Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.TỔNG KẾT VỀ VIỆC THU KHÍ – TRẤN ÂM DƯƠNG TRẠCH.
BÀI 1.
MỞ ĐẦU .
Trong thực tế ngày nay , với xu hướng Đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, việc
các Phong thủy sư đi tìm kiếm Long mạch hay Huyệt trường là một điều vô vọng.
Mặt khác tại một số nơi còn hoang sơ , dù theo đúng các phương pháp Long –
Huyệt – Sa - Thủy thì vẫn còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến Trường khí của Âm –
Dương trạch. Tạm thời có thể nêu ra một số việc cần lưu ý, đó là :
* Cuộc đất mà từ trước đã có các thày Phong thủy, do chưa tụ đủ Phúc hoặc
chưa tìm được người đủ phúc mà trao tặng nên dùng thuật Xích Long thu giữ để
không ai có thể đặt mộ vào khu vực đó được.
* Cuộc đất bị người Tàu trấn yểm tàn phá Long mạch
*Cuộc đất từ ngày xưa đã có mộ người Tàu đặt ngầm ở dưới hoặc là khu vực
chôn dấu của có Thần giữ của coi giữ.
* Cuộc đất nằm trên những phay đất di chuyển hoặc có những dòng sông nước
ngầm chảy ở bên dưới. Có nhiều khu đất rất đẹp về hình thế, nhưng do ở sâu phía
dưới ( thường từ 50-90 m ) có những dòng sông ngầm ( nóng hay lạnh ) chảy bên
dưới rất xiết và tạo ra một vùng trường Khí đầy ác xạ cũng rất khó hóa giải.
Thông thường những Phong thủy sư khi đi tầm Long cắm Huyệt chỉ để ý đến những
dòng nước ở phía trên mặt đất, hầu như từ xưa đến nay chưa có một tài liệu nào
nói đến những dòng nước ngầm, những hang động ngầm dưới đất. Trong quá trình
điền dã, tìm hiểu, dienbatn thấy những vấn đề đó hết sức quan trọng và thực tế
phải dựa vào những số liệu, những mũi khoan thăm dò Địa chất Thủy văn mới có
thể nhìn nhận được thấu đáo cuộc đất mình đang xem xét.
Để có thể hóa giải những vấn đề trên, các Phong thủy sư phải am hiểu thật
nhiều môn học như : Kinh dịch, Thái Ất dương minh , Độn giáp , Địa lý
về Âm trạch, Bát diệu thủy pháp và tam hợp ngũ hành, Tý Ngọ lưu trú và Linh quy
bát pháp, Cảm xạ địa khí, phải nghiên cứu và thực hành thuần thục các loại bùa
chú của Tiên gia, của Mật tông.....
Đó là một kiến thức thật sự đồ sộ đòi hỏi nhiều thời gian, sự đam mê giành
cả cuộc đời.dienbatn và một vài đạo hữu cùng khóa đã bỏ ra gần 40 năm nghiên
cứu những điều đó, nay đã bước vào tuổi về chiều, tóc bạc, chân chồn mà nhiều
khi vẫn phải tự thú nhận rằng : Hầu như chưa biết gì. Những gì đã làm chỉ là
gắng gượng để đền đáp sự yêu quý của thân chủ, Phúc chủ - May thày, chỉ cầu mong sao cho
gia chủ đủ phúc để mình được hưởng chữ may là mãn nguyện lắm rồi.
Sau khi đã tìm cách hóa giải được những trở ngại trên khu ÂM – DƯƠNG
trạch , việc cần làm ngay là phải tạo được một hàng rào tâm linh
trên khu huyệt mộ để các tương tác xấu khác không xâm phạm vào được. Việc này
giống như chúng ta đã giải tỏa được mặt bằng, ngay lập tức chúng ta phải xây
dựng hàng rào để tránh bị tái chiếm hoặc để ngăn chặn xì ke, ma túy, dân vô gia
cư xông vào lấn chiếm.
Từ xưa, kinh nghiệm về trấn trạch cả âm phần và dương phần, các Pháp sư,
Phong thủy sư có rất nhiều kinh nghiệm và có rất nhiều sách cổ nói về vấn đề
này.
Các Phong thủy sư sau khi đã thực hiện đầy đủ những bước ở trên thường có
một động tác là thu khí của cả khu vực về khu vực ÂM – DƯƠNG trạch mình đang
làm. Hầu như không có sách nào nói về vấn đề này, dienbatn trong quá trình đi
ta bà điền dã được một Ân Sư chỉ dạy, không dám dấu làm của riêng, xin chép ra
để giữ gìn cho đời sau.
Để làm được điều này, Phong thủy sư phải nhận biết được ngũ hành, sắc thái
và đường đi của dòng Sinh khí trong khu vực đặt Huyệt mộ.
Sau khi rung động thư giãn, chúng ta đã loại bỏ được tất cả các tạp niệm ,
chúng ta tiếp tục đến việc nâng Khí, gọi màu. Khi chúng ta rung động đến khu
vực đỉnh đầu là Luân xa 7 và xuất hiện màu chàm là chúng ta đã hòa đồng được
cùng với Vũ trụ. Khi đó con mắt thứ 3 của chúng ta được mở ra và con người thực
sự bước vào chiều không gian thứ 4, thấy được những điều thiêng liêng . Con mắt
thứ 3 sẽ cho thấy được ngũ hành, sắc thái và đường đi của dòng Sinh khí trong
khu vực đặt ÂM – DƯƠNG trạch.
Khi đã biết được ngũ hành, sắc thái và đường đi của dòng Sinh khí trong khu
vực đặt ÂM – DƯƠNG trạch, chúng ta có thể bắt đầu việc thu khí.
Ngoài ra khi cần chỉnh hướng dòng Khí, ta cần dùng các thuật toán trong
Loan đầu như xác định phân kim tốt nhất cho hướng của ÂM – DƯƠNG trạch. Các
phương pháp đó bao gồm : LẬP HƯỚNG THEO THỦY. (Theo Địa lý chính tông và Ngũ
quyết ), LẬP HƯỚNG THEO LONG NHẬP THỦ , LẬP HƯỚNG THEO HƯỚNG HƯỚNG PHÁT
VI, LẬP HƯỚNG THEO PHÂN CHÂM, LẬP HƯỚNG THEO 24 SƠN – HƯỚNG. PHÂN KIM –
KHAI MÔN – PHÓNG THỦY – TẠO TÁNG. ( Theo Địa lý Đại toàn ). LẬP HƯỚNG THEO
72 LONG HƯỚNG CÁT HUNG ( Từ sách THẬP NHỊ TRƯỢNG – Dương Quân Tùng).
Từ những tính toán trên ta xác định chính xác phân kim mà ta cần thu Khí về Âm hay Dương trạch.
MỤC LỤC BÀI VIẾT.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TÌM HIỂU VÀ
GIẢI QUYẾT.
I.VÀI NÉT VỀ TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI .
II. NGUYÊN LÝ TRẤN TRẠCH VÀ
THU KHÍ VỀ ÂM DƯƠNG TRẠCH.
III.NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI
THỰC HIỆN VIỆC TRẤN TRẠCH VÀ THU KHÍ VỀ ÂM DƯƠNG TRẠCH.
IV.THỜI GIAN ỨNG NGHIỆM VÀ KẾT
QUẢ CỤ THỂ CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC SAU KHI TRẤN TRẠCH VÀ THU KHÍ VỀ ÂM DƯƠNG TRẠCH.
PHẦN I. VÀI
NÉT VỀ TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI .
Trong các cuộc chiến tranh ngày xưa , người ta rất chú trọng đến việc lập
trận . Kể từ những cuộc chiến của thời Tam quốc với những cách Trận đồ Bát quái
của Khổng minh Gia cát lượng đến những trận đồ của phương Tây như trong trận
OATECLO của NAPOLEON . Như vậy , việc thực hiện Trận pháp là hoàn toàn có thật
và đã đạt được những hiệu quả rất cao . Trận pháp là một môn nghiên cứu đỉnh
cao của nghệ thuật quân sự hàng ngàn năm nay . Tại Việt nam chúng ta cũng có
cuốn sách : Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Hưng Đạo về nghệ thuật quân
sự, có lẽ chủ yếu là bày binh bố trận, nhưng đến nay đã bị thất lạc. Ông sưu
tập binh pháp các nhà, làm thành Bát quái Cửu cung đồ, và đặt tên tác phẩm như
vậy. Người ta chỉ còn biết được một ít nội dung tác phẩm này, qua lời đề tựa
của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư vẫn còn lưu giữ được.
Trong lời tựa của Trần Khánh Dư : " Người giỏi cầm quân thì không cần bày
trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không
thua, người khéo thua thì không chết.
Ngày xưa, Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám trái mệnh, đến Vũ Vương, Thành
Vương nhà Chu làm tướng cho Văn Vương, Vũ Vương, ngầm lo sửa đức, để lật đổ nhà
Thương mà dấy nên vương nghiệp, thế là người giỏi cầm quân thì không cần phải
bày trận vậy. Vua Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu đến chầu, Tôn Vũ
nước Ngô đem người đẹp trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh,
phía bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là người khéo bày
trận không cần phải đánh vậy. Đến Mã Ngập (Sách Tấn thư chép là Mã Long) nước
Tấn theo bát trận đồ, đánh vận động hàng ngàn dặm, phá được Thụ Cơ Năng để thu
phục Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không bao giờ thua vậy.
Cho nên trận nghĩa là "trần", là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng
Đế lập phép tỉnh điền để đặt binh chế. Gia Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ
Công sửa lại làm thành Lục hoa trận. Hoàn Ôn lập ra Xà thế trận có vẽ các thế
trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành khuôn phép. Nhưng người đương
thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến
đổi. Như Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của mình (sách Thái bạch âm kinh
nói về binh pháp), những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc
công ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy
ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm
lược lấy chất thực.
Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần
hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao
lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam
Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự Hung Nô
(ám chỉ nhà Nguyên), phía nam uy hiếp Lâm Ấp (Chiêm Thành). "
Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư:
" Sau này, con cháu và bồi thần của ta, ai học được bí thuật này phải sáng
suốt mà thi hành, bày xếp thế trận; không được ngu dốt mà trao chữ truyền lời.
Nếu không thế thì mình chịu tai ương mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ
thiên cơ đó. "
Trong cổ thi của Trung quốc có bài BÁT TRẬN ĐỒ của ĐỖ PHỦ ca ngợi Khổng minh
như sau :
Bát trận đồ
Công cái tam phân quốc
Danh thành Bát trận đồ
Giang lưu thạch bất chuyển
Di hận thất thôn Ngô
Dịch Nghĩa:
Công lớn trùm khắp, nước chia làm ba
Nổi danh trận đồ Bát quái
Nước sông cứ chảy đá không lay chuyển
Để lại hận đă thất kế thôn tính Ngô
Dịch Thơ:
Bát Trận Đồ
Vơ công trùm lợp thời Tam Quốc
Danh tiếng làm nên Bát trận đồ
Đá vẫn nằm trơ dòng nước chảy
Hận còn để măi lỡ thôn Ngô
Bản dịch của Trần Trọng San
Tam phân quốc công cao tột bực
Bát trận đồ danh nức muôn đời
Nước trôi đá vẫn không dời
Ngậm ngùi nỗi chẳng nghe lời đánh Ngô
Bản dịch của Trần Trọng Kim
Chú thích:
-Bát trận đồ: do Khổng Minh thời Tam quốc dựng thành, ở huyện Phụng Tiết, tỉnh
Tứ Xuyên. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hăm tại đây, nhưng nhờ được
nhạc phụ của Khổng Minh là Hoàng Thừa Nghiện chỉ đường nên ra thoát được
-Tam phân quốc: Khổng Minh chưa ra khỏi nhà đă biết thiên hạ thế chia làm ba,
Thục Ngô Ngụy
-Thôn Ngô: Lưu Bị đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vân Trường, bị thua to về
tay Lục Tốn.
Các sách cổ của Trung quốc cũng có rất nhiều tác phẩm viết về cách lập trận như
các cuốn : DƯƠNG ĐẨU NGU CƠ , THỦY KINH CHÚ , VŨ LƯỢC CHÍ , QUA KÍP ĐÀN BINH
...
Trong các loại hình thế trận , người ta nghiên cứu phát minh ra nhiều loại trận
đồ với nhiều mục đích khác nhau : BÁT QUÁI TRẬN ĐỒ , VIÊN TRẬN ĐỒ , PHƯƠNG TRẬN
ĐỒ , TRỰC TRẬN ĐỒ , KHÚC TRẬN ĐỒ , NHUỆ TRẬN ĐỒ TRƯỜNG XÀ TRẬN ĐỒ .....
SỬ DỤNG TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI VÀO
TRẤN YỂM VÀ ĐẶT MỘ PHẦN .
Người ta có thể dùng TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI vào việc TRẤN YỂM một khu đất hay địa
huyệt nào đó với hai mục đích ngược nhau : Làm cho khu vực đó tốt lên hay là
triệt phá Long mạch của vùng đất hay Địa Huyệt đó . Đó là hai chiều tương sinh
và tương khắc của Ngũ hành - Âm , Dương .
Việc xây dựng một TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI vì mục đích gì đi chăng nữa , người Chủ trận
phải hiểu tường tận cách bố trí Trận pháp . Ngoài việc xác định rõ vị trí của
Huyệt kết ở đâu , hướng của Long Nhập thủ như thế nào trong 72 Long Thấu Địa ,
Thiên Môn - Địa hộ ở đâu , Tính chất Âm - Dương ,Ngũ hành của Khí Huyệt như thế
nào , người bố trí Trận đồ phải rất giỏi về Ngũ Tử Khí Long ( Phận biệt các
loại Khí Hỏa Khanh , Không hư , Bảo Châu ) , phải thành thạo các thuật Toán an Ngũ
Thân , Lộc , Mã , Quý , Tứ cát , Tam Kỳ , Bát Môn , an các Thiên Can , Địa Chi
lên Bát Quái Đồ Hỗn Thiên . Những thuật này liên quan mật thiết đến Thuật tính
Thái Ất , Độn Giáp .
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét