GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 5.

6/23/2020 |
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. 
BÀI 5.

I.NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.
II.LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA NGUYỄN TẠI HUẾ.
Nhận xét về Lăng Tẩm ở Huế , ông Phạm Quỳnh viết : “ Lăng đây là cả một tòa thành , cả một vùng núi , chớ không phải là một khoảng dăm ba sào , một khu vài ba mẫu. Lăng đây là cả màu Trời sắc nước , núi cao rừng rậm , gió thổi ngọn cây , suối reo hang đá , chớ không phải là cái nâm con con của tay người xây dựng. Lăng đây là bức cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp , ghép thêm một cảnh nhân tạo tuyệt khéo . Lăng đây là cái nhân công tô điểm cho sơn thủy , khiến cho có một cái hồn não nùng , u uất như phảng phất trong cung điện âm thầm , như rì rào trên ngọn thông hiu hắt . Không biết lấy gì mà tả cho được cái cảm lạ, êm đềm vô cùng , ảo não vô cùng , nó chìm đắm người khách du quan trong cái cảnh tĩnh mịch u sầu ấy. Trong thế giới chắc còn nhiều nơi có lăng tẩm đẹp đẽ hơn nhiều , như ở Ấn Độ có cái mả bà Chúa toàn bằng ngọc thạch , ở Châu Âu cũng có lắm nơi mộ địa rất là u sầu . Nhưng không đâu cái công dựng đặt của người ta với cái vẻ thiên nhiên của Trời đất khéo điều hòa nhau bằng ở đây , Cung điện , Đền tạ cùng một màu sắc như núi non , như cây cỏ , tưởng như cây cỏ ây, núi non ấy phải có Đình Tạ ấy, Cung điện ấy mới là xứng , mà Cung điện ấy , Đình Tạ ấy phải có núi non ấy , cây cỏ ấy mới là hợp vậy . “
Mỗi khi vị Vua mới lên ngôi , đã nhớ đến câu “ Tức vị trị quan “ và nghĩ ngay đến việc xây đắp Lăng Mộ theo quan niệm sống và thẩm mỹ của mình . Lăng là hình ảnh của ông Vua vậy. Họ đã tìm nơi sơn kỳ thủy tú , xa gió bụi thị thành để làm nơi yên nghỉ cuối cùng . Tại đây họ cũng có một tiểu triều đình với đủ ngựa voi tàn quạt , võ tướng , văn quan . Còn ai nghĩ đây là những nơi âm phần lạnh lẽo khi thấy thấp thoáng các nơi Đình , Viện , những thể nữ cung nga , nhiều người còn trong tuổi xuân hơ hớ. Họ nghĩ gì khi phải chôn chặt nơi đây cả một chuỗi ngày tàn đằng đẵng ? Phải chăng họ mơ về những giấc mộng ái ân không thỏa mãn cho một kiếp lai sinh ?
Các vua triều Nguyễn đều xây dựng lăng mộ cho mình ngay khi còn sống vì quan điểm "sinh ký tử quy" (sống gửi thác về) của nhà Nho và triết lý sắc không vô thưởng của nhà Phật.Các khu lăng mộ xây sẵn có hai chức năng: là nơi khi thỉnh thoảng còn sống các vua lui tới để vui chơi và nơi chôn cất khi họ mất. Tất cả các lăng điều được xây dựng, quy hoạch theo đúng triết lý Phong Thủy phương Đông: bất cứ lăng nào cũng tuân thủ các nguyên tắc sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ... đã làm cho các lăng này có được những kiến trúc rất đẹp và thơ mộng. Tuy triều Nguyễn có 13 vua, nhưng vì nhiều lý do kinh tế chính trị chỉ 7 lăng được xây dựng.Tất cả đều còn lại đến ngày nay với các lối kiến trúc riêng.
1/Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng). Lăng Gia Long còn gọi là Thiên Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Lăng thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.
2/Lăng Minh Mạng - Hiếu Lăng. Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km.
3/ Lăng Thiệu Trị - Xương Lăng. Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng nằm ở địa phận thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Được vua Tự Đức cho xây dựng vào năm 1847 để chôn cất vua cha Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.
4/Lăng Tự Đức - Khiêm Lăng. Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
5/ Lăng Dục Đức - An Lăng. Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2 km; là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Ðức, Thành Thái và Duy Tân. Dục Đức lên ngôi năm 1883 được 3 ngày thì bị phế trất và mất, sau này con ông là vua Thành Thái (lên ngôi năm 1889) cho xây lăng để thờ cha đặt tên là An Lăng. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn tại địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở ngôi điện Long Ân. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng Thành Thái.
6/ Lăng Đồng Khánh. Lăng Ðồng Khánh còn gọi là Tư Lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hai, phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Nguyên trước đây là Ðiện Truy Tư được vua Đồng Khánh xây dựng để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Khi Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh.
7/ Lăng Khải Định - Ứng Lăng. Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi. Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo.
Các Lăng Tẩm Huế có một chủ đề tư tưởng chung nhưng lại mang phong cách nghệ thuật riêng. Sự dị biệt ấy được nêu ra bằng những tính từ sau :
Lăng Gia Long hoành tráng.
Lăng Minh Mạng thâm nghiêm.
Lăng Thiệu Trị thanh thoát .
Lăng Tự Đức thơ mộng.
Lăng Dục Đức đơn giản.
Lăng Đồng Khánh xinh xắn.
Lăng Khải Định tinh xảo.

2.LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.

Nhà Nguyễn được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945, trải tổng cộng 143 năm, có 13 vị vua thuộc 7 thế hệ.
Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn năm 1804 dưới triều vua Gia Long. Năm 1839 vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam với ngụ ý một nước Nam rộng lớn, quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945 khi vua Bảo Đại đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.
Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19, trải qua hai giai đoạn chính:
- Từ năm 1802–1858 là giai đoạn độc lập, từ khi vua Gia Long thống nhất đất nước đến các đời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
- Từ năm 1858–1945 là giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào tháng 8 năm 1945.
Vua Gia Long (tên Nguyễn Phúc Ánh, trị vì 1802–1820). Vua Gia Long là một vĩ nhân, một thực thể tất yếu của lịch sử Việt Nam. Ông trải suốt 25 năm bôn ba chinh chiến mới khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Ông có công thống nhất mảnh đất chữ S và xác định chủ quyền với đảo Hoàng Sa - Trường Sa, quốc hiệu Việt Nam xuất hiện từ triều đại này, đưa Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương.
1.Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng). Lăng Gia Long còn gọi là Thiên Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Lăng thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.Lăng Gia Long không chỉ có mộ của Vua Gia Long mà là cả một quần thể Lăng , Tẩm của nhiều thành viên trong gia đình và dòng họ của Vua. Bao gồm Lăng Trường Phong của Chúa Nguyễn Phúc Chú, Lăng Quang Hưng của một bà vợ Chúa Nguyễn Phúc Tần , Lăng Vĩnh Mu của một bà vợ Chúa Nguyễn Phúc Thái, Lăng Thoại Thánh của mẹ Vua Gia Long , Lăng Hoàng Cô của Thái trưởng Công chúa Long Thành là chị ruột Vua Gia Long , Lăng Thiên Thọ Hữu là Lăng của Thuận Thiên Cao  Hoàng hậu ( vợ thứ của Vua Gia Long , mẹ đẻ của Vua Minh Mạng ), Lăng Thừa Thiên Cao Hoàng hậu ( vợ chính của Vua Gia Long ). Quần thể Lăng , Tẩm ấy nằm rải rác trên một địa bàn rộng lớn thuộc Làng Định Môn. Tất cả các Lăng , Tẩm ấy được xây dựng vào những thời điểm khác nhau , trước sau gần 2 thế kỷ ( Thế kỷ 17-18 ).
Vua Gia Long có nhiều cung tần nhưng chỉ có 3 người vợ có ngôi vị cao nhất được chép vào sử :
1/ Bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan – Mẹ của Hoàng tử Cảnh.
2/ Bà Thuận Thiên Cao hoàng hậu , tên thật là Trần Thị Đang – Mẹ của Vua Minh Mạng.
3/ Khi lấy được thành Phú Xuân , bắt được Hoàng hậu vợ của Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản - ( Con của Quang Trung ) , tên là Lê Thị Ngọc Bình , Vua Gia Long lấy làm vợ thứ 3 phong là Đức Phi.
Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng).
Lăng và mộ của Vua Gia Long và Hoàng hậu  Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan . Trục Thần Đạo có hướng 191 độ . Tọa Quý – Hướng Đinh .
Theo nhiều nhà phong thủy, thế đất này rất đẹp, có Long nhập thủ từ phương Cấn đến, tả có Thanh Long, hữu có Bạch Hổ bao bọc, trước mặt có một hồ nước lớn làm minh đường với phương thủy tụ là Khôn sơn. Phía bên kia hồ lại có ngọn núi Thiên Thọ làm tiền án, nước chảy tới minh đường rồi uốn lượn mà chảy tiêu ở thủy khẩu Tuất phương. “.

Tuy nhiên theo khảo sát của dienbatn vẫn có Long nhập thủ từ phương Cấn , nhưng hồ Dài nước trước Minh đường Hữu Thủy đảo Tả ra Tốn Tị mới chính xác. Nếu theo như các bậc tiền nhân nhận xét ở trên : “ Long nhập thủ từ phương Cấn, thủy tụ là Khôn sơn, chảy tiêu ở thủy khẩu Tuất phương “. Thì không thể đặt mộ theo Quý Sơn – Đinh Hướng được. Ta kiểm tra thủy theo LẬP HƯỚNG THEO THỦY.(Trích từ Địa lý chính tông và Ngũ quyết ) điều các vị tiền bối tính toán:
HỎA CỤC.
Thủy ra 6 chữ : Tân – Tuất, Càn – Hợi, Nhâm – Tý. Thì các phương Ất – Thìn , Tốn – Tị, Bính – Ngọ cao nên là Hỏa cục. Khởi Trường sinh tại Dần để luận Thủy.
1/ THỦY RA TÂN – TUẤT.
Là Hỏa cục. Thủy ra Mộ phương. Lập được 4 Hướng : Sinh – Vượng – Tử - Tuyệt.
Hữu Thủy đảo tả.
Lập Hướng Trường sinh.
Tọa Khôn – Hướng Cấn.
Tọa Thân – Hướng Dần.
Phú quý song toàn , mọi ngành đều phát.
Lập Hướng Tuyệt.
Tọa Tốn – Hướng Càn.
Tọa Tị - Hướng Hợi.
Bỗng nhiên phát lớn.
Tả Thủy đảo hữu.
Lập Hướng Đế vượng.
Tọa Nhâm – Hướng Bính.
Tọa Tý – Hướng Ngọ.
Đinh tài đều vượng, mọi ngành đều phát.
Lập Hướng Tử.
Tọa Giáp – Hướng Canh.
Tọa Mão – Hướng Dậu.
Phú quý , thọ cao, đinh tài lưỡng vượng, nam thanh nữ tú.
Như vậy không thể đặt hướng mộ theo Quý Sơn – Đinh Hướng được.
Theo khảo sát của dienbatn vẫn có Long nhập thủ từ phương Cấn , nhưng hồ Dài nước trước Minh đường Hữu Thủy đảo Tả ra Tốn Tị .
LẬP HƯỚNG THEO THỦY.(Trích từ Địa lý chính tông và Ngũ quyết ).
THỦY CỤC.
Thủy khẩu ra 6 chữ Ất – Thìn , Tốn – Tị , Bính – Ngọ thì các phương Tân – Tuất, Càn – Hợi , Nhâm – Tý cao nên là Thủy cục, khởi Trường sinh tại Thân để luận thủy.
THỦY RA TỐN - TỊ.
Là Thủy cục. Thủy quy Tuyệt. Lập được 3 Hướng : Mộ - Dưỡng – Tuyệt.
1/Hữu Thủy đảo Tả.
Lập Dưỡng Hướng :
Tọa Quý – Hướng Đinh.
Tọa Sửu – Hướng Mùi.
Đinh tài đều vượng, công danh mọi nhà rất thịnh và phát đạt.
Tả Thủy đảo hữu:
Lập Hướng Mộ .
Tọa Tân – Hướng Ất.
Tọa Tuất – Hướng Thìn.
Đại phú đại quý , nhân đinh hưng vượng.
Lập Hướng Tuyệt .
Tọa Hợi – Hướng Tị.
Tọa Càn – Hướng Tốn.
Hay phát lớn.
Như vậy là chính xác.
KẾT LUẬN : Lăng và mộ của Vua Gia Long và Hoàng hậu  Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan . Trục Thần Đạo có hướng 191 độ . Tọa Quý – Hướng Đinh .Hữu Thủy đảo Tả.  THỦY RA TỐN - TỊ. Là Thủy cục. Thủy quy Tuyệt. Lập được Dưỡng Hướng : Đinh tài đều vượng, công danh mọi nhà rất thịnh và phát đạt.
Tọa Quý – Hướng Đinh có 3 Huyệt.
Mai táng từ tháng 1-4 thuộc Cấn Long , Tụ khí tại Mậu Dần.
Mai táng từ tháng 5-8  thuộc Mão Long , Tụ khí tại Quý Mão.
Mai táng từ tháng 9-12  thuộc Hợi Long, Tụ khí tại Tân Hợi.
CẤN LONG : Cấn long thuộc Thổ là Âm long . Loại long tốt hay sinh ra người hiền lành , tuấn tú , thông minh , có khoa cử hanh thông , con nhiều cháu lắm , nhiều lộc , nhiều của cải , ruộng vườn . Cấn long phát cho người tuổi Sửu – Dần – Hợi và lập Hướng nào sẽ phát cho người tuổi đó .Cấn long thường phát rất lớn và rất bền . Cấn long mà lập Canh hướng , mà phương Canh lại có gò cao triều Huyệt thì trước phát văn sau phát võ .
CẤN LONG NHẬP THỦ .
Cấn Long là Long mạch tốt, lập được nhiều hướng nhất gồm 8 Hướng.
1/ Quý Sơn – Đinh Hướng.
2/ Nhâm Sơn – Bính Hướng.
3/ Giáp Sơn – Canh Hướng.
4/ Ất Sơn – Tân Hướng.
5/ Mão Sơn - Dậu hướng.
6/ Càn Sơn – Tốn Hướng.
7/ Hợi Sơn – Tị Hướng.
8/ Sửu Sơn – Mùi Hướng.
1/ Quý Sơn – Đinh Hướng.
Cấn Long nhập thủ. Lạc mạch sang tả , Huyệt tọa Quý – Hướng Đinh, nhích quan tài sang bên hữu chút ít , lấy Mậu Dần làm chính Khí, để Khí chạy xuyên sang tai tả.
Thôi quan Thiên có thơ :
Thôi Quan đệ nhất huyệt nghi Quý.
Thiên Thị chính Khí xung tả nhĩ.
Huyệt niêm Tây thú vi gia Dần.
Y cẩm vinh hoa diêu lư lý.
Nghĩa : Thôi Quan thứ nhất Huyệt hợp Quý Sơn . Chính Khí Thiên Thị ( Cấn ) xung vào bên tai tả. Huyệt niêm ( Giám sát ) nên gia vào Dần . Con cháu vinh hoa , bận áo gấm về làng.
·        Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
-         Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 191 độ )
-         Kiêm Sửu Mùi : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ. ( 197,5 độ )
·        Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
-         Kiêm Tý Ngọ : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
-         Kiêm Sửu Mùi : Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi.
KIỂM TRA PHÂN KIM THEO HƯỚNG PHÁT VI.( Giảng nghĩa Thủy pháp )
Trong 12 Sơn , 12 Hướng , mỗi Hướng có đủ 12 Thủy khẩu. Hướng nào cát , hướng nào hung, Trường sinh , Thủy pháp đều biện kỹ càng , xét đoán không sợ sai lầm. ( Triệu Cửu Phong ).
QUÝ SƠN – ĐINH HƯỚNG , SỬU SƠN – MÙI HƯỚNG.
1/ Thủy chảy ra Khôn Thân . Mộc cục.
Thủy tả đảo hữu ra phương Khôn là Mộ hướng Tuyệt thủy lưu. Thư nói : Đinh Khôn chung thị vạn tư sương ( Lập hướng Đinh nước ra Khôn có vạn rương tiền) tức là cách này phát phú quý nhân , đinh tài đại vượng, phúc thọ cả hai.

2/ Thủy ra Canh Dậu. Mộc cục.
Thủy ra phương Canh Dậu là Mộ hướng Thai thủy lưu xuất, là cách tình quá nhi cang. Ta nghiệm các mộ cũ, cũng có cái lúc đầu có phát phú quý, cũng có cái không phát, hoặc có thọ cao hoặc có thọ ngắn, cát hung đều có nửa. Về lâu dài tất cả đều không có lợi, hoặc có đinh không tài , có tài không đinh.
3/Thủy ra Tân Tuất. Hỏa cục.
Thủy ra chính Mộ khố , lập Đinh Mùi là hướng Suy. Phạm Suy thì không nên lập Hướng vì nhân đinh , tiền tài đều không phát.
4/ Thủy ra Càn Hợi. Hỏa cục.
Tuyệt thủy lưu, Đinh Mùi cũng là hướng Suy. Cách này nhân đinh , tiền tài mỗi ngày suy bại, lâu dài thì tuyệt tự .
5/ Thủy ra Nhâm Tý . Hỏa cục.
Thai thủy lưu khứ, Đinh Mùi là hướng Suy. Nước triều lại Đinh bên tả đảo hữu, sau Huyệt theo chữ Nhâm Thiên can mà ra, không phạm vào Tý của địa chi là cách : Lộc tồn lưu tận bội kim ngư , phát phú phát quý, phúc thọ toàn hai. Nhưng mà hướng thủy này ở bình dương thì phát nhiều, ở sơn cước thì bại nhiều. Sao vậy ?
Bình dương cần chỗ ngồi Không, triều khắp, vì bình dương cần tọa không triều mãn, Thủy ra chữ Nhâm tức là sau Huyệt thấp, rất hợp với cách bình dương. Huyệt sau thấp 1 tấc , con cháu hội đọc thư, nước Đinh triều lại thì trước Huyệt phải cao, hợp cách : Bình dương Minh đường cao, bạc vàng châu báu tích đầy kho.
Đất núi cần : Tọa thực triều hư, sau Huyệt kị thấp khuyết . Nếu nước Đinh triều đường đi ra chữ Nhâm là trước cao sau thấp, phạm vào cách : Tý phong xuy xấu tử tôn hy ( Gió cánh tay thổi tới con cháu hiếm) , cho nên bảo bình dương đại phát , sơn cước đại bại.
Phàm 4 cục Ất Tân  Đinh Quý , Thủy ra Giáp Canh , Bính Nhâm thì đều suy luận như trên.
6/ Thủy ra Quý Sửu. Kim cục.
 Thủy xuất Mộ khố, lập hướng Quan đới. Sách gọi là “ Phạm thoái thần Quan đới, không nên lập Hướng này, thường chết non , bại tuyệt.
7/ Thủy ra Cấn Dần . Kim cục.
Thủy xuất Tuyệt, Hướng Quan đới. Chủ mất tiền của, trẻ nhỏ khó nuôi, trai gái chết non, không người nối dõi. Trước bại ngành trưởng , sau bại các ngành khác .
8/ Thủy ra Giáp Mão . Kim cục.
Thủy ra Thai , Hướng Quan đới. Buổi đầu có phát chút ít nhân đinh , về lâu tuổi thọ ngắn, không người nối dõi, ruộng vườn suy bại.
9/ Thủy ra Ất Thìn. Thủy cục.
Thủy ra chính Mộ khố, Hướng Đinh Mùi là hướng Dưỡng. Cách này phạm Thoái thần , buổi đầu có phát nhân đinh mà không phát lộc, cũng không đại hung.
10/ Thủy ra Tốn Tị . Thủy cục .
Hữu Thủy đảo tả ra phương Tốn Tị là Tuyệt Thủy lưu, Đinh Mùi là hướng Dưỡng. Gọi là : Quý nhân Lộc mã thượng ngự giai, nhân đinh , tiền tài cả 2 đều vượng, công danh hiển đạt , phát phúc lâu dài , con cháu trung hiếu hiền lương, nam nữ thọ cao, các ngành đều phát, lại phát nữ xinh đẹp. Thong Thủy pháp Địa lý , lập ra hướng Dưỡng , Thủy ra Tuyệt là phương cát lợi nhất.
11/ Thủy ra Bính Ngọ . Thủy cục.
Hữu Thủy đảo tả , ra phương Bính Ngọ là Thai phương Dưỡng Hướng. Tức là xung phá trên hướng Lộc vị( Đinh Lộc tại Ngọ ), gọi là xung Lộc tiểu Hoàng tuyền, chủ không con , cùng khổ , yểu tử, xuất sinh cô quả vô hậu. Ta nghiệm nhiều mộ, hoặc cũng có cái thọ cao, có 6,7 anh em mà đều chết trẻ, không con , cũng có người ăn xin.
12/ Thủy ra Đinh Mùi . Mộc cục.
Mộ Hướng , Mộ Thủy lưu. Nếu hữu thủy đảo tả thủy vào Minh đường, theo trên hướng ra chữ Đinh , gọi là : Tuyệt Thủy đảo xung Mộ khố. Hoặc thẳng ra trước mặt mà không có 100 bộ ( 180 m ) ngăn đón , là Thủy lưu trực khứ hay gọi là : Khiên động Thổ ngưu, chủ bại tuyệt. Thư nói : Đinh Canh Khôn thượng thị Hoàng tuyền chính là cách này .
Biện hình đồ này : Nếu Quý sơn Đinh Hướng , Sửu sơn , Mùi hướng , tả Thủy đảo hữu ra chữ Đinh không phạm chữ Mùi, có 100 bộ ngăn đó , hoặc cũng có phát phú quý nhỏ, nhưng hơi sai phạm là Hoàng tuyền Thủy pháp tất sinh hung.
Nếu theo những bậc tiền bối tính : Thủy ra Tân Tuất. Hỏa cục.
Thủy ra chính Mộ khố , lập Đinh Mùi là hướng Suy. Phạm Suy thì không nên lập Hướng vì nhân đinh , tiền tài đều không phát. Điều đó ta thấy sai hoàn toàn. Vua Gia Long chắc chắn biết điều đó. Mặt khác Tọa Quý – Hướng Đinh .Hữu Thủy đảo Tả.  THỦY RA TỐN - TỊ. Là Thủy cục là nước chảy xuống sông Tả Trạch mới hợp lý.
TÓM LẠI : Lăng và mộ của Vua Gia Long và Hoàng hậu  Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan . Trục Thần Đạo có hướng 191 độ . Tọa Quý – Hướng Đinh .Hữu Thủy đảo Tả -
 THỦY RA TỐN - TỊ. Là Thủy cục. Thủy quy Tuyệt. Lập được Dưỡng Hướng : Đinh tài đều vượng, công danh mọi nhà rất thịnh và phát đạt.
·        Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
-         Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 191 độ )
·        Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
-         Kiêm Tý Ngọ : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
Câu chuyện tìm long mạch được các vị vua của triều đại nhà Nguyễn đặc biệt chú trọng. Trong 13 vị vua của vương triều này, có tới 7 vị vua có lăng tẩm riêng, mỗi lăng tẩm lại có vị thế, kiến trúc đặc biệt, ứng với phong cách và con người của vị vua đó.
Nhưng điểm chung của các lăng tẩm này đều sở hữu địa thế vô cùng đắc lợi, nằm nơi núi non trùng điệp và không gian vừa hoang sơ, vừa thiêng liêng, hai trong số đó là Thiên Thọ Lăng (lăng tẩm của Vua Gia Long) và Hiếu Lăng (lăng tẩm của Vua Minh Mạng).
Địa bàn xã Hương Thọ ở bờ bắc thượng nguồn sông Hương, ranh giới được phân định từ núi Ngọc Trản, nơi có điện Hòn Chén, lên tới làng Định Môn chính là nơi có lăng tẩm của Vua Gia Long. Vùng đất này nằm ngay nơi ngã ba hai nhánh sông Tả Trạch và Hữu Trạch của sông Hương hội tụ, tạo nên vùng sơn thủy hữu tình và xưa kia cũng được Vua Gia Long xác định là vùng long mạch.
Theo ghi chép của triều Nguyễn, năm Giáp Tuất -1814, sau khi Thừa Thiên Cao hoàng hậu mất, Vua Gia Long đã sai người đi tìm vùng đất có long mạch để làm lăng tẩm cho vợ và cũng là nơi yên nghỉ của mình sau này. Nơi được chọn là Tả ngạn sông Hữu Trạch , cách Kinh thành khoảng 12 km thuộc địa phận Huyện Hương Trà. Tại đây 2 Đại thần là Tống Phúc Lương , Thượng thư bộ Binh Phạm Như Đăng cùng Thày Địa Lý Lê Duy Thanh phải gieo quẻ đến 7 lần mới chọn được. 
Sau khi Lê Duy Thanh tìm được vị trí đất đẹp, Vua Gia Long địch thân cưỡi voi đến xem. Vua sau lại chọn một vùng đất khác, cách đó không xa, tự mình xem xét, gieo quẻ, rồi trách đại thần rằng: “Xét về long mạch và cuộc đất cát tường thuận theo cung mệnh đế vương thì nơi đây mới hợp, lẽ nào khanh không biết mà lại lại chọn cho trẫm một nơi không thuận hợp như trước kia. Hay là khanh đã biết mà muốn dành để cải táng hài cốt cha ông mình vào đó”?
Trong giai đoạn khởi xây , Hoàng tử thứ 4 bói được quẻ Dự với lời chiêm : Đại cát hanh , bèn gọi là Lăng Thiên Thọ.
Qua đó ta thấy được sự hiểu biết và quyết đoán của Vua Gia Long mạnh mẽ biết nhường nào.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LĂNG VÀ MỘ VUA GIA LONG QUA ĐỢT KHẢO SÁT CỦA DIENBATN.

Khúc sông Hữu Trạch gần Lăng Vua Gia Long.
Vua Gia Long được yên nghỉ giữa vùng núi thiên Thọ trong ngôi Lăng uy nghi , tọa lạc chính giữa một ngọn đồi bằng phẳng . Trước Lăng có núi Đại Thiên Thọ làm Án, phía sau có 7 ngọn đồi nhỏ làm Huyền Vũ. Hai bên Thanh Long - Bạch Hổ đều có 14 ngọn núi làm Tả Phù - Hữu bật. Trước mặt là Hồ Dài thả sen uốn lượn .



Khu lăng mộ này có đến 42 gò đống do Long mạch dư Khí trồi lên triều về khu Lăng Mộ.
Khi đi thăm , đầu tiên ta đến Điện Minh Thành trước , điện này nằm bên Hữu Lăng. 




Di ảnh thờ của Vua Gia Long.


Bài vị của Vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan .


Núi Đại Thiên Thọ làm Án của khu Lăng Mộ.
KHU LĂNG MỘ .


Bên Bạch Hổ.

Hồ Dài trồng sen trước Lăng Mộ và núi Đại Thiên Thọ làm Án khu Lăng Mộ.
Bên Thanh Long.
Vòng thành ngoài Lăng Mộ.
Án thư và vòng trong.




Lăng và mộ của Vua Gia Long và Hoàng hậu  Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan . Trục Thần Đạo có hướng 191 độ . Tọa Quý – Hướng Đinh .Hữu Thủy đảo Tả -  THỦY RA TỐN - TỊ. Là Thủy cục. Thủy quy Tuyệt. Lập được Dưỡng Hướng : Đinh tài đều vượng, công danh mọi nhà rất thịnh và phát đạt.
·        Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
-         Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 191 độ )
·        Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
-         Kiêm Tý Ngọ : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
Minh đường.
XEM THÊM TƯ LIỆU VỀ LĂNG GIA LONG.
TRÍCH 10 NGÀY Ở HUẾ CỦA PHẠM QUỲNH – Đăng trên Tạp chí Nam Phong 10/1918.
"… Thuyền đỗ bên bãi cát , khách lên bộ , đi qua bãi thì vào đến chân núi Thiên Thụ . Có con đường lên , 2 bên giồng thông. Bấy giờ tuy trời đã bảng lảng mà chưa mưa , vừa đi vừa ngắm phong cảnh vui lắm. Đi ước chừng 10 phút thì tới nhà binh xá, là chỗ quan Chánh xứ Lăng ở đó. Muốn xem Lăng phải có giấy phép của Bộ mới được vào các cung điện . Vậy hôm trước tôi đã xin giấy Cụ lớn Công , ngài tử tế ân cần lắm , trong giấy có nói rõ ràng tôi là chủ bút báo Nam Phong ở ngoài Bắc về , muốn đi cung chiêm các tôn Lăng, dặn các Quan Chánh, phó xứ , cùng quan Lãnh binh cho người đưa đi xem mọi nơi. Nhưng chẳng may hôm ấy , các quan đi vắng cả , tôi lên trình giấy không gặp ngài nào , duy có 1 thày đội ở nhà. Thày xem giấy rồi tiếp đãi tử tế lắm , thân hành cùng với 2 tên lính đưa chúng tôi lên Lăng. Từ nhà binh xá tới Lăng đi ước chừng mười phút đồng hồ nữa. Hai bên đường rặt thông . Thông là một giống cây nó làm cho trong sạch không khí. Ngửi hơi thông cũng đủ mát mẻ , khoan khoái trong người. Tưởng cả ngày cứ được như thế, không mưa thì còn gì sướng bằng. Đến Điện trước rồi mới đến Lăng , Điện ở bên hữu Lăng gọi là Minh Thành Điện. Điện trông rất nguy nga, trước mặt có sân rộng, giồng mấy cây đại to , lại có thứ cây không biết tên là gì mà hình rất cổ kính , thực hợp với cảnh trang nghiêm chỗ ấy . Trèo bệ đá lên cửa Điện , bước vào một cái sân rộng nữa, trong bày mấy cái thống bằng sứ cực lớn. Thường trong các Miếu , Điện , ngoài sân hay bày những cái thống như thế. Chắc đó là đồ Tàu, nhưng không phải đồ thường, hoặc giả Triều đình ta khi xưa , đặt kiểu riêng tự nơi “ Thổ sản “ chăng . Vì ngày nay không thấy ở đâu có những chiếc thổng nhớn như thế. Hai bên là Tả vu Hữu vu, giữa là chính Điện . Các mệ là những bậc cung nữ của tiên Đế khi xưa, hoặc là những bậc Công , Tôn nữ giở về già , xin vào Lăng để trông nom việc hương lửa hôm mai. Ở Lăng Thiên Thụ này , chắc không còn những bậc cung nữ nữa . Trong Điện có cái khám đặt bài vị đức tiên Đế , ngoài bày cái sập rải chiếu , để những đồ ngự dụng như khi sinh thời : Cái khăn mặt , cái thau , bộ đồ trà , cái tráp giầu …Hai bên lại bày những đồ pha lê cùng đồ sứ Tây, chắc là những đồ của các ông Sứ thần Pháp đem sang cống Vua ta khi xưa. Đại khái cách bài trí trong Tẩm Điện các Lăng đều như thế cả, chỉ khác nhau có ít hay nhiều mà thôi. Điện Lăng Thiên Thụ này là ít đồ bày hơn cả, nhiều nhất là Điện Khiêm Lăng.
Xem xong Điện mới ra ngoài Lăng . Sánh với các Lăng kia thì Lăng Thiên Thụ là giản dị hơn cả , nhưng có cái vẻ gì hùng tráng , thực là biểu được cái chí to tát một ông Vua sáng nghiệp.Bốn bề là núi cả, trong sách nói cả thẩy 36 ngọn đều quây quần về đây. Giữa mấy từng sân đá rộng thênh thang , thềm cao rồng chạy , trên một tòa thành tròn ba bề xây như hình cái ngai. Trong 2 nấm đá hình chữ nhật, tức là mộ đức Thế tổ Cao hoàng Đế , cùng đức Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Hai ông bà nằm song song ở giữa khoảng Giời rộng , núi cao , như muốn chứng tỏ với Giời đất rằng , công ta đánh Đông dẹp bắc , mà gây dựng nên cái nền thống nhất của nước Đại Việt này , từ nay vững như bàn thạch , bền như Thái sơn vậy. Không có Đình , không có Tạ , không có Lâu , không có Đài, chỉ trơ trơ một sân đá mênh mông , ngoài xa, 2 cột đồng trụ cao ngất Giời! Hùng thay. Thất rõ cái chí của một bật khai Quốc đại anh hùng, không ưa những sự hư văn vô ích . Phàm Lăng là xây từ sinh thời Vua , chớ không phải khi Vua thăng hà rồi mói xây, cho nên mỗi cái Lăng là biểu tinh thần , tính cách riêng của mỗi ông Vua , tự tay đặt kiểu ấy cái nhà ở sau cùng của mình .Như thế thì nơi Lăng Thiên Thụ này thực là tấm gương phản chiếu cái khí tượng anh hùng của đức Gia Long vậy.
Có người cho rằng Lăng đức Minh mạng đẹp, có người cho rằng Lăng đức Tự Đức là khéo . Tôi thấy lăng đức Gia Long là hùng hơn cả. Nhưng một Triều được mấy Vua sáng nghiệp ? Công khai sáng chỉ 1 đời, mà nền bình trị thực muôn thủa. Cho nên các Lăng sau này có văn vẻ hơn , mà thực là kém hùng tráng vậy.
Dù vậy , nếu có người hỏi tôi “ Trong 4 Lăng anh thích Lăng nào ? “, tôi xin đáp “ Tôi thích Lăng đức Gia Long vậy .”
Nhưng dễ vì tôi thiên vị một Lăng đức Gia Long , mà đến khi giở xuống xem các lăng khác thì Giời không tựa nữa, làm cho mưa rầm suốt ngày hôm ấy."
Xin theo dõi tiếp BÀI 6. dienbatn.
dienbatn đã có bài viết cải chính lại BÀI 5 theo địa chỉ sau ( Từ bài 26-30).
https://dienbatnblog.blogspot.com/2020/09/giai-ma-nhung-bi-ve-kinh-thanh-hue-va.html
Xem chi tiết…

GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 4.

6/22/2020 |
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. 
BÀI 4.
I. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.

1/KHÁI NIỆM VỀ LĂNG TẨM VÀ LĂNG MỘ :
Lăng nghĩa đen là cái gò cao, như trong mấy chữ “ như cương như lăng “của thơ Tiểu Nhã trong Kinh Thi vậy. Chữ  “Lăng “ trong danh từ Lăng tẩm có nghĩa là Mộ. Sách Quốc Ngữ , phần Tề ngữ có câu : “ Lăng chi vi chung “ , nghĩa là làm mộ để chôn cất. Sách Thủy kinh Vị thủy nói : Đời Tần gọi mộ Vua là Sơn , đời Hán gọi là Lăng ( Tần danh Thiên tử chủng viết Sơn , Hán viết Lăng ). 1. gò, đồi.2. mộ của vua .3. bỏ nát .Mả vua. Nhà Tần 秦 gọi mả vua là “sơn” 山, nhà Hán 漢 gọi là “lăng” 陵.lăng tẩm” 陵寢.
Về sau chữ Lăng chỉ riêng mộ Vua , Chúa , như nhà Minh có Thập tam Lăng , ở phí Bắc châu Xương Bình , nhà Thanh có Đông Lăng Tây lăng ở tại Huyện Tuân Hóa phía Đông và phía Tây Bắc Kinh  và tại Lại Thủy , cách Vạn lý trường thành 50 dặm. Những “ Sơn Lăng “ , “ Lăng viên” , “ Lăng tẩm “ đều chỉ vào các mộ Vua. Tẩm nghĩa đen là ngủ , là nghỉ ngơi hay phòng ngủ.Nó lại có nghĩa là cái phòng để bài vị người chết. Phòng ấy được chia làm 2 phòng nhỏ , phòng bên ngoài gọi là Miếu , có cửa thông vào phòng bên trong đóng kín .
Chữ Tẩm dùng đi đôi với chữ Lăng , còn có nghĩa là ngọi nhà dững gần bên mộVua để làm nơi thờ phượng. Sách Sử Ký nói : Đến đời nhà Tần mới xây dựng Tẩm một bên mộ , nhà hán cũng theo nhà Tần chế cũng có những viên tẩm ( Chi Tần thỉ xuất Tẩm khởi ư mộ trắc . Hán nhân Tần chế, Thượng Lăng gia hữu viên Tẩm ).
 Lăng Tẩm là nơi xây nhiều miếu , điện , lầu , gác , đình tạ...để nhà Vua lúc còn sống , thỉnh thoảng rời bỏ Hoàng cung lên đây để tiêu khiển. Có thể xem khu vực Lăng Tẩm như một hành cung hay Hoàng cung thứ 2 của ông Vua đang tại vịKhi Vua băng hà , tất cả những công trình kiến trúc trong khu vực Lăng Tẩm phải bảo lưu nguyên vẹn để thờ phụng đấng Quân Vương. Xem như Vua vẫn còn sống và đám phi tần trong Hoàng cung phải lên đây ăn ở để hương khói , phụng sự cho đến trọn kiếp. Như vậy sau khi Vua băng hà Lăng Tẩm và Lăng Mộ mới trở thành cõi riêng của người đã chết.
2/VÀI NÉT VỀ LONG MẠCH KHU MỘ 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.
Sông Hương hay Hương Giang (Hán Nôm 香江) là con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang đều thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam.
Sông Hương có hai nguồn chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn.Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). 
Sông Tả Trạch là phụ lưu hợp thành của sông Hương, chảy ở tỉnh Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế, Việt Nam .Sông có chiều dài khoảng 70 km, chảy qua và làm một đoạn ranh giới tự nhiên giữa các huyện, thị Phú Lộc, Hương Thủy và Hương Trà. Sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã ở xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng . Đoạn từ thượng nguồn đến xã Hương Lộc có tên gọi sông Ba Ran, chảy theo hướng Tây vào Huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế. Đến địa phận thị trấn Khe Tre, Nam Đông sông đổi hướng chảy theo hướng Tây Bắc qua huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà và hợp lưu với sông Hữu Trạch tại xã Hương Thọ, Hương Trà đổ vào sông Hương .
Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương. Sông bắt nguồn từ xã vùng núi A Roàng, huyện A Lưới. Từ đây sông chảy theo hướng Đông đến địa phân tiếp giáp với thị xã Hương Thủy, đổi hướng sang hướng Bắc chảy đến xã Bình Thành (thị xã Hương Trà) đổi sang hướng Đông và hợp lưu với sông Tả Trạch tại xã Hương Thọ thị xã Hương Trà thành sông Hương .
Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm Điện Hòn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.
Sông Hữu Trạch: Bắt nguồn từ nơi có độ cao khoảng 500m ở vùng núi thấp phía Đông A Lưới - Nam Đông, chảy theo hướng Nam Bắc cho đến Bình Điền, từ Bình Điền sông đổi sang hướng Tây Nam - Đông Bắc và cuối cùng hội nhập với sông Tả Trạch ở ngã ba Tuần. Tính đến ngã ba Tuần chiều dài dòng chính là 51km, diện tích lưu vực là 729km2 và độ dốc bình quân lòng sông chính là 9,8 m/km.
Sông Tả Trạch: Là nhánh sông chính bắt nguồn từ vùng núi trung bình huyện Nam Đông với độ cao tuyệt đối 900m. Sông chính chảy theo hướng chung Nam Đông Nam - Bắc Tây Bắc cho tới ngã ba Tuần thì hội nhập với sông Hữu Trạch và trở thành sông Hương. Từ đây sông Hương uốn lượn quanh co qua kinh thành Huế và đến Bao Vinh lại chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc để rồi sau đó hội lưu với sông Bồ tại ngã ba Sình trước khi đổ ra phá Tam Giang và chảy ra biển theo hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Tính đến Dương Hoà, chiều dài dòng chính là 54km, diện tích lưu vực là 717km2 và độ dốc bình quân lòng sông chính là 16,5m/km. Nếu tính đến nơi đổ ra phá Tam Giang, sông chính có chiều dài là 104km, diện tích lưu vực là 2.830km2 và độ dốc bình quân lòng sông là 8,65m/km.
Ta hãy quan sát các bản đồ vệ tinh sau sẽ thấy sức mạnh của Long mạch chảy theo 2 con sông Tả - Hữu Trạch đổ vào sông Hương :
Đầu nguồn sông Hữu Trạch:




Đầu nguồn sông Tả Trạch:




Đầu nguồn sông Tả - Hữu Trạch:
Tả - Hữu trạch nhập chung thành sông Hương.
Chùa Thiên Mụ là nơi trấn giữ khúc Long mạch đi ngang ( đại cuộc đất là Hoành Long.)




Nói rõ hơn, Nguyễn Đăng Khoa qua tài liệu đã dẫn, nhận xét: “Sông Hương theo cách nhìn địa lý cổ, là một dòng sông chảy ngược từ phía Nam lên phía Bắc. Theo quan niệm trong Kinh dịch thì gốc của thủy phải ở phía Bắc và chảy về Nam (khởi từ Khảm và tụ về Ly). Tất nhiên, ở Huế, dòng chảy của sông Hương do địa hình quy định, phía Nam sông Hương là vùng đồi núi cao, hợp lưu của hai nhánh sông Tả và Hữu trạch. Hai dòng nước này hợp lại ở thượng nguồn sông Hương, giữa 3 khu núi cao là Kim Phụng, Thiên Thọ và núi Vưng. Nhìn rộng ra thì cả khu vực đồi núi này bắt nguồn từ Trường Sơn, tạt ngang ra biển, tạo nên một đại cuộc đất là Hoành Long.
Dòng sông Hương trong lặng tỏa rộng về phía Bắc ra cảng Thuận An. Dòng nước uốn lượn nhiều lần qua đồi Vọng Cảnh, chảy về phía Nguyệt Biều, rồi lật trở lại chảy qua mặt thành. Theo sách Địa đạo diễn ca của Tả Ao thì long mạch uốn lượn gấp khúc càng nhiều thì càng chứng tỏ đất có nhiểu sinh khí. Mặt đất nhược dần về phía Kinh thành tạo ra một vài thế đất kết tụ gọi là Thủy Hử (phần đất được sông đổi hướng chảy ôm lấy tạo thành). Những loại mạch sơn cước như vậy khi xuống thấp thấy hiền hòa hơn, chính là nơi tạo ra những huyệt địa kết phát. Vua Gia Long đã chọn được khu vực tốt cho việc xây thành, lập kinh đô. Thành có Án, có tả Thanh long, hữu Bạch hổ triều củng, có “thủy đáo điện tiền” và đoạn sông trước thành đồng thời đóng vai trò minh đường cho thành”.
Phong thủy vùng Kim Long .
Quốc sử quán triều Nguyễn chép: vào năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan (tức chúa Thượng) thấy đất Kim Long là nơi “có địa hình tốt đẹp” nên đã dời dinh đến đó và Kim Long trở thành thủ phủ đầu tiên đóng bên bờ tả ngạn sông Hương. Nhìn qua bên kia hữu ngạn thấy đồi Long Thọ hiện lên với thế núi đặc thù “khóa giữ thượng lưu sông Hương và được các nhà địa lý gọi là kiểu đồi “thiên quan địa trục” – nghĩa là trổ cửa lên trời và là trục xoay của các vùng đất (Đại Nam nhất thống chí).
Địa thế phong thủy ấy cũng được học giả Cadìere ghi nhận khi ông đứng từ kinh thành Huế nhìn xa xa tới đường chân trời phía nguồn sông Hương thấy những ngọn đồi và đỉnh núi dãy này nối tiếp dãy kia trùng điệp vắt ngang tầm mắt, màu sắc thay đổi theo từng ngày nắng, ngày mưa, khi thì nâu nhạt, lúc xanh thẫm, tựa hồ bức tranh bốn mùa sinh động.
Giữa bức tranh cẩm tú mênh mang ấy là một con sông chạy đến gần đất Huế, trải mình ra giữa hai ngọn đồi: “một bên là ngọn đồi Thiên Mụ (Hà Khê) với tháp Phước Duyên, bảy tầng ngất ngưỡng như chọc thủng trời xanh để đưa xuống những nguồn phúc lộc, và bên kia hữu ngạn là mô đất Long Thọ – trường sinh bất tử. Mô đất này cũng có những đặc tính nhiệm màu kỳ lạ mà sau này các thầy địa lý của triều đình Việt Nam cũng công nhận. Vì nó án ngữ nguồn chảy của sông Hương, tưởng như nó đang gối đầu lên dòng nước và nghiêng nghiêng đối diện với đồi Thiên Mụ tạo thành một thế phong thủy gọi là cánh cửa thông thiên và trục xe địa phủ” (Đỗ Trinh Huệ dịch).
Như vậy, đồi Long Thọ (hữu ngạn) cùng đồi Hà Khê (tả ngạn) nhô lên khỏi đất bằng để ôm lấy dòng nước sông Hương đang êm đềm đổ xuống, tạo nên cảnh trí thơ mộng cho các vùng đất hai bờ, trong đó có Kim Long. Xét sách địa lý gia truyền của cụ Tả Ao, thì: có núi mà không có nước sẽ thành cảnh “cô sơn” – ngược lại có nước mà không có núi sẽ thành “cô thủy” (Hữu sơn vô thủy, vị chi cô sơn – Hữu thủy vô sơn, vị chi cô thủy).
Tốt nhất vừa có núi vừa có sông nước liền nhau để núi nghênh thủy (sơn cố thủy) và thủy in bóng núi (thủy cố sơn) mới thật là đất tốt (dung kết chi địa dã). Vậy Kim Long có đủ yếu tố “sơn thủy” như cụ Tả Ao nêu. Mà thủy ở đây với thế “tĩnh” và “tụ” nên sinh ra người trong vùng thanh lịch, giàu có (thủy tĩnh nhân tú - thủy tụ nhân phú) khác với chỗ nước xoáy xô bồ ào ạt, hoặc nước chảy rì rào như tiếng khóc tỉ tê suốt ngày sẽ sinh ra kẻ bần tiện, đói nghèo (thủy trọc nhân mê – thủy khứ nhân bần). Thật vậy, cuộc đất Kim Long từ khi trở thành thủ phủ. Sau này, khi thủ phủ dời về Phú Xuân (cũng nằm bên tả ngạn sông Hương), Kim Long vẫn để lại các tên đất gợi nhớ thời lập phủ như: Thượng Dinh, Trung Dinh, Hạ Dinh, Cồn Kho, Mô Súng, vườn Nghênh Hôn … Và vua Thành Thái đã đến đó góp một trang “tình sử”.
Địa thế phong thủy cùng tài năng chúa Nguyễn đã đưa Kim Long thành trung tâm hành chính, quân sự của đất Nam Hà một thời. Để tìm hiểu điều ấy, thiết tưởng chúng ta hãy xem qua những ghi chép khách quan của người châu Âu đương thời từng đến đó. Chúng tôi muốn nhắc đến học giả, nhà truyền giáo dòng tên (Jésuite): Alexandre de Rhodes – đã có mặt tại Kim Long khoảng những năm 1640 – 1645 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan. Ông là tác giả cuốn Từ điển Việt – Bồ – La, biên soạn sau ngày đến Kim Long, chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa của người Việt thế kỷ 17. Chính ở Kim Long, Alexandre de Rhodes yết kiến chúa Nguyễn Phúc Lan và tận mắt nhìn thấy sinh hoạt trong phủ chúa cũng như ngoài dân chúng và kể lại trong một cuốn sách xuất bản tại châu Âu.
Trong tác phẩm đó, ông mô tả quang cảnh Kim Long như một “thành phố lớn” (cette grande ville) với đông đúc dân cư, nhà cửa, phố xá, chợ búa, bến nước và buổi lễ đón tiếp những người Tây Ban Nha, những nữ tu và ông vào buổi chiều tháng 2.1645 bên bờ sông Hương: “Chúa Thượng (Nguyễn Phúc Lan) và phu nhân trong trang phục quý phái, lộng lẫy cùng đông đảo các vị quan lớn trong phủ Kim Long có mặt tại buổi đón tiếp. Có ngót 4000 lính chia làm 4 đội sắp hàng chỉnh tề, khéo léo, không che khuất chỗ chúa Thượng và phu nhân đang đứng. Những đội cận vệ đứng sát để bảo vệ chúa, ai nấy đều cầm trong tay một thanh đao có gắn chuôi bằng bạc và mặc áo bằng nhung màu tím có thắt đai vàng ngang bụng, đứng nghiêm chỉnh và im phăng phắc. Khi đoàn Tây Ban Nha đến, chúa cho phép hết thảy binh lính của mình ngồi xuống đất, xếp bằng lại để buổi lễ bắt đầu. Chúa sai mang đến cho mỗi người một phần trà đựng trên các khay sơn son thếp vàng bóng loáng”.
Chúa Thượng cũng mời Alexandre de Rhodes và những người trong đoàn bữa tiệc theo cung cách cung đình với rất nhiều món ăn sang trọng. Yến tiệc được bày ra với các vũ nữ Kim Long vây quanh biểu diễn các điệu múa điêu luyện khiến những người Tây Ban Nha có mặt phải trầm trồ khen ngợi. Mãi đến khi trời sập tối, chúa ra lệnh thắp đuốc sáng rực khắp dinh. Các dịp tiếp theo, chúa Thượng đã cho diễu binh trên bộ với khoảng 6000 binh lính và dân chúng tham gia đi rợp cả “thành phố lớn” Kim Long. Cùng lúc dưới nước chúa cho tập trận với 20 chiến thuyền lướt như bay trên mặt sông Hương.
Sau này vị trí của thủ phủ Kim Long mà Alexandre de Rhodes ghi lại được nhiều nhà nghiên cứu định vị, chẳng hạn: “có lẽ thủ phủ của chúa Nguyễn lúc ấy tọa lạc tại vùng đất từ chợ Kim Long lên đến gần làng Xuân Hòa (…) đã được sông ngòi bao bọc cả 4 bề: trước mặt là sông Hương, bên trái là sông Kim Long, bên phải và phía sau là sông Bạch Yến” (Phan Thuận An). Một tác giả khác, nhà nghiên cứu Phan Thanh Hải, trong tài liệu về “Thủ phủ Kim Long và diện mạo của Huế trước 1687”in trong tuyển tập Cố đô Huế xưa và nay (NXB Thuận Hóa 2005) nhắc đến 4 lần chúa Nguyễn dời dựng, thay đổi vị trí thủ phủ trước khi chuyển đến Kim Long, đó là Ái Tử (1558 – 1570), Trà Bát (1570 – 1600), Dinh Cát (1600 – 1626), Phước Yên (1626 – 1636) và nhận định:
“Địa danh Kim Long mà chúng tôi nói ở đây là làng Kim Long (chứ không phải phường Kim Long) có diện tích tổng cộng chừng 130ha, nằm ở tả ngạn sông Hương, một vùng đất trù phú màu mỡ, vị trí thuận lợi, cảnh sắc trữ tình. Căn cứ vào các nguồn tư liệu, nhất là gia phả của các dòng họ lâu đời ở Kim Long, thì làng đã được thành lập cách đây trên dưới 400 năm và là kết quả của việc mở rộng và tách ra từ làng Hà Khê (nơi có chùa Thiên Mụ và long mạch nhà Nguyễn) (…) Trong địa phận của làng Kim Long, ngoài sông Hương ở phía Nam còn có sông Kim Long (tức sông lấp) ngăn cách làng Phú Xuân và Vạn Xuân, và sông Bạch Yến chảy ngang qua giữa làng. Cả hai con sông này đều là các chi lưu của sông Hương, chúng vừa tạo nên vẻ đẹp trữ tình của vùng đất này, vừa tạo nên địa thế rất “đắc lợi” của Kim Long là “tứ thủy triều quy”…
Nghĩa là bốn dòng nước tụ về dưới chân những trái núi quanh cuộc đất Kim Long phù hợp với điều cụ Tả Ao giảng giải về thế sơn thủy: sơn làchồng, thủy là vợ, khi chồng xướng xuất việc gì thì vợ sẽ phụ theo (sơn vi phu, thủy vi phụ, phu xướng phụ tùy), cùng nghĩa ấy: núi là “trống”, nước là “mái” – núi chạy đến đâu thì nước theo đến đó (sơn vi hùng, thủy vi thư – hệ sơn tắc thủy tòng). Mà sơn mạch chạy từ dãy Trường Sơn hùng vĩ tách nhánh ra đến đất Kim Long được dòng sông Hương, sông Bạch Yến theo về “hợp hôn” – sinh ra một vùng nước xanh thơ mộng – thủ phủ của Nam Hà, cũng là thủ phủ của tình yêu một thuở.
( Theo Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam – Bài: Giao Hưởng – Ảnh: Gia Tiến, Tư liệu).
VUA NHÀ NGUYỄN ĐI TÌM LONG MẠCH.

Câu chuyện tìm long mạch được các vị vua của triều đại nhà Nguyễn đặc biệt chú trọng. Trong 13 vị vua của vương triều này, có tới 7 vị vua có lăng tẩm riêng, mỗi lăng tẩm lại có vị thế, kiến trúc đặc biệt, ứng với phong cách và con người của vị vua đó.

Nhưng điểm chung của các lăng tẩm này đều sở hữu địa thế vô cùng đắc lợi, nằm nơi núi non trùng điệp và không gian vừa hoang sơ, vừa thiêng liêng, hai trong số đó là Thiên Thọ Lăng (lăng tẩm của Vua Gia Long) và Hiếu Lăng (lăng tẩm của Vua Minh Mạng).

Địa bàn xã Hương Thọ ở bờ bắc thượng nguồn sông Hương, ranh giới được phân định từ núi Ngọc Trản, nơi có điện Hòn Chén, lên tới làng Định Môn chính là nơi có lăng tẩm của Vua Gia Long. Vùng đất này nằm ngay nơi ngã ba hai nhánh sông Tả Trạch và Hữu Trạch của sông Hương hội tụ, tạo nên vùng sơn thủy hữu tình và xưa kia cũng được Vua Gia Long xác định là vùng long mạch.
Theo ghi chép của triều Nguyễn, năm 1814, sau khi Thừa Thiên Cao hoàng hậu mất, Vua Gia Long đã sai người đi tìm vùng đất có long mạch để làm lăng tẩm cho vợ và cũng là nơi yên nghỉ của mình sau này. Vua sai đại thần Lê Duy Thanh, người rất am hiểu và tinh thông địa lý, phụ trách việc tầm long điểm huyệt.
Sau khi Lê Duy Thanh tìm được vị trí đất đẹp, Vua Gia Long địch thân cưỡi voi đến xem. Vua sau lại chọn một vùng đất khác, cách đó không xa, tự mình xem xét, gieo quẻ, rồi trách đại thần rằng: “Xét về long mạch và cuộc đất cát tường thuận theo cung mệnh đế vương thì nơi đây mới hợp, lẽ nào khanh không biết mà lại lại chọn cho trẫm một nơi không thuận hợp như trước kia. Hay là khanh đã biết mà muốn dành để cải táng hài cốt cha ông mình vào đó”?
Đó chính là vùng đất tại xã Hương Thọ ngày nay. Theo nhiều nhà phong thủy, thế đất này rất đẹp, có Long nhập thủ từ phương Cấn đến, tả có Thanh Long, hữu có Bạch Hổ bao bọc, trước mặt có một hồ nước lớn làm minh đường với phương thủy tụ là Khôn sơn. Phía bên kia hồ lại có ngọn núi Thiên Thọ làm tiền án, nước chảy tới minh đường rồi uốn lượn mà chảy tiêu ở thủy khẩu Tuất phương. 
Đến đời Vua Minh Mạng, vị vua được mệnh danh là người có nhiều phi tần và con cháu nhất trong triều đại nhà Nguyễn, công cuộc tìm long mạch để xây lăng tẩm cũng được ông dành hàng năm trời để tìm hiểu. Bảy năm sau khi lên ngôi, tức năm 1826, Vua đã lập tức cho người tìm vùng đất đẹp, làm nơi kết phát để làm lăng mộ cho chính mình sau này.
Vua Minh Mạng dụ cho văn võ đình thần đi tìm hai ngôi đất là “Vạn niên đại cát địa” và “Vạn niên cát địa”, trong chỉ dụ, Vua viết: “Các thánh đế minh vương đời xưa muốn cầu nhiều phước đều có dự định đất tốt vạn niên để mong trời cho cơ đồ dài lâu. Kể từ đức Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta khôi phục miếu xã, xây dựng các lăng, lại dự kế cất để nghìn muôn năm, năm Gia Long đã từng hạ sắc cho bầy tôi tìm kiếm ngôi Vạn niên cát địa.
Nay trẫm kính lo đường kế thuật, may gặp buổi thái bình, việc phần mộ không thể không dự tính trước. Vậy hạ lệnh cho đình thần cùng với Khâm thiên giám đi đến miền núi thuộc các xã Kim Ngọc, Định Môn, lựa trước ngôi “Vạn niên đại cát địa” và ngôi “Vạn niên cát địa”, cho được gần chốn khí thiêng mà để lại phước ấm về sau. Các khanh đều nên hết lòng nhận kỹ, cốt cho thoả hợp, rồi vẽ địa đồ dâng trình, đợi trẫm thân đến lựa chọn”. 
Hành trình tìm đất long mạch của nhà vua cũng mất tận 14 năm bao gồm cả việc  tìm kiếm, cân nhắc nhiều ý kiến và nhiều sự lựa chọn. Sau, Vua cũng quyết định lựa chọn núi Cẩm Kê, thuộc xã An Bằng để dựng lăng tẩm, làm đất phát nghiệp ngàn năm.
Theo “Đại Nam thực lục”, khi đến xem đất Vua bảo rằng: “Núi này thực phong thủy tốt, nơi này chưa ai xem ra, nay xem được chỗ đất tốt, thật đáng vui mừng”. Khu vực này gần với nơi hợp lưu của hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, cách kinh thành Huế 12km, là vị trí đặc địa để xây dựng lăng tẩm, điều này khá tương đồng với việc chọn đất của Vua Gia Long.
Công trình lăng tẩm trong quá trình xây dựng có lúc bị gián đoạn do không đúng ý Vua, sau Vua Minh Mạng lại qua đời khi đang xây dựng dang dở, công trình này tiếp tục được hoàn thành ở đời Vua Thiệu Trị. Ngày nay, nhiều người đánh giá lăng Minh Mạng là một công trình kiến trúc đẹp, cân bằng đối xứng trên diện tích 18 ha, một trong những điểm du lịch rất thu hút du khách trong quần thể kiến trúc cung đình, lăng tẩm xứ Huế.
( Tài liệu sưu tầm trên internet ). Ảnh dienbatn lấy trên Googmap.
Xin theo dõi tiếp BÀI 5. dienbatn.
Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *