* Ngoại
Kinh :Là những kỳ huyệt để bổ xung cho các Kinh chính ,khi cần thiết dùng
cho lúc nguy cấp.Ví dụ cụ thể như :có người đã bị chết lâm sàng,tiêm,chích thuốc
theo Tây Y không được,nhưng dùng Đông Y có khi chỉ cần bấm,day,châm,cứu Huyệt
thì bệnh nhân có thể sống lại được.Có rất nhiều kỳ Huyệt mà tùy trường hợp có
thể hút Linh hồn của người mới chết ,trở về nhập vào cơ thể.Ngoại Kinh bao gồm
cả nội quan thân thể.Có nhiều Kỳ huyệt nhạy bén,rất công hiệu,có thể cứu mệnh
con người,trong nhiều trường hợp nguy cấp .Đời thường từ xưa đã từng chữa bệnh
cứu người bằng phương pháp này,song họ vẫn cho đó là Thần bí.
Tóm lại có 2 Mạch chính là Nhâm,Đốc ;12 đường
Kinh chính,15 đường Mạch Lạc,và vô số Huyệt.
Xin nói thêm về Huyệt :Có các Huyệt hợp và các
huyệt Giao hội,đó là các giao hội với các Kinh Dương và âm.Có các loại Huyệt là
Du huyệt,Mộ huyệt,Nguyên huyệt,Lạc huyệt,Khích huyệt...
Trong Võ thuật còn truyền lại các Huyệt Thần đạo
Võ thuật.Theo người viết được biết :Có 36 Huyệt đạo Kinh,nếu vô tình hay hữu ý
tác động vào thì bất cứ Huyệt nào trong số 36 Huyệt này đều có thể gây ra chết
người .Các Huyệt đó rất nguy hiểm nên còn gọi là tử Huyệt. Ngoài ra còn có 72
Huyệt đạo Kinh phụ.Nếu tác động vào bất cứ Huyệt nào trong số những Huyệt này đều
có thể gây tàn phế ,tật nguyền,rất khó chữa trị.Đây là yếu hại Huyệt hay còn gọi
là Nạn Kinh.Người viết chỉ sơ qua vài nét về Thần đạo Võ thuật cho dễ hiểu thêm
về tầm quan trọng của Huyệt với Linh hồn và cơ thể con người.Khi tác động vào tử
Huyệt ,các yếu hại Huyệt chính là bất ngờ dùng lực phá hủy hệ thống Kinh ,Mạch,
làm tan rã các kết nối giữa Linh hồn và cơ thể con người.Các hệ thống khác như
Kinh,Mạch,Huyệt,Lạc,gắn kết lục phủ ,ngũ tạng của cơ thể lập tức bị rối loạn,mạnh
thì dẫn đến tử vong ,nhẹ thì dẫn đến tàn phế,tật nguyền,rất kho chữa trị.Thần đạo
Võ thuật gọi là Huyệt đạo kinh có liên hệ đến các Luân xa.
Theo nguyên lý "Con người là tiểu Vũ trụ
"thì Âm Dương ,Ngũ hành được phản ánh trong Đông Y rất rõ rệt.Các đường
Kinh thứ nhất :Can -Đởm,Tâm -Tiểu trường,Tỳ -Vị,Phế -Đại trường,Thận -Bàng
quang là năm cặp đại diện cho Ngụ hành.Ngòai ra còn hai đường Kinh bổ xung là
Kinh Tâm bào và Kinh Tam tiêu.Tổng cộng 12 Kinh gọi là đường Kinh chính.Hai đường
Kinh Tâm bào và Tam tiêu không có thành phần riêng của mình nên phải lấy từ các
thành phần khác làm thành phần của mình.
Mặt khác Kinh Tam tiêu được xem là Cha của các
đường Kinh Dương,còn Kinh Tâm bào được xem là Mẹ của các đường Kinh Âm.
Kinh Tâm bào có nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ
Kinh Tâm.
Kinh Tam tiêu có nhiệm vụ đặc biệt là làm sứ
giả của Mệnh Môn Hỏa.Mang Mệnh Môn Hỏa đến các vùng Thượng tiêu,Trung tiêu,Hạ
tiêu.
Các đường
Kinh được chia ra làm hai nhánh :Nhánh trái thuộc Dương (đối ứng với Bán cầu
não Phải ),nhánh phải thuộc Âm ( đối ứng với Bán cầu não trái ).
Từ đó các Huyệt được chia ra :Huyệt phía trái
thuộc Dương,Huyệt phía Phải thuộc Âm.
Trong thuật Phong thủy,Khí là một hiện tượng rất
khó giải thích ,nhưng nó là một khái niệm cơ bản của thuật Phong thủy.Nhận định
đúng về khí là chỉa khóa mở vào lý thuyết cốt yếu của Phong thủy.Theo quan niệm
Á đông,Khí ẩn tàng làm động lực cho Trời đất vạn vật.Khí không những hội tụ
trong các vật thể hữu hình mà còn tản mát vô hình sau khi vật thể tan rã để tạo
thành những thể rất Linh thiêng gọi là Linh của Vũ trụ.Người xưa có câu :Tụ là
hình tán là Khí .Ngày nay Khoa học phát hiện được một vài dạng của Khí,gọi là
Plasma sinh học.các dạng đó có thể đo,đếm được.Trong Đông Y học người ta phát
hiện Hệ thống Kinh ,Mạch,Huyệt là đường vận hành của Khí từ rất xa xưa.Người ta
phát hiện rằng :Khí vận hành trong Kinh,Lạc như một dòng nước,chỗ đi ra gọi là
Tĩnh,trôi chẩy gọi là Huỳnh,dồn lại gọi là Du,đi qua gọi là Kinh,,nhập lại gọi
là Hợp.Đường Kinh không đơn giản là một ống dẫn vật chất nào đó.Đường Kinh là một
chùm ống dẫn Khí Ngũ hành xuyên suốt các cơ quan,bộ phận của một Tạc tượng.Ngoài
ra người xưa còn biết rất sâu về bản chất của Khí,có một lý thuyết về Thời châm
vô cùng chính xác là Tí Ngọ lưu trú và Linh Quy bát pháp.Đó là trên cơ thể con
người,còn trong Phong thủy ,người ta quan niệm rằng Nguyên Khí trong lòng đất,tương
tự như hệ thống mạch,Huyệt trong Đông Y.Nguyên Khí được xem là gắn bó với nước,nước
giúp Khí di chuyển,nước đi thì Nguyên Khí cũng đi,nước ngừng thì Nguyên khí
cũng ngừng.Sinh Khí tụ mạnh nhất là nơi giao hội của nước (nơi các dòng sông hội
tụ chẳng hạn ).Người viết chỉ nêu ra một số quan niệm về Khí ,dùng cho việc chứng
minh luận điểm của mình,còn Lý thuyết về Khí thì vô cùng ,vô tận.Mặt khác ,có
thể tìm hiểu cơ chế của mối quan hệ giữa hài cốt người chết đối với người thân
thích còn sống như thế nào ?Theo Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương :Trước hết vì
trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người
chết và thân xác người còn sống,nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của cả
đôi bên tham gia vào.Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất
huyết thống ,dòng họ.Do tần số đôi bên có thể khác nhau nhiều,nên trong lý thuyết
về Nhạc,loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (Tần số này là bội số
của Tần số kia ).Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống.
Mỗi một Huyệt vị có thời
gian đóng và mở riêng của nó -Tức là thời gian ứng nghiệm.Khi muốn tác động vào
một Huyệt vị nào đó cần phải đúng thời gian đóng hoặc mở của nó mới có tác dụng.Khi
dùng thủ thuật Trấn (đè lên ); Yểm (Chôn xuống
)cho thay đổi kết cấu của cả một vùng đất để có thể xây dựng cả một Kinh thành
thì sự hiểu biết phải vô cùng chính xác.Tiếc rằng kinh nghiệm này không được phổ
biến rộng rãi nên thất truyền lần lần . Mà đó cũng là một điều may mắn cho Nhân
loại vì nếu ai cũng có thể làm được thì Trái đất chúng ta sẽ đi về đâu?Tuy
nhiên trong Lịch sử cũng chỉ ra rằng có rất nhiều ngưởi có khả năng đó.Bạn có
thể tham khảo trong các truyền thuyết Lịch sử -Tất nhiên vì chỉ có những người
Trấn yểm mới biết,những sự việc được ghi nhận là do kể lại nên mất tính chất
trung thực .Tuy nhiên ,không thiếu dẫn chứng trong lịch sử nhắc đi nhắc lại vấn
đề đó.
TÝ - NGỌ LƯU CHÚ là hai tự trong 12 Địa Chi ,
chỉ về Thời gian . Hàm ý quá trình ÂM - DƯƠNG biến hóa , tiêu , trưởng của Thời
gian . Trong một ngày thì giờ Tý ( 23 - 1g ) ở nửa đêm là lúc Âm thịnh nhất (
cũng là lúc Dương bắt đầu được sinh ra . Giờ Ngọ ( 11 - 13 g ) vào lúc giũa
trưa , lúc Dương thịnh nhất ( Cũng là lúc Âm mới sinh ra ) .
Trong một năm thì tháng Tý ( Theo âm lịch kiến Dần hiện nay là tháng 11 ) là tiết
Đông Chí , là thời kỳ Âm thịnh nhất nhưng cũng là thời kỳ Dương được sinh ra .
Tháng Ngọ ( Tháng 5 Âm lịch ) chứa tiết Hạ Chí là thời khí Dương cực thịnh ,
nhưng đồng thời cũng là thời kỳ " Nhất Âm sinh " .
Hai từ LƯU - CHÚ có nghĩa là chỉ vào sự chu lưu , tưới rót của Khí trong các
Kinh , Mạch .
Thuật ngữ TÝ - NGỌ LƯU CHÚ có hàm nghĩa : Khí thịnh , suy , lưu động trong các
Kinh mạch ( Hay Long mạch cũng vậy ) theo nhịp điệu của thời gian chuyển biến .
TÝ - NGỌ LƯU CHÚ PHÁP là một
phép Thời châm , chọn Huyệt Khai , Mở theo giờ thịnh , suy ( Huyệt mở hay đóng
) của Khí trong Kinh mạch ( Hay Long mạch ) . Nó sử dụng 66 Huyệt Ngũ du
của 12 chính Kinh làm Huyệt chủ .
Phép TÝ - NGỌ LƯU CHÚ cũng như các phép LINH QUY BÁT PHÁP , PHI ĐẰNG PHÁP đều
là những phép THỜI ĐIỀU TRỊ từ thời cổ xưa . Người xưa cho rằng , nắm được các
phương pháp này thì nghệ thuật chữa bệnh hay làm Phong thủy được nâng cao tột bậc
, có hiệu quả hơn hẳn , tác dụng nhanh và chính xác hơn , ví như chèo thuyền gặp
nước xuôi .. nhất là với những ca cấp tính .
Trong bài " Luận về phép Tý Ngọ Lưu Chú " - Từ Văn Bá ( Từ Thị ) viết
: " Nói phép Tý - Ngọ Lưu Chú là nói cương nhu tương phối , Âm - Dương
tương hợp , Khí Huyết tuần hoàn , giờ Huyệt mở , đóng " ( Theo Châm cứu Đại
thành của DƯƠNG KẾ CHÂU ) .Cương , nhu ở đây là nói về Tạng phủ , Kinh mạch .
Âm - Dương ở đây là nói về Can - Chi phối với Âm - Dương . Nội dung chủ yếu của
phép Thời châm này bao quát : Thiên Can , Địa Chi , Âm Dương , Ngũ Hành , Tạng
phủ , Kinh lạc cho đến các Huyệt Tỉnh , Vinh , Du , Nguyên , Kinh , Hợp ....
Ngày phối Kinh , giờ phối
Huyệt . Mỗi ngày ( Can ) có một đường Kinh chủ đạo đồng tính Âm Dương - Ngũ
hành với nó . Ngày
Kinh chủ đạo bắt đầu và kết thúc vào giờ đồng Can với ngày lịch . Dương Kinh dẫn
Khí đi trước , Âm Kinh dẫn Huyết đi trước . Ngày Dương ( Can , Chi ) , giờ
Dương Khai ( mở ) Huyệt Dương . Ngày Âm , giờ Âm Khai Huyệt Âm vì Dương gặp Âm
thì đóng lại . Gặp các trường hợp này thì dùng nguyên tắc tương hợp như
Giáp ( 1 ) hợp Kỷ ( 6 ) ....và nguyên tắc " Bổ tả Huyệt Mẹ con " để
giải quyết .
Phần lý thuyết tuy đơn giản như vậy , song khi bước vào thực tế thật là vô cùng
nguy hiểm . Các bạn cứ tưởng tượng một bánh xe đang quay tít mà tính được đúng
thời điểm có thể chọc một cây đũa vào khe hở giữa hai cái Nan hoa là khó khăn
như thế nào , hơn thế nữa , mỗi sai lầm đều phải trả giá bằng tính mạng của
chính mình .
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét