KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ. BÀI 5.

10/11/2017 |
KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ.



Giới thiệu : gần đây trên MXH có loạt bài viết của https://www.facebook.com/kysuphiabenkia/ có khá nhiều điều thú vị và mới mẻ với những suy nghĩ thường nhật của chúng ta. dienbatn không nhận xét đúng sai như thế nào bởi mỗi người chúng ta có những góc nhìn riêng của mình từ đó sẽ có những đánh giá riêng . Về phần dienbatn chỉ xin có mấy câu như sau :
 (“Đời say cả! Sao ngươi không ăn cả bã, uống cả hèm, cho say luôn một thể? Đời đục cả! Sao ngươi không quậy thêm bùn, vỗ thêm sóng, cho đục luôn một thể? Tội chi mà phải bỏ đời mà đi?”. Nói xong, gã lái đò lẳng lặng đứng lên, nhổ sào. Tiếp tục cho con thuyền…) - Tàn cuộc - Hạ ngươn rồi - Có lẽ cần tăng tốc cho cuộc cờ chóng tàn đi chăng ? Cùng tắc biến - Biến tắc thông . Bĩ cực sẽ Thái lai mà.
"Thiếu gì những kẻ muốn xâm lăng,
Vũ khí hung tàn có thể ngăn.
Chỉ sợ Tâm Linh bày cuộc chiến,
Còn hơn là Ðịa chấn- Sơn băng.
Như Hải tinh trong Quốc bảo mình,
Ðời nào cũng có bậc anh minh.
Mỗi khi sông núi vang lời gọi,
Là có Rồng thiêng biến hữu hình ".
Thơ của một ẩn sĩ .
.................................................
Chối từ trung hiếu với Trời xanh.
Còn kiếp nào đâu để tựu thành.
Sự sống thời gian là hiện tượng.
Giác là vô diệt – Ngộ vô sanh.
..................................................
Một dân tộc mất đi nền Văn minh mẹ đẻ thì sớm bị nô lệ, muộn sẽ đồng hóa tiêu vong.
Hãy nhớ tương lai nhiều biến đổi ,
Nhưng không đổi biến được hồn thiêng.
LẠC LONG QUÂN PHỤ -ÂU CƠ MẸ,
Chờ đợi vung tay Quốc lệnh truyền.
....................................................
Có phải Hồn thiêng của núi sông,
Mất đi từ thủa mất cha ông ?
Nay ta dựng dậy Hồn sông núi,
Để trả Hồn thiêng lại núi sông.
THRT.
Xin giới thiệu cùng các bạn.Thân ái. dienbatn.



9 - VĂN VƯƠNG ĐỐI VỚI KINH DỊCH.

Đối với bói Dịch, Tây Bá Hầu Cơ Xương là cái tên đứng đầu danh sách trong trang sử sớm. Thành quả đó đã được Nhà Ân khảo nghiệm tại miếu đường và cho nghỉ dưỡng dài hạn tại Dữu Lý... 7 năm. Nghe đâu..., quẻ bói mà Tây Bá Hầu Cơ Xương sở hữu nơi tiền cảnh quá khứ đó chính là quẻ Tiên Thiên... Quái!
Theo phương pháp này thì..., kịch bản hiện tại không tái diễn nữa rồi. Bởi nó chỉ hữu dụng duy nhất là cỏ Thi! Cỏ Thi vốn là một loại cỏ chỉ mọc được ở xung quanh mộ của Phục Hy mà thôi! Vả lại thủ pháp lấy quẻ rất công phu và tốn rất nhiều hơn thời gian! Yêu cầu cao nhất là đòi hỏi người lập quẻ phải trong trạng thái vô thức hoàn toàn và thao tác tựa như người lên đồng hiện nay vậy. Chính vì thế nên quẻ rất linh nghiệm. Do đã bắt được nhịp giao hòa cộng hưởng cùng vũ trụ. (Điều mô tả này, các độc giả cô đồng sẽ dễ hiểu hơn... những ai không phải là cô đồng).
Thật ra trong giai đoạn này thì Cơ Xương chỉ mới được phong Hầu mà thôi. Điều này được thể hiện ở chỗ: Danh xưng Cơ Xương là "Hầu". Do bị giam cầm ở Dữu Lý nên con cả là Ấp Khảo tạm quyền trong nước, được xưng "Bá". Đến khi con thứ Cơ Phát, diệt Vua Trụ thì mới định là "Vương". Biết vậy, tuy nhiên do thói tục, xưa nay xưng tụng là Văn Vương đã quen. Tôi cũng chiếu theo thường lệ ấy mà viết, để mọi người dễ nhận biết. Chứ kỳ thực, Tây Bá Hầu Cơ Xương không hề là Vương bao giờ cả. Bởi trọn đời, ông chỉ nhận mình là chư hầu của Nhà Ân mà thôi. Chỉ khi mất đi, Cơ Phát mới khởi binh phạt Trụ, liền xưng Vũ Vương. Vấn đề là những thế hệ về sau đó biết suy tôn tổ tiên họ.
Khi Văn Vương xé những tờ lịch cuối cùng trong tổng số du di 2.500 tờ thì: Bá Ấp Khảo vội mang hai vật gia bảo truyền đời đi chuộc cha là; Con Vượn Bạch và cây Đàn Giao Cầm! Hai bảo vật này chính là của Hoàng Đế hơn một ngàn năm trăm năm trước, từng dùng để thôn tính chiến thần Xi Vưu! Di bảo truyền đời này khẳng định Văn Vương chính là hậu duệ thuộc bộ tộc Hoàng Đế, không bàn cãi.
Quả! Oan gia ngỏ hẹp!! Do Bá Ấp Khảo không biết Văn Vương đã thêm dây thứ 6 nên vô tình đụng đến dây Sát. Chính tiếng Đàn Dao Cầm này đã gây cho Đát Kỷ ngất ngây, bơ phờ như có vẻ xiêu hồn. Con Vượn Bạch do sống đã ngàn năm, nên nhìn thấy được tướng tinh của Đát Kỷ, nhảy chồm lên hòng chụp Đát Kỷ, khiến Vua Trụ cho là thích khách. Và trong vòng một nốt nhạc, Bá Ấp Khảo cùng Vượn Bạch biến thành thịt băm viên, gửi cho Văn Vương thưởng thức! Ý của Vua Trụ là xem khẩu thực giữa Thánh, Tục, có gì khác?
Trong suốt thời gian nghiên cứu Lịch ròng rã 7 năm ở ngục Dữu lý. Cùng với hạt giống có sẵn là quẻ Tiên Thiên. Văn Vương đã từng du Thiền và bất ngờ bước qua ngưỡng cửa của không gian chiều thứ tư. Văn Vương sững sờ khi phát hiện được Kinh Dịch đang ở bên nước Văn Lang, chính là của dân tộc Việt! Cho nên ta thấy khi vừa được phóng thích. Không bỏ phí một khoảng thời gian nào cả. Ngay lập tức Văn Vương xin vua Trụ cho cất binh đi đánh 2 nước là Mật Tu và nước Sùng để đoái công chuộc tội!?
Ta phải đủ để thấy và biết rằng nước "Sùng" ở đây chính là Sùng Lãm! Tên khai sinh của Lạc Long Quân. Ta phải nhất thiết hiểu rằng: Tư Mã Thiên là một sử gia. Nếu ông ghi thật vào sử thì mang tội bất trung với nước. Nhưng nếu không ghi thì bất chính với trời khi đứng ra viết sử ký. Vì thế Tư Mã Thiên mới viết tránh đi là nước "Sùng" cho trọn vẹn đôi đường. Tùy ai muốn hiểu sao thì hiểu. Ít ra, ông cũng không phải thẹn với lòng mình. Tư Mã Thiên ngày đó không hề biết được rằng: Dấu chỉ mực đó, sẽ là chứng cứ cáo trạng trong tương lai, cuối trang sử muộn...
Dẫu sao đi chăng nữa. Tư Mã Thiên vẫn không hổ danh là Sử Thánh mà người đời đã ban tặng.
Và rồi ngày đó, Văn Vương đã chạm trán với Thánh Gióng trong đời Hùng Vương Thứ 6! Mục đích chính của Văn Vương ngày đó chính là lấy cho bằng được Kinh Dịch. Phải! Chính Văn Vương là kẻ đã cầm quân xâm lược nước Việt và ăn cắp được Kinh Dịch ngày đó. Một người mà mọi người thường suy tôn lên thành bậc Thánh Hiền!?
Thật kinh hoàng.
Sau cơn "Sốc"... Nếu mọi người chưa đủ tỉnh để chấp nhận sự thật "hai năm rõ mười" đó. Tôi tiếp tục đưa ra những nhân chứng, bằng chứng thuyết phục một cách tuyệt đối cho sự kiện này trong tương lai gần. Tôi chỉ biết được một điều chắc chắn rằng: Bao thế hệ của người Việt muôn đời nay, đều biết: Thánh Gióng đã dẹp Giặc Ân, chứ không hề là bất kỳ giặc nào khác cho được. Thiết nghĩ... Tôi không cần phải đóng ngoặc kép cho câu...; Là người Việt, chúng ta không bao giờ được phép quên điều đó.
Sự cố diễn biến sau đó trong lúc đi "khoe quan" 3 ngày. Dĩ nhiên, do e lậu "thiên cơ", Văn Vương đã bảo toàn phi vụ "Chu Mật" đó bằng kế thứ 36; "Dĩ đào vi thượng sách"! Văn Vương đã ruỗi mã truy phong trước những vó ngựa nan truy của Nhà Ân liền ngay phía sau đấy.
Khi về đến nước, sau khi tiếng Dao Cầm tấu khúc "Văn Vương Khóc Ấp Khảo" lắng dịu đi. Văn Vương đã ngày đêm nghiền ngẫm bảo vật vừa cắp đoạt được, hòng hiểu dụng trong nay mai... Và Văn Vương đã làm một việc che giấu cả mọi người là hợp nhất hai cuốn Liên Sơn và Quy Tàng thành một cuốn với tên Chu Dịch. Ý là Dịch của Nhà Chu. Điều này đã che được mắt của biết bao nhà Dịch Học xưa nay. Bởi các nhà Dịch Học truyền đời về sau cứ nghĩ rằng; Hai cuốn đó, đã bị thất lạc trong giai đoạn Nhà Tần đốt sách mất rồi.
Tôi khẳng định: Hai cuốn Liên Sơn và Quy Tàng không hề mất đi đâu được cả! Mà đã được Văn Vương ngày đó khoác phủ lên chiếc áo là Thượng Kinh và Hạ Kinh đang hiện hữu trong Chu Dịch hiện nay. Ta xét thấy; Với khả năng ngày đó của Văn Vương cũng đáng để được gọi là thượng thừa đối với Kinh Dịch nói chung. Bởi đã ra sức hoàn thành cuốn Chu Dịch với Văn Ngôn.
Thế nhưng trong giai đoạn lịch sử đó. Nhân vật mà ta có thể gọi là mẫu "chân nhân bất lậu tướng" chính là Chu Công Đán. Ông đã không cần ai biết đến những kỳ tích như sau: Lưu ý; Chu Công Đán chính là em ruột của Văn Vương chứ không phải như đa số người lầm tưởng... Cái tên Thúc Đán cũng đã minh chứng điều này, miễn tranh cãi. Khi còn nhỏ, Cơ phát ham chơi. Chu Công Đán đã giao cho một thầy giáo mù... đọc kinh sách cho nghe! Và chính Chu Công Đán đã kế tục Văn Vương mà viết Thoán Từ cho Chu Dịch.
Văn Vương không hề hiểu thấu những giá trị thực tại còn tiềm ẩn trong Kinh Dịch cho được. Điều này đã được chính Văn Vương thể hiện ở câu: "Kỳ duy Thánh Nhân hồ"?. Bởi Văn Vương tự biết những việc của mình đã làm, không đủ để được sánh với bậc Thánh. Do những thế hệ sau đó suy tôn mà thôi. Ta thấy do mọi người nghĩ đây là sách của Văn Vương làm ra nên mới có tên là Chu Dịch. Văn Vương đã được mặc định cùng Kinh Dịch nói chung, kể từ khi Nhà Chu định cơ đồ.
Chúng ta đều biết Nhà Chu có tục chia đất cho con cháu trong dòng tộc. Từ đó các hàng vương tôn về sau dĩ nhiên đều có sở hữu Kinh Dịch làm bảo vật truyền đời. Họ ra sức nghiền ngẫm, tùy theo sự hiểu biết của mỗi người. Và điều tất phải đến là mỗi người một sách lược, không ai chịu nghe ai cả. Cái loạn Đông Chu ắt phải đến. Đó là giai đoạn mà sử sách mô tả là "Trăm nhà đua tiếng"! Điều ít ai nhìn thấy là ở chỗ: Do cội rễ Kinh Dịch từ Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ trước đó, cho nên mô hình của Bách Việt trước đó được tái lập ở giai đoạn... Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh Trăm trứng, nở trăm con về sau này.
Nên lưu ý: Ta không được lầm lẫn giữa Bách Việt trước đó là sự kết tinh từ Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ. Còn Bách Bộc sau này là do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Cho nên mọi sử gia lẫn học giả sau này vẫn thường lầm lẫn giữa Bách Việt và Bách Bộc là một. Kỳ thực, họ không đủ biết điều mô phỏng trung thành cho mô hình thiết kế này có chu kỳ cách nhau hơn cả một ngàn năm. Điều đó càng khẳng định gen di truyền từ thuở khai thiên lập địa của giống nòi này. Do Lạc Long Quân vốn thuộc dòng Lạc Việt. Là dòng được di ấn truyền đời từ Xi Vưu trong nhóm Bách Việt. Còn Âu Cơ lại là dòng Âu Việt, có sở hữu gia bảo từ Tiên Huyền Nữ. Và hai bộ tộc này đã kết hợp qua di chỉ đó để hình thành nên liên minh hùng mạnh nhất trong nhóm Bách Việt ngày ấy. Và dòng Âu Lạc ra đời với sự tích trăm trứng nở trăm con kể từ dạo ấy. Và nghiễm nhiên đi thẳng vào lịch sử của dân tộc Việt Nam cho đến tận ngày hôm nay. Ở đây tôi nhấn đoạn qua thời của Kinh Dương Vương Lộc Tục và Long Nữ (Vụ Tiên). Do tính sự kiện cột mốc phản ảnh Bách Việt và Bách Bộc để chỉ ra...:
Bản ứng dụng sao chép sẽ có mô hình "Bách Gia Chư Tử" từ Kinh Dịch là đánh cắp bản quyền của chân thực tại tác giả trước đấy. Về những thực tại của bản quyền trong quá khứ đương thời lúc đó. Lão Tử chính là người nắm rất rõ căn nguyên duy nhất về Kinh Dịch cũng như ai là quyền sở hữu di chúc đó! Và Lão Tử chỉ một mực "Tu Tiên". Mong mỏi được làm một "Tiên Tử" của giống nòi Rồng Tiên này. Lão Tử đã xướng lên học thuyết với tông chỉ: "Vô Vi"!
Điều này có nghĩa là... "Đừng làm gì cả, cứ để cho vận hành theo lẽ tự nhiên..."!. Có biết bao nhiêu kẻ mà cái học chưa đủ để biết tới "Văn U Mặc" bao giờ. Đã "cao ngạo" cất tiếng vọng từ "đáy giếng", cho rằng Lão Tử là tư tưởng yếm thế " ! "..., " !? ".
Ta có thể xem xét thấy tất cả các bằng chứng, còn đậm nét mực trong tác phẩm "Đạo Đức Kinh" của Lão Tử hiện nay. Sẽ là bằng chứng tố cáo đắt giá và hùng hồn nhất cho sự kiện này. Ví dụ đơn cử một trong vô vàn những chứng cứ mắc mỏ nhất là:
"Không gì thâm hơn biển, lòng người thâm hơn. Không gì hiểm hơn hang sâu, lòng người hiểm hơn".
Và sau cùng Lão Tử cũng đành dối trời mà tận trung với nước như câu:
" Ta chấp nhận làm suối khe cho mọi người dò... Ta chấp nhận làm hang sâu cho mọi người tìm...".
Vâng! Đã thế thì ta sẽ dò tìm trong bài kế tiếp với tựa đề; "Lão - Khổng và Kinh Dịch" vậy.

Ta sắp có kịch hay để xem...


10-  KHỔNG - LÃO VỚI KINH DỊCH .

Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, đưa ký ức chúng ta dừng lại tham khảo cận cảnh của nhân vật Tảo Địa Tăng. Một người phu quét lá nơi Phật xứ địa phương; Tàng Kinh Các!
Phân khúc này của Kim Dung (Thiên Long Bát Bộ) là có ý nhắc đến sự nhùng nhằng nội bộ giữa hậu thế của Hoàng Đế và Phục Hy xưa kia. Vì thế sẽ có các nhân vật như Tiêu Phong và Tiêu Viễn Sơn (Tiêu Khúc). Dĩ nhiên Tiêu Viễn Sơn (Cung Cấn) là cha, di dịch tiếp đời sau đến Tiêu Phong (Cung Tốn) là con, không khác được. Và Kim Dung đủ để cười ngạo khắp thiên hạ xưa nay qua tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ là hoàn toàn có cơ sở để... cười ngạo.
Bởi Kim Dung đã hợp tấu giữa Tiêu Khúc và Dao Cầm. Một tuyệt kỹ truyền kỳ bị vùi lấp của Ma Đạo (Xích Quỷ). Trong khi những ai xưa nay được tôn là quân Tử Kiếm thì..., độc giả hiểu rồi, tôi miễn bàn đến.
Sở dĩ tôi cho quay chậm cận cảnh của thước phim này bởi: Kim Dung muốn mô phỏng lại nhân vật quét lá nơi Tàng Kinh Các đó chính là hình ảnh của Lão Tử khi xưa!
Ngay lập tức, hồi ức vén bức màn nhung của sân khấu thời Đông Chu. Phía sau "cánh gà"; Lão Tử chính là kẻ giữ Tàng Kinh Thư của Nhà Chu. Một Tảo Địa Tiên mà Kim Dung đã phát hiện! Cao thủ tiềm ẩn trong toàn cõi của "Quần Hùng Chư Tử" ngày đó (Bách Gia Chư Tử).
Phải! Chính lão Tử chứ không hề là một ai khác, kẻ đã giữ Tàng Thư của Nhà Chu. Tất cả những ai còn lại trong giai đoạn đó. Có cho dù là hàng vương tôn tử thất gì gì đó, đều là chi tiết. Sao có thể hiểu biết được bao nhiêu bí ẩn gì, về Kinh Dịch đang tiềm ẩn trong Tàng Thư của Nhà Chu?
Cái loạn Thời Đông Chu là phản ảnh tất yếu từ mầm mống của cái cội rễ "Trăm Nhà Đua Tiếng"... tranh cãi!! Tranh cãi về học thuật của Kinh Dịch, một kỳ thư vốn được liệt vào hàng đầu của Kinh Điển (Quần Kinh Chư Thủ). Họ tỏ ra hiểu biết ( !? ) về một điều mà chưa bao giờ được biết, đó là Thiên Thư. Bởi khả năng của họ chỉ có thể cao lắm là vươn đến Văn U Mặc mà thôi. Thế nhưng, Thiên Thư lại hoàn toàn ở vào một đẳng cấp ta có thể gọi là "thoát đỉnh" tư duy của nhân loại, mọi đương thời.
Như tôi đã có từng lướt qua trong bài viết Hội Long Hoa. Ta nghĩ gì về một thí sinh bước vào trường trời mà lại không biết đọc một chữ nào của sách trời (Thiên Thư) !?. Thiên hạ chúng ta xưa nay thường diễn mãi cảnh bi hài thế đấy. Cận cảnh xã hội hôm nay lại càng gây kinh ngạc hơn khi bói quẻ, bình phẩm về lĩnh vực này. Một lĩnh vực đang còn ở phía bên kia của không gian chiều thứ tư!?
Không khéo, nhưng mọi sự đã rồi!
Bởi xã hội đương đại của chúng ta đang "nhại diễn" lại "vỡ, bi hài kịch" thời loạn Đông Chu đó khi đụng đến Kinh Dịch! Ta nghĩ gì khi những diễn viên của quá khứ đó đã đạt tới trình độ của Văn U Mặc. Trong khi những vai diễn trong thì hiện tại, hoàn toàn thiếu vắng nền tảng của văn học, kể từ khi đất nước thống nhất (1975)? Bởi Văn Học hiện nay chưa đủ nhiều, để yếu tố giai đoạn phát triển nhân đó mà sinh ra những "cây bút bình luận văn học". Trình tự phát triển đó sẽ có mô hình như sau:
Khi tư duy văn học cắm sâu cội rễ... Ắt sẽ nảy mầm ra các nhà bình luận văn học là tất yếu. Đó chính là yếu tố mà giai đoạn lịch sử cần phải hội đủ.
Lúc các mầm này phát triển xum xuê..., cành nhánh sẽ phân bổ cao thấp qua ánh dương của ngôn từ triết học, để bình luận tác phẩm văn học nào đủ chuẩn, kết tinh thành Triết Học. Và rồi tinh hoa của triết học nở rộ. Đó là lúc để các Triết Gia cất tiếng khóc chào đời cùng thế sự. Việc hiện diện của các triết gia, mới có đủ khả năng để tạo ra triết học cho đời được. Và rồi sự "dậy thì" của tư tưởng triết học phương Tây với ngôn ngữ "Mặc Định" hiện nay. Nhất định phải hợp hôn cùng tư tưởng "trưởng thành" của triết học phương đông là "Văn U Mặc". Tương lai của sự kết tinh đó, mới có thể thai nghén ra nhân tố có thể thâm nhập vùng lãnh thiên của Thiên Thư được. Do những tư duy, ngôn ngữ U Mặc trước đây chưa có thể lĩnh hội toàn diện Thiên Thư. Bởi thiếu nền tảng của tư duy, ngôn ngữ Mặc Định của phương Tây. Bằng không, nhân loại chúng ta đã hiện diện trước vùng đất của địa đàng rồi.
Những diễn viên hôm nay, đang diễn lại vở bi hài của hôm qua đối với Kinh Dịch, có dạng như... "thoát đỉnh bi hài" rồi vậy. Vì thế, ta nên cẩn thận lời một tí khi bình phẩm, hoặc nhất là chê bai Kinh Dịch.
Thôi chết! Tôi lạc đề tài một cách nhất thiết rồi! Ta cùng quay lại nhé:
Ta sẽ dễ dàng nhận thấy; Cả một đời, Lão Tử đã quét biết bao lớp bụi thời gian, che phủ lấp những giá trị thực tại tiềm ẩn phía sau Kinh Dịch trong tàng thư của Nhà Chu. Những tâm tư uẩn khúc đó, Lão Tử đã dùng uẩn ngữ, mặc định trong Đạo Đức Kinh; Kỳ vọng gửi đến miền ánh sáng của tư duy vùng viễn lai nào đó...?, một cách miên du...
Tôi khẳng định tọa độ địa phương đó, có tên page này.
Để có thể xem xét một người, ta dựa trên 3 yếu tố căn bản:
1. Tư tưởng.
2. Lời nói.
3. Việc làm.
Yếu tố thứ nhất đã thể hiện trong Đạo Đức Kinh. Sách thì có sẵn, tuy nhiên để hiểu được nó thì cả là một vấn đề nan giải xưa nay. Cho dù có là một học giả đi chăng nữa, nhất định từ biết tới hiểu không có thể san bằng trong một sớm một chiều cho được. Chính yếu tố đó gây cho tác phẩm có một giá trị như ma lực, trường tồn với thời gian. Khiến nên biết bao thế hệ vẫn cạn mực chứ chưa có thể bàn luận cạn ý được. Thế nên tác phẩm vẫn cứ mãi sống... Chờ đợi giai đoạn của tư tưởng thế hệ tương lai nữa, cứ thế...
Điều kiện thứ hai được xem đến là: Tạm đơn cử như hai chữ "Vô Vi" thôi. Cái giá trị này, đã 2500 năm qua rồi. Vẫn thể hiện tuyệt đối tính Vô Vi! Đối với bất kỳ giai đoạn phát triển nào mà nhân loại chúng ta đã từng trải qua. Dĩ nhiên thoảng hoặc một, hai thời điểm bất kỳ. Bất chợt lóe lên một ánh đom đóm le lói nào đó giữa đêm trường sâu thẳm của tư duy chung. Ngay lập tức nhân vật đó đặc tả điều vô vi này thể hiện một cách... "vô vi tính" !?. Có thể điển hình: Trần Đoàn! Một kẻ đến cuối đời, phải trốn vào rừng, làm bạn với Quỷ Núi và cải hiệu là; Đồ Nam!
Vấn đề xem xét cuối cùng đòi hỏi:
Ta thấy Lão Tử chỉ nằng nặc một mực Tu Tiên cho bằng được! Bất kỳ ai đó, một khi biết và chợt hốt ngộ được giá trị của Kinh Dịch. Họ thường phản ảnh là một con tàu tư duy, chìm đắm trong biển cả hoang mang. Họ chỉ âm thầm, lẵng lặng vận dụng với tất cả khả năng có thể mà Định Mệnh đã đặt để cho họ. Những người này thường hướng theo một quan điểm duy nhất đó là; Đạo - Đức. Với tất cả kỳ vọng trong thời kỳ cuối của tương lai; Có giảm án được phần nào đó trước tòa công luận, cho những gì mà giống nòi xưa đã từng nặng gieo. Và với một tinh thần bất biến tuyệt đối cho lập trường: Kinh Dịch không hề là sách để bói toán như thiên hạ làm loạn xưa nay. Dĩ nhiên, lĩnh vực Bói Dịch nói chung, chúng ta không đào đâu ra bóng dáng của họ lai vãng, dù chỉ một dấu chân tình cờ bước qua.
Tất nhiên, giữa biết bao quần hào tranh tiếng khi ấy, trong mắt họ: Lão Tử chỉ là một kẻ quét rác nơi tàng kinh các mà thôi! Thế nhưng, hễ "hữu xạ, tự nhiên hương". Cho nên ta nhận thấy có trang sử hiếm, mô tả chi tiết cảnh Khổng Tử cầu kiến Lão Tử ngay sau khi rơi vào hoàn cảnh. Trong thoáng mờ nhân ảnh của thời điểm đó; Hồ như đâu đó, không xác định được như có như không... Một "dị cuồng", nghêu ngao trong hơi gió vài ba lời rồ dại, mà khai ngộ cho Khổng Tử! Kẻ đó, trong đáy mắt của thế nhân, cho mãi tận hôm nay, vẫn kinh mạn với cách gọi: "Kẻ Cuồng Nước Sở; Tiếp Dư"...!? Kim Dung không đủ để nhìn ra còn có kẻ không màng quét cả bụi đời nữa rồi.
Xem ra; Ẩn giữa chốn núi rừng là Đại Ẩn. Ẩn giữa triều đình thuộc Tiểu Ần. Thế ẩn giữa chợ đời ắt hẳn là hạng Trung Ẩn rồi vậy. Xem ra hạng trung ẩn cỡ như Tiếp Dư, chỉ có thể đếm không kín lòng bàn tay xưa nay. Tuy nhiên nếu để so sánh những kẻ trung ẩn, dỡ rồ dại, dỡ thấu cơ trời thời loạn ấy. Hai tộc Hoàng Đế lẫn Phục Hy tuyệt không theo kịp tộc Xi Vưu rồi. Tôi có thể điển hình trong giới hạn lịch sử gần, cho người người dễ biết như: Tâm Trai Như Ý Thiền (Nguyễn Gia Thiều), rồi... Kẻ Khùng Bán Khoai vùng Bửu Sơn chẳng hạn. Tuyệt đối Kẻ Cuồng Tiếp Dư không theo cho kịp rồi. Đó là tác giả chưa có thể nhắc đến một ngọn đuốc điên rực rỡ ( ! ), vừa tắt lịm quanh rẻo thời đâu đây...
Như tác giả từng đã có bứt mây đâu đó trong một vài bài trước, vẫn chưa thấy hiện tượng động rừng (!?), cho tới lúc gỏ hai chấm xuống dòng:
... Sau khi được Kẻ Cuồng Nước Sở làm cho tỉnh ngộ. Khổng Tử đã vội quay về mở trường dạy học. Song song với việc mày mò Dao Cầm để cho ra đời Kinh Nhạc, Khổng Tử cũng lục lọi, chế tác Kinh Dịch! Thế nhưng, Kinh Dịch nguyên bản gốc của Chiến Thần Xi Vưu khi xưa với 5 loại binh khí hóa thân từ Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Nay lại được Khổng Tử gọt dũa ra Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín! Ta thấy Lão Tử đã sở hữu hai thành tố Đạo - Đức mất đi rồi. Tất nhiên Khổng Tử phải rơi vào hố khiếm khuyết đấy là không tránh khỏi. Những việc làm đó đã phản ảnh như sau:
Đương thời, Khổng Tử thường mang Quẻ Dịch ra bói..., rồi cùng bàn luận chung với học trò. Ta thấy duy nhất có Tử Lộ là xuất sắc hơn tất cả. Bởi Tử Lộ luôn tỏ ra nhởn nhơ, và cũng luôn luôn có luận giải giá trị nhất! Khả năng Khổng Tử không thể theo kịp Tử Lộ rất nhiều và rất nhiều sự việc khác nữa. Đó là những việc nội bộ riêng của Đạo Giáo, tôi không tiện nhiều chuyện, khi không liên can đến đề tài đang viết. Chỉ nhắc chung lưu ý rằng: Không phải ngẫu nhiên mà Tử Lộ lại có đủ tâm tư mà thiết kế nên "Thuyết Chính Danh" thành một công trình đi vào sử sách như thế.
Khả năng đã không kịp theo học trò, chưa kể đến bao kỳ nhân, dị sĩ đang tiềm ẩn trong đương thời ở bên ngoài. Vậy mà Khổng Tử đã vội cầm bút viết Thập Dực cho Kinh Dịch!? Điều này có nghĩa là Khổng Tử đã "vẽ" thêm cho "hổ mười cánh" nữa!! Tôi đã rất lấy làm ngạc nhiên vô cùng! Bởi một con người như Khổng Tử sao lại có thể, trong nhất thời lại đi vẽ rắn thêm chân làm vậy cho được!? Giá như ngày đó, Khổng Tử chịu yên phận trong phạm vi học thuyết Nhân Đạo của mình thì hay biết mấy. Đằng này Khổng Tử đã lấn sân sang Thiên Đạo, vốn là lãnh địa của Lão Tử đã dày công canh tác và khai thác trọn một đời rồi. Những thành quả mà Lão Tử đã gặt hái được từ Kinh Dịch, ta cũng đã từng được biết qua cả rồi. Đặc biệt, Lão Tử không hề dám thêm bớt một câu gì cho Kinh Dịch cả. Bởi Lão Tử có biết và hiểu về kỳ thư này, cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
Ta xét thấy trong thời gian soạn Thập Dực. Khổng Tử luôn treo bút ngừng viết, mỗi khi thấy có hiện tượng như Quạ kêu, Nhện sa trước mặt. Qua bốn ngày sau mới trai giới, xông hương mà cầm bút viết lại. Điều đó phản ảnh cho ta biết là Khổng Tử đã rơi vào mê tín mất đi rồi vậy. Không như những kẻ mông muội về sau, ca tụng là Khổng Tử thành tâm khi soạn Thập Dực, nên mới có những hành động như thế!
Thế rồi, trong một ngày. Khổng Tử ngồi khảy đàn Dao Cầm giải khuây... Bất chợt Nhan Hồi đi vào và đàn đứt dây...! ... !!. Đó là khúc nhạc tả cảnh Mèo bắt Chuột "!?". Khổng Tử đã chạm đúng vào dây thứ 6 của Dao Cầm!!.
Ta thấy khi Khổng Tử cuống cuồng lục Kinh Dịch đến ba lần, khiến đứt cả lề và luôn miệng thốt lên: Trời không cho ta sống thêm vài năm nữa để học Dịch?! Ta cũng nên biết: Kinh Dịch vốn được kết lề bằng da dê đấy. Khổng Tử lục Kinh Dịch đến hoảng loạn như thế để làm gì!? Tôi đã từng giải thích việc làm đó cùng độc giả rồi. Vì khi ta bước vào thế giới Kinh Dịch một cách nghiêm túc nhất. Đó hẳn là Y Học. Nhất định là Khổng Tử tìm thuốc chữa, cho kịp kỳ hạn 100 ngày rồi vậy.
Trước khi chết 3 ngày. Thiên hạ nghĩ rằng Khổng Tử đã phát rồ !? Bởi Khổng Tử cứ chống gậy lập cập đi tới, đi lui trước sân mà miệng cứ lẫm bẫm mãi câu: "Có tội với người thì chuộc được. Có tội với trời thì làm sao chuộc được" ?. Kỳ thực! Khổng tử vẫn thể hiện một tư duy sáng suốt nhất cho tới khi trút hơi thở cuối cùng, chứ không phát rồ như mọi người lầm tưởng khi đấy. Bởi trước khi chết, người ta luôn bất chợt thấu thiên cơ. Điều đó người Việt thường gọi là "thoát dương".
Khổng tử chết không nhắm mắt, bởi chưa kịp phi tang Thập Dực với Kinh Dịch, như đã từng kịp làm, đối với Kinh Nhạc của Dao Cầm. Khổng Tử chỉ kịp trăn trối lại (không biết với ai cho được) rằng:
"Chẳng lẻ cây bách tùng đổ sao? Chẳng lẻ trời hại người hiền sao?". "Có tội với người thì còn chuộc được. Có tội với trời thì làm sao chuộc đây?". Đã 2500 năm qua, tiếng vọng thảm thương đó vẫn rền bên tai. Thế nhân muôn kiếp qua, vẫn thản nhiên và..., ca tụng !?
Những điều bí ẩn đấy đã được ghi vào cuốn lịch sử của cõi trời, đó chính là; Thiên Thư.
Kể từ ngày "Tảo Địa Tiên" bỏ quét bụi chốn Tàng Kinh Thư của Nhà Chu. Lão Tử đã trốn tận chốn thâm u của rừng sâu núi thẫm. Tiếp tục "quét bụi chốn tiên bồng". Lúc này là dùng phất trần, thay cho chổi mà quét bụi tiên, giữa cõi rừng hoang rồi. Sự kiện lẫn những việc làm của Khổng Tử vẫn nhuốm đến tai.
Chán quá! Lão Tử thốt lên: "Thôi! Ta thấy không có thể nói cùng thiên hạ được rồi. Ta về trời vậy". Và sau đó, Lão Tử đã cưỡi Trâu Xanh cùng về trời. Bởi Trâu chính là linh vật tổ của họ mà. Đâu có thể cưỡi bất kỳ linh vật nào khác cho được.
Khi hai cánh cửa ngỏ của địa phương Bách Gia khép. Tư tưởng Đông Chu đại loạn. Tần Thủy Hoàng đã từng thốt lên như thế này:
Thiên hạ đại loạn, mỗi người một sách, không ai chịu nghe ai cả. Cứ đánh nhau triền miên, gây cảnh đổ nát, tang thương hàng trăm năm mà không ai thắng ai cả. Khiến nhà nhà li tán, cha mất con, vợ xa chồng, ruộng bỏ hoang. Nhưng đó là những kẻ ác. Mà nếu dẹp được kẻ ác, ta phải ác hơn mới có thể dẹp được. Ắt khó tránh khỏi mang tiếng thị phi với đời sau rồi. Ta bất đắc dĩ mới phải khởi binh để dẹp loạn mà thôi. Nếu ta không làm, thì ai làm?
Thế thì ta phải dò xem trong thời Nhà Tần, số phận Kinh Dịch ra sao trong bài tiếp theo vậy.
Đúng là một... Lạc thư.


11 - KINH DỊCH THỜI TẦN THỦY HOÀNG.

Tần Thủy Hoàng Đốt Sách Chôn Nho.
Đó là bảng cáo trạng văn hóa xuyên thiên kỷ dành cho Tần Thủy Hoàng. Đã có biết bao thế hệ tri thức, đồng ký tên đè lên bảng cáo trạng này hàng ngàn năm qua và, ngày càng chất chồng thêm lên. Bụi thời gian luôn phủ lấp và xóa nhòa mọi sự thật. Điều này có nghĩa là sự thật vẫn tồn tại. Sự thật sẽ được khai quật theo quy luật của tạo hóa vào thời điểm mà thời gian định số. Cho dù phải chìm sâu dưới đáy trầm tích ngàn năm, sự thật vẫn hóa thạch, quyết tích lũy!. Và chờ thời điểm đó...
Trải qua biết bao thế cuộc dâu bể đổi thay... Nào ai biết trong ba đào, vạn con sóng nào bồi, muôn con sóng nào lở, trong cùng một cách vỗ!?
Đó chẳng qua là chu kỳ thời vận cả thôi. Trong chu kỳ mà thời vận đó có tiềm ẩn thế sự trong khoảng không - thời gian nhất thời, đóng vai trò quyết định. Tùy theo thời vận đó mà mệnh thế phải định số rằng Hoàng Mệnh thiên kim hay Bạc Mệnh phế liệu.
Điển hình:
Như tôi đã từng có phát biểu rằng trong nhóm "Trăm Nhà Đua Tiếng... tranh cãi" đó... Nếu Khổng Tử nêu cao quan điểm "Nhân Chi Sơ Tánh Bản Thiện" thì ta cũng đồng thời nghe vang rền bên tai khẩu hiệu; "Nhân Chi Sơ Tánh Bản Ác"! Đó là một trong chín mươi chín quan điểm tranh cãi đồng thời trong nhóm bách gia với tên gọi: Tuân Tử.
Chỉ thương cho những thế hệ đương thời... dân đen (chắc chắn là hạng cháu chắt của mạng bạc phế liệu rồi). Không thể phân biệt đâu là lời vàng, đâu là lời rác mà rửa tai không kịp để nghe... Chỉ biết rằng dưới huyệt sâu trong nghĩa địa quá khứ đó; Những học thuyết của Khổng Tử đã bị chôn vùi dưới sách lược của Tuân Tử qua bàn tay của học trò là: Lý Tư.
Ta xem những dòng sơ lược như trên, thay cho lời tuyên bố lễ động thổ; "Khai quật, khảo cổ những di chỉ thời Tần" bị vùi lấp hàng ngàn năm qua như sau:
Sự thật lịch sử đã bị thay đổi rất nhiều, hòng che giấu đi mọi dấu tích liên quan đến Kinh Dịch và dòng Âu Lạc.
Tôi chỉ có thể dò theo dấu tích của áng kỳ thư này trong giai đoạn nhà Tần còn vương dấu là: Khi Tần Thủy Hoàng đốt sách. Vẫn còn để lại một cuốn là Thái Bình Kinh! Như thế, từ đây ta có thể suy ra... Nhất định Thái Bình Kinh chính là cuốn Kinh Dịch hoàn thiện bậc nhất lúc bấy giờ.
Ta thấy nhân vật Từ Phúc vốn có nhân thân là một danh y trong đương thời. Lại được chọn để giao kế hoạch tìm thuốc trường sinh cho Tần Thủy Hoàng. Rõ ràng tư duy của Tần Thủy Hoàng lẫn Từ Phúc đã thâm nhập ở tầng sâu hơn của Kinh dịch đối với mọi tư duy của bất kỳ giai đoạn nào xưa nay. Bởi ta nhận thấy tính từ giai đoạn Xuân Thu, Chiến Quốc cho tới Nhà Tần. Thiên hạ lúc đó chỉ dụng Dịch cho hai lĩnh vực Quân Sự và Y Học là tuyệt đối. Điều đó nói lên tư duy Dịch Học của giai đoạn này đang ở vào một tầm rất cao. Thậm chí cho mãi về sau này, vẫn xem Tần Thủy Hoàng có vấn đề khi nhất quyết đi tìm thuốc trường sinh bằng mọi giá.
Đối với sự kiện này, cho dù thất bại bởi bất kỳ nguyên cớ gì. Tuyệt đối tư duy của chúng ta chỉ có thể gọi là "lạm bàn" về vấn đề này mà thôi. Tôi đã chỉ rõ lối mòn bị rêu phong trong các bài trước đối với giá trị thực tại tiềm ẩn trong Kinh Dịch. Ngưỡng cửa đó là Y Học và Quân Sự. Điều khẳng định này đã được Thần Nông và Hoàng Đế thắp lên nơi đầu nguồn lịch sử và mãi sáng chói tận ngày hôm nay.
Ta xét thấy; Dự Án truy tìm thuốc trường sinh ngày đó đã được chọn giao cho một danh y là Từ Phúc, làm thuyền trưởng. Dĩ nhiên đội quân ngày đó theo áp tải nhất định phải là những dòng tướng lỗi lạc nhất trong quân lực của Nhà Tần lĩnh xướng và tháp tùng. Phong thủy cũng là yếu tố công cụ thứ ba, đã được khai thác từ Kinh Dịch, làm hoa tiêu để định hướng sách lược vượt biển cả. Ví dù thuật bói có đất dụng võ trong ngày đó hay không, tôi cho chỉ là chi tiết. Bởi tính xác xuất của sự rủi may trong "Bốc Tính", khiến không thể đóng vai trò quan trọng trong sự kiện ngày đó được.
Bởi trong thời kỳ đó. Còn có biết bao sự kiện thực tại lịch sử đơn thuần hơn, liên quan đến Kinh Dịch mà chúng ta vẫn chưa có thể nhìn thấy được. Sao chúng ta có thể lạm bàn đến vấn đề thuốc trường sinh ngày đó cho được.
Ví dụ:
Tần Thủy Hoàng vốn chính là một dòng trong nhóm tộc Bách Việt! (cơ hồ có cơn địa chấn với cường độ richter 10+ đâu đây...). Hay tôi có thể mô tả chính xác hơn là sự hòa huyết, kết tinh giữa tộc Hoàng Đế và Tộc Xi Vưu mà ta quen nghe gọi là Hoa Hạ (theo nghĩa Hoa Hạ mà tôi đã luận giải). Vì lẽ đó cho nên mỗi lần xuất chinh khi xưa, ta luôn thấy Tần Thủy Hoàng lập đàn cầu tế duy nhất là Chiến Thần Xi Vưu!
Nơi cột mốc của giai đoạn lịch sử này ghi dấu; Dòng của tộc Hoàng Đế, truyền đến giai đoạn của Tần Thủy Hoàng là dứt nghiệp, tính từ Chu Văn Vương.
Ta xét thấy trong sự kiện biến cố lịch sử thời Tần; Do các nước chống nhau, nên họ mới xây thành cố thủ dọc theo biên giới mỗi nước mà phòng thủ lẫn nhau. Khi Tần Thủy Hoàng gồm thâu một nước thì ngay lập tức nối liền lại mà thành ra Vạn Lý Trường Thành ngày nay. Tự Tần Thủy Hoàng trong khoảng thời gian 20 năm trị vì với biết bao biến cố xảy ra, nhất định không thể hoàn thành công trình này cho được.
Cũng trong giai đoạn đó, nếu xét tương quan nơi địa phương định xứ của dòng Âu Lạc thì: An Dương Vương cũng đã xây Thành Cổ Loa mà phòng thủ. Do Tần Thủy Hoàng biết Kinh Dịch cũng như An Dương Vương vốn cùng dòng Bách Việt. Nên cơn lốc chiến tranh của Tần Thủy Hoàng đã dừng lại phía bên ngoài chân thành Cổ Loa ngày đấy. Nếu không, Thành Cổ loa ngày đó, cũng đã trở thành một phần của Vạn Lý Trường Thành trong biến cố lịch sử khi đó rồi. Cho tới thời điểm của giai đoạn lịch sử này. Tần Thủy Hoàng biết rất rõ; Kinh Dịch vốn thuộc di chỉ của Bách Việt. Dĩ nhiên Tần Thủy hoàng nhất định hiểu được điều không ai đủ để hiểu. Lịch sử đã xác định sự thật năng lực đấy bằng chính Ngôi Đế cũng như Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng. Mọi tư duy khác, chỉ xứng đáng là nô lệ và hoàn toàn nằm trong gông cùm, xích xiềng của Tần Thủy Hoàng mà thôi.
Tần Thủy Hoàng ngày đó hoàn toàn không có thể ngờ được rằng. Di ấn truyền đời của Bách Việt đang được dòng Âu Lạc nắm giữ. Y học lại mới chỉ là ngưỡng cửa của Dịch Kinh mà thôi. Tuy khả năng dụng Dịch của Tần Thủy Hoàng ngày đó có thể được xem là đỉnh cao nhất cho tới thời điểm này.
Ví dụ điển hình:
Ba công cụ mà Tần Thủy Hoàng ứng dụng và huy động cho công cuộc truy lùng thuốc trường sinh ngày đó là:
1. Y Học.
2. Quân Lược.
3. Phong Thủy.
Học thuật phong thủy ngày đó để điểm huyệt vị trí có thuốc trường sinh thể hiện: Chuẩn theo bộ sao Thanh Long từ hướng đông trong nhị thập bát tú. Đó là tướng tinh của Xi Vưu. Căn cứ vào giữa Sao Phòng và Sao Vĩ của bộ Thanh Long để điểm ra rốn biển. Lại còn phải nhìn theo "Tượng Trời" từ bộ sao Bắc Đẩu ẩn hiện khóa trời, khi thời khắc lỏng then... Từ đó sắp "Thế Biển" (không phải là thế Đất) mà điểm huyệt... Căn cứ vào hải huyệt này, ta mới có thể tính ra vị trí của Đảo Bồng Lai được.
Khi đã đặt được chân lên miền đất hứa đó. Ta phải nhất định thấu thiên văn, chia sao, tính thời để tiến hành định huyệt Trời. Uyên bác Y Học, thấu suốt Kinh Mạch, bao gồm đặc tính của Lục Phủ Ngũ Tạng mà định huyệt Người. Am tường ẩn thuật của phong thủy địa lý để thiết kế mô hình định huyệt Đất. Sau đó ta mới có thể dò đến được địa phương của huyền thoại mà ta quen gọi là Tiên Cõi.
Lúc này ta cũng chỉ có thể diễn tả là mới đến nơi cần đến thôi. Còn quá trình để thuốc trường sinh nảy nhụy, kết tinh là bất khả thuyết rồi vậy. Điều đó đang còn định xứ trong vùng "Phi Tưởng Xứ Địa Phương". Một thế giới đã từng được nhắc đến ở đâu đó..., trong tám vạn tư thế giới của Pháp Ngôn, mà ta quen nghe gọi là; "Phật Thuyết".
Ta không thể có suy diễn nông cạn trên cuộc trường hành cưỡi sóng, vượt muôn hải lý nan truy đó, mà kết luận vội. Bởi xét thuật phong thủy mà tôi vừa mô tả. Xưa nay các thuật sĩ điểm huyệt đất, dò mạch sông còn chưa xong. Nói chi đến tầm phong thủy đại cuộc mà được từng nghe nói đến điểm hải mạch bao giờ... ?, ... !?...
Bởi những điều đó. Đang còn nằm ở phía bên kia không gian chiều thứ tư mà thôi!
Ta chỉ có thể có quyền hồ nghi rằng: Biết Từ Phúc đã gặp phải những sự kiện gì nơi chân trời sự cố ngày đó? Kinh Kha sao có thể so sánh được với Từ Phúc mà hòng ông ta cao hứng ngâm câu; "Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn", trước mũi thuyền nơi vô định lãnh hải của quá khứ đó ?!
Ta chỉ có thể suy trong giới hạn của thực tại lịch sử khi đó rằng:
Trước khi Tin Hạc nơi Tiên Cõi bay về... Miền quê hương mà Từ Phúc định quán thuở cắt rốn, chôn nhau đó. Đã phải trải qua một cuộc nương dâu lở thành bể rộng mất rồi.
Bởi vùng Trung Nguyên đó đã là cơ đồ của Nhà Hán. Lưu Bang, một thuộc tộc của Phục Hy xưa; Đã giục cương đo vó toàn cõi Trung Nguyên dưới chiếc roi và lưng ngựa mất rồi.
...
Cho dù ngày đó, Từ Phúc có tìm ra Vĩ Lư. Chắc chắn một điều rằng; Cõi bồng Lai ngày đó, không hề có thuốc trường sinh. Tuy nhiên có một sự thật là, ngày đấy Từ Phúc có đặt chân đến Đảo Bồng Lai thật. Đỉnh Non Bồng ngày đó, đã bước ra từ huyền thoại để đi vào hiện thực hôm nay với tên gọi; Phú Sĩ " !! ".
Ở vào giai đoạn của những luận giải này: Từ đây suy ra... Trong cuộc huyền truy phương thuốc trường sinh của quá khứ lịch sử đó. Chắc chắn Từ Phúc hẳn phải mang theo Kinh Phổ làm cẩm nang thao thủ với tên gọi: Thái Bình Kinh.
Như thế: Dấu tích của Lạc Thư, đang còn trôi lạc theo Bóng Hạc ở đâu đó nơi... đỉnh Phú Sĩ. Thời điểm của giai đoạn lịch sử này. Nhà Tần biết rất rõ; Kinh Dịch là di chỉ của Bách Việt, chứ không hề là của bất kỳ một dân tộc nào khác được. Sự thật này chỉ thực sự bị bôi xóa mọi chứng cứ bao gồm cả sử sách, văn hóa, v.v... Kể từ giai đoạn Hán thuộc 1000 năm sau đó mà thôi.
Kết luận:
Những sự thật về Kinh Dịch. Trước cánh cổng của Kỷ Nguyên Mới; Người Việt đã tìm ra nhân chứng sống đắt giá nhất, bao gồm cả vật chứng:
Thái Bình Kinh Dịch...
Và ...
Ta lại phải tiếp tục theo dõi dấu vết của một trường kỳ Lạc Thư, trên bước đường tìm về với Lạc Chủ. Kể từ giai đoạn của Nhà Hán trong bài kế tiếp vậy.

Ta xét xem "Trương Lương Đại Tiên" đã từng làm gì với 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư của Phong Hậu. Và học thuật Thái Ất Thần Kinh từ Khương Tử Nha như sử sách của họ từng hãnh hiện công bố suốt hàng ngàn năm qua?
12 -  NHÀ HÁN - DẤU VẾT KINH DỊCH.





Tiếng Dao Cầm vốn đã hiếm. Tiếng Tiêu Khúc lại càng hiếm hơn!
Tuy nhiên trong nhánh rẽ này của dòng sử. Ta chợt bắt gặp lẻ loi âm thanh của Tiêu Khúc hòa dòng giữa hai đỉnh Kê Minh và Cửu Lý ngày ấy. Kẻ sở hữu tiếng Tiêu Khúc ngày đó không ai khác hơn là Trương Lương. Với tiếng Tiêu ngày đó, Trương Lương đã phá tan quân Sở trong trận chiến cuối cùng và cũng làm gợi ý cho Dao Cầm hòa điệu Thập Diện Mai Phục.
Vì thế Trương Lương mới là nhân vật mà ta cần phải xem xét đến trong bài viết này. Bởi đây chính là Tiêu Khúc của Chiến Thần Xi Vưu đã bị thất lạc trong trận Trác Lộc khi xưa! Từ đầu dây này, ta lần ngược trở về thượng nguồn dòng sử giai đoạn đôi chút với phép quy nạp theo quán tính...
Trang sử được xem lại chính là giai đoạn Tiền Tần! Điều tôi muốn nói đến chính là Chiến Dịch Phì Thủy! Lịch sử trong giai đoạn đó đã mãi ca tụng chiến thắng kinh thiên động địa của chiến dịch Phì Thủy của Tần Kiên. Khiến đã quên đi một chi tiết rất chi li sau chiến dịch. Điều tôi muốn nhắc đến chính là lúc Tạ Huyền phải gắng gượng ôm bệnh tuổi già mà lên xe đi trấn nhậm xứ xa...
Dọc đường, bất chợt có kẻ dường bộ ngư phủ! Cắm sào dưới bến, lên ngồi chắn ngang đường xe đi mà đòi Tạ Huyền xuống xe hỏi chuyện!? Đó chính là Duy Ma Cật. Sử sách ghi lại rằng cả hai ngồi đàm đạo rất lâu. Kỳ thực, chỉ có duy nhất Duy Ma Cật là giảng đạo cho Tạ Huyền khi đấy mà thôi. Đại khái Duy Ma Cật đã có ý chê trách Tạ Huyền đã từng xa đời theo đạo hạnh suốt bao lâu. Nay chỉ vì một chút bã lợi danh mà nhuốm bụi trần. Để rồi cuối đời bị biếm, phải ôm bệnh mà đi trấn nơi đèo heo hút gió.
Chiều tàn, ngôn cạn. Bất chợt Duy Ma Cật nói với Tạ Huyền rằng: Tôi nghe đồn ông thổi Tiêu rất hay! Vậy có thể thổi cho tôi nghe thử một bài chăng? Tạ Huyền chậm rút Tiêu Khúc treo bên lưng; Thổi liền 3 khúc Thượng, Trung, Hạ. Tiếng Tiêu vừa dứt, Tạ Huyền vẫn không nói câu gì. Đứng lên lẳng lặng giũ Tiêu, rồi lên xe đi thẳng.
Duy Ma Cật ngồi chết lặng, mãi khi tiếng nhạn lạc đàn, rơi vội vào hoàng hôn. Duy Ma Cật cũng lẳng lặng không kém Tạ Huyền, lê chân xuống bến, nhổ sào đi mất. Cũng kể từ lúc đó, người ta không bao giờ còn thấy bóng dáng của Duy Ma Cật ở đâu nữa.
Như thế, trong chừng mực giới hạn trăm năm của trang sử này. Tiếng Tiêu Khúc thất lạc đã từng lộ diện tung tích rất kín kẽ. Thậm chí đến đỗi ma không biết, quỷ không hay như thế. Huống hồ chi là những nhân thế bao thời...
Tư duy trở về với Trương Lương. Ta nhận thấy thế cuộc lẫn cơ đồ ngày đó của Lưu Bang, do chính một tay Trương Lương gầy nên chứ không hề là bất kỳ ai khác cho được. Lịch sử có ghi lại rằng: Tài nghệ của Trương Lương ngày đó được trao lại từ bởi Hoàng Thạch Công. Đó chính là cuốn Binh Pháp của Khương Tử Nha, bao gồm Thái Ất Thần Kinh và... 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư của Phong Hậu nữa!! (Tôi chưa kể đến Tiêu Khúc). Nghe đâu, Khương Tử Nha đã học được từ các vị Thần Tiên ở trong núi!
Nay xét cả 3 sách lược này ta thấy:
1. Đối với Bộ Thái Công Binh Pháp đó. Có tất cả là 3 cuốn bao gồm Thượng, Trung, Hạ. Tôi xét thấy:
Cuốn Thượng nói về: Bình Thiên Hạ!
Cuốn Trung nói về : Bình Vương Đế!!
Cuốn Hạ nói về : Bình Đạo!!!
Xưa nay, xét trong tất cả các Binh Pháp của mọi nhà. Thật ra cũng chỉ chép lại từ cuốn Thượng của Khương Tử Nha mà ra cả thôi. Dĩ nhiên họ có gia giảm chút ít đi để gọi là của mình. Trương Lương chỉ có thể lĩnh hội nổi duy nhất cuốn Thượng mà thôi. Cuốn Trung thì tôi ngờ rằng có Lã Bất Vi từng dụng duy nhất. Riêng cuốn Hạ; Bất khả xâm phạm cho bất cứ ai.
2. Xét đến 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư thì: Quả thật Trương Lương có dụng đến năm ba phần. Bởi nó rắc rối và chi li đến độ không thể lĩnh hội cho được. Tôi có thể số hóa mô hình của một trong mười ba thiên đó ra đây như sau:
a- Mẫu đồ hình Lạc Thư nguyên bản gốc với ma trận 3x3 = 9 cung (hình đính kèm): Tổng các quỹ đạo = 15. Ta quen gọi là Cửu Cung.
b - Trương Lương rút bớt lại từ 13 Thiên Lục pháp Cô Hư như đồ hình ma trận 5x5 = 25 cung: Tổng các quỹ đạo = 65.
c - Mẫu ma trận nguyên gốc của 1 trong 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư từ Phong Hậu với mô hình 9x9 = 81 cung: Tổng các quỹ đạo = 369.
Qua đồ hình ma trận số hóa mà tôi đã lập và đưa ra tham khảo. Đây chính là "Mẫu" đồ hình của một trong các thiên lục pháp cô hư của Phong Hậu ngày đó.
Ta thấy Trương Lương đã dụng trong ngày đó chỉ là phương pháp Ngũ Hành và Lục Khí phối hợp thôi. Tuy nhiên để hiểu thấu suốt thể tính "luân - chuyển - hóa" trong cô hư lục cõi của Ngũ Hành đã là khó có ai lĩnh hội nổi hiện nay rồi.
3. Đến học thuật cuối cùng là Thái Ất Thần Kinh! Thật ra về Thái Ất Thần Kinh thì chúng ta cũng chỉ có thể nghe nhắc đến là từ Khương Tử Nha mà thôi. Cho mãi đến nay có ai biết được đồ hình đó ra sao mà hòng bàn luận cho được. Tuy nhiên lịch sử Việt Nam cũng đã có ghi chép lại học thuật này gắn liền với Tuyết giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm! Thế nhưng đã bị thất lạc 500 năm qua mất rồi. Và trong giai đoạn hiện tại, ta có thể nhìn thấy và biết qua tác phẩm này trên các nhà sách toàn quốc.
Nhìn chung, chúng ta vẫn bàn luận về học thuật này một cách rất mơ hồ mà thôi. Vậy tôi sẽ phục hồi lại học thuật này và lập ra sau đây để chúng ta cùng bàn luận: (một ví dụ của Thái ất thần kinh, xem hình 1-2-3).
Trước khi tham khảo. Tôi lưu ý: Văn U mặc, Thiên Tượng, Thiên Thư nói chung đều phải biết cách đọc ở nơi không có chữ! Tuy nhiên ta đừng bao giờ lầm lẫn Thiên Thư với Văn U Mặc của tất cả Kinh Điển xưa nay nói chung.
Tôi dẫn ra một dẫn dụ từ đồ hình: Thái Cực Tượng Đồ Của Nước Việt Nam Trong Kỷ Nguyên Mới. Đồ hình mà ta đang bàn luận trong trang này. Một trong vô số "Tượng chữ" vô ngôn mặc định trong đó là:
Đọc theo vạch màu hồng từ Tiết Xử Thử...
Ta kéo tư duy ra biển Đông; Đó là khu vực có Vịnh Cam Ranh. Đang là điểm nóng đương đại. Thế chiến lược này có thể kiểm soát trong tầm thao lược của mình hai Vịnh Thái Lan và Subic trong khu lòng chảo lửa trên biển Đông Nam...
Với tượng đắc thế tam lãnh bao gồm: Lãnh địa, lãnh hải, lãnh thiên...
Cuộc thế này là Kim Cuộc. Là chiến cuộc, tàn cuộc. Năm nay 2017, Chi Dậu thuộc Kim. Thời (mùa, thu) là Kim. Vận; Xét chủ khách đồng Kim. Tháng 8 ÂL Dậu Kim. Gồm tổng các điều này gọi là Tuế Hội.
"Gà..." có gáy sáng hay không? Ta cùng xem xét chung và đếm từng ngày tới...
Tôi mở ra... giới hạn: Từ nay tới 6 năm nữa. Ta cứ xem là lục cõi hoặc lục hư... Luận bàn xem thử... "Thần tính" luân chuyển và vận hành như thế nào trong lục cõi tạm giới hạn đó?
Đó là chỗ vô ngôn mặc định. Có nhìn, ta cũng không thể thấy được là thế. Những gì trình bày ở trên chỉ là chi tiết, đối với đại cuộc hiện nay đang vận chuyển... Trên thực tại bình diện địa cầu đương đại.
dienbatn giới thiệi. Xin theo dõi tiếp bài 6.

Xem chi tiết…

KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ. BÀI 4.

10/11/2017 |
KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ.



Giới thiệu : gần đây trên MXH có loạt bài viết của https://www.facebook.com/kysuphiabenkia/ có khá nhiều điều thú vị và mới mẻ với những suy nghĩ thường nhật của chúng ta. dienbatn không nhận xét đúng sai như thế nào bởi mỗi người chúng ta có những góc nhìn riêng của mình từ đó sẽ có những đánh giá riêng . Về phần dienbatn chỉ xin có mấy câu như sau :
 (“Đời say cả! Sao ngươi không ăn cả bã, uống cả hèm, cho say luôn một thể? Đời đục cả! Sao ngươi không quậy thêm bùn, vỗ thêm sóng, cho đục luôn một thể? Tội chi mà phải bỏ đời mà đi?”. Nói xong, gã lái đò lẳng lặng đứng lên, nhổ sào. Tiếp tục cho con thuyền…) - Tàn cuộc - Hạ ngươn rồi - Có lẽ cần tăng tốc cho cuộc cờ chóng tàn đi chăng ? Cùng tắc biến - Biến tắc thông . Bĩ cực sẽ Thái lai mà.
"Thiếu gì những kẻ muốn xâm lăng,
Vũ khí hung tàn có thể ngăn.
Chỉ sợ Tâm Linh bày cuộc chiến,
Còn hơn là Ðịa chấn- Sơn băng.
Như Hải tinh trong Quốc bảo mình,
Ðời nào cũng có bậc anh minh.
Mỗi khi sông núi vang lời gọi,
Là có Rồng thiêng biến hữu hình ".
Thơ của một ẩn sĩ .
.................................................
Chối từ trung hiếu với Trời xanh.
Còn kiếp nào đâu để tựu thành.
Sự sống thời gian là hiện tượng.
Giác là vô diệt – Ngộ vô sanh.
..................................................
Một dân tộc mất đi nền Văn minh mẹ đẻ thì sớm bị nô lệ, muộn sẽ đồng hóa tiêu vong.
Hãy nhớ tương lai nhiều biến đổi ,
Nhưng không đổi biến được hồn thiêng.
LẠC LONG QUÂN PHỤ -ÂU CƠ MẸ,
Chờ đợi vung tay Quốc lệnh truyền.
....................................................
Có phải Hồn thiêng của núi sông,
Mất đi từ thủa mất cha ông ?
Nay ta dựng dậy Hồn sông núi,
Để trả Hồn thiêng lại núi sông.
THRT.
Xin giới thiệu cùng các bạn.Thân ái. dienbatn.



5 - KHÚC QUẢNG LĂNG TÁN.

Âm thanh ba hồi trống vọng thinh không... lay cửa Nam Thiên Môn. Báo hiệu sẽ tiễn đưa một oai linh hiển hách về... "chầu Trời"!
Trong bài viết trước đây với tựa đề "Phương Tiện". Âm thanh của nhạc điệu nói chung, là âm thanh cuối cùng. Phù trợ kiếp phù sinh nhân thế chúng ta về với cõi... lãng quên nào đó.
Tuy nhiên, Âm thanh của tiếng trống đơn lẻ nơi pháp trường. Là âm thanh chọn lọc, duy nhất khẳng định: Đưa khí phách những kẻ hiên ngang vào thẳng Ngọ Môn Quan, không khác.
Và rằng: Trong một trang lưu trữ hồ sơ của lịch sử pháp trường. Có chép lại thời điểm mà giai đoạn năm tháng cũ không phai vết dấu; Tiếng Dao Cầm là âm thanh đầu tiên hòa nhịp cùng tiếng trống nơi pháp trường. Và đồng thời đó cũng là tiếng vọng cuối của Dao Cầm còn rơi vương vãi đâu đó trong Khúc Quảng Lăng.
Tiềm ẩn ý trong đó là:
Cùng với tiếng trống nơi pháp trường ngày đó. Không biết Dao Cầm đã tiễn Kê Khang hay, Kê Khang đã tiễn Dao Cầm về với miền tịch dương, qua khúc Quảng Lăng Tán?
Trước khi làm rõ những uẩn khúc này. Ta nhanh quay trở lại với mạch đề tài dễ có nguy cơ "lạc điệu"... vì mải "dạo... quanh".
Ánh sáng từ ngọn lửa Tiệm Ly. Cũng dần soi sáng đêm trường lịch sử cho phận "thiêu thân" noi theo, với tên gọi: Nhiếp Chính!
Nghe kể lại rằng; Nhiếp Chính trong một ngày nào đó (?), của quá khứ lịch sử xa lâu. Đã vì một hận cớ mà bỏ phố lên rừng suốt 10 năm để... học đàn! Không biết ngày đó Nhiếp Chính đã may kiến ngộ phải vị "quy sư phụ" nào mà không thấy sử sách nhắc đến?! Đã truyền lại tuyệt kỹ Dao Cầm.
Thay vì Kinh Kha và Tiệm Ly. Kẻ đeo kiếm, gã mang đàn. Cùng nhau đối ẩm, thù tạc, ngao du với thú tiêu dao giữa chợ đời... chỉ riêng đôi bạn. Đàng này thì Nhiếp Chính vác đàn rãi khắp chợ đời đến đỗi: Trâu, Ngựa đi ngang cũng đã phải dừng lại mà vểnh tai... nghe đàn!
Ấy! Chớ có lầm đấy. Bởi ngón đàn của Nhiếp Chính ngày đó đã đạt đến độ; Rung động cả chim muông, lục súc rồi đó vậy. Ý tại ca từ... Trường giang sóng sau xô sóng trước đó mà. Ai đó chớ có vì nông ý mà nghĩ cạn về khúc Dao Cầm kẻ sĩ này đang sở hữu.
Tất nhiên việc noi gương sáng của tiền nhân là chuyện phải xảy ra trong một sáng một chiều đẹp trời nào đó. Điều này có nghĩa là Nhiếp Chính cuối cùng rồi cũng ôm đàn học đòi, thích khách Hàn Vương! Như đã mô tả; Kinh Kha và Tiệm Ly, kẻ đeo kiếm, kẻ mang đàn. Nhiếp Chính bao gồm cả hai là vừa đeo kiếm lại kiêm luôn cả mang đàn! Cho thừa chí khí...
Thế nên ta thấy trong thời điểm Nhiếp Chính dùng điệu đàn để thích khách Hàn Vương cảm thấy bất khả thi. Vội buông đàn mà múa kiếm tiếp tục hành thích. Tuy nhiên sau cùng thì Nhiếp Chính đành "thích luôn chủ" thay vì chỉ phải "thích riêng khách". Kể cũng oan khốc một thời.
Nghe đâu, điệu đàn ngày đó mà Nhiếp Chính dùng để thích khách Hàn Vương chính là khúc Quảng Lăng Tán!, bất hủ.
... Trải qua đủ cuộc bể dâu khoảng chừng 500 năm sau. Mãi về thêm trăm sau nữa, Khúc Quảng Lăng lại một lần nữa, bước ra từ huyền thoại! Kể cũng lạ. Không ai thấy cũng như biết Kê Khang học đàn từ đâu cả! Truyền thuyết chỉ có thể truyền lại rằng: Chính Nhiếp Chính đã truyền lại khúc Quảng Lăng Tán cho Kê Khang qua giấc mộng!?.
Và Kê Khang đã phục hồi và đồng thời phát huy khúc Quảng Lăng Tán này lên một tầm cao vời vợi hơn trước đấy nữa. Chính vì lẽ đó mà khúc Quảng Lăng Tán đã đi liền với tên tuổi của Kê Khang mãi về sau. Chúng ta được biết Kê Khang là một ẩn sĩ trong nhóm của Trúc Lâm Thất Hiền. Suốt ngày chỉ ngao du sơn thủy, vui thú cầm kỳ thi họa cùng nhóm bạn, chẳng màng thế sự mà chen chân.
Ta thấy vì cớ gì mà đương thời Kê Khang khinh thường luôn cả bao gồm từ: Nhà Thương, Nhà Ân, Văn Vương, Khổng Tử!?. Điều đó càng nhấn mạnh thêm cho ta thấy ngón đàn Dao Cầm trong tay Kê Khang hẳn là trác tuyệt. Mà quả có như thế thật. Mọi sự để hạ hồi phân giải.
Như đã diễn tả ở đầu bài viết này: Trước pháp trường, sau ba hồi trống. Kê Khang đã dùng ân huệ cuối cùng là chơi bài Quảng Lăng Tán. Mặc cho đao phủ chống ngược mũi đao cạnh một bên chờ tiễn linh hồn trực chầu. Như những gì mà lịch sử đã ghi; Sau khi cùng Dao Cầm lướt xong khúc Quãng Lăng Tán. Kê Khang quăng đàn hét lớn: Khúc Quảng Lăng kể từ đây thất truyền.
Thế nhưng, Biết bao danh cầm của Trung Hoa từ đó đến nay khẳng định rằng Kê Khang đã sai! Bởi Khúc Quảng Lăng Tán vẫn còn hiện diện đến tận hôm nay!!
Riêng tôi vẫn lập lại lời của Kê Khang rằng: Quả như lời Kê Khang. Thất truyền thật rồi vậy. Điều này phản ảnh là cho đến mãi tận hôm nay. Vẫn chưa có một ai đủ để hiểu ý tấu của khúc Quảng Lăng Tán là gì cả!
Nếu ta xem như từ giai đoạn mà Kê Khang khai tử Khúc Quảng Lăng Tán thì: Dĩ nhiên đó sẽ là cột mốc chấm hết. Như thế, ta tạm giới hạn kể từ giai đoạn này để tra xét ngược trở về quá khứ cũng đã đủ dữ liệu rồi vậy. Cũng theo như lời của Khổng Tử thì ông luôn hoài vọng về cổ nhạc của thời Nhà Ngu. Vậy ta có một giai đoạn lịch sử tính từ Vua Nghiêu với Khúc Nam Phong, kéo dài đến Kê Khang trong Khúc Quảng Lăng Tán làm giới hạn cho phạm vi xem xét về Dao Cầm rồi vậy.
Xét tổng thể, ta có tất cả 3 điệu khóc cùng Dao Cầm!:
Thứ nhất là tiếng khóc rất âm thầm, sâu kín của Cơ Xương với điệu; "Văn Vương Khóc Bá Ấp Khảo", !. Tiếng khóc thứ hai lập lại ra vẻ rõ ràng hơn người xưa với; "Khổng Tử Khóc Nhan Hồi", !!. Và rồi tiếng khóc đó được khóc thét một cách não nùng qua: "Bá Nha Khóc Tử Kỳ", !!!. Một điệu khóc kéo dài suốt một cuộc bể dâu. Đăng đẳng 500 năm dài khóc bởi Dao Cầm!. Kể ra cũng rất, lấy làm lạ lùng!.
Những điệu, khúc còn lại. Ta có thể phân loại như sau:
Ngón đàn của Cao Tiệm Ly Tiễn Kinh Kha, tiễn Tần Vương và thậm chí tiễn luôn cả khổ chủ bao gồm. Dĩ nhiên, qua như những gì đã phân tích, được xem là ngoại hạng.
Tiếp đến...
Lại có 3 ứng cử viên nữa sở hữu ngón đàn Dao Cầm có thể xem là đã đạt tới cảnh giới khiến cầm thú, chim muông cũng phải rung động! Hiễn nhiên đó là Nhiếp Chính, Kê Khang tấu chung khúc Quảng Lăng Tán. Ngoài ra không thể bỏ sót "cánh nhạn lạc" bởi tiếng đàn tại cửa ải Nhạn Môn Quan cho được! Điều mà tôi không thể bỏ sót qua, chính là Khúc Bình Sa Lạc Nhạn của Chiêu Quân trong xa mờ, phủ lấp bụi Hồ.
Lại phản ảnh thêm một cuộc bể dâu nữa cho đoạn sau này của Dao Cầm! Cũng 500 năm nữa lập lại quá khứ. Tuy có khác những điệu khóc sầu thảm của 500 năm trước. Là thay vào đó thành những khúc ai oán, bi thương, của 500 năm sau!
Khảo xét ở vào tầng sâu hơn nữa, cho thấy:
Tiếng đàn của Chiêu Quân có thể gây rung động được cầm thú (lạc nhạn) như Nhiếp Chính và Kê Khang. Ngoài ra tiếng đàn ấy kiêm luôn cả việc "Sát Tri Âm" như Tiệm Ly và Kinh Kha!! Bởi chính xác là cánh nhạn nơi biên thùy ngày đó đã bị đứt từng khúc ruột, rơi xuống mà chết "!?". Quả là có sự thật như thế, đối với ngón đàn của Chiêu Quân. Tình tiết này không như sự suy diễn của các nhà thơ, văn. Mô tả là do thấy sắc đẹp của Chiêu Quân, mà chim nhạn bay lạc đàn về cuối nẻo hoàng hôn.
Ta thấy: Vượt lên trên tất cả chính là tiếng đàn của Vua Thuấn với Khúc Nam Phong.
Tuy nhiên. Án xưa, tích cũ. Vẫn còn quá nhiều những giá trị tiềm ẩn đầy oan khốc, đang nộp hồ sơ tố cáo trước cửa của kỷ nguyên mới.
Và... Lý Lịch Dao Cầm đang được truy dấu quá khứ thân phận để bổ sung hồ sơ với "ký mã": "Ai Là Chủ Nhân Của Dao Cầm?".
Để làm được điều đó: Trước hết ta nhất định phải tra xét cho ra nguyên cớ nào mà Dao Cầm lại gây ra biết bao tiếng vọng muôn vẻ như thế? Chắc chắn điều đó sẽ có ở phía bên kia không gian chiều thứ tư. Với một cách mô tả khác là: Đó là thế giới của huyền thoại. Bởi Dao Cầm đã đi vào huyền thoại. Trong khi huyền thoại lại chính là mô hình gần với thực tại nhất.
Bước tiếp theo sẽ là chủ đề: "Hoàng Đế Với Dao Cầm Khúc Nôi!".



6 - HOÀNG ĐẾ VỚI DAO CẦM KHÚC...

Hoàng Đế!... Hai từ này đồng nghĩa với huyền thoại. Một khi nhắc đến Hoàng Đế, có nghĩa là ta đã nhắc đến huyền thoại rồi. Giai đoạn lịch sử kéo một lằn ranh phân định rõ rệt tại thời điểm của Vua Nghiêu, Thuấn!
Dù muốn hoặc không. Hễ nhắc đến thời Vua Nghiêu, Thuấn là ý thức chấp nhận đó là thời cổ xưa. Nhưng nếu nhắc đến Hoàng Đế thì mô hình tự nhiên phản ảnh đó là huyền thoại ngay lập tức!
Thế nhưng, đối với địa phương phía bên kia không gian chiều thứ Tư đó. Vốn không có cách biệt ranh giới rõ ràng như địa phương bên này của không gian 3 chiều đương đại. Điều đó cũng hoàn toàn có nghĩa; Tương lai chỉ là sự lập lại những gì từ trong quá khứ mà thôi. Bởi mô hình tự nhiên trong vũ trụ là: Hễ có Thủy ắt có Chung. Mà một khi mô hình thể hiện tính Chung thì điều tất yếu tiếp đến sẽ là Thủy.
Vì thế giai đoạn thực tại đang gõ cánh cửa của huyền thoại...
Cho nên người quen cũ của huyền thoại, nhất định phải lộ diện trước kẻ "tri âm" thực tại hiện nay. Sau một vòng trời, vó ngựa tiêu sương, mã đáo tại nơi tuyệt bí mà huyền thoại định quán. Đó là nơi mà sử sách huyền thoại xưa kia có ghi là:
Dịch Trạm và Quán Huyền!
Và trang đầu tiên của tác phẩm: "Truyền Thuyết Thời Hiện Đại". có nội dung được "thuyết" như sau:
... Không gian thoắt nhiên trở nên mù mịt, sương tuyết trùng vây, che phủ trận chiến khốc liệt khi ấy!... Tất cả tướng sĩ đều hoảng loạn, mất phương hướng, do cách nhau 3 thước, không nhìn rõ mặt. Duy nhất chỉ riêng Hoàng Đế là còn nhận định được phương hướng nhờ bảo vật Nam Xa mà thôi.
Hoàng Đế có cảm giác cô độc giữa bối cảnh mà trùng điệp binh lực đã bị tuyết sương xóa nhòa trong không - thời gian khi ấy. Ngay cả Thần Tướng Phong Hậu cũng lạc mất trong sương khí cùng với 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư. Giữa lòng không gian mù đặc sương khí đó; Những âm thanh gọi lạc nhau hoảng loạn rền khắp mọi nơi. Thỉnh thoảng lại vang lên tiếng gào thét thất thanh, đệm hòa gió tuyết như bản giao hưởng cuồng loạn của Hóa Công.
Ngoài phương hướng, không - thời gian cũng đã hoàn toàn bị xóa nhòa bởi sương tuyết. Hoàng Đế không còn nhận định được loạn cảnh này đã tồn tại bao lâu? Trong giá lạnh cô độc, hoàn cảnh này đã đưa Hoàng Đế bất giác hồi ức về cái nắng ấm miền hoang mạc của quê xa. Nơi yên bình mà Hoàng Đế đã bỏ rơi lại sau vó ngựa trường chinh từ bao giờ...
Thường thì chỉ khi rơi vào hoàn cảnh. Trong khi hoàn cảnh lại là yếu tố luôn làm thay đổi toàn bộ cục diện một cách bất ngờ!...
Hoàng Đế đang chết đuối cạnh chiếc phao yếu tố đó...
Đang chết đuối trong tuyệt vọng. Nỗi cô độc phủ chụp dần, niềm cố hương đang da diết, khắc khoải... gượng sống. Trong sương mờ, nhân ảnh của cây đàn Dao Cầm mờ ảo, chập chờn bên hiên của chiếc Nam Xa.
Đó là thời khắc cứu cánh, khi Hoàng Đế vô tình tấu lên khúc quê hương lạc dấu chân nhạn đã khuất xa... Đang thả hồn theo tiếng đàn da diết của cây Dao Cầm. Bất chợt Hoàng Đế thấy chập chờn trong sương mờ, có bóng một người đang đứng thẫn thờ lắng nghe tiếng đàn trước Nam Xa!
Hoàng Đế thảng thốt khi nhận ra đó chính là Xi Vưu!
Ý thức ùa về. Hoàng đế ngay lập tức sử dụng tuyệt kỹ của Dao Cầm, giữ chân kẻ đang ngóng tri âm đó. Cơ hội ngàn năm đang hội tụ dưới ngón đàn. Hoàng Đế không ngần ngại sử dụng tất cả tinh hoa của dây "Sát" dồn dập. Đó chính là dây thứ 6, là dây mà Hoàng Đế đã thêm vào Dao Cầm hòng chinh phục Xi Vưu. Thế nhưng huyền thức cuối cùng này cũng không thể đoạt mạng được Xi Vưu. Tuy nhiên nó cũng khiến cho Xi Vưu bủn rủn chân tay, nhớ về vợ con mà không tài nào đánh nổi được nữa!
Không biết Hoàng Đế đã sử dụng tiếng Dao Cầm hàng phục Xi Vưu ngày đó giữa màn sương tuyết ra sao? Bằng thủ pháp nào, không một ai biết được? Khi sương tuyết tan dần theo tiếng đàn thì hình bóng lẫn tung tích của Xi Vưu cũng tan biến mất theo, kể từ thời điểm đó mãi mãi!
Trận chiến Trác Lộc đã lưu vào huyền sử. Tuy nhiên tung tích của Xi Vưu sau trận Trác Lộc hoàn toàn không dấu vết! Huyền sử cũng không thể ghi chép được lại gì ngoài vài câu: Hoàng Đế đã dứt Xi Vưu ở một nơi được gọi là "Tuyệt Bí". Không ai biết được.
...
Trên đây là diễn biến cuối trong trận Trác Lộc. Ta thấy Hoàng Đế đã sử dụng điệu Dao Cầm để hàng phục Xi Vưu. Điều này có nghĩa là Hoàng Đế chính là người đầu tiên sử dụng Dao Cầm trong lịch sử của Trung Hoa trong trận Trác Lộc huyền thoại.
Vậy là phạm vi lịch sử đã nới rộng giới hạn xem xét cho dấu tích của Dao Cầm được tính từ Hiên Viên Hoàng Đế. Đó chính là địa phương quá khứ khởi thủy của tiếng Dao Cầm trong khởi sử Trung Hoa. Vậy xét trong cuối chiều thời gian hiện tại. Tiếng Dao Cầm đủ tiêu chí để làm đại diện giới hạn của phạm vi xem xét đến chính là: Khúc "Tiếu Ngạo Giang Hồ" của Kim Dung.
Qua nhận định ở trên, ta có được những diễn biến như:
Trước khi Hoàng Đế sử dụng Dao Cầm làm chiến cụ để hàng phục Xi Vưu thì Dao Cầm nguyên thủy vốn chỉ có 5 dây mà thôi! Chính Hoàng Đế đã thêm vào dây thứ 6 làm huyền thức cuối cùng trong tuyệt kỹ của Dao Cầm. Sau điệu đàn ở Trác Lộc, tiếng đàn Dao Cầm mai ẩn tung tích cho đến lúc Vua Thuấn tấu Khúc Nam Phong.
Ta thấy cây Dao Cầm mà Vua Thuấn sử dụng để trị nước lúc đó chỉ có 5 dây mà thôi! Điều này có nghĩa là: Sau trận Trác Lộc, Hoàng Đế đã cố tình tháo dây thứ 6 ra và trả lại nguyên vẹn giá trị của Dao Cầm nguyên thủy. Cho nên ta thấy cây Dao Cầm của tổ tiên truyền đời đến Vua Nghiêu chỉ có 5 dây khi tặng cho Thuấn làm của hồi môn.
Trong giai đoạn của Nhà Ân. Văn Vương vốn là dòng dõi hậu thế của Hoàng Đế ngày trước. Từ đó mới sở hữu bảo vật gia truyền này từ tổ tiên truyền lại trong gia tộc. Có một sự thật là chính Văn Vương mới là người thêm dây thứ 6 vào cây đàn này. Không phải Bá Ấp Khảo như mọi người thường lầm tưởng xưa nay!
Chính vì lý do đó cho nên Bá Ấp Khảo không hề biết dây thứ 6 vốn là dây "Sát" mà Hoàng Đế ngày xưa tạo ra cốt là để hạ sát Xi Vưu. Từ đó mới vô tình gây ra cái vu họa thích khách cho Bá Ấp Khảo một cách oan ức, khi dâng bảo vật gia truyền cho Vua Trụ để chuộc cha. Điều này mới khiến cho sau đó Văn Vương phải âm thầm tấu khúc "Văn Vương Khóc Bá Ấp Khảo", khi đã thoát được về nước. Điều này được minh chứng bởi dây thứ 6 này được gọi đúng tên của nó là dây "Văn".
Đến khi Cơ Phát dấy binh phạt Trụ. Lại đã thêm vào dây thứ 7 là dây "Vũ" theo tên hiệu của Vũ Vương. Kể từ giai đoạn này thì cây đàn Dao Cầm đang tiềm ẩn trong đó có dây "Sát".
Cho đến thời Đông Chu. Khổng Tử đã học lại tuyệt kỹ Dao Cầm của Văn Vương, kèm cả cầm phổ truyền đời từ Tây Chu. Hoàn toàn tin tưởng vào học thuật từ tổ tiên đó, Khổng Tử không ngần ngại viết Kinh Nhạc. Ta thấy sự kiện nổi lên khi Khổng Tử bị vây ở đất Khuông. Ta hẳn sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên cho lắm. Khi thấy Khổng Tử cứ mãi mê đánh đàn trong tình cảnh mọi người đói dậy không nổi. Bởi Khổng Tử đang ôm mộng dùng tiếng đàn này hàng phục Rợ Địch kia! Tuy nhiên ta thấy Khổng Tử đã không thể toại cái dâm chí đó được rồi vậy. Điều này đã tố cáo Khổng Tử chưa đủ để hiểu được Dao Cầm.
Đó chính là lý do Khổng Tử tỉnh ngộ và vội quay về mở trường học và tiếp tục mày mò nghiên cứu Dao Cầm. Và tiếng Dao Cầm ngày đó vang lên khúc "Khổng Tử Khóc Nhan Hồi" là đều có lý do chính đáng cả. Những câu nói của Khổng Tử còn ghi lại trong sách sử, đã là những cáo chứng không thể chối bỏ. Khổng Tử không thể lĩnh hội nổi tuyệt kỹ của Dao Cầm được. Chính điều này khiến nên Kê Khang có lời xem thường là hoàn toàn chính đáng.
Và Kinh Nhạc tất phải được khai tử so với Ngũ Kinh. Khổng Tử không hề giỏi về thuật đàn như mọi người lầm tưởng. Khổng Tử đã phải trả giá đắt khi mày mò tới dây "oan khiên", khiến gây nên cái chết của Nhan Hồi ngày đó. Ta thấy Bá Nha sở hữu những gì được truyền lại từ Khổng Tử. Nên cũng mô phỏng một cách tuyệt đối tận trung với thầy của mình qua khúc "Bá Nha Khóc Tử Kỳ"! Dĩ nhiên sau đó Bá Nha đã liễu ngộ tất cả về khả năng của Khổng Tử mà ông đã trọn đời tôn thờ. Và nấm mồ cô thảm trong tâm của Bá Nha có nấm đắp cao hơn của Khổng Tử là tất yếu. Rất đoạn trường.
Từ sự kiện này; Ta xét thấy Cao Tiệm Ly xứng đáng khoác cây Dao Cầm đi ngao du thiên hạ lúc đấy hơn hai bậc tiền nhân. Bởi Cao Tiệm Ly có biết giá trị của dây thứ 6. Và chính Cao Tiệm Ly đã sử dụng phương tiện này, để tiễn Kinh Kha quá giang Dịch thủy trước lúc nhập Tần. Nhưng phản ảnh hồi sau của kịch bản cho biết; Đạo diễn vẫn non tay đối với tiếng đàn Dao Cầm ngày ấy trong trung cảnh! Đó thực sự là bi cảnh không mong muốn đối với Cao Tiệm Ly. Bởi dây "Sát" không hiểu vì cớ gì mà mãi không chịu đứt, dưới mười ngón tay đã rã rời của kẻ hành thích? Kết luận cho thấy; Cao Tiệm Ly vẫn chưa có thể sở hữu tuyệt kỹ của Dao Cầm cho được.
Xét tới Nhiếp Chính; Nếu đã phần nào nắm được những sự kiện nào tiềm ẩn phía sau cây đàn Dao Cầm qua những dòng trình bày. Ta sẽ lấy làm ngạc nhiên cho tiếng đàn của nhân vật này. Bởi điệu đàn dưới tay Nhiếp Chính đã đạt tới đẳng cấp chôn chân cầm thú, lục súc, không nhấc lên nổi nữa rồi! Cớ sao lại chịu thất bại trong kế hoạch hành thích Hàn Vương?! Nguyên cớ bởi Nhiếp Chính không hề được biết rằng; Cây đàn Dao Cầm mà mình đang sử dụng lúc đó chỉ có 5 dây! Không có dây thứ 6 vốn là dây "Sát". Làm sao mà Nhiếp Chính có thể hoàn thành phi vụ này bằng tiếng đàn cho được.
Dĩ nhiên Kê Khang sau đó cũng lại dẫm phải hố chân đó thôi. Do Khúc Quảng Lăng Tán vốn được chỉ soạn và tấu bằng 5 dây mà thôi. Cho nên ta thấy hành động của Kê Khang trước pháp trường: Có mục đích là muốn dùng tuyệt kỹ Dao Cầm để mưu "Sát" đối thủ, tự cướp pháp trường giải nguy cho mình. Thật không may cho Kê Khang; Sau khi thất chí, Kê Khang đã quăng đàn và thốt lên một cách ai oán như thế.
Ta có thể cảm nhận tiếng đàn Quảng Lăng Tán qua tâm trạng của Kê Khang ngày đó rồi. Muốn cảm nhận được tiếng đàn của khúc Quảng Lăng Tán. Trước tiên ta phải biết và hiểu được có sự "tiềm sát" trong Dao Cầm đã. Từ đó mới có thể nhận ra âm thanh nhịp điệu đó diễn đạt sự tuyệt vọng của kẻ đang đứng trước cái chết.
...Khổ chủ lựa dây "điểm ngón" dạo đầu, với trạng thái tự tin của một sát thủ vờn mồi bằng "Cung Thương"! Đặc biệt khí sát được thể hiện cuối khúc dạo đầu rất mạnh.
Tiếp đến, tiếng Dao Cầm dẫn dòng suối nguồn từ cao sơn đổ về... Chợt âm thanh của dây sát vang lên đột ngột với âm Vũ (Vũ Khí)... tựa hồ ngọn thác đổ chụp xuống huyệt sâu. Đàn thủ thoáng ngạc nhiên bởi dây Vũ không đứt! Âm điệu lại cho thấy đàn thủ so dây chuẩn âm khí lại... Tiếng đàn thể hiện chủ nhân đã dụng âm Cung nén sát khí vào Huyền Vũ đến đỉnh tột độ rồi đột ngột hạ thủ chặt dây... Vẫn không đứt!?
Điệu nhạc nghe ra vẻ hoang mang khi đàn thủ so dây chuẩn âm lại, rồi điểm huyền sát, định uy lực nơi âm Cung ngập ngừng 2 lần vẫn không thấy biểu hiện gì? Có chiều nghe ra Cung Huyền như nghẹn vướng!
Sau đó là diễn tả tâm trạng hồ nghi, Có âm thanh liên tiếp điểm ngón, gặng dây đàn bằng âm Chủy, nhưng dây vẫn rắn rỏi, kiên cường!
Xóa âm, dạo điểm lại... âm bộ.
Rối chủ có phần loạn tâm hơn với thủ pháp chọn âm chuẩn nơi Cung Thương. Rồi khẳng định hỏa lực vào tại Chủy pháp!?... Không thể nào!?
Cao trào cuồng loạn khi nộ khí được kích dồn dập vào âm Chủy tam điệp, với một nhiệt lượng lên đến cao độ... Đàn vẫn không đứt dây?? Ngay lập tức Đàn thủ trở nên bấn loạn, bứt dây, cào cấu khắp ngũ huyền một cách thảng thốt.
Lại Xóa âm...
... Chọn lựa, lần tìm từng dây một để nhận định cung điệu lẫn âm "Sát". Rõ ràng Quảng Lăng Tán thuộc cung Thương kia mà!? Tuy có nghi ngờ nhưng khổ chủ vẫn điểm ngón hạ sát vào Giốc Huyền vài lần... Không xong. Kiểm âm... Âm pháp có phần bấn loạn. Tiếng âm điệp dồn dập cố bứt tất cả các dây vẫn không đứt!!
Xóa. Bứt..., tìm..., lạc... tán khúc.
Quãng hai, âm thanh dìu tâm trạng nhẹ dần, bình tâm trở lại. Sau đó lại rối loạn và..., gắng ý bứt dây vẫn không được. Âm Thương chợt ra chiều ai oán... dần. Rồi Đàn thủ cũng đành hủy Thương Huyền làm âm sát cuối cùng. Tiếng âm điệp dồn dập cố bứt tất cả các dây vẫn không đứt!!
Kết khúc; Âm điệu hoảng loạn vang lên tột độ với âm thanh nghẹn khàn đục của các dây đàn bị nén, ép cho đứt một cách hoảng loạn trong tuyệt vọng.
Đó là ý nhạc của khúc Quãng Lăng Tán đã thất truyền trên pháp trường ngày đó cùng Kê Khang. Dựa trên gợi ý này, ta có thể tìm nghe lại khúc Quảng Lăng Tán... để đồng cảm cùng Kê Khang.
...
Điểm lại thì:
Vua Thuấn, Nhiếp Chính và Kê Khang đều sở hữu cây Dao Cầm có 5 dây. Đây là nguyên bản gốc vốn có của Dao Cầm. Hoàng Đế và Văn Vương dụng 6 dây. Ngoài ra, tất cả những ai còn lại đều là 7 dây cả thảy. Vì thế nên Dao Cầm có nguy cơ tán khúc mất rồi.
Qua đó ta thấy được rằng; Bản tính của Dao Cầm vốn là để tấu lên hòa khúc nhịp điệu của muôn loài, vạn vật cùng vũ trụ. Tính hiếu sát của Dao Cầm là do chính Hoàng Đế tạo ra bởi tham vọng của mình. Tuy thế; Kể cả Hoàng Đế, vẫn chưa có thể hiểu nổi những giá trị nào, còn tiềm ẩn trong cây Dao Cầm này cho được! Từ đó khiến nên dẫn đến sự việc hậu thế nối dõi cứ mãi vấp ngã rất oan khốc.
Ví như:
Nếu biết cũng như có thể hiểu được phần nào đó về Dao Cầm thì: Không nên nỗi Văn Vương, Khổng Tử, Bá Nha nối nhau khúc vô tình mà hại thân bằng. Cao Tiệm Ly có khá hơn chút ít. Nhưng cũng lại "ép tử" bằng hữu và bản thân mà lại không thể "bứt tử" được kẻ thù! Xét đến Nhiếp Chính và Kê Khang. Cả hai tuy đạt đến đẳng cấp lay động muông thú vẫn không hề biết được lý tại Ngũ Huyền mà ra. Nếu không thế, sao lại có việc dám cả gan dùng tiếng đàn Dao Cầm mà hòng ủ mưu hành thích.
Khúc Quảng Lăng Tán đã tố cáo khổ chủ một cách hùng hồn nhất cho sự kiện này.
Tôi khẳng định chỉ riêng Chiêu Quân là có thể được xem là ngoại hạng đối với tuyệt kỹ Dao Cầm mà thôi. Tuy nhiên, đó là so với những ai xưa nay từng đàn Dao Cầm trong lịch sử cũng như văn hóa của Trung Hoa tính riêng. Bởi họ vốn có mắt mà không tròng suốt chiều dài lịch sử. Điển hình như Chiêu Quân tài sắc vẹn toàn như thế chẳng hạn. Ngay cả như một Hán Đế cũng chỉ tiếc cái nhan sắc của Chiêu Quân khi đã nhìn thấy mà thôi. Họ đâu có thấy được cái tài mà Chiêu Quân đang sở hữu cho được. Nhà Hán càng không thể nào hiểu rằng: Chính tiếng đàn đó của Chiêu Quân, đã ru tham vọng của Hồ Bang, vui với yên bình cùng muông thú nơi thảo nguyên. Không hề vì sắc của Chiêu Quân mà quên dấy binh bao giờ cả.
Và xét đến giai đoạn đương đại...
Khúc "Tiếu Ngạo Giang Hồ" của Kim Dung có phần ngạo mạn đấy. Nhưng điểm lại ngàn xưa qua... Quả nhiên khúc Tiếu Ngạo có quyền cười ngạo tất tần tật như thế thật. Nhưng chớ có ngạo mạn mà lại phải học lại câu "trèo cao té đau" trong lịch sử văn hóa của người Việt vậy.
Xét chi tiết mà khiến Kim Dung dám phát biểu câu "tiếu ngạo... ". Bởi nguyên do đã đưa Tiêu Khúc vào tấu cùng Dao Cầm. Lại còn Ngao Du sơn thủy cho được gọi là đủ.
Bởi đó chính là bản giao hưởng: Tiêu - Dao - Du muôn thuở của Hóa Công nơi tòa Bắc Đẩu. Tuy nhiên xem ra... Đó chẳng qua chỉ là tầm nhìn trong đáy mắt của Hà Bá đối với Hải Vương mà thôi.
Kìa! Nơi đầu nguồn lịch sử cho thấy:
Hoàng Đế vẫn chưa có thể hiểu cũng như sử dụng được những tuyệt kỹ còn tiềm ẩn trong Dao Cầm!! Vậy yêu cầu được đặt ra là đòi hỏi ta phải truy nguyên nguồn cội của Dao Cầm, tính từ giai đoạn huyền thoại của Hoàng Đế, ngược trở về quá khứ hồng hoang.
Đó là thời điểm sau "Không Giờ", trước buổi bình minh của huyền thoại.
Và điều phải đến, đang dần đến...



7 - DAO CẦM VÀ OAN KHÚC... NGÀN NĂM!

Vào khoảng 6000 năm trước... Ở vào giới hạn của giai đoạn mà ta có thể hình dung qua lăng kính văn hóa Ngưỡng Thiều và Hà Mẫu Độ!
Trong buổi bình minh của thời kỳ hồng hoang. Do yếu tố thời gian luôn xóa nhòa mọi ranh giới trong chu kỳ thứ tư! Bất kể tính tới tương lai hoặc trở về quá khứ. Điều này khiến nên mọi tư duy nơi đỉnh cao của nhân loại, cũng khó lòng phân định tỏ tường mọi sự việc cho được. Tuy nhiên có một quy luật là; Chân lý và sự thật mãi mãi vẫn còn đó. Chẳng qua những chân lý cũng như sự thật đó bị huyễn mị, lẫn lộn và chôn vùi bao gồm vô ý và cố ý.
Ta sàng lọc những sự kiện đó như sau:
Trong tất cả những cuộc tranh cãi về thuở ban đầu xưa nay từ các nhà sử gia, học giả nói chung. Luôn luôn có 3 yếu tố nổi bật lên trên hết mà hầu như không ai nhận ra được như:
Thứ nhất; Bộ tộc Phục Hy với họ Khương.
Thứ hai ; Bộ tộc Hoàng Đế với họ Công tôn.
Thứ ba ; Bộ tộc Xi Vưu với họ Hồng Bàng.
Rõ ràng ba bộ tộc này là hoàn toàn tách biệt ngay từ thuở bình minh của lịch sử khu vực giao tranh này. Khởi thủy, Hoàng Đế vốn là người Mông Cổ. Họ sống du mục, săn bắn khắp trên toàn miền quá khứ đó, nên mới có việc tràn qua xâm lấn các bộ tộc nông nghiệp định cư là Phục Hy. Họ còn có "ký gửi" danh khác trong ngăn kéo niên giám lịch sử khu vực này là Hoa Hùng. Lịch sử chép; Khi Hoàng Đế dứt được dòng của tộc Phục Hy vào thời Thần Nông. Ta xem xét thì thật ra trong trận chiến khởi sử đó là trận Phản Tuyền. Trong trận này thì Đế Du Võng, thuộc đời thứ 8 của Thần Nông bại trận chứ không phải là Thần Nông. Đến đây thì chấm dứt dòng Thần Nông là dõi tộc của Phục Hy.
Ta thấy sử có chép lại là: Khi hoàng Đế cử binh đi đánh Xi Vưu. Có hội chư hầu ở Cối Kê! Chư hầu ở đây có nghĩa là dòng tộc của Thần Nông đã được thu phục trước đó. Và sau khi đã định được Xi Vưu, gồm thâu thiên hạ về một mối. Dĩ nhiên đã là dân một nước thì:
Ba họ kia có thể kết giao, qua lại và hòa huyết với nhau là lẽ đương nhiên. Nếu họ Khương của Phục Hy hoặc họ Hồng Bàng của Xi Vưu gả con cho họ Công tôn của Hoàng Đế thì gọi là Hoa Trung. Ý tại "trung hòa" giữa hai tộc của Phục Hy và Xi Vưu mà ra. Bằng như họ Hồng Bàng cưới về thì gọi là Hoa Hạ. Còn họ Khương cưới về thì được gọi là Hoa Thượng. Cho nên ta thấy:
1. Họ thuộc về Phục Hy = Hoa Thượng.
2. Họ thuộc về Hoàng Đế = Hoa Trung.
3. Họ thuộc về Xi Vưu = Hoa Hạ.
Gốc của từ nguyên Trung Hoa là từ Trung Hòa mà ra. Diễn giải của giai đoạn này, cho chúng ta biết được sự lầm lẫn từ ngàn xưa đến nay của tất cả các sử gia cũng như học giả về Trung Hoa. Gốc phát tích được tính từ Núi Thái Sơn. Dòng bên tả hình thành nên dòng Dương Tử, vốn là nơi mà dòng Xi Vưu định cư. Dòng bên hữu là Hoàng Hà, là nơi sinh sống của dòng Phục Hy. Và Hoàng Đế thống nhất, lấy đồng bằng Trung Nguyên làm bản địa. Từ đây ta xét; Nếu một số học giả cũng như sử gia cho rằng người Việt sống ở bờ nam sông Dương Tử. Thì người Hán phải sống ở về phía bờ bắc sông Hoàng Hà mới đúng. Do Tính từ bờ Bắc Dương Tử và bờ Nam Hoàng Hà là do tộc của Hoàng Đế cát cứ, thuộc Trung Nguyên của người Trung Hoa vốn là Mông Cổ chứ không phải người Hán. Vấn đề này phải chờ hội đủ những yếu tố chứng cứ sắp đến nữa. Sau đó tôi sẽ trình bày rõ ràng hơn về những xuất xứ cội nguồn bị lầm lạc. Bởi dòng đề tài này, đang bàn đến vấn đề của cây đàn Dao Cầm, nên có tính liên quan. Liên quan đến một giá trị thực tại kinh thiên động địa hơn, vốn đã bị vùi lấp từ ngàn xưa qua. Hôm nay, nhất định phải được phơi bày tất cả trước kỷ nguyên mới để; Định lại nền móng mới.
Việc gì đến ắt phải đến. Không sớm thì muộn, thời gian nhất định phải thực thi trách nhiệm đó. Và hôm nay, tôi đưa huyền tích của cây đàn Dao Cầm như sau:
Thuở hồng hoang...
Xi Vưu vốn là thủ lĩnh của bộ tộc Tam Miêu. Bản tính vốn phiêu bồng, ngao du sơn thủy. Tài nghệ của Xi Vưu trong giai đoạn đó, đã được khắp nơi suy tôn là Chiến Thần (Thần Chiến Tranh). Một anh hùng cái thế trong thời kỳ đó. Điều này, mãi đến hôm nay; Cận bang Hàn Quốc lẫn Nhật Bản vẫn công nhận và suy tôn. Trong những tháng ngày lãng du trong huyền sử, Xi Vưu thường sở hữu bên mình một nhạc cụ được gọi là Tiêu Khúc.
Dĩ nhiên với một lãng tử như thế, những khúc tiêu thường vang lên trên toàn miền lịch sử, vào những đêm trăng thanh để trải lòng nơi viễn xứ... Một tuyệt cảnh phiêu bồng, "sắc nét". Điều sắc nét này, hoàn toàn làm lu mờ hình ảnh khắc họa tay cao bồi với Harmonica của miền viễn tây, là ăn chắc.
Thuở gây hình, Thiên Tạo đã dựng nên một kiệt tác của thiên nhiên là; Tạc cho một bộ tộc khác sở hữu cây đàn Dao Cầm! Một bộ tộc của một dòng người Tiên! Đó chính là bộ tộc Cửu Lê, với vị thủ lĩnh là Tiên Huyền Nữ! (Cửu Thiên Huyền Nữ). Hóa công khéo lá lay, bày đặt cho tiếng Dao Cầm của Tiên Huyền Nữ, khéo rơi vào tai của kẻ lãng tử Xi Vưu trên dọc nẻo miên du... Không phải bức tranh tả cảnh... trai anh hùng gặp gái thuyền quyên nữa. Mà là một bức tranh siêu thực của chiến thần và tiên nữ! Hiển nhiên, chiến thần phải xiêu hồn, lạc phách theo tiếng đàn của tiên nữ thôi. Điều đó ta dễ biết và quen gọi với hai từ khó hiểu: Định Mệnh.
Và rồi việc sẽ đến là Khúc Tiêu của kẻ lãng du, trong một họa cảnh của buổi bình minh, lại vẽ thêm nét trăng thanh của quá khứ! Đã hòa Điệu Dao Cầm với Tiên Nữ là ý thiên định. Sự hòa duyên thiên định đó, đã sinh ra dòng Bách Việt trong cội nguồn lịch sử xa...
Nguyên nhân trên đây chính là nguyên do tại sao sử sách cứ không nhất định được; Khi thì cho Xi Vưu là thủ lĩnh Tam Miêu, lúc lại gọi là thủ lĩnh Cửu Lê. Họ cứ tranh cải nhau mà không biết cội rễ này. Tất nhiên Xi Vưu là thủ lĩnh của bộ tộc nào cũng đều đúng cả.
Khi Hoàng Đế thôn tính dứt Thần Nông. Hoàng Đế đã phát hiện ra những giá trị vô giá của hai bộ tộc này, rơi rớt trong bộ tộc của Thần Nông từ Phục Hy "chép lại". Một trong những giá trị đó có cây Dao Cầm. Đó là lý do mà Hoàng Đế đã ôm tham vọng lẫn mưu đồ đánh chiếm Xi Vưu.
Thế nhưng, vì nguyên cớ nào mà Hoàng Đế dám cả gan dấy binh đối địch cùng một vị Thần Chiến Tranh như thế!? Điều này tôi sẽ trình bày minh bạch, chi tiết trong một chủ đề khác. Một di bảo của dòng Bách Việt mà Hoàng Đế bằng bất kỳ giá nào cũng phải chiếm lĩnh cho bằng được. Riêng chủ đề này thì chỉ bàn về cây đàn Dao Cầm mà thôi. Bởi tính liên quan, nên có ít nhiều phải đả động đến.
Và Hoàng Đế đã lập mưu khống chế Tiên Huyền Nữ, chiếm đoạt cây Dao Cầm để hòng chiêu dụ Xi Vưu. Do tính lãng tử cũng như tiếng Dao Cầm làm say hồn Xi Vưu mà nên duyên ngày đó mà ra. Lịch sử sau này có mô phỏng lại trong giai đoạn của giống nòi từ Xi Vưu là: " Ta vốn là giống Rồng, nàng vốn là dòng Tiên, rất khó sống chung lâu dài với nhau được...". Bởi nguyên do đó, nên mới có cơ sở để Hoàng Đế lập mưu giam cầm được Tiên Huyền Nữ, thừa lúc Xi Vưu vắng bóng.
Chúng ta, người Việt hôm nay. Nhất định không được phép quên rằng: Tướng tinh của Xi Vưu vốn là Long Thần (Thanh Long). Và tướng tinh của Tiên Huyền Nữ vốn là Thần Quy (Huyền Vũ). Hai linh vật tạo nền móng vũ trụ. Thật bất hạnh thay cho những ai là kẻ đã từng bị lạc mất cội nguồn giống nòi đó. Hôm nay nhất định phải nhìn lại, để phải đứng thẳng, và phải hơn nữa; Vươn vai gánh vác non sông, đối đầu trong thiên hạ mà đón vận hội mới của dân tộc.
Kể từ giai đoạn này của những luận giải đã được trình bày. Chúng ta có thể suy diễn tiếp như sau:
Xét về Chiến Thần Xi Vưu; Phàm là một du thần lãng tử. Thân cưu danh Chiến Thần mà mọi người suy tôn. Vai đeo mang Tiêu Khúc, đỉnh đầu chải tuyết sương, gót chân lướt gió phiêu bồng. Ắt đó không phải hình bóng của một ác thần cho được. Lại càng không hề có khái niệm giả danh cho một mẫu đức tính như thế bao giờ cả. Nhạc, vốn chỉ xuất phát từ những tâm hồn bay bổng hòa cùng cái đẹp của tâm hồn lẫn vạn vật trong vũ trụ. Nhất là khi kết giao cùng Tiên Huyền Nữ của tộc Cửu Lê. Cái lý của "tạo vật" được thể hiện ra ở hai nhạc cụ là Tiêu Khúc và Dao Cầm rồi. Và "tạo nhân" ở Chiến Thần và Tiên Nữ. Với tất cả sự tổng hòa chân - thiện - mỹ đó, vốn được kết se từ bàn tay của Tạo Hóa.
Nên kết luận đó đã được lịch sử định nghĩa với hai chữ Thần Tiên.
Ta xét thấy âm điệu của cây đàn Dao Cầm, chỉ với một mục đích là tấu lên sự hòa điệu của muôn vật trong cảnh yên bình mà thôi. Năm dây đại diện tính của ngũ hành mà ra. Ngũ Hành vốn lại là 5 điều kiện để sinh thành vũ trụ vạn vật.
Điều này phản ảnh Khúc Nam Phong mà vua Thuấn đã từng dụng để trị nước. Ta xem sử đã ghi rằng Khúc Nam Phong đã khiến nước thịnh trị thái bình đến đỗi: Người đi, thú dữ phải nhường đường. Tối, chó không tiếng sủa. Ngày nắng, đêm mưa. Lúa trổ hai gié... Ta thấy tiếng Dao Cầm đã khiến con người, muông thú, cỏ cây, khí hậu nhất lượt hòa điệu hóa công trong nhịp sinh hóa diễn đạo. Đến Nhiếp Chính và Kê Khang về sau, có muốn khởi ác ý từ Dao Cầm, cũng đành phải thất vọng mà không hiểu được nguồn cơn.
Cái ác mống tiềm ẩn trong Dao Cầm lại có xuất phát mộng từ ác vọng của Hoàng Đế gửi vào dây Sát là dây thứ 6 mà ra cả thôi. Tuy nhiên, khi đạt được tham vọng ngày đó. Ta Thấy Hoàng Đế cũng có chiều hối hận, nên đã tháo dây thứ 6 ra mà giấu đi rồi. Điều này phản ảnh ở cây Dao Cầm mà Nghiêu đã tặng cho Thuấn. Cùng với lời dặn dò thế hệ mai sau từ Hoàng Đế là phải lo cho Lê Dân! Lê Dân ở đây ý là ám chỉ vào Dân tộc Cửu Lê. Sở hữu chủ của Cây đàn Dao Cầm nơi Tiên cõi. Một oan khốc lay chuyển cả thiên tâm địa dạ. Khiến nên nẻo đạo phải phủ mờ, lạc lối chân lý suốt bao ngàn năm trôi.
Điều bi ai đong đầy đau thương hiện nay ở chỗ: Đối với dòng Âu Lạc; Một đại đa số người Việt hôm nay, không biết Xi Vưu là ai! Một tiểu thiểu số có biết. Nhưng họ dường nghi hoặc, lại dường mơ hồ hơn, về vị Thần Nhân này trong lịch sử!! Cả thế hệ thiếu niên, thậm chí thanh niên đương đại, xem Xi Vưu là một ác thần!!! Qua những sách tóm tắt rồi trò game trong thế giới mạng có mã nguồn gốc Trung quốc đang gây sai lạc cho tư duy quan điểm của giới trẻ; Trong game nhập vai Hoàng đế tìm mọi cách truy lùng ác thần với bất kỳ giá nào!? Thật tai hoạ.
Tôi khẳng định rằng:
Cây đàn Dao Cầm đó chính là di chỉ của giống nòi Rồng Tiên, đã trao truyền về tới thế hệ Âu Lạc Việt trong Bách Việt tại thời điểm đương đại. Khúc Tiêu Dao đó của dân tộc, sẽ được tấu lên những giai điệu thái hòa trong kỷ nguyên mới. Điều đó minh chứng rằng; Dao Cầm chính là di bảo của nòi giống này. Chưa một ai xưa nay, đủ để tấu lên những tuyệt kỹ Tiêu Dao tiềm lạc đó.
Một sự kiện điển hình, bước ra từ huyền sử, minh chứng:
Thạch Sanh, một di dõi thuộc dòng Âu Việt, đã từng; Bãi binh 18 chư hầu! dưới ngón đàn Dao Cầm trong quá khứ lâu của nền Việt sử xa.
Để trước lúc phục khởi được tiếng đàn Dao Cầm cất lên khúc khải hoàn cùng chân chủ dòng Tiên Rồng. Ta nhất định phải biết âm thanh để kết tạo nên bản cộng giao Tiêu Khúc Dao Cầm đó vốn từ tinh hoa của Kinh Dịch. Một Thiên Bảo mà Tạo Hóa đã trao cho Người Việt vào một trong những buổi bình minh, thuở Người gây hình tạo hóa. Và những giá trị thực tại tiềm ẩn trong Kinh Dịch, chưa một ai đủ để hiểu được tận thời điểm hôm nay.
Loạt bài sau, tôi sẽ vì oan khiên của giống nòi ngàn năm. Quyết quét sạch rêu bụi, phủ lấp chân giá trị của Kinh Dịch suốt hàng ngàn năm qua.
Kết luận:
Trên bình diện địa cầu: "Chỉ có duy nhất Dân Tộc Kinh, mới đủ khả năng Khảo Kinh mà thôi!". Đó là Thiên Định.
Bởi; Ngày phán xét, đã đến...


8 - KINH DỊCH - KINH VIỆT!

Chúng ta đã manh nha biết được một phần nào đó về cội nguồn lịch sử của Dân Tộc Việt Nam qua tiếng vọng của Dao Cầm.
Và trong loạt ký sự tiếp theo với chủ đề là Kinh Dịch. Một lạc thư, vốn lạc mạch và đang tìm về lạc chủ! Đó chính là cái lý của sự "quy hồi", hoàn toàn đồng nghĩa với hai từ; Thần Quy! (theo một cách hiểu nào đó, tùy thuộc tư duy độc giả).
"Thương thay thân phận con rùa
Xuống đình cõng hạc, lên chùa đội bia" !.
Tiếng vọng ca dao với âm thanh bi ai từ giống nòi Thần Quy! Câu thơ ca này đã vang vọng, xuyên rách bao trang sử khuất trong dạ trường tăm tối suốt ngàn năm. Ở đây tôi chỉ tạm bàn lướt qua như là... Xuống đình là nơi vốn chỉ thờ Thần, lại có vẻ cõng Hạc nơi Tiên cõi! Lên chùa là chốn để cúng Phật, lại ra chiều đội bia chốn trần tục!!. Bởi bia ấy vốn chỉ để ghi danh tiến sĩ mà thôi! Thiên tượng mong mặc định cho những thế hệ tương lai... nào đó (!?). Nếu thuộc dòng dõi Thần Quy, mong một ngày; Cái học con cháu đủ rộng, để minh oan cho tổ tiên trong quá khứ phải chịu nhiều oan khốc muôn đời vạn kiếp qua. Vậy mà biết bao thế hệ tiếp nối thế hệ... Có may mắn tránh được bia đá ngàn năm dãi dầu cùng năm tháng, cũng khó tránh được bia miệng trăm năm của Nguyễn Khuyến mà trơ theo với thời gian?! Những tiến sĩ giấy, tiến sĩ đá đó. Dù muốn dù không, cũng đành hóa thoái sĩ của ngày hôm qua mất cả rồi. Rất đỗi bi ai...
Và kẻ sĩ đương đại, có một vài ký sự giải bày như sau:
Hạt nhân cơ bản, hội đủ năng lượng yêu cầu..., gia tốc cho tham vọng của Hoàng Đế ngày đó dựa vào mà dám cả gan; Vuốt ngược vảy rồng dưới yết hầu của chiến thần Xi Vưu, chính là Kinh Dịch!
Ta phải biết Tiêu Khúc của chiến thần Xi Vưu ngày đó, dựa trên nền tảng của Tiêu Phổ là một phần của Kinh Dịch. Vì Liên Sơn Dịch chính là một áng thiên thư mà Tạo Hóa đã tạc trên mình của Thần Xi Vưu trong ngày thứ tư, khi Người thiết kế mô hình không gian vũ trụ tự nhiên.
Như tôi đã có từng diễn tả qua trong đoạn cuối của Dao Cầm. Lãng tử Xi Vưu thường ngao du trên toàn miền quá khứ hồng hoang đó, không phải chỉ ở "ao nhà" tại địa phương định xứ của dòng Dương Tử. Điều này phản ảnh trong một lần mà Xi Vưu đáo xứ muôn phương và xuống tắm trên dòng sông Hoàng Hà. Phục Hy đã "chép lại" được trên lưng của Xi Vưu bức đồ Liên Sơn đó.
Tôi cũng nhất thiết phác họa, lưu thêm nét ý, chúng ta cùng nghị lãm:
Bức họa của thuở hồng hoang có nét, vẻ như thế này... Các bộ tộc nguyên thủy thường tìm nhau chốn ban sơ bằng những âm thanh của những tiếng hú dài gọi nhau. Về lâu sau, tiếng gọi của bộ tộc Phục Hy phát triển thành tiếng Tù Và, được thiết kế từ sừng trâu. Tiếng gọi của bộ tộc Xi Vưu vốn có tiếng Tù Và đã chế tác bằng vỏ ốc của biển cả. Tiếng gọi của bộ tộc Hoàng Đế lại là tiếng được tạo ra từ khúc tre và gọi là Tiêu Khúc! Ba "âm cụ" này phản ảnh tính riêng biệt của văn hóa bản - sắc - thể của từng vùng miền khi đó. Cũng bởi tính phiêu du mà trong một lần ngang qua xứ Hữu Hùng. Lãng thần Xi Vưu đã trao đổi Tù Và ốc (Tiêu Ốc) với Tiêu Khúc của một dòng luân di trong bộ tộc Hoàng Đế. Cũng chính điều này mà Hoàng Đế phát hiện Xi Vưu xiêu hồn lạc phách trước tiếng đàn Dao Cầm của Tiên Huyền Nữ mà âm mưu bày kế nhốt Tiên Huyền Nữ. Rồi biến tiếng Dao Cầm thành chiến cụ chiêu dụ và hàng phục Xi Vưu trong trận Trác Lộc.
Thường thường..., khi ta mới tiếp cận Kinh Dịch. Luôn luôn, thể dụng đầu tiên được xem xét và ứng dụng phải là Y Học. Đây cũng chính là lĩnh vực duy nhất, mà thế nhân chúng ta ứng dụng được từ Kinh Dịch một cách nghiêm túc nhất, từ chính thể của Kinh Dịch. Chính vì nguyên do này mà ta thấy đến đời Thần Nông. Thần Nông chính là vị thầy thuốc khởi thủy của nhân loại, khi ông tiếp cận Kinh Dịch. Cổ sử còn ký dấu lưu trữ; Thần Nông đi thử thuốc, một ngày đã bị trúng độc 72 lần cả thảy!
Đến khi Hoàng Đế đánh chiếm bộ tộc này. Hoàng đế phát hiện những giá trị của Kinh Dịch đang được bộ tộc Thần Nông khai thác (Ta cũng sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi biết rằng Hoàng Đế lúc tiếp cận Kinh Dịch cũng lập tức làm ra bộ Hoàng Đế Nội Kinh ngay thôi). Kể từ đó, Hoàng Đế rắp tâm phải chiếm cho bằng được Kinh Dịch của Bộ Tộc Xi Vưu bằng mọi giá. Vì thế Kinh Dịch mới là nguyên nhân chính, khiến cho Hoàng Đế thôn tính Xi Vưu. Thế nhưng, nếu muốn thôn tính được Xi Vưu, đang là một Chiến Thần lẫy lừng khi đó. Hoàng Đế nhất định phải có được những điều kiện mà Hoàng Đế trước đó, đã âm thầm chiếm được từ Bộ tộc Cửu Lê như những gì trình bày tiếp đến là:
Xét riêng về bộ tộc của Tiên huyền Nữ. Nếu như ngày Tạo Hóa tạc cho Xi Vưu bộ Liên Sơn Dịch thì Người lại tác lập cho Tiên Huyền Nữ ở tộc Cửu Lê bộ Quy Tàng Dịch. Chính vì Hoàng Đế chiếm được sách lược Quy Tàng từ Tiên Huyền Nữ, nên mới dám ôm mộng thôn tính Xi Vưu. Ta có thể suy thấy điều này từ những trang sử hiếm hoi ngày đó còn rơi rớt lại như sự việc:
Một trong những sách lược quan trọng mà Hoàng Đế dụng để giao tranh cùng chiến thần Xi Vưu là 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư. Sử sách còn ghi lại là 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư này chính bởi Phong Hậu lập ra. Để Phong Hậu lập được 13 thiên đó, có nguyên nhân từ sách của Hoàng Đế đưa cho! Vậy Hoàng Đế từ đâu mà có được sách ấy?! Và sách ấy là sách gì? Lại ở đâu đó... Dưới lớp bụi dày của thời gian, lẫn khuất trong các dòng sử lẻ loi còn sót lại: Hoàng đế bảo rằng... Sách đó là của Cửu Thiên Huyền nữ tặng cho Hoàng Đế! Luận khảo đến giai đoạn này thì chúng ta không cần phải đặt câu hỏi Cửu Thiên Huyền Nữ là ai nữa rồi vậy. Mọi chứng cứ đã "lạy ông tôi ở bụi này" mất rồi. (Quả! Không hổ danh là con cháu của Tô Hiến Thành).
Cửu Thiên Huyền Nữ chính là Tiên Huyền Nữ, thủ lĩnh của bộ tộc Cửu Lê. Sao lại có chuyện Tiên Huyền Nữ lại đi "tặng" sách của mình cho kẻ thù để thôn tính chồng của mình cho được?! Thật khôi hài. Bởi đây chính là câu nói dối kỳ vĩ nhất trong khởi đầu lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên chính câu nói này lại là minh chứng không thể chối cãi được là Kinh Dịch vốn là của dân tộc Việt.
Như ta đã thấy; Kinh Dịch được ứng dụng thành - công - quả nhất, chính là Y học. Sau đến nữa là Quân sự. Ngoài 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư của buổi ban đầu, còn có:
1. Thái ất Thần Kinh.
2. Kỳ môn Độn Giáp.
3. Lục Nhâm Đại Độn.
Và lĩnh vực cuối cùng đó chính là Phong Thủy. Phong Thủy ở đây là Phong Thủy đại cuộc. Là Thiên Đô, là xem thịnh suy của một dân tộc, tồn vong của một quốc gia. Không hề là dạng phong thủy cầu cơm bao giờ cả. Riêng về việc bói toán là phản ảnh đã bế tắc trong khả năng dụng Dịch rồi vậy. Bởi nó phản ảnh ở do sự không hiểu, ắt dẫn đến chiêm..., nghiệm..., suy..., diễn... vân vân và v.v... Tôi khẳng định; Kinh Dịch vốn không phải là sách để bói toán.
Ta xem xét kỹ càng lại cái gọi là "Thuyết Dịch". Trong đó mô tả Phục Hy đóng vai trò như một "quan sát viên". Đã quan sát "vật bị quan sát" là vạn vật trong quá khứ không - thời gian đó như sau:
"... Ngẩng lên xem tượng trời, cúi xuống xét thế đất... Gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vạn vật... Và rồi Người chợt "nhìn thấy" trên lưng của con Long Mã có 55 dấu điểm trắng đen, liền "chép lại"!.
Ta thấy; Phục Hy đã photocoppy nguyên bản gốc có sẵn từ trên lưng của Long Mã chứ không phải tự làm ra như sự "cố nhận" xưa nay. Trong giai đoạn này (sau Hoàng Đế, tính từ Chuyên Húc cho tới đế Nghiêu), ta xét thấy sử vẫn thường hay tả về một tộc ở Phương Cấn hoặc Quỷ Phương. Đó chính là lãnh địa khởi nguồn khi xưa của Nước Xích Quỹ thuộc bộ tộc Xi Vưu. Liên Sơn dịch cũng thể hiện nguyên lý quẻ Cấn làm khởi đầu là vì thế. Sau dần, do chuyển vận lý khí của Càn Khôn, nên mới chuyển đến cung Tốn làm định xứ như hiện nay. Sử của Trung Quốc vẫn còn ghi chép lại sự việc; Trong giai đoạn ấy, có xảy ra việc khắp nơi truyền tai cho nhau rằng; Trời đã giao ấn trời cho bộ tộc đó nắm giữ! Vua Nghiêu đã sai Hy Thúc (một viên quan chuyên đo bóng mặt trời để làm lịch ngày ấy), sang xem xét và Hy Thúc sau đó đã lăn Trống Đồng của Bộ Tộc này về, báo rằng: Họ nói ấn trời được khắc trên này!? Không một ai hiểu trên trống đấy nói lên điều gì cả! Mãi khi Khổng Tử ra đời mới có thể hiểu nổi!!
Cũng trong thời Vua Nghiêu, có xảy ra nạn lụt hồng thủy. Tính từ Hoàng Đế truyền xuống mới có 4 đời. Cho nên Vua Nghiêu biết duy chỉ có dòng Bách Việt của tộc Xi Vưu mới có thể đủ khả năng trị thủy so với hai dòng tộc Hoàng Đế và Phục Hy. Bởi vì Kinh Dịch là di chỉ sách lược vốn là của họ. Vì thế ta mới thấy Vua Nghiêu liền sai ông Cốc, thuộc trong nhóm Bách Việt, đứng ra nhận trọng trách trị thủy là tất yếu. Ông Cốc thất bại, bị phạt chặt chân để răn đe. Liền sai ông Khí là con của ông Cốc, tiếp tục thay cha mà trị thủy. Ông Khí rồi cũng như cha mà lo việc trị thủy không xong. Vua Nghiêu cũng xử phạt bằng hình thức móc mắt.
Giai đoạn này thì ngôi Vua đã được truyền qua đời của Vua Thuấn. Vua Thuấn vốn có gốc từ dòng của bộ tộc Phục Hy. Cho nên dòng của Bộ tộc Hoàng Đế truyền đến đời của Vua Nghiêu là dứt. Vua Thuấn lại tiếp tục sai con của ông Khí là Đại Vũ phải nối đời của ông, cha của mình mà tiếp tục việc trị thủy. Thời điểm này có xảy ra một sự kiện là; Ông Ích, vốn thuộc dòng chính của Tiên Huyền Nữ được truyền di ấn trong nhóm Bách Việt. Biết Đại Vũ tuy là thuộc tộc Bách Việt nhưng do không được giữ di bảo truyền đời nên không thể trị thủy được. Vì tương thân cùng giọt máu đào nên đã tương trợ Đại Vũ mà trị thủy thành công ngày đó.
Nguyên do, ông Ích đã cùng Đại Vũ đã theo dấu Thần Quy để khơi sông về biển. Quy Tàng Dịch là ấn trời đã khắc bức đồ đó trên lưng của Tiên Huyền Nữ mà ra. Trong khi tướng tinh của Tiên Huyền nữ vốn lại là Huyền Vũ (Thần Kim Quy). Dựa theo bức đồ đó mà ông Ích và Đại Vũ dò theo dấu Thần Quy về biển cả (Vu Quy). Cũng nguyên cớ đó mà sử chép; Đại Vũ khi khai sông trị thủy, đã thấy Thần Quy nổi trên sông Lạc mà chép lại bức Hậu Thiên Đồ là từ nguyên cớ này vậy.
Do công trị thủy ngày đó, cho nên Vua Thuấn nhường ngôi kế tục cho Đại Vũ. Đại Vũ vốn lại là một trong nhóm Bách Việt ngày đó từ bộ tộc của Tam Miêu và Cửu Lê. Tuy nhiên do Đại Vũ biết được công này là từ ông Ích mà ra cả thôi. Nên Đại Vũ có ý truyền ngôi kế tục lại cho ông Ích. Thế nhưng con của Đại Vũ là Khải, đã vì cớ đó mà giết ông Ích để chiếm quyền nối ngôi nhà Hạ từ Vua Đại Vũ. Chính sự kiện này mới xảy ra việc ông Tiết, thuộc anh em họ của ông Ích, nổi lên diệt Nhà Hạ mà mở ra Nhà Thương về sau này. Và mãi cho tới khi Vũ Vương mở ra Nhà Chu. Cơ nghiệp này mới trở về với tộc của Hoàng Đế. Bởi Chu Văn Vương vốn là dòng phả hệ thuộc Hoàng Đế.
Chúng ta tạm quay trở lại để xem xét những chi tiết có tính liên quan đến Kinh Dịch.
Ta xét thấy; Trong giai đoạn của Vua Đại Vũ là xem như Kinh Dịch đã được sinh thành trọn vẹn. Bởi cái gốc cội rễ của Tiên Thiên vốn từ cung độ của địa phương Cấn Quỷ. Cho nên sử sách chép Phục Hy nhìn vào thiên tượng đó mà cho rằng: Khí núi tỏa ra không bao giờ dứt, mới đặt tên là Liên Sơn Dịch. Bởi đó thuộc vùng trú xứ thiên số của Xi Vưu mà ra. Và Đại Vũ cũng dựa trên miền định quán địa phận của Tiên Huyền Nữ bao gồm toàn miền thổ Khôn mà cho rằng: Vạn vật vốn sinh ra từ đất và cuối cùng cũng trở về với đất, nên đặt tên cho Hậu Thiên Đồ là Quy Tàng Dịch.
Cho nên ta dễ dàng nhận ra:
Văn Vương mới chỉ có thể sử dụng quẻ bói Tiên Thiên từ thủ pháp "điên đảo" với cỏ Thi từ mộ của Phục Hy mà thôi. Trong giai đoạn Quy Tàng hình thành trong đời Hạ Vũ, nên tiếp tới Nhà Thương là lại đang mò mẫm nghiên cứu cách bói "mu rùa". Ví như họ dùng yếm rùa đốt trên lửa, sau đó nhìn theo vết rạn nứt trên yếm mà chiêm..., nghiệm..., suy..., gây rối loạn thiên hạ mọi sự. Để mong tiên tri dự đoán mọi việc không lấy đâu làm xác định cho được. Cái yếu tố xác xuất của mọi phương pháp bói, đều có xuất phát nguồn từ đây mà ra cả.
Như đã trình bày: Y Học phản ảnh không hề là sự rủi may hay xác xuất. Đó là thuốc để chữa bệnh cứu người một cách thực sự nghiêm túc. Vì thế, chữ " Đức" luôn hiện diện kèm theo để tán dương cho Y Học. Kế đến là quân lược. Những sách lược như; Thái Ất Thần Kinh, Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Nhâm Đại Độn v.v... Không phải là nơi để mang sinh mạng của muôn vạn sinh linh ra để trông chờ vào sự rủi may bao giờ cả. Chúng ta cũng không lấy làm ngạc nhiên gì khi thấy Giáp Cốt Văn xuất hiện trong giai đoạn này. Bởi cũng từ những đường nứt từ trong bộ xương - giáp - yếm (giáp cốt) của rùa mà ra. Nó có dạng như chữ tượng hình, từ những vết nứt đó.
Cho nên tôi khẳng định:
Thuyết Kinh Dịch xưa nay mà ta đã được biết từ Chu Dịch, hoàn toàn chỉ là một Giả Lập Thuyết, không đủ nền tảng để đứng vững. Khiến nên xưa nay đã có một số rất đông học giả lẫn sử gia của Trung Quốc nghi ngờ; Kinh Dịch không phải là của người Trung Quốc, là có cơ sở chính đáng.
Như tôi đã có từng nói: Chỉ có duy nhất dân tộc Kinh (Kinh Việt) mới có đủ khả năng "Khảo Kinh" mà thôi. Bởi đây chính là di bảo truyền đời của chính dân tộc này. Dĩ nhiên tôi sẽ trình bày toàn bộ giá trị thật sự của Kinh Dịch còn đang tiềm ẩn ở phía sau đó ra ánh sáng trong nay mai. Để khẳng định chỉ có giống nòi này mới biết và sử dụng được toàn bộ nguyên lý của Kinh Dịch. Những giá trị đó xưa nay vẫn chưa có một ai lĩnh hội nổi. Tôi biết Lão Tử là người duy nhất hiểu chừng 70% Kinh Dịch. Trần Đoàn ước chừng 30%. Kỳ dư, chỉ được nước gây nát loạn Kinh Dịch mà thôi. Một học thuyết của dân tộc Việt Nam đã bị thất lạc từ ngàn xưa. Họ vẫn chưa có thể hiểu nổi Kinh Dịch từ hàng bao ngàn năm qua. Vì thế, tôi có lời khuyên những ai là người Việt đang học lại từ họ; Hãy cẩn thận tuyệt đối với Kinh Dịch. Đã đến lúc quy luật của thiên số, nhất định phải thu hồi Kinh Dịch về với chính chân chủ của nó.
Dĩ nhiên; Hồi sau sẽ rõ...
Và đó cũng là đề tài sẽ được đưa lên bàn phẫu thuật sắp đến trong bài kế tiếp, tính từ Chu Văn Vương. Người đã viết ra Chu Dịch như tên gọi hiện nay.

... Ánh bình minh của Kỷ Nguyên Mới dần ló dạng...
dienbatn giới thiệu. Xin theo dõi tiếp bài 5..
Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *