Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.TỔNG KẾT VỀ VIỆC THU KHÍ – TRẤN ÂM DƯƠNG TRẠCH. BÀI 9.
3.MA TRẬN VÀ CÁC CHIỀU KHÔNG GIAN.
( Trích nguồn từ " SỨ MỆNH ĐỨC
DI LẶC " CỦA GS.TS NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG và KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA KHÔNG GIAN
CHIỀU THỨ TƯ Của một ẩn sĩ ).
Hệ thống các Axit Amin được khoa học Tây phương nghiên cứu sâu xa, được
nhận dạng là một biểu hiện của Kinh Dịch Đông phương. Ngày nay, bước sang Thiên
Niên Kỷ III, Nhân loại đã giai mã được Bộ Gen Di Truyền của Người và Động vật
tương tự như Tinh Tinh, gồm khoảng 100.000 Gen. Lập được bản đồ Gen.. Có nhiều
vấn đề mang hoặc tính thống nhất, hoặc tính khác biệt cần được lý giải trong
lĩnh vực khoa học hóc búa này ..
Các con Đường chiến lược.
Về mặt chiến lược, sự Thống nhất ba loại khoa học trên sẽ được thực hiện
như thế nào ? Theo ý chúng tôi, có ba điểm chiến lược sau để hiện thực sự thống
nhất trên:
CHIẾN LƯỢC VỀ CON SỐ NHIỀU CHIỀU .
Từ xưa Pythagore đã nói :Cái Một là Quy luật của Đấng Hoá Công Tiến hóa
là Quy luật của sự Sống Con Số là Quy luật của Vũ trụ.
Như thế, nếu Pythagore đúng, thì cấu trúc chung đó phải là Cấu trúc Sổ.
Và trước quy mô to lớn của cả một Thiên niên Kỷ là Thiên niên Kỷ III, các nhà
khoa học phải tìm cấu trúc nào bao quát nhất, "tối đại" nhất, phổ
quát nhất...
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CON SỐ. SỐ OCTONION .
Thì ra, cả ba lĩnh vực khoa học trên quả thực đều có cùng cấu trúc ban đầu,
có cùng nguồn gốc, tức là có cùng cái MỘT về Số, như Lão Tử , Pythagore đã nói.
Về mặt toán học, cái MỘT về Số đó chính là kết quả phát triển cao nhất của con
số từ 1 chiều băng qua 2 chiều, rồi 4 chiều, rồi lên đến 8 chiều là đỉnh cao nhất...
* Con số 1 chiều chính là số thực quen thuộc của chúng ta,
* Con số 2 chiều chính là số phức cũng khá quen thuộc,
* Con số 4 chiều được nhà khoa học Hamilton phát hiện khi ông ngồi bên một
chiếc cầu, đã ghi nó trên chiếc cầu đó, và nó đã mang tên là Quaternion,
(Quater là 4),
* Còn con số 8 chiều đã được nhà khoa học Cayley phát hiện, băng qua
tính 4 chiều của Hamilton, sau đó nhà toán học Frobenius đã chứng minh tính tối
đại 8 chiều cấn thiết. Với tính 8 chiều đó, con số đó đã được các nhà khoa học
Tây phương gọi là Octonion (Octo là 8).
Chính sự đoạn tuyệt này đã là cái chìa khoá để xây dựng cái MỘT. Đó là một
loại nghịch lý thường hay thấy xuất hiện trong các sáng tạo khoa học ( chẳng hạn
là sự xuất hiện số phức i). Như vậy, trong sự phát triển con số có các "trạm"
dừng chân 2 chiều , 4 chiều . Tất nhiên, các "trạm" 2 chiều, 4 chiều
đó đều có những ý nghĩa riêng của chúng, cả ở Khoa học Tây phương như Lý thuyết
Âm Dương, lý thuyết Tương Đối , cả ở Khoa học Đông phương như Lý thuyết Âm
Dương, Lý thuyết Tứ Tượng.
Tiếp theo, cũng tương tự như Octonion, trong Triết Đông phương lý thuyết
về Kinh Dịch cũng đã dừng hẳn tại hệ 8 phần tử là Bát Quái, và sự chồng chất
các quẻ của Bát Quái lên trên nhau đã tạo ra hệ 8 × 8 = 64 quẻ , hay 8 × 8 × 8
quẻ.
CHIẾN LƯỢC VỀ QUẺ NHIỀU HÀO.
Tiếp theo, cũng tương tự như với con số, trong Triết Đông phương với
Kinh Dịch, nhân loại đã băng qua Âm Dương, Tứ Tượng, Bát Quái, rồi dừng lại.
KIÊN : THÁI DƯƠNG THIẾU ÂM THÁI ÂM DOÀI TỨ TƯỢNG. Để giải quyết tính phản
giao hoán, cần dùng tích hai quẻ 2 hào tức là quẻ 4 hào. LY CHẤN THIẾU DƯƠNG TỐN
KHÁM CÂN KHÔN.
BÁT QUÁI. Để giải quyết tính không giao hoán, cần dùng tích hai quẻ 3
hào, tức là quẻ 6 hào. Để giải quyết tính không kết hợp, cần dùng tích ba quẻ 3
hào, tức là quẻ 9 hào.
TƯƠNG TÁC.
Tính chất các quẻ tương tác với nhau, đòi hỏi phải dùng các tích ( * là
dấu nhân quẻ) * Quẻ 4 hào + quẻ 4 hào = quẻ 8 hào, * Quẻ 6 hào * quẻ 6 hào = quẻ
12 hào, * Quẻ 9 hào * quẻ 9 hào → quẻ 18 hào.
Mặt khác sự phối hợp (tương tác) giưa quẻ 2 hào và quẻ 3 hào dẫn đến quẻ
5 hào. Tương tác giữa các quẻ 5 hào và quẻ 5 hào dẫn đến quẻ 10 hào...
CHIẾN LƯỢC VỀ THỐNG NHẤT PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Cái ngọn 8 chiều cuối cùng, cao nhất của con Số đã hay sẽ biểu hiện
trong những chân trời Nhân Văn, Sinh học, Vật Lý của Chân lý khoa học như thế
nào ? Để hiểu rõ điều này, chúng ta hãy chuyển sang một nét độc đáo khác của
Triết Đông phương : Đó là việc sử dụng các Hình Vuông Kỳ Diệu của Thất Tinh (bảy
Sao ), dí sản của nền văn mình Cổ. Do Thai (Hebreux).
* Thất Tình này tạo nên một Tam Tài, được sử dụng trong thuyết Thái Ất [
12]: PHẦN DƯƠNG ; Sao Mộc, Sao Hỏa, Mặt Trời, PHẦN TRUNG: Sao Thổ, PHẦN ÂM: Sao
Kim, Sao Thủy và Mặt Trăng.
* Thất Tinh này còn chứa một Tam Tài khác, được vận dụng trong Đông Y học
: TINH Sao Thổ KHÍ: Sao Mộc, THẦN : Mặt Trời.
* Và cuối cùng , Thất Tinh đó tạo nên được các khung cơ sở của Khoa học
cái MỘT, gọi là các Hình Vuông Kỳ diệu.
1/ MA TRẬN CẤP 3X3.
HÌNH
VUÔNG KỲ DIỆU SAO THỔ HAY LẠC THƯ.
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH VUÔNG KỲ DIỆU
CỦA SAO THỔ.
Tổng các mã của mỗi hàng đều bằng 15:
6 + 1 + 8 = 15,7+5+3= 15,2+9+4 15.
Tổng các mã của mỗi cột đều bằng 15:
6 + 7 +2 = 15,1 + 5+ 9 = 15,8 +3 +4 = 15.
Tổng các mã của mỗi đường chéo đều bằng 15:
6 +5 +4 = 15,8 +5+2= 15.
Đối với các Hình vuông khác, chúng ta cũng có những đặc tính tương tự
như thế. Những đặc tình này là biểu hiện của tính thẫm mỹ của nguyên lý Chân
Thiện Mỹ của Triệu Đông phương.
Mẫu đồ hình Lạc Thư nguyên bản gốc với ma trận 3x3 = 9 cung . Tổng các
quỹ đạo = 15. Ta quen gọi là Cửu Cung. Do một Tuần Giáp là gồm 10 Thiên
Can. Trong khi đồ hình Lạc Thư thì Cửu Cung chỉ có 9 cung. Vì thế nên khi phối
hợp thì phải độn giáp đi cho hợp với 9 cung. Điều này cũng như hệ thống số có
10 là từ 0 – 9. Số 0 là khởi đầu và cũng là kết thúc trong hệ thống của 10 số
đơn đó. Như có mà không, nên đại diện cho sự tiềm ẩn trong hệ thống đó. Hoặc
như không gian có tất cả là 9 chiều, và chiều thứ 10 là chiều thời gian. Chiều
thời gian này vốn tiềm ẩn và cùng đồng nhất trong tất cả 9 chiều của không gian
vậy. Ở đây ta chưa bàn đến Địa Chi (12).
Thời điểm hiện tại. Nhân loại chúng ta đang tìm mọi phương cách để khám
phá không gian chiều thứ tư. Tuy nhiên, trong một chừng mực của ý thức chung.
Các bạn thấy có một điểm chung là chúng ta vẫn đang thảo luận về điều này một
cách rất mơ hồ và còn hạn chế như nhau mà thôi. Nếu có xuất sắc lắm, cũng chỉ
có thể mô tả được rằng; Đó là chiều mà sự phát triển của nhân loại chúng ta hiện
nay không thể nào hiểu biết đến một cách cụ thể cho được!
Nền khoa học vẫn chưa có thể có được một kịch bản nào khả dĩ, thuyết phục
quan điểm của nhân loại chúng ta ngoài những bao biện, bỏ ngỏ về sự hình thành
của mô hình không – thời gian 4 chiều này! Với Thuyết Big Bang thì khi sự kiện
của vụ nổ xảy ra, để đáp ứng cho sự nổ trong không gian bình đẳng hướng. Vũ trụ
cận cảnh đã phải thể hiện mô hình không – thời gian là đã hội đủ 4 chiều trong
đó làm nền để thiết kế rồi! Lý Thuyết Dây có chiều khá hơn, khi dựa trên mô
hình quãng tính để vẽ lên từng chiều không gian riêng phần, xuất hiện trong đó
theo thời gian toàn phần!! Thế nhưng có một điều gây “khó chịu” cho tư duy của
các nhà thiết kế nên học thuyết này là mô hình của vũ trụ đó phản ảnh có đến 10
chiều cơ?! Thế rồi…, 6 chiều còn lại đó. Các nhà khoa học tránh né thực tại này
và đành chấp nhận vo tròn, gói gọn 6 chiều đó trong mô hình của cái gọi là
không gian Calabi-Yau!!!
Và trong thế kỷ 20 thì chúng ta đã biết Einstein dựa trên nền tảng của
Newton mà khai sinh ra Thuyết Tương Đối. Rồi trong thập niên 20 thì Thuyết Lượng
Tử cũng đã được sinh ra đời từ thân thể của Thuyết Tương Đối. Và cuối thế kỷ 20
là sự thai nghén của Lý Thuyết Dây, và học thuyết này đã cất tiếng khóc chào đời
ngay trước cửa của Kỷ Nguyên Mới.
5 học thuyết cơ bản như:
1. Định Luật Đòn Bẩy của Archimedes.
2. Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn của Newton.
3. Lý Thuyết Trường của Maxwell và Faraday
4. Thuyết Tương Đối của Einstein.
5. Thuyết Lượng Tử của Bohr, Heisenberg, ...
Hai công cụ hiện đại nhất của nền khoa học chuyển giao từ kỷ nguyên vừa
qua là Thuyết Tương Đối và Thuyết Lượng Tử. Đã tỏ ra bất hợp tác cùng sự phát
triển cho một tương lai sáng sủa của nhân loại như đã từng được kỳ vọng nơi cuối
kỷ nguyên vừa qua!
Lý Thuyết Dây có tham vọng hợp nhất giữa Thuyết Tương Đối và Thuyết Lượng
Tử. Lý Thuyết Dây còn có danh hiệu khác nữa là "Bản Giao Hưởng Của Vũ trụ"!
Các nhà thiết kế của Lý Thuyết này, nuôi ước mơ...
Chính là câu phát biểu cuối đời của Faynman như sau:
"Có lẽ..., hai học thuyết nơi đỉnh cao của nền khoa học hiện đại.
Chưa cung cấp cho chúng ta được một cái nhìn toàn triệt" ?!...
Và biểu đồ này có tên là “Ma trận Phân Tán” (của ngày đầu tiên, khi mới
chào đời). Nguyên nghĩa là “Scattering Matrix”, ta cũng còn gọi là Ma Trận S.
Và Heisenberg cùng vị kiến trúc sư trưởng Chew, đã lập nên trong năm 1943.
Ma Trận Phân Tán. Là bản thể của Kinh Dịch. Một di bảo của dân tộc Việt
Nam chứ không hề là của bất kỳ một dân tộc nào khác cho được.
Ta xem xét thấy trong hình 1 là mô tả hệ tương tác riêng của hệ số âm
(chẵn). Và hình 2 là hệ tương tác riêng của hệ số dương (lẻ). Vậy trong biểu đồ
của hình 3 là diễn đạt rất rõ còn thiếu chiều tương tác của 7 – 5 – 3 trong đó.
Cho nên ta xét thấy trong biểu đồ cũ của biểu đồ phản ứng của Heisenberg và
Chew lập đã thiếu chiều ngang.
Xét ngày trước, khi lập biểu đồ không – thời gian. Thì nguyên tắc đó là
không có chiều ngang. Chính lý do này mà Heisenberg và Chew không có thể vẽ chiều
ngang cho được. Thế nhưng các nhà chuyên môn đã quên một điều rằng: Khi chuyển
sang biểu đồ phản ứng, ta đã sử dụng luôn cả kênh dọc lẫn kênh ngang để đọc biểu
đồ. Thế cho nên nhất định ta phải bổ sung thêm chiều ngang cho đủ để kiện toàn
cho biểu đồ này. Những đơn vị số độc lập nằm trong tổng
thể với những vị trí nhất định trong hệ thống. Đó cũng là bản thể nguyên thủy của
mô hình tự nhiên trong vũ trụ. Thực tại mô hình tự nhiên đó chúng ta cũng đã khảo
sát và xem qua trong những bài viết trước. Chúng tương tác với nhau theo những
mối liên hệ trật tự nhất định như:
- Những đơn vị mang hệ số chẵn, có mối liên hệ, trao đổi, hay tương tác
(chính xác hơn là tương giao) cùng những thành phần cùng một hệ số chẵn – trong
những “kênh” có một góc độ hướng xứ nhất định.
- Các đơn vị có hệ số lẻ, cũng có một quy luật liên kết, không lẫn lộn
trong một “kênh” riêng, với những tọa độ địa phương của mình.
Nhìn một cách tổng thể chung hệ thống số trong nguyên thủy biểu đồ Ma Trận;
chúng ta nhận thấy những cơ cấu số trong một cấu trúc Ma Trận, phát biểu về cái
toàn thể bị ràng buộc trong mỗi thành phần của chính nó - và hoàn toàn độc lập
với một vị trí riêng biệt. Điều này giải tỏa mọi mâu thuẫn gây tranh cãi giữa
Niels Bohr và Albert Einstein về một quan điểm bảo vệ cho cái toàn thể của Cơ Học
Lượng Tử, và cái vật thể hoàn toàn độc lập của Thuyết Tương Đối. Trong cái khoảng không của biểu đồ Ma Trận S, lúc này những thực tại hiện
thân qua hệ thống số. Và ngôn ngữ số nói lên sự tương tác trong thế giới đó,
theo một trật tự của mối liên hệ thứ nhất như:
1-3-7-9. Trong đó bao gồm hệ số 5 tại vị trí trung tâm giao dịch cơ bản,
có trách nhiệm trao đổi cho hệ số 1-9 trong một kênh riêng; và hoán chuyển sang
một kênh khác cho hệ số 3-7 cùng tương tác, thông qua mối liên hệ trật tự, theo
một quy luật nhất định 3 thứ, bậc: 1-5-9 hoặc 3-5-7.
Ma Trận
Phân Tán. Là bản thể của Kinh Dịch. Một di bảo của dân tộc Việt Nam
Với biểu đồ của Ma Trận S này thì nguyên tắc của nó là hoán đổi hết một
lượt như chúng ta đã được biết qua. Vì thế ta thấy hoán đổi lần thứ nhất cho 4
góc. Ta có được tất cả là 6 Ma Trận. Hoán đổi bước thứ hai thì; 6x4=24, vậy
trong lần thứ hai chúng ta có 24 Ma Trận! Lần thứ 3, chúng ta có; 24x4=96 Ma Trận!!
Và lần thứ 4 cũng là nguyên tắc của số thành, ta có cả thảy bằng; 96x4=384 Ma
Trận!!!
Đây cũng chính là tổng số 384 Hào của Quẻ Dịch!?
Vậy điều này cũng có nghĩa là ta có tất cả là 384 Ma Trận cấp 8 khác
nhau, mà vẫn đều có một đáp số tổng bằng 260 như nhau!!! Quả là Ma Trận Phân
Tán đúng với nguyên nghĩa với câu đó mà từ xưa đến giờ, chúng ta không có thể
nào biết tới cho nổi!!! Và trên thực tế thì tôi có thể trình bày ra cùng các bạn
tất cả 384 Ma Trận cấp 8x8 ấy ngay tức khắc.
Do một Tuần Giáp là gồm 10 Thiên Can. Trong khi đồ hình Lạc Thư thì Cửu
Cung chỉ có 9 cung. Vì thế nên khi phối hợp thì phải độn giáp đi cho hợp với 9
cung. Điều này cũng như hệ thống số có 10 là từ 0 – 9. Số 0 là khởi đầu và cũng
là kết thúc trong hệ thống của 10 số đơn đó. Như có mà không, nên đại diện cho
sự tiềm ẩn trong hệ thống đó. Hoặc như không gian có tất cả là 9 chiều, và chiều
thứ 10 là chiều thời gian. Chiều thời gian này vốn tiềm ẩn và cùng đồng nhất
trong tất cả 9 chiều của không gian vậy. Ở đây ta chưa bàn đến Địa Chi (12).
Thế nên ta có 8
giá trị không gian chi tiết, có thể tìm thấy xác xuất năng lượng hình thành cho
một hạt đủ xuất hiện tại một trong tổng thể không gian đó. Do không gian ở giữa
có tính triệt tiêu và chuyển hóa năng lượng. Giống như tâm của đồ hình bát quái
trong cửu cung vậy. Đó là giá trị tiềm ẩn mà chúng ta quen gọi là “phép độn...”!
Và sau đây chúng
ta mô phỏng theo quỹ đạo vận hành cao hơn mà chúng ta vừa tham khảo qua ở trên.
Đó cũng là mô hình tổng thể của Ma Trận giữa Ma Trận âm, Dương và Ma Trận tổng
thể (trung hòa) để tìm đến một mô hình quy luật vận hành của một vũ trụ cơ bản.
Chúng ta đã điểm
trúng huyệt đạo của Biểu đồ Ma Trận S. Đồng thời Biểu đồ đó cũng đã hội đủ cả 3
công cụ khai thác rồi. Vậy chúng ta tìm hiểu xem khả năng của 3 công cụ này ra
sao nhé. Để chúng ta còn nhanh chóng du hành vào không gian chiều thứ tư, đang
chờ chúng ta giải phẫu nữa. Vậy chúng xem xét lại công cụ đó như sau:
Như biểu đồ trên
đây thì chúng ta đã nhận thấy đủ 3 công cụ như: 1, Ngôn ngữ thông thường là ký
tự. 2, Ngôn ngữ hình học là (biểu đồ). 3, Ngôn ngữ toán học (số).
Và ta xét thấy
cái Lý của Số, chỉ rõ hướng tương tác trong biểu đồ của các hệ số nhất định để
bằng tổng là 15, trong hình 1.
Trong hình 2 thì
ta đã có thể nhận ra sự tương tác đã diễn ra như thế nào trong biểu đồ không thời
gian của Friedmann rồi vậy. Các bạn cứ xem xét theo bên trái của mình, tôi sẽ
diễn giải như sau: Tiến trình thứ nhất, thì một electron và positron tiến tới
và va chạm với nhau. Tiến trình thứ hai diễn ra là positron sẽ nhả ra một
photon, và electron hấp thụ photon đấy. Và cuối cùng thì; Do positron từ bên phải
đã nhả ra một nguồn năng lượng là photon, nên thiếu hụt năng lượng và đã biết
thành electron, vận hành lên bên trái của biểu đồ. Còn electron bên trái, đã hấp
thụ được thêm giá trị năng lượng của photon từ positron nhả ra. Nên đủ năng lượng
mà biến thành positron và vận hành sang hướng bên phải, phía trên của biểu đồ.
Kết luận; Do positron mang điện tích dương, nên theo lý của Dịch thì dương chủ
động phải nhả ra photon. Còn electron vốn là Âm tính, nên thụ động mà hấp thụ.
Đó chính là những gì đã từng tương tác qua lại với nhau trong thế giới hạt, mà
nền khoa học của chúng ta chưa có thể biết tới cho được.
Thế cho nên
trong hình 3: Ta dễ dàng đọc ra trong khoảng không của biểu đồ Ma Trận s (phản ứng)
là một proton, va chạm với một anti-proton. Rồi sau đó thì anti-proton nhả ra một
pion và biến thành pion âm (bên trái, ở trên) do đã thiếu hụt nguồn năng lượng
vốn có ban đầu. Và proton hấp thụ được nguồn năng lượng cung cấp pion của đối
tác anti-proton, nên hóa thành pion dương vận hành sang bên phải phía trên của
biểu đồ.
Đó chính là những
gì đã diễn ra một cách tiềm ẩn, ở phía bên trong khoảng không vô hình của biểu
đồ phản ứng Ma Trận S. Nếu các nhà chuyên môn xem xét và quan sát thấy vẫn còn
một bất cập nữa, xảy ra giữa sự tương tác của proton - anti-proton, hoặc
proton-pion. Là do trong thời lượng tương tác diễn ra chớp nhoáng trong khoảng
không gian trống rỗng đó, đã có xảy ra tình huống “phóng thích tự thân của một
proton xuất hiện đột ngột” (hoặc phân rã bêta xuất hiện, cực hiếm), mà ra cả
thôi.
Vậy chúng ta làm rõ hơn nữa về quỹ đạo tương tác số, của thế giới
hạt này qua các biểu đồ như sau:
Qua mẫu biểu đồ của hình 1, ta nhận thấy đó là biểu đồ của Ma Trận
số mang âm tính. Hệ thống của số chẵn. Thế cho nên quỹ đạo vận hành cho thấy từ
số lớn nhất (8), vận hành nghịch chiều kim đồng hồ, về số nhỏ nhất (2). Và ta
có được một quỹ đạo âm với nét biểu thị cho năng lượng đó, kèm theo bên (dạng
tia sét).
Trong hình 2 là hệ số của Ma Trận mang dương tính. Hệ thống của
số lẻ. Và ta cũng có được một quỹ đạo vận hành theo thuận chiều kim đồng hồ, từ
nhỏ (1) lên đến số lớn (9). Từ đó ta cũng có được một biểu thị năng lượng mang
tính dương.
Và trong hình 3. Là Ma Trận hợp nhất của cả hệ thống số chẵn
(âm) và lẻ (dương) trong đó. Ta vẫn rút ra được hai mẫu biểu thị khác với hai mẫu
2 và 1 trước đó. Theo lý của Dịch thì do hình một là thuần âm, nên ta có một quỹ
đạo nghịch hành. Cho nên quỹ đạo thuần dương là thuận hành. Và xét trong quỹ đạo
trung hòa cuối cùng là: Bởi hợp nhất nên dương sẽ hành âm và âm thì sẽ hành
dương vậy. Đó cũng chính là toàn lý của Dịch.
Ta cũng dựa trên công cụ biểu đồ không thời gian của
Friedmann, để mô tả không gian chiều thứ tư đó như sau:
Chúng ta cùng tham khảo trong hình 1. Đó là biểu đồ không thời gian của
Friedmann, mà các bạn cũng đã từng biết qua trên trang này. Và 2 nét bên trong,
là tôi mô phỏng một cách trung thành tuyệt đối, theo quy định cũng như nguyên tắc
của biểu đồ đó. Chiều đứng là chiều thời gian và chiều ngang là chiều không
gian.
Đến hình 2 là: Thể hiện nét vẽ thiết kế theo chiều thời gian vận hành
trước. Bởi nếu sự xuất hiện không gian ban đầu thì không gian tự nó là không,
là bất động. Nên nhất định phải đứng yên. Trong khi đó, thì thời gian vẫn đang
trôi qua…, Thế cho nên ta thấy xuất hiện tuần tự có 4 nét, xuất phát theo chiều
thời gian trước tiên, vẽ từ dưới hướng lên. Bởi số 4 là số thành, đồng thời ta
cũng đang sống trong không - thời gian 4 chiều. Nên mô hình được trình bày theo
quy tắc đó (4 nét vẽ hướng lên).
Rồi tiếp đến hình thứ 3 thể hiện: Bởi không – thời gian vốn là đồng nhất.
Thế cho nên ngay sau khi chiều thời gian vừa đủ nguyên lý thành, đủ 4 nét hướng
lên. Thì chiều không gian lập tức đồng nhất treo trật tự đó. Cũng phản ảnh quy
trình hình thành 4 nét vẽ trật tự như chiều thời gian.
Và rồi trong hình 4 thì: Cũng là nguyên tắc của số thành. Thế cho nên
trong hình cuối cùng này, các bạn thấy tôi đã thiết kế xong mẫu không – thời
gian 4 chiều đơn thuần ban đầu. Và đó cũng chính là mẫu biểu đồ của mô hình
không – thời gian tiêu chuẩn của 4 chiều.
Thế nhưng, chúng ta cần đến một mô hình của không – thời gian 4 chiều đủ.
Để chúng ta còn tiến hành khai thác đối tượng không gian chiều thứ tư trong đó
nữa.
Tuy nhiên còn những vấn đề tồn tại mà tôi bắt buộc phải nêu ra
cùng các bạn là:
Với biểu đồ của Ma Trận S này thì nguyên tắc của nó là hoán đổi
hết một lượt như chúng ta đã được biết qua. Vì thế ta thấy hoán đổi lần thứ nhất
cho 4 góc. Ta có được tất cả là 6 Ma Trận. Hoán đổi bước thứ hai thì; 6x4=24, vậy
trong lần thứ hai chúng ta có 24 Ma Trận! Lần thứ 3, chúng ta có; 24x4=96 Ma Trận!!
Và lần thứ 4 cũng là nguyên tắc của số thành, ta có cả thảy bằng; 96x4=384 Ma
Trận!!!
Đây cũng chính là tổng số 384 Hào của Quẻ Dịch!?
Vậy điều này cũng có nghĩa là ta có tất cả là 384 Ma Trận cấp 8
khác nhau, mà vẫn đều có một đáp số tổng bằng 260 như nhau!!! Quả là Ma Trận
Phân Tán đúng với nguyên nghĩa với câu đó mà từ xưa đến giờ, chúng ta không có
thể nào biết tới cho nổi!!! Và trên thực tế thì tôi có thể trình bày ra cùng
các bạn tất cả 384 Ma Trận cấp 8x8 ấy ngay tức khắc.
Không – gian chiều thứ tư là
đối xứng với không gian 3 chiều. Chính điều này khiến nên các vị thiền giả nói
chung, không biết sử dụng phép đối xứng đó cho nên nhận lầm những giá trị hư
(huyễn cảnh) mà áp dụng vào đời thực. Từ đó dẫn đến gây nên sự mê tín đối với đạo,
cho xã hội chung. Ví như phép lật thì ta có thể xoay 2 lần mô hình đó thì sẽ có
cùng một giá trị như nhau. Thế cho nên ta mới thấy trong cách hoán đổi của biểu
đồ phản ứng (Ma Trận S). Qua một lượt hoán đổi như thế, chắc chắn các nhà
chuyên môn sẽ có được một mô hình chính xác.
Ta xem xét trong biểu đồ của hình 1 là mô tả Ma Trận dương tính với hệ số
chẵn là 2,4,6,8. Vốn là đại diện cho thế giới Hạt. Hay nói một cách khác là thế
giới của Thuyết Lượng Tử. Và biểu đồ thứ 3 là phản ảnh thế giới của Thuyết
Tương Đối với các số cấu thành Ma Trận dương tính bao gồm 1,3,7,9. Thế nên biểu
đồ của hình 2 là mô tả mô hình của không – thời gian 4 chiều mà cả hai hệ thống
Ma Trận vận hành mô tả mô hình thực tại vũ trụ tiềm ẩn trong đó.
Nếu thế thì ta xét chi tiết hơn sẽ thấy được rằng trong khoảng không –
thời gian cho sẵn đó thì; Mẫu biểu đồ này chính là Ma Trận cấp 8x8! Từ đây cho
ta nhận định được đó chính là mô hình vũ trụ giới hạn trong phạm vi không – thời
gian của Thuyết Lượng Tử mà thôi! Vì nó cho ta một so sánh tương quan với Ma Trận
dương của Thuyết Tương Đối đã trình bày. Vậy nếu ta xét dựa trên ngôn ngữ của hệ
thống số thì nhất thiết ta phải có mô hình của không – thời gian vận hành trong
Ma Trận cấp 9x9! Đó chính là vùng trời của Thuyết Tương Đối. Dĩ nhiên điều này
nói lên thực tại vượt qua phạm vi giới hạn của Thuyết Lượng Tử mất rồi.
Qua sự bố trí theo trật tự ở trên. Ta thấy cứ một trong 8 tiết chính thì
đều kiêm 2 tiết phụ trong đó. Và cứ 3 tiết (tam tài) là cơ cấu hình thành bên
trong của một Cung Quái như Kiền, Khảm v.v… Ta không có thể bố trí một cách tùy
tiện, mất trật tự của mô hình tự nhiên cho được. Cung Khảm nhất định kiêm 3 tiết
Đông Chí – Tiểu Hàn – Đại Hàn không khác được. Bằng không, ta không có thể nào
mà lập Kỳ Môn Độn Giáp cho được.
HÌNH
VUÔNG KÌ DIỆU CỦA SAO MỘC.
BIỂU DIỄN TÍCH TỨ TƯỢNG * TỨ TƯỢNG TRÊN HÌNH VUÔNG SAO MỘC CHÚ Ý . Tại
sao Thiếu Dương nhân* với Thiếu Âm thành Thái Âm chẳng hạn?
HÌNH
VUÔNG KÌ DIỆU CỦA SAO HỎA.
Qua hai mô hình quỹ đạo với hai biểu đồ trình bày ở trên đây. Chúng ta
xét thấy trong hình 1 là mô hình của Ma Trận cấp 3x3, với một quỹ đạo vận hành
đơn giản nhất trong thế giới của Ma trận. Thế nhưng ta so sánh với hình 2 thì:
Đó lại thể hiện là một một quỹ đạo có tính phức tạp hơn trong mô hình của Ma Trận
cấp 5x5. Điều này cho các bạn một hình dung và mường tượng đến cái gọi là bước
nhảy lượng tử rồi vậy. Là khi hạt nhảy lên một mô hình của không gian khác. Thì
lúc đó nó sẽ vận hành với một quỹ đạo khác và phức tạp hơn là thế. Cứ thế, tùy
theo từng cấp độ của không gian cho sẵn, tùy theo yêu cầu thực nghiệm. Các hành
trạng vận hành của hạt, càng có sự biến hóa các quỹ đạo theo các bước nhảy lượng
tử là phức tạp trầm trọng hơn cho sự nắm bắt của tư duy chung từ chúng ta. Và
mô hình đó cũng trả lời cho chúng ta về một hình ảnh của một mạng lưới đan xen
thành một “không gian mạng”, như ta từng nghe qua trong thế giới kỹ thuật số hiện
nay.
4/ MA TRẬN CẤP 6X6.
6/ MA TRẬN CẤP 8X8.
HÌNH VUÔNG KÌ DIỆU CỦA SAO
THỦY.
Trên nguyên lý và tuân thủ theo quy tắc nền tảng của nền khoa học
vật lý như: Diễn giải hệ thống số, xuất hiện một cách trật tự và vận hành trong
mô hình của không – thời gian ban đầu đó như sau:
Trong hình 1 là mô tả, biểu diễn cách đọc và trình bày Ma Trận S
khi ta xem xét trong kênh dọc. Thế nên ta có A+B C+D. Và tôi mô phỏng theo đúng
nguyên tắc này mà ứng dụng và trình bày trong không – thời gian 4 chiều của
hình 2.
Ta có thể quan sát thấy hệ
thống số có xuất phát từ tọa độ gốc của không – thời gian ban đầu đó. Số vận
hành một cách trật tự tự nhiên trong toàn vùng của không – thời gian đó. Chúng
tương tác với toàn thể các số khác, trong toàn vùng của hệ thống không – thời
gian đó. Sau khi tương tác với từng đơn vị số, qua tổng các quỹ đạo khả dĩ
trong các miền không gian. Và cuối cùng thì hình thành nơi địa phương biên của
không – thời gian là một đáp số với số tổng là 260!
Ta xét thấy, hệ thống số đó
đã đan xen chằng chịt như một mạng lưới, liên thông toàn thể. Để rồi trong bất
kỳ trục tọa độ nào trong không gian, bất kỳ vị trí nào của từng thời điểm trong
chiều Thời gian. Cũng đều bảo toàn cùng một giá trị = 260!!
Mô hình diễn tả trên đây là
phản ảnh sự tương tác của thế giới Hạt trong cả một hệ thống của Hadron. Mô
hình phản ảnh cho ta thấy cả một cơ cấu động toàn thể trong đó. Cả hệ thống số
phân tán như một Ma Trận mà chúng ta không có thể xác định được quỹ đạo nào, và
vận hành ra sao trong xứ địa phương đó được nữa.
Thế nhưng, biểu đồ trên đây chẳng qua chỉ là tôi đang mô tả cùng
các bạn những gì diễn ra trong góc quan sát của Kênh Dọc mà thôi! Nếu đã thế
thì chúng ta lại cùng nhau chuyển vị trí quan sát sang Kênh Ngang xem sao nhé?
Chúng ta tiếp tục cuộc du hành trong Kênh Ngang, để quan sát không – thời gian
đó như sau:
Sau khi xem xét trong Kênh Ngang. Tôi cũng đã hoán đổi theo quy
tắc của Ma Trận S thì ta có: A+C B+D. Và tôi cũng đã mô phỏng một cách trung
thành theo Ma Trận S mà mô tả lại như những gì các bạn thấy trong hình 2!
Vẫn có tổng đáp số bằng 260 cho tổng các hàng dọc, ngang, chéo đều
như nhau!? Mặc dù ta xét thấy các số trong các cung, đã có sự chuyển đổi vị trí
khác trong đó cho nhau. Thế nhưng giá trị cuối cùng cũng đều bảo toàn và trả lời
với cùng một đáp số không sai!!! Như thế, nếu tính cả kênh dọc và ngang, chúng
ta quan sát thấy vật bị quan sát đó đã phản ảnh có đến 2 Ma Trận khác nhau! Tuy
nhiên cả hai mô hình đó cũng đều có một đáp số tổng các quỹ đạo là như nhau!!
Thế nhưng thế giới của Ma Trận S như những gì mà nền Cơ Học Lượng
Tử hiện nay mô tả là vẫn chưa đủ!!! Tôi có thể nêu ra những điển hình cho câu
phát biểu này của tôi như sau
Hai hình trên cho chúng ta thấy được là có tất cả 4 lần hoán đổi
hệ thống ký tự, tương tác với nhau trong Ma Trận Phân Tán gốc. Điều này cũng có
nghĩa là chúng ta có 6 góc độ quan sát mô hình của Ma Trận trong đó. Từ đây suy
ra, nếu vậy thì chúng ta phải có 6 mô hình Ma Trận S có giá trị khác và không
khác trong đó! Ví như trong không gian 3 chiều hiện tại bằng vật lý. Trong chiều
dọc thì ta có Trước và Sau. Đối với chiều ngang thì ta lại có Phải và Trái. Vậy
chiều cao thì tất phải có Trên và Dưới rồi vậy. Điều này tựa như ta quan sát mô
hình của một khối vuông vậy. (đủ 6 cõi).
Đã thế, tôi sẽ đưa các bạn tham quan qua một lượt, 6 Ma Trận này
như những gì được trình bày sau:
Như thế, chúng ta có tất cả là 6 Ma trận có đáp số tổng các quỹ
đạo đều là 260 như nhau! Mặc dù mỗi Ma Trận đều có các hệ thống số xuất hiện ở
các vị trí khác cung nhau!!
Để khai thác không – thời gian có ẩn tàng Ma Trận đó. Chúng ta nhất định
phải sử dụng đến công cụ đã được kiện toàn và hợp nhất là biểu đồ phản ứng của
Heisenberg và Chew. Đó chính là địa phương của:
Như chúng ta biết rồi: Không gian vũ trụ ban đầu vốn là vô hình,
không hoặc chưa có gì. Và điều kiện đầu tiên là đòi hỏi chúng ta là phải mô phỏng
theo mô hình tự nhiên đó, để thiết kế và đưa ra một mô hình của không gian ban
đầu đó. Và tôi đã đáp ứng sự đòi hỏi theo yêu cầu đó là làm “hiện” cái “tượng”
của mô hình không - thời gian 4 chiều như ở trên. Vậy hễ đã có Tượng, ắt phải
có Số, liền theo đó như trật tự tự nhiên của mô hình vũ trụ. Chúng ta tiếp tục
tham khảo:
Ta xét thấy trong biểu đồ không – thời gian của Friedmann thì
nơi tiếp giáp của chiều thời gian và không gian là tại điểm A trong hình 2. Vậy
vị trí này chính là trục gốc (vị trí gốc) của không thời gian. Thế cho nên số 1
phải xuất hiện tại vị trí này, chứ không thể đặt một cách tùy tiện ở bất kỳ một
vị trí nào khác, trong toàn vùng không – thời gian đó cho được. Là vị trí xuất
phát khởi thủy của hệ thống số trong không – thời gian của mô hình vũ trụ tự
nhiên ban đầu và vận hành. Vị trí khởi nguyên.
Chúng ta phải quay trở lại. Bắt đầu xem xét lại quỹ đạo của mô
hình nào, từ những điều đơn giản nhất như:
Bởi nơi đây chính là địa phương khả dĩ nhất, để chúng ta xuất
phát cuộc du hành vào không gian chiều thứ tư lại từ đầu…
Như chúng ta đã biết trong
hình 1 là mô hình của Ma Trận âm tính. Trong hình 2 là Ma trận trung hòa và
hình 3 là Ma Trận dương tính theo cái lý của Tam Tài. Thiết nghĩ tôi cũng phải
giới thiệu qua để các bạn ghi nhớ về hai Ma Trận Âm – Dương vốn có đặc tính thuần
âm hoặc thuần dương của riêng nó như sau:
Vẫn lại có hàng
trăm Ma Trận như thế nữa! Tuy nhiên chúng ta xác định ngay là; Chúng ta chỉ
khai thác vào Ma Trận Trung Hòa mà thôi. Vì đó mới chính là mô hình đủ kiện
toàn.
7/ MA TRẬN CẤP 9X9.
HÌNH VUÔNG KÌ DIỆU CỦA MẶT
TRĂNG.
Với mô hình này,
chúng ta đã có được những gợi ý toàn diện như là câu: Cửu cửu càn khôn dĩ định. Hoặc hàng loạt ngôn từ ẩn dụ nữa là Cửu
Thiên Huyền Nữ, ngôi Cửu Trùng, Cửu Cung, 9 Tầng Mây, vân vân và v.v… Đồng thời
đó cũng là số của Lão Dương, hệ số cuối cùng trong hệ thống số đơn. Sở dĩ ta thấy
tại sao các đời Vua Hùng có 18 là đời: Số của Lão Dương là 9. Vốn là dương nên
phải hành âm thành ra Tham Thiên x Lưỡng Địa; (9 x 2 = 18) là dứt đời, ẩn ý cho
Dịch Liên Sơn. Bằng như Số của Lão Âm là 6. Vẫn tính như thế, nên âm thì hành
dương là Lưỡng Địa x Tham Thiên: (6 x 3 = 18).
Đó là cái lý do
tại sao các Vua Hùng chỉ có 18 đời là dứt. Ta phải phát biểu chính xác lại là:
18 đời Vua Hùng là diễn đạt mô hình trật tự cơ bản của vũ trụ tự nhiên vận hành
tiềm ẩn một cách tuyệt đối như thế. Số Trời vốn là như thế. Không hơn, không
kém được.
Thời Hùng Vương
phát triển cũng theo nguyên lý đó mà có 9 sự tích cả thảy! Và luân chuyển 9 Âm,
9 Dương thành 18 đời Vua Hùng là dứt. Các Vua Hùng lại bố trí các Lạc Bộ theo hệ
thống của Cửu Cung. Thế nên Sơn Tinh mới mang lễ vật hỏi cưới Mỵ Nương là: Voi
chín ngà, Gà chín cựa, Ngựa chín hồng mao vậy. Văn hóa của người Việt luôn luôn
tuân giữ theo quy tắc của số 9 đó thành "Cửu Trùng", mãi từ ngàn xưa
đến tận bây giờ chưa sai lạc.
Cuối cùng chúng
ta lại có được Ma Trận Cấp 9 x 9 với tổng các quỹ đạo có đáp số là 369!
Với mô hình Ma
Trận cấp 9x9 vừa nêu ra ở trên. Các bạn quan sát thấy tổng các quỹ đạo vẫn có
đáp số là 369. Mặc dù mô hình này đã thay đổi hệ thống số và tương tác qua các
quỹ đạo khả dĩ khác đi, so với Ma Trận mà ta đã được biết! Tuy nhiên đối với mô
hình này. Chúng ta đã đáp ứng được hàng trăm mô hình tương quan như yêu cầu đã
được đặt ra và đòi hỏi là đồng bộ cùng mô hình thực tại của vũ trụ tự nhiên là
như thế!
Chúng ta lại suy
thấy trong mô hình của Ma Trận cấp 9x9 này cũng có hàng trăm Ma Trận khác, có
cùng tổng đáp số như thế nữa rồi! Chúng ta lại có nguy cơ tiếp tục rơi vào thế
bế tắc toàn diện đối với cả một vũ trụ Ma Trận có hệ thống cơ bản như thế mất.
Bởi vì Ma Trận Cấp 9 là hệ thống cơ bản và đồng thời cũng là hệ số cao nhất của
thế giới số rồi vậy. Như thế, xét riêng trong mô hình cơ bản này thôi; Ta lại
có hàng trăm mô hình thực tại cơ bản khác hơn nữa, đang còn tiềm ẩn trong đó!!
Dưa theo nguyên lý tổng các quỹ đạo thì điều này có nghĩa là tổng các hệ thống
số từ 0-9. Chúng ta có đến 3.600 Ma Trận với tên gọi là rất cơ bản trong đó!!!
Bởi vì ta không có thể phát biểu là Ma Trận nào mới là cơ bản hơn Ma Trận nào
cho được. Vì tất cả đều là Toán Học!!!
Hệ số 369 cũng
là hệ số toàn vùng không – thời gian (4 chiều) trong vũ trụ thực tại mà nhân loại
chúng ta đang sống và phát triển giới hạn trong đó. Các bạn có thể thấy hệ số
toàn ảnh này phản ảnh trong thế giới của Kinh Dịch như sau:
3 – 6 – 9 là hệ
số của 3 Thế Cục trong Kỳ Môn Độn Giáp hoặc 3 Cục Diện trong Thái Ất Thần Kinh
vậy! Đồng thời văn hóa cũng như lịch sử của dân Tộc Việt cũng đã tiềm ẩn giá trị
sở hữu tuyệt đối này của giống nòi qua: Non Sông như: Tam Giang (3), Lục Đầu
(6) và Cửu Long (9) vậy. Thế nên dòng Cửu Long Giang hôm nay chính là Dòng Bảo
Giang mà cha ông Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng gửi Sấm Truyền đời cho thế hệ cũng
như thời cuộc hôm nay vậy.
Vậy quan sát tổng
các biểu đồ trên đây. Mô tả cho chúng ta biết sự hình thành tất cả 8 chiều
không gian toàn vùng vũ trụ tự nhiên cơ bản như thế. Và chiều thời gian thứ 9,
lại tiếp tục tiềm ẩn trong chiều cao (chiều thứ 1), vốn là chiều bản thể của thời
gian nguyên thủy của nó. Từ đây suy ra…; Chiều không gian thứ 9, vẫn xuất hiện
tại vị trí gốc của mô hình là vị trí tâm của biểu đồ, vị trí số 0. Điều này có
nghĩa là chiều không gian thứ 9 tiềm ẩn theo chiều của tầm mắt quan sát của người
quan sát, trực diện thẳng với tâm của vật bị quan sát vốn là vị trí gốc của
không – thời gian của vũ trụ toàn miền. Tôi có thể trình bày cùng các bạn biểu
đồ mô tả như sau:
Với 3 mẫu biểu đồ
ở trên đây. Chúng ta có thể hình dung được mặt cắt của mô hình không – thời
gian 9 chiều hiện hữu. Trong đó, chiều thời gian tâm lý vẫn luôn tiềm ẩn trong
toàn vùng không – thời gian đó nữa là 10. Nguyên lý của chiều thời gian là luôn
tiềm ẩn tại chiều không gian thứ 1 là chiều cao. Đồng thời cũng vận hành và
phát triển trong toàn miền 9 chiều không gian riêng phần đó, tùy theo từng thời
lượng mà ta xác định thời điểm của chu kỳ gốc của thời không, xuất phát.
Đến đây. Ta có
thể kết luận được rằng: Mô hình không – thời gian tiềm ẩn của vũ trụ tự nhiên
cơ bản là 10 chiều. Thực tại này đã được mặc định trong hệ thống số từ 0 đến 9,
bao gồm 10 giá trị toàn phần. 10 giá trị đó có thể tương tác với nhau qua các
quỹ đạo khả dĩ như một mạng lưới của vũ trụ tự nhiên cơ bản đến vô hạn sau mỗi
chu kỳ thời không của nó.
Đó, chính là mô
hình thực tại tiềm ẩn cơ bản của vũ trụ một cách tuyệt đối.
Trong vũ trụ Ma
Trận Phân Tán vô hạn đó. Ít nhất, chúng ta cũng đã có được giá trị xác định
3.600 mô hình không – thời gian Ma Trận phản ứng cơ bản trong giới hạn hệ thống
của 10 đơn vị số cơ bản. Chúng ta cũng đã biết đó chính là mô hình của không –
thời gian 10 chiều. Vốn đã được mặc định một cách tiềm ẩn trong 10 đơn vị số, một
cách tự nhiên trong mô hình vũ trụ.
Trong hình 1 là
mô tả, biểu diễn cách đọc và trình bày Ma Trận S khi ta xem xét trong kênh dọc.
Thế nên ta có A+B C+D. Và tôi mô phỏng theo đúng nguyên tắc này mà ứng dụng và
trình bày trong không – thời gian 4 chiều của hình 2.
Ta có thể quan
sát thấy hệ thống số không có xuất phát từ tọa độ gốc của không – thời gian ban
đầu như biểu đồ của Ma trận âm tính trước đây!? Thế nhưng các thành phần số
trong cả hệ thống. Sau khi xuất phát ở một vị trí của không – thời gian khác.
Chúng tương tác với toàn thể hệ thống số, qua tổng các quỹ đạo khả dĩ trong các
miền không – thời gian. Và cuối cùng thì hình thành nơi địa phương biên của
không – thời gian vẫn chính xác là một đáp số với số tổng là 260, như giá trị của
mô hình Ma Trận cũ!!!
Mô hình diễn tả
trên đây là phản ảnh cho chúng ta biết được mô hình của tương lai cũng chính là
sự lập lại những gì từ trong quá khứ mà thôi. Duy đó là một mô hình tương lai với
những diễn biến của trật tự có khác, bao gồm không khác trong đó!
Thế nhưng, biểu đồ trên đây chẳng qua chỉ là tôi đang mô tả cùng
các bạn những gì diễn ra trong góc quan sát của Kênh Dọc mà thôi! Nếu đã thế
thì chúng ta lại cùng nhau chuyển vị trí quan sát sang Kênh Ngang xem sao nhé?
Chúng ta tiếp tục cuộc du hành trong Kênh Ngang, để quan sát không – thời gian
đó như sau:
Sau khi xem xét trong Kênh Ngang. Tôi cũng đã hoán đổi theo quy
tắc của Ma Trận S thì ta có: A+C B+D. Và tôi cũng đã mô phỏng một cách trung
thành theo Ma Trận S mà mô tả lại như những gì các bạn thấy trong hình 2!
Và tôi lại chép lại nguyên văn là…; Vẫn có tổng đáp số bằng 260
cho tổng các hàng dọc, ngang, chéo đều như nhau!? Mặc dù ta xét thấy các số
trong các cung, đã có sự chuyển đổi vị trí khác trong đó cho nhau. Thế nhưng
giá trị cuối cùng cũng đều bảo toàn và trả lời với cùng một đáp số không sai!!!
Như thế, nếu tính cả kênh dọc và ngang, chúng ta quan sát thấy vật bị quan sát
đó đã phản ảnh có đến 2 Ma Trận khác nhau! Tuy nhiên cả hai mô hình đó cũng đều
có một đáp số tổng các quỹ đạo là như nhau!!
Vẫn thế, chúng ta vẫn có tất cả là 6 Ma trận, có đáp số tổng các
quỹ đạo đều là 260 như nhau! Từ đây bất chợt làm chúng ta giật mình vì…; Lại có
hàng trăm Ma Trận nữa xuất hiện trong mô hình này!!
Qua tiến trình
phát triển theo trật tự tự nhiên của mô hình không – thời gian thực tại tiềm ẩn,
được tôi mô tả như ở trên. Chúng ta dễ dàng nhận thấy: Trong hình 1, là mô hình
của biểu đồ không – thời gian giới hạn trong cấp 8. Điều này được mô tả bằng
công cụ ngôn ngữ của Hình và Số một cách rất chi tiết, rõ ràng và cụ thể. Ta thấy
nó phản ảnh là thế giới của Thuyết lượng tử mà nhân loại chúng ta đang sống và
bị giới hạn trong phạm vi bao gồm sự phát triển tư duy, ngôn ngữ trong không –
thời gian 4 chiều đó hiện nay. Đó chính là cái biên của vũ trụ lượng tử với mô
hình cơ bản của không – thời gian 4 chiều bị giới hạn trong Ma Trận cấp 8x8. Ta
thấy mô hình không gian cho sẵn của thuyết lượng tử, không thể kiểm soát được bất
cứ thông tin cũng như sự kiện gì diễn ở phía bên ngoài của phạm vi biên đó được.
Thế nên trong
hình 2 là biểu đồ diễn tả mô hình vũ trụ phát triển theo trật tự tự nhiên là nới
rộng biên lên cấp 9! Đó chính là vùng trời của thuyết tương đối ngự trị. Hoàn
toàn nằm ngoài sự hiểu biết của Thuyết lượng tử. Cho nên ta thấy trật tự tự
nhiên đó, nhất định phải xuất hiện theo chiều của thời gian mà hình thành sự kiện
giãn biên… lên cấp 9.
Tất nhiên thời
gian vận hành đến thời điểm của chu kỳ, thì lập tức chiều không gian phải đồng
nhất cùng thời gian như sự diễn tả của hình 3 vậy. Để rồi hình 4 là mô tả một
biểu đồ của mô hình không - thời gian cơ bản thuộc lĩnh vực thuyết tương đối kiểm
soát.
Thế nên trong mô hình của Ma Trận cấp 9x9 sẽ được xác định vị
trí xuất phát điểm của hệ thống số vận hành. Được diễn đạt trật tự tự nhiên của
vũ trụ cơ bản như sau:
Cuối cùng chúng ta
lại có được Ma Trận Cấp 9 x 9 với tổng các quỹ đạo có đáp số là 369!
Chúng ta lại suy
thấy trong mô hình của Ma Trận cấp 9x9 này cũng có hàng trăm Ma Trận khác, có
cùng tổng đáp số như thế nữa rồi! Chúng ta lại có nguy cơ tiếp tục rơi vào thế
bế tắc toàn diện đối với cả một vũ trụ Ma Trận có hệ thống cơ bản như thế mất.
Bởi vì Ma Trận Cấp 9 là hệ thống cơ bản và đồng thời cũng là hệ số cao nhất của
thế giới số rồi vậy. Như thế, xét riêng trong mô hình cơ bản này thôi; Ta lại
có hàng trăm mô hình thực tại cơ bản khác hơn nữa, đang còn tiềm ẩn trong đó!!
Dưa theo nguyên lý tổng các quỹ đạo thì điều này có nghĩa là tổng các hệ thống
số từ 0-9. Chúng ta có đến 3.600 Ma Trận với tên gọi là rất cơ bản trong đó!!!
Bởi vì ta không có thể phát biểu là Ma Trận nào mới là cơ bản hơn Ma Trận nào
cho được. Vì tất cả đều là Toán Học!!!
Qua tham khảo bài Cửu Cung, chúng ta tích lũy thêm những giá trị
tri kiến để quay trở lại quan sát chi tiết hơn đối với Ma Trận cấp 9x9 vừa qua
một cách toàn diện các góc độ có được như sau:
Bây giờ, khi các bạn quan sát lại hai biểu đồ vừa nêu ở trên
đây. Các bạn thấy đó chính là hai mô hình diễn đạt với những quỹ đạo tương tác
cơ bản nhất mà chúng ta đã biết rồi. Thế nhưng vấn đề phát sinh là với mô hình
của Ma trận cấp 9x9 trên đây. Mô hình này chỉ có đáp ứng được tất cả là 16 Ma
trận có giá trị cùng một đáp số 369 mà thôi! Yêu cầu đòi hỏi đáp ứng hàng trăm
Ma Trận (9x9) tương xứng là có khiếm khuyết nhất định cho mô hình cơ bản tổng
thể rồi. Là bởi:
Xét theo nguyên lý của Dịch thì hệ thống Tam Tài có trật tự số
sinh là 1 – 2 – 3. Nguyên lý này được thể hiện như câu… một sinh hai, hai sinh
ba..., và ba sinh… vạn vật! Điều này cũng có nghĩa số 4 là “số thành” rồi vậy.
Thế nên ta xét thấy Ma Trận các cấp của hệ số dương như 3, 5, 7, là đã vận hành
qua 3 bước rồi. Vậy cho nên bước thứ 4 là phải biến, mà hóa ra khác đi nữa! Từ
đây suy ra số 3 đã là giới hạn mà ta quen gọi với thuật ngữ chuyên môn là chân
trời sự cố. Điều này được phản ảnh như không gian 3 chiều, và chiều thứ 4 là phải
tiềm ẩn đi trong mô hình của không gian đó vậy. Là ở về phía bên kia của chân
trời sự cố. Vùng biến cố địa phương! Thế nên quỹ đạo vận hành của 3 vùng không
gian này là không còn giá trị ứng dụng được nữa. Đã thế, tôi lại thiết kế một
mô hình của Ma Trận cấp 9x9 với một quỹ đạo khác và không khác đó (theo lý tính
của Thuyết Lượng Tử bao gồm cả Dịch Lý) như sau:
Với mô hình Ma Trận cấp 9x9 vừa nêu ra ở trên. Các bạn quan sát
thấy tổng các quỹ đạo vẫn có đáp số là 369. Mặc dù mô hình này đã thay đổi hệ
thống số và tương tác qua các quỹ đạo khả dĩ khác đi, so với Ma Trận mà ta đã
được biết! Tuy nhiên đối với mô hình này. Chúng ta đã đáp ứng được hàng trăm mô
hình tương quan như yêu cầu đã được đặt ra và đòi hỏi là đồng bộ cùng mô hình
thực tại của vũ trụ tự nhiên là như thế!
Thế nhưng vấn đề rắc rối lại phát sinh là hệ thống Tam Tài đòi hỏi
mô hình của trật tự thứ 3 cho đủ cơ bản của Thiên – Địa – Nhân!!! Đã thế, chúng
ta phải giải quyết cho đến cùng. Bởi nhân loại đang cần một mô hình của tương
lai thật sự cơ bản một cách tuyệt đối. Các bạn tiếp tục tham khảo tôi lại phải
thiết kế thêm một mô hình của Ma Trận khác đi nữa như sau:
Với mô hình này, đã cho các hệ thống số phân tán đúng nghĩa của
thuật ngữ Ma Trận Phân Tán trong toàn miền không – thời gian của vũ trụ cuối
đó. Các bạn vẫn thấy được giá trị bảo toàn là 369 cho toàn vùng, không khác!
Sự phức tạp lúc này đã được đẩy lên đến đỉnh điểm của mô hình đang được
xem xét đến. Bởi vì chúng ta nhận thấy nơi không – thời gian cuối cấp của hệ thống
số này. Cứ mỗi một trong 3 mô hình Ma trận cơ bản như thế, lại còn kiêm hàng loạt
những mô hình của Ma trận cơ bản khác (!?) , bên trong đó nữa. Những mô hình vũ
trụ trong vũ trụ! Sự biến hóa trong các vũ trụ Ma Trận làm lạc lối tư duy là có
thật. Hiện cảnh mô hình của Tạo Hóa đã được mở ra trước mắt của nhân loại chúng
ta như thế. Hy vọng nào cho nhân loại chúng ta xác định được đâu là một mô hình
thực tại cơ bản duy nhất?
Đến đây. Ta có thể kết luận được rằng: Mô hình không – thời gian tiềm ẩn
của vũ trụ tự nhiên cơ bản là 10 chiều. Thực tại này đã được mặc định trong hệ
thống số từ 0 đến 9, bao gồm 10 giá trị toàn phần. 10 giá trị đó có thể tương
tác với nhau qua các quỹ đạo khả dĩ như một mạng lưới của vũ trụ tự nhiên cơ bản
đến vô hạn sau mỗi chu kỳ thời không của nó.
Đó, chính là mô hình thực tại tiềm ẩn cơ bản của vũ trụ một cách tuyệt đối.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét