GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 6.
I.NGUỒN GỐC VÀ
QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.
II.LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA NGUYỄN
TẠI HUẾ.
1.LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.
2. HIẾU LĂNG CỦA VUA MINH MẠNG.
Minh Mạng (1791-1841) có tên huý là Nguyễn Phúc Đảm, là Hoàng tử
thứ tư của Vua Gia Long và Hoàng hậu Thuận Thiên. Minh Mạng là vị Vua xây dựng
chế độ phong kiến tập quyền tiêu biểu, mọi quyền lực tuyệt đối đều thuộc nhà Vua. Ông cũng là người hoàn thiện thể chế chính trị hành chính quốc gia, xây
dựng nhiều công trình quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục quan trong như Kinh
đô Huế, kênh rạch phục vụ sản xuất nông nghiệp, mở các khoa thi tuyển chọn nhân
tài….làm vua 20 năm Minh Mạng đã có những đóng góp nhất định trong việc cũng cố
chế độ quân chủ tập quyền triều Nguyễn và ổn định bờ cõi:
– Chia nước thành 31 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Hoàn thành xây dựng
kinh đô Huế cùng hệ thống phòng thủ ở các địa phương
trong nước, đổi tên nước là Đại Nam.
– Lập Cơ mật viện để bàn việc quốc sự, tổ chức lại bộ máy nhà
nước thống nhất từ trung ương tới làng xã.
– Nhằm tránh sự chuyên quyền của tướng lĩnh và sự lộng hành của
hậu cung, nhà Vua chủ trương thành lập tứ bất lập ( không lập Tể tướng, không
lập Hoàng hậu và Thái tử, không lấy Trạng nguyên). Đối với thái giám nhà vua
ban chỉ dụ chỉ được hầu hạ trong cung chứ không cho giữ chức quyền.
– Về nông nghiệp, nhà Vua khuyến khích phát triển nông nghiệp,
giảm tô tức cho nông dân, hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc Bộ, quay đê lấn
biển, đẩy mạng khai hoang ở miền Nam, hoàn thiện kênh đào Vĩnh Tế… ngoài ra nhà Vua quan tâm đến phát triển kỹ thuật đóng tàu, trong thời kì này nước ta đóng
thành công tàu chạy bằng máy hơi nước.
– Về văn hoá nhà Vua coi trọng tuyển dụng nhân tài, mở khoa thi
hội thi đình khắc tên những người đỗ tiến sĩ trên bia Văn miếu, lập Quốc sử
quán sưu tầm và biên soạn sách . Hoàn thành việc xây dựng Kinh đô Phú Xuân.
– Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh, nhà Vua hết sức nể
trọng và tiếp thu đường lối trị quốc của nhà Thanh . Đối với Ai Lao và Chân
Lạp, Đại Nam đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ hai nước này và xây dựng nước
ta là một trong những nước hùng mạnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.
Trong cuộc sống chăn gối đời thường Vua Minh Mạng
là vị Vua nổi tiếng có sức khoẻ dẻo dai, bền bỉ. Có lẽ nhà Vua nhờ vào
tao thuốc đặc chế tên gọi là “ Minh Mạng thang” hay chăng?
Hưởng dương 51 tuổi nhưng Minh Mạng có tới 142 người con trong
đó có 78 Hoàng nam, 64 Hoàng nữ. Bình nhật khi nghỉ ngơi có tới 5 bà hầu hạ,
sau 5 canh thì danh sách các bà được chuyển qua phủ Tôn Nhơn để tiện theo dõi
việc ra hoa kết nhị của các bà sau này. Hiệu quả của Minh Mạng thang là “nhất
dạ ngũ dao sinh tứ tử” quả danh bất hư truyền!
Vua Minh Mạng qua đời ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý, tức ngày 20 tháng 1 năm 1841 tại điện Quang Minh, hưởng thọ 50 tuổi, ở ngôi 21 năm, miếu hiệu là Thánh Tổ (聖祖).Thụy hiệu do vua Thiệu Trị đặt cho ông là Thể thiên Xương vận Chí hiếu Thuần đức Văn vũ Minh đoán Sáng thuật Đại thành Hậu trạch Phong công Nhân Hoàng đế (體天昌運至孝純德文武明斷創述大成厚澤豐功仁皇帝). Lăng của ông là Hiếu Lăng, tại làng An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ông được thờ ở Tả Nhất Án Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế.
Lăng Minh Mạng nhìn từ không ảnh.
Lên làm Vua được 7 năm Minh Mạng cho người đi tìm đất xây Lăng
cho mình, quan địa lí Lê Văn Đức đã tìm vị trí tốt tại núi Cẩm Khê, gần ngã ba
Bằng Lăng , nơi hợp lưu của hai nguồn tả hữu Trạch tạo nên sông Hương. Nhưng
mãi 14 năm cân nhắc vua mới quyết định chọn nơi này. Tháng 4/1840 Vua xem chỗ
đất và đổi tên vùng núi Cẩm Khê thành núi Hiếu Sơn . Vua sai các quan đại thần
khảo sát địa thế đo đạc đất đai và vẽ toàn bộ núi đồi, khe suối, sông ngòi ở
đây cùng sơ đồ dự án kiến trúc La Thành, Bửu Thành, điền, lầu, đình, tạ, đường,
viện cho đến nơi đào hồ làm cầu dựng cửa… Đích thân nhà vua phê chuẩn , xem xét
đồ hoạ thiết kế của các quan. Tháng 9/1840 triều đình huy động 3000 lính và thợ
điều chỉnh mặt bằng và xây dựng vòng la thành xung quanh khu vực kiến trúc trên
khu đất 14 ha. Tất cả các công trình đăng đối theo trục dọc thể hiện sự bền
vững. Sau 8 tháng thi công công trình 1/1841 nhà Vua băng hà giữa lúc ông 50
tuổi.
Một tháng sau Vua Thiệu Trị tiếp tục xây lăng và sai các quan
đại thần Tạ Quan Cự , Hà Duy Phiên, Nguyễn Hữu Lễ, Nguyễn Tri Phương và Tôn
Thất Đường đứng ra lo liệu công tác ấy. Triều đình điều 1 vạn lính và thợ bộ
binh và bộ công lên làm việc: 7 viên quan , 140 viên suất đội , 7000 biền lính
. Trong không khí oi bức của mùa hè năm ấy, tại công trình đã có 3000 người bị
kiết lị cùng một lúc. Nhà vua bắt Thái Y Viện phải đem tất cả các y sinh và
thuốc men trong viện lên chữa cho bằng được. Ngay sau khi bệnh dịch được dập
tắt, việc xây dựng lăng được tiếp tục . Quan tài Vua Minh Mạng được đưa vào
chôn ở Bửu Thành bằng con đường toại đạo vào 8/1841 và tấm bia “Thành Đức Thần
Công” mới hoàn tất theo đồ án của vua Minh Mạng để lại.
Theo sách "Đại Nam thực lục", năm 1826, vua Minh Mạng dụ cho văn võ đình thần đi tìm hai ngôi đất là “Vạn niên đại cát địa” và “Vạn niên cát địa” để dùng làm nơi an táng cho mẹ vua và vua.
Trong chỉ dụ, vua viết: “Các thánh đế minh vương đời xưa muốn cầu nhiều phước đều có dự định đất tốt vạn niên để mong trời cho cơ đồ dài lâu. Kể từ đức Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta khôi phục miếu xã, xây dựng các lăng, lại dự kế cất để nghìn muôn năm, năm Gia Long đã từng hạ sắc cho bầy tôi tìm kiếm ngôi Vạn niên cát địa. Nay trẫm kính lo đường kế thuật, may gặp buổi thái bình, việc phần mộ không thể không dự tính trước. Vậy hạ lệnh cho đình thần cùng với Khâm thiên giám đi đến miền núi thuộc các xã Kim Ngọc, Định Môn, lựa trước ngôi “Vạn niên đại cát địa” và ngôi “Vạn niên cát địa”, cho được gần chốn khí thiêng mà để lại phước ấm về sau. Các khanh đều nên hết lòng nhận kỹ, c ốt cho thoả hợp, rồi vẽ địa đồ dâng trình, đợi trẫm thân đến lựa chọn”.
Sau khi các quan đi khảo sát trở về có những ý kiến khác nhau. Một số người tiến cử ngôi đất ở xứ Cổ Dụng, xã Kim Ngọc tọa Mùi hướng Sửu kiêm hướng Quý ba phân làm ngôi “Vạn niên đại cát địa” và ngôi đất xứ Gia Phước, xã Định Môn tọa Bính hướng Nhâm, kiêm hướng Hợi làm ngôi “Vạn niên cát địa”.
Tuy nhiên các quan ở Khâm thiên giám như Nguyễn Danh Giáp và Trần Văn Hân thì nhận xét rằng ngôi đất ở xứ Gia Phước minh đường chật hẹp, không có chỗ nước tụ và nước sông chảy lệch nên chưa phải là tốt. Ý kiến này được một số vị quan khác đồng tình.
Sở dĩ việc ngôi đất không có chỗ nước tụ khiến các quan còn ngờ là vì trong bài Địa đạo diễn ca, một bài ca tổng kết các kiểu đất và hình thế đất kết, cụ Tả Ao đã viết: “Huyệt cát nước tụ vào lòng; Đôi bên long hổ uốn vòng chiều lai; Huyệt hung minh đường bất khai; Sơn tà thủy xạ hướng ngoài tà thiên”.
Sau đó quan Lê Công Tường tiến cử một ngôi đất ở xứ Nhự Mai, phường An Bằng được quan Khâm Thiên giám là Nguyễn Danh Giáp và Hoàng Công Dương đều khen là toạ Tuất, hướng Thìn, kiêm hướng Tân Ất, là ngôi đất tốt. Nhiều vị quan khác trong nhóm được cử đi tìm đất cũng đều khen ngợi ngôi đất này.
Tuy nhiên một số quan như Nguyễn Văn Bảng, Nguyễn Huy Tá và Phan Cử lại thấy ngôi đất ở Nhự Mai không thấy chỗ mạch khí dồn thắt. Sở dĩ việc mạch khí không dồn thắt khiến các quan lo ngại là vì trong khoa địa lý, sách vở chỉ dẫn rằng bắt buộc phải có nút thắt mới có huyệt kết.
Như trong bài "Địa đạo diễn ca" của cụ Tả Ao, cụ đã nhiều lần nhấn mạnh về việc phải có nút thắt. Câu 51 cụ viết: “Thắt cổ bồng phồng ra huyệt kết” và câu 59 lại nhấn mạnh “Thắt cuống cà phì ra mới kết”.
Vì các quan có nhiều ý kiến bất đồng nên vua lại sai Kiến An công Đài, Định Viễn công Bính cùng với các đại thần là Trần Văn Năng, Phan Văn Thuý và Lương Tiến Tường, đi phước duyệt lần nữa. Khi về họ đều nói : “Trải xem các kiểu đất chỉ có xứ Lẫm Sơn đáng là ngôi “Vạn niên đại cát địa” và xứ Kiều Long đáng là ngôi “Vạn niên cát địa”, ý kiến đều giống nhau.
Nhân thế nhà vua nói : “Trẫm vì kế ức muôn năm của nhà nước từng đã sắc dụ các quan tìm chọn đất tốt, nay đã bàn kỹ trình xem. Lại nghĩ Dao cung (đây chỉ chỗ Thái hậu ở) yên vui, tuổi thọ còn dài, cái lòng tôn thân đều mong được lên tiếng chúc thọ mãi mãi ; vậy ngôi “Vạn niên đại cát địa”, lòng trẫm chưa yên, không nên bàn vội. Duy ngôi “Vạn niên cát địa” thì cũng nên bắt chước đời xưa, dần dần xây dựng, đợi sau này lần lượt xuống chỉ thi hành cũng là phải”.
Lăng Minh Mạng là tổng thể qui mô khoảng 40 công trình lớn nhỏ,
nằm trên khu đồi núi ven sông thoáng mát. Thầy địa lí Lê Văn Đức rất có lí trí
khi chọn vị trí này vì vùa hợp với thuật phong thuỷ vừa hợp với cảnh quan xung
quanh. Trong chu vi được giới hạn bởi vòng La Thành dài 1750m là quần thể kiến
trúc là cung điện, lâu đài, đình, tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc
theo đường Thần đạo dài 700m , bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến La Thành sau mộ Vua.
Hình thể lăng giống như người đang nằm nghỉ với tư thế thoải mái đầu gối lên
núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt , hai nửa hồ Trừng Minh như
đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên . Bên trong La Thành là các công trình kiến
trúc được bố trí đối xứng nhau thành từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng.
Tất cả đều được sắp sếp theo trật tự chặt chẽ có hệ thống giống như xã hội ông
đang cai trị, một xã hội tổ chức theo chính sách từ trung ương tới địa phương
hết sức chặt chẽ.
Qua bố cục của lăng ta có thể thấy được đức tính và phong cách
của Vua Minh Mạng đó là tham vong của ông vua muốn ôm trọn Vũ trụ vào lòng
mình. Lăng có 5 vòng tròn: Mộ vua hình tròn ở giữa tượng trưng cho mặt trời,
vòng thư hai hồ Tân Nguyệt , vòng thứ ba La Thành, vòng thứ tư là sông Hương,
vòng thứ 5 là đường chân trời. Nếu ta nhìn từ trên cao xuống , ta thấy quần thể
kíên trúc này gồm 2 chữ Minh Mạng. Nếu quan sát từ đất ta thấy được chữ Minh
gồm hai chữ Nhật và nguyệt cộng lại.
Đại Hồng Môn là cổng chính đi vào lăng cao 9 m. rộng 12m, cổng có 3 lối
đi với 24 mái lô nhô cao thấp, được trang trí rất đẹp. Cổng chỉ mở một lần lúc
đưa quan tài của nhà Vua vào lăng , sau đó được đóng kín để tỏ lòng tôn kinh
nhà Vua . Đại Hồng Môn-cửa đi vào niềm vui lớn, vậy tại sao lại gọi như vậy, có
lẽ rằng có chết của con người là một qui luật, đồng thời quan niện “sồng kí, tử
quy” sống chỉ là tạm thời chết là sang một thế giới vĩnh hằng. Ra vào phải đi
hai bên của phụ tả và hữu Hồng Môn .
Đại Hồng Môn.
Tại sân chầu, gạch dưới nền được lát bằng gạch Bát Tràng , hai
bên có hai hàng tượng quan biên, voi, ngựa. Trong năm tượng quan thì có hai
tượng quan văn và ba tượng quan võ điều này nói lên rằng vua Minh Mạng là vị
vua rất coi trọng nho giáo phát triển giáo dục nhưng ông cũng là người rất coi
trọng võ để bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh các nước phương Tây đang mở
rộng xâm lược thuộc địa ở châu Á . Người ta xây dựng các hình tượng này vì với
quan niiệm rằng sau khi Vua băng hà thì vẫn còn trị vì ở thế giới bên kia cho
nên cần những con vật cưỡi và các quan để đứng chầu nhà Vua để bảo vệ như khi
còn sống. Tiếp đến là hai con nghê (con vật tưởng tượng ăn cỏ, đầu sư tử, mình
ngựa, chân đại bàng) chức năng là để giám sát long trung thành của quan lại nhà
Nguyễn.
Phía tay phải là nhà bia, trong nhà bia là tấm bia
“Thánh Đức Thần Công” (đức như thánh, công như thần nghĩa của cụm từ này là
công đức của nhà Vua như Thánh Thần) được làm từ khối đá xanh cao hơn 5m lấy từ
Thanh Hoá vào. Nội dung tấm bia viết về tiểu sử và công đức của Vua Minh Mạng
do Vua Thiệu Trị viết. Nhà bia được làm ở trên cao như tôn thêm công lao của
một vị Vua tài, anh minh, quyết đoán của nhà Nguyễn.
Nhà bia “Thánh Đức Thần Công”
Qua nhà bia sẽ vào Hiển Đức Môn mở đầu cho khu vực điện tẩm
. Hiển Đức Môn nghĩa là cửa vào nơi vinh hiển của nhà Vua. Sau Hiển Đức Môn được
giới hạn bởi một lớp thành hình vuông biểu trưng cho đất vuông. Ở trung tâm khu
vực là điện Sùng Ân ( sung-tôn sung, ân-là ân đức, ân nghĩa: nghi nhớ sự tôn
sùng ân tình, ân nghĩa của Vua ), nơi thờ bài vị của Vua và kế bên đó là bài vị
của bà Tả Thiên Hoàng Hậu (Hồ Thị Hoa) . Ngôi điện được xây dựng theo lối nhà
kép, còn gọi là “trùng thiềm điệp ốc ( nhà nối liền nhau, mái chồng lên nhau)”.
Mái sau của nhà trước nối với mái trước cuả nhà sau bằng mái vỏ cua hay gọi là
“trần thừa lưu”. Bên trên trần có máng sối bằng đồng hứng nước của hai mái nhà
này rồi chảy xuống mái hạ hai bên có miệng rồng đắp nổi. Nơi đây tượng trưng
cho nơi nghỉ của nhà Vua. Hai bên của điện Sùng Ân là nơi thờ các quan và
cung tần. Hoàng Trạch Môn (cửa vào nhà Vua) là
gianh giới nơi thờ và mộ táng, đầy hoa ngát hương, là nơi mở đầu cho thế giới
đầy an nhàn và siêu thoát, vô biên. Bước xuống 17 bậc thềm bằng đá Thanh Hóa dịu
mát để rơi mình vào khoảng không gian đầy hoa thơm cỏ lạ. Từ đây ta thấy ba cây
cầu bắc qua hồ Trừng Minh và một trong ba cây cầu đưa chúng ta tới minh Lâu nằm
chân đồi Tam Tài Sơn, là nơi vua ngắm cảnh, ngắm trăng và suy ngẩm nhân thế.
Cuối sân triều lễ là Hiển Đức Môn, cánh cổng
mở đầu cho khu vực tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu
trưng cho mặt đất.
Qua cây cầu có tên là “ Trung Đạo kiều ” và trước mặt là Minh Lâu.
Tòa Minh Lâu này có dạng hình vuông, nằm trên quả đồi có tên
là Tam Tài Sơn. Minh Lâu cũng là một điểm nằm trên trục chính
của đường Thần đạo và là công trình có vị trí cao nhất tính theo mặt bằng của
lăng. Minh Lâu có nghĩa là lầu sáng, là nơi đi về của linh hồn tiên Đế. Đây là
nơi dừng chân của Vua trên đường bước vào cõi thiên thai và cũng được hiểu là
nơi nhà Vua suy tư vào những đêm hè trăng thanh gió mát. Minh Lâu được xem như
là “ Bộ ngực kiêu hãnh ” của con người được ví bởi hình dáng của khu lăng và là
công trình có giá trị đặc sắc nhất của lăng Minh Mạng.
Minh Lâu là tòa nhà gỗ 2 tầng với lối kiến trúc chồng rường giả thủ: 2 lớp
mái biểu trưng: Dương nhẹ ở trên và Âm nặng ở dưới thật hài hòa, 4 mặt biểu
trưng cho tứ tượng và 8 mái là biểu trưng cho bát quái. Ở trên đỉnh là bình hồ
lô lưỡng nghi để hút lấy sinh khí của trời đất.
Nếu tham quan lăng Tự Đức và lăng Khải Định và
giờ đây là lăng Minh Mạng thì sẽ nhận thấy một điều rằng : chỉ
mỗi lăng Minh Mạng là có Minh Lâu, điều này thể hiện tư tưởng thoáng đạt và tầm
nhìn thật trí tuệ của vua Minh Mạng.
Minh Lâu nghĩa là lầu sáng, nơi nhà vua suy tư
vào những đêm hè trăng thanh gió mát. Đây là công trình mang giá trị kiến trúc
nổi bật của khu lăng.
Bên trong Minh Lâu: ở bên trên có thể thấy các bộ vì
kèo hình cánh ác, trạm trổ đầu rồng liên kết với nhau thật chặt chẽ, vững chắc.
Số lượng các cột vì kèo là 5 và 9 mà theo quan niệm của người phương Đông và
trong kinh dịch thì con số 5 và số 9 là những con số đẹp và may mắn. Số 5 là
biểu tượng cho ngũ hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, còn số 9 là biểu tượng cho
Thiên tử là nhà Vua. Chính vì lẽ đó mà các Vua đã vận dụng trong việc xây dựng
cho các lăng tẩm, chùa chiền và lăng Minh Mạng là một điển hình, thể hiện rõ
quan niệm sống : “ Sinh ký, Tử quy ” có nghĩa là “ Sống chỉ là tạm, và khi chết
mới là vĩnh hằng”. Chính vì quan niệm sau khi chết đi, cái còn lại là cái vĩnh
hằng mà Vua Minh Mạng, ngay từ khi còn sống đã cho xây dựng lăng tẩm cho mình.
Đây là sự chuẩn bị cho một cái chết vĩnh hằng, điều này thể hiện cách lý giải
về vũ trụ và nhân sinh quan của người xưa.
Ở ngay chính giữa tòa nhà, sập gỗ liêm này là chỗ giành cho nhà
Vua ngả lưng vào buổi trưa để hóng mát, nhưng sự thật thì vua Minh Mạng chưa
một lần lên đây để nằm nghỉ thì đã băng hà và Minh Lâu được dựng lên chỉ là
tượng trưng. Sau này, con cháu Vua Minh Mạng lên viếng mộ Vua cha thì dừng chân
nghỉ ở tòa nhà này.
Ở bên trên, xung quanh là những ô hợp được trang trí hoa lá hoặc
khắc in những bài thơ, câu thơ. Tất cả được sơn son thiếp vàng rất đẹp. Những
đường nét hoa văn được chạm khắc tinh tế, nhẹ nhàng, phản ánh những hình ảnh
rất gần gũi với con người và với cuộc sống. Những bài thơ này nói về nông thôn
, cây lúa và con người. Có ý kiến cho rằng, những bài thơ này được Vua
Thiệu Trị ( là con Vua Minh Mạng ) trong thời gian tiếp tục cho thi
công công trình lăng đã cho in khắc vào, nhưng qua tìm hiểu và xét ở một khía
cạnh khác thì có thể cho rằng hầu hết những bài thơ này đã được chính Vua Minh
Mạng phê duyệt từ trước, bởi Ông là một người có tâm huyết và đồng điệu với
làng quê, đất nước. Và một trong những bài thơ hay, là bài thơ vịnh ngôi nhà
người đạo sĩ ở ẩn rất đẹp, được Hoàng Phủ Ngọc Tường tạm dịch :
“ Long lanh ngọc đính trên sa
Thảnh thơi một mái khuất xa thị thành
Thú vui cao sĩ ẩn mình
Nằm trong mây khói bồng bềnh khói thu. ”
Không những là một “ thi sĩ ”, Minh Mạng còn là một
vị Vua năng động và rất quan tâm đến võ bị, nhất là thủy quân. Điều này thể
hiện qua việc trong thời gian trị vì, Vua đã sai người đi tìm hiểu cách đóng
tàu của người Châu Âu và ước vọng làm sao cho người Việt đóng được tàu kiểu Tây
và biết lái tàu vượt đại dương.
Nếu đứng trong tòa Minh Lâu , là công trình có vị trí cao
nhất so với các công trình kiến trúc khác của lăng. Từ đây, có thể
thấy được các công trình ở phía trước và cả ở đằng sau Minh Lâu. Như ở phía
trước Minh Lâu này nhìn ra có thể thấy Trung Đạo kiều, Hoằng
Trạch Môn, điện Sùng Ân và cả Bi Đình còn ở phía sau là Bửu
Thành mà có thể thấy ở đằng xa kia .
Xuyên suốt trục Thần đạo của lăng từ Đại Hồng Môn
đến Bửu Thành, tất cả các công trình chính được bố trí ở 5 tầng sân
tượng trưng cho Ngũ hành, còn các công trình phụ được bố trí đối xứng 2 bên,
từng cặp một qua trục chính xuyên tâm lăng. Trên mặt cắt kiến trúc dọc theo
đường Thần đạo, các công trình cao thấp theo một nhịp điệu vần luật nhất quán,
âm và dương xen kẽ nhau, tạo nên một nét đẹp riêng cho công trình kiến trúc
lăng tẩm này. Tất cả đã được sắp đặt theo một trật tự chặt chẽ, có hệ thống,
giống như xã hội đương thời – một xã hội được tổ chức theo chính sách trung
ương tập quyền của chế độ quân chủ tôn sùng nho học đến mức tối đa. Bố cục kiến
trúc ấy cũng phản ánh và nói lên tính cách, phong cách của chính Vua Minh Mạng.
Và nếu được nhìn từ trên cao, có thể thấy các hạng mục
kiến trúc chính xếp thành một cành hoa, với bông hoa là khu mộ Vua, những chiếc
lá đối xứng 2 bên là các phần công trình kiến trúc phụ khác ở 2 bên hồ nước.
Cũng có quan niệm, có thể suy tưởng rằng : toàn bộ quần thể lăng giống như phần
trên của cơ thể con người, với đầy đủ tim, phổi là khu tưởng niệm, và đầu óc là
phần mộ Vua. Hình thể lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế thoải mái,
đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi thẳng ra ngã 3 sông trước mặt, 2 nữa hồ
Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi một cách tự nhiên.
Các nhà kiến trúc thời ấy đã khôn khéo lợi dụng được thế đất và
các ngọn đồi để nâng chiều cao của các công trình kiến trúc lên, làm cho lăng
Minh Mạng trở thành một kỳ quan được thiết kế xây dựng kỳ công trong một không
gian hoành tráng hùng vĩ, toát lên vẻ đường bệ, uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa với
cảnh quan thiên nhiên một cách tuyệt vời. Bố cục lăng tạo hình gợi cảm, tiết
điệu, có giá trị thẩm mỹ cao, phản ánh tâm linh, quan niệm vĩnh cửu và huyền bí
phương Đông.
Sau Minh Lâu có 2 vườn hoa : 2 vườn hoa này được thiết kế và xây dựng theo hình chữ Thọ
đối xứng nhau qua đường Thần đạo. Điều này càng phản ánh và tô đậm nên tính
cách và khao khát của vị Vua này : đó là biểu tượng cầu mong sự vĩnh cửu của
vương nghiệp nhà Vua dưới âm phần và sự trường tồn của vương triều nhà Nguyễn (
con cháu Vua ) trên dương thế. Ở bên ngoài 2 vườn hoa này, có thể
thấy 2 trụ biểu uy nghi được dựng lên. Hai trụ biểu này thể hiện uy quyền, ý
chí và khát vọng vươn xa, đưa đất nước đi lên của Vua Minh Mạng. Ở bên trên 2
trụ biểu là 2 hoa sen có thể thấy như 2 ngọn đuốc tỏa sáng cho
cuộc đời. Hai trụ biểu này được dựng lên mang ý nghĩa nhà Vua đã “ bình thành
công đức ” trước khi về cõi vĩnh hằng. Ở bên cạnh 2 trụ biểu là 2 non bộ với
hình tượng Rồng và Hổ : Tả Thanh Long với hình tượng Rồng bay lên biểu hiện cho
cho sự vươn đến tầm cao, tầm xa trong cuộc sống. Hữu Bạch Hổ thể hiện sự uy
quyền của vị Vua trong xã hội quân chủ ấy.
Hai bên Minh Lâu, về phía sau là hai trụ biểu
uy nghi dựng trên Bình Sơn và Thành Sơn mang ý nghĩa nhà vua đã "bình
thành công đức" trước khi về cõi vĩnh hằng.
Đi tiếp sẽ gặp cây cầu có tên là Thông Minh Chinh Trực, đây là cây cầu nối liền
Minh Lâu với mộ Vua. Khi nghe đến tên cây cầu này thì hẳn cũng hiểu
được phần nào ý nghĩa của nó : Chính cái tên này đã phản ánh và nói lên tính
cách quang minh của vị Vua này : Minh Mạng là một người thông minh, chính trực
và cũng rất quyết đoán. Ông là người tinh thâm nho học và sùng đạo Khổng Mạnh.
Minh Mạng rất quan tâm đến chuyện học hành, khoa cử và tuyển chọn người tài :
Chính Minh Mạng đã cho dựng Quốc Tử Giám ( 1821 ). Một trong những việc đầu
tiên khi lên làm vua là Minh Mạng đã cho xuống chiếu cầu hiền, tìm người tài
giỏi. Ông cho tổ chức các khoa thi, chính vì vậy mà trong tổng số gần 300 vị
tiến sĩ của triều đình nhà Nguyễn thời ấy, đã có đến 54 vị tiến sĩ thuộc đời
Vua Minh Mạng.
Từ Minh Lâu đi xuống sẽ gặp cầu Thông Minh
Chính Trực bắc ngang hồ Tân Nguyệt để dẫn vào Bửu Thành, tòa thành bảo vệ nơi
yên nghỉ của nhà vua.
Bên dưới cây cầu Thông Minh Chinh Trực ở hai bên là hồ Tân Nguyệt.
Hồ Tân Nguyệt này ôm lấy một phần khu mộ Vua ( là Bửu Thành ) ở trước mặt . Hồ Tân Nguyệt có dạng hình trăng non, với ý nhĩa trăng vơi hôm nay, nhưng
ngày mai lại đầy, ví như hình ảnh con cháu nhà Vua sẽ kế tục sự nghiệp vững bền
của Vua cha trên dương thế. Phong cảnh ở đây thì thật hữu tình và ngoạn mục với
hồ nước ngát hương sen, mặt nước phẳng lặng in hình những bóng thông mát rượi
xuống dưới hồ.
Hồ Tân Nguyệt được ví như yếu tố “Âm ” bao bọc và che chở cho
yếu tố “ Dương ” là Bửu Thành – khu lăng mộ nhà Vua – là biểu tượng của mặt
trời. Kết cấu kiến trúc này thể hiện quan niệm của cổ nhân về sự biến hóa ra
muôn vật, đó là nhân tố tác thành vũ trụ. Lão Tử đã có câu : “ Vạn vật phụ âm
nhi bảo dương, sung khí dĩ nhi hòa ” có nghĩa là : “ Vạn vật khí âm nằm bên
ngoài, ôm lấy khí dương ở bên trong, 2 khí sung mãn thì có hòa khí ”. Quả thật,
đây là một sự kết hợp hết sức hài hòa theo quan niệm của người phương Đông: Ở
đâu có âm và dương hài hòa thì ở đó có sự sinh sôi, nẩy nở của vạn vật.
Hồ Tân Nguyệt là hồ nước được tạo hình như
trăng non, là yếu tố "Âm" bao bọc, che chở cho yếu tố
"Dương" là Bửu Thành - biểu tượng của mặt trời. Kết cấu kiến trúc này
thể hiện quan niệm của cổ nhân về sự biến hóa ra muôn vật.
Hồ Tân Nguyệt đã được bàn tay con người tạo ra như những nốt
nhạc trầm, làm cho toàn bộ kiến trúc và thiên nhiên trong lăng trở thành một
khúc nhạc rất phong phú về âm điệu và tiết tấu.
Về hai phía của hồ Tân Nguyệt ,trước đây là 2 khu Tả Tùng Phòng và Hữu Tùng Phòng. Đây là nơi ở của
các cung nhân. Ở phía bên tay phải là Tả Tùng Phòng : là nơi ở của
các quan lại, còn ở bên trái là Hữu Tùng Phòng: là nơi ở của các tỳ
nữ. Những cung nhân này có nhiệm vụ trông nom và chăm sóc khu mộ Vua. Tả Tùng
Phòng và Hữu Tùng Phòng là 2 công trình phụ đối xứng nhau thành 1 cặp qua trục
chính của lăng là đường Thần đạo. Hai công trình này, cũng giống như những cặp
công trình đăng đối khác, tạo nên một nét đẹp riêng với vẻ uy nghiêm cần có của
một công trình lăng mộ. Do thời tiết và chiến tranh tàn phá nên hiện nay 2 công
trình này chỉ còn lại là vết tích của các công trình phụ trong tổng thể kiến
trúc lăng Minh Mạng.
Mộ vua Minh Mạng - Đây
là điểm cuối cùng nằm trên trục Thần đạo. Bửu Thành là trung tâm vũ trụ và là
công trình chính của lăng. Bửu Thành có dạng hình tròn,
nằm trên quả đồi thông mang tên Khải Trạch Sơn. Bửu Thành được bao quanh bởi
tường thành, ở bên trong, sâu bên dưới là mộ Vua. Vua được biểu thị như là mặt
trời, là trung tâm tỏa sáng, là đấng chí tôn có quyền chi phối toàn bộ xã hội
quân chủ ấy. Và nếu để ý một chút, có thể thấy hình tròn Bửu Thành,
nằm giữa những vòng tròn đồng tâm biểu trưng, được tạo nên từ hồ Tân Nguyệt, La
Thành, núi non và đường chân trời ở xa, như muốn thể hiện khát vọng ôm choàng
lấy trời đất và ước muốn làm bá chủ vũ trụ của vị Vua quá cố này. Đó là khát
khao lớn mà Vua Minh Mạng muốn gởi gắm vào công trình lăng mộ của mình.
Mộ vua nằm giữa tâm một quả đồi mang tên Khải
Trạch Sơn, được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn.
Qua 33 bậc tầng cấp sẽ đến Huyền Cung, là nơi yên
nghỉ của nhà Vua. Huyền Cung là một cung điện được đặt ngầm trong lòng đất, là
nơi đặt thi hài của nhà Vua. Sau khi Vua Minh Mạng mất ( 01/1841 ), nhưng mãi
đến ngày 20/08/1841 thì thi hài Vua Minh Mạng mới được đưa vào lăng, qua một
đường hầm gọi là toại đạo và chôn ở Huyền Cung này vĩnh viễn. Bình thường thì
Bửu Thành được tách biệt với bên ngoài bằng 2 cánh cổng lớn được khóa lại . Và Bửu Thành chỉ được mở mỗi năm một lần vào đúng ngày
giỗ Vua, vì thực ra người ta cũng không rõ Vua được chôn chính xác ở chỗ nào,
sợ vô ý giẫm lên long thể nhà Vua.
Ở phía sau Bửu Thành này là rừng thông xanh thẳm, đem lại một
cảm giác u tịch cho lăng mộ Vua. Ở trong lăng Minh Mạng, cũng thấy có
rất nhiều cây cối. Đây là những cây ăn trái đặc sản được vua Minh Mạng cho đưa
về từ 3 miền : Bắc, Trung, Nam. Bởi nhà Vua cho rằng, khi những người dân ở
những vùng này đến đây, khi nhìn thấy những cây trái vùng mình, sẽ có được một
cảm giác ấm lòng. Nhà Vua ví công viên trong lăng này như là một công viên Đại
Nam thu nhỏ, điều này nói lên khát khao rất lớn của nhà Vua đối với non sông,
đất nước.
( Trích từ BÀI THUYẾT MINH LĂNG
MINH MẠNG )
Xem tiếp BÀI 7.HIẾU LĂNG CỦA VUA MINH MẠNG. ( Tiếp theo ). dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét