ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.BÀI 5.

9/07/2012 |
ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.BÀI 5. 

PHẦN 2 .
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN.
( Tiếp theo- dienbatn )

3/ THANH LONG- BẠCH HỔ : (Tiếp theo )
Trước hết, chúng ta xem xét thật kỹ nhánh Bạch Hổ của Thái Nguyên.
Nhìn trên bản đồ không thấy được hết, chúng tôi thực hiện một chuyến điền dã khảo sát kỹ càng nhánh Bạch hổ này. 


Xuất phát bắt đầu từ ngã ba Thị trấn Ba Hàng thuộc Xã Đồng Tiến, theo tỉnh lộ 261, qua Xã Minh Đức rồi tới Thị trấn Bắc Sơn. Khu vực dọc theo tỉnh lộ 261 này nằm kẹp giữa dãy Tam Đảo và dãy núi nằm bên hữu ngạn hồ Núi Cốc.


Địa hình khu vực này đa phần là những gò đất có chiều cao dưới 100 m. Phía Đông Bắc của đường 261 khu vực này có một đường Long khá hùng dũng kéo dài từ Tân Sơn tới Đông Cam thuộc Xã Vinh Sơn có độ cao từ 305 mét trở xuống. tại khu vực này, Khí mạch bị sát rất mạnh, nhìn cảnh vật trong vùng ta nhận thấy những nét hoang tàn thấy rõ. Kết hợp với sự xuống cấp trầm trọng của tỉnh lộ 261 tại khu vực này, đời sống của nhân dân trong vùng thật là khó khăn. Dọc đường chúng tôi thấy rất nhiều nhà để bảng bán nhà đất hay bỏ hoang.
Từ Thị trấn Bắc Sơn, tiếp tục theo tỉnh lộ 261 tới Xã Phúc Thuận, Thị trấn  Quân Chu, Xã Cát Nê...Khí mạch có vẻ tốt dần lên mặc dù đường xá tại những khu vực này cũng xuống cấp trầm trọng.Phía Tây của đường này có thể nhìn thấy rất rõ Long mạch Tam Đảo hùng vĩ. Dãy núi Tam Đảo bên phía Đông này có chiều cao từ 1200 m hạ thấp dần xuống theo rừng Quốc Gia Tam Đảo ở độ cao khoảng 1000 m. Tại Xã Quân Chu có Chùa Tây Thiên nằm trên độ cao khoảng 113 m.







Tại các xã Quân Chu, Cát nê, Kỳ Phú thuộc huyện Đại Từ có chiều nghiêng theo triền phía Đông của long mạch Tam Đảo có độ dốc xuống từ 1200 m của các đỉnh Tam Đảo tới các xã trên có độ cao trung bình khoảng 200 - 300 m. Từ phía Đông của long mạch Tam Đảo, có rất nhiều đường nước từ trên cao đổ xuống và chảy về tụ tại hồ Núi Cốc. Dọc theo tỉnh lộ 261 khu vực này có rất nhiều co suối chảy qua đường đưa nước xuống hồ Núi Cốc phía Đông.

Hình dãy núi ven hồ Núi Cốc nhìn từ phía Tây hồ khu vực xã Vạn Thọ.




Long mạch phía Tây hồ Núi Cốc .



Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng, Thái Nguyên được ôm bởi ba tầng Bạch Hổ. Tầng ngoài cùng là Long mạch Tam Đảo, tầng thứ hai là Long mạch phía Tây Nam hồ Núi Cốc và tầng thứ ba là Long mạch phía Đông hồ núi Cốc. Độ cao thấp dần từ các đỉnh của Tam Đảo trên dưới 1200 m nghiêng xuống theo chiều Đông - Tây về phía hồ Núi Cốc. Những Long mạch này có Khí mạch rất hùng dũng, thế Long đi mạnh mẽ, tới phía hồ tại nên những quả đồi hình dáng tròn trịa tạo nên một cảnh Sơn - Thủy rất hữu tình.

Các ngọn núi phía Tây hồ Núi Cốc.

Đa phần các ngọn núi ven hồ Núi Cốc có dạng Vũ Khúc - Kim tinh có hình dáng đầu tròn, chân hơi doãi ra : " Kim tinh hình thể tịnh nhi viên - Cung khởi hỗn như nguyệt bán biên " . Kim tinh hình thể đẹp đẽ, tú mỹ chủ xuất hiện con cháu hiền sĩ trung nghĩa, chủ xuất về văn. Ngoài ra còn chủ phát về tiền bạc, quan tước . Với hình thể này thường là nơi phát tích những người tính tình cương trực , thẳng thắn, quyết đoán. Về Khí mạch, Bạch hổ thuộc về Khí âm, là tượng của phụ nữ. Với điều kiện hình thế Bạch Hổ như thế này, những phụ nữ trong vùng thường có dung mạo đẹp đẽ, tính tình thẳng thắn quyết đoán và có tài làm kinh tế, vượng phu , ích tử.
Khảo sát tiếp tục nhánh nội Bạch hổ của Thái Nguyên.





Nhánh Bạch Hổ trong cùng đa phần nằm tại huyện Phú Lương. Long mạch chạy dài từ thị trấn Đại Từ , qua các xã Hà Thượng, Cù Vân, An Khánh...Khu vực này các ngọn núi có hiều cao khoảng 300 n trở xuống nhưng dưới nó tàng trữ rất nhiều mỏ than, sắt, mangan, titan, vonfram, vàng, thiếc, thủy ngân. Đặc biệt trong khu vực này có mỏ đa kim Núi Pháo . " Mỏ đa kim Núi Pháo, một mỏ skarn nằm trong đá trầm tích của hệ tầng Phú Ngữ tuổi Orđovic-Silur, có nguồn gốc liên quan tới sự xâm nhập của các đá granit hai mica thuộc phức hệ Pia Oắc tuổi Creta muộn. Đá vây quanh quặng chịu tác động bởi ít nhất 3 pha biến dạng khu vực, trong đó có hai pha biến dạng dẻo và một pha biến dạng giòn. Pha biến dạng thứ nhất làm uốn nếp mạnh mẽ các đá trầm tích lục nguyên - carbonat thuộc hệ tầng Phú Ngữ, tạo nên hàng loạt nếp uốn đẳng cánh làm dày các trầm tích lên nhiều lần, và làm dịch chuyển hệ tầng Phú Ngữ ra khỏi vị trí trầm tích nguyên thuỷ của nó. Pha biến dạng thứ hai tái uốn nếp các cấu trúc hình thành trong pha 1 và tạo nên hình thái cấu trúc chủ yếu của khu vực. Các biến dạng giòn thuộc pha 3 làm phức tạp hoá các thành tạo có trước, nhưng không làm thay đổi đáng kể bình đồ cấu trúc khu vực. Thân quặng skarn đa kim có hình thái đơn giản và hình thành sau hai pha biến dạng dẻo chính, nhưng hình thái và quy mô thân quặng và sự phân bố của nó bị khống chế mạnh mẽ bởi các yếu tố cấu trúc khu vực tiền tạo quặng. Do đó việc luận giải đúng đắn mối quan hệ cấu trúc không những góp phần làm rõ bản chất biến dạng khu vực, mà còn góp phần quan trọng vào việc suy đoán quy mô và phương phát triển của khoáng hoá.
Theo các số liệu tính toán đến cuối năm 2003 của Công ty Tiberon Ltd thì mỏ đa kim Núi Pháo có tổng trữ lượng tài nguyên tương ứng với các cấp B, C1, và C2 là 110 triệu tấn tính cho giá trị hàm lượng biên tương đương với WO3 là 0,2%, trong đó bao gồm một phần trữ lượng đáng kể của fluorit, vàng, đồng, và bismut. Với trữ lượng và quy mô như vậy, mỏ Núi Pháo có thể là một trong những mỏ có trữ lượng wolfram và fluorit lớn nhất được biết cho đến nay ở Việt Nam và khu vực lân cận ".
" Các tài liệu địa chất cho biết Núi Pháo là một kho đa kim khổng lồ. Khi đưa vào hoạt động, mỏ này sẽ cung cấp 15% lượng cung vonfram toàn cầu, 20% bitmut (thay chì trong mỹ phẩm và sơn ) toàn cầu (và sẽ trở thành nhà cung cấp riêng lẻ lớn nhất thế giới), và 7% florit toàn cầu. Doanh thu hàng năm của mỏ này có thể lên tới nửa tỉ usd.Núi Pháo là mỏ lộ thiên, được khai thác theo kiểu lòng chảo.Vonfram nếu kết hợp với cacbua sẽ trở thành chất liệu cứng thứ 2 sau kim cương, dùng phổ biến trong ngành khoan dầu mỏ, dây tóc bóng đèn, công cụ máy, … Đây là hợp kim không có vật liệu thay thế. Trung Quốc hiện nắm tới 70% trữ lượng vonfram toàn thế giới và cung cấp 85% sản lượng vonfram toàn cầu. Đó là lí do, bất cứ một mỏ vonfram lớn nào nằm ngoài Trung Quốc đều có ý nghĩa vô cùng lớn."- nguồn : http://www.diachatthuyvan.net/t909-topic
Có điều khi khai thác mỏ Núi Pháo này, nếu không có biện pháp sử lý nước thải thật tốt thì hồ Núi Cốc chính là vật được tế thần của nó.











Xin xem tiếp bài 6 - dienbatn .
Xem chi tiết…

ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.BÀI 4.

8/23/2012 |
ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.BÀI 4. 
PHẦN 2 .

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN.
( Tiếp theo- dienbatn )

2/ MINH ĐƯỜNG ( tiếp ).
Sách Hội Tỏa Tâm Vi có viết : " Minh đường xuất hiện ở đằng trước Huyệt, chỗ có nhiều Thủy hội tụ. Nó nằm ở chỗ giữa, xung quanh có sơn bao bọc. Long mạch thấy nó thì dừng, Huyệt vị thấy nó thì hạ xuống. Minh đường có hai loại, chỉ có Nội Minh Đường trước Huyệt là khẩn yếu nhất. Có Minh đường là thế chân, không có Minh đường là thế giả. Đó là cách phân biệt đơn giản nhất....Các sách Phong thủy khi bàn về Huyệt , nhất thiết phải luận Minh đường. Bàn đến Minh đường, nhất thiết phải luận về Huyệt. Xem kỹ phần cơ sở về mộ thời xưa, chưa thấy tình huống nào không có Minh đường mà lại có Huyệt tốt....Xung quanh Minh đường phải có bao bọc, bên trong Minh đường phải tròn trịa...Minh đường trong Triều sơn không quan trọng bằng Minh đường trong Án sơn gần hơn. Minh đường trong Án sơn không quan trọng bằng Minh đường trong Long sơn, Hổ sơn. Tầm Long , điểm Huyệt chỉ cần lưu tâm cẩn thận đến Minh đường là được."


Minh đường của Thái Nguyên do dienbatn chụp từ đỉnh một tòa cao ốc.



Một quả đồi nhỏ còn sót lại sau "chiến công " san ủi 50 quả đồi tại
Minh đường Thái Nguyên.



Như đã trình bày, phần Minh đường của Thái Nguyên đã bị phá hỏng, những quả đồi nhỏ tại Minh đường đã bị san ủi, tạo nên hiện tượng thoát khí. Tàng phong thì thủy mới tụ. Nay toàn bộ những chiêng, trống , cờ bảng nằm tại khu vực này đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Theo kinh nghiệm của người xưa : " Thôn trang và đô thị có cư dân đông đúc, phần lớn nằm ở địa phương dừng nghỉ của Long mạch. Đàn tế thần linh và miếu mạo đa phần nằm ở nơi cùng tuyệt hung sát. Anh linh thần tiên và thánh tích Phật giáo phần lớn nằm trên các ngọn danh sơn. Quận, trấn náo nhiệt đa phần nằm tại địa phương quần Long tụ hội. Kinh đô có thể là nơi vạn thủy thiên (ngàn) sơn triều hội tôn kính thần linh. Chỗ ấy là chính giữa thiên địa, hấp thụ chính khí âm dương biến hóa và Ngũ hành tương phối cùng là Bát quái hiệp trợ. Tuy có vận hưng thịnh và suy vong, nhân khẩu đông đúc và tiêu giảm khác nhau nhưng vẫn đóng vai trò đó liên miên bất tận. Do vậy, nơi quần Long tương hội nếu nhỏ thì ắt là quận, trấn nếu lớn ắt là đô thành, nhất định đều có phép tắc chứ không thể tùy ý cải biến." ( ĐLTT).
Hay như trong Bảo Ngọc Thư cũng có viết : "Ở phía trước huyệt có triều sơn, tức là án, nằm ngang thăng bằng như cán cân, thì quyết định con cháu ngàn năm vẫn giàu sang. Ở phía trên đằng sau huyệt về phía tay hữu, có triều sơn hình như lá cờ trận, thì con cháu làm về võ chức có uy quyền cao quý lạ thường! Ở phía trước huyệt có nhiều sơn hình như thây người nằm làm án triều, thì con cháu hay bị sa ngã xuống sông hồ chết đuối! Triều sơn lại đâm vào bên tả, thì ngành trưởng chết ngả giữa đường, không chỗ tránh! Triều sơn đâm vào bên hữu, thì ngành thứ cũng chết đường hoặc hổ cắn! Triều sơn như thây nằm xếp, thì có một người giàu to, nếu nhiều hình như thây người nằm úp, thì được 2,3 người đăng khoa. Trước huyệt có sơn liên tiếp làm án, thì làm quan to, có tiền của tích tụ! Nếu án sơn hình như “ thức lệ trùy hung” tức là lau nước mắt khóc con! v.v… Đây kể đại khái thôi. Tóm lại, thấy sơn hình cao khởi đầy đặn thì tốt; bạc nhược, mỏng manh và phản bối quay đi, thì xấu!

Minh đường quyết : Thấy minh đường tốt, thủy tốt, sơn tốt, tức là đoan chính mỹ mãn, mà kết huyệt thiên thẹo, phải đặt táng ở bên tả, thì ngành trưởng chỉ có 1 con trai; nếu đặt táng ở bên hữu, thì ngành thứ không có con trai. Nếu không tà thiên, đặt được huyệt trung chính, thì cả hai ngành đều được dài đời nối tiếp. Minh đường uốn khúc cong mà thủy tự như lòng bàn tay, thì cả hai ngành đều giàu sang, lấy đấu đong vàng!Sơn tốt, thủy tốt, minh đường tốt, thì tay trắng làm giàu, có nhiều ruộng, đặt thành điền trang, phú ông thọ khảo. Minh đường có một chỗ khuyết, thì con cháu “ y thực tuyệt”! Nghĩa là nước chảy rốc hết, thì cơm áo không còn! Nếu minh đường sâu, có nước tụ, thì giàu bền v.v…"
Với Minh đường đã bị phá hủy như của Thái Nguyên này, mọi sự khởi phát đều thật là khó khăn và những người dân đất này nếu có thụ khí được khởi phát phải lìa xa đất Tổ mới có thể giữ vững được những gì mình có được.
3/ THANH LONG- BẠCH HỔ :
"Long hổ : Long hổ là hai cái sa hộ vệ ở bên tả, bên hữu huyệt. Có cái thì long hổ cùng ở bản thân phát xuất; có cái thì bên không, bên có; có cái thì ở bản thân đều không, mượn cái ngoại sơn ( là cái sơn ở nơi khác) mà hộ huyệt, nhưng cái sơn sa mượn này, không tốt bằng cái ở bản thân sinh xuất.
Sách có câu: “ Vô long yếu thủy triền tả biên, vô hổ yếu thủy hữu bạn”; “ Mạc phạm thủy, vi định cách, đãn cầu huyệt lý tàng phong”. ( Nghĩa là: không có long sa, thì phải có nước ôm vòng, vây ở bên tả; không có hổ sa, thì cần phải có nước bao bọc ở bên hữu; không bị thủy phạm, thì định là được, nhưng phải tìm chỗ huyệt ở trong chỗ kín gió).Ý nói: long hổ là hộ vệ huyệt, mà không có sa che gió thì dầu có nước cũng là vô ích!
Long hổ thì cốt phải thuận tuần ( phục tòng), không nên kinh quyền ngang đầu, tức là nghển đầu ngang nhau là khi chủ! Phải lấy cái hoàn bão, như khuỷu tay ôm vào, thì mới là tốt, lành, nếu trực ngạnh phản bối là hung xấu! đấy là phép thường vậy. Còn như cái nó buông rủ như cái đai thõng ( gọi là La đới), cái bãi ra như tay áo múa lên ( gọi là Vũ tụ), cái thẳng như gọng kìm ( gọi là Trực kiềm), cái như hai tay áo thu vát nhọn, bãi ra ( gọi là Duệ liễm), những cái hình thể như thế là biến cách của long hổ, như bay nhảy mà giương ra vậy." ( Bảo Ngọc Thư ).


Phần Thanh Long của Thái Nguyên có các cánh cung Bắc Sơn, Đông Triều rất hùng vĩ , nhưng tất cả các cánh cung này đều không ôm vào lòng Huyệt mà lại dang ra xa. Bên Thanh Long cũng có dòng sông Cầu với Khí lực vô cùng hùng mạnh, truyền dẫn dòng khí từ  Thập Vạn đại sơn về. Địa lý đại toàn tập yếu có viết về thủy như sau : " Đặc tính quan trọng nhất của Thủy là khi Long mạch đạt được rồi, thì Thủy mới thành tựu. Thủy là do từ trong lòng sơn sinh ra mà phối hợp với sơn. Thủy làm chân khí trong lòng sơn, giống như người có tinh, huyết, dịch vậy. Thủy làm chân khí bên ngoài thì giống như người có bầu rượu, đồ ăn và bầu sữa vậy.Có loại Đại thủy theo Long mạch từ Tổ sơn chảy đi, đến khi ra khỏi hiệp cốc thì phân lưu, bám sát sự trường đoản của Long mạch mà chảy. Loại thủy này có khi giao hội ở trước huyệt vị, có khi tụ hợp ở xa hoặc ở gần huyệt. Thủy có khi từ trong sơn phân giới huyệt vị chảy ra, có khi từ Thiếu tổ sơn phân lưu ra hai bên, chảy đến bên ngoài Long sơn và Hổ sơn thì tụ hợp lại, gọi là Tiểu thủy. Có khi tụ hợp tại bên trong Long sơn và Hổ sơn, có khi tụ hợp ở đằng trước huyệt như hình chữ Bát. Thủy giao hội có các kiểu Hà Tu (râu tôm), Giải Nhãn (mắt giải), Kim Ngư (cá vàng), Nguyên Thần, đều là từ bên ngoài chảy tới, phần trên hoàn chỉnh mà phần dưới thu lại.Thủy có loại tươn nghịch mà tương phối với Long mạch, có loại tươn nghịch mà tương phối với tả hữu sa, có loại tương nghịch mà tương phối với huyệt vị, như vậy gọi là Đắc thủy, cho nên có danh xưng “Trương sơn, thực thủy”, hoàn toàn không phải hễ có Thủy là có thể nói Đắc thủy. Nơi Thủy đến không dễ nhìn thấy ngọn nguồn của nó, nơi Thủy lai khứ cũng không dễ biết hướng của nó chảy tới đâu. Nơi Thủy chảy đến nên có nhập khẩu (cửa vào), nơi Thủy chảy nên nên có tiếp xứ (chỗ tiếp). Thủy chảy đến nên ngoằn ngoèo uốn lượn, Thủy chảy đi nên lưu luyến có tình. Thủy chảy xiết thì phải tạo thành sóng nhiều lớp, Thủy chảy chậm thì dòng phải dài, từ xa. Nếu hai dòng thủy lưu kẹp hai bên mà chảy, một bên lớn, một bên nhỏ, cũng cần một đoạn sáng, một đoạn tối. Nếu hai dòng thủy lưu hợp lại rồi chảy xuống, thì cửa ra của nước không thể ở trước hoặc ở chính giữa huyệt. Nếu giới thủy theo Long mạch một bên xa, một bên gần, thì huyệt vị nhất định phải có hai cánh tay dài mà gần mặt huyệt." Hướng Thủy lai là Càn - Hợi. Hướng thủy khứ là Mùi - Khôn . Nhìn trên bản đồ ta thấy Thái Nguyên được dòng nước sông Cầu ôm vòng qua Minh đường và vắt sang gần nhánh Bạch Hổ.
" Phàm Thuỷ đều lấy dạng giao toả, uốn lượn tụ hội làm cát lợi, còn chảy xuyên thẳng như mũi tên, chếch xéo làm hung hiểm. Nếu thuỷ ở trong huyệt, thì thuỷ ở tứ phía phải chảy vào trong, chứ không để thuỷ ở tứ phía chảy ra ngoài. Nếu thủy ở trong Minh Đường, cũng phải mong sao thủy tứ phía chảy dồn vào, chứ không thể để thủy tứ phía chảy loạn đi. Thủy thế bao tròn hướng nội là địa mạo Kim Thành. Thủy thế hình vuông  mà hướng nội là đại mạo Thổ Thành. Thủy thế uốn khúc vòng vèo mà chảy vào trong huyệt, là địa mạo Thủy Thành. Cả ba đều là cát lợi. ..Có loại thủy thế hướng về phía Chu Tước, ôm lấy Huyền Vũ, Thanh Long và Bạch Hổ, thành cách dưỡng âm, đáo đường, thượng nhai, củng bối, nhân hoài, giác loan, giao tụ, đều là các thủy tượng cát lợi." Thế đất này Thủy đã làm nhiệm vụ điều chỉnh Khí cho Long rất tuyệt vời.

Hình nhánh Thanh Long Thái Nguyên.



Hình nhánh Bạch Hổ Thái Nguyên.





Toàn cảnh Thái Nguyên.



Xin xem tiếp bài 5 - dienbatn .
Xem chi tiết…

ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.BÀI 3.

8/14/2012 |
ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.BÀI 3. 

PHẦN 2 .
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN.
( Tiếp theo- dienbatn xin lỗi các bạn vì phải chờ lâu - Thời gian qua , dienbatn đi miền Tây chữa bệnh ).







Một phương án quy hoạch phía Tây Thái Nguyên.



Sách ĐỊA LÝ ĐẠI TOÀN TẬP YẾU có viết rằng : " Long trong phong thuỷ địa lý có cán chi, có chi trong cán, lại có cán trong chi. Vì vậy các nhà địa lý khi đàm luận đến Long thường nói là “tìm cán”, song họ lại không biết Long của chủ cán vốn không kết huyệt, mà phải biến thành phân chi mới có thể kết huyệt, điều này cũng giống như một cây trái chỉ kết quả nơi cành mà không kết quả nơi thân. Để có thể kết huyệt, Long phải tự lột xác hoá già thành trẻ, từ thô cán biến ra thanh chi. Dù Long của chủ cán có kết thành cát địa nơi thành đô cũng cần phải từ trên cao mà giáng xuống bình địa, thông qua thoát thai đổi lốt, tàng ẩn tinh thần, cuối cùng lại do sơn địa mà kết huyệt.Khi Long của chủ cán sắp phân thành chi, thì cần từ bỏ mọi lầu các điện đường mà lập ra một đường riêng cho mình, cần phải có Thái Tổ sơn, Thiếu Tổ sơn, Phụ Mẫu sơn cùng các Tiểu Tướng sơn nổi lên, đây chính là sự xuất hiện của chi Long. Nếu địa mạch của chi Long phân ra từ Tiểu Tướng sơn thì đó là Chính chi của Cán Long; Nếu địa mạch của chi Long phân ra từ góc núi của Tiểu Tướng sơn thì đó là Bàng Chi của Cán Long. Chính chi xuất hiện là Trung Long Chính Huyệt, Bàng Chi xuất hiện là Tòng Long Hộ Triền. Sơn phụ trợ ở hai bên Trung Long nhất định phải cao hơn Trung Long mới có thể coi là giáp tong. Cũng có khi hai Long mạch đồng thời dùng sơn ở hai bên làm phụ trợ, khi hai Long Mạch này sắp hình thành cục thế, nhất quyết phải có một Long mạch cao vượt lên, một Long mạch nằm phục xuống, như vậy gọi là Thư Hùng tương ứng. Lại có tình huống Bàng Chi có thể kết huyệt, như vậy cần phải mở ra một cục thế khác, có sơn thuỷ hộ vệ tuỳ tòng khác, có như thế mới hình thành được cát địa, nhưng địa lực của nó yếu hơn hẳn so với Chính Chi kết huyệt.Long trong phong thuỷ có địa lý có hình dáng cao vút, được gọi là Cao Lũng, có trạng thái hành tiến chậm rãi được gọi là Bình Cương, cũng có Long tản lạc trên mặt đất gọi là Bình Chi. Cao Lũng thì nhấp nhô lên xuống, trạng thái hiển lộ rõ rang; Bình Cương thì nhấp nhô ít, đi một bước dừng một bước; Bình Chi thì nối tiếp liền liền cơ hồ không trông rõ sự lên xuống nhấp nhô. Long thế của Cao Lũng phần lớn hùng tráng, khí thế cương mãnh; Long thế của Bình Cương thì hoà hoãn nhu nhược, không cần có khai trướng xuyên hiệp, chỉ cần có chút nhấp nhô là đủ, để giống với Long thế của Cao Lũng; Long thế của Bình Chi lại vì địa thế tản mác nên hình tích bất minh khó thấy, nhưng nếu quan sát kỹ lưỡng cũng có thể thấy được trạng thái của nó, do vậy trạng thái khai trướng cùng hành tiến của nó cũng tương tự như Cao Lũng, nhưng địa thế thì bất đồng.Long kết huyệt ở đầu gọi là “Thiếu Long”. Cổ ngữ có nói:“Sơ Long đều kết huyệt tại ngực”.Long kết huyệt ở eo lưng gọi là “Trung Long”. Cổ ngữ nói:“Hảo Long đều kết huyệt tại eo lưng, dư chi của nó chính là nơi thành quận vậy”.Long kết huyệt ở đuôi gọi là “Tận Long”. Cổ ngữ nói:“Địa thế tương ứng, chạy thẳng tới tận cùng của Long kết huyệt, Long, thuỷ đều đến nơi tận cùng này mới là Long mạch chân chính”.Chương Bối Lai nói:“Chân Long nếu đi từ xế bên lật xuống thì gọi là Hoành Long, nếu quay thân mình thì ọi là Hồi Long, kết huyệt ở chỗ cao thì gọi là Phi Long, hạ lạc tại binh dương (biển bằng) thì gọi là Tiềm Long. Thể dáng của Long đều tuỳ theo hình dạng di chuyển của Long mạch, sự tụ tán của hình thế địa mạo, sự phân hợp của sơn thuỷ, của âm dương mà quyết định”.Long Cao Lũng, Long Bình Cương thì xuất hiện như bình phong, như màn trướng, khi hành tiến sẽ nhe nanh múa vuốt, tạo nên thanh thế, khi quá hiệp nhất định sẽ có hình dáng tiền nghênh hậu tống, khi sắp nhập thủ nhất định sẽ thắt lại ở yết hầu, dồn tụ chân khí, khi sắp kết huyệt nhất định sẽ tạo sơn cái, sơn đỉnh (đỉnh núi), bên ngoài có thủy lưu theo dòng mà chảy, bên trong có thuỷ lưu phân giới huyệt vị. Ở nơi kết huyệt, tất có Minh Đường đại cục, tứ phía tất có lan can che chắn, thế mới là Chân Long.Long tại bình địa (Long Bình Chi) có hình thái khí độ cũng gần giống như Long tại sơn địa, khác nhau chỉ ở chỗ: thần tinh tương ứng trên núi cao có hình thế dựng đứng, còn thần tình tương ứng dưới bình địa thì có hình thế dàn trải. Phương pháp quan sát Long ở bình địa, chỉ cần tìm hình thế tản mác, khi ẩn khi hiện của nó, lấy thủy lưu hai phía đong tân phân giới làm Long, lấy thước tấc đo lường sự biến hoá cao thấp là được. Đất Thiểm, Biện, Tề, Lỗ… là loại hình bình địa phương Bắc; đất Tô, Tùng, Gia, Hồ… là loại hình bình địa phương Nam. Loại hình bình địa phương Bắc đa phần do khai khẩn mà mất đi hình thế núi, phải nhận ra mũi, miệng của sơn mới được. Loại bình địa phương Nam, do khai thông thuỷ đạo làm đứt địa mạch, nên phải truy xét ngược lên nguồn gốc của nó mới được.Long còn có loại vượt qua song, xuyên qua ruộng đồng rồi mới nhô lên, tịnh tiến mà kết huyệt, tạo nên đất quý về mặt phong thuỷ. Sơn thế của Long đến bờ song thì mất hút, thực ra nó đang vượt qua song, có đá ngầm nhô đầu lên trong nước, ở bờ song đối diện sẽ nhô hẳn lên một khối đá, ngoài ra không thấy vết tích đâu nữa. Như thế gọi là Long mạch quá thuỷ. Còn Long mạch xuyên điền, nghĩa là hai trái núi bị ngăn cách hẳn với nhau, không rõ lai lịch, nhưng trên ruộng đồng nằm giữa hai trái núi thấy có địa mạch hơi nhô lên như sống trâu, hoặc có khối đá khô nhô lên giữa màu xanh của lúa.Sở dĩ gọi sơn là Long vì Long biến hoá khó lường, thần tinh của Long chẳng phải phàm tục, khí thế của Long không chút tầm thường. Sơn lấy sự nhấp nhô lên xuống làm cốt tiết (đốt xương), lấy phân bố làm răng và móng vuốt, lấy đầm nước làm ẩm thực (đồ ăn thức uống), nên gọi sơn là Long. Hiện nay, người chưa biết cán chi của sơn, không thấy tông tích của sơn, thấy một ngọn núi nhô lên, thì gọi nó là Long, thấy chỗ sơn lõm xuống, thì gọi nó là Huyệt. Nếu nói vậy, thì mỗi quả núi đều biến thành Long, mỗi chỗ lõm trên núi đều biến thành Huyệt, thế thì Long khác gì con giun đất! Cho nên không biết Long, làm sao biết Huyệt? Muốn học phong thuỷ địa lý, kiến thức nhập môn là phải nhận biết về Long."
Theo kinh nghiệm Tầm Long của dienbatn, chúng ta nên quan sát thế núi từ đầu Long mạch. Khi thấy núi hùng dũng chạy dài, các đỉnh núi thường nhọn là lúc đó thế long đang hành, chưa thể ngưng nghỉ kết huyệt. Đuổi theo đường Long , cho đến khi ta thấy các ngọn núi tròn đầu dần rồi tạo nên thành những quả đồi tròn như bát úp thì chúng ta biết rằng gần tới nơi dừng của Long và chuẩn bị kết Huyệt. Đi tiếp nữa nếu chúng ta thấy có một hay vài con sông chắn ngang đường Long đi và phía bên kia bờ sông xuất hiện hàng loạt gò đống lô nhô nổi lên thì ta biết rằng đó chính là khu vực kết Huyệt của Long. Những địa hình như vậy ta thường thấy ở Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định....
Theo KTS. Trần Thanh Vân : " Trở lại với địa hình núi sông trên miền Bắc nước ta, thì có 8 dãy núi vòng cung tạo thành hình rẻ quạt là dãy Đông Triều, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Tam Đảo, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Đà và dãy Hoà Bình, trong đó Hoàng Liên Sơn nối từ Hy Mã Lạp Sơn về có đỉnh Phan xi păng cao nhất Đông Dương (3143m). Hướng đi của các dãy núi đều hình thành các con sông như sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu... "
..." Cũng trên bản đồ vệ tinh, nếu nối một đường theo hướng Đông Bắc-Tây Nam mà mọi người quen gọi là Trục Thần Lộ đi từ đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị, lên đến thành Cổ Loa- Kinh đô 2300 năm trước của vua An Dương Vương và cũng là Kinh đô hơn 1000 năm trước của vua Ngô Quyền, trên trục đó ta sẽ gặp phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 của Đại tướng Lý Thường Kiệt và Ngã ba sông Thiên Đức, nơi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương lập đại bản doanh chỉ huy đánh quân Nguyên Mông năm 1284 và năm 1288. Kỳ lạ thay, đường chéo này đi tiếp, rồi đi tiếp nữa, sẽ đến Đồng Đăng, cửa ải phía Bắc của Tổ quốc. Trong kinh dịch, hướng Đông Bắc là hướng Ngũ quỷ, lộc có nhiều mà hoạ cũng lắm, vậy nên chăng phải có đôi mắt tinh anh của Đức Thánh Trần chấn ngữ cửa ải này ? Những người có chút tính hiếu kỳ không thể không kinh ngạc khi phát hiện ra trục kinh mạch nằm ngang ở 21 độ vĩ bắc 3' 28'' từ đỉnh Ba Vì và trục Thần Lộ nói trên lại gặp nhau ở chính vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia. "



Như vậy trong hình thế tổng quát của địa mạch Quốc gia Việt Nam, Long mạch Thái Nguyên chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam , cụ thể là tọa Càn - Hướng Tốn. Đây cũng là hướng tổng quát của Long mạch miền Bắc.
Bây giờ ta cùng xem xét về địa thế tổng quát của Thái Nguyên.
1/ TÂM ĐIỂM CỦA THÁI NGUYÊN : Khi xác định địa hình của một khu vực, điểm đầu tiên là phải xác định được tâm điểm của cả khu vực đó ở đâu ? Đối với tỉnh Thái Nguyên ( và cũng là hầu hết những tỉnh thành của cả nước ) phải khẳng định một điều là những vị trí đặt công sở hành chính của người Pháp ngày xưa hoàn toàn có lý. dienbatn đã đi điền dã nhiều năm để nghiên cứu vị trí đặt những trung tâm hành chính của các tỉnh ngày xưa do người Pháp đặt và thấy họ đã chọn được những vị trí thật là đắc địa trong nghệ thuật kiến trúc Phong thủy. Có lẽ một phần ngày xưa, những hình thế núi sông, đồng ruộng còn tương đối nguyên vẹn, nhưng chắc chắn một điều rằng những kiến trúc sư người Pháp đã nắm rất rõ nghệ thuật kiến trúc Phong thủy do họ đã có một quá trình thu thập tài liệu, nghiên cứu ứng dụng một cách tài tình nghệ thuật kiến trúc trong Phong thủy của người xưa. Đối với Thái nguyên cũng vậy. Ta hãy xem xét vị trí đặt dinh Công sứ tại tỉnh này sẽ rõ .
Đây là quả đồi ngày xưa người Pháp xây dựng dinh Công sứ, nay là bảo tàng văn hóa Thái Nguyên.







Tòa Công sứ của Pháp nằm bên Hữu ngạn sông Cầu ( bờ bên phải của dòng sông nhìn theo hướng nước chảy từ nguồn xuống ). Đa phần các thành phố ven sông được xây dựng bên phía Hữu ngạn của các con sông, thành phố Thái Nguyên cũng không là một ngoại lệ. Theo đo đạc của dienbatn , tòa Công sứ của Pháp có hướng tọa Tân - Hướng Ất - thuộc hướng Đông thiên Đông Nam ( Giáp - Mão - Ất ) , có cửa chính là Hoan Lạc - Hưng Phúc và thuộc Huyệt khí Bảo Châu : Canh Thìn - Bính Tuất .


2/ MINH ĐƯỜNG : Theo trục Tọa càn hướng Tốn ( theo sách cổ là hướng sẽ phát triển mạnh về văn , tức là thuận lợi cho việc học hành, nghiên cứu, khiến cho con người sống trên mảnh đất này dễ phát triển về tri thức, dễ đỗ đạt bằng cấp cao và thích hợp cho những người chuyên về Chính trị, văn hóa, khoa học ).



Nhìn lên bản đồ ở trên ta thấy ngọai Minh đường của Thái nguyên bao gồm khu vực biển Hải Phòng tới Bạch Long Vĩ. Tại đây cũng có các cửa sông Bạch Đằng, cửa Vân Úc, cửa sông Thái Bình. Trung Minh đường bao gồm các tỉnh Bắc Giang , Hải Phòng. Tại phần trung Minh đường này bên tả Thanh Long có các vòng cung Đông Triều và dãy Yên Tử , chỉ tiếc mạch Thanh Long này không chầu vào mà lại uốn ra phía ngoài nên những người con trai của vùng đất Thái Nguyên , tuy học hành giỏi giang song nếu chỉ sống trên quê hương mình thì khó mà phát huy được hết khả năng của mình. Những người này nên đi ra ngoài sẽ đạt được những thành công rực rỡ trong công danh sự nghiệp của mình. Bên hữu Bạch Hổ của trung Minh đường có dãy Tam Đảo uy nghiêm , khí mạch bất tận, hình thế đẹp đẽ, tròn đầy. Hình thế của nhánh Bạch hổ ảnh hưởng đến rất nhiều đến hình dáng, tính nết của những phụ nữ vùng này.
Nội Minh đường của Thái nguyên chính là một loạt những quả đồi đã bị san phẳng khi người ta xây dựng khu liên hợp gang thép Thái Nguyên bắt đầu từ ngày 4/6/1959. Ngày xưa khu vực này là một khu bao gồm mấy chục quả đồi và gò nhỏ tạo nên do Long mạch ngưng nghỉ kết huyệt và các gò đống nổi lên do hiện tượng dư Khí của Long mạch khi dừng. Khi người Trung Quốc gọi là giúp đỡ Việt Nam xây dựng khu liên hợp gang thép Thái Nguyên, họ không chọn nơi đặt nhà máy ngay tại mỏ sắt Trại Cau ( Huyện Đồng Hỷ ), mà đặt ngay vào phần nội Minh đường của Thái Nguyên cách mỏ sắt Trại Cau gần 25 Km. Ta còn có tư liệu về việc san ủi hơn 50 quả đồi như sau : " Nhớ lại thời kỳ đầu, qua các phong trào thi đua do Công đoàn và Ban chỉ huy công trường phối hợp phát động, chỉ trong 3 năm đội ngũ này đã san phẳng 50 quả đồi, đào đắp hơn 11 triệu mét khối đất; tổ chức khai thác hàng triệu mét khối cát sỏi ; bốc xếp 3,4 triệu tấn vật tư, hàng chục triệu cây tre, gỗ và tranh nứa, lá gồi; tự làm hơn 100.000 m2 nhà ở tập thể cho công nhân, nhà kho và bãi tập kết vật liệu phục vụ thi công; đổ 220.000 m3 bê tông, xây 4830 m3 gạch chịu lửa, lắp đặt 12.000 tấn máy móc thiết bị, 40 Km đường sắt, 96.170 mét ống nước các loại và trên 500 Km đường dây dẫn điện... để đến sáng ngày 29-11-1963, mẻ gang đầu tiên do chính nước ta sản xuất rực rỡ ra lò tại lò cao số I.

Cảnh nội Minh đường Thái Nguyên ngày đang bị san ủi.  


 
Theo tài liệu của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), để sản xuất được một tấn thép thô sẽ phải thải ra hơn 585 ki lô gam chất thải rắn, trong đó có 455 ki lô gam xỉ. Con số này sẽ còn cao hơn nếu sử dụng loại quặng có hàm lượng sắt thấp để sản xuất. " Ngành thép Việt Nam được xây dựng từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên (Trung Quốc giúp) cho ra lò mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau, Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên mới có sản phẩm thép cán. Năm 1975, Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng do Đức (trước đây) giúp đã đi vào sản xuất. Công suất thiết kế của cả Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên lên đến 10 vạn tấn/năm (T/n)." ( http://tintuc.tchdkh.org.vn/tcbvin.asp%3Fcode%3D1698+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn ).

 Chỉ vài phép tính đơn giản của bài toán kinh tế ta sẽ nhận ra những thiệt hại vô cùng lớn ở khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên này. Không lẽ gì phải chuyển quặng sắt đi tới 25 Km từ mỏ về nhà máy và không lẽ gì tồn tại một khu liên hiệp luyện cán thép đầy ô nhiễm ngay tại trung tâm của Thành Phố Thái Nguyên ? Và không chỉ ở Thái Nguyên, các công trình xây dựng do Trung Quốc " giúp đỡ " như nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá (Cao Xà Lá); nhà máy bóng đèn phích nước; nhà máy sứ Hải Dương; nhà máy hóa chất Việt Trì; nhà máy dệt Minh Phương; nhà máy sản xuất mỳ chính (bằng đậu xanh); khu gang thép Thái Nguyên; nhà máy phân đạm Hà Bắc; công trình thủy điện Thác Bà, cầu Việt Trì, v.v. Trung Quốc giúp ta hàng loạt nhà máy còn có mục đích là Việt Nam sẽ phải phụ thuộc về nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện. Và cái điều quan trọng nhất là việc phá hoại địa mạch một cách tàn khốc như tại Thái Nguyên.
( Xin xem tiếp bài thứ 4 - dienbatn )
Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *