NGÔI MỘ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM . BÀI 6.

2/20/2017 |
NGÔI MỘ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM . BÀI 6. .
( Tư liệu nghiên cứu ).

5.Sự thật chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình: Thầy bói tung tin thất thiệt, lôi kéo 'chân tay' chống đối .

(VTC News) - Lãnh đạo địa phương cho biết, kể từ khi bà Hiền hành nghề bói toán, tìm mồ mả bằng phương pháp tâm linh thì bà này có thái độ xấc xược, lôi kéo một số thành phần "chân tay" có thái độ chống đối.
Vừa qua, Báo điện tử VTC News đăng loạt bài phóng sự điều tra liên quan đến những thông tin thất thiệt về việc "phát lộ" ngôi mộ nghi là mộ Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại vườn gia đình bà Bùi Thị Hiền (thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) gây bức  xúc cho cán bộ và nhân dân địa phương, thu hút sự quan tâm đông đảo của dư luận.
Ngày 16/2, nhóm PV VTC News đã có buổi làm việc với UBND xã Cộng Hiền về một số thông tin mới nhất xung quanh vụ việc này.
Tại buổi làm việc, ông Đoàn Văn Chung – Chủ tịch UBND xã cho biết, sau khi Báo điện tử VTC News đăng tải, được sự chỉ đạo của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Bảo, ngày 14/2, đoàn công tác của huyện phối hợp chính quyền địa phương đã mời bà Bùi Thị Hiền lên trụ sở UBND xã để làm việc.

 Phần mộ trong vườn gia đình bà Hiền được người đàn ông này giới thiệu là "mộ cụ Trạng"

Bà Bùi Thị Hiền cho biết, năm 2014, gia đình bà đào một phần mộ trong vườn, có một phần hài cốt và một quách gỗ (hộp đựng đồ). Phần hài cốt đã chuyển ra nghĩa địa an táng, hộp gỗ được ông Nguyễn Thụy Kha mang đi, sau đó bàn giao cho Bảo tàng Hải Phòng.
Đại diện đoàn công tác của huyện yêu cầu bà Hiền không được phát ngôn những thông tin không đúng liên quan đến phần mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, không được tụ tập đông người và có hành vi bói toán, mê tín dị đoan tại gia đình gây mất an ninh trật tự địa phương.
Đồng thời, yêu cầu bà Hiền về viết bản tường trình đầy đủ, rõ ràng những vấn đề liên quan từ khi phát hiện phần mộ này đến nay, làm cơ sở để cơ quan chức năng xem xét, có hướng xử lý tiếp theo.

 Bà Hiền có hành vi bói toán phía trước ngôi mộ "cụ thầy đồ"

Ngày 15/2, UBND xã Cộng Hiền cũng đã mở hội nghị đốt xuất, gồm cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể của xã và các thôn, nhằm thông tin và quán triệt về việc lan truyền thông tin không đúng về vụ việc khai quật ngôi mộ tại vườn gia đình bà Hiền, cho rằng có liên quan đến phần mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đại diện chính quyền xã Cộng Hiền khẳng định, đó là những thông tin thất thiệt, chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền công bố.
Cũng tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Tiến – Trưởng Công an xã Cộng Hiền cho biết, bà Hiền là con dâu của một vị nguyên là Bí thư Huyện ủy Vĩnh Bảo nên cán bộ địa phương chủ yếu tập trung tuyên truyền, vận động là chính. Tuy nhiên, do có sự "hậu thuẫn" của một số "thành phần lạ" nên bà Hiền có sự coi thường, chống đối, bất hợp tác.
Sáng 16/2, 2 cán bộ xã xuống nhà bà Hiền, yêu cầu bà Hiền cung cấp bản tường trình theo chỉ đạo của huyện và xã đã làm việc với bà Hiền trước đó, tuy nhiên bà Hiền vẫn chưa cung cấp.
Không chỉ có vậy, thời điểm 2 cán bộ xuống, có khoảng 70-80 người lạ mặt, chủ yếu độ tuổi thanh niên và trung niên (trong khi ngày 15/2, chỉ có khoảng 20 người) xuất hiện ở đó và có thái độ dò xét "có phải là nhà báo không?", đồng thời có những biểu hiện thách thức, chống đối, ngăn cản cán bộ làm nhiệm vụ.
Ngay khi nhận được tin báo, ông Tiến đã kịp thời báo cáo Công an huyện Vĩnh Bảo để lãnh đạo Công an huyện nắm được và có hướng chỉ đạo, xử lý.
Ông Tiến cho biết, từ trước đến nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương luôn ổn định, tuy nhiên, kể từ khi bà Hiền hành nghề bói toán, tìm mồ mả bằng phương pháp tâm linh thì bà này có thái độ xấc xược, coi thường cán bộ, bất hợp tác với chính quyền địa phương, lôi kéo một số thành phần "chân tay" có thái độ chống đối.
"Do thẩm quyền của cán bộ xã có hạn nên rất mong các cơ quan chức năng cấp trên sớm vào cuộc xử lý dứt điểm vụ việc nêu trên để ổn định tình hình địa phương", ông Tiến nói.
Chiều tối 16/2, Đài truyền thanh xã Cộng Hiền đã chính thức phát đi thông báo đến toàn thể nhân dân về những thông tin thất thiệt lan truyền trong thời gian vừa qua để nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng bản chất vụ việc về ngôi mộ nằm trong vườn gia đình bà Hiền, tránh hoang mang dư luận.

 Trong vườn gia đình bà Hiền có 16 ngôi mộ được xây dựng lúc nào cũng nghi ngút khói hương

Chiều 16/2, nhóm PV cũng đã có buổi làm việc tiếp theo với ông Nguyễn Văn Quyn – Bí thư Huyện ủy Vĩnh Bảo về diễn biến vụ việc nói trên.
Ông Quyn cho biết, ông đã chỉ đạo UBND huyện có công văn khẩn, yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động mê tín dị đoan tại nhà bà Hiền. Đồng thời, yêu cầu Công an huyện cử ngay cán bộ xuống địa bàn, nắm tình hình nhằm đảm bảo an ninh trật tự.
“Nhất định không thể để có một tụ điểm mê tín dị đoan như vậy ở Vĩnh Bảo”, ông Quyên khẳng định.
Đối với ông Nguyễn Đình Minh – Hiệu trưởng Trường THPT Khuyến Khuyến (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Huyện ủy đang giao cho các cơ quan chuyên môn của Huyện ủy và phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông xác minh làm rõ những thông tin đăng tải về vụ việc có liên quan đến ngôi mộ tìm thấy ở khu vườn gia đình bà Hiền trên trang thông tin cá nhân ông Minh, làm cơ sở để xem xét xử lý về mặt Đảng và hành chính (nếu có sai phạm).
Hy vọng, với sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện Vĩnh Bảo, các cơ quan chức năng và chính quyền huyện, xã Cộng Hiền sẽ sớm xác minh làm rõ để có hướng xử lý dứt điểm vụ việc nêu trên, tránh gây hoang mang dự luận và ảnh hướng xấu đến tình hình an ninh trật tự địa phương.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này. ( http://www.vtc.vn/).

6.Sự thật chuyện tìm thấy mộ Trạng Trình: Thầy bói tự ý khai quật mộ trong nhà .

(VTC News) - 'Nhà ngoại cảm' tuyên bố tìm thấy mộ Trạng Trình đã tự ý cho người khai quật một ngôi mộ trong vườn mà không xịn phép chính quyền địa phương.
Sáng 20/2, ông Đoàn Văn Chung – Chủ tịch UBND xã Cộng Hiền, Vĩnh Bảo, Hải Phòng đã thông tin với PV VTC News những tình tiết mới nhất liên quan đến việc "tìm thấy ngôi mộ Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm" ở nhà bà Bùi Thị Hiền (thôn Hạ Đồng, Cộng Hiền, Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
Theo ông Chung, khoảng chiều tối qua (19/2), bà Bùi Thị Hiền đã tự ý cho người khai quật, đào bới một ngôi mộ trong vườn gia đình mà không xin phép hay thông báo cho chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng.


Trong vườn nhà bà Hiền có khoảng 16 ngôi mộ ngày đêm khói hương nghi ngút .
Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã cử lực lượng công an xã cùng các cán bộ chuyên môn xuống hiện trường, yêu cầu dừng ngay việc đào bới, xâm phạm mồ mả, đồng thời lập biên bản sự việc để làm cơ sở xử lý tiếp theo.
Chính quyền địa phương cũng làm báo cáo gửi lãnh đạo huyện Vĩnh Bảo để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. Được biết, khi đoàn công tác của xã xuống, ngôi mộ đã bị đào bới đến phần ván thiên.
Ngoài ra, sau khi Đài truyền thanh xã Cộng Hiền phát đi thông báo đến toàn thể nhân dân về những thông tin thất thiệt xung quanh ngôi mộ nằm trong vườn gia đình bà Hiền, sáng 19/2, có khoảng 20 người được cho là "tay chân" của bà Hiền kéo đến nhà Chủ tịch UBND xã chất vấn, gây áp lực vì sao lại cho Đài truyền thanh xã thông báo những nội dung trên.
"Lúc đó, tôi không ở nhà nên người nhà đã đề nghị những người nói trên sáng thứ 2 đến UBND xã làm việc, vì đó là việc công chứ không phải việc riêng" - ông Chung nói.
Ông Chung cho biết thêm, từ đầu giờ sáng nay (20/2), ông vẫn đang thường trực ở trụ sở UBND xã nhưng vẫn chưa thấy nhóm người lạ đến.
Sáng cùng ngày, UBND xã đã chính thức có báo cáo gửi UBND huyện Vĩnh Bảo và các cơ quan chức năng về diễn biến vụ việc tại nhà bà Hiền, đặc biệt là việc bà Hiền tự ý cho người xâm phạm mồ mả nêu trên.
Trao đổi với PV VTC News, ông Phạm Ngọc Điệp - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) cho biết, sáng cùng ngày, Công an huyện Vĩnh Bảo, Phòng Văn hóa thông tin huyện cũng đã cử các cán bộ nghiệp vụ xuống địa phương nắm tình hình, đồng thời yêu cầu những người nhà bà Hiền không tiếp tục có những hành vi xâm phạm mồ mả trái phép, để chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

Phần mộ trong vườn gia đình bà Hiền được người đàn ông này giới thiệu là "mộ cụ Trạng".

Ông Điệp cũng cho biết, việc những người tự ý xâm phạm mồ mả người khác khi chưa được cơ quan chức năng cho phép là vi phạm pháp luật hình sự nên công an huyện đã cử các cán bộ xuống nắm tình hình, thu thập chứng cứ, xét thấy nếu có dấu hiệu hình sự sẽ tiến hành điều tra theo thẩm quyền.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin vụ việc! ( http://www.vtc.vn/).





Xem chi tiết…

NGÔI MỘ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM . BÀI 5.

2/19/2017 |
NGÔI MỘ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM . BÀI 5. .
( Tư liệu nghiên cứu ).

3.Chuyên gia khảo cổ nói về việc 'tìm thấy mộ Trạng Trình  

Một thông tin đang được dư luận quan tâm đặc biệt: có khả năng, ngôi mộ cổ được phát hiện tại Vĩnh Bảo (Hải Phòng) chính là nơi an táng danh nhân Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử.
Đặc biệt, một trong những luận điểm quan trọng cho giả thiết này nằm ở việc PGS - TS Nguyễn Lân Cường (Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam) và cộng sự phát hiện ra chiếc thẻ tre khắc tên húy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nằm ở phần quách gỗ thuộc ngôi mộ, trong ngày 7/1 vừa qua.
Thể thao & Văn hóa (TTXVN) giới thiệu bài viết của PGS - TS Nguyễn Lân Cường về vấn đề này.
1. Đầu tháng 6/2014, nhà báo - nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha gọi điện nhắn cho tôi lên số 59 Tràng Thi (Công ty TNHH Hòa Hợp TKK mà anh làm giám đốc) để... “xem một hiện vật khảo cổ thú vị lắm...”. Tôi vội thu xếp để sáng hôm sau lên ngay.

PGS Cường và cộng sự cạo lớp sơn ta tại quách .

Trước mặt tôi là một chiếc quách gỗ, chiếc quách này được tìm thấy trong ngôi mộ cổ phát lộ tại thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Chiếc quách hình chữ nhật, nắp đã bị vỡ - có kích thước: dài 92,5cm; rộng 26cm, cao 26cm; dày thành từ 5,4 đến 5,5cm.
Anh Kha hỏi tôi:
- Anh Cường có nhìn thấy gì trên ván quách không? Họ nói là có người đọc được chữ trên đó. Tôi mang kính lúp ra soi, căng mắt ra nhưng không nhìn thấy chữ gì.
Tôi bàn với nhạc sĩ Thụy Kha: muốn biết quách gỗ này là cổ hay không thì chỉ có làm xác định niên đại bằng phương pháp C14. Tôi tách thành của quách ra một đoạn khoảng 300 gam và đưa vào túi nilon gửi cho bạn tôi, kỹ sư Nguyễn Kiên Chinh công tác tại Trung tâm hạt nhân TP.HCM. Một tháng sau, anh Chinh gửi ra cho tôi kết quả có niên đại là 1700 BP ± 75 (tức là khoảng 1.700 năm trước - TT&VH)
Lẽ dĩ nhiên gỗ này có niên đại rất sớm và không đồng nhất với thời gian của người được mai táng.
Lúc đó, tôi không hề biết quách này đựng di hài của ai, công việc lại bù đầu nên tôi cũng quên đi câu chuyện trên. Sau đó một thời gian, chiếc quách được đưa về Bảo tàng Hải Phòng để cất giữ. Mọi việc bẵng đi một thời gian dài khoảng 2 năm rưỡi.

Chiếc thẻ tre được tìm thấy tại quách gỗ .

2. Ngày 5/1/2017, PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người đề nghị tôi về để đo đạc, chụp ảnh, nghiên cứu quách hiện đặt tại Bảo tàng Hải Phòng. Tôi được biết, qua một số thông tin từ nhiều nguồn, ngôi mộ có chiếc quách gỗ này được đặt giả thiết là mộ của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585).
Ngày 7/1/2017, Đoàn nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, Hội Khảo cổ học và của địa phương về Bảo tàng Hải Phòng.
Có 20 người thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người, Hội Khảo cổ học, đại diện Bảo tàng Hải Phòng, nhóm nghiên cứu địa phương cùng Đài Truyền hình VTV2 chứng kiến công việc của chúng tôi. Qua các thông tin được tiếp cận, chúng tôi được biết mình cần tìm kiếm một chiếc thẻ tre trong phần quách gỗ.
10h07 ngày 7/1, chúng tôi bắt đầu khấn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và mong cụ giúp chúng tôi tìm được chiếc thẻ tre.
Chúng tôi cạy lớp sơn đỏ nâu ở đầu tấm địa. Tôi và họa sĩ Đào Ngọc Hân cạy hết lớp sơn thứ nhất, thì lộ ra lớp sơn bó có trộn cả đất sét ở bên trong… Vài phút sau, tôi như không tin vào mắt mình nữa, chiếc thẻ tre lộ dần, lộ dần… Tôi vung tay lên kêu to sung sướng...
Sáng 16/1/2017, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người phối hợp với Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học tại Hà Nội với tiêu đề “Về ngôi mộ cổ mới phát tích tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng”.
11 báo cáo được trình bày tại Hội thảo trước gần 200 đại biểu của Hà Nội và Hải Phòng. Đặc biệt, có báo cáo của nhà Thư pháp Lê Thiên Lý: “Quá trình đọc chữ Hán trên quách và trên thẻ tre” hay bài của Thạc sĩ Nguyễn Đình Minh: “Sự đồng nhất giữa truyền thuyết - tâm linh và khoa học trong việc xác định ngôi mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
Chiếc thẻ tre nằm theo thớ dọc nên rất khó lấy ra. Chúng tôi phải khoét dần 2 rãnh dọc theo thẻ với chiều rộng khoảng 5mm. Gần 2 tiếng sau, chúng tôi mới lấy được chiếc thẻ bằng tre ngà ra khỏi tấm địa. Chiếc thẻ dẹt, dài 265mm, rộng 9,76mm, dày 3,79mm. Ngay lúc đó, tôi dùng kính lúp soi trên thẻ thì thấy lờ mờ có những ô chữ. Chúng tôi tiến hành chụp ảnh ngay vì sợ ra không khí có thể chữ bị mờ đi.
Thật mừng, trên thẻ tre chúng tôi đã đọc được chữ “ĐẠT”.
Cũng cần nhắc lại, theo lịch sử, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) có tên húy là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ. Nhân dân thường biết tới cụ qua cái tên Trạng Trình. Chiếc thẻ đã được đưa vào một hộp riêng để Bảo tàng Hải Phòng tạm lưu giữ. Tôi liếc nhìn đồng hồ đã gần 1h chiều… Tất cả mọi người trong phòng đều quên cái đói, cái mệt vì niềm vui ập đến, vì đây là một bằng chứng vô cùng quan trọng để ngành khảo cổ và sử học lật lại những trang sử của cha ông ta còn giấu kín trong lòng đất…
Hiện nay, công việc nghiên cứu cũng như bảo quản quách, thẻ tre vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục các bước tiếp theo. Trong thời gian tới, nếu khẳng định được đây là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chắc chắn chúng ta cần có những biện pháp hợp lý để bảo tồn phần hiện vật này, cũng như tôn vinh xứng đáng một danh nhân của dân tộc.
Giả thiết về ngôi mộ Trạng Trình được đặt ra thế nào?
Tháng 4/2014, ngôi mộ cổ phát lộ trong vườn một nhà dân tại Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Trong ngôi mộ là quách gỗ ở độ sâu 2m, phía trong còn nguyên hài cốt. Sau đó, hài cốt được an táng tại nghĩa trang xã.
Tiếp sau đó, một số chữ Hán khắc trên tấm quách được các chuyên gia giải mã và cho thấy sự trùng hợp với nhiều dữ liệu quan trọng về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Một số chuyên gia khảo cổ cũng cho biết: bộ quách được đóng bằng gỗ quý, có cách ghép ván và chất liệu sơn mang dấu ấn thời Mạc.
Sau khi PGS-TS Nguyễn Lân Cường tìm thấy thẻ tre trong tấm quách, một số nhà thư pháp đã tiếp tục nghiên cứu thẻ tre này. Bên cạnh chữ “Đạt» (tên húy của Trạng Trình), các chuyên gia còn đọc được 2 chữ «Cù Xuyên» (đạo hiệu của cụ thân sinh ra Trạng Trình).
PGS - TS Nguyễn Lân Cường
Thể thao & Văn hoa.

4.Liệu có trò đem cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ra kiếm chác?

Năm 2014, có tin đồn tìm thấy mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, mình định phi về Hải Phòng. Thế nhưng, khi biết do một nhà ngoại cảm tìm thấy, thì mình tiu nghỉu, đếch về nữa, vì chả tin.
Bỗng nhiên, đợt này thông tin lại xới lên ầm ĩ.
Cơ quan "nghiên cứu ma quỷ" cùng các nhà khoa học tâm linh, các nhà ngoại cảm nghiên cứu thì mình chẳng thèm để ý. Nhưng, mình lại quan tâm là bởi có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Lân Cường, chuyên gia khảo cổ có tiếng ở Việt Nam, mà mình đã được theo chân không ít lần trong những chuyến khai quật mộ.
Điều đáng chú ý nhất, là vừa mới đây TS. Cường đã tuyên bố lấy được chiếc thẻ tre ẩn trong quách gỗ và một nhà Hán Nôm đọc được 4 chữ: Mạc Triều Trạng Nguyên.
Với những thông tin từ chiếc thẻ tre, thì đúng là chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng, mình thì luôn đặt ra nghi vấn, nhất là với ngoại cảm tìm mộ.
1. Quách dài 80cm, rộng 15cm, cao 15cm. Bà Hiền ngoại cảm kể khi cụ Khiêm hiện hồn về chỉ chỗ, bà đào lên, đã đem xương và sọ đi táng ở nghĩa địa, giữ lại quách. Chi tiết này khá khó tin, bởi cái quách bé tý như thế nhét sao vừa hộp sọ, cùng bao nhiêu là xương?
Thời Lê - Mạc quan lại, người giàu thường táng cả người kiểu ướp xác trong mộ trong quan ngoài quách và ko bới lên. Chẳng lẽ con cháu bới lên rồi chuyển vào cái quách bé tý xíu thế? Bé đến nỗi chắc phải đập hộp sọ ra nhét vào.
Điều vô lý nhất là chính quyền nhiều lần yêu cầu bà Hiền cung cấp chỗ bà này táng cốt cụ, lấy cốt đi xét nghiệm ADN, nhưng bà này cứ loanh quanh bảo ko nhớ chỗ chôn. Mộ người ta chôn hơn 400 năm trước bà ấy tìm đc, còn bà ấy vừa đem chôn thì quên luôn chỗ. Đám ngoại cảm sợ nhất xét nghiệm ADN.
Mình dám chắc đây là cái hộp gỗ chôn di vật hoặc gì đó, chứ ko phải chứa cốt.
2. Sau khi đào được quách gỗ năm 2014, nhà nhạy cảm này ko báo cáo chính quyền, các nhà khoa học, mà lại đưa cho một ông nhà văn, nhạc sĩ chả có chuyên môn gì cất giữ mãi HN.
Sau 2 năm im ắng, thì đùng một cái, các nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu quách gỗ. Giám định gỗ ngọc am có tuổi 1.700 năm. Điều kinh ngạc nhất là dưới sự chỉ đạo của nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang, các nhà nghiên cứu, trong đó có TS. Cường vào cuộc tìm kiếm chiếc thẻ tre. Thậm chí, trước khi tìm thẻ tre trong quách, TS Cường còn chắp tay khấn cụ Khiêm phù hộ cho tìm thấy thẻ tre. Và, khi ông cạy lớp sơn trên thành tấm quách, thì thấy ngay thẻ tre và đúng là có 4 chữ Mạc Triều Trạng Nguyên, y hệt như nhà nhạy cảm Trần Lệ Giang phán trước.
Chi tiết này thật kinh ngạc. Sau 2 năm chiếc quách được giấu đi mãi HN, trong nhà một ông nhạc sĩ, thì đột nhiên nó được đem ra nghiên cứu và xuất hiện chiếc thẻ tre.
Càng kinh ngạc hơn, là: Ông Nguyễn Văn Phương – Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng cho hay: "Thẻ tre tìm được trong quách gỗ là có thật – trước sự chứng kiến của khoảng 30 người, tuy nhiên trên thẻ tre đó không hề có chữ!".
Giờ tin TS. Cường hay tin ông Phương, giám đốc bảo tàng Hải Phòng, nơi đang lưu giữ các hiện vật?
Mình tin TS. Cường, nhưng lại tin cả ông Phương. Mình chỉ ko tin đám ngoại cảm và nhóm lợi ích đằng sau. Đến mồ mả liệt sĩ chúng còn làm giả bằng xương chó, xương lợn thì có gì chẳng dám.
Chỉ biết rằng, nhà nhạy cảm Hiền quyết tâm chống đối chính quyền. Thậm chí, có mấy chục người bảo vệ như yếu nhân. Bà chỉ làm việc với các nhà nửa khoa học nửa tâm linh.
Cái nhìn thấy rõ nhất, là sau 2 năm tuyên bố tìm đc mộ Trạng và đc các nhà nghiên cứu tâm linh tung hô, thì bà đã xây nhà to, sắm ô tô bạc tỷ. Hàng ngày, người dân vẫn đổ xô đến nhà bà xem bói, tìm mộ, cúng tiền...( Phạm Ngọc Dương ).



Vài mẫu chữ MẠC TRIỀU TRẠNG NGUYÊN do dienbatn thực hiện .
KTS Phạm Vũ Hội cho dienbatn biết được nơi đặt mộ của cụ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM  như sau :
"Bến Hàn tay Hổ - bến Cổ tay Ngai.
Ba Ra ấp lại - Voi đồng chầu sang."

Xem chi tiết…

NGÔI MỘ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM . BÀI 4.

2/19/2017 |
NGÔI MỘ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM . BÀI 4. .
( Tư liệu nghiên cứu ).

1.Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Vì sao dân, xã hoài nghi?

Thông tin tìm được mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, các nhà khoa học cho rằng đây chính xác là mộ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng chính quyền địa phương, người dân hoài nghi chờ quyết định của Nhà nước.

Lý giải của những người trong cuộc
Vừa qua một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người ( Viện NC&UDTNCN - thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam), Hội Khảo cổ học Việt Nam (Hội KCHVN) và Trung tâm Thư pháp câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng công bố một thông tin chấn động: đã tìm thấy mộ của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Mộ cổ quách bằng gỗ ngọc am sau khi khai quật

PV báo Người Đưa Tin đã tìm gặp nhà thư pháp Lê Thiên Lý – Giám đốc Trung tâm Thư pháp câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng để trao đổi về vấn đề này. Ông Lý là một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu Hán Nôm, dịch thuật, cụ thể là đưa ra những căn cứ để chứng minh việc tìm ra mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là có thật.

Nhà thư pháp Lê Thiên Lý dịch các chữ Nho trên quách .

Theo ông Lý, vào tháng 5/2014, ông có nhận được thông tin một hộ dân ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng có khai quật được một ngôi mộ cổ, trên ván của ngôi mộ này có nhiều chữ bằng tiếng Hán. Sau một thời gian nghiên cứu những chữ này được ông Lý phiên âm tiếng Việt như sau:
Giá độc tất đạt
Trạng trình khiếu phong
Tâm dĩ nhật chính
Tầm tự quang long
Trùng mộc chủ tông
Trung sinh Nam cự
Nghĩa của các từ được phiên âm này như sau: “ Một người có tên là Đạt, gọi ra được tên Trạng Trình, người có tâm sáng như mặt trời giữa trưa. Tìm trong chữ sẽ thấy ánh sáng của rồng (tức Long). Tìm trong lớp gỗ sẽ thấy tông tích của chủ nhân là một con người lớn lao của nước Nam”.
Căn cứ vào những dòng chữ được dịch thuật, ông Lý đánh giá nhiều khả năng ngôi mộ này thuộc về một danh nhân, cụ thể là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.


Thẻ tre được lấy ra từ quách và được dịch thuật .

Tiếp đó, theo đề nghị của Viện NC&UDTNCN và Hội KCHVN về việc giúp đỡ đọc và xác định chữ Nho trên chiếc thẻ tre lấy từ quách lưu giữ tại Bảo tàng Hải Phòng, thì một nhóm 8 nhà nghiên cứu Hán Nôm các tỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và đọc các chữ Hán trên chiếc thẻ tre. Do thời gian đã lâu, chữ trên thẻ tre lại nhỏ nên các nhà Hán học chỉ đọc được các chữ này gồm 2 phần. Phần thứ nhất: Mạc triều Trạng nguyên… tại (phần 3 chấm nét chữ bị mờ chưa đọc được). Phần thứ hai: Cù xuyên.
Từ những chữ Hán trên quách và thẻ tre đã được dịch thuật, ông Lý khẳng định ngôi mộ cổ kể trên thuộc về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lý giải việc tại sao quê hương của Trạng Trình ở xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo mà ngôi mộ này lại được an táng tại xã Cộng Hiền, ông Lý cho biết Cộng Hiền là quê của vợ cả và cũng là thầy dạy học của Trạng Trình nên nếu Trạng Trình được an táng tại xã Cộng Hiền thì cũng không có vấn đề gì.
“Chúng tôi đang soạn thảo văn bản đệ trình Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng xem xét, giao cho các cơ quan chuyên môn khác như Bộ VH-TT&DL. Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công An để làm rõ thêm về vấn đề này, Từ đó, có cơ sở kỹ lưỡng, chuẩn xác để xác nhận đây là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm” - ông Lý nói.
Trong khi đó, Phó GS.TS Nguyễn Lân Cường – Tổng thư ký Hội KCHVN thể hiện quan điểm: “Mẫu vật là chiếc quách đã được tôi đưa đi xác định niên đại, sau giám định chiếc quách này bằng gỗ ngọc am, có tuổi đời đến nay trên 1.700 năm. Là người làm công tác khảo cổ học đã lâu, tôi chắc chắn đến 95% đây chính là mộ của Trạng Trình”.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường cùng các nhà khảo cổ đang tiến hành lấy thẻ tre từ quách .

Dư luận đặt ra câu hỏi liệu có phải mộ gió hay không thì việc này ông Cường phủ nhận. Bởi lẽ, ngôi mộ này vẫn còn phần cốt, nếu là mộ gió, mộ giả thì sẽ không bao giờ có cốt. Ông Cường cho rằng, nếu được chứng nhận đây chính xác là mộ Trạng Trình thì sẽ là một thông tin khảo cổ học gây chấn động dư luận. Về việc Hội KCHVN có đệ trình Thủ tướng về thông tin khảo cổ học tìm được mộ nghi của của Trạng Trình hay không thì ông Cường nói việc này ông Lý sẽ làm. Đơn vị của ông chỉ làm công tác khảo cổ học.
Ngay sau thông tin tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau 429 năm ngày mất tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng mà các nhà khoa học đưa ra trong cuộc Hội thảo mới đây, sáng 18/1, PV báo Người Đưa tin về địa phương để tìm hiểu thực hư sự việc này.
Dư luận, chính quyền nói gì?
9h sáng ngày 18/1, khi phóng viên hỏi về thông tin tìm thấy mộ cụ Trạng, nhiều người dân không hứng thú với thông tin này vì theo họ điều này đã được nghe từ mấy hôm trước. Ông Đ.V.B, 65 tuổi, người trong thôn Hạ Đồng cho biết: “Vào năm 2014, tôi nghe mọi người đồn là nhà bà Hiền đào được mộ cổ. Thời điểm đó có nhiều người qua lại nhà bà ấy tìm hiểu, đưa tấm gỗ lên tận Hà Nội nghiên cứu gì đó. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn tôi không nghe thấy tin gì về ngôi mộ này”.
Không chỉ ông B., nhiều người khi được phóng viên hỏi đều khẳng định không biết gì về thông tin tìm được mộ Trạng Trình mà chỉ nghe đồn như vậy chứ không biết thực hư thế nào.

Tại vị trí đào mộ cổ, gia đình bà Hiền đã an táng phần cốt .

Có mặt tại khu vực nhà bà Hiền, ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền – nơi tìm thấy ngôi mộ cổ phát tích, bà Hiền xác nhận với phóng viên là năm 2014, gia đình bà có đào được một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ ở độ sâu 2m ngay tại vườn nhà. Khi bật nắp, ở bên trong quách vẫn còn nguyên bộ hài cốt. Tuy nhiên, khi di chuyển bộ hài cốt sang chiếc tiểu sành mới, nhiều xương tự vụn ra, còn lại xương đầu và một ít xương chân không bị nát vụn. Bà Hiền cho biết: “Gia đình bà an táng bộ hài cốt ngay tại vị trí đào được quách gỗ nhưng điều chỉnh hướng cho hợp phong thủy và xây thành mộ phần để thờ cúng. Còn lại chiếc quách gỗ được mấy người bạn của bà đưa lên Hà Nội nghiên cứu vì nghi là mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
Trao đổi với PV, ông Đoàn Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo cho rằng, chính quyền địa phương không nắm được việc một số người dân đào được mộ tại nhà bà Hiền ở thôn Hạ Đồng. Hơn nữa, việc họ làm cũng không thông báo với địa phương. Thông tin tìm được mộ cụ Trạng chỉ là đồn thổi, chúng tôi mới được xem trên mạng. Mình là người nhà nước mình phải tin vào khoa học, khi nào có kết luận chính xác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì chúng tôi mới tin đó là mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cùng quan điểm với ông Chung, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND xã Lý Học- địa phương quê nhà của Trạng Trình khẳng định: “Thông tin tìm thấy mộ cụ Trạng là không có căn cứ. Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng làm rõ thông tin này để tránh gây hoang mang trong dư luận địa phương”.
Tại đền thờ của Trạng Trình, ông Lê Văn Kiều - Trưởng ban Quản lý khu di tích đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết, việc các nhà nghiên cứu đưa tấm quách đào được đi phân tích chúng tôi không được biết, không được tham gia nên chúng tôi không nắm được gì. Mọi thông tin chính xác phải chờ phía cơ quan Nhà nước.
Minh Sơn – Lã Tiến ( http://www.baomoi.com/).

2.Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau 529 năm ở Hải Phòng?

Tìm thấy mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau 529 năm ngày mất tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng là những gì các nhà khoa học đưa ra trong cuộc Hội thảo mới đây, song người dân địa phương còn nhiều nghi vấn.
Hội thảo thu hút đông đảo giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học, sử học, nhà ngoại cảm.
Ảnh: N.V.H cung cấp.

Cuộc hội thảo về ngôi mộ cổ mới phát tích tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng được tổ chức tại Hà Nội vừa qua, do Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng của con người và Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức thu hút sự tham gia của đông đảo giáo sư, tiến sĩ khoa học đầu ngành, các nhà sử học, hán học và nhà ngoại cảm trong nước.
Trước đó, vào tháng 4/2014, người dân thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo đào được một chiếc quách gỗ sơn màu đỏ tại vườn nhà bà Bùi Thị Hiền. Sau khi an táng bộ hài cốt trong chiếc quách, người dân thấy đã giữ lại chiếc quách gỗ.

Các nhà nghiên cứu tìm tấm thẻ tre trong tấm ván địa của chiếc quách .
Ảnh: N.V.H cung cấp .

Nghi tấm quách có liên quan đến phần mộ Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một số người dân ở huyện Vĩnh Bảo mang chiếc quách gỗ tìm đến các nhà nghiên cứu khoa học, nhà thư pháp, nhà hán nôm để tìm lời giải đáp.
Sau gần 2 năm nghiên cứu tấm quách này, các nhà khoa học tìm thấy nhiều tài liệu cho rằng liên quan đến thân thế, sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm như: Bài thơ bằng chữ Hán, Nôm được khắc trên tấm quách; tấm quách được làm bằng gỗ ngọc am, có niên đại khoảng 1.700 năm vào thời nhà Mạc...Đặc biệt, sau khi mở ván địa của chiếc quách, các nhà nghiên cứu tìm thấy chiếc thẻ tre bằng tre ngà có nhiều chữ nghi liên quan đến Trạng Trình.

Tấm thẻ tre được giấu trong tấm ván địa .
Ảnh: N.V.H cung cấp .

Với những dữ liệu như vậy, các nhà nghiên cứu đã tổ chức hội thảo khoa học về ngôi mộ cổ này. Tại cuộc hội thảo, nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà sử học, nhà ngoại cảm đưa ra những lý luận cho thấy khả năng đây là ngôi mộ của Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Là một trong hàng trăm người tham dự hội thảo, anh N.V.H ở huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng cho biết, anh được tận mắt chứng kiến các nhà nghiên cứu tách lấy tấm thẻ tre bằng tre ngà từ trong chiếc quách. "Ở cái thẻ tre viết đầy đủ tên, tuổi của Cụ (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - PV), tên bố Cụ. 500 năm rồi, tấm thẻ tre tưởng hỏng mà không hỏng, Cụ giỏi thật".

Tấm thẻ tre sau khi được lấy ra, bên trên khắc nhiều chữ Hán.
Ảnh: N.V.H cung cấp.

Việc đưa ra nhận định ban đầu sau khi nghiên cứu chiếc quách trong ngôi mộ cổ tại làng Hạ Đồng, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng khả năng là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khiến dư luận cả nước, đặc biệt là người dân thành phố Cảng xôn xao và đặt ra nhiều nghi vấn về việc sau 529 năm đã tìm được mộ Trạng Trình?
Theo tài liệu lịch sử, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491). Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từ nhỏ ông rất tài học, thông minh, đĩnh ngộ, thuộc nhiều thơ ca quốc âm do mẹ dạy truyền khẩu. Lớn lên lại càng học rộng tài cao, tiếng tăm vang dội, như thấy các tập đoàn phong kiến lúc ấy tranh giành quyền lợi gây nhiều tang tóc cho nhân dân, ông không chịu ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học. Sau khi Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua, thi hành một số chính lệnh tốt, ông mới quyết ra thi khoa thi Hương năm Giáp Ngọ (1534) và đã đỗ đầu. Khoa thi hội và thi đình năm Ất Mùi (1535) ông lại tiếp đỗ đầu. Đặc biệt cả 4 môn thi hội và bài đình đối của ông đều đạt điểm cao nhất, giành học vị trạng nguyên. Đây là hiện tượng hiếm trong lịch sử thi cử Hán học ở nước ta. Lôi kéo được Nguyễn Bỉnh Khiêm ra phục vụ triều đình mình, Mạc Đăng Doanh rất mừng, bổ nhiệm ông chức Đông các hiệu tư, sau lại cử giữ chức Tả thị lang bộ hình, rồi chuyển qua Bộ Lại với chức Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ. Ông giữ chức này cho đến khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần, không được vua xét, bèn xin về quê, mở Am Bạch Vân, dựng Quán Trung Tân, tuyên truyền và đào tạo nhân tài cho đất nước...
Sau khi Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, dân làng lập đền thờ ngay tại quê nhà để tưởng nhớ cụ. Năm 2016, khu di tích đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được Nhà nước cấp bằng xếp hạng di tích đặc biệt cấp quốc gia. Phần mộ của Trạng Trình đến nay chưa được tìm thấy, vẫn còn là một bí ẩn.
Báo Người Đưa tin sẽ tiếp tục thông tin về việc này.
Lã Tiến ( http://www.baomoi.com/).
Xem chi tiết…

NGÔI MỘ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM . BÀI 3.

2/19/2017 |
NGÔI MỘ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM . BÀI 3.
( Tư liệu nghiên cứu )

1. Những cái nhất của trạng nguyên triều Mạc.

Trạng nguyên có tuổi thọ cao nhất là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng nguyên có nhiều giai thoại ly kỳ nhất là Giáp Hải...
Là một triều đại trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam nhưng triều Mạc không được nhắc đến một cách thiện cảm do sau khi thất bại, rút chạy khỏi Thăng Long và mất vai trò chính trị khi nhà Lê trung hưng nên các sử gia của triều đại thắng trận ra sức hạ thấp nhà Mạc trong sử sách, gọi là “ngụy triều”. Chính vì vậy nhiều thông tin về nhà Mạc chỉ được đề cập rất sơ lược, trong đó có vấn đề thi cử, trọng dụng người tài và tên tuổi của các bậc đại khoa của vương triều này cũng không được nhìn nhận rõ nét.
Triều Mạc có bao nhiêu trạng nguyên?
Nhà Mạc thành lập năm Đinh Hợi (1527) với sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, từ năm Quý Tị (1533) con cháu nhà Lê xây dựng chính quyền riêng ở phía Nam (sử gọi là triều Lê Trung Hưng) tổ chức đánh nhà Mạc, phục hồi sự thống trị trên toàn quốc, dẫn đến cục diện nội chiến Nam - Bắc triều.
Để cố kết nhân tâm và thu phục nhân tài, tăng cường sức mạnh cho triều đại của mình, ngay từ khi mới thay thế triều Lê, các vua triều Mạc vẫn đề cao Nho giáo và áp dụng hình mẫu giáo dục, thi cử như thời Lê. Cách trân trọng nhân tài của nhà Mạc được tác giả Nguyễn Bá Trác thời Nguyễn, trong cuốn Hoàng Việt Giáp tý niên biểu nhắc tới mấy chữ dư âm: “Mạc thị sùng Nho” - Họ Mạc sùng đạo Nho.
Để thể hiện việc tôn sùng Nho giáo, trọng việc học nên nhà Mạc vẫn tiếp tục duy trì việc thờ cúng các bậc Tiên hiền ở Văn miếu và cho lập Văn chỉ ở các địa phương. Riêng tại Thăng Long, nhà Mạc nhiều lần cho tu sửa Văn miếu, Quốc tử giám, xây dựng thêm nhiều công trình khác như điện Sùng Nho, nhà Thái học, nhà Minh Luân và hành lang; đồng thời còn có nơi cư trú cho học sinh, dưới tên gọi là Xá sinh, Thượng xá sinh và Trung xá sinh... Các vua Mạc còn đến Văn Miếu tế lễ, khuyến khích việc học cho các nho sinh.
Trong lĩnh vực giáo dục, khoa thi đầu tiên của nhà Mạc mở năm Kỷ Sửu (1529). Việc tổ chức giáo dục, thi cử này không ngoài mục đích xây dựng một tầng lớp phong kiến trung thành với nhà Mạc, phò tá triều Mạc phát triển. Trong 65 năm (1527-1592) tồn tại với tư cách là một vương triều, đóng đô ở Thăng Long, nhà Mạc đã tổ chức được 22 kì thi Hội, lấy đỗ được 485 Tiến sĩ.
Bên cạnh đó, theo lệ nhà Lê, nhà Mạc cũng cho dựng bia Tiến sĩ khắc tên các vị đỗ đạt, mặc dù không duy trì ổn định lệ này nhưng điều đó cũng là một hành động cổ vũ học tập và khuyến học có tác dụng rất lớn đối với xã hội. Nội dung tấm bia Tiến sĩ đầu tiên của nhà Mạc dựng năm Kỷ Sửu (1529) ngay sau khoa thi đầu tiên được tổ chức đã thể hiện rõ chính sách khuyến khích người học và đề cao khoa cử. Văn bia có đoạn viết:
“… Dùng văn giáo mà rèn luyện nhân tài, sửa trường học để mở rộng nền giáo dục, ban học quy để cổ vũ lòng hăng hái. Nhân văn được trau dồi, thi cử được đổi mới. Phàm những điều lệ về thi cử, ban ấn vinh theo cấp bậc, so với thời xưa đều rõ ràng và đầy đủ hơn nhiều.
Kẻ sĩ gặp gỡ thánh triều, được hấp thụ nền giáo hóa tốt đẹp mới, được thi đậu, tiến lên con đường vẻ vang, lại khắc tên vào bia đá, há không phải là vinh hạnh lắm ru! Vậy nên cảm phục đức lớn, gắng gỏi tiến lên, lấy trung thành làm nếp, lấy lễ nghĩa làm khuôn; tâm thuật phải ngay thẳng, làm nên sự nghiệp to lớn và lâu dài như Lã Văn Mục biết theo chính đạo mà giữ mình để giúp ích cho sự thịnh vượng thái bình, như Hàn Ngụy công biết dùng khoa mục mà giúp nước để giữ gìn nền trị an cho thiên hạ. Được như vậy thì người đời mới khen là bậc trạng nguyên chân chính, là vị tiến sĩ nổi danh, trên không phụ sự cất nhắc của thánh thiên tử, dưới không phụ điều học hỏi của mình, công nghiệp to lớn rực rỡ của mình sẽ sáng chói trên tấm bia đá vậy...”.
Đó là thời kỳ hưng thịnh, đến thời kỳ suy tàn của nhà Mạc tính từ khi bị đánh bại phải rút lên cát cứ ở Cao Bằng từ năm Mậu Tý (1528) đến năm Đinh Tị (1677), do thế lực nhỏ yếu nên việc giáo dục không được chú trọng như trước nhưng các vua Mạc cũng cố gắng tổ chức được một số khoa thi, lấy đỗ nhiều người tài giỏi, trong đó phải kể đến Nguyễn Thị Duệ, nữ Tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam.
Đánh giá về vấn đề này, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí đã viết: “Nhà Mạc dẫu bận chiến tranh mà vẫn không bỏ thi cử, vì thế được nhiều người tài giỏi giúp việc chống với nhà Lê, kéo dài hơn 60 năm. Ấy cũng là công hiệu của khoa cử đó”.

Tiễn người đi thi. Ảnh minh họa.  

Lại nói về thời thịnh trị của mình, nhà Mạc qua 22 lần tổ chức khoa thi Hội, trong số gần 500 vị Tiến sĩ, chỉ có 11 người xuất sắc nhất được chấm đỗ Trạng nguyên. Trong lớp sĩ phu đỗ đạt thời Mạc sáng rực lên với những trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Phạm Trấn, Nguyễn Tuấn Ngạn,… họ đã chẳng những tiêu biểu cho một thời khoa cử mà còn tiêu biểu cho cả lịch sử khoa cử, cho văn hoá Việt Nam. Các vị Trạng nguyên của triều Mạc gồm có:

1. Đỗ Tông (1504 - ?) người xã Lại Ốc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu (1529) đời Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung). Làm quan đến chức Hình bộ tả thị lang, Đông các Đại học sĩ.

2. Nguyễn Thiến (1459 - 1557) hiệu là Cảo Xuyên, người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn (1532) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh). Làm quan đến chức Thượng thư bộ Lại kiêm Đô ngự sử, Đông các đại học sĩ, Nhập thị kinh diên, tước Thư quận công.

3. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) tên chữ là Hạnh Phú, hiệu là Bạch Vân tiên sinh, biệt hiệu Tuyết Giang phu tử; người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, thừa tuyên Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi (1535), đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh). Làm quan đến chức Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các đại học sĩ, rồi Thượng thư bộ Lại, tước Trình tuyên hầu.

4. Giáp Hải (1507 - 1586) sau đổi tên là Giáp Trưng, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Dũng, Bắc Giang). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất (1538) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh). Làm quan đến Lục bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diên, tước Kế Khê bá, hàm Thiếu bảo.

5. Nguyễn Kỳ (1518 - ?) có tên khác là Nguyễn Thời Lượng, người xã Bình Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu ( 1541) đời Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải). Làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị thư.

6. Dương Phúc Tư (1505 - 1564) người xã Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùi (1547) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Làm quan đến chức Tham chính.

7. Trần Văn Bảo (1523 - 1586) người xã Cổ Chữ, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Nam Trực, Nam Định). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất (1550) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Làm quan đến chức Thượng thư, tước Nghĩa Sơn bá.

8. Nguyễn Lượng Thái (1525 - 1576) người xã Bình Ngô, huyện Gia Định, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu (1553) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Làm quan đến Tả thị lang bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham hầu.

9. Phạm Trấn (1523 - ?) người xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng, xứ Hải Dương (nay thuộc huyện Tứ Lộc, Hải Dương). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn (1556) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Làm quan đến chức Thừa chính sứ, kiêm Đông các đại học sĩ.

10. Phạm Duy Quyết (1521 - ?); người xã Xác Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, xứ Hải Dương (nay thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất (1562) đời Mạc Mục Tông (Mạc Mậu Hợp). Làm quan đến chức Tả thị lang bộ Lại, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Xác Khê hầu.

11. Vũ Giới (1541 - ?) người xã Lương Xá, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu (1577) đời Mạc Mục Tông (Mạc Mậu Hợp). Làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư.

 Vinh quy bái tổ. Tranh minh họa. 

( Phần này bài còn đăng thiếu 3 vị Trạng nguyên :
1.Đặng Thì Thố -(1526-?) - Hải Dương -1559 - Mạc Tuyên Tông
2.Phạm Duy Quyết (????- ???) - Hải Dương -1562- Mạc Mậu Hợp
3.Phạm Quang Tiến (????- ????) - Bắc Ninh -1565 -Mạc Mậu Hợp. - dienbatn )

Những cái nhất của Trạng nguyên triều Mạc .

Các vị Trạng nguyên triều Mạc đều là những nhân vật tài năng xuất chúng, có vai trò và ảnh hưởng khác nhau. Ở họ, mỗi người đều mang các đặc điểm, dấu ấn thú vị, dưới đây là một vài thí dụ điển hình:
- Trạng nguyên duy nhất của triều Mạc được khắc tên trên bia Tiến sĩ là Đỗ Tông, người xã Lại Ốc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên) đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu (1529). Khoa thi này được tổ chức vào đầu năm, sau khi chọn được hạng xuất sắc gồm 27 người trong tổng số 4.000 người ứng thí, đến ngày 18 tháng 2 thi Đình, ngày 24 gọi loa xướng tên người đỗ và theo nội dung trên bia thì tấm bia khắc tên những người đỗ được dựng vào tiết đông chí, tháng trọng đông (tháng chạp) ngay trong năm khoa thi được tổ chức. Vì triều Mạc chỉ dựng duy nhất một tấm bia này nên Đỗ Tông là vị Trạng nguyên duy nhất của vương triều này có tên trên bia Tiến sĩ.
- Trạng nguyên có tuổi thọ cao nhất là Nguyễn Bỉnh Khiêm, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng). Năm 45 tuổi ông mới đi thi, đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi (1535), làm quan 8 năm trải qua nhiều chức vụ quan trọng, được người đời suy tôn ngưỡng mộ. Về sau, khi ấy triều Mạc ngày càng đi xuống, chính sự đổ nát ông đã dâng sớ xin chém 18 tên lộng thần nhưng vua Mạc không nghe theo. Chán cảnh quan trường nên Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo bệnh xin từ quan, trở về quê hương ông mở trường dạy học. Năm Ất Dậu (1585) Nguyễn Bỉnh Khiêm lâm bệnh mất, thọ 95 tuổi, triều Mạc truy tặng ông chức Thái phó, tước Trình quốc công.
- Trạng nguyên có nhiều giai thoại ly kỳ nhất là Giáp Hải, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc Lạng Giang, Bắc Giang), đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất (1538). Tương truyền khi sinh ra trên tay phải ông có chữ Văn, tay trái có chữ Mẫu, sau lưng có vết đỏ tròn như đồng tiền, hai vai mỗi bên đều có 2 nốt ruồi. Khi còn đi trọ học ở Thăng Long, có lần ông mua một con rùa đem về nuôi, thế rồi cứ đi nghe giảng về lại thấy cơm nước dọn sẵn, ông rình và phát hiện trong mai rùa chui ra một cô gái xinh đẹp; Giáp Hải đem dấu mai rùa đi, từ đó cô gái sống với ông như vợ chồng. Cô gái cho biết mình là con Long vương, mấy tháng sau cô đưa ông xuống thủy phủ chơi, được ít lâu ông trở về gặp đúng kỳ thi Hội bèn tham gia và đỗ Trạng nguyên.
Khi làm quan, có lần Giáp Hải giết oan một người nên bị quả báo, lần lượt 5 người con trai và 2 người con gái của ông đều chết. Có vị đạo nhân dùng bùa chú giúp ông xuống âm phủ tìm nguyên nhân, một ngày sau ông tỉnh lại biết mình mắc nợ, lại thấy thuyết báo ứng của nhà Phật bèn làm lễ tẩy oan cho người xấu số, đem tiền bạc chu cấp cho thân nhân họ, từ đó về sau nhà ông mới bình yên, vô sự.
- Trạng nguyên duy nhất vinh quy về chùa đó là Nguyễn Kỳ, người xã Bình Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên), đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu (1541). Từ khi có lệ vinh quy, các tân khoa đều về nhà thờ lễ tạ tổ tiên sau đó là lễ tạ cha mẹ, thầy học. Còn Nguyễn Kỳ, từ năm 3 tuổi đã được gửi vào chùa làm con nuôi sư thầy, được sư trụ trì dạy chữ, học kinh sách nên khi vinh quy ông yêu cầu dân làng đón mình tại chùa làng để ông tạ ơn Phật, sư trụ trì đã có ơn giáo dưỡng thành tài, sau đó ông mới về lễ tạ tổ tiên, cha mẹ. Biết chuyện đó, triều đình và dân chúng đều khen ngợi Nguyễn Kỳ là người tận trung, tận hiếu.
- Trạng nguyên có phương pháp học khoa học nhất là Trần Văn Bảo, người xã Cổ Chử, huyện Giao Thủy, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc Nam Trực, Nam Định). Ông đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Canh Tuất (1550); Trần Văn Bảo học đâu chắc đó, đọc cuốn sách nào ông cũng ghi tóm tắt nội dung cuốn sách ấy vào sổ tay của mình nên không có gì không biết, thầy học hỏi bài ông đều đáp trôi chảy.
- Trạng nguyên có nhiều tên gọi nhất là Phạm Duy Quyết, người xã Xác Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, xứ Hải Dương (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Nhâm Tuất (1562). Ông có tên gọi khác là Phạm Đăng Quyết, Phạm Duy Áng, Phạm Duy Ưởng, Phạm Duy Trĩ.
Có thể nói trong điều kiện lịch sử khó khăn phức tạp lúc bấy giờ, để tồn tại và thực hiện được mục tiêu của của mình, nhà Mạc phải lo tổ chức bộ máy chính quyền, tổ chức lực lượng quân sự và các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục. Đặc biệt sự nghiệp giáo dục lấy học tập và khoa cử là nội dung trọng yếu liên quan đến việc bồi dưỡng tuyển chọn và sử dụng trí thức, cung cấp người tài cho toàn bộ vương nghiệp được các vua của triều đại này hết sức chú trọng. Những nhân tài đã được tuyển dụng, nổi bật nhất chính là các vị Trạng nguyên, họ đã có đóng góp quan trọng trong xây dựng, tổ chức của Nhà nước triều Mạc giúp cho vương triều tồn tại trong nhiều năm; bên cạnh đó đóng góp của họ vào đời sống chính trị, tư tưởng, văn hóa của dân tộc cũng không hề nhỏ. ( http://kienthuc.net.vn/).

2.Danh sách Trạng nguyên Việt Nam .

Dưới đây là danh sách các Trạng nguyên của Việt Nam. Danh sách này bao gồm những người được phong là Chính danh Trạng nguyên, tức là Trạng nguyên chính thức kể từ khi có danh vị này.
Trường hợp phân chia 2 ngôi vị thời Trần: Kinh Trạng nguyên (đỗ đầu các Tiến sĩ quê từ Ninh Bình trở ra) và Trại Trạng nguyên (đỗ đầu các Tiến sĩ quê từ Thanh Hoá trở vào) cũng được ghi đủ cả 2 vị. Một số trong số này đã được ghi danh vào bia Tiến sĩ ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.


Trong danh sách trên, riêng 2 tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương đã chiếm quá nửa số Trạng nguyên ở Việt Nam với 38/55 vị.
Nếu dựa theo danh sách này thì có 49 Trạng nguyên chính thức và Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Hiền. Những người đỗ đầu các khoa thi từ năm 1246 trở về trước chưa đặt danh hiệu trạng nguyên.
Tuy nhiên, các tác giả Vũ Xuân Thảo trong bài Vài số liệu, tư liệu chưa chính xác trong cuốn "Những ông nghè ông cống triều Nguyễn" đăng trên tạp chí Xưa và Nay số 67, tháng 9 năm 1999 và Lê Thái Dũng trong Giở trang sử Việt năm 2008 của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội thì Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang, đỗ khoa Bính Ngọ (1246)[2].
Có tài liệu như Các nhà khoa bảng Việt Nam (dẫn theo Hồng Đức [3]) lại tính Nguyễn Quan Quang là vị trạng nguyên đầu tiên: Phải tới khoa thi thứ 6 (khoa Đại tỉ thủ sĩ) vào năm Bính Ngọ (1246), niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 15, đời vua Trần Thái Tông mới đặt danh hiệu Tam khôi (Trạng nguyên – Bảng nhãn – Thám hoa) và Nguyễn Quan Quang đã đậu Trạng nguyên, Phạm Văn Tuấn đậu Bảng nhãn, Vương Hữu Phùng đậu Thám hoa.
Trong danh sách 47 vị trạng nguyên treo ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) thì Nguyễn Quan Quang được ghi đầu tiên rồi sau đó mới là Nguyễn Hiền! ( https://vi.wikipedia.org).
Xem chi tiết…

VÀI LỜI KHAI THỊ CHO BẠN Phong Hoài.

2/17/2017 |
VÀI LỜI KHAI THỊ CHO BẠN Phong Hoài. 
( Hay vài lời tự sự của dienbatn ).

( Hai thày trò tự nhận là chó hoang và mèo hoang lang thang trên đường phố Sài thành )

Lẽ ra tôi cũng chẳng để ý đến bạn và những điều bạn hay người khác khen hay chê tôi cũng chẳng cần quan tâm. Nhưng bữa nay khá vui vì đã làm xong được một công việc như ý nên cũng có vài lời khai thị cho bạn và cũng là những lời tự sự của một kẻ mà A xà Lê đặt cho là “ Chó hoang “ ( A Xà Lê tôi tự nhận mình là Thày Miễu , là “ mèo hoang “ ).
Nói người trước hết tự tôi sẽ quán xét lại mình. 
Thứ nhất : Tôi không tự nhận mình là Hành Giả hay Hành Thật , Hành Tây hay Hành ta. Chúng tôi chỉ là những con người bình thường , sống trong cuộc đời thường và cố gắng tu tập theo Pháp Phật . Chúng tôi theo mật Pháp của Phật bà Quán Thế Âm Bồ tát :

Con không xin vào Niết Bàn
Mà nguyện hướng về địa ngục
Cầu cho lửa ngục hóa sen vàng.
Con không xin vào cõi Phật
Mà nguyện hướng về đao san
Cầu cho gươm giáo hóa đạo tràng.
Con không xin vào Tịnh quốc
Mà nguyện làm chiếc đò ngang
Ngày đêm chở hết nỗi trái oan.
Tâm như đại hải
Tâm như kiều thuyền
Con nguyền ở lại
Cõi Ta Bà lửa ngút máu oan khiên
Trải tình thương lót khắp nẻo ưu phiền.
Địa ngục xuống lên
Luân hồi qua lại
Quán kỳ âm thanh con nguyền tự tại
Xem tiếng kêu mà phiền não độ qua
Bao giờ địa ngục còn ma
Muỗi mòng còn khổ
Ta Bà còn Quán Âm!”

Chúng tôi không tu tập để mà Xuất Thế , ngược lại , chúng tôi nguyện cầu Nhập Thế theo Phật bà Quán Thế Âm Bồ tát . Chúng tôi hiểu biết còn đơn sơ nhưng cũng biết rằng “ Nếu chưa có nhập thì làm sao có gì để xuất ???
Chúng tôi nguyện theo gương của mẹ Phật bà Quán Thế Âm Bồ tát nhập vào cõi Ta bà này, đem hết sức để giúp đỡ chúng sinh. Đơn giản vậy thôi.

Thứ hai : Trong tất cả các Pháp môn mà bạn biết : Mật tông , Tịnh độ Tông, Thiền tông….đều chỉ là những cái trợ giúp cho mọi người trên con đường tu tập. Không có cái nào hay hơn cái nào cả. Phật Pháp có tới Tám vạn bốn ngàn Pháp môn, Tùy chúng sinh mà độ. Anh không thể nói rằng : Pháp môn của tôi cao hơn , hay hơn của người kia . Nói như vậy là còn chấp Pháp và còn Vô minh đó.

Thứ 3 : Chúng tôi chỉ là những con người bình thường , sống trong cuộc đời thường và cố gắng tu tập theo Pháp Phật . Chúng tôi vẫn phải lo cơm áo , gạo tiền , gia đình, vợ con . Song song với những điều lo âu đó , chúng tôi vẫn cố gắng động viên mình ráo riết tư tập , lo tu sửa “ Cái Chùa Thân Mình “ cho sạch sẽ. Hàng ngày cố gắng quét dọn “ Cái Chùa Thân Mình “ trước đã, sau đó nếu còn đủ sức lực sẽ giúp đỡ cho người khác . 

Thứ tư : Trong các Pháp môn : Đại Thừa , Trung Thừa, Tiểu Thừa , Tối Thượng Thừa ..Vân vân và vân vân , chúng tôi không theo cái Thừa nào cả. Chúng tôi theo Pháp “ ĐỔ THỪA “ – mà vị cao nhất là “ Bán cái Đại Vương “ - Đó là Ngài Thích Ca Mâu Ni . Người thuyết Pháp ròng rã 49 năm , nhưng cuối cùng người bảo “ Tôi không nói gì cả “ và bản thân Ngài cũng không có một tác phẩm nào để lại cho Đời . Tất cả các Kinh Phật ngày nay đều do Đệ tử của Ngài chép lại. Chúng tôi theo Pháp “ ĐỔ THỪA “ còn một lý do nữa, chúng tôi tự biết rằng : Công phu – Công Quả - Công trình của mình chưa đến đâu cả , trình độ mình còn thấp kém nên sau những khi chúng tôi tác pháp , đều hồi hướng công đức về các Chư Phật . Tự nhận mình không có công lao gì cả. Chúng tôi tự nhận mình chỉ là chiếc dây dẫn Quang năng của Chư Phật về giúp cho chúng sinh. Công đức nếu có được là do Chư Phật về giúp, chúng tôi không có công đức gì cả. Sau này nếu không lo trau dồi, tu tập thì sợi dây dẫn điện đó sẽ han gỉ và đem bán cho ve chai mà thôi.
Thứ năm : Như bạn nhận xét : “ Ăn mặn, uống rượu, hút thuốc lá ... tâm chưa sạch công phu không có cúng bái làm gì cho mất công ?”

Chúng tôi biết rằng mình còn rất thấp kém nên luôn cố gắng tu tập , tự sửa mình. Những Đệ tử của Đạo tràng DIỆU PHÁP LIÊN HOA VÔ VI dù vẫn là những công chức nhà nước , chúng tôi vẫn phải lo cơm áo , gạo tiền , gia đình, vợ con . Nhưng đa phần các anh em một năm vào được 3 khóa Pháp môn . Trong mỗi khóa như vậy là 100 ngày bắt buộc phải ăn chay toàn bộ. Ngoài ra mỗi tháng phải ăn chay 10 ngày theo bản môn. Như vậy trong 1 năm chúng tôi dù có “ Ăn mặn, uống rượu, hút thuốc lá…vv” cũng không có nhiều điều kiện để làm. Và cũng vì “tâm chưa sạch “ , còn nhiều THAM – SÂN – SI nên chúng tôi càng cố gắng tu tập. Chúng tôi tu tập là cho chúng tôi, hoàn toàn không phải vì bạn hay người khác khen hay chê . Chúng tôi làm vì chúng tôi bạn ạ.

Thứ sáu : Bạn viết : “ hành giả Mật giáo , chưa đắc Thánh quả , không được cầu siêu , trừ tà , bởi lúc đó cần phải định lực và Đạo lực thâm sâu mới có khả năng thấu thị , giữ định tâm mà hiệu triệu hương linh , phi nhân , ác quỷ về để khai thị “.
Câu này bạn đi chép lại từ chanhtuduy.com/. Tôi tin chắc bạn đọc mà chẳng hiểu gì cả. Bạn hãy chỉ cho tôi tên những người được gọi là : “hành giả Mật giáo đắc Thánh quả “ là Ai ???Ở đâu? Ai công nhận ???
Như đã nói : Tôi không tự nhận mình là Hành Giả hay Hành Thật , Hành Tây hay Hành ta. Chúng tôi chỉ là những con người bình thường , sống trong cuộc đời thường và cố gắng tu tập theo Pháp Phật . Chúng tôi không tu tập để mà Xuất Thế , ngược lại , chúng tôi nguyện cầu Nhập Thế theo Phật bà Quán Thế Âm Bồ tát . Chúng tôi vẫn phải lo cơm áo , gạo tiền , gia đình, vợ con . Song song với những điều lo âu đó , chúng tôi vẫn cố gắng động viên mình ráo riết tư tập , lo tu sửa “ Cái Chùa Thân Mình “ cho sạch sẽ. Hàng ngày cố gắng quét dọn “ Cái Chùa Thân Mình “ trước đã, sau đó nếu còn đủ sức lực sẽ giúp đỡ cho người khác . 
Tôi cũng chưa thấy “chưa đắc Thánh quả” là như thế nào , nhưng nguyện theo Phật bà Quán Thế Âm Bồ tát :

“ Bao giờ địa ngục còn ma
Muỗi mòng còn khổ
Ta Bà còn Quán Âm!”

Thứ bảy: Thức ăn và Kiến thức chúng ta tiếp nhận được, phải qua sự chuyển hóa của tự thân chúng ta , biến thành máu thịt của mình. Lúc đó máu , thịt của mình mới thực sự là quý giá vô ngần . Nếu chúng ta chỉ tiếp nhận Thức ăn và Kiến thức , chưa chuyển hóa thành máu thịt của mình mà đã phát ra ngoài thì thật là kinh khủng. Người Đời gọi đống đó là “ Bãi nôn hay bãi ói “ . bạn hãy nhận Thức ăn và Kiến thức của người khác , sau đó chuyển hóa thành máu thịt của mình , lúc đó bạn mới hiểu được những gì bạn đang copy- past . Tôi là tôi, bạn là bạn, ông A Nan hay ông Ca Diếp là ông A Nan hay ông Ca Diếp. Tôi tự hào mình là mình chứ không phải là cái con kì dị, thấy cái gì hay đều nhổ về, cắm vào mình. Cái con kì di đó còn có cái tên chính xác hơn : THÚ QUÁI THAI.
Chép lại vài chuyện ngày xưa dienbatn đã viết :

* TA LÀ AI ???

Những ngày mới bước chân vào nghiên cứu và thực hành Huyền Môn - dienbatn thấy có lúc mình giống Phật và cũng rất nhiều lúc thấy mình giống Quỷ quá . Những lúc vui cùng những em học sinh nhỏ nghèo khổ trong giá lạnh Tây Bắc , thấy được những nụ cười rạng rỡ trong ánh mắt trẻ thơ - Lòng mình tự nhiên chùng xuống và mơ ước có thật nhiều tiền để có thể giúp các em được nhiều hơn nữa . Tự thấy mình bé nhỏ trước nghị lực của các thày cô giáo vùng cao , trước những bàn chân trần đi học trong giá rét của các em nhỏ . Lòng thanh thản và thật bình yên . Nghĩ mình là con Phật !!!!
Những lúc gặp những người khách quái quỷ , van xin , khóc lóc vì chồng bỏ đi , tới lúc mình nhận lời nhờ Sư phụ giúp thì người đó mới ngửa bài là : Phải cho con đĩ kia một trận . Bản chất con người vốn hèn , cả mình cũng vậy . Không dám đối đầu với sự thật , phải đánh lén nhờ Huyền môn . Tức quá , mình kêu giá thật cao - Chấp nhận . Giá nào để có thể hại một con người ??? Mình lúc đó là Quỷ hay Ma ???
Mang điều đó hỏi vị A Xà Lê . Thầy mình trả lời mới nghe tưởng chớt quớt : MÀY LÀ MÀY CHỨ CÒN LÀ AI NỮA !!!!
Híc , thế mà cũng đòi là A Xà Lê .
Nhưng ngồi bình tâm suy nghĩ . Con bò , con trâu ăn cỏ nhưng rồi thứ cỏ đó sẽ biến thành máu bò , thịt bò , óc bò . Con lợn ăn cám , nó cũng biến được cám thành máu lợn , thịt lợn , óc lợn .
Còn mình , mê mải học Huyền môn , thấy ai hay cũng đến tìm kiếm và bắt chước . Mất bao thời gian làm con công , lấy lông các con khác cắm vào làm lông của mình - Riết rồi trở thành cái con ...kỳ cục .
Rất nhiều năm sau mình mới hiểu được câu nói của A Xà Lê : MÀY LÀ MÀY .
Như con ong lấy hương của trăm loại hoa , mang về làm mật ngọt của riêng nó . Mình bắt đầu mới biết tiêu hóa một chút kiến thức của nhân loại và làm ra cái giống : Thịt của dienbatn , máu của dienbatn và óc cũng là của dienbatn . Thơm hay thối cũng là dienbatn . Đơn giản như đang rỡn . Vậy mà hai phần ba cuộc đời đi qua mới hiểu được chút kiến thức tý tẹo đó .
Các bạn có ai như tôi không ???

* TAO LÀ AI ?

Vị A Xà Lê của dienbatn năm nay cũng đã gần 80 tuổi rồi nhưng vẫn rất lém lỉnh và vui tính . Ông thường nhận mình là " Đạo Sĩ - Tức là Đĩ Xạo ". Với giọng sang sảng ông phân tích cho dienbatn : Mày thấy không - Đĩ đã ghê gớm lắm rồi mà tao còn là cái con đĩ xạo thì còn ghê gớm tới đâu . Nói rồi ông cười khà khà đắc chí .

* YÊU VÀ GHÉT .

A Xà Lê cũng rất thích tám cùng dienbatn . Ông thường bảo : Tao là tao ghét nhất mấy đứa tu tu ...nghe lạ , dienbatn hỏi tu tu là sao ? Ông trả lời : Tu tu tức là miệng tu đó , mũ áo chỉnh tề , đầu tròn áo vuông , miệng Nam mô mà thí chủ nào công đức nhiều thì vồn vã , thí chủ nào không công đức thì mặt lạnh như tiền . Tao thà chơi với ma thích hơn . Ma muốn gì là nói thẳng , chẳng phải dấu diếm , màu mè vì ai cũng biết rằng : " Xấu như Ma " .
Còn dienbatn cũng gặp ma nhiều rồi - Nhưng toàn chơi với Ma đẹp không à !

* TAO LÀ THÀY MIỄU .

Một hôm dienbatn cắc cớ hỏi A Xà Lê của mình : Thày ơi - Thế Thày là Thày gì . Tỉnh bơ ông đáp : TAO LÀ THÀY MIỄU .
Ngẩn ngơ . Thấy vậy ông giải thích : Thì các thứ Thày khác người ta chiếm hết rồi . Ở Chùa có Thày Chùa , Nhà Thờ có Cha hay Linh mục , Ở trong Đạo có các ông Đạo . Đi coi bói có Thày bói , xem số có Thày tướng , bên cạnh các Vip có Thày Dùi ... Tao hay đi cúng Miễu cho các Linh hồn nên tao là ...THÀY MIỄU .

* CHAY HAY MẶN .

Có một vị Đạo trưởng Thiên Khai Huỳnh Đạo kia là bạn cũ của dienbatn . Một lần đến thăm thấy bạn mới bệnh quá gày yếu bèn buột miệng : Chắc dạo này huynh ăn uống thiếu chất ? Nghe như cởi tấm lòng , Đạo trưởng trả lời : Lỡ nhận thọ Sắc rồi nên phải trai trường và có vẻ nuối tiếc ăn mặn lắm .
Về , hỏi A Xà Lê : Thày ơi , ăn chay và ăn mặn có khác nhau không ?
A Xà Lê trả lời tỉnh bơ : Tao đâu có biết , thức ăn đã qua khỏi họng là tao đã hết trách nhiệm với nó rồi . Híc .

* TAO LÀ ĐẠI UÝ MIỄU .

Một bữa dienbatn xem phim Tàu thấy có mấy vị sư đầu húi trọc và có điểm một số chấm trên đỉnh mới cắc cớ thắc mắc với A Xà Lê : Thày ơi , tại sao sư lại phải cạo trọc đầu và còn đốt lên trên Huyệt Bách Hội một số chấm tròn như vậy để làm chi ????http://l.yimg.com/hb/i/vn/blog//i/icon/16/10.gif
A Xà Lê trả lời : Tao cũng ngu luôn , chỉ biết nếu đốt trên Huyệt Bách Hội thì tức là phá mất đường thông Thiên Khí mất rồi . Còn số chấm trên đầu có lẽ để ....phân biệt chức vụ , tỷ như Đại úy sư , Trung tá sư , Thiếu tướng sư ...nôm na là vậy . Có điều tao học Phật đã lâu , thấy hình các vị Phật toàn là Phật Mô đen không à , như Phật Thích Ca Mâu ni còn chơi cả tóc Hai - Lai ( line ) nữa chứ . Không tin mày cứ lên Tam Bảo mà coi .
dienbatn lên Tam Bảo thấy như vậy thật bèn kêu A Xà Lê : Thày ơi , nếu mình sợ phá mất Huyệt bách Hội thì Thày và con làm mỗi người hai cái quân hàm sư : Thày là Đại úy Sư còn con là binh nhất sư Thày nhé . Ông Thày liền rãy nẩy lên : Mày Xạo , tao là Đại úy sư hồi nào ?? Tao là Đại Uý Miễu !!!!!

* CHÙA NÀO THIÊNG NHẤT ?

Ngồi buồn , dienbatn hỏi Thày Miễu : Thày ơi , Thày đã đi khắp nơi từ Nam chí Bắc , từ Lào sang Miên , từ núi cao biển rộng tới hang cùng ngõ hẻm Thày thấy chùa nào thiêng nhất ? Chùa Đồng Yên Tử , Chùa Bái Đính , chùa Hương , chùa Thày , chùa Thiên Mụ .....????
Thày Miễu lắc lư cái đầu , lắc lư cái mình và chỉ vào đầu mình mà phán : Đây là chùa Tao linh thiêng nhất !!!!
Bịt miệng không kịp , dienbatn nói : X....ạ .....o .
Thày Miễu tức quá liền giảng : Mày thấy không ? Tao nghĩ đến Phật và làm theo lời Phật thì tao là Chùa Phật . Tao nghĩ đến Quỷ và làm ác theo Quỷ thì tao là chùa Quỷ . Tao hay nghĩ đến Vong hồn người ta và cúng cầu siêu cho họ thì tao là ...Miễu vong . Tao nghĩ đến các Đấng , các Cõi nào thì họ liền về Chùa Tao và tao là cái chùa đó . Vậy thì Linh Nhất vẫn là cái Chùa Tao . Hàng ngày tao lo quét dọn cho cái Chùa Tao sạch sẽ , làm nhiều điều thiện thì cái Chùa Tao là linh thiêng nhất .
* ĐẠI HÙNG - ĐẠI LỰC - ĐẠI TỪ - ĐẠI BI .

Ngồi tám với Thày Miễu , dienbatn lại cắc cớ hỏi : Thày ơi , Thày đi cúng Miễu như vậy có lấy tiền của người ta không ?
Tỉnh bơ Thày đáp : Lấy chứ , không lấy tiền tao ăn cỏ mà sống hay sao ? Cái thằng ....
Dienbatn : Thế sao con thấy các Thày khác toàn làm phúc thôi , đâu có lấy tiền .
Thày Miễu : Xạo ke , không lấy tiền thì họ sống bằng gì ? Tiền đâu mua gạo , mua bông , mua nhang đèn ...tiền đâu mà đi làm từ thiện . Mày muốn làm từ thiện , giúp đỡ người khác thì trong túi mày phải có ...Xiền . Có điều tao lấy tiền theo đúng công sức của tao bỏ ra , làm mười nhận mười , làm năm nhận năm ...đừng nhận quá sức của mình . Lấy được tiền thì chia làm ba phần : Một phần để sinh sống , một phần mua nhang đèn , một phần giúp người nghèo tận tay họ . Phật có dạy : ĐẠI HÙNG - ĐẠI LỰC - ĐẠI TỪ - ĐẠI BI . Phải có HÙNG, có LỰC mới có thể làm TỪ , làm Bi mới được con ạ . Không có Hùng , có Lực thì khi muốn giúp người khác mà lực bất tòng Tâm phỏng có ích gì đâu . Ai bảo mày là tao không lấy tiền ????.

Dienbatn : Híc !!!!
Xem chi tiết…

NGÔI MỘ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM .BÀI 2.

2/17/2017 |
NGÔI MỘ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM .BÀI 2.

( Tư liệu nghiên cứu )

Thông tin mới nhất về mộ nghi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm .

Chiều 15.2, tại Bảo tàng Hải Phòng, trước sự chứng kiến của Tiến sỹ- Thiếu tướng Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người, Tiến sỹ Nguyễn Lân Cường- Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam,  Tiến sỹ Hán nôm Cung Khắc Lược... các cán bộ của Hội Khảo cổ học Việt Nam và nhóm nghiên cứu đã tiến hành lắp lại tấm quách được làm từ gỗ Ngọc Am, trả lại nguyên trạng ban đầu.
Các nhà khoa học đang lắp ghép các mảnh gỗ của tấm quách

Có mặt tại Bảo tàng Hải Phòng, Tiến sỹ Hán nôm Cung Khắc Lược đã đọc được 8 chữ nho trên thẻ tre (thông qua ảnh do Tiến sỹ Nguyễn Lân Cường chụp chiếc thẻ tre ngay sau khi tìm thấy trong lớp gỗ của tấm quách). 8 chữ đó là “Mạc Triều Trạng Nguyên Mộ Tại Ao Dương”. Đây thực sự là thông tin rất quý báu, củng cố thêm cơ sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định.
Như Dân Việt đã đưa tin, ngày 16.1 vừa qua, tại Hội trường Bộ Tư lệnh Bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người cùng Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học về ngôi mộ cổ mới phát tích ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Tham dự Hội thảo có Giáo sư tiến sỹ khoa học Phan Anh, Tiến sỹ- Thiếu tướng Ngô Tiến Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người, Tiến sỹ Nguyễn Lân Cường- Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam.


Từ tấm thẻ tre trong tấm quách này, có thể đọc được 8 chữ  “Mạc Triều Trạng Nguyên Mộ Tại Ao Dương”

Theo tài liệu của hội thảo, tại sân và vườn nhà bà Bùi Thị Hiền và Trần Văn Bắc ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng, từ tháng 6.2012 đến tháng 9.2015 đã phát tích một quần thể 18 ngôi mộ cổ. Đặc biệt, ngôi mộ được phát tích ngày 8.3 năm Giáp Ngọ 2014 có những đặc điểm quan trọng: quách gỗ màu đỏ, có mùi thơm, có nhiều chữ nho.
 Điều khiến tất thảy những người tham dự hội thảo vui mừng vì trước ngày tổ chức hội thảo, ngày 9.1, tại Bảo tàng Hải Phòng, theo chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang, trước sự chứng kiến của đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà nho, cùng cán bộ của Sở VHTTDL Hải Phòng, nhóm nghiên cứu khảo sát đã đục tấm quách tìm thấy được một thẻ tre dài khoảng gần 25cm. Các nhà nho đã đọc được ngay 2 chữ Đạt và Xuyên. Sau khi nghiên cứu kỹ, đã đọc được 4 chữ quan trọng ở đầu thẻ tre là “Mạc Triều Trạng Nguyên”. Mọi người rất đỗi vui mừng vì 4 chữ đó giống như “chứng minh thư” của Cụ Trạng.
 Sau hội thảo, Viện Nghiên cứu Ứng dụng tiềm năng con người đã lập hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chính phủ giao cơ quan chức năng thẩm định, công nhận chính thức.  
Vũ Thị Hải (http://m.danviet.vn/van-hoa/thong-tin-moi-nhat-ve-mo-nghi-cua-trang-trinh-nguyen-binh-khiem-746066.html).

Xem chi tiết…

CHÚC MỪNG MĂM MỚI ĐINH DẬU 2017.

1/27/2017 |
CHÚC MỪNG MĂM MỚI ĐINH DẬU 2017.

ĐẠO TRÀNG DIỆU PHÁP LIÊN HOA VÔ VI VÀ DIENBATN XIN KÍNH CHÚC CÁC BẠN GẦN XA MỘT NĂM MỚI LUÔN BÌNH AN - HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠT.

Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *