GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 24.

7/19/2020 |
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 24.
I.NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.
II.LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA NGUYỄN TẠI HUẾ.
1.LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.
2. HIẾU LĂNG CỦA VUA MINH MẠNG.
3. XƯƠNG LĂNG(昌陵) - LĂNG CỦA VUA THIỆU TRỊ.
4. KHIÊM LĂNG – Lăng Tự Đức (chữ Hán: 嗣德陵) 
5. LĂNG VUA KHẢI ĐỊNH.
6.CUỘC CHIẾN TÂM LINH RÙNG RỢN GIỮA NHÀ NGUYỄN GIA LONG VÀ NGUYỄN HUỆ - TÂY SƠN.
7. NHỮNG CUỘC TÀN PHÁ VÀ THẢM SÁT CỦA NHÀ TÂY SƠN. ( Bài đọc thêm phần tư liệu ).
8.ĐƯỜNG TOẠI ĐẠO Ở LĂNG VUA CHÚA TRIỀU NGUYỄN.
9.ĐÀN NAM GIAO TẠI VIỆT NAM .
I.ĐÀN NAM GIAO Ở THĂNG LONG.
1. Đàn Nam Giao Thăng Long Thời Lý - Trần- Lê:
2.ĐÀN NAM GIAO TẠI THÀNH NHÀ HỒ - THANH HÓA.
3. ĐÀN NAM GIAO TẠI THỌ XUÂN - THANH HÓA.
4. ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN Ở BÌNH ĐỊNH.
5. ĐÀN TẾ NAM GIAO TẠI HUẾ.
1/ ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN TẠI NÚI BÂN – HUẾ.
2/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI PHỦ DƯƠNG XUÂN THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN:
3/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI KINH THÀNH HUẾ.( Tiếp theo ).
TƯ LIỆU 1 : LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO TẠI HUẾ NĂM 1935.
Những hình ảnh về lễ tế Đàn Nam Giao được diễn ra vào năm 1935 cho chính vua Bảo Đại đích thân chủ trì.
TƯ LIỆU 2 : LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO TẠI HUẾ NĂM 1924.
Ảnh quý về Lễ tế đàn Nam Giao của vua Khải Đinh năm 1924 tại Huế.
10.ĐÀN XÃ TẮC Ở VIỆT NAM. 
11.THÀNH PHỐ MA AN BẰNG – VĨNH AN  – PHÚ VANG – HUẾ.

1. NGHĨA TRANG LÀNG AN BẰNG - XÃ VĨNH AN - HUYỆN PHÚ VANG - HUẾ.
“Nghĩa địa làng An Bằng là một nghĩa trang nổi tiếng, được xem là xa hoa, tráng lệ bậc nhất ở Việt Nam, tọa lạc tại làng chài ven biển An Bằng thuộc xã Vinh An huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nằm cách thành phố Huế 35 km về phía Đông. Tại đây có hàng nghìn khu lăng mộ đủ màu sắc và kích thước, với những khu có giá trị lên tới hàng tỷ đồng. Kiến trúc lăng mộ làng An Bằng hội tụ đủ các yếu tố của Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo giáo và thậm chí cả Hồi giáo.
Nghĩa trang An Bằng nổi tiếng không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới và được người trong nước cũng như báo chí nước ngoài gọi bằng những mỹ từ như "thành phố ma An Bằng", "thành phố của người chết", "khu biệt thự của người chết", "thiên đường lăng mộ". Tuy nghĩa trang này không phải là khu du lịch, nó vẫn là một địa điểm thu hút nhiều du khách tham quan.
Nghĩa trang An Bằng nằm cách bờ biển khoảng 300 mét, nằm bên Quốc lộ 49B trên đường từ Huế đi Đà Nẵng. Nghĩa trang thuộc địa phận xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, trên một dải đất ngăn cách biển Đông và hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, và có diện tích vào khoảng 250 hécta (2,5 km2), tức rộng khoảng gấp 7 lần Disneyland.
Làng An Bằng vốn là một làng chài nghèo, cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào nghề đánh bắt, khai thác thủy sản gần bờ, nên đời sống của người dân vẫn còn thiếu thốn.Tuy nhiên, vào đầu thập niên 1990, khi Chính phủ Việt Nam cho phép người Việt định cư ở nước ngoài gửi tiền cho thân nhân của mình ở trong nước, ngôi làng nhanh chóng thay da đổi thịt. Có tới 90% dân làng đều có người thân định cư ở nước ngoài, chủ yếu là tại Mỹ, vốn phần nhiều là thuyền nhân vượt biên sau sự kiện 30 tháng 4, đã ồ ạt gửi tiền về cho người thân.
Sự thay đổi nhanh chóng về đời sống kéo theo sự phát triển của quần thể nghĩa trang khi nhiều gia đình sẵn sàng bỏ nhiều tiền để sửa sang, xây dựng mới những lăng mộ cũ của gia tộc mình. Kể từ năm 1991, số lượng lăng mộ bắt đầu tăng lên nhanh chóng, những ngôi mộ được sửa sang, cơi nới với quy mô tráng lệ khi người dân trong làng chạy theo trào lưu xây mộ to đẹp cho người thân.Cuộc tranh đua xây dựng mộ to đẹp diễn ra rất gay gắt, nhiều gia đình vừa mới xây xong chưa được bao lâu, liền đã phá bỏ khu lăng mộ cũ để làm lại cho hoành tráng hơn, đẹp hơn. Nhiều cá nhân dù còn sống vẫn đã được xây mộ, vì vậy mà có nhiều tấm bia chỉ đề năm sinh mà chưa có năm mất vì chủ của nó vẫn đang sống khỏe manh.
Làng An Bằng hiện có ước tính khoảng 3.000 ngôi mộ lớn nhỏ.Vào đầu những năm 1990, do chính quyền địa phương chưa có quy hoạch quy hoạch cụ thể, các gia đình vì thế mà tùy ý giành giật đất đai để xây dựng lăng mộ. Các lăng mộ trong nghĩa trang đều có đầy đủ các loại kích thước, hình dáng, diện tích nằm trong khoảng từ 40 – 400 m². Nhiều ngôi mộ cao gần 7 – 8 m, cao gần bằng căn nhà hai tầng, một vài ngôi thậm chí còn cao tới tới 10 m. Lăng mộ nằm dày đặc bao quanh nhà dân, vì thế mà tại làng An Bằng, giữa người sống và người chết không còn "ranh giới" nữa.
Hầu hết lăng mộ trong nghĩa trang đều được phỏng theo thiết kế của lăng Khải Định. Lăng Khải Định nổi tiếng vì pha trộn nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique,... Tuy sử dụng lăng Khải Định làm mẫu, nhưng biến hóa thêm hay bớt chi tiết đều phụ thuộc vào sở thích của mỗi người xây. Các lăng mộ được thiết kế giống như lăng mộ Đế vương, có cổng tam quan, lợp ngói lưu ly, lại có câu đối, bia đá, trụ biểu, la thành được khảm sành sứ sặc sỡ và được trang trí đầy đủ linh thú trong tứ linh (long ly quy phụng).Cũng vì thế mà nhiều khu lăng mộ còn sang trọng hơn cả nhà dân.
Việc ngày càng có nhiều ngôi mộ mọc lên đã tạo công ăn việc làm khá ổn định với thu nhập tương đối tốt cho những người thợ xây, thợ khảm sành sứ, thợ chạm khắc hoa văn trong vùng. Nhiều người từ các huyện lân cận cũng tìm được những công việc như kéo xe cát, chở vật liệu, hay làm phụ hồ để xây lăng. Không chỉ vậy, các dịch vụ khác như thắp nhang thuê, bật điện vào ban đêm, quét dọn và bảo vệ khu lăng mộ cũng mang lại cho người dân thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng/người mỗi tháng, còn vào những dịp lễ tết thì do nhu cầu tăng cao, công việc nhiều nên mức tiền công cũng vì thế mà tăng lên đáng kể. Cũng vì những lý do này mà nghĩa địa làng An Bằng được mệnh danh là nơi "người chết nuôi người sống" .Nghĩa trang An Bằng – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org.



2/ LỊCH SỬ PHÚ VANG.
Nguyên xưa, nơi đây là vùng đất thuộc châu Lý của Chiêm Thành. Sau khi được sáp nhập vào Đại Việt, Nhà Trần đã đổi tên châu Lý thành Hóa Châu. Thời Lê, đặt thành huyện Tư Vinh thuộc phủ Triệu Phong. Đầu thời Nguyễn đổi tên là huyện Phú Vinh, nhưng thường đọc trại thành Phú Vang thành tên gọi như ngày nay.
Sau năm 1975, huyện Phú Vang có 20 xã: Phú An, Phú Đa, Phú Diên, Phú Dương, Phú Hải, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Mậu, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thanh, Phú Thuận, Phú Thượng, Phú Xuân, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Phú, Vinh Thái, Vinh Thanh, Vinh Xuân.
3/Lịch Sử Về Cái Tên Của Làng An Bằng - (An Đôi Ngày Xưa)
Nguyễn Tấn
Tên làng An Bằng không được bình an cho lắm. Số là thoạt tiên, làng chỉ gồm toàn người lương, chỉ vì có một số ít người gặp phải những lý do không tốt, phải theo đạo Chúa, và từ đó có nhiều mâu thuẩn trong làng. Số người theo đạo Chúa đã gọi tên làng thành An Bường chỉ vì tên đó được phát xuất từ một cố đạo người Tây. Và cũng vì thế, đa số người lương không thích.
4/VÀI NÉT VỀ LÀNG AN BẰNG.
Theo tư liệu lịch sử dân tộc và gia phả họ Nguyễn văn Lĩnh (khai canh). Nguyễn văn Tích
Kết hợp tư liệu văn bản Hán Nôm của làng và tư liệu lịch sử dân tộc, chúng ta có thể bước đầu trình bày quá trình thành lập làng An Bằng như sau đây.
Nguyên vào nửa thế kỷ XV, Nguyễn Hoàng tức chúa Tiên vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558.  Năm 1569, ông lại ra Thanh Hóa chầu vua Lê.  Qua năm 1570, một số lái buôn người thôn An Ba, xã Cừ Hà, huyện Khang Lộc, Phủ Tân Bình (sau đổi Quảng Bình) đi thuyền ra buôn bán xứ Thanh, trong số đó có ba ngài họ Nguyễn, Trần và Hoàng.  Ba vị này đứng ra tình nguyện dùng thuyền trường đà (loại ghe vận tải lớn ngày xưa) chở chúa Tiên trở vào Ái Tử lại làm hướng đạo ngài đi đánh dẹp Mĩ quận công và tham gia trù lập quận công Nguyễn Bạn (tướng nhà Mạc).
Sau khi xong việc, năm 1571, ba ngài đưa vợ con, bạn bè vào miền biển huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong, lập nên làng xóm, đặt tên là phường An Đôi.  Nhờ có công lao phò tá, chúa cho dân phường được miễn thuế má, hàng năm chỉ nạp cá làm lễ phẩm kị giỗ tôn miếu.
Thời chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691), vì kiêng húy bà Tống Thị Đôi (người sinh ra chúa Ngãi), làng phải đổi tên An Bằng, thuộc nội phủ, tổng Diêm Trường, huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong. 
Năm 1835, vua Minh Mạng tiến hành xếp đặt lại các đơn vị hành chánh, thì ấp An Bằng thuộc tổng Kế Mĩ. Ngày nay,  làng An Bằng nằm trong địa phận xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngài họ Nguyễn văn Lãnh (Lĩnh) có lăng trước đình làng và có con cháu nối dõi, còn ngài họ Trần và họ hoàng đều không có mộ cũng không có con cháu nối dõi, theo giấy kê khai:
- Vị thứ nhất: Nguyễn quý công, húy Lĩnh (có miếu, có tên, có mộ).
- Vị thứ hai: Trần quý công (thờ chung miếu với Nguyễn quý công, không tên, không mộ).
- Vị thứ ba: Hoàng quý công (thờ chung miếu với Nguyễn qúy công, không tên, không mộ).
Trong khi đó, theo tài liệu Thời chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691), vì kiêng húy bà Tống Thị Đôi (người sinh ra chúa Ngãi), làng phải đổi tên An Bằng, thuộc nội phủ, tổng Diêm Trường, huyện Phú Vang, phủ Triệu Phong. 
Tóm lại, không có chuyện An Bình hay An Bường gì cả. Người dân An Bằng không hài lòng khi có người gọi là An Bường.    “Nguyễn Tấn.
5/“GỐC GÁC CỦA DÂN LÀNG AN BẰNG
Gốc gác làng An Bằng thành lập từ thời Chúa Nguyễn Hoàng, di cư vào từ Thanh Hóa Nghệ An, nguyên là dân làng An Đôi (*). Là những người được Chúa Nguyễn nhờ dùng thuyền đưa hoàng tộc và quan quân vào Thuận Hóa, thì chính Chúa Nguyễn đã cấp vùng đất mang tên Tiểu Hoàng Sa, (Vùng đất cát vàng, đúng ra là phải gọi là dãi đảo cát vàng mới đúng, vì dải đất nầy có chiều dài rất dài và chiều ngang thì hẹp, bởi dãi đất nầy là trong sông ngoài biển, hai đầu có hai cửa ăn thông giữa biển và sông) từ cửa Thuận An của ngày nay đến tận cửa Tư Hiện cho tất cả những người đưa thuyền của làng An Đôi thời đó lập nghiệp. Do gốc gác từ dân làng An Đôi nên những thế hệ khai canh mới đặt tên làng là làng An Bằng."
Theo tìm hiểu của chúng tôi, làng An Bằng hay còn có tên gọi khác là Hà Úc và vốn là một làng chài nghèo của xã Vinh An (huyện Phú Vang). Cuộc sống của người dân ở làng chèo này chủ yếu phụ thuộc vào nghề khai thác thủy sản gần bờ trên những con thuyền nhỏ.
Cuộc sống của những ngư dân làng An Bằng chuyển sang một trang mới khi khoảng năm 1990 nhà nước cho phép những người Việt định cư ở nước ngoài gửi tiền về cho người thân trong nước. Nhiều người xuất thân từ làng An Bằng đang sinh sống ở nước ngoài (chủ yếu là Mỹ) đã gửi tiền về cho người thân. Từ nguồn tiền ấy, dân chài làng An Bằng bắt đầu thay đổi cuộc sống bằng cách làm nhà, tậu xe sang…
Với việc cuộc sống đủ đầy và quan niệm “sống cái nhà, thác cái mồ” nên những ngư dân ở An Bằng bắt đầu đi kiến thiết lăng mộ với nguồn tiền chủ yếu từ nước ngoài gửi về. Từ đó, những lăng mộ có giá hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng thi nhau mọc lên như nấm trong khuôn viên nghĩa địa của làng.
Thậm chí còn có thông tin cho rằng, nhiều nhà xây rồi nhưng lại đập đi xây lại vì mộ kém đẹp và to so với những ngôi mộ khác. Có những nhà tốn cả 70.000 USD (hơn 1,5 tỷ đồng) để xây lăng mộ. Một số ngôi mộ ở đây vẫn còn trống, vì nó được xây trước khi có người chết.
Theo những người thợ xây ở khu lăng mộ An Bằng, hầu hết các lăng mộ ở đây đều lấy mẫu thiết kế chung từ lăng Khải Định. Sau đó, việc biến hóa thêm hay bớt tùy thuộc vào sở thích của mỗi chủ nhân. Theo quan sát của chúng tôi, tổng thể khu lăng mộ An Bằng độc đáo về kiến trúc, đủ các phong cách.
Những người thợ xây, thợ khảm sành sứ chính là những người đã thổi hồn vào cho những ngôi mộ bạc tỷ biến nó thành một “thành phố của người chết” xa hoa bậc nhất đất Việt.
Tôi còn nhớ cách đây chừng 6 năm, khi tìm về khu lăng mộ ở An Bằng gặp một toán thợ xây, tôi được nghe một người thợ tâm sự: “Giá mà tui có số tiền bằng một phần của việc xây ngôi mộ ni thì có lẽ vợ con tôi đã đỡ khổ’.
6 năm sau, khi quay lại “thành phố của người chết” tôi vẫn bắt gặp giữa trưa hè những người thợ xây, thợ khảm sành vẫn đang miệt mài “thổi hồn” lên những ngôi mộ bạc tỷ. Nói chuyện với họ, tôi được nghe những câu chuyện tưởng chừng như vô lý nhưng suy nghĩ lại rất có lý là những người dưới những nấm mộ bạc tỷ đang “nuôi” những người thợ xây ở các vùng phụ cận."QUỐC TRỰC – NGUYỄN VƯƠNG
6/ TAY NGHỀ CỦA NHỮNG NGƯỜI THỢ XÂY DỰNG LĂNG MỘ.
Theo những người cao niên trong làng cho biết, hầu hết các lăng mộ An Bằng đều lấy mẫu thiết kế chung từ lăng Khải Định, sau đó việc biến hóa thêm hay bớt tùy thuộc vào sở thích của mỗi chủ nhân. Các lăng mộ thiết kế như lăng mộ vua chúa, cũng tam quan với mái ngói lưu ly, câu đối, bia đá, trụ biểu, la thành... rực rỡ sắc màu nhờ bàn tay người thợ khảm sành sứ giỏi. 
Tổng thể khu lăng mộ tại đây độc đáo về kiến trúc, đủ các phong cách Phật, Thiên chúa giáo, Lão Giáo, Hồi giáo, châu Âu... đều xây bằng tiền do con cháu ở nước ngoài gửi về. Chính quyền địa phương cho biết, những năm 90 của thế kỷ trước, những người An Bằng định cư ở nước ngoài ăn nên làm ra ồ ạt gửi tiền về xây lăng mộ để... báo hiếu. Do địa phương chưa có quy hoạch nên mạnh ai nấy làm, từng nhà, từng dòng tộc thi nhau giành đất để xây lăng, đắp mộ. Có nhiều ngôi mộ diện tích lên tới cả ngàn mét vuông. Chỉ trong một thời gian ngắn, những cồn cát xưa kia đã được bịt kín bằng lăng mộ. Lăng mộ “bao vây” nhà ở người dân, dường như nơi đây không có ranh giới giữa người sống và người chết.
Đa số những lăng mộ hoành tráng ở An Bằng được tạo nên từ sự khéo léo của những người thợ các xã Vinh Thanh, Vinh Xuân... (Phú Vang). “Mặc dù làm việc trong môi trường đặc biệt, nhưng được cái khi nào cũng luôn tay. Cứ xây xong mộ này lại có cái mới để xây, đôi lúc tổ thợ tui không dám nhận nhiều vì sợ làm không nổi. Một ngôi mộ trung bình ở đây cũng phải xây đến nửa năm với khoảng 10 nhân công, đó là chưa nói khi gặp những gia đình cẩn thận, họ đòi hỏi tỉ mỉ thì công việc sẽ kéo dài thêm”
“Những thợ xây mộ tại đây không chỉ biết cách xây mà cần có sự khéo léo, kèm thêm một chút kinh nghiệm. Khi xây những ngôi nhà ở bình thường những chi tiết còn thô thì họ bỏ qua, nhưng xây huyệt mộ chỉ cần sơ suất nhỏ thôi là mình phải làm lại ngay...”, anh Phước cho biết. Không những giỏi nghề mà họ còn phải nghiên cứu về kiểu cách xây, biết kết hợp hài hòa giữa kiến trúc vua chúa và kiến trúc hiện đại. Chính vì vậy, những người thợ ở làng Vinh Thanh rất được lòng người dân An Bằng.
Có nhiều trường hợp thợ nề sau thời gian làm ở đây đã xuất ngoại, họ được các mối ở nước ngoài mời sang. Việc đi xuất ngoại giúp họ thu nhập cao hơn gấp nhiều lần trong nước. Điều đặc biệt của các thợ nề xuất ngoại là giỏi về nghệ thuật điêu khắc đá, vẽ tranh, hoa văn và kỹ thuật gắn miếng vỡ từ loại chén bát có men. Sự khéo léo tinh tế của những thợ kép thể hiện trong tạo hình, đắp nổi, trau chuốt từng chi tiết nhỏ nhất.
Nhờ đó cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở xã Vinh An và các địa phương khác trong huyện. Điển hình là nghề kép (chuyên đắp nổi và khảm sành, thuỷ tinh lên các chi tiết của đình chùa, miếu, nhà thờ ở Huế) làm ăn phát đạt nhất huyện.Nghề kép có truyền thống từ lâu đời ở vùng Thuận Hoá, Phú Xuân, Thừa Thiên Huế. Nghề này sống nhờ vào việc làm đẹp cho các công trình xây dựng đền, chùa, miếu, nhà thờ. Đặc biệt, kể từ khi phong trào xây dựng lăng mộ nở rộ, cánh thợ kép càng có thêm nhiều đất dụng võ.
Một dịch vụ đặc biệt nữa là việc thuê thắp nhang, bật điện ban đêm, quét dọn lăng mộ... cũng rất phát triển ở đây. Theo tiết lộ của những người làm công, đối với những công việc đó mỗi tháng một người nhận được từ 1,5 đến 2 triệu đồng mỗi tháng, lễ tết được thưởng thêm như những công việc khác.
Để khôi phục Lăng mộ nhà Nguyễn, chúng ta rất cần những bàn tay vàng của những người thợ xây lăng mộ làng Vinh Thanh này.
7/PHONG THỦY KHU NGHĨA TRANG.



Nghĩa trang An Bằng nằm cách bờ biển khoảng 300 mét, nằm bên Quốc lộ 49B trên đường từ Huế đi Đà Nẵng. Nghĩa trang thuộc địa phận xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, trên một dải đất ngăn cách biển Đông và hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, và có diện tích vào khoảng 250 hécta (2,5 km2), tức rộng khoảng gấp 7 lần Disneyland.
Làng An Bằng vốn là một làng chài nghèo, cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào nghề đánh bắt, khai thác thủy sản gần bờ, nên đời sống của người dân vẫn còn thiếu thốn.Tuy nhiên, vào đầu thập niên 1990, khi Chính phủ Việt Nam cho phép người Việt định cư ở nước ngoài gửi tiền cho thân nhân của mình ở trong nước, ngôi làng nhanh chóng thay da đổi thịt. Có tới 90% dân làng đều có người thân định cư ở nước ngoài, chủ yếu là tại Mỹ, vốn phần nhiều là thuyền nhân vượt biên sau sự kiện 30 tháng 4, đã ồ ạt gửi tiền về cho người thân.
Kể từ năm 1991, số lượng lăng mộ bắt đầu tăng lên nhanh chóng, những ngôi mộ được sửa sang, cơi nới với quy mô tráng lệ khi người dân trong làng chạy theo trào lưu xây mộ to đẹp cho người thân.Cuộc tranh đua xây dựng mộ to đẹp diễn ra rất gay gắt, nhiều gia đình vừa mới xây xong chưa được bao lâu, liền đã phá bỏ khu lăng mộ cũ để làm lại cho hoành tráng hơn, đẹp hơn. Nhiều cá nhân dù còn sống vẫn đã được xây mộ, vì vậy mà có nhiều tấm bia chỉ đề năm sinh mà chưa có năm mất vì chủ của nó vẫn đang sống khỏe manh.
Làng An Bằng hiện có ước tính khoảng 3.000 ngôi mộ lớn nhỏ.Vào đầu những năm 1990, do chính quyền địa phương chưa có quy hoạch quy hoạch cụ thể, các gia đình vì thế mà tùy ý giành giật đất đai để xây dựng lăng mộ. Các lăng mộ trong nghĩa trang đều có đầy đủ các loại kích thước, hình dáng, diện tích nằm trong khoảng từ 40 – 400 m². Nhiều ngôi mộ cao gần 7 – 8 m, cao gần bằng căn nhà hai tầng, một vài ngôi thậm chí còn cao tới tới 10 m. Lăng mộ nằm dày đặc bao quanh nhà dân, vì thế mà tại làng An Bằng, giữa người sống và người chết không còn "ranh giới" nữa.
Tên làng An Bằng không được bình an cho lắm. 
Về Phong thủy khu vực này nằm trên doi cát , bốn bề trống trải , gió thổi ầm ầm, các lăng mộ quay đủ hướng và chen chúc.Về Phong thủy không có gì đáng nói . Nhận xét chung của dienbatn là tại khu vực tốn hàng ngàn tỷ này tay nghề của các người thợ xây dựng quá giỏi và trình độ của các Thày Phong thủy quá dở . Chắc mới học xong phần BÁT TRẠCH MINH CẢNH.
Về Tâm linh dân làng An Bằng ngày xưa rất nghèo khó , sau khi ồ ạt vượt biên đi nước ngoài : " Có tới 90% dân làng đều có người thân định cư ở nước ngoài, chủ yếu là tại Mỹ, vốn phần nhiều là thuyền nhân vượt biên sau sự kiện 30 tháng 4, đã ồ ạt gửi tiền về cho người thân." nên tạm coi là khấm khá. Vì là quê cha đất Tổ , nên dù về Địa lý Phong thủy không có gì đáng nói nhưng họ vẫn đầu từ xây nhà và Lăng mộ rất nguy nga , tráng lệ , có lẽ muốn xóa đi cảnh nghèo đói ngày xưa ???
8. MỘT SỐ ẢNH TRONG CHUYẾN ĐI ĐIỀN DÃ CỦA DIENBATN ĐỢT VỪA QUA.
Đường vào Làng An Bằng.






















Trên cồn cát trắng tinh hàng ngàn tỷ bạc chen chúc nhau .
Xin theo dõi tiếp BÀI 25. dienbatn.

Xem chi tiết…

GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 23.

7/18/2020 |
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 23.
I.NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.
II.LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA NGUYỄN TẠI HUẾ.
1.LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.
2. HIẾU LĂNG CỦA VUA MINH MẠNG.
3. XƯƠNG LĂNG(昌陵) - LĂNG CỦA VUA THIỆU TRỊ.
4. KHIÊM LĂNG – Lăng Tự Đức (chữ Hán: 嗣德陵) 
5. LĂNG VUA KHẢI ĐỊNH.
6.CUỘC CHIẾN TÂM LINH RÙNG RỢN GIỮA NHÀ NGUYỄN GIA LONG VÀ NGUYỄN HUỆ - TÂY SƠN.
7. NHỮNG CUỘC TÀN PHÁ VÀ THẢM SÁT CỦA NHÀ TÂY SƠN. ( Bài đọc thêm phần tư liệu ).
8.ĐƯỜNG TOẠI ĐẠO Ở LĂNG VUA CHÚA TRIỀU NGUYỄN.
9.ĐÀN NAM GIAO TẠI VIỆT NAM .
I.ĐÀN NAM GIAO Ở THĂNG LONG.
1. Đàn Nam Giao Thăng Long Thời Lý - Trần- Lê:
2.ĐÀN NAM GIAO TẠI THÀNH NHÀ HỒ - THANH HÓA.
3. ĐÀN NAM GIAO TẠI THỌ XUÂN - THANH HÓA.
4. ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN Ở BÌNH ĐỊNH.
5. ĐÀN TẾ NAM GIAO TẠI HUẾ.
1/ ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN TẠI NÚI BÂN – HUẾ.
2/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI PHỦ DƯƠNG XUÂN THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN:
3/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI KINH THÀNH HUẾ.( Tiếp theo ).
TƯ LIỆU 1 : LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO TẠI HUẾ NĂM 1935.
Những hình ảnh về lễ tế Đàn Nam Giao được diễn ra vào năm 1935 cho chính vua Bảo Đại đích thân chủ trì.
TƯ LIỆU 2 : LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO TẠI HUẾ NĂM 1924.
Ảnh quý về Lễ tế đàn Nam Giao của vua Khải Đinh năm 1924 tại Huế.
10.ĐÀN XÃ TẮC Ở VIỆT NAM
ĐÀN XÃ TẮC Ở VIỆT NAM. 
1.ĐỊNH NGHĨA ĐÀN XÃ TẮC.
社  xã 
1. Đền thờ thổ địa. Như xã tắc 社稷, xã là thần đất, tắc là thần lúa. 
2. Xã tắc cũng chỉ nơi thờ cúng thần đất và thần lúa, do đó còn có nghĩa là đất nước. 
稷  tắc
Lúa tắc, thứ lúa cao, cây dài đến hơn một trượng, là một giống lúa chín sớm nhất, ngày xưa cho là thứ lúa quý nhất trong trăm giống lúa, cho nên chức quan coi về việc làm ruộng gọi là tắc. Thần lúa cũng gọi là tắc. Như xã tắc 社稷, xã là thần đất, tắc là thần lúa.
Theo Chu lễ - Khảo công kí 周礼 - 考工记:
          Xã tắc đàn thiết vu vương cung chi hữu, dữ thiết vu vương cung chi tả đích tông miếu tương đối, tiền giả đại biểu thổ địa, hậu giả đại biểu huyết duyên, đồng vi quốc gia đích tượng trưng.
          社稷坛设于王宫之右, 与设于王宫之左的宗庙相对, 前者代表土地, 后者代表血缘, 同为国家的象征.
          (Đàn Xã tắc được lập bên phải của vương cung, đối lập với tông miếu được lập bên trái của vương cung, đàn Xã tắc đại biểu cho đất đai, tông miếu đại biểu cho huyết thống, đều là tượng trưng cho đất nước.) .Huỳnh Chương Hưng.
Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh viết: “Xã tắc : Thủa xưa dựng nước tất quí trọng nhân- dân. Dân cần có đất ở nên lập nền Xã để tế thần Hậu-thổ, dân cần có lúa ăn nên lập nền Tắc để tế Thần-nông. Mất nước thì mất xã-tắc, nên xã-tắc cũng có nghĩa là quốc-gia. Xã tắc đàn : Chỗ vua tế thổ-thần và cốc-thần. Xã tắc thần Thần đất và thần lúa – Vị thần giữ gìn cho nước nhà được yên ổn. Xã tế  Tế thần đất”. 
Trong  BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO viết :
社 稷 以 之 奠安,
山 川 以 之 改 觀 。
Phiên âm.
Xã tắc dĩ chi điện an,
Sơn xuyên dĩ chi cải quán.
Dịch nghĩa :
Xã tắc từ đây vững bền.
Giang sơn từ đây đổi mới.
Đàn Xã Tắc là một trong các loại đàn tế cổ, được các vị Vua cho lập để tế Xã thần (Thần Đất, 社) và Tắc thần (tức Thần Nông, 稷) - hai vị thần của nền văn minh lúa nước.
Theo tác giả Đào Duy Anh trong quyển Từ điển Hán Việt, "Xã tắc" có nghĩa là:
"Thuở xưa dựng nước (....). Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế thần nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia".
Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết:
"Từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô VN và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc".
Tuy khởi đầu chữ Xã tắc có nhiều nghĩa , song trong lịch sử nước ta , Xã tắc chỉ hai vị thần của nền văn minh lúa nước , của dân tộc làm lúa nước tức là non sông Lạc Việt. Lễ tế Xã Tắc tôn vinh nền nông nghiệp Việt . Các nghi lễ cầu mùa nước ta xuất hiện từ rất sớm và luôn chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống nhân dân. Lễ tế của triều đình phong kiến xưa được chia làm 3 bậc: đại tự, trung tự và quần tự.
Đàn Xã Tắc là nơi nhà Vua cúng tế Xã (thần Đất) và Tắc (thần Lúa). Người xưa quan niệm, Xã là thần lớn nhất trong năm vị thần, Tắc là loại quí nhất trong ngũ cốc. Tắc mà không có Xã sẽ không sinh trưởng được. Xã mà không có Tắc sẽ hoang vu. Do vậy, hiệp tế Xã-Tắc là công lợi ngang nhau. Lễ tế Xã Tắc vì thế, từ thời Nguyễn luôn được xếp vào hàng Đại tự (chỉ đứng sau lễ tế Nam Giao).
Thông thường, tế Xã Tắc đa số là quan cúng, vì Xã Tắc là ngang thần, ông Thái Xã và ông Thái Tắc chỉ ngang vua phong. Dịp nào đặc biệt lắm vua mới lên đàn tế. Tuy nhiên, lễ tế đàn Xã Tắc Huế thuộc hàng đại tự, nên thông thường, nhà vua sẽ trực tiếp làm chủ tế.
2. NHỮNG ĐÀN XÃ TẮC TẠI VIỆT NAM.
Việt Nam từng tồn tại ba Đàn Xã Tắc. Theo thời gian và những biến động của lịch sử, các Đàn Xã Tắc gần như đã mất dấu hoàn toàn.
Các nhà sử học cho biết, Việt Nam có 3 Đàn Xã Tắc. Một là Đàn Xã Tắc nhà Đinh tại Hoa Lư. Sách Đại Việt sơ lược chép về việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi và định đô có đoạn: “Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, vương xưng Hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế”.
Hai là Đàn Xã Tắc nhà Lý tại Thủ đô Hà Nội. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đàn Xã Tắc được coi là một trong những di tích quan trọng vào bậc nhất của Thăng Long xưa, được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm Mậu Tý 1048) tại ngõ Xã Đàn 1, phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.
Và, ba là Đàn Xã Tắc nhà Nguyễn tại Huế được dựng vào năm Gia Long thứ 5 (tức năm 1806) bên trong Kinh thành Huế (trước đây thuộc xã Hữu Niên, sau là phường Ngưng Tích), thuộc địa phận phường Thuận Hòa (TP Huế ngày nay).
1/Một là Đàn Xã Tắc nhà Đinh tại Hoa Lư  :Thuở xưa, bất cứ một triều đại nào, trước khi tạo dựng cơ đồ, việc đầu tiên là lập Đàn Xã Tắc. Đinh Tiên Hoàng khi dựng lên nước Đại Việt, đã thực hiện cả hai việc gần như đồng thời "lập Xã Tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế". Vua Lý Thái Tông cũng lập Đàn Xã Tắc vào năm Mậu Tý (1048). Về mặt niên đại, Đàn Xã Tắc ở Hoa Lư được xem là cổ nhất vì được xây dựng năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì phần lớn các di tích cung điện thế kỷ X tại Hoa Lư vẫn chưa được phát hiện.
2/ Hai là Đàn Xã Tắc nhà Lý, Lê tại Hà Nội.
Trong Kiến Văn Tiểu Lục, Lê Quý Đôn chép: "Triều nhà Lý, lập đàn Phong vân để cầu mưa; đàn Xã tắc để cầu quanh năm được mùa; dùng ngày lập xuân làm lễ nghinh xuân". Cũng trong sách này, Lê Quý Đôn mô tả đàn Xã tắc theo thể chế định trong đời Hồng Đức nhà Hậu Lê, có "nền đàn một khu, nội nghi môn 3 gian, cửa nhỏ 2 gian, bốn xung quanh đắp tường, điện Canh y 1 gian 1 chái, nhà Túc yết 5 gian 2 chái, kho tế khí và phòng bếp đều 3 gian, ngoại nghi môn 3 gian, bốn xung quanh đắp tường."
Tại Hà Nội, theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đàn Xã Tắc được coi là một trong những di tích quan trọng vào bậc nhất của Thăng Long xưa, được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm Mậu Tý 1048) tại ngõ Xã Đàn 1 (phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội), đến sau thời Vua Lê Chiêu Thống (1788) thì mất dấu. Sau hơn hai trăm năm mất dấu, tình cờ được tìm thấy lại vào tháng 11 năm 2006, khi thi công đường vành đai 1 thuộc dự án cải tạo đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa. Cũng chính vì lẽ đó, Đàn Xã Tắc ở Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) ngày nay được đánh giá là công trình kiến trúc cổ nhất của nước ta, không có công trình cổ nào trên cả nước có thể sánh được về ý nghĩa và độ dài lịch sử...
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc thì đàn Xã Tắc được lập từ thời vua Lý Thái Tông (1048), đến thời vua Lê Chiêu Thống (1788) thì mất dấu. Vào tháng 11/2006, khi khảo sát để mở rộng tuyến đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, các nhà khoa học đã phát hiện di tích này ở khu vực đầu phố Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Sách Đại Việt sử kí toàn thư có chép lại sự kiện năm 1048 như sau: "Lập đàn Xã Tắc ở ngoài cửa Trường Quảng, bốn mùa cầu đảo cho mùa màng". Đây là một nghi lễ phong kiến phổ biến của các triều đại phong kiến, vốn có nguồn gốc từ thời cổ đại Trung Hoa. Dấu tích về đàn Xã Tắc hiện nay vẫn còn được lưu giữ trong dân gian bởi địa danh ngõ Xã Đàn (đơn vị hành chính lập trên khu vực đàn Xã Tắc) vẫn được truyền tụng và sử dụng đến ngày nay.
Theo các tài liệu, hình minh hoạ còn lưu lại đến ngày nay thì đàn Xã Tắc xây dựng từ thời Lý được đắp lộ thiên, gồm hai tầng, hình vuông, mặt chính diện quay về hướng Bắc. Cả 2 tầng đều có lan can gạch chạy xung quanh, chính giữa bốn mặt đều xây dựng hệ thống bậc cấp. Cạnh đài cao khoảng 28m, tầng trên cùng cao khoảng 1,6m, là nơi vua quan lên làm lễ tế. Trên nền đàn dựng 32 bệ đá để cắm tàn. Khuôn viên Đàn Xã Tắc được giới hạn bằng một vòng tường gạch hình chữ nhật. Mặt hướng Bắc được trổ 3 cửa, còn lại chỉ được trổ một cửa. Bên ngoài vòng thành ở phía Nam được dựng một bức bình phong.
“Đền Kim Liên còn được gọi là đình do kiến trúc ban đầu nơi đây là một ngôi đình. Sau này, đình được sử dụng làm đền thờ thần Cao Sơn nên gọi là đền Cao Sơn. Trước kia, đền thuộc phường Kim Hoa rồi phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức. Trong đó, phía Tây của đền là đàn Xã Tắc, phía Bắc là đàn Thiên Văn, phía trước là đê của thành Đại La (nay là khu vực đê La Thành ). Tên gọi chính thức của đền hiện nay là đền đình Kim Liên.”( http://mobile.coviet.vn/_)
Ngay sau khi phát hiện ra di tích Đàn Xã Tắc, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định dành 1000m2 để bảo tồn di tích này. Cùng lúc đó, các nhà khoa học tiến hành mở ba hố thám sát rộng 100m2 trên đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa. Các hiện vật lộ thiên cho phép xác nhận đây là khu vực vua nhà Lý dựng đàn Xã Tắc. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học chỉ xác định được đây là khu vực đàn Xã Tắc Thăng Long được xây vào đời vua Lý Thái Tông, chứ chưa xác định được chính xác nơi lập đàn.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư (chính sử thời Lê), Việt sử thông giám mục bộ (chính sử thời Nguyễn), Đại nam nhất thống chí (Địa chí về các tỉnh trong cả nước của thời Nguyễn), đàn Xã Tắc được lập từ năm Mậu Tý đời Vua Lý Thái Tông (năm 1048). Đàn được dùng để tế Xã Tắc tức là tế Hậu Thổ (thần Đất) và Thần Nông (thần Ngũ cốc),  - hai vị thần được coi là quan trọng nhất của xã hội nông nghiệp, cầu cho quốc thái dân an, nước nhà bình yên, mưa thuận gió hòa, nông nghiệp được mùa, người dân no ấm, sung túc, con cái đông đủ. Đây là một trong hai nghi thức tế lễ quan trọng nhất của vua: Tế tiên tổ và tế xã tắc. Vì thế, bốn mùa Vua đều thân chinh chủ trì tế lễ xã tắc tại đàn Xã Tắc.
Đối chiếu nền Xã Đàn là một dải đất vuông, cao, trước đây có hai cây gạo lớn ở phía Bắc làng Xã Đàn (đã bị phá năm 1930) với địa chí xưa là địa dư làng Xã Đàn với phía Bắc là đường Khâm Thiên, phía Nam là Cống Đá - nơi dòng sông Lừ chảy qua phố Nam Đồng, phía Đông là Cống Trẹm (hay Cống Đá Tàu Bay) - nơi sông Kim Ngưu chảy qua đường Tàu Bay (đường Trường Chinh) thì trùng khớp với di chỉ khai quật đàn Xã Tắc vừa khai quật.
Đàn tế Xã Tắc này là nơi tế lễ của các vị vua các đời Lý, Trần, Lê. Đến thời nhà Hồ, vua Hồ Quý Ly dời đô vào Thanh Hoá, đàn tế Nam Giao, Xã Tắc cũng đồng thời được xây dựng ở đây. Đến triều Nguyễn, đàn tế Nam Giao, Xã Tắc lại được dời vào Phú Xuân (Huế).
3/ Ba là Đàn Xã Tắc nhà Nguyễn tại Huế :  Được dựng vào năm Gia Long thứ 5 (tức năm 1806) bên trong Kinh thành Huế (trước đây thuộc xã Hữu Niên, sau là phường Ngưng Tích), thuộc địa phận phường Thuận Hòa (TP Huế ngày nay).

Sơ đồ tổng thể đàn Xã Tắc
Đàn Xã Tắc được xây dưới thời vua Gia Long vào tháng 4 năm 1806 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc). Lúc xây đàn, triều đình nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống nạp đất sạch để đắp.
Trước đây, đàn được tổ chức tế lễ mỗi năm hai lần, vào mùa xuân và mùa thu, và lễ tế đàn Xã tắc được xếp vào hàng "đại tự", cách ba năm (vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu) đích thân nhà Vua đến làm lễ.
Ví trí Đàn Xã Tắc nằm tại phường Thuận Hòa, thành nội Huế, trong ô phố giới hạn bởi 4 mặt: mặt Bắc - đường: Ngô Thời Nhiệm, mặt Nam - đường Trần Nguyên Hãn, mặt Đông - đường Trần Nguyên Đán, mặt Tây - đường Nguyễn Cư Trinh. Theo sách Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn, đàn Xã Tắc được xây dựng dưới thời Gia Long tháng 4-1806 để tế cúng thần đất và thần ngũ cốc. Triều đình huy động tất cả dinh trấn trong cả nước đều phải cống đất sạch để đắp đàn.
Sau khi đàn Xã Tắc được xây dựng xong, triều đình nhà Nguyễn rất chú trọng việc cúng tế ở đàn này. Ý nghĩa của việc tế lễ đàn Xã Tắc cũng quan trọng không kém việc tế ở đàn Nam Giao và cùng được xếp ở bậc đại tự (trong ba bậc đại tự, trung tự và quần tự). Theo quy định của triều Nguyễn, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Vua "ngự giá" làm lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này. Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch. Cả 13 đời vua Nguyễn nói chung đều thân hành đến làm chủ lễ ở đàn Xã Tắc.
Như vậy xét về mặt kiến trúc, Đàn Xã Tắc và Đàn Nam Giao có cùng kiến trúc nhưng xét về chức năng, nhiệm vụ, chúng khác nhau hoàn toàn. Đàn Xã Tắc và Đàn Nam Giao nắm giữ một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong triều đình nhà Nguyễn - là cầu nối giữa Vua, quan với Thánh Thần, giữa dân chúng với Vua của mình.
Đàn xã tắc trong ảnh xưa.
Đàn Xã Tắc đã được đắp dựng với quy mô tương đối lớn. Đàn gồm hai tầng, đều hình vuông, tầng trên cao 1,6m, mỗi cạnh dài gần 30m, mặt nền tô năm màu theo ngũ phương (chính giữa màu vàng, Nam màu đỏ, Bắc màu đen, Tây màu trắng, Đông màu xanh). Tầng dưới cao 1,23m, mỗi cạnh dài 73m. Cả hai tầng đều có xây lan can gạch, cao hơn 90 cm; lan can tầng trên tô màu vàng, tầng dưới tô màu đỏ. Xung quanh đàn có tường thấp bao quanh. Mở cửa ở ba mặt: Bắc, Tây và Đông. Trước đàn có đào hồ vuông làm Minh đường.
Tầng đàn chính, làm bằng gạch vồ dày 0,8m, hình vuông mỗi cạnh dài 30m, giữa bốn cạnh là bốn bậc cấp đi lên. Kết cấu của hệ thống gia cố móng bó tầng một được xác định gồm khoảng 12 lớp đất sét, vôi, cát và gạch ngói vỡ nén chặt.
Nền tầng một được cấu tạo bằng nhiều lớp đất khác nhau được đầm một cách rất công phu, mỗi lớp dày khoảng 15 cm, phần đất sạch này là phần đất trên nhiều miền của Tổ quốc đóng góp về đây để lập nên đàn.
Tầng hai cũng hình vuông mỗi cạnh dài 74m, phần bó tạo bởi lớp đá gan gà chồng lên nhau dày 1,7-1,8m. Nền tầng hai gồm sáu tầng đất khác loại nằm chồng lên nhau theo chiều ngang. Cùng với bia "Thái xã chi thần" đang tồn tại, một chân bia đá thanh lớn cũng được phát hiện kèm theo rất nhiều hiện vật là chân tảng đá thanh và đá gan gà dùng để cắm tàn, lọng, cờ... nằm rải rác trong khu vực...
Sau năm 1945:
Đàn Xã Tắc không còn được sử dụng đúng như chức năng vốn có. Đến những năm 1970-1974, toàn bộ phần đất khu vực đền chính và khu vực la thành được giao cho quân lực Việt Nam Cộng hòa nắm giữ và được trưng dụng làm nhà ở, số người sinh sống ở khu vực này lúc bấy giờ có khi lên đến 500 người.
Từ sau năm 1975 đến nay:
Đàn hoàn toàn biến mất và chỉ còn sót lại chỉ còn tấm biển "Thái Xã Chi Thần".
Hiện trạng đàn Xã Tắc chỉ còn vùng “lõi” nhỏ với tấm bia “Thái Xã Chi Thần”
MỘT SỐ ẢNH ĐẸP VỀ ĐÀN XÃ TẮC TẠI HUẾ.
Nằm ở phía Tây của Hoàng thành Huế, đàn Xã Tắc của nhà Nguyễn được xây dựng năm 1908, dưới triều vua Gia Long 5 để tế cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc).
Đàn được đắp lộ thiên, kiến trúc nguyên bản gồm hai tầng, hình vuông, mặt chính nhìn về hướng Bắc. Tầng dưới của đàn cao 1,20m, cạnh dài 73m, tầng trên cao 1,60m, cạnh dài 28m.
Xung quanh đàn có tường thấp bao quanh. Cửa được mở ở ba mặt: Bắc, Tây và Đông.
Xưa kia, mặt đàn nền tô 5 màu theo nguyên tắc của ngũ hành: Giữa màu vàng, phía Đông màu xanh, phía Tây màu trắng, phía Nam màu đỏ, phía Bắc màu đen. Trên nền còn đặt 32 bệ đá để cắm tàn.
Lúc xây đàn, triều đình nhà Nguyễn đã huy động tất cả dinh trấn trong cả nước cống nạp đất sạch để đắp. Bởi vậy, có thể coi đàn Xã Tắc là tượng trưng cho đất đai cả tổ quốc.
So với đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc và có sự tương đồng về kiến trúc nhưng khác nhau về chức năng, nhiệm vụ. Cả đàn Xã Tắc và đàn Nam Giao đều là cầu nối giữa vua, quan với thánh thần, giữa dân chúng với vua của mình, nhưng theo các cách thức khác nhau.
Sau khi đàn Xã Tắc được xây dựng xong, triều đình nhà Nguyễn rất chú trọng việc cúng tế ở đàn này. Ý nghĩa của việc tế lễ đàn Xã Tắc cũng quan trọng không kém việc tế ở đàn Nam Giao và cùng được xếp ở bậc đại tự (trong ba bậc đại tự, trung tự và quần tự).
Theo quy định của triều Nguyễn, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, vua "ngự giá" làm lễ tế đàn Xã Tắc, những năm còn lại các ban đại thần thay nhau thực hiện công việc này. Từ thời Minh Mạng trở đi, triều đình tổ chức cúng tế đàn Xã Tắc mỗi năm hai lần vào tháng 2 và tháng 8 Âm lịch.
Sau năm 1945, đàn Xã Tắc bị bỏ hoang. Đến những năm 1970-1974, toàn bộ phần đất khu vực đàn tế và la thành xung quanh được giao cho quân lực Sài Gòn nắm giữ và được trưng dụng làm nhà ở. Số người sinh sống ở khu vực này lúc bấy giờ có khi lên đến 500 người.
Sau năm 1975, đàn gần như hoàn toàn biến mất, chỉ còn là một gò đất có dạng hình thoi và nhiều gạch đá nằm rải rác xung quanh.
Dựa trên các tư liệu, hình ảnh lịch sử còn được lưu giữ cùng với sự tham khảo từ kiến trúc đàn Nam Giao, trong những năm gần đây đàn diện mạo của Xã Tắc đã được phục hồi một phần.
kienthuc.net.vn


Video do dienbatn quay trong lần điền dã vừa qua. Xin theo dõi tiếp BÀI 24.
Xem chi tiết…

GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 22.

7/17/2020 |
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 22.
I.NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.
II.LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA NGUYỄN TẠI HUẾ.
1.LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.
2. HIẾU LĂNG CỦA VUA MINH MẠNG.
3. XƯƠNG LĂNG(昌陵) - LĂNG CỦA VUA THIỆU TRỊ.
4. KHIÊM LĂNG – Lăng Tự Đức (chữ Hán: 嗣德陵) 
5. LĂNG VUA KHẢI ĐỊNH.
6.CUỘC CHIẾN TÂM LINH RÙNG RỢN GIỮA NHÀ NGUYỄN GIA LONG VÀ NGUYỄN HUỆ - TÂY SƠN.
7. NHỮNG CUỘC TÀN PHÁ VÀ THẢM SÁT CỦA NHÀ TÂY SƠN. ( Bài đọc thêm phần tư liệu ).
8.ĐƯỜNG TOẠI ĐẠO Ở LĂNG VUA CHÚA TRIỀU NGUYỄN.
9.ĐÀN NAM GIAO TẠI VIỆT NAM .
I.ĐÀN NAM GIAO Ở THĂNG LONG.
1. Đàn Nam Giao Thăng Long Thời Lý - Trần- Lê:
2.ĐÀN NAM GIAO TẠI THÀNH NHÀ HỒ - THANH HÓA.
3. ĐÀN NAM GIAO TẠI THỌ XUÂN - THANH HÓA.
4. ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN Ở BÌNH ĐỊNH.
5. ĐÀN TẾ NAM GIAO TẠI HUẾ.
1/ ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN TẠI NÚI BÂN – HUẾ.
2/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI PHỦ DƯƠNG XUÂN THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN:
3/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI KINH THÀNH HUẾ.( Tiếp theo ).
TƯ LIỆU 1 : LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO TẠI HUẾ NĂM 1935.
Những hình ảnh về lễ tế Đàn Nam Giao được diễn ra vào năm 1935 cho chính vua Bảo Đại đích thân chủ trì.
TƯ LIỆU 2 : LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO TẠI HUẾ NĂM 1924.
Ảnh quý về Lễ tế đàn Nam Giao của vua Khải Đinh năm 1924 tại Huế.
Đám rước của cung đình di chuyển từ Ngọ Môn vào điện Thái Hòa ở Hoàng thành Huế để đón rước vua Khải Định đi thực hiện lễ tế đàn Nam Giao năm 1924.
Kiệu của vua Khải Định được rước từ điện Thái Hòa qua Ngọ Môn để đến đàn Nam Giao ở phía Nam kinh thành Huế.
Binh lính cầm cờ phục vụ đám rước.
Đoàn xa giá đi qua cổng Thượng Tứ ở Đông Nam kinh thành.
Kiệu vua đã qua cổng thành.
Voi chiến phục vụ đám rước di chuyển trên đường Đông Ba dọc bờ sông Hương.
Dân chúng đứng bên đường quan sát đám rước.
Đội lễ nhạc của cung đình vừa di chuyển vừa biểu diễn.
Những người đánh trống trong đội lễ nhạc.
Cổng đàn Nam Giao trước khi đám rước tới nơi.
Khu vực dành cho quan khách phương Tây dự khán buổi lễ tế đàn Nam Giao.
Trên sân đàn tế Nam Giao trước khi lễ tế được tiến hành.
Lối lên sân tế.
Các bàn thờ sử dụng trong lễ tế đàn Nam Giao.
Mỗi bàn thờ được phụ trách bởi một viên quan do triều đình phân công.
Đoàn vũ công bước ra sân tế.
Tòa Thanh Ốc, một khu nhà dạng lều trùm bằng vải xanh được dựng lên làm nơi đặt bàn thờ trời trong lễ tế đàn Nam Giao.
Trâu, dê và lợn được xẻ thịt để phục vụ lễ tế ở khu vực Thần Trù, Đông Bắc đàn Nam Giao.
Đám rước vua Khải Định tiến về đàn Nam Giao.
Kiệu vua tiến vào đàn Nam Giao.
Cận cảnh kiệu vua. Có thể nhìn thấy khuôn mặt vua Khải Định sau ô cửa của kiệu.
Vệ binh hoàng gia cưỡi ngựa, cầm giáo, có nhiệm vụ bảo vệ trị an khi lễ tế được thực hiện.
Nguồn : https://kienthuc.net.vn/
dienbatn giới thiệu. Xin theo dõi tiếp BÀI 23.

Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *