CÂU CHUYỆN NGOẠI CẢM NGÀY NAY.

10/28/2013 |
CÂU CHUYỆN NGOẠI CẢM NGÀY NAY.

Lời đầu : Tháng 10/2007 dienbatn đã viết về vấn đề ngoại cảm như sau : "Hiện nay , trên đất nước chúng ta , trải qua hàng trăm cuộc chiến tranh giữ Nước , gìn giữ Độc lập của dân tộc , đã có hàng triệu nấm mộ vô chủ , có hình hài và không có hình hài . Rất nhiều thân xác của con người ở nhiều dân tộc đã bỏ mình nơi rừng sâu hoang vắng , bỏ mình trong những dòng nước bạc của sông suối , biển khơi . Hàng triệu thân xác bị vùi lấp hương tàn khói lạnh . Gần 10 năm trở lại đây , đất Việt chúng ta nở rộ hiện tượng Ngoại Cảm , và hiện nay , có lẽ vấn đề Tâm Linh của chúng ta đã đứng đầu Thế giới . Hầu hết những Nhà Ngoại cảm đều xuất phát từ miền Bắc hay là truyền nhân của người miền Bắc . Có lẽ do miền Bắc chúng ta việc thờ Tứ phủ , thờ Mẫu , thờ đức Thánh Trần được thịnh hành mà việc này tại miền Nam không có . Các vị Nguyên Thủ ( Vua ) Quốc gia đã rất chú trọng vấn đề Tâm Linh của toàn dân tộc .
Trải qua hơn mười năm , với sự cống hiến không bờ bến của những nhà Ngoại cảm Việt Nam , được sự ủng hộ to lớn của Đảng và Nhà nước , chúng ta đã quy tập được hàng vạn hài cốt Liệt sĩ và nhân dân trong nước . Cống hiến của các nhà Ngoại cảm thật đáng cho chúng ta kính phục và trân trọng . Những nhà Ngoại cảm như VŨ THỊ MINH NGHĨA , PHAN THỊ BÍCH HẰNG ...thật xứng đáng được tặng thưởng danh hiệu cao quý : ANH HÙNG TRONG LAO ĐỘNG và có thể tặng những Huân chương cao quý khác về những thành tích đóng góp cho Dân tộc .
Hiện nay , nhờ anh Linh của Đất nước , nhờ Hồn Thiêng của Sông Núi , chúng ta có một hàng ngũ các Nhà Ngoại cảm tài ba , đang Thăng hoa , ra sức cống hiến . Chúng ta cần phải trân trọng những giá trị Tinh thần đó . Hiện tượng Ngoại cảm hiện nay được sinh ra và rồi sẽ mất đi theo đúng quy luật của Tạo hóa . Những lớp đàn anh về Ngoại cảm như NGUYỄN VĂN LIÊN , ĐỖ BÁ HIỆP , NGUYỄN VĂN CHIẾN ....dần dần đã mất đi những khả năng của mình , và tiếp theo đó biết ai còn , ai mất khả năng Ngoại cảm ngày hôm nay . Hiểu được điều đó , chúng ta càng phải trân trọng thời kỳ thăng hoa về khả năng của các Nhà Ngoại cảm hiện nay . Chúng ta càng phải tạo mọi điều kiện cho các Nhà Ngoại cảm , đóng góp hết sức mình cho vấn đề Tâm Linh của đất nước . 
Cái gì trên cuộc đời này " Hữu sinh đều Hữu diệt " . Hiện nay hàng triệu hài cốt bị mất , vùi lấp đây đó khắp dải đất hình chữ S này . Có những Linh hồn hàng 600- 700 năm nay khi dùng Ngoại cảm vẫn còn tiếp xúc và nói chuyện được . Như vậy , hàng trăm năm nay , những Linh hồn đó còn chưa được siêu thoát . Các Nhà Ngoại cảm có tận lực đến mấy , cũng chỉ quy tập được một số nhỏ nhoi so với số hài cốt bị thất lạc từ hàng trăm cuộc chiến tranh . 
Theo suy nghĩ chủ quan của người viết , việc tìm kiếm hài cốt bị thất lạc hiện nay , đã đáp ứng được như cầu Tâm Linh của mọi người dân Việt Nam , đó cũng là nỗi niềm khắc khoải của biết bao gia đình có hài cốt bị thất lạc . Tuy nhiên , theo Phật pháp , chúng ta không nên phụ thuộc vào thân xác tứ đại này . Khi người thân của chúng ta mất đi , chúng ta luôn cầu xin những vong Linh đã mất , phù hộ cho chúng ta được bình an , mạnh khoẻ , làm ăn có tài có lộc ....Chúng ta chỉ nghĩ đến những nhu cầu hiện tại của chúng ta , mà không nghĩ rằng , những Vong Linh của người thân mình , vì thương xót con cháu , lo phù hộ cho con cháu mà vô tình chúng ta đã làm chậm quá trình được Siêu Thăng Tịnh độ của họ . Đó cũng chính là một việc ác mà chúng ta đã làm với Vong Linh người thân của mình . Mặt khác , để quy tụ và tìm kiếm hàng triệu hài cốt như vậy , hàng tỷ tỷ đồng sẽ phải bỏ ra , hàng biết bao thời gian và sức lực sẽ phải bỏ ra , và hàng ngàn Ha đất sẽ phải dùng vào việc làm Nghĩa trang .....Trong khi đó , biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng , biết bao cảnh đời khốn khó vì Chiến tranh cần được trợ giúp ...
Đành rằng , vấn đề Tâm linh về việc đi tìm hài cốt bị mất , là nỗi niềm khắc khoải của cả những người sống và người chết . Nhưng phá vỡ được cái Vô Minh của người sống , có lẽ còn khó hơn cả việc phá vỡ Vô minh của người chết . 
Nên chăng , chúng ta nên tổ chức những Đại lễ cầu Siêu cho tất cả các Vong Linh đã mất trên đất Việt , không phân biệt giai cấp , tín ngưỡng , thời kỳ , dân tộc ... Trong những đại Lễ Cầu Siêu đó nên có sự tham gia và chủ trì của các Nhà Lãnh đạo Đất nước , những bậc tu hành đức cao vọng trọng của các Tôn giáo , các cấp chính quyền và toàn dân . Việc làm của Thày Thích Nhất Hạnh và phái đoàn Phật tử Làng Mai , thời gian qua , đã cho chúng ta một ý niệm về vấn đề nhạy cảm này .
Khi mà cái vô minh của người sống và người chết đều được phá bỏ , Linh khí của Đất Việt càng hun đúc để sản sinh ra nhiều những Nhân tài phục vụ Quốc gia . Các Vong Linh càng sớm được Siêu thăng Tịnh độ , dời bỏ nắm xương tàn mà đi về nước Phật . Những người sống , trút bỏ được nỗi niềm khắc khoải về việc tìm kiếm hài cốt thân nhân . Hàng tỷ tỷ đồng và rất nhiều thời gian , phương tiện sẽ được dành giúp cho những người đang sống . Phật đã dạy : Cứu một mạng người bằng xây mười tòa tháp . Chúng ta hãy dùng hết tâm , sức của mình giúp đỡ những người đang sống , cầu xin và hồi hướng công đức của mình cho họ thoát khỏi nghèo đói , bệnh tật , nghiệp chướng ... lúc đó công đức của chúng ta là vô lượng . 
Thời gian trôi đi , hiện tượng Ngoại cảm rồi cũng sẽ mất đi , nhưng những đóng góp cho dân tộc của những Nhà Ngoại cảm sẽ luôn là những kỷ niệm đẹp trong lòng của mỗi người con Đất Việt ." ( http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?p=572#poststop ).
Thời gian qua, dienbatn không viết về vấn đề ngoại cảm nữa vì biết rằng cái thời của ngoại cảm đã hết, các nhà ngoại cảm Việt Nam đã làm tròn nhiệm vụ của mình và nếu vị nào sáng suốt thì nên về ẩn. Cũng như một vai tuồng trên sân khấu, khi diễn hết vai phải xuống, vị nào dù diễn hay đến mấy mà khi hết vai vẫn còn ở trên sân khâu thì sẽ trở thành lố bịch. Thời gian sau này, khi đi khảo sát địa lý ở các tỉnh như Hà Tĩnh, Nghệ An, dienbatn thấy nhà nhà làm ngoại cảm, người người làm ngoại cảm . Thật chẳng khác chi một cái chợ tâm linh và trong số đó của giả nhiều hơn của thật. 
Hiện nay VTV đang truyền một loại phóng sự về hiện tượng ngoại cảm nhan đề : " Trở về từ ký ức " và tạo nên một cơn sóng thần trấn động dư luận. Rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng đều có chung một sự đau sót tột cùng , một sự hoài nghi , chán nản, một sự xúc phạm về tâm linh ghê gớm mà bất cứ con người nào nghe xong đều nổi giận. Tuy nhiên , chúng ta hoàn toàn không thể phủ nhận vai trò của những nhà ngoại cảm như 
" Chương trình "Trở về từ ký ức" số 22 của VTV đã vạch trần về khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm. Theo thông tin từ Chương trình, hầu hết hài cốt liệt sĩ do các “nhà ngoại cảm” tuyên bố tìm được đều là xương động vật, là đất đá…, theo kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội, tỷ lệ chính xác được kết luận "gần như bằng 0".
Cần phải có một sự nhìn nhận đúng đắn và trung thực , khoa học về việc này. Rất nhiều người không hiểu tường tận, chỉ nghe chương trình của VTV mà đã có những sự phỉ báng công lao của những nhà ngoại cảm chân chính. dienbatn xin giới thiệu một ý kiến mà dienbatn cho là khả dĩ về vấn đề này.

Vụ VTV “vạch mặt” nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: “Một sự phỉ báng cực kì vô luân”

(Edaily.vn) - “Bây giờ nói tất cả là đống xương động vật. Chúng tôi nhận thức đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân đối với các vong linh liệt sỹ” – Đại tá Hàn Thụy Vũ chua xót khi nói về vụ việc nhà báo Thu Uyên và VTV “kết án” các nhà ngoại cảm gây chấn động dư luận.
“Cuộc trao đổi này thực hiện trên tinh thần thẳng thắn, tin cậy, trung thực, nhằm mang lại cho đồng bào, cho các liệt sĩ, các gia đình liệt sĩ một nguồn thông tin chính thống, nghiêm túc, không bị chi phối về danh – lợi – tiền – ghế…” - Đại tá – Nhà báo Hàn Thụy Vũ, nay đã 83 - người có 40 năm kinh nghiệm nghề báo tuổi khẳng định.

“Một kết luận phản khoa học”
“Bây giờ những ngôi mộ tìm về, được kiểm chứng là đúng sau thử AND có hàng ngàn chứ không phải chúng tôi làm ù xòe. Toàn các gia đình về cúng lễ, xây mộ khắp các địa phương, các địa phương về làm lễ truy điệu mà bảo đưa ra vái cái đống xương động vật thì đây là một sự phỉ báng không thể chấp nhận được. Nếu chúng tôi có cái sai thì chỉ rõ chứ nói như thế là không được”.


Đại tá Hàn Thụy Vũ lật giở từng trang sổ ghi lại quá trình tìm mộ của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người .

Nếu vậy, hàng chục năm nay, há chẳng phải hàng chục triệu gia đình liệt sĩ trên khắp Việt Nam tìm được hài cốt của cha, của chú, của anh, của con mình đang ngày ngày “cúi đầu thành kính” và thờ cúng những đống xương động vật? Vậy rằng nỗi mong ngóng mỏi mòn và niềm vui tìm thấy hài cốt người thân hi sinh trong chiến tranh và cả dân tộc chẳng tày gang lại được phủ sạch bởi sự bàng hoàng khi niềm tin thiêng liêng đến vậy đặt vào tay những kẻ bịp bợm được gọi là “nhà ngoại cảm”. Dĩ nhiên, niềm tin, sự kì vọng lớn bao nhiêu thì nỗi đau xót, căm phẫn, nhục nhã của thân nhân liệt sĩ càng lớn bây nhiêu khi nghe thông tin này!?

Đại tá Hàn Thụy Vũ ví rằng, việc kết luận Phan Thị Bích Hằng dùng cái danh nhà ngoại cảm và lợi dụng niềm tin của người dân để gian trá chẳng khác nào câu chuyện “Thầy bói xem voi” khi chỉ nhìn nhận vấn đề qua một vài sự việc. “Đây là một kết luận phản khoa học. Khi chưa tập hợp đủ thông tin, chưa định tính, định hướng, định lượng được thì chưa có quyền phát biểu. Những người có lương tri không ai nghe thông tin ấy mà tin là sự thật. Bảo người khác là gian trá thì khuyên họ nên xét lại mình”.

Với một cơ quan truyền thông chính thống như VTV, việc đưa ra một phóng sự với những khẳng định “chắc nịch” về ngoại cảm trong một chương trình truyền hình trực tiếp đã gây hiện tượng tâm lí “tát nước theo mưa” của đông đảo người dân không có hiểu biết về ngoại cảm. Gây hoang mang, xáo trộn và bức xúc lớn trong dư luận cả nước.

Chính Viện pháp y Quân đội là cơ quan kiểm định tính chính xác của các kết quả tìm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm và công nhận rất nhiều trường hợp đã thành công trên cơ sở khoa học. Vậy có mâu thuẫn không khi giờ đây lại có số liệu “tỷ lệ chính xác 0%”? Rõ ràng là mâu thuẫn, phản khoa học, phiến diện, thiếu khách quan.

Ngoại cảm là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm. Rất nhiều nhà ngoại cảm đã chí tình chí nghĩa giúp đỡ gia đình liệt sỹ với tâm niệm các liệt sĩ ngã xuống đất mẹ là “món nợ xương máu trọn đời không trả hết”. Sự việc này cần nhìn nhận thấu đáo và khoa học để phân định niềm tin cho Tổ quốc, cho nhân dân, đặc biệt là gia đình liệt sĩ. Bà Phan Thị Bích Hằng hoạt động ngoại cảm trong Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, nay là Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã hơn 20 năm. Công lao và khả năng đặc biệt của bà không thể phủ nhận.

Ông tin tưởng “Không ai có thể chi phối lòng tin của mọi người bằng sự dối trá và lừa đảo”. Cũng như vậy “Những cống hiến, thành tích của Bích Hằng trong tìm mộ và hài cốt liệt sĩ là không thể phủ nhận sạch trơn được. Các nhà ngoại cảm là lực lượng không thể thiếu đóng góp công sức quan trọng cùng các nhà khoa học làm nên thành công trong các vụ tìm mộ và hài cốt liệt sĩ của Viện nghiên cứ và ứng dụng tiềm năng con người” – Đại tá nhấn mạnh.

Sự thật nào sau câu chuyện Phan Thị Bích Hằng và chiếc răng lợn?

Những sai sót và điều tiếng không hay về khả năng ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được báo chí “lục lọi” liên tục và đưa lên mặt báo sau khi phóng sự có tên “Vạch trần bộ mặt thất đức của các nhà ngoại cảm” phát sóng. Đáng nói nhất là vụ việc được VTV đưa trong chương trình Trở về từ kí ức số 22. Theo đó, hài cốt bà Hằng tìm thấy được cho là của liệt sĩ Phùng Chí Kiên chỉ là 3 mảnh sành nhỏ và 1 chiếc răng lợn rừng cùng nắm đất. Vậy năng lực thực sự của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đến đâu?

“Cần phải đặt ra câu hỏi rằng: Vậy những di vật hài cốt còn lại của bác Phùng Chí Kiên khi thu nhận được có phải là cái mà Viện pháp y đưa ra không? Việc thu thập để làm xét nghiệm bắt buộc có 2 điều kiện: - Những di vật làm xét nghiệm phải được chụp ảnh, ghi chép đo đạc thật tỷ mỉ và không được phép thay đổi. - Cái viện pháp y mang ra xét nghiệm, cái đó có đúng cái di vật cất bốc gia đình nhận được không?” – Đại tá Hàn Vũ Thụy cho rằng đã có uẩn khúc ở đây.

Ông cho biết thêm, để xác nhận có trùng AND hay không phải có dấu vết của hậu duệ, tuy nhiên trường hợp này thì không có. Mẫu mang đi xét nghiệm phải là máu, tóc hoặc móng tay của hậu duệ nữ (con gái, cháu, chắt…)

Nói rõ về vấn đề này, Nhà giáo Quan Thị Lệ Lan (Phó chủ nhiệm thường trực Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho biết: “Vụ Phùng Chí Kiên nếu làm sai phải niêm phong và muốn mở kiểm tra thì phải có người giám sát. Lẽ ra lấy mẫu hài cốt phải là người có trách nhiệm, chuyên môn như công an, nhân viên pháp y nhưng lại để gia đình lấy mà không có sự quan sát của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng”

Vụ việc xảy ra từ năm 2008, bây giờ không còn hiện trường mà đi tìm lại mẫu vật. Có thể nói, còn nhiều sai sót về quy trình khoa học trong câu chuyện này.

Nếu đó là một chiếc răng lợn thật, chúng ta cũng không thể phủ nhận cả quá trình tìm kiếm của Phan Thị Bích Hằng. “Việc tìm thủ cấp ông Phùng Chí Kiên. Nói rằng đó là cái rang lợn, mành sành,… nhưng tại sao báo chí chỉ đưa mình kết quả mà không đưa ra cả quá trình dẫn dắt của Phan Thị Bích Hằng. Đúng hoàn toàn từ chi tiết: ông thợ cắt tóc như thế nào? cho vào hòm như thế nào? người con dâu của ông ấy mất rồi… Tất cả đều đúng hết, tại sao anh không nói về cái đó nữa? Hôm khai quât người bác chết, con nhỏ sốt cao nên Bích Hằng không có mặt. Để mục đích “đánh” Bích Hằng người ta chỉ nêu mình cái kia thì có công bằng không? – Bà Lan cho hay.

Bà Lan còn nêu các vụ tìm khác, trong đó không thể quên kể đến công lao của Phan Thị Bích Hằng trong việc tìm mộ liệt sĩ Lê Xuân Trứ (Nguyên Bí thư  xứ ủy Trung Kì, mộ ở Côn Đảo, người đi tìm là Lê Xuân Tùng nguyên Ủy viên bộ Chính trị). “Đi lấy mẫu thử về nói rằng đây là mẫu cây mục nhưng Bích Hằng khẳng định đấy là ông Lê Xuân Trứ, lấy mẫu thử lần thứ 2 mới đúng vì trong một bộ hài cốt có lẫn cả đất đá và gôc cây mục” – Bà Lệ Lan nói. Hay vụ Vụ tìm liệt sỹ Non nước. “Hồi ấy, là một Đảng viên tôi không hiểu gì về âm dương, linh hồn, tôi không tin. Trường hợp đấy, tôi và Giáo sư sử học Ngô Vi Thiện (nguyên Trưởng Ban Khoa học Tổng cục Hậu cần, hiện là Chuyên viên Khoa học Hậu cần, thành viên Ban Tổng kết chiến lược Bộ Quốc phòng) cùng mọi người “ngơ hết”. Trận đánh Non nước trong chiến dịch Quang Trung năm 1951 được miêu tả rõ ràng. Cô Hằng nói chuyện vanh vách và hoàn toàn trùng hợp với các liệt sỹ. Qua đó, chúng tôi dành 1 năm đi tìm được 8 – 9 hài cốt liệt tĩ” – Đại tá Thụy kể lại.


Bà Phan Thị Bích Hằng cùng chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong một lần tìm hài cốt ở Côn Đảo.


Bà Phan Thị Bích Hằng trong những bức ảnh hoạt động cùng Viện  NC & ƯD tiềm năng con người
 “Sự đóng góp của Phan Thị Bích Hằng quá lớn, có thể kể thêm vụ Hồ Ngọc Lân và Nguyễn Đức Cảnh. Bích Hằng không thể làm chính xác 100% và cái sai của Bích Hằng là không đáng kể” – Ông nhấn mạnh.


Việc có sai sót trong ngoại cảm là điều hiển nhiên thuộc về giới hạn năng lực. “Một số người có khả năng thực sự là có thật, không thể vì một sai mà xóa nhòa nghìn cái đúng. Các nhà ngoại cảm có khả năng thực sự thì khả năng đó không phải chuẩn mọi lúc mọi nơi. Ngay như Phan Thị Bích Hằng theo khảo sát được 70 – 75% và bản thân chị Hằng cũng công nhận điều đó” - Nhà giáo Quan Lệ Lan khẳng định. 

Vụ nhà văn Nam Cao – “Phan Thị Bích Hằng ngoại cảm đạt cao nhất”

Năng lực của những nhà ngoại cảm thuộc “Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người” được đánh giá qua quá trình kiểm tra khắt khe, có cả một khoảng thời gian rất dài được hàng ngàn gia đình kiểm nghiệm đến khi cơ quan khoa học ra đời lại càng khẳng định khả năng đó là có thật.

Đại tá Hàn Vĩnh Thụy đã hoạt động tìm mộ và hài cốt liệt sĩ từ năm 1900 cho biết, năng lực ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được thử thách và đánh giá trong quá trình lâu dài. Vụ tìm hài cốt nhà văn Nam Cao, bà Hằng có công lớn nhất.

Ngày 23/11/1996 khi UIA tham gia chương trình tìm lại phần mộ liệt sĩ nhà văn Nam Cao, Đại tá Hàn Thụy Vũ đề nghị mời Phan Thị Bích Hằng tham gia. Được sự đồng ý, ông tới gặp bà Hằng và cung cấp cho bà một ảnh chân dung liệt sĩ Nam Cao, ngày sinh, ngày mất. “Văn bản đầu tiên Bích Hằng cung cấp cho UIA vào sáng 24/11/1996. Văn bản được niêm phong và trao cho anh Phạm Văn Thiên – con trai cả nhà văn Nam Cao”



Dấu tích Đại tá Hàn Thụy Vũ cung cấp tài liệu và thư đề nghị mời bà Phan Thị Bích Hằng tham gia tìm mộ nhà văn Nam Cao


Sơ đồ chỉ dẫn đường tìm mộ nhà văn Nam Cao vẽ nên nhờ năng lực ngoại cảm của  Phan Thị Bích Hằng ngoại cảm”.

“Tìm Nam Cao là một chương trình lớn, sử dụng đến 8 nhà ngoại cảm. Trong tối 23, mỗi nhà ngoại cảm tách ra làm độc lập. Phan Thị Bích Hằng đã “gặp” và nói chuyện với Nam Cao, cô đã viết và vẽ ra tỉ mỉ nơi Nam Cao nằm. Nam Cao mất năm 36 tuổi thì ngôi mộ tìm thấy Nam Cao chỉ thêm số 0 vào giữa năm tuổi mất của ông là 306. Trong số 8 người thì bản thảo của Bích Hằng đạt tỉ lệ cao nhất. Bích Hằng đã chỉ được mộ Nam Cao tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Viễn”

Cũng theo Đại tá, sự việc lần này như một một cuộc “gạn lọc”. Những thông tin đó tuy còn chưa toàn diện nhưng tạo áp lực cùng với sự vào cuộc làm rõ sự thật sẽ khiến những người rởm tự đòa thải, nhưng đối với những người có công như Phan Thị Bích Hằng thì không thể xóa được. Chúng ta cần loại sạch kẻ cơ hội đổi trắng thay đen, ăn không nói có để mưu đồ danh lợi một cách vô nhân tránh đánh đồng trắng đen.
“Đạo lí phân minh lắm, ông trời có mắt lắm!”, nhất là trong chuyện hết sức thiêng liêng này” – Ông khẳng định.
Lệ Thu, Thùy Nhung
Edaily.vn/Theo Tạp chí Đông Nam Á
http://edaily.vn/doi-song/vu-vtv-vach-mat-nha-ngoai-cam-phan-thi-bich-hang-mot-su-phi-bang-cuc-ki-vo-luan-d15400.html ).
dienbatn giới thiệu.
Read more…

MỘT CHÚT KIẾN THỨC PHONG THỦY TẠI KHU MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP. BÀI 5

10/12/2013 |
MỘT CHÚT KIẾN THỨC PHONG THỦY TẠI KHU MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.

( Vì phải sử dụng nhiều hình ảnh nên dienbatn phải chia nhỏ bài viết )

1. KIỂM TRA TRÙNG TANG .
2. VỊ TRÍ ĐẶT MỘ.
3. KHẢO SÁT PHONG THỦY KHU MỘ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.
Trong phần này , chúng ta dựa trên những kiến thức Phong thủy mà dienbatn đã viết tới bài 38 của loạt bài PHONG THỦY LUẬN để khảo sát. ( Tiếp theo ).


2/ KHẢO SÁT THEO HUYỀN KHÔNG.







 HOÀNG TUYỀN: 
Khứ lai thủy lộ bát đại hoàng tuyền.
1. Đinh, Canh, Khôn thường thị hoàng tuyền.
2. Ất, Bính tu phòng Tốn thủy tiên.
3. Giáp, Quý hướng lai hưu Kiến, Cấn.
4. Tân, Nhâm thủy lộ phạ dương Kiền.
Giải nghĩa: Nước lại, nước đi tám lại hoàng tuyền sát (tục gọi là Sát nhân Đại Hoàng Tuyền).
Câu thứ nhất:
Đinh, Canh, Khôn thượng thị Hoàng Tuyền.
Có nghĩa là: ở Mộc cuộc long bị hoàng tuyền hướng và thủy sát, nếu ta:
- Thu Canh (Thai) thủy
- Thu Đinh (Mộ) thủy lên minh đường.
- Hoặc lập Khôn (Tuyệt) thủy lên minh đường
- Hoặc lập Đinh (Mộ) hướng Canh (Thai) hươớg.
Là bị Hoàng Tuyền hướng hoặc thủy sát.
Thu thủy như trên là bị hoàng tuyền sát. Hoàng tuyền thủy nên phóng cho chảy đi, không nên cho nhập cuộc lên minh đường. Lại lập những hướng trên vừa kể là hoàng truyền thủy và hướng sát. Tức là thu Hướng và Thủy giết người, phải nên hết sức kiêng kỵ.
Làm địa lý không nắm vững Long Thượng Bát sát và Bát Đại Hoàng Tuyền thì tạo hóa cho người để đất. Vậy phải hết sức kiêng kỵ.
BÁT SÁT .
Nhà hay mộ hướng Ly thì bị sát tại Hợi . Phạm vào đó là phạm vào bát sát – hoàng tuyền rất hung hiểm. Nếu không tuân đúng các điều sát ở trên thì chỉ trong vòng vài tháng sau khi xây cất sẽ gặp đại hung,ứng nghiệm như Thần. Như vậy nhà hướng này Tuyệt đối không được để cưa sổ, cửa ra vào, cổng ngõ hay chọn ngày xây cất, sửa chữa vào ngày hoặc vị Hợi .

THỦY PHÁP TRƯỜNG SINH
Hướng Ngọ điều kiện để lập Thủy pháp trường sinh là : Nếu thủy khẩu ở Tuất thì được Sinh và Vượng hướng. Thủy khẩu ở Mùi thì được tự sinh hướng.

PHẦN 2.
Vì không biết chính xác kế hoạch táng Đại tướng và việc phân kim điểm hướng như thế nào, mặt khác thời gian qua gấp nên dienbatn chỉ nêu ra các phương án tính toán . Cụ thể như thế nao sau này sẽ tính tiếp. Có một số việc gấp cần bàn nên dienbatn viết vào đây sợ không kịp vì ngày mai đã táng Đại tướng rồi.
1/ Về tấm nắp mộ :
dienbatn thấy hình ảnh về tấm nắp mộ như thế này .



Việc đặt cả một tấm đá như thế này lên trên mộ mà không có lỗ thông Khí, thường gọi là Thông Thiên rất bất lợi. Thiên Khí giáng xuống, Địa Khí bay lên hòa cùng Nhân Khí mọi việc an táng mới tốt đẹp. dienbatn đề nghị gia đình Đại tướng nên cho khoét lỗ thông thiên rộng tối đa . Sau khi lấp Huyệt thì cho đất vào chờ lún một thời gian, sau đó bồi tiếp đất thêm vào cho bằng mặt và trồng hoa mười giờ lên lỗ thông Thiên. 
2/ Ngày an táng .
Ngày mai là ngày 13/10/2013 tức là ngày 9/9/Quý Tỵ  - Tức là ngày Nhâm Tý - Tháng Nhâm Tuất - Năm Quý Hợi.

Theo sách Đổng công tuyển nhật lãn yếu :
 Nguyệt kiến Tuất: Hàn lộ - Sương giáng. (Từ ngày 8-9 tháng 10 DL)
Sau Hàn lộ, Tam sát tại phương Bắc, trên Hợi, Tý, Sửu kị tu tạo, động thổ.
Nhâm Tý là Mộc đả bảo bình, thảo mộc (cây cỏ) điêu linh, rất xấu.
Quẻ giờ táng hạ Huyệt :
Giờ Thân ngày 9/9/ Quý Tỵ. ĐỖ - KHÔNG VONG.
Giờ Thân hạ huyệt: Địa Thiên Thái  biến      =>      Địa Trạch Lâm. Động hào 3.

Tử tôn Dậu Kim( ứng ) --------Tử tôn Dậu Kim.
Thê tài Hợi Thủy-------------===--Thê tài Hợi Thủy ( ứng ).
Huynh đệ Sửu Thổ ---------Huynh đệ Sửu Thổ
Huynh đệ Thìn Thổ ( Thế )---- Huynh đệ Sửu  Thổ
Quan quỷ Dần Mộc ----- -----==-Quan quỷ Mạo Mộc ( Thế ).
Thê tài Tý Thủy -------Phụ mẫu Tị Hỏa

Vài lời tâm sự : 
Do thời gian quá cận kề và thiếu thông tin nên dienbatn chưa hoàn thành loạt bài viết này. Hẹn đến khi có đầy đủ dữ liệu sẽ viết tiếp.
Ngày mai đã đưa Bác về chốn vĩnh hằng, cơn bão số 11 đang nhăm nhe đổ vào miền trung ,  cả trăm người chết và bị thương do nổ nhà máy sản suất pháo ở Phú thọ, khu vực mộ của bác cũng đang mưa sụt sùi - Thiên - Nhân cảm ứng gì chăng ? Tính toán mộ phần của bác thấy không được ưng ý.  Lòng buồn quá mà không biết làm sao. Trên mạng thấy đâu đâu cũng ca ngọi khu mộ của Bác , nào Minh đường thủy tụ, nào Long cuộn hổ ngồi, nào ...Dùng những hiểu biết thô kệch của mình lại thấy không phải như vậy. Đâu đó trên mạng cũng có một vài người đã gọi đúng khu vực đó là " Tử Huyệt ". 
Thôi thì " Mưu tại nhân - Thành sự tại Thiên " . 
"  Nếu kẻ nào có phẩm chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ sẽ ứng , Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt lành cho con cháu đời sau hưởng Phúc . Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với Địa mạch cát lợi , vận Trời ứng cho " 
"Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an táng,song song với việc trên ,người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân,tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo.Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược,làm tổn hại đến con cháu đời sau.
Nếu như có Nhân,tất phải có Quả;nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa phúc."
Câu thơ gia đình Bác đúc trên Đại Hồng chung Vũng Chùa :
" Cái Tôi hoàn lại đất Trời.
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh " 
Có lẽ câu này đã ứng nghiệm .
Bác là bậc Thánh nhân, nhân dân Việt nam luôn nhớ về Bác  Cầu xin Linh hồn  Bác sớm được hòa quyện cùng hồn thiêng sông núi, hiển hiện oai phong hộ Quốc - An Dân. Vẫn biết Địa Khí không được tốt nơi Tử Huyệt , nhưng cháu tin rằng nhờ hồn thiêng của sông Núi Việt nam, nhờ oai linh của Bác Thiên Khí và Nhân khí sẽ bù đắp được những thiếu sót của Địa Khí và nơi Vũng Chùa - Đảo Yến sẽ sớm từ nơi Tử địa trở thành nơi Linh thiêng , có thể quy tụ lòng dân của cả dân tộc, hóa giải những điều bất lợi cho nhân dân miền Trung thoát khỏi Thiên tai, bão lụt. 

 Từ: Thanh Nguyen <thanhcuchi05@yahoo.com.vn>
Đã gửi 8:44 Thứ Ba, 15 tháng 10 2013
Chủ đề: tho

Xin sư giảng cho hiểu 2 câu thơ:
"Cái Tôi hoàn lại đất trời
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sinh."
Xin cám ơn sư.
Xem Câu Trả Lời »

Trả lời:
Một thi sĩ Trung Hoa họ Phạm đã viết một bài thơ nói lên thân phận sinh ra làm một kiếp người của mình để rồi không ăn thì đói, không mặc thì lạnh... Ông Trời vô cớ sinh ra ta làm gì mà phải sống, phải chết một cách vô nghĩa như thế này?
Tích ngã vị sinh thời
Minh minh vô sở tri
Thiên Công hốt sinh ngã
Sinh ngã phục hà vi?
Vô y sử ngã hàn
Vô phạn sử ngã cơ
Hoàn nhĩ Thiên sinh ngã
Hoàn ngã vị sinh thời.
Hai câu cuối có thể dịch là: Trả Ông Trời cái tôi mà Ông sinh ra. Trả lại cho tôi cái thời tôi chưa sinh (Cái tôi hoàn lại Đất Trời, Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sinh), nghĩa là nhà thơ không muốn sinh ra làm thân phận vô nghĩa của một kiếpngười, nên chỉ muốn trở về phi hữu. Theo Phật giáo thì nhà thơ này thuộc loạichấp không hoặc là đoạn kiến xuất phát từ phi hữu ái nên không những khôngthể thoát được thân phận làm người mà còn chuốc thêm cái khổ tâm lý nữa(Khổ khổ trong Khổ đế). Rất nhiều người tuy tu theo Đạo Phật nhưng cũng cầu mong trở về phi hữu, vì họ hiểu lầm Diệt đế tức hủy diệt tất cả, mà vô tình rơi vàođoạn kiến, khi không hiểu đúng chân lý vô ngã. Chính cái ta ảo tưởng mới muốn hủy diệt (phi hữu) hoặc muốn thường hằng (hằng hữu) mà tạo ra phiền não khổđau, luân hồi sinh tử. Diệt đế chính là diệt cái ta ảo tưởng lăng xăng tạo tác để không phải trở về phi hữu mà là trở về với thực tánh muôn đời không sinh không diệt của pháp ngay trong thực tại đang là.  ( Trả lời của Sư Thày Viên Minh chùa Bửu Long ).


( Sẽ thực hiện tiếp khi có thể - dienbatn )
Read more…

MỘT CHÚT KIẾN THỨC PHONG THỦY TẠI KHU MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP. BÀI 4 .

10/11/2013 |
MỘT CHÚT KIẾN THỨC PHONG THỦY TẠI KHU MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.

( Vì phải sử dụng nhiều hình ảnh nên dienbatn phải chia nhỏ bài viết )

1. KIỂM TRA TRÙNG TANG .
2. VỊ TRÍ ĐẶT MỘ.
3. KHẢO SÁT PHONG THỦY KHU MỘ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.
Trong phần này , chúng ta dựa trên những kiến thức Phong thủy mà dienbatn đã viết tới bài 38 của loạt bài PHONG THỦY LUẬN để khảo sát. ( Tiếp theo ).


2/ KHẢO SÁT THEO HUYỀN KHÔNG.




1.Nhìn trên bản đồ vệ tinh, nếu lấy khu vực địa Huyệt làm trung tâm ta có nhận xét rằng :
1/  Các hướng Đông Bắc, Bắc, Tây Bắc, Tây  là hướng của những đỉnh núi cao , không thể làm hướng đặt mộ. 
2/ Hướng Đông năm nay gặp Tam sát . ( Năm Tỵ, Dậu, Sửu (hay tháng 4, 8, 12 ta) sát ở 3 phương Dần, Mão, Thìn tức phương Ðông. ).
Tam sát là 3 sao có sát khí là Tuế-sát, Kiếp-sát và Tai-sát. Tam-sát có 3 loại là Niên Tam-sát, Nguyệt Tam-sát và Nhật Tam-sát hay nói cách khác là Tam-sát của năm, tháng và ngày.
Các nơi có Tam-sát đều kỵ động làm tăng năng lực sát. Vì vậy mà cấm động thổ, tu sửa... nhứt là khi Tam-sát ở cung Tọa vì khi đó khí mạnh của hướng xung chiếu thẳng làm phạm xung sát nên tai họa đến liền.
Như vậy hướng Đông năm nay cũng không sử dụng được.
3/ Hướng Đông Nam năm nay gặp Thái Tuế.
 Thái tuế: còn gọi là sao Tuế-thần hay Thái-âm. Vị trí của sao Thái-tuế thay đổi mổi năm âm lịch. Ðịa chi của mổi năm định vị trí của Thái-tuế như năm Tý thì Thái-tuế đóng ở sơn Tý tức là ở cung Bắc, năm Thìn thì Thái-tuế đóng ở sơn Thìn tức là ở cung Ðông-nam.  
Sao Thái-tuế đóng nơi nào làm tăng dương khí ở nơi đó lên cực mạnh, không phân biệt cát hung. Ðiều này tạo ra các ảnh hưỡng sau đây: 
1.  Vì là nơi dương khí cực mạnh nên cung này nên là ở phương tọa chứ không nên ở phương hướng. 
2. Trong phạm vi khí trường đang mạnh thì các hoạt động mạnh như động thổ (đào đất),máy móc vận chuyễn mạnh, ống phun khói lớn của nhà máy ... làm cho dòng khí lưu chuyễn mạnh thêm. Vì vậy mà phương vị Thái-tuế thường nên tĩnh, không nên động (vấn đề nên tĩnh hay động theo sách vở này có lẻ còn phải xét lại vì khi Thái-tuế ở nơi vượng thì càng động thì lẻ ra phải càng vượng trừ phi khí quá mạnh tạo ra ảnh hưỡng xấu). 
3.  Niên canh xung Thái-tuế: là Thái-tuế xung khắc với năm sinh của chủ nhà. Thí dụ người sinh năm Dần thì niên canh Thái-tuế của người đó là Dần. Dần lại tương xung với Thân nên gặp năm Thân, tức là năm “niên canh xung Thái-tuế” thì người này phải tránh hành động tại 2 cung Dần, Thân để tránh khỏi bị trắc trở.  
4.  Không nên mở cửa theo hướng của năm sinh để tránh không xung phạm Thái-tuế. 
Thí dụ người tuổi Sửu không mở cửa theo hướng Sửu. 
5. Thái-tuế ở nơi nào thì nơi xấu lại xấu hơn, nơi tốt lại tốt hơn. Như nhà là vượng sơn vượng hướng thì khi Thái tuế đến phương vượng thì vượng càng thêm vượng. 
Có 2 loại Thái-tuế là Thái-tuế địa bàn và Thái-tuế phi tinh: 
1. Thái-tuế địa bàn là Thái-tuế tính dựa theo các sơn về địa chi trong địa bàn. Tùy theo địa chi của mổi năm mà suy ra cung (phương vị) Thái-tuế phi tinh của năm đó như năm Tý thì Thái-tuế ở phương vị của sơn Tý trên địa bàn. Như vậy, Thái-tuế địa bàn xoay theo vòng tròn xung quanh Trung-cung. 
2. Thái-tuế phi tinh là Thái-tuế đi theo sao Nhất-bạch về năm (Niên) tức là khi định vị trí cửu tinh theo năm (niên bàn) thì sao Thái-tuế phi tinh ở cùng một cung với sao Nhất-bạch. Như vậy, Thái-tuế phi tinh đổi vị trí dựa theo bộ vị Lường-Thiên-Xích. 
4/ Hướng Tây bắc năm nay gặp Tuế Phá.
B. Tuế phá: cung đối với Thái-tuế địa bàn là cung của Tuế-phá. Phương Thái-tuế tới là phương vị có khí dương cực mạnh, ngược lại phương vị có Tuế-phá đến là nơi có khí âm cực mạnh. Ðây là 2 cung âm dương đối lập, tương khắc, tương xung. Như vậy khi các cung này ở trong vị trí tốt thì rất tốt mà trái lại thì rất xấu. 

Các ngày Tuế-phá cũng được tính theo như thí dụ sau đây:  Năm Tý, Thái-tuế địa bàn ở phương Tý thì Tuế-phá ở phương ngược lại là phương Ngọ nên các ngày Ngọ như Giáp Ngọ, Bính Ngọ... đều là ngày Tuế-phá có khí âm cực mạnh. Do đó khi phạm vào thì dể gặp tai họa nhứt là người tuổi Tý. 
Như vậy chỉ còn lại hướng Nam là có thể đặt hướng mộ tốt cho năm nay.
Từ đây chở đi ta chỉ chú trọng vào phân tích hướng theo phương Nam. 
5/ Hướng Tây nam : Có thể sử dụng trong hướng Tọa Sửu - Hướng Mùi.

Sau đây là Châu Bảo tuyến trong các vận: 
1. Vận 1: không có châu bảo tuyến. 
2. Vận 2: có 6 Châu bảo tuyến là: 
a. Tọa Tốn hướng Càn. Hướng nhà ở 312 đến 318 độ. 
b. Tọa Càn hướng Tốn. Hướng nhà ở 132 đến 138 độ. 
c. Tọa Tỵ hướng Hợi. Hướng nhà ở 327 đến 333 độ. 
d. Tọa Hợi hướng Tỵ. Hướng nhà ở 147 đến 153 độ. 
e. Tọa Mùi hướng Sửu. Hướng nhà ở 27 đến 33 độ. 
f. Tọa Sửu hướng Mùi. Hướng nhà ở 207 đến 213 độ. 
3. Vận 3: có 6 Châu bảo tuyến là: 
a. Tọa Mảo hướng Dậu. Hướng nhà ở 237 đến 243 độ. 
b. Tọa Dậu hướng Mảo. Hướng nhà ở 87 đến 93 độ. 
c. Tọa Ất hướng Tân. Hướng nhà ở 282 đến 288 độ. 
d. Tọa Tân hướng Ất. Hướng nhà ở 102 đến 108 độ. 
e. Tọa Thìn hướng Tuất. Hướng nhà ở 297 đến 303 độ. 
f. Tọa Tuất hướng Thìn. Hướng nhà ở 117 đến 123 độ. 
4. Vận 4: có 6 Châu bảo tuyến là: 
a. Tọa Giáp hướng Canh. Hướng nhà ở 252 đến 258 độ. 
b. Tọa Canh hướng Giáp. Hướng nhà ở 72 đến 78 độ. 
c. Tọa Khôn hướng Cấn. Hướng nhà ở 42 đến 48 độ. 
d. Tọa Cấn hướng Khôn. Hướng nhà ở 222 đến 228 độ. 
e. Tọa Thân hướng Dần. Hướng nhà ở 57 đến 63 độ. 
f. Tọa Dần hướng Thân. Hướng nhà ở 237 đến 243 độ. 
5. Vận 5: có 12 Châu bảo tuyến là: 
a. Tọa Mảo hướng Dậu. Hướng nhà ở 237 đến 243 độ. 
b. Tọa Dậu hướng Mảo. Hướng nhà ở 87 đến 93 độ. 
c. Tọa Ất hướng Tân. Hướng nhà ở 282 đến 288 độ. 
d. Tọa Tân hướng Ất. Hướng nhà ở 102 đến 108 độ. 
e. Tọa Thìn hướng Tuất. Hướng nhà ở 297 đến 303 độ. 
f. Tọa Tuất hướng Thìn. Hướng nhà ở 117 đến 123 độ. 
g. Tọa Ngọ hướng Tý. Hướng nhà ở 357 đến 3 độ. 
h. Tọa Tý hướng Ngọ. Hướng nhà ở 177 đến 183 độ. 
i. Tọa Ðinh hướng Quý. Hướng nhà ở 12 đến 18 độ. 
j. Tọa Quý hướng Ðinh. Hướng nhà ở 192 đến 198 độ. 
k. Tọa Mùi hướng Sửu. Hướng nhà ở 27 đến 33 độ. 
l. Tọa Sửu hướng Mùi. Hướng nhà ở 207 đến 213 độ. 
6. Vận 6: có 6 Châu bảo tuyến là: 
a. Tọa Giáp hướng Canh. Hướng nhà ở 252 đến 258 độ. 
b. Tọa Canh hướng Giáp. Hướng nhà ở 72 đến 78 độ. 
c. Tọa Khôn hướng Cấn. Hướng nhà ở 42 đến 48 độ. 
d. Tọa Cấn hướng Khôn. Hướng nhà ở 222 đến 228 độ. 
e. Tọa Thân hướng Dần. Hướng nhà ở 57 đến 63 độ. 
f. Tọa Dần hướng Thân. Hướng nhà ở 237 đến 243 độ. 
7. Vận 7: có 6 Châu bảo tuyến là: 
a. Tọa Mảo hướng Dậu. Hướng nhà ở 237 đến 243 độ. 
b. Tọa Dậu hướng Mảo. Hướng nhà ở 87 đến 93 độ. 
c. Tọa Ất hướng Tân. Hướng nhà ở 282 đến 288 độ. 
d. Tọa Tân hướng Ất. Hướng nhà ở 102 đến 108 độ. 
e. Tọa Thìn hướng Tuất. Hướng nhà ở 297 đến 303 độ. 
f. Tọa Tuất hướng Thìn. Hướng nhà ở 117 đến 123 độ. 
8. Vận 8: có 6 Châu bảo tuyến là: 
a. Tọa Tốn hướng Càn. Hướng nhà ở 312 đến 318 độ. 
b. Tọa Càn hướng Tốn. Hướng nhà ở 132 đến 138 độ. 
c. Tọa Tỵ hướng Hợi. Hướng nhà ở 327 đến 333 độ. 
d. Tọa Hợi hướng Tỵ. Hướng nhà ở 147 đến 153 độ. 
e. Tọa Mùi hướng Sửu. Hướng nhà ở 27 đến 33 độ. 
f. Tọa Sửu hướng Mùi. Hướng nhà ở 207 đến 213 độ. 
9. Vận 9: không có Châu bảo tuyến. 



2/ KHẢO SÁT HƯỚNG KHÔN - TÂY NAM :
Hướng Tọa Sửu - Hướng Mùi. Ta đặt La kinh tại tâm cuộc đất đặt mộ . Lưu ý :  Hướng Khôn sao phúc đức nằm tại sơn Hợi.
Trong sơn Tọa Sửu - Hướng Mùi có Huyệt khí bảo châu Tân Sửu - Đinh Mùi . Vòng phúc đức có sao : Tố tụng - Cô quả nên không sử dụng Huyệt khí Bảo châu này.





3 . KHẢO SÁT HƯƠNG NAM ( CUNG LY ) TRONG NĂM QUÝ TỴ - 2013.

A/ HƯỚNG LY - NAM  -  có các sơn: 
a. Bính: nằm trong giới hạn từ 157.5 đến 172.4 độ. 
b. Ngọ: nằm trong giới hạn từ 172.5 đến 187.4 độ. 
c. Ðinh: nằm trong giới hạn từ 187.5 đến 202.4 độ. 



Ta đặt La kinh tại tâm cuộc đất đặt mộ . Lưu ý :  Hướng Nam: sao Phước-đức được bày bố ở sơn Thân. 
Để ý những cung đỏ của Huyệt Khí Bảo châu trong 60 Long nhập thủ trên La Kinh trong hướng Ly chỉ có các Huyệt khí : 
Bính Tý - Nhâm Ngọ : Vòng Phúc đức có Tự ải - Xương dâm.
 Canh Tý - Bính Ngọ : Vòng Phúc đức có Vượng trang - Thân hôn.
 Đinh Sửu - Quý Mùi : Vòng Phúc đức có Hưng phước - Hoan lạc .
Huyệt khí Bính Tý - Nhâm Ngọ : Vòng Phúc đức có Tự ải - Xương dâm nên ta loại bỏ không sử dụng.
Nhìn trên địa hình sau khi bỏ hình của La kinh như sau :



Nhìn trên hình ta thấy nếu lấy Huyệt khí Bảo châu  Canh Tý - Bính Ngọ, Đinh Sửu - Quý Mùi
 thì sẽ có Đảo yến ở trước mặt. Nếu khu mộ ở độ cao 110 m thì Đảo yến sẽ trở thành Án cho khu mộ.
Cũng cần lưu ý : Tọa Bắc - Hướng Nam ( Tọa Khảm - Hướng Ly ) kị năm tháng ngày giờ Dần - Ngọ - Tuất ( Tam hợp Hỏa khắc Thủy tọa của Bắc ).
A/ HUYỆT KHÍ : Canh Tý - Bính Ngọ - Là phân kim của Tọa Tý - Hương Ngọ.
 Thiên nguyên Long : Sơn Tý hướng Ngọ .
Địa vận : 80 năm .
Vận 5 vượng Sơn , vượng hướng .
Các vận 3, 7 toàn cục hợp Thập .
Các vận 1,3,6,8 cung Ly đả kiếp .
Các vận 5,7,9 Thành môn không dùng .
Các vận 1,4 các cung Khôn , Tốn cát .
Vận 2, 8 Tốn cát .
Vận 3, 6 Khôn cát .
XÉT CỬU CUNG PHI TINH VẬN 8 HẠ NGUYÊN – TỪ 2004 – 2023.
Vận 8 : Phối tinh : Tứ đáo Sơn, Tam đáo hướng. Sơn tinh Tứ nhập trung cung bay thuận, hướng tinh Tam nhập trung cung bay ngược. Vận này phạm hạ thủy – Chủ hao tài. Quẻ hướng ngang hòa cát. Quẻ Sơn khắc xuất hung.

Hướng.

           3                   4                        8                      8                       1                      6

7                                        3                                                       5

          2                     5                       4                       3                      6                        1

                  6                                                     8                                           1

         7                      9                       9                       7                       5                        2
2                                                    4                                             9
Sơn.

B / HUYỆT KHÍ : Đinh Sửu - Quý Mùi - là phân kim của Tọa Quý - Hướng Đinh.
Nhân nguyên Long : Sơn Quý hướng Đinh :
Địa vận : 80 năm .
Vận 5 vượng Sơn vượng hướng .
Vận 3, 7 toàn cục hợp thập .
Vận 1.3,6,8 cung Ly đả kiếp .
Vận 5,7,9 Thành môn không dùng .
Vẫn 1,4 Tỵ Thân cát
Vận 3, 6 thận cát .
Phối tinh vận 8 : Tứ đáo Sơn – Tam đáo Hướng . Sơn tinh Tứ nhập trung cung bay thuận . Hướng tinh Tam nhập trung cung bay nghịch . Phạm Hạ thủy .Quẻ Hướng ngang hòa , cát . Quẻ Sơn khắc xuất , Hung .

ĐỒ HÌNH CƯỦ TINH VẬN 8 NHƯ SAU : 

HƯỚNG

                         3               4                      8                  8                   1                 6
                         7                              3                             5
                        2                5                      4                  3                   6                    1
                         6                              8                              1
                       7                  9                     9                   7                  5                     2
                        2                               4                               9
SƠN

Như vậy cả hai Huyệt khí Bảo châu Canh Tý - Bính Ngọ, Đinh Sửu - Quý Mùi trong vận 8 đều  phạm hạ thủy và có cung Ly đã kiếp.

THƯỚNG SƠN - HẠ THỦY.
Thướng là sự lên cao không đúng chỗ.
* Thướng Sơn là Hướng tinh của Vận lại đến vị trí của Sơn ngụ.
* Hạ thủy là Sơn tinh của Vận lại đến vị trí của Hướng ngụ.
Sách Thanh nang kinh có viết : " Sơn thượng long thần bất hạ thủy. Hạ lý long thần bất thướng Sơn. "
Vì vậy : 
* Thướng Sơn là suy Hướng.
* Hạ thủy là suy Sơn.Nếu trạch vận rơi vào cả thướng Sơn lẫn Hạ thủy là cực hung số 1 của trạch vận.
Thượng sơn hạ thuỷ:  thích hợp nhất với địa hình bằng phẳng. Đằng sau địa hình tương đối thấp, xa hơn một chút có suối, sông, dòng nước, hoặc có hồ nước, thác nước tụ họp. Mặt trước địa hình tương đối cao, núi cao có hình thế đẹp. Dương trạch lấy mặt nhà cao tầng là bố cục thích hợp. Từ bố cục này, mặc dù phía tứước cao phía sau thấp, phía tứước có phía sau không nhưng lại được coi là bố cục phù hợp. Nhưng cũng cần phải rõ ràng, không nên hiểu sai cho rằng chỉ cần dựa vào phía sau toạ có thuỷ, phía trước có sơn là có thể sử dụng được. Nếu mà như vậy thì lại không có nơi nào là không có đất. Thuỷ ở phía sau của toạ phải tào thành hình cong giống như hình dáng của cái tổ hoặc cái kìm ( Hình dáng là nửa hình tròn hoặc là hình chữ U). Đỉnh núi, gò đồi, kiến trúc của các toà nhà cần phải có một khoảng cách nhất định ( để không còn có cảm giác bị bức bách). Hình dáng của chúng phải đẹp, cân đối (nhìn thuận mắt), bao bọc lấy bản thân chúng ta, đó mới là mảnh đất có khí mạch, nếu sử dụng mảnh đất này sẽ có được phúc lộc dài lâu. Nếu thuỷ ở phía sau toạ nghiêng, và hướng tới mạch, đây là mảnh đất không tốt, rất dễ bị tuyệt tự, vì thế mà không nên sử dụng mảnh đất này.

Cung Ly đả kiếp .
Điều  kiện để có Cung Ly đả kiếp là : Có song tinh ra hướng nhà , ba cung đó liên thông : LY- CHẤN - CÀN , tạo thành một trục tam giác liên hoàn khí giữa các khí ( 1-4-7, 2-5-8 ; 3-6-9 ).  Ly cung đả kiếp có thể chống lại Phản, Phục ngâm, biến suy tinh của Sơn và Hướng thành Vượng tinh.

Trong 24 Sơn, Hướng, 216 cục ( Nếu bao gồm cả quẻ thay thế có 432 cục ) , phàm là cục Hạ thủy mà song tinh đáo hướng , đều có thể dùng phép " Đả kiếp " . Còn cục " Thượng Sơn - Hà Thủy " của 2 cung Khôn - Cấn đều có Tam ban xảo quái.

LY CUNG ĐẢ KIẾP CÁC VẬN.
* Sơn Tý - Hướng Ngọ vận 1 : 1-4-7.
Vận 3 : 3-6-9.
Vận 6 :  3-6-9.
Vận 8 : 2-5-8.
* Sơn Dậu - Hướng Mão : Vận 2 : 2-5-8.
Vận 9 : 3-6-9.
* Sơn Thìn - Hướng Tuất : Vận 1 : 1-4-7.
Vận 4 : 1-4-7.
* Sơn Canh - Hướng Giáp : Vận 1 : 1-4-7.
Vận 8 : 2-5-8.
* Sơn Nhâm - Hướng Bính . Vận 2 : 2-5-8.
Vận 4 : 1-4-7.
Vận 7 : 1-4-7.
Vận 9 : 3-6-9.
* Sơn Tân - Hướng Ất : Vận 2 : 2-5-8.
Vận 9 : 3-6-9.
* Sơn Quý hướng Đinh . Vận 1 : 1-4-7.
vận 3 : 3-6-9.
Vận 6 : 3-6-9.
Vận 8 : 2-5-8.
* Sơn Tốn - Hướng Càn. Vận 6 : 3-6-9.
Vận 9 : 3-6-9.
* Sơn Tỵ - Hướng Hợi , Vận 6 : 3-6-9.
Vận 9 : 3-6-9.





Xin xem tiếp bài 5- dienbatn .
Read more…

MỘT CHÚT KIẾN THỨC PHONG THỦY TẠI KHU MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP. BÀI 3

10/10/2013 |
MỘT CHÚT KIẾN THỨC PHONG THỦY TẠI KHU MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.

( Vì phải sử dụng nhiều hình ảnh nên dienbatn phải chia nhỏ bài viết )
1. KIỂM TRA TRÙNG TANG .
2. VỊ TRÍ ĐẶT MỘ.
3. KHẢO SÁT PHONG THỦY KHU MỘ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP.
Trong phần này , chúng ta dựa trên những kiến thức Phong thủy mà dienbatn đã viết tới bài 38 của loạt bài PHONG THỦY LUẬN để khảo sát.

1/ HÀNH LONG.
Trích từ bài 29 ( Trong loạt bài PHONG THỦY LUẬN ).



" Hình trên là dạng tiêu biểu cho sự vận hành của Long khí. Từ Tổ Long, Long khí bắt đầu vận hành theo con đường riêng của mình. Khi chúng ta quan sát ( Các bạn có thể lấy trường hợp này trên con đường từ Lạng Sơn về Hà Nội rất rõ. ). Khi ta thấy các đỉnh của dãy núi đầu nhọn hoắt, tức là đoạn đó đang trên đường vận chuyển của Long khí ta gọi là hành Long. Quá trình vận hành cứ như vậy cho đến khi ta thấy những quả núi bắt đầu tròn đầu, tức là lúc đó Long khí sắp dừng lại. Tiếp tục đi tiếp ta thấy những quả đồi tròn như bát úp, tạo nên một vùng trung du. Một đoạn tiếp theo nữa, chúng ta thấy hết những quả đồi tròn và đi tiếp qua một hay hai con sông, phía bên kia sông ta thấy một loạt gò đống nổi lên, đó chính là khu vực mà Long khí dừng lại kết huyệt. Lúc này ta chú trọng quan sát sẽ nhận biết được đâu là Huyệt chính, đâu là huyệt bàng và tính chất của huyệt đó như thế nào.Như vậy ta thấy : Long đi đến tận cùng thì kết huyệt. Ta cũng nhận thấy song song với đường hành long luôn luôn có thủy. Nơi dòng nước đến gọi là Thiên Môn, nơi dòng nước đi gọi là Địa Hộ. Tại khu vực mà Long kết huyệt ta gọi là Huyệt trường, trước mặt Huyệt có những gò nhỏ nổi lên ta gọi là Án. Sau Huyệt có gò đất nhỏ nổi lên ta gọi là Ngọc Chẩm . Phía bên trái của Huyệt là Thanh long, bên phải là Bạch Hổ . Phía trước huyệt có đất trũng chứa nước là Nội Minh đường, Khu vực đất trũng có nước phía ngoài hai tay Long, Hổ gọi là Ngoại Minh đường. Các dãy núi nhỏ phía xa gọi là Sa. Tại khu vực chính Long điểm được Huyệt là nơi Khí tích tụ mạnh nhất gọi là chính Huyệt. "
Và đây là hình ảnh Long tại Huyệt mộ.
















Lời bàn của dienbatn :

Nhìn toàn cảnh khu vực địa Huyệt ta nhận thấy Long mạch này đang trên đường hành Long, sát khí rất mạnh. Nơi đây Long mạch của Hoành Sơn chưa dừng lại kết Huyệt . Các mỏm núi nhọn hoắt, đất  ở khu vực khô cằn, cây cối chỉ có những loài lá nhọn mới có thể mọc được. Trải qua quá trình lịch sử , vùng đất này chưa hề bình yên . Nếu là dùng để âm phần, mong cho con cháu hiển đạt vinh quy , dòng họ thịnh phát thì đây không phải là một cuộc đất tốt theo nghĩa đó. Như vậy khó mà tìm ra một Huyệt khả dĩ để sau này con cháu nương thân. Tới đây chúng ta có thể kết luận một cách chắc chắn rằng khu vực này không có Huyệt kết . 

Trích từ bài 1.
" Phong Thủy Sư quan sát Thiên văn,xem tinh tú trên trời.Sao Tử vi ở phương Bắc;Sao Thiên thị ở phương Đông;Sao Thiếu vi ở phương Nam;Sao Thái vi ở phương Tây,nhìn địa đại tìm Huyệt Long mạch trong tám phương.Lấy tứ chánh vị Càn -Khôn -Ly -Khảm làm dương Long,và bốn cung Chấn -Tốn -Đoài -Cấn làm âm Long (Tiên Thiên ).Một ngọn núi nhô lên đơn độc gần một ngôi làng nào đó,thấy cảnh vật xung quanh xinh đẹp,trên núi xuất hiện nhiều kỳ hoa ,dị thảo thì phải biết đó là Long,phải biết phân biệt đầu ,đuôi,Can,Chi,Triền,Giáp,Hộ vệ sơn chạy đến đâu.Đối chiếu xem vì sao nào chủ chiếu cuộc đất này,xem cục thế lớn,nhỏ,tốt xấu.Sau cùng quan sát xem tính tình,ăn ở của dân địa phương nơi đây thì ta mới nhận biết được đó là Chân Long hay giả Long.

Kinh Thư có viết :"Tinh tú trên Trời và Địa thế dưới đất luôn tương hỗ với nhau,Phong thủy Bảo địa tự nhiên sẽ thành...Dương đức sẽ hình thành từ thân thể của ta và Âm đức sẽ hình thành từ vị trí ăn ở cư xử thiện hạnh của ta ".Tóm lại thuật Sư Phong thủy phải tiến hành tính toán,nhìn thấy những điểm then chốt thỉ việc tầm Long mạch ắt phải sáng tỏ. "
" Phong thủy tốt là mạch địa thoạt tiên lên cao,vượt lên,hướng đi của Ðịa mạch hoạt bát như Long,nhấp nhô khộng ngừng, đứt đoạn rồi lại nối liền.Ðịa mạch xuất hiện ở giữa,xung quanh có Sa trướng trùng trùng.Sa trướng của nó có gần có xa,có nghênh có tống,có triền,có hộ vệ.Khi hiệp cốc xuất hiện ,chúng đều thu giữ Ðịa Khí, tựa Phong yêu (Lưng ong ) và Hạc tính (Gối Hạc ) vậy,có nơi tạo ra thế cử đỉnh,có chỗ tạo ra hình Giáp hộ,nơi giao tiếp của Ðịa mạch không bị đứt đoạn,khi Phong suy đi qua hai bên Hiệp cốc ,thì Ðịa mạch lại tựa như hai bên mạn thuyền song song mà ra.Nơi đỉnh và hai bên của Ðịa mạch sáng sủa lại cùng tương ứng với Tinh thần,tựa hồ như sắp có Long có Hổ giáng xuống nơi này.Triều sơn ở xa thì đẹp đẽ,muôn hình vạn trạng.Minh đường rộng rãi bằng phẳng,Thủy khẩu giao kết ,uốn lượn xung quanh,bốn phương tám hướng không có nơi nào bị khuyết hãm.Ðịa Huyệt hạ lạc kết Huyệt ở nơi này,khí Âm Dương phân biệt cùng tiếp,chỗ cao chỗ thấp,lồi lõm rõ ràng, địa hình hai bên như hai cánh tay giang rộng,trên phân ra,dưới hợp lại,Ðịa thế tròn và nhọn cùng đối ứng với Thiên quan Ðịa quỷ.Thủy trong ,Thủy ngoài đều ôm ấp,bao quanh nơi này;Sơn trong Sơn ngoài cùng tụ hội.Nơi được như vậy được xem là đại Phú đại Quý của Phong thủy vậy."

Lời bàn của dienbatn : 
Khu vực này xưa nay hoang vắng, dân cư thưa thớt, nghèo đói , cỏ cây khô cằn, núi đá tua tủa, nhọn hoắt , cố kiếm được nơi kết Huyệt khó tựa như với sao trên Trời. Khu địa Huyệt này chỉ có thể sử dụng  vào việc lập Đình, Chùa, Miếu, Đền , có tác dụng trấn giữ Long mạch như cách người xưa thường làm mà thôi . 
Ngày xưa, khi Chúa Nguyễn Hoàng được Trạng trình Nguyện Bỉnh Khiêm bày cho kế sách : " Hoành sơn nhất đái - Vạn đại dung thân ". Cũng may mà Chúa Nguyễn Hoàng hiểu được rằng, một dải Hoành sơn là một thành lũy tự nhiên che chắn, ngăn chặn sự tấn công sau này của Vua Lê - Chúa Trịnh mà đưa những người dân Thuận Hóa vào Nam khai phá lập nghiệp , lấy đất Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp mở nên bờ cõi phía Nam rộng lớn. Nếu Chúa Nguyện Hoàng mà dùng Hoành sơn làm căn cứ địa, chắc giờ này bờ cõi Việt Nam mới chỉ đến Châu Ô, Châu Rí. Khu địa Huyệt mày cũng là một phần của thành lũy bảo vệ giang sơn của " Hoành sơn nhất đái " mà thôi .  

Trích từ bài 1.
* " Nội dung của Phong thủy âm trạch bao gồm : khảo sát hình dạng núi non sông nước trong một phạm vi khá rộng, xác định địa chất địa mạo, lựa chọn vị trí và phương hướng của huyệt mộ, cảnh vật xung quanh, tính chất thổ nhưỡng, thước tấc huyệt mộ, cây cỏ trên mặt đất, cách thức và thời gian mai táng, các vật kiến trúc phụ bên trên huyệt mộ; ngoài ra còn bao gồm nội dung dùng sức người cải tạo địa hình. " 

* " Điểm Huyệt trên Nhân thì ảnh hưởng đến tính mạng,còn điểm Huyệt trên đất,nước,âm,dương trạch thì ảnh hưởng đến dòng tộc ,con cháu nhiều đời.Do vậy,các Phong thủy sư phải rèn luyện Đạo thuật,nhằm khai mở Tâm năng,khiếu Cảm xạ,Thấu thị là chính yếu,còn tri thức kinh nghiệm của các bậc Tiền nhân là căn bản cho sự nhận định và luận chứng Huyệt mạch Phong thủy mà thôi,chứ việc Tầm Long ,trích Huyệt rất phức tạp và đa dạng."

* " Sách có câu :"Tiên tu nhân lập âm chất,nhi hậu tầm Long ".
Người người đều muốn có được một Địa trạch tốt tươi,nhằm thăng hoa cuộc sống vật chất đầy đủ,công danh hiển hách,vợ đẹp con ngoan,Gia đình hạnh phúc.Sách THÔI QUAN THIÊN viết :"Trong nhà có người đức hạnh cao thượng thì đất đá trên núi gần đó nhất định có Linh khí ".Qua câu nói trên tức là con người làm chủ Linh khí vạn vật do phần Tâm khícủa chính mình.Các Phong Thủy Sư không hiểu điều này thì dủ có Trích Huyệt Tầm Long được Bảo địa cũng chẳng linh nghiệm.
Những việc Tầm Long Địa Huyệt còn phải hội thêm phần cảm ứng tức là Thiên Đạo (Đạo Trời );sự ứng nghiệm của việc hành thiện lập âm chất,tạo nhân quả tốt.Tục ngữ có câu :"Âm địa tốt không bằng Tâm địa tốt ".Do vậy,tìm kiếm chọn lọc được Địa mạch Huyệt vị,Phong Thủy Sư phải tích đức hành thiện làm căn bản.Nếu kẻ nào có phẩm chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ sẽ ứng,Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt lành cho con cháu đời sau hưởng Phúc.Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với Địa mạch cát lợi ,vận Trời ứng cho,chứ chẳng phải chủ quan tâm về hình thức mà quên đi nội dung,cứ tưởng rằng tầm được Long huyệt rồi,con cháu đời sau sẽ được hưởng Phúc,cái gốc chúng ta chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ là ta chẳng biết gì cả.Nếu như các Phong Thủy Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ phải giành những huyệt Đế Vương,Công Hầu,Khanh tướng cho con cháu họ,chứ dại gì mà họ chỉ cho ai ?"

2/ XÉT KHU MỘ ĐỊA.

Lời bàn của dienbatn : 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đang sống đã là bậc Thánh nhân. Những ngày qua, có đi viếng Đại tướng tại tư gia 30 Hoàng Diệu - Hà Nội, chúng ta mới cảm nhận được tình cảm sâu sắc của nhân dân với ông như thế nào. Nhà văn Quê Choa đã viết những dòng như sau : 
" Ở quê tôi, triệu tập được một cuộc họp dân vô cùng khó khăn. Chắc chắn ở Hà Nội và nhiều thành phố khác cũng vậy Nhưng trước sự ra đi của Tướng Giáp, ánh hào quang của tài trí đức độ của Người tạo nên một lực hút vô cùng to lớn. Không có một ai đứng ra tổ chức, không có một người cầm cờ, không ai ra chỉ thị, không ai "tăng cường vận động", "tăng cường lãnh đạo" mà mấy ngày qua, trên đường phố mang tên Hoàng Diệu dân đến nhà riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dòng người đủ cả nam phụ lão ấu, người trí thức, anh xe ôm, cháu sinh viên học sinh, đồng chí cựu chiến binh, bà con bán hàng rong, ông cụ bán hàng nước hè phố...không ai bảo ai, không tổ chức nào tổ chức, đã rồng rắn ngày đêm, người mang hoa, người cầm nắm hương, người mang theo nhạc cụ, người mang theo bài thơ, lặng lẽ, lặng lẽ nối đuôi nhau trong im lặng, trong tiếng nấc nghẹn ngào, trong nước mắt tuôn trào.
 Người dân muốn bày tỏ lòng mình chỉ còn một cách đến nhà riêng thắp hương tưởng nhớ đến vị Tướng của nhân dân. Sức hấp dẫn thần kỳ nào đã quy tụ hàng nghìn, hàng vạn người dân đau xót vĩnh biệt Người, dù gần như tất cả đều không quan hệ họ hàng máu mủ gì với Ông. Có người đã thức giấc từ nửa đêm để rồi ba giờ sáng đã có mặt trên đường Hoàng Diệu hòa vào dòng người tưởng như bất tận vào viếng vị Tướng của nhân dân." .

Tới đây chúng ta có thể có những kết luận như sau về cuộc đất này :
1/ Khu vực này do đang trên đường hành Long của Đại Long mạch, khí thế ào ạt, hùng dũng, Khí đi như thác đổ, triều dâng , khó lòng kết Huyệt. Quan sát địa thế ta thấy sát khí mạnh mẽ vô cùng, khí vận chuyển không ngừng , không nghỉ. Nhìn vào hình thể đất đá , cây cối ta thấy khô cằn . Dưới lòng núi là hang động do núi đá vôi bị bào mòn ( hang yến là một ví dụ ). Hình thế hiểm trở , khó bề tiến thoái.
Trong cả quá trình lịch sử, khu vực này không hề yên tĩnh , hàng năm bão từ biển Đông ồ ạt tràn vào , bom rơi đạn lạc triền miên , dân cư nghèo đói đến độ phải ăn cả chim yến thay cơm, tận diệt gần như hoàn toàn một thiên đường của loài Yến . Một khu vực như vậy chỉ có thể dùng cho những căn cứ quân sư hay thờ cúng , trấn yểm mà thôi.
2/ Tới đây, chúng ta thấy có hai lựa chọn :
Một là :  nếu gia đình Đại tướng muốn con cháu sau này hiển đạt , vinh quy, gia đạo hưng long, thịnh phát thì nên chọn khu vực khác, có thể tại quê nhà Lệ Thủy ( có thể tại Mai Thủy hay An Mã ) là  nơi  Địa linh, Nhân kiệt đã sinh ra nhiều người tài giỏi ( Đây là quê hương của Sùng Nham hầu Dương Văn An, Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Kim tử Vinh Lộc Đại phu Đặng Đại Lược, Thạc Đức hầu Đặng Đại Độ, Sư bảo Nguyễn Đăng Tuân, Vũ Đăng Phương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. ). Lệ thủy còn là  nơi như một người con của Lệ thủy đã viết :  
" Tất yếu bởi sau gần một thế kỉ biền biệt xa quê phụng sự Tổ quốc, đã đến lúc ông về với làng quê của mình.
Ông về để sống với đất, với rừng quê hương nơi ông gắn bó từ thủa thiếu thời.
Ông về với bà con, anh em, bạn bè, họ hàng, tiên tổ đang chờ đón ông.
Ông về với dòng sông Kiến Giang, với lúa đồng và với hàng cây dâm bụt giản dị, thân quen nơi đầu ngõ.
Ông về còn để báo cáo với quê hương, với tổ tiên sau bao năm xa cách những gì ông đã làm cho Tổ quốc non sông.
Ông về với những người nông dân lam lũ thôn quê đang ngày đêm mong mỏi được chiêm ngưỡng, dù chỉ là vong linh người con ưu tú của quê nhà.
Ông về quê mẹ bởi ông là người Việt Nam, dù đi đâu về đâu thì quê hương “mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi”.
Ông về quê vì ông xứng đáng nhận được sự chờ đợi của quê hương hay nói cách khác, bởi ông đã làm rạng danh cho quê hương mình.

Ông về quê còn như một thông điệp với thế hệ tương lai rằng mỗi con người dù đi đâu và làm gì khi mất đi hãy ngẩng mặt về với quê hương." 
" Nếu việc chọn nơi an táng cụ Giáp là quyết định thì ta chỉ được bàn thôi, nếu việc chọn hay giới thiệu nơi an táng cụ Giáp là lãnh đạo tỉnh Quảng Bình thì cần xem xét lại. Mồ mã ngay cả khi chôn rồi sau đó người ta cũng phải bốc dời đi nơi khác nếu có động huống hồ là còn mấy ngày nữa mới hạ huyệt. Nếu không phải ý nguyện về quê là của cụ Giáp thì nhân dân muốn cứ đặt cụ đâu quanh Hà nội là phù hợp. Nhưng nếu về quê là ý nguyện của Cụ thì chắc phải là Lệ Thủy bởi nhiều lý do. Quê phải là nơi có ông bà tiên tổ an nghỉ, hiện còn có họ hàng bà con nội tộc và còn có nhà thờ họ để người trong họ tộc thay nhau hương khói. Lệ thủy dọc đường Hồ Chí Minh có nhiều cuộc đất tốt để chọn nơi âm phần, trong đó động An Mã có thể nói là vùng đất thiêng với thế đất hội đủ các yếu tố làm nơi âm phần tốt. Hiện ở nơi này có lăng mộ của Thần hầu Nguyễn Hữu Cảnh cũng là một bậc vĩ nhân thời trước. An Mã là nơi hầu hết các gia tộc lớn ở Lệ thủy từ xưa đến nay chọn làm nơi âm phần, cảnh trí nhìn bằng mắt thường nơi này cũng rất hùng vĩ, có đầu gối lên núi mắt nhìn xuống phá Hạc Hải và ra tận cửa Nhật Lệ. Ở đây gần sát làng An xá, được đi lại thì Nam- Bắc quá thuận tiện.
Về vùng đất Vũng Chùa - Đảo yến rõ ràng có nhiều yếu tố không hợp lẽ để chọn làm nơi âm phần. Trước hết đây là đây là nơi quá xa Làng An xá quê tổ của cụ Giáp, xa họ tộc để hương khói theo quan niệm truyền thống người Việt. Có thể bằng mắt thường nhìn Vĩng Chùa - Đảo Yến hiện giờ có cảnh trí đẹp vì còn hoang sơ và sát biển. Tủy nhiên quan niệm phong thủy gối sơn hướng thủy không có nghĩa là cứ phải sát mép nước như vậy. Điều quan trọng đững trên khoa học quy hoạch phát triển mà xét thì rất không ổn. Nếu xem lại tài liệu quy hoạch phát triển KT-XH Quảng Bình và các quy hoạch Cảng Hòn La, Quy hoạch Khu công nghiệp Hòn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nay đang hình thành. Với định hướng phát triển cảng và phát triển khu công nghiệp lớn của Quảng Bình thì tương lai đây chắc chắc là một vùng ô nhiễm, đặc biệt sự ồn ào cơ học. Phân mộ mà chọn nơi sẽ bị ô nhiễm ồn ào là không hợp vì như vậy là không hợp về mặt phong thủy. Phần mộ phải đặt nơi yên tĩnh không bị ồn ào quấy động vì nó là động tới sự yên nghỉ của vong linh và làm quấy động long mạch. Rõ ràng đứng trên quan điểm quê quán, gia tộc cũng như trên quan điểm phong thủy và chiều hướng phát triển thì vũng Chùa - Đảo Yến là nơi không hề phù hợp để đặt mộ so với nhiều nơi khác trên quê hương cục Giáp."
Hai là : Trong lịch sử Việt Nam, có vị tướng Trần Hưng Đạo đã trở thành một vị Thánh tướng , được nhân dân khắp nơi thờ tự , và trở thành một tín ngưỡng " Trần triều "của đất Việt . 
Nói như nhà sử học Lê Văn Lan : " (VTC News) – Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hóa thân từ Nhân Tướng thành Thánh Tướng khi từ giã cõi đời này. 
Theo tiêu chuẩn thời xưa, các vị tướng được đánh giá theo cấp bậc như sau: trước tiên là bậc Dũng Tướng, sau đó đến bậc Trí Tướng, cao hơn nữa là bậc Nhân Tướng và cuối cùng, cao cả nhất là bậc Thánh Tướng. 
Duy nhất có một danh tướng trong quá khứ của dân tộc đã đạt được tới hàng Thánh Tướng là vua Trần Hưng Đạo. 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chắc chắn là Dũng Tướng, Trí Tướng, Nhân Tướng rồi, nhưng giờ đây rất may, chúng ta đang được chứng kiến một hiện thực - sự chuyển hóa, hóa thân từ vị trí cao trong hàng danh tướng, Đại tướng đang dần trở thành Thánh Tướng. 
Với việc những cựu chiến binh trên 90 tuổi lập đền thờ, người dân khắp nơi sùng kính, tôn thờ Đại tướng bằng mọi hình thức thiêng liêng, thánh thiện, rõ ràng đó là sự chuyển hóa của Đại tướng từ chỗ Nhân Tướng thành bậc Thánh Tướng ở thời đại chúng ta. 
Như vậy, lịch sử đã có thêm một vị Thánh Tướng nữa. "
"  Kể từ khi nghe tin Đại tướng qua đời, hàng chục vạn người con ở khắp mọi miền Tổ quốc, thậm chí ở nước ngoài đã đến số nhà 30 Hoàng Diệu để viếng người anh hùng dân tộc này. Sự thành kính với tất cả tấm lòng đã chứng tỏ  Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hóa Thánh Tướng . Tôn vinh bằng bia đá, bảng vàng thì cũng có lúc bia đá, bảng vàng mòn đi, nhưng sự tôn vinh của lòng dân thì vĩnh cửu, đẹp đẽ và mạnh mẽ nhất." 
" Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ). Một cuốn sách bề thế, dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames & Hudson dành để giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2.500 năm qua, thứ tự được xếp theo trình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, tức là nhân vật nổi bật nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai cho tới hiện nay (xếp thứ 58 là Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II), và Võ Nguyên Giáp cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật vẫn còn sống khi cuốn sách được xuất bản ".
Khi còn tại thế Đại tướng có một câu nói bất hủ : " Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó " . Vậy nên khi ông ra đi mãi mãi , hãy để ông trở hành hồn thiêng của sông núi Việt nam, để cho toàn dân tôn thờ ông như Trần Hưng Đạo Đại vương. Và như vậy, khu Mộ của ông đã không còn là của riêng dòng họ Võ - Vũ ( là một dòng họ đã phát nổi danh khoa bảng hàng ngàn năm qua ), cũng không phải chỉ riêng của Tỉnh Quảng Bình nữa mà là của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nơi đây phải là nơi quy tụ Tâm linh của cả dân tộc Việt Nam , là nơi hội tụ của " Hồn thiêng sông núi " , là nơi tất cả lòng của dân Việt Nam hướng về. 
Nếu nhìn nhận theo chiều hướng như vậy, thì địa danh Vũng Chùa - Đảo yến hoàn toàn đáp ứng được điều đó. 
Tại Quảng Bình, ngay dưới chân Nam đèo Ngang , có Đền thờ " Thánh Mẫu Liễu Hạnh " - Một trong " Tứ Bất tử " đã có khoảng hơn 500 năm , nhân dân hương hoa thờ cúng thành kính suốt bao năm. Đền nằm dưới chân núi Đèo Ngang, ở một khu đất khá bằng phẳng, sát đường thiên lý Bắc - Nam trước đây, phía sau đền là dãy Hoành Sơn, ngay trước mặt là hồ nước ngọt của xã Quảng Đông, mặt đền quay hướng Nam cũng là hướng biển. Đền thờ Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang, Quảng Bình vừa có sự tích riêng, vừa là hình tượng Mẫu Liễu Hạnh chung trong đời sống tâm linh của nhân dân ta. Đền thờ như một minh chứng cho sự tích Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang, trong truyền thuyết dân gian có từ lâu đời đã trở thành một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng đối với nhân dân Quảng Bình nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Vì vậy, di tích đền Liễu Hạnh công chúa, xét về quy mô, phong cách và vị trí của nó trong lịch sử phát triển của dòng tín ngưỡng dân gian Việt .

Dưới chân đèo Ngang.



Tại Huyện Lệ Thủy - Quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng có khu lăng mộ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Thác Ro, Lệ Thủy. Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh trưởng trong tình huống nước nhà đang nạn Trịnh Nguyễn phân tranh, Ông lại thuộc dòng dõi danh tướng nhà chúa Nguyễn, nên sớm trở thành người tài giỏi, võ nghệ siêu quần. Từng là sư tổ của môn võ, danh hiệu "Bạch hổ sơn quân phái’’ được nhiều người kính phục. Được chúa trọng dụng ban tước Lễ Thành Hầu và cử giữ chức Cai Cơ. Thành hầu Nguyễn Hữu cảnh đã có công lớn trong việc khai phá miền Nam :
- Khai hoang mở cõi
- Dàn xếp biên cương
- Bảo vệ chủng dân và vùng đất mới
- Thiết lập cơ sở hành chính thôn xã có quy củ
- Lập phủ Gia Định và chính thức cho sát nhập vào bản đồ Đại Việt
- Đề xuất công trình chiêu mộ lưu dân và khuyến nông.
Như vậy khu lăng mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để có thể quy tụ Tâm linh của Việt Nam, để có thể trở thành một nơi thiêng liêng, lòng dân quy tụ, để có thể trở thành một tín ngưỡng thờ cúng thì quy mô của nó phải vượt lên một ngôi mộ của gia đình, một nghĩa trang của dòng họ Võ , mà phải thực sự là MỘT NGÔI ĐỀN LINH THIÊNG THỜ VÕ TƯỚNG QUÂN, một vị Thánh " Hộ Quốc - An dân " .
dienbatn đã gặp nhiều vị tướng nhưng duy nhất và có lẽ cuối cùng chỉ có Đại tướng Võ Nguyên Giáp là có sức quy tụ lòng dân đến như vậy. Ông đã thật sự là bậc Thánh nhân và nơi ông yên nghỉ cũng phải đúng ý nghĩa của nơi một vị Thánh nhân trị vì. 
Vị Đại tướng này cũng là một người khiến cho dienbatn yêu mến, nhưng dĩ nhiên không thể bằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


3/ KẾT LUẬN VỀ KHU MỘ ĐỊA.

Theo như những phân tích ở phần trên, chúng ta đưa ra kết luận về khu mộ địa chuẩn bị táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp như sau :
Khu mộ địa này hình thế hiểm trở, khí của Long mạch đi ào ạt, dòng Khí cuồn cuộn chảy , do vậy Đại Long chưa dừng kết Huyệt tại nơi này. Nếu như những người bình thường táng tại khu vực này, do Sát Khí xung phá, con cháu khó lòng được yên. Về lịch sử, vùng đất này cũng không hề bình an, trải qua rất nhiều sóng gió. Hàng năm có hàng chục cơn bão đổ vào đất này, từ trước đến nay, khu vực này còn là nơi hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn , là nơi chôn dấu rất nhiều mìn trong các cuộc kháng chiến. Dân cư khu vực này nghèo đói và thưa thớt , cây cối, đất đai cằn cỗi không có biểu hiện kết Huyệt. Vùng này là một vùng Linh địa, chỉ giành riêng để thờ phụng Thánh , Thần và những bậc vĩ nhân, anh hùng dân tộc. 
Với kinh nghiệm của người xưa, những khu vực Địa linh như thế này , thường dùng các Đền, Chùa, Đình, Miếu để trấn áp và gìn giữ Long mạch. Các bạn có thể thấy điều này qua  bài VÀI NÉT VỀ ĐỊA MẠCH HÀ TÂY ( http://dienbatnblog.blogspot.com/2010/05/vi-sao-uc-phat-yen-lang.html ).

Theo ngược dòng con sông Đáy từ cầu Mai lĩnh đến dãy núi chùa Thầy có vài dãy núi đất có ,đá có,mà địa mạch chạy ngược so với dòng sông,tạo nên một vùng bán sơn địa với nhiều danh lam ,thắng cảnh nổi tiếng,vì nơi đây nghe đồn là vùng đất Địa linh có nhiều Huyệt quý như Sài sơn (Chùa Thầy ) có Huyệt Đế vương,núi Phượng hoàng cũng có Huyệt Đế vương. Dãy núi đầu tiên từ chùa Hỏa tinh sang chùa Linh đến giáp dẫy núi đá Trầm.Dẫy núi này rất đặc biệt về đặc điểm Địa chất vì có nhiều loại Khoáng sản,thậm chí có cả than.Dãy tiếp theo là dãy núi đá Trầm và nơi đây ăn thông sang dãy núi đá có chùa Vô vi.Mạch đá núi Trầm tàng Phong tụ Thủy,kết Huyệt,Minh đường rộng rãi có dãy núi đất trước mặt làm án ,sơn thủy hữu tình,cách đó không xa chùa Vô vi nằm trên mộtngọn núi đá đơn độc với những điểm Kiến trúc mang đậm màu sắc Đạo giáo. Cách núi Trầm không xa,một dãy núi khác chạy từ Quốc lộ số 6 (Đường Hà nội -Hòa bình ),chạy một đọan hơn 10 cây đến tận xã Đồng lư.
Trên đỉnh của ngọn núi Đồng lư có một ngôi chùa ,hiện nay cũng đã bị tàn phá,chỉ còn dấu tích,phải nói rằng trên dãy núi này có khá nhiều chùa chiền nổi tiếng,ví như chùa Trăm gian,tọa lạc trên một thế đất Hữu Long vô Hổ.Đi tiếp ngược lên trên là dãy núi đá có hình con quái long mà đầu là núi Thầy,đuôi là động Hoàng xá.Các đốt của Long mạch này đều có Long hộ vệ ,nói cách khác là có những mạch đất gặp mạch đá thì kết Huyệt và trên các Huyệt này đều có dựng chùa ở trên như chùa Long đẩu ở đốt thứ hai,chùa Hoa pháp ở đốt thứ ba.Đầu của con Long đá bao bọc lấy Huyệt nơi chùa Thầy tọa lạc,lấy đốt thứ hai làm án Long trì trước mặt làm Minh đường,nhưng thế đất đó cũng chỉ là hữu Hổ vô Long. Đốt thứ tư là núi Phượng hoàng có hình dáng giống như một con đại bàng đang xà xuống. Phần đuôi của Long mạch là động Hoàng xá,núi này tương đối đẹp,bốn phía đều tàng phong tụ thủy ,tuy nhiên chỉ có phía mặt chính là hình thể toàn diện nhất,Long Hổ đầy đủ ôm lấy Minh đường là hồ tự nhiên,phía xa trước mặt là sông Đáy chảy qua,lấy làng làm án. "
Dọc theo các đốt Long của Long mạch Hà Tây, người xưa đã dựng lên trên mỗi đốt một ngôi chùa nhằm trấn giữ cho Long mạch .
Tại vị trí cao điểm 110 m của Núi Thọ ( " Nơi đặt mộ Đại tướng là ở quả núi cao 110 mét, và huyệt mộ không đặt trên đỉnh, mà chênh chếch dưới đỉnh vài chục mét, đó là luật phong thủy. Mộ Bác đó, sau lưng là núi, phía tây là núi, phía trước mặt, phía đông là biển Vũng Chùa, xa hơn chút, độ vài cây số là Đảo Yến, như bình phong án ngữ chặn sóng cả đại dương. Từ chân núi đặt mộ, chênh chếch lên phía tây mấy trăm mét là mũi Rồng, ở đó, bạn sẽ nhìn thấy ngay chân biển, từng lớp đá xếp lên nhau, từng lớp, từng lớp như ngàn vạn cái vảy của một con rồng đang phủ phục, vươn đầu ra biển lớn." - Cu Vinh )  là nơi an nghỉ của Đại tướng , nên xây dựng lại thành một hệ thống Lăng mộ và Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp thành một quần thể kiến trúc tâm linh khang trang. Việc đưa Đại tướng an nghỉ nơi đây tuy có phần thiệt thòi cho gia đình và dòng họ Võ, nhưng dienbatn tin chắc " Hổ phụ sinh hổ tử " các thành viện trong gia đình Đại tướng sẽ nhờ tấm gương sáng của người cha mà luôn phấn đấu hết mình trong cuộc sống đầy khó khăn và bất trắc này.
Như vậy mặc dù khu vực này không có Huyệt kết nhưng Tục ngữ có câu :"Âm địa tốt không bằng Tâm địa tốt ". Do vậy,tìm kiếm chọn lọc được Địa mạch Huyệt vị , Phong Thủy Sư phải tích đức hành thiện làm căn bản.Nếu kẻ nào có phẩm chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ sẽ ứng , Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt lành cho con cháu đời sau hưởng Phúc . Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với Địa mạch cát lợi , vận Trời ứng cho,chứ chẳng phải chủ quan tâm về hình thức mà quên đi nội dung,cứ tưởng rằng tầm được Long huyệt rồi,con cháu đời sau sẽ được hưởng Phúc,cái gốc chúng ta chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ là ta chẳng biết gì cả.Nếu như các Phong Thủy Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ phải giành những huyệt Đế  Vương,Công Hầu,Khanh tướng cho con cháu họ,chứ dại gì mà họ chỉ cho ai ?
Quách Phác nói :"Cát hung cùng cảm ứng lẫn nhau,họa phúc cũng tự nhiên theo Tâm khí chiêu cảm mà đến ".
Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an táng,song song với việc trên ,người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân,tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo.Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược,làm tổn hại đến con cháu đời sau.
Nếu như có Nhân,tất phải có Quả;nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa phúc.Cũng như ngày xưa có người chết được Thiên táng hay Địa táng một cách ngẫu nhiên,con cháu sau này phát Đế Vương,Công hầu.Trường hợp như thân Phụ của ông NGUYỄN KIM (Cao tổ của nhà NGUYỄN GIA LONG ),Âm phần phát được 9 đời Chúa và 9 đời Vua...vv. Đó là phần Âm chất đã tích lũy từ nhiều đời nên chiêu tập được Nhân - Quả,được Trời -Đất cho hưởng Phúc,đâu phải tầm Long trích Huyệt mới được.
Ngày trước , Đại tướng và phu nhân có hiến cúng một quả chuông để tại lầu chuông trên Núi Thọ gọi là Đại Hồng chung Vũng Chùa :
" Cái Tôi hoàn lại đất Trời.
Trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh " 
Có lẽ câu này đã ứng nghiệm chằng ? 
Từ lý lẽ này, mặc dù khu vực không có kết Huyệt, nhưng ta cũng phải chọn những phương vị hợp nhất, phân kim điểm hướng tốt nhất để mau chóng kết tụ Linh Khí về nơi địa Huyệt.
Xin xem tiếp bài 4- dienbatn .
Read more…

THỐNG KÊ TRUY CẬP

LỊCH ÂM DƯƠNG

NHẮN TIN NHANH

Tên

Email *

Thông báo *