Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.TỔNG KẾT VỀ VIỆC THU KHÍ – TRẤN ÂM DƯƠNG TRẠCH. BÀI 6.
IV.NGUYÊN LÝ VÀ TÁC DỤNG CỦA TRẬN ĐỒ THU KHÍ VÀ CHỈNH HƯỚNG DÒNG KHÍ.
I. TÍNH CHẤT CỦA THẠCH ANH KHI THU KHÍ .
“1/Thành phần hoá học và cấu trúc tinh thể
Trong thành phần của thạch anh ngoài thành phần chính
còn có thể chứa một số chất hơi, chất lỏng: CO2, H2O, NaCl, CaCO3,... Các
khoáng vật của nhóm thạch anh có công thức rất đơn giản SiO2, là một loạt biến
thể đa hình gồm 3 biến thể độc lập: thạch anh, tridimit và cristobalit và tuỳ
thuộc vào nhiệt độ, chúng sẽ tồn tại ở các dạng nhất định.
Biến thể nhiệt độ cao của thạch anh kết tinh trong hệ
lục phương, biến thể thạch anh vững bền ở nhiệt độ dưới 573 °C kết tinh trong
hệ tam phương. Dạng tinh thể thường hay gặp là dạng lưỡng tháp lục phương với
các mặt lăng trụ rất ngắn hoặc không có. Thạch anh chỉ thành những tinh thể đẹp
trong các hỗng hoặc các môi trường hở, có trường hợp gặp các tinh thể nặng tới
một vài tấn có khi tới 40 tấn. Dạng tinh thể của thạch anh khá đa dạng nhưng
đặc trưng là thường gặp các mặt m [0111], và có vết khía ngang trên mặt, mặt
khối thoi r [1011] và z [0111], lưỡng tháp phức tam phương s [1121], khối mặt
thang x [5161]... Ngoài hai biến thể kết tinh thạch anh còn có loại ẩn tinh có
kiến trúc tóc: canxedon và thạch anh khác nhau chỉ do quang tính.
Trong thạch anh thường gặp các bao thể thể khí lỏng
tạo thành bao thể hai pha. Các bao thể rắn thường gặp nhất là các bao thể kim
que của rutin tạo thành những đám bao thể dạng búi tóc hay "tóc thần vệ
nữ" cùng với các bao thể tourmalin, actinolit dạng sợi, clorit màu lục,
gơtit, hematit màu nâu đỏ và màu cam và một số các bao thể khác nữa.
2/Các tính chất vật lý và quang học.
Tính đa sắc: Thay đổi tuỳ thuộc vào màu của viên đá
Tính phát quang: Loại rose quartz phát quang màu tím
lam nhạt, các biến thể của thạch anh trơ dưới tia cực tím.
Màu sắc của thạch anh rất đa dạng nhưng phổ biến nhất
là những loại không màu, màu trắng sữa và màu xám và theo màu sắc thạch anh
mang các tên khác nhau như: Pha lê trong suốt; Amethyst: màu tím; Citr:
Màu vàng; Smoky quartz: màu ám khói, khi rất tối gọi là
"Morion"; Rose quartz: màu đỏ; Aventurin quartz: màu lục; Dumortierit
quartz: màu lam đậm hoặc lam tím; Milky quartz: màu trắng tới màu xám; Siderit
hoặc sapphire quartz rất ít gặp, chúng thường có màu lam pha chàm.
3/Các hiệu ứng quang học đặc biệt:
Hiệu ứng mắt hổ (tiger’s eye): Là một hiệu ứng đặc
biệt thường thấy ở các biến thể của thạch anh và đặc trưng cho các biến thể có
màu từ vàng nâu nhạt tới nâu và đỏ nhạt, lam nhạt hoặc thậm chí màu đỏ và ở các
loại bán trong. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự sắp xếp có định hướng
của các bao thể dạng sợi bên trong viên đá. Khi viên đá được mài cabochon sự
phản xạ của ánh sáng trên bề mặt sẽ cho ta hiệu ứng "mắt hổ" rất đẹp.
Hiệu ứng mắt mèo "cat’s eye": Cũng giống như
hiệu ứng mắt hổ nhưng chúng thể hiện đẹp hơn và rõ nét hơn và thường gặp trong
các biến thể bán trong và có màu trắng tới màu xám nâu vàng lục nhạt, đen hoặc
màu lục oliu tối.
Hiệu ứng sao: Thạch anh hồng và một số biến thể màu
xám hoặc màu sữa thường có hiện tượng sao 6 cánh giống như hiệu ứng sao trong
ruby và saphia.
Một đặc tính quan trọng của tinh thể thạch anh là nếu
tác động bằng các dạng cơ học đến chúng (âm thanh, sóng nước...) vào tinh thể
thạch anh thì chúng sẽ tạo ra một điện áp dao động có tần số tương đương với
mức độ tác động vào chúng, do đó chúng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực.
Chẳng hạn kiểm soát những sự rung động trong các động cơ xe hơi để kiểm soát sự
hoạt động của chúng và được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghệ như: làm
vật cộng hưởng, vật liệu áp điện hiệu ứng phát quang âm cực.
Những tinh thể
thạch anh đầu tiên được sử dụng bởi chúng có tính chất "áp điện", có
nghĩa là chúng chuyển các dao động cơ khí thành điện áp và ngược lại, chuyển
các xung điện áp thành các dao động cơ khí. Tính chất
áp điện này được Jacques Curie phát hiện năm 1880 và từ đó chúng được sử dụng
vào trong các mạch điện tử do tính chất hữu ích này.
Lần đầu tiên Walter G. Cady ứng dụng thạch anh vào một
bộ kiểm soát dao động điện tử vào năm 1921. Ông công bố kết quả vào năm 1922 và
đến năm 1927 thì Warren A. Marrison đã ứng dụng tinh thể thạch anh vào điều
khiển sự hoạt động của các đồng hồ.
Thạch anh ở dạng hạt (cát, bột) được sử dụng làm vật
liệu đánh bóng, là vật liệu quan trọng trong công nghệ bán dẫn.
Nếu như thạch anh vàng được xem là loại đá chiêu mời
tài lộc thì thạch anh xanh lại được nhấn mạnh về khả năng trấn an cảm xúc, giúp
cho tâm trí luôn bình tĩnh, thư giãn, trong khi thạch anh đen thường được nhắc
đến với công dụng trừ tà và kích thích sự sáng tạo.
Các ứng dụng trong Phong Thủy để tăng năng lượng cho
nhà ở, công ty được các nhà phong thủy ưa chuộng sử dụng. Vì giá thành rẻ và
Việt Nam có khá nhiều nên Thạch Anh là ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực phong
thủy và năng lượng.
Ứng dụng thường thấy nhất là trong lĩnh vực trang sức,
thạch anh thường được chế tác thành các chuỗi hạt để đeo bên người nhằm tăng
năng lượng cho cơ thể. Đá tự nhiên nên không hạt nào giống hạt nào, không chiếc
vòng nào giống chiếc vòng nào. Vì vậy, giá cũng tùy thuộc vào chiếc vòng bạn
lựa chọn (độ lớn hạt, độ trong…).
Khoáng chất thạch anh có một số đặc tính vật lý độc
nhất rất khác so với các chất rắn khác (như nhựa, gỗ, bê tông hoặc thủy
tinh). Ví dụ, một số có thể thay đổi màu sắc tùy thuộc vào góc nhìn của
người xem, một số khác lại có thể tạo áp lực khi tiếp xúc với từ trường của đá.
Nguyên nhân của những trạng thái kỳ lạ này là do bản
chất tinh thể của khoáng chất. Trong mỗi tinh thể, các nguyên tử được sắp xếp
một cách trật tự và cố định cụ thể. Cấu trúc hình học của các nguyên tử này
không chỉ phản ánh trong tính chất đối xứng của tinh thể, mà còn trong tính
chất đẳng hướng hoặc dị hướng của nó . Một chất phản ứng khác nhau tùy thuộc
vào hướng của một lực bên ngoài được gọi là dị hướng . Các khoáng chất khác
nhau bất đẳng hướng với các mức độ khác nhau, và nhiều tính chất vật lý khác
của thạch anh cho thấy chúng có tính bất đẳng hướng (Bất đẳng hướng là tính
chất của vật thể hay hệ thống khác nhau về cấu trúc hay tính chất ở theo mọi
phương hướng.)
Nhưng không phải tất cả các thuộc tính vật lý đều có
tính bất đẳng hướng. Màu sắc thạch anh có thể biến đổi như quang phổ, nhưng
thạch anh trắng là màu phổ biến nhất, sau đó đến màu trắng đục , màu tím
(Amethyst), hồng (Rose Quartz), màu xám hoặc nâu đến đen (Smoky Quartz) cũng
phổ biến. Các giống cryptocrystalline có thể có nhiều màu.
Độ trong suốt: Tinh thể có thể lad trong suốt hoặc ở
dạng mờ đục.
Cấu trúc tinh thể biến đổi rất nhiều, nhưng cấu trúc
thường thấy nhất là lăng kính lục giác được đúc kết thành một kim tự tháp sáu
cạnh.
Độ cứng : 7.
Trọng lượng riêng: 2,65.
Vân đá màu trắng.
Hình dạng cấu trúc: Các nếp vân trên mặt lăng trụ của
đá chạy vuông góc với trục Cacbon, áp điện và chỉ số khúc xạ là 1.55.
4/Tính quang học: Khi mặt
trời hoặc ánh đèn rọi vào tinh thể, các tia sáng của chúng được định hướng ngẫu
nhiên, không xác định, và ánh sáng như vậy được gọi là vô cực . Nếu tất cả các vectơ điện trường
và từ trường đều có cùng hướng, ánh sáng sẽ phân cực .
5/Tính cách điện: Thạch anh là một chất cách
điện, vì không có các electron tự do di chuyển trong cấu trúc tinh thể của nó
như trong kim loại. Tuy vậy thạch anh lại hấp thụ năng lượng âm của đất trời và
chúng ta có thể cảm nhận được điện trường trong đá khi tiếp xúc.
Khoáng thuộc họ thạch anh: amazonit, tourmaline đặc
biệt elbaite , wolframite , pyrite , rutile , zeolites , Fluorit , canxit ,
vàng , muscovit , topaz , beryl , hematit và spodumen .
6/Phản
ứng khi có tác động từ ánh sáng
Tinh thể vật chất hấp thu tất cả các vạch quang phổ và
lan tràn chúng trải khắp hầu hết các bước sóng, tần số cũng như các màu sắc
khác biệt của 7 sắc cầu vòng.Ngoài ra, Lưỡng thiếc còn được biết là độ đo tầm với
giữa các chỉ số khúc xạ xuất phát từ tia chiếu mà người đặt đã hướng tới nhiều
cột trụ khác nhau có từ tinh thể vật chất.
7/Phản
ứng khi có tác động từ sức nóng.
Đặc trưng của tác động này được biết đến là sự hoà
điệu.Một tinh chất tinh thể trước hết sẽ hấp thu các tro tàn, tiếp sau đó sẽ
đào thải chúng ra dưới tác động tích tụ điện của bề mặt.Ngoài ra, khi đặt trong
không khi lạnh, chúng quay trở về trạng thái lúc ban đầu.Trường hợp khi ta cho
nhiệt độ tăng cao, các tinh thể sẽ nổ lốp đốp nhưng không bị tan chảy.Kết quả
là người ta có thể làm thay đổi màu sắc tuỳ ý cho tinh thể với mức nhiệt ở 450
độ.
Ví dụ như là viên đá thạch anh với tên gọi améthyste
sẽ ngả sang màu vàng chanh, các nguyên tử ion Sắt ở trong vảy cá khi bị kết tụ
sẽ bị thay đổi hình dạng do sức nóng lan toả tạo nên sự khác biệt ở phần kết
cấu cùng với bước sóng tần số của ánh sáng bị tinh thể tnh chất hấp thụ sẽ
chuyển thành phần màu vàng thay thế cho màu tím. Kết quả của sự thay đổi này
làm cho tinh thể hiện lên màu vàng.
8/Phản ứng khi
có tác động từ bên ngoài .
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét đên trường hợp điều gì sẽ
xảy ra khi mà chúng ta làm biến dạng một tinh thể hoặc một bản sao của tinh thể
nhờ tác động từ bên ngoài như uốn, xoắn, cắt hay va chạm.Kết quả là nó sẽ phát
ra ánh sáng và điện năng.Nó được gọi với cái tên là phản ứng áp điện (trong Hy
Lạp có nghĩa là ép).Đặc tính này đã được 2 nhà bác học là Pierre và Jacques
Curie phát hiện ra vào năm 1880.Điều này được đúc kết từ sự quan sát các điện
tích xuất phát từ các dấu hiệu đối ngược nhau xuất hiện trên các mặt đối của
một tinh thể khi mà chúng ta thực hiện các thao tác tác động cơ học như là ép,
uốn, xoắn.
Bên trong nguyên tố SiO2 các nguyên tử silice đã hy
sinh đi các électron ngoại biên (peripherique) của nó cho các nguyên tử oxy.Điều
này dẫn tới một cấu trúc hoàn hảo về kết cấu và ổn định về điện năng.
9/Phản ứng với
điện năng.
Dưới những tác động đến từ điện năng, các thanh lá
tinh thể thạch anh bị biến dạng…Các phân tử được nạp vào điện tích âm sẽ chuyển
dần sang đầu cực dương và ngược lại .Sau đó, các tinh thể dãn nở rồi co lại tuỳ
thuộc hoàn toàn vào cơ trục định hướng của cấu trúc cắt của các thanh lá ( bởi
vậy mà trong khi tiến hành thực hiện cảm xạ chúng ta không bao giờ sử dụng đến
đá thạch anh đã trải qua quá trình đun nấu trong lò luyện mà phải dùng đến
chính thạch anh thiên nhiên).
Ngoài ra, với tính chất trên, tinh thể thạch anh được
sử dụng rộng rãi trong các kỹ thuật điện- điện tử để thực hiện các thao tác
cộng hưởng áp điện, các máy siêu âm, các bộ ổn áp có trong các máy phát tần
số bởi vì khi rung động các tinh thể sẽ áp
đặt một tần số ổn định của bản thân nó lên bộ nguồn ở trường điện năng…Một
ví dụ điển hình là đồng hồ quartz, chiếc đồng hô nổi tiếng được làm dựa trên
tần số ổn định của thanh lá thạch anh chỉ kim giây, phút, giờ.Người ta đã sử
dụng đến cả các tinh thể silicum nguyên chất, được lấy từ SiO2 để sản xuất nên
các vật liệu bán dẫn, các transisto, các diode hay các mạch tích phân với trí
nhớ của chúng.
10/Sử dụng trong phong thủy: do cấu tạo về địa chất đặc biệt nên Đá Thạch Anh thu hút năng lượng
dương cực mạnh, đem đến sự may mắn trong công việc, tình yêu, cuộc sống, giúp
chống tà khí, tăng vượng khí cho gia chủ và người dùng,… Hiện nó được ứng dụng trong
phong thủy ở hai khía cạnh là trấn trạch bên ngoài sân vườn và hỗ trợ trong
nhà.
Dùng để chữa bệnh: các biến thể của đá thạch anh được
ứng dụng trong y học giúp giải độc, trị chứng mất ngủ, trị nghiện rượu, làm dịu
tinh thần, lọc máu tốt, điều hòa huyết áp, kháng viêm, giải trừ mệt mỏi, tăng
khả năng miễn dịch, phòng chống các tia bức xạ,…
11/Các biến thể của Đá Thạch Anh?
Biến thể của Đá Thạch Anh có nhiều loại, mỗi một biến
thể có tên gọi dựa vào màu sắc đặc trưng của chúng. Các biến thể đó là:
Thạch anh ám khói (Smokey Quartz): là loại đá có màu
ám ánh xanh, nâu ánh xanh, nâu sẫm. Loại biến thể này được tìm thấy ở một số
vùng của nước ta với số lượng ít như: Nghệ An, Thanh Hóa, Gia Lai và Kon Tum.
Thạch anh hồng là một biến thể của Đá Thạch Anh với
tên gọi khoa học là Pink Quartz với màu hồng đặc trưng. Thạch anh hồng phân bố
nhiều ở các nước Brazil, Trung Quốc và Nga. Ở nước ta, trữ lượng thạch anh hồng
cũng rất ít và chất lượng không được cao cho lắm, nó được tìm thấy ở các mỏ tại
Đăk Nông và Đà Nẵng.
Thạch anh đen có tên khoa học là Morion, chúng có màu
đen và phân bố nhiều ở các nước: Cộng Hòa Séc, Pháp, Brazil,.. Riêng ở nước ta,
chúng ta cũng có thể tìm thấy thạch anh đen tại một số tỉnh như: Kon Tum, Thanh
Hóa và cả Nghệ An.
Thạch anh pha lê (Crystal Quartz): đây cũng là một
biến thể của Đá Thạch Anh, với tên gọi như vậy nên màu sắc đặc trưng của chúng
sẽ là màu trong suốt như pha lê. Thụy Sĩ, Nga, Pháp,… là những nước có trữ
lượng thạch anh pha lê nhiều nhất. ở Việt Nam, thạch anh pha lê được tìm thấy ở
một số tỉnh Bắc Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên xong giá trị của chúng không được
cao.
Thạch anh tóc: cũng là một dạng biến thể của Đá Thạch
Anh với tên gọi Rutilated Quartz. Thạch anh tóc thường có các màu: đỏ, xanh,
vàng, đen và được tìm thấy nhiều ở Brazil, Pakistan, Na Uy, Úc,… Ở nước ta cũng
có sự hiện diện của thạch anh tóc tại một số địa phương nhưng chất lượng và giá
trị không đạt tiêu chuẩn.
Thạch anh tím (Amethyst): biến thể này có màu tím hoặc
tím ánh hồng, phân bố nhiều ở một số nước trên thế giới như Nga, Hi Lạp,… và có
mặt ở một số tỉnh của nước ta như Gia Lai, Bà Rịa – Vùng Tàu và Thanh Hóa.
Thạch anh vàng chanh: có tên khoa học là Critrine với
màu vàng ánh nâu hoặc ánh đỏ. Chúng cũng được tìm thấy với trữ lượng lớn tại
Brazil, Tây Ban Nha, Pháp,…” – ( dienbatn sưu tầm mà quên mất
nguồn ).
Dựa vào các tính chất trên,
chúng ta có thể tạo ra 5 vòng tròn đồng tâm bằng đá Thạch anh với việc phối màu
sắc theo ngũ hành tương sinh từ vòng ngoài cùng vào trung tâm. Vòng trung tâm
có ngũ hành trùng với ngũ hành của loại Khí từ Long mạch mà ta muốn thu. Nhờ
các tính chất của các vòng Thạch anh :
·
Có tính chất "áp điện", có nghĩa là chúng chuyển các dao động cơ
khí thành điện áp và ngược lại, chuyển các xung điện áp thành các dao động cơ
khí.
·
Tính quang học: Nếu tất cả các vectơ điện trường và từ trường đều có
cùng hướng, ánh sáng sẽ phân cực .
·
Tính cách điện: Thạch anh là một chất cách điện, vì không có các electron tự do di chuyển
trong cấu trúc tinh thể của nó như trong kim loại. Tuy vậy thạch anh lại hấp
thụ năng lượng âm của đất trời và chúng ta có thể cảm nhận được điện trường
trong đá khi tiếp xúc.
·
Phản ứng khi có tác động từ ánh sáng.
·
Phản ứng khi có tác động từ sức nóng.
·
Phản ứng khi có tác động từ bên ngoài .
·
Phản ứng với điện năng. bởi vì khi rung động các tinh thể sẽ áp đặt một tần số ổn định của bản thân
nó lên bộ nguồn ở trường điện năng.
Những đặc tính vô cùng quý báu đó của Thạch anh, mỗi khi có tác động từ bên
ngoài vào sẽ làm nhưng vòng tròn Thạch anh rung động, tạo nên một trường Khí
thu hút năng lượng từ bên ngoài vào trung tâm trận đồ theo đúng loại Khí có Ngũ
hành mà ta cần.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét