Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.Tiểu
Không Vong .
Tuyến Tiểu không vong: nếu tuyến Đại
không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 hướng, thì tuyến Tiểu không
vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 sơn. Như chúng ta đã biết, trên la
bàn gồm 360 độ được chia ra 8 hướng, mỗi hướng chiếm 45 độ. Trong mỗi hướng lại
được chia ra làm 3 sơn, nên mỗi sơn chiếm 15 độ. Cho nên tổng cộng có 24 sơn
trên la bàn, và vì vậy cũng có 24 tuyến Tiểu không vong chính như sau:
- Hướng BẮC: gồm những tuyến: 352 độ 5,
7 độ 5, và 22 độ 5.
- Hướng ĐÔNG BẮC: những tuyến: 37 độ 5,
52 độ 5, và 67 đô 5.
- Hướng ĐÔNG: gồm những tuyến: 82 đô 5,
97 độ 5, và 112 độ 5.
- Hướng ĐÔNG NAM: những tuyến: 127 độ
5, 142 độ 5, và 157 độ 5.
- Hướng NAM: gồm những tuyến: 172 độ 5,
187 độ 5, và 202 độ 5.
- Hướng TÂY NAM: những tuyến: 217 độ 5,
232 độ 5, và 247 độ 5.
- Hướng TÂY: gồm những tuyến: 262 độ 5,
277 độ 5, và 292 độ 5.
- Hướng TÂY BẮC: những tuyến: 307 độ 5,
322 độ 5, và 337 độ 5.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì ta thấy tất
cả những tuyến Tiểu không vong cuối cùng của mỗi hướng như 22 độ 5 của hướng BẮC,
67 độ 5 của hướng ĐÔNG BẮC, 112 độ 5 của hướng ĐÔNG... cũng chính là những tuyến
Đại không vong.
Cho nên trên thực tế, những nhà có hướng
phạm phải những tuyến Đại không vong bao giờ cũng kèm thêm vấn đề phạm cả tuyến
Tiểu không vong nữa. Chính vì vậy mà mức độ phát sinh tai họa của chúng mới
càng thêm mãnh liệt.
Ngoài 24 tuyến Tiểu không vong chính ở
trên, còn cần phải để ý đến những tuyến nằm gần khu vực đường ranh giới giữa 2
sơn, nhưng cũng chia thành những trường hợp khác biệt như sau:
1) Những tuyến nằm ở phần giữa 2 sơn,
nhưng 1 sơn thuộc Địa nguyên Long, 1 Sơn thuộc Thiên nguyên Long (xin xem lại
bài “24 sơn-hướng và Tam nguyên Long): thì tất cả những tuyến nằm gần tuyến Tiểu
không vong chính trong khoảng cách là 1 độ rưỡi - dù là bên trái hay bên phải của
nó – cũng đều bị coi là những tuyến Tiểu không vong.
Thí dụ: Hai sơn NHÂM và TÝ của hướng BẮC
được phân chia bởi tuyến vị 352 độ 5. Đó là tuyến Tiểu không vong chính. Nhưng
vì NHÂM thuộc Địa nguyên Long, còn TÝ thuộc Thiên nguyên long, cho nên tất cả
những tuyến nằm cách tuyến vị 352 độ 5 trong phạm vị 1 độ 5 – dù là bên phải
hay bên trái của nó – như các tuyến 351 độ, 352 độ, 353 độ, 354 độ cũng đều là
những tuyến Tiểu không vong cả. Nhưng các tuyến như 350 độ 5, hoặc 354 độ 5 thì
lại không còn được coi là những tuyến Tiểu không vong nữa, vì đã cách tuyến Tiểu
không vong chính hơn 1 độ 5 rồi.
Một điều cần nói thêm là vì giữa Địa
nguyên long với Thiên nguyên long trong cùng 1 hướng bao giờ cũng có vấn đề
trái nghịch âm-dương, nếu Thiên nguyên long là sơn âm thì Địa nguyên long sẽ là
sơn dương, và ngược lại, cho nên những tuyến Tiểu không vong nằm giữa 2 sơn (hướng)
này còn bị gọi là những tuyến “sai lạc âm-dương” hoặc “âm-dương sai thố”.
2) Những tuyến nằm ở phần giữa 2 sơn,
nhưng 1 sơn thuộc Thiên nguyên Long, 1 sơn thuôc Nhân nguyên Long: thì chỉ có
tuyến vị chính giữa 2 sơn mới bị coi là tuyến Tiểu không vong mà thôi. Tuy
nhiên trên thực tế thì những tuyến Tiểu không vong này đều vô hại. Lý do là vì
trong cùng 1 hướng thì sơn thuộc Thiên nguyên Long bao giờ cũng cùng âm-dương với
sơn thuộc Nhân nguyên Long. Mà vì đã nằm trong cùng 1 hướng, lại cùng 1 khí âm
hoặc dương, nên dù có nằm chồng lên đường phân giới giữa 2 sơn cũng vẫn không sợ
khí bị pha tạp hay hỗn loạn.
Cho nên nguyên tắc chính của Huyền
không vẫn là vấn đề thuần khí. Khí đã thuần thì có thể kiêm nhiều, khí không
thuần thì dù 1 độ cũng không kiêm, còn những tuyến vị Đại-Tiểu không vong chỉ
là những mức độ ấn định sự kiêm hướng sai lạc quẻ (Đại không vong) hoặc
âm-dương (Tiểu không vong) đã tới mức độ tối đa, cực kỳ hung hiểm rồi vậy.
Thí dụ: Hai sơn TÝ và QUÝ thuộc hướng BẮC
được phân chia bởi tuyến vị 7 độ 5, nên trên lý thuyết thì đó là tuyến Tiểu
không vong chính. Nhưng vì TÝ là âm sơn, thuộc Thiên nguyên Long; còn QUÝ cũng
là âm sơn, thuộc Nhân nguyên Long. Giữa chúng không có sự khác biệt về âm-dương
(vì cùng là âm sơn) hay tính chất (cùng thuộc hướng BẮC). Cho nên ngay cả những
nhà có tuyến vị là 7 độ 5 (tức trùng với tuyến Tiểu không vong) cũng không sao
cả.
3) Những tuyến nằm giữa 2 sơn, nhưng 1
sơn là Nhân nguyên long, 1 sơn là Địa nguyên Long: đây chính là trường hợp của
những tuyến Đại không vong đã nói ở phần trên.
Như vậy nếu xét kỹ thì thật ra trên la
bàn chỉ có 8 tuyến Đại không vong và 8 tuyến Tiểu không vong chính mà thôi. Bên
cạnh chúng còn có thêm 1 số tuyến nằm trong khoảng cách 1 độ 5 ở 2 bên cũng đều
được xem là những tuyến vị Đại-Tiểu không vong cả. Còn ngoài ra, những tuyến vị
nằm giữa 2 sơn thuộc Thiên nguyên Long và Nhân nguyên Long trên thực tế không
phải là Không vong. Còn những tuyến nằm giữa 2 sơn thuộc Nhân nguyên Long và Địa
nguyên Long là trường hợp Đại không vong rồi vậy.
Xét về mức độ tác hại thì những hướng
Tiểu không vong cũng gây ra nhiều tai họa cho những ai sống trong căn nhà đó,
như gia đình đổ vỡ, ly dị, tài lộc hao tán, dễ bị thưa kiện, hình ngục, người sống
trong nhà cũng thường bất chính, hay vi phạm luật lệ, phạm pháp hoặc trộm cắp,
hung dữ, lại dễ thấy ma quỷ... Cho nên sách “Trạch vận tân án” mới viết những
nhà phạm tuyến Tiểu không vong (tức âm-dương sai thố) thì thường là “tiến,
thoái lưỡng nan, không tạo dựng nổi uy quyền, danh tiếng. Lại chuốc kiện tụng,
thị phi, trở thành bại cục (cách thất bại), hao tổn công sức”.
Ngoài những tuyến Đại-Tiểu không vong ở
trên thì trong 1 số sách vở còn đề cập đến những đường phân giới của 64 quẻ
tiên thiên, và cũng xem những tuyến đó là Đại không vong. Rồi gộp hết tất cả những
tuyến đó, cộng với những tuyến Đại-Tiểu không vong chính và gọi chúng là những tuyến
“BẤT KHẢ LẬP” (tức những tuyến vị không thể chọn để lập hướng nhà hay mộ).
Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì thấy những đường
phân giới của 64 quẻ Tiên thiên thật ra cũng trùng với những tuyến vị “Phân
châm” hoặc “Phân kim” trên Tưởng bàn (tức 1 loại la bàn do Tưởng đại Hồng làm
ra), mà trong đó, cách tính để chia tuyến vị của 64 quẻ Tiên Thiên như sau: lấy
64 quẻ chia cho 8 hướng, thì mỗi hướng có 8 quẻ. Mỗi hướng tổng cộng có 45 độ,
chia cho 8 quẻ thì mỗi quẻ chiếm 5 độ, còn dư 5 độ. Để phân chia cho đồng đều,
Tưởng đại Hồng xếp 5 quẻ tiên thiên vào phần giữa của mỗi hướng (tỗng cộng là
40 độ). Còn khu vực tiếp giáp giữa mỗi hướng thì để chừa ra mỗi bên là 2 độ 5
(tổng cộng là 5 độ). Khu vực này được coi là khu vực “xuất quái” (ra khỏi quẻ
hay hướng).
Như vậy, tổng cộng độ số của 8 quẻ (40
độ) và khoảng trống ở gần ranh giới giữa 2 hướng (5 độ) là 45 độ, tức đã bao
hàm hết 1 hướng. Nếu tính như vậy thì tất cả mọi tuyến vị chính giữa của 24 sơn
đều nằm trên đường phân giới của 64 quẻ Dịch.
Đó là lý do tại sao có 1 số trường phái
Phong thủy (nhất là Tam hợp phái) thường cho rằng tuyến vị chính giữa của 24
sơn là những tuyến “Đại không vong”, cho nên khi lập hướng nhà hay mộ thì họ
thường tránh những tuyến vị đó, mà kiêm sang bên phải hoặc trái 3 độ, chứ không
dám lấy đơn hướng.
Đây là 1 sai lầm, chẳng những vì họ đã
không biết tới vấn đề hướng nhà phải thuần khí, mà còn có thể kiêm không đúng độ
số, vì không phải tọa-hướng nào cũng có thể kiêm 3 độ, mà còn tùy thuộc vào những
sơn mà chúng tọa lạc là âm hay dương.
Hơn nữa, hướng kiêm 3 độ cũng là lằn
ranh giới giữa chính hướng và kiêm hướng, nên nếu kiêm không cẩn thận, hướng đó
có thể đã ra ngoài chính hướng và thuộc về kiên hướng, nên có thể đang từ tốt
biến thành xấu...
Ngoài ra, vì các sách vở cổ xưa hoặc đã
thất bản, hoặc cố tình không nói tới lý do tại sao lại đem 64 quẻ Tiên thiên
vào trong la bàn. Nhưng theo thiển ý của người viết thì có lẽ chỉ là dùng để phụ
đoán thêm tính chất của từng hướng nhà mà thôi (như trường hợp Nhị thập bát
tú...), chứ không phải mục đích là để chọn phương hướng.
Chính vì vậy mà tuy Tưởng đại Hồng vẫn
đưa 64 quẻ Tiên thiên vào trong la bàn do ông chế tạo, nhưng khi chọn hướng thì
vẫn lấy đơn hướng (tức là đè lên đường phân giới của quẻ Dịch). Điều này chứng
tỏ đường phân giới của 64 quẻ Tiên thiên thật ra không có giá trị gì về phương
diên lập hướng cả.
Đối với những nhà phạm tuyến Đại-Tiểu
không vong tuy rằng rất xấu, nhưng nếu biết cách hóa giải thì cũng có thể biến
xấu thành tốt mà xử dụng được, chứ cũng không phải nhất quyết vì chúng thuộc những
tuyến "bất khả lập" nên hoàn toàn không xử dụng được.
Ngoài ra, đối với trường hợp những nhà
có tọa-hướng thuộc Thiên nguyên Long kiêm Nhân nguyên Long, hoặc Nhân nguyên
Long kiêm Thiên nguyên Long tuy có thể kiêm nhiều mà không sợ phạm Không vong,
nhưng vẫn phải kiêm đúng pháp độ, tùy theo tọa-hướng thuộc sơn dương hay âm. Nếu
thuộc sơn dương thì có thể kiêm tới 7 độ, nếu là sơn âm thì chỉ có thể kiêm tới
6 độ mà thôi.
I. ĐẠI KHÔNG VONG:
1 Xác Định Phân Độ:
* Bắc: Từ 337, 5 độ - 0độ (Chính Bắc) -
22, 5 độ; Quái Khảm quản.
* Đông Bắc: 22,5 độ - 45 độ (Chính Đông
Bắc) - 67, 5 độ. Quái Cấn quản.
* Đông: 67,5 độ - 90 độ (Chính Đông) -
112,5 độ. Quái Chấn quản.
* Đông Nam: 112, 5 độ - 135 độ (Chính
Đông Nam) - 157, 5 độ.Quái Khôn quản. (Theo Phong Thủy Lạc Việt).
* Nam: 157, 5 độ - 180 độ (Chính Nam) -
202,5 độ.Quái Ly quản
* Tây Nam: 202,5 độ - 225 độ (Chính Tây
Nam) - 247.5 độ. Quái Tốn quản (Theo Phong Thủy Lạc Việt)
* Tây: 247,5 độ - 270 độ (Chính Tây) -
292, 5 độ. Quái Đoài quản.
* Tây Bắc: 292,5 độ - 315 độ (Chính Tây
Bắc) - 337, 5 độ. Quái Càn quản.
Dễ dàng nhận thấy rằng hướng (hay tuyến)
22,5 độ, 67,5 độ, 112,5 độ, 157,5 độ, 202,5 độ, 247,5 độ, 292,5 độ và 337,5 là
tất cả 8 tuyến biên của hai Cung khác nhau, nghĩa là tuyến giáp ranh, tuyến
biên giữa hai Cung khác nhau, thế thì 8 tuyến này gọi là Hướng (hay Tuyến) Đại
Không Vong. Nói một cách chính xác hơn là hướng Chính Đại Không Vong.
Nhưng, bên cạnh đó Tuyến Đại Không Vong
lại có quy định rằng
từ Chính Đại Không Vong, nếu nghiêng
qua trái 1,5 độ hay nghiêng qua phải 1,5 độ thì vẫn thuộc phạm hướng Đại Không
Vong.
Ví dụ: Hướng nhà có tọa độ: 157,5 độ.
Xét trên đồ hình 24 Sơn Bát Trạch, ta
thấy rằng đó là biên của hai CungTốn và Ly. Cụ thể hơn nữa là biên, giáp ranh
giữ hai sơn: Sơn Tị và sơn Bính. Vậy nhà này đã phạm hướng Đại Không Vong.
Giả sử nhà này không ở hướng 157,5 độ
mà là hướng 159 độ ta thấy rằng, từ hướng
Chính Đại Không Vong 157,5 độ qua phải 1,5 độ là 156 độ thì theo tiêu chí trên,
nhà này vẫn phạm Đại Không Vong.
Cũng như vậy, nếu ở hướng 159 độ thì vẫn
thuộc Đại Không Vong.
Vì vậy trong một biên độ từ 156 độ đến
159 độ đã phạm hướng Đại Không Vong. Các hướng Đại Không Vong theo đó suy ra.
2. Ảnh Hưởng Của Đại Không Vong:
Nhà phạm hướng Đại Không Vong thì người
trong nhà thường ngủ gặp ác mộng, ma quái, tinh thần dễ bất an, tâm lý hay xáo
động, cáu gắt, nóng giận vô cớ, dễ liên quan chuyện thị phi, kiện cáo, hình ngục,
nếu phạm nặng (thêm các yếu tố cực xấu khác) thì nhà có kẻ chia ly, thân thuộc
ly tán, gia đạo bất an, biến động...
II. TIỂU KHÔNG VONG:
Cũng giống như Đại Không Vong, nhưng là
tuyến biên hay tuyến giáp của hai Sơn trong cùng một Cung.
1. Âm Dương Sai Thố:
Theo quy ước 24 Sơn Bát Trạch được phân
định Âm Dương. Một cung gồm 3 sơn trong 3 sơn đó có một sơn Dương 2 sơn Âm hoặc
1 sơn Âm 2 sơn Dương. Vì vậy, khi chọn hướng, nếu chọn nhầm hướng là biên của
hai sơn thì đã phạm Tiểu Không Vong; mặt khác, nếu hai sơn đó, một sơn Âm và một
sơn Dương, thì gọi là "Âm Dương sai thố", tức là Âm Dương tạp loạn.
Ví dụ:Nhà hướng 172,5 độ. Xét trên đồ
hình 24 sơn Bát Trạch, 172,5 độ là ranh giới giữa hai sơn Bính và Ngọ trong
cùng một Cung Ly. Hơn nữa, sơn Bính dương, còn sơn Ngọ âm, như vậy đã phạm Tiểu
Không Vong và âm dương sai thố.
Giả sử nhà đó không phải hướng 172,5 độ
mà là 174 độ thì sao? Vẫn thuộc Tiểu Không Vong Tuyến vì từ biên Tiểu Không
Vong 172,5 đánh qua phải hay qua trái 1,5 độ thì vẫn phạm Không vong. Do vậy
trong biên 171 đến 174 độ, hướng nhà đó đã phạm Tiểu Không Vong.
2. Đồng Âm Đồng Dương:
Trong cùng một cung nếu hướng nhà là
biên giáp ranh của hai sơn mà hai sơn đó đều là Âm hay đều là Dương thì theo
sách xưa, không phạm Không Vong mà gọi là được hướng.
Ví dụ: hướng 187,5 độ là biên của hai
sơn Ngọ và Đinh, đều là hai sơn Âm; tuyến 142,5 độ là biên của hai sơn Khôn và
Tị là hai sơn Dương nên các hướng này đồng Âm đồng Dương nên , theo sách xưa,
không coi là Không Vong.
3. Ảnh Hưởng Của Tiểu Không Vong:
Cũng như Đại Không Vong, nhưng mức độ
thấp hơn, người trong nhà đó mọi sở cầu đều bất như ý, công danh, tài lộc đều
không thuận, sức khỏe và tình cảm gia đình đều có vấn đề, hay ngủ mơ thấy điềm
gở, tinh thần không thông suốt...
III. HÓA GIẢI KHÔNG VONG:
Khi nhà phạm hướng "Bất khả lập
tuyến", tức phạm Không Vong, thường là xấu, do vậy có cách hóa giải hướng
này bằng những phương pháp trấn yểm của phong thủy. Có nhiều giải pháp, nhưng
thường thì phương pháp phổ thông nhất vẫn được biết đến là xây xéo, tức chuyển
xéo hướng Đại môn, hay hướng cửa cộng thêm việc thiết kế số đo Thông thủy cửa
nhà sao cho vào cung tốt của thước Lỗ Ban. Tuy nhiên kích thước phổ thông thường
dùng trên thị trường hiện nay có những điểm chưa chuẩn . Do vậy muốn có số đo
thước tấc chính xác cần phải tìm hiểu về
thước Áp bạch xích và Thốn bạch xích của người xưa hoặc người có chuyên
môn phong thủy giỏi trực tiếp đo hoặc tư vấn về phương pháp đo.
Anh HungBui ơi A có cái Lakinh tiếng việt nào hong? Up lên 1 file Chất lượng cao cho em 1 cái với để em rửa ra A0 cho dễ học?
Trả lờiXóaThanhk
La kinh tiếng Việt dienbatn đã đưa lên đầy cả Blog. Bạn copy ra in mà xài. Thân ái. dienbatn.
XóaChịu khó bớt mấy đồng tiền nhậu bảo LaiDo bán cho cái tiếng Việt mà dùng . Nhà anh ấy ở ngã tư Vọng ,ngay giáp BV Bạc Mai - Hà Nội ấy .
XóaĐT : 0962696989
Em ghé thăm anh. Chúc anh luôn vui, khỏe!
Trả lờiXóaCảm ơn Cường. Blog hoạt động rất tốt. Thân ái. dienbatn.
XóaEm chào anh Hùng .
Trả lờiXóaEm đọc ở trên và hiểu rằng : khi hướng nhà hay đất trùng với đường phân tuyến giữa hai sơn trong cùng một cung thì phạm tiểu không vong . khi hướng nhà đất trùng với đường phân tuyến giữa hai cung thì nhà và đất đã phạm hướng đại không vong .
Nhưng khi xem một số nhà có hướng 195 độ mà một số thầy vẫn kết luận nhà bị phạm hướng không vong .
Liệu còn cách tính nào nữa không anh Hùng ?
Mong anh giải đáp giúp .
Em chân thành cảm ơn anh .
Em đi hỏi các thày. Còn theo dienbatn thì 195 độ nằm trong Huyệt Khí Bảo châu Đinh Sửu - Quý Mùi. Thân ái. dienbatn.
XóaEm chào anh Hùng !
Trả lờiXóaEm cảm ơn anh nhiều . Thứ thực với anh em cũng nghĩ như vậy anh ạ . Thế nhưng em có đứa bạn có cái nhà chẳng biết nghe ông nào tư vấn cứ nhất định nói nhà nó bị phạm không vong .
Em xin anh giải đáp một câu hỏi nữa ạ :
Vậy nếu nhà hướng 195 độ là đã được huyệt bảo châu thì rất tốt . Nhưng cổng nhà này nếu chỉ duy nhất mở được ở phương nam thì nên để cổng vào sơn Bính ,Ngọ hay Đinh ạ ?
Cổng nhà nó hiện đang nằm ở sơ Bính ,em thấy nó cứ phân vân bảo giá ngày trước mở được vào sơ Đinh chắc giờ dầu rồi . Em hỏi thì nó bảo thầy bảo thế .
Em đang võ vẽ học phong thủy trên bloger của anh nên chưa tự giải đáp được .
Dám xin anh chỉ dạy cho em câu hỏi trên ạ !
Em chân thành cảm oen anh .
Nguyễn Văn Liên - Kính bút .
Điều này dienbatn đã viết, bạn nên đọc kỹ trước khi hỏi vì thời gian của dienbatn cũng rất hạn hẹp. Thân ái. dienbatn.
Xóa" PHÂN CHÂM THEO TRẠCH VẬN.
Khi đặt La kinh lấy hướng nhà, hướng cổng , cửa chúng ta phải lấy theo Tam nguyên Long ( Thiên, Địa , Nhân nguyên Long ).
* Địa nguyên long : + Giáp, Canh , Nhâm , Bính.
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
* Thiên nguyên long : + Càn , Khôn , Cấn, Tốn.
- Tý , Ngọ , Mão, Dậu.
* Nhân nguyên long : + Dần , Thân , Tỵ , Hợi.
- Ất , Tân , Đinh, Quý.
Lưu ý : Hướng nhà dương, hướng cửa âm và ngược lại cùng một Long thì khí mạnh. Thí dụ : Hướng nhà Dần , Thân, Tỵ, Hợi thì dùng hướng cửa Ất, Tân , Đinh, Quý.
Khi đặt phân châm thì lấy hướng nhà và cổng, cửa cùng một Long ( Thiên, Địa, Nhân ) . Nếu hướng nhà dương thì lấy hướng cửa , cổng âm và ngược lại.
Khi đặt phân châm phải lấy chính hướng ở giữa 24 hướng để lọt bào Huyệt khí Bảo châu. Không đặt vào hướng Không vong, lạc quái và Không vong sai thác.
Ví dụ : Nhà tọa Sửu - Hướng Mùi : Cả hướng và tọa đều là âm Địa nguyên long. Nên mở cửa các hướng Canh , Bính. "
Xin chia sẻ với bạn thế này :
Trả lờiXóaNếu nhà của bạn của bạn hướng tọa Quý hướng Đinh(-)thì đã được huyệt khí bảo châu rồi . Nếu lấy được cổng vào sơn Tốn (+)ở cung Tốn (phía Đông Nam) nữa thì phúc sẽ dài dài . Còn nếu không cứ mở cổng vào sơn Đinh (-) của cung Ly (phía Nam)thì tuy không bằng sơn Tốn do hai sơn cùng âm nên khí sẽ yếu như anh Hùng vừa nói nhưng vẫn tốt chán bạn ạ .
Nhà tôi cũng tọa Quý hướng Đinh ,trước cũng học PTLV rồi vẽ vời mời ông thiensu và các đệ tử của PTLV đến tư vấn ,tốn tiền mà trong thời gia chưa đầy 3 tháng mang bao tai họa vào nhà . Vội đập hết đi để lấy thế quan bình như trước . Năm ngoái chán cái cổng cứ phải đi vòng vèo do theo PTLV ,tôi thấy trước nhà thoáng nên gọi thợ mở luôn cổng đi thẳng từ đường cái xóm vào sân cho tiện . Bạn biết không ,làm bừa xong tôi mới tiến hành phân cung điểm hướng và dật mình thấy phần lớn cổng rơi vào sơn Ngọ của cung Ly . Về nguyên tắc phong thủy là không tốt nhưng đã làm rồi nên tôi mặc kệ . Nhưng từ khi mở cái cổng mới ai ai thấy cũng khen thấy nhà sáng sủa và tiện ,công việc tuy vẫn vậy nhưng thấy vui hơn chút ,tiền bạc thì vẫn nghèo vì mình chỉ trông vào đồng lương nhà nước . Nhưng thành quả lớn nhất là cuối năm trước nhân khi uống bia khi ngà ngà tôi đã gửi được thằng Cu Con ....
Giờ nghĩ lại thấy mình thay cái cổng là đúng sách !
Đấy ,bạn cứ động viên bạn của bạn là hãy vô sừ tư đi .
NHC
Anh Hùng ời "Thướng Sơn Hạ Thủy", và "Thượng Sơn Hạ Thủy" anh viết ở trên là một hay có khác nhau đấy ạ?
Trả lờiXóaKính anh!
Thướng là sự lên cao không đúng chỗ.
Xóa* Thướng Sơn là Hướng tinh của Vận lại đến vị trí của Sơn ngụ.
* Hạ thủy là Sơn tinh của Vận lại đến vị trí của Hướng ngụ.
Dùng chữ thướng chính xác hơn dùng chữ thượng. Còn vấn đề vẫn là một. Thân ái. dienbatn.
Ở trên câu trước anh nói "Thướng Sơn Hạ Thủy" là cực hung số 1 của trạch vận, nhưng câu sau anh lại nói: "Thượng sơn hạ thuỷ: thích hợp nhất với địa hình bằng phẳng. Đằng sau địa hình tương đối thấp, xa hơn một chút có suối, sông, dòng nước, hoặc có hồ nước, thác nước tụ họp. Mặt trước địa hình tương đối cao, núi cao có hình thế đẹp. Dương trạch lấy mặt nhà cao tầng là bố cục thích hợp. Từ bố cục này, mặc dù phía tứước cao phía sau thấp, phía tứước có phía sau không nhưng lại được coi là bố cục phù hợp. Nhưng cũng cần phải rõ ràng, không nên hiểu sai cho rằng chỉ cần dựa vào phía sau toạ có thuỷ, phía trước có sơn là có thể sử dụng được. Nếu mà như vậy thì lại không có nơi nào là không có đất. Thuỷ ở phía sau của toạ phải tào thành hình cong giống như hình dáng của cái tổ hoặc cái kìm ( Hình dáng là nửa hình tròn hoặc là hình chữ U). Đỉnh núi, gò đồi, kiến trúc của các toà nhà cần phải có một khoảng cách nhất định ( để không còn có cảm giác bị bức bách). Hình dáng của chúng phải đẹp, cân đối (nhìn thuận mắt), bao bọc lấy bản thân chúng ta, đó mới là mảnh đất có khí mạch, nếu sử dụng mảnh đất này sẽ có được phúc lộc dài lâu". Nghĩa là rất tốt. Em không hiểu như thế nào, mong anh chỉ bảo thêm để em được tỏ tường!
XóaChào bạn nặc danh !
Trả lờiXóaKhái niệm Thướng Sơn - Hạ Thủy có thể hiểu khái quát như thế này :
Sơn quản nhân định thủy quản tài lộc . Sơn không phải chỉ là núi mà còn có ngụ ý là những phi tinh của Sơn bàn (Sơn Tinh).Tương tự như vậy ,Thủy không phai nhất thiết phải là nước mà còn có ý là những phi tinh của hướng bàn (Hướng Tinh) .Vì thế cổ nhân nói Sơn Tinh chủ về nhân đinh ,Hướng Tinh chủ về tài lộc .
Chính vì vậy :
Khí sinh ,vượng của Sơn Tinh cần đóng ở những nơi có Núi cao hay gò đất cao ,hoặc nhà cao ,cây cối cao to . Một ngôi nhà mà được như vậy là cách cuộc Sơn Tinh đắc cách ,người trong nhà sẽ đông đúc ,tài giỏi thông minh ,thành đạt sớm .
Ngược lại nhưng nơi có sinh,vượng khí của Sơn Tinh không có núi cao ,gò đất cao hay nhà cửa , cây cối cao lớn mà lại có ao ,hồ ,sông, biển ,hặc khu vực thấp trũng trống thoáng ….. thì nghĩa là đã để Sơn thần (Sơn Tinh) trên núi xuống nước và đã (Hạ thủy) . Cho nên Sơn tinh nếu là sinh ,vượng của đương vận thì không được đóng tại những nơi có ao ,hồ ,sông biển …. ; Phạm vào điều này gi đình sẽ ly tán ,tuyệt tự hoặc gia cảnh lầm than bi đát !
Khí sinh ,vượng của hướng tinh cần đóng ở những nơi có ao, hồ ,song ,biển hay ngã ba,ngã tư .. hoặc nơi đó phải có cổng ,cửa ra vào (Cửa chính đi lại nhiều nhất) . Được như vậy là cách cuộc hướng tinh đắc thủy nên tài lộc ,vui vẻ sẽ đầy nhà cứ vô tư mà hưởng .
Ngược lại nhưng nơi có sinh,vượng khí của Hướng Tinh không có ao ,hồ ,sông biển hay đường đi lối lại Mà lại có gò đất cao hay nhà cửa , cây cối cao lớn ….. thì nghĩa là đã để Long thần (Hướng Tinh) lên núi (Thướng Sơn) . Cho nên Hướng tinh nếu là sinh ,vượng của đương vận thì không được đóng tại những nơi có Núi cao hay gò đất cao ,hoặc nhà cao ,cây cối cao to …. ; Phạm vào điều này thì sản nghiệp lụi bại ,công danh tài lộc đều đi xuống không thể ngóc đầu lên được !
Trân trọng !
Cảm ơn bạn Cóc vàng đã quan tâm trả lời. Nhưng mong bạn và bác Hùng đọc kỹ lại thắc mắc của tôi. Ở đây tôi thắc mắc là vì sao ở trên bác Hùng nói là "Thướng Sơn Hạ Thủy" là cực hung, nhưng câu tiếp theo thì bác ấy lại có ý nói "Thượng Sơn Hạ Thủy" là tốt!Mong sớm nhận được phản hồi của bạn và bác Bùi Hùng!
XóaKính!
Cóc vàng đã nói rõ như vậy mà cháu không hiểu à ? Thướng sơn - Hạ thủy là xấu nhưng khi gặp những điều kiện tốt như cóc vàng đã dẫn lại trở nên tốt đẹp. Đây chính là cách giải quyết trường hợp Thướng sơn - Hạ thủy. dienbatn.
Trả lờiXóaChào anh Hùng. Em trước tiên cho em cám ơn anh vì đã đưa ra nhưng bài hay em có điều muốn nhờ anh giúp, nhà em làm tọa sửu hướng mùi, nhưng của chinh lại mở ở Đinh theo em đọc và biết thì phạm vào Hoàng tuyền và bát sát. Vậy có cách nào khắc chế không anh. Trân trọng!
Trả lờiXóa