GIẢI
MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 28.
SAI
LẦM CỦA DIENBATN KHI TÍNH THEO THỦY PHÁP LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.BÀI 3.
5/VỀ
VAI TRÒ CỦA THÀY PHONG THỦY LÊ DUY THANH
TRONG VIỆC TÍNH TOÁN ĐỊA LÝ PHONG THỦY LĂNG VUA GIA LONG.
Ta xem lại những tư liệu sau :
- “LÊ
DUY THANH - CÁI NGHIỆP CỦA THẦY ĐỊA LÝ
Lê Duy Thanh là người làng Diên Hà, tổng Diên hà, huyện
Thần Khê, Trấn Sơn Nam (Nay thuộc tỉnh Thái bình).Ông là người con trai út của
nhà bác học Lê Quý Đôn (Bảng nhãn triều Lê sơ) .
Lê Quý Đôn vốn dĩ đã nổi tiếng thần đồng từ nhỏ, lớn lên
ông là nhà bác học đã từng kiêu bạc mà treo biển “thiên hạ vô tri vấn bảng
Đôn”, sự nghiệp của ông còn vang mãi đến ngàn sau. Xuất thân gia đình họ Lê, là
một nhà gia thế nổi tiếng, từ cụ Lê Trọng Thứ (cha của Lê Quý Đôn) đã đậu tiến
sỹ năm Thái Bảo thứ 2, làm quan đến chức Hình bộ Thượng thư.
Nhưng con cái đời sau của Lê Quý Đôn thì sự nghiệp học
hành bị suy tàn, các con ông đều không gây thành sự nghiệp. Con trai cả của ông
là Lê Quý Kiệt, cũng là người học giỏi nổi tiếng, đi thi đình đã được chấm đỗ
đầu bảng, nhưng do bị nghi ngờ đánh tráo bài thi nên đã bị án đuổi về quê làm
bạch đinh, cả đời không được tham gia thi cử.
Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn cũng là một nhà lý số nổi
danh, ông thông thạo đủ các môn, ông đã tự tay trước tác nhiều tác phẩm về Lý
số như :
+ Thái Ất quái vận
+ Thái Ất dị giản lục
+ Dịch kinh phu thuyết
Ngoài ra còn một số tác phẩm lưu truyền trong nhân gian
cũng được chép là của ông như :
+ Đẩu số diễn quốc âm ca
+ Thần Khê định số v.v..
Vì nghiệp nhà đã đến lúc suy, nên người con trai út của
Lê Quý Đôn chỉ là một người đồ nho bình thường, ông nối theo nghiệp cha, nghiên
cứu lý số từ nhỏ, và nổi tiếng là người giỏi về địa lý. Đời Gia Long nhân có vụ
dâng sách (trong Đại Nam Thực Lục chính biên có chép "Lê Duy Thanh đem 6
quyển Tạp Lục và 2 quyển Quần thư khảo biện của cha là Lê Quý Đôn để đem
dâng") nên được phong làm Thị trung trực học sĩ, Hiệp trấn Sơn Nam thượng,
về sau có lần bị cái tiếng làm trái ăn của đút nên bị xét xử, nhưng vì mến cái
tài địa lý của Lê Duy Thanh nên Gia Long mới giao cho Lê Duy Thanh trọng trách
tìm đất xây lăng.
Do khi trước, mải lo đối phó trong ngoài, nên Gia Long
chưa tính toán được chuyện xây lăng, nhưng đến khi bà vợ cả của ông mất, ông
mới giao cho Thượng thư Phạm Như Đăng và Lê Duy Thanh đi tìm đất xây lăng cho
Bà và cho cả ông nữa.
Được dịp “đái công chuộc tội” – Lê Duy Thanh dốc lòng tìm
kiếm khắp vùng Thừa thiên để tìm đất. Sau khi xem xét dò tìm vô cũng cực nhọc,
ông phát hiện ra mạch bắt đầu từ núi Thiên Thọ, đổ xuống xuôi, năm lần thăng
lên, năm lần giáng xuống, khi đi đến gần bờ Tả trạch thì chia làm 2 nhánh.
Nhánh thứ nhất chạy về gần ngã ba Tuần, nơi giao hội giữa 2 nhánh sông Tả trạch
và Hữu Trạch. Còn nhánh thứ 2 là chạy về vị trí lăng ngày nay.
Xem xét kỹ, thì hai vị trí đều đẹp. tại vị trí thứ nhất,
mạch chia làm 4 huyệt bàng và 1 huyệt chính. Nhận thấy đây là đất Ngũ Tinh thụ
huyệt, là quý địa, lại được hội thủy. Chỉ e dòng sông Hương đoạn này hơi trực,
khó giữ được khí mạch. Tại vị trí thứ 2, là vị trí ngày nay thì là thế Nghịch
Sơn, cố tổ. Ông rất băn khoăn, suy đi tính lại, quan sát nhiều lần, sau khi
khảo cứu rất kỹ ông mới nhận ra. Chính vị trí thứ nhất mới là Đại địa, Ngũ tinh
thụ huyệt, Sông Hương tuy thẳng, nhưng nếu xét đến đại cục thì lại là đại xuyên
nhiễu long, tuy ẩn mà thế lực hùng mạnh hơn nhiều. Phàm là linh địa, càng không
thể phơi bày, hơn nữa đại cục này cũng chính là nơi mà Thái tổ Gia Dụ Hoàng Đế
Nguyễn Hoàng đang nằm. Còn nơi nhánh thứ 2, thì chỉ là nơi sơn thủy tú mỹ, nhìn
mắt thường thì thấy đẹp, nhưng thế nhỏ, mạch lực không thể bằng nơi thứ nhất.
Vốn tính cẩn thận, để cho chắc. Ông trai giới rồi lập
đàn, bảy lần bói quẻ để xin. Sau đó ông quyết định chọn nhánh thứ nhất để dâng
cho Gia Long.
Được tin, vua Gia Long thân hành đến xem xét thực địa.
Trước khi đi, Gia long chuẩn bị kỹ càng, cho người bói được quẻ Dự quẻ tuy đẹp
mà chứa sự nghi hoặc, Gia long đích thân đến xem. Sau khi nghe Lê Duy Thanh
trình tấu, Vốn tính đa nghi, lại thêm cận thần rỉ tai rằng “Thầy địa lý tìm
được đất tốt, không lý gì trao cho người ngoài” Gia long tỏ vẻ nghi ngờ, cho
rằng Lê Duy Thanh không thật. Chỉ e vì cái án cũ mà vẫn còn mang hận. Gia Long
đòi đi xem chỗ đất thứ hai. Đến nơi, nhìn thấy cảnh đẹp, Gia Long đùng đùng nổi
giận, vì nhất quyết cho rằng Lê Duy Thanh đã giấu đi kiểu đất này, mới chỉ mặt
Lê Duy Thanh mà rằng :
“Thầy chỉ cho ta chỗ kia, còn chỗ này thầy định để chôn
thân phụ nhà thầy phải không?”
Lê Duy Thanh biết là không thể thuyết phục được Gia Long
hiểu mình, ông chợt nhận ra cái kết cục của chính ông, nghiệp quả của việc mình
làm. Cũng nhìn thấy cái cơ đồ của triều đình vốn dĩ do thế vận hưng suy, trời
đất đã sắp đặt, cần phải có cơ duyên mà không thể gượng ép. Nghĩ vậy, ông mới
khóc lóc, quỳ xuống xin tha tội cho qua cái đận này.
Gia Long định bắt tội Lê Duy Thanh, nhưng nghĩ rằng mình
đã đọc thấu được ý định của Lê Duy Thanh mà lấy được ngôi đất quý, trong lòng
thấy hân hoan, nên không xét nữa và quyết định chọn nơi này để khởi công xây
dựng.
Vì vốn là người được vời vào cung vì cái tài lý học này,
nên Lê Duy Thanh cũng thường được nhà vua tham khảo hỏi han khi quyết định các
kế hoạch. Thanh thực thà dốc lòng mà bàn, nhưng chính vì lẽ đó mà làm cho các
cận thần sinh lòng ấm ức. Nhân cái việc xem ngày cử hành lễ tang của Gia Long,
Thanh xem một ngày, triều đình lại có người xem ngày khác. Vua Minh Mạng mới
đưa ra hỏi ý kiến quần thần. Vì vốn có lòng ấm ức với Thanh, nên các cận thần
đồng loạt cho rằng Thanh chọn ngày không đẹp, và tấu rằng Thanh phạm tội vô lễ,
xin đuổi về Bắc. Trong đám cận thần có kẻ muốn chém đầu Thanh, nhưng Minh Mạng
không nghe, mới cách chức Thanh, sung quân làm Tiền quân hiệu lực, phát phối đi
Quảng Bình.
Sau, Lê Duy Thanh tìm về quê cũ, và từ đó dứt bỏ hẳn cái
nghiệp làm thầy địa lý, âm thầm sống đến cuối đời. ( DienDanPhongThuyKinhDich ).
- Chú thích của dienbatn : Lê
Quý Đôn - Ông là con trai cả của ông Lê
Phú Thứ (sau đổi là Lê Trọng Thứ), đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (Giáp Thìn,
1721), và làm quan trải đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Mẹ Lê
Quý Đôn họ Trương (không rõ tên), là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng, đỗ
Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700), trải nhiều chức quan, tước Hoằng Phái hầu.
Lê Quý
Đôn (chữ Hán: 黎貴惇, 1726
- 1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương1 , tự Doãn Hậu (允厚), hiệu Quế Đường; Sau khi
đỗ Giải nguyên năm 1743, vì không muốn trùng tên với Nguyễn Danh Phương 1690 -
1751), một thủ lĩnh nông dân đang nổi lên chống triều đình, nên ông đã đổi tên
là Lê Quý Đôn (theo GS. Thanh Lãng, tr. 542; và nhà nghiên cứu Bùi Hạnh Cẩn,
tr. 47).
Lê Quý Đôn (chữ Hán: 黎貴惇,
1726–1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu (允厚), hiệu Quế Đường (桂堂); là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà
thơ, và được mệnh danh là "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong
kiến".Ở thế kỷ 18, các tri thức văn hóa, khoa học của dân tộc được tích
lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải
hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có những bộ óc bách
khoa, Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người "tổng
hợp" mọi tri thức của thời đại.Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40
bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc.
Ông có bốn con trai Lê Quý Kiệt, Lê Quý Châu, Lê Quý Tá
và Lê Quý Nghị ????? Như vậy sao không thấy tên của Lê Duy Thanh ? )
- “Lê Quý Kiệt (黎貴桀 ? -
?) là quan chức nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông là con cả danh sĩ Lê Quý
Đôn.”
Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục Chính biên,
quyển XLIV, chép :
“Tháng 10, mùa đông [Ất Mùi 1775]. Mở khoa thi hội các
cống sĩ. Cho bọn Ngô Thế Trị và Phan Huy Ích 18 người đỗ Đồng tiến sĩ xuất
thân; xử tội Đinh [Thì] Trung đày đi Viễn Châu; giam Lê Quý Kiệt vào ngục.
Quý Kiệt con Quý Đôn. Kỳ đệ tứ khoa thi này, Quý Kiệt
cùng Đinh Thì Trung đổi quyển cho nhau để làm bài. Việc bị lộ, Đinh [Thì] Trung
phải tội lưu đi Yên Quảng, Quý Kiệt phải trở về làm dân.
Đinh Thì Trung nhân phát giác bức thư riêng của Quý Kiệt
và cáo tố là do Quý Đôn chủ sự. Trịnh Sâm lấy cớ Quý Đôn là bậc đại thần, bỏ đi
không xét, mà luận thêm tội Quý Kiệt, bắt giam cấm ở ngục ở cửa Đông.
Thời Gia Long ông có dự thi Hương và đỗ Hương cống và
được bổ nhiệm làm quan Thị trung trực học sĩ (Chánh tam phẩm).
Ông có công tìm đất để xây lăng Gia Long.”
- “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có ghi: “Quý Kiệt con Quý Đôn. Kỳ đệ tứ khoa thi [thi Hội] này, Quý Kiệt cùng Đinh [Thì] Trung đổi quyển cho nhau để làm bài. Việc bị lộ”. Bởi vậy nên sự việc không thể bỏ qua. “Đại Việt sử ký tục biên” cho biết sau khi sự việc bị phát giác, hai người này đều bị nghị tội: “Thì Trung phải tội đi đày nơi xa. Quý Kiệt bị bắt về dân làm đinh tráng (lúc bấy giờ người kinh đô có câu rằng: “Thì Trung đi đày nơi xa, nổi tiếng văn phong Đông Hải. Quý Kiệt cho về làng cũ, thêm một suất đinh Diên Hà”)”.
Theo một bản chép khác của sách “Đại Việt sử ký tục biên”, thì trong vụ án thi cử này, có điều khuất tuất. Khi án được tuyên cho hai kẻ phạm tội, thì Đinh Thì Trung bị đày đi châu xa, còn Lê Quý Kiệt được cho là bị giam vào ngục và “cấm không được dự thi (bất đắc ứng thí)”. Việc xử này Đinh Thì Trung bị tội nặng hơn, nên đã đánh chuông kêu oan.
Từ đó mới dẫn tới việc có liên đới tới Lê Quý Đôn. Bằng chứng là “Thì Trung đánh chuông kêu oan, đưa thư riêng của Quý Kiệt và tờ lá số do Lê Quý Đôn gửi cho cùng thư riêng có ghi ba chữ “Tứ Kiệt đăng” (con là Quý Kiệt đỗ), để nói rằng, Lê Quý Đôn chủ mưu. Chúa cho rằng Lê Quý Đôn là đại thần, bỏ qua không hỏi tới. Xuống chỉ cho: Thì Trung vẫn phải tội như đã định, Quý Kiệt thì bị giam vào ngục”.
“Khâm định Việt sử thông giám cương mục” mới có lời:“Trịnh Sâm lấy cớ Quý Đôn là bậc đại thần, bỏ đi không xét, mà luận thêm tội Quý Kiệt, bắt giam cấm ở ngục ở cửa Đông”. Còn “Tam khôi bị lục” lại chép khác khi cho hay “nhân việc con ông là Quý Kiệt thi Hội mưu gian bại lộ, ông bị giáng làm Lễ bộ Thị lang”.
- “Quốc sử di biên”- Đời vua Gia Long, năm Tân Mùi (1811),khi vua Gia Long xuống chiếu tìm người tài, Lê Quý Kiệt đã tự thân vào kinh đô Huế bái yết vua, dâng lên một tập sách cũ. Vua Gia Long hỏi về tình hình Bắc thành, Kiệt dâng một bản điều trần, được “vua khen ông là người có học thuật sâu sắc, làu thông hiến chương”.
Bởi vậy nên sau đó, vua Gia Long “Cho triệu Lê Quý Kiệt ở Diên Hà vào cung giữ chức Thị trung trực học sĩ, tước Tham bồi Lễ bộ sự vụ Lãng Phái hầu”. Sau vua sai ông dạy các hoàng tử, lấy tự hiệu là Tư đình đạo nhân.
Năm sau, vua Gia Long gia phong cho ông giữ chức Lễ bộ Hữu Tham tri. Được vua trọng dụng tài năng là thế. Nhưng vốn là người nệ cổ, ưa lễ nghi, nên ông lại không hợp với đồng liêu. Vào năm Quý Dậu (1813), nhà nước tổ chức khoa thi Hương, vua Gia Long có ý chọn Lê Quý Kiệt làm giám khảo trường thi Nghệ An, nhưng Kiệt từ chối. Và việc này, liên quan đến án xưa của ông: “Kiệt từ chối vì cho rằng minh có lỗi. Hoàng thượng khen ông là người không che giấu khuyết điểm của mình”.
“Tác giả Bùi Dương Lịch (1757 – 1828) trong sách Lê quý
dật sử cũng chép câu chuyện gian lận chấn động này. Tác giả này cũng chép
chuyện Đinh Thì Trung tố cáo Lê Quý Đôn chủ mưu trong việc đổi quyển thi nhưng
Trịnh Sâm không xét tới. Vì thế giới nho sĩ bấy giờ đã sáng tác ra hai câu thơ
mỉa mai chuyện gian lận trên như sau: Đương thời có câu thơ giễu rằng: “Quý
Kiệt hoàn dân, tăng Diên Hà chi dân số. Thì Trung phát phối, chấn Đông Hải chi
văn phong” (Quý Kiệt về làm dân cũng chỉ để tăng dân số ở Diên Hà, còn Thì
Trung bị đi đày thì văn phong Đông Hải chấn động). Đinh Thì Trung không chịu,
bèn công bố bức thư riêng của Quý Kiệt gửi mình, tố rằng do Lê Quý Đôn chủ sự.
Chúa Trịnh Sâm lấy cớ Quý Đôn là bậc đại thần, không xét tội, chỉ phạt thêm tội
cho Quý Kiệt, đem bắt giam.
Sử sách chép rằng tính tình Thì Trung vốn rộng rãi với
bạn bè và cũng có mối quan hệ thân thiết với gia đình Lê Quý Đôn. Không biết có
phải vì mối quan hệ thân thiết đó mà ông chấp nhận đổi quyển thi với con trai
của Lê Quý Đôn hay không? Và cũng từ đó mà gây nên bi kịch nổi tiếng cho một
tài năng văn chương sớm nở tối tàn.
Hiện nay có nhiều thuyết nói về cái chết của Đinh Thì
Trung. Giai thoại địa phương được sách Những chuyện lạ trong thi cử thời xưa ở
Việt Nam dẫn lại rằng, sau khi bị đi đày mấy năm, vì ưu ái tài năng văn chương
của ông nên chúa Trịnh đã tha cho Thì Trung. Tuy nhiên khi ông đang trên đường
về thì chẳng may đã bị bọn cướp biển bắt giết. Khi đó Đinh Thì Trung mới 16
tuổi. Thuyết khác thì nói rằng ông bị cướp biển bắt nhưng không chịu khuất phục
chúng nên đã nhảy xuống biển tự vẫn.
Tương truyền rằng, Đinh Thì Trung chết ngoài biển. Còn
Quý Kiệt thì sao? Kiệt bỏ Lê Trịnh theo Nguyễn, đem sách của bố dâng lên Gia
Long, được bổ nhiệm làm quan. Còn ông bố Lê Quý Đôn, vừa để lại những bộ sách
quý, vừa để lại một nghi án trường thi và không tránh khỏi tiếng xấu vì tư tình
mà làm hại đến người tài.
Tháng Tám âm lịch, năm 1841, đời vua Thiệu Trị, dư luận
sĩ phu xôn xao vì chuyện ở trường thi Thừa Thiên. Nội trường vốn đã đánh trượt
Trương Đăng Trinh (có đại thần Trương Đăng Quế là hàng chú bác) nhưng đến khi
đề bảng tên ở ngoại trường, quan sơ khảo Cao Bá Quát lại ghi cho đỗ. Giám sát
Hồ Trọng Huấn lập tức cáo giác lên trên, đòi làm nghiêm trường pháp.
Quan chủ khảo Bùi Quỹ, phó chủ khảo Trương Tiến Sĩ, quan
chấm sơ khảo Cao Bá Quát, Phan Nhạ cùng phần khảo Nguyễn Văn Siêu, giám khảo
Phan Văn Nhã, Trương Hảo Hợp đều bị gọi lên Đô Sát viện để hỏi. Lúc này mới vỡ,
hóa ra không chỉ có chuyện của Trương Đăng Trinh. Bộ Lễ và viện Đô Sát điều tra
ra Quát và Nhạ còn dùng muội đèn chữa 24 quyển bài thi, trong đó có 5 bài thi
đã lấy đỗ.
Cứ theo luật định, Quát và Nhạ phải chịu án tử, toàn bộ
quan chủ khảo và giám khảo đều bị luận tội, hoặc biết mà không cáo giác, hoặc
giám sát không nghiêm, theo luật phải bãi chức hoặc giáng chức.
Nguyễn Văn Siêu xem lại bài thi bị đánh trượt của Trương
Đăng Trinh, cho rằng có thể chấm đỗ được nên nhắn quan ngoại trường cho vào
bảng tên những người đỗ kì hai; trong kì thi lại gọi Cao Bá Quát về nhà uống
rượu, tuy không phải tội nhưng cũng là làm loạn phép tắc kì thi, Bộ Lễ xét tội
phải phạt trượng và tội đồ (bỏ tù).
Án trình lên vua. Vua biết Cao Bá Quát chữa văn không
phải do người khác gửi gắm, xem lại thì thấy nhiều chỗ là Quát tự phê vào là
lấy đỗ hay bỏ đi, tự vua cho rằng nhiều chỗ chữa lại cũng chưa chắc đã bằng bài
gốc, tội này tuy có ngông cuồng nhưng vẫn có thể tha chết được, đổi làm “giảo
giam hậu” (giam chờ ngày treo cổ - nhưng thực ra sau này được thả).
Nguyễn Văn Siêu cũng được tha không phải ngồi tù, chỉ
cách chức, cho ở lại bộ để làm việc lấy công chuộc tội. Quan chủ khảo Bùi Quỹ
và Trương Tiến Sĩ không giám sát nghiêm khắc, đều bị cách hết chức vụ nhưng vẫn
giữ lại làm việc. Quan giám khảo Phan Văn Nhã, Trương Hảo Hợp bị giáng cấp.
Vua lại xét thấy 5 người được chấm đỗ tuy bài thi có vết
chỉnh sửa bằng muội đèn nhưng văn chương khá, không nỡ xóa tên nhưng bắt cho
thi lại. Bài thi trình lên, vua thấy khá, lại lấy đỗ cử nhân. Trương Đăng Trinh
có kém hơn nhưng chưa đến mức trượt. Chỉ có Phan Văn Trị thì bài phú bị trùng
vần nên đánh hỏng. Thự Đông các đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn không bằng lòng, đến
trước mặt vua xin đánh hỏng để nghiêm phép nước nhưng vua vẫn cho đặc cách lấy
đỗ để không bỏ lỡ người tài.
Nguyễn Văn Siêu xét kĩ ra thì không can thiệp vào kết quả
thi, chỉ vì làm trái phép tắc mà bị cách chức; Lê Quý Đôn có can thiệp hay không
lại chẳng hề được xét chỉ vì chúa nể mặt đại thần. Các sĩ tử bị sửa bài vốn
phải đánh trượt để nghiêm phép nước thì vua Thiệu Trị nể tài mà cho thi lại,
sau thấy có thực tài mà vẫn lấy đỗ; còn Đinh Thì Trung vốn là kẻ tài năng hơn
người mà vẫn không được giảm tội, để đến nỗi sau này chết trên biển.
Cứ cho rằng Đinh Thì Trung tội nặng, 5 sĩ tử đời Nguyễn
tội nhẹ (vì không tự mình đi xin quan sơ khảo sửa bài) nhưng Lê Quý Kiệt đáng
ra tội phải nặng hơn thì lại xử nhẹ hơn.
Kết quả là, họ Lê, họ Trịnh đến lúc mất nước, Lê Quý Kiệt
dù có chịu ơn huệ cũng chẳng hề thấy “tuẫn quốc” hay từ quan, trái lại còn ung
dung đem sách của cha dâng cho vua mới để xin được chức tước! Phan Huy Ích cùng
thi năm ấy, được Lê Trịnh phong quan ban lộc xong thì chạy vào theo Tây Sơn!
Đúng là việc thi cử và dùng người không nghiêm, hậu quả khó lường.”
Quốc sử di biên viết: “Trước đây sai Thị trung trực học
sĩ Lê Quý Kiệt sửa sơn lăng; Quý Kiệt nói đào đến huyệt tất có đất ngũ sắc, rồi
quả nhiên đúng, vua cho là lạ ngày càng khen thưởng. Đến lúc làm nhà bên mộ,
mưa gió to, vua sẩy chân ngã, quan lại đều sợ tản đi hết. Phò mã Trương Văn
Minh đỡ vua dậy đưa ra khỏi huyệt….
… Đích thân vua Gia Long đã thám sát, duyệt định vị trí,
quy hoạch và chỉ đạo công tác thiết kế cũng như giám sát tiến độ thi công. Sử
cũ cho hay, thầy Địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người
tìm được thế đất này, nơi mà theo ông "đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt
lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh", nơi mà "ảnh hưởng tốt lành
sẽ còn mãi mãi trong suốt 10 ngàn năm" (theo L. Cadière).
- "Năm 1775, xảy ra vụ con trai ông là Lê Quý Kiệt
gian lận trong thi cử, đổi quyển thi với Đinh Thời Trung và bị hạ ngục. Đang là
đại thần ở chức vị cao “ngất nghểu” là Lại bộ tả thị kiêm Quốc sử quán tổng
đài, năm 1776, ông phải chuyển về phủ Thuận Hoá (nay là Quảng Trị - Quảng Nam)
giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ" và ông lập công chuộc tội là viết
được cuốn sách quý Phủ biên tạp lục - tập bút ký ông viết về Đàng Trong, cụ thể
là xứ Thuận Quảng thế kỷ 18 trở về trước. Cuốn sách là một pho tư liệu quý giá,
như một cuốn phim giúp chúng ta ngược về quá khứ miền Trung cách đây 3 thế kỷ
với đầy đủ địa lý, con người, chính sách ... tiến sỹ Ngô Thì Sỹ đã nhận xét:
“Thuận Quảng là biên thuỳ phía Nam của Nhà nước .... Hai trăm năm tới nay, công
việc miền Nam Hà cũng mơ màng không rõ gì cả ... Mùa xuân năm Bính Thân, Quế
đường tướng công ta vâng mệnh lấy chức hiệp trấn phủ coi quân, đến mùa thu về
triều, đem sách này cho xem. Trong sách chép đủ những sông núi, thành ấp, binh
ngạch, thuế lệ, nhân tài, sản vật hai xứ ... rõ ràng như trở bàn tay ... Tập
sách này việc rộng, nghĩa tinh mà đại ý đều là những điều quan yếu để thi hành
chính trị. Đó là chỗ tướng công ta hơn người, mà không phải là sách ghi chép
tầm thường vậy”.
- “Sách Cương mục viết : Tháng 4, mùa hạ. Hạn hán. Hạ chiếu
cầu người trình bày lời trung thực.Lúc ấy, luôn mấy năm hạn hán, kém đói, Trịnh
Sâm hạ lệnh cho bầy tôi và sĩ thứ nói thẳngnhững điều thiếu sót, sai lầm. Lê
Thế Toại, tham nghị cũ ở xứ Thanh Hoa dâng tờ khải, đại lược nói:"Dĩnh
Thành hầu Lê Quý Đôn dụng tâm quanh co, bỉ ổi, mong muốn càn rỡ những điều quá
hạn định củamình: nào lập mưu cho con ăn cắp bài văn thi ở trong trường, nào
vụng trộm chiếm nơi cấm địa. ÔngMạnh Tử nói: "Quan sát con ngươi của từng
người, thì người gian người ngay, không thể nào giấu giếmđược". Con ngươi
của Lê Quý Đôn lúc nào cũng đưa đẫy lia lịa, nếu dùng người này giữ chức cao cả
tất nhiên làm tai hại cho nhân dân. Kiều Nhạc Hầu Nguyễn Lệ từ khi được dự vào
chính phủ đến nay, chưanghe mở mang được điều gì có lợi, trừ bỏ được việc gì có
hại, chỉ chuyên dùng mánh khoé khéo léo đểmê hoặc lòng vua chúa; vừa mới bổ ra
giữ chức tham đốc xứ Nghệ, mà quá nửa số nhân dân bị phiêu lưu4. Vậy xin:
Nghiêm ngặt trị tội Quý Đôn và Nguyễn Lệ, để tạ tội với mọi người trong nước,
thì tự nhiênđược trời mưa". Tờ khảo này không được Trịnh Sâm trả lời.Lời
chua-Lập mưu cho con ăn ắp văn thi ở trong trường: Kỳ đệ tứ khoa thi Hộinăm Ất
Mùi (1775), Quý Đôn nhờ Đinh [Thì] Trung làm bài cho con mình là Quý Kiệt ng
trộm chiếm nơi cấm địa: Quý Đôn táng trộm mả tổ ở cấm địa tại sơn phận Tản Viên
là đất phát đế vương.
Văn Đồng lấy danh nghĩa là thổ tù được cha truyền con nối
quản thụ mỏ Tụ Long, thu nộp thuế đồng. Lúc ấy, viên quan coi Hộ phiên là Lê
Quý Đôn và viên xuất nạp là Chu Xuân Hán xét Văn Đồng về tội thiếu thuế, tống
giam khổ sở không cho về, bắt phải nộp bạc hối lộ đến 3.000 lạng. Văn Đồng đút
lót cho người giữ ngục được thoát ra; về nhà, dấy quân làm phản, nhân lúc sơ
hở, kéo quân xông thẳng vào phố Tam Kỳ. Trấn thủ là Nghi Trung hầu (sót họ tên)
đóng cửa thành, chống giữ. Triều đình hạ lệnh cho Nguyễn Lệ đem quân cứu viện
Tuyên Quang. Khi quân Nguyễn Lệ kéo đến, Văn Đồng rút lui, chạy trốn. Lại sai
người dụ bảo Văn Đồng đầu hàng. Nhân đấy, Văn Đồng cáo tố rõ tình trạng sách
nhiễu của Quý Đôn và Xuân Hán. Lệ đem việc này tâu về triều, bọn Quý Đôn đều
can tội, phải giáng chức.”
- “Lê Quý Kiệt, hay trong sử Nguyễn thì phổ biến hơn với
tên gọi Lê Duy Thanh.
Năm 1775, Lê Quý Kiệt dính phải vụ án đổi quyển thi với 1
thí sinh khác, bị buộc đánh rớt. Lê Quý Đôn bị tội chủ mưu vụ này, bị cách chức
đi hiệu lực, Lê Quý Kiệt thì bị chúa Trịnh giam vào ngục.
Năm 1808, ngay kỳ thi Hương đầu tiên của triều Nguyễn, Lê
Quý Kiệt đậu ngay ở trường Sơn Tây. Năm 1810, Lê Quý Kiệt được triệu cùng các
học sĩ khác như Phạm Quý Thích về Huế, phong chức Đông các học sĩ. Sau đó,
trong công cuộc tìm lăng, Lê Quý Kiệt lại đóng vai trò rất quan trọng khi
"tìm ra" đất làng Định Môn núi Thọ Sơn. Năm 1814, Lê Quý Kiệt thăng
tiếp Thị trung trực học sĩ kiêm Thái thường tự khanh góp việc Lễ bộ.
Năm 1820 được phong chức, năm 1821 Lê Quý Kiệt bị tố cáo
tham nhũng - Theo Di biên thì là do Lê Quý Kiệt cãi nhao với ông quan cùng làm,
bị người ta bới ra việc người nhà dựa thế làm bậy, xúi dân cầm đơn tố vua đang
ở Bắc thành chờ sứ phong. Lê Quý Kiệt khóc xin quan Kinh tra xét chứ đừng để
Nguyễn Hựu Nghi tra .Vậy là, Lê Quý Kiệt liều chết xin thay người xử, Lê Chất
đứng 1 bên gào đồ vô lễ phải chém, chém, chém. Minh Mạng thấy thế thì trói Lê
Quý Kiệt lại đưa về Huế xử. Ở trấn Sơn Nam, Lê Chất lấy được hết "lời nhận
tội" của người nhà người xung quanh đưa về Huế, Lê Quý Kiệt bị cách chức
đi làm việc không công ở Quảng Bình. Vậy vẫn chưa yên, năm 1824 cả Lê Chất với
Lê Văn Duyệt vào tâu xin về hưu vì tội... vua không xử chém Lê Quý Kiệt, luật
không vững dân không tin làm việc không được.”
- “Năm thứ 18 [1819], mùa đông tháng 12, ngày Đinh mùi, Thế
tổ Cao hoàng đế băng, bầy tôi dâng tờ khuyên ngài lên ngôi, ngài thương khóc
mãi không thôi. Các đại thần hai ba lần xin mãi, ngài mới nghe theo.
Bàn định ngày
ninh lăng. Khâm thiên giám là Hoàng Công Dương cùng Thị trung Trực học sĩ là Lê
Duy Thanh đều giữ ý kiến riêng. (Công Dương chọn ngày 16 tháng 4 là ngày Tân
sửu, giờ Đinh dậu, Duy Thanh chọn ngày 29 tháng 3 là ngày ất dậu, giờ Đinh
sửu). Vua phê bảo bầy tôi rằng : “Văn từ Thiêm sự, võ từ Thống chế trở lên,
phải kính cẩn bàn kỹ. Việc ninh lăng là việc lớn, lâu dài muôn năm, nên phải
hết tốt hết đẹp, mới xứng tấm lòng hiếu của trẫm. Nếu thấy đích xác có chỗ chưa
hợp thì cho chỉ ra tâu lên. Nhược bằng trước thì theo hùa, sau lại phát lời nói
quái để người nghi hoặc thì trị tội nặng”.
Mọi người bàn
cho ngày Tân sửu tháng 4 của Công Dương chọn là tốt nhất. Lại sai các tước công
bàn lại, đều hợp cả. Lời bàn đã nhất định rồi. Bèn ra lệnh cho Hữu ty sắm sửa
tang nghi, lấy các đại thần chia ra trông coi công việc.
Dụ rằng :
“Việc đưa đám là lễ lớn, nếu một việc gì chưa được hết tốt hết đẹp thì hối hận
suốt đời. Bọn khanh phải hết lòng trù tính đấy”.
KẾT LUẬN : Trước hết ta phải khẳng
định , người chọn địa điểm xây dựng Lăng mộ Gia Long, Phân kim , Điểm hướng và
là người trong suốt thời gian xây dựng lăng đã sâu sát chỉ đạo thực hiện chính
là vua Gia Long chứ không phải nhà Địa lý Phong thủy nào khác. Qua đó ta thấy được sự hiểu biết và quyết đoán của Vua Gia Long mạnh mẽ
biết nhường nào.Cũng vì quá
sâu sắc với công trình xây cất "ngôi nhà vĩnh cửu" của mình mà có lần
suýt nữa, Gia Long đã thiệt mạng trong một tai nạn ở công trường. Một trận gió
làm sập ngôi nhà mà Vua đang trú ngụ, vua Gia Long tuy đã ẩn trong một cái hố
nhưng vẫn bị thương ở trán, mí mắt và bị dập chân do một thanh xà rơi trúng.
Hai Hoàng tử thứ bảy và thứ tám là Tấn và Phổ bị trọng thương, nhiều người khác
bị chết. Gia Long không trừng phạt các quan lại thi công, ngược lại đã cấp thuốc
men để chạy chữa cho họ, cấp phát 500 quan tiền và 500 tiêu chuẩn gạo cho dân
làng Định Môn, gần nơi xây dựng lăng.
Vai trò của Lê Quý Kiệt ( hay trong sử Nguyễn thì phổ biến hơn với tên gọi Lê Duy Thanh.Việc này cần tìm hiểu kỹ hơn vì con cả của Lê Quý Đôn tên là Lê Quý Kiệt và không có tư liệu về việc ông đổi tên thành Lê Duy Thanh từ khi nào ???) rất mờ nhạt. Hầu như tất cả những điều ông đưa ra về Địa lý Phong thủy , về chiêm bốc đều không được vua Gia Long và sau này là vua Minh Mạng sử dụng.
Thân ái . dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét