - Tọa Nhâm – Hướng Bính.TẢ THỦY
ĐẢO HỮU RA BÍNH NGỌ cũng khá tốt, chỉ tiếc là dòng Khí quá sát sẽ gây ra nhiều
hung hiểm cho những người còn sống. Như Nhâm Sơn Bính Hướng, Tý Sơn Ngọ Hướng.
Nếu lại Tả Thủy đảo Hữu, đem nước Tử , bệnh , Tuyệt vào Minh đường ra phương
Bính Ngọ thì biến Sinh lai phá Vượng , có nhân đinh mà không có tiền tài ,
nghèo như Phạm Đan. Không nên lầm Thai Hướng , Thai phương Thủy ra mà luận như
trên.
KẾT LUẬN : Khu vực này có nhiều sát Khí và không được tàng Phong , mặt khác khu mộ ở vị trí quá cao, rất khó khăn khi đi thăm mộ. Hiện nay do thiếu hiểu biết nên người ta làm mộ quay tứ tung, không chừa đường đi nên muốn vào khu mộ phải trèo qua nhiều mộ khác. Ý định của gia đình muốn chuyển khu mộ này về quả đồi chè ngay sát nhà để dễ quản lý và thăm mộ.
IV.
XÉT KHU MỘ MỚI CÓ Ý ĐỊNH THỰC HIỆN .
ĐỊA
CHỈ : RÚ ĐỎ - XÓM 8 – NGỌC SƠN – THANH CHƯƠNG – NGHỆ AN.
Đây là khu đất của gia đình có nhà và vườn
đang ở. Khu đất nằm ở triền một quả đồi thấp, có độ cao khoảng 100 m so với mực
nước biển. Đất khu vực này là là loại
đất pheralít đỏ vàng đồi núi thấp. Hai bên có Thanh Long – Bạch Hổ cân phân rất
đẹp, ôm sát vào khu đất. Minh đường là dải ruộng có nước khá rộng. HƯỚNG 176,5
ĐỘ - TẢ THỦY ĐẢO HỮU , HỮU THỦY ĐẢO TẢ RA BÍNH NGỌ. Hai bên Thanh Long – Bạch Hổ
có đủ chiêng , trống , cờ quạt, có Quy hồi đầu.
Phần Án thư có một quả đồi thấp phía xa khá đẹp
hình Quy hồi
đầu.
Huyền
Vũ là quả đồi sát nhà có thế đứng vững chắc. Long Khí ở khu vực này khá thuần hậu
, hiền hòa.
Cung Ly
(Nam) có các sơn:
a. Bính: nằm trong giới hạn từ 157.5 đến
172.4 độ. Chính Bính 165 độ .
b. Ngọ: nằm trong giới hạn từ 172.5 đến 187.4
độ. Chính Ngọ 180 độ .
c. Ðinh: nằm trong giới hạn từ 187.5 đến
202.4 độ. Chính Đinh 195 độ .
Khu đất
này có Hướng Tọa Tý – Hướng Ngọ.
TÝ SƠN – NGỌ HƯỚNG : Đây
cũng là phương vị cao quý và thường không bỏ lỡ các cơ hội tốt . Đây cũng là hướng
cao quý mà các đền đài , ban thờ hay chọn . Vì cung Tý đối diện với Thái dương
nên cung Tý được gọi là cung ánh sáng . Hóa thân của Thái dương chính là Thủy Tổ
Thiên chiếu đại thần của Thiên Hoàng Nhật bản . Do vậy Hoàng cung dùng để tế lễ
đại thần cũng theo phương Tý sơn này . Ngoài ra lăng mộ của Minh Trị và Thiên
Hoàng Chiếu Hòa cũng lấy theo hướng này .
Vì Tý
sơn – Ngọ hướng tượng trưng cho sự quả cảm nên nếu có thể kết hợp với Địa long
thì nó sẽ sản sinh ra Khí tốt , khiến cho người ta thông minh , khai huệ mở trí
, quả quyết hành động , không bỏ lỡ cơ hội .
Trong nghĩa trang gia đình sẽ lập, ta xét
Phong thủy đe763 chọn được Phân kim tốt nhất cho cuộc đất này.
A/ XÉT PHONG THỦY
KHU MỘ THEO LOAN ĐẦU.
Hướng Tọa
Tý – Hướng Ngọ. TẢ THỦY
ĐẢO HỮU , HỮU THỦY ĐẢO TẢ RA BÍNH NGỌ.
TÝ
SƠN KHAI MÔN PHÓNG THỦY.
• Hoàng
tuyền tại Khôn, không nên có đường nước từ hướng đó chẩy đến chủ về sát nhân.
• Kiếp
sát tại Tỵ , hướng đó không nên có gò núi , cây cối , lâu đài cao chiếu đến chủ
bệnh tật triền miên .
• Thân
– Canh – Dậu hướng có nước chảy về chủ đem tài lộc đến cát lợi.
• Trường
sinh tại Thân , Đế vượng tại Tý , Mộ tại Thìn là Thủy cục .Ất – Bính – Đinh là
3 kỳ.
• Khai
môn hướng Mão – Thìn – Ngọ - Mùi – Dậu đại cát.
• Hợp
người tuổi mạng Mộc.
(Trích
từ Địa lý chính tông và Ngũ quyết ).
HƯỚNG
KHU MỘ 176,5 độ - Tọa Nhâm – Hướng Bính.TẢ THỦY ĐẢO HỮU RA BÍNH NGỌ.
THỦY CỤC.
Thủy
khẩu ra 6 chữ Ất – Thìn , Tốn – Tị , Bính – Ngọ thì các phương Tân – Tuất, Càn
– Hợi , Nhâm – Tý cao nên là Thủy cục, khởi Trường sinh tại Thân để luận thủy.
THỦY RA BÍNH – NGỌ.
Là
Thủy cục, tức Thủy ra Thai. Lập được 4 hướng ( Mộc dục – Suy – Tuyệt – Thai ).
1/Hữu
Thủy đảo Tả.( ra chữ Bính , không phạm chữ Ngọ )
Lập
Hướng Mộc dục.
Tọa
Giáp – Hướng Canh.
Tọa
Mão – Hướng Dậu.
Phú
quý song toàn.
Tả
Thủy đảo Hữu ( Ra chữ Bính không phạm chữ Ngọ )
Lập
Hướng Tuyệt.
Tọa
Càn – Hướng Tốn.
Tọa
Hợi – Hướng Tị.
Ngoài
ra còn 2 hướng bán cát bán hung.
Tọa
Đinh – Hướng Quý.
Tọa
Mùi – Hướng Sửu.
Lập
Hướng Thai.
Tọa
Nhâm – Hướng Bính.
Tọa Tý – Hướng Ngọ.
Ta
chọn phân kim khu mộ theo phân kim Tọa
Tý – Hướng Ngọ.
2/ LẬP HƯỚNG THEO LONG NHẬP THỦ.
Phần
này luận về 24 Long , mỗi Long lập được bao nhiêu Hướng, để phát phú quý nhanh.
Có nghĩa Long đó lập Hướng theo sách “ Thôi Quan Thiên ” thì phát phú quý nhanh
hơn, chứ không nhất thiết Long đó bắt buộc phải lập Hướng đó. Việc này nhiều
Thày hay lầm.
Lập Hướng dĩ nhiên theo “ Tiền triều Hậu chẩm
” hoặc “ Trương Sơn thực Thủy ” là phải theo Loan đầu mà lập Hướng : Dựa lưng
vào núi hướng mặt ra nước .
Phàm
làm Địa lý phải xem trong Huyệt có Sinh khí hay không ? Sinh khí này là chung
linh tú khí của Trời – Đất ngưng tụ mà thành , còn gọi là “ Nhất điểm linh
quang ”. Như một Huyệt mà Long – Huyệt – Sa – Thủy đủ điều kiện hội tụ chung
linh tú khí của trời đất , từ đó ta dùng Lý khí để bổ xung thêm , để thăng hoa
những điều tốt đẹp . Nếu không có những điểm Linh quang thì dù có dùng bao
nhiêu pháp môn Lý khí cũng vô dụng.
24
Long dưới đây theo sách Thôi quan thiên của Lại Bố Y.
CHÚ
THÍCH : Nghi ai tả, Nghi ai hữu : Xê dịch về bên Tả hay xê dịch về bên Hữu một
bên nửa phân hay 1 phân , khoảng hào Ly trong La kinh , đã khắc độ số vị trí nhất
định.
• Khí mạch vào tai bên Tả , hông bên Tả (
Thanh long ) thì xê dịch quan tài về bên Hữu ( Bạch hổ ) chút ít.
• Khí mạch vào bên tai Hữu , hông bên Hữu
( Bạch hổ ) thì xê dịch quan tài về bên Tả ( Thanh long ) một chút.
Đây
là bí quyết của Lại Bố Y.
Long
mạch là núi phía sau , lấy một đỉnh cao nhất ở các núi xung quanh mà mắt thường
đứng ở Huyệt nhìn thấy, từ đó định vị của Long xuất mạch nhập vào Huyệt nên gọi
là Long nhập thủ. Long nhập thủ nên chuyển vào tai ( Nhĩ ) , vai ( Kiên ) , vào lưng ( yêu ), bụng ( Du
hay Phúc ) chứ không nên cho thẳng vào đỉnh đầu , sợ phạm vào “ Đấy sát mạch ”,
sinh người thông minh mà điên khùng.
Trong
những văn bản cổ Lại Bố Y phân châm theo 120 phân kim của Trung châm nhân bàn ,
nhưng lại ứng dụng theo Chính châm Địa bàn . Vì chính mạch nhập Huyệt theo 60
Long Thấu địa , và lập Hướng , Thủy khẩu đều theo Chính châm Địa bàn , do vậy
Long cũng phải theo vị trí của Địa bàn . Nhưng 120 phân kim của Long thì theo
Trung châm nhân bàn là để nạp Âm Ngũ hành của nó, còn lập Hướng vẫn cứ
theo Chính châm Địa bàn thì không sai.
Trong
phần này ghi cả phân kim của Chính châm Địa bàn là để đối chiếu với các phần
khác , cùng với 120 phân kim theo Trung châm nhân bàn để xem nạp âm , Ngũ hành
sinh khắc .
Sách
Phong Thủy âm trạch có 24 Tọa Sơn nhưng thực tế chỉ có 19 Tọa Sơn là có thể đặt
mộ. 5 Tọa Sơn không có Huyệt mộ là : Thìn – Tuất – Ngọ - Mùi – Thân. Trong 19
Sơn còn lại có 57 Huyệt mộ.Tọa Sơn luôn có ảnh hưởng đến huyết tộc. Tọa Sơn để
định vị Huyệt : Cùng 1 Hướng có thể có 1-5-7 Huyệt. Cái khó là xác định được
Huyệt thuộc Long nhập thủ gì.
Tọa
hướng Huyệt mộ thuộc Long và điểm tụ Khí theo “ Thiên Ngọc Kinh “ do Dương Quân
Tùng sở truyền , cùng với các sách “ Địa lý Tả Ao “ , “ Hồng Vũ Cấm Thư “, “ Âm
Trạch Phật Ấn “.
Tọa Tý – Hướng Ngọ có 2 Huyệt.
Mai táng từ tháng 1- 6 thuộc Nhâm Long
, Tụ Khí tại Bính Tý.
Mai táng từ tháng 7-12 thuộc Quý long, Tụ khí tại Đinh Sửu.
1.NHÂM LONG NHẬP THỦ.
Mai táng từ tháng 1- 6 thuộc Nhâm
Long , Tụ Khí tại Bính Tý.
Gồm
có 3 Hướng :
1/
Tý Sơn – Ngọ Hướng.
2/
Cấn Sơn – Khôn Hướng.
3/
Tân Sơn - Ất Hướng.
Lấy
Bính Tý làm chính Khí của Long.
1/ Tý Sơn – Ngọ Hướng : Nhâm Long nhập thủ , mạch
lạc bên Hữu , Huyệt Tọa Tý – Hướng Ngọ , hợp ai tả gia Hợi nửa phân. Lấy Bính
Tý là chánh Khí của chính Nhâm , mạch xuyên qua tai thì tốt.
Thôi
quan Thiên có thơ :
Bối cửu diện nhất , thừa Thiên Phụ.
Khí tòng hữu nhĩ vi hợp củ.
Huyệt nghi ai Tả , gia Thiên Hoàng.
Phú quý vinh hoa chấn hương sĩ.
Nghĩa
: Lưng 9 mặt 1 , thừa khí Thiên Phụ ( Nhâm ). Khí kéo theo bên tai Hữu vào là hợp
pháp độ. Huyệt nhích về Tả gia Thiên Hoàng ( Hợi ). Sẽ xuất phú quý vinh hoa chấn
động làng nước.
• Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Bính Tý – Hướng
Bính Ngọ. ( 177,5 độ )
- Kiêm Qúy Đinh : Tọa Canh Tý – Hướng Canh
Ngọ. ( 182,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Canh Tý – Hướng
Canh Ngọ.
- Kiêm Quý Đinh : Tọa Bính Tý – Hướng Bính
Ngọ.
2/ QUÝ LONG NHẬP THỦ.
Mai táng từ tháng 7-12 thuộc Quý long, Tụ khí tại Đinh Sửu.
Quý
Long gồm 2 hướng :
1/
Cấn Sơn – Khôn Hướng.
2/ Tý Sơn – Ngọ Hướng.
Lấy
mạch Đinh Sửu làm chính Khí Quý Long.
Tý Sơn – Ngọ Hướng.
Quý
Long nhập thủ , từ bên Tả lạc mạch . Như lập Huyệt Tý Sơn – Ngọ Hướng , nhích
sang bên phải gia Sửu , lấy Đinh Sửu làm chính Khí Long , mạch xuyên suốt qua
tai phải .
Thôi
quan Thiên có thơ :
Âm Quang Huyệt Khảm ,
Hướng Viêm tinh.
Tả nhĩ thừa Khí bất vi khinh.
Huyệt nghi ai Hữu , vi gia Sửu.
Xuất nhân anh tuấn , tư tài danh.
Nghĩa
: Mạch Âm Quang ( Quý ) , Huyệt Tọa Khảm – Hướng Ngọ ( Viêm tinh là nóng chỉ
cung Ly ). Tai Tả thừa Khí mạch , chẳng nên xem nhẹ. Huyệt mạch nên nhích về Hữu
gia Sửu. Tất sinh ra người tuấn tú anh hùng , nổi danh về giầu có.
• Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Bính Tý – Hướng
Bính Ngọ. ( 177,5 độ )
- Kiêm Quý Đinh : Tọa Canh Tý – Hướng Canh
Ngọ. ( 182,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Canh Tý – Hướng
Canh Ngọ.
- Kiêm Quý Đinh : Tọa Bính Tý – Hướng Bính
Ngọ.
3/ PHÂN KIM THEO HƯỚNG PHÁT VI.
(
Giảng nghĩa Thủy pháp )
Trong
12 Sơn , 12 Hướng , mỗi Hướng có đủ 12 Thủy khẩu. Hướng nào cát , hướng nào
hung, Trường sinh , Thủy pháp đều biện kỹ càng , xét đoán không sợ sai lầm. (
Triệu Cửu Phong ).
TÝ SƠN – NGỌ HƯỚNG.
Thủy
ra Bính Ngọ . Thủy cục.
Lập hướng Bính Ngọ, Hữu Thủy đảo Tả, đem nước
Sinh Dường vào Minh đường, theo trên chữ Bính mà ra , lại không phạm vào địa
chi Ngọ, còn có 100 bộ ( 180 m ) ngăn đón. Hợp Thủy pháp Thai hướng, Thai
phương lưu xuất, cũng gọi là xuất Sát , không gọi là xung Thai. Chủ đại phú
quý, nhân đinh hưng vượng, nhưng đoản thọ, có đàn bà trẻ bị ở góa. Nếu không phải
chân Long đích Huyệt thì táng rồi không bại cũng Tuyệt, không nên xem nhẹ.
Biện luận hình đồ 12.
Như
Nhâm Sơn Bính Hướng, Tý Sơn Ngọ Hướng. Nếu lại Tả Thủy đảo Hữu, đem nước Tử , bệnh
, Tuyệt vào Minh đường ra phương Bính Ngọ thì biến Sinh lai phá Vượng , có nhân
đinh mà không có tiền tài , nghèo như Phạm Đan. Không nên lầm Thai Hướng , Thai
phương Thủy ra mà luận như trên.
4/ LẬP
HƯỚNG THEO PHÂN CHÂM.
Phần này có 2 phần :
1/Luận cát hung theo 12 cung Trường sinh.
2/ Luận cát hung theo Cửu tinh theo Tọa sơn, lập
đồ hình Địa Quái Mậu, luận cát hung của
Sơn.
Tổng hợp cả hai phần trên thành : BÍ QUYẾT
PHÂN CHÂM.
Lưu ý : Chữ Gia hay Kiêm nghĩa như nhau , chỉ
là nghiêng về bên đó. Ví dụ : Bính sơn – Nhâm hướng Gia ( hay Kiêm ) Hợi là
nghiêng về chữ Hợi.
CỬU TINH PHỐI 12 CUNG.
• Dưỡng
, Trường sinh : Tức sao Tham lang ( Đại cát tinh ) – Thủy nên về , không nên
đi.
• Mộc
dục : Là sao Văn Khúc ( Hung tinh ) – Thủy nên đi , không nên chảy về.
• Quan
đới : Cũng là sao Văn Khúc ( Hung tinh ) – Nhưng Thủy nên về , không nên đi.
• Lâm
Quan , Đế vượng : Thuộc sao Vũ Khúc tinh ( Cát tinh ) – Thủy nên về , không nên
đi.
• Suy
: Tức sao Cự môn tinh ( Cát tinh ) , Thủy đến , đi đều tốt.
• Bệnh
, Tử : Thuộc sao Liêm trinh tinh (Đại hung tinh ), Thủy không nên chảy về.
• Mộ
: Thuộc sao Phá Quân tinh ( Đại hung tinh ), Thủy nên chảy đi không nên chảy về.
• Tuyệt
, Thai : Thuộc sao Lộc Tồn tinh. Thủy nên đi , không nên đến, Thủy đến là phạm
Hoàng tuyền.
LUẬN THỦY PHÁP THEO 12 THỦY KHẨU.
• Mộc
dục ( Văn khúc, tức Đào hoa ), nếu Thủy chảy đến , xuất người dâm loạn , cờ bạc
, ăn chơi phóng đãng.
• Tuyệt
, Thai ( Sao Lộc Tồn ) nếu Thủy chảy về , phụ nữ trụy thai, nuôi con nuôi ,hay
nuôi con người mà tưởng con mình.
• Bệnh
, Tử ( Liêm Trinh ) nếu Thủy chảy về , bệnh tật đeo thân, thuốc thang chẳng khỏi.
• Mộ
( Sao Phá quân ) nếu Thủy chảy về ,làm giặc cướp , bị lưu đày, gông cùm , tù tội
vì phạm Hoàng tuyền.
• Trường
sinh , Dưỡng ( Tham lang ) nếu Thủy chảy về , chủ vượng nhân đinh, phúc lộc vẹn
toàn , không tai họa.
• Đế
vượng ( Vũ Khúc ) , nếu Thủy chảy về , chủ về tài lộc, tiền của dồi dào, quan
cao , chức trọng.
• Quan
đới ( Văn Xương ) nếu Thủy chảy về ,xuất người thông minh , văn chương lỗi lạc,
nhưng có tính phong lưu , ham mê cờ bạc .
• Lâm
quan ( Vũ Khúc ) nếu Thủy chảy về , con cháu đỗ cao, phú quý tột bực. Đây là
Quan lộc Thủy rất tốt.
• Suy
( Cự Môn ) nếu Thủy chảy về , Con cháu thông minh, tên là Học đường Thủy, tuổi
trẻ đỗ đạt tài cao, ấm no , phong lưu, tiền của dồi dào.
Bao nhiêu sách vở , bao nhiêu nhà luận Thủy
pháp cũng cứ căn cứ 12 vòng Trường sinh trên để luận cát hung. Khi chúng ta xem
Thủy ra chữ nào, định được cục, khởi được Trường sinh là đã đoán định được vì
Thủy chủ họa phúc.
LƯU Ý : Trong phần Bí quyết phân châm này gồm
72 sơn Hướng. Có 42 Hướng luận Trường sinh thuận, 30 Hướng luận Trường sinh nghịch.
Trong phần này chỉ dùng 42 Hướng luận Trường sinh thuận. Trong phần này Bốc tắc
Ngụy dùng chữ Gia , Dương Quân Tùng dùng chữ
Kiêm . Gia hay Kiêm cùng để chỉ nghiêng về bên đó . ( Gia Hợi là nghiêng
về Hợi ). Muốn biết chính xác một địa cục , ta theo Thủy khẩu vẽ một đồ hình của
12 cung Trường sinh của Sơn và 12 cung Trường sinh của Thủy pháp để luận . Vì
Thủy chủ tài lộc họa phúc nhân đinh , quý tiện .
TÝ
SƠN NGỌ HƯỚNG.
• Tý sơn – Ngọ hướng gia Quý.
Dùng Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ phân kim . Tọa
sao Hư 5 độ , ấy là Ất Sửu Thổ độ Thái Dương lâm vị . Người trưởng và người mạng
Kim , mạng Thủy phú quý song toàn , ngành 2,3 bán cát.
• Tý sơn
– Ngọ hướng gia Nhâm.
Dùng Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ phân kim . Tọa
sao Nguy 3 độ , ấy là Nhâm Tý Mộc độ bình phân , Canh Tý Thái Dương tương vị ,
chủ người có mạng Kim , Thổ, Thủy phát phú quý lớn , các ngành đều vượng.
Chẳng hợp vào vị trí sao Nguy 4 độ là phạm Mộc
tinh quan sát , vào sao Hư 3 độ là phạm Thủy Tổ quan sát tất chẳng lành . Tuy rằng
chẳng tuyệt , nhưng chỉ 1 đời phú quý , sang đời thứ 2 trở đi nghèo đói . Những
năm Tý – Ngọ - Mão – Dậu xuất hung sự .
• Tý sơn
– Ngọ hướng chính châm.
Dùng Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ phân kim. Tọa
vào giữa sao Hư và sao Nguy – Hướng sao Trương 2,5 độ làm Hỏa cục . Cục này hợp
phương Càn núi trùng điệp , cao lớn . Núi phương Cấn ( Trường sinh ) nếu có đá
nổi hình dài cao là “ Ấn thụ ” , chủ cập đệ đăng khoa , Thìn sơn ( Quan đới )
triều lai , chủ nam thanh nữ tú , trưởng phòng phú quý trước .
Nếu Tả Thủy đảo Hữu , xuất ra Tân Tuất là Mộ
khố của Hỏa cục , chính Vượng hướng - Là
Tam hợp liên châu – Ngọc đới triều thân quý giá vô cùng. Chủ đại phú đại quý ,
mọi ngành , mọi nghề đều phát .
Thủy xuất Đinh Mùi luận là Mộc cục , hướng Tử
- Là hóa Tử vi Vượng – Tự Vượng hướng , cũng đại phát phú quý , Nếu Hữu Thủy đảo
Tả xuất , chủ phú quý song toàn , nhân đinh hưng vượng . Chẳng nên phạm vào 2
chữ Dần , Mão , phạm vào chẳng dâm cũng tuyệt .
Nếu Bính ( Đế Vượng ) sơn cao lớn , ngành
ngành đều vượng , quan cao cực phẩm , ba ngành hưng vượng.
Phản cục : Núi phương Tý nhỏ mà núi phương Quý
lớn thì cha hưng con suy . Tý sơn – Ngọ hướng Thủy xuất ra Tốn Tị ( Thai hướng
Tuyệt Thủy lưu ) , là xung phá hướng thượng lâm quan , phạm Sát nhân Hoàng tuyền
, chủ bại tuyệt.
Tả Thủy đảo Hữu, xuất ra Bính Ngọ thì không
nhân đinh , tiền tài ( vì đem nước Suy , Bệnh , Tử , Tuyệt vào Minh đường ) . Dần
sơn cao chủ trưởng phòng hoán thê đổi thiếp đi đến vô hậu. Nếu có Ao phong thổi,
trưởng phòng linh đinh , cô quả , bại tuyệt.
Giáp sơn ( Mộc dục ) cao , ngành út khốn khổ ,
nếu có Khôn phong cũng có cứu giúp , thời hóa hung làm cát . Nếu phương Mùi sơn
phong cao khởi , có nữ mà chẳng có nam. Hợi ( Tuyệt ) sơn cao khởi , chủ ngành
giữa tuyệt tự . Dậu ( Tử ) phương Thủy lai , là Âm Dương tương đấu , là Tứ Phá
Thủy , chủ quan phi khẩu thiệt, gia đạo bất an.
( Trên đây là luận Hỏa cục Trường sinh tại Dần
. Các cục khác cứ luận theo Trường sinh ).
• Tý sơn
– Ngọ hướng kiêm Nhâm Bính.
Dụng tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ phân kim. Tọa
sao Nguy 3 độ - Hướng sao Trương 6 độ làm Thủy cục. Ấy là quẻ lành , thiếu nam
( Cấn nạp Bính ) , cùng trung nữ ( Ly )
tương phối , là phu thê chính phối rất cát lợi.
Cần đề phòng cung tù phạm Liêm Trinh , nếu
không lệch thì trước hung sau cát . Phòng các năm Dần – Ngọ - Tuất có hung tai,
thối tài , tổn đinh .
• Tý sơn
– Ngọ hướng kiêm Quý Đinh.
Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ phân kim. Tọa sao
Hư 6,5 độ - Hướng sao Trương 2 độ , trong khoảng đảo Thổ cục ( Thủy , Thổ Trường
sinh tại Thân ). Trong 72 cục phân kim, Canh Tý , Bính Ngọ , tuy các phần chia
đều nhau , chỉ Ngọ Âm Hỏa , Tả Hữu đều thành Âm Hỏa, Kim Đinh ấy là Đoài quái
chỉ thiếu nữ. Ngọ là Ly quái chỉ trung nữ. Hai nữ đồng cư , lại phạm Lộc tồn ,
cho nên “
“ Lộc Tồn
hành sự đa cuồng vọng ,
Tâm
tánh ngoan cường hữu họa tai ”.
Được cục , Hướng chân đích cũng đa phú quý
nhưng dẫu có phú quý cũng chẳng bền lâu. Nếu Hợi , Nhâm , Tý , Quý ( Lâm quan ,
Đế vượng ) phương , sơn hình cao lớn thì rất cát tường . Có Huyệt , có Long
khai khẩu , ấy chính là Cát trạch , Cát hướng.
Nếu Mùi , Khôn , Thân phương có sơn phong cao
lớn , có Thủy chảy về , Ất Thìn chảy ra , chủ nhân đinh đại vượng, trải nhiều đời
thanh quý. Nếu Mùi , Khôn , Thân ( Dưỡng , Trường sinh ) phương , có sơn phong
ôm chầu thanh tú , có văn bút hoa biểu, xuất Trạng nguyên cập đệ. Nếu Thủy loan
uốn khúc mà ra , người hưởng tuổi thọ cao . Nếu Canh phương Thủy lai , ấy là đại
phú quý. Phú quý miên viễn cục này nếu phóng Đinh , tương đối cát ( Tử Hướng ,
Mộ khố , Mộc cục ).
Phản cục : Ất Thìn , Tốn Thủy chảy về đến Mùi,
theo Thân phương mà ra , tức là Mộc cục , Tử Hướng , Tuyệt Thủy, là đoản mạng
Thủy, đinh tài đại bại , chết yểu, không thọ.
Nếu phương Canh , Dậu Thủy lưu khứ , là Giao
nhi bất cập , chủ đại bại , loạn dâm phong tật , quan phi khẩu thiệt, lao ngục
gông cùm. Tân phương Thủy đến , xuất người phong lưu dâm loạn . Bính Ngọ phương
có sơn cao lớn , thai phụ khó sinh , thân mất , con chết. Ất Thìn phương có sơn
cao lớn , hay xuất Thủy khẩu , là Thai Hướng phạm Thoái Thần.
( Trên đây là luận Thủy , Thổ cục Trường sinh
tại Thân . Các cục khác cứ luận theo Trường sinh ).
5/
PHÂN KIM – KHAI MÔN – PHÓNG THỦY – TẠO TÁNG.
( Theo Địa lý Đại toàn ).
LƯU Ý: Độ số của Nhị thập bát tú có thể không
khớp với phần trên vì ngày xưa có nhiều loại La kinh . Ta chỉ cần sử dụng đúng
120 phân kim là được .
TÝ SƠN – NGỌ HƯỚNG.
1/Kiêm Bính Nhâm.
Vòng
địa bàn chính châm 120 phân kim : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ.( 177,5 độ ).
Vòng
Thiên bàn Phùng châm 120 phân kim : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị.
Tú
độ : Tọa sao Nguy 2 độ - Hướng sao Trương 5 độ.
Xuyên
sơn 72 Long : Tọa Bính Tý – Hướng Nhâm Ngọ.
Thấu
địa 60 Long : Tọa Canh Tý – Hướng Bính Ngọ ,nạp âm Thuộc Thổ.
Độ
tọa Huyệt : Bình phân Mộc độ.
Quẻ
: Long thấu địa thuộc quẻ : Thủy Lôi Giải.
Dùng
Cục : Thân – Tý – Thìn : Thủy vượng cục , tốt .
Cục
: Hợi – Mão – Mùi , Mộc cục – Tiết cục , bình.
Cục
: Tị - Dậu – Sửu , Kim cục , Ấn cục tốt .
Cục
: Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa cục ) : tọa Tam sát hung.
2/Kiêm Đinh Quý.
Vòng
địa bàn chính châm 120 phân kim : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.( 182,5 độ ).
Vòng
Thiên bàn Phùng châm 120 phân kim : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ.
Tú
độ : Tọa sao Hư 6 độ - Hướng sao Tinh 5 độ.
Xuyên
sơn 72 Long : Tọa Canh Tý – Hướng Bính Ngọ.
Thấu
địa 60 Long : Tọa Nhâm Tý – Hướng Mậu Ngọ , nạp âm thuộc Mộc.
Độ
tọa Huyệt : Bình phân Thổ độ.
Quẻ
: Long thấu địa thuộc quẻ : Phong Thủy Hoán.
Dùng
Cục : Thân – Tý – Thìn : Thủy cục , tốt .
Cục
: Hợi – Mão – Mùi , Mộc cục – bình.
Cục
: Tị - Dậu – Sửu , Kim cục , tốt .
Cục
: Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa cục ) : tọa Tam sát hung.
3/
Chân lịch số .
Lập
Xuân Thái dương đáo Tý , cùng Thân , Thìn tốt.
Lập
Thu Thái dương đáo Hướng , chiếu Tý tốt.
Tiết
Đông chí , Thiên Đế đáo Tý tốt.
Khai
Môn : Nên Tị phương , Kim chất Khố.
Phóng
Thủy : Đại lợi Đinh , Thân , Tân phương .Nên hữu Thủy đảo tả tốt , tả Thủy đảo
hữu tốt.
Hoàng
Tuyền : Sát tại Khôn phương . Dương trạch không nên khai môn , phóng Thủy.
Tạo
táng : Tý sơn , không nên dùng năm tháng ngày giờ Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa ) là
phạm Tam sát hung.
Nên
dùng : Nhâm Thân vì Thân Trường sinh của Thủy cục Tân Hợi ( Lâm quan ) là rất tốt.
3/ Chọn năm tháng ngày giờ cho cục tọa Tý – Hướng
Ngọ.
Tháng
Giêng ( Dần ) : Tọa Tam sát hung.
Tháng
2 ( Mão ) : Ngày Giáp, Canh , Nhâm – Thân ; Đinh , Kỷ , Quý – Mùi tốt.
Tháng
3 ( Thìn ) : Ngày Giáp, Canh, Nhâm – Thân. Bính , Canh Tý, Nhâm Ngọ tốt . Những
ngày Mão cát .
Tháng
4 ( Tị ) : Ngày Giáp Tý , Canh Tý cát.
Tháng
5 ( Ngọ ) : Xung phá hung , không dùng được.
Tháng
6 ( Mùi ) : Ngày Giáp, Canh, Nhâm – Thân, Đinh , Kỷ , Quý – Mão. Canh , Nhâm –
Tý.
Tháng
7 ( Thân ) : Nhâm,Mậu - Thân. Nhâm Tý , Đinh Tị.Nhâm Thìn, Kỷ Mùi , Quý Mão,
Tháng
8 ( Dậu ) : Ngày Giáp, Canh, Nhâm – Thân, Nhâm Thìn tốt.
Tháng
9 ( Tuất ) : Tọa Tam sát an táng bất lợi.
Tháng
10 ( Hợi ) : Ất , Đinh , Kỷ , Quý – Mùi – Mão tốt.
Tháng
11 ( Tý ) : Ngày Giáp, Bính , Mậu,Canh – Thân tốt. Giáp , Bính , Mậu – Thìn tốt.
Tháng
12 ( Sửu ) : Giáp , Canh, Nhâm – Thân. Ất, Tân , Đinh Tị , Quý Mão tốt.
4/
Khảo chính giờ cát hung định cục .
Tý
– Tốt , Sửu – Tốt , Dần –Hung, Mão – Bình . Thìn – Tốt , Tị - Tốt , Ngọ - Phá
Hung . Mùi – Bình. Thân – Tốt , Dậu – Tốt . Tuất –Hung . Hợi – Bình .
6/ PHÂN
KIM THEO 72 LONG HƯỚNG CÁT HUNG.
( Trích dịch từ sách THẬP NHỊ TRƯỢNG – Dương
Quân Tùng).
Trong phần dưới đây , căn cứ vào Lục thập Hoa
Giáp để định Ngũ hành cho Long. Ngũ hành cho Long xem trong Trạch nhật . Ví dụ
Giáp Thìn , Giáp Tuất thì Hỏa, Thủy , Thổ , Kim, Mộc – Tức là nạp Âm Ngũ hành tất
biết năm đó phát cát hay hung . Ví dụ Mộc Long , Mộc Hướng tất phát vào các năm
Hợi – Mão – Mùi …Vì căn cứ vào 60 Hoa Giáp , nên hướng Mộc Long thì Long Mộc ;
Hướng Hỏa Long thì Long Hỏa, phần này Âm Dương không quan trọng , chỉ nêu để biết
mà thôi.
TÝ SƠN – NGỌ HƯỚNG.
1/Kiêm
Nhâm Bính 3 phân – Tên là Tấn Khí Long.
Tấn Khí Long rất là hợp, cức quý cách , phước
lực có dư, văn chương lỡi lạc , người thanh tú , ruộng vườn thăng tiến . Long ấy
nếu hợo cát Sa , cát Thủy , nhanh chóng phát ruộng vườn , nhiều cả Châu , Huyện
. Người mạng Thổ được Thực Lộc , Kim mạng gia quan tấn chức bền lâu , lại đắc
tài. Ứng vào các năm Thân – Tý – Thìn .
Nếu hạ
7 phân Tý Sơn , đầu Long tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ - Là Thủy Long , Thủy Hướng , Huyệt ẩn , kết ẩn . Như Khôn Thân Thủy
triều Đường là Tham Lang Thủy , con cháu đời đời mặc áo gấm. Bính Đinh Thủy nếu
lại , sợ phạm Lộc Tồn , trưởng phòng bại , ngành giữa tự ải , tố tụng, ngành út
điện , sét tổn thương , chủ tuyệt . Nếu nghịch Thủy phá Tham Lang , thì không hạ
Huyệt Hướng này .
2/Tý
Sơn – Ngọ Hướng .
Chính Hướng – Tên là Quảng Đắc Long.
Quảng Đắc Long là cung Lộc , rất lợi kim ngân
, tài bạch , bình bạc , chén ngọc , phú quý lâu dài . Lập Kim sớm áo gấm về
làng, nhiều phú quý, nhất cử thành danh. Nếu xa Đế Đô , Long ấy phú quý song
toàn ; Người mạng Thủy được quý hiển , đắc tài lâu dài , người mạng Mộc thực Lộc
. Như hạ chính Tý Sơn , đầu Long tọa Mậu Tý – Hướng Mậu Ngọ - Hỏa Long , Hỏa Hướng thuần hiểm , Khôn Thân , Canh , Dậu Thủy xuất
khứ hung , xuất Đinh Mùi thì đại cát .
3/ Tý
Sơn – Ngọ Hướng .
Kiêm
Quý Đinh 3 phân – Tên là Quảng Thọ Long.
Quảng Thọ Long rất hợp việc giầu có , con cháu
vinh hoa trăm năm , vạn đời nhân đinh hưng vượng , có thanh danh , đại cát lợi
. Xuất người trường thô , phú quý. Người mạng Hỏa giầu , người mạng Mộc quý .
Thổ Hướng ẩn trung sinh , như có Thủy triều nhập,
lưu xuất ra Bính ( Thai Hướng Thủy , Xuất Thai ); Đinh Canh làm quý nhân , Thân
cùng Thiên thượng Truyền tống , Tham Lang, Bính Tân làm Lục Tú , mọi ngành vượng
phát , từ 6-9 năm phát lớn , năm Thân – Tý – Thìn sinh quý tử , xuất anh hùng
hào kiệt, 9 đời vinh hiển.
Nếu Thủy lưu phá Tham Lang làm nghịch Long, xuất
người da vàng ủng , đại hung . Thủy xuất Tốn Tị sát nhân đại Hoàng Tuyền hung.
7/THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH.
Trong phương pháp tìm Thủy khẩu , để
biết được Long nhập thủ ta chọn từ ca quyết :
Ất , Bính
giao nhi xu Tuất.
Tân , Nhâm hội
nhi tụ Thìn.
Đẩu , Ngưu nạp
Đinh, Canh chi khí.
Kim dương
thu Quý , Giáp linh chi.
Tức
là : Đã tìm ra các Long mạch theo 4 Thủy khẩu : Thìn – Tuất – Sửu – Mùi và 8 Long cục : Dương Kim – Âm Kim – Dương Mộc
– Âm Mộc – Dương Thủy – Âm Thủy – Dương Hỏa – Âm Hỏa – Dương Thổ - Âm Thổ.
·
Hỏa Long cục có 4 Long : Tị Long – Bính Long – Ngọ Long và
Đinh Long , nếu các Long này chạy từ nơi nhập cục đến Thủy khẩu ở cung Mộ theo
chiều từ trái sang phải so với Hướng gọi là Tả toàn Long và lấy Bính Long quản
cục.
·
Nếu các Long chạy từ nơi nhập cục đến Thủy khẩu ở cung Mộ
theo hướng từ phải sang trái so với Hướng gọi là Hữu toàn Long và lấy Ất Long
quản cục.
·
Thủy Long có 4 Long : Hợi Long – Nhâm Long – Tý Long – Quý
Long. Nếu các Long chạy theo chiều từ trái sang phải gọi là Tả toàn Long và lấy
Nhâm Long quản cục.
·
Nếu các Long chạy theo chiều từ phải sang trái gọi là Hữu
toàn Long và lấy Tốn Long quản cục.
·
Mộc Long có 5 Long : Dần Long – Giáp Long – Mão Long - Ất
Long – Tốn Long . Nếu các Long chạy theo chiều từ trái sang phải gọi là Tả toàn
Long và lấy Giáp Long quản cục.
·
Nếu các Long chạy theo chiều từ phải sang trái gọi là Hữu
toàn Long và lấy Quý Long quản cục.
·
Kim Long có 5 Long : Thân Long – Canh Long – Dậu Long – Tân
Long – Càn Long. Nếu các Long chạy theo chiều từ trái sang phải gọi là Tả toàn
Long và lấy Canh Long quản cục.
·
Nếu các Long chạy theo chiều từ phải sang trái gọi là Hữu
toàn Long và lấy Đinh Long quản cục.
·
Dương Thổ cục có 3 Long : Tuất Long – Sửu Long – Cấn Long . Nếu
các Long chạy theo chiều từ trái sang phải gọi là Tả toàn Long và lấy Nhâm Long
quản cục. ( Giống Dương Thủy cục ).
·
Nếu các Long chạy theo chiều từ phải sang trái gọi là Hữu
toàn Long và lấy Tân Long quản cục.
·
Âm Thổ cục có 3 Long : Thìn Long – Mùi Long – Khôn Long. Nếu
các Long chạy theo chiều từ trái sang phải gọi là Tả toàn Long và lấy Bính Long
quản cục. ( Giống Âm Thủy cục ).
·
Nếu các Long chạy theo chiều từ phải sang trái gọi là Hữu
toàn Long và lấy Ất Long quản cục.
HUYỆT VỊ SỐ 66
Âm Thủy Long cục : Tự
sinh hướng
Long quản cục : Quý
Long
Tam hợp cục : Mão
- Hợi - Mùi
Cục thế :
Long bên phải thu toàn Thủy bên trái
Tọa sơn :
Tý
Hướng sinh thái :
Cung Tuyệt tự khởi Tràng Sinh
Tuyệt xứ phùng sinh
Hướng thiên bàn : Ngọ kiêm Bính 3 phân tá lộc
Các Long nhập thủ :
Hợi, Nhâm, Tý, Quý.
Nhâm, Tý, Quý là dương Long,
Ngọ là dương hướng, dương Long lập dương hướng là thuần dương, nên phải lập hướng
Ngọ kiêm hướng Bính (âm) 3 phân để tránh cô dương. Hợi Long là âm Long, lập Ngọ
hướng là thuận âm dương.
Bính có lộc ở Tỵ, nên lập
hướng Ngọ kiêm Bính 3 phân là để nhờ lộc của Bính.
Tự khởi Tràng Sinh tại
cung Tuyệt ở Bính Ngọ thì Mộc Dục sẽ ở Tốn Tỵ, Quan Đới sẽ ở Ất Thìn, Lâm Quan
sẽ ở Giáp Mão, Đế Vượng sẽ ở Cấn Dần.
Thu Đế Vượng Thủy vào Minh
Đường rồi thu Lâm Quan Thủy, thu Mộc Dục Thủy.
Cấm thu Quan Đới Thủy từ Thìn,
vì Nhâm, Tý, Quý thuộc Khảm Long, Thìn sát Khảm, nên Khảm Long là thu Thủy ở Thìn
là phạm bát sát.
Thủy Khẩu chảy ra ở Đinh Mùi
là chính Mộ khố, nhưng tự khởi Tràng Sinh ở Bính Ngọ thì Đinh Mùi là Dưỡng, nên
gọi là mượn khố tiêu Thủy.
Được Huyệt Vị này sẽ phát nhanh về nhân khẩu và phú quý
B/ XÉT PHONG THỦY KHU MỘ THEO HUYỀN KHÔNG PHI TINH.
1/Thiên
nguyên Long : Sơn Tý hướng Ngọ .
• Địa
vận : 80 năm .
• Vận
5 vượng Sơn , vượng hướng .
• Các
vận 3, 7 toàn cục hợp Thập .
• Các
vận 1,3,6,8 cung Ly đả kiếp .
• Các
vận 5,7,9 Thành môn không dùng .
• Các
vận 1,4 các cung Khôn , Tốn cát .
• Vận
2, 8 Tốn cát .
•
Vận 3, 6 Khôn cát .
VẬN
8 HẠ NGUYÊN TỪ 2004 –2023 :Phối tinh : Tứ đáo Sơn ,
Tam đáo hướng . Sơn tinh Tứ nhập trung cung bay thuận . Hướng tinh Tam nhập
trung cung bay ngược .Phạm Hạ thủy . Quẻ Hướng ngang Hòa , cát . Quẻ Sơn khắc
xuất , hung . Song tinh đáo hướng ( Hai ngôi sao đương vận đến hướng – vận 8 có
hai sao bát bạch đến hướng.).
2/Song
tinh đáo hướng ( Hai ngôi sao đương vận đến hướng – vận
8 có hai sao bát bạch đến hướng.). Song tinh đáo hướng vượng tài chứ không vượng
Đinh . Nếu phía trước vừa có núi lại vừa có nước thì mới vừa có Tài lại vừa có
Đinh . Hướng mộ này phía trước có đường nước đi qua, phía xa một chút có núi. Vậy
đã đảm bảo hướng vừa có núi lại vừa có nước nên vẫn đảm bảo phát Tài phát Đinh.
3/Thành môn:
Thành-môn là nơi
then chốt để khí tiến vào huyệt, là 2 bên đầu hướng. Thành-môn có 2 loại đó là
Thành-môn chính và Thành-môn phụ (còn gọi là chính mã và tá mã). Bí quyết
Thành-môn là phép phụ trợ cho việc tọa sơn lập hướng. Nếu hướng lại có 2 bên hướng
phụ trợ thì hướng tốt lại tốt hơn mà hướng không tốt thì lại được trợ giúp nên trở
nên khá. Vì vậy mà nếu có thể dùng bí quyết này để tìm Thành-môn và nếu có thể
khiến cho khí của Thành-môn được vượng thì có được sức phụ trợ rất tốt cho sự
phát đạt. Ðiều cần ghi nhận là khí của Thành-môn dựa
trên hướng tức là
dựa lên Cửu-tinh về hướng của các cung chứ không dựa trên tọa tức là khi khí của
Thành-môn là Thoái, Suy hoặc Tử thì nếu gặp thủy sẻ càng xấu hơn.
Cách định các vị
trí của các Thành-môn là:
1.
2 cung bên cạnh cung về hướng.
2.
Thành-môn chính là cung hợp với cung hướng tạo thành một trong các cập số
sinh thành của Tiên-thiên Bát-quái. Cập số sinh thành của Tiên-thiên Bát-quái
là cặp số trong Hà-đồ như trong hình Hà-đồ sau đây:
Theo hình Hà-đồ
này thì phía trên là hướng Bắc có 2 nhóm sao là nhóm 1 và 6 sao (gọi là Nhứt Lục),
hướng Nam có các nhóm 2 và 7 sao (gọi là Nhị Thất), hướng Ðông (bên phải) có
các nhóm 3 và 8 sao (gọi là Tam Bát), hướng Tây có các nhóm 4 và 9 sao (gọi là
Tứ Cửu) còn chính giửa thì có các nhóm 5 và 10 sao (gọi là Ngũ Thập). Vậy cập số
sinh thành dựa theo Hà-đồ là Nhứt Lục, Nhị Thất, Tam Bát, Tứ Cửu và Ngũ Thập.
4/Chính thần vượng
khí, Linh thần suy khí và Chiếu-thần:
Phương vị đương vận (đúng vận) gọi là Chính thần. Cung đối xứng với
Chính thần là Linh thần. Chính thần là cung vượng khí mà Linh thần là cung suy
khí. Vượng thì có ảnh hưỡng tốt, suy thì có ảnh hưỡng xấu. Chính thần là phương vị của bận hiện tại ( 8 ) trong cửu tinh đồ cơ bản
( 5 nhập trung cung ). Đông nam là phương vị của chính thần.
Phương vị Chính-thần nếu có thủy thì không hợp
mà biến thành Linh-thần suy khí. Phương
đối diện với Chính thần là Linh Thần, vận 8 Linh Thần tại phương tây Bắc .Khẩu
quyết : “ Chính Thần mở cửa thì cát –
Chính thần thấy Thủy thì phá tài . Linh Thần thấy thủy thì đại vượng cát “.
Trong khi phương vị Linh-thần nếu có thủy thì rất hợp và trở thành phương vị vượng
khí. Nếu mở cửa ở phương vị Chính thần mà thấy sông hồ, ao, bồn nước thì không
tốt. Ngược lại phương vị Linh-thần và Chiếu-thần mà mở cửa có thủy thì trở nên
phương vị vượng khí.
Riêng về cung Chiếu-thần thì:
1. Vận 1, cung Chiếu-thần là
cung Tây-bắc 6 (Càn) vì là Nhất Lục, cần có thủy để thúc đẩy đìều tốt ở 2 cung
Ðông-bắc (Cấn) và Tây (Ðoài).
2. Vận 2, cung Chiếu-thần là
cung Tây (Ðoài) 7 vì là Nhị Thất, cần có thủy để thúc đẩy đìều tốt ở 2 cung Nam
(Ly) và Tây-bắc (Càn).
3. Vận 3, cung Chiếu-thần là
cung Ðông-bắc 8 (Cấn) vì là Tam Bát, cần có thủy để thúc đẩy đìều tốt ở 2 cung
Nam (Ly) và Tây-bắc (Càn).
này có thể mở cửa để hấp thụ vượng khí và cửa
có thể hướng về hướng tốt của chủ nhà chứ không nhứt thiết là phải hướng về hướng
Ðông-bắc.
Riêng về cung Chiếu-thần thì:
1. Vận 1, cung Chiếu-thần là
cung Tây-bắc 6 (Càn) vì là Nhất Lục, cần có thủy để thúc đẩy
đìều tốt ở 2 cung Ðông-bắc (Cấn) và Tây (Ðoài).
2. Vận 2, cung Chiếu-thần là
cung Tây (Ðoài) 7 vì là Nhị Thất, cần có thủy để thúc đẩy đìều tốt ở 2 cung Nam
(Ly) và Tây-bắc (Càn).
3. Vận 3, cung Chiếu-thần là cung Ðông-bắc 8 (Cấn) vì là Tam Bát, cần có thủy để thúc đẩy đìều tốt ở 2 cung Nam (Ly) và Tây-bắc (Càn).
4. Vận 4, cung Chiếu-thần là cung
Nam 9 (Ly) vì là Tứ Cửu, cần có thủy để thúc đẩy đìều tốt ở 2 cung Ðông-bắc (Cấn)
và Tây (Ðoài).
5. Vận 5 vượng ở 4 hướng phụ nên
khó phán đoán vận. Vận này chia làm 2 phần:
a. 10 năm đầu: Chiếu-thần ở các
sơn Ngọ Ðinh ở cung Nam (Ly).
b. 10 năm sau: Chiếu-thần ở các
sơn Tý Quý ở cung Bắc (Khảm).
6. Vận 6, cung Chiếu-thần là
cung Bắc 1 (Khảm) vì là là Tứ Cửu, cần có thủy để thúc đẩy đìều tốt ở 2 cung
Tây-nam (Khôn) và Ðông (Chấn).
7. Vận 7, cung Chiếu-thần là
cung Tây-nam 2 (Khôn) vì là Nhị Thất, cần có thủy để thúc đẩy đìều tốt ở 2 cung
Bắc (Khảm) và Ðông-nam (Tốn).
8. Vận 8, cung Chiếu-thần là
cung Ðông 3 (Chấn) vì là Tam Bát, cần có thủy để thúc đẩy đìều tốt ở 2 cung Bắc
(Khảm) và Ðông-nam (Tốn).
9. Vận 9, cung Chiếu-thần là
cung Ðông-nam 4 (Tốn) vì là Tứ Cửu, cần có thủy để thúc đẩy đìều tốt ở 2 cung
Tây-nam (Khôn) và Ðông (Chấn).
5/ Thất tinh đả kiếp:
Phép Thất-tinh Ðả-kiếp là phép dùng để cướp đoạt khí của tương lai như
Thượng nguyên thì cướp đoạt khí của Trung nguyên, Trung nguyên thì cướp đoạt
khí của Hạ nguyên... Thất tinh là mổi bộ quẻ 3 số đều nằm ở 2 đầu và giửa của 7
sao liên tục như quẻ Tam-ban 2, 5, 8 nằm trong chuổi sao từ 2 đến 8 với sao số
5 nằm ở giửa chuổi số này. Ðả kiếp là cướp đoạt khí của tương lai.
·
Căn bản
đầu tiên của phép đả kiếp là lệnh tinh phải ởđầu hướng hay nói cách khác là lệnh
tinh của Tọa và Hướng đều ở cung hướng hay còn gọi là song tinh đáo hướng.
·
Đối với
cung Ly đả kiếp thì 3 phương Ly – Chấn – Càn phải có các tổ hợp số : 1-4-7,
2-5-8 , 3-6-9.
·
Đối với
cung Khảm đả kiếp thì 3 phương Tốn – Khảm – Đoài phải có các tổ hợp số : 1-4-7,
2-5-8 , 3-6-9.
Nếu lệnh tinh không ở đầu hướng thì không thể tính đến chuyện cướp khí của
tương lai được. Trừ trường hợp Phụ Mẫu Tam ban quái toàn cuộc (Tam ban xảo
quái) như sẻ trình bày sau đây.
Có 2 loại Tam ban quái:
1. Phụ mẩu Tam ban quái là các bộ 3 số cách khoảng
nhau là 3: Nhất Tứ Thất, Nhị Ngũ Bát
hay Tam Lục Cửu. Khi các cung Ly với Càn Chấn, Khảm với Tốn Ðoài đều có
Phụ mẫu
Tam ban quái tới thì gọi là đồng
liệt. Như Hướng ở cung Ly có Nhất-bạch, ở cung Càn có Tứ-lục và ở cung Chấn có Thất-xích chứ
không phải ở mổi cung Ly, Càn, Chấn đều phải có Vận, Tọa và Hướng tạo thành Phụ
mẫu Tam ban quái làm thông khí trong cả Tam Nguyên Cửu Vận. Loại quẻ này lấy hợp
số sinh thành của tọa và hướng của các cung Ly và Khảm làm cơ sở. Như Nhất Tứ
Thất là khí của vận 1, 4 và 7 thông nhau nên đương vận có thể rút mượn khí của
2 vận kia để dùng trước...
2. Tam ban quái là các bộ 3 số liên tiếp: Nhất
Nhị Tam, Nhị Tam Tứ, Tam Tứ Ngũ, Tứ Ngũ Lục, Ngũ Lục Thất, Lục Thất Bát, Thất
Bát Cửu, Bát Cửu Nhất. Các Tam ban quái này thích hợp vận dụng cho 2 thần Linh
và Chính. Thí dụ: Vận 1, sơn Tý hướng Ngọ. Vì là vận 1 nên Chính thần ở tại
cung Khảm 1 còn Linh thần ở tại cung đối chiếu qua Trung-cung là cung Ly 9. Nơi
cung tọa là cung Khảm (Tý nằm trong cung Khảm) có phi tinh của Tọa và Hướng là
2 (Nhị-hắc) và 9 (Cửu-tử) trong
khi ở cung hướng là cung Ly (Ngọ nằm trong cung Ly) có phi tinh là 1 (Nhất-bạch)
và 1 (Nhất-bạch). Bốn phi tinh ở 2 cung tọa và hướng hợp thành quẻ Tam ban quái
là Cửu Nhất Nhị (9, 1, 2). Quẻ Tam ban này có thể thông khí 3 vận Cửu, Nhất và
Nhị. Một vận vượng thì 2 vận kia đều vượng.
Sau đây là giảng giải rỏ hơn về Phụ mẫu Tam ban quái:
Cung Càn là Thiên-môn, cung Tốn là Ðịa-hộ là 2 cung quan trọng trong
phép đả kiếp. Trong trường hợp vượng tinh đáo hướng:
a) Phi tinh ở cung Càn và cung Ly tương hợp với
cung Chấn thành Phụ mẫu Tam ban quái gọi là chân đả kiếp. Tức là chân hợp thì tự
phát vì lệnh tinh ởđầu hướng.
b) Phi tinh ở cung Tốn và cung Khảm tương hợp với
cung Ðoài thành Phụ mẫu Tam ban quái gọi là giả đả kiếp. Tức là giả hợp. Số ở
Trung-cung là số sinh (còn gọi là số lập cực), trong khi số thành là:
a) số ở cung Khảm trong các vận 1, 2, 3, 4 và
b) số ở cung Ly trong các vận 6, 7, 8, 9.
Hợp số sinh thành là
số sinh hợp với số thành tạo thành một trong các cặp sau đây:
a) Nhất Lục (cùng họ),
b) Nhị Thất (đồng đạo),
c) Tam Bát (bạn bè),
d) Tứ Cửu (bằng hửu),
Ðây còn gọi là các cặp sốđồng một khí vì là “cùng họ” hoặc “đồng đạo” hoặc
“bạn bè” hoặc “bằng hửu” nên hợp nhau. Các cặp số này là các cặp số sao của các
chòm sao của 4 hướng của Hà-đồ.
Sau đây là những phân tích từ thấp đến cao về phép này:
1. Bất cứ ở vận nào, số của Vận ở Trung-cung đều
hợp với cung Ly hay cung Khảm thành cặp
số có cùng một khí vì Vận-bàn được bày bố theo chiều thuận của Lường-Thiên-Xích.
Cho nên số sinh thành của tiên thiên bát quái là số của Trung cung hợp với cung
Khảm hoặc với cung Ly.
2. Nếu số ở Hướng (hay Tọa) của Trung-cung có
thể hợp với số ở Hướng (hay Tọa) của cung Ly và Tọa (hay Hướng) ở Trung-cung có
thể hợp với Tọa (hay Hướng) của cung Khảm cùng một lúc thì 3 cung hợp thành số
của Tiên-thiên Bát-quái. Như vậy tọa và hướng cùng thông khí với Trung-cung. Trường hợp tổng số của Hướng
(hay Tọa) ở cung hướng, cung tọa hay Trung-cung là 10 (hợp thập) cũng được coi
là thông khí giửa các cung này.
3. Khí của quẻ trước, giửa và sau liên thông
nhau sẻ xuất hiện sự liên thông khí của Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ
nguyên nên các nguyên đều dùng được. Như những cuộc mà ở cung hướng có các sao ở Tọa và Hướng là Nhất
+ Nhất có thể dùng để thông khí của vận 4 và 7, tức là hợp thành Tam ban Nhất Tứ
Thất. Nhị + Nhị có thể dùng để thông khí của
các vận 5 và 8 tức là hợp thành quẻ Tam ban Nhị Ngủ Bát...
4. Muốn biết ba loại quẻ Phụ Mẫu
Tam ban là Nhất Tứ Thất, Nhị Ngũ Bát, Tam Lục Cửu xuất hiện ở các cung vị nào thì phải xem cung có
song tinh đáo hướng. Nếu song tinh đáo hướng
xuất hiện ở cung Ly 9 tức là Cửu, là vận 9 Hạ-nguyên nên nguyên và vận
mà nó đối ứng là vận 3 Thượng-nguyên (cung Chấn) và vận 6 Trung-nguyên (cung
Càn). Tức là Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở các cung Chấn Càn Ly. Như vậy:
a. Khảm 1 hay Tốn 4 hay Ðoài 7 thì Phụ Mẫu Tam
ban quái xuất hiện ở các cung Khảm Tốn
Ðoài. Còn gọi là Khảm cung đả kiếp.
b.
Khôn 2 hay Trung-cung 5 hay Cấn 8 thì Phụ Mẫu Tam ban quái xuất hiện ở
các cung Khôn Trung-cung Cấn. Còn gọi là Khôn Cấn đả kiếp hay Tam-ban xảo quái.
c. Chấn 3 hay Càn 6 hay Ly 9 thì Phụ Mẫu Tam
ban quái xuất hiện ở các cung Chấn Càn Ly. Còn gọi là Ly cung đả kiếp.
Ngoài ra còn có trường hợp toàn
cuộc hợp thành quẻ Phụ Mẫu Tam ban tức là Vận, Tọa và Hướng của mổi cung hợp nhau lại thành Phụ Mẫu
Tam ban quái. Trường hợp này không cần
điều kiện song tinh đáo hướng. Thí dụ: Vận 2, sơn Cấn hướng Khôn.
5. Trong cách tuyễn chọn hướng
thì sau đây là các cách tuyễn chọn có công dụng tốt từ cao xuống thấp:
a)
Phụ Mẫu Tam-ban xảo quái: có thể thông khí cả 3 nguyên nên có được tốt
lành lâu đời, phồn vinh, hưng thịnh mà không bị giới hạn Thướng Sơn Há Thủy. Nếu
có thể đảo ngược cách kỵ long thì càng tuyệt diệu.
b)
Toàn cuộc hợp thập.
c)
Phụ Mẫu Ly cung đả kiếp.
d)
Vượng sơn vượng hướng (Ðáo sơn đáo hướng) có 2 cung Thành-môn.
e)
Vượng sơn vượng hướng.
f)
Phụ Mẫu Khảm cung đả kiếp.
g)
2 cung Thành-môn.
Ðược tam ban xảo quái
là được thông khí của 8 cung với Tam Nguyên tức là có thể cướp được khí của Thượng
và Hạ Nguyên mà dùng trong thời Hạ Nguyên này. Như vậy khí tốt sẻ tràn đầy nên
mọi chuyện đều thuận lợi. Những sao xấu đều trở thành tốt vì đâu cũng vượng.
Nhưng những cái kỵ vẫn phải tránh chẵn hạn như phương vị Chính-thần và các
phương vị sơn vượng lại để cho gặp nước thì trở nên suy, mà khi suy kiểu này
thì suy hơn bình thường rất nhiều thậm chí có thể tán gia bại sản hoặc mất người.
Ðây là vì ta vô tình dồn khí của mình đến các Nguyên khác thay vì đoạt khí của
các Nguyên khác để dùng. Ngoài ra, khi Ngũ-hành của sao và cung kỵ nhau ta vẫn
phải tìm cách giải cho thỏa đáng.
Ngoài ra, bình thường
thì nhà bịđường lộ xung chiếu đâm thẳng vô nhà là tối kỵ, gọi là Xuyên-sa nhưng
Xuyên-sa trong trường hợp Tam-ban-quái hay trường hợp chiếu vào phương vịđương
vượng thì lại luận là cát là quý giá vô cùng.
CỬU VẬN CỬU TINH.
1. Thiên nguyên Long: Sơn Tý hướng Ngọ
Địa vận 80 năm.
Vận 5 vượng sơn vượng hướng.
Các vận 3, 7 toàn cục hợp thành 10.
Các vận 1, 3, 6, 8 cung Ly đả kiếp.
Các vận 5, 7, 9 thành môn không dùng.
Vận 1, 4 các cung Khôn, Tốn, Cát.
Vận 2, 8 Tốn Cát.
Vận 3, 6 Khôn Cát.
Vận 1. Phối tinh: Lục đáo sơn, Ngũ đáo hướng.
Sơn tinh: Lục nhập vào giữa bay thuận; Hướng tinh: Ngũ nhập vào giữa bay ngược.
Phạm hạ thủy. Quẻ hướng ngang hòa, cát; quẻ sơn tinh nhập, cát.
Vận 2. Phối tinh: Thất đáo sơn,
Lục đáo hướng. Sơn tinh: Thất nhập vào giữa, bay ngược; Hướng tinh: Lục nhập
vào giữa, bay thuận. Phạm thượng sơn. Quẻ hướng sinh xuất, hung; quẻ sơn ngang
hòa, cát.
Vận 3. Phối tinh: Bát đáo sơn,
Thất đáo hướng. Sơn tinh: Bát nhập giữa, bay thuận; Hướng tinh: Thất nhập giữa,
bay ngược. Phạm hạ thủy. Quẻ hướng ngang hòa, cát; quẻ sơn khắc xuất, hung.
Vận 5. Phối tinh: Nhất đáo sơn,
Cửu đáo hướng. Sơn tinh: Nhất nhập giữa, bay ngược; Hướng tinh: Cửu nhập giữa,
bay ngược. Đáo sơn đáo hướng. Quẻ hướng sinh xuất, hung; quẻ sơn khắc nhập,
cát.
Vận 7. Phối tinh: Tam đáo sơn, Nhị
đáo hướng. Sơn tinh: Tam nhập giữa, bay ngược; Hướng tinh: Nhị nhập giữa, bay
thuận. Phạm thượng sơn. Quẻ hướng sinh nhập, cát; quẻ sơn ngang hòa, cát.
Vận 9. Phối tinh: Ngũ đáo sơn, Tứ
đáo hướng. Sơn tinh: Ngũ nhập giữa, bay ngược; Hướng tinh: Tứ nhập giữa, bay
thuận. Phạm thượng sơn. Quẻ hướng khắc
xuất, hung; quẻ sơn ngang hòa, cát.
HƯỚNG : 177 độ 5 . Tọa Tý - Hướng
Ngọ . Phân kim Bính Tý – Bính Ngọ.
Vòng
1 : Tiên Thiên bát quái : Càn.
Vòng
2 : Hậu Thiên bát quái : Ly.
Vòng
3-4 : Hướng và độ số hậu thiên : Nam – 9.
Vòng
5-6 : Tam nguyên Long , âm dương , độ số kiêm hướng : Thiên nguyên Long - 9.
Vòng
7 : Cửu tinh Đế ứng tứ viên cục : Văn Khúc.
Vòng
8-9 : 24 sơn hướng chính châm và phân âm dương Long : Ngọ - Dương Long.
Vòng
10 : Nạp Giáp :
Vòng
11 : Phương Kiếp sát : Tị.
Vòng
12 : Bát sát Hoàng tuyền : Hợi.
Vòng
13: Vòng trung châm nhân bàn : Ngọ.
Vòng
14: Vòng phùng châm Thiên bàn : Bính.
Vòng
15 : Hoàng tuyền : Tốn – Khôn.
Vòng
16 : Bạch hổ hoàng tuyền : Hợi.
Vòng
17 : 60 Long thấu địa : Canh Tý – Bính Ngọ.
Vòng 18 : Bát môn lâm hướng ( KMDG) : H/6.
Vòng
19-20 : Tam kỳ - Tứ cát : 7894
Vòng
21 : 24 Tiết khí : hạ chí.
Vòng
22-29 : Bát biến du niên ( bát trạch phối hậu thiên ) : Lục – Ngũ – Tuyệt –
Phúc – Họa – Sinh – Y.
Vòng
30 : 72 Xuyên sơn :Canh Tý - Nhâm Ngọ.
Vòng
31 : Vòng Phúc đức : Thân hôn..
Vòng
32-33 : Vòng Tràng sinh ( Vòng âm và vòng dương thuận nghịch ) : Thai
Vòng
34 : 64 quẻ Hậu thiên : Càn vị Thiên.
Vòng
35 : 120 Phân kim : Bính Tý – Bính Ngọ.
Vòng
36 : Nhị thập bát tú : Trương.
2/ HƯỚNG : 182, 5độ . Tọa Tý - Hướng Ngọ . Phân kim Canh Tý – Canh Ngọ.
Vòng
1 : Tiên Thiên bát quái : Càn.
Vòng
2 : Hậu Thiên bát quái : Ly.
Vòng
3-4 : Hướng và độ số hậu thiên : Nam – 9.
Vòng
5-6 : Tam nguyên Long , âm dương , độ số kiêm hướng : Thiên nguyên Long - 9.
Vòng
7 : Cửu tinh Đế ứng tứ viên cục : Văn Khúc.
Vòng
8-9 : 24 sơn hướng chính châm và phân âm dương Long : Ngọ - Dương Long.
Vòng
10 : Nạp Giáp :
Vòng
11 : Phương Kiếp sát : Tị.
Vòng
12 : Bát sát Hoàng tuyền : Hợi.
Vòng
13: Vòng trung châm nhân bàn : Đinh.
Vòng
14: Vòng phùng châm Thiên bàn : Ngọ.
Vòng 15 : Hoàng tuyền : Tốn – Khôn.
Vòng
16 : Bạch hổ hoàng tuyền : Hợi.
Vòng
17 : 60 Long thấu địa : Nhâm Tý – Mậu Ngọ.
Vòng 18 : Bát môn lâm hướng ( KMDG) : H/9.
Vòng
19-20 : Tam kỳ - Tứ cát : 4561.
Vòng
21 : 24 Tiết khí : hạ chí.
Vòng
22-29 : Bát biến du niên ( bát trạch phối hậu thiên ) : Lục – Ngũ – Tuyệt –
Phúc – Họa – Sinh – Y.
Vòng
30 : 72 Xuyên sơn : Canh Tý- Bính Ngọ.
Vòng
31 : Vòng Phúc đức : Thân hôn.
Vòng
32-33 : Vòng Tràng sinh ( Vòng âm và vòng dương thuận nghịch ) : Trường Sinh.
Vòng
34 : 64 quẻ Hậu thiên : Thiên Phong Cấu.
Vòng
35 : 120 Phân kim : Canh Tý – Canh Ngọ.
Vòng
36 : Nhị thập bát tú : Trương.
KẾT LUẬN : Khu đất nằm ở triền một quả đồi thấp, có độ cao khoảng 100 m so với mực nước biển. Đất khu vực này là là loại đất pheralít đỏ vàng đồi núi thấp. Hai bên có Thanh Long – Bạch Hổ cân phân rất đẹp, ôm sát vào khu đất. Minh đường là dải ruộng có nước khá rộng. HƯỚNG 176,5 ĐỘ - TẢ THỦY ĐẢO HỮU , HỮU THỦY ĐẢO TẢ RA BÍNH NGỌ. Hai bên Thanh Long – Bạch Hổ có đủ chiêng , trống , cờ quạt, có Quy hồi đầu. Địa Huyệt này rất quý và lại ngay sát nhà thuận tiện mọi việc cho gia đình. Để cân phúc đức của gia chủ , dienbatn co thử hỏi gia chủ là trưởng họ : " Gia đình muốn chọn phát phú hay phát đinh ". Ông trưởng họ đáp rất nhanh : " Chúng tôi chọn phát đinh vì có người là có của". Thật là phúc đức. Hướng dienbatn cắm cho gia đình đến giờ này gia đình mới tiết lộ là trùng hợp với mấy chục năm trước một tày người Hoa cũng phân kim cho gia đình và cũng hỏi một câu tương tự như dienbatn vừa hỏi. Thật là thú vị.
IX.THU KHÍ VỀ KHU ĐẤT NHÀ Ở HAY KHU MỘ.
Các Phong thủy sư sau khi đã thực hiện đầy đủ những bước ở trên thường có một động tác là thu khí của cả khu vực về khu vực nhà hay Huyệt mộ mình đang làm. Hầu như không có sách nào nói về vấn đề này, dienbatn trong quá trình đi ta bà điền dã được một Ân Sư chỉ dạy, không dám dấu làm của riêng, xin chép ra để giữ gìn cho đời sau.
Để
làm được điều này, Phong thủy sư phải nhận biết được ngũ hành, sắc thái và
đường đi của dòng Sinh khí trong khu vực đặt nhà hay Huyệt mộ. Trong việc này,
nếu học qua một lớp Cảm xạ của Thày Dư Quang Châu sẽ có tác dụng rất tốt với
việc nhận biết khí ( Tuy nhiên dienbatn khuyên các bạn chỉ nên dừng ở trình độ
sơ cấp mà thôi ). Chọn những giờ thanh tịnh và yên tĩnh, tốt nhất là giờ Tý, ra
khu địa Huyệt bắt đầu ngồi Thiên khoảng 15 phút. Sau đó thực hiện việc rung
động thư giãn . Vũ trụ là một thể thống nhất và có quy luật vận động nhất
định. Con người là một chủ thể trong Tam tài : Thiên - Địa - Nhân sánh vai cùng
Trời - Đất. Khi rung động thư giãn, con người có thể nhận biết được mối quan hệ
giữa những cơ thể sống với nhau , giữa cơ thể sống và những vật vô tri, giữa cơ
thể sống và thế giới Vũ trụ. Con người sống trong Vũ trụ, giao tiếp với môi
trường xung quanh không chỉ bằng hơn 5 triệu lỗ chân lông, 5 giác quan mà qua
rèn luyện có thể đạt được những cảnh giới đặc biệt khác để thông thương với
trường năng lượng Vũ trụ. Chúng ta không thể dùng giác quan bình thường hay các
kiến thức của các ngành khoa học vật lý đương đại để giải thích khả năng đặc
biệt trên.
Các vị trí đặc biệt nơi giao tiếp giữa con người và
Vũ trụ thông qua các khả năng đặc biệt được rèn luyện.
Sau
khi rung động thư giãn, chúng ta đã loại bỏ được tất cả các tạp niệm , chúng ta
tiếp tục đến việc nâng Khí, gọi màu. Khi chúng ta rung động đến khu vực đỉnh
đầu là Luân xa 7 và xuất hiện màu chàm là chúng ta đã hòa đồng được cùng với Vũ
trụ. Khi đó con mắt thứ 3 của chúng ta được mở ra và con người thực sự bước vào
chiều không gian thứ 4, thấy được những điều thiêng liêng . Con mắt thứ 3 sẽ
cho thấy được ngũ hành, sắc thái và đường đi của dòng Sinh khí trong khu
vực đặt Huyệt mộ.
Khi
đã biết được ngũ hành, sắc thái và đường đi của dòng Sinh khí trong khu
vực đặt Huyệt mộ , chúng ta có thể bắt đầu việc thu khí.
Giữa
trung tâm của Địa Huyệt, chúng ta trồng một tháp Thạch anh tím có tác dụng như
một cây antena thu sóng.
Để
có thể tích tụ năng lượng về nhà hay huyệt mộ , sau khi ta đã có antena thu
sóng, chúng ta cần có một vật tích tụ năng lượng giống như một cái ác quy. Đó
chính là một quả cầu bằng caxidon tùy theo ngũ hành của khí mà chọn màu phù
hợp.
Khi đặt những vật này , tốt nhất là phải khởi
động năng lượng tự tại của viên đá và vẽ các Linh phù, chủng tử của Phật cùng
trì chú bằng mật tông lên đá sẽ khiến cho viên đá phát huy được tối đa việc
tích tụ năng lượng.
TÓM LẠI :
Việc thu khí – Trấn trạch về nhà ở hay Huyệt mộ có các tác dụng như sau “
1. Thu năng lượng tốt về nhà hay Huyệt mộ khi
không có Huyệt kết phát, giống như nhà chưa có điện , ta phải kéo điện từ nơi
hạ thế về.
2. Giúp cho nhà hay Huyệt mộ thoát khỏi những
trường hợp xấu của Huyền không phi tinh như những trường hợp Thượng sơn – Hạ
Thủy , Không vong sai thố.
3. Bảo vệ khu nhà hay huyệt mộ.
4. Giúp tăng tài vận , bảo vệ gia đạo.
5. Hóa giải những sai phạm khác của nhà ở hay huyệt
mộ về Phong thủy.
PHẦN V. TÍNH THỜI GIAN QUY TẬP MỘ.
HƯỚNG : 177 độ 5 . Tọa Tý - Hướng
Ngọ . Phân kim Bính Tý – Bính Ngọ.
Chọn
năm tháng ngày giờ cho cục tọa Tý – Hướng Ngọ.
Tháng
Giêng ( Dần ) : Tọa Tam sát hung.
Tháng
2 ( Mão ) : Ngày Giáp, Canh , Nhâm – Thân ; Đinh , Kỷ , Quý – Mùi tốt.
Tháng
3 ( Thìn ) : Ngày Giáp, Canh, Nhâm – Thân. Bính , Canh Tý, Nhâm Ngọ tốt . Những
ngày Mão cát .
Tháng
4 ( Tị ) : Ngày Giáp Tý , Canh Tý cát.
Tháng
5 ( Ngọ ) : Xung phá hung , không dùng được.
Tháng
6 ( Mùi ) : Ngày Giáp, Canh, Nhâm – Thân, Đinh , Kỷ , Quý – Mão. Canh , Nhâm –
Tý.
Tháng
7 ( Thân ) : Nhâm,Mậu - Thân. Nhâm Tý , Đinh Tị.Nhâm Thìn, Kỷ Mùi , Quý Mão,
Tháng 8 ( Dậu ) : Ngày Giáp, Canh, Nhâm
– Thân, Nhâm Thìn tốt.
Tháng
9 ( Tuất ) : Tọa Tam sát an táng bất lợi.
Tháng 10 ( Hợi ) : Ất , Đinh , Kỷ , Quý
– Mùi – Mão tốt.
Tháng 11 ( Tý ) : Ngày Giáp, Bính , Mậu,Canh
– Thân tốt. Giáp , Bính , Mậu – Thìn tốt.
Tháng
12 ( Sửu ) : Giáp , Canh, Nhâm – Thân. Ất, Tân , Đinh Tị , Quý Mão tốt.
4/
Khảo chính giờ cát hung định cục .
Tý
– Tốt , Sửu – Tốt , Dần –Hung, Mão – Bình . Thìn – Tốt , Tị - Tốt , Ngọ - Phá
Hung . Mùi – Bình. Thân – Tốt , Dậu – Tốt . Tuất –Hung . Hợi – Bình .
Như
vậy có thể chọn ngày trong tháng 8,10,11.
Chọn
giờ : Thìn – Tốt , Tị - Tốt, Thân – Tốt , Dậu
– Tốt.
PHẦN CUỐI CÙNG : DỰNG MỘ TẠI NGHĨA TRANG MỚI.
Lễ động thổ xin chuyển mộ.
Hoàn thành - dienbatn chụp cùng thợ đá.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét