GIẢI MÃ NHỮNG
BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN.
BÀI 5.
I.NGUỒN GỐC VÀ
QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.
II.LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA NGUYỄN TẠI HUẾ.
Nhận xét về
Lăng Tẩm ở Huế , ông Phạm Quỳnh viết : “ Lăng đây là cả một tòa thành , cả một
vùng núi , chớ không phải là một khoảng dăm ba sào , một khu vài ba mẫu. Lăng
đây là cả màu Trời sắc nước , núi cao rừng rậm , gió thổi ngọn cây , suối reo
hang đá , chớ không phải là cái nâm con con của tay người xây dựng. Lăng đây là
bức cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp , ghép thêm một cảnh nhân tạo tuyệt khéo . Lăng
đây là cái nhân công tô điểm cho sơn thủy , khiến cho có một cái hồn não nùng ,
u uất như phảng phất trong cung điện âm thầm , như rì rào trên ngọn thông hiu hắt
. Không biết lấy gì mà tả cho được cái cảm lạ, êm đềm vô cùng , ảo não vô cùng
, nó chìm đắm người khách du quan trong cái cảnh tĩnh mịch u sầu ấy. Trong thế
giới chắc còn nhiều nơi có lăng tẩm đẹp đẽ hơn nhiều , như ở Ấn Độ có cái mả bà
Chúa toàn bằng ngọc thạch , ở Châu Âu cũng có lắm nơi mộ địa rất là u sầu .
Nhưng không đâu cái công dựng đặt của người ta với cái vẻ thiên nhiên của Trời
đất khéo điều hòa nhau bằng ở đây , Cung điện , Đền tạ cùng một màu sắc như núi
non , như cây cỏ , tưởng như cây cỏ ây, núi non ấy phải có Đình Tạ ấy, Cung điện
ấy mới là xứng , mà Cung điện ấy , Đình Tạ ấy phải có núi non ấy , cây cỏ ấy mới
là hợp vậy . “
Mỗi khi vị
Vua mới lên ngôi , đã nhớ đến câu “ Tức vị trị quan “ và nghĩ ngay đến việc xây
đắp Lăng Mộ theo quan niệm sống và thẩm mỹ của mình . Lăng là hình ảnh của ông
Vua vậy. Họ đã tìm nơi sơn kỳ thủy tú , xa gió bụi thị thành để làm nơi yên nghỉ
cuối cùng . Tại đây họ cũng có một tiểu triều đình với đủ ngựa voi tàn quạt ,
võ tướng , văn quan . Còn ai nghĩ đây là những nơi âm phần lạnh lẽo khi thấy thấp
thoáng các nơi Đình , Viện , những thể nữ cung nga , nhiều người còn trong tuổi
xuân hơ hớ. Họ nghĩ gì khi phải chôn chặt nơi đây cả một chuỗi ngày tàn đằng đẵng
? Phải chăng họ mơ về những giấc mộng ái ân không thỏa mãn cho một kiếp lai
sinh ?
Các vua triều
Nguyễn đều xây dựng lăng mộ cho mình ngay khi còn sống vì quan điểm "sinh
ký tử quy" (sống gửi thác về) của nhà Nho và triết lý sắc không vô thưởng
của nhà Phật.Các khu lăng mộ xây sẵn có hai chức năng: là nơi khi thỉnh thoảng
còn sống các vua lui tới để vui chơi và nơi chôn cất khi họ mất. Tất cả các
lăng điều được xây dựng, quy hoạch theo đúng triết lý Phong Thủy phương Đông: bất
cứ lăng nào cũng tuân thủ các nguyên tắc sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả
long hữu hổ... đã làm cho các lăng này có được những kiến trúc rất đẹp và thơ mộng.
Tuy triều Nguyễn có 13 vua, nhưng vì nhiều lý do kinh tế chính trị chỉ 7 lăng
được xây dựng.Tất cả đều còn lại đến ngày nay với các lối kiến trúc riêng.
1/Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng).
Lăng Gia Long còn gọi là Thiên
Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Lăng
thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này
là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi
lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.
2/Lăng Minh Mạng - Hiếu Lăng. Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây
dựng từ năm 1840 đến năm 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi
Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch
hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km.
3/ Lăng Thiệu Trị - Xương Lăng. Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng nằm ở địa phận thôn Cư
Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Được vua Tự Đức cho xây dựng vào năm
1847 để chôn cất vua cha Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị,
lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc,
một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.
4/Lăng Tự Đức - Khiêm Lăng. Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị,
là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc
trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay
là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có
tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm
Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng có kiến trúc
cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của
vua chúa nhà Nguyễn.
5/ Lăng Dục Đức - An Lăng. Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng
An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế,
cách trung tâm thành phố chưa đầy 2 km; là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục
Ðức, Thành Thái và Duy Tân. Dục Đức lên ngôi năm 1883 được 3 ngày thì bị phế trất
và mất, sau này con ông là vua Thành Thái (lên ngôi năm 1889) cho xây lăng để
thờ cha đặt tên là An Lăng. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa
về chôn tại địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở ngôi điện
Long Ân. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng Thành
Thái.
6/ Lăng Đồng Khánh. Lăng Ðồng Khánh còn gọi là Tư Lăng tọa
lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn
Thượng Hai, phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Nguyên trước đây là Ðiện Truy Tư
được vua Đồng Khánh xây dựng để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Khi Ðồng Khánh
mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất
nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ
cho vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Ðồng
Khánh.
7/ Lăng Khải Định - Ứng Lăng.
Lăng Khải Định còn gọi là Ứng
Lăng toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành
Huế là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được xây
dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi. Về kiến trúc lăng Khải Định
được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn
bởi sự pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật
ghép tranh sành sứ độc đáo.
Các Lăng Tẩm
Huế có một chủ đề tư tưởng chung nhưng lại mang phong cách nghệ thuật riêng. Sự
dị biệt ấy được nêu ra bằng những tính từ sau :
Lăng Gia
Long hoành tráng.
Lăng Minh Mạng
thâm nghiêm.
Lăng Thiệu
Trị thanh thoát .
Lăng Tự Đức
thơ mộng.
Lăng Dục Đức
đơn giản.
Lăng Đồng
Khánh xinh xắn.
Lăng Khải Định
tinh xảo.
2.LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.
Nhà Nguyễn được thành
lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị
năm 1945, trải tổng cộng 143 năm, có 13 vị vua thuộc 7 thế hệ.
Quốc hiệu Việt Nam
chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn năm 1804 dưới triều vua Gia Long. Năm
1839 vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam với ngụ ý một nước Nam rộng lớn,
quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945 khi vua Bảo Đại đặt quốc hiệu là Đế quốc
Việt Nam.
Triều Nguyễn là một
triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của
người Pháp giữa thế kỷ 19, trải qua hai giai đoạn chính:
- Từ năm 1802–1858 là
giai đoạn độc lập, từ khi vua Gia Long thống nhất đất nước đến các đời Minh
Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
- Từ năm 1858–1945 là
giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết
thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào tháng 8 năm 1945.
Vua Gia Long (tên
Nguyễn Phúc Ánh, trị vì 1802–1820). Vua Gia Long là một vĩ nhân, một thực thể
tất yếu của lịch sử Việt Nam. Ông trải suốt 25 năm bôn ba chinh chiến mới khôi
phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Ông có công thống nhất mảnh đất chữ S và xác
định chủ quyền với đảo Hoàng Sa - Trường Sa, quốc hiệu Việt Nam xuất hiện từ
triều đại này, đưa Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông
Dương.
1.Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng).
Lăng Gia Long còn gọi là Thiên
Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Lăng
thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này
là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi
lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.Lăng
Gia Long không chỉ có mộ của Vua Gia Long mà là cả một quần thể Lăng , Tẩm của
nhiều thành viên trong gia đình và dòng họ của Vua. Bao gồm Lăng Trường Phong của
Chúa Nguyễn Phúc Chú, Lăng Quang Hưng của một bà vợ Chúa Nguyễn Phúc Tần , Lăng
Vĩnh Mậu của một
bà vợ Chúa Nguyễn Phúc Thái, Lăng Thoại Thánh của mẹ Vua Gia Long , Lăng Hoàng
Cô của Thái trưởng Công chúa Long Thành là chị ruột Vua Gia Long , Lăng Thiên
Thọ Hữu là Lăng của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu ( vợ thứ của Vua Gia Long , mẹ đẻ của
Vua Minh Mạng ), Lăng Thừa Thiên Cao Hoàng hậu ( vợ chính của Vua Gia Long ).
Quần thể Lăng , Tẩm ấy nằm rải rác trên một địa bàn rộng lớn thuộc Làng Định
Môn. Tất cả các Lăng , Tẩm ấy được xây dựng vào những thời điểm khác nhau , trước
sau gần 2 thế kỷ ( Thế kỷ 17-18 ).
Vua Gia Long có nhiều cung tần nhưng chỉ có 3 người vợ có
ngôi vị cao nhất được chép vào sử :
1/ Bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan –
Mẹ của Hoàng tử Cảnh.
2/ Bà Thuận Thiên Cao hoàng hậu , tên thật là Trần Thị
Đang – Mẹ của Vua Minh Mạng.
3/ Khi lấy được thành Phú Xuân , bắt được Hoàng hậu vợ của
Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản - ( Con của Quang Trung ) , tên là Lê Thị Ngọc
Bình , Vua Gia Long lấy làm vợ thứ 3 phong là Đức Phi.
Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng).
Lăng và mộ của Vua Gia Long và Hoàng hậu Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị
Lan . Trục Thần Đạo có hướng 191 độ . Tọa Quý – Hướng Đinh .
“Theo nhiều nhà phong thủy, thế đất này rất
đẹp, có Long nhập
thủ từ phương Cấn đến, tả có Thanh Long, hữu có Bạch Hổ bao bọc, trước mặt có một
hồ nước lớn làm minh đường với phương thủy tụ là Khôn sơn. Phía bên kia hồ lại có ngọn núi Thiên Thọ
làm tiền án, nước chảy tới minh đường rồi uốn lượn mà chảy tiêu ở thủy khẩu Tuất
phương. “.
Tuy nhiên theo khảo sát của dienbatn vẫn có Long nhập thủ từ phương Cấn , nhưng hồ Dài nước trước Minh đường Hữu Thủy đảo Tả ra Tốn Tị mới chính xác. Nếu theo như các bậc tiền nhân nhận xét ở trên : “ Long nhập thủ từ phương Cấn, thủy tụ là Khôn sơn, chảy tiêu ở thủy khẩu Tuất phương “. Thì không thể đặt mộ theo Quý Sơn – Đinh Hướng được. Ta kiểm tra thủy theo LẬP HƯỚNG THEO THỦY.(Trích từ Địa lý chính tông và Ngũ quyết ) điều các vị tiền bối tính toán:
HỎA CỤC.
Thủy ra 6 chữ : Tân – Tuất, Càn – Hợi, Nhâm – Tý. Thì các phương Ất – Thìn , Tốn – Tị, Bính – Ngọ cao nên là Hỏa cục. Khởi Trường sinh tại Dần để luận Thủy.
1/ THỦY RA TÂN – TUẤT.
Là Hỏa cục. Thủy ra Mộ phương. Lập được 4 Hướng : Sinh – Vượng – Tử - Tuyệt.
Hữu Thủy đảo tả.
Lập Hướng Trường sinh.
Tọa Khôn – Hướng Cấn.
Tọa Thân – Hướng Dần.
Phú quý song toàn , mọi ngành đều phát.
Lập Hướng Tuyệt.
Tọa Tốn – Hướng Càn.
Tọa Tị - Hướng Hợi.
Bỗng nhiên phát lớn.
Tả Thủy đảo hữu.
Lập Hướng Đế vượng.
Tọa Nhâm – Hướng Bính.
Tọa Tý – Hướng Ngọ.
Đinh tài đều vượng, mọi ngành đều phát.
Lập Hướng Tử.
Tọa Giáp – Hướng Canh.
Tọa Mão – Hướng Dậu.
Phú quý , thọ cao, đinh tài lưỡng vượng, nam thanh nữ tú.
Như vậy không thể đặt hướng mộ theo Quý Sơn – Đinh Hướng được.
Theo khảo sát của dienbatn vẫn có Long nhập thủ từ phương Cấn , nhưng hồ Dài nước trước Minh đường Hữu Thủy đảo Tả ra Tốn Tị .
LẬP HƯỚNG THEO THỦY.(Trích từ Địa lý chính tông và Ngũ quyết ).
THỦY CỤC.
Thủy khẩu ra 6 chữ Ất – Thìn , Tốn – Tị , Bính – Ngọ thì các phương Tân – Tuất, Càn – Hợi , Nhâm – Tý cao nên là Thủy cục, khởi Trường sinh tại Thân để luận thủy.
THỦY RA TỐN - TỊ.
Là Thủy cục. Thủy quy Tuyệt. Lập được 3 Hướng : Mộ - Dưỡng – Tuyệt.
1/Hữu Thủy đảo Tả.
Lập Dưỡng Hướng :
Tọa Quý – Hướng Đinh.
Tọa Sửu – Hướng Mùi.
Đinh tài đều vượng, công danh mọi nhà rất thịnh và phát đạt.
Tả Thủy đảo hữu:
Lập Hướng Mộ .
Tọa Tân – Hướng Ất.
Tọa Tuất – Hướng Thìn.
Đại phú đại quý , nhân đinh hưng vượng.
Lập Hướng Tuyệt .
Tọa Hợi – Hướng Tị.
Tọa Càn – Hướng Tốn.
Hay phát lớn.
Như vậy là chính xác.
KẾT LUẬN : Lăng và mộ của Vua Gia Long và Hoàng hậu Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan . Trục Thần Đạo có hướng 191 độ . Tọa Quý – Hướng Đinh .Hữu Thủy đảo Tả. THỦY RA TỐN - TỊ. Là Thủy cục. Thủy quy Tuyệt. Lập được Dưỡng Hướng : Đinh tài đều vượng, công danh mọi nhà rất thịnh và phát đạt.
Tọa Quý – Hướng Đinh có 3 Huyệt.
Mai táng từ tháng 1-4 thuộc Cấn Long , Tụ khí tại Mậu Dần.
Mai táng từ tháng 5-8 thuộc Mão Long , Tụ khí tại Quý Mão.
Mai táng từ tháng 9-12 thuộc Hợi Long, Tụ khí tại Tân Hợi.
CẤN LONG : Cấn long thuộc Thổ là Âm long . Loại long tốt hay sinh ra người hiền lành , tuấn tú , thông minh , có khoa cử hanh thông , con nhiều cháu lắm , nhiều lộc , nhiều của cải , ruộng vườn . Cấn long phát cho người tuổi Sửu – Dần – Hợi và lập Hướng nào sẽ phát cho người tuổi đó .Cấn long thường phát rất lớn và rất bền . Cấn long mà lập Canh hướng , mà phương Canh lại có gò cao triều Huyệt thì trước phát văn sau phát võ .
CẤN LONG NHẬP THỦ .
Cấn Long là Long mạch tốt, lập được nhiều hướng nhất gồm 8 Hướng.
1/ Quý Sơn – Đinh Hướng.
2/ Nhâm Sơn – Bính Hướng.
3/ Giáp Sơn – Canh Hướng.
4/ Ất Sơn – Tân Hướng.
5/ Mão Sơn - Dậu hướng.
6/ Càn Sơn – Tốn Hướng.
7/ Hợi Sơn – Tị Hướng.
8/ Sửu Sơn – Mùi Hướng.
1/ Quý Sơn – Đinh Hướng.
Cấn Long nhập thủ. Lạc mạch sang tả , Huyệt tọa Quý – Hướng Đinh, nhích quan tài sang bên hữu chút ít , lấy Mậu Dần làm chính Khí, để Khí chạy xuyên sang tai tả.
Thôi quan Thiên có thơ :
Thôi Quan đệ nhất huyệt nghi Quý.
Thiên Thị chính Khí xung tả nhĩ.
Huyệt niêm Tây thú vi gia Dần.
Y cẩm vinh hoa diêu lư lý.
Nghĩa : Thôi Quan thứ nhất Huyệt hợp Quý Sơn . Chính Khí Thiên Thị ( Cấn ) xung vào bên tai tả. Huyệt niêm ( Giám sát ) nên gia vào Dần . Con cháu vinh hoa , bận áo gấm về làng.
· Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 191 độ )
- Kiêm Sửu Mùi : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ. ( 197,5 độ )
· Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
- Kiêm Sửu Mùi : Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi.
KIỂM TRA PHÂN KIM THEO HƯỚNG PHÁT VI.( Giảng nghĩa Thủy pháp )
Trong 12 Sơn , 12 Hướng , mỗi Hướng có đủ 12 Thủy khẩu. Hướng nào cát , hướng nào hung, Trường sinh , Thủy pháp đều biện kỹ càng , xét đoán không sợ sai lầm. ( Triệu Cửu Phong ).
QUÝ SƠN – ĐINH HƯỚNG , SỬU SƠN – MÙI HƯỚNG.
1/ Thủy chảy ra Khôn Thân . Mộc cục.
Thủy tả đảo hữu ra phương Khôn là Mộ hướng Tuyệt thủy lưu. Thư nói : Đinh Khôn chung thị vạn tư sương ( Lập hướng Đinh nước ra Khôn có vạn rương tiền) tức là cách này phát phú quý nhân , đinh tài đại vượng, phúc thọ cả hai.
2/ Thủy ra Canh Dậu.
Mộc cục.
Thủy ra phương Canh Dậu là Mộ hướng Thai thủy lưu xuất, là
cách tình quá nhi cang. Ta nghiệm các mộ cũ, cũng có cái lúc đầu có phát phú
quý, cũng có cái không phát, hoặc có thọ cao hoặc có thọ ngắn, cát hung đều có
nửa. Về lâu dài tất cả đều không có lợi, hoặc có đinh không tài , có tài không
đinh.
3/Thủy ra Tân Tuất. Hỏa
cục.
Thủy ra chính Mộ khố , lập Đinh Mùi là hướng Suy. Phạm Suy
thì không nên lập Hướng vì nhân đinh , tiền tài đều không phát.
4/ Thủy ra Càn Hợi. Hỏa
cục.
Tuyệt thủy lưu, Đinh Mùi cũng là hướng Suy. Cách này nhân
đinh , tiền tài mỗi ngày suy bại, lâu dài thì tuyệt tự .
5/ Thủy ra Nhâm Tý .
Hỏa cục.
Thai thủy lưu khứ, Đinh Mùi là hướng Suy. Nước triều lại
Đinh bên tả đảo hữu, sau Huyệt theo chữ Nhâm Thiên can mà ra, không phạm vào Tý
của địa chi là cách : Lộc tồn lưu tận bội kim ngư , phát phú phát quý, phúc thọ
toàn hai. Nhưng mà hướng thủy này ở bình dương thì phát nhiều, ở sơn cước thì bại
nhiều. Sao vậy ?
Bình dương cần chỗ ngồi Không, triều khắp, vì bình dương cần
tọa không triều mãn, Thủy ra chữ Nhâm tức là sau Huyệt thấp, rất hợp với cách
bình dương. Huyệt sau thấp 1 tấc , con cháu hội đọc thư, nước Đinh triều lại
thì trước Huyệt phải cao, hợp cách : Bình dương Minh đường cao, bạc vàng châu
báu tích đầy kho.
Đất núi cần : Tọa thực triều hư, sau Huyệt kị thấp khuyết . Nếu
nước Đinh triều đường đi ra chữ Nhâm là trước cao sau thấp, phạm vào cách : Tý
phong xuy xấu tử tôn hy ( Gió cánh tay thổi tới con cháu hiếm) , cho nên bảo
bình dương đại phát , sơn cước đại bại.
Phàm 4 cục Ất Tân
Đinh Quý , Thủy ra Giáp Canh , Bính Nhâm thì đều suy luận như trên.
6/ Thủy ra Quý Sửu.
Kim cục.
Thủy xuất Mộ khố, lập
hướng Quan đới. Sách gọi là “ Phạm thoái thần Quan đới, không nên lập Hướng
này, thường chết non , bại tuyệt.
7/ Thủy ra Cấn Dần .
Kim cục.
Thủy xuất Tuyệt, Hướng Quan đới. Chủ mất tiền của, trẻ nhỏ
khó nuôi, trai gái chết non, không người nối dõi. Trước bại ngành trưởng , sau
bại các ngành khác .
8/ Thủy ra Giáp Mão .
Kim cục.
Thủy ra Thai , Hướng Quan đới. Buổi đầu có phát chút ít nhân
đinh , về lâu tuổi thọ ngắn, không người nối dõi, ruộng vườn suy bại.
9/ Thủy ra Ất Thìn.
Thủy cục.
Thủy ra chính Mộ khố, Hướng Đinh Mùi là hướng Dưỡng. Cách
này phạm Thoái thần , buổi đầu có phát nhân đinh mà không phát lộc, cũng không
đại hung.
10/ Thủy ra Tốn Tị .
Thủy cục .
Hữu Thủy đảo tả ra phương Tốn Tị là Tuyệt Thủy lưu, Đinh Mùi
là hướng Dưỡng. Gọi là : Quý nhân Lộc mã thượng ngự giai, nhân đinh , tiền tài
cả 2 đều vượng, công danh hiển đạt , phát phúc lâu dài , con cháu trung hiếu hiền
lương, nam nữ thọ cao, các ngành đều phát, lại phát nữ xinh đẹp. Thong Thủy
pháp Địa lý , lập ra hướng Dưỡng , Thủy ra Tuyệt là phương cát lợi nhất.
11/ Thủy ra Bính Ngọ
. Thủy cục.
Hữu Thủy đảo tả , ra phương Bính Ngọ là Thai phương Dưỡng Hướng.
Tức là xung phá trên hướng Lộc vị( Đinh Lộc tại Ngọ ), gọi là xung Lộc tiểu
Hoàng tuyền, chủ không con , cùng khổ , yểu tử, xuất sinh cô quả vô hậu. Ta
nghiệm nhiều mộ, hoặc cũng có cái thọ cao, có 6,7 anh em mà đều chết trẻ, không
con , cũng có người ăn xin.
12/ Thủy ra Đinh Mùi
. Mộc cục.
Mộ Hướng , Mộ Thủy lưu. Nếu hữu thủy đảo tả thủy vào Minh đường,
theo trên hướng ra chữ Đinh , gọi là : Tuyệt Thủy đảo xung Mộ khố. Hoặc thẳng
ra trước mặt mà không có 100 bộ ( 180 m ) ngăn đón , là Thủy lưu trực khứ hay gọi
là : Khiên động Thổ ngưu, chủ bại tuyệt. Thư nói : Đinh Canh Khôn thượng thị
Hoàng tuyền chính là cách này .
Biện
hình đồ này : Nếu Quý sơn Đinh Hướng , Sửu sơn , Mùi hướng , tả Thủy đảo
hữu ra chữ Đinh không phạm chữ Mùi, có 100 bộ ngăn đó , hoặc cũng có phát phú
quý nhỏ, nhưng hơi sai phạm là Hoàng tuyền Thủy pháp tất sinh hung.
Nếu theo những bậc tiền bối tính : Thủy ra Tân Tuất. Hỏa cục.
Thủy ra chính Mộ khố , lập Đinh Mùi là hướng Suy. Phạm Suy thì không nên lập Hướng vì nhân đinh , tiền tài đều không phát. Điều đó ta thấy sai hoàn toàn. Vua Gia Long chắc chắn biết điều đó. Mặt khác Tọa Quý – Hướng Đinh .Hữu Thủy đảo Tả. THỦY RA TỐN - TỊ. Là Thủy cục là nước chảy xuống sông Tả Trạch mới hợp lý.
TÓM LẠI : Lăng và mộ của
Vua Gia Long và Hoàng hậu Thừa Thiên Cao
Hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan . Trục Thần Đạo có hướng 191 độ . Tọa Quý –
Hướng Đinh .Hữu Thủy đảo Tả -
THỦY RA TỐN - TỊ. Là Thủy cục. Thủy quy Tuyệt. Lập được Dưỡng Hướng
: Đinh tài đều vượng, công danh mọi nhà rất thịnh và phát đạt.
·
Phân
kim theo Chính châm Địa bàn.
-
Kiêm Tý
Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 191
độ )
·
Phân
kim theo Trung châm Nhân bàn :
-
Kiêm Tý
Ngọ : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
Câu chuyện tìm long mạch được các vị vua của triều đại nhà
Nguyễn đặc biệt chú trọng. Trong 13 vị vua của vương triều này, có tới 7 vị vua
có lăng tẩm riêng, mỗi lăng tẩm lại có vị thế, kiến trúc đặc biệt, ứng với
phong cách và con người của vị vua đó.
Nhưng điểm chung của các lăng tẩm này đều sở hữu địa thế vô cùng đắc lợi, nằm
nơi núi non trùng điệp và không gian vừa hoang sơ, vừa thiêng liêng, hai trong
số đó là Thiên Thọ Lăng (lăng tẩm của Vua Gia Long) và Hiếu Lăng (lăng tẩm của
Vua Minh Mạng).
Địa bàn xã Hương Thọ ở bờ bắc thượng nguồn sông Hương, ranh giới được phân định
từ núi Ngọc Trản, nơi có điện Hòn Chén, lên tới làng Định Môn chính là nơi có
lăng tẩm của Vua Gia Long. Vùng đất này nằm ngay nơi ngã ba hai nhánh sông Tả
Trạch và Hữu Trạch của sông Hương hội tụ, tạo nên vùng sơn thủy hữu tình và xưa
kia cũng được Vua Gia Long xác định là vùng long mạch.
Theo ghi chép của triều Nguyễn, năm Giáp Tuất -1814, sau khi Thừa Thiên Cao hoàng hậu mất,
Vua Gia Long đã sai người đi tìm vùng đất có long mạch để làm lăng tẩm cho vợ
và cũng là nơi yên nghỉ của mình sau này. Nơi được chọn là Tả ngạn sông Hữu Trạch , cách Kinh thành khoảng 12 km thuộc địa phận Huyện Hương Trà. Tại đây 2 Đại thần là Tống Phúc Lương , Thượng thư bộ Binh Phạm Như Đăng cùng Thày Địa Lý Lê Duy Thanh phải gieo quẻ đến 7 lần mới chọn được.
Sau khi Lê Duy Thanh tìm được vị trí đất đẹp, Vua Gia Long địch thân
cưỡi voi đến xem. Vua sau lại chọn một vùng đất khác, cách đó không xa, tự mình
xem xét, gieo quẻ, rồi trách đại thần rằng: “Xét về long mạch và cuộc đất cát
tường thuận theo cung mệnh đế vương thì nơi đây mới hợp, lẽ nào khanh không
biết mà lại lại chọn cho trẫm một nơi không thuận hợp như trước kia. Hay là
khanh đã biết mà muốn dành để cải táng hài cốt cha ông mình vào đó”?
Trong giai đoạn khởi xây , Hoàng tử thứ 4 bói được quẻ Dự với lời chiêm : Đại cát hanh , bèn gọi là Lăng Thiên Thọ.
Qua đó ta thấy được sự hiểu biết và quyết đoán của Vua Gia Long mạnh mẽ biết nhường nào.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LĂNG VÀ MỘ VUA GIA LONG QUA ĐỢT KHẢO SÁT CỦA DIENBATN.
Khúc sông Hữu Trạch gần Lăng Vua Gia Long.
Vua Gia Long được yên nghỉ giữa vùng núi thiên Thọ trong ngôi Lăng uy nghi , tọa lạc chính giữa một ngọn đồi bằng phẳng . Trước Lăng có núi Đại Thiên Thọ làm Án, phía sau có 7 ngọn đồi nhỏ làm Huyền Vũ. Hai bên Thanh Long - Bạch Hổ đều có 14 ngọn núi làm Tả Phù - Hữu bật. Trước mặt là Hồ Dài thả sen uốn lượn .
Khu lăng mộ này có đến 42 gò đống do Long mạch dư Khí trồi lên triều về khu Lăng Mộ.
Khi đi thăm , đầu tiên ta đến Điện Minh Thành trước , điện này nằm bên Hữu Lăng.
Di ảnh thờ của Vua Gia
Long.
Bài vị của Vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan .
Núi Đại Thiên Thọ làm Án của khu Lăng Mộ.
KHU LĂNG MỘ .
Bên Bạch Hổ.
Hồ Dài trồng sen trước Lăng Mộ và núi Đại Thiên Thọ làm Án khu Lăng Mộ.
Bên Thanh Long.
Vòng thành ngoài Lăng Mộ.
Án thư và vòng trong.
Lăng và mộ của Vua Gia Long và Hoàng hậu Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị
Lan . Trục Thần Đạo có hướng 191 độ . Tọa Quý – Hướng Đinh .Hữu Thủy đảo Tả - THỦY RA TỐN - TỊ.
Là Thủy cục. Thủy quy Tuyệt. Lập được Dưỡng Hướng : Đinh tài đều vượng, công
danh mọi nhà rất thịnh và phát đạt.
·
Phân
kim theo Chính châm Địa bàn.
-
Kiêm Tý
Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 191
độ )
·
Phân
kim theo Trung châm Nhân bàn :
-
Kiêm Tý
Ngọ : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
Minh đường.
XEM THÊM TƯ LIỆU VỀ LĂNG GIA LONG.
TRÍCH 10 NGÀY Ở HUẾ CỦA PHẠM QUỲNH –
Đăng trên Tạp chí Nam Phong 10/1918.
"… Thuyền đỗ
bên bãi cát , khách lên bộ , đi qua bãi thì vào đến chân núi Thiên Thụ . Có con
đường lên , 2 bên giồng thông. Bấy giờ tuy trời đã bảng lảng mà chưa mưa , vừa
đi vừa ngắm phong cảnh vui lắm. Đi ước chừng 10 phút thì tới nhà binh xá, là chỗ
quan Chánh xứ Lăng ở đó. Muốn xem Lăng phải có giấy phép của Bộ mới được vào
các cung điện . Vậy hôm trước tôi đã xin giấy Cụ lớn Công , ngài tử tế ân cần lắm
, trong giấy có nói rõ ràng tôi là chủ bút báo Nam Phong ở ngoài Bắc về , muốn
đi cung chiêm các tôn Lăng, dặn các Quan Chánh, phó xứ , cùng quan Lãnh binh
cho người đưa đi xem mọi nơi. Nhưng chẳng may hôm ấy , các quan đi vắng cả ,
tôi lên trình giấy không gặp ngài nào , duy có 1 thày đội ở nhà. Thày xem giấy
rồi tiếp đãi tử tế lắm , thân hành cùng với 2 tên lính đưa chúng tôi lên Lăng. Từ
nhà binh xá tới Lăng đi ước chừng mười phút đồng hồ nữa. Hai bên đường rặt
thông . Thông là một giống cây nó làm cho trong sạch không khí. Ngửi hơi thông
cũng đủ mát mẻ , khoan khoái trong người. Tưởng cả ngày cứ được như thế, không
mưa thì còn gì sướng bằng. Đến Điện trước rồi mới đến Lăng , Điện ở bên hữu
Lăng gọi là Minh Thành Điện. Điện trông rất nguy nga, trước mặt có sân rộng, giồng
mấy cây đại to , lại có thứ cây không biết tên là gì mà hình rất cổ kính , thực
hợp với cảnh trang nghiêm chỗ ấy . Trèo bệ đá lên cửa Điện , bước vào một cái
sân rộng nữa, trong bày mấy cái thống bằng sứ cực lớn. Thường trong các Miếu ,
Điện , ngoài sân hay bày những cái thống như thế. Chắc đó là đồ Tàu, nhưng
không phải đồ thường, hoặc giả Triều đình ta khi xưa , đặt kiểu riêng tự nơi “
Thổ sản “ chăng . Vì ngày nay không thấy ở đâu có những chiếc thổng nhớn như thế.
Hai bên là Tả vu Hữu vu, giữa là chính Điện . Các mệ là những bậc cung nữ của
tiên Đế khi xưa, hoặc là những bậc Công , Tôn nữ giở về già , xin vào Lăng để
trông nom việc hương lửa hôm mai. Ở Lăng Thiên Thụ này , chắc không còn những bậc
cung nữ nữa . Trong Điện có cái khám đặt bài vị đức tiên Đế , ngoài bày cái sập
rải chiếu , để những đồ ngự dụng như khi sinh thời : Cái khăn mặt , cái thau ,
bộ đồ trà , cái tráp giầu …Hai bên lại bày những đồ pha lê cùng đồ sứ Tây, chắc
là những đồ của các ông Sứ thần Pháp đem sang cống Vua ta khi xưa. Đại khái
cách bài trí trong Tẩm Điện các Lăng đều như thế cả, chỉ khác nhau có ít hay
nhiều mà thôi. Điện Lăng Thiên Thụ này là ít đồ bày hơn cả, nhiều nhất là Điện
Khiêm Lăng.
Xem xong Điện
mới ra ngoài Lăng . Sánh với các Lăng kia thì Lăng Thiên Thụ là giản dị hơn cả
, nhưng có cái vẻ gì hùng tráng , thực là biểu được cái chí to tát một ông Vua
sáng nghiệp.Bốn bề là núi cả, trong sách nói cả thẩy 36 ngọn đều quây quần về
đây. Giữa mấy từng sân đá rộng thênh thang , thềm cao rồng chạy , trên một tòa
thành tròn ba bề xây như hình cái ngai. Trong 2 nấm đá hình chữ nhật, tức là mộ
đức Thế tổ Cao hoàng Đế , cùng đức Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Hai ông bà nằm
song song ở giữa khoảng Giời rộng , núi cao , như muốn chứng tỏ với Giời đất rằng
, công ta đánh Đông dẹp bắc , mà gây dựng nên cái nền thống nhất của nước Đại
Việt này , từ nay vững như bàn thạch , bền như Thái sơn vậy. Không có Đình ,
không có Tạ , không có Lâu , không có Đài, chỉ trơ trơ một sân đá mênh mông ,
ngoài xa, 2 cột đồng trụ cao ngất Giời! Hùng thay. Thất rõ cái chí của một bật
khai Quốc đại anh hùng, không ưa những sự hư văn vô ích . Phàm Lăng là xây từ
sinh thời Vua , chớ không phải khi Vua thăng hà rồi mói xây, cho nên mỗi cái
Lăng là biểu tinh thần , tính cách riêng của mỗi ông Vua , tự tay đặt kiểu ấy
cái nhà ở sau cùng của mình .Như thế thì nơi Lăng Thiên Thụ này thực là tấm
gương phản chiếu cái khí tượng anh hùng của đức Gia Long vậy.
Có người cho
rằng Lăng đức Minh mạng đẹp, có người cho rằng Lăng đức Tự Đức là khéo . Tôi thấy
lăng đức Gia Long là hùng hơn cả. Nhưng một Triều được mấy Vua sáng nghiệp ?
Công khai sáng chỉ 1 đời, mà nền bình trị thực muôn thủa. Cho nên các Lăng sau
này có văn vẻ hơn , mà thực là kém hùng tráng vậy.
Dù vậy , nếu
có người hỏi tôi “ Trong 4 Lăng anh thích Lăng nào ? “, tôi xin đáp “ Tôi thích
Lăng đức Gia Long vậy .”
Nhưng dễ vì
tôi thiên vị một Lăng đức Gia Long , mà đến khi giở xuống xem các lăng khác thì
Giời không tựa nữa, làm cho mưa rầm suốt ngày hôm ấy."
Xin theo dõi tiếp BÀI 6. dienbatn.
dienbatn đã có bài viết cải chính lại BÀI 5 theo địa chỉ sau ( Từ bài 26-30).
https://dienbatnblog.blogspot.com/2020/09/giai-ma-nhung-bi-ve-kinh-thanh-hue-va.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét