Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.TỔNG KẾT VỀ VIỆC THU KHÍ – TRẤN ÂM DƯƠNG TRẠCH. BÀI 5.
Như dienbatn đã viết ở phần đầu : "
Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục Hy lập ra Bát quái định Thiên đồ,xa thì
trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm
Thiên -Địa -Nhân.
THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.
ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.
NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.
Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại
đạo,mỗi thành phần đều sống động.
THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử
Thiên hà,Thiên hệ,Tinh tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự
nhất định.
ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi
nhằm sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật.
NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh
khí tươi nhuận thì Thần mới minh.
Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng
,nghỉ tức là hoại ,là diệt.
Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh
phúc cho mọi người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức
tính của Đại đạo.Vì thế ,các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng
đồng một Cảnh giới Chân -Thiện -Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa
vật,tạo nên nền tảng Kiến trúc .Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa
thế,Nhân sinh ),nên gọi là thuật Phong thủy.Phong thủy cũng dựa vào trên nền tảng
Quái đồ,Hà Lạc. "
1/ TRONG HỆ TỌA ĐỘ THỜI GIAN CỦA THẾ GIỚI
LOÀI NGƯỜI:
Vạn vật và loài người trên Trái Đất khi vận
động và sinh tồn đều phải chịu ảnh hưởng của ba yếu tố Nhật - Nguyệt - Tinh .
Đây chính là những năng lượng cực kỳ hùng hậu tác động vào môi trường sống của
con người và muôn loài trên TRÁI ĐẤT ( Ở đây ta cần phải mở ngoặc nói rõ là
trên Trái Đất chứ chưa phải là trên mọi chiếu không gian khác nhau ) . Vạn vật
trên Trái đất chịu sự chi phối , tác động của Nhật - Nguyệt - Tinh theo từng vị
trí không gian tức thời , tức là theo từng lát cắt của Thời gian . Theo từng tọa
độ tức thời của Thời gian ( hay lát cắt ) , mà mọi vật có những thù hình khác
nhau về tính nết , sức khỏe , tuổi thọ , sự thành đạt . .. Trong Tử vi , Bát tự
Hà - lạc , Tử Bình , Tứ trụ , người ta đều dựa trên đặc tính , tính chất của Nhật-
Nguyệt - Tinh tại từng thời điểm đó mà tính toán vận mệnh của con người .
Từ xưa , các nhà nghiên cứu về Dịch học
cho rằng : nếu Thiên can là Ất - thì chu kỳ vận động của nó là Ất kỳ , tương ứng
với sự ảnh hưởng vận động của Mặt Trời ; Nếu Thiên can là Bính - thì chu kỳ vận
động của nó là Bính kỳ , tương ứng với sự ảnh hưởng vận động của Mặt trăng ; nếu
Thiên can là Đinh - thì chu kỳ vận động của nó là Đinh kỳ , tương ứng với sự ảnh
hưởng vận động của các Tinh tú . Chu kỳ vận động của Tam Kỳ ( Ất kỳ , Bính kỳ ,
Đinh kỳ ) và sáu nhóm Thiên can : Mậu , Kỷ , Canh , Tân, Nhâm , Quý phản ánh
tác động của Nhật- Nguyệt - Tinh lên vạn vật trên Trái Đất , tạo ra những tính
chất cá biệt của số phận vạn vật và con người . Trong Thập thiên can , vị trí
Giáp bị ẩn đi ( nên gọi là ĐỘN GIÁP ) . Có lẽ ngày xưa các nha nghiên cứu đã nhận
xét sự tác động của 9 hành tinh trong hệ Mặt trời nên đã tính toán tác động của
9 hành tinh này qua 9 vận hạn của con người ( Thái Dương , Thái Âm , La Hầu ,
Thổ Tú , Thủy Diệu , Thái bạch , Kế Đô , Vân Hớn ) và 9 hạn ( Huỳnh Tuyền , Tam
kheo , Ngũ Mộ , Thiên Tinh , Toán Tận ,Thiên La , Địa Võng , Diêm Vương ) .
Độn Giáp còn có một tên khác nữa là Thái Ất
( Thái tức là quá ). Trong vòng vận động các vị trí không gian , lần lượt tính
chất âm dương được biểu thị qua Thập Thiên can . Giáp - Dương , Ất - Âm
...Trong trường hợp này , khi Giáp đã ẩn đi , can Ất lại đứng đầu trong chu kỳ
vận động của Nhật- Nguyệt - Tinh , phần nào Ất bị thái quá nên các nhà Dịch học
gọi là Thái Ất . Để có thể tính toán từng vị trí tức thời các tác động của Nhật-
Nguyệt - Tinh lên Trái đất , người ta đã định lượng về Âm - Dương ( Tỷ lệ ) tại
từng Tiết Khí ( Một năm có 24 Tiết Khí - Đây là đơn vị Thời gian của Độn Giáp )
, tỷ lệ đó người ta gọi là CỤC . Như vậy , người ta đã xây dựng được Hệ thức lượng
Độn Giáp ( Tức là tỷ lệ ÂM - DƯƠNG theo đơn vị Thời gian là Tiết Khí ) và qua
đó người ta có thể dự đoán về sự diễn biến các sự vật , con người được sinh ra
tại lát cắt Thời gian đó .
2/ TRONG MỌI CHIỀU KHÔNG GIAN TÍNH THEO HỒNG
BÀNG DỊCH :
Việc tính toán này không chỉ áp dụng cho
con người trên Trái đất , mà có thể tính toán cho tất cả các Thế giới vô hình
khác ở các chiều Không gian khác nhau , dienbatn xin không nêu ra ở đây vì tính
chất cực kỳ phức tạp của nó . Riêng Thế giới loài người trên Trái Đất , ở hệ Tọa
độ Đề các là không gian 3 chiều , kết hợp chiều của Thời Gian , người ta chia
ra làm 4 Kỷ Nguyên của Nhân loại ( Điều này Dịch học bình thường chưa hề có
khái niệm ) . Bốn Kỷ nguyên đó là :
1/ KHẢM - THÁI ÂM TẠI HƯỚNG BẮC - Kỷ
Nguyên THÁI ÂM ( HỦY ) - HẬU THIÊN LÀ CHỦ ĐẠO .
2/ CHẤN MỘC HƯỚNG VỀ BẮC - KỶ NGUYÊN THIẾU
DƯƠNG ( THÀNH ) - TIÊN THIÊN LÀ CHỦ ĐẠO .
3/ LY - THÁI DƯƠNG HƯỚNG VỀ BẮC - KỶ
NGUYÊN THÁI DƯƠNG ( THỊNH ) - TIÊN THIÊN CHỦ ĐẠO .
4/ ĐOÀI - THIẾU ÂM HƯỚNG VỀ BẮC - KỶ
NGUYÊN THIẾU ÂM ( SUY ) - HẬU THIÊN CHỦ ĐẠO .
Đó là 4 pha quan trọng nhất trong quá
trình tiến hóa nhân loại .
A/BÀY BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ TRẬN :
Người
ta dùng thuật toán Thái Ất để tính được vòng sao BÁT TƯỚNG LÂM MÔN , từ đó có
thể biết được những thăng trầm của ngôi mộ , từ đó có cách xử lý thích hợp khi
thời gian thay đổi .
Thiên Phúc Trận phía Bắc, Địa Tải Trận
phía Nam, Phong Dương Trận phía Tây, Vân Thùy Trận phiá Đông, Long Phi Trận
Đông Nam, Hổ Dực Trận Tây Bắc, Điểu Tường Trận Đông Bắc, Xà Bàn Trận Tây Nam.
Phong Hậu (Thái Bạch Âm Kinh) Bát Trận gọi
là Ác Kỳ Đồ, Thiên Trận Càn Tây Bắc, Địa Trận Khôn Tây Nam, Điểu Tường Trận Ly
Nam, Vân Trận Khảm Bắc, Phong Trận Tốn Đông Nam, Phi Long Trận Chấn Đông, Xà
Bàn Trận Cấn Đông Bắc. Càn Khôn Tốn Khảm là Cửa đóng, Chấn Đoài Ly Cấn cửa mở.
Trong tầng 17 Định Tứ Cát, Tam Kỳ, Bát
Môn, Cửu Tinh, .... gọi Thấu Địa Kỳ Môn chính là dùng Kỳ Môn Độn Giáp để định tử
phụ, tài quan lộc mã quý nhân tam kỳ tứ cát.
Có 9 Đạo Phù, 6 Phù Lục Giáp, 3 Phù Tam Kỳ.
Phù án theo Cục.
Trận có 8 Trận, Thiên trận quẻ Càn, Địa trận
quẻ Khôn, Long trận quẻ Chấn, Phong trận quẻ Tốn, Vân trận quẻ Khảm, Điểu trận
quẻ Ly, Xà trận quẻ Cấn, Hổ trận quẻ Đoài. Mồi cung tùy theo 9 tinh (Bồng Nhậm
Xung Phụ Anh Nhuế Trụ Tâm) gia lâm mà bày trận.
Cửa có 8 cửa, Hưu Sinh Thương Đổ Cảnh Tử
Kinh Khai. Môn theo 9 tinh gia thời 1 đóng 1 mở. Tinh gia thời can dương thì mở,
thời can âm thì đóng. Đóng thì không phá trận được.
Thần có 8 Thần, Trực Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trần, Chu Tước, Cửu Địa, Cửu Thiên, phân bố theo Chi của Tuần Giáp mà có Bát Thần Lâm Môn trấn giữ 8 cửa.
Tướng có 12 Thiên Tướng Thần Hậu, Đại Cát,
Công Tào, Thái Xung, Thiên Cương, Thái Ất, Thắng Quang, Tiểu Cát Truyền Tòng,
Hà Khôi, và Đăng Minh, phân bố theo Nguyệt Tướng, 4 tướng cư tứ chính, 4 tướng
cư tứ duy, 4 tướng giữ 4 góc trung cung.
Cục 5 ngày đổi 1 cục, sau Đông Chí cục
Dương, sau Hạ Chí cục Âm.
9 Tinh 10 giờ (giờ âm bằng 2 tiếng) đỗi một
lần (tức theo lục giáp tuần)
8 Môn mồi giờ mỗi xoay, đóng mở tuỳ theo
Tinh gia thời can.
B/PHƯƠNG THỨC PHÁ TRẬN:
Trước hết phải biết Cửa ở đâu đóng, cửa ở
đâu mở. Chỉ có cửa mở mới phá được. Muốn vào được cửa thì phải cửa nào ở đâu Thần
gì lâm môn. Qua cửa thì phải Sát Thần (phải biết Ngũ hành của Thần là gì mà ứng
phó).
Qua được cửa thì phải biết trận đang diễn
là trận gì? Quân nào thuộc Can Thiên Địa nào (6 Giáp Thiên Địa, 6 Mậu Thiên Địa,
vv...) đang diễn và tướng nào trong 12 Thiên Tướng đang chỉ huy. Biết được trận
đang diền là trận gì thì phá được. Biết được Tướng đang giữ là tướng nào trong
12 tướng thì bắt được, giết được. Phải phá hết 8 trận thì mới bắt được Chủ
Soái. Lâm Môn Sát Thần, Phá Trận Chém Tướng thì phải ứng dụng Ngũ hành Sinh Khắc.Nhớ
là Trận mỗi giờ mỗi đổi. Các cửa Sinh, Cảnh,
Khai mà vào trận thì tốt lành. Các cửa Thương, Kinh, Hưu mà vào thì thương tổn.
Các cửa Đỗ, Tử mà vào thì tử vong. Qua giờ dương, tám cửa được xếp đặt chỉnh tề,
chỉ có trung gian còn thiếu người trấn giữ. Như theo góc Đông Nam, cửa thượng
Sanh, mà kích nhập, đánh thẳng qua cửa Cảnh ở chánh Tây mà xông ra ắt trận thế
phải loạn. Bí quyết Bát Trận của Khổng Minh, là ở
trong Kỳ Môn Độn Giáp. Phá trận quan trọng nhất là chử Thời, không nói đến chử
thời thì làm sao biết trận nào đóng trận nào mở, đã đóng thì khó mà phá nỗi.
Phá trận phải ứng dụng Ngũ Hành. Tại phần trung cung , nên có Chủ trận bày theo Ngũ hành
- Âm dương và xoay chủ trận theo 360 độ , như vậy , trận pháp này sẽ xoay theo
độ số của Trời - Đất , biến ảo khôn lường . Nên đặt Thất Tinh Bắc Đẩu vào trung cung theo
phương vị tại thiên Chủ trận giống như kim chỉ Nam của Địa bàn và là cái bất biến
theo từng cung độ . Dĩ bất biến - Ứng vạn biến chính là đây .
Ngoài Trận Pháp ra, thì Kỳ Môn Độn Giáp củng
là một môn huyền học cao siêu, về mặt này thì phải nghiên cứu quyển “Vạn Pháp
Qui Tông” sẻ thấy được phù trú về Lục Giáp, Lục Đinh, Cửu Thiên Huyền Nử,
vv....
Thật ra trận kỳ môn chủ yếu sử dụng Thiên
Can và Bắc Đẩu Thất Tinh, nếu kết hợp thêm Thái Ất và Lục Nhâm vào thì thật là
Quỉ Khóc Thần Sầu . Lục Nhâm chuyên về địa chi, Thái Ất chuyên về tinh đẩu vận
hành, Kỳ Môn về thiên can, nếu kết hợp được 3, Tam Thức Hợp Nhất, thông cả tam
tài thiên địa nhân, trên biết thiên vận, dưới thấu địa lý, giữa tri nhân sự. Việc
sử dụng “Đạp Khôi Cương Bộ Đẩu” pháp. Bộ pháp này dùng để thông thần mà sai khiến Lục Đinh Lục Giáp. Muốn khiển
Lục Đinh - Lục Giáp mà không biết bộ pháp thì cũng hoài hơi .
Ngoài bộ này ra thì còn nhiều bộ khác nửa:
- Đạp Tiên Thiên Bát Quái Quyết Bộ Cương pháp.
- Đạp Thất Tinh Pháp Quyết Bộ Cương pháp.
- Hậu Thiên Đạp Bát Quái Bộ Cương pháp.
- Thái Ất Phản Quái Bộ Cương pháp.
- Tam Nãi Phu Nhân Đạp Bộ Cương pháp.
- Thái Ất Chánh Nhân Bộ Cương pháp.
- Ngọc Nử Quá Hãi Cương quyết.
- Bộ Âm Đẩu, Bộ Dương Đẩu.
C/ ÁP DỤNG TRẬN PHÁP BÁT QUÁI ĐỒ LÊN MỘ PHẦN.
Trong việc áp dụng trận pháp Bát quái đồ lên mộ
phần của dienbatn được sử dụng như sau :
1. VỀ HÌNH DẠNG.
Mộ chia làm 3 phần hình Bát quái , tượng trưng
cho Tam tài : THIÊN – NHÂN –ĐỊA. Ba phần này làm bằng đá xanh rêu nguyên khối,
có lỗ rỗng ở giữa để thu khí và làm trục xoay cho cả 3 tầng trận pháp. Mỗi tầng
có 8 mặt đều biểu thị cho bát quái CÀN – KHẢM – CẤN – CHẤN –TỐN – LY – KHÔNG –
ĐOÀI. Ba tầng này sẽ xoay theo các chiều Âm – Dương khác nhau. Bát môn có các cửa : Hưu - Sinh - Thương - Đỗ -
Cảnh - Tử - Kinh - Khai. Trận đồ này áp dụng theo thuật số của Hà đồ - Lạc thư
với hai vòng quay thuận - nghịch theo Thời gian.
Ăng ten Parabol .
Là anten có tính định hướng tương đối cao, sử dụng chủ yếu ở dải sóng cực
ngắn thông tin di đông và vệ tinh. Anten parabol trong các nguồn khoa học có thể
được gọi là anten phản xạ hoặc anten phản xạ parabol. Đây là một thiết bị công nghệ
được thiết kế để thu năng
lượng. Rơi vào nó, một sóng phẳng được biến đổi thành một hình cầu và
tập trung tại tiêu điểm. Quá trình ngược lại cũng có thể xảy ra, khi sóng hình
cầu được biến đổi thành sóng phẳng. Điều này đòi hỏi các loại và hình thức khác
nhau của thiết bị, tùy thuộc vào mục đích và phạm vi sử dụng dự kiến. Hình dạng
parabol của phản xạ là chìa khóa cho hoạt động của nó - đặc biệt là độ lợi và
tính trực tiếp của nó. Như tên của nó, phản xạ parabol được hình thành từ một hình dạng được gọi
là paraboloid. Hình dạng này tạo thành bề mặt phản xạ trong ăng-ten cho phép
sóng phản xạ bởi bề mặt để duy trì mối quan hệ pha của chúng, nhờ đó cho phép
đạt được độ lợi tối đa.
Nói cách khác, năng lượng RF ở dạng sóng điện từ di chuyển tới ăng ten
trong mặt sóng phẳng sẽ được phản xạ bởi phản xạ và vẫn ở pha tại tâm điểm.
Bằng cách này, toàn bộ tín hiệu vẫn còn trong pha và không có hủy bỏ. Điều này
có nghĩa là tín hiệu tối đa được duy trì. Các tín hiệu ngược được phát ra từ
tiêu điểm sẽ được phản xạ bởi bộ phản xạ parabol và tạo thành một mặt sóng song
song (trong pha) di chuyển ra ngoài từ ăng-ten.
Điều này có nghĩa là tính toàn vẹn pha của hệ thống được giữ lại. Sóng đến
thêm tại tiêu điểm, và sóng đi tạo ra một mặt sóng đơn di chuyển song song với
phản xạ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét