GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 29.

9/16/2020 |
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 29.
SAI LẦM CỦA DIENBATN KHI TÍNH THEO THỦY PHÁP LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG. BÀI 4
Ta hãy phân tích kỹ 3 tấm bản đồ sau.
1/Bản đồ lăng tẩm hoàng gia triều Nguyễn, trích từ “Les Tombeaux de Hue: Cia-Long” của Charles Patris và L. Cadiere.
2/Bản vẽ sơ đồ Thiên thọ lăng ( Lăng Hoàng đế Gia Long ) của Bộ Công triều Nguyễn tại Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế.
3/Bản đồ tổng thể khu vực lăng Gia Long.

4/Bản đồ quy hoạch trùng tu Lăng vua Gia Long.
Tại các bản vẽ số 1, 2. Có tiêu đề :
葵丁兼 子午
QUÝ ĐINH KIÊM TÝ NGỌ.
Đây chính là phân kim của lăng mộ vua Gia Long của người xưa.
Trục Thần Đạo có hướng 191 độ . Tọa Quý – Hướng Đinh .
· Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
-         Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 191 độ )
· Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
-         Kiêm Tý Ngọ : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
Trên bản đồ các màu tô biểu thị như sau :
·        Màu xanh dương biểu thị các dòng nước.
·        Màu vàng nhệ biểu thị các thửa ruộng.
·        Các nét sóng màu đen biểu thị cho các dãy núi.
·        Các ô vuông có chữ biểu thị cho các công trình xây dựng.
·        Bồn chữ trong vòng tròn tại 4 hướng chỉ các hướng Tây – Bắc – Nam – Đông. Trong đó hướng Nam ở trên cùng – Hướng Bắc ở dưới – Hướng Tây bên phải – Hướng Đông bên trái bản đồ.
Theo sách Đại Nam thực lục – Tập 1.
·        Mấy tháng làm xong, gọi tên là lăng Thiên Thụ, phong cho núi là núi Thiên Thụ. (Bên tả là Thanh Sơn, bên hữu là Bạch Sơn, trước mặt là Thủy Sơn, núi thứ nhất là Tiểu Thiên Thụ, núi thứ nhì, thứ ba, thứ tư là núi Trung Thiên Thụ, núi thứ năm là Đại Thiên Thụ, thứ sáu là Diên Sơn, thứ bảy là Bính Sơn, thứ tám là An Sơn, thứ chín là Hưng Sơn, thứ mười là Hòa Sơn, thứ mười một là Xuân Sơn, thứ mười hai là Hoa Sơn, thứ mười ba là Cẩm Sơn, thứ mười bốn là Bình Sơn, thứ mười lăm là Bảo Sơn, thứ mười sáu là Hùng Sơn, thứ mười bảy là Chinh Trung Sơn, thứ mười tám là Trang Sơn, thứ mười chín là Hương Sơn, thứ hai mươi là Nhân Sơn, thứ hăm mốt là Cận Nhân Sơn, thứ hăm hai là Tiểu Tượng Sơn, thứ hăm ba là Cận Tượng Sơn, thứ hăm bốn là Quý Sơn, thứ hăm lăm là Mậu Sơn, thứ hăm sáu là Thuận Sơn, thứ hăm bảy là Mỹ Sơn, thứ hăm tám là Đoài Sơn, thứ hăm chín là Trần Sơn, thứ ba mươi là Kim Sơn, thứ băm mốt là Trinh Sơn, thứ băm hai là Bích Sơn, thứ băm ba là Cận Bích Sơn, thứ băm tư là Tam Bút Sơn; lại có Đại Tượng Sơn, ất Sơn, Thạch Bàn Sơn, Ngọc Đường Sơn, Thịnh Sơn, Kim Sơn, Lẫm Sơn, Thành Sơn).Bên hữu lăng dựng tẩm điện gọi là điện Minh Thành. (Điện này không sơn đỏ, gỗ mộc làm giản dị giống như có thể ngày mai làm xong cho nên đặt tên như thế, cũng theo ý như miếu Cố Thành của nhà Hán). Những người ứng dịch được hậu cấp tiền gạo, số thưởng thêm kể hàng nghìn. Có mở vào ruộng đất phần mộ của dân thì đều trả tiền hậu. (Ruộng nhất đẳng 1 mẫu cấp 200 quan, nhị đẳng150 quan, tam đẳng 100 quan, mồ mả mỗi nấm cấp 3 quan).” (  Đại Nam thực lục – Tập 1).
Phần này dienbatn mạo muội dịch ra chữ Hán nôm để tiện việc đọc bản đồ sau này : Bên tả là 青山 THANH SƠN, bên hữu là 白山 BẠCH SƠN, trước mặt là 水山 THỦY SƠN, núi thứ nhất là 小天陵  TIỂU THIÊN THỤ, núi thứ nhì, thứ ba, thứ tư là núi 中天陵 TRUNG THIÊN THỤ, núi thứ năm là 大天陵 ĐẠI THIÊN THỤ, thứ sáu là 衍山 DIÊN SƠN, thứ bảy là 丙山 BÍNH SƠN, thứ tám là 安山 AN SƠN, thứ chín là 興山 HƯNG SƠN, thứ mười là 和山 HÒA SƠN, thứ mười một là 春山 XUÂN SƠN, thứ mười hai là 花山 HOA SƠN, thứ mười ba là 錦山 CẨM SƠN, thứ mười bốn là 平山 BÌNH SƠN, thứ mười lăm là 寶山 BẢO SƠN, thứ mười sáu là 熊山 HÙNG SƠN, thứ mười bảy là 正中山 CHINH TRUNG SƠN, thứ mười tám là 裝山 TRANG SƠN, thứ mười chín là 香山 – HƯƠNG SƠN, thứ hai mươi là 人山 NHÂN SƠN, thứ hăm mốt là 近人山  CẬN NHÂN SƠN, thứ hăm hai là 小象山 TIỂU TƯỢNG SƠN, thứ hăm ba là 近象山 CẬN TƯỢNG SƠN, thứ hăm bốn là 癸山 QUÝ SƠN, thứ hăm lăm là 戊山 MẬU SƠN, thứ hăm sáu là 順山 THUẬN SƠN, thứ hăm bảy là 美山 MỸ SƠN, thứ hăm tám là 兑山 ĐOÀI SƠN, thứ hăm chín là 陳山 TRẦN SƠN, thứ ba mươi là 金山 KIM SƠN, thứ băm mốt là 貞山 TRINH SƠN, thứ băm hai là 壁山 BÍCH SƠN, thứ băm ba là近壁山 CẬN BÍCH SƠN, thứ băm tư là 三筆山 TAM BÚT SƠN; lại có 大象山 ĐẠI TƯỢNG SƠN, 乙山 ẤT SƠN, 磐石 THẠCH BÀN SƠN, 玉堂山 NGỌC ĐƯỜNG SƠN, 晟山 THỊNH SƠN, 金山 KIM SƠN, 廩山 LẪM SƠN, 城山 THÀNH SƠN. 金主山 KIM CHỦ SƠN
·        Theo mô tả của học giả Cadìere cách đây gần một thế kỷ thì con suối thứ nhất tập hợp các dòng nước chảy xuống phía bên trái của lăng, vòng qua trước mộ và trước điện Minh Thành rồi chảy ngược lại trước mộ Gia Long để “tiếp tục chảy cho đến chiếc hồ vuông nằm trước mộ mẹ Gia Long, chảy tiếp trước mộ tháp của người chị và như thế con suối liên kết hết các thành viên của gia tộc trước khi đổ đến Môi Khê nhập lại với con suối thứ hai. Nó được gọi là Hồ Dài”.
·        Con suối thứ hai có tên Trường Phong dẫn nước từ núi Nhuệ về Thiên Thọ, chảy dọc theo mộ Trường Phong thành hình vòng cung, nhập với Hồ Dài để “cả hai con suối đều không chảy thẳng trực diện đến mộ, mà lại thoải mái chảy vòng vòng tạo thành những hình cát triệu – chúng kéo đi xa  những ảnh hưởng xấu có thể phương hại đến sự yên tĩnh của những người quá cố”



Lăng Gia Long: Tên chữ là Thiên Thọ Lăng 天授陵, thực ra là cả một quần thể gồm 7 khu lăng tẩm của vua Gia Long, 2 vị hoàng hậu và 4 thành viên khác thuộc hoàng gia Nguyễn nằm trong một khu vực rộng đến 2.875ha. Tuy nhiên, chỉ có lăng vua Gia Long, 2 vị hoàng hậu và thân mẫu của vua là được xây dựng theo quy chế lăng hoàng đế, có tẩm thờ riêng.Sau khi tìm được khu đất xây lăng ở núi Định Môn 定門山, vua Gia Long cho đổi tên thành Thiên Thọ Sơn 天授山. Hướng của các lăng rất phong phú chứ không chỉ tuân theo nguyên tắc “Nam diện” (xoay mặt về hướng nam) của đại đa số các công trình kiến trúc (cả kiến trúc nhà cửa lẫn kiến trúc lăng mộ) thời vua Nguyễn về sau. Đây là điều hết sức lý thú đối với những ai muốn tìm hiểu phong thủy thời Nguyễn.
 - Lăng vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu, tức lăng Thiên Thọ, nằm ở vị trí trung tâm, bố cục chia thành 3 phần: Tẩm điện-lăng mộ-nhà bia, dàn hàng ngang, đặt trên 3 ngọn núi thấp (giữa là núi Chánh Trung 正中山, bên tả là Thanh Sơn 青山, bên hữu là Bạch Sơn 白山), trước mặt có hồ nước hình mặt trăng 月湖, tiếp là núi hình bán nguyệt, tiếp là ngọn núi chủ Đại Thiên Thọ Sơn 大天授山, chung quanh có 36 ngọn núi chầu vào, đều được đặt tên. Phần trung tâm của khu đất này 3 mặt tả, hữu, hậu rộng 100 trượng (424m), mặt tiền rộng 150 trượng (636m). Lăng vua và hoàng hậu đặt trong 3 lớp bảo thành xây gạch, vòng trong 30m, rộng 24m, cao 4,16m; vòng ngoài rộng 31m, dài 70m, cao 3,56m, dày 1m. Bảo phong xây kiểu 2 ngôi nhà đá 石室 có mái kề nhau kiểu “càn khôn hiệp đức” 乾坤協德, trước bảo phong có 2 hương án xây đá. Mặt trước và sau lưng đều có bình phong, cửa ngoài làm bằng đồng. Trước mặt là 7 tầng sân chầu lát gạch, lối thần đạo lát đá Thanh. Ở tầng sân cuối hai bên dựng tượng thị vệ, voi, ngựa (10 người, 2 voi, 2 ngựa), đều bằng đá Thanh.
Nhà bia nằm bên tả, trên núi Thanh Sơn, đó là một "phương đình" dạng cổ lầu với hai tầng mái, nằm trên một nền cao. Mặt bằng của ngôi nhà là 8,75m x 8,80m. Bốn mặt xây tường gạch chịu lực. Mỗi mặt trổ một cửa ở giữa, để trống. Khu vực tầng sân xây nhà bia rộng 30m, dài 42m, chung quanh có xây tường thấp bao bọc. Bi đình được xây để bảo vệ cho tấm bia đá ghi khắc bài văn bia Thánh Đức Thần công do vua Minh Mạng soạn để nói về tiểu sử và công đức của vua cha. Bia cao 2,96m, rộng 1m, dày 0,32m, dựng trên một cái bệ cũng bằng đá dài 1,95m, rộng 1,55m. Bia và đế làm bằng đá Thanh đều được chạm trổ rất tinh xảo. Trán bia trang trí mặt rồng ngang miệng ngậm chữ "thọ". Tai trên,tai dưới và hai diềm bên chạm hình rồng mây. Ở diềm trên, giữa trang trí hình mặt trời,hai bên là vân xoắn. Diềm dưới chạm hình thủy ba và vân xoắn. Ngày xưa, tất cả những chữ khắc trong lòng bia đều thếp vàng. Gần đó là nơi thờ “Hậu Thổ Chi Thần”, một tấm bia nhỏ đặt trên bệ đá 2 cấp, cao hơn 1,2m.
 Khu tẩm thờ nằm bên hữu khu lăng, trên núi Bạch Sơn, được bao bọc bởi tường thành hình chữ nhật (dài 102m, rộng 19m, cao 2,5m). Trước là Nghi Môn, hai bên là Tả hữu tòng viện, chính giữa là điện Minh Thành, kiểu nhà kép 5 gian 2 chái, mặt nền 17,6m x 19,6m, bên trong thờ Long vị của vua Gia Long và Thừa Thiên cao Hoàng hậu. Phía sau điện Minh thành xưa có Bảo Y Khố, nơi đặt áo quần thờ tự bà Thừa thiên Cao hoàng hậu.
 - Lăng Thiên Thọ Hữu 天授右陵, nằm bên hữu lăng Thiên Thọ, trên núi Thuận
Sơn 順山, chia thành 2 khu vực: lăng và tẩm, cách nhau 50m. Khu lăng có 2 lớp tường thành bao bọc, tường ngoài chu vi 130m, cao 2,9m; tường trong chu vi 82m, cao 2,3m.Bảo phong xây bằng đá; bình phong trước và hương án cũng xây bằng đá Thanh. Khu điện thờ có công trình kiến trúc chính là điện Gia Thành 嘉成殿, làm nơi thờ bà Thuận Thiên Cao hoàng hậu, kiến trúc nhà kép, nay đã bị đổ nát.
 Lăng Thoại Thánh 瑞聖陵 có bố cục và cấu trúc gần giống lăng Thiên Thọ Hữu,gồm 2 phần: khu lăng và khu tẩm thờ. Đây là lăng hoàng thái hậu đầu tiên của triều Nguyễn. Khu lăng phía trước có hồ gần vuông (88m x 77m), bảo phong làm bằng đá Thanh, ngoài có 2 vòng tường thành bảo vệ, vòng trong chu vi 89m, cao 3,4m, vòng ngoài chu vi 138m, cao 3,6m; cửa ngoài kiểu cổng vòm; trước sau đều có bình phong xây gạch che chắn. Phần tẩm điện nằm trong một vòng thành dài 108m, rộng 63m, cao 3,7m.
Điện chính vốn gần giống điện Minh Thành, kiểu nhà kép, mặt nền 25m x 19,5m, trước sau còn có tả hữu tòng viện, tả hữu tòng tự, nhưng tất cả đã đổ nát.( TS. Phan Thanh Hải).
CẤN LONG : Cấn long thuộc Thổ là Âm long . Loại long tốt hay sinh ra người hiền lành , tuấn tú , thông minh , có khoa cử hanh thông , con nhiều cháu lắm , nhiều lộc , nhiều của cải , ruộng vườn . Cấn long phát cho người tuổi Sửu – Dần – Hợi và lập Hướng nào sẽ phát cho người tuổi đó .Cấn long thường phát rất lớn và rất bền . Cấn long mà lập Canh hướng , mà phương Canh lại có gò cao triều Huyệt thì trước phát văn sau phát võ .
PHÂN KIM HƯỚNG LĂNG VUA GIA LONG (天授陵 ) : Cấn Long nhập thủ - Tọa Quý – Hướng Đinh Kiêm Tý Ngọ - Tả Thủy đảo Hữu ra Tân Tuất.
Tọa Quý – Hướng Đinh có 3 Huyệt.
Mai táng từ tháng 1-4 thuộc Cấn Long , Tụ khí tại Mậu Dần.
Mai táng từ tháng 5-8  thuộc Mão Long , Tụ khí tại Quý Mão.
Mai táng từ tháng 9-12  thuộc Hợi Long, Tụ khí tại Tân Hợi.
1.LẬP HƯỚNG THEO LONG NHẬP THỦ.
CẤN LONG NHẬP THỦ .
Cấn Long là Long mạch tốt, lập được nhiều hướng nhất gồm 8 Hướng.
1/ Quý Sơn – Đinh Hướng.
2/ Nhâm Sơn – Bính Hướng.
3/ Giáp Sơn – Canh Hướng.
4/ Ất Sơn – Tân Hướng.
5/ Mão Sơn - Dậu hướng.
6/ Càn Sơn – Tốn Hướng.
7/ Hợi Sơn – Tị Hướng.
8/ Sửu Sơn – Mùi Hướng.
1/ Quý Sơn – Đinh Hướng.
Cấn Long nhập thủ. Lạc mạch sang tả , Huyệt tọa Quý – Hướng Đinh, nhích quan tài sang bên hữu chút ít , lấy Mậu Dần làm chính Khí, để Khí chạy xuyên sang tai tả.
Thôi quan Thiên có thơ :
Thôi Quan đệ nhất huyệt nghi Quý.
Thiên Thị chính Khí xung tả nhĩ.
Huyệt niêm Tây thú vi gia Dần.
Y cẩm vinh hoa diêu lư lý.
Nghĩa : Thôi Quan thứ nhất Huyệt hợp Quý Sơn . Chính Khí Thiên Thị ( Cấn ) xung vào bên tai tả. Huyệt niêm ( Giám sát ) nên gia vào Dần . Con cháu vinh hoa , bận áo gấm về làng.
·        Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
-         Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 191 độ )
-         Kiêm Sửu Mùi : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ. ( 197,5 độ )
·        Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
-         Kiêm Tý Ngọ : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
-         Kiêm Sửu Mùi : Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi.
2.LẬP HƯỚNG THEO THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH.
HỎA CỤC. Thủy ra 6 chữ : Tân – Tuất, Càn – Hợi, Nhâm – Tý. Thì các phương Ất – Thìn , Tốn – Tị, Bính – Ngọ cao nên là Hỏa cục. Khởi Trường sinh tại Dần để luận Thủy.
1/ THỦY RA TÂN – TUẤT.
Là Hỏa cục. Thủy ra Mộ phương. Lập được 4 Hướng : Sinh – Vượng – Tử - Tuyệt.
Hữu Thủy đảo Tả.
Lập Hướng Trường sinh.
Tọa Khôn – Hướng Cấn.
Tọa Thân – Hướng Dần.
Phú quý song toàn , mọi ngành đều phát.
Lập Hướng Tuyệt.
Tọa Tốn – Hướng Càn.
Tọa Tị - Hướng Hợi.
Bỗng nhiên phát lớn.
Tả Thủy đảo Hữu.
Lập Hướng Đế vượng.
Tọa Nhâm – Hướng Bính.
Tọa Tý – Hướng Ngọ.
Đinh tài đều vượng, mọi ngành đều phát.
Lập Hướng Tử.
Tọa Giáp – Hướng Canh.
Tọa Mão – Hướng Dậu.
Phú quý , thọ cao, đinh tài lưỡng vượng, nam thanh nữ tú.
Như vậy người ta không dùng phương pháp 12 CUNG TRƯỜNG SINH để tính được.
3.KIỂM TRA PHÂN KIM THEO HƯỚNG PHÁT VI.
     Trong 12 Sơn , 12 Hướng , mỗi Hướng có đủ 12 Thủy khẩu. Hướng nào cát , hướng nào hung, Trường sinh , Thủy pháp đều biện kỹ càng , xét đoán không sợ sai lầm. ( Triệu Cửu Phong ).
QUÝ SƠN – ĐINH HƯỚNG , SỬU SƠN – MÙI HƯỚNG.
1/ Thủy chảy ra Khôn Thân . Mộc cục.
Thủy tả đảo hữu ra phương Khôn là Mộ hướng Tuyệt thủy lưu. Thư nói : Đinh Khôn chung thị vạn tư sương ( Lập hướng Đinh nước ra Khôn có vạn rương tiền) tức là cách này phát phú quý nhân , đinh tài đại vượng, phúc thọ cả hai.
2/ Thủy ra Canh Dậu. Mộc cục.
Thủy ra phương Canh Dậu là Mộ hướng Thai thủy lưu xuất, là cách tình quá nhi cang. Ta nghiệm các mộ cũ, cũng có cái lúc đầu có phát phú quý, cũng có cái không phát, hoặc có thọ cao hoặc có thọ ngắn, cát hung đều có nửa. Về lâu dài tất cả đều không có lợi, hoặc có đinh không tài , có tài không đinh.
3/Thủy ra Tân Tuất. Hỏa cục.
Thủy ra chính Mộ khố , lập Đinh Mùi là hướng Suy. Phạm Suy thì không nên lập Hướng vì nhân đinh , tiền tài đều không phát.
4/ Thủy ra Càn Hợi. Hỏa cục.
Tuyệt thủy lưu, Đinh Mùi cũng là hướng Suy. Cách này nhân đinh , tiền tài mỗi ngày suy bại, lâu dài thì tuyệt tự .
5/ Thủy ra Nhâm Tý . Hỏa cục.
Thai thủy lưu khứ, Đinh Mùi là hướng Suy. Nước triều lại Đinh bên tả đảo hữu, sau Huyệt theo chữ Nhâm Thiên can mà ra, không phạm vào Tý của địa chi là cách : Lộc tồn lưu tận bội kim ngư , phát phú phát quý, phúc thọ toàn hai. Nhưng mà hướng thủy này ở bình dương thì phát nhiều, ở sơn cước thì bại nhiều. Sao vậy ?
Bình dương cần chỗ ngồi Không, triều khắp, vì bình dương cần tọa không triều mãn, Thủy ra chữ Nhâm tức là sau Huyệt thấp, rất hợp với cách bình dương. Huyệt sau thấp 1 tấc , con cháu hội đọc thư, nước Đinh triều lại thì trước Huyệt phải cao, hợp cách : Bình dương Minh đường cao, bạc vàng châu báu tích đầy kho.
Đất núi cần : Tọa thực triều hư, sau Huyệt kị thấp khuyết . Nếu nước Đinh triều đường đi ra chữ Nhâm là trước cao sau thấp, phạm vào cách : Tý phong xuy xấu tử tôn hy ( Gió cánh tay thổi tới con cháu hiếm) , cho nên bảo bình dương đại phát , sơn cước đại bại.
Phàm 4 cục Ất Tân  Đinh Quý , Thủy ra Giáp Canh , Bính Nhâm thì đều suy luận như trên.
6/ Thủy ra Quý Sửu. Kim cục.
 Thủy xuất Mộ khố, lập hướng Quan đới. Sách gọi là “ Phạm thoái thần Quan đới, không nên lập Hướng này, thường chết non , bại tuyệt.
7/ Thủy ra Cấn Dần . Kim cục.
Thủy xuất Tuyệt, Hướng Quan đới. Chủ mất tiền của, trẻ nhỏ khó nuôi, trai gái chết non, không người nối dõi. Trước bại ngành trưởng , sau bại các ngành khác .
8/ Thủy ra Giáp Mão . Kim cục.
Thủy ra Thai , Hướng Quan đới. Buổi đầu có phát chút ít nhân đinh , về lâu tuổi thọ ngắn, không người nối dõi, ruộng vườn suy bại.
9/ Thủy ra Ất Thìn. Thủy cục.
Thủy ra chính Mộ khố, Hướng Đinh Mùi là hướng Dưỡng. Cách này phạm Thoái thần , buổi đầu có phát nhân đinh mà không phát lộc, cũng không đại hung.
10/ Thủy ra Tốn Tị . Thủy cục .
Hữu Thủy đảo tả ra phương Tốn Tị là Tuyệt Thủy lưu, Đinh Mùi là hướng Dưỡng. Gọi là : Quý nhân Lộc mã thượng ngự giai, nhân đinh , tiền tài cả 2 đều vượng, công danh hiển đạt , phát phúc lâu dài , con cháu trung hiếu hiền lương, nam nữ thọ cao, các ngành đều phát, lại phát nữ xinh đẹp. Thong Thủy pháp Địa lý , lập ra hướng Dưỡng , Thủy ra Tuyệt là phương cát lợi nhất.
11/ Thủy ra Bính Ngọ . Thủy cục.
Hữu Thủy đảo tả , ra phương Bính Ngọ là Thai phương Dưỡng Hướng. Tức là xung phá trên hướng Lộc vị( Đinh Lộc tại Ngọ ), gọi là xung Lộc tiểu Hoàng tuyền, chủ không con , cùng khổ , yểu tử, xuất sinh cô quả vô hậu. Ta nghiệm nhiều mộ, hoặc cũng có cái thọ cao, có 6,7 anh em mà đều chết trẻ, không con , cũng có người ăn xin.
12/ Thủy ra Đinh Mùi . Mộc cục.
Mộ Hướng , Mộ Thủy lưu. Nếu hữu thủy đảo tả thủy vào Minh đường, theo trên hướng ra chữ Đinh , gọi là : Tuyệt Thủy đảo xung Mộ khố. Hoặc thẳng ra trước mặt mà không có 100 bộ ( 180 m ) ngăn đón , là Thủy lưu trực khứ hay gọi là : Khiên động Thổ ngưu, chủ bại tuyệt. Thư nói : Đinh Canh Khôn thượng thị Hoàng tuyền chính là cách này .
Biện hình đồ này : Nếu Quý sơn Đinh Hướng , Sửu sơn , Mùi hướng , tả Thủy đảo hữu ra chữ Đinh không phạm chữ Mùi, có 100 bộ ngăn đó , hoặc cũng có phát phú quý nhỏ, nhưng hơi sai phạm là Hoàng tuyền Thủy pháp tất sinh hung.
4. KIỂM TRA PHÂN KIM THEO THEO PHÂN CHÂM.
Phần này có 2 phần :
1/Luận cát hung theo 12 cung Trường sinh.
2/ Luận cát hung theo Cửu tinh theo Tọa sơn, lập đồ hình  Địa Quái Mậu, luận cát hung của Sơn.
Tổng hợp cả hai phần trên thành : BÍ QUYẾT PHÂN CHÂM.
Lưu ý : Chữ Gia hay Kiêm nghĩa như nhau , chỉ là nghiêng về bên đó. Ví dụ : Bính sơn – Nhâm hướng Gia ( hay Kiêm ) Hợi là nghiêng về chữ Hợi.
CỬU TINH PHỐI 12 CUNG.
Dưỡng , Trường sinh : Tức sao Tham lang ( Đại cát tinh ) – Thủy nên về , không nên đi.
Mộc dục : Là sao Văn Khúc ( Hung tinh ) – Thủy nên đi , không nên chảy về.
Quan đới : Cũng là sao Văn Khúc ( Hung tinh ) – Nhưng  Thủy nên về , không nên đi.
Lâm Quan , Đế vượng : Thuộc sao Vũ Khúc tinh ( Cát tinh ) – Thủy nên về , không nên đi.
Suy : Tức sao Cự môn tinh ( Cát tinh ) , Thủy đến , đi đều tốt.
Bệnh , Tử : Thuộc sao Liêm trinh tinh (Đại hung tinh ), Thủy không nên chảy về.
Mộ : Thuộc sao Phá Quân tinh ( Đại hung tinh ), Thủy nên chảy đi không nên chảy về.
Tuyệt , Thai : Thuộc sao Lộc Tồn tinh. Thủy nên đi , không nên đến, Thủy đến là phạm Hoàng tuyền.
LUẬN THỦY PHÁP THEO 12 THỦY KHẨU.
Mộc dục ( Văn khúc, tức Đào hoa ), nếu Thủy chảy đến , xuất người dâm loạn , cờ bạc , ăn chơi phóng đãng.
Tuyệt , Thai ( Sao Lộc Tồn ) nếu Thủy chảy về , phụ nữ trụy thai, nuôi con nuôi ,hay nuôi con người mà tưởng con mình.
Bệng , Tử ( Liêm Trinh ) nếu Thủy chảy về , bệnh tật đeo thân, thuốc thang chẳng khỏi.
Mộ ( Sao Phá quân ) nếu Thủy chảy về ,làm giặc cướp , bị lưu đày, gông cùm , tù tội vì phạm Hoàng tuyền.
Trường sinh , Dưỡng ( Tham lang ) nếu Thủy chảy về , chủ vượng nhân đinh, phúc lộc vẹn toàn , không tai họa.
Đế vượng ( Vũ Khúc ) , nếu Thủy chảy về , chủ về tài lộc, tiền của dồi dào, quan cao , chức trọng.
Quan đới ( Văn Xương ) nếu Thủy chảy về ,xuất người thông minh , văn chương lỗi lạc, nhưng có tính phong lưu , ham mê cờ bạc .
Lâm quan ( Vũ Khúc ) nếu Thủy chảy về , con cháu đỗ cao, phú quý tột bực. Đây là Quan lộc Thủy rất tốt.
Suy ( Cự Môn ) nếu Thủy chảy về , Con cháu thông minh, tên là Học đường Thủy, tuổi trẻ đỗ đạt tài cao, ấm no , phong lưu, tiền của dồi dào.
Bao nhiêu sách vở , bao nhiêu nhà luận Thủy pháp cũng cứ căn cứ 12 vòng Trường sinh trên để luận cát hung. Khi chúng ta xem Thủy ra chữ nào, định được cục, khởi được Trường sinh là đã đoán định được vì Thủy chủ họa phúc.
LUẬN THỦY PHÁP THEO CỬU TINH VÀ HƯỚNG.
1/ Phụ bật : cát tinh, được quan quý, mẹ hiền con hiếu, mọi việc tốt đẹp.
2/ Vũ Khúc : Được quan quý, phúc thọ khang , đăng khoa cập đệ.
3/ Phá quân : Là sao hung bạo , phá gia bại sản, đều quân yểu mạng.
4/Liêm trinh : Rất hung , bị hành hạ , tù đày, con cái ngỗ nghịch , đau yếu.
5/ Tham lang : cát tinh , sinh người thông minh, gia đạo an lành , phú quý.
6/ Cự môn : Là cát tinh , tất được ấm no, phong lưu, nhiều tiền lắm gạo.
7/ Lộc tồn : Nhiều việc xấu, sinh người cuồng vọng, điêu ngoa.
8/ Văn khúc : Sinh nhiều người dâm loạn, gian dối , điên cuồng.
Những phương vị cát tinh nếu có đồi núi cao lớn , tròn nhọn, vuông vức là ứng điềm cát tường , thấp bé là hung.
Những phương vị hung tinh nếu có đồi núi cao lớn , tròn nhọn, vuông vức là ứng điềm hung, nếu thấp nhỏ là cát.
Trong phần Bí quyết phân châm này gồm 72 sơn Hướng. Có 42 Hướng luận Trường sinh thuận, 30 Hướng luận Trường sinh nghịch. Trong phần này chỉ dùng 42 Hướng luận Trường sinh thuận. Trong phần này Bốc tắc Ngụy dùng chữ Gia , Dương Quân Tùng dùng chữ  Kiêm . Gia hay Kiêm cùng để chỉ nghiêng về bên đó . ( Gia Hợi là nghiêng về Hợi ). Muốn biết chính xác một địa cục , ta theo Thủy khẩu vẽ một đồ hình của 12 cung Trường sinh của Sơn và 12 cung Trường sinh của Thủy pháp để luận . Vì Thủy chủ tài lộc họa phúc nhân đinh , quý tiện .
QUÝ SƠN – ĐINH HƯỚNG.
Quý sơn – Đinh hướng gia Tý.
Dùng Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ phân kim, tọa sao Nữ 7 hay 8 độ, ấy là Đinh Sửu Thủy độ. Chủ ngành trưởng phú quý, đinh , tài lưỡng vượng.
Quý sơn – Đinh hướng gia Sửu.
Dùng Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ phân kim . Tọa sao Nữ 1 độ , ấy là Tân Sửu Mộc độ bình phân Ấy Sửu. Chủ ngành trưởng , ngành út phú quý , ngành 2 , 4 vượng nhân đinh. Nếu qua 2 hay 3 độ phạm vào cửa Kim , Mộc sát chủ chết trẻ, ngành trưởng tổ đinh tài , nữ nhân chẳng lành .
Quý sơn – Đinh hướng chính châm.
Dùng Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ phân kim. Tọa sao Nữ 5,5 độ - Hướng sao Liễu 7,5 độ làm Hỏa cục . Cục này hợp Nhâm Tý sơn cao thì mọi ngành nhân đinh đều vượng, cùng tuổi thọ cao. Bính ( Vượng ) có sơn cao lớn chủ phú . Ngọ ( Vượng ) có sơn cao lớn tú lệ chủ quý. Ất ( Quan đới ) có sơn cao lớn mà gần hoặc Tân có sơn cao lớn đều lợi cho ngành trường nhất,
Canh sơn cao lợi cho ngành 3 và ngành 6, đinh tài đều vượng, lại sinh lắm người háo sắc . Hữu Thủy đảo Tả ở Tốn ( Hướng Dưỡng , Thủy ra Tuyệt ) chủ phú quý song toàn , đa đinh đa thọ.
Nếu Tả Thủy đảo Hữu, xuất ra Khôn là chính Mộc cục – Lập Hướng Mộ , Thủy chảy ra Tuyệt là cứu bần Thủy pháp , chủ phú quý song toàn , vượng đinh , thọ cao.
Phản cục : Nếu Tốn sơn cao lớn , chủ tổn đinh , tuyệt tự, hoặc nam nhân bệnh về mắt. Nếu Khôn sơn ( Bệnh ) cao lớn chủ quan phi khẩu thiệt, gia tài thối bại. Càn sơn ( Tuyệt ) cao khởi ngành 3 chẳng lợi, mắt mờ tai điếc. Cấn sơn cao khởi ngành 2 đổi vợ tổn con , nhân đinh không vượng. Sửu sơn cao lớn , chủ cha con cùng bại , nữ nhiều nam ít.Bính sơn , Ngọ sơn bị khuyết , gió thổi lại tất chủ người sau li hương. Thìn sơn cao lớn , con trưởng xuất sinh vợ dâm loạn , bại gia vì con . Tuất phương sơn cao lớn , mọi ngành chẳng lợi. Mùi phương có Thủy lai đáo Minh đường , tuy đinh tài có vượng , chỉ xuất người háo sắc mà thôi.
Quý sơn – Đinh hướng, kiêm Tý Ngọ.
Dùng Tọa  Bính Tý - Hướng Bính Ngọ phân kim. Tọa sao Nữ 8 độ- Hướng sao Liễu 10 độ , làm âm Thủy cục . Ngọ là Ly quái , chỉ trung nữ. Đinh nạp Đoài chỉ thiếu nữ, hai nữ cùng 1 giường làm sao sinh sản . Phòng năm Dần – Ngọ - Tuất có bệnh mắt , lại gặp mẹ mìn bắt mang bán , chẳng nhận cha mẹ.
Quý sơn – Đinh hướng, kiêm Sửu Mùi.
Dùng Hướng Canh Tý – Hướng Canh Ngọ làm phân kim . Tọa sao Nữ 2,5 độ - Hướng sao Liễu 4,5 độ, làm Âm Thủy Kiếp cục.
Trường sinh tại Thân . Địa chi Âm Dương chẳng hợp, phu phụ sai phối . Cấn là thiếu nam , Tý , Sửu Thổ là vi tiểu phụ. Phu phụ tương kiêm mới hợp . Nếu Quý kiêm Sửu là lão ông phối với dâu há lại phát phú quý sao ?
Năm Hợi – Mão – Mùi , đinh tài thịnh vượng, xuất người thọ cao. Nếu Ngọ phương có sơn cao lớn chiếu , chủ ghi tên bảng vàng , Thủy lai cũng vậy đều là cát tường . Chỉ Thủy chảy ra là bất lợi vì xung Lộc Tiểu Hoàng tuyền . Nếu Tuất , Càn , Hợi , Nhâm phương có sơn phong nhọn đẹp hay ( Thôi quan ) thúc giục , được quan vị , cũng có tiểu quý . Nếu Tuất , Càn , Hợi , Nhâm phương có Thủy lai , chảy về Ất Thìn , Tốn Tị mà ra , cũng hay thúc giục tiền tài , vượng đinh , chủ phú quý , tuổi thọ cao. Nếu Canh Thân phương chảy lại , hay xuất người trung hậu , hiền lương , đại vượng 48 năm , về sau mới bại dần. Chỉ cần trùng tu khả dĩ là lại phục hưng. Cục này hợp phóng Tốn Thủy ( Tuyệt Thủy ) , là chính Dưỡng Hướng , Quý nhân , Lộc , Mã vốn lợi tài.
Phản cục : Nếu Tân Dậu Thủy đến ( Đào hoa Thủy ) , xuất người dâm loạn phong tật . Tị , Bính , Ngọ phương có sơn cao lớn chiếu, cùng có Thủy chảy về , tất chủ nam nữ cô quả , phụ nữ trụy thai. Giáp , Mão , Ất , Thìn phương có sơn cao lớn chiếu, cùng có Thủy chảy về , chủ xuất bệnh tật và người điên cuồng. Nếu Tuất , Càn , Hợi , Nhâm, Tý phương có Thủy chảy ra , là Hỏa cục Hướng Suy , nhà không học sĩ, giáng quan , mất chức. Mùi , Thân Thủy khứ , tất tổn con trẻ. Thủy chảy ra Canh Dậu tất tổn người mới thành tài.
5. PHÂN KIM – KHAI MÔN – PHÓNG THỦY – TẠO TÁNG.
LƯU Ý: Độ số của Nhị thập bát tú có thể không khớp với phần trên vì ngày xưa có nhiều loại La kinh . Ta chỉ cần sử dụng đúng 120 phân kim là được . 
Riêng về phần phân kim, căn cứ vào “ Long gia Ngũ hành “ để luận Tam sát của Tọa sơn . Cần lưu ý :
Dần – Giáp – Mão - Ất thuộc Mộc cùng Tốn.
Tị - Bính – Ngọ - Đinh thuộc Hỏa .
Thân - Canh – Dậu – Tân cùng thuộc Kim.
Hợi – Nhâm – Tý – Quý thuộc Thủy .
Thìn – Tuất – Sửu – Mùi – Khôn – Cấn thuộc Thổ .
Thổ ở tại trung cung nên phải tá vào 4 vị :
Thìn tá Mộc.
Tuất tá Kim.
Mùi tá Hỏa.
Sửu tá Thủy.
Như vậy Càn – Khôn – Cấn – Tốn ở giữa những giao điểm của Ngũ hành . Cho nên phân kim của 4 Tọa sơn Càn – Khôn – Cấn – Tốn phải khác với 20 Tọa kia.
( Phần này rất quan trọng phải để ý ).
QUÝ SƠN – ĐINH HƯỚNG.
1.Kiêm Tý Ngọ.
Vòng địa bàn chính châm 120 phân kim : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ.( 191 độ ).
Vòng Thiên bàn Phùng châm 120 phân kim : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
Tú độ : Tọa sao Nữ 9 độ - Hướng sao Liễu 12 độ.
Xuyên sơn 72 Long : Tọa Nhâm Tý – Hướng Mậu Ngọ.
Thấu địa 60 Long : Tọa Ất Sửu – Hướng Tân Mùi , nạp âm thuộc Kim.
Độ tọa Huyệt : Bình phân Thủy  độ.
Quẻ : Long thấu địa thuộc quẻ : Phong Thủy Hoán.
Dùng Cục : Tị - Dậu – Sửu , Kim cục , Ấn cục tốt .
Cục :Thân – Tý – Thìn : Thủy cục , Vượng cục tốt .
Cục : Hợi – Mão – Mùi , Mộc cục – Tiết cục bình.
Cục : Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa cục ) : tọa Tam sát hung.
2/ Kiêm Sửu Mùi.
Vòng địa bàn chính châm 120 phân kim : Tọa Canh Tý – Hướng Canh  Ngọ.( 197,5 độ ).
Vòng Thiên bàn Phùng châm 120 phân kim : Tọa Bính Tý – Hướng Bính  Ngọ.
Tú độ : Tọa sao Nữ 2 độ - Hướng sao Liễu 4 độ.
Xuyên sơn 72 Long : Tọa Ất Sửu – Hướng Tân Mùi.
Thấu địa 60 Long : Tọa Đinh Sửu – Hướng Quý Mùi , nạp âm thuộc Thủy.
Độ tọa Huyệt : Bình phân Mộc  độ.
Quẻ : Long thấu địa thuộc quẻ : Thủy Hỏa vị tế.
Dùng Cục : Tị - Dậu – Sửu , Kim cục , tốt .
Cục :Thân – Tý – Thìn : Thủy cục , Vượng cục tốt .
Cục : Hợi – Mão – Mùi , Mộc cục – Tiết cục bình.
Cục : Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa cục ) : tọa Tam sát hung.
3/ Chân lịch số .
Đại hàn Thái dương đáo Quý, hội Tốn , Canh tốt.
Đại Thử Thái dương đáo hướng , chiếu Quý tốt.
Thiên Đế tiết Tiểu Hàn đáo Quý tốt.
Khai môn : Hợp Bính , Đinh phương .
Phóng Thủy : Hai phương Bính , Đinh đại cát đại lợi. Cả Tả Thủy đảo Hữu và Hữu Thủy đảo Tả đều tốt.
Hoàng Tuyền : Sát Mùi – Khôn phương . Mùi , Khôn Dương trạch không nên khai môn , phóng Thủy.
Tạo táng : Không nên dùng năm tháng ngày giờ Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa ) là phạm Tam sát hung.
Nên dùng : Canh Thân, Mậu Tý , Canh Thìn . Mậu hợp với sơn Quý , Nhâm , Canh , Tân – Hợi đều tốt với Thủy cục .
3/ Chọn năm tháng ngày giờ cho cục tọa Đinh – Hướng Quý.
Tháng Giêng ( Dần ) : Tọa Tam sát hung.
Tháng 2 ( Mão ) : Ngày Đinh ,  Quý – Sửu tốt. Ất , Quý , Đinh – Mão thứ cát .
Tháng 3 ( Thìn ) : Ngày Ất , Quý , Đinh – Dậu đại cát . Ngày Ất , Quý , Đinh – Mão thứ  cát .
Tháng 4 ( Tị ) : Ngày Ất , Quý , Đinh, Kỷ – Dậu cát . Ngày Ất , Quý , Đinh, Kỷ – Mão thứ cát .
Tháng 5 ( Ngọ ) : Kiếm phong sát , an táng bất lợi.
Tháng 6 ( Mùi ) : Ngày Ất , Quý , Đinh – Dậu cát . 
Tháng 7 ( Thân ) : Ngày Ất , Quý , Đinh, Kỷ – Dậu cát , Các ngày Mão thứ cát.
Tháng 8 ( Dậu ) : Ngày Quý , Đinh, Kỷ – Dậu cát . Ngày Quý , Đinh – Sửu cát.
Tháng 9 ( Tuất ) : Tọa Tam sát an táng bất lợi.
Tháng 10 ( Hợi ) : Ất Dậu , Đinh Dậu ( Minh Nhật ) . Ngày Ất , Quý , Đinh – Mùi cát . Các ngày Mão tốt .
Tháng 11 ( Tý ) Kiếm phong sát , an táng bất lợi.
Tháng 12 ( Sửu ) : Ngày Ất , Quý , Đinh – Dậu cát . 
4/ Khảo chính giờ cát hung định cục .
Tý – Tốt , Sửu – Tốt , Dần –Hung, Mão – Bình . Thìn – Tốt , Tị - Tốt , Ngọ - Phá Hung . Mùi – Bình. Thân – Tốt , Dậu – Tốt . Tuất –Hung . Hợi – Bình .
6/ PHÂN KIM THEO 72 LONG HƯỚNG CÁT HUNG.
Trong phần dưới đây , căn cứ vào Lục thập Hoa Giáp để định Ngũ hành cho Long. Ngũ hành cho Long xem trong Trạch nhật . Ví dụ Giáp Thìn , Giáp Tuất thì Hỏa, Thủy , Thổ , Kim, Mộc – Tức là nạp Âm Ngũ hành tất biết năm đó phát cát hay hung . Ví dụ Mộc Long , Mộc Hướng tất phát vào các năm Hợi – Mão – Mùi …Vì căn cứ vào 60 Hoa Giáp , nên hướng Mộc Long thì Long Mộc ; Hướng Hỏa Long thì Long Hỏa, phần này Âm Dương không quan trọng , chỉ nêu để biết mà thôi.
QUÝ SƠN – ĐINH HƯỚNG.
1/Quý Sơn – Đinh Hướng. Kiêm Tý Ngọ 3 phân – Tên là Quảng Phú Long .
Quảng Phú Long , phú quý không còn nghi ngờ , ngưu , mã , diền trang ngàn dặm có dư , khác họ đồng cư , tài lộc dồi dào vô cùng . Long này 2 họ đồng cư vượng. Trưởng nam thịnh nhất .
Như hạ Huyệt 7 phân Sơn đầu , Tọa Nhâm Tý – Hướng Nhâm Ngọ , Mộc Long , Mộc Hướng , nước chảy qua lại Khôn Thân xuất đi là đại cát ( Mộ Hướng , Tuyệt Thủy lưu ), diệu quyết này thời Sư ít biết . Đến năm Hợi – Mão – Mùi sinh quý tử. ( Mộc cục ).
Nếu Dưỡng Hướng Thủy quy Tuyệt- Là quý nhân Lộc Mã thượng ngự giai , đại cát , 4 đời đại vượng . Nếu Tuất – Càn – Hợi xuất khứ , ấy là phá Tham Lang , lưu Mão Giáp xuất khứ là phá Võ Khúc , nghịch Long chi địa , chủ cô quả , sinh câm điếc , lắm bệnh tật .
2/ Quý Sơn – Đinh Hướng. Kiêm Sửu Mùi 3 phân – Có tên là Kim Phúc Long.
Kim Phúc Long cung rất tốt lành.
Kim ngân thương khố vượng cháu con .
Đời đời vinh hiển , tôn quý . Long này mọi ngành phát đạt như nhau. Mạng Hỏa được Thực Lộc , Mạng Mộc khoa bảng đỗ cao , Thủy mạng không hợp.
Nếu táng hạ 7 phân Quý Sơn , đầu Tọa Ất Sửu – Tương hợp với Kim Long , Kim Hướng , Dương lai Dương thụ , Thủy hiệp Sinh , Vượng đại khai Minh Đường , tứ Thủy lai triều là Thiên thượng Tham Lang , Võ Khúc thì con cháu phát đến Tam Công. Bính làm Thiên Mã , Khôn làm Tam Dương. Đinh làm Hãn môn, Hoa biểu , nước phương này nên sâu đầy.
Tị - Dậu – Sửu sinh quý tử , 18-24 năm phát khoa giáp , đại vượng , gia nghiệp 9 đời truyền lưu. Hướng này Thủy nên xuất Tốn Tị là Dưỡng Hướng Tuyệt Thủy lưu, xuất Khôn Thân là Mộ Hướng Tuyệt Thủy , đại cát đại lợi.
3/ Quý Sơn – Đinh Hướng.Chính Hướng có tên là Chánh Lộc Long.
Chánh Lộc Long vị , hợp với tài lộc , con cháu quý hiển , vinh hoa, làm võ thần , xuất người trung lương hào kiệt , văn võ toàn tài , thống lĩnh vạn binh . Long này hoặc văn hoặc võ đời đời ly hương phú quý , trưởng phòng đại vượng , ngành giữa kém hơn , 4 vị quan tinh Tân Tuất , Lộc tại Nhâm Tý là Dưỡng Hướng Thủy  quy Tuyệt tại Tốn Tị là đại cát lợi .
Như Càn , Khôn , Đinh sơn phong đặc triều ôm ấp , tất cát lợi . Nếu Thủy xuất ra Bính Ngọ là Phá Thai Thần , xung Lộc Tiểu Hoàng Tuyền , chủ bần tuyệt. Như hạ chính Quý Sơn đầu Long gặp sai thác chi vị , Long theo Trực hướng , sách rằng : Chính Quý tuy nhiên hảo , hậu đợi khó bảo toàn . Nghĩa là một đời con cháu đổi 2 họ, sinh nữ mà chẳng sinh nam, con dâu khóc đêm ngày , cuối cùng tuyệt hậu. Hướng này Thủy ra Khôn Thân cũng được cát - Là Đế vượng quy Tuyệt , Cứu bần Thủy pháp .
7/THAM KHẢO TRƯỜNG HỢP  : Tọa Quý – Hướng Đinh Kiêm Tý Ngọ - Tả Thủy đảo Hữu ra Canh Dậu.
Âm Mộc Long cục                   : Dưỡng hướng
Long quản cục                : Ất Long
Tam hợp cục                  : Ngọ - Dần - Tuất (Bính - Cấn - Tân)
Cục thế                           : Hữu toàn Long thu Tả toàn Thủy
Tọa sơn                          : Quý
Hướng sinh thái              : Dưỡng
Hướng thiên bàn             : Đinh kiêm Ngọ 3 phân nghinh lộc
Các Long nhập thủ         : Dần, Giáp, Mão, Ất, Tốn.
Dần, Giáp, Ất  Long là dương Long, Đinh hướng là âm hướng, dương Long lập âm hướng là thuận âm dương. Mão, Tốn Long là âm Long, lập hướng Đinh là thuần âm, nên phải kiêm Ngọ 3 phân.
Đinh có lộc tại Ngọ, lập hướng Đinh kiêm Ngọ 3 phân để nghinh lộc.
Thu Đế Vượng Thủy từ Cấn Dần vào Minh Đường rồi thu Lâm Quan Thủy từ Giáp Mão, thu Quan Đới Thủy từ Ất Thìn thì Mộc Dục Thủy từ Tốn Tỵ, thu Trường Sinh Thủy từ Bính Ngọ vào Minh Đường.
Nếu thu được Quan Đới Thủy giao hội với Đế Vượng Thủy rồi chảy vào Minh Đường, hoặc thu được Quan Đới Thủy giao hội với Trường Sinh Thủy vào Minh Đường cùng với Đế Vượng Thủy, hoặc thu được Trường Sinh Thủy giao hội với Đế Vượng Thủy rồi chảy vào Minh Đường thì cực kì cát lợi, con cái thông minh tài giỏi.
Thủy Khẩu chảy ra ở Canh Dậu là Tuyệt khố.
Được Huyệt Vị này thì con cái thông minh hiển đạt đồng đều, phú quý và thịnh nhân khẩu.
TÓM LẠI : Lăng và mộ của Vua Gia Long và Hoàng hậu  Thừa Thiên Cao Hoàng hậu tên thật là Tống Thị Lan . PHÂN KIM HƯỚNG LĂNG VUA GIA LONG (天授陵 ) : Cấn Long nhập thủ - Tọa Quý – Hướng Đinh Kiêm Tý Ngọ - Tả Thủy đảo Hữu ra Tân Tuất.
        Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
        -         Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 191 độ )
             Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
        -         Kiêm Tý Ngọ : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
QUÝ SƠN KHAI MÔN PHÓNG THỦY.
Hoàng tuyền tại Khôn, không nên có đường nước từ hướng đó chẩy đến chủ về sát nhân. 
Kiếp sát tại Tỵ , hướng đó không nên có gò núi , cây cối , lâu đài cao chiếu đến chủ bệnh tật triền miên .
Canh – Dậu hướng có nước chảy về chủ đem tài lộc đến cát lợi.
Trường sinh tại Mão , Đế vượng tại Hợi , Lộc tại Tý. Dương quý nhân tại Tị , Âm quý nhân tại Mão.
Khai môn hướng Ất – Tốn – Đinh – Khôn – Thân  đại cát.
Hợp người tuổi mạng Mộc.
Nhân nguyên Long : Sơn Quý hướng Đinh :
Địa vận : 80 năm .
Vận 5 vượng Sơn vượng hướng .
Vận 3, 7 toàn cục hợp thập .
Vận 1.3,6,8 cung Ly đả kiếp .
Vận 5,7,9 Thành môn không dùng .
Vẫn 1,4 Tỵ Thân cát
Vận 3, 6 thận cát .
HƯỚNG :    191 độ . Tọa Quý -  Hướng  Đinh . Phân kim : Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ.( 191 độ ).
Vòng 1 : Tiên Thiên bát quái : CÀN
Vòng 2 : Hậu Thiên bát quái : LY.
Vòng 3-4 : Hướng và độ số hậu thiên : NAM-9.
Vòng 5-6 : Tam nguyên Long , âm dương , độ số kiêm hướng : Nhân nguyên long -9.
Vòng 7 : Cửu tinh Đế ứng tứ viên cục : Vũ Khúc.
Vòng 8-9 : 24 sơn hướng chính châm và phân âm dương Long : Đinh – Long.
Vòng 10 : Nạp Giáp : Đoài.
Vòng 11 : Phương Kiếp sát : Tị
Vòng 12 : Bát sát Hoàng tuyền : Hợi.
Vòng 13: Vòng trung châm nhân bàn : Đinh
Vòng 14: Vòng phùng châm Thiên bàn : Ngọ.
Vòng 15 : Hoàng tuyền : Khôn.
Vòng 16 : Bạch hổ hoàng tuyền : Thìn.
Vòng 17 : 60 Long thấu địa : Tọa Ất Sửu – Hướng Tân Mùi.
 Vòng 18 : Bát môn lâm hướng ( KMDG) : H7
Vòng 19-20 : Tam kỳ - Tứ cát : 3455
Vòng 21 : 24 Tiết khí : Tiểu thử
Vòng 22-29 : Bát biến du niên ( bát trạch phối hậu thiên ) :
Vòng 30 : 72 Xuyên sơn : Tọa Nhâm Tý – Hướng Mậu Ngọ.
Vòng 31 : Vòng Phúc đức .Hoan Lạc .
Vòng 32-33 : Vòng Tràng sinh ( Vòng âm và vòng dương thuận nghịch ) : Dưỡng.
Vòng 34 : 64 quẻ Hậu thiên : Hỏa Phong đỉnh.
Vòng 35 : 120 Phân kim : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ 
Vòng 36 : Nhị thập bát tú : Tỉnh.
- Năm thứ 18 [1819], mùa đông tháng 12, ngày Đinh mùi, Thế tổ Cao hoàng đế băng, bầy tôi dâng tờ khuyên ngài lên ngôi, ngài thương khóc mãi không thôi. Các đại thần hai ba lần xin mãi, ngài mới nghe theo.
      Bàn định ngày ninh lăng. Khâm thiên giám là Hoàng Công Dương cùng Thị trung Trực học sĩ là Lê Duy Thanh đều giữ ý kiến riêng. (Công Dương chọn ngày 16 tháng 4 là ngày Tân sửu, giờ Đinh dậu, Duy Thanh chọn ngày 29 tháng 3 là ngày ất dậu, giờ Đinh sửu). Vua phê bảo bầy tôi rằng : “Văn từ Thiêm sự, võ từ Thống chế trở lên, phải kính cẩn bàn kỹ. Việc ninh lăng là việc lớn, lâu dài muôn năm, nên phải hết tốt hết đẹp, mới xứng tấm lòng hiếu của trẫm. Nếu thấy đích xác có chỗ chưa hợp thì cho chỉ ra tâu lên. Nhược bằng trước thì theo hùa, sau lại phát lời nói quái để người nghi hoặc thì trị tội nặng”.
      Mọi người bàn cho ngày Tân sửu tháng 4 của Công Dương chọn là tốt nhất. Lại sai các tước công bàn lại, đều hợp cả. Lời bàn đã nhất định rồi. Bèn ra lệnh cho Hữu ty sắm sửa tang nghi, lấy các đại thần chia ra trông coi công việc.
- Ngày Canh tý thuyền đến bến lăng Thiên Thụ. Ngày Tân sửu rước thánh vị để ở điện Minh Thành ; rước long giá để ở chính giữa điện tranh trước Hoàng đường. Giờ dậu rước tử cung((2) Tử cung : quan tài của nhà vua.2) đặt vào huyệt.
-  Tháng 4 ( Tị ) : Ngày Ất , Quý , Đinh, Kỷ – Dậu cát . Ngày Ất , Quý , Đinh, Kỷ – Mão thứ cát .
- Khảo chính giờ cát hung định cục .
 - Tý – Tốt , Sửu – Tốt , Dần –Hung, Mão – Bình . Thìn – Tốt , Tị - Tốt , Ngọ - Phá Hung . Mùi – Bình. Thân – Tốt , Dậu – Tốt . Tuất –Hung . Hợi – Bình .
Thân ái. dienbatn.

Xem chi tiết…

GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 28.

9/13/2020 |
GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 28.
SAI LẦM CỦA DIENBATN KHI TÍNH THEO THỦY PHÁP LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.BÀI 3.

5/VỀ VAI TRÒ CỦA THÀY PHONG THỦY  LÊ DUY THANH TRONG VIỆC TÍNH TOÁN ĐỊA LÝ PHONG THỦY LĂNG VUA GIA LONG.
Ta xem lại những tư liệu sau :
- “LÊ DUY THANH - CÁI NGHIỆP CỦA THẦY ĐỊA LÝ
Lê Duy Thanh là người làng Diên Hà, tổng Diên hà, huyện Thần Khê, Trấn Sơn Nam (Nay thuộc tỉnh Thái bình).Ông là người con trai út của nhà bác học Lê Quý Đôn (Bảng nhãn triều Lê sơ) .
Lê Quý Đôn vốn dĩ đã nổi tiếng thần đồng từ nhỏ, lớn lên ông là nhà bác học đã từng kiêu bạc mà treo biển “thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn”, sự nghiệp của ông còn vang mãi đến ngàn sau. Xuất thân gia đình họ Lê, là một nhà gia thế nổi tiếng, từ cụ Lê Trọng Thứ (cha của Lê Quý Đôn) đã đậu tiến sỹ năm Thái Bảo thứ 2, làm quan đến chức Hình bộ Thượng thư.
Nhưng con cái đời sau của Lê Quý Đôn thì sự nghiệp học hành bị suy tàn, các con ông đều không gây thành sự nghiệp. Con trai cả của ông là Lê Quý Kiệt, cũng là người học giỏi nổi tiếng, đi thi đình đã được chấm đỗ đầu bảng, nhưng do bị nghi ngờ đánh tráo bài thi nên đã bị án đuổi về quê làm bạch đinh, cả đời không được tham gia thi cử.
Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn cũng là một nhà lý số nổi danh, ông thông thạo đủ các môn, ông đã tự tay trước tác nhiều tác phẩm về Lý số như :
+ Thái Ất quái vận
+ Thái Ất dị giản lục
+ Dịch kinh phu thuyết
Ngoài ra còn một số tác phẩm lưu truyền trong nhân gian cũng được chép là của ông như :
+ Đẩu số diễn quốc âm ca
+ Thần Khê định số v.v..
Vì nghiệp nhà đã đến lúc suy, nên người con trai út của Lê Quý Đôn chỉ là một người đồ nho bình thường, ông nối theo nghiệp cha, nghiên cứu lý số từ nhỏ, và nổi tiếng là người giỏi về địa lý. Đời Gia Long nhân có vụ dâng sách (trong Đại Nam Thực Lục chính biên có chép "Lê Duy Thanh đem 6 quyển Tạp Lục và 2 quyển Quần thư khảo biện của cha là Lê Quý Đôn để đem dâng") nên được phong làm Thị trung trực học sĩ, Hiệp trấn Sơn Nam thượng, về sau có lần bị cái tiếng làm trái ăn của đút nên bị xét xử, nhưng vì mến cái tài địa lý của Lê Duy Thanh nên Gia Long mới giao cho Lê Duy Thanh trọng trách tìm đất xây lăng.
Do khi trước, mải lo đối phó trong ngoài, nên Gia Long chưa tính toán được chuyện xây lăng, nhưng đến khi bà vợ cả của ông mất, ông mới giao cho Thượng thư Phạm Như Đăng và Lê Duy Thanh đi tìm đất xây lăng cho Bà và cho cả ông nữa.
Được dịp “đái công chuộc tội” – Lê Duy Thanh dốc lòng tìm kiếm khắp vùng Thừa thiên để tìm đất. Sau khi xem xét dò tìm vô cũng cực nhọc, ông phát hiện ra mạch bắt đầu từ núi Thiên Thọ, đổ xuống xuôi, năm lần thăng lên, năm lần giáng xuống, khi đi đến gần bờ Tả trạch thì chia làm 2 nhánh. Nhánh thứ nhất chạy về gần ngã ba Tuần, nơi giao hội giữa 2 nhánh sông Tả trạch và Hữu Trạch. Còn nhánh thứ 2 là chạy về vị trí lăng ngày nay.
Xem xét kỹ, thì hai vị trí đều đẹp. tại vị trí thứ nhất, mạch chia làm 4 huyệt bàng và 1 huyệt chính. Nhận thấy đây là đất Ngũ Tinh thụ huyệt, là quý địa, lại được hội thủy. Chỉ e dòng sông Hương đoạn này hơi trực, khó giữ được khí mạch. Tại vị trí thứ 2, là vị trí ngày nay thì là thế Nghịch Sơn, cố tổ. Ông rất băn khoăn, suy đi tính lại, quan sát nhiều lần, sau khi khảo cứu rất kỹ ông mới nhận ra. Chính vị trí thứ nhất mới là Đại địa, Ngũ tinh thụ huyệt, Sông Hương tuy thẳng, nhưng nếu xét đến đại cục thì lại là đại xuyên nhiễu long, tuy ẩn mà thế lực hùng mạnh hơn nhiều. Phàm là linh địa, càng không thể phơi bày, hơn nữa đại cục này cũng chính là nơi mà Thái tổ Gia Dụ Hoàng Đế Nguyễn Hoàng đang nằm. Còn nơi nhánh thứ 2, thì chỉ là nơi sơn thủy tú mỹ, nhìn mắt thường thì thấy đẹp, nhưng thế nhỏ, mạch lực không thể bằng nơi thứ nhất.
Vốn tính cẩn thận, để cho chắc. Ông trai giới rồi lập đàn, bảy lần bói quẻ để xin. Sau đó ông quyết định chọn nhánh thứ nhất để dâng cho Gia Long.
Được tin, vua Gia Long thân hành đến xem xét thực địa. Trước khi đi, Gia long chuẩn bị kỹ càng, cho người bói được quẻ Dự quẻ tuy đẹp mà chứa sự nghi hoặc, Gia long đích thân đến xem. Sau khi nghe Lê Duy Thanh trình tấu, Vốn tính đa nghi, lại thêm cận thần rỉ tai rằng “Thầy địa lý tìm được đất tốt, không lý gì trao cho người ngoài” Gia long tỏ vẻ nghi ngờ, cho rằng Lê Duy Thanh không thật. Chỉ e vì cái án cũ mà vẫn còn mang hận. Gia Long đòi đi xem chỗ đất thứ hai. Đến nơi, nhìn thấy cảnh đẹp, Gia Long đùng đùng nổi giận, vì nhất quyết cho rằng Lê Duy Thanh đã giấu đi kiểu đất này, mới chỉ mặt Lê Duy Thanh mà rằng :
“Thầy chỉ cho ta chỗ kia, còn chỗ này thầy định để chôn thân phụ nhà thầy phải không?”
Lê Duy Thanh biết là không thể thuyết phục được Gia Long hiểu mình, ông chợt nhận ra cái kết cục của chính ông, nghiệp quả của việc mình làm. Cũng nhìn thấy cái cơ đồ của triều đình vốn dĩ do thế vận hưng suy, trời đất đã sắp đặt, cần phải có cơ duyên mà không thể gượng ép. Nghĩ vậy, ông mới khóc lóc, quỳ xuống xin tha tội cho qua cái đận này.
Gia Long định bắt tội Lê Duy Thanh, nhưng nghĩ rằng mình đã đọc thấu được ý định của Lê Duy Thanh mà lấy được ngôi đất quý, trong lòng thấy hân hoan, nên không xét nữa và quyết định chọn nơi này để khởi công xây dựng.
Vì vốn là người được vời vào cung vì cái tài lý học này, nên Lê Duy Thanh cũng thường được nhà vua tham khảo hỏi han khi quyết định các kế hoạch. Thanh thực thà dốc lòng mà bàn, nhưng chính vì lẽ đó mà làm cho các cận thần sinh lòng ấm ức. Nhân cái việc xem ngày cử hành lễ tang của Gia Long, Thanh xem một ngày, triều đình lại có người xem ngày khác. Vua Minh Mạng mới đưa ra hỏi ý kiến quần thần. Vì vốn có lòng ấm ức với Thanh, nên các cận thần đồng loạt cho rằng Thanh chọn ngày không đẹp, và tấu rằng Thanh phạm tội vô lễ, xin đuổi về Bắc. Trong đám cận thần có kẻ muốn chém đầu Thanh, nhưng Minh Mạng không nghe, mới cách chức Thanh, sung quân làm Tiền quân hiệu lực, phát phối đi Quảng Bình.
Sau, Lê Duy Thanh tìm về quê cũ, và từ đó dứt bỏ hẳn cái nghiệp làm thầy địa lý, âm thầm sống đến cuối đời. ( DienDanPhongThuyKinhDich ).
-  Chú thích của dienbatn : Lê Quý Đôn  - Ông là con trai cả của ông Lê Phú Thứ (sau đổi là Lê Trọng Thứ), đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (Giáp Thìn, 1721), và làm quan trải đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Mẹ Lê Quý Đôn họ Trương (không rõ tên), là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700), trải nhiều chức quan, tước Hoằng Phái hầu. Lê Quý Đôn (chữ Hán: 黎貴惇, 1726 - 1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương1 , tự Doãn Hậu (允厚), hiệu Quế Đường; Sau khi đỗ Giải nguyên năm 1743, vì không muốn trùng tên với Nguyễn Danh Phương 1690 - 1751), một thủ lĩnh nông dân đang nổi lên chống triều đình, nên ông đã đổi tên là Lê Quý Đôn (theo GS. Thanh Lãng, tr. 542; và nhà nghiên cứu Bùi Hạnh Cẩn, tr. 47).
Lê Quý Đôn (chữ Hán: 黎貴惇, 1726–1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu (允厚), hiệu Quế Đường (桂堂); là vị quan thời Lê trung hưng, cũng là nhà thơ, và được mệnh danh là "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến".Ở thế kỷ 18, các tri thức văn hóa, khoa học của dân tộc được tích lũy hàng ngàn năm tới nay đã ở vào giai đoạn súc tích, tiến đến trình độ phải hệ thống, phân loại. Thực tế khách quan này đòi hỏi phải có những bộ óc bách khoa, Lê Quý Đôn với học vấn uyên bác của mình đã trở thành người "tổng hợp" mọi tri thức của thời đại.Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc.
Ông có bốn con trai Lê Quý Kiệt, Lê Quý Châu, Lê Quý Tá và Lê Quý Nghị ????? Như vậy sao không thấy tên của Lê Duy Thanh  ? )
- “Lê Quý Kiệt (黎貴桀 ? - ?) là quan chức nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông là con cả danh sĩ Lê Quý Đôn.”
Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục Chính biên, quyển XLIV, chép :
“Tháng 10, mùa đông [Ất Mùi 1775]. Mở khoa thi hội các cống sĩ. Cho bọn Ngô Thế Trị và Phan Huy Ích 18 người đỗ Đồng tiến sĩ xuất thân; xử tội Đinh [Thì] Trung đày đi Viễn Châu; giam Lê Quý Kiệt vào ngục.
Quý Kiệt con Quý Đôn. Kỳ đệ tứ khoa thi này, Quý Kiệt cùng Đinh Thì Trung đổi quyển cho nhau để làm bài. Việc bị lộ, Đinh [Thì] Trung phải tội lưu đi Yên Quảng, Quý Kiệt phải trở về làm dân.
Đinh Thì Trung nhân phát giác bức thư riêng của Quý Kiệt và cáo tố là do Quý Đôn chủ sự. Trịnh Sâm lấy cớ Quý Đôn là bậc đại thần, bỏ đi không xét, mà luận thêm tội Quý Kiệt, bắt giam cấm ở ngục ở cửa Đông.
Thời Gia Long ông có dự thi Hương và đỗ Hương cống và được bổ nhiệm làm quan Thị trung trực học sĩ (Chánh tam phẩm).
Ông có công tìm đất để xây lăng Gia Long.”
- “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” có ghi: “Quý Kiệt con Quý Đôn. Kỳ đệ tứ khoa thi [thi Hội] này, Quý Kiệt cùng Đinh [Thì] Trung đổi quyển cho nhau để làm bài. Việc bị lộ”. Bởi vậy nên sự việc không thể bỏ qua. “Đại Việt sử ký tục biên” cho biết sau khi sự việc bị phát giác, hai người này đều bị nghị tội: “Thì Trung phải tội đi đày nơi xa. Quý Kiệt bị bắt về dân làm đinh tráng (lúc bấy giờ người kinh đô có câu rằng: “Thì Trung đi đày nơi xa, nổi tiếng văn phong Đông Hải. Quý Kiệt cho về làng cũ, thêm một suất đinh Diên Hà”)”. 
Theo một bản chép khác của sách “Đại Việt sử ký tục biên”, thì trong vụ án thi cử này, có điều khuất tuất. Khi án được tuyên cho hai kẻ phạm tội, thì Đinh Thì Trung bị đày đi châu xa, còn Lê Quý Kiệt được cho là bị giam vào ngục và “cấm không được dự thi (bất đắc ứng thí)”. Việc xử này Đinh Thì Trung bị tội nặng hơn, nên đã đánh chuông kêu oan.
Từ đó mới dẫn tới việc có liên đới tới Lê Quý Đôn. Bằng chứng là “Thì Trung đánh chuông kêu oan, đưa thư riêng của Quý Kiệt và tờ lá số do Lê Quý Đôn gửi cho cùng thư riêng có ghi ba chữ “Tứ Kiệt đăng” (con là Quý Kiệt đỗ), để nói rằng, Lê Quý Đôn chủ mưu. Chúa cho rằng Lê Quý Đôn là đại thần, bỏ qua không hỏi tới. Xuống chỉ cho: Thì Trung vẫn phải tội như đã định, Quý Kiệt thì bị giam vào ngục”. 
“Khâm định Việt sử thông giám cương mục” mới có lời:“Trịnh Sâm lấy cớ Quý Đôn là bậc đại thần, bỏ đi không xét, mà luận thêm tội Quý Kiệt, bắt giam cấm ở ngục ở cửa Đông”. Còn “Tam khôi bị lục” lại chép khác khi cho hay “nhân việc con ông là Quý Kiệt thi Hội mưu gian bại lộ, ông bị giáng làm Lễ bộ Thị lang”. 
- “Quốc sử di biên”- Đời vua Gia Long, năm Tân Mùi (1811),khi vua Gia Long xuống chiếu tìm người tài, Lê Quý Kiệt đã tự thân vào kinh đô Huế bái yết vua, dâng lên một tập sách cũ. Vua Gia Long hỏi về tình hình Bắc thành, Kiệt dâng một bản điều trần, được “vua khen ông là người có học thuật sâu sắc, làu thông hiến chương”.
Bởi vậy nên sau đó, vua Gia Long “Cho triệu Lê Quý Kiệt ở Diên Hà vào cung giữ chức Thị trung trực học sĩ, tước Tham bồi Lễ bộ sự vụ Lãng Phái hầu”. Sau vua sai ông dạy các hoàng tử, lấy tự hiệu là Tư đình đạo nhân. 
Năm sau, vua Gia Long gia phong cho ông giữ chức Lễ bộ Hữu Tham tri. Được vua trọng dụng tài năng là thế. Nhưng vốn là người nệ cổ, ưa lễ nghi, nên ông lại không hợp với đồng liêu. Vào năm Quý Dậu (1813), nhà nước tổ chức khoa thi Hương, vua Gia Long có ý chọn Lê Quý Kiệt làm giám khảo trường thi Nghệ An, nhưng Kiệt từ chối. Và việc này, liên quan đến án xưa của ông: “Kiệt từ chối vì cho rằng minh có lỗi. Hoàng thượng khen ông là người không che giấu khuyết điểm của mình”. 
“Tác giả Bùi Dương Lịch (1757 – 1828) trong sách Lê quý dật sử cũng chép câu chuyện gian lận chấn động này. Tác giả này cũng chép chuyện Đinh Thì Trung tố cáo Lê Quý Đôn chủ mưu trong việc đổi quyển thi nhưng Trịnh Sâm không xét tới. Vì thế giới nho sĩ bấy giờ đã sáng tác ra hai câu thơ mỉa mai chuyện gian lận trên như sau: Đương thời có câu thơ giễu rằng: “Quý Kiệt hoàn dân, tăng Diên Hà chi dân số. Thì Trung phát phối, chấn Đông Hải chi văn phong” (Quý Kiệt về làm dân cũng chỉ để tăng dân số ở Diên Hà, còn Thì Trung bị đi đày thì văn phong Đông Hải chấn động). Đinh Thì Trung không chịu, bèn công bố bức thư riêng của Quý Kiệt gửi mình, tố rằng do Lê Quý Đôn chủ sự. Chúa Trịnh Sâm lấy cớ Quý Đôn là bậc đại thần, không xét tội, chỉ phạt thêm tội cho Quý Kiệt, đem bắt giam.
Sử sách chép rằng tính tình Thì Trung vốn rộng rãi với bạn bè và cũng có mối quan hệ thân thiết với gia đình Lê Quý Đôn. Không biết có phải vì mối quan hệ thân thiết đó mà ông chấp nhận đổi quyển thi với con trai của Lê Quý Đôn hay không? Và cũng từ đó mà gây nên bi kịch nổi tiếng cho một tài năng văn chương sớm nở tối tàn.
Hiện nay có nhiều thuyết nói về cái chết của Đinh Thì Trung. Giai thoại địa phương được sách Những chuyện lạ trong thi cử thời xưa ở Việt Nam dẫn lại rằng, sau khi bị đi đày mấy năm, vì ưu ái tài năng văn chương của ông nên chúa Trịnh đã tha cho Thì Trung. Tuy nhiên khi ông đang trên đường về thì chẳng may đã bị bọn cướp biển bắt giết. Khi đó Đinh Thì Trung mới 16 tuổi. Thuyết khác thì nói rằng ông bị cướp biển bắt nhưng không chịu khuất phục chúng nên đã nhảy xuống biển tự vẫn.
Tương truyền rằng, Đinh Thì Trung chết ngoài biển. Còn Quý Kiệt thì sao? Kiệt bỏ Lê Trịnh theo Nguyễn, đem sách của bố dâng lên Gia Long, được bổ nhiệm làm quan. Còn ông bố Lê Quý Đôn, vừa để lại những bộ sách quý, vừa để lại một nghi án trường thi và không tránh khỏi tiếng xấu vì tư tình mà làm hại đến người tài.
Tháng Tám âm lịch, năm 1841, đời vua Thiệu Trị, dư luận sĩ phu xôn xao vì chuyện ở trường thi Thừa Thiên. Nội trường vốn đã đánh trượt Trương Đăng Trinh (có đại thần Trương Đăng Quế là hàng chú bác) nhưng đến khi đề bảng tên ở ngoại trường, quan sơ khảo Cao Bá Quát lại ghi cho đỗ. Giám sát Hồ Trọng Huấn lập tức cáo giác lên trên, đòi làm nghiêm trường pháp.
Quan chủ khảo Bùi Quỹ, phó chủ khảo Trương Tiến Sĩ, quan chấm sơ khảo Cao Bá Quát, Phan Nhạ cùng phần khảo Nguyễn Văn Siêu, giám khảo Phan Văn Nhã, Trương Hảo Hợp đều bị gọi lên Đô Sát viện để hỏi. Lúc này mới vỡ, hóa ra không chỉ có chuyện của Trương Đăng Trinh. Bộ Lễ và viện Đô Sát điều tra ra Quát và Nhạ còn dùng muội đèn chữa 24 quyển bài thi, trong đó có 5 bài thi đã lấy đỗ.
Cứ theo luật định, Quát và Nhạ phải chịu án tử, toàn bộ quan chủ khảo và giám khảo đều bị luận tội, hoặc biết mà không cáo giác, hoặc giám sát không nghiêm, theo luật phải bãi chức hoặc giáng chức.
Nguyễn Văn Siêu xem lại bài thi bị đánh trượt của Trương Đăng Trinh, cho rằng có thể chấm đỗ được nên nhắn quan ngoại trường cho vào bảng tên những người đỗ kì hai; trong kì thi lại gọi Cao Bá Quát về nhà uống rượu, tuy không phải tội nhưng cũng là làm loạn phép tắc kì thi, Bộ Lễ xét tội phải phạt trượng và tội đồ (bỏ tù).
Án trình lên vua. Vua biết Cao Bá Quát chữa văn không phải do người khác gửi gắm, xem lại thì thấy nhiều chỗ là Quát tự phê vào là lấy đỗ hay bỏ đi, tự vua cho rằng nhiều chỗ chữa lại cũng chưa chắc đã bằng bài gốc, tội này tuy có ngông cuồng nhưng vẫn có thể tha chết được, đổi làm “giảo giam hậu” (giam chờ ngày treo cổ - nhưng thực ra sau này được thả).
Nguyễn Văn Siêu cũng được tha không phải ngồi tù, chỉ cách chức, cho ở lại bộ để làm việc lấy công chuộc tội. Quan chủ khảo Bùi Quỹ và Trương Tiến Sĩ không giám sát nghiêm khắc, đều bị cách hết chức vụ nhưng vẫn giữ lại làm việc. Quan giám khảo Phan Văn Nhã, Trương Hảo Hợp bị giáng cấp.
Vua lại xét thấy 5 người được chấm đỗ tuy bài thi có vết chỉnh sửa bằng muội đèn nhưng văn chương khá, không nỡ xóa tên nhưng bắt cho thi lại. Bài thi trình lên, vua thấy khá, lại lấy đỗ cử nhân. Trương Đăng Trinh có kém hơn nhưng chưa đến mức trượt. Chỉ có Phan Văn Trị thì bài phú bị trùng vần nên đánh hỏng. Thự Đông các đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn không bằng lòng, đến trước mặt vua xin đánh hỏng để nghiêm phép nước nhưng vua vẫn cho đặc cách lấy đỗ để không bỏ lỡ người tài.
Nguyễn Văn Siêu xét kĩ ra thì không can thiệp vào kết quả thi, chỉ vì làm trái phép tắc mà bị cách chức; Lê Quý Đôn có can thiệp hay không lại chẳng hề được xét chỉ vì chúa nể mặt đại thần. Các sĩ tử bị sửa bài vốn phải đánh trượt để nghiêm phép nước thì vua Thiệu Trị nể tài mà cho thi lại, sau thấy có thực tài mà vẫn lấy đỗ; còn Đinh Thì Trung vốn là kẻ tài năng hơn người mà vẫn không được giảm tội, để đến nỗi sau này chết trên biển.
Cứ cho rằng Đinh Thì Trung tội nặng, 5 sĩ tử đời Nguyễn tội nhẹ (vì không tự mình đi xin quan sơ khảo sửa bài) nhưng Lê Quý Kiệt đáng ra tội phải nặng hơn thì lại xử nhẹ hơn.
Kết quả là, họ Lê, họ Trịnh đến lúc mất nước, Lê Quý Kiệt dù có chịu ơn huệ cũng chẳng hề thấy “tuẫn quốc” hay từ quan, trái lại còn ung dung đem sách của cha dâng cho vua mới để xin được chức tước! Phan Huy Ích cùng thi năm ấy, được Lê Trịnh phong quan ban lộc xong thì chạy vào theo Tây Sơn! Đúng là việc thi cử và dùng người không nghiêm, hậu quả khó lường.”
Quốc sử di biên viết: “Trước đây sai Thị trung trực học sĩ Lê Quý Kiệt sửa sơn lăng; Quý Kiệt nói đào đến huyệt tất có đất ngũ sắc, rồi quả nhiên đúng, vua cho là lạ ngày càng khen thưởng. Đến lúc làm nhà bên mộ, mưa gió to, vua sẩy chân ngã, quan lại đều sợ tản đi hết. Phò mã Trương Văn Minh đỡ vua dậy đưa ra khỏi huyệt….
… Đích thân vua Gia Long đã thám sát, duyệt định vị trí, quy hoạch và chỉ đạo công tác thiết kế cũng như giám sát tiến độ thi công. Sử cũ cho hay, thầy Địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được thế đất này, nơi mà theo ông "đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh", nơi mà "ảnh hưởng tốt lành sẽ còn mãi mãi trong suốt 10 ngàn năm" (theo L. Cadière).
- "Năm 1775, xảy ra vụ con trai ông là Lê Quý Kiệt gian lận trong thi cử, đổi quyển thi với Đinh Thời Trung và bị hạ ngục. Đang là đại thần ở chức vị cao “ngất nghểu” là Lại bộ tả thị kiêm Quốc sử quán tổng đài, năm 1776, ông phải chuyển về phủ Thuận Hoá (nay là Quảng Trị - Quảng Nam) giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ" và ông lập công chuộc tội là viết được cuốn sách quý Phủ biên tạp lục - tập bút ký ông viết về Đàng Trong, cụ thể là xứ Thuận Quảng thế kỷ 18 trở về trước. Cuốn sách là một pho tư liệu quý giá, như một cuốn phim giúp chúng ta ngược về quá khứ miền Trung cách đây 3 thế kỷ với đầy đủ địa lý, con người, chính sách ... tiến sỹ Ngô Thì Sỹ đã nhận xét: “Thuận Quảng là biên thuỳ phía Nam của Nhà nước .... Hai trăm năm tới nay, công việc miền Nam Hà cũng mơ màng không rõ gì cả ... Mùa xuân năm Bính Thân, Quế đường tướng công ta vâng mệnh lấy chức hiệp trấn phủ coi quân, đến mùa thu về triều, đem sách này cho xem. Trong sách chép đủ những sông núi, thành ấp, binh ngạch, thuế lệ, nhân tài, sản vật hai xứ ... rõ ràng như trở bàn tay ... Tập sách này việc rộng, nghĩa tinh mà đại ý đều là những điều quan yếu để thi hành chính trị. Đó là chỗ tướng công ta hơn người, mà không phải là sách ghi chép tầm thường vậy”.
- “Sách Cương mục viết : Tháng 4, mùa hạ. Hạn hán. Hạ chiếu cầu người trình bày lời trung thực.Lúc ấy, luôn mấy năm hạn hán, kém đói, Trịnh Sâm hạ lệnh cho bầy tôi và sĩ thứ nói thẳngnhững điều thiếu sót, sai lầm. Lê Thế Toại, tham nghị cũ ở xứ Thanh Hoa dâng tờ khải, đại lược nói:"Dĩnh Thành hầu Lê Quý Đôn dụng tâm quanh co, bỉ ổi, mong muốn càn rỡ những điều quá hạn định củamình: nào lập mưu cho con ăn cắp bài văn thi ở trong trường, nào vụng trộm chiếm nơi cấm địa. ÔngMạnh Tử nói: "Quan sát con ngươi của từng người, thì người gian người ngay, không thể nào giấu giếmđược". Con ngươi của Lê Quý Đôn lúc nào cũng đưa đẫy lia lịa, nếu dùng người này giữ chức cao cả tất nhiên làm tai hại cho nhân dân. Kiều Nhạc Hầu Nguyễn Lệ từ khi được dự vào chính phủ đến nay, chưanghe mở mang được điều gì có lợi, trừ bỏ được việc gì có hại, chỉ chuyên dùng mánh khoé khéo léo đểmê hoặc lòng vua chúa; vừa mới bổ ra giữ chức tham đốc xứ Nghệ, mà quá nửa số nhân dân bị phiêu lưu4. Vậy xin: Nghiêm ngặt trị tội Quý Đôn và Nguyễn Lệ, để tạ tội với mọi người trong nước, thì tự nhiênđược trời mưa". Tờ khảo này không được Trịnh Sâm trả lời.Lời chua-Lập mưu cho con ăn ắp văn thi ở trong trường: Kỳ đệ tứ khoa thi Hộinăm Ất Mùi (1775), Quý Đôn nhờ Đinh [Thì] Trung làm bài cho con mình là Quý Kiệt ng trộm chiếm nơi cấm địa: Quý Đôn táng trộm mả tổ ở cấm địa tại sơn phận Tản Viên là đất phát đế vương.
Văn Đồng lấy danh nghĩa là thổ tù được cha truyền con nối quản thụ mỏ Tụ Long, thu nộp thuế đồng. Lúc ấy, viên quan coi Hộ phiên là Lê Quý Đôn và viên xuất nạp là Chu Xuân Hán xét Văn Đồng về tội thiếu thuế, tống giam khổ sở không cho về, bắt phải nộp bạc hối lộ đến 3.000 lạng. Văn Đồng đút lót cho người giữ ngục được thoát ra; về nhà, dấy quân làm phản, nhân lúc sơ hở, kéo quân xông thẳng vào phố Tam Kỳ. Trấn thủ là Nghi Trung hầu (sót họ tên) đóng cửa thành, chống giữ. Triều đình hạ lệnh cho Nguyễn Lệ đem quân cứu viện Tuyên Quang. Khi quân Nguyễn Lệ kéo đến, Văn Đồng rút lui, chạy trốn. Lại sai người dụ bảo Văn Đồng đầu hàng. Nhân đấy, Văn Đồng cáo tố rõ tình trạng sách nhiễu của Quý Đôn và Xuân Hán. Lệ đem việc này tâu về triều, bọn Quý Đôn đều can tội, phải giáng chức.”
 - “Lê Quý Kiệt, hay trong sử Nguyễn thì phổ biến hơn với tên gọi Lê Duy Thanh.
Năm 1775, Lê Quý Kiệt dính phải vụ án đổi quyển thi với 1 thí sinh khác, bị buộc đánh rớt. Lê Quý Đôn bị tội chủ mưu vụ này, bị cách chức đi hiệu lực, Lê Quý Kiệt thì bị chúa Trịnh giam vào ngục.
Năm 1808, ngay kỳ thi Hương đầu tiên của triều Nguyễn, Lê Quý Kiệt đậu ngay ở trường Sơn Tây. Năm 1810, Lê Quý Kiệt được triệu cùng các học sĩ khác như Phạm Quý Thích về Huế, phong chức Đông các học sĩ. Sau đó, trong công cuộc tìm lăng, Lê Quý Kiệt lại đóng vai trò rất quan trọng khi "tìm ra" đất làng Định Môn núi Thọ Sơn. Năm 1814, Lê Quý Kiệt thăng tiếp Thị trung trực học sĩ kiêm Thái thường tự khanh góp việc Lễ bộ.
Năm 1820 được phong chức, năm 1821 Lê Quý Kiệt bị tố cáo tham nhũng - Theo Di biên thì là do Lê Quý Kiệt cãi nhao với ông quan cùng làm, bị người ta bới ra việc người nhà dựa thế làm bậy, xúi dân cầm đơn tố vua đang ở Bắc thành chờ sứ phong. Lê Quý Kiệt khóc xin quan Kinh tra xét chứ đừng để Nguyễn Hựu Nghi tra .Vậy là, Lê Quý Kiệt liều chết xin thay người xử, Lê Chất đứng 1 bên gào đồ vô lễ phải chém, chém, chém. Minh Mạng thấy thế thì trói Lê Quý Kiệt lại đưa về Huế xử. Ở trấn Sơn Nam, Lê Chất lấy được hết "lời nhận tội" của người nhà người xung quanh đưa về Huế, Lê Quý Kiệt bị cách chức đi làm việc không công ở Quảng Bình. Vậy vẫn chưa yên, năm 1824 cả Lê Chất với Lê Văn Duyệt vào tâu xin về hưu vì tội... vua không xử chém Lê Quý Kiệt, luật không vững dân không tin làm việc không được.”
- “Năm thứ 18 [1819], mùa đông tháng 12, ngày Đinh mùi, Thế tổ Cao hoàng đế băng, bầy tôi dâng tờ khuyên ngài lên ngôi, ngài thương khóc mãi không thôi. Các đại thần hai ba lần xin mãi, ngài mới nghe theo.
      Bàn định ngày ninh lăng. Khâm thiên giám là Hoàng Công Dương cùng Thị trung Trực học sĩ là Lê Duy Thanh đều giữ ý kiến riêng. (Công Dương chọn ngày 16 tháng 4 là ngày Tân sửu, giờ Đinh dậu, Duy Thanh chọn ngày 29 tháng 3 là ngày ất dậu, giờ Đinh sửu). Vua phê bảo bầy tôi rằng : “Văn từ Thiêm sự, võ từ Thống chế trở lên, phải kính cẩn bàn kỹ. Việc ninh lăng là việc lớn, lâu dài muôn năm, nên phải hết tốt hết đẹp, mới xứng tấm lòng hiếu của trẫm. Nếu thấy đích xác có chỗ chưa hợp thì cho chỉ ra tâu lên. Nhược bằng trước thì theo hùa, sau lại phát lời nói quái để người nghi hoặc thì trị tội nặng”.
      Mọi người bàn cho ngày Tân sửu tháng 4 của Công Dương chọn là tốt nhất. Lại sai các tước công bàn lại, đều hợp cả. Lời bàn đã nhất định rồi. Bèn ra lệnh cho Hữu ty sắm sửa tang nghi, lấy các đại thần chia ra trông coi công việc.
      Dụ rằng : “Việc đưa đám là lễ lớn, nếu một việc gì chưa được hết tốt hết đẹp thì hối hận suốt đời. Bọn khanh phải hết lòng trù tính đấy”.
KẾT LUẬN : Trước hết ta phải khẳng định , người chọn địa điểm xây dựng Lăng mộ Gia Long, Phân kim , Điểm hướng và là người trong suốt thời gian xây dựng lăng đã sâu sát chỉ đạo thực hiện chính là vua Gia Long chứ không phải nhà Địa lý Phong thủy nào khác. Qua đó ta thấy được sự hiểu biết và quyết đoán của Vua Gia Long mạnh mẽ biết nhường nào.Cũng vì quá sâu sắc với công trình xây cất "ngôi nhà vĩnh cửu" của mình mà có lần suýt nữa, Gia Long đã thiệt mạng trong một tai nạn ở công trường. Một trận gió làm sập ngôi nhà mà Vua đang trú ngụ, vua Gia Long tuy đã ẩn trong một cái hố nhưng vẫn bị thương ở trán, mí mắt và bị dập chân do một thanh xà rơi trúng. Hai Hoàng tử thứ bảy và thứ tám là Tấn và Phổ bị trọng thương, nhiều người khác bị chết. Gia Long không trừng phạt các quan lại thi công, ngược lại đã cấp thuốc men để chạy chữa cho họ, cấp phát 500 quan tiền và 500 tiêu chuẩn gạo cho dân làng Định Môn, gần nơi xây dựng lăng.
 Vai trò của Lê Quý Kiệt ( hay trong sử Nguyễn thì phổ biến hơn với tên gọi Lê Duy Thanh.Việc này cần tìm hiểu kỹ hơn vì con cả của Lê Quý Đôn tên là Lê Quý Kiệt  và không có tư liệu về việc ông đổi tên thành Lê Duy Thanh từ khi nào ???) rất mờ nhạt. Hầu như tất cả những điều ông đưa ra về Địa lý Phong thủy , về chiêm bốc đều không được vua Gia Long và sau này là vua Minh Mạng sử dụng.
Thân ái . dienbatn.

Xem chi tiết…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *