Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.TỔNG KẾT VỀ VIỆC THU KHÍ – TRẤN ÂM DƯƠNG TRẠCH. BÀI 8.
Thánh Tổ lâm phàm hiệp ngũ chi.
Ba tiếng sấm vang khai Địa Huyệt,
Bảy nguồn Thủy vận tạo sơn kỳ.
Rồng- Mây- Phật hội phong Thần mạng,
Sen nở Long hoa Thánh thể quy .
Ơi hỡi Lạc Hồng nền bích ngọc,
Vững lòng Chúa ẩn hạnh duyên kỳ."
(Đây là bài Điển nhận được khi xây CAO ĐÀI TỰ trên Cấm sơn cách đây trên
70 năm ).
III.MỘT CHÚT VỀ HỒNG BÀNG DỊCH –
CÁI KHOA HỌC VÀ CÁI TÂM LINH GẶP NHAU.
1. 1. THUYỀN THUYẾT VỀ CHU DỊCH ĐANG LƯU TRUYỀN.
“Như ta đã thấy; Kinh Dịch được ứng dụng thành - công - quả nhất, chính
là Y học. Sau đến nữa là Quân sự. Ngoài 13 Thiên Lục Pháp Cô Hư của buổi ban đầu,
còn có:
1. Thái ất Thần Kinh.
2. Kỳ môn Độn Giáp.
3. Lục Nhâm Đại Độn.
Và lĩnh vực cuối cùng đó chính là Phong Thủy. Phong Thủy ở đây là Phong
Thủy đại cuộc. Là Thiên Đô, là xem thịnh suy của một dân tộc, tồn vong của một
quốc gia. Không hề là dạng phong thủy cầu cơm bao giờ cả. Riêng về việc bói
toán là phản ảnh đã bế tắc trong khả năng dụng Dịch rồi vậy. Bởi nó phản ảnh ở
do sự không hiểu, ắt dẫn đến chiêm..., nghiệm..., suy..., diễn... vân vân và
v.v... Tôi khẳng định; Kinh Dịch vốn không phải là sách để bói toán.
Ta xem xét kỹ càng lại cái gọi là "Thuyết Dịch". Trong đó mô tả
Phục Hy đóng vai trò như một "quan sát viên". Đã quan sát "vật bị
quan sát" là vạn vật trong quá khứ không - thời gian đó như sau:
"... Ngẩng lên xem tượng trời,
cúi xuống xét thế đất... Gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vạn vật... Và rồi
Người chợt "nhìn thấy" trên lưng của con Long Mã có 55 dấu điểm trắng
đen, liền "chép lại"!.
Ta thấy; Phục Hy đã photocoppy nguyên bản gốc có sẵn từ trên lưng của
Long Mã chứ không phải tự làm ra như sự "cố nhận" xưa nay. Trong giai
đoạn này (sau Hoàng Đế, tính từ Chuyên Húc cho tới đế Nghiêu), ta xét thấy sử vẫn
thường hay tả về một tộc ở Phương Cấn hoặc Quỷ Phương. Đó chính là lãnh địa khởi
nguồn khi xưa của Nước Xích Quỹ thuộc bộ tộc Xi Vưu. Liên Sơn dịch cũng thể hiện
nguyên lý quẻ Cấn làm khởi đầu là vì thế. Sau dần, do chuyển vận lý khí của Càn
Khôn, nên mới chuyển đến cung Tốn làm định xứ như hiện nay. Sử của Trung Quốc vẫn
còn ghi chép lại sự việc; Trong giai đoạn ấy, có xảy ra việc khắp nơi truyền
tai cho nhau rằng; Trời đã giao ấn trời cho bộ tộc đó nắm giữ! Vua Nghiêu đã
sai Hy Thúc (một viên quan chuyên đo bóng mặt trời để làm lịch ngày ấy), sang
xem xét và Hy Thúc sau đó đã lăn Trống Đồng của Bộ Tộc này về, báo rằng: Họ nói
ấn trời được khắc trên này!? Không một ai hiểu trên trống đấy nói lên điều gì cả!
Mãi khi Khổng Tử ra đời mới có thể hiểu nổi!!
Cũng trong thời Vua Nghiêu, có xảy ra nạn lụt hồng thủy. Tính từ Hoàng Đế
truyền xuống mới có 4 đời. Cho nên Vua Nghiêu biết duy chỉ có dòng Bách Việt của
tộc Xi Vưu mới có thể đủ khả năng trị thủy so với hai dòng tộc Hoàng Đế và Phục
Hy. Bởi vì Kinh Dịch là di chỉ sách lược vốn là của họ. Vì thế ta mới thấy Vua
Nghiêu liền sai ông Cốc, thuộc trong nhóm Bách Việt, đứng ra nhận trọng trách
trị thủy là tất yếu. Ông Cốc thất bại, bị phạt chặt chân để răn đe. Liền sai
ông Khí là con của ông Cốc, tiếp tục thay cha mà trị thủy. Ông Khí rồi cũng như
cha mà lo việc trị thủy không xong. Vua Nghiêu cũng xử phạt bằng hình thức móc
mắt.
Giai đoạn này thì ngôi Vua đã được truyền qua đời của Vua Thuấn. Vua Thuấn
vốn có gốc từ dòng của bộ tộc Phục Hy. Cho nên dòng của Bộ tộc Hoàng Đế truyền
đến đời của Vua Nghiêu là dứt. Vua Thuấn lại tiếp tục sai con của ông Khí là Đại
Vũ phải nối đời của ông, cha của mình mà tiếp tục việc trị thủy. Thời điểm này
có xảy ra một sự kiện là; Ông Ích, vốn thuộc dòng chính của Tiên Huyền Nữ được
truyền di ấn trong nhóm Bách Việt. Biết Đại Vũ tuy là thuộc tộc Bách Việt nhưng
do không được giữ di bảo truyền đời nên không thể trị thủy được. Vì tương thân
cùng giọt máu đào nên đã tương trợ Đại Vũ mà trị thủy thành công ngày đó.
Nguyên do, ông Ích đã cùng Đại Vũ đã theo dấu Thần Quy để khơi sông về
biển. Quy Tàng Dịch là ấn trời đã khắc bức đồ đó trên lưng của Tiên Huyền Nữ mà
ra. Trong khi tướng tinh của Tiên Huyền nữ vốn lại là Huyền Vũ (Thần Kim Quy).
Dựa theo bức đồ đó mà ông Ích và Đại Vũ dò theo dấu Thần Quy về biển cả (Vu
Quy). Cũng nguyên cớ đó mà sử chép; Đại Vũ khi khai sông trị thủy, đã thấy Thần
Quy nổi trên sông Lạc mà chép lại bức Hậu Thiên Đồ là từ nguyên cớ này vậy.
Do công trị thủy ngày đó, cho nên Vua Thuấn nhường ngôi kế tục cho Đại
Vũ. Đại Vũ vốn lại là một trong nhóm Bách Việt ngày đó từ bộ tộc của Tam Miêu
và Cửu Lê. Tuy nhiên do Đại Vũ biết được công này là từ ông Ích mà ra cả thôi.
Nên Đại Vũ có ý truyền ngôi kế tục lại cho ông Ích. Thế nhưng con của Đại Vũ là
Khải, đã vì cớ đó mà giết ông Ích để chiếm quyền nối ngôi nhà Hạ từ Vua Đại Vũ.
Chính sự kiện này mới xảy ra việc ông Tiết, thuộc anh em họ của ông Ích, nổi
lên diệt Nhà Hạ mà mở ra Nhà Thương về sau này. Và mãi cho tới khi Vũ Vương mở
ra Nhà Chu. Cơ nghiệp này mới trở về với tộc của Hoàng Đế. Bởi Chu Văn Vương vốn
là dòng phả hệ thuộc Hoàng Đế.
Chúng ta tạm quay trở lại để xem xét những chi tiết có tính liên quan đến
Kinh Dịch.
Ta xét thấy; Trong giai đoạn của Vua Đại Vũ là xem như Kinh Dịch đã được
sinh thành trọn vẹn. Bởi cái gốc cội rễ của Tiên Thiên vốn từ cung độ của địa
phương Cấn Quỷ. Cho nên sử sách chép Phục Hy nhìn vào thiên tượng đó mà cho rằng:
Khí núi tỏa ra không bao giờ dứt, mới đặt tên là Liên Sơn Dịch. Bởi đó thuộc
vùng trú xứ thiên số của Xi Vưu mà ra. Và Đại Vũ cũng dựa trên miền định quán địa
phận của Tiên Huyền Nữ bao gồm toàn miền thổ Khôn mà cho rằng: Vạn vật vốn sinh
ra từ đất và cuối cùng cũng trở về với đất, nên đặt tên cho Hậu Thiên Đồ là Quy
Tàng Dịch.
Cho nên ta dễ dàng nhận ra:
Văn Vương mới chỉ có thể sử dụng quẻ bói Tiên Thiên từ thủ pháp
"điên đảo" với cỏ Thi từ mộ của Phục Hy mà thôi. Trong giai đoạn Quy
Tàng hình thành trong đời Hạ Vũ, nên tiếp tới Nhà Thương là lại đang mò mẫm
nghiên cứu cách bói "mu rùa". Ví như họ dùng yếm rùa đốt trên lửa,
sau đó nhìn theo vết rạn nứt trên yếm mà chiêm..., nghiệm..., suy..., gây rối
loạn thiên hạ mọi sự. Để mong tiên tri dự đoán mọi việc không lấy đâu làm xác định
cho được. Cái yếu tố xác xuất của mọi phương pháp bói, đều có xuất phát nguồn từ
đây mà ra cả.
Thuyết Kinh Dịch xưa nay mà ta đã được biết từ Chu Dịch, hoàn toàn chỉ
là một Giả Lập Thuyết, không đủ nền tảng để đứng vững. Khiến nên xưa nay đã có
một số rất đông học giả lẫn sử gia của Trung Quốc nghi ngờ; Kinh Dịch không phải
là của người Trung Quốc, là có cơ sở chính đáng.
Như tôi đã có từng nói: Chỉ có duy nhất dân tộc Kinh (Kinh Việt) mới có
đủ khả năng "Khảo Kinh" mà thôi. Bởi đây chính là di bảo truyền đời của
chính dân tộc này. Dĩ nhiên tôi sẽ trình bày toàn bộ giá trị thật sự của Kinh Dịch còn đang tiềm ẩn ở
phía sau đó ra ánh sáng trong nay mai. Để khẳng định chỉ có giống nòi này mới
biết và sử dụng được toàn bộ nguyên lý của Kinh Dịch. Những giá trị đó xưa nay
vẫn chưa có một ai lĩnh hội nổi. Tôi biết Lão Tử là người duy nhất hiểu
chừng 70% Kinh Dịch. Trần Đoàn ước chừng 30%. Kỳ dư, chỉ được nước gây nát loạn
Kinh Dịch mà thôi. Một học thuyết của dân tộc Việt Nam đã bị thất lạc từ ngàn
xưa. Họ vẫn chưa có thể hiểu nổi Kinh Dịch từ hàng bao ngàn năm qua. Vì thế,
tôi có lời khuyên những ai là người Việt đang học lại từ họ; Hãy cẩn thận tuyệt
đối với Kinh Dịch. Đã đến
lúc quy luật của thiên số, nhất định phải thu hồi Kinh Dịch về với chính chân
chủ của nó.
Trong suốt thời gian nghiên cứu Lịch ròng rã 7 năm ở ngục Dữu lý. Cùng với
hạt giống có sẵn là quẻ Tiên Thiên. Văn Vương đã từng du Thiền và bất ngờ bước
qua ngưỡng cửa của không gian chiều thứ tư. Văn Vương sững sờ khi phát hiện được
Kinh Dịch đang ở bên nước Văn Lang, chính là của dân tộc Việt! Cho nên ta thấy
khi vừa được phóng thích. Không bỏ phí một khoảng thời gian nào cả. Ngay lập tức
Văn Vương xin vua Trụ cho cất binh đi đánh 2 nước là Mật Tu và nước Sùng để
đoái công chuộc tội!?
Ta phải đủ để thấy và biết rằng nước "Sùng" ở đây chính là
Sùng Lãm! Tên khai sinh của Lạc Long Quân. Ta phải nhất thiết hiểu rằng: Tư Mã
Thiên là một sử gia. Nếu ông ghi thật vào sử thì mang tội bất trung với nước.
Nhưng nếu không ghi thì bất chính với trời khi đứng ra viết sử ký. Vì thế Tư Mã
Thiên mới viết tránh đi là nước "Sùng" cho trọn vẹn đôi đường. Tùy ai
muốn hiểu sao thì hiểu. Ít ra, ông cũng không phải thẹn với lòng mình. Tư Mã
Thiên ngày đó không hề biết được rằng: Dấu chỉ mực đó, sẽ là chứng cứ cáo trạng
trong tương lai, cuối trang sử muộn...
Dẫu sao đi chăng nữa. Tư Mã Thiên vẫn không hổ danh là Sử Thánh mà người
đời đã ban tặng.
Và rồi ngày đó, Văn Vương đã chạm trán với Thánh Gióng trong đời Hùng
Vương Thứ 6! Mục đích chính của Văn Vương ngày đó chính là lấy cho bằng được
Kinh Dịch. Phải! Chính Văn Vương là kẻ đã cầm quân xâm lược nước Việt và ăn cắp
được Kinh Dịch ngày đó. Một người mà mọi người thường suy tôn lên thành bậc
Thánh Hiền!?
Khi về đến nước, sau khi tiếng Dao Cầm tấu khúc "Văn Vương Khóc Ấp
Khảo" lắng dịu đi. Văn Vương đã ngày đêm nghiền ngẫm bảo vật vừa cắp đoạt
được, hòng hiểu dụng trong nay mai... Và Văn Vương đã làm một việc che giấu cả
mọi người là hợp nhất hai cuốn Liên Sơn và Quy Tàng thành một cuốn với tên Chu
Dịch. Ý là Dịch của Nhà Chu. Điều này đã che được mắt của biết bao nhà Dịch Học
xưa nay. Bởi các nhà Dịch Học truyền đời về sau cứ nghĩ rằng; Hai cuốn đó, đã bị
thất lạc trong giai đoạn Nhà Tần đốt sách mất rồi.
Hai cuốn Liên Sơn và Quy Tàng không hề mất đi đâu được cả! Mà đã được
Văn Vương ngày đó khoác phủ lên chiếc áo là Thượng Kinh và Hạ Kinh đang hiện hữu
trong Chu Dịch hiện nay. Ta xét thấy; Với khả năng ngày đó của Văn Vương cũng
đáng để được gọi là thượng thừa đối với Kinh Dịch nói chung. Bởi đã ra sức hoàn
thành cuốn Chu Dịch với Văn Ngôn.
Văn Vương không hề hiểu thấu những giá trị thực tại còn tiềm ẩn trong Kinh Dịch cho được. Điều này đã được chính Văn Vương thể hiện ở câu: "Kỳ duy Thánh Nhân hồ"?. Bởi Văn Vương tự biết những việc của mình đã làm, không đủ để được sánh với bậc Thánh. Do những thế hệ sau đó suy tôn mà thôi. Ta thấy do mọi người nghĩ đây là sách của Văn Vương làm ra nên mới có tên là Chu Dịch. Văn Vương đã được mặc định cùng Kinh Dịch nói chung, kể từ khi Nhà Chu định cơ đồ.” ( dienbatn lấy nguồn từ loạt bài KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA KHÔNG GIAN CHIỀU THỨ TƯ Của một ẩn sĩ ).
2. 2.BÍ ẨN TRUYỀN THUYẾT VỀ CUỐN HỒNG BÀNG DỊCH TẠI VIỆT
NAM.
Từ ngày bước chân vào cõi Ta bà, từ rất sớm, dienbatn được nghe những
truyền thuyết đầy bí ẩn về một cuốn Kinh dịch của người Việt mang tên HỒNG BÀNG
DỊCH. Những bậc túc nho, những ông Đạo, những nhà Dịch học, những Phong thủy Sư
cao tuổi ở miền Nam Việt Nam thường nhắc đến cuốn đó với một sự thành kính pha
chút bí ẩn. Đến năm 2002, dienbatn trong một phút xuất thần đã viết những dòng
trong truyện : CUỘC CHIẾN CỦA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG như sau :
"Theo tiết lộ của các đấng Vô Vi HỒNG BÀNG DỊCH có tới 40230 đồ
hình ..Bát quái của cả TIÊN THIÊN, TRUNG
THIÊN VÀ HẬU THIÊN BÁT QUÁI. Mặt khác khi HỒNG BÀNG DỊCH được tiết lộ, thì hệ
quả của nó sẽ đảo lộn một cách cơ bản những gì mà chúng ta thường viết trích dẫn
như hiện nay của Kinh Dịch. KINH DỊCH hiện nay chỉ là một trường hợp của HỒNG
BÀNG DỊCH, áp dụng trong hệ không gian ba chiều của chúng ta đang sinh sống.
Còn HỒNG BÀNG DỊCH là một nguyên lý có thể áp dụng cho tất cả mọi chiều không
gian khác nhau. Hồng Bàng Dịch đã có từ thời xa xưa
của nền văn minh Lạc Việt, đến thời hiện đại ngày nay vẫn chưa được tiết lộ.
Khi chúng ta hiểu được HỒNG BÀNG DỊCH, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn
diện hơn về những tương tác Vũ trụ đối với cuộc sống con người chúng ta, mặt
khác, chúng ta có thể liên hệ với những chiều không gian khác mà chẳng cần đến
những phương tiện thô sơ và chậm chạp như những Vệ tinh mà con người hiện nay
đã và đang phóng vào Vũ trụ."
Sau này, khi đang sinh hoạt tại phái Thiên Khai Huỳnh Đạo tại Sài Sòn,
dienbatn có duyên được gặp GS.TS Nguyễn Hoàng Phương tại nhà Sư phụ Trúc Lâm
Nương. ( Bà Trúc Lâm Nương, giáo chủ tiên phái Hồng Tâm từng tu bên Tà Lơn – Căm
Pu Chía ). Qua Sư phụ Trúc Lâm Nương , dienbatn đã biết trọng trách Thiên nhiệm
của GS.TS Nguyễn Hoàng Phương. Cũng qua vài năm sau, dienbatn đã có duyên nhận
được những tác phẩm kì vĩ cuối đời của Thày Phương. Tác phẩm đó có tên : "TÁC
PHẨM " SỨ MỆNH ĐỨC DI LẶC " CỦA GS.TS NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG .
Qua hơn chục năm ghìn giữ tác phẩm đó, dienbatn đã cố công tìm hiểu và
nhờ những nhà nghiên cứu đầu ngành ở khắp nơi , nhưng kết quả nhận được thật là
nhỏ bé. Cầm đọc những cuốn sách đó nhiều khi muốn Tẩu hỏa nhập ma.
Hơn một chục năm sau , dienbatn mới nhận được điển cho phép công khai
toàn bộ những cuốn sách cuối đời của GS.TS. Nguyễn Hoàng Phương . Các bạn có thể
tải về và sử dụng trên mạng hay Blog của mình. dienbatn chỉ có một yêu cầu nhỏ
là nêu rõ : " Đây là toàn bộ những tác phẩm cuối đời được viết bằng Điển của
GS.TS Nguyễn Hoàng Phương . Mong rằng các ACE có thể giải nghĩa và đem phục vụ
cho đất Việt, đưa dân tôc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm Châu .”
Gần một năm sau khi được điển cho phép công bố tác phẩn cuối đời " SỨ MỆNH ĐỨC DI LẶC " CỦA GS.TS
NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG , gần đây dienbatn đã được báo tin có những kết quả nghiên
cứu đầu tiên về tác phẩm vĩ đại này. Nay tiếp tục thông báo cho các bạn về vấn
đề này.
" Thầy Nguyễn Hoàng Phương
Tuhuyen 8.8.2011
Cách đây khoảng hai năm tôi đang lang thang đi tìm chân thuyết thì chẳng
biết cơ duyên nào đã dẫn tôi đến gặp một nhà nghiên cứu lý học Đông phương. Cuộc
nói chuyện quá cởi mở và thẳng thắn đến nỗi làm tôi phải kiềm chế sự khó chịu của
mình. Nhưng trước khi tiễn tôi ra về thì ông ta có nói: “Tôi khích anh đấy và
tôi nghĩ thế nào anh cũng đọc”.
Bây giờ tôi viết những dòng này trong trạng thái lan man và cảm thấy như
mình mắc nợ. Nhưng tôi nợ ai? Tôi có nợ gì nhà nghiên cứu ấy không? Tôi không nợ
vì khi nghe ông ta nói tôi đã tính từ chối không muốn hứa gì. Tôi có nợ thầy
Phương không? Không, vì lúc sinh thời thầy tôi còn chả được gặp nói chi là được
diễm phúc làm học trò hay đồng nghiệp của thầy. Tôi nợ ai? Có lẽ là tôi nợ
chính lòng tôi.
Tiểu sử của thầy Phương đã nhiều người viết và ai quan tâm có thể đọc ở
trang web của trường Đại học khoa học tự nhiên. Ở đó người ta viết về thầy là một
con Người với đủ phẩm chất nhân văn cao cả, nhưng cả các đồng nghiệp đáng kính
và cả các học trò tài năng của thầy không ai giám đánh giá về trước tác của thầy.
Thầy Phương sinh năm 1927 và mất năm 2004. Vợ thầy mất sớm và thầy chẳng
có con. Có thể nói cả cuộc đời thầy hy sinh vì khoa học và nếm trải không biết
bao nhiêu vinh quang và cay đắng. Sắp tới ngày Vu lan không biết có ai thắp cho
thầy một nén nhang không? Bài viết này cũng xem như là một nén tâm nhang xin
bái tạ trước hương hồn thầy.
Thầy là người đã từng tham gia kháng chiến và vì chứng tỏ được năng lực
tư duy xuất chúng nên thầy đã được cử đi học. Thầy là trưởng khoa Vật lý đầu
tiên của trường Đại học tổng hợp Hà nội, nay là trường Đại học khoa học tự
nhiên. Năm 1961 thầy tự viết luận án “Vật chất trong không gian 6 chiều” gửi
sang Liên xô và sau đó đã bảo vệ thành công tại Đại học Tổng hợp Lômônôxốp và
được cấp bằng Tiến sỹ.
Khi tôi ôm về một chồng tài liệu khoảng hơn nghìn trang với cái đầu đề
ít nhiều làm tôi sửng sốt vì trước đó tôi được giới thiệu đây là một công trình
khoa học đồ sộ có thể gợi ý cho nhiều luận án . Tên công trình này là “Sứ mệnh
Đức Di Lạc”. Công trình này được thầy Phương chắp bút trong những năm ngắn ngủi
cuối thiên niên kỷ trước và đầu thiên niên kỷ này và viết trong trạng thái như
thầy nói: thiền thâm hậu và như trời đất đọc cho thầy và thầy đã nhận được tín
hiệu sắp “về” của thầy.
Công trình này có tính kế thừa những công trình xuất bản trước đây của
thầy khi vận dụng lý thuyết toán “Tập mở” để nghiên cứu triết học phương đông
và y học phương đông, văn hóa phương đông và khoa học phương tây để đề xuất chiến
lược “Tích hợp đa văn hóa đông tây cho một nền giáo dục tương lai”. Những công
trình này hồi đó có nhiều tiếng vang cả trong và ngoài nước, nhưng chẳng ai gọi
tên công trình dài của thầy Phương mà người ta hay nói thầy Phương nghiên cứu tập
mờ, thầy Phương nghiên cứu đông y, thầy Phương nghiên cứu ngoại cảm …Tôi cũng
có một thời gian bập bẹ “Tập mờ” nên có thể vì thế mà trước tác sau này của thầy
Phương đến được tay tôi. Mặc dù không rỗi rải gì, nhưng tôi là người tạp đọc,
nên tôi đã đọc không biết bao nhiêu lần trước tác của thầy Phương. Tình cờ gần
đây vào mạng gặp trang của nhà nghiên cứu lý học Đông phương viết có ý trách
tôi chẳng có phản hồi gì khi đã nhận đọc. Tôi sẽ viết sau đây những điều suy
nghĩ của tôi không phải để thanh minh mà vì tôi cảm thấy có sự thôi thúc nội
tâm.
Trước hết tôi có thể nói ngay là những điều tôi đang mong muốn tìm kiếm
thì hầu như không thấy. Công cụ nghiên cứu của công trình này hoàn toàn không
liên quan gì đến lý thuyết tập mờ mà như cơ duyên đã đưa tôi đến trước tác của
thầy Phương. Thầy Phương đã dùng những cơ sở gì cho nghiên cứu công trình này:
1) Khoa học phương tây:- Toán cao cấp và chủ yếu là toán chuyên biệt như
lý thuyết nhóm, đại số Li, đại số quaternion (đại số không gian 4 chiều), đại số
octonion (đại số không gian 8 chiều); - Vật lý lý thuyết gồm thuyết tương đối
và lý thuyết hạt cơ bản, lý thuyết cấu trúc vũ trụ…
2) Khoa học phương đông: - kinh dịch, các học thuyết về tử vi, thái ất,
độn giáp, phong thủy… - Đông y, lý thuyêt về kinh, lạc và huyệt vị, thời châm học
…
3) Khoa học đông – tây : sinh vật học, lý thuyết mã di truyền, trường sinh
học…
4) Tôn giáo: thầy Phương chủ yếu dựa vào đạo Phật nhưng thầy có tham khảo
cả các tôn giáo khác và có dựa vào triết học cổ đại của nhiều dân tộc, đặc biệt
có nhắc đến nhiều lần hình vuông kỳ diệu của người Hebreux(Do thái cổ) …
Để hiểu trước tác của thầy phải có những kiến thức cơ bản nêu trên thì
thử hỏi một kẻ ABC như tôi trong vòng 2 năm còn phải lăn lóc với cơm áo có đủ
dũng khí để đưa ra nhận xét gì không? Hơn nữa, cái tôi muốn tìm là lời giải cho
tương lai gần và ngay trước mắt thì thầy hầu như không thèm để ý.
Công trình của thầy Phương là sự tổng kết cho những nghìn năm trước và
tiên đoán và đề xuất chiến lược cho nghìn năm nay và những nghìn năm sau. Nhưng
nói như thế không phải không xứng đáng để nghiên cứu và không phải không có ứng
dụng cho hôm nay. Toát lên trong công trình của thầy Phương là xu thế thống nhất
hòa nhập. Loài người sẽ trở về trong cái Một và đi theo con đường tìm đến chân
thiện mỹ. Hàng nghìn năm trước loài người chia rẽ sâu sắc vì trong cái toàn vẹn
Thiên – Địa – Nhân thì loài người chỉ cúi mặt xuống đất và xâu xé trái đất với
nhau, chém giết lẫn nhau. Đã đến lúc con người phải cùng nhau ngửa mặt lên giời
hướng đến cái cao cả xứng đáng với con người: hòa hợp với trời, hòa hợp với tâm
linh của chính mình, hòa hợp với nôi sinh ra mình (sự sống được gieo từ vũ trụ).
Theo thầy Phương thì trong bốn giai đoạn phát triển của nhân loại chiếu theo tứ
tượng: thái âm, dương minh, thái dương và thiếu âm, thì loài người đang bước
qua (và hy vọng thế) giai đoạn mông muội thái âm để hồn nhiên trong sáng như một
nhi đồng bước vào thời kỳ dương minh. Ngay từ buổi sơ khai loài người đã không
biết rằng mình cùng ra đi từ một nguồn gốc mà rồi tư duy lại chia làm hai ngả:
duy lý phương tây và minh triết phương đông. Suốt bao nhiêu năm cứ tranh luận,
cái nào hơn cái nào. Lịch sử cận đại với những thành tựu của khoa học công nghệ
đã nâng cao vai trò của khoa học duy lý phương tây. Nhưng gần đây với những đòi
hỏi cấp bách về làm rõ thế giới vật chất và tâm linh thì các nhà khoa học
phương tây lại sánh vai với các nhà mình triết phương đông để giải quyết những
vấn đề chung. Theo thầy Phương thì không thể nói cái nào hơn cái nào cả mà duy
lý là phần cứng như xương cốt, và minh triết là phần mếm như thịt da của một cơ
thể nhận thức nhân loại. Theo tôi (tôi xin mạo muội viết ra) đóng góp vĩ đại nhất
của công trình thầy Phương là chứng minh một cách thuyết phục nguồn gốc chung của
duy lý phương tây và minh triết phương đông đó là nguồn gốc số. Đằng sau sự huyền
diệu và kỳ bí của minh triết phương đông là một cấu trúc số chính xác không
khác gì duy lý phương tây mà thậm chí còn vượt trội. Thái cực là gì trong cấu
trúc số: là cái Một là toàn bộ vũ trụ. Luỡng nghi là gì? Là cái Âm và cái Dương
thống nhất và đấu tranh trong mọi sự vật. Âm dương có thể mô tả trong số hai
chiều, có thể ký hiệu vạch đứt vạch liền, có thể xem như số nhị phân 0 1 hay gần
đây người Việt còn gọi là ngôn ngữ nòng nọc. Tứ tượng là gì trong cấu trúc số?
Đó là số bốn chiều hay không gian bốn chiều quaternion. Bát quái là gì? Bát
quái là tám chiều cực đại cần thiết của con sổ mà người ta gọi là octonion. Đó
là không gian cực đại cần thiết mà con sồ đã từ bỏ hai tính chất cốt yếu của
nó: tính giao hoán và tính kết hợp.
Khi đã chứng minh cơ sở số của minh triết, thầy Phương đề xuất một bước
táo bạo là xây dựng các phép toán trên cơ sở đó. Thầy đã thành công:
1) Đề xuất phép nhân quẻ, đây là một đề xuất hết sức táo bạo vì khi thầy
nhân 8 quẻ 3 hào thì thầy nhận được kết quả phép nhân như là nhân hai octonion
và thầy chiếu vào 64 quẻ của kinh dịch thì tìm thấy được sự tương đồng và một số
dị biệt có lẽ do kinh dịch bị tam sao thất bản;
2) Khi thầy chiếu vào học thuyết di truyền thì phát hiện ra vị trí tương
ứng của các axit amin trong chuỗi di truyền và phát hiện ra một số axit amin mới
làm cơ sở cho dự báo xuất hiện một chủng người mới;
3) Khi thầy chiếu vào y học cổ truyền phương đông thì làm rõ được các đường
kinh, lạc và vị trí của các huyệt trên cơ thể người;
4) Khi thầy chiếu vào trường sinh học thì nhìn thấy được đường hara và
chân nhân và vị trí các luân xa và các thể tồn tại của chúng ta;
5) Khi thầy chiếu vào học thuyết phong thủy thì thầy tìm thấy vị trỉ
tương ứng của các cung cát, hung và tính cát hung của kích thước Lỗ Ban và thầy
phát hiện ra quy luật: cát nhân cát là cát, nhưng hung nhân hung không phải là
hung mà lại là cát, tại sao;
6) Khi thầy chiếu vào vật lý học hiện đại thì thấy rằng nhóm 2 cấu tử là
cơ sở để nghiên cứu thuyết tương đối, nhóm 3 cấu tử để nghiên cứu lý thuyết hạt
cỏ bản, còn nhóm 6 cấu tử thì dùng để nghiên cứu vật lý gì cao hơn chăng;Ngoài
ra, khác với toán học phương tây thầy còn đề xuất con số 5 chiều tương đương với
thuyết ngũ hành đông phương và thầy đưa ra khái niệm quẻ nhiều hào, kết quả của
các phép nhân quẻ 2 hào, 3 hào, 4 hào, 5 hào …Thầy dự báo các quẻ nhiều hào sẽ
còn có nhiều ứng dụng to lớn mà hiện nay chúng ta chưa có khả năng hình dung.
Xuyên suốt công trình của mình thầy Phương dựa vào các hình vuông kỳ diệu: hình
vuông sao Thổ, hình vuông sao Mộc, hình vuông Mặt trời. Các hình vuông đó có
tính chất đặc biệt là các số xếp theo hàng, cột, theo đường chéo đều có tổng bằng
nhau. Thấy cho đó là sự biểu hiện của chân, thiện, mỹ. Thầy chứng minh rằng nền
khoa học của loài người hiện nay bao gồm cả khoa học nhân văn, khoa học tự
nhiên và công nghệ chỉ mới dựa trên hình vuông sao Thổ, hình vuông kỳ diệu có
kích thước nhỏ nhất. Còn những khoa học dựa trên hình vuông sao Mộc và hình
vuông Mặt trời thì sẽ thế nào. Hình vuông sao Thổ tương đương với Lạc thư trong
triết học cổ phương đông và một biến tướng của nó được gọi là Hà đồ. Tại sao
cách đây mấy nghìn năm mà cha ông ta lại phát minh ra một điều kỳ diệu như vậy?
Đây là hình vuông kỳ diệu sao Thổ. Ai đã nghiên cứu kinh dịch thì biết ngay là
các số tương ứng với bát quái hậu thiên hay Lạc thư.
4-----------9-----------2
3-----------5-----------7
8-----------1-----------6
Thay cho kết luận: Bài viết này là bài viết đầu tiên của tôi trong lĩnh
vực này, như đã nói, là để đáp ứng nhu cầu nội tâm và tôi sẽ gửi cho nhà nghiên
cứu lý học đông phương như để nói rằng là tôi có đọc trước tác của thầy Phương.
Đây là một công trình đồ sộ, như lời thầy Phương nói, có tầm chiến lược vô cùng
to lớn và Trời Đất đã ưu ái gửi cho dân tộc chịu nhiều đau khổ và là nơi giao
hòa đông tây – Việt nam, thông qua sự chắp bút của thầy. Thầy viết ra trong thời
gian quá ngắn như thông điệp gửi cho thế hệ mai sau với mong muốn lớp sau có thời
gian sẽ làm sáng tỏ hơn những điều thầy muốn gửi gắm và bổ sung, làm phong phú
thêm nội dung những đề xuất còn để mở. Khi viết bài này tôi đã tránh không dùng
những từ chuyên môn vì tôi muốn hướng đến bất cứ ai đọc được tiếng Việt. Không
biết tôi có thành công không. Tôi mong những ai đọc thì đừng nghĩ gì cao siêu
mà hãy suy nghĩ như lời tôi nhắn gửi.Tôi cũng mong ước có một ngày các cơ quan
của nhà nước quan tâm cùng với các cơ quan và các hội phi chính phủ thành lập
những nhóm nghiên cứu làm sáng tỏ, đưa ra các ứng dụng và làm phong phú thêm
trước tác của thầy Phương. Tôi xin được tình nguyện tham gia, nhưng một mình
tôi thì chỉ trong “cõi trăm năm” thôi, làm được gì! "
Đây chính là những kết quả đầu
tiên đạt được. dienbatn mong mỏi giới trí thức Việt Nam sẽ tiếp bước tiền nhân
để cho nước Việt Nam " sánh vai cùng các cường quốc năm châu " , làm
rạng danh sống núi.
Cũng qua một thời gian dài chiêm nghiệm, đọc sách và nhất là đọc những
dòng sau từ loạt bài KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA KHÔNG GIAN CHIỀU THỨ TƯ Của một ẩn sĩ .
“ Như ta biết Kinh Dịch vốn là học thuyết được Lão Tử phát huy tinh hoa
với tất cả những gì có thể, trong nhóm Bách Gia trước đó. Khổng Tử chỉ khi
"lĩnh giáo" Lão Tử thì mới trở về và lao vào nghiên cứu Kinh Dịch,
khi bóng tuổi đã xế cuối chân đời.
Ta thấy khi Khổng Tử cuống cuồng lục Kinh Dịch đến ba lần, khiến đứt cả
lề và luôn miệng thốt lên: Trời không cho ta sống thêm vài năm nữa để học Dịch?!
Khổng Tử lục Kinh Dịch đến hoảng loạn như thế để làm gì!?
a/Mẫu đồ hình Lạc Thư nguyên bản gốc với ma trận 3x3 = 9 cung (hình đính
kèm): Tổng các quỹ đạo = 15. Ta quen gọi là Cửu Cung.
b - Trương Lương rút bớt lại từ 13 Thiên Lục pháp Cô Hư như đồ hình ma
trận 5x5 = 25 cung: Tổng các quỹ đạo = 65.
Bằng bất kỳ giá nào; Tôi cũng phải lấy được Kinh Dịch về lại cho dân tộc
Việt hôm nay. Bởi đó chính là di chỉ của giống nòi này. Kinh Dịch còn đầy rẫy những giá trị tiềm ẩn trong
đó, mà nhân loại trong tương lai, cần phải sử dụng cho những mục đích phát triển
chung. Kinh Dịch vốn là một Kỳ Thư, Di Bảo của dân tộc Việt đã mặc định là
"Lạc Thư" bị trôi lạc, vùi lấp. Nên phải chịu cảnh để cho thiên hạ
gây nát loạn xưa nay.
Bởi vì Ma Trận Cấp 9 là hệ thống
cơ bản và đồng thời cũng là hệ số cao nhất của thế giới số rồi vậy. Như thế,
xét riêng trong mô hình cơ bản này thôi; Ta lại có hàng trăm mô hình thực tại
cơ bản khác hơn nữa, đang còn tiềm ẩn trong đó!! Dưa theo nguyên lý tổng các quỹ
đạo thì điều này có nghĩa là tổng các hệ thống số từ 0-9. Chúng ta có đến 3.600
Ma Trận với tên gọi là rất cơ bản trong đó
Vậy quan sát tổng các biểu đồ trên đây. Mô tả cho chúng ta biết sự hình
thành tất cả 8 chiều không gian toàn vùng vũ trụ tự nhiên cơ bản như thế. Và
chiều thời gian thứ 9, lại tiếp tục tiềm ẩn trong chiều cao (chiều thứ 1), vốn
là chiều bản thể của thời gian nguyên thủy của nó. Từ đây suy ra…; Chiều không gian thứ 9, vẫn xuất
hiện tại vị trí gốc của mô hình là vị trí tâm của biểu đồ, vị trí số 0. Điều
này có nghĩa là chiều không gian thứ 9 tiềm ẩn theo chiều của tầm mắt quan sát
của người quan sát, trực diện thẳng với tâm của vật bị quan sát vốn là vị trí gốc
của không – thời gian của vũ trụ toàn miền. Tôi có thể trình bày cùng
các bạn biểu đồ mô tả như sau:
Với 3 mẫu biểu đồ ở trên đây.
Chúng ta có thể hình dung được mặt cắt của mô hình không – thời gian 9 chiều hiện
hữu. Trong đó, chiều thời gian tâm lý vẫn luôn tiềm ẩn trong toàn vùng không –
thời gian đó nữa là 10. Nguyên lý của chiều thời gian là luôn tiềm ẩn tại chiều
không gian thứ 1 là chiều cao. Đồng thời cũng vận hành và phát triển trong toàn
miền 9 chiều không gian riêng phần đó, tùy theo từng thời lượng mà ta xác định
thời điểm của chu kỳ gốc của thời không, xuất phát.
Đến đây. Ta có thể kết luận được rằng:
Mô hình không – thời gian tiềm ẩn của vũ trụ tự nhiên cơ bản là 10 chiều. Thực
tại này đã được mặc định trong hệ thống số từ 0 đến 9, bao gồm 10 giá trị toàn
phần. 10 giá trị đó có thể tương tác với nhau qua các quỹ đạo khả dĩ như một mạng
lưới của vũ trụ tự nhiên cơ bản đến vô hạn sau mỗi chu kỳ thời không của nó.
Đó, chính là mô hình thực tại tiềm
ẩn cơ bản của vũ trụ một cách tuyệt đối.”
Dienbatn cũng tham khảo một số kiến thức của Toán cao cấp và chủ yếu là
toán chuyên biệt như lý thuyết nhóm, đại số Li, đại số quaternion (đại số không
gian 4 chiều), đại số octonion (đại số không gian 8 chiều); - Vật lý lý thuyết
gồm thuyết tương đối và lý thuyết hạt cơ bản, lý thuyết cấu trúc vũ trụ…
Qua đó, dienbatn hiểu thêm về các Véc tơ Tuyến tính : Độc lập và phụ thuộc.
1/Độc lập tuyến tính.
“ Một hệ các vectơ {v1,…,vn} trong không gian vectơ V được gọi là phụ
thuộc tuyến tính, nếu tồn tại các số: k1,…, kn không đồng thời bằng 0 sao cho:
k1 v1 +… + kn vn = 0.
Hệ các vectơ là độc lập tuyến tính khi và chỉ khi phương trình vectơ:
k1 v1 +… + kn vn = 0 chỉ có nghiệm duy nhất: k1 = k2 =… = kn = 0
Mọi tập hợp độc lập tuyến tính thì không chứa vectơ 0, tức là nếu S là tập
con độc lập tuyến tính của V thì vectơ 0 ∉ S.
Mọi tập con khác rỗng của một tập độc lập tuyến tính thì độc lập tuyến
tính. Tức là Ø ≠ E ⊂ F và F độc lập tuyến tính thì E độc
lập tuyến tính.
Tập S ≠ Ø độc lập tuyến tính khi và chỉ khi mỗi vectơ bất kỳ u ∈ S đầu không thể là tổ hợp tuyến
tính của các vectơ còn lại trong S.
2/Phụ thuộc tuyến tính.
Mọi tập hợp chứa vectơ 0 đều phụ thuộc tuyến tính, tức là nếu 0 ∈ S thì S phụ thuộc tuyến tính. Mọi tập hợp chứa tập con phụ thuộc tuyến tính thì nó phụ thuộc tuyến
tính, tức là nếu E ⊂F và E phụ thuộc tuyến tính thì F
phụ thuộc tuyến tính. Tập S={u1,u2,…,um} (m≥2) phụ thuộc
tuyến tính khi và chỉ khi tồn tại vectơ ui ∈ S sao cho ui là tổ hợp tuyến tính
của các vectơ còn lại trong S.
Mọi tập khác rỗng S ⊂ V thì hoặc S độc lập tuyến tính hoặc
S phụ thuộc tuyến tính.
Tóm lại:
Hai vectơ phụ thuộc tuyến tính nếu và chỉ khi chúng thẳng hàng, tức là một
vectơ là bội số vô hướng của vectơ kia.
Bất kỳ tập hợp nào chứa vectơ 0 đều phụ thuộc tuyến tính.
Nếu một tập hợp con của{v1,v2,…,vk}là phụ thuộc tuyến tính, sau
đó{v1,v2,…,vk}cũng phụ thuộc tuyến tính.
Trong hệ Tọa độ Decac, người ta có 3 chiều Không gian là cao – rộng –
dài. Nếu theo Thuyết Tương đối của Anhxtanh ta có thêm một chiều thứ 4 là chiều
Không gian. Tuy nhiên trong Kinh Phật nói có 9 phương Trời và 10 phương Phật. Để
biểu thị các chiều không gian khác nhau ta phải sử dụng các Véc tơ Tuyến tính :
Độc lập và phụ thuộc cùng với các Ma trận hình Vuông.
Các Ma trận và các Véc tơ Tuyến tính : Độc lập và phụ thuộc đó chính là
biểu diễn các chiều Không gian khác nhau cho tới chiều thứ 10.
Ta có thể tham khảo những dòng sau của GS.TS NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG “SỰ THU GỌN VÀ ĐỒNG CẤU PHÉP BAO.
ĐẶT VẤN ĐỀ : nếu chúng ta gộp 4 ô của Hình vuông mặt trời thành một ô lớn
, thì chúng ta sẽ thu gọn được Hình vuông mặt trời thành Hình vuông Sao Thổ.
- Tổng số các phần tử của hai đường
chéo của Hình Vuông Mặt Trời thu gọn - không kể trung tâm –
là.
71 +95 +59 + 71 = 296 = 4 x 74.
- Tổng số các phần tử thuộc cột thứ
hai là
92 +56 = 148 = 2 x 74.
Tổng số các phần tử thuộc hàng thứ
hai là.
80+68+ 148 = 2 x 74.
111 x 2 = 222 = 3 x 74
Như thế, có thể xem gần đúng Hình Vuông Mặt Trời có cấu trúc tương tự (gần
đồng cấu) như Hình Vuông Sao Thổ. Sự cố này gọi là một sự đồng cấu gần đúng.
Với Hình Vuông Mặt Trăng ta cũng có tình hình gần đồng cấu tương tự như
thế ( gộp 9 ô nhỏ thành một ô lớn).
HÌNH VUÔNG SAO MỘC VÀ HÌNH VUÔNG MẶT TRỜI
Dễ thấy rằng cấu trúc bên trong ( không kể vành ngoài) của Hình Vuông Mặt
Trời gần giống cấu trúc Hình Vuông Sao Mộc. Nhưng Hình Vuông Mặt Trăng không có
tính chất bao trùm.
Thành thử, có thể xem Hình Vuông Mặt Trời là Hình Vuông duy nhất
"cao nhất" phối hợp được cả Hình Vuông Sao Thổ và Hình Vuông Sao Mộc
.
Và tính chất phối hợp này của Hình Vuông Mặt Trời - xem như sơ đồ sơ khởi
- liệu sẽ dẫn đến những kết quả tổng hợp sâu xa nào về các Kỷ Nguyên, và đặc biệt
trong lĩnh vực Sinh học ?
PHÉP BAO TOÁN HỌC VÀ PHÉP BAO SINH HỌC.
Ở đây cần lưu ý rằng trong toán học có một khái niệm có nội dung gần giống khái niệm bao trùm trên. Đó là khái niệm bao.
Để tiện việc theo dõi, ta dùng thuật ngữ sau:
- Phép bao dùng trong toán học gọi là phép Bao Toán học.
- Phép bao dùng trong công trình này gọi là phép Bao Sinh học.
PHÉP BAO TOÁN HỌC.
Trong toán học, tập hợp A gọi là bao tập hợp B (A >B), hay B nhúng
trong A, nếu tập hợp A chứa tất cả các phần tử của Nếu tính đến cấu trúc, thì
trong phép bao hay nhúng này, cấu trúc của B được bảo toàn sai khác một phép đẳng
cấu.
PHÉP BAO SINH HỌC.
Nhưng trong phần trình bày trên, khi ta nói Hình Vuông Mặt Trời lại bao
Sinh học Hình Vuông Sao Mộc chẳng hạn, thì không phải Hình Vuông Mặt Trời chứa
tất cả các số (được sắp xếp có trình tự ) của Hình Vuông Sao Mộc. Phần của Hình
Vuông Mặt Trời được so sánh với Sao Mộc có thể khác phần lớn các số của Hình
Vuông Sao Mộc.
Mặt khác, mối quan hệ hay cấu trúc giữa các phần tử của Hình Vuông Sao Mộc
được ánh xạ lên Hình Vuông Mặt Trời ( thậm chí nếu các phần tử này cho là giống
với các phần tử của Hình Vuông Sao Mộc đi nữa ) cũng có thể không hoàn toàn giống
với các mối quan hệ ban đầu giữa các phần tử của Hình Vuông Sao Mộc.
Vì sao ? Vì:
- 1. Mỗi Hình Vuông nói trên về toàn bộ là một chỉnh thể.
- 2. Các Hình Vuông con" nằm" trong Hình Vuông mẹ không phải
là những chỉnh thể toàn bộ, do phải thích ứng với tính hoàn chỉnh của Hình
Vuông mẹ.
3. Các Hình Vuông "con"" khi đã được tách từ Hình Vuông mẹ
ra , lại phải biến đổi để trở thành những chỉnh thể theo I.
- 4. Mọi học thuyết Đông phương đều dựa vào những cấu trúc (Hình Vuông
chẳng hạn) mang tính hoàn chỉnh tuyệt đối hay nói chung là tương đối của chính
thể .
Lưu ý đặc biệt : Tổng số mã số trên Hình Vuông Mặt Trời
là 111 x 6 = 666. Đó là con số của tội ác ! Tại sao ?”
Qua những dòng trên của Thày Phương, chúng ta nhận thức được rằng : “Đằng
sau sự huyền diệu và kỳ bí của minh triết phương Đông là một cấu trúc số chính
xác không khác gì duy lý phương Tây mà thậm chí còn vượt trội. Thái cực là gì
trong cấu trúc số: là cái Một là toàn bộ vũ trụ. Lưỡng nghi là gì? Là cái Âm và
cái Dương thống nhất và đấu tranh trong mọi sự vật. Âm dương có thể mô tả trong
số hai chiều, có thể ký hiệu vạch đứt vạch liền, có thể xem như số nhị phân 0 -
1 hay gần đây người Việt còn gọi là ngôn ngữ nòng nọc. Tứ tượng là gì trong cấu
trúc số? Đó là số bốn chiều hay không gian bốn chiều quaternion. Bát quái là
gì? Bát quái là tám chiều cực đại cần thiết của con sổ mà người ta gọi là
octonion. Đó là không gian cực đại cần thiết mà con sồ đã từ bỏ hai tính chất cốt
yếu của nó: tính giao hoán và tính kết hợp.”
“Đề xuất phép nhân quẻ, đây là một đề xuất hết sức táo bạo vì khi thầy nhân
8 quẻ 3 hào thì thầy nhận được kết quả phép nhân như là nhân hai octonion và
thầy chiếu vào 64 quẻ của kinh dịch thì tìm thấy được sự tương đồng và một số
dị biệt có lẽ do kinh dịch bị tam sao thất bản “ HỒNG BÀNG DỊCH có tới 40230 đồ hình ..Bát quái của cả TIÊN THIÊN,
TRUNG THIÊN VÀ HẬU THIÊN BÁT QUÁI.” – Chính là ĐÂY.
Khi đã hiểu được HỒNG BÀNG DỊCH , nghĩa là nắm được công thức bao quát
toàn bộ sự vận hành của Vũ trụ bao la , Khoa học tâm linh sẽ phát triển trong
Thiên nhiên kỷ thứ 3 là thời của THÁNH ĐỨC DI LẶC PHẬT VƯƠNG. Một Khoa học như
vậy , người bình thường khó có thể hiểu nổi nếu không có một sự chỉ đạo cơ bản
của Trời - Đất ( tức là của các Đấng VÔ VI ) , Một sự truyền năng lượng Siêu việt
( giống như một đường truyền intenet ) và một tiềm năng trí tuệ hết sức đặc biệt
( cái này do tu luyện mà có giống như khả năng download của máy Vi tính ) . Đối
với những người nghiên cứu Khoa học Tâm linh , cách này là cách đúng đắn nhất để
có thể sử dụng cho sự tiến bộ của Nhân loại , làm vinh quang cho đất nước Việt
Nam và cho sư nghiệp của chính mình và con cháu mai sau . Xuất xứ từ các thông
tin ghi nhận được từ Cõi Phật - Chòm sao Bắc Đẩu - Quê hương của Nhân loại
chúng ta - Những kiến thức có được này từ các Đấng Vô Vi - Là sách Trời , là ân
huệ của HỒN THIÊNG SÔNG NÚI , cho Nhân loại và con cháu Hồng Bàng chúng ta .
Đây thực sự là những kiến thức có tầm xa thời gian vài nghìn năm " ( SỨ MỆNH
ĐỨC DI LẶC - GS.TS NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG "
Những cái đó chính là sự liên quan tới điều dienbatn muốn nói : HỒNG BÀNG DỊCH.
Xin theo dõi tiếp BÀI 9. Thân ái. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét