MỘT VÙNG ĐỊA LINH SINH NHIỀU NHÂN KIỆT.BÀI 4.

9/21/2017 |
MỘT VÙNG ĐỊA LINH SINH NHIỀU NHÂN KIỆT.BÀI 4.


Đứng bên bờ đê Dũng Quyết của Nghệ An , nhìn sang bên kia sông Lam , đất Hà Tĩnh ta thấy một khung cảnh thật tuyệt vời , trong trời Nam khó nơi nào sánh kịp. Một vùng trời nước bao la được bao bọc đằng sau bởi một dãy núi đẹp như một bức tranh sơn thủy . Cửa sông Lam đổ ra biển ( phía bên Nghệ An ) là cửa Hội . Dặng núi phía bên kia sông Lam ( đất Hà Tĩnh ) là dãy Hồng Lĩnh . Vùng đất ven sông Lam bên Hà Tĩnh có một nơi gọi là Huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh , ngày trước được gọi là huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang trấn Nghệ An . Sông nước hữu tình , địa linh sinh nhân kiệt , chúng ta thử tìm hiểu khu vực này bằng kiến thức Phong thủy xem như thế nào nhé.

2.  VÙNG ĐẤT NGHĨA KHÍ VÀ TÀI NĂNG.

Một ngôi mộ tại Thạch Sót .

“ Dưới các triều Lý – Trần là thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đại Việt . Năm 1070 , vua Lý Thánh Tông lập Văn miếu thờ thánh Khổng phu tử . Năm 1075 vua Lý Nhân Tông mở khoa thi Nho học đầu tiên gọi là khoa “ Tam trường “ , cũng gọi là khoa “ Minh Kinh “ . Năm 1076 Vua mở trường Quốc tử Giám ở Thăng Long cho con em quý tộc và quan chức .
Nếu lấy khoa bảng làm mốc thì đất Diễn , Hoan chậm hơn Thăng Long và phụ cận tới 200 năm . ( Người đỗ đại khoa đầu tiên ở châu Diễn là Trạng nguyên Bạch Liêu ( 1263 – 1315 , người làng Nguyễn Xã , châu Diễn . Sau khi đỗ không làm quan , chỉ làm môn khách của thượng tướng Trần Quang Khải . Sau này ông sống và dạy học ở Nghĩa Lư – Hải Đông – Hải Dương . Mộ ông táng ở chân núi Hồng Lĩnh địa phận xã Thiên Lộc – Can Lộc – Nghệ An ). Người đầu tiên đỗ Trạng nguyên ở châu Hoan là Đào Tiêu , khoa Ất Hợi , đời Trần Thánh Tông ( 1275 ), và Trạng nguyên Sử Hy Nhan , đỗ khoa Quý Mão đời vua Trần Dụ Tông ( 1363 ) . Như vậy , cuối đời Trần ở vùng bắc Hà Tĩnh bậy giờ , chủ yếu ở hai huyện Chi La và Phi Lộc , việc học hành đã khá thịnh…..
" Vùng đất Hồng – Lam quả là “ non xanh nước biếc như tranh họa đồ “ , nhưng từ nghìn xưa vốn vô cùng hiểm trở và khắc nghiệt . Suốt trường kì lịch sử , dân bản địa và những người di cư từ Bắc vào , từ Nam ra …với bàn tay khối óc và sức hợp quần vô địch đã thích nghi với hoàn cảnh , chế ngự được rừng rậm , bãi hoang , núi cao, biển cả , gió lào , bão bấc , hạn hán , lụt lội , mãnh thú , giao long…để sinh tồn , mở ra những cánh đồng bát ngát , dựng lên những làng xóm đông vui…mặt khác , cư dân ở đây phải trải qua những biến cố xã hội nghiêm trọng : giặc giã, loạn lạc , trộm cướp , đói kém , dịch tễ …Cuối cùng con người đều vượt qua mọi thử thách đứng vững , xây dựng vùng đất này thành bàn đạp chắc chắn cho công cuộc mở nước , và chỗ dực vững chãi cho sự nghiệp giữ nước .
Môi trường tự nghiên nghiệt ngã đến mức giọng nói cũng không thể nhẹ nhàng , trong trẻo . “ Em thường chê giọng nói quê anh – Cứ nặng trịch như là đá ấy ! Thử nghĩ xem , nếu không là vậy – Thì làm sao dằn được ngọn gió Lào “ ( Thơ TKĐ ). Hoàn cảnh xã hội nhiều lúc cũng hết sức thảm khốc . Theo cuốn “ Tên làng xã Việt nam đầu thế kỷ XIX “ thì chỉ trong 2 huyền Kỳ Hoa, Thiên Lộc hồi đó đã có 10 xã , thôn trang phiêu bạt vì loạn lạc , đói kém, bệnh tật .

Cửa biển Thạch Sót.

Sống trong một điều kiện tự nhiên và xã hội như vậy , đời này qua đời khác , con người giữ được bản tính chất phác , nhẫn nại , cần cù , tằn tiện , lạc quan , thẳng thắn và trở nên gan dạ , cứng cỏi , tháo vát , khắc khổ mà trượng nghĩa, chung tình . Có điều là cái hay , cái dở đều đậm nét hơn bình thường , đều có phần thái quá , cực đoan . Nhiều khi nhẫn nhục đến tự tin , tằn tiện đến keo kiệt , thẳng thắn đến bốp chát , gan dạ đến liều lĩnh , trung thành đến mù quáng …Không ít những trường hợp biểu hiện thái độ cực đoan ấy . Ví như có vị Cử nhân ghét Tây đến mức không dùng dầu tây ( dầu hỏa ) , giấy Tây , không cho con em đi học chữ Tây , không gả con gái cho người học trường Tây! Nhiều nhà Nho không thừa nhận Vua Đồng Khánh , có người cho đến đời Duy Tân vẫn chỉ dùng niên hiệu Hàm Nghi . Trong ứng xử với người ở đây , cái gì cũng phải minh bạch . Phải trái rõ ràng, yêu ghét rõ ràng . Đã nói là nói thẳng , đã làm là làm đến cùng . Tuy nhiên tất cả những ưu nhược điểm trong tính cách con người cùng Hồng – Lam này đã tạo nên nét nổi bật là đất nghĩa khí và tài năng .

Đền Lê Khôi.

Nghĩa khí trước hết được biểu hiện qua các việc làm trượng nghĩa bình thường của nhân dân .Đã có 1 thư sinh Bùi Cầm Hổ ra du học ở Thăng Long , đến cửa Bộ Hình minh oan cho một người đàn bà bị kết án tử hình  vì tội giết chồng . Đã có 1 Ngô Trát thấy dân vất vả khi đi qua núi , bỏ công ghép lát 1645 bậc đá trên 1.300 m đường Truông Vắn , núi Hồng Lĩnh. Một Cố Bá lúc về già , dốc hết của nhà bắc chiếc cầu qua Hói cho dân qua lại . Ngày nay người ta vẫn gọi hai công trình của lòng nghĩa cử ấy là “ Truông Cố Ghép “ , là “ Cầu Cố bá “ . lại có một cố Bu làm giặc chống lại triều đình , nhưng rất thương và hay giúp đỡ dân nghèo . Một Lý trưởng Nguyễn Văn Hiền , giúp cho một toán nghĩa quân thoát khỏi vòng vây của quân triều đình , rồi ra nhận chết chém thay dân làng …” Trại Cố Bu “ ở Hồng Lĩnh và “ Thành Cố Bu “ ở Hương Khê , “ Đền ông Văn Hiền “ ở Nhượng Bạn là 2 chứng tích về 2 con người ấy .
Còn những bậc hào kiệt , anh hùng , đại diện ưu tú nhất của nhân dân thì đời nào cũng có , nhất là trong sự nghiệp chống kẻ thù xâm lược và đô hộ .
Vị anh hùng vùng quê Hoan châu ( nay thuộc Hà Tĩnh ) đầu tiên mà sử sách Trung Hoa , Việt Nam ghi chép là Mai Thúc Loan . Theo Đường thư thì cuộc khởi nghĩa của vua Mai , chống đô hộ nhà Đường xảy ra khoảng năm Khai Nguyên đời Đường Huyền Tông ( 713-741 ) . Ông tự xưng là Hắc Đế , chiêu tập quân 32 châu, ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp , Chân Lạp và Kim Lân , giữ vững biển Nam , quân số có đế 40 vạn .Còn Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử thông cương giám mục chép cụ thể là vào tháng 7 mùa thu năm Nhâm Tuất (722 ) , ở Hoan châu , Mai Thúc Loan xưng là Hắc Đế, bên ngoài liên kết với người Lâm Ấp , Chân Lạp , quân số nói là 30 vạn người . Vua nhà Đường phải sai Dương Tư Húc và Quang Sở Khách đem 10 vạn quân sang đánh mới dẹp yên được …
Thời tự chủ , trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc , đời nào cũng có người ở vùng quê Hồng Lam tham dự .
Tấm bia làng Bình Hà , Huyện Nam Thanh – Hải Dương còn ghi công trạng của một vị tướng được phong Thần , thờ ở đây là Cao Minh Hựu , người huyện Phi Lộc ( Can Lộc ) , đã tham gia cuộc kháng chiến chống quân Tống do vua Lê Đại H2nh lãnh đạo , trên sông Hương Đại , Tây nam sông Bạch Đằng.
Thần tích đền An Tân , huyện Gia Phúc , nay thuộc tỉnh Bắc Ninh , chép về 2 vị Thần là “ Trường Tân nhị tướng quân “ , mà sách Việt điện u linh chép lại như sau : Lê Thạch tự Phúc Sơn , quê La Sơn , và Hà Anh tự Quang Hoa , quê châu Diễn , khoảng niên hiệu Thiệu Hưng đời Trần Nhân Tông ( Đúng ra là niên hiệu Thiệu bảo ( 1279-1284 ) và Trùng Hưng ( 1285- 1292 ) , phụng thị ở trong cung Thái tử lâu ngày , được phong là Chánh , Phó thị đô lang tướng . Năm Nhâm Thân ( 1272 ) , muốn kiếm cớ sang đánh nước ta . Nhà Nguyên sai Ngột Lương ( Uriyang ), sang hỏi về dấu vết cột đồng Mã Viện . Vua Trần cho Hàn lâm hiệu thảo Lê Kính Phu đi hội khám . Hai tướng Lê , Hà cũng được sai đem 2000 quân đao phủ đi cùng. Ngột Lương ngạo mạn , hạch sách đủ điều Lê , Hà nói với Kính Phu : Chúng ta vâng mệnh Vua , không được làm nhục Quốc thể . Việc dùng lý lẽ là do tiên sinh , chúng tôi là con nhà võ , như mũi tên đã để sẵn trên dây cung , giữ lại hay phóng đi chỉ tách một cái là xong .Hôm sau , ba người cùng gặp Ngột Lương , Kính Phu biện bác qua loa rằng : Cột đồng lâu ngày đã không còn dấu vết , còn 2 tướng thì quắc mắt tỏ ý phẫn nộ , làm cho Ngột Lương sợ hãi , đành phủ dụ vài câu rồi về .Khi quân Nguyên sang đánh nước ta ( 1285) , hai người xin đi đánh giặc . Lê Thạch được phong là “ Uy linh thượng tướng quân “ đóng đồn ở Hải Ải Điểm khẩu. Hà Anh được phong là “ Đông lãm đại tướng quân “ , đóng đồn ở Cao lâu khẩu . Trong trận An Bác châu , hai ông chém được tướng Nguyễn Triệu Tộ và Giải Ninh . Nhưng trong trận Phượng Nhãn hai ông bị quân Trương Hằng phục kích vây bắt . Tướng Toa Đô dụ dỗ , nhưng 2 ông không chịu khuất phục , đều bị giặc chém vứt xác xuống sông Nguyệt Đức ( Đoạn chảy qua làng Nguyệt Đức ,Bắc Ninh ).Thi thể 2 người trôi về bến Trường Tân , được nhân dân vớt lên chôn ven sông và lập miếu thờ. Về sau Triều đình ban sắc phong cho Lê Thạch là “Chính trực đại vương “ và Hà Anh là “ Cương đoán đại vương “.
Nhiều người cũng đã tham gia vào các cuộc chiến với nước Chiêm Thành ở phía Nam . Ở làng Yên Trí ( Kẻ Sóc ) , xã Nội Thiên Lộc nay thuộc xã Thuận Thiện trước có 2 ngôi đền xây cạnh nhau. Một ngôi thờ vị Thần “ Đô nam nhạc Ô Trà sơn “ , một vị tướng thời Lý . Theo Thần phả thì vị tướng này ( không rõ họ tên ) sinh vào đời Lý , mới 8 tuổi đã giỏi văn chương , lớn lên theo nghiệp võ. . 18 tuổi làm tướng dưới thời Lý Nhân Tông ( 1072- 1127 ) , đến chức Thượng Quốc công , vâng mệnh đi đánh giặc . Khi vượt sông Hà ( Hoàng ) đến núi Hồng Lĩnh , đến xứ Đồng Vị Tất thì mất , nhân dân lập đền thờ. Trước đền còn có vế đối “ Linh phong nậm trứ , Lý triều nhất thống dĩ lai “ . Các triều Lê , Nguyễn đều có sắc phong . Ngôi đền bên cạnh thờ 2 vị tướng Nguyễn Cả, Nguyễn Hai , tương truyền là con ông Nguyễn Phán , người làng Kẻ Sóc , theo vua Lê Thánh Tông đi đánh giặc Chiêm Thành ( 1470-1471), sau được giao trấn thủ biên giới Việt – Trung và mất ở đó .
Đầu thế kỷ XV , nhà Minh mượn tiếng sang giúp nhà Trần đánh lại nhà Hồ  để cướp nước ta . Vùng đất Hồng – Lam trở thành điểm quy tụ lực lượng kháng chiến . Những Bà Hồ , Động Choác , Tiên Hoa , Lục Niên …trở thành địa danh lịch sử gắn với tên tuổi của những anh hùng , nghĩa sĩ .
Đặng Tất ( ?- 1409 ) là cháu nội Thám Hoa Đặng Bá Tĩnh đời Trần, quê làng Đông Rạng , xã Tả Thiên Lộc ( nay là xã Tùng Lộc – Thiên Lộc ) . Gia phả chép ông là Cống sĩ , làm quan dưới triều Trần Thuận Tông ( 1388- 1398 ) , Trần Thiếu Đế ( 1389 – 1400) , đến chức Tri châu Thanh Hóa . Ông đứng về phe ủng hộ Hồ Quý Ly , nên dưới triều Hồ , được cử làm Đại tri châu Hóa Châu . Nhà Hồ mất , ông trá hàng nhà Minh để giữ binh quyền Hóa Châu . Tháng 10/1407 , vua Giản Định khởi binh chống giặc Minh ở Mộ Độ ( Ninh Bình ) . Ông giết quan lại nhà Minh , đưa quân ra hợp , gả con gái cho Vua , được phong Quốc công  , cùng với Đồng tri khu mật viện Nguyễn Cảnh Chân ra sức giúp rập Giản Định . Nghĩa quân càng ngày càng lớn mạnh , như sau chiến thắng Bô Cô ( Nam Định )  Vua tôi có sự bất đồng . Vốn hẹp hòi , đa nghi Vua Giản Định nghe lời ghèm pha đã giết 2 công thân Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. 
Đặng Dung ( ? – 1414 ) : là con trưởng của Đặng Tất và 2 em là Đặng Doãn , Đặng Thiết  đang giữ Hóa Châu , được tin cha bị giết oan , bèn cùng Nguyễn Cảnh Dị , con của Nguyễn Cảnh Chân , đem quân ra Thanh Hóa đón Trần Quý Khoáng ( cháu vua Trần Nghệ Tông , gọi vua Giản Định bằng chú ) , về Nghê An và tôn lên làm Vua . Ngày 17 tháng 3 năm Kỷ Sửu (7/4/1409 ) , Trần Quý Khoáng lên ngôi ở bà Hồ , huyện Chi La ( nay là xã Yên Hồ - Huyện Đức Thọ ) , lấy hiệu Trùng Quang , phong Nguyễn Cảnh Dị làm Thái bảo , Đặng Dung làm Đồng bình chương sự . Sau đó vua Trùng Quang tôn vua Giản Định làm Thái thượng hoàng đế , thống nhất lực lượng kháng chiến .Từ căn cứ Bà Hồ , nghĩa quân tiến ra đánh giặc Minh ở Bình Than, hàm Tử rồi rút về Nghệ An củng cố lực lượng . Giữa năm 1410, Vua cùng Nguyễn Cảnh Dị , Đặng Dung lại đưa quân ra Hạ Hồng , phá được quân của Đô đốc Giang Hạo rồi thùa thắng đuổi giặc đến bến Bình Than . Hào kiệt nhiều nơi nổi dậy hưởng ứng . Đến giữa năm 1412, Trương Phụ , Mộc Thạnh tiến đánh Nghệ An. Lực lượng nghĩa quân yếu dần tiến ra Bắc , bị thất bại lại phải về Nghệ An . năm 1413 lùi vào Hóa Châu .Đặng Dung và Nguyễn Súy đóng giữ kênh Thái Hà , đánh úp giặc suýt giết được Trương Phụ . Nhưng khi giặc phản công thì nghĩa quân tan rã , Vua tôi đều bị giặc bắt đưa về Đông Quan . Dọc đường vua Trùng Quang , Đặng Dung và Nguyễn Súy cùng nhảy xuống sông tự tận ( 1414 )….
" ( Trích trong Hà Tĩnh đất văn vật Hồng Lam " - Thái Kim Đính.

MỘT CHÚT TƯỞNG NHỚ VỀ TÁC GIẢ THÁI KIM ĐỈNH.

Nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh sinh năm 1926, quê làng Tường Xá, xã Đức Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nguyên là cán bộ Ty Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh; sáng lập viên Hội Văn nghệ Hà Tĩnh; Phó Hội trưởng Hội văn nghệ Hà Tĩnh; Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Nghệ Tĩnh; Chi hội trưởng chi hội văn nghệ dân gian Hà Tĩnh; hội viên các hội: Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Nhà báo Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh thông thạo các ngoại ngữ Hán, Pháp, say mê điền dã. Ông được xem là nhà địa phương học hàng đầu của xứ Nghệ. Ông có phong cách nghiên cứu sâu sát, thận trọng; các quan điểm và nhận xét được rút ra từ các căn cứ lý luận và thực tiễn, có giá trị tham khảo. Các thế hệ nghiên cứu hậu sinh và những người quan tâm coi ông là pho từ điển sống về văn hóa xứ Nghệ.
Trong cuộc đời nghiên cứu văn hóa - lịch sử Nghệ Tĩnh và sáng tác của mình, ông đã xuất bản 80 đầu sách, trong đó có gần 30 cuốn in riêng và chủ biên và hơn 50 cuốn viết chung.
Những tác phẩm tiêu biểu của Thái Kim Đỉnh: Truyện dân gian Nghệ Tĩnh, Cỏ mật - Nhịp cầu (Tập thơ); Năm thế kỷ văn Nôm người Nghệ; Thơ văn quanh Truyện Kiều; Tác giả Hán Nôm Nghệ Tĩnh; Từ điển tiếng Nghệ (soạn chung); Làng cổ Hà Tĩnh (Chủ biên); Tiếng Kiều đồng vọng (soạn chung); Địa chí các huyện: Đức Thọ, Kỳ Anh, Can Lộc…
Với nhiều cống hiến, nhiều tác phẩm có giá trị, ông đã được được trao tặng nhiều giải thưởng văn học, nghệ thuật, báo chí: Giải thưởng VHNT Nguyễn Du (tỉnh Hà Tĩnh); Giải thưởng VHNT Hồ Xuân Hương (tỉnh Nghệ An); Giải thưởng Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; Giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam.
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh, cây đại thụ của Văn hóa xứ Nghệ, đã qua đời lúc 2 giờ 15 phút sáng ngày 4/2, hưởng thọ 92 tuổi. Sự ra đi của ông để lại nhiều nỗi tiếc thương, một khoảng trống lớn của giới nghiên cứu văn hóa xứ Nghệ.
Sau bảy ngày điều trị tại bệnh viện, sáng ngày 4-2, nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh qua đời ở tuổi 92 tại nhà riêng ở ngõ 12, đường Xuân Diệu, phường Bắc Hà, TP.Hà Tĩnh (Hà Tĩnh).
TS. Võ Hồng Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ về sự ra đi của nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh: “Ông ra đi, để lại một khoảng trống lớn không thể bù đắp. Bởi ông có thể coi là người cuối cùng trong “thế hệ vàng” các nhà nghiên cứu Hán Nôm, văn hóa xứ Nghệ, gồm các cụ Trần Hữu Thung, Thanh Minh, Ninh Viết Giao, Võ Hồng Huy từ giã cõi trần”.
Còn nhà văn Đức Ban, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh thì chia sẻ: “Với công việc, nhà nghiên cứu Thái Kim Đỉnh nêu một tấm gương sáng về đức kiên trung, tinh thần tự học, năng lực làm việc không mệt mỏi. Với bạn bè văn hóa văn nghệ, ông là thầy, là bạn, là học trò tình sâu nghĩa nặng. Với gia đình, ông là người chồng thủy chung, sâu nặng yêu thương, người ông, người cha mẫu mực về lối sống giản dị, tính khiêm nhường, đạo lý là tối thượng trong sinh hoạt, trong đối nhân xử thế”. ( http://dantri.com.vn/ )

Xin theo dõi tiếp bài 5. Thân ái . dienbatn.
Xem chi tiết…

MỘT VÙNG ĐỊA LINH SINH NHIỀU NHÂN KIỆT.BÀI 3.

9/09/2017 |
MỘT VÙNG ĐỊA LINH SINH NHIỀU NHÂN KIỆT.BÀI 3.


Đứng bên bờ đê Dũng Quyết của Nghệ An , nhìn sang bên kia sông Lam , đất Hà Tĩnh ta thấy một khung cảnh thật tuyệt vời , trong trời Nam khó nơi nào sánh kịp. Một vùng trời nước bao la được bao bọc đằng sau bởi một dãy núi đẹp như một bức tranh sơn thủy . Cửa sông Lam đổ ra biển ( phía bên Nghệ An ) là cửa Hội . Dặng núi phía bên kia sông Lam ( đất Hà Tĩnh ) là dãy Hồng Lĩnh . Vùng đất ven sông Lam bên Hà Tĩnh có một nơi gọi là Huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh , ngày trước được gọi là huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang trấn Nghệ An . Sông nước hữu tình , địa linh sinh nhân kiệt , chúng ta thử tìm hiểu khu vực này bằng kiến thức Phong thủy xem như thế nào nhé.

3/ ĐỊA CHẤT - ĐỊA HÌNH :


Dienbatn tại đền Lê khôi – Cửa Sót.

1. VÙNG TRANH CHẤP GIỮA NÚI VÀ BIỂN.

Người Hà Tĩnh còn truyền lại một chuyện thần thoại : “ Thời xa xưa , núi tập trung ở phía Tây , rất xa biển Đông . Giữa núi và biển là đồng bằng rộng lớn . Biển cậy biển rộng biển sâu , có thể nuốt chửng núi , nên gầm ghè , gào thét , đòi được làm anh . Núi lại cho rằng núi lớn , núi cao , có thể lấp cạn biển , cũng ngạo nghễ , chẳng chịu làm em . Không biết bao nhiêu đời , hai bên hục hặc , gầm ghè với nhau . Cho đến một ngày kia, núi quyết một trận sống mái với biển . 
Thế là núi trùng trùng , nhằm hướng mặt trời mọc , tràn qua đồng bằng . Đến bờ biển , hòn con Dê ( Sơn dương ) đi tiên phong  , nhảy ào xuống nước . Đội tiền quân do Rú Ba Độ ( Bàn Độ ) dẫn đầu đến tiếp , dừng lại ven bờ . Đội trung quân là rú Voong ( Cao Vọng ) , Rú Ngang ( Hoành Sơn ) , rồi hậu quân với hằng hà sa số ngọn lớn nhỏ , cao thấp ùn ùn đổ ra .
Lúc đầu , biển coi thường đổ ra nghên chiến . Nhưng thấy đội ngũ núi điệp trùng , đằng đằng sát khí , thì đâm chờn , núng thế , vội sai những ngọn sóng bạc đầu vào lạy , xin hàng .
Thấy biển đã quy phục , núi liền dừng chân , nhưng vẫn đứng nguyên vị trí đề phòng biển phản trắc , sinh sự “ ( Cuộc chiến tranh giữa núi và biển ) .
Thần thoại trên , ngoài ý nghĩa nhân hóa tự nhiên, lồng vào ước vọng của con người , muốn chinh phục thế giới tự nhiên của người nguyên thủy . Ở đây , giải thích hiện tượng núi lấn biển vùng Kỳ Anh , cũng là hiện tượng chung ở Hà Tĩnh và nhiều tỉnh trung bộ Việt Nam .
Theo các tài liệu địa chất thì ở thời Đại nguyên sinh và Cổ nguyên sinh còn sót lại bán đảo Trung Ấn , có nhiều núi non , sau khi xâm thực  trở thành nền đất mòn , một lớp nham thạch phủ lên , tạo ra đới Trường Sơn. Đến Đại trung sinh , có sự trấn động tạo sơn , các nếp gãy nhô lên , tụt xuống làm lẫn lộn đá Hoa cương , tinh thạch , sa thạch , để lại các dãy núi có tính chất trung gian ở vùng Ngàn Sâu – Rào Nậy , đồng thời lớp trầm tích đứt gãy , phủ lên lớp trầm tích của đới Trường Sơn , tạo đới mới Hoành Sơn .Ở đại Tân sinh , do kiến tạo Himalaya dữ dội , nền đất mòn cũ bị kênh , tạo ra các thung lũng Ngàn sâu , Ngàn Phố . Biển tiến đưa trầm tích vào , hình thành các dãy Hồng Lĩnh , Nam Giới . Bước vào Kỷ đệ tứ – Kỷ Nhân sinh , vùng đất Hà Tĩnh thành lục địa , phía Tây là núi , gồm các dãy Trường Sơn , Thiên Nhẫn , Trà Sơn , Hoành Sơn . Phía Đông là đồng bằng và một phần trong quá trình bồi đắp . Biển tiến vào ở Kỷ đệ tứ , toàn bộ đồng bằng phía Đông ngập nước . các dãy Hồng Lĩnh, Nam Giới trở thành quần đảo . các dãy Hoành Sơn , Thiên Nhẫn thành bán đảo và tạo ra các vùng vịnh . Sau đó biển lùi ra dần , đồng bằng Hà Tĩnh trở lại cảnh quan gần như ngày nay …..

2/ NÚI :
…Núi đồi Hà Tĩnh có các sơn hệ Trường Sơn , Trà Sơn – Hoành Sơn ở phía Tây và các núi lẻ ở đồng bằng ở phía Đông.

Hệ Trường Sơn – Dãy Pulaileng – Rào Cỏ : Một phần của Trường Sơn bắc , chạy dọc biên giới Việt – Lào , suốt 143 km giữa Hà Tĩnh và Khăm Muộn , với  những  đỉnh cao phía Tây : Toóc-nác – léc ( 1041 m ), Bà Mụ ( 1367m ) , Giăng Màn ( 936m ) , Rú Bành ( 646 m )ở Hương Sơn . Cẩm Lĩnh ( 973 m ) ở Vũ Quang , Rú Hóp ( 936 m ) , và cao nhất là ngọn Rào Cỏ (2286 m )ở Hương Khê. Núi trải rộng và thấp dần ở phía Đông , đến tận tả ngạn sông Ngàn Sâu , kết thúc ở mút cuối dãy Đại hàm , có độ cao trung bình 400 -500 m .Phủlên núi đồi là thảm rừng già bốn mùa xanh thẳm , nên được gọi chung là dãy Giang màn .

Hệ Hoành Sơn : Bắt đầu từ dãy Trà Sơn – dải tiền duyên của dãy Giang Màn . Cùng thuộc hệ này còn có dãy Thiên Nhẫn 999 ngọn trên đất Thanh Chương , Nam Đàn của tỉnh Nghệ An . kết thúc ở bờ sông Phố và bờ bắc sông La thuộc đất Hương Sơn , Đức Thọ - Hà Tĩnh .
Dãy Trà Sơn khởi đầu từ Rú Thông – Tùng Lĩnh ( 56 m ), kéo dài từ Đức Thọ qua Can Lộc , Thạch Hà vào Cẩm Xuyên , Kỳ Anh , có 4 mạch chạy song song . Nối với Rú Thông trên đất Đức Thọ  là những núi đồi thấp chỉ từ 300 m đổ xuống đến dải đồi núi thấp ở Can Lộc , tạo thành mạch thứ nhất . hai mạch giữ có ngọn Bò Đực ( 196 m ) , Thành Đá Đen , Rú Toan ( 442 m ) . Mạch thứ 4 là dải đồi thấp từ hữu ngạn sông Ngàn Sâu , đổ đến Truông Bát , thì 4 mạch cài bện vào nhau , đi về phía Nam .Từ vùng Vọng Liệu , núi chạy theo hướng Đông Nam ra bờ biển , kết thúc ở Mũi Đao , Mũi Độc. Đó là dãy Hoành Sơn với nhiều ngọn cao 400 đến 650 m , có ngọn Ba Cốc cao 823 m. Đèo Ngang đi qua Hoành Sơn ở độ cao 256 m từ xưa đã là cửa ngõ phía Nam của xứ Nghệ thông vào Thuận – Quảng . Trà Sơn – Hoành Sơn ngày trước cũng như Trường Sơn bao phủ một thảm rừng già , mà ít nhiều dấu vết còn lưu lại trong khu bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ trên đất ba huyện Cẩm Xuyên – Kỳ Anh – Hương Khê .

Hệ núi lẻ : Rải dọc dải đồng bằng ven biển từ Nghi Xuân vào Kỳ Anh có hàng chục dãy núi , ngọn núi cao trung bình trên dưới 1000 m đến dưới 600 m .
Dãy Hồng Lĩnh 99 ngọn , trải rộng 30 km2 , trên đất ba huyện Nghi Xuân , Can Lộc , Lộc hà và thị xã Hồng Lĩnh được tạo nên vào Đại tân sinh . Phần lớn những ngọn núi cao ngoài 200 m đến 500 m , chỉ có vài ba ngọn trên 600 m . Cao nhất là Rú Ông  (676 m ). Từ lâu đời Hồng Lĩnh được coi là danh sơn xứ Nghệ , danh sơn nước Nam với đại ngàn hùng vĩ , với những huyền thoại và di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng .
Rú Bờm – Côn bằng nằm trên địa phận các xã An Lộc , Bình Lộc , Thịnh Lộc , Thạch bằng , huyện Lộc Hà . Đây là núi đá hoa cương , có 3 ngọn , ngọn cao nhất 213 m . Chân núi mé Tây Nam  xoải rộng , có 5 cụm đá lô nhô , mỗi cụm có một hòn “Đá Tướng “ cao to hơn đứng giữa . Do đó bãi đá ấy được gọi là “ Ngũ quân xuất trận “ . Xưa người ta cho rằng núi hình như con cá lớn dương vây , lại như con chim lớn vỗ cánh nên mới lấy  ( cá ) Côn , ( chim ) bằng mà đặt tên . Tương truyền mộ của Nguyễn Hữu Chỉnh táng ở đây , nên tước phong của ông là Bằng Quân công .
Núi Nam Giới : Như tên gọi , là biên giới Việt – Chiêm Thành vào thế kỷ X. Con sông Hoàng hà từ ngã ba Sơn đổ ra Cửa Sót hồi ấy , cho đến đầu thế kỷ XIX, còn đi qua xã Dương Luật , phía nam núi , được coi là gianh giới tự nhiên . bên kia sông còn có một hòn núi nhỏ nằm trên đất Thạch Bàn , Thạch Đỉnh , bây giờ gọi là Hòn Mốc ( Mộc Sơn ) . Sách cổ chép “ Hữu Nam Giới “ ( 67 m ) . Núi Nam Giới xưa có tên Quỳnh Sơn , cao nhất là ngọn Treo Cờ ( 375 m ) . Ngọn phía bắc có tên Quỳnh Viên, tương truyền là nơi Chử Đồng Tử được sư Phật Quang truyền dạy và tu hành đắc đạo ở đây . “ Danh sơn do thuyết cổ Quỳnh Viên “ – ( Ngọn núi nổi tiếng này còn truyền câu chuyện Quỳnh Viên xưa ) – Thơ Lê Thánh Tông.
Từ Can Lộc vào Cẩm Xuyên , trên dải đồng bằng ven biển , có hàng chục ngọn núi nhỏ mọc dải rác. Dân gian bảo đó là những hòn đá văng ra khi Ông Đùng xây núi .
Thiên Cầm ( 116 m ) tương truyền do Vua Hùng qua đây , nghe tiếng đàn Trời mà đặt tên như vậy và Vua Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt ở đây . Hiện còn cái hang sâu gọi là “ Hang Hồ Quý Ly “. Trên núi có ngôi chùa cổ Cầm Sơn , và dưới núi là thị trấn du lịch Thiên Cầm.
Hai ngọn Phượng Hoàng và Lạc Sơn ( Rú Lác ) cuối huyện Cẩm Xuyên tiếp với các ngọn núi thuộc dãy Trà Sơn kéo xuống , kề lưng với Rú Voi ở địa đầu huyện Kỳ Anh . Rú Voi ( các sách xưa chép là núi Ngọc Thạch hay núi Tiên Chưởng ) , hình như con voi ở đây , do đó xã này sau đó có tên Tuần Tượng , dân gian gọi là “ Quán Voi , chợ Voi “. Kề với Rú Voi , có núi  Kỳ Đầu ( 117 m ), như lá cờ vươn cao , nằm trên đất làng Như Nhật , có ngọn sát biển gọi là Bằng Sư , hè thu có chim cu kỳ ( sơn cưu ) bay về tụ tập , dân địa phương làm bẫy đánh bắt . Cu kỳ và tôm hùm là đặc sản của vùng Kỳ Anh . Phía Nam núi Kỳ Đầu , dọc biển lại có các ngọn Rú Vàng , Nhà Trần , động Trúc Viên( 213 m ) , Đế Cậy ( 248 m ) , Càn Hương và phía nam có các dãy Bàn Độ , núi Cao Vọng …tương truyền ngày xưa Hồ Hán Thương  bị quân Minh bắt ở núi này . Từ Càn Sơn , núi vòng theo hướng Đông Bắc , kéo dài 8 km ra tận biển , gọi là Mũi Dòn . sách cổ chép theo phiên âm tiếng Hán – Việt là núi Ô Tôn ( 230 m ) , và ngoài khơi là đảo Sơn Dương . Hiện ở đây là Cảng Vũng Áng ……

3/ BIỂN .

Bờ biển Hà Tĩnh :  dài 137 km , vùng lãnh hải rộng 18400 km2. Trừ một số nơi núi mọc lấn ra và các cửa sông chia cắt , còn lại là bãi bằng phẳng , do cát biển từ dòng chảy trong vịnh Bắc bộ bồi đắp . Giáo sư H.LE Breton qua nghiên cứu gia phả các dòng họ Nguyễn ở Thượng Xá – Nghi Lộc và Tiên Điền – Nghi Xuân đã viết trong cuốn “ An Tĩnh cổ lục “ : Bờ biển ở thế kỷ XIV , cách bờ biển ngày nay ( đầu thế kỷ XX ) 2 km về phía Tây . Đoạn bờ biển hai huyện Nghi Xuân , Lộc Hà  (một phần của Can Lộc , Thạch Hà cũ ) từ Cửa Hội đến Cửa Sót , dài khoảng 38 km , trừ một quang ngắn ở Cửa Gián , nơi mút cuối Hồng Lĩnh mọc lấn ra , còn lại là bãi bằng phẳng . Phía Nam Cửa Sót , mỏm Bắc núi Nam Giới phóng ra biển thành mũi Lố , có nhiều mỏm đá ngầm hiểm trở , thuyền bè qua lại rất khó khăn , nên có câu “ Đia qua cửa Lố mà kinh “ . Đoạn từ cuối núi Nam Giới – huyện Thạch Hà  đến cửa Nhượng Bạn – Cuối huyện Cẩm Xuyên , khoảng trên 20 km cũng là bãi cát bằng phẳng . Chỉ ở mé Đông núi Thiên Cầm , có một bãi đá . Trước Cửa Nhượng có hòn Bơớc ( Đại Trập , Tiểu Trập ) , là bãi đá cao chỉ khoảng 5-6 m, kéo dài khoảng 800 m . “ Ngoài khơi có đám rạn và …” là câu vè về dải đá ấy .


Xa hơn , phía ngoài Hòn Én ( Yến đảo ) . Phía Nam cửa Nhượng  là núi Tượng Tỵ , giống như một con voi vươn vòi ra biển . Từ đây vào tới Mũi Độc , cuốin dãy Hoành Sơn là bờ biển huyện Kỳ Anh , dài tới 63 km . Đoạn này có Núi Dẫn , núi Bàn Độ ,  núi Cao Vọng và núi Hoành Sơn mọc lấn ra biển tạo thành những mũi Dung , mũi Đao, mũi Độc , đá lô nhô , lởm chởm , chỉ có từng đoạn ngắn là bãi cát bằng . Tuy nhiên , cảnh quan ở nơi đây lại rất đẹp . Đặc biệt mé Nam Cửa Khẩu , ngọn Đỉnh Chùa cuối dãy Cao Vọng vươn ra biển theo hướng Đông Bắc , gọi Mũi Dòn , tạo thành 2 vùng biển sâu và kín . Phía bắc là Vũng Áng ở làng Vĩnh Áng . Phía Nam là núi Yên Ao , cũng gọi là Đình Chùa , ở làng Phác Môn ( nay đều thuộc xã Kỳ Lợi ) . Ngoài Mũi Dòn không xa là đảo Sơn Dương ( hòn Con Dê ), xa hơn là hòn Con Chim .
Bờ biển Hà Tĩnh có 6 cửa biển lớn nhỏ .

 Phía bắc là Cửa Hội : nằm giữa hai huyện Nghi Lộc ( Nghệ An ) và Nghi Xuân ( Hà Tĩnh ) , nơi sông Ngàn Cả ( Lam Giang ) đổ ra biển . hàng năm , sông đưa một khối lượng nước khổng lồ qua đây nên dòng chảy rất mạnh . Do đó có câu “ Cửa Hội khó vào – Cửa Trào khó ra “ . Sách xưa chép tên là Cửa Đơn Hay hoặc Cửa Đan Nhai . Khoảng thế kỷ XVI , có xã Hội Thống nên gọi là Cửa Hội ( Thống ). Cửa Hội là cửa biển lớn ở Hà Tĩnh , thuyền bè qua đây ngược lên Phố Phù Thạch , chợ Sa Nam xưa , và các cảng Bến Thủy , Xuân Hải ngày nay .



Cửa Sót : nằm giữa hai huyện Thiên/Can Lộc và Thạch Hà . Từ năm 1921 là đất Thạch Hà , và hiện nay nằm giữa hai huyện Lộc Hà và Thạch Hà , do nước hai con sông Hoàng hà và Rào cái hợp lưu ở ngã ba Sơn , đổ vào sông Sót ( Sót giang hay Luật giang ) mà ra biển . Hơn 200 năm trước , cửa biển ở trên xã Dương Luật ( sách cổ chép là cửa Dương Luật ), phía Nam dãy Nam Giới , giữa hai xã Thạch Kim ( Kim Đôi cũ ) và Thạch Bàn . Cửa Sót là đường thủy quan trọng vào thành phố Hà Tĩnh .


Cửa Nhượng : Nằm trên đất xã Cẩm Nhượng ( Nhượng Bạn cũ ) , huyện Cẩm Xuyên , do nước sông Hội , sông Quèn, sông rác hợp lưu ở cuối xã Cẩm Lộc mà đổ ra biển . Xưa kia , cửa biển ở mé Bắc núi Thiên cầm , trên đất xã Kỳ La , gọi là cửa Kỳ La , cuối đời Lê , mới chuyển xuống phía Nam , qua làng Nhượng Bạn.


Cửa Khẩu : Chính là Hà Hoa hải khẩu đời Trần được gọi tắt lâu ngày thành quen , nằm trên đất xã Hải Khẩu , nay là xã Kỳ Ninh huyện Kỳ Anh , do nước sông Kinh nối với sông Rác và sông Quèn ( Quyền giang ) cùng nhiều khe suối hợp ở sông Vịnh mà chảy ra biển . Cửa Khẩu là cửa ngõ cuối cùng con đường thủy của Nam Đại Việt xưa thông ra biển . , từng là quân cảng chốt trước Trấn lỵ Dinh Cầu thời Lê . Ngày nay là đường thủy thông lên thị trấn Kỳ Anh , và qua đường biển nối với cảng Vũng Áng .


Cửa Nước MặnCuối huyện Kỳ Anh xưa còn có cửa Nước Mặn ( Xích Mộ hay Xích Lỗ ) , do nước khe Du , khe Di , khe Bò …từ Đèo Ngang đổ xuống chảy ra phía Bắc Hoành Sơn , nay thuộc đất xã Kỳ Nam . Vào thế kỷ XV , đoàn thuyền chiến của Vua Lê Thánh Tông từng lưu trú tại đây , nhưng nay cửa biển đã bị bồi lấp .


( Theo cuốn Hà Tĩnh đất văn vật Hồng lam - Thái Kim Đỉnh ).
Xin theo dõi tiếp BÀI 4. dienbatn.

Xem chi tiết…

MỘT VÙNG ĐỊA LINH SINH NHIỀU NHÂN KIỆT.BÀI 2.

9/08/2017 |
MỘT VÙNG ĐỊA LINH SINH NHIỀU NHÂN KIỆT.BÀI 2.


Đứng bên bờ đê Dũng Quyết của Nghệ An , nhìn sang bên kia sông Lam , đất Hà Tĩnh ta thấy một khung cảnh thật tuyệt vời , trong trời Nam khó nơi nào sánh kịp. Một vùng trời nước bao la được bao bọc đằng sau bởi một dãy núi đẹp như một bức tranh sơn thủy . Cửa sông Lam đổ ra biển ( phía bên Nghệ An ) là cửa Hội . Dặng núi phía bên kia sông Lam ( đất Hà Tĩnh ) là dãy Hồng Lĩnh . Vùng đất ven sông Lam bên Hà Tĩnh có một nơi gọi là Huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh , ngày trước được gọi là huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang trấn Nghệ An . Sông nước hữu tình , địa linh sinh nhân kiệt , chúng ta thử tìm hiểu khu vực này bằng kiến thức Phong thủy xem như thế nào nhé.

2/ SÔNG LAM.



Sông Lam, (tên gọi khác: Ngàn Cả, Sông Cả, Nậm Khan), là một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chảy trên lãnh thổ Lào gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, phần cuối của sông Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh đổ ra biển tại cửa Hội. Cụ thể, trên lãnh thổ Việt Nam, nó chảy qua địa phận huyện Kì Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An rồi vào Đức Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ ra vịnh Bắc Bộ.
Tổng cộng các chiều dài của sông theo Bách khoa toàn thư Việt Nam là khoảng 512 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361 km. Tuy nhiên có nguồn khác thì cho rằng dòng sông này có hai nguồn chính, nếu tính theo đầu nguồn từ Nậm Mơn (từ dãy Pu Lôi) thì Sông Lam dài 530 km, nếu tính đầu nguồn bắt đàu từ Nậm Mô (cao nguyên Trấn Ninh) thì chiều dài sông là 432 km. Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 km², trong số đó 17.730 km² thuộc Việt Nam. Tính trung bình của cả triền sông thì sông Lam nằm ở cao độ 294 m và độ dốc trung bình là 18,3%. Mật độ sông suối là 0,60 km/km². Từ biên giới Việt-Lào đến Cửa Rào, lòng sông dốc nhiều với hơn 100 ghềnh thác. Từ Cửa Rào trở về xuôi, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được trên sông vào mùa nước. Tổng lượng nước 21,90 km³ tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688 m³/s và môđun dòng chảy năm 25,3 l/s.km². Lưu lượng trung bình mỗi năm tại Cửa Rào là 236 m³/s, tại Dừa: 430 m³/s. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 cũng là mùa mưa, góp khoảng 74-80% tổng lượng nước cả năm.
Sông chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, khi gần tới biển chảy ngược lên hướng Bắc. Có một số nhánh sông nhân tạo lấy nước từ Sông Lam như sông Đào.
Sách Đại Nam nhất thống chí viết: ...sông Lam Giang, tục gọi sông Cả, có hai nguồn: Một nguồn chảy ra từ các núi phủ Trấn Biên xứ Nghệ (nay là đất huyện Samtay tỉnh Hủa Phăn Lào), phủ Trấn Ninh xứ Nghệ (nay thuộc Xiêng Khoảng Lào), chảy về phía Đông đến phủ Tương Dương xứ Nghệ qua núi Thành Nam gọi là nguồn Tương. Nguồn kia bắt đầu từ vùng núi huyện Thúy Vân xứ Nghệ chảy về phía Đông Nam vào phủ Quỳ Châu gọi là nguồn Hiếu. Hai nguồn hợp nhau chảy về Đông đến các huyện Thanh Chương, Nam Đường (nay là Nam Đàn) gặp sông Dương và sông Vũ từ phía Tây đổ vào, sông Cương từ phía Bắc chảy vào, rồi chảy đến phía Nam núi Lam Thành thì hội với sông La thành sông Tam Chế và đổ ra biển Đông tại cửa Hội.
Ngàn Cả hay sông Cả là tên cũ của sông Lam. Ngày nay, sông Cả chỉ phần nhánh chính từ Nghệ An của sông Lam. Nhánh này hợp với nhánh lớn thứ hai là sông La, từ Hà Tĩnh, để tạo thành phần hạ nguồn của sông Lam. Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là "lớn", vừa có hàm nghĩa là "mẹ", mẹ của những con sông nhỏ đổ về như Nậm Nơn, Nậm Mộ, sông Giăng, và sông La. Còn tên "sông Lam" có lẽ do màu nước xanh. Sông còn có các tên như Lam Giang, Thanh Long Giang, Lam Thủy.
Cùng với núi Hồng Lĩnh, sông Lam được xem là biểu tượng của xứ Nghệ. Hai bên dòng sông Lam có những làng văn hóa của Nghệ An và Hà Tĩnh như Yên Hồ (Đức Thọ), Tiên Điền, Uy Viễn (Nghi Xuân), Trung Lương (Thị xã Hồng Lĩnh), Trung Cần, Hoành Sơn, làng Kim Liên (Nam Đàn) tạo nên một vùng văn hóa Lam Hồng .( https://vi.wikipedia.org)
“Ngược dòng sông Lam đi tiếp đến ngã ba núi Thành, bạn sẽ bắt gặp một bãi đá ngầm lúc chìm, lúc nổi theo mực nước thủy triều. Bãi đá này có tên gọi là Phù Thạch. Bờ phía Nam đã từng một thời vang bóng bởi một thương cảng sầm uất. Cũng chính nơi đây đã từng là kinh đô kháng chiến của nhà Hậu Trần đầu thế kỷ XV, gắn liền với tên tuổi Nguyễn Biểu. Cả một vùng châu thổ phía Nam của dòng Lam Giang này từ nổi tiếng là vùng đất học, ở đây thời nào cũng có nhiều nhà khoa cử nổi tiếng. Rời bến thuyền, bạn có thể lên núi Hồng Lĩnh để xem và nghe về những huyền thoại cổ tích. Núi Hồng có 99 đỉnh, mỗi đỉnh có những cái tên gắn với hình thù, dáng núi như Thiên Tượng (voi trời), Ngũ Mã (5 ngựa). Sư Tử, Hàm Rồng..., hoặc có đỉnh được đặt tên theo truyền thuyết cổ tích, theo danh nhân như Rú Cơm, Rú Cà, Hương Tích, Lão Quân, Trần Soa, Liệt Sơn..., đỉnh cao nhất 678m so với mặt biển. Tương truyền, có một ông khổng lồ (tên gọi là ông Đùng) đã gom nhặt những quả núi mọc lẻ tẻ ở vùng châu thổ Lam giang và La giang đem về đây xếp thành dãy Hồng Lĩnh. Cũng chính ông Đùng đã đào quặng sắt ở trong các ngọn núi đem đến làng Vân Chàng và Trung ương dạy cho dân làm nghề rèn - một nghề truyền thống vẫn còn lại đến ngày nay.
Hồng Lĩnh có nhiều khe suối tuy không sâu, không lớn, nhưng nước ở đó không bao giờ cạn, 4 mùa trong vắt. Theo truyền thuyết, xưa kia khi Dương Vương mở nước đến vùng này, ông dạo chơi xem phong cảnh và đã chọn Hồng Lĩnh làm kinh đô. Tại đây Dương Vương đã kết duyên cùng Thân Long và sinh ra Long Vương (Lạc Long Quân). Suốt mấy ngàn năm, Hồng Lĩnh đã tích tụ bao khí chất con người xứ Nghệ để trở thành biểu tượng của một vùng văn hóa. Trải qua bao thời kỳ dựng nước và giữ nước, giờ đây trên núi vẫn còn giữ lại được những dấu ấn về lịch sử, văn hóa có giá trị lớn. Những ngôi chùa như Hương Tích, Thiên Tượng, Chân Tiên... từ bao đời này đã trở thành những biểu tượng cho cuộc sống tâm linh của nhân dân trong cả nước. Núi Hồng – sông Lam đã trở thành biểu tượng và là nơi chung đúc tụ khí của vùng đất xứ Nghệ.” (http://xunghe.com.vn/)
Theo cuốn “ Nghệ An đất phát sinh nhân tài “ thì : “ Sông Lam còn có tên là sông cả . Xưa gọi tên là Thanh Long tức Rồng xanh . Do một truyền thuyết cho rằng : Thủa xa xưa , một trận hồng thủy , nước tràn lan khắp miền xứ Nghệ , hoa màu mất sạch , nhà cửa bị cuốn trôi , bao người bị Thủy Thần nhấn chìm trong làn nước mênh mông . Bỗng một con Rồng xanh to lớn hiện ra ,  lấy đầu húc từ miền ngược xuống miền xuôi . Rồng húc đến đâu , dòng sông hiện ra đến đó . Nhớ đó mà nước rút ra biển cả . Không chỉ trận hồng thủy ấy , mà nhiều trận lụt lớn trong những năm sau , nước không hoành hành dữ dội làm hại dân gian nữa . Do vậy sông Lam , xưa có tên gọi là sông Thanh Long .
Thời Hồng Đức ( 1470 – 1497 ) từng có câu thơ : 

Thu thâm triều ngọa thủy liên thiên,
Lam hà thị cổ Thanh Long xuyên .
( Mùa thu triều đẩy nước liền Trời,
Thanh Long xưa , nay thời sông Lam ) .

Sông Lam phát nguyên từ đất Lào , chạy vào huyện Kỳ Sơn – Nghệ An , có 2 nhánh là Nậm Mộ và nậm Nơm , hợp lưu ở cửa Rào thành sông lam . Từ đây sông lam nhận nước từ Huổi Chà lạp , Nậm Xan, Khe Bố , Khe Choăng …bên hữu ngạn ; của Huổi Nguyên , khe Xuy văng …bên tả ngạn . Trên địa phận huyện Tương Dương , xuống huyện Con Cuông , sông Lam nhận nước của sông Con ( Cử Lộng ) ở ngã ba Cây Chanh . Mà sông Con là hợp lưu của sông Nậm Giai , Nậm Việc và Nậm Quang từ Quế Phong , Quỳ Châu chảy xuống Quỳ Hợp rồi Nghĩa Đàn ( ở vùng chợ Hiếu ) theo hướng Đông . Từ vùng Hiếu , sông Con quành hướng Nam chảy qua huyện Tân Kỳ rồi đổ nước vào sông Lam ở Ngã ba Cây Chanh .
Từ ngã ba Cây Chanh , sông Lam chảy qua các huyện Anh Sơn , Đô Lương , Thanh Chương , nhận nước của rào gay , của sông Giăng , sông Đan lai , sông Rộ , của Rào Gang ( sông Cương ) rồi xuống Nam Đàn , nhận nước của sông La ở ngã ba Phủ . Sông La là hợp lưu của sông Ngàn Sâu từ miệt Hương Khê chảy vào , của sông Ngàn Phố từ miệt Hương Sơn chảy tới , tại ngã ba Tam Soa . Từ ngã ba Tam Soa ( hay còn gọi là ngã ba Linh Cảm ) , sông La chảy qua một số xã của huyện Đức Thọ rồi đến ngã ba Phủ đổ nước vào sông Lam .Từ ngã ba Phủ sông Lam chảy qua núi Thành , núi Hồng Lĩnh rồi đổ nước ra Cửa Hội . Đoạn này sông Lam còn nhận nước của một số sông suối khác như sông Vĩnh từ Rú Quyết , Khe Giằng ở Nghi Xuân ….Lớn nhỏ sông Lam có đến 86 phụ lưu , 39 phụ lưu ở tả ngạn , 47 phụ lưu ở hữu ngạn và có nhiều thác ghềnh …..
….Sông Lam là một danh thắng . Đoạn cửa rào , đoạn Cây Chanh , các đoạn chảy qua vùng Dừa Lạng , qua vùng Bồ Ải – Khải Lưu , qua vùng thị trấn Đô Lương , vùng Rú Nguộc , vùng núi Đụn , vùng Sa Nam , vùng Rú Thành đều là những danh thắng . Ở đó không chỉ có sông uốn khúc quanh co , hoặc chảy qua các cánh đồng , bãi mía , nương dâu , các khu rừng rậm rạp , các làng mạc sầm uất …mà ở đó thường có núi . Núi và sông ở Nghệ An quyến luyến theo nhau , thường đi song song với nhau về xuôi .

Sông dẫn dòng trong về biển cả,
Núi phơi màu biếc dưới trời thu.
Thơ Bùi Huy Bích .

Núi tỏa bóng bao trùm ôm ấp lấy dòng sông Lam , nên dòng sông Lam cũng rạo rực , cũng sôi lên , ào ào chảy mạnh . Núi uy nghi tráng lệ đó nhưng cũng âm thầm , trầm mặc ngó dòng sông Lam , như muốn thổ lộ cùng dòng sông Lam bao suy tư về tang thương biến cuộc, về bờ lở cát bồi , về thời thế đổi thay , về kiếp sống nhân tình .
Như dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lý , dòng sông kinh tế với bao danh thắng . Nó còn là dòng sông lịch sử , dòng sông văn hóa .


Bao trận đánh nhau với kẻ thù ngoại bang để bao vệ quê hương, đất nước đã diễn ra trên dòng sông Lam hoặc bên cạnh dòng sông Lam . Đời Trần , Thượng Hoàng Trần Minh Tông thân chinh đánh thắng quân Bồn Man , quân Ai Lao sang quấy nhiễu ở đoạn sông Lam từ Chấp Mộ ( Cửa Rào ) xuống Con Cuông . Đã cho Nguyễn Trung Ngạn khắc bia ở sườn núi Trầm Hương gần thành Nam . Nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh nhiều trận ở Trà Long , Khả Lưu , Bố Ải , ở Phuống , ở bến Tam Soa …đều trên dòng sông Lam . Quang Trung kéo đại quân ra đánh đuổi quân Thanh sang xâm lược cũng dừng ở núi Lam Thành bên dòng sông Lam . Trong phong trào Giáp Tuất ( 1874 ) và Cần Vương ( 1885 – 1895 ) , nhiều trận đánh nhau với thực dân Pháp và bọn phản động cũng diễn ra trên dòng sông Lam……
Vì thế bao đền , đình , miếu mạo thờ những người có công với nước , với dân và các công trình kiến trúc nổi tiếng như đền Quả , đền Trúc, đền Võ Liệt , đền Tam Tòa , đình Hoành Sơn , đình Trung Cần , đền Hiển Quang , đền Rậm ….




…..Cửa Hội là cửa của sông Lam đổ ra biển ở Hội Thống cũ ( nay là xã Xuân Hội , huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh ) , nên gọi là Cửa Hội . Cửa Hội không có núi đứng kề bên như Cửa Lò, Cửa Quyền ở Nghê An .

Vào thời nhà Đường ( Trung Quốc ) cai trị dân ta , của sông Lam có tênlà cửa Đan Nhai . Vị trí của cửa Đan Nhai của sông Lam , chắc không phải ở Cửa Hội bây giờ mà còn nằm ở khoảng xã Nghi Xuân ( Nghi Lộc ). Hai bên cửa Đan Nhai có một số làng mang tên Đan . Đó là Đan Phổ, Đan Phố , Đan Trường, Đan Uyên, Đanh Minh ( thuộc Nghi Xuân – Hà Tĩnh ) , và Cổ Đan ( thuộc Nghi Lộc – Nghê An ) .Ngay Thống Hội cũng mang tên là Đan Hội . Tương truyền bên cạnh cửa Đan Nhai  có làng Đan Nhai . Đan Nhai và Lý Hà từ lâu đã trở thành một bộ phận của dân tộc Thổ ở miền núi NGhệ An . Truyền thuyết nói rằng xa xưa lắm , vào một năm nào đó , nửa đêm trời nổi bão tố . Một bọn cướp biển đã vào làng Đan Nhai xin trú ngụ . Người dân Đan Nhai đã mở rộng lòng thương cho tạm trú . Bão tan , bọn cướp kéo đi , nhưng tin đó lại đến tai Vua . Sợ nhà Vua cho lính về làm cỏ cả làng , một đêm tối trời , làng làm lễ cúng Thần rồi xuống thuyền ngược sông Lam vào đến sông Giăng , đến tận nơi thâm sơn cùng cốc để lẩn trốn . Bằng chứng là người Đan Lai đánh cá và đan lưới rất giỏi , và tiếng nói của họ so với tiếng nói của người Nghi Lộc chẳng khác nhau bao nhiêu . Truyền thuyết này hư thực như thế nào ta còn phải tìm hiểu . 
Từ Cửa Hội nhìn ra đảo Song Ngư và đảo Mắt . Đảo Song Ngư như 2 khối đá trụ Trời , đứng sừng sững trước Cửa Hội . Thuyền ra vào gặp nhiều khó khăn , nên ngạn ngữ có câu : “ Cửa Hội khó vào , Cửa Trào ( ở cửa sông Mã – Thanh Hóa ) khó ra “.

3/ ĐỊA CHẤT - ĐỊA HÌNH :
Xin theo dõi tiếp BÀI 3 - dienbatn.
Xem chi tiết…

MỘT VÙNG ĐỊA LINH SINH NHIỀU NHÂN KIỆT.BÀI 1.

9/04/2017 |
MỘT VÙNG ĐỊA LINH SINH NHIỀU NHÂN KIỆT.BÀI 1.


Đứng bên bờ đê Dũng Quyết của Nghệ An , nhìn sang bên kia sông Lam , đất Hà Tĩnh ta thấy một khung cảnh thật tuyệt vời , trong trời Nam khó nơi nào sánh kịp. Một vùng trời nước bao la được bao bọc đằng sau bởi một dãy núi đẹp như một bức tranh sơn thủy . Cửa sông Lam đổ ra biển ( phía bên Nghệ An ) là cửa Hội . Dặng núi phía bên kia sông Lam ( đất Hà Tĩnh ) là dãy Hồng Lĩnh . Vùng đất ven sông Lam bên Hà Tĩnh có một nơi gọi là Huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh , ngày trước được gọi là huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang trấn Nghệ An . Sông nước hữu tình , địa linh sinh nhân kiệt , chúng ta thử tìm hiểu khu vực này bằng kiến thức Phong thủy xem như thế nào nhé.


"Nghi Xuân là huyện ở phía Đông Bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc và Tây Bắc có sông Lam ngăn cách với tỉnh Nghệ An. Phía Nam giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà. Phía Tây Nam giáp thị xã Hồng Lĩnh. Phía Đông giáp biển.
Huyện lị là thị trấn Nghi Xuân.
Các đơn vị hành chính của huyện bao gồm thị trấn Nghi Xuân và các xã: Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải, Xuân Yên, Tiên Điền, Xuân Giang, Xuân Mỹ, Xuân Thành, Xuân Hồng, Xuân Viên, Xuân Lam, Xuân Lĩnh, Xuân Liên, Cổ Đạm, Cương Gián.
Nguyên là huyện Hàm Hoan, Châu Hoan về đời Đường. Thời thuộc Minh là huyện Nha Nghi (gồm cả Nghi Lộc). Huyện thuộc phủ Đức Quang, trấn Nghệ An về đời Lê. Năm 1822 thuộc phủ Đức Thọ. Năm 1831 thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Thời phong kiến, huyện có 21 người đỗ đại khoa, được xem là vùng đất học của xứ Nghệ. Nghi Xuân là quê hương của nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Điền, Nguyễn Hành, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Nguyễn Thiện, Nguyễn Mai, Ngụy Khắc Tuần, Trần Bảo Tín, Phan Chánh Nghị, Nguyễn Công Trứ...
Từ tháng 7/1885 đến năm 1888, diễn ra cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nghi Xuân, do Ngô Quảng lãnh đạo. Năm 1888, khi Phan Đình Phùng thống nhất các lực lượng kháng chiến ở Nghệ Tĩnh, nghĩa quân Ngô Quảng sáp nhập với nghĩa quân Hương Khê." ( http://mobile.coviet.vn/).
Theo https://vi.wikipedia.org : " Nghi Xuân là huyện đồng bằng ven biển, nằm phía Đông Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 47 Km, cách thị xã Hồng Lĩnh 15 km về phía Nam, phía Bắc giáp với thành phố Vinh (Nghệ An), phía Đông giáp biển Đông; đây là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” hội tụ đầy đủ tinh hoa của núi Hồng, sông Lam. Với nhiều danh nhân, di tích danh thắng nổi tiếng và nhiều loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể. Là mảnh đất tam hợp hội đủ núi đồi, đồng bằng, sông biển; từ Nghi Xuân đến cảng hàng không Vinh chưa đầy 20 km, đi cửa khẩu Cầu Treo biên giới Việt Lào 110 km theo đường quốc lộ 8, đi khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh) 115 km. Với vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao thương với các tỉnh, các trung tâm kinh tế, xã hội trong và ngoài nước.
Nghi Xuân có diện tích tự nhiên 220 km2, dân số gần 100.000 người, 19 đơn vị hành chính (17 xã và 2 thị trấn); có khu du lịch Xuân Thành, sân golf, cảng cá Xuân Hội, cảng Xuân Hải; có hệ thống giao thông khá thuận lợi với hai nhánh đường quốc lộ với chiều dài gần 35 km; có 32 km bờ biển với các bãi biển thoải, nước biển trong xanh; sông Lam chảy phía Tây Bắc với chiều dài trong địa phận huyện là 28 km. Thị trấn Xuân An và thị trấn Nghi Xuân là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện..., đặc biệt là huyện nằm gần một số cảng của tỉnh bạn như cảng Bến Thủy, cảng biển Cửa lò, cảng Cửa Hội rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và phát triển thị trường.
Từ thời nhà Đường đến nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê: Nghi Xuân thuộc đất Hoan Châu.
Thời nhà Lý, nhà Trần: Nghi Xuân thuộc Nghệ An châu, Nghệ An trại.
Thời nhà Hậu Lê, huyện Nghi Xuân thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An (rồi trấn Nghệ An).
Thời nhà Nguyễn, huyện Nghi Xuân thuộc phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ năm 1832 đến năm 1976, huyện Nghi Xuân trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Từ năm 1976 đến năm 1991, huyện Nghi Xuân trực thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh, gồm 17 xã: Cổ Đạm, Cương Gián, Tiên Điền, Xuân An, Xuân Đan, Xuân Giang, Xuân Hải, Xuân Hội, Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Liên, Xuân Mỹ, Xuân Phổ, Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Viên, Xuân Yên.
Ngày 23-2-1977, thành lập xã Xuân Lĩnh tại vùng đất khai hoang.
Ngày 1-3-1988, tách xóm Tiến Hòa của xã Tiên Điền gồm 59,30 ha diện tích tự nhiên và 507 nhân khẩu; xóm Giang Thủy của xã Xuân Giang gồm 22,5 ha diện tích tự nhiên và 588 nhân khẩu cùng 2.298 nhân khẩu là cán bộ, công nhân viên Nhà nước và người ăn theo của các cơ quan đóng trên địa bàn này để thành lập thị trấn Nghi Xuân - thị trấn huyện lị huyện Nghi Xuân.
Từ năm 1991 đến nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 8-6-1994, chuyển xã Xuân An thành thị trấn Xuân An.
Nghi Xuân có nhiều di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như Ca trù Cổ Đạm, Trò Kiều Tiên Điền và Xuân Liên, Sắc Bùa Xuân Lam, Chầu Văn Xuân Hồng, trò Sĩ - Nông - Công - Thương - Ngư Xuân Thành, Lễ hội Cầu ngư Xuân Hội, các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh..."


Chỉ riêng Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang trấn Nghệ An nay là xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ta cũnh thấy khá nhiều kì tích . Làng này ngày xưa còn có tên gọi là Vô Điền, U Điền, Tân Điền, Hữu Điền, Phú Điền, Trung Nghĩa, Tiên Uy, Xuân Tiên.
"Nói về những mặt nổi trội của đất Nghi Xuân thời Lê - Nguyễn, dân gian có câu: "Ló (lúa) Hoa (Xuân) Viên, quan Tiên Điền, tiền Hội Thống…". Địa bạc dân bần, nhưng Tiên Điền lại nổi tiếng lắm quan văn, quan võ, quan to, quan nhỏ, có thời trong làng đầy những công hầu khanh tướng, có nhà hiển hoạn cao khoa, có người là tể phụ triều đình.
Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết: Khoa giáp nổi trội hơn hẳn, danh thần, hiền phụ đứng hàng đầu trong phủ Đức Quang là viết về Tiên Điền.
Dưới hai triều đại Lê - Nguyễn, Tiên Điền có 6 vị đỗ Đại khoa (1 hoàng giáp, 4 tiến sĩ đều là người họ Nguyễn, 1 phó bảng họ Hà) và 32 vị (29 hương cống, 3 cử nhân).
Nghi Xuân khi xưa thuộc phủ Đức Quang (gồm cả Hương Sơn, Can Lộc, Đức Thọ, Thanh Chương, Nghi Lộc) được xem là vùng "địa linh nhân kiệt" của Xứ Nghệ. Trong thời kì phong kiến, Nghi Xuân có 21 vị đỗ Đại khoa (Tiến sĩ) với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: Nguyễn Tiên Điền, Ngụy Khắc, Trần, Phan, Uông, Đậu... và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Tiên Điền, Uy Viễn, Cương Gián, Cổ Đạm, Tả Ao, Phan Xá...
Nhiều người thành đạt xuất thân từ Nghi Xuân, như Danh nhân Văn hóa Thế giới, Đại Thi hào dân tộc Nguyễn Du; Đại doanh điền, Nhà thơ Nguyễn Công Trứ;Nhà Địa lý Tả Ao nổi tiếng đời Hậu Lê; Danh tướng Nguyễn Xí; Thiêm đô Ngự sử Phạm Ngữ (1434-?); Danh nho Đặng Thái Phương; Hoàng giáp Phan Chính Nghị; Đại Tư đồ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm- Tể tướng triều Hậu Lê; Liêu Quận công Đặng Sĩ Vinh; Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh; Toản Quận công,Tiến sĩ Nguyễn Khàn- Thượng thư Bộ lại; "An Nam ngũ tuyệt", nhà thơ Nguyễn Hành; Tổng đốc, Thượng thư Ngụy Khắc Tuần; Bảng nhãn Trần Bảo Tín, Thám hoa Nguyễn Bật Lạng (1546-?), Thám hoa Ngụy Khắc Đản; Phó bảng Hà Văn Đại; Lam Khê hầu Nguyễn Trọng; Điền Nhạc hầu Nguyễn Điều; Nhà sử học Trần Trọng Kim - Thủ tướng đầu tiên của Chính phủ Việt Nam...
Trong số những người nổi tiếng hiện nay, từ huyện Nghi Xuân có: Nghệ sĩ Nhân dân Đào Mộng Long; Nhà Giáo Nhân dân Lê Hải Châu; Giáo sư, Nhà Khảo cổ học Hà Văn Tấn; Giáo sư, Tiến sĩ Ykhoa Hà Văn Mạo; Nhạc sĩ, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Đóa; Giáo sư Vũ Ngọc Khánh; Trung tướng Lê Hữu Đức-nguyên Cục trưởng Cục tác chiến, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam; Đặng Duy Phúc - nguyên Thành uỷ viên Thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Công nghiệp Hà Nội - Nhà Sử học; Thiếu tướng Đặng Văn Duy -Nguyên Phó Ban Cơ Yếu Trung ương, nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân, Cục trưởng Cục Tuyên truyền đặc biệt thuộc Bộ Quốc phòng; Đậu Ngọc Xuân -nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Tiến sĩ Đặng Duy Báu- nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh; Tiến sĩ Uông Chu Lưu -Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Giáo sư kinh tế Nguyễn Đình Hương; Giáo sư Trần Ngọc Hiên nguyên Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà báo, Nhà thơ Thuận Hữu - Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI,Tổng biên tập báo Nhân dân, Tiến sĩ Trần Quyết Thắng- Cục trưởng Cục A thuộc Văn phòng Trung ương Đảng; Tiến sĩ Y khoa Hà Văn Quyết; Tiến sĩ Đặng Quốc Khánh- Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh; Nguyễn Thị Hà - Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh...


Nghi Xuân Là huyện có tiềm năng lớn về du lịch với các danh lam thắng cảnh, là miền quê có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử với 200 di tích, có 68 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh trong đó 01 di tích được xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt là Khu lưu niệm Danh nhân văn hoá thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du. Hệ thống di tích huyện Nghi Xuân hết sức phong phú và đa dạng phục vụ tốt cho các hoạt động du lịch văn hóa danh nhân, du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu như: Quần thể khu di tích Nguyễn Du, nhà thờ Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, đền Chợ Củi, đền Huyện, đình Hội Thống, đền Nguyễn Xí, chùa Phong Phạn, chùa Thanh Lương, chùa Đà Liễu và Di chỉ khảo cổ Bãi Cọi - Xuân Viên, Việt Nam Trần Triều Điện, Thiền Viện Trúc lâm Hồng Lĩnh... Sau đây là một số địa chỉ nổi bật:
Đền Huyện Nghi Xuân. Nơi đây thờ Hoàng tử triều Lý là Uy Minh vương Lý Nhật Quang. Đền thờ được xây dựng lâu đời và nổi tiếng linh thiêng. Dự kiến, UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Nghi Xuân sẽ triển khai đầu tư xây dựng Đền Huyện với quy mô lớn hơn. Bên cạnh Đền Huyện có giếng Tả Ao và cũng tại nơi đây dự kiến sẽ xây dựng khu lưu niệm và nhà thợ Tả Ao.
Đền Thượng tại thôn An Tiên, xã Xuân Giang thờ ba vị đại vương triều Lý gồm Uy Minh vương Lý Nhật Quang, Đông Chinh vương và Dực Thánh vương.
Đền Chợ Củi tại xã Xuân Hồng: Di tích kiến trúc nghệ thuật tôn giáo thế kỉ 17, thờ Đức Hoàng Mười, Liễu Hạnh công chúa.
Nhà thờ Nguyễn Công Trứ tại xã Xuân Giang: Nhà thờ Danh nhân văn hóa thế kỉ 19.
Khu lưu niệm Nguyễn Du tại xã Tiên Điền: Khu lưu niệm danh nhân văn hóa thế kỉ 19.
Đình Hội Thống tại xã Xuân Hội: Kiến trúc nghệ thuật thế kỉ 17.
Nhà thờ Thiếu bảo Liêu Quận công Đặng Sĩ Vinh - di tích lịch sử văn hóa từ năm 2003, được xây dựng từ năm 1770 thời Vua Lê Hiển Tông.
Nhà thờ và mộ Trịnh Khắc Lập tại xã Xuân Thành: Danh nhân lịch sử năm 1912.
Đình Hoa Vân Hải tại làng Vân Hải - xã Cổ Đạm: Di tích cách mạng giai đoạn 1930-1931.
Đền thờ Nguyễn Ngọc Huấn ở xã Xuân Yên
Đền Cả ở xã Xuân Hội
Đền làng Cam Lâm ở xã Xuân Liên
Nhà thờ Phạm Ngự ở xã Xuân Mỹ
Nhà thờ Hoàng giáp Phan Chính Nghị tại thôn Vinh mỹ xã Xuân Mỹ
Nhà thờ và mộ Bảng nhãn Trần Bảo Tín ở Thị trấn Xuân An.
Bãi biển Xuân Thành thuộc xã Xuân Thành
Đền Thánh Mẫu ở xã Xuân Lam
Trúc Lâm đại giác - Việt Nam Trần triều điện tọa lạc trên khu đắc địa rộng 5000 m2 tại làng Kiều Lĩnh, xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, có kiến trúc đặc biệt độc đáo, vừa hiện đại vừa cổ kính. Ba tòa nhà chính là 3 cung điện thờ, được xây dựng 2 tầng, tầng một bằng bê tông cốt thép, tầng 2 bằng gỗ quý nhập khẩu từ nước CHDCND Lào,thờ các vị vua nhà Trần"
Nơi đây còn có khá nhiều làng nghề truyền thống như : 
Làng nón Tiên Điền: thuộc xã Tiên Điền.
Làng nước mắm Cương Gián: nay là xã Cương Gián.
Làng làm nồi đất Cổ Đạm : thuộc xã Cổ Đạm.,
Làng làm mộc: thuộc xã Xuân phổ.
Làng làm trống: thuộc xã Xuân Hội.

XÉT VỀ PHONG THỦY.
1. NÚI HỒNG LĨNH :

Tên chính thức: Hồng Lĩnh (洪嶺),Tên Nôm: Ngàn Hống . Tên dân gian: Krung, Rú Hôống, cũng đọc là Hống .Tên chữ là Hồng Sơn (洪山) .Biệt hiệu: Hoan Châu Đệ Nhất Danh Thắng .Là dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh. Cùng với sông Lam, núi Hồng Lĩnh được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ.
Truyền thuyết kể rằng núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh. Tương truyền, Núi Hồng Lĩnh do một ông khổng lồ không rõ tên tuổi (dân gian Hà Tĩnh gọi là ông Đùng) đã gom nhặt những quả núi mọc lẻ tẻ ở vùng châu thổ Lam giang và La giang đem về đây xếp thành dãy Hồng Lĩnh. Xếp được 99 hòn núi, còn một hòn cuối cùng thì ông Đùng đánh rơi sang phía bờ bắc sông Lam mà thành rú Rum. Ở một số nơi thuộc vùng núi Hồng Lĩnh lại lưu truyền truyền thuyết rằng: Ngày xưa, thủa khai thiên lập địa, vùng đất Nghệ An Hà Tĩnh này núi non mọc ngổn ngang, ngăn cách vùng này vùng kia. Thủa ấy, có hai người khổng lồ là Ông Đùng, Bà Đùng nhiều lần giúp đỡ dân trong vùng. Ông Đùng rất thích bà Đùng nên một hôm sớm tinh mơ đến ngỏ ý. Bà Đùng nói trước khi gà gáy ngày mai ông Đùng phải xếp được 100 ngọn núi thì bà Đùng đồng ý làm vợ. Vậy là ông Đùng một mình cặm cụi kéo núi xếp lại, ông làm việc quên cả ăn. Lúc xếp được 99 ngọn núi thì cũng lúc bà Đùng tỉnh dậy, thấy ông Đùng đang xếp núi nên đùa cho vui bằng việc giả tiếng gà gáy. Ông Đùng đang di chuyển một ngọn núi về cho tròn 100 ngọn, đến bên bờ bắc sông Lam nghe thấy gà gáy tưởng thật, nên đứng dậy phủi tay mà đi. Do đó mà núi Hồng Lĩnh có 99 ngọn, còn một ngọn bị ông Đùng bỏ lại chính là núi Quyết ở bờ bắc sông Lam. Cũng chính ông Đùng đã đào quặng sắt ở trong các ngọn núi đem đến làng Vân Chàng và Trung ương dạy cho dân làm nghề rèn - một nghề truyền thống vẫn còn lại đến ngày nay.
Cũng có một truyền thuyết khác kể rằng: Thủa xưa, khi vùng Hà Tĩnh là đất của nước Văn Lang, vua Hùng Vương đi tìm nơi định đô mới, vua đi khắp đất nước nhằm tìm vùng đất thích hợp đóng đô. Vua nghe tin vùng Việt Thường thủa xưa đặt kinh đô ở Ngàn Hống. Hùng Vương đích thân dẫn đoàn tùy tùng đến xem. Lúc Hùng Vương đến nơi, bỗng thấy trên trời có 100 con Phượng Hoàng đang bay lượn, trông rất đẹp. Hùng Vương mừng lắm, cho rằng đất đóng đô đây rồi. Ngờ đâu 100 con Phượng Hoàng bay về núi đậu trên 99 đỉnh Ngàn Hống, còn một con đầu đàn không có chỗ đậu nên bay đi, thấy vậy cả đàn Phượng Hoàng cũng bay theo. Hùng Vương nhìn thấy liền cho rằng là điều không may, nói nơi này không thể làm kinh đô.
Núi Hồng Lĩnh còn gắn liền với truyền thuyết công chúa Diệu Thiện tu hành, tạo nên chùa Hương Tích Hà Tĩnh .
Mạch núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chiều dài hơn 30 km, từ nam bến thuỷ vào đến bắc Cửa Sót. Chia làm 3 nhóm núi: Nhóm Thiên Tượng và nhóm Đụn ngăn cách nhau bởi tuông Eo Bầu. Hồng Lĩnh là đợt cuối chót của dãy núi Pu Lai Leng (tây bắc Nghệ An), có kiến tạo từ 200 triệu năm trước, với độ cao 2711m (Rào Cỏ).
Hồng Lĩnh có 60 đỉnh nhô cao lên từ mấy chục mét và cao nhất là 676m. Tính từ Tây Bắc xuống có các đỉnh: Nam Bàn, Yên Xuân, Đà Hồng, Cột Cờ, Thiên Tượng, Mồng Già (có 2 ngọn), Bạch Tỵ, Hương Tích, Tai Voi, Mũi Rồng, Ông, Tháp Cờ, Chân Tiên Nhiều ngọn được mang tên kỳ thú do người đời đặt và lưu truyền.
Có 8 cửa truông thuận tiện cho đi lại qua Hồng Lĩnh từ tây sang đông và từ bắc xuống nam, như truông: Cộng Khánh, Vắn (Cố Ghép)... Trong núi có nhiều hang động như: động 12 cửa, động Chẻ Hai, động Đá Hang, động Hàm Rồng... Có đến 26 khe suối chảy từ trong núi ra và ngày nay có hàng mấy chục đập nước ở chân núi Hồng Lĩnh, một số ao hồ ở lưng núi và chân núi như Bàu Tiên, Vực Nguyệt, Ao Núi Lân, Bàu Mỹ Dương.
Nổi tiếng của Hồng Lĩnh là bề dày của các di sản văn hoá- lịch sử, từ các di tích như:
Đỉnh Tháp Cờ, nơi hoàng tử, con Mai Thúc Loan xây căn cứ,
Núi Lầu có hành cung của Lý Thánh Tông,
Luỹ Đá của Ngô Quảng nổi lên chống Pháp
và nhiều huyền thoại, truyền thuyết liên quan đến núi Hồng như: Ông Đùng xếp núi, truyền thuyết về kinh đô của Vua Hùng.... và với 7 sắc phong và 1 công lệnh thời Lê, Cùng với biết bao nhiêu giai thoại, thần thoại khác.
Nơi đây có khoảng 100 ngôi chùa và đền miếu. Có ngôi rất cổ như:
chùa Hương Tích , chùa Chân Tiên, nơi vẫn còn dấu chân người và chân ngựa trên tảng đá (gắn với truyền thuyết Tiên giáng trần).
Cụm Quần thể di tích lịch sử văn hóa Tiên Sơn đã được nhà nước xếp hạng di tích cấp tỉnh vào đầu năm 2012 và đang hoàn tất hồ sơ kiến trúc nghệ thuật đề nghị bộ VHTT DL xếp hạng cấp Quốc gia năm 2013 [Rú Tiên] Chùa Tiên Sơn,Đền Thánh, Miếu Bà Chúa kho, Đền Tiên,Tứ phủ Trần Triều,Tam tòa thánh mẫu, Theo đó hàng Năm lễ hội Tiên Sơn khai hội vào ngày 15/tháng giêng âm lịch, Quy mô lớn trang nghiêm trịnh trọng hoành tráng để phục vụ du khách du xuân đi hội Tiên Sơn .
Theo cuốn : " Hà Tĩnh - Đất văn vật Hồng Lam " Núi Hồng - Hồng sơn , Hồng lĩnh , có nghĩa là núi lớn , cũng được gọi là núi Cao , núi Ông , xưa kia bao phủ một thảm rừng dày nên tục gọi là Ngàn Hống. Núi trải rộng khoảng 30 km2 từ bờ Nam sông cả - Lam giang đến cửa Gián , trên đất hai huyện Nghi Xuân , Can Lộc và Thị xã Hồng lĩnh bây giờ . 



Là núi lẻ ở đồng bằng ven biển , trên mười vạn năm trước , Hồng Lĩnh là một dải đảo giữa bốn bề sóng nước , và ngày nay là một " quần đảo " trên mặt đất .Phần núi phía Tây Bắc gồm những ngọn dưới 400 m, trong đó Thiên Tượng ( 337 m) là ngọn tiêu biểu , trên sách cổ ghi là " Nhóm Thiên Tượng " . Phần núi chủ yếu nhô cao dần về hướng Đông nam , kéo ra tận bờ biển . Đây là một khối núi liền mạch , nhưng sách cổ cũng lấy Eo Bù làm dải phân cách để chia thành hai nhóm : “ Nhóm núi Đụn” ( Độn Phong ) , lấy Núi Đụn ( 499m )là ngọn cao nhất làm tiêu biểu và “ Nhóm Hương Tích “ lấy động Hương Tích làm tiêu biểu dù chỉ có 297 m . Trong khi ngọn Tháp Cờ , còn gọi là Rú Ông ( 676 m ) là đỉnh cao nhất của dãy Hồng Lĩnh . Từ đó núi chia làm 2 chi : Chi Đông kết thúc ở ngọn Gâm ( Kim Sơn , xã Cổ Đạm ); chi Đông Nam có 2 ngọn cao là Sư Tử ( 630 m) và Động dang ( Đông Dương – còn gọi là ngọn Bòng Bong ). Đến đây , núi hạ thấp xuống dần , đi về nhiều hướng . Ngọn Tiên Am ( xã Thịnh Lộc ) là mút cuối dãy Hồng Lĩnh .
“ Cửu thập cửu phong thứ đệ bài – Chín mươi chín ngọn núi giang bày “ ( Thơ Vua Thiệu Trị ) .
Với con mắt nhậy cảm của người xưa , nhìn mỗi ngọn núi, hình dung ra dáng riêng và gọi theo tên gọi của hình dạng ấy . Chùm Ngũ Mã là “ Đàn ngựa phóng qua sông “ vừa đặt chân xuống bờ Nam . Hòn “ Cô Độc “ như “ chú nghé đang trầm xuống nước “ ; ngọn “ Thiên Tượng “  có hòn đá giống voi ; ngọn “ Bàn Thạch “  có tảng đá lớn , bằng phẳng như chiếc mâm ,  ngọn “ Khê Quang “ đá chất chồng đứng như mào gà ; ngọn “ Phượng Hoàng “ đứng xa trông lên như cặp mào đầu chim Phượng ; ngọn “ Quan Áp “ trông như chiếc mão ( mũ ) ; ngọn Lịp ( Lạp Phong ) , từ biển nhìn vào giống chiếc nón , rồi ngọn “ Cổ Chùy “ ( Dùi trống ) , ngọn “ Hàm Rồng “ ( Long Hãm ) , ngọn “ Yên NGựa “ ( Mã Yên ), ngọn “ Đầu Voi “ ( Tượng Đầu ), ngọn “ Đầu Ngựa “ ( Mã Đầu ) , ngọn “ Kim Quy “ ( Rùa Vàng ) , ngọn “ Sư Tử “ , ngọn “ Đoạn Đầu “ ( người cụt đầu ) .
Những  tên gọi khác được gọi theo truyền thuyết , di tích lịch sử , văn hóa . Ngọn “ Đùm Cơm “ ( Phong Phạn ) mé bắc , là gói cơm của Ông Đùng để lại , và ngọn “ Tiên Tích “ , mé Nam ( trên đá có dấu chân Tiên , “ Rú Ông “ hay “ Tháo Cờ “ – Ngọn cao nhất trong dãy Ngàn Hống , tương truyền là nơi Chú hai , con Vua Mai Hắc Đế cắm cờ khi ông xây dựng căn cứ chống quân nhà Đường ở đây .
“ Từ Cơn Vạng đến Bằng Vai , 
Cụp Cờ còn đó , nhới ai cắm cờ “.
Rú lầu cao lớn , bề thế là nơi vua Lý Thánh Tông dựng hành cung để du ngoạn . Ngọn “ Rú Tháp “ – Tương truyền xưa kia người Tàu xây tháp trên đỉnh . Và ngọn “ Hương Tích “ có ngôi chùa cổ Hương Tích đời Trần . “ Rú Lần “ ( Lân hay Lận sơn , Cù sơn ) , nơi bảng nhãn Trần Bảo Tín ở ẩn dưới triều Mạc , được gọi là Trấn Sơn ( Rú Ông Trần hay Rú Ông Bảng ) .Hoàng giáp Phan Chính Nghị , một trung thần thời nhà Lê khác , cùng thời thì lấy tên Núi Sét ( Liệt Sơn ) , nơi mình ẩn làm hiệu “ Liệt Sơn tử “ . Còn Rú Mã ở quê Hoàng giáp Phan Đình Tá thì bị đổi thành Mại Quốc Sơn ( núi bán nước ) , vì ông là người bỏ Lê , phò Mạc . Ngọn núi nơi đốt lửa làm hiệu thời   chiến tranh Trịnh – Nguyễn , gọi là Rú Hỏa Hiệu .
Lại có những ngọn núi được dân gian gọi theo tên loại cây cỏ mọc nhiều ở đó : rú Lách , rú Vọt , rú Bòng Bong hay động Dang , rú Trúc , rú Thông .
Sách cổ chép trên Hồng Lĩng có 26 dòng nước khe suối là “ Danh Tuyền “ , trong đó có Hương Tuyền ở động Hương Tích , Hoa Khê ở Hoa Viên , Tượng Khê ở Tượng Phong , Hoàng Ngưu Khê ở Yên Trừng, Độ Liêu Khê ở Độ Liêu . Có những khe lớn người ta đắp đập ngăn lấy nước tưới ruộng như đập Khe Vẹt ( tức khe Độ Liêu, khe Nhà Trò ) , tương truyền do Ngự sử Bùi Cầm Hổ đắp ngày xưa , và các đập Cù Lây – Trường Lão  , Cồn Tranh , Khe Hao…ngày nay . Nhiều khe suối có dòng chẩy đặc biệt : suối Hương Tích từ kẽ hốc trên vách đá dựng đứng vọt ngang ra “ nước trong và thơm “ ; Khe Vành Khăn ở ngọn Sư Tử , khe Nước Nhỏ ở mỏm núi Thung Ao …nước từ đỉnh thành đá cao bốn , năm chục mét đổ xuống thẳng đứng thành ngọn thác ; Khe Mưa Dông ở ngọn Hàm Rồng , nước phun từ vòm trần của một hang lớn , tạo ra “ Cơn mưa dông “ , liên tục suốt tháng , suốt năm . Lại có khe chẩy ngầm dưới Truông Trâu ở Rú Lân ra sông Lách ( sông Lam ở Kẻ Lách ) .
Trên núi có nhiều vũng trũng đọng thành ao , thành  đầm gọi là “ Ao Trời “ ( Thiên Trì ) , hoặc thành vực sâu như Vực Nguyệt ở Rú Đụn , tương truyền sâu không đáy .
Dưới núi lại có nhiều bàu nước lớn : bàu Kim Cương nằm giữa lũng núi rộng tới 30 mẫu ; đầm Hồ Lô là nơi Tiên tắm , nên thường gọi là Bàu Tiên ; bàu Mỹ Dương , uốn lượn như dải lụa , dài tới 10 cây số.
Trong núi có 8 dải đường truông dài ngắn , thông từ Tây sang Đông , từ Bắc tới Nam . Truông Trâu , truông Màn Trường ở Bắc và Nam ngọn Rú Lần. Truông Cọng Khánh từ Kẻ Lách vào Kẻ Treo , xưa là tượng lộ ( đường voi chiến đi để tránh cầu ), nay là đường tỉnh lộ 18 . Đây chính là con đường Truông Hống – Đò Cài mà Nguyễn Du thường đi từ Tiên Điền sang Tràng Lưu gặp gỡ bạn bầu .Mé Nam Hồng Lĩnh có 2 đường truông ăn thông giữa Nghi Xuân và Thiên / Can Lộc : Một truông toàn đá đen ( chứ quặng sắt ) , chắn gió bấc gọi là Truông Gió , một truông toàn đá son , ngắn , gọi là Truông Vắn . Tương truyền , triều đình phái Hầu Thượng Ngật ( Nguyễn Văn Giai ) về khảo sát . Sợ nếu khai thác mỏ sắt thì dân quê ông phải chịu phu đài , hoặc phải đóng thuế sản vật quặng sắt , ông bèn đổi tên gọi cho 2 dải truông cho nhau rồi tâu lên ở truông Gió ( tức truông Vắn ) chỉ có đá son đỏ …sách “ Non nước Hồng Lam “ của Võ Hồng Huy miêu tả về truông Vắn : “ Đường truông uốn hình chữ V , góc khuỷu nằm giữa đỉnh eo , cao khoảng 120 m so với mặt biển . Dọc giữa tâm đường truông được lát ghép cả thảy 1645 bậc đá , nối tiếp từng bậc theo độ dài bước chân và tầm lài của mái núi . Đoạn được ghép bằng đá dài khoảng 800 m nằm giữa truông có tổng chiều dài 1300 m đường núi. Sách xưa chép khác nhau về thời gian và người ghép đá đường truông , còn dân gian thì cho là con đường do “ Cố Ghép “ , người địa phương làm , và gọi truông Vắn là truông “ Cố Ghép “ hay truông “ Ghép “ ( Nguyễn Đổng Chi – Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam ) . Gia phả họ Ngô ở làng Động Gián , Nghi Xuân chép vị Tổ đời Lê là Ngô Trát giữ chức Thập lý hầu ( Lý trường ) ..từng đem hết sức lực làm xong con đường truông Vắn .
Trong núi còn có các đường hẻm như hẻm Đá Ma dưới ngọn Thiên Tượng , mà có lần quân Trịnh thua ở bãi Vọt phải luồn qua sang Hồng Thôn , thoát ra được sự truy đuổi của quân Nguyễn.
Khắp nơi trên mái núi , dưới chân núi có những khối đá hình thù kì lạ : Đá Voi Trời , đá Hàm Rồng , đá Lưỡi Cày , đá Mũi Thuyền , đá Cổng , đá Nón , đá Chân Tiên , đá Ông Bà . Đá Ông Bà hay đá Vợ Chồng ( Phu Phụ Thạch ) là một trong 10 cảnh đẹp của ngọn Vân Am ( Vân Am thập cảnh ) .
Trên núi lại có nhiều động , nhiều hang kỳ vĩ : Động 12 cửa, động Chẻ Hai , động Đá Hangtrên ngọn Đụn rộng có thể chứa hàng trăm người , được coi là cung điện trong truyền thuyết “ Cố đô Việt Thường “ ở Ngàn Hống . Động Hàm Rồng ở trên ngọn Hương Tích được truyền là nơi hóa thân của Phật bà Quán âm Nam Hải . Lại còn Chọ Hang với những cảnh trí kì ảo , lạ lùng những triền dài Chọ đá hiểm hóc chất chồng trong lòng núi , bằng nhiều động tác luồn lách , cúi , bò , trườn , trượt khác nhau mới có thể vượt qua . Qua hàng chặng phải làm dấu để nhớ lối khi trở ra .
Cố Bu – Phan Bô ( đầu thế kỷ XIX ) và Cố Thần – Ngô Quảng thời Cần Vương – Duy Tân ( cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ) đều lấy nơi này làm căn cứ ….
…Điểm xuyết cho cảnh trí thiên nhiên còn có các công trình nhân tạo – những di tích lịch sử , văn hóa vô giá . Đó là các phế tích lũy Ông Ninh ở Rú lần , Tháp Người Tàu ở Rú Tháp , nền Trang Vương ở động Hương Tích , đường đá Vắn , Đó là đền Lý Uy Minh Vương ở ngọn Bàn Thạch , đền Đô nam nhạc Ô Trà Sơn ở Kẻ Sóc, đền Đô đài Ngự sử ở ngọn Bạch Tị, đền Lý nguyên phi ở Rú Nưa , đền Liễu Hạnh công chú ở núi Tam Kỳ , đền Khuông quận công ở Trung Lao , đền Cương Khấu và đền Bạch Thạch ở Động Gián . Đó là hệ thống chùa Phật dày đặc của trung tâm Phật giáo phía Nam Đại Việt thời Lý – Trần với những chùa cổ mà sách xưa từng chép .
Hồng Lĩnh – Lam Giang xưa nay là danh thắng bậc nhất Châu Hoan , là biểu tượng của xứ Nghệ . “ Hồng Lĩnh tú khí “ “ Hồng Lĩnh văn vật “ là nói về linh khí của núi sông , về tinh hoa của con người . “ Hồng Sơn liệt chương “ không chỉ đứng đầu “ Nghi Xuân bát cảnh “ , mà từ xa xưa , người Tàu đã coi là  1 trong 21 danh sơn nước Việt , và có họa sĩ đã sang vẽ cảnh núi về dâng Minh Thái Tổ .
Năm Minh Mệnh thứ 17 ( 1836 ) , khắc hình tượng Hồng Lĩnh lên “ Anh đỉnh “ ở Thái miếu Huế . Năm 1842 , vua Thiệu Trị Bắc tuần , có làm bài thơ khắc lên bia đá , dựng dưới núi . Năm Tự Đức thứ 3 ( 1850 ) nhận Hồng Lĩnh là danh sơn ở Hà Tĩnh và ghi vào điển thờ . 
2/ SÔNG LAM.
( Xin theo dõi tiếp BÀI 2 - dienbatn ).

Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *