MỘT CHÚT KIẾN THỨC PHONG THỦY TẠI KHU MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP. BÀI 2.

10/10/2013 |
MỘT CHÚT KIẾN THỨC PHONG THỦY TẠI KHU MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.

( Vì phải sử dụng nhiều hình ảnh nên dienbatn phải chia nhỏ bài viết )
1. KIỂM TRA TRÙNG TANG .

2. VỊ TRÍ ĐẶT MỘ. ( Tiếp theo ).











2. HÌNH THẾ ĐỊA HUYỆT THEO CÁC NHẬN XÉT .
( Lượm lặt trên mạng - Xem bà con chém gió  ).

* " Theo TS Phan Viết Dũng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Quảng Bình, Vũng Chùa - Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Trong sách nêu rõ vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển” với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ (dân gian gọi là hòn)...
Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm còn có loài "Cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư.
TS Dũng cho biết quần thể danh thắng này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian, như việc người dân vùng này không dám chặt cây chò trắng vì đây là loại cây tương truyền được long vương dùng xây thủy cung dưới biển. Mà long vương từng nổi sóng lớn giúp dân nhấn chìm chiến thuyền của quân Chiêm khi đến quấy phá dân làng thời Đại Việt.
Dân gian còn truyền miệng chuyện năm vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành, đã dừng lại nơi đây lập đàn xin thần linh phù hộ thắng giặc và chúng sinh an lành.
Sau đại thắng, vua lại trở về lập đàn cáo cùng trời đất.
Thời chống Mỹ, từ tháng 5.1972 đến 15.1.1973, chiến dịch Hòn La đã biến nơi đây thành điểm tiếp nhận hàng hóa viện trợ đường biển để tránh Mỹ đánh phá các cảng biển Hải Phòng, Bến Thủy.

Tuy nhiên chỉ tính riêng năm 1972 Mỹ đã thả vào đây 22.000 quả bom các loại nhưng với tinh thần kiên cường bất khuất, quân dân Quảng Bình đã đưa hàng ngàn tấn gạo vào bờ chi viện cho miền Nam." 

* " Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn." 

* " Nhìn từ xa, Đảo Yến toát lên dáng vẻ một thế núi uy nghi, nằm trấn giữa đất liền và biển cả. Khi đến gần hơn, chúng tôi không khỏi thích thú ngắm nhìn những vỉa đá xuyên cao tầng tầng lớp lớp, đan xen, cuộn vỗ cùng từng đợt sóng bạc xóa.
Một người dân bản địa dẫn đường cho chúng tôi bảo tên gọi Đảo Yến xuất hiện sau này, khi có một công ty khai thác, nuôi yến đến hoạt động. Chứ trước kia, người dân vẫn gọi đây là Hòn Nồm, theo cách tính phương hướng.
Ngày trước, trên đảo có rất nhiều chim yến, bây giờ thì ít hơn rồi. Anh Đức, người dẫn chúng tôi ra Đảo Yến, lái thuyền lượn một vòng quanh đảo và chỉ cho chúng tôi một hang yến rất lớn. Tấp thuyền vào một gành đá, chúng tôi lên đảo.
Nếu không tính đến sự hiện diện của chúng tôi, thì Đảo Yến chỉ có một nhóm nhân viên của công ty nuôi yến đang làm việc tại đây. Đảo được tạo bởi hai hòn nối liền nhau. Đi lên đỉnh đảo, phóng tầm mắt ra xa, chúng tôi dễ dàng nhìn thấy cảnh tàu thuyền qua lại rất thanh bình, nhìn xuống dưới chân đảo là cảnh sóng vỗ gành đá rì rào.
Vì sao có tên gọi Vũng Chùa? Theo dân địa phương, ngày xưa trên Đảo Yến có dấu tích nền móng một ngôi chùa lớn nên bà con gọi là Vũng Chùa. PV Thanh Niên Online đã thử tìm đến địa điểm đó nhưng không thấy gì. Người dân quanh vùng lý giải, qua thời gian, bị mưa bão, sóng biển bào mòn, dấu vết xưa cũ ấy nay cũng đã mất rồi.
Khu vực biển Vũng Chùa rất kín gió vì được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, vì vậy đó là nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.
Đảo Yến cách đất liền tại thôn Thọ Sơn chừng hơn một cây số. Quang cảnh Vũng Chùa - Đảo Yến mênh mông, thoáng, đẹp. Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát chạy dài, cây cối xanh tươi. Từ Đảo Yến trong ra xa có thể thấy được Hòn La và Hòn Gió. Ba hòn tạo thành một hình tam giác, thế tựa vững chải như kiềng ba chân.
Hỏi về phong thủy của khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, một lão ông trong vùng chép miệng mà rằng: “Rất ít nơi có được vị thế đẹp như ở đó, vừa thanh bình vừa kín gió, lưng tựa núi mặt nhìn ra biển lớn”. "

* "Vũng Chùa – Đảo Yến nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, mạch núi của dải Trường Sơn chạy ngang ra biển, nơi từng là biên giới tự nhiên của hai nước Đại Việt – Chiêm Thành. Vùng đất này đã trải qua nhiều thăng trầm trong mối quan hệ sóng gió giữa hai đế chế hùng mạnh một thời trên bán đảo Đông Dương.
Dân gian quanh vùng biển Vũng Chùa còn truyền miệng chuyện năm xưa vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành, đã dừng lại nơi đây lập đàn xin thần linh phù hộ thắng giặc và chúng sinh an lành. Sau khi đại thắng, vua đã trở về lập đàn cáo cùng trời đất.
Khi đã trở thành một phần của giang sơn nước Việt, Vũng Chùa – Đảo Yến được lịch sử biết đến như một cảnh đẹp hiếm có của trời Nam. Đây là thắng cảnh nằm trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của nhà văn hóa Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn.
Đại Nam dư địa chí ước biên nêu rõ, vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển” với Mũi Rồng che chắn phía tây – bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ…
Vùng biển Hòn La cũng nổi tiếng trong lịch sử vì những hải vật phong phú, độc đáo, được dùng để cung tiến triều đình. Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, đặc sản nơi đây ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm còn có loài “Cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư.

Quần thể danh thắng này còn gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian, như việc Long vương từng nổi sóng lớn giúp dân nhấn chìm chiến thuyền của quân Chiêm khi đến quấy phá dân làng thời Đại Việt. Sự tích này khiến người dân trong vùng không bao giờ chặt cây chò trắng vì đây là loại cây tương truyền được Long vương dùng để xây thủy cung dưới biển. "

* " Thực hiện ý đồ chiến lược của Trung ương, quân dân Quảng Bình đã thực hiện kế hoạch tiếp nhận chuyển tải ở khu vực Hòn La – Bắc Gianh, lấy tên là “Chiến dịch Hòn La” vì nơi đây có thể tránh được bão lớn. Theo hiệp đồng, khi tàu bạn vào vịnh, ta sẽ đưa lực lượng vận tải thủy ra nhận hàng đưa vào khu vực Bắc Gianh. Từ đó, hàng được đưa qua Nam Gianh để đi các tuyến.
Chiến dịch diễn ra từ ngày 29/5/1972 trong sự đánh phá quyết liệt của không quân và hải quân Mỹ. Chỉ tính riêng năm 1972, Mỹ đã thả vào đây 22.000 quả bom các loại nhưng với tinh thần kiên cường bất khuất, quân dân Quảng Bình vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trong chiến dịch này, lực lượng chiến đấu bảo vệ chiến dịch của bộ đội, dân quân huyện Quảng Trạch đã bắn tan xác 7 máy bay các loại của địch. Đặc biệt, vào đêm 5/7/1972, lần đầu tiên bộ đội pháo binh tỉnh đã sử dụng pháo 130 ly bắn cháy một tàu chiến Mỹ, làm chúng hoảng sợ không dám vào gần bờ như trước."

* " Ngày nay, vùng vịnh Hòn La đang sở hữu rất nhiều tiềm năng phát triển từ ưu thế của một vịnh biển nước sâu cùng những giá trị cảnh quan, lịch sử to lớn.
Vịnh Hòn La nằm cách bờ biển xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 2,4 km, độ sâu ổn định từ 7 đến 10m, tàu có trọng tải lớn có thể ra vào, trú đậu được. Đặc biệt, phía nam vịnh có luồng thông vào cảng Gianh, một đầu mối tiếp nhận hàng hóa quan trọng số 1 của tỉnh Quảng Bình. Đây là cơ sở để hình thành khu kinh tế Hòn La với các cảng biển, cơ sở hạ tầng cho một khu công nghiệp, mở ra cho Quảng Bình một thế đứng mới, vươn khơi vươn xa trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Cùng với khu kinh tế Hòn La, khu du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến nằm ở trung tâm vịnh Hòn La là một thế mạnh khác để phát triển kinh tế khu vực. Với bãi biển đẹp, cảnh quan hùng vĩ của các núi đá, đặc sản biển phong phú… trong những năm qua, khu du lịch này từng bước được đầu tư để trở thành một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Quảng Bình.
Với việc Mỏm Rồng ở Vũng Chùa được chọn làm nơi an nghỉ ngàn thu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trang sử mới của vùng vịnh Hòn La nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung đã được mở ra…"

*Hơn nữa vùng Đèo Ngang ( Vũng Áng- Hòn La) là một tử huyệt về quân sự mà bao lâu nay Trung Quốc đã dòm ngó. Nếu chúng xâm lăng Việt Nam thì đây là vị trí bị tấn công đầu tiên để cắt đôi nước Việt Nam. Nên tuyệt đối không nên an táng Đại tướng ở đó. Đừng để ông phải chịu đựng hòn tên mũi đạn một lần nữa. Đời ông khổ với quân thù và khổ với “đồng chí” nhiều rồi. "
* " Sao nhà thơ không nghĩ đại tướng muốn Hòn La trở thành điểm thu hút khách du lịch đến với đất mẹ QB nghèo khó, Hòn La trở thành lũy thép khi quân thù muốn lấn từ khơi vào? "

* " Bác ra đi đã chọn Vũng Chùa rồi
Bác Nghĩ hưỡng Tây Nam Có Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Hướng Đông Bắc còn trống trải chưa có ai, nên Bác đã chọn Hướng Đông Bắc ".

*Về vùng đất Vũng Chùa - Đảo yến rõ ràng có nhiều yếu tố không hợp lẽ để chọn làm nơi âm phần. Trước hết đây là đây là nơi quá xa Làng An xá quê tổ của cụ Giáp, xa họ tộc để hương khói theo quan niệm truyền thống người Việt. Có thể bằng mắt thường nhìn Vĩng Chùa - Đảo Yến hiện giờ có cảnh trí đẹp vì còn hoang sơ và sát biển. Tủy nhiên quan niệm phong thủy gối sơn hướng thủy không có nghĩa là cứ phải sát mép nước như vậy. Điều quan trọng đững trên khoa học quy hoạch phát triển mà xét thì rất không ổn. Nếu xem lại tài liệu quy hoạch phát triển KT-XH Quảng Bình và các quy hoạch Cảng Hòn La, Quy hoạch Khu công nghiệp Hòn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nay đang hình thành. Với định hướng phát triển cảng và phát triển khu công nghiệp lớn của Quảng Bình thì tương lai đây chắc chắc là một vùng ô nhiễm, đặc biệt sự ồn ào cơ học. Phân mộ mà chọn nơi sẽ bị ô nhiễm ồn ào là không hợp vì như vậy là không hợp về mặt phong thủy. Phần mộ phải đặt nơi yên tĩnh không bị ồn ào quấy động vì nó là động tới sự yên nghỉ của vong linh và làm quấy động long mạch. Rõ ràng đứng trên quan điểm quê quán, gia tộc cũng như trên quan điểm phong thủy và chiều hướng phát triển thì vũng Chùa - Đảo Yến là nơi không hề phù hợp để đặt mộ so với nhiều nơi khác trên quê hương cụ Giáp." 



* " Đảo Yến như đảo hoang
Để chứng thực lời kể, chúng tôi theo một ngư dân bản địa ra đảo. Khoảng ba mươi phút, thuyền máy đã cập bờ. Trên hòn đảo này hiện trú ngụ 6 công nhân của Tổng công ty yến sào Khánh Hoà.
Trước thực trạng hàng chục ngàn chim yến rời đảo không về trong hai năm qua, UBND xã có tờ trình và được UBND tỉnh chấp thuận hợp tác với tổng công ty yến sào Khánh Hoà đưa máy móc, thiết bị, kỹ thuật, cũng như kinh nghiệm ra đảo Yến “dụ” yến về lại tổ. Một công nhân nói, đã hai tháng nằm trên đảo Yến, cả tổ chỉ dụ được 6 cá thể yến.
Hòn đảo 32ha từng là thiên đường yến lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ nay chỉ còn vài cá thể yến khiến ai nấy không thể tưởng tượng được bàn tay con người đã làm biến mất hoàn toàn một gia tài quý giá mà ông cha để lại.
Ngư dân tên N.kể: “Thời bao cấp, quá đói, nhiều khi bắt chim non về ăn với khoai thay cơm. Thời đó yến bay đen kịt đảo, chừ ra đảo thấy hoang vắng bóng yến mà thấy mình ác quá, chừ nghe đến công dụng yến sào mà thấy mình ngu, sống gần mỏ “vàng” mà không biết giữ để rồi tiếc cũng không có được như xưa”.
Ông Võ Quang Đạt tiếc nuối: “Phải chi trước đây xã có những ràng buộc bảo vệ bằng định chế từ các xóm thôn thì chắc bây giờ không xót lòng. Nay bằng mọi giá, chúng tôi kêu gọi người dân không hành xử như trước mà tôn trọng yến, cùng chung tay tạo môi trường cho yến về lại với đảo Yến”.
Về Quảng Đông, nói chuyện đảo Yến vắng chim yến, người dân ai cũng cho rằng, một thời nhận thức kém đã dẫn đến sự ra đi gần như bặt tăm một loài chim quý. Họ ngậm ngùi vì chính bàn tay họ đã đẩy một đảo Yến quý giá thành nơi chim yến không thể tự tin bay về.. ".

* " Vũng Chùa- Đảo Yến là vùng đất lưng tựa núi, mặt nhìn ra biển. Có ba hòn đảo nổi làm bình phong. Các nhà phong thủy trứ danh khi đến đây đã bày tỏ sự kinh ngạc.
10 năm trước, anh Võ Điện Biên đã chọn đây để đầu tư làm khu du lịch.
Gọi là Vũng Chùa vì đây từng có một ngôi chùa cổ cực linh nhưng qua thời gian đã thành phế tích.
Hiện vũng Chùa vẫn còn hoang sơ nhưng địa thế rất dễ để phát triển sầm uất, nhất là khi có Bác nằm đây và khu du lịch của anh Võ Điện Biên đầu tư được xây dựng.
Có đến đây mới thấy, chỉ có chỗ này mới xứng để đặt một tượng đài kỳ vĩ của một danh tướng lẫy lừng như Đại tướng.
Tôi thấy bà con Lệ Thủy ta nên nghĩ xa hơn. Bác về quê, quê Bác là ở Quảng Bình và Bác là của nhân loại. Khu Vũng Chùa-Đảo Yến liền kề với Hòn La (Quảng Bình, Vũng Áng (Hà Tĩnh) là vùng đang được đầu tư phát triển mạnh về kinh tế.
Khu An Mã - Lệ Thủy (quê của VNG) là vùng đất phong thủy tốt nhưng đã có một huyệt đạo tốt nhất người nhà Ngô Đình Diệm chọn để táng ông Ngô Đình Khả.
Khu thác Ro có một huyệt đạo tốt nhất đã chọn để táng Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. 
Chưa nói đến chuyện đập An Mã đã chặn dòng Kiến Giang đầu nguồn, đập Hạc Hải chặn Kiến Giang cuối nguồn, mạch đã không thông.
Khu vực Phong Nha thắng cảnh đẹp nhưng không được về phong thủy.
Núi Thần Đinh dân gian gọi là Bất Nghĩa Sơn (bởi nó một mình ngoảnh mặt với dãy Trường Sơn) nên không tốt.
(Babel Thịnh)" 

* " Long đi vượt biển quay đầu lại, nơi địa thế này thì từ bờ đi ra chuyển phải rồi chuyển trái mấy lần. Huyệt không ở nơi tận cùng. Minh đường rất đẹp nhưng sợ ít người hiểu được. Mong phúc của Đại tướng mà người làm huyệt không nhầm. Phương Nam rất đẹp, mong Đại tướng nhìn về nơi đó." 

* " Vũng Chùa - Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Trong sách nêu rõ vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển” với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ. " 



* " Đại tướng Võ Nguyên Giáp không những là một bậc vĩ nhân khi còn sống mà còn là một bậc thánh nhân khi đã qua đời. Việc đánh bại quân đội tối tân của các cường quốc năm châu như Nhật, Pháp và Mỹ, góp phần chia lại trật tự thế giới đã minh chứng hùng hồn ông là một bậc vĩ nhân khi còn sống. Việc chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa nằm trung tâm của Trường Sơn Bắc, nơi có dãy Hoành Sơn hướng ra biển Đông và Thái Bình Dương rộng lớn làm nơi an giấc ngàn thu cho thấy, ông là một bậc thánh nhân khi đã qua đời.
Việc chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa làm nơi an nghỉ vĩnh hằng thể hiện nhân sinh quan hơn người, cái tầm rộng lớn, cái tâm bao la của Đại tướng.
1. Về mặt phong thủy
Xưa nay các bậc đế vương, hiền nhân quân tử đều rất coi trọng thuật phong thủy trong xây nhà, chọn đất đóng đô, xây dựng đền đài, lăng tẩm, chọn đất an nghỉ vĩnh hằng. Theo thuật phong thủy phương Đông, một thủ đô bền vững, một ngôi nhà thịnh vượng, một khu lăng mộ phát lộc cho con cháu đều phải hội đủ 3 yếu tố: bối sơn, diệp thủy, hướng dương. Bối sơn = dựa lưng vào núi, diệp thủy = trước mặt là nước, hướng dương = hướng ra phía mặt trời, hướng ra biển lớn…
- Bối sơn: Việc Đại tướng chọn Mũi Rồng – Vũng Chùa, vùng đất ngọa hổ tàng long, voi chầu hổ phục, đầu dựa vào núi Hoành Sơn, một nhánh đâm ngang của dãy Trường Sơn Bắc hùng vĩ. Phía bắc là dãy nũi cao Tây Nghệ An, ở giữa là các dãy đá vôi Quảng Bình và vùng đồi thấp Quảng Trị, phía Nam là vùng núi Tây TT-Huế.
- Diệp thủy: Trước mặt lăng Đại tướng gần nhất là Vũng Chùa, xa chút nữa là biển Đông rộng 3,477 triệu km2, xa khơi là Thái Bình Dương rộng lớn, là APEC, là năm châu bốn biển. Mộ ông gối đầu vào dãy Trường Sơn Bắc ( đoạn sau sẽ lý giải vì sao ông không chọn Trường Sơn Nam). Chân của Đại tướng đạp lên 3 hòn đảo vững thế kiềng 3 chân: Hòn Yến, Hòn Gió, Hòn La; xa hơn là hai chân ông gác lên 2 quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.
- Hướng dương: Mũi Rồng-Vũng Chùa theo các sách dư địa chí có hướng đông nam, hướng xuống các nước Đông Nam Á biển đảo.
Việc chọn đất đóng đô của Quang Trung-Nguyễn Huệ, của các vua chúa nhà Nguyễn tại Phú Xuân thuận theo thuật phong thủy này.
Như vậy, việc chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa là một lựa chọn tuyệt vời xét về mặt phong thủy.
Mặt khác, cũng theo phong thủy, người người Việt thương quan niệm rằng “tụ thủy tụ nhân”. Vũng Chùa là một vùng biển tụ thủy hiếm có. Việc các vua Hùng chọn đất Phong Châu-Phú Thọ, (ngã ba sông) để đóng đô hay gần đây nhất, tỉnh Hà Tĩnh cũng chọn ngã ba bến Tam Soa để xây khu lăng mộ Trần Phú-TBT đầu tiên của đảng cũng theo thuật phong thủy “ tụ thủy tụ nhân”.
Xét về mặt phong thủy thì việc Đại tướng chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa là việc không phải bàn cãi nữa. Nó quá đẹp, quá chuẩn. Bây giờ, chúng thử bàn đến yếu tố thứ hai, bên cạnh phong thủy, yếu tố quân sự.
2. Về mặt quân sự
Vì sao Đại tướng chọn nơi an nghỉ là dãy Bắc Trường Sơn, chính giữa đất nước mà không phải là Nam Trường Sơn, nơi Trung Quốc đang giúp ta khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên? Vì sao Đại tướng lại chọn ngọn núi Hoành Sơn, một nhánh đâm ngang của dãy Bắc Trường Sơn để an giấc, nơi có hàng vạn người Đài Loan-Trung Quốc (Tập đoàn Fomosa) đang làm việc trong KKT Vũng Áng? Nên nhớ tướng Giáp là một thiên tài quân sự, việc người chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa không thể tách rời nhãn quan chính trị, quân sự lỗi lạc của ông. Có nhà văn Việt Nam cho rằng, vùng Đèo Ngang (Vũng Áng- Hòn La) là một tử huyệt về quân sự mà bao lâu nay Trung Quốc đã dòm ngó. Nếu chúng xâm lăng Việt Nam thì đây là vị trí bị tấn công đầu tiên để cắt đôi nước Việt Nam. Điều này không phải là không có lý. Có khi, Đại tướng ngầm chỉ con cháu lo về canh giữ vùng đất yết hầu này. Bởi vì, phía Bắc, chúng ta có 1400km đường biên giới giáp với Trung Quốc, từ Móng Cái đến A-pa-chải. Phía Nam, hàng vạn người Trung Quốc đang làm việc trong các mỏ Bô-xít Nhân Cơ, Tân Rai (Tây Nguyên). Ở chính giữa Tổ quốc, hàng triệu người Đài Loan-Trung Quốc thuê đất làm việc ở Vũng Áng ( Hà Tĩnh) nghe đâu lên đến thời gian 70 năm.
Tướng Giáp rất hiểu được việc đổi bạn thành thù năm 1979 ở biên giới phía Bắc. Tướng Giáp đã từng can gián chính phủ không được cho Trung Quốc khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên dù trong bất cứ giá nào. Vì vậy, việc ông chọn Hoành Sơn làm nơi an giấc, xét về mặt quân sự là một lựa chọn rất đáng lưu ý.
Lê Quốc Châu " .

* "Một nơi bí ẩn
Quảng Đông, một địa phương hẻo lánh cuối cùng của tỉnh Quảng Bình ở phía biển. Hệ núi Trường Sơn kéo ra biển thành dãy Đèo Ngang hùng vĩ, cấu tạo địa chất ở đây là đất đá khô cằn, nhưng là nơi phát tích rất nhiều huyền thoại về những danh nhân xa xưa.
Dưới chân Hoành Sơn Quan, thôn Minh Sơn đựng trong lòng một loạt di tích người xưa để lại, trong đó đặc biệt linh thiêng là đền thờ mẫu Liễu Hạnh Công Chúa, ngôi đền nhỏ dưới bóng dáng núi non trùng điệp đã có hơn 500 năm hiển linh, được người đời không chỉ trong vùng mà ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…vào viếng hương hằng niên.
Những ngọn núi chạy dài phía thôn Minh Sơn cắt mảnh đất này thành nhiều thung lũng khác nhau, tạo ra các hòn đảo nhỏ như Hòn La, Mũi Ông, Hòn Cỏ, Đảo Yến, Đảo Chim, Hòn Nồm, Hòn Bớc…
Nhưng có một địa danh mà theo người dân địa phương là rất thiêng, chỉ dành cho bậc khai quốc, hoặc hiển đạt khoa bảng mới có thể an nghĩ vĩnh hằng để hộ vệ quốc gia cho con cháu ngàn đời thanh bình. Người trần mắt thịt, không thể an táng ở đây.
Địa danh ấy, không hề tìm thấy trên bản đồ của Google, không thể có trên trang thông tin của cỗ máy tìm kiếm này. Trong các di cảo của người xưa viết về Đèo Ngang, cũng như địa chí Quảng Bình từ mấy trăm năm nay, địa danh ấy không hề biết đến. Nhưng người dân địa phương chỉ những bậc cao niên tinh ý mới biết đó là nơi chốn xứng tầm cho người có công trạng lớn với quê hương. Ấy là Mũi Rồng.

Mũi Rồng thiên thu
Một kỹ sư, nhà khoa học đã nghỉ hưu, nhà phong thủy địa phương dẫn chúng tôi đi thăm đất Mũi Rồng. Một con lộ nhỏ xấu xí dẫn vào một con đường cấp phối đặc trưng ở Đèo Ngang, khá rộng, nền đường lót đầy vỏ thu hoạch tràm của người trồng rừng bên sườn núi. Đường điện và con đường ấy đã khởi công mấy năm trước, người dân nói là khoảng từ năm 2004-2006. Khu đất đó rộng hơn 15ha, và được con trai của Đại tướng, anh Võ Điện Biên làm một khu tâm linh trong đó. Đất đã được làm các thủ tục cần thiết từ nhiều năm trước.
Con đường đi đến gần mép biển đã dừng lại, một tấm biển ghi: “Khu vực dự án, không phận sự miễn vào”. Một lối mòn nhỏ khác dẫn ra hướng Mũi Rồng. Chúng tôi cùng nhà phong thủy lội bộ trên con đường mòn sau bão, nước mưa còn đọng chặt vào đường, có nơi bùn đầy chân, có nơi đá lởm khởm. Nhưng cảnh trí thật điền viên, thảo dã.
Hơn 30 phút lội bộ, chúng tôi vỡ òa với khu đất Mũi Rồng hiện ra giữa chiều thu bãng lãng. Một tháp chuông trong khuôn viên theo phong cách thờ tự đã được dựng lên. Trên đó có in tên của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng gia đình cung tiến. Bốn chữ lớn đúc vào chuông: “Vũng Chùa Hồng Chung”, các bức khánh khắc thơ của nhiều sư tổ danh tiếng. Năm đúc chuông hoàn thành vào 2010.
Từ gác chuông này, nhìn về phía đông nam là một phần của biển Đông, phóng tầm mắt ra xa hơn là Đảo Yến án ngữ, sau lưng là núi Mũi Rồng hùng vĩ. Vị phong thủy trước khi đi vào đây nói với chúng tôi, bình đồ ở đây là dương 2,5m, cao hơn 90m ở đỉnh, nhưng nếu là vĩ nhân đã chọn, người trần mắt thịt sẽ không biết, bình độ đẹp nhất không lấy điểm cao nhất mà lấy trên vùng lưng chừng núi, không vượt con số trực 9 mà là 8,7, đó là địa thế lý tưởng, đắc địa.
Dưới núi Mũi Rồng là thung lũng Rồng hết sức nên thơ, ở giữa núi Mũi Rồng cao sừng sững, hai bên chạy theo hướng vòng cung đông nam, địa hướng lý tưởng, không lệch bất cứ một phút, một giây nào khi đưa la bàn ra kiểm chứng.
Bất ngờ chúng tôi đang mải ngắm vùng Mũi Rồng độc đáo thì một ngư ông râu bạc, tóc dài đội chiếc nón cời xuất hiện, dừng lại một lát ông trò chuyện với chúng tôi rằng, đây là đất hiếm, nơi này chỉ có hai ngôi mộ của lương dân trong vùng, nhưng đó là mộ của người công thành với làng, được làng đưa ra đặt dưới chân núi, không đưa lên lưng chừng vì đó còn chờ một thánh nhân khác. Chúng tôi xin ông một kiểu hình, nhưng ông không đồng ý rồi đi ra phía bãi biển. Lát sau không thấy bóng dáng ông ấy đâu.
Chuyên gia phong thủy đi theo chúng tôi giải thích, mạch đất ở đây cực kỳ đẹp, không thể có nơi thứ hai khi hướng đông nam chính trực tuyệt đối, ông nhẩm tính từng đốt ngón tay, nói những câu trong lý dịch, và nói; chắc chắn sẽ có một người công trạng lớn về trấn giữ vùng đất này.
Theo ông, nếu được thế, không chỉ là phúc cho mảnh đất Quảng Đông mà con phúc cho cả nước vì ở đây, sẽ là mạch tụ khí, tụ linh còn hộ vệ quốc gia trước nhiều bất trắc và tai ương khó lường. Ông giải thích thêm, người dân nói Mũi Rồng quá chuẩn, nhìn lên ngọn núi chính diện trung tâm, đỉnh của nó như cái mào rồng, thẳng trục đông nam, biển giữa bãi Rồng với Đảo Yến kín gió, thanh bình, đất này quá thiêng, long mạch rất đẹp.
Giữa thung lũng Rồng, chúng tôi thấy có đến 3 con suối chảy về phía biển, chia đều thung lũng thành ba gian rất đẹp. Người dân cho biết, trong 3 con suối này, có một con suối được xem là suối chính, mùa hè hạn hán nặng vẫn không hề hết nước, mặc dù vùng đất Quảng Đông vào mùa hạ khá khó khăn vấn đề này.
Cỏ lau đã mọc um tùm, dưới chái của mái chuông là một cái miếu nhỏ cổ kính đã được dựng lên từ mấy năm trước. Một nhà thờ khá lớn lợp ngói đỏ cũng đã được dựng lên, nội thất phía trong chỉ mấy bộ bàn ghế. Chách về phía sau là một ngôi nhà sàn bị tốc mái do bão.
Ông Ngô Văn Cảnh ở thôn Minh Sơn nói với chúng tôi: “Đảo Yến nhiều năm trước vắng chim yến, nhưng hai năm nay chim yến về rất nhiều, điềm lành”, nó như hồng phúc địa phương, vị phong thủy nháy mắt.
Bãi biển trước mũi rồng là một cấu tạo địa chất của đá khác hẳn các bãi biển khác, những thớ đá xếp lên nhau như những chiếc vảy của con rồng đang ngơi nghỉ, hằng vạn hằng vạn những chiếc vảy ấy được sóng biển gột rửa mỗi ngày nên chúng sáng láng vô cùng.
Theo một chiếc thuyền ra Đảo Yến, trên đó có một ngôi nhà của mấy người giữ yến, một thung lũng cỏ lau trắng khiết, một ngôi mộ cổ của ai đó từ xưa còn lại. Trên đảo có một cái giếng cổ, mạch nước ngọt duy nhất có ở bức bình phong của Mũi Rồng.
Nếu có người anh hùng yên nghỉ nơi đây thì Mũi Rồng là nơi linh thiêng của đất, trời, nơi sót lại cuối cùng chưa đưa vào dư địa chí, nơi thảo dã cho người anh hùng thanh thản thiên thu.".


Lời bàn của dienbatn : Thấy nhiều vị mà một người bạn của dienbatn làm ở VTV1 khoe là những bậc Đại Phong thủy sư của nước Việt , đi cùng anh Võ Điện Biên tầm Long tróc Huyệt suốt mấy năm nay và kết quả ra vị trí Vũng Chùa - Đảo Yến như hiện nay. Ai cũng ca ngọi nào là " Long cuộn - Hổ nằm - ý quên - Hổ ngồi " , nào là " Minh đường thủy tụ " , nào là " Tàng phong thủy tụ " vv và vv. Nghe xong ai nấy đều mừng rỡ. Hóa ra sở học của các Đại Phong thủy sư của nước Việt giỏi đến thế cơ đấy. Như mà , nghe xong, dienbatn chỉ thở dài. Phen này con cháu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ khó khăn đây .  Đọc đi đọc lại hoa cả mắt cuối cùng tìm được những dòng sau - Đây mới chính là thuật Tầm Long - Điểm Huyệt chưa bị tuyệt chủng :

 " Trong ba loại : Thường nhân, Thần nhân và Thánh nhân thì cách táng có khác nhau. Thường nhân thì táng lấy phúc cho con cháu dòng họ, Thần nhân thì táng lấy phúc cho địa phương, cho quốc gia, dân tộc. Thánh nhân táng lấy "gương" cho nhân loại hướng tới chân, thiện, mỹ.
Tướng Giáp được xếp vào Thần nhân, uy danh cũng như ảnh hưởng của ông sẽ còn được lưu lại trong lịch sử của Việt Nam mãi mãi. Nơi an nghỉ của ông sau này sẽ là nơi mọi người Việt tới cúng cầu nên sau này sẽ có tính chất như miếu, đền.
Miếu, đền, chùa cần tọa lạc nơi sát khí mạnh thì Thần nhân sẽ dễ hiển linh để hộ quốc. Chọn nơi đây an táng theo nguyện vọng quả hợp ý trời! Đại long còn chưa dừng bước chớ nói tới chuyện kết huyệt. Phá quân hộ sa chi cước sắc nhọn, che chắn nơi gió to sóng cả sát khí của sơn của thủy thật ứng với Thần nhân nhưng con cháu có phần thua thiệt.
Ôi An mã xưa vì một chút hồ đồ mà làm mất đi một nơi linh khí. Người đứng đầu làm việc này đã gặp quả báo rồi. Nhiều người nói sao cụ không đập bàn thì sự thể có đổi khác chăng? Ai biết được do thấu hiểu An Mã xưa đã không vẹn toàn thì đành ôm chữ "nhẫn", đúng là "Thời thế, thế thời phải thế"!
Mấy bác chém gió thành bão! huyệt kết phải thỏa mãn mấy chục điều kiện, nơi đây không thỏa mãn điều kiện nào cả. Nghịch kết ngoài mấy chục điều trên còn thêm năm điều kiện nữa thế nên xưa nay đặt vào "huyệt" nhiều mà kết phát chẳng bao nhiêu.
Thấy các bác đụng tới vấn đề lớn cực chẳng đã phải xuất hiện viết mấy dòng trên. ASVN ". 
HAY! HAY ! HAY !
( Xin theo dõi tiếp bài 3. dienbatn ).

Xem chi tiết…

MỘT CHÚT KIẾN THỨC PHONG THỦY TẠI KHU MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP. BÀI 1.

10/10/2013 |
MỘT CHÚT KIẾN THỨC PHONG THỦY TẠI KHU MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.

( Vì phải sử dụng nhiều hình ảnh nên dienbatn phải chia nhỏ bài viết )



Xin  thắp một nén Tâm hương tri ân và tưởng nhớ đến người anh hùng của dân tộc Việt Nam - Đại tướng Võ Nguyện Giáp.


Chúng con thành kính phân ưu cùng bà và Gia đình về sự mất mát lớn lao không riêng  của bà và gia đình mà là của toàn thể dân tộc Việt Nam . Vị anh hùng của dân tộc Việt Nam đã ra đi mãi mãi nhưng trong tâm tưởng của mỗi người dân chúng con , người luôn là một tấm gương sáng cho chúng con noi theo. Kính chúc bà và gia quyến tâm thân thường an lạc. Kính mong hương Linh của Đại tướng cùng hồn thiêng của sông núi Việt Nam luôn phù hộ cho dân tộc này mãi mãi trường tồn. 
( Đạo tràng Diệu Pháp Liên Hoa Vô Vi kính viếng ).

VÀI DÒNG TÂM SỰ.
Bài phân tích phong thủy này, dienbatn chỉ dựa trên những tư liệu sưu tầm từ internet . Những phân tích hoàn toàn dựa trên những kiến thức về Phong thủy mà dienbatn đã được học và trải nghiệm nên không có ý gì khác ngoài tinh thần học thuật. Có những sơ xuất gì , xin gia đình Đại tướng và mọi người lượng thứ.

KHẢO SÁT PHONG THỦY PHẦN MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.
1. KIỂM TRA TRÙNG TANG .
* Tư liệu về năm sinh và ngày mất.
Theo http://vnexpress.net/





Như vậy : ta có các thông số sau >
* Tên : VÕ NGUYÊN GIÁP .
* Sinh 25/8/1911 tức tuổi Tân Hợi.
* Mạng :  Xoa Xuyến Kim.
Cung phi : Cấn - Thuộc Tây tứ cung.
Mất vào lúc 18g09 phút ngày 4/10/2013 tức giờ Dậu ngày 30/8/ QUÝ TỴ. Thọ 103 tuổi.



Phân cung như sau :



Về trùng tang liên táng, dienbatn đã viết tại :

http://dienbatnblog.blogspot.com/2010/05/hoi-ap-ve-trung-tang-lien-tang.html

http://dienbatnblog.blogspot.com/2010/03/trung-tang-lien-tang-mot-vai-ieu-can.html

Xin được nhắc lại vài điều như sau :
" Trùng tang liên táng là một hiện tượng có thật trong cuộc sống của chúng ta . Không có nhiều tư liệu viết về hiện tương này , nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp chết phạm vào Trùng tang liên táng hết sức đau thương , thậm chí có nhà nhân đinh đông đúc là thế mà chỉ vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự . Tại miền Bắc Việt Nam có một trung tâm nhốt Trùng lớn nhất nước : Đó chính là chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh .Chùa được xây dựng vào thời Lý, tương truyền đây là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ. Nơi đây từ ngày xưa , các vị sư tăng đã có những phương pháp Trấn Trùng rất huyền bí mà hiệu quả . Hàng ngày , vào buổi chiều , các sư ở đây phải nấu một nồi cháo to , cúng thí thực cho Trùng và vong bị nhốt ở đây, bữa nào quên là gà vịt của dân quanh vùng thay nhau chết la liệt . Ngoài ra , tại miền Bắc Việt Nam , từ xưa đã có các môn phái Pháp Sư theo Bắc Tông , Pháp sư các môn phái Phù thủy của đồng bằng bắc Bộ nhất là tại các tỉnh Bắc Ninh , Hải Phòng , Nam Định ... có khả năng hóa giải Trùng tang liên táng rất hay . Thông thường , các vị sư trong chùa chỉ học theo đạo Phật chứ ít khi học theo kiểu Pháp sư , Phù Thủy , thế nhưng đặc biệt ở chùa Hàm Long - Bắc Ninh , Liên Phái - Hà Nội và một vài chùa nữa lại có những bộ ván khắc in phù giải Trùng tang liên táng từ hàng trăm năm . Theo Nguyên Vũ đã viết : "Hàm long : Chỉ nghe tên thôi cũng đã gợi lên một điều gì đó về ngôi chùa rồi. Dọc theo đường quốc lộ số 1 chỗ rẽ đi Cẩm Phả, xuất hiện một dãy núi lớn, dài 3,4 cây, ta tìm đến đầu của dãy đó là nơi toạ lạc của chùa Hàm long. Nơi đây cũng là trường trung cấp Phật giáo của tỉnh Bắc ninh. Về thế đất Tân long, huyệt kết oa, Long, hổ hoàn mỹ, ngoại minh đường rộng rãi có sông lớn chảy qua nhưng không được đẹp. Ngoài ra còn có Tứ linh chầu vào. trong chùa còn có một cây tháp đá rất cổ, thường có nước rỉ ra từ đó. tương truyền nơi đây là nơi nhốt trùng rất lớn. Tôi có một người bạn thân đã từng tu hành ở đây nói với tôi " ngày nào chùa cũng phải nấu một nồi cháo to để cúng, nếu không gà chó của dân địa phương tự nhiên lăn ra chết rất nhiều. "
Trùng tang liên táng thường có các dạng như sau : 
" *Trùng 3 ngày( tức là trong gia đình họ hàng sẽ có người chết theo ngay, tính từ lúc có người chết trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn thì người tiếp theo đã chết.Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình không kịp trở tay vì cũng chưa biết là có chết trùng. ). 
* Trùng tuần đầu( tính từ lúc chết cho đến hết tuần đầu, đây cũng là trùng tang khá nặng và có thể kéo dài đến 49 ngày- tức là cúng 49 ngày đó. 
* Nhẹ hơn nữa tức là xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm và có thể hơn tuỳ thuộc vào thời gian bốc mộ lên mộ tròn. Nhiều khi sự việc xảy ra vào đúng ngày cuối cùng ngay trước hôm bốc mộ do gia đình không kiêng khem cẩn thận. Sở dĩ nói trùng này là nhẹ nhất vì gia đình có nhiều thời gian để đi cứu giải. 
- Việc trùng nặng hay nhẹ do giờ của người chết trùng quyết định. Việc này nên nhờ các ông thầy hoặc các nhà sư cao tay xem cho. Vì vậy khi nhà có người mất thường nên đi xem ngay để nếu không may chết trùng gia đình còn kịp xoay xở. "
" Trùng tang liên táng hoàn toàn có thật , bản chất của sự việc này ra sao thì chưa có một nghiên cứu nào khả dĩ có thể giải thích được . Trong quá trình nghiên cứu về hiện tượng này , dienbatn cho rằng đó tương tự như một loài vật sống ký sinh trên xác người chết phạm vào giờ trùng . Đó chính là một trường năng lượng xấu tồn tại cùng với trường năng lượng của người chết phạm trùng . Vì lý do " Đồng thanh tương ứng - Đồng Khí tương cầu " hay hiện tượng cộng hưởng tần số . . Theo Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương :Trước hết vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và tần số của Trùng ,nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của cả đôi bên tham gia vào.Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống ,dòng họ.Do tần số đôi bên có thể khác nhau nhiều,nên trong lý thuyết về Nhạc,loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (Tần số này là bội số của Tần số kia ).Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống. Chính điều này cũng giải thích được hiện tượng chỉ có những người cùng huyết thống với người chết phạm phải giờ trùng tang liên táng mới bị , còn những người khác và con Dâu , con Rể cùng sống trong gia đình không bị ảnh hường . "

CÁCH TÍNH TRÙNG TANG ( Nhớ tính theo tuổi âm lịch ) .
KIỂM TRA TRÙNG TANG NGÀY MẤT :
Theo sách “ Tam Giáo Chính Hội “ : Nam nhất thập khởi Dần thuận liên tiến,Nữ nhất Thập khởi Thân , nghịch liên tiến , Niên hạ sinh Nguyệt , Nguyệt hạ sinh Nhật , Nhật hạ sinh Thời . Ngộ Tý - Ngọ - Mão - Dậu Thiên di . Dần - Thân - Tỵ - Hợi Trùng tang . Thìn - Tuất - Sửu - Mùi Nhập mộ cát dã “. 

Từ 1 đến 9 tuổi không tính Trùng tang.


1/. Trước tiên , ta khởi Đại -Tiểu -Số -liên -tiết , nam khởi tại Dần đi thuận , nữ khởi tại Thân đi nghịch , tính đến tuổi người mất thì dừng lại.
VD : Người mất là nam 68 tuổi
Tại Dần ta khởi 10 , Mẹo là 20 , Thìn là 30 , Tị là 40 , Ngọ là 50 ,Mùi 60 Thân là 61 , Dậu là 62 , Tuất là 63 , Hợi là 64 , Tý là 65 , Sừu là 66 , Dần là 67 , Mẹo là 68.
Đến đây là đã đến tuổi người mất , là được Thiên Di.
2/. Kế tiếp , ta lấy cung kế đó khởi tháng giêng , tính đến tháng người mất
VD tiếp : Giả như người mất ở trên là mất vào tháng 6 , ngày 9 , giờ Dần
Ở trên ta đã đếm tới cung Mẹo là tuổi người đó , vậy cung kế là cung Thìn khởi tháng 1 , Tỵ tháng 2 ,Ngọ là tháng 3 , Mùi là tháng 4 , Thân là tháng 5 , Dậu là tháng 6.
Đến đây ta có tháng được Thiên Di.
3/. Ta lần lượt tính như thế với ngày , rồi giờ.
VD tiếp :Ở trên ta đã có tháng 6 ở Dậu  , vậy Tuất là mùng 1, tới Hợi là mùng 2 , Tý là mùng 3 , Sửu là mùng 4 , Dần là mùng 5 , Mẹo là mùng 6 , Thìn là mùng 7 , Tị là mùng 8 , Ngọ là mùng 9 . Ngọ là Thiên Di.
Vậy thì tới cung  Mùi là giờ  Tý , Thân là giờ Sửu, cung Dậu là giờ  Dần . Giờ Dần Trùng tang Nhị xa. 
Bây giờ ta chỉ việc tra vào xem các cung năm tháng ngày giờ rơi vào cung nào thôi :
Các cung TÝ _ NGỌ _ MẸO _ DẬU là Thiên Di
Các cung THÌN _ TUẤT _ SỬU _ MÙI là Nhập Mộ
Các cung DẦN _ THÂN _ TỊ _ HỢI là Trùng Tang
Thường thì có cung này có cung khác , hễ càng có nhiều cung Trùng Tang chừng nào thì việc Trùng càng bị nặng thôi." 
Tính theo như trên ta có :


NGƯỜI MẤT : VÕ NGUYÊN GIÁP
NĂM MẤT : 103 tuổi. TRÙNG TANG NHỊ XA
THÁNG MẤT : 8. NHẬP MỘ.
NGÀY MẤT : 30. NHẬP MỘ.
GIỜ MẤT : DẬU. TRÙNG TANG NHỊ XA

2. VỊ TRÍ ĐẶT MỘ.
1/ VỊ TRÍ.
" Sau nhiều lần về thăm quê, ba tôi đã có ý định chọn vùng Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch làm nơi an nghỉ khi ông qua đời. Và đến năm 2006 thì ông chính thức lựa chọn nơi này’.
Bà Võ Hạnh Phúc, con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về quyết định cuối cùng chọn nơi an nghỉ mà sinh thời Tướng Giáp có nguyện vọng.
Theo bà Phúc, Tướng Giáp đã có ý định tìm kiếm một số nơi để ông an nghỉ khi ‘trăm tuổi’. Ban đầu, ông có ý định về căn cứ địa Việt Bắc (ở Thái Nguyên) hoặc ở đâu đó vùng Sơn Tây cho gần Bác Hồ. Tuy nhiên, cuối những năm 1990, sau nhiều lần về thăm quê hương Quảng Bình, ông nghĩ mình sẽ về với quê hương. Khi đó, gia đình cũng đã đi xem xét nhiều nơi trong tỉnh nhưng cuối cùng ông chọn vùng Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch. Ông đã có bút tích từ năm 2006 về việc này.
‘Quyết định về Vũng Chùa - Đảo Yến có từ năm 2006. Ông có bút tích để lại về việc này’, bà Phúc chia sẻ
Cũng theo bà Phúc, đưa ông về Quảng Bình nhưng không nhất thiết là ở quê nhà làng An Xá (nơi ông sinh ra – PV) và nơi an nghỉ của ông nằm ở khu vực đất liền, chứ không phải ngoài đảo, để người dân thuận tiện đến thăm viếng.
Bà Phúc cũng cho biết thêm, ông muốn về với miền Trung, miền đất nghèo khó nhưng giàu truyền thống anh hùng........

Theo Bảo Đăng - Hà Thành (Tiền Phong)" 
" (Dân trí) - Theo dự kiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình). PV Dân trí đã tiếp cận và ghi lại những hình ảnh từ hòn đảo hùng vĩ này.

Khu vực Vũng Chùa được bao bọc bởi 3 hòn đảo Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm. Theo người dân địa phương, ngày xưa trên đảo Hòn Nồm thuộc ngọn núi Thọ Sơn (thôn Thọ Sơn) có một ngôi chùa linh thiêng. Xung quanh ngọn núi này trước kia người dân vẫn trồng mía, trồng lúa mỳ. Đảo Yến cách đất liền chừng hơn 1 hải lý, có diện tích khoảng 10 ha. "

MỘT SỐ ẢNH TRÊN INTERNET VỀ KHU VỰC VŨNG CHÙA - ĐẢO YÊN.





















Việc chon vị trí  tại Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình ) mà không phải là Nghĩa trang Mai Dịch hoặc  táng ở Lệ Thủy ( có thể tại Mai Thủy hay An Mã ), quê Đại tướng là thể theo nguyện vọng của Đại tướng và gia đình. Việc này các trang mạng đã bàn tán khá nhiều rồi. Trong bài này, dienbatn không bàn về vấn đề đó nữa mà chỉ dùng những kiến thức Phong thủy phân tích những cái tốt xấu của những cuộc đất trên.

Xin xem tiếp bài 2  - dienbatn .
Xem chi tiết…

PHONG THỦY LUẬN. BÀI 38.

10/09/2013 |
PHONG THỦY LUẬN. BÀI 38.

PHẦN 6: 
BỔ XUNG VỀ ÂM PHẦN.
V. THỦY PHÁP.


6.  XÉT THỜI ĐIỂM VÀ THỜI HẠN KẾT PHÁT CỦA HUYỆT VỊ.
1/ Thời điểm kết phát :


Lấy năm táng ( Can chi năm hạ táng ) , tính đến Can chi của hào động xem cách nhau bao nhiêu vị , mỗi vị là một năm thì cuối của số vị đó là thời điểm của Huyệt kết phát.
Ví dụ : Táng vào năm Nhâm Ngọ , hào động là Hào Kỷ Mùi , tức là có 38 vị ứng với 38 năm sau sẽ kết phát ( Hạ táng năm Nhâm Ngọ 2002 , đến năm 2040 Canh Thân sẽ kết phát ).
2/ Thời hạn kết phát :

Muốn xác định thời hạn kết phát của Huyệt nhanh hay chậm , ta phải căn cứ vào đốt của Long nhập thủ :
* 1 đốt : Khởi tại Bính, Tân ( Dương long tại Bính, âm Long tại Tân ).
* 2 đốt : Khởi tại Mậu, Tý (Dương long tại Mậu , âm Long tại Tý ).
* 3 đốt : Khởi tại Nhâm, Đinh (Dương long tại Nhâm , âm Long tại Đinh ).
* 4 đốt : Khởi tại Canh , Ất (Dương long tại Canh , âm Long tại Ất ) .
* 5 đốt : Khởi tại Giáp , Kỷ (Dương long tại Giáp , âm Long tại Kỷ  ) .
Từ đốt thứ 6 lại quay lại như đốt 1. Trong thực tế nhiều nhất chỉ có 9 đốt.
Đặt Can gốc này vào hào Thế thuận đến Can phân kim Tọa Sơn của Huyệt vị, dừng tại hào nào thì hào đó là hào chủ . Từ Can , chi của hào chủ lại thuận thế đến phân kim của Long nhập thủ xem cách nhau bao nhiêu vị . Lấy số đốt nhân với số vị vừa tìm ta được thời hạn kết phát - Ví dụ : 29 vị x 3 đốt = 87 năm.
TÓM TẮT CÁCH XÁC ĐỊNH QUẺ HUYỆT VỊ.
Xác định quẻ Huyệt vị dùng để xác định thời điểm bắt đầu kết phátxác định thời hạn kết phát của Huyệt mộ. Đây là một việc làm cần thiết khi đặt Huyệt mộ của Phong thủy sư. Việc tính toán tương đối phức tạp và do tiện ích của trang Web không đủ nên dienbatn chỉ nêu ra một số vấn đề cơ bản. Bạn nào muốn học kỹ cần phải có thày và tài liệu đầy đủ, kết hợp với chuyên cần nhiều năm mới đủ kiến thức để thực hiện.
Xác định quẻ Huyệt vị bao gồm 9 bước thực hiện như dienbatn đã viết tại bài 37. Tại đây chỉ tóm tắt lại.
I. LẬP QUẺ HUYỆT VỊ .
Tìm quẻ HẠ.
Bước 1 : Xem Long nhập thủ là Long gì ? Dương hay Âm ? sau đó tra bảng.
Bước 2 : Xem Sao nào quản cục của Long nhập thủ : Tra bảng.
Bước 3 : Tìm Long quái ( sử dụng phương pháp phép 1 ) sao
Quái ( quẻ gì đó ) => Sao quản cục phối với tam hợp Ngũ hành của Long nhập thủ.
Bước 4 : Tìn Long SƠN quái ( Tọa của Huyệt vị ) .
Bước 5 : Tìm quẻ HẠ của Huyệt vị.
Tìm quẻ THƯỢNG.
Bước 6 : Tìm Thủy hướng quái  : Minh đường ( Phép 2 ) => Tính từ sao quản cục của Long nhập thủ chạy tới Minh đường ( Theo phép biến 2 ).
Bước 7 : Tìm quẻ THƯỢNG của Huyệt vị.
Bước 8 : Lập quẻ kép của Huyệt vị.
Bước 9 : Tìm hào nguyên đường và hào động của quẻ.
VÍ DỤ .Nữ vong nhân sinh 1929 ( Kỷ Tỵ ).
  • Năm cải táng : 2002 ( Nhâm Ngọ ).
  • Hướng Huyệt vị : Tọa Tị - Hướng Hợi ( Trung Minh đường ).
  • Long nhập thủ : Tỵ ( Khi phân kim là Ất Tỵ ).
GIẢI .
Bước 1 : Tỵ : Long nhập thủ là ÂM LONG.
Tam hợp Ngũ hành ( Tỵ - Dậu - Sửu ) => Quẻ Đoài.
Bước 2 : Sao quản cục của Long nhập thủ : Phụ Bật.
Bước 3 : Lây quản cục của Long nhập thủ phối với quẻ Tam hợp Ngũ hành :
Tốn phối với Đoài ( Theo phép biến 1 ) = > Khảm là Long quái.
Bước 4 : Lấy Long quái Khảm nhập trung cung , rồi thuận hay nghịch khởi theo quỹ đạo của sao quản cục của Long nhập thủ , chạy tới tọa Sơn của Huyệt vị theo chính Ngũ hành ra quẻ gì ? thì quẻ đó là Sơn quái.
Quỹ đạo theo quản cục của Long nhập thủ : TỐN .


Số 4 chính Ngũ hành là TỐN  => Long Sơn quái . Tìm tọa Sơn là số 7 theo quẻ Lạc thư.
Bước 5 : Lấy Long sơn quái phối với quẻ thuộc bản cung ( Tam hợp ) của Tọa Sơn Huyệt vị . Biến theo phép thứ 3 xem được quẻ gì ? Quẻ đó là quẻ HẠ của Huyệt vị.


Như vậy ta tìm được quẻ Hạ của Huyệt vị là quẻ Cấn là sao Cự Môn.
Bước 6 : Lấy chủ tinh biến quái của Minh đường thủy : HỢI ( Theo Bát diệu thủy pháp ).


Hợi Minh đường được Phá quân Đoài . Lấy quẻ sao quản cục của Hợi Minh đường đưa vào trung cung : Đoài = Phá quân.


Bước 7 : Lấy thủy Hướng quái ( Tốn ) phối với quẻ bản cung của Huyệt vị ( Tam hợp Ngũ hành ).
TỐN phối CHẤN ( Hợi - Tam hợp Ngũ hành ) theo phép 3 = > CÀN = Vũ Khúc.
Quẻ Càn = Vũ Khúc là quẻ THƯỢNG của Huyệt vị.
Bước 8 :


Quẻ của Huyệt vị là : THIÊN SƠN ĐỘN .
Bước 9 : Tìm hào Nguyên đường và tìm hào động của quẻ Huyệt vị.


Tổng số 1+7 = 8. Tổng là số chẵn.
Thượng quái là quẻ gốc : CÀN - KIM.
Lấy quẻ thuần CÀN biến cho đến quẻ THIÊN SƠN ĐỘN. 
Xác định hào ứng , thế.
Ta được Thế ở hào 2, ứng ở hào 5.
Căn cứ vào trụ quái để an Can, Chi vào từng hào :
THIÊN SƠN ĐỘN. 
Phụ mẫu Nhâm Tuất thổ.
Hung đệ Nhâm Thân kim - Ứng.
Quan quỷ Nhâm Ngọ Hỏa .
Huynh đện Bính Thân kim.
Quan quỷ Bính Ngọ hỏa - Thế 
Phụ mậu Bính Thìn thổ.
Xét quẻ Cấn ;
 Hào 1 Bính Thìn.
Hào 2 : Bính Ngọ.
Hào 3 : Bính Thân.
Xét quẻ Càn .
Hào 1 : Nhâm Ngọ.
Hào 2 : Nhâm Thân.
Hào 3:
Nhâm Tuất.
An lục thân vào từng hào.
Tìm hào Nguyên đường:
Nam - Hào Thế Dương khởi ở Văn Khúc.
- Hào Thế Âm khởi ở Cự Môm.
Nừ - Hào Thế Dương khởi ở Cự Môn.
- Hào Thế Âm khởi ở Văn Khúc.
Hào Thế là hào 2 ( Âm ) , mộ là của nữ vong nên ta khởi từ Văn Khúc.
Ta lấy theo thứ tự của phép 3"
Nhất biến hạ vi Liêm.
Nhị biến trung vi Phá.
Tam biến hạ vi Phụ.
Tứ biến trung vi Văn.
Ngũ biến hạ vi Vũ.
Lục biến trung vi Cự.
Thập biến hạ vi Lộc.
Bát biến trung vi Tham.


Nữ sinh 1929 = 3 ( 1+2 = 3 ) , lược bỏ 2 số 9 . 3 là quẻ Đoài = Phá Quân.
Phá Quân là mệnh chủ của vong nhân.
Phá quân chính là hào của Nguyên đường.


Từ hào Nguyên đường là Tý dịch đến chi của Vong ( Kỷ Tỵ ) thì được hào động . Như vậy hào 1 là HÀO ĐỘNG.


THỜI ĐIỂM KẾT PHÁT.
Căn cứ vào Can, Chi của năm hạ táng ( Nhâm Ngọ ) tính đến Can, Chi của hào động.


Vậy thời điểm kết phát là 35 năm sau : 2002 + 35 = 2037.
THỜI HẠN KẾT PHÁT.
Không phụ thuộc vào vong nhân mà phụ thuộc vào ĐỐT CỦA LONG NHẬP THỦ .
Tìm được hào chủ của quẻ:
Tỵ long là Âm Long => Khởi theo số Long của từng Can, Chi.



Đốt Long : Có 2 đốt , Tỵ long là Âm long nên ta lấy Can Quý đặt vào hào Thế ( hào 2 ) , tính đến Can của tọa Sơn ( ẤT ) , được hào chủ tại hào 4.
Từ Can, Ch của hào chủ ( Nhâm Ngọ ) , thuận đến phân kim của Long nhập thủ xem cách bao nhiêu vị , rồi nhân với số đốt của Long để ra thời hạn kết phát.
Từ Nhâm Ngọ tới Ất Tỵ được 24 vị = 24 năm x 2 đốt = 48.
Như vậy thời hạn kết phát là 48 năm.
Xin xem tiếp bài 39  - dienbatn .
Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *