Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.TỔNG KẾT VỀ VIỆC THU KHÍ – TRẤN ÂM DƯƠNG TRẠCH. BÀI 4.
3. NGUYÊN LÝ CỦA VIỆC THU DẪN KHÍ.
a/LÝ THUYẾT VỀ TRƯỜNG KHÍ.
"Thiếu gì những kẻ muốn xâm lăng,
Vũ khí hung tàn có thể ngăn.
Chỉ sợ Tâm Linh bày cuộc chiến,
Còn hơn là Ðịa chấn- Sơn băng.
Như Hải tinh trong Quốc bảo mình,
Ðời nào cũng có bậc anh minh.
Mỗi khi sông núi vang lời gọi,
Là có Rồng thiêng biến hữu hình ".
Cố GS-TS NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG trong cuốn
TÍCH HỢP ÐA VĂN HÓA ÐÔNG TÂY CHO MỘT CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC TƯƠNG LAI cũng đã cảnh
báo về cuộc chiến này.Trong cuộc chiến tranh Tâm linh này,vũ khí nguyên tử chỉ
là những trò chơi trẻ con và sự tàn phá không chỉ tính là một vài Ðất nước mà
là cả một nền Văn minh của Nhân loại.Cái thuộc tính xu cát tỵ hung của con người,
sẽ dần dần đẩy Văn minh Nhân loại vào cuộc chiến tự hủy diệt và bắt đầu một nền
Văn minh mới được thành lập dưới THỜI ÐẠI DI LẶC THÁNH ÐỨC.
Con người có khả năng làm những điều tốt đẹp
nhất cho đồng loại và đồng thời cũng có thể làm những điều tồi tệ nhất mà không
có một giới hạn nào có thể cản ngăn.Ðó cũng chính là hai mặt Âm Dương đối lập
nhưng cùng tồn tại song song.Cứu cánh cho việc đó chính là công việc của các
Tôn giáo đang thực hiện là hướng con người vào CHÂN- THIỆN- MỸ.dienbatn xin được
trình bày vấn đề này khi có dịp thích hợp.
Trở lại vấn đề Phong thủy.Thực ra nói đến
thuật Phong thủy thực ra cũng chỉ là một bộ môn của nền Văn minh tối cổ đã bị hủy
diệt do chính con người.
Cái gốc của Phong thủy cũng như tất cả các
vấn đề khác của TRIẾT HỌC ÐÔNG PHƯƠNG như KINH DỊCH,Y THUẬT,TỬ VI LÝ SỐ,BÁT TỰ
HÀ LẠC,THÁI ẤT,ÐỘN GIÁP,TỬ BÌNH vv đều dựa trên cơ sở chặt chẽ của THUYẾT ÂM
DƯƠNG- NGŨ HÀNH.Ðây chính là một siêu công thức Vũ trụ,có thể lý giải những vấn
đề từ vi mô đến Vĩ mô và đồng thời có khả năng dự báo.Ðây cũng chính là công thức
mơ ước của các nhà Khoa học hiện đại.Tuy nhiên, đây cũng chính là công thức của
Tâm linh,của những chiều không gian khác.Thuyết ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH có thể lý
giải tuyệt vời những vấn đề của Khoa học hiện đại, nhưng Khoa học hiện đại
không thể lý giải những vấn đề về Tâm linh.Khoa học của Không gian ba chiều
không thể lý giải được những vấn ðề của Không gian nhiều hơn ba chiều;Nhưng Tri
thức của không gian nhiều hơn ba chiều lại có thể lý giải được những vấn đề của
Không gian ba chiều.Nói theo Toán học thì Không gian ba chiều nằm trong Tập của
không gian đa chiều.Cái tối ưu là sự kết hợp giữa Tâm linh và Khoa học sẽ làm
cho con người tiến rất mau vào biển tri thức đã có sẵn.
Bây giờ ta trở lại những vấn đề đơn giản hơn
của những thuật Phong thủy cụ thể.
Trong Phong thủy,cái quan trọng nhất vẫn
là vấn đề trường Khí.Khí ở đây không phải là Không khí hay một chất khí cụ thể
nào cả.Ở nước ngoài người ta dịch Khí là SHA,hay Qi,tuy nhiên cũng chưa gọi
đúng bản chất của nó.Thực ra ,nói theo từ của Khoa học,KHÍ là một dạng của Năng
lượng,có vô số dạng thù hình khác nhau ,tùy theo điều kiện cụ thể.Trong Phong
thủy người ta nói :"Tụ là hình- Tán là Khí" hay "Nhất bổn tán vạn
thù- Vạn thù quy nhất bổn". Ðó chính là những khái niệm về bản chất của
Khí.Theo Ðịnh luật bảo toàn năng lượng đã khái quát : "NĂNG LƯỢNG KHÔNG TỰ
NHIÊN SINH RA VÀ CŨNG KHÔNG TỰ NHIÊN MẤT ÐI,NĂNG LƯỢNG CHỈ BIẾN ÐỔI TỪ DẠNG NÀY
SANG DẠNG KHÁC".Các dạng thù hình của Khí thật là muôn hình vạn trạng
nhưng bản chất của nó vẫn là dạng Năng lượng.Khí cũng không thoát khỏi quy luật
của siêu công thức ÂM DƯƠNG- NGŨ HÀNH.Tức là Khí cũng có những tính chất âm
dương - Ngũ hành cụ thể cho từng dạng thù hình.Những tính chất này tùy theo
tương sinh hay tương khắc mà tác động lên các vật thể khác mà đem lại sự tốt
hay xấu,thuận hay không thuận cho sự vận động của những vật thể khác.Nhiệm vụ của
thuật Phong thủy là tìm ra điều kiện tối ưu cho cuộc sống của con người phù hợp
với môi trường sống của mình.Tất cả các Trường phái Phong thủy đều phải tuân
theo quy luật đó.
Kinh dịch viết " Tinh Khí là vật
" , " Thiên địa yên ấm, vạn vật nảy sinh " . Hai câu đó nói rằng
nguyên tố cơ bản của vũ trụ là Khí. Khí ở trạng thái hỗ độn thì trời đất chưa
sinh. Khí trong, nhẹ nổi lên thành trời, khí nặng, đục chìm xuống thành đất. Trời
bắt đầu phân thành dương trên , âm dưới . Khi dương Khí ở trên giao hòa với Khí
Âm ở dưới thì sinh thành vạn vật. Linh Khí giao nhau sinh ra con người và vạn vật.
Cho nên Khí ở khắp nơi , tồn tại mọi lúc, tạo thành vạn vật. Chúng ta cũng cần
phải hiểu rằng : Khí này có bản chất bao quát hơn khí mà chúng ta thở hàng
ngày. Khí mà chúng ta thở hàng ngày chỉ là một dạng thù hình của Khí mà chúng
ta đang xét. Các cụ xưa có câu : " Nhất bản tán vạn thù - Vạn thù quy ư nhất
bổn " - Đó chính là tính chất đặc trưng của KHÍ mà chúng ta đang xem xét.
Như vậy đến đây bắt buộc chúng ta cần phải
có một định nghĩa cụ thể về KHÍ. Trong tất cả các sách từ trước đến nay, Khí
không được định nghĩa cụ thể mà chỉ nêu ra những tính chất cụ thể của khí như :
" Theo sách cổ để lại “Khí” gặp gió
thì tán, nghĩa là “Khí” nhẹ, lẫn vào không khí nên bị gió cuốn đi. Nếu gió nhẹ
vừa phải sẽ có tác dụng dẫn khí lưu thông, được coi là tốt. Còn gió mạnh làm
tán khí, mất khí lại là không tốt.
Sách cũng ghi “Khí” gặp nước thì dừng. Thường
thì khí trong tự nhiên vận động dựa theo sức mang của không khí, khi gặp vật cản
sẽ đổi hướng theo dòng khí. Khí gặp nước thì dừng nghĩa là nước có khả năng giữ
khí lại , khái niệm chuyên môn của phong thuỷ là “Tụ khí”. Hay nói một cách
mang tính hình tượng hơn là nước có khả năng hút khí, hòa tan khí. Nước chảy chậm
rãi, có chỗ dừng là rất tốt vì mang được khí tươi mới đến và lưu lại ở đó. Đó
là nguyên nhân để các chuyên gia phong thuỷ nhìn dòng nước chảy để dự đoán khí
vận trong lòng đất mà từ chuyên môn gọi là “Long mạch”. Tính chất của khí sẽ
khác nhau tuỳ theo sự tụ thuỷ, sức chảy mạnh yếu trong lưu thông của dòng nước…..
Như vậy trong mô hình cơ học chất lưu đề
nghị để nghiên cứu sự vận động, “Khí” được mô phỏng như là một chất lưu có các
đặc tính sau:
* Có tính tụ hoặc tán.
* Có khối lượng quán tính nhỏ, dễ bị gió
cuốn đi
* Có thể coi như độ nhớt động học thấp
* Có thể coi như có tính dính ướt mạnh với
các vật thể có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp, đặc biệt là vật thể sống, sinh vật.
“Khí” cần lưu động nhẹ nhàng, bình ổn mới
có tác dụng tương tác tốt. Cũng giống như với các chất lưu khác, dòng chảy tầng
bình ổn là dòng chảy lý tưởng. được coi là mang sinh khí đến.
Dòng chảy hỗn tạp, chảy rối, dòng xoáy hay
các dạng dòng chảy hẹp, vòi phun, dòng xung kích đều không tốt, gây nguy hiểm.
Chúng ta có thể hình dung tính chất thủy
khí động học của “Khí phong thủy” gần giống của nước, trừ tác dụng của trọng lực,
để dễ dàng cho việc khảo sát. Dòng nước chảy siết, nước xoáy mạnh cũng tạo ra
xung khí, tạp khí. Nếu dòng nước bẩn thỉu, hôi hám thì khí cũng sẽ bị uế tạp,
không còn mang được năng lượng sống cho con người nữa." ( Thạc sỹ Hà Mạnh
Hùng ).
Theo thiển ý của dienbatn tất cả những tính chất
đã nêu ở trên chỉ là những dạng thù hình cụ thể của Khí mà chưa đi vào đúng bản
chất của Khí. Với câu : " Nhất bản tán vạn thù - Vạn thù quy ư nhất bổn
" - Đó chính là tính chất đặc trưng của KHÍ mà chúng ta đang xem xét.
ĐỊNH NGHĨA KHÍ VÀ TRƯỜNG KHÍ CỦA DIENBATN
:
Khí
trong Phong thủy là một dạng năng lượng cơ bản để sinh ra mọi hình thức thù
hình của vũ trụ và có quy luật vận động tuân theo quy luật vận động của Vũ trụ.
Một tập hợp các dòng năng lượng sẽ tạo nên một Trường năng lượng có mật độ năng
lượng thay đổi cả về độ lớn và chiều chuyển động. Trường năng lượng là dạng tồn
tại của vật chất mà các tương tác cơ bản được thực hiện thông qua nó. Năng lượng
tạo ra trường năng lượng này không phải do các hạt cơ bản như điện tử,
proton... mà là những hạt có cấu trúc từ các quark với điện tích phân số. Chúng
vẫn chưa được tìm ra. Tuy chưa tìm ra bản chất của chúng nhưng bằng nhiều cách,
chúng ta vẫn có thể đo được chúng . Trong một không gian vật lý, có thể tồn tại
nhiều trường năng lượng và các trường năng lượng này đều tuân theo Định luật bảo
toàn năng lượng. Đối với thuyết Tương đối Einstein, chúng ta có thể vắn tắt như
sau: Mỗi hệ quy chiếu quán tính đều tương đương nhau và vận tốc ánh sáng là tối
đa. Trong khuôn khổ lý thuyết Einstein, đó là tiền đề. Nên trong một hệ tiền đề
khác, thế giới khác rất có thể tồn tại vật chất nào đó có vận tốc nhanh hơn ánh
sáng. Ví dụ: Chúng ta có một Hạt có khối lượng ảo thì tự nhiên nó chuyển động
nhanh hơn ánh sáng. Trường năng lượng của chúng ta đang xem xét có chiều không
gian >= 3. Tùy theo số chiều không gian càng lớn thì tính chất của trường
năng lượng này càng tinh khiết ( nhẹ, trong ). Quy luật vận động của chiều
không gian lớn bao gồm toàn bộ quy luật của chiều không gian nhỏ và quy luật vận
động của chiều không gian nhỏ không bao gồm toàn bộ quy luật vận động của chiều
không gian lớn hơn. Trong các chiều không gian > 3 thì không còn tồn tại
khái niêm không gian, thời gian và vận tốc ánh sáng không phải là lớn nhất. Thời
gian trong các chiều không gian lớn hơn 3 có thể co lại hay kéo dài, có thể chồng
quá khứ và tương lai lên với nhau và có thể thắng được lực hấp dẫn bằng ý chí của
mình. Như vậy tại đó không có khái niệm về Thời gian.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, tất cả
mọi dạng vật chất mà chúng ta có thể nhận biết đều là những dạng thù hình của
KHÍ - Trường năng lượng đặc biệt tuân theo quy luật Âm - Dương , Ngũ hành.
Octonion và lý thuyết hạt cơ bản của GS.TSNguyễn Hoàng
Phương.
" Vũ trụ là một hệ thống sinh học cần phải có 2 phần không thể thiếu được :
1/ Phần cứng : Vật lý học với tính chất duy lý của nó .
2/ Phần mềm : Kinh dịch với tính Minh triết của nó . Ý đồ thống nhất Đông -
Tây của nhà Phật là không phải loại trừ một trong hai phía khoa học trên mà là
tìm cách gộp cả hai phía trong một sơ đồ chung "
Một vật là một Thái cực nên thái cực chia
thành âm dương. Do vậy mọi vật đều do hai khí âm - dương cấu thành. Sự đối lập
và thống nhất của Khí biểu hiện thành trạng thái vật chất . Âm - dương đối lập
và thống nhất là quy luật vận động của vũ trụ , nhưng giữa âm khí và dương khí
không phải lúc nào cũng cân bằng nhau. Chúng có thể biểu hiện nhiều hơn hoặc ít
hơn, hoặc biểu hiện thành bao dung nhau.
Âm - dương chuyển hóa gọi là biến. Cực dương sinh âm , cực âm sinh
dương. Âm dương vận hành gọi là thông - Cùng tắc biến - Biến tắc thông. Âm -
dương không biến , không thông thì trời đất không tồn tại . Sự biến hóa của âm - dương trên gọi là Đạo,
dưới gọi là Khí . Nói về vạn vật là nói về Đạo, nói về hình của vạn vật là nói
về Khí. " Nhất âm - Nhất dương chi vi Đạo " là cái lý này. Trong Phong
thủy, phần mộ gọi là âm trạch, nhà cửa gọi là dương trạch. Địa lý Phong thủy lấy
âm - dương trạch làm đối tượng nghiên cứu. Tất nhiên là chúng ta thực hiện
trong hệ tọa độ Đề các - Tức là trong không gian 3 chiều. Tuy nhiên nhiều trường
hợp , chúng ta vẫn cần phải có kiến thức về những chiều không gian >3 mới giải
quyết chính xác công việc nghiên cứu. Các phương vị trong không gian đều là âm
- dương đối lập - thống nhất. Hậu thiên Bát quái chia thành 24 sơn và hướng .
Sơn và hướng lại được chia thành âm và dương, giới hạn của chúng rất rõ không
thể lẫn lộn . Sự vận hành của Khí cũng chia ra âm - Dương , âm vận hành nghịch,
dương vận hành thuận. Tọa Sơn và lập hướng
đều phải căn cứ theo sự vượng, suy của hai khí âm - dương.
Trong vũ trụ này, cái duy nhất không biến đổi - Chính là sự biến đổi. Sự
biến đổi của Khí là vĩnh hằng, không ngừng nghỉ. Vòng chu kỳ : Trường sinh - Mộc
dục - Quan đới - Lâm quan - Đế vượng - Suy - Bệnh - Tử - Mộ - Tuyệt - Thai - Dưỡng
cứ luân chuyển không ngừng không nghỉ. Trong Địa lý thì thất sắc ( 7 màu ), cửu
Khí ( 9 khí ) biến đổi tuần hoàn trong sự dịch chuyển của thời gian , biến đổi
tuần hoàn theo mùa, biến đổi tuần hoàn trong sự thuận nghịch của Âm - Dương.
làm Phong thủy chính là phương pháp tìm cách xu cát - Tỵ hung. Chúng ta nghiên
cứu Phong thủy và áp dụng vào cuộc sống không phải là tìm vũ khí chống lại Trời,
chống lại quy luật vận động của vũ trụ mà chính là dựa trên sự hiểu biết của
mình để hòa đồng cùng quy luật vận động của vũ trụ, thuận theo quy luật vận động
của vũ trụ ngõ hầu tìm cho mình một cuộc sống an vui , hài hòa.
Quan hệ giữa những trường năng lượng đó với
con người biểu thị mối quan hệ Thiên _ Địa - Nhân là nội dung của Địa động học.
Việc xuất hiện các sóng ác xạ liên quan mật thiết tới quá trình tự cân bằng
năng lượng , cân bằng sinh thái.
" “Trên hành tinh của chúng ta sự sống
được bắt đầu và duy trì bởi các bức xạ, đồng thời cũng bị hủy diệt bởi những sự
dao động mất cân đối của nó”.
Cũng như Y học, ngoài nền Y học chính thống
ra còn một nền Y học thay thế, Y tế dự phòng (alternative medicine) song song tồn
tại với nó. Khoa học tự nhiên cũng có nhiều vấn đề chưa giải thích được, nhưng
đại đa số quần chúng bình dân vẫn xem chúng như gắn liền với cuộc sống của họ.
Là những nhà khoa học chân chính, chúng ta không nên có một thái độ thiếu khoa
học là bác bỏ thẳng thừng những điều mà chính chúng ta chưa thể lý giải được.
Trên tinh thần đó, một sự tiếp cận mới gần đây khuyến cáo ta cần phải quan tâm
đến việc mỗi người đều có liên quan mật thiết đến nơi ở của mình. Và phải làm
thế nào để có thể thuần hoá các địa điểm trên đang bị chi phối bởi những sức mạnh
hiện diện một cách vô hình: các trường hay bức xạ khác nhau, năng lượng, khí hậu
sinh học, thuỷ thổ… Đó là một thách thức mới đặt ra với những người làm công
tác khoa học, nhất là những người chuyên nghiên cứu môn Năng lượng Cảm xạ học.
Cần phải đặc biệt quan tâm đến những hiện tượng xảy ra xung quanh nơi ở của bạn
vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn. Điều cần thiết là phải làm
thế nào để có một sự đồng nhất giữa sóng rung động của bạn với sóng rung động của
chính nơi bạn ở. Đó là điều thiết yếu cho một sự hài hòa và thích hợp.
Ngày nay ta biết rằng vũ trụ là một hệ thống
gồm các yếu tố sống động tùy thuộc vào nhau, không thể tách rời ra, luôn luôn
chuyển động, vừa là yếu tố vật chất vừa là ý thức. Từ khái niệm năng lượng, nhiều
nhà nghiên cứu đưa thêm khái niệm tinh thần, tư tưởng cũng có liên quan đến thế
giới vật chất. Tính thống nhất của vũ trụ theo vật lý học hiện đại cũng gần với
quan điểm của Phật giáo về cái Bản thể, cái Một, cái Duy nhất, phù hợp với quan
điểm Thiên-Địa-Nhân hợp nhất của phương Đông. Sự khám phá ra tính thống nhất,
tính tổng thể dạng toàn đồ (hologram) của vũ trụ có thể coi là 1 bước ngoặt lớn
về nhận thức thế giới quanh ta.
Trên bề mặt của trái đất có một từ trường
mà chiều của nó được xác định bằng la bàn.
Từ trường của trái đất là cái hiện hữu và
luôn vận động nghĩa là luôn cùng một hướng và cùng một giá trị ở một nơi định sẵn.
Người ta xác định địa từ trường qua các toạ độ của nó.
Vả lại, các đường giới hạn bắt buộc của từ
trường trái đất không nằm trên mặt đất. Chúng chui sâu trong lòng đất theo hướng
của vùng có mật độ từ tính cao ở cực Bắc. Góc hợp thành giữa đường ngang và trục
của kim lúc dao động tự do là vào khoảng 65o trong vùng: đó là độ nghiêng. Ta dễ
dàng tìm thấy hướng Bắc qua việc xác định hướng của bóng một sợi dây đúng lúc
12 giờ trưa. La bàn chỉ hướng Bắc từ tính tạo với hướng Bắc địa lý một góc nhỏ
gọi là độ lệch – thay đổi từ từ theo năm tháng và khác biệt theo từng vùng trên
bán cầu.
Các tọa độ này sẽ thay đổi theo địa điểm
và nếu ta thể hiện trên bản đồ từ tính các đường cong nối các điểm khác nhau mà
một trong các toạ độ này có cùng một trị số với nhau. Chúng biểu hiện các bất
thường của địa phương liên hệ với các đặc tính sinh học của lòng đất. Nơi đó được
sử dụng cho các đo lường từ tính để thăm
dò địa vật lý. Nhà Địa Sinh học dùng một máy địa từ trường để phát hiện các dị thường của từ trường bên trong một
ngôi nhà, cơ quan.
Thông thường, cường độ từ trường của các
điểm bình thường trên mặt đất cỡ 0,5 miligram. Gaus là đơn vị đo cường độ từ
trường, 1 gaus = 1.000 miligram.
Trong thời gian sóng điện từ lan toả, một
số sóng chạy dài trên đất, số khác tự biến mất, số khác thì phản chiếu vào lòng
đất ngang tầm của tầng điện ly (tầng ion hoá học).
Một số sóng điện từ khi lướt qua trên mặt
đất thì một phần do đất hấp thụ nơi mà có các dòng điện tự tạo ra ở một độ sâu
nào đó, dòng điện này càng xuống sâu càng giảm. Các sóng dài và các sóng có tần
số yếu dễ dàng xuyên thấu do vậy các dòng điện trên bề mặt đặc biệt yếu vì năng
lượng được phân bố ở độ sâu.
Đối với sóng ngắn, trái lại, các dòng điện trên mặt sẽ cao hơn và ảnh hưởng
của nó gia tăng theo tần số.
Dòng điện cũng gia tăng với tính dẫn điện từ của đất. Đất có tính dẫn điện
cao là đất ẩm ướt ở trên mặt, do đó dòng điện rung động với một cường độ mạnh
hơn.
Trong một số trường hợp, chúng có thể có tác động nguy hại cho đời sống.
Hàng ngày vào bất cứ lúc nào, cơ thể ta bị
các bức xạ chiếu vào, ngay cả lúc bình thường ta không nhận ra. Phần lớn các bức
xạ đến với chúng ta từ khoảng ngoài không gian, mặt trời, các vì sao.
Một số bức xạ khác được hình thành một
cách tự nhiên trên bề mặt của trái đất. Chúng đến phần lớn từ sự phóng xạ của
các khối đá trong lòng đất ví dụ như uranium.
Các bức xạ là một phương tiện vận chuyển
cho năng lượng tại một điểm: từ chỗ phát đến chỗ thu. Thường chúng di chuyển
theo đường thẳng dưới dạng bức xạ.
Các bức xạ vô hình là những sóng vô tuyến,
bức xạ hồng ngoại, cực tím, tia X, tia gamma, tất cả những sóng này truyền qua
không gian với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng tức 300.000km/giây.
Ngày nay,
Các nhà Địa vật lý nghiên cứu cấu tạo của địa cầu thấy rằng mọi sự bất
thường trong cấu tạo địa chất đều thường dẫn đến một sự xáo trộn ở bề mặt trái
đất, tác động đến con người. Các nhà
Thiên văn vật lý đã chứng minh thiên hà giống như sao chổi từ tính, khi di chuyển
trong không trung tạo ra các hiện tượng
bão từ, địên từ cảm ứng trong lòng đất , đại dương và trong không gian. Các Bác
sĩ Y năng lượng đã tìm thấy trong khoa Địa sinh học một lời giải đáp cho một số
tác nhân sinh bệnh. Thông thường, khi địa
từ trường thay đổi, môi trường sống bị tác động, con người dễ bị mất quân bình
và kéo theo tật bệnh. Nguyên nhân này đôi lúc mang vẻ bí ẩn vì mấy ai nghĩ đến
những hệ thống điện từ trường chằng chịt có thể làm xáo trộn cuộc sống do các
tác động cộng hưởng của trường điện từ từ bên ngoài với các dòng điện trong cơ
thể con người, nhất là khi dùng điện không đúng cách có thể gây nguy hại từ mức
độ nhẹ như : đau đầu, mất ngủ đến sinh bệnh nặng như: căng thẳng, suy nhược,
hen suyễn, ung thư . . . chưa kể đến những xáo trộn trong cuộc sống lứa đôi dẫn
đến ly hôn.
Và con người nhận ra rằng: muốn sống thỏai
mái, khỏe mạnh thì phải sống trong một môi trường vừa có tính chất hóa học hợp
lý, vừa có tính chất vật lý phù hợp.
MẠNG LƯỚI HARTMAN.
Địa sinh học hiện đại bắt đầu có vào những năm 50 nhờ Ernst Hartman, Bác sĩ
người Đức của trường đại học Heidelberg.
Bs Hartman đã phát hiện lại rằng tổ tiên chúng ta từ lâu rồi, chắc chắn là
từ thời Cổ Đại đã biết trái đất bị bao phủ với kiểu nào đó bởi một lưới sóng
điện từ trường phát ra đồng thời từ vũ trụ và từ đất Và bao phủ đồng đều khắp
quả đất, (ngoại trừ một vài vùng như Hi-mã-lạp-sơn, thì trục bắc – nam của nó
giãn xa hơn). Từ đất, lưới sóng này được gọi là mạng lưới Hartman hay mạng lưới
H. Vậy những đặc trưng chính xác của mạng lưới này là gì?
Sự cấu tạo của thế đất, sự hiện diện của dòng nước, các phay địa chất, các
dây cáp, các khối từ trường quan trọng, các bức xạ hay mọi dị thường có thể
biến đổi sự đồng thể hoá (déshomogénéisation) của khu vực, kể cả mạng lưới
Hartman: các lực đạo bị lệch và các ô chữ nhật có thể thay đổi theo chiều dài
từ 2 đến 3,5m và chiều rộng thay đổi từ 1,8m đến 2,5 m. Theo nguyên tắc, tại
một vùng trung tính, mạng lưới toàn cầu là một mạng lưới chặt chẽ giữa các mắc,
trừ trường hợp nếu có những sóng nguy hại khác hiện ra theo chiều thẳng đứng.
Nhưng địa từ trường của lực đạo của mạng Hartman giao nhau tạo thành các gút
địa sinh bệnh. Tính chung, cứ 4 điểm cho mỗi hình chữ nhật. Theo chiều thẳng
đứng của các nút địa sinh bệnh này xuất hiện một sóng độc hại vừa gây rối loạn
vừa mang tính chất lâu dài.
Người Trung Hoa cổ gọi chúng là”các lối đi của ma quỷ”. Qua hình dưới đây,
bạn có thể ghi nhận tại những giao điểm của những lực đạo của mạng lưới là
những gút được gọi là gút Hartman, những gút được các nhà địa sinh học gọi là
“những điểm gây bệnh từ lòng đất” (géopathogènes) Chúng hợp thành những hình
vuông với cạnh xấp xỉ là 21 cm, đó là nơi có yếu tố nguy hại cao nhất. Như thế
có nghĩa là những nơi đó có khả năng tạo thuận lợi cho bệnh phát sinh hay bệnh
tiến triển. Những nơi giao nhau của lực đạo này được gọi là gút lưới, còn được
gọi là gút Hartman hay gút H. Tại những nơi giao nhau này, sựrung động cực kỳ
thấp.
Vì thế nhất thiết phải tránh những gút đó. Vùng trung tính là vùng tốt, nếu
không bị nhiễu độc hại khác, là vùng nằm ở giữa các ô lưới này. Đây là điểm mà
người ta có thể hoàn toàn đặt giường ngủ
Cảm xạ phong thủy là một công cụ hỗ trợ rất
cần thiết và tuyệt vời đối với bất cứ ai nghiên cứu và thực hành Phong thủy. Nó
như một chiếc đèn chiếu sáng cho con đường nghiên cứu của mỗi chúng ta. Cảm xạ
mang lại cho chúng ta rất nhiều khả năng mà những môn học khác không làm được.
Khi luyện tập đến một mức độ nào đó, chúng ta dễ dàng cảm nhận được sự di chuyển
của những dòng Khí , những điều còn bị chôn dấu ở dưới mặt đất. Ngày xưa các cụ
không gọi là Phong thủy mà gọi là Địa lý - Tức là nghiên cứu cái lý của đất. Nếu
không hiểu rõ dưới lòng đất mình đang đứng như thể nào ? Có cái gì đang vận động,
có mồ mả, xương cốt không ? Có những phay đất dịch chuyển không ? Có những dòng
nước ngầm dịch chuyển theo phương nào thì dù chúng ta có học nhuần nhuyễn những
môn khác như Bát trạch, Huyền không cũng chỉ là cái vỏ, chưa thấu đáo tận cùng
của cái ruột Phong thủy. Phong thủy chính là tổng hợp tất cả những hiểu biết của
con người nhằm sống hòa hợp cùng thiên nhiên, tận dụng tất cả những cái tốt và
xấu của thiên nhiên cho mục đích sống của con người.Trong Tam tài THIÊN - ĐỊA -
NHÂN , con người sánh vai cùng Trời - Đất và có quyền sống sánh ngang Trời - Đất
khi hiểu rõ nguyên lý : Nhất bản tán vạn thù - Vạn thù quy ư nhất bản.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét