TÌM HIỂU CHÂN LÝ,NGHIÊN CỨU VÀ THIỀN - HỒ VĂN EM. BÀI 3.

9/02/2020 |
TÌM HIỂU CHÂN LÝ,NGHIÊN CỨU VÀ THIỀN - HỒ VĂN EM. BÀI 3.
GIỚI THIỆU Trong 10 tập sách cuối đời của GS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG - Bộ SỨ MỆNH ĐỨC DI LẮC ( 10 tập - Hơn 1000 trang .Công trình của thầy Phương là sự tổng kết cho những nghìn năm trước và tiên đoán và đề xuất chiến lược cho nghìn năm nay và những nghìn năm sau.) thường có nhắc đến cụ HỒ VĂN EM , và GS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG coi đó là người có thể kế tiếp những công trình mà Thày còn đang dang dở. Bữa nay dienbatn xin giới thiệu về một Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp mà cụ HỒ VĂN EM viết lại. Tùy theo từng sở kiến của từng người có thể tin hay không tin , nhưng nếu chịu khó đọc , chúng ta cũng có thể vỡ lẽ ra khá nhiều. Xin trân trọng giới thiệu. dienbatn.
BÚT TÍCH CỦA GS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.
( Kính tặng anh Hồ Văn Em - Những người như anh đều được những người chân chính kính trọng - Hồ gia trang 19/3/4 - NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.)
( Ta đã hoàn thành trách nhiệm đưa Phật Di Lặc trao cho tôi. Đây là sự bàn giao trách nhiệm của ta cho anh Hồ Văn Em trước khi tôi trở về - NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.)

Ông Hồ Văn Em.
Phần Phụ Vấn Đáp - Tài Liệu Nghiên Cứu & Trích Các Pháp Môn Tu Cùng Kinh Sách Khác .
Lúc đầu, khi mới biết ông Tám và theo Pháp Lý Vô Vi,tôi cũng như nhiều đạo hữu khác vẫn chưa tin nơi ông Tám. Vì vậy tôi có tìm tòi nghiên cứu thêm các pháp môn khác, và kinh sách Phật giáo, Cao Đài giáo (phái Vô Vi), Tịnh Độ Vô Vi, Vô Vi Pháp, hội Thông Thiên Học, Tây Tạng v. v... Tôi thấy rốt cuộc chân lý chỉ có một và các chánh pháp tu giải thoát(85) mặc dầu cách hành có khác nhau và kết quả mau hay chậm khác nhau, muốn được giải thoát phải THIỀN, tập trung Tinh Khí Thần, có Mô Ni Châu (86) rồi tạo Thánh Thai.
 Tinh Khí Thần(87) được gọi với nhiều danh từ khác nhau:
 – Theo kinh sách Phật: Tam Bảo, hay Phật Pháp Tăng….
 – Theo kinh sách Cao Đài Vô Vi(88) (phái Chiếu Minh, Tam Thanh): Tinh Khí Thần, Tam Thanh hay Tam Huê.(89)
 – Theo Pháp Lý Vô Vi: Tinh Khí Thần, Ba Báu Linh.(90)
 Thánh Thai(91) cũng được dùng với nhiều tiếng khác nhau:
85 Khác với tu phước, còn phải bị luân hồi.
86 Hoặc Mâu Ni Bửu Châu, Cục tròn sáng, Ngọc . . .
87 (Xem Phụ Vấn Đáp 8.)
88 Khác với Cao Đài Tây Ninh, tu hữu vi.
89 Tụ Tinh Khí Thần gọi là Tam Huê Tụ Đảnh, hay quy y Phật Pháp Tăng (Phật Pháp Tăng đúng thực nghĩa là như vậy). 90 Nho Giáo có Tam Cang, Thiên Chúa Giáo có Ba Ngôi cũng đồng một lý với Tinh Khí Thần.
91 (Xem Phụ Vấn Đáp 22.)
– Theo Kinh Sách Phật: Pháp thân (Tâm Ấn Đạo Phật), Xá Lợi (Đạt Ma Bửu Quyện), Âm Dương phối hiệp tạo Anh Nhi (Thất Chơn Nhơn quả), Thân ngoại hữu thân (Vô Vi Pháp, Tịnh Độ Vô Vi), Thánh Thai (Đại Thừa giáo) hoặc Như Lai, Minh Tâm Kiến Tánh (92) v. v...
 – Theo Cao Đài Vô Vi: Nhị xác thân, Thánh Thai Phật Tử, Kim Thân, Xá Lợi Tử, Âm Dương giao cấu hóa Kim Quang v. v...
 – Theo Pháp Lý Vô Vi: Thánh Thai, Hồn Vía gặp nhau.
 – Theo Zen: Thiền của Nhật cũng có nói đến Thánh Thai.
 Xin mời quý bạn xem tiếp sau, bổ túc các câu vấn đáp trước đây, với phần tham khảo theo pháp môn và kinh sách khác (cũng đồng Chân Lý với Pháp Lý Vô Vi).
* Phụ vấn đáp 2: (Tu là gì ? )
 Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” của Cao Đài giáo, phái Vô Vi Chiếu Minh (trang 173), Đức Nam Phương Giáo Chủ có dạy về tu như sau:
 Ở ăn như thể thường tình,
 Lo tu luyện đạo sửa mình tinh ba.
 Tu không biểu mặc đồ dà,
 Cạo râu thí phát bỏ nhà, lìa con.
 Ông bà cha mẹ đương còn,
 Phải lo báo đáp cho tròn hiếu trung.
 Vợ chồng trọn nghĩa thủy chung,
 Giữ như sen mọc dưới bùn không dơ”.
92 Tâm hồn, tánh vía.
* Phụ vấn đáp 4: (Tu tắt là làm sao?)
 – Trong “Bản Đồ Tu Phật” tập IV (Hương Đạo xuất bản, trang 7) Trực Chỉ Thiền là phép thiền chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, không dùng phương tiện tu quán và cũng không cần kinh giáo.  – Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” trang 51, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế có dạy:
 Tu cũng có đi vòng đi tắt,
 Đi tắt là ngộ đắc thiên cơ”.
* Phụ vấn đáp 6: (Tu hành không cần lễ nghi cúng lạy,thờ tượng).
 – Trong Đại Thừa Kim Cang Luận (Chùa Vạn Phước ở Huế ấn tống) trang 10, Phật có nói:
“Sau khi ta diệt độ rồi, trong đời mạt pháp có nhiều chúng sanh căn trí thấp thỏi, tâm ý mê say, trí tình mờ tối, tuy có trì trai giữ giới đều không trí huệ,cái tâm ngu mê, cống cao ngã mạn, tôn sùng tà kiến,không chịu hạ tâm mình để cầu thầy học hỏi những pháp chân chánh, khư khư chấp trước nhận giả làm thiệt hoặc chấp trước kinh sách, văn tự, hoặc chấp trước tụng trì cho nhiều số v. v...”
 Phật có dạy quá rõ ràng trong kinh Kim Cang: Nếu dùng âm thinh sắc tướng không thể thấy Như Lai,Phật tánh của mình:
 “Nhược dĩ sắc, kiến ngã
 Dĩ âm thinh, cầu ngã
 Thị nhơn hành tà đạo
 Bất năng kiến Như Lai”
– Trong “Đạt Ma Bửu Quyện” (Làng cô nhi Long Thành ấn tống, trang 4)
“Tu mà gõ mõ tụng kinh lập chùa, thượng cốt là tu như thả ghe qua bến, bắc cầu qua sông chứ chưa phải thiệt tu”.
Đạt Ma Lão Tổ có hỏi hòa thượng Thần Quang rằng:
“Thần tăng tụng kinh này để làm gì ?” Thần Quang đáp: “Kinh này gọi là kinh Niết Bàn. Thật là bửu pháp quý vô cùng, nếu ai tụng được, thì dứt đàng sanh tử.” Lão Tổ cười rằng: “Nếu gọi bửu pháp thì bánh vẽ trong iấy ấy để ăn đỡ đói đặng chớ ?”
 Thần Quang đáp: “Bánh vẽ trong giấy làm sao ăn no cho đặng?”
 Lão Tổ nói: “Bánh vẽ trong giấy ăn không đỡ đói được, thì phép trong giấy đó làm sao giác liễu cho đặng làng sanh tử mà gọi là bửu pháp, hãy trao ta đốt cho rồi, để dối đời sao đặng ?” (trang 9)
 – Trong “Giảng Lý Quyển Dưới Chân Thầy” của Đức C.W. Leadbeater và bà Annie Besant (93) (Dịch giả Nguyễn Thị Hai) có dạy: (trang 151)
“Bạn phải thoát ly tất cả sự mê tín dị đoan trong các nghi thức, trong sự lễ bái, và trong sự công hiệu của các hình thức toàn là bên ngoài ...”
 “Những sắc tướng này là những chiếc gậy cần ích cho kẻ nào không đi một mình đặng. Nhưng khi bạn có thể đi không cần gậy, thì bạn nên dẹp nó lại một bên ...”
93 Hai chơn sư bên hội Thông Thiên Học, đức Leadbeater đã từng là Giám Mục bên Thiên Chúa Giáo.
 – Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 86), Đức Thái Thượng Lão Tổ có dạy:
 “Pháp Như Lai cửa thiền chế cải
 Dùng hữu hình cho sái Phật tông
 Thinh âm sắc tướng tràn đồng (94 )
 Làm cho xa mất chữ Không đâu rồi”
 – Trong “Vô Vi Pháp” của một vị minh sư ở núi Tà Lơn (do cư sĩ Nguyễn Xuân Liêm ấn tống) có dạy:  (trang 45)
 “Ỷ lại thần quyền ham tín ngưỡng,
 Đeo theo giáo pháp giỏi khen chê.
 Tu côi tu quạnh thêm tà mị,
 Bày đặt bày điều chỉnh gớm ghê.
 Những dạng bề ngoài là giả dối,
 Tây phương trước mặt khó trông về ”. (trang 87)
 Vái lạy thinh không bày đặt tưởng,
 Phụng thờ bóng dáng xúm nhau tranh”. (trang 88)
 Công phu chớ khá cậy thần quyền.
 Tự giác tự nhiên phản bổn nguyên”. (trang 89)
94 Thinh âm sắc tướng tức kinh kệ, gõ mõ, thờ tượng, lễ bái.
Đầy vơi luân chuyển nghiệp thêm dài,
 Tỏ ngộ đạo mầu được mấy ai.
 Rau cải ăn càn, rau cải lủng,
 Kệ kinh tụng thét, kệ kinh dai.
 Trời không có nói người kêu mãi,
 Phật chẳng đòi ăn họ cúng hoài”. (trang 90)
 Trời không ép chúng sanh thờ phượng,
 Phật chẳng kêu người biểu kỉnh tin”.
 – Trong “Cuộc Đại Tạo”, bài “Tu Thân” của tu sĩ Hồng Quang (chùa Hồng Môn, Gia định).
 Bao kiếp tu hành vẫn chẳng xong.
 Chẳng xong vì chấp nẻo âm thinh,
 Sắc tướng dựng lên vọng hữu hình,
 Tâm Phật không rành, rành Phật gỗ
 Bỏ chơn, tầm giả, lạc huyền linh
 – Có một nhà sư ở Quảng Nam, theo lời thuật của ông Phan Văn Hùm, sau khi suốt một đời người nghiên cứu và nghiền ngẫm kinh điển Phật giáo, đề lên trên vách bài thơ sau đây:
 Kinh điển lưu truyền tám vạn tư
 Học hành không thiếu cũng không dư
 Năm nay tính lại chừng quên hết
 Chỉ nhớ trong đầu một chữ NHƯ
 (Dịch học Tinh Hoa trang XXXII) .
– Chính tôi có biên thư hỏi vị Đại Lạt Ma Tây Tạng L. Rampa rằng: “Người ăn mặn có hại cho vấn đề phát triển tâm linh không?” Ông này trả lời: “Nếu không
quen ăn chay thì cứ ăn mặn vì cần cho sức khỏe, điều này không có cản trở sự phát triển tâm linh.”
(If you have been used to eating meat and fish,then it is better to continue to do so. It will not hamper your spiritual progress and is necessary for your physical well-being).
* Phụ vấn đáp 8: (Tam Bửu là gì ?)
 Xin hãy xem lời dạy về Tinh Khí Thần trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 58), Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy:
Tinh Khí Thần hiệp nhứt mới thành đạo – người
nhờ ba báu đó mà tạo Tiên tác Phật”.(trang 44),  
“như con người lo lắng vọng tưởng điều này sự nọ thì lao Thần (linh hồn), còn ham muốn mơ mộng phú quý vinh hoa thì tán Khí, bằng say đắm mê sa tình trường dục hải thì tổn Tinh. Tam bửu hư hoại thì tự nhiên ngũ hành, ngũ tạng, cũng phải xiêu bè suy nhược theo nhau”.(95 )
 Trong “Đạt Ma Bửu Quyện” (trang 14) Đạt Ma Lão Tổ nói “đến khi biết được mối (hư không) đem ba lần mà xây vần mấy phép nơi khiếu linh ngươn mới biết rõ làm sao mà đến, làm sao mà về. Đường thế mới gọi rằng hiểu rành cội nguồn đàng sanh tử, thấu rõ huyền  quang một lỗ trống không (96 ) ba báu hiệp một (97 ) mới nhìn đặng bốn lão về nhà (98 ). Đường ấy mới gọi là hườn nguyên phản bổn (trở về cội nguồn).”
95 Ngũ hành tức kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngũ tạng tức tâm, can, tì,phế, thận.
Trong Tịnh Độ Vô Vi (dịch giả Lê văn Dương,trang 5)
“Con người có ba báu vật là Tinh, Khí, Thần phải dưỡng nó cho đầy đủ hoài hoài thì là luyện đạo vậy.”
* Phụ vấn đáp 9: (Con người là ai? Tại sao phải tu? )
 Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 103), Đức Cao Đài Thượng Đế có dạy:
“Nếu các con dòm đặng cái Thiên cơ của Thầy thì các con mới hãi hùng lo sợ – Khờ lắm thay! Dại lắm thay! Đã sanh đấng làm người là chúa của muôn vật, sao chẳng biết tầm máy bí nhiệm (99 ) ấy tu thoát khỏi cái phạm vi chật hẹp, để chi chịu mãi tội tình đày đọa,luân hồi chuyển kiếp, lúc mang vi cánh hồi lại sừng lông (100 ) Ôi thảm! – Ôi thảm!”
* Phụ vấn đáp 10: (Tu hữu vi, Vô Vi là thế nào? )
 Trong “Đạt Ma Bửu Quyện” (trang 11) “còn hạng tu làm lành lánh dữ, kính Phật, trọng Trời, mình ăn của mình, tuy không xét thấu huyền cơ, phải luân hồi nhưng được hưởng phước.”
96 Tức Huyền Quang Khiếu.
97 Tam Bửu hay ba báu linh.
98 Tứ tổ quy gia (tức khi dụng công phu, định tâm, gìn cái ý, bế ngũ quan thì ngũ tạng hiệp về, tâm hồn thanh tịnh Vô Vi.)
99 Tức bí quyết tu (phải có minh sư chỉ dạy).
100 Nếu phạm tội nặng có thể bị đầu thai làm súc vật.
(trang 35) Đạt Ma Lão Tổ nói:
“Nay ta chỉ rõ cho ngươi (tức hoà thượng Thần Quang) hiểu, trong kinh Kim Cang có câu “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” nghĩa là phàm cái sự gì mà có hình tướng đều là sự huyển dối.  Bởi vậy ba ngàn sáu trăm tả đạo đều bị ở nơi sắc tướng nên gọi tả đạo (là ở bên tả không chánh) (101 ) duy chỉ có tìm đặng Ông Chủ Nhơn mới gọi là thiệt, vì không hình bóng, không tiếng tăm.”
 Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 149) có dạy:
“Bực Đại thừa dạy về vô hình, cần tu tánh luyện mạng, muôn việc có như không có..”
* Phụ vấn đáp 13: (Tại sao tu hành phải thiền? )
 Trong “Đức Phật và Phật pháp” (Đại đức Narada),trang 11..
 “Như vậy Đức Phật không chủ trương van vái nguyện cầu mà thay vào đó, dạy chỉ quán tham thiền là một phương pháp tự kiểm soát, tự thanh lọc và giác ngộ.”
 Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 39 – 40) có dạy:
“Người tu hành cần nhất là phép tham thiền đặng tầm cái lý đạo cao siêu của Tạo Công.  Không tham thiền định trí thì làm sao đoạt nổi Thiên Cơ, hiểu điều mắc mỏ cho được.Người tu đến bực đại thừa đã thọ chơn truyền bí pháp rồi thì cần phải phân chia ngày giờ mà tu luyện
101 Tả chứ không phải là tà (lời soạn giả) cho cái tâm trở nên trong sạch chẳng bợn hồng trần,phản hồng vi bạch, mà yên lặng đoạt cơ tạo hóa, vào bộ Tiên gia, hầu thâu tiếp cái huyền khí của Trời đem hiệp với cái ngươn khí của người mà tạo thành Tiên đơn.”
* Phụ vấn đáp 16: (Tại sao phải có minh sư mới tu đắc được? )
 Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 2) có dạy:
“Đến ngày nay đã nhiều đời, nên chi các giáo lý thất lạc chơn truyền, số tu luyện thì nhiều mà thành Phật Tiên không đặng…”.
 (trang 118) “Biết tầm đạo chọn minh sư”, “Thọ lời bí quyết cũng như thành rồi.”
 Trong “Tâm Ấn Đạo Phật” (do sư Thích Huệ Minh (102 ), trang 16) :
102 Sư Thích Huệ Minh, 30 năm tu theo chùa, là người có can đảm nói lên sự thật: (Tâm Ấn Đạo Phật, trang 3).
...Tôi cũng đồng ý vâng chịu rằng: Âm Thinh Sắc Tướng, không bao giờ giúp tôi tìm Chơn Lý và rõ thiệt nghĩa của hai chữ Như Lai được. Biết vậy, nhưng vì chưa tìm ra manh mối, nên tôi đành cam chịu gõ mõ, tụng kinh, thư phù, luyện tướng, nhập định, tham thiền để làm bằng cớ đặng cầu thực tín nữ thiện nam. Nhưng trong thâm tâm tôi cảm thấy biết bao sự thẹn thùa cay đắng sao đặng.
...Còn nay nô lệ vật chất lẫn tinh thần mới thậm khổ, khổ ngày ngày ăn rặt ròng tương chao dưa muối, khổ mặc toàn bộ vải nâu sòng, khổ thấy quấy mà cứ a tùng điều quấy.
Khổ là mang tiếng thay mặt Phật để độ chúng sanh mà cứù mê hoặc chúng sanh độ Phật. Chúng sanh độ từ chỗ ở, tiền ăn, quần áo mặc,thuốc men khi đau ốm, mỗi sự gì cũng chúng sanh độ.Tôi càng khổ hơn nữa là mỗi khi thiện nam tín nữ tới dâng cúng rồi mời tôi tới chứng minh.
“Không có ai được thành Phật là vì chỉ có kinh mà không có khẩu truyền tâm ấn.”
(trang 17), “ Cái tâm ấn là cái khẩu truyền tâm đăng, để dạy người biết thỉnh Như Lai mà phục mạng cho có Mô Ni Bửu Châu để điểm hóa âm thầm và tâm đăng phát hiện. Nếu tâm đăng phát hiện thì kiến tánh thành Phật. Nếu người tu mà không biết cái tâm truyền khẩu thọ này thì dầu tu muôn kiếp cũng khó mà thấy tánh đặng”.
* Phụ vấn đáp 17: (Tại sao bây giờ tu dễ dàng quá? )
 – Trong “Tâm Ấn Đạo Phật” (trang 17) có nói:
“Nay đến thời mạt kiếp này, Trời mới cho tâm ấn xuống trần lần chót đặng rọi truyền mối đạo. Kỳ này ai có phước thì gặp, còn ai vô phước thì cũng khó gặp đặng vậy”.
Trời, Phật, Thánh, Thần ơi! Tôi rất hiểu nghĩa hai chữ chứng minh lắm chớ ! Chứng là nói Chánh - Minh là Sáng, nghĩa là mỗi khi thầy chứng cho một đệ tử nào thì đệ tử ấy phải sáng suốt thêm mới phải.
Cái này, bấy lâu nay tôi chứng cho người nào thì người ấy đều đui cả.Tại vì sao? Tại vì tôi mù kia mà !
Tôi chưa thấy Phật mà tôi thường bảo đệ tử phải tôn trọng Phật (Thần quyền) triệt để, thì lẽ tất nhiên họ cũng kỉnh Tăng triệt để. Do đó, mà tôi cũng được triệt để độ tận chuối, xôi...
Sư T.H.M. tìm được mối chánh đạo, nhờ thọ giáo cùng Tam Khẩu Đại Sư, tức Nhị Thiên Giáo Chủ ở Mỏ Cày, Sư Pháp Chơn tức Tám Đặng mà những bạn tu từng “nhập bá” có được biết, cũng là đệ tử của Nhị Thiên Giáo Chủ. Ở Giồng ông Tố có một trường thiền, sáng lập từ 20 năm nay tu theo pháp của vị này, cũng có người tu đắc được Kim Thân rồi (tức là Thánh Thai).
– Trong “Thánh Giáo Sưu Tập” (1968 - 1969), đức Di Lạc Thiên Tôn có nói: “Kỳ này là kỳ đại ân xá, ai tu hành cũng có thể dễ được đắc quả vị...”
* Phụ vấn đáp 21: (Sao có người nói tu xuất hồn là tu tà?)
 Xin trích dưới đây để quý bạn nghiên cứu tu xuất hồn là tà hay không, do các pháp môn nổi tiếng và đáng tin cậy sau:
 – Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (Cao Đài giáo phái Chiếu Minh Vô Vi (103 ), trang 119)
 Ngồi định thần tìm kiếm căn nguyên
 Xuất thần lên cảnh Thần Tiên
 Học thêm tâm pháp bí truyền cao siêu
 ...
 Ngồi nằm kiếm chỗ im lìm
 Lúc mê giấc ngủ lim dim xuất hồn”.
 – Trong “Pháp Môn Tu” của Tăng Khất sĩ Giác Yên (trang 13):
“Đến sau tâm thần tôi rời khỏi đề mục (104 ) bay lên cao trụ nơi giữa hư không được một thời gian, thì tâm thần tự động nhìn trở lại xác thân đang ngồi chỗ cũ...”
 – Trong “Vô Vi Pháp” kinh dạy pháp tu giải thoát của một vị minh sư ở Tà Lơn (cư sĩ Nguyễn Xuân Liêm ấn tống, trang 21).
103 Mặc dầu tôi không theo Cao Đài Giáo, nhưng công nhận và giới thiệu cùng quý bạn tu, cuốn "Đại Thừa Chơn Giáo", thật là một bửu kinh, dạy đạo rất rõ ràng đầy đủ, dễ hiểu và tuyệt hay.
104 Đề tài khi tham thiền.
Đủ lục thông ra khỏi cảnh trần
 Niết bàn mở mắt ở kề chân
 ...
 Im lìm mờ lặng lên Thiên cảnh
 Đáng mặt môn đồ đức Thích Ca...”
 – Trong “Vô Vi Pháp” (của tu sĩ Nguyễn Văn Sự,trang 27)
... “Trung và Đại Định, chúng ta xuất hồn đi được...”
 – Trong “Cuộc Đại Tạo” (của tu sĩ Hồng Quang chùa Hồng Môn, Gia định):
 Tu hồn được tự do xuất nhập
 Lìa thân nhà về viếng quê xưa
 – Trong “Tịnh Độ Vô Vi” (dịch giả cư sĩ Lê Văn Dương, trang 7):
 ...
 “Hay quá khứ, vị lai, hiện tại, muốn vân du cõi nào nội nháy mắt...”
 ...
 “(Tam niên nhũ bộ) xuất hồn được...”
 – Trong “Đạt Ma Bửu Quyện” (trang 17) “Nếu người đốn ngộ thì trong giờ Tý Ngọ, tham thấu tánh thoàn ắt có lẽ gặp dịp chầu Di Đà...
 Êm đềm mờ lặng lên Thiên cảnh
 Mừng đặng từ đây khỏi khổ luân
– Trong “Thể Vía Con Người” (do bà Nguyễn Thị Hai, hội Thông Thiên Học, Sàigòn soạn, trang 115):
 “...Một người kia chủ trị hoàn toàn cái vía rồi, thì có thể lìa xa khỏi xác (nghĩa là xuất vía) trong lúc ngủ hay bất luận giờ khắc nào nếu muốn thì được...”
 – Trong “Đông Phương Huyền Bí” của Tiến sĩ triết học P. Brunton (105) trang 187: “...Bước vào trạng thái xuất thần và luôn luôn có thể trở về nhập xác tùy ý muốn...”
 ... “Trong khi xuất thần nhập định và trở nên có ý thức trong cõi vô hình”.
 – Trong “Chapters of Life”(106 ) của vị Đại Lạt Ma danh tiếng L. Rampa (107), trang 156 có nói:
105 Ông này qua Ấn Độ gặp tôn sư và đã tu thành đạo.
106 “Giai Đoạn Của Đời Sống”
107 Vị này hiện ở Âu Mỹ rất nổi danh. Ông ta là thân cận nhứt của Đức Đại Lai Lạt Ma (Phật sống thứ 13) và tác giả của 10 cuốn sách rất đầy đủ nói về Khoa Học Huyền Bí bằng tiếng Anh. Ông Rampa đã phát huệ, mở huệ nhãn và xuất hồn. Trong đó có cuốn “Con Mắt thứ Ba” (The Third Eye, nhà xuất bản Corgi Books, London) mà nhiều người có biết. Đặc điểm của ông ta là giảng theo khoa học các hiện tượng thần bí nên rất dễ hiểu. Chính tôi nhờ đọc sách của ông mà hiểu được rất nhiều về các điều huyền bí mà trước vẫn nghi ngờ cho là dị đoan. Gọi là Khoa Học Huyền Bí là vì ta chưa hiểu hoặc Khoa Học Văn Minh chưa tìm ra hoặc giải nghĩa được chứ thực đó đều là trong những định luật có sẵn từ lâu trong Vũ Trụ, như khi xưa chưa tìm ra Vô Tuyến điện, Tivi chẳng hạn …
Ví dụ: Như bên Tây Tạng có người bay được, là nhờ họ biết được bí quyết hơi thở, ví dụ như làm cho ngược lại sự vận chuyển của các hột nguyên tử (atome) âm và dương trong cơ thể, thì tất nhiên làm mất sự trọng lực (pesanteur). Hoặc như linh hồn (hoặc Tiên, Thánh, Ma,Quỷ) đi xuyên qua vật chất dưới trần được, là vì cơ thể họ được cấu  “Nhập định là trạng thái thiền khi mà con người thật của ta ra và xa xác thân ví như con người ta ra và rời cái xe hơi vậy.”
 Ngoài ra bên Âu Mỹ có ông YRAM, là người đã xuất vía cả chục năm, có viết trong cuốn “Y Sĩ Của Linh Hồn” (trang 65), sự nhận xét cùng cảm tưởng rất đúng, rất thực của ông ta:
“Những sự hiểu biết thường của chúng ta, sự giáo dục của chúng ta, những phong tục, thói quen của chúng ta, đều đối nghịch hiển nhiên với sự thực kinh nghiệm được, mà ta cảm thấy ngay lần xuất đầu tiên ra khỏi xác thân, một sự phản kích mà ta phải sẵn sàng chịu đựng. Sự thật, thực quá đột ngột, mà tất cả những danh từ do loài người đặt ra đều vô giá trị trước sự kiện trên. Đứng trước một sự rõ ràng hiển nhiên như vậy, cái mà ta vẫn còn nghi ngờ đến phút chót, tất cả những lý luận trái ngược của khoa học (duy vật), của tôn giáo, của triết lý bị sụp đổ một cách thảm thương không để lại dấu vết. Và đồng thời một tràng câu hỏi “Tại sao? Thế nào?” tuôn ra trong tư tưởng, làm cho ta có cảm giác như bị một cú giáng mạnh vào đầu. tạo bằng những hột nguyên tử cấu tạo thể xác chúng ta và vật chất thế gian.
Theo khoa học ta đã biết giữa các hột nguyên tử có những khoảng trống nhờ vậy, những hột nguyên tử trong cơ thể của linh hồn vì nhỏ hơn nhiều lần nên có thể đi xuyên qua các khoảng trống (tương đối rất lớn) của cơ thể người phàm và vật chất thế gian.
Ông Rampa còn cho biết thêm ở cõi trên có 9 chiều hoặc hơn nữa,trong khi thế giới chúng ta chỉ có 3 chiều mà thôi (3 dimensions) là chiều ngang, dọc và cao. Chiều thứ tư, thứ năm có thể biết được là thời gian (thời gian 100 năm dưới trần bằng một ngày trên Thiên Đàng) và không gian (linh hồn đi đâu trong nháy mắt là đến) . .
Và không lâu sau đó, sự thí nghiệm thành công như vậy, niềm vui nội tâm, được biết, sau cùng Sự Thật thực...
Điều làm kinh ngạc nhất nữa là những sự giáo huấn hằng thế kỷ bị tan biến dễ dàng, trở thành vô hiệu và tan vỡ như bong bóng xà bông và tức thời làm ta chưng hửng vì bao nhiêu cố gắng thực hiện bởi loài người từ bao thế kỷ văn minh để đi đến cái thảm họa cuối cùng này...
 Nói tóm lại đó là một đời sống không chối cãi, tốt hơn hẳn đời sống trên thế gian.”
* Phụ vấn đáp 22: (Sao có người thắc mắc trong kinh Phật không có nói về xuất hồn? )
 Tài liệu về Mô Ni Châu, Thánh Thai:
 – Trong “Pháp Bửu Đàn Kinh” của Đông Độ Thiền Tông (Chơn Đức Thiền Viện, Gia Định ấn tống) có đoạn như sau: “Trí Thường hỏi hòa thượng Đại Thông về nghĩa của chữ “Kiến tánh thành Phật”. Hòa thượng nói: “Bổn tánh của ngươi như hư không thông suốt,không vật chi khá thấy gọi là chánh kiến, không vật chi khá biết gọi là chơn chí, lại cũng không có xanh vàng dài ngắn, chỉ thấy nguồn gốc trong sạch, giác thể tròn sáng, gọi là thấy tánh thành Phật, cũng gọi là chỗ thấy biết của Như Lai”.
 Trí Thường chưa rõ nghĩa bèn hỏi thầy Huệ Năng một trong những vị tổ của thiền, thầy cho bài kệ dưới đây:
 Chẳng thấy pháp chi giữ (nổi) không (để cho) thấy
 Ví như đám mây che mặt nhựt
Chẳng biết pháp chi giữ không biết
 Ví như thái hư sanh điện cháy.(108 ) (trang 161)
 ......
 Ánh sáng tu tâm hằng chiếu diệu...”
 – Trong “Thất Chơn Nhơn Quả” (Tịnh Xá Trung Tâm ấn tống, trang 47) Trùng Dương tổ sư có nói: “Ta nói rõ cho trò biết, một âm một dương chẳng khá dang cách, âm dương phối hợp thì việc ắt chánh lý... kết Thánh Thai dựng tại bên thân”.
....(trang 49) Hễ người học Đạo thì phải tìm chỗ âm dương bởi âm dương là hườn đơn của Tiên Phật.
 – Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 20) Cao Đài Tiên Ông dạy: “Dầu cho vị Phật Tiên nào cũng vậy,phải chịu đầu thai vào thế giới vật chất, luyện cho thành Thánh Thai, Phật tử mới về ở thế giới hư linh...”
 – Trong “Đạt Ma Bửu Quyện” (trang 38) Đức Bồ Đề Đạt Ma...
 Kết ba báu gọi là Triều Đảnh
 Muốn kết nhà thì nền đắp sẵn
 Nhà cất xong thì dẫn thần vào
 Thần vào nhà cơ thể lao xao
 Kết xá lợi thai bào chín tháng
 – Theo “Vô Vi Pháp” (Nguyễn Xuân Liêm ấn tống) của một minh sư ở núi Tà Lơn (trang 36)...
 “Thân tâm thanh tịnh thỉnh Như Lai
 108 Tổ Huệ Năng có nói đến điện (thanh điện) vào thời chưa có phát minh điện.
Tai hoà với mắt sanh Chơn Tánh
 Khí hiệp cùng thần kết Thánh thai..”
 – Trong “Tâm Ấn Của Phật” (sư Thích Huệ Minh,trang 30)...
 “Nay ta hiểu cái đạo rồi, nên hễ đạo sanh thì ta diệt, tới đạo hết chỗ sanh thì phải trụ. Ta lấy cái trụ của đạo đó gọi là Mô Ni Bửu Châu, ta lấy Mô Ni Bửu Châu cho trụ tại trung điền cho thành Xá Lợi Tử:
PHẬT GỌI ĐÓ LÀ PHÁP THÂN VẬY.”
 – Trong “Tịnh Độ Vô Vi” (dịch giả Lê Văn Dương,trang 7):
“...Linh hồn đã tượng hình rồi, phải nhập định trong 10 tháng, nuôi dưỡng cái thai đó cho tới chừng nào cho đủ tháng để nó ra, nó tức là Phật tử đó. Ấy là ta đã có một thân riêng nữa, giống y như xác thịt ta vậy,mà trong sạch nhẹ nhàng lắm, là ta đã được thân ngoại hữu thân rồi (đắc đạo). Hay quá khứ, vị lai hiện tại, muốn vân du cõi nào nội nháy mắt.”
 – Trong các sách Pháp, loại triết học (tác giả là giáo sư đại học, có nói về Mô Ni Châu dưới danh từ ánh sáng chói chang hay quả cầu sáng (109) như trong quyển “Traité de Métaphysique” – Siêu Hình Học Khái Luận) của Jean Wahl, trang 385:
“...Phải ghi nhận, bên những giáo lý bất khả tri luận, môn thần học tiêu cực như được trình bày nơi Denys L’Aréopagite, Scot Erigène và vài tu sĩ Thiên Chúa phái Huyền Bí. Theo đó, điểm cao nhứt của Chơn Lý (Sự Thật) mà không có danh từ nào diễn tả đặng, cả những chữ “Nhất” hay “Thật” có một sự phong phú và một ánh sáng dồi dào, chói chang và chói lòa mắt chúng ta” (110 ) , trang 385:
109 Họ chỉ biết đến thế thôi, không biết được xa hơn nữa.
“... Đối với những nhà thần bí học ấy (nếu) không thể dùng lý luận thường mà hiểu được...” (trang 386)
 “... Tất cả những gì ngoài quả cầu toàn hảo và trong suốt đó, đều là bề ngoài và ảo giác” (trang 387)...
 – Trong “Thiền Luận” của thiền sư Nhật Suzuki (trang 565): Theo Đại Thừa giáo (Phật giáo) cấp bực tu chừng 10 cảnh giới, càng lên càng cao, gọi là Thập Địa. Lên bốn địa đầu (phất tâm trụ, trị địa trụ, tu hành trụ, sanh quy trụ) gọi là nhập Thánh Thai, lên bốn địa kế (phương tiện câu túc trụ, chánh tâm trụ, bất thối trụ, đồng chân trụ) gọi là “chưởng dưỡng Thánh Thai”, lên địa thứ chín (pháp vương tử trụ) là  “xuất Thánh Thai” thành Bồ Tát, và lên địa thứ mười (quán đảnh trụ) là công viên quả mãn, thành Phật (lsg: xuất Thánh Thai theo Pháp Lý Vô Vi tức là xuất hồn).
110 Il faudrait mentionner, auprès de ces doctrines agostiques, la théorie négative telle qu’elle est présentée chez Denys L’Aréopagite,Scot Erigène et quelques uns des grands mystiques chrétiens. D’après elle, le plus haut point de la réalité, auquel d’ailleurs ne correspond plus aucun nom, et non pas même les noms de UN ou de BIEN ou de RÉALITÉ a une telle richesse et nous doué d'une telle lumière surabondante qu'il nous éblouit et nous aveugle... Pour ces mystiques,ce principe (s’il) n’est pas accessible à la raison ordinaire...
...Tout ce qui n’est pas cette sphère parfaite et transparente, est apparente et illusion...
– Trong “Étranges Pouvoirs” (Những Quyền Năng Kỳ Lạ) của Robert Lasserre trong đoạn nói về thiền (Zen) của Nhật Bổn có nói về Thánh Thai dưới danh từ
“embryon mystérieux”.
* Phụ vấn đáp 24: (Tu Phật tu Tiên?)
 – Vị minh sư ở núi Tà Lơn trong “Vô Vi Pháp” (trang 24) có nói:
 “Tiên Phật cùng tu một phép này...”
 – Đức Cao Đài Giáo Chủ trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 77) có dạy:
 Tiên Phật cũng dùng một phép tu,
 Mà thành chánh quả vẹt sương mù.”
 – Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 52):
 Xuất thần lên cảnh thần Tiên,
 Học thêm tâm pháp bí truyền cao siêu.”
 – Trong “Tịnh Độ Vô Vi” (trang 8):
 “Tuy chứng quả Thiên Tiên... Phải nhập đại định 9 năm, ngó vách được chứng quả Đại Giác Kim Tiên, tức là thành Phật...”
 – Trong “Đạt Ma Tổ Sư” (soạn giả Thuận Hòa,trang 61) Lão Tổ có dạy: “Đạo Phật, đạo Nho, Đạo Tiên vốn thiệt một nhà, người đời lầm lỗi chia làm ba mối, mỗi tôn giáo, các việc hành đạo đều phân biệt khác nhau, chứ cái lý in nhau như một. Thái tử Sĩ Đạt Ta, trước khi thành Phật, trong quá khứ cũng có kiếp làm tiên nhơn (Phật học phổ thông khoá XII, trang 106).”
* Phụ vấn đáp 26: (Người không tu có thiệt thòi gì không?)
 Trong “Xứ Phật Huyền Bí” của tu sĩ Yogananda (do Nguyễn Hữu Kiệt dịch, trang 56), một môn đệ hỏi tu sĩ Bhaduri: “Thầy đã từ bỏ sự giàu sang sung sướng để tìm Đạo và để dạy cho chúng con sự minh triết.”
Tu sĩ đáp: “Con đã nói phản lại sự thật. Thầy chỉ bỏ có vài cuộn giấy bạc và những thú vui trần tục để chinh phục một niềm phúc lạc vô biên. So với cái kho tàng tâm linh quý báu này thì đó có thật là một sự hy sinh chăng? Trái hẳn lại, chính những người thế gian đã từ bỏ và hy sinh những kho tàng tâm linh vô giá trên đường Đạo để chạy theo những của cải, vật chất giả tạm, vô thường.”
* Phụ vấn đáp 27: (Sao nói tu là phản tiến hóa, không thực tế? )
 – Trong “Dưới Chân Đức Thầy” của Krishnamurti bên Thông Thiên Học, Đức Thầy có nói: “Có những việc vĩ đại đáng tìm hơn sự giàu sang và quyền thế,tức là những cái chơn thật và mãi còn, một phen đã nhận thấy rồi thì người ta không còn muốn những món kia nữa”.
* Phụ vấn đáp 28: (Tại sao đời sống ở thế gian là tạm giả? )
 – Trong “Đức Phật và Phật pháp” (Đại đức Narada) có nói: “Con người có nhiều cách để mở mang trí huệ, như học hỏi, dùng trí óc suy luận và thiền. Thiền giúp
cho hiểu biết những việc xuất thế gian (khi ấy ta sẽ hiểu đời sống ở thế gian quả là tạm, là giả).”
 – Trong “Vũ Trụ Và Con Người” (do Hội Thông Thiên Học, Sàigòn xuất bản) Đại Đức G. Hudson là một chân sư dùng thần nhãn xem, rồi phác họa lại những hình ảnh (mà dùng máy ảnh chụp không được) các Tinh Linh, thần Vui, thần Núi, thần Cỏ, các Thiên Thần, Đức Mẹ thế giới v. v...
 – Trong quyển “Thể Vía Con Người” (cũng do hội Thông Thiên Học, Sàigòn xuất bản) có những hình phác họa (nhìn bằng con mắt thứ ba) hào quang phát quanh châu thân con người cùng các luân xa huyền bí trong thân thể ta.
 – Trong cuốn “Thần Linh Học” (This is Spiritualism) của Maurice Barbanel, một ký giả Anh đã tham dự 3.000 cuộc nói chuyện của linh hồn các người chết qua trung gian đồng tử. Ông ta có chất vấn nhiều linh hồn và được các linh hồn cho biết chúng ta không thể thấy họ vì tâm linh chúng ta như điếc và đui (111). Họ đã lìa bỏ xác phàm và họ không thể liên lạc với chúng ta qua năm giác quan thường.
 – Trong “Những Phương Pháp Phát Triển Tâm Linh” của L.S. Cooper (do Ánh Đạo Tùng Thơ dịch và xuất bản) có nói:
111 Trái lại họ vẫn thấy và nghe chúng ta. (lời soạn giả)  sống vật chất nên khó mà ý thức được sự hiện diện của cõi vô hình mà chúng ta không nghe, không thấy,
không nếm, không ngửi được với các giác quan phàm tục của chúng ta, nhưng cõi ấy còn thật hơn cõi trần nhiều, mặc dầu các rung động tế nhị của nó không lưu một dấu vết chi trên vật chất thô kệch của các giác quan chúng ta.”
“...(trang 8) trong lúc sự hiểu biết về cõi vô hình và các thành phần của nó, được một ngày một trở nên chính xác và sâu rộng, thì một đám mây vô minh và sai lầm còn bao phủ nhiều người, khiến họ mãi đau khổ và không tin ở Thiên Cơ sáng suốt và nhân từ.”
* Phụ vấn đáp 29: (Tại sao nói có Thượng đế, linh hồn và các cõi trời sao không trông thấy được?)
 Vị Đại Lạt Ma Rampa có cho một ví dụ rất hay và ý nghĩa như sau (cho dễ hiểu vì phải có Thần nhãn và xuất hồn mới thấy Thượng đế và cõi vô hình):
 Con người ở trần thế như học sinh trong một trường học. Trường học này xung quanh có 4 bức tường thật cao và không ra cùng thấy được bên ngoài.
Trong trường có giáo sư, còn Đốc trường ở bên ngoài.Học sinh có thể cho là không có Đốc trường. Đến lúc thi đậu và để theo khóa học cao hơn, được ra khỏi trường, khi ấy mới thấy được ông Đốc cùng cảnh vật bên ngoài bốn bức vách (có những học sinh thi rớt phải học lại cũng ví như phải luân hồi). Nói về các trình độ tiến hóa (giống dân, tôn giáo trên thế giới) có thể ví như cái trường trên: có nhiều lớp khác nhau,cao thấp, có lớp có học sinh da đen, có lớp da vàng, da  trắng v.v... Có lớp dạy Trời là Đức Chúa Trời, Đức Ngọc Đế v.v... Có lớp dạy gọi Đức Mẹ là Phật Quan Âm, Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn, hay Mẫu Dolma v.v...
* Phụ vấn đáp 30: (Sao nghe nói có nhiều cõi Trời phải không?)
 – Trong “Địa Ngục Du Ký” (do Liên Hoa Tịnh Thất,Mỹ Tho ấn tống, trang 9) có nói: “Phải chi chúng sanh ở cõi diên phù biết thế gian là giả cảnh, và ngoài giả cảnh ấy còn bao nhiêu thật cảnh đẹp tốt, đạo đức đời đời. Nơi đây, không phải khổ vì sanh già, bịnh chết,không phải khổ vì thiên tai, hỏa hoạn, không phải khổ vì chiến tranh chết chóc, không phải khổ vì đói rét bức thân. Chừng ấy chúng sanh không bám níu giả cảnh nữa và đi tìm cảnh thật hạnh phúc này”.
 – Trong Kinh Thiên Chúa giáo, Đức Giê Su có nói:
“Có nhiều cõi ở trên giang sơn của Cha ta” (There are many mansions in my Fatherland).(112)
* Phụ vấn đáp 31: (Tu một kiếp sướng muôn thuở?)
 – Trong “Tịnh Độ Vô Vi” (trang 24) có nói: “Tiên Phật có nói rằng: “Cực nhọc lắm năm, ba năm sung sướng muôn ngàn thuở...””
112 Riêng cõi âm (thường gọi là Trung giới) ở trên trái đất và ngay xung quanh chúng ta, chứ không phải ở đâu xa, nhưng thuộc về thế giới vô hình, sự rung động (vibration, nói theo khoa học duy vật) nhanh hơn rất nhiều nên các vật hữu hình không ngăn trở được. Tỷ như loài cá vẫy vùng trong nước không cảm thấy cản trở, loài người hoạt động trong không khí không cảm thấy không khí là chướng ngại,người cõi âm còn nhẹ nhàng trong trẻo hơn không khí, nên không bị trở ngại bởi cõi trần.
* Phụ vấn đáp 33: (Người tu thiền có phân biệt tôn giáo, giống dân không?)
 Ta hãy xem trong “Thánh Giáo Sưu Tập 1966 - 1967” (trang 143-144) Đức Nam Hải Thượng Quan Âm Như Lai có dạy về Đạo và tôn giáo “Đạo có khắp nơi, Đạo lồng trong mọi sinh hoạt, mọi hình thức. Bất cứ từ một quốc gia nào, một dân tộc nào, một tôn giáo nào hoặc một hình thức nào cũng đồng ở trong bổn nguyên Trời Đất tức là Đạo.”
 “Ngày nào nhân loại tìm hiểu nhìn nhận lẽ Đạo,không còn phân chia nhị ngã, không còn phân biệt Đạo này, tôn giáo nọ, từ nhân loại đến thú cầm thảo mộc cũng đều chung một bản thể, mỗi một đơn vị cá nhân, cá tính, cá vật đều là một phần tử của đại đoàn thể hay là của Đạo, chừng đó may ra nhân loại mới thấy được ánh sáng Đạo lóe ra trong tâm thức mà tìm mối phăng về cùng khối đại đoàn thể...”
(trang 108)...“Từ ngày Đại Đạo sơ khai, Phật, Tiên, Thần, Thánh có bao giờ kêu gọi nhóm này, nhóm kia gom về cùng nhóm khác...”
* Phụ vấn đáp 34: (Hẹn tu được không?)
 – Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” Đức Cao Đài Giáo Chủ dạy: “Về xác thịt các con nuôi nó bằng vật thực như ngũ cốc, cao lương mỹ vị. Còn linh hồn các con nuôi nó cách nào? Thầy hỏi xác thịt các con có nhịn đói đôi ba bữa đặng không? (trang 169) Thiền tức là đem vật thực cho linh hồn vậy?
Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 132) Đức Cao Đài Giáo Chủ có dạy: “Nhưng thảm thay, có đi mà chẳng biết đàng về, xuống hồng trần rồi đắm đuối mê sa theo tánh tự nhiên, chẳng lo đạo đức, chẳng biết tầm Chơn Đạo cùng Tiên Thiên Đại Đạo mà thọ pháp lo tu hầu để trở lại mà về với thầy. Ở cõi trần thế,sanh ra rồi thì cứ theo lẽ thuận hành âm dương giao phối hậu thiên mới sanh ra ân ái mà luống chịu buộc mình vào tứ khổ, tứ tướng bao quanh vây chặt.
 Hễ có ân ái ắt phải sanh sản ra con cháu (con cháu ấy thuộc về hóa thân cũng như hạng cầm thú mới chuyển kiếp đặng làm người vậy) cho rằng đặng vậy là hạnh phúc, để nối hậu theo thường tình nhơn đạo, chớ nào ngờ ấy là đã vướng ngay vào mặt lưới trần mà khổ lụy với thê thằng tử phược buộc ràng, vương vấn trối trăn. Đã vậy nếu có khuyên tu, lại hẹn mai, hẹn mốt.
 Thời gian đã qua rồi thì lưng đã mỏi, gối đã dùn,tam bửu mòn hao, ngũ tạng suy yếu. Ô hô! Tam thốn khí tại thiên ban dụng, nhứt đáng vô thường vạn sự hưu !
 Rồi lại một kiếp luân hồi...”
* Phụ vấn đáp 36: (Tu có ỷ lại, van vái, nhờ ai cứu rỗi dùm không?)
 – Trong “Đức Phật và Phật Pháp” (trang 54): “Đức Phật không bao giờ tự gọi là “Đấng Cứu Thế” có quyền năng cứu vớt kẻ khác, bằng chính sự cứu rỗi của mình. Ngài thiết tha kêu gọi những ai hoan hỉ bước theo dấu chân Ngài không nên ỷ lại nơi ai khác,mà phải tự mình giải thoát lấy mình, bởi vì cả hai trong sạch và bợn nhơ cũng đều tùy thuộc nơi chính mình. Ta không thể trực tiếp làm cho ai trong hay ô nhiễm.
 Tìm sự cứu rỗi nơi những nhân vật hảo tâm, có quyền năng cứu thế và bám víu vào hạnh phúc ảo huyền xuyên qua lời van vái nguyện cầu không đem lại kết quả, và nghi thức cúng tế vô nghĩa lý quả là thiển bạc và vô ích” (Đức Phật và Phật Pháp, trang 54- 55).
 Ngài chứng tỏ rằng con người có thể thành đạt trí tuệ cao siêu và đạo quả tối thượng do sự cố gắng của chính mình, và như vậy, Đức Phật nâng cao phẩm giá con người. Ngài dạy rằng “muốn thoát khỏi vòng trầm luân khổ não, chính ta phải tự mình gia công cố gắng chớ không phải phục tùng tùy thuộc nơi một Thần Linh hay một nhân vật nào làm trung gian giữa ta và vị Thần Linh ấy” (trang 56-57). Đức Phật cũng không bao giờ bắt buộc ta phải tin điều gì (dù cả lời Phật nói) nếu lý trí ta chưa chấp nhận. Phật giáo không ban hành những tín điều buộc người phải nhắm mắt tin theo, không có giáo điều bắt buộc người chấp nhận trước khi suy nghĩ, không có nghi thức dị đoan vô lý và lễ tiết bắt buộc, không có hiến tế, không có ép xác khổ hạnh để gội rửa tâm (trang 260-261)...
 Ta nên hiểu rằng Phật, Chúa thương nhân loại vô cùng mà cũng không thể đem chúng ta lên thiên đàng được vì chúng ta tội lỗi trọng trược quá. Dù cho có dùng được phép mầu đem chúng ta lên cõi ấy, chúng ta cũng sẽ rơi xuống lại thế gian vì chúng ta trọng trược quá làm sao chúng ta ở trên cõi thanh cao cho đặng?
 – Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 113) Cao Đài Tiên Ông có dạy:
 “Nơi cảnh thiêng liêng, không khí nhẹ nhàng hơn trăm ngàn lần không khí ở gần các con, nếu các con nhơ bợn một chút cũng không thể ở đặng. Thầy nói sự di sơn đảo hải là chuyện thường của Tiên Thánh, vậy dời non đổi biển thì dễ chớ đem các con trở lại thì khó lắm. Non biển tuy nặng nề, nhưng không có mang thất tình lục dục, chớ xác phàm con người, tuy nhỏ nhít,mà vì lẫn cả sự dục vọng tà tâm, nên nặng nề hơn muôn ngàn hòn núi! Thầy có thương các con cũng không thể ẵm bồng cho đặng. Vậy các con phải dùng phương pháp tu hành để luyện mạng, khử trược lưu thanh mà thoát khỏi luân hồi lục đạo.”
* Phụ vấn đáp 39: (Sao nói tu xuất hồn là học cái chết?)
 – Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 24) Đức Cao Đài Thượng Đế có dạy:
“Người tu đắc đạo không bao giờ chịu mang xác thịt nhiều ngày. Ở thế nó nặng nề lắm, đường xa muôn dặm vời vợi, dẫu dùng sức ngựa truy phong đi mãn kiếp,  cùng đời chẳng thấu. Chớ linh hồn mà bỏ đặng thể xác rồi thì trong bốn biển nháy mắt đến nơi tận chốn... linh hồn ra khỏi xác thân này thì vui mừng khôn xiết, khoái lạc vô cùng...”
* Phụ vấn đáp 42: (Sao có người nói tu giải thoát là khó lắm...)
“Sự chấm dứt tái sanh có thể thành đạt ngay trong cuộc sống hiện tại” (Đức Phật và Phật Pháp, trang 359). Trong “Thánh Giáo Sưu Tập” (Cao Đài giáo) (1966-1967, trang 86). Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn có dạy: “... chí đến ngày nay trước cảnh tang thương bi đát của đời. Thượng Đế không thể kéo dài thời gian,dễ dãi nuông chiều với những đứa con còn lười biếng chậm chạp, tự ái ích kỷ, nên đã truyền lịnh các bực Chơn Tiên đem pháp môn thiết thực đến để dạy những ai chịu khó gia công học hỏi và hành để tu nhất kiếp ngộ nhứt thời v.v...”
 Vị Đại Lạt Ma Tây Tạng L. Rampa cũng có nói về giải thoát như sau: (trong quyển Chapter of Life trang 40): “Nhiều người bây giờ ở trần gian sẽ không phải tái sanh (luân hồi) nữa và sẽ đi qua những cõi tiến hóa khác.”
* Phụ vấn đáp 43: (... Tu thiền không học cũng biết...)
 Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 41) Đức Cao Đài Giáo Chủ dạy:
“Người tu hành tuy chẳng tầm chương trích cú,tuy không nấu sử sôi kinh mà cũng có thể rõ thông suốt cả cái lý của đời nên rất đúng đắn. Rõ thông như thế là nhờ nhập định tham thiền, rồi được trực giác nơi tâm thì tất nhiên trí huệ quang minh phát triển mà giúp cho thần hồn lẹ thấy mau nghe, nên không học mà tự nhiên cũng biết. Không học mà biết là do các lương tri lương năng phát lộ được trong tâm thần,làm cho cơ đạt thức phải khai minh sáng suốt...”
 (trang 96) “Cứ lo tu tịnh, đừng nhiều chuyện lắm lời, tầm kinh điển cùng đơn thơ làm cho trí óc mơ hồ lộn xộn...” Trong “Đạt Ma Bửu Quyện” (trang 1) “Đức Đạt Ma không dùng văn tự kinh sách, cốt lấy diệu pháp tương truyền cho người mau hiểu đạo mà thôi...”
* Phụ vấn đáp 44: (Có phải ly gia cắt ái... mới tu được không? )
 Khi xưa Phật có nói với Thái tử Djêta rằng:
“... Ta chẳng phải biểu con bỏ vợ và cung phi mỹ nữ đâu? Ta chẳng phải biểu con ly gia cắt ái để hủy bỏ cuộc đời xuân xanh, lạc thú của con đâu? Ta nào bắt con chịu khổ hạnh để ép mình trong trì giới. Không,không đâu. Ta không muốn con dứt những cái gì bên ngoài, trong khi tâm con còn vương vấn những cái không hay...”
(xem “Thử Lòng” của Hội Thông Thiên Học,Sàigòn xuất bản, trang 11)
 – Trong “Đức Phật và Phật Pháp” (trang 481) có nói:
“Không tuyệt đối cần thiết phải rút vào ẩn dật nơi hẻo lánh vắng vẻ và sống đời tu sĩ mới chứng ngộ được Niết bàn. Đời sống tỳ khưu chắc chắn giúp sự tiến bộ tinh thần được thành đạt mau chóng và dễ dàng hơn, nhưng người cư sĩ vẫn có thể đắc quả Thánh. Trước tất cả những quyến rũ của đời sống tại gia, người cư sĩ mà đắc được quả A LA HÁN, chắc chắn đáng được tán dương hơn vị tỳ khưu, cũng đắc quả A LA HÁN, giữa khung cảnh tịch mịch an nhàn,không có gì làm cho tâm xao động...”
* Phụ vấn đáp 53: (Tâm không là thế nào? )
Để giúp quý bạn hiểu về chữ “không và tâm không” xin xem các đoạn trích “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 35)...
“phải cần tập tánh cho thiệt không không, đừng ghen ghét, giận hờn, buồn lo sợ sệt chi hết ráo.”
“Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 137):
Không, không sắc, không màu, không tướng
Không, không hình, không tưởng, không nghe
Không ham kết đảng lập phe
Không ham sang trọng, không khoe khoang mình
Không cầu lợi, cầu danh, tham dục
Không ham điều tà khúc hại đời
Không làm khó nhọc cho người
Không làm chuyện quấy để đời phiền phân
Không lưu luyến hồng trần buộc trí
Không bốn tường trực chỉ đào nguyên
Không, không mới thiệt diệu huyền
Chữ không làm đặng thì Tiên trong đời...
 Trong “Cái Dũng của Thánh Nhơn” (trang 128)
“Nhân cách chân không tức là chỗ chí cực của tu dưỡng”
... “Chân không là không biết sợ cái gì cả. Đến cái bản ngã của mình mà không còn thèm đếm tới thời còn cái gì nữa mà phải sợ.”
 “Lòng đã chân không, thời hòa bình tự tại, vật ngoài không còn lay động gì nữa đặng.”
* Phụ vấn đáp 54: (Người tu thiền có ích kỷ không?)
 Trong “Vô Vi Pháp” của vị minh sư ở Tà Lơn (trang 52) có dạy:
Chẳng xét phận mình trong lẫn đục
 Để lo thiên hạ đói và no
* Phụ vấn đáp 55: (Tại sao giúp người giác ngộ (thí pháp) lại lớn hơn cả giúp đỡ tài vật?)
 Thí pháp (tinh thần) tuy ít, nhưng phước đức nhiều hơn bố thí tài (vật chất) (Phật Học Phổ Thông Khoá XII, kinh Kim Cang dịch nghĩa và lược giải, trang 60).
* Phụ vấn đáp 59: (Người đời cho là may rủi, sao đạo lại bảo là không có?)
Đức Vạn Hạnh thiền sư có dạy: “Không phải may rủi đâu, mỗi mỗi trong cái may và cái rủi đó đều kết quả do nơi ý nghĩ, lời nói và việc làm của mình, nó đã gây thành cái nhân trong quá khứ.”
* Phụ vấn đáp 61: (Về Long Hoa hay Tận thế?)
 Tôi có sưu tầm nhiều đạo giáo và các vị chân tu và xin trình bày dưới đây, để các bạn xem chơi (113) về Long Hoa hội hay cuộc đổi đời (dùng đúng hơn là chữ Tận thế, vì sau cuộc tận thế có cuộc tái lập thời kỳ Thượng Ngươn Thánh Đức). (114)
113 Xin nhắc lại là ông Tám không có nói đến Long Hoa ở thế gian vì tránh mê tín. mà chỉ cho biết là Long Hoa đã khai mạc ở trên rồi. Ông khuyên nên tu mà đi lên, chứ đừng trông chờ ở trên xuống.
114 Ông Tám cho biết có nhiều vị xuất hồn lên Thiên Cảnh thấy nhiều việc sẽ xảy tới, về trần gian nói tiên tri, nhưng nhiều khi không được đúng là vì thời gian trên ấy khác, tính rất dễ bị sai (phải rành khoa Nhâm Độn mới nói đúng thời gian sẽ xảy ra được). Có lần ông Tám dự cuộc họp của các vị Địa Tiên và biết được những việc sắp xảy ra như gần lắm vài ngày hay ít tháng nhưng mãi rất lâu sau (hằng năm) những việc thấy ấy mới xảy ra ở trần thế. – Theo Thiên Chúa giáo trong “Bức thư Fatima III”
(Đức Mẹ hiện ở Fatima 1917, rất ít được phổ biến (trang 5) Đức Mẹ có nói: Đại chiến thứ 3 nhân loại 10 phần chết 9 còn 1.)(115)
(trang 9) Chúa Kirixitô, Đức Mẹ Maria và Thánh cả Giuse sẽ có xác thân người Việt Nam để cứu các con ngài trên thế giới... Nhân loại sẽ về Việt Nam rất đông
(trang 10). Chị Lucie viết: Nước Việt Nam là thánh địa JERUSALEM thứ 2 v.v... Trong thánh kinh Thiên Chúa giáo: cũng có đề cập đến ngày tận thế với nhiều hiện tượng trên trời và dưới đất. Như trong kinh Cựu ước có ghi lời sấm tiên tri của trưởng lão JOEL như sau:
 Trong những ngày cuối tận, đây là lời phán dạy của Đức Thượng Đế: “Ta sẽ bố rải thần huệ của Ta xuống nhân gian v.v...
 Ta sẽ chuyển những điềm lạ ở trên Trời và ở dưới đất: nào máu nào lửa, nào khói bốc mịt mù. Mặt trời sẽ biến ra tối tăm và mặt trăng thành đỏ sậm như máu, trước khi ngày thiên định cứu thế, tức là ngày rực rỡ vinh quang” (JOEL 3:1-5).
 – Đạo “Nhân Chứng GIÊ HÔ VA” (Témoins de JEHOVAH) cũng có nói đến ngày cuối cùng và tái tạo thế gian. Trong “Lẽ thật duy nhất dẫn đến sự sống đời đời” (trang 9) “JESUS có báo trước nhiều việc để các môn đồ tương lai của Ngài chờ xem để biết sự cuối cùng gần đến. Ngài phán rằng những ngày sau rốt của hệ thống ác này sẽ đánh dấu bởi thế chiến, đói kém, tăng gia sự bất pháp...” Mathieu 24-3-12)
 115 Ta nhớ Trạng Trình cũng có nói: “Mười phần chết bảy còn ba,chết hai còn một mới ra Thái Bình”, là ứng về trận đại chiến thứ 3.
 (trang 97) “Thây của những kẻ mà Đức Giê Hô Va giết trong ngày đó sẽ đầy lên trên đất từ đầu này đến đầu kia” (GIE-RE-MI 25:33)
(Nói về tái tạo thế gian):
 (trang 8) “Vậy thế gian sẽ được biết những thay đổi lớn lao dường nào, sẽ không còn chiến tranh,không còn sự đau đớn liên tục theo nó. Thù hận, ích kỷ, tội ác và hung bạo sẽ biến mất. Những sự này sẽ nhường chỗ cho hòa bình và sự an ninh hoàn toàn...”(Thi thiên 37: 10, 11)
 – Theo Cao Đài giáo cũng có nói rất nhiều về Long Hoa: Trong “Đại Thừa Chơn Giáo” (trang 181) đức Ngọc Hoàng Thượng Đế có nói: “Quả địa cầu 68 của các con nó gần ngày tiêu diệt. Thầy không nỡ để cho các con chung chịu vùi lấp trong cuộc tang thương nên phải giáng thế độ đời, thả linh thoàn mà đưa về Bồng Lai Tiên cảnh v.v... Các con chẳng nên khinh lời ấy là dị đoan, một ngày kia sẽ có...” (trang 34) “Ngươn tái tạo: Nhưng hễ loạn là tới trị, vong tất hưng, nên ngươn tiêu diệt tất sẽ bước đến ngươn bảo tồn là ngươn tái tạo, tức phục hưng...” Trong đàn cơ ngày 24-2-71 (Noel) tại Thánh thất Bàu Sen, Gia Tô giáo chủ Jésus Christ có nói:
Cơ tận thế bầy ra kìa trước mắt .
 Ngày tái lâm Cha ta đã dọn sẵn Thiên đường
 Hỡi dân tộc được chọn: Hồng Lạc ơi !
Ngày tận thế cũng là ngày tận khổ
Ta chiết thân đến độ khắp nơi nơi.”
 – Phái Huỳnh Đạo có người nói về Long Hoa rất rõ ràng như sau:
 Cuộc Long Hoa Kỷ Dậu (116) sẽ diễn ra khắp hoàn cầu, trước tại Âu sang Á  nhưng trung tâm điểm lại ở ngay tại Việt Nam.
 Long Hoa có ba màn:
 Màn đầu là trận Ôn Hoàng, chiến tranh nổ bùng khắp chốn.
 Màn kế là trận Hồng thủy, nước sẽ ngập khắp địa cầu (và còn có nạn độc xà ác thú giết dân sanh vô số).
 Màn ba là “Khoa Tràng ứng thí". Trước khi vào ứng thí phải thoát khỏi tại Tru Tiên và Sum La trận v.v... Đó là trận tuyệt ngũ hành, cuộc đời tàn tạ do nguyên tử nổ. Nguyên tử sẽ chẳng nổ tại nơi Nam phần này, nhưng nơi đây cũng chịu tai nạn khủng khiếp, chỉ lòa lên ba ánh sáng là kẻ gian nát thây, người hiền đức sẽ được huyền linh hộ trợ an nhiên toàn mạng v.v... Đấng thế tôn cao cả tại Nam Bang
dùng huyền pháp đoạt thâu vạn quốc. Nhân loại được hưởng thái bình...
“Vạn quốc đồng quy nước Việt Nam.”
116 2029 ?
– Bên Phật giáo trong kinh Kim Cang cũng có nói đến đời cuối cùng “mạt thế”. Đức Phật nói với Bồ Đề:
 “...nhược bằng về sau trong đời cuối cùng nếu có người ra sức thọ trì tụng kinh này sẽ được công đức...”
 – Phái Bửu Sơn Kỳ Hương (Hòa Hảo, cô Diệu Thuần ở Vĩnh Long):
 Nga Mỹ Tàu đứng trước nạn tai
 Dùng bom nguyên tử tới ngày
Đất kia sụp đổ tơi bời nạn tai
 Nay các nước chiến tranh bùng nổ
 Nước Nam thời hết khổ về sau
 Ra tay đón rước đồng bào
 Tản cư ngoại quốc người vào trong Nam
 Lời tiên tri Tây An nói trước
 Nước Nam thời Ô thước bắc cầu
Đặng cho các nước đâu đâu
Đi vào Nam Việt đặng chầu Minh Vương...”
 – Hội Thông Thiên Học (Ánh đạo 19-1971 trang 6) có đặc điểm là báo tin sự tái lâm của đấng Christ tức Di Lạc Bồ Tát.
 – Theo Đạo Hồi giáo, Đức Ma Hô Mét cũng có tiên tri sẽ có tận thế.
 Tiếp sau đây, các vị chơn tu nổi tiếng cũng có tiết lộ:
 – Ông Tư (tức Đỗ Thuần Hậu) có nói trong “Phật Học Vấn Đáp” như sau: “Đúng 2000 năm là hết đời hạ ngươn sang thượng ngươn, thì tất cả các nước đều lộn xộn, thành bại hưng vong.”
 – Trong “Cuộc Đại Tạo” của tu sĩ Hồng Quang (trong bài “Ngày Cuối Cùng”)
 “....
 Có điềm trước báo ngày tận thế
 Trên bầu trời đổi sắc xám đen
 Ba tiếng sấm rung rinh ba cõi
 Kế ngũ lôi chuyển nổ kinh hồn
 ...
 Tuần hườn ngưng chẳng vận hành
 Thâu hồi nhật nguyệt, ngũ hành còn đâu
 ...
 Tối như mực ngày đêm năm bữa
 Không trời trăng nóng lạnh gió tiêu
 Muôn loài bất tỉnh đê mê
 Lọc lừa số ít để dành ngươn sau
 ...
 Dưới thủy quái trồi lên chực sẵn
 Trên núi rừng biến hóa thần thông
 Xông ra giết hại loài người
 ...
 Cuộc địa chấn xảy ra rùng rợn
 Nhiều ranh giới quốc gia thay đổi
 Các liệt cường chịu khổ nhiều hơn
 ...
 Khắp các nước đổ xô nhau đến (Việt Nam)
Để dò xem huyền diệu tân kỳ Đợi thầy thập tự giáng trần (117 )
 ...
 Cơ tận thế có cơ cứu thế
 Vì lòng từ các đấng thiêng liêng
 Cùng nhau xuống tận hạ miền
 Chung lo gánh vác cứu nguy muôn loài
 ...
 Phật Thánh Tiên đi trên thây chết
 Dùng phép mầu chọn lọc xác hồn
 Lựa người lựa vật được tồn (118 )
 ...”
 – Tu sĩ Nguyễn văn Sự trong “Vô Vi Pháp” cũng có tiết lộ nhiều điều về Long Hoa (trang 65). “Họ (các linh hồn) chờ Phật ra đời để độ họ đi đến Long Hoa.
Họ cũng biết Long Hoa sẽ hội ngộ ở Việt Nam, và chư Phật Tiên Thánh đã giáng thế tại miền Nam rất nhiều,để hội nghị tại hội Long Hoa là ngày phán xét chung của loài người.”
(trang 71) “Đức Di Lạc Bồ Tát và các vị Bồ Tát khác sẽ hợp tâm xây dựng cho thế giới ta bà một cảnh thái lạc bình đẳng. Xã hội thống nhất tôn giáo, thái bình vĩnh viễn.”
117 Bên Thiên Chúa Giáo nói đức Giê Su sẽ xuống trần.
Bên Phật Giáo nói có đức Di Lạc Bồ Tát.
Hội Thông Thiên Học cho hay hai vị chỉ là một.
118 Ta thấy điểm trùng hợp với bên Thiên Chúa Giáo trong cầu kinh có câu:
“Tôi tin rằng xác loài người ngày sau sống dậy” ... có lẽ vào ngày tận thế, thây chết được làm cho sống dậy như nói trên đây. Bây giờ xin nói qua khoa học có biết gì về tận thế không?
Tôi có anh bạn mới đi Nhật về có cho biết bên ấy các nhà bác học tính toán trong tương lai Đông Kinh sẽ có trận động đất lớn, có thể nói như tận thế vậy.
Hiện các nhà bác học nghiên cứu thấy các loại cá từng ở sâu dưới đáy biển nay đã lên sống ở độ cạn hơn, vì dưới đáy biển đã nứt nẻ động đất nên nhiệt độ tăng,chúng sống không được.
DƯỚI ĐÂY LÀ ĐÚC KẾT CÁC SỰ TRÙNG HỢP LẠ KỲ CỦA CÁC LỜI TIÊN TRI DO NHỮNG NGUỒN GỐC HOÀN TOÀN KHÁC NHAU:
1- VỀ ĐẠI CHIẾN THỨ BA:
 – Đức Mẹ có nói trong “Lá thư Fatima": “Đại chiến thứ ba nhân loại 10 phần chết 9 còn 1."
 – Kinh Cựu Ước (Joel nói): “nào máu, nào lửa, nào khói bốc mịt mù.”
 – Huỳnh Đạo: “Chiến tranh bùng nổ khắp chốn,cuộc đời tàn tạ do nguyên tử nổ.”
 – Bửu Sơn Kỳ Hương: “Nay các nước chiến tranh bùng nổ.”
 – Nhân chứng Giê Hô Va: “sẽ đánh dấu bởi thế chiến v.v... thây của những kẻ mà Đức Giê hô va giết trong ngày đó sẽ đầy trên đất từ đầu này đến đầu kia.”
 – Tu sĩ Hồng Quang: “có điềm trước báo nguy tận thế.”
 – Vị Đại Lạt Ma Tây Tạng Rampa có nói “có chiến tranh lớn.”
2- VỀ NGÀY TẬN THẾ LONG HOA HAY ĐỔI ĐỜI HAY PHÁN XÉT CUỐI CÙNG:
 – Kinh Cựu Ước, trưởng lão Joel nói “trong những ngày cuối tận.”
 – Cao Đài giáo: “quả cầu 68 của các con nó gần ngày tiêu diệt, cơ tận thế bày ra kìa trước mắt.”
 – Phật giáo: “về sau trong đời cuối cùng.”
 – Nhân chứng Giê Hô Va: “Giê Su có báo trước... sự cuối cùng gần đến.”
 – Hồi giáo Đức Ma Hô Mét: “có nói đến ngày tận thế.”
3- ĐỨC GIÊ SU (TỨC ĐỨC DI LẠC SẼ XUỐNG TRẦN):
 – Đức Mẹ có nói trong lá thư Fatima III: “Chúa Kirixitô, Đức Mẹ Maria và thánh cả Giuse sẽ có xác thân người Việt Nam.”
 – Cao Đài giáo: “Ngày tái lâm cha ta đã dọn sẵn thiên đường.”– Huỳnh Đạo: “Đức Thế Tôn cao cả tại Nam Bang.”
 – Bửu Sơn Kỳ Hương: “đặng cho các nước đâu đâu,đi vào Nam Việt đặng chầu Minh Vương.”
 – Hội Thông Thiên Học: “báo tin sự tái lâm của đấng Christ tức Di Lạc Bồ Tát.”
 – Tu sĩ Hồng Quang: “Đợi thầy thập tự giáng trần.”
 – Vị Đại Lạt Ma Tây Tạng Rampa nói “có vị cứu tinh xuống trần.”
4- VIỆT NAM LÀ THÁNH ĐỊA
(CÁC NƯỚC VỀ VIỆT NAM):
 – Chị Lucie có nói trong “Lá thư Fatima III”: “Nước Việt Nam là thánh địa Jérusalem thứ 2.”
 – Huỳnh Đạo: “Vạn quốc đồng quy nước Việt Nam...”
 – Bửu Sơn Kỳ Hương: “Đặng cho các nước đâu đâu. Đi vào Nam Việt đặng chầu Minh Vương.”
 – Tu sĩ Hồng Quang: “Khắp các nước đổ xô nhau đến Việt Nam.”
 – Tu sĩ Nguyễn văn Sự: “Long Hoa sẽ hội ngộ tại Việt Nam.”
5- CÁC ĐIỀM NGÀY TẬN THẾ (ĐỔI ĐỜI HAY LONG HOA):
Ba tiếng sấm nổ, ba ánh sáng:
 – Huỳnh Đạo: “chỉ lòa lên ba ánh sáng là kẻ gian nát thây.”
 – Bửu Sơn Kỳ Hương: “Nga, Mỹ Tàu đứng trước nạn tai. Dùng bom nguyên tử tới ngày.”
 – Tu sĩ Hồng Quang: “Ba tiếng sấm rung rinh ba cõi.”
Không còn mặt trăng, mặt trời – tuyệt ngũ hành:
 – Kinh cựu ước (Joel): “Mặt trời sẽ biến ra tối tăm và mặt trăng thành đỏ sậm.”
 – Huỳnh đạo: “Đó là trận tuyệt ngũ hành.”
 – Tu sĩ Hồng Quang: “Thâu hồi nhựt nguyệt còn đâu, tối như mực ngày đêm 5 bữa.”
Trận hồng thủy – địa chấn:
 – Huỳnh Đạo: “Nước sẽ ngập khắp địa cầu.”
 – Bửu Sơn Kỳ Hương: “Đất kia sụp đổ tơi bời nạn tai.”
 – Tu sĩ Hồng Quang: “Cuộc địa chấn xảy ra rùng rợn.”– Vị Đại Lạt Ma Tây Tạng Rampa: “Thế giới sẽ có động đất lớn và hồng thủy.”
 – Khoa học duy vật cũng tiên đoán về địa chấn và hồng thủy sẽ xảy ra lớn lao.
Ác thú sát hại dân sanh:
 – Huỳnh Đạo: “Còn có nạn độc xà, ác thú sát hại dân sanh vô số.”
 – Tu sĩ Hồng Quang:
 Dưới thủy quái trồi lên chực sẵn.
 Trên thú rừng biến hóa thần thông.
 Xông ra giết hại loài người...”
6- VỀ NGÀY TÁI LẬP ĐỜI (TỨC CỨU THẾ, TỨC THƯỢNG NGƯƠN THÁNH ĐỨC):
 – Kinh Cựu Ước (Joel): “Trước khi ngày thiên định cứu thế, là ngày rực rỡ vinh quang.”
 – Huỳnh Đạo: “Đấng Thế Tôn cao cả tại Nam Bang, dùng quyền pháp đoạt thâu vạn quốc, nhân loại được hưởng thái bình.”
 – Nhân chứng Giê Hô Va: “không còn chiến tranh, không còn sự đau đớn, những sự ác này sẽ nhường chỗ cho hòa bình và an ninh hoàn toàn.”
 – Tu sĩ Hồng Quang:
Cơ tận thế có cơ cứu thế
 Vì lòng từ các đấng thiêng liêng..
Chung lo gánh vác cứu nguy muôn loài.”
 – Cao Đài giáo: “Nên ngươn tiêu diệt sẽ bước đến ngươn bảo tồn là ngươn đạo đức phục hưng (tái tạo).”
 – Vị Đại Lạt Ma Tây Tạng Rampa: “Qua năm 2000 thế giới sẽ đi vào thời đại hoàng kim.”
 – Tu sĩ Nguyễn Văn Sự: “Đức Di Lạt Bồ Tát và các vị bồ tát khác sẽ hợp tâm xây dựng cho thế giới ta bà một cảnh thái lạc..”
Đến đây tôi chấm dứt bảng đúc kết nói về Long Hoa hay đổi đời (119). Ta có thể kết luận vì nhân loại sống tội lỗi quá nhiều, chiến tranh thứ 3 sẽ xảy đến khủng khiếp, và trong cơn nguy biến, sẽ có đấng Cứu Thế xuống tại Việt Nam cứu trái đất của chúng ta và tái lập trật tự hòa bình, đem lại hạnh phúc cho thế gian. Điều chúng ta cần làm ngay bây giờ là tu tâm sửa tánh cho sớm kẻo không kịp ngày Long Hoa,những kẻ dữ sẽ chắc chắn không qua khỏi ngày ấy.
 Tu Pháp Lý Vô Vi là tu giải thoát, dù có Long Hoa hay không, người tu cũng không nên bận tâm, vì đâu có còn trở lại cõi thế giới ta bà này nữa...
119 Long Hoa sắp tới là kỳ ba, kỳ một và kỳ hai đã xảy ra vào thời rất xa xưa. Trong kinh Thiên Chúa Giáo có nói về trận Đại Hồng Thủy,đó là một trong hai kỳ trên.


dienbatn giới thiệu.
Xem chi tiết…

TÌM HIỂU CHÂN LÝ,NGHIÊN CỨU VÀ THIỀN - HỒ VĂN EM. BÀI 2.

9/01/2020 |
TÌM HIỂU CHÂN LÝ,NGHIÊN CỨU VÀ THIỀN - HỒ VĂN EM. BÀI 2.
GIỚI THIỆU Trong 10 tập sách cuối đời của GS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG - Bộ SỨ MỆNH ĐỨC DI LẮC ( 10 tập - Hơn 1000 trang .Công trình của thầy Phương là sự tổng kết cho những nghìn năm trước và tiên đoán và đề xuất chiến lược cho nghìn năm nay và những nghìn năm sau.) thường có nhắc đến cụ HỒ VĂN EM , và GS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG coi đó là người có thể kế tiếp những công trình mà Thày còn đang dang dở. Bữa nay dienbatn xin giới thiệu về một Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp mà cụ HỒ VĂN EM viết lại. Tùy theo từng sở kiến của từng người có thể tin hay không tin , nhưng nếu chịu khó đọc , chúng ta cũng có thể vỡ lẽ ra khá nhiều. Xin trân trọng giới thiệu. dienbatn.
BÚT TÍCH CỦA GS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.
( Kính tặng anh Hồ Văn Em - Những người như anh đều được những người chân chính kính trọng - Hồ gia trang 19/3/4 - NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.)
( Ta đã hoàn thành trách nhiệm đưa Phật Di Lặc trao cho tôi. Đây là sự bàn giao trách nhiệm của ta cho anh Hồ Văn Em trước khi tôi trở về - NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.)

Ông Hồ Văn Em.
Bảng tự thuật 23 tháng thiền theo phương pháp Pháp Lý Vô Vi của tôi .
A – Trong 6 tháng đầu
* Về sức khỏe:
– Hiếm đau ốm, trong người luôn khỏe khoắn, rất lâu không bị cảm.
– Hết hẳn khó chịu bao tử buổi trưa sau khi ăn (lúc trước bị cả năm như vậy)
– Không bị bần thần, khó tiêu, mệt mỏi sau các buổi tiệc.
– Ngủ dễ và không còn thỉnh thoảng khó ngủ như xưa (lúc trước mỗi tuần một lần hay hơn bị khó ngủ, trằn trọc đến 2, 3 giờ sáng).
* Về tánh tình: – THAY ĐỔI KINH KHỦNG
– Bớt nóng nảy rất nhiều (mỗi sáng đi làm không có hấp tấp, bồn chồn, không có la hét đánh mắng con,gây gổ với vợ).
– Tâm hồn an lạc, sung sướng, gần hoàn toàn thản nhiên (không dễ bị xao động như trước, bình tĩnh hơn,không sợ cái chết, cái đau, cái tai nạn vì biết là nếu có là do nghiệp quả phải nhận chịu trả cho hết).
– Không còn lo âu vì thời cuộc, vì thuế má, vì hụt tiền, vì không có áp phe.
– Không có chán nản, không có buồn bã, không có lạc lõng tâm hồn mỗi chiều rảnh không có việc gì làm hay đi chơi.
– Không có gây lộn, nổi nóng khi lái xe, ai chửi hoặc bóp kèn thúc hối, trái lại rất ôn hòa chào họ, không có xao động cả khi lính phạt xe mà trái lại biết lỗi mình vi phạm luật đi đường, tôn trọng pháp luật và giữ bổn phận công dân.
– Không bị tiền tài danh vọng lôi cuốn như trước,không ham mê đeo đuổi, mà chỉ cần đủ nhu cầu, không ghen tị khi thấy ai khá hơn, có áp phe hơn, vì đã hiểu rõ mọi sự đều giả tạm ở cõi trần này.
* Về tư tưởng:
– Gần như hoàn toàn kiểm soát được tư tưởng.
– Thắng lợi đẩy bỏ các tư tưởng xấu khỏi trong trí và đem vào các tư tưởng tốt đẹp, thanh cao (một điều mà xưa tôi không tin là có thể được).
– Hiện đang trong giai đoạn tập đức tính hy sinh (bắt đầu từ các điều nhỏ nhặt rồi lần lần qua các việc lớn) đức tính thương yêu mọi người, kể cả kẻ làm hại mình.
– Đã ngự trị được tình dục (ngay sau 1 tháng rưỡi) trong tư tưởng (một điều mà trước không thành công được, mặc dầu có cố gắng sửa trị đọc kinh cầu nguyện.
Điều này chứng tỏ sự hiệu nghiệm phi thường của pháp môn Vô Vi).
– Mỗi lần ra đường cản không cho vô trí các hình ảnh tư tưởng xấu của thành phố xâm nhập vô trí.
– Suy nghĩ mọi việc được rõ ràng sáng suốt hơn trước.
* Về tâm linh:
– Thức tỉnh hoàn toàn được Chơn Nhơn.
– Gần được với Chơn Nhơn mỗi ngày do tham thiền.
– Luân xa chân mày quay nhanh, mỗi khi tập trung, điển chạy trên trán, thái dương, mũi.
– Luân xa đỉnh đầu quay khá có khi rút tê Hà Đào Thành.
– Quan hệ và trọng đại nhất là hiểu được rõ ràng, không chút nghi ngờ về CHÂN LÝ THẬT và biết được nhiều về Thiên cơ và huyền bí của vũ trụ.
– Biết được rõ ràng chắc chắn đời sống sau khi bỏ xác (mà người đời gọi là chết và ghê sợ) và không còn sợ sự chết mà trái lại vui sướng nếu hết số trần, linh hồn được qua cõi trời.
– Thấu được sự mầu nhiệm của luật Nhơn quả, Công bằng, và nhờ vậy gìn giữ được mọi hành động theo lẽ phải cùng tư tưởng ngay chánh.
– Phụng sự, tư tưởng bất vụ lợi trong các sự giao thiệp.
* Linh tinh:
Các điều lạ nhận thấy:
– Gặp thêm nhiều bạn đồng ý hướng tu và đàm đạo về đạo lý say mê.
– Điển lành đã thu hút được nhiều người xung quanh,cảm hóa và hấp dẫn hơn, dẫn dắt được một số người theo pháp môn và chính tự họ thấy có kết quả nhanh chóng.
– Gần như rất ít gặp người xấu hơn trước hay nghịch cảnh xấu (không kể mấy lần khá quan trọng, cảnh thử lòng mà người mới bước chân vào đường đạo phải chịu thử thách khi đi đường, khi mua đồ, khi điện thoại, khi giao thiệp, v. v...)
– Muỗi rất ít khi cắn, cả bò mắt khi làm vườn (có lẽ nhờ ăn chay).
2 -1971 Tân Hợi Niên
B – Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 23
Tháng thứ 7
– Thiền được 45 phút
– Định trí được 50 %
– Ông Tám để tay vô xương sống khi làm Pháp Luân và cho hay hết trược điển.
Tháng thứ 8
– Sau khi thiền, ngủ nửa mê nửa tỉnh thấy xuất hồn bay lên hai lần.
Tháng thứ 9
– Thiền được 60 đến 100 phút, có khi thấy người lắc và xoay.
Tháng thứ 10
– Thiền xong ngủ nửa mê, nửa tỉnh thấy cục sáng 10 giây, tưởng đèn mở mắt coi thì không có, nhắm mắt trở lại vài giây lại thấy cục sáng. Có lần thấy ít sáng hơn, nhưng thấy hà sa vài giây (chỉ thấy một lần).
– Có nhiều việc thắc mắc nội tâm, thì khi gặp ông Tám chưa hỏi tự nhiên ông Tám nói ra, hoặc lật sách Đạo,tự nhiên được giải đáp đúng.
Tháng thứ 13
– Bắt đầu nghe điển kêu o o bên tai mỗi khi ông Tám nhắc hoặc xuất hồn đi ngang (nhiều lần như vậy, ghi và hỏi ngày giờ ông Tám xác nhận đúng).
Tháng thứ 14
– 5 g 30 sáng nửa mê nửa tỉnh ông Tám xuất hồn, kéo vía tôi lên cảnh Tiên. Thấy đền đài, Tiên ông, Tiên bà màu sắc rực rỡ chưa từng thấy.
Tháng thứ 15
– Tình cờ rồi nghiệm đè nhẹ con ngươi (tắt đèn nhắm mắt) thì thấy bựt sáng rực rỡ (như đèn pha) trước mắt có đến hơn vài phút, nghỉ vài phút, làm lại thấy sáng trở lại, thì mờ lần và tối trở lại (sau hỏi ông Tám cho biết thiền có điển).
– Thiền được 2 đến 2 giờ 15.
– Có đêm thiền xong, ngủ thấy xuất mà không rời ra được khỏi xác.
– Đêm sau thiền xong, ngủ thấy xuất ra bay gần gần.
Tháng thứ 16
– Thiền được 2 tiếng 45 đến 3 tiếng 10 phút. Ông Tám kéo vía tôi cùng nhiều người khác tập bay (nhiều hiệp) ở cõi Trung giới (không thấy màu sắc rực rỡ như ở cảnh Tiên).
– Thiền xong, ngủ nghe tiếng nổ (như súng sáu). Ông Tám giải: “Trược khí ra gặp thanh khí thì nổ – về sau sẽ còn nhiều tiếng nổ khác nữa.”
Tháng thứ 17
– Thiền xong, ngủ nửa mê nửa tỉnh thấy xuất vía ra, dòm lại thấy sợi dây sáng, và căn buồng ngủ, bay ra cửa kính thì bị vợ tôi đụng, hồi tỉnh lại. Tháng thứ 18 – Từ tháng thứ 14 cứ đúng 1 tháng sau vào ngày 16-17 thì thấy một khác.
– Thiền xong ngủ thấy đánh phép với 4 con ma. Ông Tám giải: “Hành quân nội bộ trong bản thể”.
Tháng thứ 19
– Ông Tám xuất hồn đến và cho tôi thấy kiếp trước (thấy rõ và màu sắc).
– Có đêm ông Tám xuất đến, nói pháp, cho cuốn sách và dặn cố tu sẽ phát huệ, và ...(Đêm đó vợ tôi cũng được ông Tám cho thuốc và làm phép phân thân cho coi).
– Thấy giữa trán bị nứt xương từ trung tâm chân mày lên đến mái tóc. Vài ngày sau thấy phía trên nứt thành chữ V – khi thiền thấy bị ê ở chỗ nứt. Ông Tám giải: “Nứt phía trước tốt không qua lớp Ngũ quỷ như nứt phía sau đầu”.
– Ông Tám có nói lên luận về Đạo với ông Tư rồi trong khi hai người nói sẽ như nghe Phật nói (vì điển xuống).
Tháng thứ 20
– Ngày 16–4, công phu xong, ngủ thiếp thấy xuất đi, bay với xem nhiều đồ vật trên cảnh (hình như Bồng Lai). Chưa lần nào đi nhiều thấy đẹp và rõ như lần nầy. (Trong khi bay có búng tay 3 cái để thử xem có thật không).
Sau cùng gặp ông Tư và ông cho điếu thuốc (sau suy nghĩ mới hiểu Ông dạy tôi phá chấp về vấn đề này).
Tháng thứ 21
– Ngày 16–5 thấy xuất vía bay và nhào lộn trên mái nhà (cõi Trung giới).
Tháng thứ 22
– Ngày 15–6 đi Đà Lạt chơi, tối ông Tám ở Sài gòn xuất hồn lên, tiếp điển, kéo vía tôi bay xuyên qua mấy trần nhà khách sạn Palace. Về Sàigòn gặp ông Tám xác nhận đúng và thấy đi trong bản thể.
Tháng thứ 23
– Ngày 17–7–72 vía xuất lên hồ sen trên vườn. Thấy lần thứ hai kiếp trước: nhân duyên và đám cưới.
TỔNG KẾT 23 THÁNG .
* Sức khỏe:
a) Sau 6 tháng đầu: sức khỏe tăng gia nhiều. Bịnh mất ngủ kinh niên hết luôn, bịnh bao tử lúc chưa tu (phải chữa bên Nhật 2 lần) gần như hết luôn.
Cảm cúm không còn bị nữa từ khi thiền (đúng như ông Tư nói cướp khí hạo nhiên vào giờ Tý). Hiếm khi bị cảm, hoặc vì cẩu thả mới bị nhiễm cảm sơ. Thiền thì hết ngay, không bị nặng hoặc kéo dài hằng tuần như người không thiền.
b) Sau 23 tháng, cân tăng 2 ký, sức khỏe vẫn tăng đều – sức mạnh dẻo dai hơn trước, sắc mặt hồng hào tốt hơn trước.
* Tánh tình:
– Thay đổi kinh khủng, gần như toàn diện – có thể nói là con người mới. Quan niệm và nhìn đời khác hẳn khi chưa thiền, loại được gần như hoàn toàn các tư tưởng xấu. Tuyệt đối không hành động trái lẽ phải – trái đạo.
Chiến thắng được tình dục: không nghĩ bậy, không bị ảnh hưởng tư tưởng xấu do phim ảnh, sách báo. Thời cuộc tình hình lộn xộn, không còn làm cho lo sợ. Nói tóm lại, đã tiến rất nhiều về phương diện ngự trị cái tâm cho bớt xao động – dẹp trừ được phần lớn tham sân si, chỉ còn rất ít, và tin chắc với pháp môn rất vi diệu này sẽ đốn sạch gốc rễ và sẽ hoàn toàn làm chủ được bản thể. Các thú vui phàm tục thấy bớt thích nhiều, cả đến việc du lịch xuất ngoại là điều tôi thích nhất trên đời,cũng không còn ham – vì trước xuất ngoại là mê thích,cảm phục cái văn minh vật chất của Nhật, Pháp, Mỹ v.v... nay những sự này không còn lôi cuốn tôi được nữa vì tôi đã tìm được con đường văn minh tinh thần cùng cõi trên cao đẹp hơn nhiều.
– Từ khi tìm biết được Chơn Lý và thấy được ánh sáng diệu mầu của Đạo, không còn sợ chết vì biết chắc là chỉ bỏ lại xác thân giả tạm còn linh hồn là bất tử,không còn sợ tai họa đau ốm vì nếu có, đó là do nghiệp quả phải trả cho xong nợ tiền kiếp mới tiến mau đến giải thoát được.
– Không còn ganh ghét, thù hằn với bất cứ ai; trái lại,còn thương tất cả mọi người.
– Nhiều khi bùi ngùi cảm động thương xót cho những người chưa có duyên thấy Chơn Lý và Thiên Cơ đang ngụp lặn đau khổ trong cõi trần, mê hoặc vì danh và lợi, không biết đến kiếp nào mới thoát ra khỏi bể khổ,và ngẫm lại, nhờ đại phước mình mới giác tỉnh và gặp chánh pháp cùng minh sư dẫn đến con đường chân hạnh phúc, sẽ đạt đến sự toàn thiện và giải thoát khỏi luân hồi.
* Tài chánh:
– Từ khi thiền không còn ham áp phe, vật chất tiền bạc không còn lôi cuốn nữa, mà chỉ cần đủ tiêu.
– Các sự giao thiệp, hành động cùng tư tưởng gần như bất vụ lợi không như trước tính lợi hại hoặc lợi dụng nhờ vả trong sự giao thiệp.
– Tuy vậy mà mặc dầu không mong cầu – không cầu xin (người tu chân chính không cầu xin phát tài, không van vái thờ lạy xin xỏ), mà lạ thay vấn đề tài chánh lại rộng rãi hơn trước, không còn có lúc bị túng thiếu. Y như trong kinh Phật, 8 vạn Thiên Thần có tuyên thệ xin đứng ra bảo vệ các người tu thiền về tánh mạng, tài sản và gia đình.
 * Tâm linh:
– Tiến triển nhiều, ông Tám đã kéo hồn vía xuất lên cõi trên nhiều lần.
– Linh tánh mở được thêm.
– Được thấy kiếp trước hai lần.
– Nghe được điển ông Tám kéo mỗi khi gần ông Tám.
– Nghe được điển ở các bùa chú, phép phát ra.
– Khớp xương trán đã mở (nứt) và bên trên bộ đầu đã nở ở trong. Việc nở luôn ra ngoài (Khai Thiên Môn) sẽ chắc chắn đến với thời gian và sẽ tự mình xuất hồn lên cõi Trên học Đạo.
 (7-1972)

dienbatn giới thiệu.
Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *