NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN.
PHẦN 3 : MỘT VÀI ĐIỀU CẦN LÀM KHI LẬP NGHĨA TRANG DÒNG HỌ.
9/ QUY TẬP MỘ.
Việc quy tập mộ của các đời trước về nghĩa trang dòng họ , thoạt đầu ta tưởng không có gì khó khăn , khi mà chúng ta đã xây dựng được nghĩa trang hoàn chỉnh theo đúng phong thủy. Tuy nhiên lúc này mới chính là lúc mà chữ Phúc phận của dòng họ biểu hiện ra mạnh nhất. Người lĩnh xướng và chủ trì việc lập nghĩa trang phải là người có uy tín trong dòng họ mới có thể thuyết phục và tập trung sức lực, tiền bạc để thực hiện việc này. Trong rất nhiều trường hợp, vì sự thiển cận của một số thành viên trong dòng họ, sợ rằng các chi khác " ăn hết lộc " của chi nhà mình nên đưa đến những trường hợp dở khóc, dở cười. dienbatn đã nhiều lần phải chứng kiến cảnh các chi trong một dòng họ , vì bất đồng quan điểm nên khi phải di dời mộ Tổ của họ đã đòi phải chia xương cụ Tổ về các chi. Nhìn mọi người cãi nhau , ở dưới âm phần, chắc các cụ không khỏi phải đau lòng, xót xa. Có dòng họ vì có nhiều chi, mộ phần đời trước có những biểu hiện xấu, thất vận.... có chi làm ăn được, có chi làm ăn sa sút, bệnh tật triền miên. Có chi về nhân đinh toàn là nữ nhân. Lúc này, nếu động đến việc mồ mả thì chi làm ăn sút kém muốn tu bổ hoặc di dời mộ phần, còn chi đang làm ăn tốt thì tâm lý là không muốn động chạm đến mộ phần vì sợ ảnh hưởng. Chỉ đến khi mọi việc trở nên xấu đều thì mới cuống quýt tu sử mộ phần, lúc này mọi sự đã muộn. Khi đã có sự nhất trí của toàn bộ dòng họ, lúc đó mới nghĩ đến việc quy tập mộ phần nằm dải dác ở các nơi về nghĩa trang. Có mấy điều cần đặc biệt lưu ý là :
1/ Cần nhờ thày Địa lý xem xét cẩn thận các ngôi mộ cần quy tập. Hết sức tránh những ngôi mộ đang kết phát, nếu cố tình làm lợi bất cập hại, thậm chí chết người. Việc này dienbatn đã viết ở phần các bài trước.
2/ Thời gia quy tập mộ tốt nhất là vào khoảng từ trung thu ( rằm tháng 8 ) tới trước ngày Đông chí hàng năm, lúc này dương khí đã yếu đi nên không làm hỏng Nhân khí của Huyệt mộ.
3/ Nếu phải bốc mộ , thời gian nên làm vào ban đêm để không có ánh sáng mặt trời lọt vào làm cháy xương.
4/ Khi quy tập và hạ cốt xuống nghĩa trang , tốt nhất nên làm gọn trong một ngày.
5/ Khi làm nghĩa trang xong, nhất định phải làm lễ an vị hài cốt, kính cáo các vị Thần linh sở tại và lễ bồi hoàn Long mạch : ( do tình mờ mịt , thức tỉnh hồn mê , đào đất lấp ao , gây nên chấn động . Hoặc bởi khách quan , hoặc do chủ sự , tổn thương Long mạch , mạo phạm Thần uy , ảnh hưởng Khí mạch . Muốn cho Phong Thổ được an hòa , gia đình chúng con người người được chữ bình an , miễn trừ được tai họa . Nên nay trượng uy Đại Sĩ , nương đức tôn Thần , cung tọa bồi hoàn , nhương kỳ khẩn đảo Thần công nguyện xin bảo hộ , chứng minh sám hối , thụ hưởng đan thành .Tín chủ của chúng con xin chí thành cúng dâng Ngài U Minh Giáo chủ Bản Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát .
Ngài Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát .
Các Ngài Ngũ Phương , Ngũ Đế , Hậu Thổ Nguyên Quân , Sơn Nhạc Đế Quân , Đương Phương Thổ Địa , Thổ Phủ Thần kỳ , 24 Khí Thần Quan , 24 Long mạch Thần Quan , 24 Địa mạch Thần Quan , 24 Sơn Địa mạch Thần Quan , 24 Hướng Địa mạch Thần Quan , Thanh Long , Bạch Hổ , Thổ Bá , Thổ Hầu , Thổ Mãnh , Thổ Trọng Thần Quan , Thổ Phụ , Thổ mẫu , Thổ Lương , Thổ Gia Thần Quan , Thổ Tử , Thổ Tôn , Thổ Khảm , Thổ Khôn Thần Quan , Thổ Kỳ Ngũ Phương bát Quái và các vị Thần minh quyến thuộc . Ngài Kim Niên hành Khiển Thái Tuế chí đức tôn Thần , Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chự vị Đại Vương và tất cả các vị Thần minh cai quản trong khu vực này . Cúi xin thương xót tín chủ chúng con , nhận lời cầu thỉnh , chuyển tâu sám tạ , giáng phó Án tiền , thụ hưởng lễ vật . Nguyện cho Phong Thổ phì nhiêu , Khí sung , Mạch vượng , Thần an tiết thuận , nhân vật hưng long , sở cầu xưng ý . Dãi tấm lòng thành . Cúi xin chứng giám . - Văn khấn ).
PHẦN 4 : NHỮNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ.
1/ NGHĨA TRANG MỘT DÒNG HỌ TẠI ĐỨC THỌ HÀ TĨNH.
Mấy chục năm qua, dienbatn đã đi khảo sát gần như toàn bộ các Địa huyệt của đất Việt Nam ta và nhận ra một điều rằng hầu như các huyệt quý của đất nước đều tụ về vùng Đức Thọ của Hà Tĩnh. Trong bài viết từ khá lâu : "BÍ MẬT ĐẰNG SAU NHỮNG THÀNH ĐẠT CỦA CON NGƯỜI TẠI MỘT VÙNG QUÊ HÀ TĨNH ".(http://vn.360plus.yahoo.com/lythienhuonghn/article?mid=90), dienbatn đã viết :" Trong chuyến đi điền dã của mình , dienbatn đã phát hiện và khảo sát một vùng quê hẻo lánh nhưng đã là khởi nguồn của nhiều vị Vua , Công hầu , Khanh tướng , các vị Đại Thần thuộc loại Tứ trụ Triều đình. Vùng này là một tập hợp nhiều Long mạch lớn đã - đang và sẽ kết phát lên nhiều vị Hoàng đế , nguyên thủ Quốc gia. Đây là một tập hợp những Long mạch điển hình của Việt nam , hiện nay Khí vận còn đang rất mạnh. Ta hãy xét lại địa thế của vùng này :
Theo vi.wikipedia.org/wiki :
Trải qua các giai đoạn lịch sử Đức thọ đã có nhiều tên gọi khác nhau:
Thời Hùng Vương, Đức Thọ thuộc bộ Cửu Đức trong tổng số 15 bộ của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
Thời các triều đại phong kiến Phương Bắc: Nhà Tần (246-207 TCN), nhà Hán (206TCN – 220 SCN) đô hộ, Đức Thọ nằm trong địa phận huyện Hàm Hoan (bao gồm toàn bộ vùng đất Nghệ Tĩnh) thuộc huyện Cửu Chân.
Thời nhà Đường 629 (Đường Cao Tổ) đô hộ đến thời nhà Lý, Đức thọ có tên là Cổ La thuộc Hoan Châu.
Thời nhà Ngô thế kỷ thứ X vùng đất Đức Thọ nằm trong huyện Cửu Đức.
Thời Nhà Lý và nhà Trần , Đức Thọ có tên là Chi La thuộc phủ Đức Quang, Nghệ An châu.
Thời Lê sơ, Đức Thọ có tên là La Giang (1428) thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An.
Thời Lê Trung Hưng (1729 - 1740) để tránh trùng với tên huý của chúa Trịnh Giang nên đổi La Giang thành La Sơn thuộc phủ Đức Quang, trấn Nghệ An.
Thời Minh Mạng (1822) vì trùng tên huý nên phủ Đức Quang đổi tên thành phủ Đức Thọ. Tên La Sơn (thuộc phủ Đức Thọ) tồn tại đến đầu thế kỷ XX phủ Đức Thọ kiêm nhiếp.
Năm Duy Tân thứ 9 (1915), tách tổng Đồng Công nhập về Đức Thọ. Tổng Đồng Công khi đó gồm các xã: Đức Hoà, Đức Lạc, Ân Phú.
Năm Khải Định thứ 6 (1921), tách tổng Lai Thạch thuộc Đức Thọ chuyển về huyện Can Lộc.
Sau 1945, huyện La Sơn đổi thành huyện Đức Thọ cho đến ngày nay.
Năm 1946 - 1947 nhập các làng Lâm Thao, Hòa Duyệt nguyên thuộc tổng Hương Khê và các làng Thượng Bồng, Hạ Bồng, Phương Duệ, Yên Duệ nguyên thuộc tổng Thượng Bồng, Phương Duệ, Yên Duệ nguyên thuộc tổng Thượng Bồng và các xã Ân Phú nguyên thuộc tổng Dị Ốc huyện Hương Sơn chuyển sang thành thôn 7 thuộc xã Đồng Công (xã Đồng Công bao gồm 3 xã Ân Phú, Đức Hoà, Đức Lạc ngày nay). Tiếp đến, vào năm 1948 lại nhập các xã, xã Ân Phú đổi tên thành xã Đức Ân, năm 1972 lại đổi trở lại Ân Phú.
Từ năm 1976-1991, huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.
Từ năm 1991, huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Đến thời điểm này, huyện Đức Thọ có 2 thị trấn: Đức Thọ (huyện lị), Hồng Lĩnh và 36 xã: Đức Vịnh, Đức Quang, Đức Châu, Đức Tùng, Yên Hồ, Tùng Ảnh, Đức Lạng, Đức Đồng, Tân Hương, Đức Nhân, Đức Thủy, Thái Yên, Đức Thanh, Trung Lễ, Đức Lâm, Đức Dũng, Đức An, Đức Lập, Đức Lạng, Đức Lạc, Đức Long, Đức Hòa, Bùi Xá, Đức Yên, Trường Sơn, Liên Minh, Đức Thịnh, Đức La, Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang, Ân Phú, Trung Lương, Đức Thuận.
Ngày 2/3/1992, thị trấn Hồng Lĩnh, xã Trung Lương, xã Đức Thuận và một phần xã Đức Thịnh thuộc Đức Thọ chuyển sang trực thuộc thị xã Hồng Lĩnh. Sau khi thành lập thị xã Hồng Lĩnh, huyện Đức Thọ có 1 thị trấn Đức Thọ và 34 xã: Đức Vịnh, Đức Quang, Đức Châu, Đức Tùng, Yên Hồ, Tùng Ảnh, Đức Lạng, Đức Đồng, Tân Hương, Đức Nhân, Đức Thủy, Thái Yên, Đức Thanh, Trung Lễ, Đức Lâm, Đức Dũng, Đức An, Đức Lập, Đức Lạng, Đức Lạc, Đức Long, Đức Hòa, Bùi Xá, Đức Yên, Trường Sơn, Liên Minh, Đức Thịnh, Đức La, Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang, Ân Phú
Năm 2000, 6 xã: Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang, Ân Phú chuyển sang trực thuộc huyện Vũ Quang.
Đức Thọ xưa kia có tên gọi là La Sơn thuộc phủ Đức Quang (gồm cả Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, Thanh Chương, Nghi Lộc...) được xem là vùng đất học của xứ Nghệ. Trong thời kỳ phong kiến, Đức Thọ có 39 vị đại khoa (Tiến sĩ) với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: Lê Văn, Hoàng Xuân, Phan Đình, Hà Học,... và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Yên Hồ, Đông Thái, Trung Lễ, Bùi Xá... thời phong kiến Hà Tĩnh có 4 vị trạng nguyên thì Đức Thọ có 2 vị đó là Đào Tiêu và Đòan Nguyên Lợi đều quê ở Yên Hồ . Nhiều người thành đạt xuất thân từ Đức Thọ, như nhà ngoại giao Nguyễn Biểu (đời Trần), nhà văn hóa Bùi Dương Lịch; Hoàng giáp Bùi Thức Kiên; Thượng thư, Tiến sĩ Phan Bá Đạt; lãnh đạo phong trào Cần Vương, Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng, các chí sĩ Lê Văn Huân, Lê Thước, Lê Ninh, nhà cách mạng Trần Phú, nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn, Luật sư Phan Anh, Luật sư Phan Mỹ, nhà toán học Lê Văn Thiêm, nhà văn Hoàng Ngọc Phách, Bác sĩ Phạm Văn Huyến; nhà thơ Thái Can, Luật sư Phạm Khắc Hòe giáo sư nhà sử học Trần Đức Trường, Giáo sư bác sĩ Trần Thị Hoài .
Ngoài ra, còn có một nhân vật lịch sử khác cũng rất nổi tiếng nữa là Hoàng Cao Khải. Ông bị xem khinh vì đã cam tâm phục vụ hết lòng thực dân Pháp xâm lược, nhưng chính người Pháp từng nghi ngờ ông là một trợ lực ngầm cho phong trào Duy tân và Đông du, và ngay Phan Châu Trinh cũng có liên lạc thư từ với ông.
Trong số những người nổi tiếng hiện nay, từ huyện Đức Thọ có: Giáo sư, TSKH, Viện sĩ Vật lý Đào Vọng Đức; Nữ luật sư Ngô Bá Thành; Giáo sư văn học Hoàng Xuân Nhị; Giáo sư văn học, nhà giáo nhân dân Nguyễn Kim Đính; Giáo sư- nhà phê bình văn học Hoàng Ngọc Hiến; Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Vĩnh Diệu (anh hùng lao động); Giáo sư, nhà sinh học Võ Quý; Giáo sư lâm nghiệp Lê Đình Khả; Giáo sư toán học Đinh Văn Huỳnh (Đại học Ohio, Ohio, Hoa Kỳ); nhà văn hóa Hà Xuân Trường; Giáo sư- nhà Đông Nam Á học Phạm Đức Dương; Giáo sư Phan Văn Tiệm, nguyên Ủy viên tw Đảng, nguyên Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban vật giá chính phủ; Võ Hồng Phúc (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Giáo sư Hà Học Trạc, (Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam); Tiến sĩ Hà Học Hợi (Phó Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương), Đạo diễn sân khấu Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Thị Thành, Nhà báo Phạm Khắc Lãm (nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam); Nguyễn Minh Quang Ủy viên BCH TW Đảng, nguyên Bí thư tỉnh ủy Lai Châu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;luật sư Trịnh Hồng Dương (nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam); Trung tướng Võ Trọng Việt- Chính ủy Bộ đội Biên phòng Việt Nam; Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng Lao động Trần Quỵ (Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai); Giáo sư Mai Trọng Nhuận (Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội); Giáo sư, Tiến sĩ, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Trần Bạch Thu Hà (nguyên Giám đốc Nhạc viện Hà Nội), nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị; Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội); Nhà nhiếp ảnh Phan Thoan (tác giả bức ảnh O du kích nhỏ), Giáo sư Phan Nguyên Hồng, ... và rất nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa, chính khách và doanh nhân nổi tiếng khác. Gần đây, trong quá trình khảo sát, dienbatn cũng phát hiện mộ Tổ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đặt tại khu vực này.
( http://dienbatnblog.blogspot.com/2013/05/bi-chua-am-uc-tho-ha-tinh.html )
Khu vực nghĩa trang này nằm ngay huyệt kết của một con long khá lớn .
( Đang thực hiện - dienbatn ).
NVT anh .
Trả lờiXóachào anh dienban .
anh nói rất đúng ,họ nào mà có nhiều cành khi suy thật phức tạp ,lúc đó đã suy càng suy hơn . Ông đi xem muốn sửa thì ông đang làm ăn tạm được không nghe,thật quá phức tạp !
Nhưng tôi muốn hỏi anh chút mong anh đừng dận nhé :
Quan sát các nghĩa trang gia đình thì thấy tất cả các mộ Nam giới anh đều để bên trái từ trong nhìn ra ,tôi hiểu ý anh là Nam & Nghành trưởng để bên thanh long là đúng rồi . Thế nhưng ta cũng biết đó ,một bãi đất chỉ có một chỗ duy nhất là huyệt (chỗ đất tụ khí),vậy theo đúng phép ta phải để ngôi mộ vào huyệt đã chứ ?
Ví dụ thế này : khi có gia đình nào đó kiếm được bãi đất có huyệt ,khốn nỗi huyệt lại nằm bên phía góc phải từ trong nhìn ra ,mà chủ nhà lại không thể mua thêm được phần đất về phía bên phải để kéo mảnh đất ấy rộng ra nhằm định tiến huyệt về góc trái của mảnh đất . Nếu ta cứ khiên cưỡng mà để mộ Nam vào góc trái như lý luận Tả Thanh long - Hữu Bạch Hổ thì chẳng phải là đã không đúng huyệt rồi hay sao ?
Hay anh còn phép tắc nào nữa thưa anh ?
tôi chỉ tò mò chút thôi chứ không có ý khác ,rất mong nhận được giải đáp của anh ?
Cảm ơn anh đã cho tôi và bạn đọc mở rộng tầm mắt .
Hy vọng tôi không làm anh mất hứng và viết tiếp.
Bạn quả thật tinh tường, dienbatn muốn dấu cũng không xong. Thực sự là nếu cuộc đất có kết huyệt thì nơi kết huyệt có diện tích chỉ nhỏ như một cái chiếu con mà thôi. Khi làm nghĩa trang cho dòng họ thường sử dụng cho ngôi mộ Tổ hoặc dùng Khí huyệt này làm nơi thờ cúng và dẫn khí ra cho toàn bộ các đời. Đây chính là một bí quyết của các Thày Địa lý. Tùy theo cách dẫn khí mà có thể làm cho dòng cả hay thứ, nam hay nữ phát. Việc này lại là cả một đề tài khác. Thân ái. dienbatn.
Trả lờiXóaChào anh dienban .
Trả lờiXóaRất cảm ơn anh đã giải đáp thắc mắc của kẻ hèn này ! Nhưng xin anh nhiệt tình giải đáp cho mấy thắc mắc sau :
1- Ngôi mộ tổ nhà họ trương mà anh nói trên chắc là nhà đồng chí Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước cộng hòa XHCN Việt Nam . Vậy đến thời điểm này chắc anh đã giúp đồng chí ấy sửa chữa ngôi mộ tổ ấy rồi chứ ạ ?
2- Về truyện huyệt kết ,kẻ hèn này tuy rất nể phục anh nhưng vẫn thấy chưa thỏa mãn lắm : Vì từ cổ đến giờ khi nói về việc để mộ thì trừ khi thầy không tìm thấy huyệt thì thôi ,chứ đã thấy thì đều phải phân kim điểm hướng cho chính xác rồi để hài cốt vào thì mới thu được khí lực . Nay thấy anh lại nói :
"... Khí huyệt này làm nơi thờ cúng và dẫn khí ra cho toàn bộ các đời. Đây chính là một bí quyết của các Thày Địa lý"
Vậy nghĩa là anh sẽ chủ động để ngôi mộ (Giả sử là ngôi đầu tiên) không đúng huyệt ,còn huyệt để làm am thờ cúng cho cả khu nghĩa trang gia đình đó ? Liệu có mạo hiểm quá không ? Khi mà ta để vậy thì có đảm bảo rằng ngôi mộ đó vẫn kết phát nhưi thường không ? Chắc anh đã thực hiện việc này rồi phải không ạ ? Vậy xin hỏi thật anh rằng với cách để mộ như vậy liệu số lượng mộ anh để và thời gian để tổng kết đã đủ dài để khẳng định rằng bí quyết đó là có cơ sở khoa học chưa ? Vì nếu chưa đủ độ tin cậy mà ta đã áp dụng thì chẳng hóa ra chúng ta đã mất công tìm ra địa huyệt rồi nhưng khi táng hài cốt ta lại cố tình để trệch ra thì chẳng lãng phí lắm sao ?
Tôi không phải là người chuyên sâu về phong thủy ,nhưng tôi cũng rất tin phong thủy ,nhất là các giai thoại về mộ kết . Tôi nhận thấy lý luận phong thủy thì nhiều ,mỗi thầy nói một kiểu nhưng tựu chung vẫn xoay quanh phong thủy truyền thống . và đến thời điểm này chỉ mới thấy có hai người có hai quan điểm khác với phong thủy truyền thống đó là :
1- Bác Nguyễn Vũ Tuấn Anh : Người chủ trương đổi chỗ Tốn - Khôn và hoán vị độ số 9 - 7 của Ly và Đoài . Về việc này tôi không tin nên tôi không đi sâu ,vả lại lúc mới nghe thì thấy có vẻ bác ấy nhiệt tình vì sự phục hồi văn hiến cổ của người việt ,nhưng đi sâu vào tìm hiểu thì dễ nhận thấy bác ấy là người có biểu hiện của bệnh thần kinh phân lập thể nhẹ và hoang tưởng . Có thể trên hành trình kiếm tiền từ phong thủy và coi bói bác ấy vô tình ngộ nhận rồi tưởng chủi đề này ngon ăn nên háo danh mà đi quá đà làm cho mọi người từ chỗ có chút ít cảm tình ban đầu nhưng sau thì chán hẳn ,nhất là sau vụ bác ấy đuổi mây ngăn mưa .
2- Anh là người đầu tiên tôi thấy đưa ra khái niệm khoonh để hài cốt vào đúng huyệt mà dành huyệt để làm am thờ chung nhằm chia khí cho các cành trong một dòng họ . Bản thân tôi đã đọc nhiều bài viết của anh và đã nghe nhiều người nghiên cứu phong thủy .... nói về anh ! Nói thật là tôi rất bái phục anh nhưng tôi thật sự cảm thấy không yên tâm khi anh để mộ như vậy . nếu có dịp nhờ anh tôi sẽ nhờ anh tìm đúng huyệt vị và để xương cốt vào đúng nơi chân long địa huyệt đó chứ không để lệc ra ngoài . Còn những ngôi sau thì để quanh đấy cũng được ,vì chỉ có thể và chỉ cần một ngôi mộ của dòng họ kết phát là đủ lắm rồi ,làm sao có thể làm cho cả khu mộ và tất cả các mộ trong khu đó cùng kết phát được ?
Mong anh giải đáp giúp .
Trần Văn Gia trân trọng cảm ơn anh .
TRẢ LỜI : " 1- Ngôi mộ tổ nhà họ trương mà anh nói trên chắc là nhà đồng chí Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước cộng hòa XHCN Việt Nam . Vậy đến thời điểm này chắc anh đã giúp đồng chí ấy sửa chữa ngôi mộ tổ ấy rồi chứ ạ ?" .
Trả lờiXóaBạn thông cảm, những điều tôi đã làm cho thân chủ cần giữ bí mật nên không thể nói đã làm gì ? cho ai? bao giờ? Đó là một đức tính cần có của người làm địa lý. Chỉ khi được phép của thân chủ, dienbatn này mới dám công bố một phần mà thôi.
" 2- Về truyện huyệt kết ,kẻ hèn này tuy rất nể phục anh nhưng vẫn thấy chưa thỏa mãn lắm : Vì từ cổ đến giờ khi nói về việc để mộ thì trừ khi thầy không tìm thấy huyệt thì thôi ,chứ đã thấy thì đều phải phân kim điểm hướng cho chính xác rồi để hài cốt vào thì mới thu được khí lực . Nay thấy anh lại nói :
"... Khí huyệt này làm nơi thờ cúng và dẫn khí ra cho toàn bộ các đời. Đây chính là một bí quyết của các Thày Địa lý"
Vậy nghĩa là anh sẽ chủ động để ngôi mộ (Giả sử là ngôi đầu tiên) không đúng huyệt ,còn huyệt để làm am thờ cúng cho cả khu nghĩa trang gia đình đó ? Liệu có mạo hiểm quá không ? Khi mà ta để vậy thì có đảm bảo rằng ngôi mộ đó vẫn kết phát nhưi thường không ? Chắc anh đã thực hiện việc này rồi phải không ạ ? Vậy xin hỏi thật anh rằng với cách để mộ như vậy liệu số lượng mộ anh để và thời gian để tổng kết đã đủ dài để khẳng định rằng bí quyết đó là có cơ sở khoa học chưa ? Vì nếu chưa đủ độ tin cậy mà ta đã áp dụng thì chẳng hóa ra chúng ta đã mất công tìm ra địa huyệt rồi nhưng khi táng hài cốt ta lại cố tình để trệch ra thì chẳng lãng phí lắm sao ?
Tôi không phải là người chuyên sâu về phong thủy ,nhưng tôi cũng rất tin phong thủy ,nhất là các giai thoại về mộ kết . Tôi nhận thấy lý luận phong thủy thì nhiều ,mỗi thầy nói một kiểu nhưng tựu chung vẫn xoay quanh phong thủy truyền thống . và đến thời điểm này chỉ mới thấy có hai người có hai quan điểm khác với phong thủy truyền thống đó là :
1- Bác Nguyễn Vũ Tuấn Anh : Người chủ trương đổi chỗ Tốn - Khôn và hoán vị độ số 9 - 7 của Ly và Đoài . Về việc này tôi không tin nên tôi không đi sâu ,vả lại lúc mới nghe thì thấy có vẻ bác ấy nhiệt tình vì sự phục hồi văn hiến cổ của người việt ,nhưng đi sâu vào tìm hiểu thì dễ nhận thấy bác ấy là người có biểu hiện của bệnh thần kinh phân lập thể nhẹ và hoang tưởng . Có thể trên hành trình kiếm tiền từ phong thủy và coi bói bác ấy vô tình ngộ nhận rồi tưởng chủi đề này ngon ăn nên háo danh mà đi quá đà làm cho mọi người từ chỗ có chút ít cảm tình ban đầu nhưng sau thì chán hẳn ,nhất là sau vụ bác ấy đuổi mây ngăn mưa .
2- Anh là người đầu tiên tôi thấy đưa ra khái niệm khoonh để hài cốt vào đúng huyệt mà dành huyệt để làm am thờ chung nhằm chia khí cho các cành trong một dòng họ . Bản thân tôi đã đọc nhiều bài viết của anh và đã nghe nhiều người nghiên cứu phong thủy .... nói về anh ! Nói thật là tôi rất bái phục anh nhưng tôi thật sự cảm thấy không yên tâm khi anh để mộ như vậy . nếu có dịp nhờ anh tôi sẽ nhờ anh tìm đúng huyệt vị và để xương cốt vào đúng nơi chân long địa huyệt đó chứ không để lệc ra ngoài . Còn những ngôi sau thì để quanh đấy cũng được ,vì chỉ có thể và chỉ cần một ngôi mộ của dòng họ kết phát là đủ lắm rồi ,làm sao có thể làm cho cả khu mộ và tất cả các mộ trong khu đó cùng kết phát được ?
Mong anh giải đáp giúp .
Trần Văn Gia trân trọng cảm ơn anh ."
Tôi hoàn toàn làm theo những gì các cụ Tổ trong dòng họ truyền lại, không có thêm phát kiến gì mới cả.Biển học mênh mông vô bờ, theo được các cụ đến giờ này cũng đã mỏi gối chồn chân. Còn việc anh nói : " anh là người đầu tiên tôi thấy đưa ra khái niệm khoonh để hài cốt vào đúng huyệt mà dành huyệt để làm am thờ chung nhằm chia khí cho các cành trong một dòng họ " - Thực ra các cụ đã làm từ tám hoánh nào rồi. Đây là một bằng chứng :
http://www.tvvn.org/forum/showthread.php/358-Ki%E1%BB%83u-%C4%91%E1%BA%A5t-L%C6%AF%E1%BB%A0NG-LONG-TRANH-CH%C3%82U.
Mọi việc nhờ cơ Trời - Con người chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi. Thân ái. dienbatn.
Cháu có điều muốn hỏi mong chú chia sẻ kinh nghiệm ạ!
Trả lờiXóa- Trong trường hợp đặt Am thờ (hay từ Đường), ta lấy mệnh vong của cụ tổ để phân kim lập hướng phải không ạ? hay là có phương pháp chung cho các mệnh vong ?
- Chú ơi ! Có phải là có là tùy từng cuộc đất mà chỉ có thể hạ táng được hợp cho vong mệnh?
Rất mong đợi kiến thức mà chú chia sẻ!
Cháu chúc chú và mọi người trong đạo tràng mạnh khỏe, an lac !!!
Cháu chào chú hùng.
Trả lờiXóaCó 10 ngôi mộ trong 1 khoảnh đồi.
1 ngôi kết phát 9 ngôi hao mòn.
Cùng theo đường án nước non.
Khác là trúng huyệt cháu con sang giàu.
Huyệt chỉ có một mình làm tập thể vậy sao không để mổi ngôi 1 huyệt thưa chú.
Ngôi này hết kết đến ngôi khác chẳng fải tốt hơn sao?
Cảm ơn chú rất nhiều.
Cháu vô cùng kính trọng chú.
Chúc chú mạnh khoẻ
Chào anh em !
Trả lờiXóaCuối tuần trước tôi vừa cùng CQ đi Quảng Bình ,đã đến viếng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp ,đến nơi mới thấy phong cảnh ở đây chẳng được như báo chí và các phương tiện truyền thông từng ca ngợi .